1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay và mang tính thời sự

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi chienbinhankeda, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Báo chí: Một kênh thông tin cho lãnh đạo
    Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt có lần đã nói với nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng: Cán bộ lãnh đạo cấp TW hay cấp dưới, nếu mỗi sáng chịu khó đọc các tờ báo thường gắn chặt với đời sống của xã hội và đất nước thì có không biết bao nhiêu điều cần suy nghĩ và chỉ đạo trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở tầm bao quát lẫn cụ thể. Tôi còn được biết, nhiều nhà lãnh đạo ở các nước lớn dành hẳn một số thời gian trong ngày nhất là vào buổi sáng để tự đọc các báo hoặc nghe người giúp việc tóm tắt các thông tin báo chí phản ánh.
    Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng nhận định: Xét ở thực tế các cấp lãnh đạo của chúng ta chưa thật sự coi trọng thông tin từ báo chí lắm. Thậm chí còn có nhiều lãnh đạo địa phương còn lên án báo chí phản ánh làm cản trở công việc của họ khi đưa lên công luận những vấn đề khuất tất. Tình trạng không nghe không biết không phải hiếm thấy ở một số người có trách nhiệm. Vậy thì báo chí gióng lên một tiếng chuông ít nhất cũng buộc người có trách nhiệm phải xem xét. Và một điều đáng nói là chưa có lãnh đạo nào phê phán báo chí không kịp thời nêu lên chuyện tiêu cực hay không nhạy bén đấu tranh chống cái xấu.
    Những thông tin phản ánh thực tế đặt lên bàn những người lãnh đạo chung và lãnh đạo từng địa phương nhiều cật vấn phải giải đáp. Không ai cho rằng đó là bức tranh toàn cảnh của xã hội nước ta. Nhưng những mặt như muối xát vào lòng chúng ta lại không quá ít. Vạch mặt, chỉ trán những mặt gây trở ngại thậm chí đối lập với bước tiến của xã hội là nhiệm vụ của mọi người dân lương thiện, thường dân và báo chí.
    (Thanh Niên 5/7/2004, Trần Bạch Đằng, Tr 2)
  2. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Cùng đọc và suy ngẫm qua diễn đàn:
    Phản ứng của độc giả đài BBC về bài viết trên VietnamNet: "Thanh niên Việt Nam đang tụt hậu" http://www.ttvnol.com/f_187/388326.ttvn
  3. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Rất nhiều sinh viên du học bằng Ngân sách Nhà nước không muốn trở về
    Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, có tới 80% SV đi du học sau khi tốt nghiệp đã không trở về. Đó là thách thức không chỉ của nền GD mà của cả quốc gia. Nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp gì khả thi khắc phục thực trạng trên.
    Rất nhiều sinh viên VN du học ở nước ngoài khi được hỏi sau này họ có chịu về nước làm việc không thì một nửa trong số đó nói không biết, tùy vào hoàn cảnh. Ngay cả gia đình họ cũng không muốn đề cập đến những câu hỏi mà họ cho là "tế nhị" ấy.
    Đây cũng là thực trạng chung của tất cả những HSSV ra nước ngoài học tập dù bằng học bổng của Nhà nước hay kinh phí tự túc cũng vậy. Đó là chưa kể tới rất nhiều người ra nước ngoài học thạc sĩ, tiến sĩ hay những trình độ chuyên môn khác. Khó có một thống kê nào tính toán được hết nhưng lãng phí khi để các nhân tài cứ "khoác áo ra đi".
    Chỉ cần làm một phép tính đơn giản. Một SV đi du học bằng ngân sách Nhà nước chi phí bình quân khoảng 22.000 USD/năm, trung bình cho bốn năm học vào khoảng 100.000 USD (hơn 1,5 tỷ đồng). Số tiền ấy đủ để xây dựng một ngôi trường ở miền núi.
