1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay và mang tính thời sự

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi chienbinhankeda, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Thực trạng lấy chồng đài loan: Cái nhục của sự nghèo nàn
    Thông tin về thảm cảnh bị ngược đãi của một số cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan được đăng trên các số báo mấy hôm nay đang gây bức xúc trong dư luận. Tất nhiên không phải ai lấy chồng Đài Loan cũng bị ngược đãi, vẫn có nhiều cặp vợ chồng hạnh phúc.
    Vấn đề là nhiều phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan đã bị ngược đãi một cách bất thường so với việc lấy chồng ở những nơi khác. Các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội của Việt Nam cần phải có thái độ và có biện pháp bảo vệ các công dân của mình bị ngược đãi ở ngoài nước.
    Việc kết hôn giữa những người có quốc tịch khác nhau là chuyện bình thường nếu như những cuộc hôn nhân đó xuất phát từ tình yêu. Nhưng việc các cô gái Việt Nam đang ào ạt đi lấy chồng nước ngoài quả là một thực tế không bình thường. Đúng là "ào ạt", vì chỉ trong 6 tháng đầu năm nay thôi, đã có tới gần 5.700 cô gái Việt Nam kết hôn với các chú rể ở vùng lãnh thổ Đài Loan (những nước khác chưa có số liệu thống kê). Phần lớn đều xuất phát từ lý do kinh tế với nhiều "cung bậc" khác nhau: người thì muốn bản thân và gia đình nhanh chóng thoát nghèo, người thì vì hoàn cảnh ngặt nghèo bế tắc về đời sống, người thì muốn có cuộc sống sung túc hơn... Vấn đề không còn là chuyện hôn nhân nữa.
    Có nghĩa là nước ta nghèo quá. Mặc dù nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao và công cuộc giảm nghèo đạt được những thành tựu ngoạn mục với hơn 20 triệu người thoát nghèo chỉ trong vòng một thập kỷ nhưng Việt Nam vẫn đang là một nước "đang phát triển với trình độ thấp
    Nhìn các cô gái ào ạt đi lấy chồng ngoại quốc không phải vì yêu đương, các bậc làm cha mẹ, đặc biệt là những người đàn ông Việt Nam không khỏi cảm thấy bị sỉ nhục. Từ những người có trách nhiệm các ngành, các cấp, cho đến người dân thường đều phải thấy cái nhục đó của sự nghèo nàn mà tận tâm tận lực xóa bỏ mọi rào cản, tìm mọi phương cách làm cho dân giàu nhanh hơn, nước mạnh nhanh hơn, để chấm dứt cảnh các cô gái của chúng ta đi lấy chồng mà như đi tha phương cầu thực.
    (Thanh Niên 17/7/2004)
  2. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    20.07.2004: Kỷ niệm 50 năm Hội nghị Geneve: Một thắng lợi to lớn về ngoại giao
    Nếu nhìn nhận với một quan điểm lịch sử đúng đắn và một nhận thức thực tiễn về bản chất ngoại giao thì kết quả của Hội nghị Geneve là một "thắng lợi to lớn về ngoại giao". Nhiều nhà lãnh đạo và học giả trong nước đã nhận định như vậy tại Hội thảo quốc gia "50 năm Hiệp định Geneve về Đông Dương - ý nghĩa và bài học" do Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 16/7.
    Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Hà Văn Lâu, người trực tiếp tham gia đàm phán Hiệp định Geneve 50 năm trước với tư cách Đại tá, ủy viên quân sự của đoàn đàm phán Việt Nam đã trả lời phỏng vấn báo giới về ý nghĩa, bài học kinh nghiệm cũng như nhiều kỷ niệm đáng nhớ của mình trong quá trình tham gia đàm phán, ký kết Hiệp định Geneve về Đông Dương.
