1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay và mang tính thời sự

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi chienbinhankeda, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Công việc đầu năm của học sinh: Dùng chữ ký ủng hộ qua mạng nạn nhân chất độc màu da cam​
    Đến hôm nay, 10/9, năm học mới 2004-2005 đa khai giảng được 1 tuần, những lời giảng đã được cất lên và công việc của các nhà trường cũng bắt đầu một tiến trình mới với sự kết hợp của kiến thức truyền đạt trong nhà trường và ngoài xã hội. Một con số 23 triệu trẻ em đến trường thực sự là lực lượng hùng hậu để đóng góp chữ ký ?ovì công lý? ủng hộ những nạn nhân chất độc màu da cam trong tiến trình khởi kiện các công ty Mỹ.
    Vào lúc này, đã có trên 523.000 chữ ký qua mạng ủng hộ nạn nhân chất độc trên website: http://www.petitiononline.com/AOVN
    Con số mới dừng ở mức trên là do việc thực hiện nó bắt đầu vào kỳ nghỉ hè, nay năm học mới đã bắt đầu, chắc chắn con số này sẽ nhanh chóng bị bỏ qua. Hơn bốn triệu nạn nhân chất độc da cam đồng bào ruột thịt của gần 23 triệu học sinh sẽ được đón nhận sự nhập cuộc của con số hết sức đông đảo và nhạy cảm này.
    Hơn bao giờ hết, truyền thống ?oNhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng? được nhắc nhở đến vào lúc này khi mà vụ kiện đang đi gần đến ngày xét xử (tháng 11 tới) và công việc chuẩn bị đang đi vào giai đoạn chót cần rất nhiều tiền của, ngoài tấm lòng.
    Năm học đã khai giảng, với cả một lực lượng hùng hậu trong tay, các nhà trường từ đô thị đến nông thôn, vùng xa, vùng sâu?, dù ở nơi nào trên trái đất này và cả ở hải ngoại, đều không thể không biết về vụ kiện và nghĩa vụ nhân ái của mình. Mong rằng, không chậm trễ, ngay trong những ngày đầu tiên của năm học này, hàng triệu chữ ký và những đồng tiền nhỏ nhoi góp của từng em học sinh sẽ trở thành những ngọn gió nhỏ góp lại thành cơn bão lớn.
    (Pháp Luật 9/9/2004)
  2. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Mekong - dòng sông đang "phá sản"​
    [blue]
    Trận lũ lụt đang hoành hành ở miền tây nam Trung Quốc (TQ) hôm qua đã được gọi là trận "thiên tai của thế kỷ". Ít nhất 167 người đã thiệt mạng, 60 người mất tích, hàng ngàn người bị thương, hàng triệu người phải sơ tán, việc đi lại qua đập Tam Hiệp bị đình chỉ.
    Những lo lắng về hạn hán và lũ lụt dọc con sông Mekong cũng đang tăng lên. Tạp chí Kinh Tế Viễn Đông bày tỏ những quan ngại ...
    Odd Boontha là một trong hàng triệu người đang sống nhờ vào sông Mekong. Người đàn ông Thái Lan 38 tuổi này giờ đây chỉ biết ngồi thở dài rầu rĩ: vài năm trước, ông nuôi được gia đình ở khu bến cảng Chiang Khong này nhờ nghề đưa khách sang sông. Nay thì những người khách quên ông vì lòng sông cạn đến mức họ có thể lội bộ sang bên kia bờ.
    Odd biết rõ đâu là nguyên nhân: những đập thủy điện của người TQ ở phía trên đầu nguồn. Odd quả quyết: "Nếu họ (người TQ) tiếp tục xây thêm đập nữa thì con sông Mekong này chắc sẽ chẳng khác gì con kênh đào".
    Những nhà khoa học trong Ban thư ký của Ủy ban sông Mekong (MRC) ở Vientiane có cách giải thích khác: sở dĩ mực nước hiện đang xuống thấp nhất trong 20 năm qua là do năm rồi ít mưa. Nhưng lối giải thích này chẳng thuyết phục được các cộng đồng dân cư sống ven con sông khổng lồ này.
    Có đủ nguy cơ đang phối hợp để làm hủy hoại sông Mekong: dân số của khu vực hạ lưu con sông này được dự báo tiếp tục tăng nhanh trong 20 năm tới.
    Đi kèm với nó là những nhu cầu phát triển cho cộng đồng: phá rừng lấy đất, lấy nước tưới tiêu cho nông nghiệp hoặc cho sản xuất công nghiệp ...
    Ảnh hưởng rõ nhất và quan trọng nhất trước mắt chính là trữ lượng cá. Milton Osborne, chuyên gia về Mekong, làm việc tại Sydney (Úc), cho biết dân ven sông Mekong đang ngày càng tận diệt cá.
    MRC cho biết mức đánh bắt cá tăng đều hằng năm và ước đạt đến 2,5 triệu tấn trong năm nay, chưa kể nửa triệu tấn từ nguồn cá nuôi. Nhưng số người ra sông bắt cá cũng ngày càng nhiều hơn.