    Tại Australia hiện có 4.200 lưu học sinh Việt Nam đang theo học, trong đó 1/3 được Nhà nước cấp kinh phí, còn tại CHLB Đức riêng năm 2003 đã có 2.000 HS của VN được cử sang du học. Chỉ riêng số tiền chi cho SV ở hai nước này tốt nghiệp, Nhà nước mất khoảng gần 5.000 tỷ đồng, bằng số tiền đầu tư của Chính phủ cho cả chương trình 135 ở miền núi: Bên cạnh đó là lãng phí về kinh tế mà người được đào tạo nếu trở về nước có thể tạo ra.
    Nhìn xa hơn, những giá trị lao động của những SV này làm ra cho nước khác vô tình tạo khoảng cách phát triển ngày càng xa giữa VN và họ, trong khi VN đương nhiên mất 12 năm đào tạo những HS đó ở bậc phổ thông mà không được trả công. Nhưng nghịch lý hơn nữa là VN sẽ không có được nhiều nhà khoa học có tài, những chuyên gia giỏi, thợ lành nghề bậc cao và vẫn cứ phải thuê các chuyên gia nước ngoài với giá đắt trong khi ai cũng thừa nhận người Việt Nam rất thông minh và hoàn toàn có thể làm chủ được những công việc đó.
    Giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có ý kiến cho rằng: nếu trên góc độ kinh tế thì chắc chắn những chính sách của VN chưa thu hút được họ. Hầu hết những người về nước làm việc đều cho rằng những đãi ngộ cũng như chính sách của Nhà nước chưa thỏa đáng và mức lương trả rất thấp so với khả năng thực tế của họ.
    Còn nếu căn cứ theo thang bảng lương hiện hành để trả cho những người về nước làm việc trong cơ quan Nhà nước thì rất khó để trả cao được trong khi cơ chế vẫn bó hẹp.
    (Tiền Phong 9/7/2004)
  4. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
    Hôm nay 12-7, Thủ tướng Phan Văn Khải, đồng thời là chủ tịch Hội đồng Quốc gia giáo dục (HĐQGGD), sẽ có cuộc làm việc với một số nhà giáo đại diện cho giáo giới cả nước về các vấn đề của GD.
    Theo HĐQGGD, tham dự cuộc làm việc với Thủ tướng có một số nhà giáo lão thành, tâm huyết với sự nghiệp GD, các nhà giáo và cán bộ quản lý GD đại diện các địa phương ở ca ba miền Bắc, Trung, Nam cùng đại diện Bộ GD-ĐT, Ban Khoa giáo T.Ư?
    Thủ tướng và các thành viên HĐQGGD mong muốn được nghe các nhà giáo đánh giá, phân tích nguyên nhân về những điểm mạnh, điểm yếu của nền GD VN hiện nay, về những chủ trương, chính sách phát triển, kể cả những điểm chưa hợp lý, không khả thi?
    Mục đích của cuộc gặp gỡ và làm việc còn nhằm để các nhà giáo, cán bộ quản lý GD địa phương đóng góp ý kiến về những giải pháp đã và đang thực hiện để nâng cao chất lượng GD: việc nào nên tiếp tục thực hiện hoặc cần điều chỉnh, hoặc không nên thực hiện hay cần thay đổi cơ bản. HĐQGGD cũng đề nghị các nhà giáo phân tích nguyên nhân thực hiện chưa hiệu quả hoặc chưa mang lại hiệu quả cao của các chủ trương, chính sách mới đang được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
    Đặc biệt, Thủ tướng, HĐQGGD cũng đề nghị các nhà giáo đưa ra các giải pháp cần thực hiện, cách tổ chức thực hiện? trong vòng vài ba năm tới, cũng như lâu dài để tạo bước chuyển biến rõ rệt và toàn diện về chất lượng GD.
    Đây là lần thứ hai Thủ tướng với vai trò là chủ tịch HĐQGGD gặp gỡ, trực tiếp lắng nghe ý kiến của các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
    (Tuổi Trẻ 12/7/2004)
  5. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Giáo sư Hoàng Tụy sẽ kiến nghị Chính phủ nhiều vấn đề giáo dục
    Ngày 10/7, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật TP Đà Nẵng đã tổ chức buổi tọa đàm giữa Giáo sư Hoàng Tụy với những cán bộ đã và đang công tác trong ngành GD về vấn đề phát triển GD của VN hiện nay.
