1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay và mang tính thời sự

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi chienbinhankeda, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Ngày doanh nhân Việt Nam 13/10: Lạm bàn về kinh doanh​
    "Nghề buôn cũng vẻ vang chẳng khác các nghề khác. Chúng tôi là nhà buôn và cũng có bọn con buôn". Đó là câu nói của một nhà giàu có nổi tiếng người Hà Nội, đã có những đóng góp đáng ghi nhận vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
    Bàn về "nhà buôn", Nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc đã có một cuộc trao đổi với phóng viên:
    Nghề buôn ở nước ta, từ xa xưa đã ít được coi trọng. Anh bán tơ trong Truyện Kiều là nhân vật gây ấn tượng sâu và xấu trong tâm thức người Việt ta. Trọng nông ức thương là quan niệm mang tính chất chính thống của xã hội ta thời cổ xưa. Nghề nông lại gắn với một đời sống làng xã lấy ruộng công làm làm nền tảng duy trì. Sử sách chẳng thấy chép đến lớp người giàu có, càng chẳng khi nào xuất hiện một nhân vật tựa như lấy sự giàu có làm quyền lực.
    Ở nước ta "giàu không ba họ, khó không ba đời". Trừ làm vua, hay làm quan cũng khó truyền đến tam đại. Người Việt không chuộng làm giàu bằng làm quan hay làm thơ. Do thế, ngoài canh nông và quan trường, ít ai nghĩ đến đi buôn hay làm giàu bằng công thương. Đi buôn thì cũng quanh quẩn chợ làng hay trong xứ. Do vậy nghề buôn, nghề công thương không mấy ai chuộng. Đi chợ chỉ để kiếm vặt nuôi chồng con, làm nghề thủ công cũng chỉ nhằm giữ lấy nghề tổ. Sự tinh xảo của nghề chỉ để làm công tượng cho triều đình... Đó là cái trì trệ của xã hội cổ truyền... cho tới thời Tây sang.
    Nước ta thành thuộc địa của Tây mới sinh ra một lớp người biết và ham làm giàu theo nếp sống mới ở nơi thị thành. Nhưng lớp người đầu tiên muốn làm giàu thì phải nhờ cậy vào Tây. Đám giàu ấy, dân khinh là trọc phú, là Việt gian.
    Đến đầu thế kỷ XX, mới có những người Việt tỉnh ngộ, thấy nước Nam không biết làm giàu thì suốt đời làm nô lệ cho thiên hạ mà trong đó phong trào Duy Tân là tiêu biểu. Duy Tân chủ trương không chỉ học đạo lý, học cách trí là những tri thức cơ bản mà phải học làm giàu, lấy thực nghiệp chống lại hư danh. Cụ cử Lương Văn Can nổi danh là nhà sư phạm, thục trưởng của Đông Kinh Nghĩa Thục nhưng cụ cũng đáng được tôn vinh là người xây dựng đạo làm giàu để hướng người ta mạnh dạn dấn thân vào doanh trường với lòng tự ái dân tộc và biết cách hài hoà cái lợi ích của cá nhân và đất nước, đồng bào.
    Kể từ đó mới phát triển lớp người xoá bỏ mặc cảm, dấn thân làm giàu kiểu như các ông Bạch Thái Bưởi, Trương Văn Bền... hay Sơn Hà. Nhưng thử điểm lại người giàu và có tinh thần như mấy tên tuổi trên chỉ thưa thớt và ít ỏi lắm... Trong những người này, ít ai chịu nổi sức đè nén của đám tư bản thực thụ nằm ngay trong bộ máy cai trị thuộc địa.
    Chính với cuộc cách mạng 1945, lần đầu tiên trong lịch sử, có một vị nguyên thủ quốc gia để tâm tới lớp người này.
    Cụ ************* vốn là một nhà cách mạng từng trải. Ngay từ hồi đầu thế kỷ 20, Nguyễn Ái Quốc đã nhận định rằng: đấu tranh giai cấp ở Việt Nam không như ở châu Âu, phân hoá giai cấp ở nước ta không giống các nước khác... điều đó dẫn đến một kết luận hết sức quan trọng: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của chúng ta" (Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, 1924). Chính cái kết luận ấy đã đặt ra nguyên lý hàng đầu tạo nên sức mạnh của dân tộc là "Đại đoàn kết" mà Cương lĩnh của Mặt trận ********* 5/1941 là một đảm bảo thắng lợi cho Cách mạng tháng 8/1945.
    Chúng ta đã nhắc nhiều đến những ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tầng lớp công thương mà chỉ 2 tuần sau ngày Độc lập Người đã tiếp (18/9/1945) và khích lệ bằng một bức thư đề ngày 13/10/1945 mà ngày đó nay đã trở thành Ngày Doanh nhân VN. Nhưng chúng ta đừng quên rằng, những tinh thần đó còn được đưa vào một chỉ thị của Trung ương Đảng (ngày 25/11/1945): "Mở lại các nhà máy do Nhật bỏ, khai thác các mỏ, cho tư nhân góp vào việc kinh doanh các nhà máy và mỏ ấy, khuyến khích các giới công thương mở hợp tác xã, mở các cổ phần tham gia kiến thiết lại nước nhà". Đó cũng chính là cái tinh thần trong bức thư của Bác: "Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết này".