    Dưới con mắt của một nhà sử học, ông Dương Trung Quốc đánh giá: Nếu nhận thức rằng lịch sử là cái tất yếu được định vị bằng thời gian của cái đã qua và ngoại giao là cái tất yếu phản ánh tương quan và lợi ích của những bên tham gia, thì không thể đánh giá sự kiện Geneve 1954 cách đây nửa thế kỷ bằng tâm thức của ngày hôm nay. Không thể đòi hỏi một nền ngoại giao của một quốc gia từ trong rừng sâu của chiến khu lần đầu tiên đến một hội 4nghị quốc tế với sự tham dự của những cường quốc lớn nhất của hai khối chính trị đối địch nhau giữa thời chiến tranh lạnh, lại có ngay được một tư thế hoàn toàn độc lập, tự chủ trong mọi quyết định trên bàn đàm phán.
    Nếu với một quan điểm lịch sử đúng đắn và một nhận thức thực tiễn về bản chất ngoại giao của các nước lớn như thế thì kết quả của Hội nghị Geneve đúng là một "thắng lợi to lớn về ngoại giao của ta", như nhận định của nhà ngoại giao lão luyện Hồ Chí Minh 50 năm về trước. Bài học lịch sử sâu sắc là: không nên ảo tưởng vào cái gì cao hơn lợi ích của dân tộc, trừ lợi ích duy nhất mang tính trách nhiệm của toàn nhân loại là một nền hoà bình đích thực.
    Nhìn nhận một cách thực tế hơn về bối cảnh ký kết Hiệp định Geneve, Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng: việc ta đồng ý ngồi vào bàn thương lượng ở
    Geneve và chấp nhận Hiệp định có lẽ chủ yếu là xuất phát từ sự đánh giá của chính Đảng ta về tình hình thực tế, tương quan lực lượng cụ thể trên chiến trường và quan hệ quốc tế lúc đó, có tính đến tâm tư của các nước anh em chứ không phải hoàn toàn bị động trước sức ép từ bên ngoài...
    (Gia Đình Xã Hội 18/7/2004)
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 11:29 ngày 19/07/2004
  3. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Khám bệnh cho bệnh viện

    Cuối tuần qua, một sự kiện không lớn trong ngành y tế nhưng lại được dư luận đặc biệt quan tâm. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành y tế nước ta, Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện phải thiết lập đường dây ?onóng?. Số điện thoại đường dây nóng được thông báo công khai tại các khoa, phòng để người bệnh và người nhà bệnh nhân dễ dàng liên hệ ngay với lãnh đạo bệnh viện.
    Người trực đường dây ?onóng?, sau khi tiếp nhận ý kiến của người bệnh và nhân dân, phải trực tiếp kiểm tra thông tin, xử lý ngay tại chỗ các ý kiến phản ánh, ghi các biện pháp giải quyết vào sổ trực. Trên cơ sở đó, giám đốc bệnh viện có biện pháp chấn chỉnh, xử lý, tổ chức, cá nhân vi phạm?
    Đường dây "nóng" này ra đời sau khi hàng loạt các vụ việc liên quan đến y đức được báo chí phanh phui, "mổ xẻ". Những hiện tượng tiêu cực tại các bệnh viện như các thầy thuốc thiếu y đức, giá thuốc chữa bệnh tăng khủng khiếp?đã gây nhức nhối không những cho người bệnh mà cho cả xã hội. Tại Hội nghị thanh tra ngành y tế vừa được tổ chức, Chánh thanh tra Bộ Y tế Trần Quang Trung đã phải thừa nhận: Nhìn chung, toàn ngành y tế là tốt. Tuy nhiên, đâu đấy vẫn còn ẩn chứa những con "sâu", không phải một, mà nhiều "sâu" đã "làm rầu nồi canh"?
    Trước những "căn bệnh trầm kha" của các bệnh viện, ngành y tế đã có nhiều giải pháp "chữa trị", nhưng xem chừng các "liều thuốc" đã đưa ra vẫn chưa có tác dụng thiết thực. Nhân dân mong mỏi, thông qua việc thiết lập đường dây nóng, nhân dân sẽ góp phần đưa ra những dữ liệu cần thiết để "khám bệnh" cho bệnh viện. Mong rằng đường dây nóng của các bệnh viện sẽ luôn nóng và sau khi đã "khám bệnh" cho bệnh viện, phải có "phác đồ điều trị" tích cực cho bệnh viện.
