1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay và mang tính thời sự

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi chienbinhankeda, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Nông dân tiêu tiền đền bù thế nào?
    Sau một đêm ngủ dậy, không ít những hộ nông dân xưa nay vốn chỉ quen tiêu tiền trăm, tiền nghìn bỗng dưng có trong tay hàng trăm triệu đồng nhờ chính sách đền bù đất đai. Thử xem nông dân tiêu tiền ấy như thế nào?.
    Còn nhớ dịp SEA Games, trước trận bóng đá Việt Nam và Thái Lan, không ít dân nghiền bóng đá phải chịu ngậm ngùi, bất lực trước giá vé chợ đen? trên trời. Thế nhưng, kể cả khi giá vé đạt đỉnh 3 triệu đồng/cặp thì cũng gặp không ít những thanh niên móc ví ra hàng xếp tiền, thản nhiên trao cho ?ophe vé?. Hỏi đám dân chơi Hà Thành xem những ?oông kễnh? vừa mua vé ở đâu ra thì được biết ?oNông dân lên đời đấy mà!?.
    Xét về chất chơi, trong con mắt mấy tay nội thành, đám thanh niên mới ?olên đời? ấy chẳng có gì đáng kể. Nhưng về hành vi sẵn sàng vung tiền; tiêu tiền lấy được, theo một số tay chơi nội thành thì ?okhông thể không kiềng nể?. Những chốn ăn chơi có tiếng Hà Thành như vũ trường New Centery, Hồ Gươm Xanh? lâu nay vốn dành cho các bậc quý tử, con nhà vương giả giờ không còn xa lạ đối với một số ?otay chơi? làng Mỹ Đình.
    Những thanh niên xưa vốn chỉ quen học trường làng, cày cấy làm ra hạt lúa, củ khoai trên đồng ruộng, nay đêm đêm láng cóng trên những chiếc xe máy @, Dylan? Họ cũng sẵn sàng bỏ ra số tiền bằng cả? mấy tấn lúa vào những cuộc chơi bạt mạng.
    Kiểu chơi ngông với việc bỏ ra hàng chục triệu đồng mua sắm xe máy, nhẫn, đồng hồ, dây chuyền cũng đã ?ooách?, nhưng theo một cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đình thì vẫn chưa đáng kể. Trong xã anh còn có cả những gia đình tậu cả xe hơi như Matit, Toyota để thỉnh thoảng đi dạo phố cho tiện? Chỉ tính sơ bộ trong vòng 3 năm, xã Mỹ Đình đã có 70-100 ô tô và trong số này có 2/3 là xe hơi bốn chỗ. Còn lượng xe máy, thì ?onhiều vô kể?.
    Mỹ Đình xưa vốn rất nhiều ruộng và đã nổi danh với câu ?ođinh Phú Gia, điền Phù Mỹ?. Cũng chính vì vậy, chỉ trong vòng 3 năm người ta đã chứng kiến một lượng tiền đền bù lớn đổ về đây ?" 400 tỷ đồng. Nhà ít đất được vài chục triệu, nhà nhiều lên đến 800-900 triệu. Nhưng số tiền đền bù đất nông nghiệp xem ra chưa thấm vào đâu. Bởi song song với quá trình đô thị hoá, giá đất đai trong xã Mỹ Đình cũng đã đại nhảy vọt.
    Theo người dân nơi đây cho biết, số tiền thu về từ việc cắt đất thổ cư ra bán phải gấp 3 lần số tiền đèn bù. Với khoảng trên 1.000 tỷ đồng tiền bán đất cộng với trên 400 tỷ tiền đền bù, có thể nói hiếm có xã nào trên toàn quốc trong một thời gian ngắn mà sở hữu được một lượng tiền lớn như vậy.