    Tuần lễ Vàng giờ đây đã trở thành một sự kiện, một vết son về sự đáp lại của giới doanh nghiệp non trẻ Việt Nam đối với cách mạng trong những ngày đầu gây dựng chế độ. Câu trả lời cho câu hỏi vì sao ***** ngay những ngày đầu tiên về Hà Nội lại "dám" về ở nhà người giàu, phố giàu chính là vì con người ấy có lòng tin vào dân tộc của mình, một dân tộc "hễ là người Việt Nam đều có lòng yêu nước". Cái vỏ bọc chở che cách mạng không chỉ là các tầng lớp bần cùng của xã hội... Đó chính là nét đặc sắc của cách mạng Việt Nam, của tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi cuộc kháng chiến bùng nổ, không ít nhà công thương từ bỏ tài sản, thành phố lên chiến khu chấp nhận cuộc sống gian khổ để tham gia kháng chiến, con cái họ nhiều người hy sinh như mọi công dân thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ Quốc.
    30 năm chiến tranh và những năm sau đó cho đến trước khi Đổi mới, quy luật khắc nghiệt cùng quán tính của thời chiến, sự ấu trĩ và khủng hoảng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội đã để lại nhiều bài học lớn. Tầng lớp doanh nhân vốn đã non trẻ và còn yếu đuối không có cơ hội trưởng thành lại bị thui chột. Cái đáng nguy là trong não trạng của xã hội chỉ còn đấu tranh giai cấp và ý niệm doanh nhân chỉ là con buôn, con "phe"... để trở lại với những cách nghĩ cổ hủ, xa xưa. Chỉ có sự bức xúc về sự "sống còn" của chế độ trước sự thách đố của thực tiễn, công cuộc đổi mới đã được khởi động, đã giúp ta trở lại với nhưng giá trị khai mở từ những ngày đầu xác lập chế độ Dân chủ Cộng hoà. Nói cách khác là trở lại với những tư tưởng của Hồ Chí Minh: "Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong cuộc kiến thiết này" (thư 13/10/1954)
    Tuy nhiên, còn một điều đáng nói là, giới doanh nhân VN mới chỉ có truyền thống yêu nước kế thừa của dân tộc mà chưa có được một truyền thống kinh doanh. Đó la? một lực lượng xaf hội co?n non tre?, một lực lượng đaf được thư?a nhận, bên cạnh các giai tâ?ng công nông va? trí thức... va? đang thê? hiện vị thế cu?a mi?nh trong công cuộc đô?i mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng tôi nói đến sự non tre? để giới doanh nghiệp chúng ta vừa thấy sức vươn lên trong một môi trường thuận lợi chưa từng có trong lịch sử và thấy những hạn chế cuả mình.
    Nhìn lại, ta thấy giới doanh nhân nước ta tuy đã có những bước đi dài, có những thành tựu đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế chưa vượt tấm gương soi của gần thế kỷ trước.
    Ngày doanh nhân Việt Nam sẽ giúp giới doanh nhân tập hợp lại và phấn đấu vươn lên bằng tinh thần yêu nước, bằng đạo làm giàu theo lý "dân giàu nước mạnh".
    Là lớp người đứng mũi chịu sào trong công cuộc làm giàu đất nước, được sự khích lệ bởi sự quan tâm của Nhà nước và toàn xã hội, chúng ta tin rằng: Khoảng cách từ hai chữ Doanh nhân đến Danh nhân chỉ còn là một sự phấn đấu không mệt mỏi và khiêm nhường.
    (Theo VietnamNet)
  2. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Hôm nay 25/10: Khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XI​
    Đúng 8g30 sáng 25-10, kỳ họp thứ 6 Quốc hội (QH) khóa XI khai mạc trọng thể tại hội trường Ba Đình (Đài Truyền hình VN truyền hình trực tiếp trên VTV1).
    Ngoài phiên khai mạc, bế mạc, trả lời chất vấn, các buổi trình bày 2 bản báo cáo về tình hình giáo dục và tình trạng đầu tư, thất thoát trong xây dựng căn bản sẽ được truyền hình trực tiếp.
    Hai bản báo cáo trên, theo chủ nhiệm văn phòng quốc hội Bùi Ngọc Thanh, sẽ được trình bày ngay trước phần trả lời chất vấn của các bộ trưởng dự kiến trong 3 ngày. Thời gian báo cáo và thảo luận báo cáo về chất lượng giáo dục là 1 ngày, về tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát trong xây dựng cơ bản là 1,5 ngày.
    Trả lời câu hỏi của báo giới về danh sách các bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp tới, ông Thanh cho biết, chưa có danh sách vào thời điểm này. Khi bắt đầu kỳ họp, đại biểu Quốc hội sẽ gửi câu hỏi chất vấn các bộ trưởng. Ban thư ký sẽ tập hợp danh sách, sau đó trình Quốc hội thông qua danh sách các bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn.
    Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 11 (25/10-4/12) sẽ thảo luận về báo cáo ngân sách 2004, và dự toán ngân sách 2005. Quốc hội sẽ thông qua 6 dự án luật là Luật điện lực; Luật cạnh tranh, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xuất bản, Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), Luật an ninh quốc gia và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005.
    Ngoài ra, quốc hội cũng cho ý kiến về 9 dự án luật, là Luật hàng hải Việt Nam (sửa đổi); Luật dược, Luật đường sắt Việt Nam; Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; Luật kiểm toán nhà nước; Bộ luật dân sự (sửa đổi); Luật thương mại (sửa đổi), Luật Quốc phòng và Luật Giáo dục (sửa đổi). Do tính chất quan trọng và phức tạp, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày để thảo luận Bộ luật dân sự (sửa đổi).
