1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay và mang tính thời sự

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi chienbinhankeda, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    "Hội nghị Diên Hồng" giành cho ngành Giáo dục​
    Ngày 27/9/2004, Hội nghị Diên Hồng" bàn về Bản báo cáo chất lượng giáo dục của Bộ GD&ĐT diễn ra tại Hà Nội. Vấn đề không mới, nhưng thái độ thẳng thắn, quyết liệt và ý tưởng táo bạo của hơn 20 nhà khoa học, nhà giáo đầu ngành đã gây chấn động ngành giáo dục.
    GS. Nguyễn Lân Dũng: Giáo dục phân ban nhất định thất bại. Chúng ta đã có bài học đau đớn về giáo dục phân ban nhưng không hiểu sao Bộ GD&ĐT vẫn tiếp tục thực hiện. Tâm lý của người Á Đông là tâm lý khoa cử nên sẽ không ai cho con theo học ban kỹ thuật. Thực tế thí điểm vừa qua, 90% học sinh đăng ký học ban A (tự nhiên), 10% theo ban C (xã hội). Như vậy, phân ban có ý nghĩa gì. Việc phát triển trường nghề hiện nay cũng quá bất cập, quanh đi quẩn lại chỉ sửa chữa xe máy, tivi, may...
    Giáo dục đang có quá nhiều vấn đề và không thể gỡ ngay tất cả. Ngành giáo dục phải tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nhất đó là chương trình giáo dục nặng nề, chắp vá không hội nhập với thế giới. Chưa nước nào thay đổi sách giáo khoa hằng năm như Việt Nam, học sinh học hết cấp 3 lên đại học lại phải tái "phổ cập" kiến thức. Tại sao chúng ta không học nước ngoài, đưa nhiều bộ sách giáo khoa và học sinh tự chọn?
    Mỗi năm, có gần 1 triệu học sinh tốt nghiệp phổ thông nhưng chỉ một bộ phận nhỏ vào đại học. Nhu cầu người dân muốn học nhưng ngành giáo dục không đáp ứng, lại chỉ lo cải tiến tuyển sinh đại học "3 chung". Bộ GD&ĐT có biết là hằng năm số tiền người dân cho con đi học nước ngoài bằng tiền xây cầu Mỹ Thuận. Nhiều bí thư tỉnh ủy nhờ tôi giới thiệu cho con đi du học vì không chịu được cảnh con trượt đại học. Nước ngoài họ khôn lắm, cứ có tiền là được vào đại học, thi không được thì đóng tiền thi lại... Ngoại tệ cứ tiếp tục chảy ra nước ngoài. Tại sao chúng ta không nghĩ đến chuyện mời các trường đại học danh tiếng mở trường ở Việt Nam?
    GS. Phan Đình Diệu: Bộ GD&ĐT không nên độc quyền. Báo cáo chất lượng giáo dục chưa đúng tầm, cấu trúc tủn mủn. Bộ GD&ĐT đề ra nhiều mục tiêu, giải pháp nâng chất lượng giáo dục nhưng phần lớn những biện pháp mà ngành giáo dục đưa ra là nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Tôi lấy ví dụ, ngành giáo dục đang độc quyền in sách giáo khoa, học bạ, chứng chỉ... Mỗi năm, cả nước in hàng triệu bản sách, lợi nhuận thuộc về Nhà xuất bản Giáo dục. Tôi hy vọng sẽ có một cuộc thanh tra các hoạt động này của ngành giáo dục.
    Một trong những nguyên nhân dẫn tới giáo dục xuống cấp là do lỗi của chính người lớn, trong đó có các nhà giáo. Nhiều thầy cô hiện nay chạy đua lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhưng nghiên cứu thì chẳng được bao nhiêu. Điều đó là tập quán, thói quen hư danh trong xã hội.
    GS. Hồ Sỹ Thoảng: Ngân sách giáo dục đầu tư thiếu trọng điểm. Hiện nay, ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục không phải là ít nhưng chúng ta đang đầu tư dàn trải, thiếu trọng điểm. Học sinh nông thôn, vùng sâu, đồng bào dân tộc đang chịu sự bất bình đẳng trong thụ hưởng giáo dục. Tôi đã đi các tỉnh miền núi, tỷ lệ mù chữ, tái mù chữ còn khá nhiều, đặc biệt là lứa tuổi 25-60. Thế nhưng Bộ GD&ĐT lại báo cáo là đã xóa mù chữ trên toàn quốc.
    Hiện nay, hàng nghìn học sinh khá, gia đình có điều kiện nhưng không có cơ hội vào đại học vì cánh cửa quá hẹp. Tại sao chúng ta không huy động nguồn lực của xã hội để thỏa mãn nhu cầu của người dân? Ngân sách nhà nước sẽ chỉ dùng để đầu tư xây dựng một vài trường đại học trọng điểm và ưu đãi những học sinh nghèo, chính sách.
    GS. Hoàng Tụy: Tư duy giáo dục cũ nhưng cứ đòi đổi mới. Điều tôi chờ đợi nhất ở Báo cáo chất lượng giáo dục của Bộ GD&ĐT là phần nói về đổi mới tư duy giáo dục nhưng tôi hoàn toàn thất vọng. Bản báo cáo chỉ nói những điều chung chung, đại ngôn, luôn luôn đúng. Tình trạng giáo dục hiện nay dù kém nhưng không đáng ngại mà lo nhất là thái độ vô cảm của quan chức giáo dục.
    Tôi chỉ lấy ví dụ về cách dạy môn giáo dục chính trị hiện nay, quá nhồi nhét, kém sinh động. Do vậy muốn đổi mới giáo dục, Bộ GD&ĐT phải có tư duy mới, cầu thị, không thể lấy tư duy cũ để đổi mới. Cuối tuần này, các nhà khoa học sẽ gửi bản kiến nghị 10 giải pháp chấn hưng giáo dục lên Thủ tướng.
    Tháng 5/2004, Thủ tướng đã quyết định lập Ban chỉ đạo xây dựng báo cáo tình hình giáo dục do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển làm trưởng ban. Ngày 20/9, Báo cáo về chất lượng giáo dục đã được đưa thảo luận tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nội dung báo cáo khá dài (55 trang) nhưng vẫn tỏ rõ sự bế tắc trong việc tìm hướng giải quyết những yếu kém của giáo dục Việt Nam.
    Bản báo cáo chất lượng giáo dục sẽ được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10 tới.

    (Theo VNexpres)
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 16:37 ngày 28/09/2004
  2. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Bài 1: Hành trình 10 năm kêu oan của một người lính​
    Bài 1: Vinh quang người lính
    Là một sĨ quan cao cấp quân đội, từng tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ ở những chiến trường ác liệt: Điện Biên Phủ, Đường 9 Nam Lào (Khe Xanh)? 12 nước XHCN ông đều đã đặt chân đến. Thế nhưng, số phận đã gắn cuộc đời ông với mảnh đất Long An để rồi cái giá phải trả trên mảnh đất này quả không lấy gì bù đắp nổi.
    Hơn 10 năm trước, người ta thường thấy một ông già thất thểu trên chiếc xe đạp cà tàng gõ cửa các cơ quan chức năng, cơ quan ngôn luận để kêu oan, nhờ giúp đỡ vì bị bắt giam, xét xử oan. Gần đây, một số cơ quan tiếp dân khu vực phía Nam lại bắt gặp ông già của hơn 10 năm trước đến cầu cứu. Oan đã được giải nhưng danh dự, nhân phẩm quyền lợi chính trị? đến nay vẫn chưa được phục hồi.
    Nửa đời chinh chiến
    Đầu tháng 9/2004, chúng tôi tìm về khu phố Bình Yên Đông 3, phường 4, thị xã Tân An, Long An ?" nơi có người đàn ông hơn 10 năm qua lặn lội ngược xuôi đi đòi danh dự. Bởi ông quan niệm ?omất tiền là không mất gì. Mất sức khỏe hình như mất cái gì đó. Mất danh dự coi như mất tất cả?.