    Tại buổi tọa đàm, Giáo sư Hoàng Tụy bày tỏ quan điểm về những vấn đề nổi cộm của nền GD nước nhà, nhất là tình trạng đang bị tụt hậu so với các nước khác. Giáo sư đưa ra bản kiến nghị 10 trang, cho biết sẽ trình Chính phủ trong thời gian tới, trong đó trình bày những vấn đề của nền giáo dục, những phương hướng cần thiết để phát triển công tác giáo dục...
    (Thanh Niên Cuối Tuần 11/7/2004)
  6. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Thủ tướng Phan Văn Khải kêu gọi hiến kế chấn hưng giáo dục

    "Tôi kêu gọi các nhà giáo dành tâm huyết đánh giá khách quan tình hình giáo dục. Qua đó, cùng Chính phủ tìm ra đúng nguyên nhân, khắc phục những yếu kém, thúc đẩy nền giáo dục nước nhà. Chính phủ sẽ mạnh tay với các hiện tượng tiêu cực, gian lận trong giáo dục", Thủ tướng Phan Văn Khải nói trong buổi làm việc với các nhà giáo đại diện cho các bậc học, các chuyên gia giáo dục và các nhà quản lý giáo dục diễn ra hôm qua 12/7 tại Hà Nội.
    Cần một "Hội nghị Diên Hồng"
    Không ai chối cãi những thành tựu của nền giáo dục nước ta mà thành tựu lớn nhất, theo giáo sư Hoàng Xuân Sính là "phổ cập giáo dục tiểu học và đang tiếp tục phổ cập ở các bậc học cao hơn". Tuy nhiên, còn rất nhiều điều bức xúc. Nguyên Bộ trưởng Giáo dục, giáo sư Phạm Minh Hạc đã liệt kê một loạt vấn đề lâu nay vẫn âm ỉ trong xã hội: "Có rất nhiều cái lo: xét về giáo dục các vùng miền thì vùng núi, vùng sâu vùng xa có phần lo hơn các vùng khác. Xét về phát triển giáo dục đại trà thì giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, giáo dục đại học đáng lo hơn hay giáo dục phổ thông đáng lo hơn ? Rồi mục tiêu giáo dục tri thức, thái độ, kỹ năng, thực hành thì thực hành đáng lo nhất. Xét giáo dục toàn diện đức, thể, mỹ, nghề thì nghề là đáng lo nhất. Xét công nghệ dạy và học thì nước ta chưa đạt được mức tối thiểu... Tất cả thể hiện ở đội ngũ, chương trình, sách giáo khoa, rồi cơ sở vật chất trường học...". Những vấn đề về giáo dục bức xúc đến mức GS Võ Tòng Xuân phải kiến nghị: "Chúng ta cần phải tổ chức hội nghị như Hội nghị Diên Hồng, bàn các nguyên nhân rồi sau đó mới bàn các giải pháp, chứ làm việc chỉ một ngày thì quá ngắn ngủi, không thể "tiêu hóa" được hết các thông tin, dù được cả Thủ tướng và Phó thủ tướng cùng nghe. Hội nghị Diên Hồng tổ chức trước, sau đó mới thực hiện đổi mới giáo dục".
    Giải pháp "tư thục"
    GS Phạm Phụ là người đưa ra nhiều ý kiến xung quanh vấn đề giáo dục đại học. Ông đề xuất với Thủ tướng 5 giải pháp để "cải thiện" tình hình, trong đó nhấn mạnh đến việc tăng quy mô giáo dục đại học bằng việc phát triển các trường đại học tư thục; tăng đầu tư song song với việc tăng hiệu quả giáo dục; đổi mới chương trình theo xu hướng toàn cầu hóa; thiết kế một chính sách công về giáo dục, trong đó có chính sách chia sẻ học phí, chính sách du học, chính sách quản lý tài chính, quan hệ giữa công chúng với giáo dục.