    (Tổng hợp từ báo Tuổi Trẻ, VietnamNet)
  3. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Nông dân ồ ạt bỏ ruộng
    Thành ngữ "nông bất ly hương" đã không còn đúng khi hàng vạn nông dân rời vườn ruộng tha hương kiếm sống. Họ ra đi với hi vọng mong manh có thể kiếm được 10-15 nghìn mỗi ngày. Điều gì đang diễn ra đằng sau hiện tượng này.
    Khảo sát sơ bộ của chúng tôi cho thấy rất nhiều hộ dân ở một số tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định.... đang có nhu cầu bán ruộng. Họ đang sẵn sàng cho cuộc "ly hương" với niềm hi vọng mong manh sẽ tìm được một việc làm mang lại thu nhập 10 - 15 nghìn đồng/ngày.
    Ở một số huyện thuộc Thái Bình - nông dân (ND) đang ồ ạt trả ruộng cho thôn, cho xã. Nguyên nhân có nhiều nhưng cơ bản do giá phân bón, giống cây trồng, các loại dịch vụ tăng quá cao, các khoản đóng góp cho xã hội đã vượt quá sức chịu đựng của người ND khi đảm nhận ruộng khoán Nhà nước giao.
    Chị Phạm Thị Hoa (xã Vũ Quý, Kiến Xương, Thái Bình) - người ND đầu tiên tôi gặp trong hành trình tìm hiểu hiện tượng ND trả ruộng ở quê lúa - vừa gảy rơm, vừa nói: " Một sào rưỡi đấy chú ạ, vừa gặt xong được đúng 50kg thóc. Không cấy lúa chẳng biết làm gì, cấy thì thu chẳng đủ bù chi. Anh nhà tôi đang bàn trả hết ruộng cho xã, lên Hà Nội ai thuê gì làm đó, kiếm 5-7 nghìn/ngày cũng được. Ở cái thôn này đầy nhà trả ruộng rồi".
    Nhà bà Lương Thị Diệp (thôn Luật Ngoại, xã Quang Lịch) vụ mùa này cấy tám sào, cho thu hoạch được 7 tạ thóc, tính ra mỗi sào lỗ gần 100 nghìn đồng. Bà Diệp thở dài: "Tính toán chi ly, nhà tôi có 6 sào ruộng khoán thuộc loại đất quỹ 1, 2 sào thuộc đất quỹ 2 (do xã cho những công dân sinh sau khi chia ruộng năm 1993 mượn) của hai đứa cháu. Hai sào này năng suất lắm đạt 1,6 tạ thóc/ vụ, như vụ này do bị rầy nâu cắn phá chỉ đạt 50kg/sào. Mỗi vụ xã thu 40kg sản cộng với các khoản chi phí phân bón, cày bừa, các loại thuốc trừ sâu vậy là sạch sành sanh. Chúng tôi có ruộng không thể làm được.
    Còn cho người khác thuê để làm một vụ đóng 60kg thóc mà họ đang còn ngắc ngứ không muốn cấy, anh bảo như vậy chúng tôi ăn gì? Năm ngoái đã có trường hợp dân trả ruộng cho xã, xã cho đấu thầu 25kg/sào mà người nhận còn không muốn cấy, bỏ ruộng hoang. Bây giờ bất đắc dĩ chúng tôi phải cấy đất quỹ 1 vì Nhà nước đã không thu thuế nông nghiệp. Nhưng còn các khoản đóng góp, các khoản chi phí khác nặng gánh quá. Dân chúng tôi khó khăn nên các loại phân bón, thuốc trừ sâu đều phải mua chịu, đến mùa có hạt thóc bán đi mới có tiền trả, họ tính lãi thóc lại tụt giá, bình thường 200 nghìn đồng 1 tạ nhưng vào mùa chỉ được trăm tám, trăm chín thôi".
    Bà Diệp cho biết đang làm đơn xin trả lại cho thôn 4 sào ruộng. "Lên thành phố làm "Ôsin" bế con cho người ta một tháng còn kiếm được 200 - 300 trăm nghìn đồng, tính ra hơn tạ thóc bằng cả vụ trồng lúa. Lương cán bộ nhà nước tăng bao nhiêu, ND khổ bấy nhiêu, giá cả thị trường tăng vùn vụt, gói thuốc sâu trước 2.000 đồng giờ tăng lên 2.500 đồng, phân đạm 3.500 đồng/kg nay tăng lên 5000 đồng/kg, phân lân tăng từ 36 nghìn đồng lên 42 nghìn đồng/bao 25kg. Bỏ ruộng hoang thì không đành, tốt hơn cả cứ trả lại cho xã, họ giao cho ai, ai có đủ khả năng cứ nhận mà làm".
    Khác với Thái Bình, ở một số tỉnh, tuy chúng tôi chưa thấy có hiện tượng ND trả ruộng nhưng bán ruộng thì nhiều. Vào nhà chị Trần Thị Quy (thôn 19 xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá), vừa thấy tôi hỏi muốn mua ruộng đã có 4-5 người kéo đến. "Chú mua ruộng làmg gì? Mua nhiều không? Ruộng mỗi thửa nằm một nơi không liền nhau có mua không?". Tôi nói mua tất.
    Một chị tên Hoa hồ hởi: "Nhà có 3 sào, nếu chú mua thì thống nhất giá cả, bàn giao ruộng xong vợ chồng tôi cuốn gói vào Nam luôn". Sau khi thống nhất giá cả với mức 10 triệu/sào, tôi hẹn mấy hôm nữa quay lại. Qua xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương tôi gặp chị Nguyễn Thị Khuyên thôn Gia Lộc. Chị bán 2 sào, đòi 13 triệu một sào, giá ấn định 12 triệu, khỏi mặc cả, bán trọn gói từ nay đến khi Nhà nước thu hồi đất (2013). Tôi kèo nhèo, chị nói: "Nhà ông Nguyễn Như Bình ở thôn Tiến Thọ vừa bán 6 sào giá 14 triệu/sào. Chú cứ ra đó xem nếu ưng vào đây chồng tiền, tôi viết giấy giao luôn".