    Ông tên là Trịnh Ngọc Tương, thường gọi là Ba Tương, sinh năm 1930 (giấy tờ ghi sinh năm 1937), quê ở Vĩnh Hòa, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Năm 13 tuổi đã thoát ly hoạt động cách mạng. Đến năm 18 tuổi ông được đưa sang học trường võ bị ở Trung Quốc, chuyên về lĩnh vực pháo binh. Sau 4 năm miệt mài đèn sách, ông được điều về tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc đời binh nghiệp của ông gắn liền với các chiến trường khốc liệt của hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng đi vào sử sách, đến chiến dịch đường 9 Nam Lào, rồi các trận đánh giải phóng Đà Nẵng...
    Tuy là người đất Bắc nhưng sống ở Nam lâu ngày, nên tính tình ông Ba Tương cũng không khác mấy so với người miền Tây Nam bộ. Vui vẻ, khẳng khái, bộc trực là vậy nhưng khi nói về đời mình thì ông rất dè dặt. Cầm chén rượu đưa lên thành miệng rồi lại đặt xuống. Mắt nhìn xa tư lự, giọng trầm ngâm ?ochuyện qua rồi nhắc lại chi cho thêm buồn nữa hả cháu!?.

    Bất chợt, mắt ông khẽ ngước nhìn tấm Huân chương kháng chiến hạng Nhất cùng nhiều bằng khen, giấy khen treo trên tường rồi tức khắc quay mặt đi nơi khác. Hình như ông đang cố chạy trốn những dòng ký ức hồi tưởng về những tháng ngày gian khổ ở những chiến trường ác liệt và những giây phút vinh quang của người lính *****.
    Năm 1979, trước ngày ông chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đã là Thượng tá, Tham mưu trưởng một sư đoàn pháo binh. Nếu như ông vẫn tại ngũ, vẫn gắn bó cuộc đời mình với binh ngũ thì có lẽ giờ đây ông đã hưởng lương hưu với cấp hàm Tướng.
    Một con người được đào tạo bài bản, chính quy nên đối với ông dù trên mặt trận đánh giặc hay trên trận tuyến về kinh tế ông đều tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó. Ngày ông ra quân cũng là lúc Đảng phân công ông về quê Thanh Hóa làm Giám đốc Xí nghiệp Gạch ngói Cẩm Trướng. Chỉ trong thời gian ngắn, ông đưa đơn vị này thành lá cờ đầu về sản xuất kinh doanh của tỉnh. Thấy ông có năng lực, Bộ Xây dựng quyết định điều động ông về Bộ để quy hoạch cán bộ nguồn. Ông được cử đi học ở những trường đào tạo quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tài chính? tại các nước XHCN. 12 nước XHCN ông đều đi qua, Liên Xô cũ ông cũng đã từng đến học tập kinh nghiệm.
    Danh tiếng anh lính ***** làm kinh tế giỏi
    Về Bộ chưa được bao lâu, danh tiếng của một anh lính ***** làm kinh tế giỏi trong thời bình đã lan vào miền Nam. Lúc ấy, giải phóng mới vài năm, đời sống kinh tế còn khó khăn, việc phát triển sản xuất kinh doanh là một đòi hỏi cấp thiết, cần người có năng lực quản lý.
    ?oHữu xạ tư nhiên hương?, Chủ tịch UBND tỉnh Long An thời bấy giờ cũng người xuất thân từ quân đội đã ra Hà Nội xin với đồng chí Đỗ Mười, lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Xây dựng ?" thủ trưởng của ông Ba Tương xin điều động ông vào Nam tăng cường cho tỉnh Long An trong việc phát triển ngành vật liệu xây dựng.
    Biết tin này, nhiều anh em, chiến hữu của ông khuyên không nên đi vào Nam bởi tương lai ông ở Bộ đang rộng mở. Gia đình, vợ con cũng khuyên ông không nhận vào Nam bởi đất khách, quê người biết ai chở che. Nhưng những lời khuyên can chân tình ấy ông đều bỏ ngoài tai. Là người lính từng vào sinh ra tử, ông không quản ngại khó khăn vào công tác trong Nam. Ông tâm niệm, nơi đất nước cần ông đến, Đảng phân công ông không thể chối từ.

    Rồi bác Đỗ Mười cho gọi ông lên hỏi ý ông về việc Long An xin ông tăng cường vào Nam? Nghĩ sao làm vậy, ông trả lời Bộ trưởng ?otùy sự phân công, điều động của tổ chức?. Vậy là ông Ba Tương được Bộ trưởng Bộ Xây dựng điều động vào Long An và được bố trí làm Giám đốc Xí nghiệp Vôi xi măng Long An, đóng tại huyện Thủ Thừa. Lúc đó là năm 1984. Khi vào Long An, ?otài sản? của xí nghiệp mà ông tiếp quản chỉ là những căn nhà trống huơ trống hoác, tay nghề công nhân lạc lậu đến mức không thể lạc hậu hơn nữa.
    Đứng trước ?ogia sản? quá nghèo nàn như vậy, ông phải ngược xuôi, lặn lội ra Hà Nội xin ?oviện trợ? một số máy móc thiết bị về bổ sung cho dây chuyền sản xuất cùng với 3 vạn tấn than được mua với giá ưu đãi. Có thiết bị công nghệ mới trong tay, chỉ trong thời gian ngắn, từ 1984 đến giữa năm 1986, ông đã đưa Xí nghiệp Vôi xi măng Long An từ chỗ tồi tàn lên thành đơn vị kinh tế hàng đầu của tỉnh. Nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh biểu dương thành tích của ông và ông được cơ cấu vào tỉnh ủy viên...

    Tiếng thơm về ông nức tỉnh Long An. Nhiều người thương nhưng cũng lắm người ghét vì ganh tị. Bởi vậy khi mà trong nội bộ râm ran chuyện ông được cơ cấu vào tỉnh ủy viên và ghế Giám đốc Sở Xây dựng thì nhiều mũi dùi tập trung vào ông. Với thành tích của ông làm kinh tế giỏi không ai có thể phủ nhận được nên ngày 30 tháng 11 năm 1986, chủ tịch UBND tỉnh Long An tặng bằng khen về thành tích lá cờ đầu sản xuất kinh doanh đối với ông. Trước đó không lâu, ông được Chủ tịch Hội đồng nhà nước Trường Chinh ký tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất.
    Nhưng cuối cùng vì cục bộ địa phương, một số người đã ám hại, vu vạ ông tham nhũng.
    (Theo VietnamNet 28/9/2004)
  3. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Phần 2: Hành trình 10 kêu oan của một người lính​
    Mong bạn đọc thông cảm. Phần II của phóng sự trên VietnamNet không hiểu vì lý do gì mà không được đăng tải.
    Cũng không hiểu vì lý do gì, khi chúng tôi quay trở lại để tìm kiếm phần I cũng không thể tìm lại được.
    Chúng tôi cũng đã gửi email đến toà soạn Báo điện tử VietnamNet, nhưng cho đến nay vẫn không nhận được hồi âm???????
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 11:53 ngày 02/10/2004
  4. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    9 h sáng nay 2/10/2004: Mở cửa thành cổ Hà Nội​
    Đúng 9g ngày 2-10, lượt du khách tham quan thành cổ Hà Nội đầu tiên sẽ được vào bên trong cấm thành bằng cổng thành phía đông (số 11 Nguyễn Tri Phương).
    Thành cổ Hà Nội là là công trình kiến trúc cổ nhất, chứng kiến bao thời thịnh suy của cả ngàn năm Thăng Long từ trước thời Lý Công Uẩn định đô năm 1010 đến nay.
    Từ thời phong kiến sang đến thời Pháp thuộc, rồi đến khi Nhà nước cách mạng về tiếp quản thủ đô, thành cổ Hà Nội luôn là nơi tập trung cơ quan quyền lực quân sự cao nhất nước, là trụ sở làm việc của Bộ Quốc phòng, Tổng cục chính trị, Bộ tổng tham mưu... từ thời chiến tranh đến tháng 4-2004. Do vậy, đối với người dân, từ lâu thành cổ luôn là nơi ?okhông phận sự cấm vào?.
    Dịp mở cửa thành cổ lần này nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng thủ đô, Sở VHTT Hà Nội và Ban quản lý khu di tích thành cổ Hà Nội tổ chức trưng bày một số hiện vật của Hoàng thành Thăng Long khai quật được tại di tích số 18 đường Hoàng Diệu, và trong bày hình ảnh, tư liệu của cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 do bảo tàng Cách mạng Việt nam phối hợp.