    Sự cạnh tranh vì miếng cơm đã khiến người ta tìm mọi cách, kể cả những phương cách bất hợp pháp và phi khoa học, để đánh bắt cá. Hậu quả là, năm ngoái nhiều giống cá từng là niềm tự hào của sông Mekong đã bị đưa vào danh sách loài vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
    Những đập thủy điện đang chặn dòng nước
    Những đập thủy điện của TQ xây dựng tại tỉnh Vân Nam là bằng chứng rõ nhất của nhu cầu phát triển của một cộng đồng dân cư sống nhờ sông Mekong.
    Ngoài hai đập thủy điện đã được đưa vào sử dụng còn có hai đập khác đang được xây dựng và bốn đập nữa đã được lên kế hoạch cho việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước đang muốn vươn mình lên hàng ngũ cường quốc kinh tế thế giới.
    Chỉ riêng đập Tiểu Loan, đang được xây dựng, khi hoàn tất vào năm 2013 sẽ tạo ra một hồ chứa nước dài đến 169km.
    Vì hoạt động của những đập thủy điện này mà mực nước sông Mekong đã dâng lên hoặc hạ xuống cả mét chỉ trong vòng một giờ, làm xáo trộn môi trường sống của hệ thủy sản trên sông, làm sạt lở các bờ sông, làm cạn kiệt qui trình tích tụ chất mùn của dòng sông.
    Ian Campbell, một quan chức về môi trường của MRC, khẳng định: "Những đập thủy điện của TQ là nguyên do của hầu hết những xáo trộn này". Nhưng cũng chính ông lại cho biết do không có những nghiên cứu khoa học chắc chắn nên khẳng định nêu trên của ông chỉ có tính chất suy đoán.
    Đến nay, thái độ chống đối mạnh nhất đối với những công trình thủy điện của TQ trên sông Mekong là của người dân miền bắc Thái Lan vì những ảnh hưởng đối với họ có vẻ rõ nét nhất.
    Nhưng phía TQ cũng có những lập luận của mình. Các quan chức TQ cho rằng chính những hồ chứa nước của các đập thủy điện TQ có tác dụng điều tiết lưu lượng nước, hạn chế lũ lụt cho các quốc gia ở hạ nguồn con sông và các ảnh hưởng đối với con sông là không đáng kể, vì chỉ 18% lượng nước của sông Mekong xuất phát từ TQ.
    Việc khai thác nguồn lợi từ sông Mekong rõ ràng đòi hỏi sự hợp tác nghiêm túc hơn và có trách nhiệm hơn từ chính quyền các quốc gia có con sông đi qua.
    Đến nay, gần như MRC cũng chưa có tiếng nói đủ thực lực để giải quyết những tranh chấp và phản đối ngay giữa những thành viên của mình. Lào đang xây hai đập ở một nhánh của sông Mekong với mục đích bán điện cho Thái Lan và còn có kế hoạch xây thêm hai đập nữa. VN cũng đã xây dựng xong đập thủy điện Yaly.
    Mekong đang vỡ nát và bị khai thác đến cạn kiệt. Người ta e rằng một ngày nào đó nó sẽ trả thù con người.
    (Theo Tuổi Trẻ 9/9/2004)[/blue]
  3. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Sa mạc hoá tại VN làm mất 20ha đất nông nghiệp mỗi năm​
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết quá trình sa mạc hóa ở Việt Nam mỗi năm làm mất đi khoảng 20ha đất nông nghiệp, trong khi hàng trăm ngàn ha khác tiếp tục trong quá trình thoái hóa nghiêm trọng.
    Thông tin này được đưa ra tại hội thảo quốc gia về Thực hiện Công ước chống sa mạc hóa giai đoạn 2005-2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Cơ quan Thực thi Công ước Chống sa mạc hóa tại Việt Nam (UNCCD) tổ chức tại Hà Nội trong 3 ngày 8-10/9.
    Cũng theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay Việt Nam có sa mạc cục bộ, với khoảng trên 7,85 triệu ha đã và đang chịu tác động mạnh bởi sa mạc hóa gồm đất trống bị thoái hóa mạnh, đất đá ong hóa, đất bị nhiễm mặn, phèn, xói mòn, khô hạn, cát bay theo mùa hoặc vĩnh viễn, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc, Tứ giác Long Xuyên và Nam Trung Bộ.
    Từng bước khắc phục và giảm thiểu tình trạng sa mạc hóa, xây dựng kế hoạch thực thi Công ước giai đoạn 2005-2010, Chính phủ Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương tập trung thực hiện 5 giải pháp trọng tâm như ngăn chặn nạn phá rừng, tăng cường quản lý rừng bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; cải tạo đất đã bị thoái hóa ở các tỉnh miền núi và ngăn chặn mặn, phèn ở các tỉnh duyên hải; tích cực chống cát bay, cát chảy ở các tỉnh duyên hải miền Trung bằng việc trồng rừng, canh tác hợp lý; tăng cường quản lý tài nguyên nước ở những vùng khô hạn, bán khô hạn ở miền Trung; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và hạn chế ảnh hưởng của hạn hán ở vùng nông thôn, miền núi.
    Việt Nam trở thành quốc gia thành viên thứ 134 thực thi Công ước quốc tế chống sa mạc hóa từ năm 1998 và đã ký 8 công ước quốc tế khác liên quan đến môi trường trong 10 năm qua, trong đó có 2 công ước về UNCCD là: Công ước Khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Công ước về đa dạng sinh học (UNCBD). Việc thực thi những Công ước này tại Việt Nam đã góp phần giảm tỷ lệ dân số đói nghèo của đất nước từ 58% năm 1993 xuống còn 29% năm 2002.