    Thực trạng người ND không còn mặn mà với nghề nông đã đến lúc báo động, cần được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Người dân đang mong chờ vào những quyết sách đúng đắn của Chính phủ để có thể làm việc và sống được bằng mảnh ruộng của mình.
    (Theo Lao động)
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20-11
    TT - Thật ngẫu nhiên, Tuổi Trẻ nhận được hai lá thư của hai người trò cũ gửi thầy. Một người hiện đứng trên bục giảng và một người là phụ huynh của một em gái 15 tuổi. Cả hai đều gửi đến thầy những lời tự sự, trần tình đầy day dứt và trăn trở về nghề giáo...
    Con cần một lời tiếp sức, thầy ơi...!
    Dạ thưa thầy!
    Con còn nhớ buổi học phương pháp giảng dạy của lớp chúng ta tại nhà học ba tầng. Thầy dạy chúng con rằng: ?oTrong mọi hoàn cảnh phải đổi mới phương pháp giảng dạy...?.
    Nhưng mà thầy ơi, sự thật cuộc sống không phải thế. Đổi mới gì mà lớp học vẫn có sĩ số trên 40 em, phòng học vẫn là những băng ghế dài sòng sọc bốn em một bàn.
    Đổi mới gì mà chúng con không được đụng đến cái máy overhead mà thầy từng khản cổ mắng chúng con là lười biếng không biết nâng cấp kiến thức. Đổi mới sao được khi mà con vừa chia nhóm để HS thảo luận thì đã bị tổ trưởng chuyên môn nhắc nhở rằng giờ dạy của con đã để HS làm ồn đến các lớp bên cạnh (!). Còn hiệu trưởng thì nhắc nhở con kết quả tốt nghiệp không cần đến những buổi thảo luận ồn ào thế đâu. Con phải làm thế nào, thưa thầy?
    Dạ thưa thầy!
    Trưa nay, một nữ sinh lớp con đang ngồi trong lớp tự nhiên ho khan, mặt tái xanh rồi nôn thốc nôn tháo ở cuối lớp. Vốn có chút kiến thức y học, con nhìn con bé rồi mặt con cũng tái xanh theo. Rốt cuộc, con bé và thằng bé người yêu của nó chuẩn bị ra hội đồng kỷ luật. Một đám cưới đã diễn ra, thầy ạ. Đám cưới mà buồn hơn đám ma...
    Con buồn và thấy mình bất lực quá. Tại sao nhà trường chúng ta không dạy giáo dục giới tính cho trẻ? Chúng ta sợ vẽ đường cho hươu chạy hay là để mặc hươu chạy vào bụi rậm? Thầy ơi, con đau lòng biết mấy khi biết hiện nay tỉ lệ nạo phá thai của trẻ vị thành niên ở nước ta thuộc vào hàng cao nhất thế giới.
    Con thấy trách nhiệm đè nặng lên vai mình. Chúng con - những thầy cô giáo - có lỗi quá phải không thầy? Tại sao chúng con không dám mạnh dạn nói đến những điều đó trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm? Tại sao chúng con biết mà vẫn mũ ni che tai?
    Dạ thưa thầy!
    Chiều nay con đi dạy về, băng qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ con nhìn thấy một cụ già mù râu tóc bạc phơ, ăn mặc rách rưới đang đứng chìa tay xin tiền. Một tốp học sinh chạy ngang vứt vào đó nhiều tờ giấy cắt hình chữ nhật, chúng nó đợi ông lão cất tiếng cảm ơn rồi cười hô hố.
    Thầy ơi, lòng con đau đớn quá! Đám học trò ấy không đeo phù hiệu trường con dạy, con đã thoáng thở phào nhẹ nhõm khi phát hiện điều ấy, rồi con lại thở dài. Biết đâu chừng học trò của con cũng làm vậy mà con chưa bắt gặp. Thầy ơi, có phải lỗi tại chúng con không biết dạy các em kính trọng người già, thương yêu kẻ bần hàn, không biết cách thắp lửa nhân ái trong lòng các em?
    Thầy ơi, chúng con dạy môn giáo dục công dân với những bài hàng chục trang sách cho HS khối 10 về cơ bản triết học, về qui luật vật chất và ý thức. Tuổi 16 của học trò con có hiểu được triết học không hả thầy?
    Dạ thưa thầy! Tại sao chúng con không được dạy cho HS những bài học giáo dục công dân bắt đầu từ tình yêu quê hương gia đình hàng xóm, yêu con đường nho nhỏ dẫn ra bờ sông, yêu mùa lúa vàng trĩu bông đượm giọt mồ hôi của người cày cấy... Sao chúng con không được dạy giáo dục công dân cho HS bằng những mẩu chuyện về tâm hồn cao thượng, rằng một người mạnh là người nâng người khác trên đôi vai của mình?
    Dạ thưa thầy!
    Tháng rồi con nằm viện mà đêm cứ mơ về kỳ thi chọn HS giỏi của tỉnh con. Thầy ơi, con vẫn nhớ lời thầy dạy, dạy học trò giỏi là dạy học trò tư duy và phương pháp. Thế nhưng khi con lãnh đội tuyển, hiệu trưởng không nói như thầy mà giao chỉ tiêu bao nhiêu giải. Thầy tha lỗi cho con khi con dạy học trò đi trên những lối đi quen mòn để bảo đảm cho có kết quả.