    (Quân Đội Nhân Dân 19/7/2004)
  4. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Bắt đầu đợt một kiểm tra bằng chứng chỉ của cán bộ công chức
    Hôm nay(20/7), Bộ Nội vụ bắt đầu tiến hành kiểm tra bằng chứng chỉ của cán bộ công chức đợt 1 tại 5 Bộ, 7 tỉnh, thành phố và 5 tổng Công ty. Đợt 1 sẽ được tiến hành từ ngày 20/7 đến 20/8.
    Sau kết thúc đợt 1, Bộ sẽ tiến hành đợt 2 thời gian từ 24/8-24/9 đối với các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố, các Tổng Công ty chưa có báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý cán bộ sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp.
    (Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 19/7/2004)
  5. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Hộ khẩu thành phố: Nhà nước đánh đố dân
    Thời gian gần đây, dư luận báo chí đang nóng lên bàn luận về chuyện nhập hộ khẩu thành phố còn nhiều bất cập. Bởi quá trình xin nhập hộ khẩu của dân đang bị luật của các Bộ ngành đánh đố.
    Trên phương diện quản lý hành chính, hộ khẩu là công cụ hữu hiệu. Thông qua nó, chính quyền địa phương có thể nắm được con người và những biến động liên quan khác. Nhưng chính sự chặt chẽ ấy, trên thực tế lại bày ra nhiều nẻo đường quanh co để hành dân và tạo cơ hội kiếm chác cho những cán bộ đã tha hoá trong bộ máy công vụ.
    Chẳng khó tìm ra các ví dụ về việc người dân phải chi tiền cho những người có trách nhiệm để được nhập khẩu về thành phố hoặc có được tấm sổ đỏ cho mảnh đất vừa mua. Rồi cách lý giải dùng hộ khẩu hay sổ đỏ để hạn chế việc gia tăng dân số cơ học, tránh nguy cơ quá tải về hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục? có vẻ không mấy thuyết phục. Bằng chứng là người ngoại tỉnh vẫn ùn ùn kéo về Hà Nội mua đất. Và bằng 1001 cách khác nhau người ta vẫn xin được sổ đỏ, nhập khẩu về thành phố.
    Như vậy, dường như đến lúc chúng ta cần một lời giải khác hợp lý hơn cho bài toán: Công dân được tự do cư trú là quyền được hiến định và sổ hộ khẩu là vật vô giá trị trong một quốc gia phát triển. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta thả nổi mà phải có cách quản lý người nhập cư hiệu quả hơn.
    Luật lệ được đặt ra để phục vụ cuộc sống con người và khi không con phù hợp người ta có thể sửa đổi chúng. Chuyện gà - trứng trong vấn đề hộ khẩu ?" nhà đất đã được đem ra chất vấn tại Quốc hội. Điều đáng nói là trong khi Bộ tài nguyên môi trường khẳng định phải có hộ khẩu mới cấp được sổ đỏ; thì Bộ công an cũng đang trình Thủ tướng sửa đổi Nghị định về quản lý và đăng ký hộ khẩu theo hướng ngược lại.
    Như vậy khác gì đánh đố dân đi xin cấp sổ đỏ theo kiểu: Sang bên công an hỏi tại sao không nhập hộ khẩu như trả lời phỏng vấn của một người có trách nhiệm ở Sở tài nguyên môi trường & nhà đất Hà Nội.
    (Tiền Phong 21/7/2004)
  6. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Dân nhập cư và sức ép về kinh tế - xã hội

    HN đã và đang trong tình trạng quá tải về dân số, cùng với đó là sức ép về các vấn đề kinh tế, xã hội. Dân số HN hiện đã lên đến 3,5 triệu người, trong đó khoảng 2,9 triệu người có hộ khẩu thường trú. Trong số khoảng 600.000 người chưa có hộ khẩu, những người diện KT3 (có nhà ở, việc làm và cư trú ổn định) khoảng 96.000 người. Còn lại là dân nhập cư tự do, người lao động thời vụ lên HN thuê trọ hoặc ở nhờ nhà người quen?. Bên cạnh đó, hàng năm HN vẫn tiếp nhận khoảng 3-4 vạn học sinh, sinh viên đến cư trú, học tập, rất nhiều trong số họ đang ?obám trụ? ở Tp sau khi ra trường?.