    Hội thảo trên là hoạt động cụ thể của Việt Nam tuân thủ tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển bền vững tại Nam Phi năm 2002, phù hợp với cam kết của Việt Nam tại Hội nghị các nước thành viên Công ước chống sa mạc hóa lần thứ 6 tại Cuba năm 2003./
    (Theo TTXVN 8/9/2004)
  4. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Một Vài Nét Cần Biết Về Hội Nghị Thượng Đỉnh Á - Âu​
    Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu lần thứ năm (ASEM 5) sẽ diễn ra tại Hà Nội trong các ngày 8-9 tháng 10 với chủ đề "Tiến tới quan hệ đối tác Á - Âu sống động và thực chất hơn".
    Trong hai ngày hội nghị, các đại biểu sẽ thảo luận 3 lĩnh vực: chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội.
    Để chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5, ngày 1/4/2003, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thành lập Ủy ban Quốc gia chuẩn bị và tổ chức ASEM 5 do Phó thủ tướng Vũ Khoanlàm chủ tịch và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niênlàm phó chủ tịch. Ủy ban gồm 5 tiểu ban: Nội dung, Lễ tân, Vật chất - Hậu cần, An ninh và Tuyên truyền - văn hóa.
    Được biết, nhằm tạo điều kiện rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục ở sân bay, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã có lệnh miễn lệ phí cho các đại biểu tham dự hội nghị.
    Theo Đại sứ, Trưởng phái đoàn châu Âu Markus Cornaro, tổ chức thành công ASEM5 sẽ giúp cải thiện vị thế của nước chủ nhà trên bản đồ thế giới. Đây là cơ hội để các nhà tổ chức giới thiệu Việt Nam như một trung tâm hấp dẫn đối với các sự kiện lớn của khu vực và thế giới, là địa chỉ lý tưởng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
    Quá trình thành lập Hội Nghị Thượng Đỉnh Á - Âu
    Theo sáng kiến của Singapore, tiến trình hợp tác Á-Âu (viết tắt là ASEM) được thành lập tại Hội nghị Thượng Đỉnh Á-Âu lần thứ nhất tại Bangkok (3/1996). Hội nghị ASEM gồm nguyên thủ của 25 quốc gia: 10 nước châu Á (7 nước ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á: Brunei, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân, Thái Lan, Singapore, Việt Nam và Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Quốc), 15 nước thuộc Liên minh châu Âu (Iceland, Anh, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hoà Lan, Hy Lạp, Ý, Lục Xâm Bảo, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC).
    ASEM là diễn đàn đối thoại không chính thức, hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Mục tiêu hợp tác của ASEM gồm 3 điểm chính: tăng cường đối thoại chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế và đẩy mạnh hợp tác văn hoá. Tổng dân số của các nước ASEM là 2,3 tỷ người, chiếm khoảng 37% dân số thế giới. Tổng thu nhập quốc dân của các nước ASEM trong năm 2002 đạt 14.849 tỷ đôla, chiếm khoảng 46% GDP toàn thế giới. Tổng thương mại hàng hóa của các nước ASEM đạt khoảng 2.718 tỷ đôla chiếm khoảng 43% tổng thương mại toàn thế giới.
    Thể thức cao nhất của ASEM là Hội nghị Thượng Đỉnh tổ chức 2 năm một lần. Cho đến nay ASEM đã có 4 hội nghị thượng đỉnh: ASEM 1 tại Bangkok, Thái Lan (1996); ASEM 2 tại Luân Đôn, Anh (1998); ASEM 3 tại Hán Thành, Nam Hàn (2000); ASEM 4 tại Copenhagen, Đan Mạch (2002).
  5. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3

    Logo của ASEM 5.
  6. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Xung quanh việc chạy quota và vấn đề về "Hạn ngạch"​
    Những ngày gần đây, các báo chí trên cả nước đã đồng loạt đưa tin, ngày 15-9 cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) đã quyết định khởi tố và bắt tạm giam Lê Văn Thắng - phó vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) cùng với Bùi Hồng Minh, chuyên viên Vụ Xuất nhập khẩu về hành vi nhận hối lộ.
    Để hiểu rõ hơn về quota, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Đối với các nước nhập khẩu, quota (hạn ngạch) là sự phân chia thị trường (chịu sự áp đặt của nhà nhập khẩu). Ở khía cạnh khác, hạn ngạch cũng là một công cụ để hạn chế cạnh tranh trong hoạt động kinh tế. Nói một cách khách, hạn ngạch như là cái phần được chia chỉ rõ quyền hạn và trách nhiệm của DN trong việc xuất hoặc nhập khẩu một loại hàng hoá nào đó.
    Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay của hàng dệt may Trung Quốc, Ấn Độ..., mặc dù hạn ngạch do Mỹ áp đặt và quá phức tạp, dù bị tăng chi phí giao dịch, nhưng lại là "cứu tinh" của các DN xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Và đó là lý do chính xảy ra những cuộc "huynh đệ tương tàn" trong tranh giành hạn ngạch.