    Con hèn quá phải không thầy? Thầy vẫn dạy con mỗi nhà giáo là một nhà khoa học, phải đam mê khoa học mình theo đuổi suốt đời. Vậy mà con đã không dạy học trò mình đam mê mà chỉ dạy chúng đối phó với các kỳ thi HS giỏi. Rồi con lại phập phồng lo sợ chúng không học vẹt bằng những đứa khác, sợ những bất công trong thi cử làm chúng bị rớt. Con thật chẳng ra gì phải không thầy?
    Dạ thưa thầy!
    Sáng qua, đứa học trò thông minh nhất của con đã hỏi con rằng lớn lên nó có nên làm nghề giáo như con không? Câu hỏi ấy giống như câu mà con đã hỏi thầy nhiều năm trước đây. Con chẳng biết trả lời thế nào. Đang phân vân thì nó lại hỏi tiếp rằng tại sao thầy cô giáo cứ dạy những điều mà bản thân họ không thích hay biết không hợp lý mà vẫn dạy. Nó nói rằng nó đã đọc trong một tháng để biết sơ qua những tác phẩm của Nguyễn Du và cần thêm ngần ấy thời gian để đọc Hồ Xuân Hương. Thế mà tại sao con chỉ dạy có mấy tiết làm sao nó hiểu!
    Thưa thầy, tại sao chúng con là giáo viên trực tiếp đứng lớp mà không ai cho chúng con quyền được lên tiếng về những bất cập của chương trình và sách giáo khoa mà chúng con đang dạy?
    Dạ thưa thầy!
    Thầy hãy trả lời con biết nên làm thế nào để đi tiếp cho trọn đường trần với nghề giáo mà con đã trót yêu? Bức thư này con viết cho thầy trong một đêm dài của tháng mười một. Con thành tâm chúc thầy và những bạn đồng nghiệp của con sớm có lời giải đáp cho những câu hỏi nhức nhối tận đáy lòng. Có một điều chắc chắn rằng con sẽ đi tiếp con đường mình đã chọn. Bởi vì nếu bỏ chạy là hèn nhát. Nhưng con cần một lời tiếp sức, thầy ơi!
    NGUYỄN CÔNG VINH
    Thưa thầy, con lại thương cho mấy đứa trẻ...
    Thưa thầy,
    Thầy còn nhớ khóa học đại học ?omở? đầu tiên ngành ngữ văn của Trường ĐH Tổng hợp (nay là Trường ĐH KHXH&NV) không, khóa học chỉ tổ chức ngày thứ bảy và chủ nhật, vì ngoài hai ngày này thì đa số học trò còn phải bận mưu sinh?
    Con nhớ lại không khí giảng đường trong giờ học của thầy - hơn cả trăm người, vậy mà ai nấy như bị thôi miên vào từng câu từng chữ từ thầy. Tóc thầy ngày đó còn xanh, giọng thầy ấm, gương mặt thầy ngời ngời. Thầy ngồi đó - tĩnh tại trên chiếc ghế mộc, giảng mà như không giảng - khoảnh khắc của một người thầy trong tâm trí con lúc ấy thật quá vĩ đại!
    Bây giờ thì đứa học trò của thầy đã là một bà mẹ hai con, tóc đã vài sợi bạc. Đang lúc mướt mồ hôi ?ođốt đuốc tìm thầy?, con đã mừng như bắt được vàng khi biết thầy đang là hiệu trưởng một trường phổ thông tư thục.
    Không chần chừ, con chạy ngay đến thầy. Dễ cũng đã hơn 20 năm rồi thì phải! Có việc trò mới chạy đến thầy (con đã tự trách mình như thế). Hôm đó thầy tiếp con trong căn phòng làm việc riêng khang trang lắm. Và thật may cho con, thầy đã không chút đắn đo khi một lần nữa lại bắc chiếc cầu cho cô con gái đầu lòng 15 tuổi của con. Lòng người mẹ rưng rưng, thầm mong sao cô con gái nhỏ học được tinh thần chuộng cái đẹp từ thầy.
    Nhưng thực tế xem xét việc học tập của con gái sau hai tháng, được biết thêm hơn sáu năm qua những đứa trẻ trường thầy từ đầu cấp đến cuối cấp đến nay vẫn phải học vẹt những bài luận, thư viện có cũng như không. Lũ vẹt con này phải đầu tắt mặt tối học 11-14 tiếng một ngày, sáu ngày một tuần, rồi lại còn tăng tiết...
    Lần thứ hai quay lại tìm thầy, con đã khoanh tay cảm ơn thầy nhưng đồng thời cũng xin lỗi thầy, mạn phép được trao đổi cùng thầy với tư cách là một phụ huynh. Con chất vấn nhà trường về thư viện, về môn văn trong nhà trường, về phương pháp dạy và học, về sự ảnh hưởng của thầy ?otrong ngôi đền thiêng liêng này? (*) và rồi lòng con trĩu nặng khi người thầy cũ xua tay mệt mỏi: ?oThư viện thì trẻ đâu thèm đọc.
    Ai kêu ca thì cứ thử xuống đây dạy để biết cái khó của người thầy. Phương pháp thì làm gì có đủ giờ. Tỉ lệ tốt nghiệp gần 100% đó thôi!?. Giá mà con đừng hỏi thầy: ?oThầy đứng ngoài cuộc chấn hưng này sao thầy??, thay vì trả lời câu hỏi thầy đã thở dài...