    Trong khi dân số HN tăng với tốc độ chóng mặt thì đất đai không thể tự ?onở? thêm. Chỗ ở cho người dân là một vấn đề vô cùng nan giải. Trong tổng quỹ nhà của TP hiện nay, có khoảng 5% phải dỡ bỏ do cũ nát, 60% cần tu sửa, cải tạo. Hàng ngàn người dân thuộc các dự án GPMB cũng đang ?ongửa cổ? chờ nhà tái định cư. Nhà cho người có ?ohộ khẩu? còn thiếu, lấy đâu bố trí cho dân nhập cư! Hiện cứ 3 người dân HN có người sống trong diện tích dưới 3m2, đặc biệt có hơn 3 vạn người sống dưới mức 2m2!
    Khi cơ sở hạ tầng chưa phát triển với mức tương ứng, dân nhập cư ồ ạt đã kéo tụt hàng loạt các chỉ tiêu cuộc sống. Mật độ giao thông ở HN đang ở mức nghẹt thở với 8m2/đầu người, mật độ các công trình phúc lợi công cộng 3m2/người. Nước sinh hoạt cũng chỉ đáp ứng được cho 2/3 dân số ở mức 90 lít/người/ngày? Bên cạnh đó, nhiều vấn đề xã hội khác cũng đang rất bức xúc.
    Theo Sở Tư pháp HN, hiện có khoảng 1.600 trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, 3.200 trường hợp chưa đăng ký kết hôn và 6.400 trường hợp chưa khai tử, chủ yếu là người nhập cư. Hàng năm HN vẫn có khoảng 2,5 vạn người nhập cư tự do, đông nhất là các tỉnh Hà Tây, Thanh Hóa, Hưng Yên, Nam Định?
    Làm thế nào để vừa khống chế được dân nhập cư tự do ồ ạt, vừa quản lý tốt nhân khẩu, thu hút được nhân tài cho Tp, mà vẫn đảm bảo các chỉ tiêu cuộc sống cho người dân là một bài toán hóc búa đang đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách dân cư. Áp lực từ bài toán dân số nhập cư đã khiến cho ?ocách giải toán? của hai TP lớn như HN và Tp.HCM đưa ra nhiều cách giải bị động: ?ocấm xe máy ngoại tỉnh vào Tp??
    (Tiền Phong, 19/7/2004).
  7. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Đề nghị bãi bỏ điều kiện về hộ khẩu trong việc cấp Giấy CNQSD đất
    Tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Triệu ngày 21/7, Bộ trưởng Bộ TN-MT Mai Ái Trực chính thức đề nghị HN phải bãi bỏ điều kiện về hộ khẩu trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ).
    Theo Bộ trưởng Trực, Luật Đất đai và các quy định về cấp giấy chứng nhận không có điều khoản nào quy định về điều kiện phải có hộ khẩu mới được cấp giấy CNQSDĐ.
    Bộ trưởng cũng lưu ý thêm, mặc dù HN có quy định về hộ khẩu trong việc nhận chuyển nhượng nhà, đất nhưng trong thực tế đã không ngăn được người nhập cư ồ ạt và vô hình chung TP đã chấp nhận những người sinh sống bất hợp pháp và những giao dịch ngầm về nhà đất. Bộ trưởng yêu cầu HN phải giải quyết việc này trước năm 2005.
    Cũng trong buổi làm việc 21/7, Bộ trưởng Mai Ái Trực không chấp thuận đề nghị của HN chỉ cấp giấy chứng nhận tạm thời cho nhà, đất khu vực ngoài đê sông Hồng.
    (Thanh Niên, 22/7/2004)
  8. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    HƯỚNG TỚI NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ: 27/7
    Tôi đang còn sống!

    Đó là chuyện có thật xảy ra ở thôn Đoài, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh. Ông Ngô Văn Vĩnh, SN 12/8/1945, một đại úy, cựu chiến binh, nguyên là thương binh 2/8 cũ sau chuyển sang chế độ bệnh binh 2/3, hiện còn đang sống ở tuổi 60, vậy mà Sở LĐ-TB&XH lại ?okhai tử? cho ông từ năm 2002 (?).