    Theo những người trong cuộc, thật ra gần một tháng trước đây, lực lượng công an đã bắt tạm giam bảy bị can khác, từ đó phát hiện ra một đường dây mua bán hạn ngạch (quota) xuất khẩu hàng dệt may ra nước ngoài lớn chưa từng thấy...
    Theo qui trình, sau khi Bộ Thương mại thông báo phân bổ hạn ngạch hàng xuất khẩu, các DN làm đơn xin để được cấp hạn ngạch. Vụ Xuất nhập khẩu là đầu mối tiếp nhận đơn của DN, sau đó trình hồ sơ đề nghị cấp trên ký duyệt. Nhưng không phải DN nào cũng có thể được phân bổ hạn ngạch nên không ít DN phải chạy chọt chung chi. Trong vụ án này, các chuyên viên như Bùi Hồng Minh sau khi nhận đơn sẽ xem xét, kiểm tra toàn bộ hồ sơ và trình lên vụ phó Lê Văn Thắng để bị can này đề nghị cấp trên ký duyệt.
    Ngày 17-9, cơ quan điều tra đã thẩm vấn Bùi Hồng Minh, bước đầu Minh khai nhận đường dây mua bán hạn ngạch hàng dệt may vào thị trường Mỹ được các bị can hình thành từ đầu năm 2003. Các bị can đã chia chác tiền bạc tùy theo số lượng hàng trên giấy phép cấp hạn ngạch. Cùng ngày, cơ quan công an đã triệu tập thêm một số chuyên viên tại Vụ Xuất nhập khẩu vào TP.HCM để thẩm vấn về các hành vi tiêu cực liên quan.
    Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng, còn có nhiều cán bộ cấp cao ở Bộ Thương mại phải chịu trách nhiệm vì đã để xảy ra hậu quả nghiêm trọng nêu trên. Tháng 6-2003, Bộ Thương mại cho phép các DN được vay hạn ngạch của nhau, do đó đã tạo nên một thị trường mua bán hạn ngạch - theo nhận xét của một cán bộ ban chuyên án - thực chất là tạo kẽ hở cho tiêu cực có đất sống.
    Tháng 7-2004, Bộ Thương mại yêu cầu cấm mua bán hoặc sang nhượng hạn ngạch, nhưng tất cả đã muộn vì đường dây tiêu cực này đã được hình thành như đã thấy... Khi Mỹ yêu cầu phải cấp visa đối với hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ, Bộ Thương mại phân bổ hạn ngạch nhưng lại không kiểm soát hết được những tiêu cực phát sinh.
    ?oThật ra Bộ Thương mại không thể không biết quá trình xin - cho đầy những tiêu cực. Quá trình điều tra mở rộng còn tiếp tục làm rõ những ai phải chịu trách nhiệm trong vụ án này?, cán bộ ban chuyên án nói. Cùng với việc điều tra làm rõ hành vi phạm tội của các bị can trong việc phân bổ hạn ngạch hàng dệt may vào Mỹ, cơ quan công an sẽ lật lại các đường dây mua bán hạn ngạch xuất khẩu hàng sang thị trường EU từ nhiều năm trước đây.
    Khám xét nhà của Lê Văn Thắng, lực lượng công an đã thu giữ hơn 10.000 USD, 100 triệu đồng; đặc biệt thu giữ một số tài liệu quan trọng liên quan đến vụ án, trong đó có nhiều bộ hồ sơ cấp hạn ngạch đã được một nhân vật có trách nhiệm cao ở Bộ Thương mại ký khống, muốn cấp cho ai chỉ cần điền tên doanh nghiệp vào.
    Theo kết quả điều tra, đơn giá của các đơn vị gia công hàng dệt may chỉ từ 0,8 cent đến 1,2 USD/ tá hàng, trong khi giá mua hạn ngạch mức thấp nhất là 4 USD/tá; cao nhất 24 USD/ tá. Tính ra giá mua hạn ngạch cao đến gần 20 lần giá gia công, do đó DN thi nhau chạy để kiếm lợi nhuận. Và không chỉ DN, trên thị trường mua bán hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã xuất hiện những ?ocò? làm dịch vụ chạy hạn ngạch để kiếm tiền hoa hồng. Khi bắt hai đối tượng ?ocò? dịch vụ trong vụ án này, lực lượng công an phát hiện họ có đến 17 loại văn bản ?omật? của cơ quan nhà nước. Họ tiếp thị tại các DN đang ?okhát? hạn ngạch: chạy một giấy phép cấp hạn ngạch trọn gói với giá 18.500 USD!
    Tháng 7-2004, Bộ Thương mại yêu cầu cấm mua bán hoặc sang nhượng hạn ngạch, nhưng tất cả đã muộn vì đường dây tiêu cực này đã được hình thành như đã thấy... Khi Mỹ yêu cầu phải cấp visa đối với hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ, Bộ Thương mại phân bổ hạn ngạch nhưng lại không kiểm soát hết được những tiêu cực phát sinh.
    ?oThật ra Bộ Thương mại không thể không biết quá trình xin - cho đầy những tiêu cực. Quá trình điều tra mở rộng còn tiếp tục làm rõ những ai phải chịu trách nhiệm trong vụ án này?, cán bộ ban chuyên án nói. Cùng với việc điều tra làm rõ hành vi phạm tội của các bị can trong việc phân bổ hạn ngạch hàng dệt may vào Mỹ, cơ quan công an sẽ lật lại các đường dây mua bán hạn ngạch xuất khẩu hàng sang thị trường EU từ nhiều năm trước đây.