    Con biết thầy không phải không ưu tư. Thầy đã từng viết như thế này: ?oBăn khoăn thì quá nhiều nhưng biết làm thế nào!?, ?o...Ngay ở trường... mà tôi là hiệu trưởng, thầy T. là hiệu phó, các thầy cô giáo cũng phải dạy như thế. Học khác đi làm sao mà đi thi!?.
    Mà cũng tại phụ huynh chúng con lùa con mình chạy đuổi theo mấy cái bằng cấp, coi khinh những mong ước của con, coi khinh nhu cầu học làm người chính đáng của con.
    Kiến thức cũng cậy vào trường, đời sống tình cảm của con cũng giao cho trường. Cầm chắc cái lý lẽ (tưởng chắc mà không chắc): phần lớn thời gian chúng ở trường mà! Con họp phụ huynh bao nhiêu năm nay nhận thấy phần lớn phụ huynh chỉ xuất sắc trong vai trò đóng tiền quĩ hội thôi. Nhưng có nghĩ lui mới thấy (thật ra) phụ huynh đâu có nhiều cơ hội lựa chọn trường cũng như thầy là con lại thấy thương thân, thương cho mấy đứa trẻ.
    Câu chuyện hôm đó giữa thầy cũ, trò cũ - giữa vị hiệu trưởng và phụ huynh - hơn một giờ đồng hồ mổ xẻ cái con người trong nhà trường mà chẳng đi tới đâu phải không thầy? Con có đặt trên vai thầy một sứ mệnh quá sức một người thầy không? Thư này cho con khoanh tay nói lời xin lỗi thầy vì có thể con đã làm bận lòng thầy.
    Sau nữa, sắp đến 20-11, con nghĩ thể nào thầy cũng nhận được nhiều hoa, xin thầy nhận ở đây sự kỳ vọng của một bà mẹ:?oNếu xem nhẹ các môn xã hội nhân văn sẽ gây nên những lỗ hổng căn bản trong đời sống tinh thần, nếu không nói là què cụt nhân cách các thế hệ tương lai! Các em cần có môi trường để rèn luyện những kỹ năng về giao tiếp, trình bày ý tưởng, học nhẫn nhịn, tự tin và rất nhiều điều khác thay vì chỉ tập trung giải các bài tập khó?. (**)
    Một bông hoa nữa người học trò cũ trân trọng gửi đến thầy, trong trái tim con mãi khắc sâu khoảnh khắc: người thầy tĩnh tại vén bức màn chân thiện mỹ...
    con
    TÂM
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    TUổi TRẻ- Thời sự và Suy nghĩ:
    Khi người thầy lên tiếng
    TT - Hai lá thư, hai tâm trạng, hai suy nghĩ nhưng cùng là nỗi băn khoăn, trăn trở của những người thầy, người trò về những tồn tại trong chính môi trường mà hằng ngày họ làm việc. Đọc hai lá thư trên Tuổi Trẻ 18-11 khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ về những băn khoăn, trăn trở đó.
    Nhân dân ta vốn rất hiếu học, đó là cơ sở cho truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ lâu, hình ảnh người thầy, người cô đã luôn khắc sâu trong tâm trí chúng ta. Hình ảnh đó gắn với những ngày đầu tiên cắp sách đi học, mẹ và cô dắt tay tới trường. Ở trường cô giáo như mẹ hiền...
    Có thể nói hầu hết những ai đi học đều không quên những kỷ niệm vô cùng trìu mến, thân thương như vậy.
    Nhưng giáo dục đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng về chất lượng, về đạo đức học đường... Nhiều con số, nhiều dẫn chứng, nhiều bài báo... đã nêu rõ thực trạng này.
    Vẫn biết thành tích của giáo dục những năm qua không phải là không có. Thế nhưng bản thân ngành giáo dục tự nhìn nhận, tự phê bình, tự đưa ra những khuyết điểm của mình lại là điều rất khó khăn. Có thể một số thầy cô chỉ đến trường dạy học, về nhà dạy thêm, ngoài ra thì lo những chuyện gia đình, cuộc sống nên không có điều kiện theo dõi tình hình giáo dục nước mình, và có người nói họ đang đứng ngoài ?odòng chảy giáo dục? quả cũng có phần không sai. Nhưng chúng ta vẫn thấy mừng khi có không ít thầy cô còn tâm huyết, còn trăn trở băn khoăn với nghề. Thầy Nguyễn Công Vinh là một người thầy như thế.
    Qua lá thư đầy tâm huyết của thầy có thể thấy rõ thầy trăn trở biết bao nhiêu trước những vấn đề nóng, đầy bức xúc của ngành giáo dục, từ nội dung chương trình giảng dạy, đạo đức của học trò, bệnh thành tích trong giáo dục... Những băn khoăn trăn trở đó, đúng như lời thầy nói, rất cần những tiếng nói động viên, chia sẻ.
    Tiếng nói của một người thầy có thể không đủ mạnh. Nhưng tiếng nói của tất cả các thầy cô sẽ mạnh hơn hàng nghìn lần. Các thầy cô, những ai còn đang đứng ngoài, thờ ơ với công cuộc chấn hưng giáo dục hiện nay, những ai còn cảm thấy mình chưa làm tròn bổn phận người thầy hãy cùng thể hiện quyết tâm bằng những hành động cụ thể, thẳng thắn loại bỏ những tiêu cực trong giáo dục mà bấy lâu nay họ bị dòng xoáy của nó cuốn vào.
    Mọi cuộc cải cách phải bắt đầu từ chính con người. Công cuộc chấn hưng giáo dục của chúng ta sẽ thành công nếu mỗi người thầy nhận thức và hành động theo đúng lương tâm của một nhà giáo trong lòng người dân, những người thầy sáng trong, hết lòng dạy dỗ vì học sinh thân yêu.