    (còn tiếp)
    (Nông Nghiệp Việt Nam 20/5/2004)
  2. Halloween2004

    Halloween2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Đã đến lúc bỏ thi tốt nghiệp tiểu học
    Hôm nay (20/5), hơn 1,5 triệu học sinh lớp 5 trên toàn quốc tham dự kỳ thi tốt nghiệp tiểu học năm 2004
    Các thí sinh dự thi hai môn: Toán và Tiếng Việt. Thời gian thi: 60 phút. Đề thi do các sở giáo dục và đào tạo ra đề, theo chương trình 165 tuần, trọng tâm là chương trình lớp 5. Đến thời điểm này, theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, chưa có một địa phương nào phải xin phép lùi lại lịch thi do thiên tai, bão lụt.
    Báo Pháp Luật TPHCM có bài viết của TS Nguyễn Sĩ Dũng bàn về việc hơn 1,5 triệu học sinh tiểu học cả nước ?olều chõng? thi tốt nghiệp.
    Tác giả đặt vấn đề ngày xưa thi đỗ là để làm quan. Việc thi là để cử. Còn ngày nay, đến thi tốt nghiệp đại học cũng chỉ là thi để lấy bằng thì các em học sinh lớp 5 thi tốt nghiệp tiểu học để làm gì?
    Bài báo cũng phân vân về tác dụng của bằng tốt nghiệp này: Nếu coi đây là cơ sở để chuyển cấp lên bậc trung học là không đúng. Bởi hiện nay, chúng ta đang phấn đầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nghĩa là việc các em phải được học ở cấp tiếp theo là điều bắt buộc. Còn nếu coi đây là cơ sở để xin học nghề hoặc xin việc làm cũng không đúng nốt bởi pháp luật nước ta cấm việc sử dụng lao động trẻ em. Hay là thi để đánh giá chất lượng học sinh? Vậy các đợt thi học kỳ và việc kiểm tra ở lớp để làm gì?
    Từ đó tác giả chỉ ra rằng đi tìm ý nghĩa cho việc tổ chức thi tốt nghiệp tiểu học là một công việc khó khăn. Trong khi đó, những tốn kém trong một kỳ thi tốt nghiệp này thì dễ dàng nhận biết: tốn kém về thời gian, tiền bạc của xã hội và sức khoẻ, thần kinh của con trẻ.
    Được biết, nhiều địa phương đã đề nghị được huỷ bỏ việc tổ chức thi tốt nghiệp tiểu học vì tính hợp lý của nó đã không còn. Tuy nhiên theo Luật Giáo dục, chúng ta phải tổ chức thi và cấp bằng tốt nghiệp ở cả ba cấp của hệ thống giáo dục phổ thông: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Việc huy bỏ thi tốt nghiệp tiểu học là điều không thể thực hiện được nếu chúng ta không tiến hành sửa đổi Luật Giáo dục.
    (Theo báo Pháp Luật TPHCM 19/5/2004)
    Được halloween2004 sửa chữa / chuyển vào 15:17 ngày 20/05/2004
  3. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    VNPT đặc cách 900 số điện thoại di động ?oxài chùa?T!
    Sẽ không nhiều người biết rằng hiện có khoảng 900 thuê bao Vinaphone đang ?oxài chùa?. Các thuê bao này có thể ?otám? vung vít cả triệu đồng tiền cước mà vẫn ?ovô tư? vì đã được ?oxóa cước từ gốc?!
    Trong những lần liên hệ vào điện thoại di động của một số lãnh đạo ở VNPT để hẹn làm việc, không ít lần chúng tôi nhận được đề nghị dập máy xuống để đối tác gọi lại. Điều này không có gì khó hiểu vì đây là những người đang sở hữu một thuê bao di động mà cuối mỗi tháng, chẳng cá nhân hay cơ quan nào phải trả tiền cước phí cho họ. Đó là những chiếc di động ?oxài chùa?. Đương nhiên, họ là những người trong VNPT và một số ít người của các bộ ngành khác ngoài ngành bưu chính - viễn thông.