    Ông Trần Hữu Nghị - Hiệu trưởng Trường dân lập Hải Phòng nhấn mạnh đến cơ chế tự chủ cho các trường đại học. Ông cho rằng chương trình đang dạy có mang lại thành công cho sinh viên hay không là do các trường xác định được hay không chiến lược của trường mình. Giáo dục đại học phải có chương trình "khoán 10" như trong nông nghiệp. Các trường phải được giao quyền tự chủ, lấy kết quả học tập của sinh viên làm trọng tâm và kết quả đó phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
    GS Võ Tòng Xuân cũng tỏ ra day dứt về khả năng ngoại ngữ của học sinh, sinh viên còn yếu, kỹ năng về tin học cũng rất giới hạn. Về giáo dục đại học, GS Võ Tòng Xuân cho rằng cần có cơ chế mở để ai có tiền, có tâm huyết với giáo dục thì cứ mở trường, dạy theo chương trình cứng của bộ, còn phần mềm thì tự điều chỉnh để bộ bớt ôm việc trong khi không có khả năng giải quyết cho trọn vẹn tất cả.
    Cần cắt bỏ những "khối u"
    GS Hoàng Tụy cho rằng giáo dục phổ thông có 3 "khối u" cần phải cắt bỏ là: thi cử nặng nề nhưng không thực chất; nạn học thêm, dạy thêm tràn lan; chất lượng sách giáo khoa không cao nhưng giá lại quá cao. Hậu quả do những "khối u" đó gây ra là chi phí giáo dục phình to, nhưng hiệu quả đầu tư cho giáo dục lại rất thấp.
    GS Phạm Minh Hạc thì cho rằng có một số chủ trương của giáo dục ít gắn bó với đời sống, đặc biệt là việc phân luồng trong giáo dục hiện nay chưa rõ. Ông đề nghị phải có chương trình và phân luồng tốt để học sinh lớp 9, lớp 12 ra trường là có thể nắm bắt ngay được con đường chọn nghề hay xác định tiếp tục học lên. Giáo sư Hạc cũng cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo phải xây dựng cho được chuẩn kiến thức, cải tiến vấn đề thi cử, đặc biệt là thi tuyển đại học.
    Điều làm GS Võ Tòng Xuân trăn trở lâu nay là giáo dục phổ thông của đồng bằng sông Cửu Long rất yếu. Theo ông, trình độ, mặt bằng học vấn của học sinh miền tây Nam Bộ chỉ ngang bằng với các tỉnh miền núi !
    Thủ tướng Phan Văn Khải đã lắng nghe tất cả những ý kiến đóng góp và kêu gọi mọi người tiếp tục hiến kế chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Thủ tướng cho rằng cần phải tổ chức những hội thảo chuyên đề về chất lượng giáo dục và yêu cầu ngành giáo dục phải đổi mới tư duy giáo dục, đổi mới về cách dạy, cách học, cách quản lý giáo dục. Nhấn mạnh vấn đề xã hội hóa giáo dục, Thủ tướng nói: "Phải thấy rằng Nhà nước không thể lo hết được, Nhà nước chỉ tập trung lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, cho miền núi và các vùng khó khăn".
    (Theo Thanh Nien 13/7/2004)
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 09:53 ngày 14/07/2004
  7. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Câu hỏi lớn: Những biện pháp hiện tại có khả năng vực dậy nền giáo dục chưa?

    Đây là nội dung trọng tâm của buổi làm việc giữa Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia GD và các nhà giáo, nhà nghiên cứu về vấn đề chất lượng giáo dục vừa diễn ra tại Hà Nội.