    Ông Ngô Văn Vĩnh nhập ngũ năm 1966, chiến đấu ở chiến trường miền Nam năm 1969, bị thương năm 1970, được xếp hạng thương tật 2/8. Năm 1983, do sức khỏe yếu, cùng với hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông Vĩnh được đơn vị giải quyết cho nghỉ chế độ mất sức.
    Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 11/12/2002 quy định chế độ trợ cấp đối với bệnh binh, công nhân viên trước đã nghỉ chế độ mất sức lao động, thương binh, người hưởng chế độ như thương binh?Được Ban TB-XH xã Nam Hồng thông báo, ông Ngô Văn Vĩnh kê khai quá trình công tác, mức thương tật được xã chứng nhận gửi lên huyện. Huyện Đông Anh báo cáo lên TP thì bất ngờ Sở LĐ-TB&XH thông báo về địa phương ?otrường hợp ông Ngô Văn Vĩnh đã chết năm 2002 và gia đình đã nhận tiền tuất? (!).
    Được tin, cán bộ làm chính sách TB-XH xã Nam Hồng, một mặt thông báo cho ông Vĩnh, mặt khác lên phòng LĐ-TB&XH Đông Anh quả quyết: ?oÔng Ngô Văn Vĩnh còn đang sống, sức khỏe bình thường. Hàng tháng ông vẫn nhận trợ cấp thương tật, tại sao lại có chuyện vô cớ như vậy??. Người ta cũng đem chuyện ?okhai tử? này phản ánh lên TP, giải thích rằng ông Vĩnh còn sống là sự thật nhưng vẫn không được chấp nhận. Sở LĐ-TB&XH HN vẫn phớt lờ, coi như không có gì xảy ra, không cử người về cơ sở xác minh làm rõ (?).
    Ông Vĩnh đã làm đơn đề nghị được xác nhận là mình còn sống chứ không phải đã chết như trong thông báo. Ông đưa đơn lên Phòng LĐ-TB&XH huyện, huyện bảo lên Sở, Sở lại ?othẩm vấn? ông: quê quán, họ tên, ngày tháng năm sinh, trước khi giải ngũ ở đơn vị nào?.
    Không hiểu, cuối cùng liệu người thương binh này có được thừa nhận là vẫn còn sống hay vẫn bị ?ochết? ngay khi còn sống.
    (Văn Nghệ Trẻ, 25/7/2004, Tr17).
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 17:24 ngày 26/07/2004
  9. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Hội nghị ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam: Một hội nghị... tràn nước mắt
    Một hội nghị tìm được sự đồng thuận tuyệt đối, một hội nghị thật nhiều... nước mắt. Đó là nét chính của "Hội nghị ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam"do Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức hôm qua 25.7, tại TP Hồ Chí Minh.
    Khách mời của hội nghị, ngoài 20 đoàn đại diện các tỉnh thành có nhiều nạn nhân chất độc da cam, đông đảo phóng viên các hãng thông tấn trong và ngoài nước, đại diện các tầng lớp nhân dân, các tổ chức đoàn thể của thành phố... và còn có những nạn nhân trực tiếp của dioxin nhiều thế hệ. Họ đến từ nhiều miền của Tổ quốc với mục đích duy nhất là "nối vòng tay" ủng hộ những người đồng cảnh ngộ như họ chuẩn bị một "cuộc chiến" rất gay go và cũng rất nhân văn sắp tới: Kiện các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất ra các chất độc hóa học.
    Chị Đặng Hồng Nhật, quê Củ Chi - một nhân chứng sống kể rằng chồng chị bị ung thư ruột, con cái chị sinh ra không bình thường. Bản thân chị đã trải qua nhiều lần phẫu thuật vì những căn bệnh quái ác do dioxin gây ra. Mới đây nhất, chị phải cắt bỏ khối u trong bụng, và bác sĩ cho biết chị vĩnh viễn không còn sinh con được nữa. Chị Nhật ngậm ngùi: "Không biết trong tương lai tôi sẽ còn bị bệnh gì nữa?".