    Những chiếc di động ?oxài chùa? được VNPT gọi là ?omáy nghiệp vụ?. Ông Hoàng Trung Hải - giám đốc Công ty Dịch vụ viễn thông (GPC) - cho biết VNPT có hẳn một qui định về cung cấp máy nghiệp vụ (dùng để điều hành, quản lý) cho lãnh đạo VNPT, lãnh đạo các đơn vị thành viên và các ban trực thuộc VNPT. Theo đó, từ cấp giám đốc đơn vị trở lên được ?oxài chùa? điện thoại di động để ?oquản lý, điều hành? bất kể cuộc gọi đó là nội tỉnh, liên tỉnh hay quốc tế. Cấp phó giám đốc chịu ?othiệt? hơn một chút khi chỉ được ?oquản lý, điều hành? trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh.
    Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu một nhân viên được cơ quan cho dùng điện thoại di động để làm việc và hằng tháng cơ quan đó trả tiền cước phí cho anh ta. Đằng này, điều bất công là chẳng ai phải trả tiền cho những cuộc gọi từ số thuê bao mà lãnh đạo các đơn vị trong VNPT đang dùng bởi cước phí của tất cả cuộc gọi đó đều không hiện lên trong hệ thống tính cước của mạng di động Vinaphone. Dân trong nghề gọi đây là ?oxóa cước từ gốc?.
    Theo ông Hải, mặc dù ra đời sau so với MobiFone nhưng do có địa bàn phủ sóng rộng hơn nên hầu hết lãnh đạo của 64 bưu điện tỉnh, thành và lãnh đạo của trên 70 công ty hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, công ty cổ phần, công ty liên doanh cùng các ban trong VNPT đều ?oxài chùa? di động Vinaphone chứ không ?oxài chùa? MobiFone.
    Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, nhiều vị lãnh đạo của VNPT trước đây giờ chuyển lên Bộ Bưu chính - viễn thông cũng vẫn được sự ưu ái này. Tổng số thuê bao ?oxài chùa? trên mạng Vinaphone hiện khoảng 900 máy. Ông Hải khẳng định do xóa cước từ gốc nên không thể biết được mức cước của các thuê bao này là bao nhiêu. Cứ tạm tính số tiền của một thuê bao gọi trung bình là 500.000 đồng/tháng nhân với 900 thuê bao ?oxài chùa? đang sử dụng ở VNPT thì mỗi tháng Nhà nước thất thu 450 triệu đồng. Đương nhiên, con số thực tế hẳn sẽ lớn hơn nhiều vì mấy ai dùng của ?ochùa? lại dùng hạn chế.
    Phó giám đốc một công ty thành viên của VNPT cũng phải thốt lên với Tuổi Trẻ rằng số tiền đó vừa lãng phí, vừa thất thoát ngân sách nhà nước. Ông thừa nhận có rất nhiều người chẳng liên quan gì đến điều hành, quản lý trong VNPT nhưng vẫn được cấp một thuê bao di động ?oxài chùa?.

    (Theo Tuổi Trẻ ngày 21/5/2004)
  4. Halloween2004

    Halloween2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Nhân sự mới tại Hà Nội và TPHCM
    TPHCM: Chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Hải tái đắc cử
    + 4 Phó Chủ tịch UBND TP HCM gồm:
    Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài và Nguyễn Hữu Tín.
    + 6 Ủy viên UBND:
    - Nguyễn Chí Dũng (Giám đốc Công an thành phố)
    - Lê Minh Thắng (Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự thành phố)
    - Châu Minh Tỷ (Giám đốc Sở Nội vụ)
    Nguyễn Thị Hồng (Giám đốc Sở Tài chính)
    - Hà Văn Dũng (Giám đốc Sở giao thông công chánh)
    Vũ Văn Hòa (Chánh văn phòng UBND và HĐND thành phố)
    Hà Nội:
    HĐND TP:
    - Chủ tịch: Phùng Hữu Phú.