    GS Nguyễn Lân Dũng, ĐH QG Hà Nội, người mở đầu và cũng là người rất tâm huyết với nền giáo dục nước nhà, cho rằng: tồn tại lớn nhất hiện nay của GD VN là chất lượng đội ngũ GV. Hiện nay, số đông GV vẫn chưa được chuẩn hoá. Nhiều người không hiểu mình giảng gì mà cứ bắt HS chép những gì mình chưa hiểu từ SGK, từ giáo trình. Thiếu GV nhưng các trường lại không ?ochiêu hiền đãi sĩ?, nhiều giảng viên ở nước ngoài về nước không được trường tạo điều kiện dạy học.
    GS Nguyễn Khắc Phi, NXB GD cho rằng, giải tán Vụ Giáo viên là một sai lầm lớn. Cũng đồng quan điểm với ý kiến này, GS Hoàng Tuỵ cho rằng, yếu tố quyết định chất lượng GD là điều kiện vật chất, chương trình, SGK?. nhưng qua nghiên cứu thực tế cho thấy, quan trọng nhất vẫn là người thày. Có thày giỏi mới có trò giỏi.
    Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển thừa nhận, tình trạng thiếu giảng viên, tỉ lệ giáo viên/giảng viên còn rất cao trong các trường ĐH vẫn đang tồn tạo và ngày càng gay gắt hơn.
    GS Nguyễn lân Dũng nói: việc thanh niên ham học là một hồng phúc của đất nước, vì vậy, nên mở rộng cánh cửa ĐH, mở trường tư thục, xoá bỏ cơ chế xin cho. Nhà nước cần có một cơ chế cho các trường tư thục bình đẳng với trường công lập. Bên cạnh ý này, rất nhiều người cũng thống nhất cho rằng, cần phải đẩy mạng xã hội hoá giáo dục, hình thành các trường theo mô hình doanh nghiệp.
    Song song với việc phải mạnh tay với tình trạng dạy thêm, học thêm, mua bán bằng cấp, điểm thi ?vấn đề cải tiến thi cử cũng là điểm ?onóng? được nhiều đại biểu quan tâm. Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển cho biết, trước mắt, Bộ sẽ tiếp tục cải tiến thi cử theo hướng giảm bớt số kỳ thi, ra đề thi với yêu cầu vận dụng kiến thức, tranh yêu cầu học thuộc máy móc đẻ giảm bơt tình trạng dạy thêm học thêm đối phó với thi cử. Phân cấp triệt để khâu tổ chức thi và đánh giá kết quả học tập ở phổ thông cho các địa phưpng và cơ sở giáo dục phổ thông. Bộ trưởng cũng khẳng định: yêu cầu cơ bản là tiến tới bình thường hoá công tác thi cử, một mặt đảm bảo kết quả kỳ thi là thực chất, khắc phục tình trạng thi gì học nấy, mặt khác, giảm bớt gánh nặng lo âu và tốn kém cho thí sinh và gia đình.
    Kết thúc hội nghị, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đưa ra tổng kết 7 điểm trong đó nhấn mạnh đến vai trò của người thầy trong việc nâng cao chất lượng GD, về đầu tư cơ sở vật chất, về xã hội hoá GD, phân cấp quản lý?Thủ tướng cho rằng, sắp tới đây, phải có một hội nghị chuyên đề bàn về chất lượng GD, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của người thầy từ bậc phổ thông lên đến ĐH. Trình độ GV không bắt kịp thời đại thì không thể đào tạo được đội ngũ nhân lực. Thủ tướng cũng cho rằng, chính đồng lương thấp của thày cô giáo đã đẻ ra nhiều tiêu cực.
    Thủ tướng nhấn mạnh, tình hình hiện nay đòi hỏi phải quan tâm đến nâng cao chất lượng toàn diện, không phải chỉ cần kiến thưc, kỹ năng mà còn cả phẩm chất, nhân cách của con người. Trước đây học sinh được học làm trò, làm con, làm cháu? nhưng nay trật tự ấy bị đảo lộn, khiến cho xã hội lo lắng. Con cái học giỏi vi tính, tiếng Anh nhưng đạo làm người thì ít đi. Thủ tướng cho rằng, đây là vấn đề lớn phải được đặt ra để giải quyết?