    Chị Tâm ở Thái Bình - một nữ TNXP thuộc Binh đoàn Trường Sơn năm xưa bị nhiễm chất độc da cam, cũng đã vượt hàng ngàn cây số đến với hội nghị. Giữa những người đồng đội cũ cùng cảnh ngộ, chị Tâm nghẹn ngào: "Chiến tranh nào thì cũng có hy sinh mất mát. Nhưng mất mát lớn nhất của những người bị nhiễm chất độc da cam là trong đời thường họ mất quyền làm cha, không được quyền làm mẹ. Còn được làm cha, làm mẹ thì là cha mẹ của những quái thai".
    Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/ dioxin Việt Nam - ông Đặng Vũ Hiệp đã đưa ra một tập hợp hình ảnh về những hậu quả bi thương do ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của chất độc da cam/dioxin mà hàng triệu thường dân Việt Nam phải gánh chịu suốt mấy chục năm qua. Ông Hiệp cho rằng, bất kể ai, người trong nước hay người nước ngoài, hãy đến với nạn nhân chất độc da cam; bởi đó là "tiếng gọi của lương tâm và trách nhiệm".
    Bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó *************, Chủ tịch danh dự Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam cho rằng hội nghị này là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong công cuộc cứu trợ, bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. Theo bà Bình, Hoa Kỳ cần phải thừa nhận hậu quả của chất độc da cam đối với người Việt Nam và thực hiện trách nhiệm về tinh thần, vật chất đối với họ như đã từng làm đối với cựu binh Mỹ. "Không có lý do gì mà người ngồi trên máy bay đi rải chất độc được công nhận bị nhiễm và mắc bệnh, còn người bị rải chất độc lên đầu, phải ăn uống với những thức ăn, nước uống có chất độc, lại không được công nhận..." - bà Bình nói.
    Trong thư đọc tại hội nghị, GS Nguyễn Trọng Nhân - Phó chủ tịch Hội kêu gọi: "...Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã kết thúc gần 30 năm, nhưng những hậu quả thảm khốc của nó vẫn còn đến tận nay. Hàng triệu người Việt Nam đã bị phơi nhiễm chất độc dioxin và mắc nhiều bệnh nan y, hàng vạn người đã chết trong đau khổ và oán hận. Nhiều phụ nữ bị tai biến sinh sản, thậm chí mất khả năng làm mẹ. Xót xa nhất là con cháu họ - những thế hệ không tham gia chiến tranh, cũng trở thành nạn nhân của chất dioxin khi sinh ra với biết bao dị tật bẩm sinh, các cháu không được hưởng hạnh phúc tối thiểu nhất là sống như con người bình thường... Trước tình hình đó các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam buộc phải khiếu kiện các tập đoàn đã sản xuất các hóa chất độc tại Mỹ cung cấp cho quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam. Họ đã thu được lợi nhuận khổng lồ trên đau khổ của hàng triệu con người...".
    Kết thúc hội nghị, các đại biểu đã cùng ký tên vào bản kiến nghị ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam khởi kiện các công ty sản xuất chất độc hóa học của Mỹ. Hội nghị đã thông báo: Số tiền các đơn vị và cá nhân ủng hộ nạn nhân CĐDC tại hội nghị đã lên tới trên 2 tỉ đồng và 15.000USD (riêng Cty BH nhân thọ Prudential - qua xem truyền hình - đã gọi điện thoại ủng hộ ngay tức thì 500 triệu đồng và 15.000USD, giáo xứ Nhà thờ Đức Bà TPHCM 100 triệu đồng v.v...).
    (Theo Lao Động 26/7/2004)
  10. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Ngày 26/6: Hội thảo về dự án thí điểm phát hiện đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng
    "Quy trình công nghệ" có tạo được nhân tài?
    Lần đầu tiên, Việt Nam có một công nghệ hình thành nhân tài theo quy trình khá chặt chẽ nhưng liệu công nghệ có thực sự tạo ra nhân tài. Sự tham gia và chỉ trì của cả trưởng và phó ban Tổ chức Trung ương Đảng vào Hội thảo bàn về đề án này cho thấy sự quan tâm rất lớn đến giải pháp này trong công tác chuẩn bị cán bộ trong thời gian tới.