    Muốn làm sáng tỏ vụ việc, theo ý kiến của những người trong cuộc, trước tiên Bộ Thương mại cần công khai hạn ngạch phân bổ từ các năm trước. Từ đó có thể xem xét tổng số các doanh nghiệp đạt thành tích, nhu cầu về từng Cat và năng lực sản xuất của từng đơn vị. Trong cách làm việc trước đây của Bộ Thương mại, các văn bản thông báo giao hạn ngạch cũng đưa danh sách doanh nghiệp và tiêu chuẩn của mỗi đơn vị. Tuy nhiên, danh sách đó rất mập mờ và có khi được xoá đi, sửa lại.
    (Theo Lao Động, Tuổi Trẻ)
  7. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Lê Văn Thắng và hệ luỵ của sự "Xin" - "Cho"​
    Vụ Lê Văn Thắng, Vụ phó Vụ XNK Bộ Thương mại bị bắt khẩn cấp thực ra chỉ là kết quả tất yếu của một hệ luỵ: Cơ chế ?oxin - cho?. Một cơ chế mà sự tồn tại của nó kéo dài suốt từ thời bao cấp đến bây giờ không có cách gì giải quyết được.
    Sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp thực chất không phải từ sự chủ động, sáng tạo, biết làm ăn mà lại từ cách biết lách và chui vào cái cơ chế xin ?" cho để đục khoét. Từ vụ Lê Văn Thắng có thể hiểu được cái bản chất nhức nhối từ cơ chế này. Hàng trăm doanh nghiệp đều nhòm vào các quota xuất khẩu hàng mà đã gọi là quota (hạn ngạch) thì đương nhiên là chỉ có hạn. Từ đó xuất hiện việc phải xin càng nhiều càng tốt mà muốn xin thì phải chi. Loại hàng (category ?" viết tắt là cat) dệt may thường không dưới 2 USD/tá (12 sản phẩm) nhưng vì nó có hạn nên buộc các doanh nghiệp phải mua và cánh cửa mua càng hẹp thì giá càng được đẩy lên cao. Giá ?ochợ đen? có lúc lên đến 20 USD/tá. Một khoản lợi nhuận kếch xù chỉ từ việc mua bán và moi được quota.
    Môi trường quá mầu mỡ để tham nhũng phát triển. Chính vì vậy mới có tình trạng một công ty TNHH (Công ty CHUTEX chỉ là một doanh nghiệp nhỏ) nhưng được Lê Văn Thắng ưu ái duyệt cho tới gần 1,3 triệu tá hạn ngạch, trong khi một doanh nghiệp dệt may lớn như Thành Công chỉ được cấp có 298.704 tá hạn ngạch.
    Tình trạng này đâu phải chỉ có trong ngành dệt may mà trong việc xin các dự toán ngân sách, nhập khẩu lắp ráp xe máy... đều phải có ?oxin? thì mới có ?ocho?. Đã từng có ở Bộ Thương mại tình trạng cho phép nhập khẩu ồ ạt xe máy Trung Quốc vào thị trường VN với sự lý giải: Tạo sự công bằng cho cả những người nghèo được sử dụng xe máy. Chính vì vậy mà có hàng trăm doanh nghiệp lập tức kiếm lời trong việc nhập khẩu xe máy Trung Quốc vào thị trường và lập tức gây ra thảm trạng: ùn tắc và tai nạn giao thông. Hơn 2 triệu chiếc xe máy TQ đã được nhập vào thị trường VN chỉ trong 1 năm 2002. Có bao nhiêu quan chức hưởng lợi từ chính sách này? Vụ việc ?onhập xe máy TQ? có được khơi lên rồi ngay lập tức ?ochìm xuồng?.
    Vào dịp cuối năm, ở các kho bạc nhà nước TW và địa phương, một thực tế cũng rất nhức nhối vẫn tiếp tục diễn ra: Từng đoàn ô tô rồng rắn đứng chờ cho đến sát ngày 30/12 để lấy cho bằng được tiền ngân sách. Vì sao? Người ta phải tiêu cho bằng hết tiền ngân sách thì năm sau mới được cấp tiếp, bất kể đồng tiền đó sử dụng ra sao? Thế là người ta phải tận dụng các mối. Cơ chế ?oxin - cho? trở thành miếng mồi béo bở để người ta xâu xé. Có những kho bạc Nhà nước đến sát ngày 30/12, mỗi ngày chi ra hàng chục tỉ đồng cái gọi là ?ochi theo ngân sách đã được duyệt? mà không biết đồng tiền đó có ích nước lợi nhà hay không? Ngay cả dự án 135 (dự án của Nhà nước hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn) mỗi năm lên đến hàng trăm tỉ đồng, nhưng cũng căn cứ vào cơ chế ?oxin, cho?.
    Có biết bao nhiêu tiền thất thoát từ cơ chế xin - cho? này? Cứ lấy 2 xã Hương Phú và Hương Sơn (Thừa Thiên - Huế) thì biết. Nếu cứ làm hồ sơ ?ođói nghèo? họ sẽ được hỗ trợ tiếp tục mỗi năm 400 triệu đồng từ tiền ngân sách. Nhưng vì danh dự họ quyết định không xin nữa. Nếu họ vẫn ?oxin?, chắc chắn mỗi năm vẫn bỏ túi được cả vài trăm triệu đồng. Nhưng có mấy xã (trong hàng ngàn xã trên cả nước) dũng cảm như vậy?