    NGUYỄN NGỌC HÙNG (Hà Nội)
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    "Công nghệ" đàn ông Sing lấy vợ Việt
    Từ hơn một năm nay, giới truyền thông tại Singapore đã rộ lên chuyện môi giới hôn nhân (MGHN) giữa đàn ông Singapore và các cô gái VN theo một tour trọn gói: "Chỉ trong vòng 4-7 ngày cưới được vợ VN, đảm bảo 100%; không thành công không thu phí!".
    Các trung tâm MGHN kiểu này còn cạnh tranh để giành khách với đủ mọi chiêu lo dịch vụ từ A đến Z. Trong "công nghệ" này, phụ nữ VN được mô tả như một món hàng với lời quảng cáo: "Ngay khi bạn chọn được cô gái vừa mắt, chúng tôi sẽ gửi cô ta đến bác sĩ để chứng nhận cô ta hoàn toàn khoẻ mạnh và còn trinh" (trung tâm Sin Ye, Singapore). Lần theo đầu mối của một đường dây đưa cô dâu Việt đến đất Sing...
    Trung tâm Sin Ye đóng tại khu thương mại Orchard Plaza và Katong, trung tâm Mr.Cupid đóng tại khu mua sắm Pearls đều có điểm chung là bài trí mặt tiền với la liệt hình ảnh các cô gái VN với "nụ cười chào mời". Bên cạnh đó là những bài báo bằng tiếng Hoa, tiếng Anh về những cuộc MGHN thành công, giới thiệu tour trọn gói cưới tại VN, với đầy đủ giá tiền, danh thiếp của người điều hành, tờ rơi... Các trung tâm này còn tự hào là đã kết duyên được những cặp chú rể - cô dâu chênh nhau cả 40-50 tuổi.
    Tất cả các trung tâm MGHN này đều có giấy phép hoạt động và tất nhiên là có "chân rết" hoạt động tại VN. Được biết, người điều hành các trung tâm MGHN đều có vợ nhỏ ở VN, và không loại trừ khả năng có "sự bắt tay" với một vài công ty dịch vụ lữ hành, du học tại TP.HCM để tiện "giao dịch".
    "Phong trào tự nhiên"?
    Điều hành Sin Ye là "chủ tịch" Francis (có số ĐTDĐ tại VN là 0903033xxx) và Mark Lin (0903013xxx). Mark, khoảng 40 tuổi, tự hào giới thiệu là đã xe duyên thành công cho hơn 100 đàn ông Singapore lấy những cô gái VN từ 18-25 tuổi. Trung tâm MGHN Mr.Cupid cũng "khoe" là đã mai mối được 800 cô dâu VN với chú rể Singapore, Malaysia và Hàn Quốc. Hầu hết những cô gái trong số này đến từ các tỉnh miền Tây, nên trong "phóng sự ảnh tour cưới" của trung tâm có cả hình ảnh chú rể Singapore "đổi đời" cho nhà gái ở miền sông nước ĐBSCL.
    Tham gia chuyến "du hành cưới vợ" tại VN, đàn ông Singapore có thể thoải mái lựa chọn trong số khoảng 200 cô gái tại "điểm tập kết". Mỗi lần "chọn hàng" tại khách sạn ở TP.HCM, khách hàng của Mark có quyền ngắm nghía, hỏi chuyện từng tốp 2-3 cô gái VN (thông qua người phiên dịch) để chọn. Sau đó, một nhóm khoảng 4-5 cô vào "vòng chung kết" sẽ được mời dùng bữa trưa hoặc bữa tối, để "chú rể tương lai" quyết định người nào "vừa mắt nhất".
    Mark còn cho biết, trung tâm của ông ta bao trọn gói từ áo cưới, trang sức, chi phí làm passport đến công đoạn khám sức khỏe "đảm bảo trinh tiết" của cô dâu. "Đa số đàn ông Singapore đến nhờ dịch vụ của chúng tôi yêu cầu thẳng thừng rằng, trinh tiết của cô dâu là yếu tố quan trọng hàng đầu và bao giờ cũng đòi hỏi cô dâu phải được bác sĩ xác nhận trước khi làm lễ cưới" - Mark nói.
    Khi được hỏi về chuyện bất đồng ngôn ngữ giữa cô dâu và chú rể, Mark cho biết trung tâm luôn có sẵn những khóa dạy tiếng Hoa hoặc tiếng Anh cấp tốc cho cô dâu VN, bắt đầu từ vốn từ vựng căn bản trong bữa ăn, giấc ngủ. Theo Mark, chuyện cô dâu VN lấy chồng Singapore cũng là "phong trào tự nhiên" sau làn sóng lấy chồng Đài Loan. Theo tìm hiểu, phần lớn đàn ông Singapore tìm vợ VN vì họ không đủ khả năng tài chính, trình độ, năng lực, sức khỏe để cưới đựơc vợ bản xứ, hoặc là các ông góa vợ, ly dị...
    Lấy vợ rẻ hơn thuê người giúp việc!