    Đến hết tháng 10, thành cổ sẽ đóng cửa để trùng tu và tiếp tục nhận bàn giao thêm một số phần nữa từ Bộ Quốc phòng.
    Sau đây là cuộc trao đổi với ông Phan Duy Thắng, Phó trưởng Ban quản lý di tích Thành cổ Hà Nội nhân sự kiện này:
    * Thưa ông, du khách sẽ được đến thăm những vị trí nào trong Thành cổ?
    - Ngoài ba điểm đã mở cửa đón khách tham quan sau khi được Bộ Quốc phòng chuyển giao cho TP Hà Nội vào năm 1998, là Đoan Môn, Bắc Môn và Hậu Lâu (rộng 7.000m2), khu vực Thành cổ hiện thuộc sự quản lý của Hà Nội, gồm: nền điện Kính Thiên, Nhà con Rồng, Hầm trú bom, và di tích Cách mạng nhà D67 (rộng hơn 4ha) sẽ đón khách tham quan trong một thời gian, dự kiến từ ngày 2-10, và có thể kéo dài đến hết tháng 10-2004.
    Khách tham quan sẽ đi theo một "tour" cố định bắt đầu từ đường Nguyễn Tri Phương, qua khu vực điện Kính Thiên (mà nay chỉ còn thềm rồng chín bậc với đôi rồng đá thời Lê). Tiếp đó, du khách sẽ được đến Nhà con Rồng. Từ đó sẽ theo đường Hầm trú bom thông qua Nhà D67, nơi từng diễn ra cuộc họp giữa Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương về những quyết sách chiến lược cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.
    Đội ngũ thuyết minh do Ban Quản lý đào tạo sẽ kết hợp với các cán bộ của Bảo tàng Hà Nội giới thiệu với du khách về các di tích, hiện vật tại đây.
    * Nhìn chung, Thành cổ không còn lưu giữ được nhiều dấu tích thành quách, cung điện như trong trí tưởng tượng của mọi người. Vậy làm sao để "tour" tham quan này hấp dẫn được đông đảo công chúng, với nhiều thứ để xem, nghe?
    - Chúng tôi sẽ sử dụng toàn bộ tầng hai Nhà con Rồng để trưng bày khoảng gần 400 hiện vật khảo cổ tiêu biểu ở khu di tích Ba Đình với đầu rồng thời Lý, cùng hiện vật gốm, sứ... Nhiều hiện vật trong số đó đã được công chúng biết đến qua các cuộc triển lãm quy mô cả ở Bắc và Nam, nhưng theo tôi, một cuộc trưng bày ngay tại Thành cổ Hà Nội sẽ có ý nghĩa nhất.
    Thực tế là, khi những hiện vật nổi trên mặt đất không còn nhiều, thì những trưng bày này sẽ giúp công chúng hình dung phần nào về lịch sử kinh thành Thăng Long xưa. Ngoài ra, công chúng cũng được tận mắt chứng kiến các di tích lịch sử Cách mạng mà một thời kỳ dài cũng từng là chốn "thâm cung".
    * Xin ông cho biết Ban Quản lý đã có kế hoạch lâu dài để bảo tồn Thành cổ chưa?
    - Ban Quản lý mới chính thức đi vào hoạt động được hơn một tháng nay (từ ngày 1-8-2004). Kế hoạch lâu dài để bảo tồn khu vực này còn ở phía trước. Sẽ phải thành lập hội đồng khoa học làm nhiệm vụ thẩm định giá trị di tích và tư vấn phương án bảo tồn với sự tham gia của nhiều giới, không chỉ có các nhà khoa học xã hội...
    Theo suy nghĩ của riêng tôi, có thể tạo dựng nơi đây trở thành một không gian văn hóa lịch sử gắn kết Thành cổ và khu di tích Ba Đình mới phát lộ tại 18 Hoàng Diệu. Căn cứ trên thực tế, với các tầng lớp di tích chồng lên nhau thì vấn đề là phải làm sao tìm ra giải pháp bảo tồn cả hai , lịch sử gần 1.000 năm của kinh thành Thăng Long, và lịch sử Cách mạng hào hùng thời đại Hồ Chí Minh.
    Tôi cũng được biết, có nhà khoa học cho rằng, chúng ta nên phục dựng ngay tại nơi đây những lâu đài, cung điện giống như các nước trong khu vực (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) đã làm.
    Ý tưởng độc đáo đó cũng nên được quan tâm, và nếu có điều kiện chúng ta có thể hiện thực hóa nó để phát huy hơn nữa giá trị của di tích. Song, có điều, chúng ta cần thời gian, có khi là cả một thế hệ cũng nên!
    * Vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo cho Bộ Văn hóa - Thông tin và TP Hà Nội chuẩn bị lập hồ sơ đề cử khu vực Thành Hà Nội (gồm cả khu di tích Ba Đình mới phát lộ) là Di sản thế giới. Vậy, nhiệm vụ mà Ban Quản lý đặt ra trong thời gian tới là gì?
    - Một trong những nhiệm vụ đầu tiên quan trọng của Ban Quản lý là giúp Sở Văn hóa - Thông tin và các cơ quan quản lý chuyên trách lập quy hoạch tổng thể khu vực Thành cổ Hà Nội, cũng như kế hoạch tổ chức thực hiện tu bổ, tôn tạo và phục hồi các di sản văn hóa trong di tích.
    Được biết, trước khi Ban Quản lý được thành lập, Ban Dự án thuộc Sở Văn hóa - Thông tin đã bắt tay tiến hành dự án lập Quy hoạch Thành cổ. Sắp tới, dự án này sẽ được bàn giao cho chúng tôi quản lý.
    Theo tôi, tất cả khu vực này đều là di tích (di tích văn hóa, di tích lịch sử Cách mạng). Nhưng để lập được quy hoạch cho cả khu vực Thành cổ rộng mấy vạn m2 này thì cần tính xem nên giữ lại và bỏ đi những gì.
    Trên thực tế, với Cố đô Huế gồm cả khu vực Thành Nội và các lăng tẩm nằm rải rác mà ta vẫn bảo tồn một cách hiệu quả thì với Thành cổ không phải là không làm được nếu có đủ thời gian và điều kiện vật chất.
    (Tuổi Trẻ 2/10/2004)
  5. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Thành cổ Hà Nội - những thăng trầm lịch sử​
    Chúng ta biết gì về khu vực Cấm thành mà Bộ Quốc phòng vừa bàn giao cho TP Hà Nội cuối tháng tư vừa qua - khu di tích được giới khoa học đánh giá là tiêu biểu nhất cho bề dày văn hóa, bản sắc văn hóa Việt Nam?
    Năm 1010, sau khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên là Thăng Long. Thực hiện Chiếu chỉ của triều đình, nhân dân Thăng Long đã tham gia đắp đất, xây thành.
    Ngay từ đầu, thành Thăng Long được chia thành hai phần: Hoàng thành và Kinh thành, trong đó Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành-là nơi Vua ở và làm việc của Triều đình. Trong Hoàng thành lại ngăn thành một nơi gọi là Cấm thành, có tường xây kiên cố và bảo vệ nghiêm ngặt, thời Lý gọi là Long thành, thời Trần gọi là Long Phượng thành.
    Trong Hoàng thành các đời vua đều cho xây dựng những cung điện nguy nga, tráng lệ. Ngoài ra, các Vua Lý còn cho đắp nhiều ngọn núi đất trong đó có nơi trở thành danh thắng như núi Nùng, núi Thái Hòa?
    Dưới thời nhà Lý, ngoài những đợt xây dựng quy mô lớn vào các năm 1011, 1029, 1203 Hoàng thành thường xuyên được tu sửa, xây mới hầu như đời vua nào cũng làm, năm nào cũng làm.
    Kinh thành Thăng Long thời Lê vẫn là kinh thành Thăng Long thời Lý, Trần? những công trình cũ đã hư hại thì được sửa chữa lại, công trình nào bị phá hủy thì được xây mới, tất cả đều mang đặc điểm, phong cách kiến trúc, mỹ thuật thời Lê.
    Các vua thời Lê cho mở rộng Hoàng thành vào các năm 1473, 1490, 1514.