    - Phó chủ tịch: Ngô Thị Doãn Thanh.
    - Ủy viên thường trực: Lê Văn Hoạt.
    UBND TP:
    - Chủ tịch UBND TP: Nguyễn Quốc Triệu.
    - 5 phó chủ tịch UBND TP: 1. Nguyễn Thế Quang
    2. Lê Quý Đôn.
    3. Đỗ Hoàng Ân.
    4. Vũ Văn Ninh.
    5. Ngô Thanh Hằng.
    (Theo báo Kinh Tế Đô Thị ngày 21/05/2004)
  5. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Bàn luận chuyện đời: To - nhỏ
    Ngày nào đọc báo, nghe đài, xem tivi... cũng thấy chúng mình vừa khánh thành một hai cái gì đó. Tất nhiên cái gì đó (càng to) mọc lên càng làm cho hầu hết chúng mình sung sướng. Nói hầu hết mà không hết thảy, vì vẫn có một số người chịu đựng cái ngày càng to ấy mà chẳng sung sướng gì.
    Công trình Thuỷ điện Sơn La chẳng hạn, to lắm, chiếm bao nhiêu rừng xanh núi đỏ. Để xây dựng nó, biết bao người đã phải rời bỏ ruộng vườn, nhà cửa... " đến chỗ ở mới có điều kiện sống và sản xuất tốt hơn nơi ở cũ". Đây không phải khẩu hiệu suông, mà là chủ trương của Nhà nước. Nhà nước bỏ ra 4.000 - 5.000 tỉ đồng để quyết bày tỏ tấm lòng mình với dân, trong đó có dân xã Tân Lập (nghe tên đủ biết xã mới). 411 ngôi nhà sàn bêtông (trị giá mỗi ngôi nhà hơn 100 triệu) đã được xây ở trên Tân Lập với sự nghiên cứu, thực hiện của các nhà dân tộc học, kiến trúc và vô số các nhà thầu hàng đầu đất nước. Nhưng dù có nhiều tiền, nhiều "nhà" hàng đầu thì những cái nhà ấy vẫn "mưa gió to cột tường rung bần bật, nước đổ vào như ngoài sân. Có người ngã gẫy tay vì sập gác...".
    Ờ thì vậy, sản xuất: Nông dân được trồng chè thuê, trồng cỏ voi, nuôi bò sữa..., đại để toàn những kế hoạch to tát đi lên no ấm. Chẳng biết bao giờ ngày no ấm mới đến, chỉ biết gần 2 năm qua chè chết là chủ yếu (năm 2003 chết 70%), cỏ voi không chịu mọc - mà nếu có mọc thì cho ai xơi đây? Tất nhiên là bò chứ người không gặm được, nhưng bò lại không có, mặc dù khối nông dân đã mang được bằng nuôi bò sữa về nhà. Và cũng tất nhiên, gặp thất bại, người ta lại "rút ra rút vào" đủ lý do: Tại thổ nhưỡng, tại khí hậu, tại hết bò rồi v.v... và v.v... Không sản xuất được thì đói, phải đi vay ăn, nông dân lâm cảnh nợ nần - ấy là kế hoạch không phải thế lại hoá ra thế.
    Nước mình hay kế hoạch to, kết quả nhỏ, thậm chí bằng không (0) hoặc âm (-) thường do người "nhỏ" phải làm việc lớn. Việc xây thuỷ điện lớn quá nên người nhỏ dù nhiều xúm vào làm việc to cũng chỉ "đông người nhỏ" mà thôi - thưa, nói thế có quá không ạ?