    Một nguyên do khá phổ biến khác mà Mark không nói là chi phí cưới một cô vợ Việt rẻ hơn nhiều so với chuyện mướn một người giúp việc nhà Philippines hay một điều dưỡng (nhất là để phục vụ những người đàn ông cao tuổi, bệnh tật ở Singapore). Bà Nguyễn Thị Thanh Giang, 39 tuổi, đã lập gia đình, sống ở Singapore 10 năm qua cho biết: "Để kiếm được người giúp việc nhà Philippines, người Singapore phải chi cho trung tâm dịch vụ lao động từ 80-150 SGD (tương đương 770.000 - 1,5 triệu đồng), mỗi tháng trả lương 220 - 360 SGD (2,1 - 3,5 triệu đồng), đóng thuế 300 SGD (2,9 triệu đồng), chưa kể tiền ăn, quần áo, chăm sóc y tế... cho người giúp việc nhà. Cách đây vài tháng, đã có việc những đứa con trong một gia đình người Singapore quyết định tìm vợ Việt cho ông bố 65 tuổi góa vợ đã lâu, thường xuyên đau ốm, nhằm mục đích là có người chăm sóc, hầu hạ bố, kiêm một món "đồ chơi", mà họ chỉ cần trả tiền "mua" lần đầu.
    Theo Chong Chee Kin - báo Sunday Times, Sin Ye từng là "bà mai" giúp 3 người đàn ông Singapore (28-46 tuổi) cưới được vợ VN sau khi "phát tài" nhờ chơi xổ số, giành đựơc 100.000 SGD (956 triệu đ6òng). Mỗi người trong số họ đã chi cho Sin Ye 16.000 SGD (153 triệu đồng) cho một tuần "xem mắt". Giá dịch vụ MGHN của Sin Ye dao động ở mức 13.000 - 22.000 SGD (125 - 211 triệu đồng).
    Trong khi đó, trung tâm MGHN Vietmatchbiz (do Larry Chua thành lập năm 1992) hiện vẫn còn trang web quảng cáo giá tour "xem mắt vợ VN" rẻ nhất: 6 ngày, giá tối thiểu 1.988 SGD (19 triệu đồng) đã bao gồm chi phí: vé máy bay, người phiên dịch, cuộc sắp đặt từ 280 - 330 "ứng viên cô dâu", 5 đêm khách sạn, 3 bữa ăn/ngày, chi phí đi lại tại TP.HCM. Tour đám cưới trọn gói giá 9.888 SGD (95 triệu đồng, bao gồm cả xe limousine sang trọng đưa dâu, tour trăng mật miễn phí tại Đà Lạt), nghĩa là cùng một dạng tour "cưới vợ VN" nhưng khách hàng của họ có thể tiết kiệm từ 3.000 - 5.000 SGD (xấp xỉ 29-48 triệu đồng) so với các trung tâm MGHN khác; Vietmatchbiz còn đưa ra con số: 61% chú rể qua trung tâm này là hơn 42 tuổi, 6% là người khuyết tật.
    Bi kịch của ảo tưởng
    Tại Orchard Plaza, khi được hỏi về vấn đề MGHN, bà Lê Bảo Chi, 34 tuổi, đang mua sắm tại đây, bức xúc: "Bi kịch của các cô dâu VN là quá nhiều ảo tưởng về cuộc sống tiện nghi tại Singapore, mà quên mất là sống ở đâu thì cũng phải bỏ sức lao động mới có cái ăn, cái mặc. Các cô gái này đến làm dâu xứ người một cách chóng vánh, không được trang bị những kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ cần thiết, chẳng hạn có thời gian tìm hiểu kỹ càng ông chồng của mình thì làm sao có tình yêu để cuộc hôn nhân lâu bền? Tôi có quen hai cô dâu VN ở tuổi 21-23, cô nào cũng "tâm trạng". Một cô thì "hồn nhiên" tới mức từng hỏi tôi: "Chị ơi, sao chồng em khi làm chuyện đó thường loay hoay đeo cái gì vào?". Cô còn lại thường xuyên bị chồng bạo hành, giở trò giấu hết quần áo để vợ không thể bước ra khỏi nhà. Cô gái này chỉ biết chịu đựng mà không hay biết rằng, tại một đất nước luật pháp nghiêm minh như Singapore, mình có thể báo cảnh sát, đưa chồng ra tòa về tội bạo hành...".
    Hầu hết những phụ nữ VN đang sống tại Singapore (từ sinh viên đang du học đến những người nội trợ) được hỏi đều chia sẻ chung một ý kiến: vì ngày càng có nhiều cô gái trẻ VN đến Singapore dạng MGHN, nên phụ nữ VN đang bị coi rẻ trong mắt đàn ông Singapore, dù họ học giỏi, có được công việc, sự nghiệp thành đạt còn hơn người bản xứ. Đã vậy, những người phụ nữ VN có lòng tự trọng không thể không cảm thấy bất bình mỗi khi nhìn thấy những poster, bìa báo quảng bá dịch vụ "lấy vợ VN như một món hàng giá hời" nhan nhản tại các trạm xe buýt, tàu điện ngầm trong thành phố...
    (Theo PN TP.HCM)
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 07:51 ngày 08/12/2004
  7. cothongminh

    cothongminh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2013
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    16
    Giờ kiếm được những bài như thế này hiếm ghê, báo chí giờ toàn giật tít để câu khách, hazzzzzzzz
  8. haha1910

    haha1910 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/12/2013
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    10
    nhiều bài báo rất hay và ý nghĩa
  9. osvietnam

    osvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2014
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    trong xây dựng hoà bình, chúng ta khiêm tốn lấy những quốc gia trong khu vực làm mục tiêu để vươn tới và tự trong thâm tâm của chúng ta đã cảm nhận được sự khó khăn như thế nào trong cuộc phấn đấu ấy
  10. topbcs

    topbcs Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/12/2014
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    5
    Có những bài báo thế này mới thực sự có thêm kiến thức bổ ích này. Mấy báo lá cải toàn giật title câu view

Chia sẻ trang này