    Chính giữa Hoàng thành là điện Kính Thiên xây dựng năm 1428, là nơi Vua cùng triều thần bàn việc nước. Bên phải điện Kính Thiên là điện Chí Kính, phía sau chếch về bên trái là điện Vạn Thọ. Trước điện Kính Thiên là điện Thị Triều-nơi quan lại chuẩn bị vào chầu Vua. Phía ngoài điện Thị Triều là Đoan Môn có hai cửa Đông Tràng An và Tây Tràng An ở hai bên ăn thông ra hai hướng đông và tây trong Hoàng thành.
    Sang thế kỷ XVIII, Hoàng thành bị sụt lở nhiều, khi nhà Tây Sơn ra Thăng Long, các cửa thành đã đổ gần hết chỉ còn lại hai cửa Đại Hưng ở phía nam và Đông Hoa ở phía đông. Nhà Nguyễn lên ngôi, Thăng Long từ vị trí Kinh đô của quốc gia trở thành trấn thành rồi tỉnh thành.
    Mất vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế? các công trình trong Hoàng thành phải thay đổi quy mô.
    Năm 1805, vua Gia Long lệnh phá bỏ thành cũ, xây lại theo kiến trúc của Pháp. Các công trình trong thành được bố trí kế thừa những di tích của triều đại trước: Chính giữa vẫn là điện Kính Thiên. Thềm điện Kính Thiên cao ba cấp, có chạm những con rồng bằng gỗ. Gần điện có Hành Cung là nơi Vua ngự mỗi khi kinh lý Bắc thành. Từ điện Kính Thiên đi ra là Đoan môn, cấu trúc gồm ba cửa trong đó cửa chính giữa dành cho nhà Vua, hai cửa nhỏ dành cho các quan lại. Hai đàn Xã và Tắc để tế trời đặt bên trái ngoài Đoan Môn cùng một Đình bia ghi công trạng của vua Gia Long.
    Năm 1805 Vua Gia Long cho xây dựng Kỳ Đài (Cột Cờ) gần Đình bia. Để xứng tầm với một ?otỉnh thành?, năm 1831 Vua Minh Mạng ra lệnh hạ thấp tường thành và đổi tên là thành Hà Nội.
    Năm 1848, Vua Tự Đức cho phá dỡ các cung điện còn lại trong thành, những đồ chạm khắc mỹ thuật bằng gỗ, đá đều đưa về Huế, chỉ còn sót lại rồng đá ở điện Kính Thiên?
    Qua bao thăng trầm của lịch sử, Hoàng thành đã chịu nhiều biến cố, tác động xấu đến diện mạo, quy mô các công trình kiến trúc. Phong kiến phương bắc nhiều lần tiến công cướp phá Thăng Long và để lại những hậu quả nặng nề, các công trình kiến trúc bị phá hủy, tư liệu vật thể bị cướp.
    Cuối thế kỷ 13, quân Nguyên-Mông nhiều lần cướp phá Thăng Long. Sang thế kỷ XIV (năm 1371 đến 1378), quân Chiêm Thành đã bốn lần đem quân tấn công đốt phá kinh thành. Trong tình trạng hoang tàn ấy, nhà Hồ (năm 1397) lại quyết định dời đô về Thanh Hóa?
    Đặc biệt trong 20 năm xâm lược, nhà Minh đã phá nát cung điện, đền chùa, bảo tháp? lấy đồng đúc vũ khí?
    Khi giặc Pháp đóng chiếm trong điện Kính Thiên, củng cố tường chung quanh thành pháo đài kiên cố. Chúng cho phá điện, xây nhà chỉ huy pháo binh, Đoan Môn bị Pháp sửa biến thành trại lính?
    Cuối cùng, năm 1893, thực dân Pháp lại quyết định phá bỏ toàn bộ tường thành. Trong 62 năm (từ 1892 đến 1954) đóng quân trong thành, người Pháp với tư tưởng thực dân đã biến Thành cổ Hà Nội thành một khu quân sự, một trại lính. Hầu như tất cả các công trình cổ còn lại đã bị biến thành nhà ở hoặc phá bỏ lấy đất, gạch xây các công trình quân sự, nhà ở cho các sĩ quan, binh lính, kho tàng?
    Từ Hoàng thành trở thành trại lính Pháp, diện mạo kiến trúc Thành cổ đã bị phá nát gần như hoàn toàn. May mắn còn sót lại cho đến nay dấu vết của Kỳ Đài (Cột Cờ), Đoan môn, nền điện Kính Thiên, Bắc Môn thời Nguyễn vì chúng được sử dụng vào mục đích quân sự...
    Theo Quân đội Nhân dân - ND
    Bản đồ thành cổ Hà Nội
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 11:51 ngày 02/10/2004
  6. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Vì sao đầu tư nước ngoài giảm?​
    Một cuốn sách giáo khoa môn ?okinh doanh quốc tế?, ấn bản năm 2004, trong chương ?oĐánh giá và chọn quốc gia? đã có một ví dụ về Việt Nam như sau: ?oViệt Nam có hàng ngàn viên chức chính phủ có quyền gây khó khăn cho doanh nghiệp nước ngoài. Hành động của họ phản ánh không chỉ những gì họ cho là quyền lợi quốc gia mà còn... để nhận hối lộ nhờ xin-cho?.
    Lâu nay để đối phó tình trạng đầu tư nước ngoài (FDI) giảm sút, chúng ta thường tìm cách cải thiện môi trường bằng các biện pháp như áp dụng chuyện ?omột dấu, một cửa?, cấp giấy phép nhanh hay nộp hồ sơ đầu tư qua mạng. Sâu hơn, cũng đã có những nỗ lực tìm đất cho nhà đầu tư, hỗ trợ trong khâu giải tỏa đền bù. Các địa phương cũng tìm cách cạnh tranh thu hút nhà đầu tư bằng ưu đãi giá thuê đất hay miễn giảm thuế.
    Các biện pháp này hầu như không mấy thành công vì chúng không đánh trúng những gì nhà đầu tư cần. Các công ty lớn bỏ ra hàng chục triệu đôla vào một dự án nào đó ắt không vì thời gian xin phép dài một tuần hay một vài tháng mà nản lòng; giảm thuế thì họ mừng, nhưng không giảm họ vẫn đầu tư nếu tính toán thấy dự án có lãi.
    Cải thiện không đúng địa chỉ
    Để hiểu nhà đầu tư muốn gì và khả năng chúng ta đáp ứng được đến đâu, cần tìm hiểu động cơ của nhà đầu tư nước ngoài, chứ không nên bị ?oxao động? bởi những câu phát biểu như: ?oTôi vào đầu tư vì tôi yêu đất nước và con người Việt Nam?.
    Mục tiêu của nhà đầu tư rất đa dạng. Họ phải vào sản xuất ở Việt Nam vì sản phẩm của họ ở nước ngoài nhập vào đây chịu nhiều rào cản thương mại như hạn ngạch, thuế cao. Hàng loạt các nhà đầu tư ngành xe máy, xe hơi lập dự án ở Việt Nam là vì lý do này. Cũng có thể hàng của nhà đầu tư xuất sang nước thứ ba phải chịu rào cản tương tự, trong khi nếu hàng xuất xứ từ Việt Nam thì được hưởng ưu đãi. Thế là họ cân nhắc đến Việt Nam sản xuất để sản phẩm mang xuất xứ Việt Nam - như trường hợp các công ty dệt may. Nhiều trường hợp khác, nhà đầu tư nhắm đến thị trường trên 80 triệu dân của chúng ta để bán được hàng, hay tận dụng nguồn nhân công giá rẻ như các nhà thầu phụ của Nike làm giày xuất khẩu. Nguồn tài nguyên của Việt Nam cũng là động lực đối với nhiều nhà đầu tư khác.
    Giữa những năm 1990, hàng trăm dự án FDI ào ạt vào Việt Nam không nhằm những mục đích trên mà chỉ là theo chân để phục vụ nhà đầu tư trước đó. Vì thế rất nhiều dự án khách sạn, sân golf bị đóng băng do lượng khách hàng dự án nhắm đến đã không xuất hiện.
    Một loại FDI khác nhắm đến Việt Nam để đặt cơ sở sản xuất một số công đoạn nào đó trong cả dây chuyền phân công toàn tập đoàn, như dự án của Fujitsu. Loại dự án này thường lớn cả trăm triệu đôla và đây mới chính là xu hướng FDI lâu dài, có lợi cho nước chủ nhà nhất.