    Trường ĐHQG Hà Nội, nơi được giao thực hiện đề án đã trình bày một kế hoạch khá tỉ mỉ về các quy trình hình thành tài năng. Đáng chú ý, lần đầu tiên bản kế hoạch này đã xác định tương đối rạch ròi các loại hình tài năng: tài năng lãnh đạo, quản lý; tài năng khoa học-công nghệ và tài năng kinh doanh. Trong loại "tài năng công nghệ", lại có tài năng lý luận và tài năng sáng chế, ứng dụng.
    "Quy trình này chặt chẽ về hình thức, có tính toán đủ các giai đoạn để hình thành tài năng. Tuy nhiên, không nên đồng nhất ba đối tượng vì khác với lĩnh vực khoa học-công nghệ, nhân tài trong hai lĩnh vực quản lý và kinh doanh phải có chỉ số thực tiễn cao." - ông Tô Huy Rứa, phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhận định - "Doanh nhân thành đạt còn có yếu tố may mắn, còn những người làm quản lý đều trưởng thành thông qua cọ sát thực tiễn. Những tiêu chí trong quy trình này có dành cho những người đang là thường trực Tỉnh Uỷ, thứ trưởng, rồi bộ trưởng không? Anh Hoàng Trung Hải (bộ trưởng Bộ Công nghiệp - cán bộ quản lý trưởng thành theo diện quy hoach trong thời gian 19 năm) chiếu theo quy trình này đã thành tài năng chưa?".
    Thẳng thắn hơn, ông Bùi Đức Lại, chuyên viên cao cấp Ban Tổ chức Trung ương cho rằng: Việc tìm kiếm tài năng của ta thực ra làm như "hộp đen", bởi muốn phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng thì trước hết phải xác định: Thế nào là tài năng? Liệu ta đã có bộ trắc nghiệm nào, hay cách đánh giá nào phân định được đặc điểm của cán bộ quản lý và nhà kinh doanh tài năng là gì? Chúng ta chưa chỉ ra được một người nắm giữ vị trí quản lý cụ thể đã giải quyết được những gì của thực tiễn. Cách đặt vấn đề "phát hiện tài năng từ trường chuyên, lớp chọn" là chưa đủ, bởi hệ thống trường chuyên, lớp chọn mới tạo ra "thợ học" chứ chưa phải tài năng!
    Lâu nay, trong quan niệm, những người học giỏi và có bằng cấp thường được coi là "mầm mống" hoặc dấu hiệu của tài năng. Điều này cũng thể hiện khá rõ nét trong Dự án. Trong quy trình khá kỹ lưỡng của Dự án có nhấn mạnh tới các yếu tố: học giỏi và bằng cấp của "nguồn tài năng". Chẳng hạn, nguồn của tài năng sơ cấp quản lý, tài năng kinh doanh "giai đoạn I" là cử nhân chất lượng cao các ngành, và đều được đào tạo thạc sĩ. Ông Trương Gia Bình, tổng giám đốc Công ty FPT cho hay: Tài năng kinh doanh có nhiều yếu tố thuộc về tố chất, thiên bẩm, truyền thống gia đình. Tuy nhiên, trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt hiện nay, muốn vươn ra thế giới thì những tài năng trong lĩnh vực kinh doanh phải được đào tạo bài bản. Đây là ý kiến được hầu hết các đại biểu tham gia thảo luận nhóm "tài năng trong lĩnh vực kinh doanh" đồng tình. Những người trong lĩnh vực này nên được học tập ở các trường ĐH có tiếng trên thế giới.
    Điều thú vị là nhóm các doanh nhân (là những người khá thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh khi còn khá trẻ) này đề xuất: Việc "bơi ra biển lớn" để học không nhất thiết phải bắt "ông" Nhà nước gánh. "Ông" Nhà nước chỉ cần tạo cơ chế cho các cá nhân giàu có đầu tư các quỹ học bổng. Trên thế giới đã có các quỹ nổi tiếng chuyên đầu tư cho các tài năng kinh doanh theo học các khoá học nâng cao trình độ.

    (Còn tiếp)
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 27/07/2004

Chia sẻ trang này