    Vụ Lê Văn Thắng thực ra chỉ giống như có thêm một hồi chuông cảnh báo về tình trạng tiếp tục tồn tại cơ chế ?oxin - cho?.
    Tham nhũng sẽ còn tiếp tục phát triển vì miếng mồi "xin" cho quá béo bở. Ai cũng biết, ai cũng nói, nhưng biện pháp giải quyết ở đâu? Người ta giải thích rằng với 1.050 doanh nghiệp may mặc và 2 triệu công nhân may sẽ gặp khó khăn, thậm chí rất nhiều người sẽ thất nghiệp nếu không xin được quota? Vậy thà Nhà nước cứ ?ocho? như vậy còn tốt hơn là đẩy họ vào một cuộc đấu tự bươn chải. Nhưng thực chất tiền đâu có vào túi nhà nước?
    (Theo VietnamNet 21/9/2004)
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 08:26 ngày 21/09/2004
  8. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    "Xẻ thịt" lòng hồ Trị An​
    Chưa thấy ở đâu, nhiều chức sắc địa phương lại về một nơi, cùng đào nhiều... ao nuôi cá đến thế! Trong phạm vi trên 550ha diện tích lòng hồ Thuỷ điện Trị An bị 237 trường hợp xâm chiếm, người ta đếm có tới hàng chục ông bà "tai to mặt lớn" của tỉnh Đồng Nai (đương chức và hưu trí) cùng về... đào ao thả cá.
    Khác với ao nhỏ như lỗ mũi của người dân, ao của các quan ở đây... khổng lồ, bé nhất cũng rộng vài hécta, có ao rộng tới 50-60ha! Không phải ngẫu nhiên, người dân Định Quán đã gọi chuỗi ao liên hoàn rộng hàng trăm hécta nói trên là... "Liên hiệp sản xuất ao hồ" của "các quan"...
    Ao quan, rẫy quan và... điện quan
    Chúng tôi có mặt tại khu vực lòng hồ Thuỷ điện Trị An vào một buổi trưa nắng nóng. Nơi đây thuộc ấp 2, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán. Trước mắt chúng tôi, ao lớn liền ao nhỏ, hàng trăm ao trải dài hút tầm mắt, nối tận dòng sông La Ngà đang ngập nước.
    Ông Trần Huy Thơ (59 tuổi) - một người dân sống lâu năm tại đây chỉ cho chúng tôi xem một loạt đất đai vừa ao, vừa rẫy trồng cây ăn trái, rộng ước hàng chục hécta, kéo dài 3km từ đường lộ vào giáp bờ sông La Ngà: "Đây là đất cha con ông Ba Danh - Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Đồng Nai. Ông Ba Danh sui gia với bà Sáu Nguyệt - Bí thư Huyện uỷ Định Quán. Cho nên hai gia đình sui gia về đây sử dụng hàng chục hécta đất, nước lòng hồ để đào ao nuôi cá".
    Thật vậy, không biết bà Trương Thị Nguyệt (Bí thư Huyện uỷ Định Quán) có biết đất lòng hồ Trị An là quy hoạch cho nguồn điện quốc gia, bất khả xâm phạm không? Song thực tế, trước mắt chúng tôi, tính cả đất ao của sui gia (ông Nguyễn Tấn Danh) và con rể (Nguyễn Tấn Linh - cán bộ Huyện đội Định Quán) bà Nguyệt, ước chừng hơn 20ha đất lòng hồ Trị An đã bị gia đình và sui gia bà bí thư biến thành những hồ ao rộng dùng cho việc nuôi cá.
    Bên những hồ ao ấy, chúng tôi thấy có những dãy nhà tôn mới tinh, trắng lốp, kéo dài hàng trăm thước, không thua gì phân xưởng sản xuất... Tôi hỏi: "Họ dùng nhà ấy vào việc gì?", ông Thơ đáp: "Nuôi heo, lấy phân cho cá ăn. Mỗi chuồng trại ấy chứa được từ 400 - 500 con heo. Thảo nào mà nước cho chạy máy Thuỷ điện Trị An bị ô nhiễm, hôi thúi...".
    Trong khi đó, ông Vũ Trọng Năm (60 tuổi, ngụ ấp 2, xã Phú Ngọc) cho biết, hàng đêm, ông phải lái ghe máy đi tuần 2 lần, giữ ao cá cho ông Hiệu. Vợ ông Hiệu cho tôi biết, cái ao 50ha này có tới 4 người hùn, có cả ông lãnh đạo cao nhất tỉnh và huyện... Mấy ổng thường xuyên ghé nhà hàng karaoke trên đất ông Hiệu ăn nhậu. Tôi phải chở mấy ổng đi thăm thú ao hồ hoài.