    Đối chiếu với các động cơ đa dạng này, chúng ta có thể thấy những cải thiện mang tính hình thức như cấp giấy phép nhanh hay chậm, ưu đãi thuế... chỉ đóng vai trò khiêm tốn trong cân nhắc vào đây làm ăn hay đi nơi khác của nhà đầu tư. Động cơ của họ cao, chẳng hạn trong trường hợp để vượt rào cản thương mại, thì khó khăn mấy họ cũng vào. Nhưng nếu đây là dự án nằm ở đâu cũng được, thì trong các tiêu chí nhà đầu tư tính toán để đưa ra quyết định, rào cản hành chính tại Việt Nam chỉ chiếm phần ưu tư rất nhỏ.
    Nhà đầu tư cần gì?
    Không cần là nhà đầu tư cỡ lớn, chúng ta cũng có thể hình dung khi đi sang làm ăn ở nước khác ai cũng phải lập kế hoạch. Kế hoạch càng chi tiết, càng tự tin mà tiến hành. Nhưng để lập kế hoạch, cần có nhiều tham số, cần có khả năng tiên liệu tương lai. Và đây chính là điểm yếu nhất của môi trường đầu tư tại nước ta. Nhà đầu tư sợ nhất là chuyện thay đổi chính sách, làm đảo lộn mọi kế hoạch của họ, đưa họ vào chỗ ?odấn tới thì thua lỗ, rút lui càng thua lỗ hơn?.
    Nhưng vì sao chính sách của chúng ta hay thay đổi? Ở đây có hai tình huống: thay đổi là để bảo vệ lợi ích quốc gia và thay đổi để giải quyết các chuyện trước mắt. Có lẽ chúng ta đều hiểu FDI vừa có lợi cũng vừa gây thiệt hại, như tác động mạnh lên cán cân thanh toán, cán cân thương mại. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cạnh tranh trực tiếp với công ty trong nước cả ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, chi phối thị trường, khai thác nguồn tài nguyên và tác động đến môi trường.
    Quan trọng hơn, các công ty đa quốc gia trong chiến lược toàn cầu có thể buộc dự án của họ tại một nước nào đó thua lỗ để phục vụ mục tiêu chung của họ. Nước nào cũng có chính sách, một mặt để khuyến khích đầu tư nước ngoài, một mặt để giảm thiểu những tác động không như ý của khu vực này trong nền kinh tế. Thế nhưng đa phần các thay đổi chính sách của chúng ta là biện pháp tình thế, nhằm giải quyết một vấn đề thời sự đang nổi lên.
    Từ chuyện buộc các công ty phải Việt hóa sản phẩm của họ, kể cả những sản phẩm như Coca-Cola, Tiger, đến chuyện kết hối ngoại tệ, thay đổi thuế suất, thay đổi hạn ngạch, hạn chế số lượng người nước ngoài trong công ty, tất cả đều có lý do, đều có lý vào lúc ra quyết định. Nhưng cứ tưởng tượng mỗi lần thay đổi chính sách như thế, nhà đầu tư phải vò đầu bứt tóc làm lại kế hoạch dự án, tính toán rủi ro, làm sao họ an tâm đầu tư cho được. Những ai đã lỡ vào rồi đành phải chịu và phản ứng qua nhiều kênh thông tin. Những ai chưa vào, trên bàn cờ cân nhắc của họ lại thêm một tiêu chí: sự ổn định chính sách mà điểm của Việt Nam vào hạng thấp nhất trong các nước khu vực, dù đa phần các thay đổi chính sách này phải rút lại sau một thời gian.
    Quan trọng hơn thế, các viên chức chính quyền mà nhà đầu tư phải tiếp xúc hàng ngày phần lớn rất đỏng đảnh với giới đầu tư nước ngoài. Tâm lý dùng biện pháp tình thế để giải quyết chuyện trước mắt ảnh hưởng đến suy nghĩ của nhiều người trong giới này.
    Họ tự cho mình nhiệm vụ phải ?ocân nhắc? sao cho hạn chế ?otác động xấu? của đầu tư nước ngoài theo cách hiểu hạn hẹp của họ. Lâu rồi thành quen, trong khi thực chất, họ sử dụng quyền hạn này để thu lợi cá nhân là chính, như nhận xét của tác giả cuốn sách giáo khoa ở đầu bài.
    Họ làm được điều này vì hành lang luật pháp của chúng ta không rõ ràng, rất nhiều trường hợp cấp phép ở dạng làm thí điểm. Lấy ví dụ, chúng ta có chính sách chưa cấp phép cho các dự án 100% vốn nước ngoài trong lãnh vực quảng cáo. Các công ty quảng cáo lớn nước ngoài có thâm nhập thị trường được không? Được nếu họ tin tưởng người họ giao phó nhiệm vụ lập một công ty trong nước để liên doanh với chính họ. Hay nếu lập văn phòng đại diện, tiến hành mọi chuyện như một chi nhánh công ty nếu chịu lập lờ trong sổ sách. Kiểu làm ăn như thế chỉ thu hút được các công ty nhỏ, hay có động cơ mạnh vì lợi nhuận lớn chứ các tập đoàn lớn, không bao giờ chịu rủi ro mà họ không lường hết, đời nào chịu vào.
    Chính sách đúng đắn
    Một chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đúng đắn không nhất thiết phải sử dụng biện pháp tình thế để mong xoay chuyển số vốn FDI đang giảm. Chẳng hạn, chuyện cho phép một số công ty FDI chuyển sang dạng công ty cổ phần, tiến đến chỗ niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư khi đã chọn lựa hình thức đầu tư trực tiếp không hề lẫn lộn với hình thức đầu tư gián tiếp; mắc gì chúng ta phải tạo ra sự xáo trộn không cần thiết này.
    Một tâm lý phổ biến hiện nay là: ?oLoại dự án này cần gì phải đầu tư nước ngoài, chúng ta làm được.? Đúng là chúng ta không cần vốn lắm trong nhiều trường hợp như xây khách sạn, cao ốc nhưng chúng ta vẫn cần thuê các công ty nước ngoài quản lý các dự án này. Điều chúng ta cần hiện nay là các dự án FDI tuyển dụng nhiều lao động để giải quyết công ăn việc làm, các dự án thuộc loại sản xuất một phần trong công đoạn toàn cầu của các tập đoàn lớn để nâng kim ngạch xuất khẩu, các dự án sử dụng công nghệ cao, kỹ năng quản lý hiện đại để mong nhận chuyển giao công nghệ và bí quyết làm ăn.
    Trong buổi nói chuyện tại Saigon Times Group, ông Avraham Nir, đại sứ Israel tại Việt Nam có một gợi ý rất đáng chú ý. Ông nói tại sao không lập những dự án sản xuất nông sản đặc biệt, tận dụng nguồn nhân lực và khí hậu, thổ nhưỡng tại Việt Nam kết hợp với công nghệ nông nghiệp tiên tiến của Israel để xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
    Chúng ta cũng nên tận dụng xu hướng chuyển loại công việc bàn giấy ra nước ngoài mà hiện nay nhiều tập đoàn u-Mỹ đang theo đuổi để biến Việt Nam thành một địa chỉ nhận outsourcing sau Ấn Độ, Philippines hay Trung Quốc.
    Một khi đã xác định ưu tiên, không khó để thấy chúng ta phải làm gì để thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong các lãnh vực trên. Đầu tiên là phải làm sao để ngăn chận sự can thiệp đôi lúc rất thô bạo của một số viên chức cấp dưới. Ở đây khó lòng nói đến chuyện thay đổi nhận thức trong một sớm một chiều. Phải tạo lập cơ chế cho nhà đầu tư thấy sự minh bạch trong chính sách và tạo điều kiện cho họ khiếu nại nếu bị nhũng nhiễu. Dùng một số trường hợp điển hình để tạo dấu ấn Việt Nam đã có sự nhất quán trong xử lý mọi sự gây phiền hà để tạo niềm tin vào luật pháp, không còn sự can thiệp từ bất kỳ cá nhân nào trong bộ máy.