    (Theo Người Lao Động 14/7/2004)
  8. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Thành lập Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập

    Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam vừa được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Nội vụ và đang chuẩn bị đại hội vào tháng 9 tới.
    Hiệp hội hoạt động theo tôn chỉ là một tổ chức liên kết nghề nghiệp tự quản, chịu sự quản lý của Bộ GD-ĐT. Hiệp hội này tự lo liệu kinh phí và phương tiện hoạt động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, bổ trợ nhau hoạt động có hiệu quả.
    Theo cựu Bộ trưởng GD-ĐT Trần Hồng Quân, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hoạt động theo năm mục đích: Góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Góp ý kiến với cơ quan thẩm quyền về chủ trương, chính sách có liên quan tới giáo dục ngoài công lập nói chung và các trường là thành viên của Hiệp hội nói riêng, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp, nâng cao uy tín nghề nghiệp của các hội viên. Xúc tiến việc trao đổi kinh nghiệm và liên kết đào tạo giữa các trường trong và ngoài Hiệp hội. Tổ chức và hỗ trợ các trường thành viên mở rộng hợp tác quốc tế. Từng bước nâng cao vị thế của các trường ĐH ngoài công lập, tạo môi trường cạnh tranh và hợp tác bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo.
    Đến nay, theo Ban vận động thành lập Hiệp hội, đã có 24 trường ĐH và CĐ dân lập đăng ký trở thành hội viên. Ban vận động đang chuẩn bị tổ chức đại hội thành lập Hiệp hội vào đầu tháng 9 tới.
    (Theo VietNamNet 14/07/2004).
  9. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Không thể ngủ quên trên những kho báu
    Dân VN nói chung chưa giàu, còn những tiêu chuẩn công bằng, dân chủ, văn minh, hạnh phúc thì đang trong quá trình xác lập, có khi còn rất dài lâu. Với thể chế của VN, khả năng giữa nước mạnh với dân giàu không đối chọi. Không đối chọi với điều kiện đất nước đang được quản lý đúng theo những gì mà tổ chức lãnh đạo kỳ vọng.
    Cái khó khăn không của riêng VN là cái làm ra được phân phối như thế nào. Nói cho cùng, loài người phải xử lý mệnh đề tăng trưởng nhanh nhất của cải làm ra với mệnh đề thực hiện sự hưởng thụ trên của cải ấy một cách mà ai cũng có thể chấp nhận - dù chấp nhận tạm thời. Bao nhiêu biến động, thậm chí đẫm máu, xét tận gốc, chính là ở chỗ này.
    Rất thời sự khi chúng tôi nghiên cứu lại các di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ khá sớm, khi nước VN dân chủ cộng hòa ra đời và cuộc kháng chiến bắt đầu, cách nay gần 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu nỗi lo ngại của Người khi chính quyền do Đảng Cộng sản nắm vững.
    Lúc đó, Người đã nhắc tệ quan liêu, tham nhũng dẫn đến những bất công và nếu không diệt trừ thì đất nước khó giành được độc lập, tự do, càng khó thoát khỏi đói nghèo, khó trở nên cường thịnh và người dân khó được hạnh phúc. Ngày nay, những gì mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trăn trở vẫn khiến những người VN trăn trở.
    Xét trên bình diện lịch sử và xã hội học, không một quốc gia, dân tộc nào không có sức mạnh tiềm tàng. Vấn đề là hạn chế những tiêu cực, phát huy những tích cực để giải quyết cái thách thức - ta gọi là thách thức của loài người - xoay quanh hai chữ ?ocông bằng?. VN nhận thức được điều đó và đang phấn đấu. Cái thuận lợi của VN là quá khứ chi viện rất lớn cho xu thế này, đồng thời chế độ chính trị luôn cố gắng để bảo đảm cho dòng chảy của lịch sử không đứt quãng.