    Ông Năm cũng cho biết, để đắp đập, ngăn bờ, ủi ao nuôi cá trên diện tích 50ha mặt nước lòng hồ, ông Hiệu đã bỏ ra trên 250 triệu đồng; vừa rồi chỉ sửa chữa, bảo dưỡng đập, ông Hiệu phải tốn kém trên 500 triệu đồng... Và cái "Liên hiệp sản xuất ao hồ" ấy, còn có sự góp mặt của một loạt quan chức khác, mà bất kỳ người dân nào của xã Phú Ngọc cũng thuộc nằm lòng. Đơn cử: Ông Trần Thành (Chủ tịch xã Phú Ngọc) sở hữu hàng chục hồ ao trên khắp vùng bán ngập lòng hồ (mỗi ao rộng từ 2-3ha).
    Tháng 7.2003, "tổ hợp" trên đã bán diện tích ao hồ cho bà Trần Thị Hoàng (sinh 1964, ở TPHCM), riêng phần ông Ninh - vợ ông Ninh là bà Nguyễn Thị Mỹ Thu đã được cam kết chia phần 400 triệu đồng.
    Thế mới biết thu lợi từ việc "xẻ thịt" lòng hồ Trị An là vô cùng tận, làm sao các quan chức từ cấp tỉnh, huyện cho đến cấp xã không tề tựu hết về đây để xả thịt lòng hồ, chia phần món mồi béo bở này...?
    Do vậy, không phải ngẫu nhiên, trong danh sách "liên hiệp ao hồ" mà bà con cung cấp cho chúng tôi không ngừng được bổ sung nhiều tên tuổi như: Bà Năm Luận (nguyên Chánh Thanh tra Nhà nước tỉnh: 40ha), ông Tư Hoàng (GĐ Công an tỉnh: 30ha), ông Nguyễn Trùng Phương (nguyên Phó Chủ tịch tỉnh), ông Phạm Danh Nhanh (Công an huyện Định Quán: 3ha), ông Nguyễn Văn Chép (cán bộ Lâm trường Tân Phú: 30ha), bà Phạm Thị Diệu (nguyên Viện trưởng VKSND tỉnh) v.v... Và, cái "liên hiệp ao hồ" còn có thêm người thân của "các quan", với diện tích không hề kém cỏi như: Ông Sáu Gạo (20ha), ông Hồ Việt (cha ruột Chủ tịch huyện Định Quán Hồ Thanh Sơn: 30ha) v.v...
    Đầu tư tiền tỉ cho "liên hiệp ao hồ", "các quan" cũng không ngần ngại san ủi hẳn một con đường lớn, ôtô tải 25 tấn vào lọt, kéo dài khoảng 3 cây số ngang mặt tiền đất rẫy của tất cả "các quan". Đồng thời, còn cho kéo hẳn một đường điện cao thế hết sức quy mô, trị giá hàng trăm triệu đồng; đường điện này chỉ sử dụng thắp sáng cho... những trại nuôi heo, trên ao hồ của "các quan" là chính.
    Có lẽ vì quá bức xúc như thế, cho nên vào ngày 7.9.2004 vừa qua, khi đoàn cơ quan chức năng, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, về kiểm tra vụ "xẻ thịt" lòng hồ Trị An, có kế hoạch làm việc với ông Vũ Trọng Năm - người nắm rất nhiều thông tin về "liên hiệp ao hồ" của các quan.
    Khi cơ quan chức năng vào nhà, làm việc với ông Vũ Trọng Năm, ông Tám Râu và ông Tân ngồi bên cạnh ông Năm khống chế, không cho ông Năm nói lên sự thật về "liên hiệp ao hồ" của các quan. Chẳng đặng đừng, ông Năm phải nói sai sự thật, nhưng ngay sau đó, ông Năm đã nói thẳng với trưởng đoàn cơ quan chức năng, "do bị cán bộ địa phương khống chế, tôi phải nói sai sự thật", dẫn tới việc trưởng đoàn phải mời ông Năm lên UBND xã Phú Ngọc, làm việc riêng vào tối ngày hôm sau (8.9.2004) và lên tỉnh làm việc vào ngày 16.9.2004. Mục đích tạo điều kiện cho ông Năm nói lên sự thật, về những gì ông biết về cái "liên hiệp ao hồ" của các quan chức mà chúng tôi kể trên.
    Một trong những vấn đề mà người dân và công luận hết sức quan tâm: Đó là ông Chủ tịch tỉnh Đồng Nai có liên quan gì đến cái "liên hiệp ao hồ" xâm phạm nghiêm trọng lòng hồ Thuỷ điện Trị An? Điều này sẽ được cơ quan chức năng làm rõ. Và bản thân chúng tôi cũng mong ông không có dính dáng. Vấn đề chúng tôi nêu ra ở đây là cốt phản ánh trung thực ý kiến của ông Vũ Trọng Năm - một trong những người dân địa phương mắt thấy, tai nghe về những sai phạm này.
    Ở đây, chúng tôi chưa khẳng định ông Chủ tịch tỉnh có liên quan trong việc hùn vốn nuôi cá trên ao hồ của ông Tô Công Hiệu. Tuy nhiên, kênh thông tin từ ông Vũ Trọng Năm - người làm thuê cho ông Hiệu - là hết sức quan trọng, không thể bỏ qua và cơ quan chức năng cần khai thác, làm rõ.
    Một điều không thể phủ nhận là lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thừa biết xâm phạm vùng bán ngập lòng hồ Thuỷ điện Trị An là không thể chấp nhận. Thế nhưng không hiểu vì sao, trong suốt thời gian dài, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai vẫn không có động thái nào kiên quyết ngăn chặn, giải toả kịp thời, ngoài một số văn bản chỉ đạo hành chính, giao cho cấp dưới thực hiện.