    Lâu dài hơn, chúng ta phải nghiên cứu chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài sao cho hài hòa lợi ích của quốc gia và nhà đầu tư. Đây là việc khó nhưng không phải không làm được. Sau đó, cần phải có những thông điệp dứt khoát từ cấp lãnh đạo cao nhất, cam kết Việt Nam sẽ làm đúng theo chiến lược này, chấm dứt những thay đổi chính sách nhất thời không đúng chiến lược chung. Làm điều này cần có thời gian và quyết tâm cao nhưng nếu thành công, sẽ đảo ngược xu hướng giảm vốn đầu tư nước ngoài hơn hẳn các biện pháp nửa vời, chỉ có lợi cho những nhà đầu tư mà chưa chắc chúng ta đã muốn thu hút.
    (Theo Tuổi Trẻ chủ nhật 3/10/2004)
  7. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Sự kiện chính trị quan trọng nhất trong năm: Khai hội ASEM 5
    Chưa bao giờ Việt Nam được vinh dự đứng ra tổ chức một buổi họp quan trọng đến như vậy. Cuối cùng, giờ G đã điểm. Đúng 9h30 sáng nay, ASEM5 đã khai mạc trọng thể, ghi một mốc son trong quan hệ hai châu lục Á - Âu.
    Hội trường Ba Đình hôm nay rực rỡ lạ thường. Cũng chưa bao giờ nơi đây được chứng kiến một sự hội ngộ đông đảo các vị nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo cao cấp của nhiều nước đến thế. Trên nền phông màu vàng nhạt nổi bật dòng chữ "Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 bằng hai ngôn ngữ Việt và Anh cùng các biểu tượng của khối. Trên bục cao là 39 lá cờ của 38 quốc gia thành viên và Liên minh châu Âu cắm thành hàng sát cánh bên nhau. Tất cả đã sẵn sàng cho một ASEM 5 hứa hẹn thành công tốt đẹp.
    9h45 phút, ************* Trần Đức Lương đọc diễn văn khai mạc. Chủ tịch nói: "Tôi hân hạnh thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam chào mừng các vị nguyên thủ quốc gia, các vị thủ tướng, những đoàn đại biểu và các thành viên ASEM đến Thủ đô Hà Nội tham dự Hội nghị cấp cao Á - Âu ASEM 5.
    VN bày tỏ sự cam kết mạnh mẽ của mình thực hiện chính sách đối ngoại tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Với tinh thần trách nhiệm cao, VN đã và đang làm hết sức mình để có những đóng góp quan trọng vào các nỗ lực chung của các thành viên khác bảo đảm thành công cho Hội nghị cấp cao Hà Nội.
    Châu Á và châu Âu từ lâu đã trở thành đối tác tự nhiên của nhau, liên kết Á - Âu là một tất yếu khách quan. ASEM chính là sự lựa chọn chiến lược của cả châu Á và châu Âu, tiến trình độc đáo này đã và đang tạo khuôn khổ phù hợp cho việc xây dựng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai châu lục trong TK thứ XXI. ASEM gắn kết hơn 2,3 tỷ người từ các nền văn hoá khác nhau qua 2 nôi văn minh vĩ đại nhất của nhân loại, vượt qua mọi khác biệt để hướng tới sự thống nhất trong đa dạng. ASEM kết nối hai trong ba trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá trên thế giới với gần 40% dân số và gần 50% GDP của thế giới hướng tới quan hệ đối tác chặt chẽ hơn.
    Trong gần 1 thập kỷ qua kể từ khi ra đời, triến trình ASEM đã phát triển năng động và đạt được những kết quả quan trọng. Đối thoại và hợp tác ngày càng đa dạng phong phú hơn trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi, mở rộng những điểm đồng đã làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tạo tiền đề thuận lợi cho sự hợp tác sâu rộng hơn giữa hai châu lục?
    Trong tình hình đó, Hội nghị cấp cao ASEM 5 với chủ đề bao trùm và xuyên suốt: tiến tới quan hệ đối tác Á - Âu sống động và thực chất hơn, có nhiệm vụ rất quan trọng là đề ra biện pháp và bước đi phù hợp để đạt được mục tiêu này. Hội nghị cấp cao HN cần truyền đi thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm cao, tầm nhìn xa và cam kết hành động thiết thực của các vị lãnh đạo nhằm đưa tiến trình ASEM sang giai đoạn phát triển mới, hướng tới mục tiêu tạo dựng mối quan hệ đối tác Á-Âu toàn diện."
    Cuối bài diễn văn, Chủ tịch Trần Đức Lương chính thức tuyên bố khai mạc ASEM, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
    Tiếp theo đó, Bộ trưởng Hợp tác phát triển Bỉ Arman De Decker phát biểu, nêu bốn chủ đề cần thảo luận tại hội nghị ASEM lần này là: Cuộc chiến chống khủng bố; Phòng chống HIV/AIDS để đại dịch không vượt quá tầm kiểm soát; Tăng cường hợp tác kinh tế; Đối thoại chính trị.
    Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Nhật J.Koizumi nhấn mạnh tới việc mở rộng hợp tác trong khuôn khổ các nước Á - Âu. Thứ hai, tăng cường chủ nghĩa đa phương có hiệu quả mà một trong những nội dung trọng tâm thảo luận là cải tổ Liên hiệp quốc, bày tỏ sự lo ngại với những mối đe doạ chung như khủng bố. Thứ ba là thúc đẩy sự hợp tác sống động của ASEM thông qua việc kiếm tìm các biện pháp hợp tác kinh tế có hiệu quả, đồng thời tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các thành viên. Vấn đề thứ tư là bàn về tương lai của ASEM với khả năng mở rộng thành viên.
    Tiếp theo, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Romano Prodi phát biểu. Ông chúc mừng VN chủ động đăng cai và chuẩn bị hết sức chu đáo cho ASEM5. Sự kiện kết nạp 13 thành viên mới làm cho tiến trình hợp tác ASEM trở nên rộng lớn hơn. Ông tin tưởng hội nghị sẽ gặt hái được nhiều thành quả quan trọng. Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp tác Á-Âu, đồng thời cho rằng cần nâng cao vai trò quan trọng của LHQ, tăng cường hợp tác chống khủng bố, thực hiện mục tiêu Doha bảo vệ môi trường, hợp tác trong các lĩnh vực văn minh, văn hoá, đối thoại cởi mở hơn vấn đề Myanmar. Kết thúc, Chủ tịch UB châu Âu Romano Prodi tin tưởng "chúng ta sẽ cam kết hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn" và "chúc hội nghị thành công".
    Sau phát biểu của ông Prodi, ông Per Stig Moller, quyền Thủ tướng Đan Mạch khẳng định việc mở rộng ASEM trở thành chất xúc tác trong quan hệ Á - Âu. Theo ông, thế giới hiện đang đứng trước nhiều mối lo về khủng bố, giết người hàng loạt và nguy cơ bệnh dịch, nghèo đói. Vì vậy, cần có giải pháp chung để giải quyết những vấn đề này. Củng cố LHQ là một trong những nội dung trọng tâm và Đan Mạch mong hợp tác với ASEM ở lĩnh vực này. Việc chống khủng bố phải có biện pháp để không làm phương hại tới các giá trị xã hội. Theo ông Moller, đối thoại là cách tốt nhất để tránh những cực đoan và chia rẽ. Đan Mạch cam kết tham gia mạnh mẽ trong vấn đề này. Ông cũng hoan nghênh Việt Nam với đề xuất: hội nghị sẽ ra thông cáo về quan hệ hợp tác kinh tế Á - Âu chặt chẽ hơn.
    Lễ khai mạc Hội nghị ASEM5 kết thúc bằng hoạt động các đại biểu đứng chụp ảnh kỷ niệm chung ..