    (Theo báo Lao Động 22/5/2004)
  6. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Thương mại hoá GD đã lan đến từng ngõ ngách
    TMHGD hiện được coi là căn bệnh chưa có thuốc chữa của ngành GD. Nhiều người đã ví GDVN như một cái "chợ", mà ở đó đã và đang xuất hiện nhiều chuyện nhốn nháo rất đau lòng, hiếm thấy trong lịch sử GD: nạn bán bằng cấp giả, tăng các kỳ thi để bán sách luyện thi, sách ôn tập, bắt học sinh mua từng tờ giấy thi, trào lưu "chạy trường", "chạy điểm" nở rộ với đơn vị giá được tính bằng "vé" (USD), tệ họp hành triền miên, hình thức gây lãng phí bạc tỉ mỗi năm... trong khi đó, chất lượng GD lại đứng vào hàng cuối (trong danh sách UNESCO xếp hạng các trường đại học (ĐH) danh tiếng ở Châu Á, VN không có trường nào)...
    Bức xúc trước thực trạng này, nhiều nhà KH, nhà giáo cùng dư luận trong và ngoài nước đã lên tiếng gay gắt. Nhưng thực trạng không những không biến chuyển mà dường như càng trở nên nặng nề thêm. Trong khi đó, câu trả lời của Bộ GD ĐT thường là ?im lặng.
    Một giảng viên VN tại Australia nói: có người cho rằng TMHGD là hậu quả của chính sách mở cửa, của cơ chế thị trường vì có cơ chế mới này mới có cảnh TMHGD như hiện nay. Kết luận như thế thật là oan cho cơ chế thị trường vì có nước nào theo cơ chế thị trường trên thế giới mà bán từng tờ giấy thi cho học sinh như ở VN? Và cũng chưa có nước nào chủ trương TMHGD kiểu như ở VN.
    Trong các nước phương Tây (Mỹ, Canada, Anh, Australia...), không có sự khác biệt giữa một trường ĐH công và tư. Uy tín của nhà trường dựa trên thành quả đào tạo và nghiên cứu của mỗi trường. Các trường ĐH hàng đầu ở Mỹ như Harvard, Johns Hopkins, Yale, Stanford... đều là những trường ĐH tư. Lợi nhuận nếu có trong các trường ĐH này cũng chỉ được dùng để phát triển trường và tuyệt đối không chia cho cổ đông và những người sáng lập như các trường ngoài công lập ở VN. Chính vì thế mà Trường ĐH Harvard có trên 4 tỉ USD trong ngân hàng để sinh lời nhằm phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Nhờ thế, trường có nhiều giáo sư được giải thưởng Nobel.
    (Còn tiếp)
    (Theo báo Lao Động 22/5/2004)
  7. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Thương mại hoá GD đã lan đến từng ngõ ngách
    (Tiếp theo)
    Triết lý GD và chiến lược dạy và học của các đại học phương Tây cũng rất khác với VN. Theo quan niệm GD mới, sinh viên là chủ động trong các hoạt động học tập còn giáo viên chỉ hướng dẫn. Do đó, thầy giáo không bao giờ đọc bài cho sinh viên chép như ở VN.
    Còn tại VN, các cơ quan kinh doanh thiết bị GD và học cụ, in SGK... nằm trong cơ cấu của Bộ GDĐT. Vì thế mới xảy ra nạn TMHGD một cách manh mún và thiếu khoa học nên chất lượng của mỗi loại hoạt động không đạt được yêu cầu cao như ở các nước phương Tây.
    Không những thế, mặc dầu VN có nhiều HS đạt được nhiều giải quốc tế về toán, vật lý, hóa học, phần mềm vi tính, nhưng hiện mới chỉ sản xuất được một số chương trình phần mềm sơ đẳng như bảo trì các cửa ra vào hay khóa mở cửa xe ôtô, là những chương trình mà các nước phát triển không muốn bỏ thì giờ vào. Với những thành quả khiêm tốn như thế, phải chăng GDVN đã đi chệch hướng?