    Thật không dễ dàng. Song nó lại không nằm ngoài tầm khống chế của một chế độ chính trị tự giác hành trình của mình cùng mục tiêu mà mình phải đạt. Ít nhất, VN có những điều răn dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh - rất hiếm lãnh tụ nào của thế giới cách mạng nhìn thấu suốt những trở lực và chọn cuộc đấu tranh khắc phục trở lực ấy làm động cơ đi tới. Chúng tôi tôn trọng truyền thống của dân tộc cũng như hiểu rằng VN có một tiềm năng về con người, về tài nguyên không đến nỗi nghèo.
    Tuy nhiên, như dân gian chúng tôi từng mỉa mai: ?oĂn truyền thống, sống tiềm năng? - không thể lấy truyền thống thay cho hiện tại, tương lai và không thể ngủ quên trên những kho báu khi mà những kho báu ấy vẫn còn im lìm trong lòng đất, trong lòng biển, nhất là trong con người.
    Cách nào đó chúng tôi sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm và trạng thái bảo thủ thường đồng hành với sự trì trệ. Cả VN và thế giới đang dạy cho người VN những bài học vô giá. Khi VN bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới là hàm nghĩa chấp nhận một đột phá, không chỉ trên lĩnh vực tư duy về kinh tế quản lý và quản lý kinh tế mà cả cách nhìn lịch sử ở mặt sống động của nó.
    (Tuổi Trẻ 15/7/2004, Trần Bạch Đằng)./.
  10. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Việt Nam phải ngăn chặn tình trạng đôla hóa nền kinh tế
    Tại Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học ở TP.HCM, tiến sĩ kinh tế người Đức Andreas Hauskrecht đã phát biểu như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ Chủ Nhật xoay quanh tính rủi ro của tình trạng đôla hóa tại VN.
    Theo ông Hauskrecht: VN là một nền kinh tế đôla hóa một phần trong đó hệ thống tiền tệ sử dụng song song hai đồng tiền là VND và USD. Tuy nhiên, mức độ chính xác của đôla hóa rất khó xác định. Hiện tượng nền kinh tế VN sử dụng rộng rãi đồng USD trong giao dịch, buôn bán... bắt đầu được chú ý từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép nhận tiền gửi bằng USD. Ông Hauskrecht cho rằng, chính việc cho phép các khoản tiền gửi bằng USD cũng như việc sử dụng gần như hợp pháp hóa đồng USD tại VN đã làm gia tăng quá trình đôla hóa. Nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế VN đang trong tình trạng rất khó khăn vì bị đôla hóa.
    Cũng theo ông hauskrecht, nếu tình trạng đô la hoá không sớm được ngăn chặn, tôi cho rằng VN có thể gặp khủng hoảng tài chính lớn trong vòng hai năm tới. Để chặn đứng tình trạng đôla hóa, theo ông Hauskrecht, thứ nhất, các ngân hàng chỉ được phép cho vay đồng USD đối với những đối tượng có doanh thu trực tiếp bằng đồng USD. Thứ hai, VN nên cố gắng làm cho lãi suất tiền gửi bằng đồng USD trở nên kém hấp dẫn, có thể thông qua việc đưa ra mức lãi suất trần. Bên cạnh đó là việc nâng lãi suất tiền gửi bằng VND. Thứ ba, nên đưa ra qui định nâng tỉ lệ vốn dự trữ bằng USD bắt buộc trong các ngân hàng. Thứ tư, nhà chức trách VN cần ban hành qui định VND là tiền tệ giao dịch hợp pháp duy nhất.
    Ông Hauskrechy nói: ?oGiá bất động sản, mặt hàng điện tử, xe cộ, phí khách sạn... chỉ nên được niêm yết bằng VND. Điều này tương đối khó cho VN nhưng không phải là không thể. Nhiều nước trên thế giới với nền kinh tế tương tự VN đang làm được. Nếu bạn sang Trung Quốc, Thái Lan, Brazil... bạn không thể thanh toán dễ dàng bằng USD?.
    (Tuổi Trẻ Chủ Nhật 18/7/2004).
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 10:24 ngày 19/07/2004

Chia sẻ trang này