    (Theo VietnamNet)
  8. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Danh sách các Trưởng đoàn dự Lễ khai mạc ASEM 5​
    1. Thủ tướng VN Phan Văn Khải, Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEM 5;
    2. Quốc vương Brunei Sultan and Yang Di-Pertuan Hassanal Bolkiah;
    3. Tổng thống Pháp Jacques Chirac;
    4. Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun;
    5. Tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo;
    6. Thủ tướng Lào Bounnhang Vorachit;
    7. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo;
    8. Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi;
    9. Thủ tướng Campuchia Hun Sen;
    10. Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra;
    11. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long;
    12. Thủ tướng Malaysia Doto Seri Abdullah Bin Haji Ahmad Badawi;
    13. Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder;
    14. Thủ tướng Ba Lan Marek Belka;
    15. Thủ tướng Thụy Điển Goran Persson;
    16. Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker;
    17. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Romano Prodi;
    18. Thủ tướng Áo Wolgang Schussel;
    19. Thủ tướng Estonia Juhan Parts;
    20. Thủ tướng Phần Lan Vanhanen Matti Taneli;
    21. Thủ tướng Ailen Bertie Ahern;
    22. Thủ tướng Latvia Indulis Emsis;
    23. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tư pháp Malta Tonio Borg;
    24. Phó Thủ tướng Italy Gianfranco Fini;
    25. Phó Thủ tướng Thứ nhất Tây Ban Nha Maria Teresa Fernandez De La Vega;
    26. Phó Thủ tướng Anh John Prescott;
    27. Bộ trưởng Hợp tác phát triển Bỉ Arman De Decker;
    28. Bộ trưởng Ngoại giao CH Síp George Iacovou;
    29. Bộ trưởng Ngoại giao CH Séc Cyril Svoboda;
    30. Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Per Stig Moller;
    31. Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Petros Molyviatis;
    32. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia N. Hassan Wirajuda;
    33. Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Antanas Valionis;
    34. Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Lao động Myanmar U Tin Winn;
    35. Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Bernard Rudold Bot;
    36. Bộ trưởng Kinh tế Bồ Đào Nha Alvaro Barreto;
    37. Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Eduard Kukan;
    38. Bộ trưởng Phụ trách các vấn đề châu Âu Slovenia Milan Martin Cvikl;
    39. Quốc vụ khanh Chính trị Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Hungary Barsony Andras.
  9. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Những kết quả đạt được sau Hội nghị thượng đỉnh cấp cao ASEM 5​
    Hội nghị ASEM 5 đã thông qua 9 sáng kiến hợp tác về các lĩnh vực và ghi nhận hai sáng kiến khác.
    * Các sáng kiến mới được các vị lãnh đạo thông qua:
    1.Hợp tác ASEM ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực (đồng sáng kiến của VN, Thụy Điển, Hàn Quốc, Brunei, Nhật bản và Ireland)
    2. Hội thảo ASEM về hợp tác khoa học và công nghệ Á ?" Âu về công nghệ sạch (Ủy ban châu Âu và VN)
    3. Hợp tác Á ?" Âu về kiểm soát dịch bệnh HIV/AIDS (Thụy Điển, VN(Hà Lan và Philippines)
    4. Triển lãm thương mại và đầu tư Á ?" Âu (Trung Quốc, Áo và Đức)
    5. Tài liệu định hướng về Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo chính trị trẻ tuổi Á ?" Âu (Trung quốc và Đan Mạch)
    6. Sáng kiến tăng cường an ninh mạng trong khu vực Á ?" Âu (Hàn Quốc, Singapore, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Philippines và Trung quốc)
    7. Giai đoạn hai chương trình học bổng ASEM DUO (Hàn Quốc, Singapore, Pháp và Đan Mạch)
    8. Sáng kiến ASEM: Đối thoại giữa các tôn giáo (Indonesia, Anh và Ủy ban châu Âu)
    9. Trung tâm nghiên cứu và giáo dục Á ?" Âu về học suốt đời (Đan Mạch, Thụy Điển và Thái Lan)
    * Sáng kiến mới được các lãnh đạo ghi nhận:
    1.Sáng kiến ASEM về đại dương (Philippines và Bồ Đào Nha)
    2. Hội thảo ASEM về hợp tác trong cách ly y tế để phòng tránh và kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Việt Nam)
    Đàm phán song phương với EU kết thúc thắng lợi
    - Mức thuế trung bình mà VN sẽ áp dụng vào khoảng 16% đối với hàng hóa công nghiệp, 22% đối với thủy sản và 24% đối với sản phẩm nông
    - Trong 10 ngành dịch vụ, VN có nhiều cam kết trên các lĩnh vực gồm vận tải, tài chính, xây dựng phân phối, môi trường... EU đã chấp nhận quan điểm chặt chẽ của VN đối với ngành du lịch và viễn thông. Theo đó, phía nước ngoài trong các liên doanh của ngành công nghiệp không khói chỉ được sở hữu dưới 30% và ngành viễn thông không được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
    - Bộ trưởng Tuyển cho rằng, thành công trong việc đàm phán với EU sẽ tạo thuận lợi cho VN trong các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ tới đây. Đây cũng là cơ sở để EU sớm công nhận VN là nước có nền kinh tế thị trường.
    Đối với tiền trình gia nhập WTO
    - Việt Nam sẽ gia nhập WTO vào cuối năm sau
    - Đối với các nội dung đàm phán về nông nghiệp, thuế và dịch vụ: EU thông cảm và chấp nhận VN là nước có nền kinh tế phát triển thấp đang trong quá trình chuyển đổi do vậy họ khá linh hoạt để đáp ứng những điều kiện đặc thù của ta. Bản chào trong lĩnh vực dịch vụ VN đưa ra 10 ngành với 92 phân ngành. Phía EU có đưa ra một số yêu cầu cao hơn bản chào, song VN còn đang xem xét.
    - Riêng về nông nghiệp, EU đồng ý cho VN thực hiện trợ cấp trong 3 năm đặc biệt với những mặt hàng như gạo, cà phê. Theo đánh giá của Bộ Thương mại, đây là điều kiện thuận lợi để ngành nông nghiệp của VN tự hoàn thiện nâng cao chất lượng nhằm đủ sức cạnh tranh khi VN gia nhập WTO.
    Một số mặt hàng xa xỉ như rượu, xe máy cũng được EU xem xét một cách mềm dẻo. Ông Raffaele Mauro Petriccione cho biết, quan điểm của châu Âu là muốn cùng VN chia sẻ thị trường, do đó không đề cập đến yêu cầu phải mở cửa hoàn toàn các mặt hàng này. Hiện EU đã có một số thỏa thuận về thuế suất các mặt hàng xa xỉ gắn với Hiệp định dệt may đang thực thi.
    Đặc điểm EU cũng như cộng đồng quốc tế đánh giá cao nhất là VN đã thực hiện cải cách kinh tế trước khi xin gia nhập WTO. "Điều này cho thấy VN hoàn toàn tự nguyện muốn tham gia tổ chức thương mại toàn cầu. Đây là lợi thế rất lớn của VN trong các cuộc đàm phán", ông Petriccione nhấn mạnh.Vấn đề quan trọng nhất theo quan điểm của EU là chính phủ VN cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tổ kinh tế theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch hóa.
    Về kế hoạch sắp tới, Thứ trưởng Tự - trưởng đoàn đàm phán VN cho biết, phiên đàm phán đa phương sắp tới của VN sẽ diễn ra tại Geneve tập trung chủ yếu vào thảo luận báo cáo của ban công tác WTO. VN cũng sẽ tiến hành các phiên đàm phán song phương với Nhật Bản và một số nước khác để cố gắng cuối năm nay hoàn thành các thủ tục cuối cùng. "Hiện chính phủ đã chấp nhận hầu hết các hiệp định chính của WTO, đây sẽ là cơ sở để 147 nước thành viên đánh giá nỗ lực cũng như tiến bộ của VN trong tiến trình xin gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới", ông Tự phát biểu.
    (Theo Tuổi Trẻ 9/10/2004)

  10. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Báo chí nước ngoài viết về ASEM 5 ​
    Điê?m qua nội dung tiếng Anh cu?a các tơ? báo lớn va? hafng tin ơ? 39 nước tham gia ASEM 5 thi? ngoa?i Việt Nam, báo chí châu Á ít nhiê?u quan tâm đến sự kiện na?y hơn báo chí châu Âu.
    Trong lúc báo chí Việt Nam hâ?u như chi? có cu?ng một nội dung va? chu? đê? đưa tin thi? báo chí các nước luôn chọn một góc độ riêng đê? tươ?ng thuật vê? ky? hội nghị thượng đi?nh na?y.
    Ha?n Quốc
    Với tơ? The Korea Times cu?a Nam Ha?n sự kiện ASEM được đem lên ha?ng đâ?u, với nghị tri?nh có liên quan đến quá tri?nh đa?m phán hạt nhân với Bắc Ha?n.