    Cấp dưới là những ai? Là ông Hồ Thanh Sơn (Chủ tịch huyện Định Quán), là ông Trần Thành (Chủ tịch xã Phú Ngọc), là ông Nguyễn Phước Ninh (Chủ tịch xã La Ngà) v.v...? Trong khi chính ông Sơn, ông Ninh, ông Thành, bà Nguyệt, ông Hiệu... lại là những người đứng đầu xâm chiếm, gây ô nhiễm nghiêm trọng lòng hồ Trị An.
    Không những thế, người dân còn kể: Mỗi khi đi công tác vùng này, ông Chủ tịch tỉnh và nhiều quan chức khác còn ghé thăm, tham quan "đế quốc" ao hồ rộng hơn 50ha của ông Tô Công Hiệu... Chẳng trách hiện tượng xâm chiếm lòng hồ Trị An kéo dài, dường như không có thuốc chữa; cho đến khi công luận đồng loạt lên tiếng và Thủ tướng chỉ đạo làm rõ...
    Trước khi chia tay những người dân sinh sống quanh lòng hồ, chúng tôi không khỏi thấm thía lời của một nông dân nổi tiếng dám nói thẳng, nói thật: "Tôi mong mỏi Nhà nước, Chính phủ, cơ quan chức năng, báo chí hãy dũng cảm làm mạnh tay lên để mang lại công bằng cho người dân, cứu môi trường lòng hồ, cứu Nhà máy thuỷ điện Trị An, cứu nguồn điện quốc gia... Những kẻ sai phạm, dù là quan chức cũng phải xử lý thích đáng. Họ có dối lừa ai chứ không thể dối lừa nhân dân. Đừng để vụ việc chìm xuồng, bỏ lửng, các anh về, cơ quan chức năng rút đi. Hậu quả là chúng tôi - những người nông dân mất đất, nói không thấu trời sẽ lãnh đủ, vì đã dám nói lên sự thật, dám thách thức "các quan" trong vụ xả thịt lòng hồ".
    (Lao Động 18/9/2004)
  9. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    "Nhạy cảm"?​
    Hôm nay Đoàn đại biểu Quốc hội làm việc với cơ quan A có nội dung gì quan trọng không?
    - Không biết nữa!
    - Ủa, sao lại không biết?
    - Vì báo chí không được dự.
    - Ai cấm?
    - Không, chỉ bảo là "không nên dự".
    - Còn Ban kinh tế ngân sách HĐND TP làm việc với đơn vị B?
    - Cũng vậy, báo chí không được vào!
    - Đại biểu của dân đi giám sát mà báo chí không được quyền biết, làm sao người dân có thể biết?
    - Cái đó anh Bút Bi nên hỏi "ở trên"...
    - "Trên" nào? Ngay cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã mở cửa cho báo chí vào và tường thuật thoải mái. Thậm chí sắp tới các phiên họp Chính phủ cũng sẽ mở rộng cửa cho giới báo chí.
    - Chắc có vấn đề gì đó... "nhạy cảm".
    - Ồ lạ! "Nhạy cảm" thì đại biểu của dân được nghe, được biết. Còn dân thì không?
    (Theo Báo Tuổi Trẻ)
  10. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    23/9/2004: Kết thúc Đại hội MTTQVN lần VI
    Đại hội VI Mặt trận tổ quốc Việt Nam vừa bế mạc vào chiều 23/9, sau khi chính thức công bố kết quả hiệp thương các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thông qua Dự thảo Nghị quyết Đại hội VI.
    Báo cáo kết quả hiệp thương của Uỷ ban Trung ương MTTQVN khoá VI tại Đại hội, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQVN Huỳnh Đảm nêu rõ: Trong ngày đầu tiên làm việc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI MTTQVN đã tiến hành hiệp thương dân chủ, theo đúng quy định của Điều lệ MTTQVN đã cử ra Ủy ban Trung ương MTTQVN khoá VI với số lượng 320 vị uỷ viên.
    Theo đó: Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQVN Phạm Thế Duyệt tái đắc cử chức Chủ tịch Mặt trận nhiệm kỳ 2004 - 2009.
    Ông Huỳnh Đảm giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký
    Điều đặc biệt là trong nhiệm kỳ 2004 - 2009, tất cả 53 dân tộc thiểu số anh em trên khắp tổ quốc Việt Nam đều có đại diện tham gia Ủy ban Trung ương MTTQVN khoá VI.
    Thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam là những người đại diện của tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, các tổ chức, các địa phương và đơn vị công tác và nơi mình sinh sống, gần gũi, gắn bó với nhân dân, phản ánh được tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân với Đảng, Nhà nước, để được nhân dân yêu mến, tin tưởng.
    Trước Đại hội, Chủ tịch Phạm Thế Duyệt cũng đã trân trọng hứa với Đảng, Nhà nước, với Đại hội, với đồng bào, đồng chí trong và ngoài nước "sẽ tiếp tục phấn đấu, học tập, tu dưỡng đạo đức, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, không để phụ lòng tin cậy của nhân dân, của Đảng, của MTTQVN...".
    (Theo VietnamNet 24/9/2004)

Chia sẻ trang này