    Ba?n điện tư? cu?a The Korea Times đưa a?nh tô?ng thống Roh Moo-hyun ngô?i trên ba?n hội nghị thượng đi?nh bên cạnh các nguyên thu? quốc gia khác.
    Ha?ng tít cu?a ba?i báo chính có nội dung la? ASEM kêu gọi sớm tái họp phiên 6 bên vê? hạt nhân Bắc Ha?n.
    Phóng viên cu?a báo na?y ơ? Ha? Nội theo sát chân nguyên thu? quốc gia Nam Ha?n.
    Ba?i báo ghi nhận một cuộc nói chuyện ơ? khách sạn Daewoo giưfa tô?ng thống Nam Ha?n va? thu? tướng Trung Quốc Ôn Gia Ba?o.
    Tô?ng thống Roh Moo-hyun cufng kêu gọi Liên hiệp quốc ca?i tô? va? hoạt động đê? gia tăng sự góp mặt cu?a khu vực.
    Ông nói đaf đến lúc pha?i ca?i tô? cơ quan đa quốc nhiê?u a?nh hươ?ng nhất na?y.
    Indonesia
    Trên báo The Jakarta Post la? tơ? báo lớn cu?a Indonesia thi? ASEM5 không hê? được nhắc đến trong các ha?ng tin chính, du? có một chuyện la? tin nói 10 nước ASEAN thống nhất đâ?y lu?i dịch cúm ga?.
    Ba?i phân tích va? bi?nh luận cu?a ban biên tập báo tập trung va?o sự kiện đang diêfn ra ơ? Afganistan.
    Hôm nay ơ? đó diêfn ra cuộc bâ?u cư? tô?ng thống đâ?u tiên theo thê? thức dân chu? kê? tư? sau nga?y chế độ Taleban sụp đô?.
    Ba?i báo nhắc ră?ng ngay ca? dân tị nạn Afganistan sang các nước láng giê?ng cufng có quyê?n bo? phiếu đê? chọn ra vị tô?ng thống vư?a ý trong số 18 ứng cư? viên.
    Philipin
    Báo The Manila Time cu?a Philipin đưa bức a?nh chụp 39 nguyên thu? tham gia ASEM5 lên trang nhất, với ba? tô?ng thống Arroyo ngô?i ngay giưfa, hai bên la? tô?ng thống Pháp va? thu? tướng Đức.
    Phóng viên cu?a báo thích thú với ha?nh động cu?a ba? tô?ng thống đê? nghị muốn Philipin đứng ra la?m thư ký thươ?ng trực cho ASEM.
    Phóng viên trích lơ?i ba? Arroyo nói ră?ng ASEM chuyê?n tư? đối thoại sang kết nối vưfng chắc, tư? ti?nh thân sang tha?nh đối tác, cho nên ASEM trong nhưfng năm sắp tới sef giưf một vai tro? mới.
    Ba?n tin cu?a VNA nhắc đến phiên họp giưfa chu? tịch nước Việt Nam va? tô?ng thống Arroyo, có đoạn nói ông Trâ?n Đức Lương hi vọng hai nước sef hợp tác chặt chef đê? thực hiện hiệp ước Biê?n Đông đê? gia?i quyết vấn đê? quâ?n đa?o Trươ?ng Sa va? không la?m gi? khiến câu chuyện thêm rắc rối.
    Trung Quốc
    Báo Trung Quốc có lef đặc biệt quan tâm đến nhưfng diêfn biến cu?a các cuộc đa?m phán ơ? ASEM 5.
    Hafng thông tấn nha? nước Tân Hoa Xaf liên tục phát đi nhưfng tin tức tư? hội nghị, đặc biệt la? các hoạt động chung va? chuyến công du chính thức cu?a thu? tướng Trung Quốc sang Việt Nam.
    Hafng na?y nói Việt Nam chính thức công nhận Trung Quốc có nê?n kinh tế thị trươ?ng, đê? đô?i lại Trung Quốc sef u?ng hộ Việt Nam trong quá tri?nh gia nhập WTO.
    Một ba?i khác cu?a Tân Hoa Xaf cu?a phóng viên Wu Qingcai nhận định tư? đây bắt đâ?u một trang sư? ngoại giao mới giưfa hai nước Trung Quốc va? Việt Nam.
    Phóng viên na?y nói ngoa?i nhưfng ký kết vê? kinh tế, nhưfng mô ta? lạc quan vê? tương lai hợp tác, thi? trong một buô?i nói chuyện ca? thu? tướng Ôn Gia Ba?o lâfn thu? tướng Phan Văn Kha?i đê?u to? ý ha?i lo?ng với hiệp ước biên giới trên Vịnh Bắc Bộ .
    Phóng viên na?y đưa ra một con số chứng minh vê? quan hệ thân thiện giưfa hai nước la? trong năm 2003 đaf có trên 200 đoa?n công du qua lại ma? trên 80 đoa?n la? do cấp tư? thứ trươ?ng trơ? lên dâfn đâ?u.
    Ba?i cu?a hafng tin Việt Nam VNA cufng đê? cập đến cuộc gặp giưfa thu? tướng Trung Quốc va? Việt Nam nhưng quan tâm hơn đến nhưfng vấn đê? khác, trong đó có đoạn nói thu? tướng Phan Văn Kha?i thay mặt đa?ng cộng sa?n Việt Nam cu?ng chính phu? va? nhân dân ca?m ơn Trung Quốc vê? khoa?n viện trợ đê? xây Cung hưfu nghị Việt Trung tại Ha? Nội.
    Thái Lan
    Báo Thái Lan thi? tơ? The Nation đaf loại nghị tri?nh ASEM ra kho?i các do?ng tin chính ma? thay va?o đó la? ti?nh hi?nh căng thă?ng ơ? miê?n nam nước na?y.
    Trước đó báo na?y đặc biệt quan tâm đến sáng kiến cu?a Thái Lan vê? quif ngoại tệ mạnh cho vu?ng, sư? dụng đô?ng Yen Nhật, Euro va? đô?ng đô-la.
    Ba?i cu?a hafng tin Việt Nam VNA đê? cập đến cuộc gặp giưfa thu? tướng Việt Nam Phan Văn Kha?i va? thu? tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, thế nhưng ngoa?i nhưfng lơ?i thăm ho?i qua lại thi? không thấy nhắc đến nội dung gi? đặc biệt ca?.
    Pháp
    Đa?i phát thanh Pháp RFI quan tâm đặc biệt đến nghị tri?nh cu?a Liên hiệp châu Âu muốn Việt Nam tha? 30 tu? nhân lương tâm.
    Tuy nhiên tô?ng thống Pháp nói ră?ng nhưfng lơ?i chi? trích sef được chuyê?n ta?i tốt hơn khi nói chuyện riêng, hơn la? đem ra phát biê?u ơ? chôf đông ngươ?i hội họp.
    Ba?n tin cu?a VNA khi điê?m lại phiên gặp mặt giưfa tô?ng thống Pháp va? tô?ng bí thư Nông Đức Mạnh không thấy có nhắc gi? đến chuyện nghị tri?nh na?y có được chính thức đê? cập tới hay không.
    Tô?ng thống Pháp hứa hẹn sef nôf lực hơn nưfa nhă?m đâ?y mạnh hợp tác với Việt Nam.
    Anh
    Báo Anh thi? tơ? The Guardian không coi ASEM la? chu? đê? chính đê? chạy tin.
    Họ chi? quan tâm duy nhất đến lơ?i tuyên bố cu?a ngoại trươ?ng Ha? Lan, tức la? nước hiện đang la? chu? tịch luân phiên cu?a Liên hiệp châu Âu, thi? bắt đâ?u tư? thứ Hai na?y sef có lệnh cấm đâ?u tư va?o các doanh nghiệp có liên quan đến giới lafnh đạo quân nhân cu?a chính phu? Miến Điện.
    Nhưfng báo lớn khác như The Independent, The Times không có ba?i vê? ASEM trên ha?ng tin chính.
    Ba?n tin cu?a VNA nhắc đến cuộc gặp mặt giưfa phó thu? tướng Vuf Khoan va? phó thu? tướng John Prescott.
    Ông Vuf Khoan nói muốn tăng cươ?ng hợp tác với Anh vê? quốc pho?ng, chống khu?ng bố va? nạn di dân trái phép.
    (Theo BBC)
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 09:07 ngày 10/10/2004

Chia sẻ trang này