    Còn GS Phạm Phụ - Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM: Nhiều người giàu lên nhờ kinh doanh GD. Theo đó, GS cho rằng: GD VN "cung" thấp hơn "cầu" rất nhiều nên một trường ĐH dù chất lượng thế nào đi nữa vẫn có đủ "khách hàng", không cần "cạnh tranh". Do đó, các trường dễ dàng tạo ra những sản phẩm có chất lượng không thích hợp. Đó là cơ hội tốt cho những kẻ lợi dụng. Có người cách đây 10 năm còn hai bàn tay trắng, nay đã có nhiều tòa biệt thự nhờ qua kinh doanh "dịch vụ GD".
    Ông Phạm Duy Hiển (Bộ Khoa học Công nghệ) cho rằng: GD đang "lao đao" trước quy mô đào tạo mở rộng và tác động tiêu cực của làn sóng TMH. Qua hai kỳ tuyển sinh ĐH 2002-2003, và qua một số SGK cải cách rất tốn kém vừa được trình làng, chất lượng GD thấp kém đang nổi cộm lên làm xôn xao dư luận.
    .
    Bên cạnh đó, hàng loạt "bệnh hoạn" khác như dạy thêm học thêm tràn lan, SGK ngớ ngẩn, thi cử nặng nề, mua bằng bán điểm, lạm phát tiến sĩ, giáo sư..., càng làm cho "tập hồ sơ" GD mỗi ngày một dày thêm. Bi kịch là VN đáng lý phải đào tạo ra những con người có khả năng làm chủ thiên nhiên, xã hội và bản thân, thì ngược lại một bộ phận khá lớn hiện nay trong hệ thống GD đã bị lợi dụng để TMH và hợp thức hoá các nhãn mác và danh hiệu của con người trong XH.
    Còn Bộ Trưởng GD ĐT Nguyễn Minh Hiển thì cho rằng: Cần có 1 chế tài mạnh để chống thương mại hoá GD.Theo đó, TMHGD được biểu hiện rõ nhất là việc mở các trường lớp dạy thêm, học thêm, luyện thi vô tội vạ, bất chấp các điều kiện tối thiểu về chất lượng GD hoặc tăng quy mô tuyển sinh vượt quá các chỉ tiêu cho phép (điển hình ở các lớp đào tạo tại chức, đào tạo từ xa ở các địa phương). Rồi chuyện mua bằng- bán điểm, chạy chọt vào các cơ sở GD có nhiều ưu đãi...
    Trước câu hỏi: Bộ trưởng có biết hiện có tình trạng GV chủ nhiệm thường bắt các HS năm nào cũng phải mua một bộ SGK mới do chính các cô và nhà trường cung cấp và thu tiền (mà có người đã ví chẳng khác nào "bác sĩ kê đơn" trong các bệnh viện)?, Bộ trưởng nói: Đây là cái dở mà ngành và cả báo chí cần tuyên truyền thật kỹ cho mọi người hiểu. Sách mới về cơ bản không khác gì sách cũ vì thế, nếu HS đã có sách cũ thì không cần mua thêm sách mới mà yên tâm sử dụng sách lâu dài. Bên cạnh đó, hiệu trưởng các trường cũng có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng bán sách thẳng tới các HS.
    Trước tình trạng này, để tạo ra bước chuyển thực sự trong việc chống lại TMHGD, Bộ trưởng cho rằng: Có hai việc cấp bách phải làm: Thứ nhất, tiến hành rà soát lại toàn bộ các văn bản để có những quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, tránh các kẽ hở. Thứ hai, sẽ thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm và xử lý quyết liệt các vi phạm, ngăn chặn kịp thời các biểu hiệnTMHGD.
    (Theo Lao Động 22/5/2004)
  8. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Quản lý kinh tế giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam: Tụt hậu vì chậm đổi mới tư duy
    Đây là kết quả một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc vừa tiến hành trong phát triển kinh tế giữa các tỉnh phía Bắc so với các tỉnh phía Nam trong thời gian qua.
    Theo kết quả nghiên cứu này, khoảng cách tăng trưởng giữa 4 tỉnh phía Nam (Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Bà Rịa ?" Vũng Tàu) với 7 tỉnh phía Bắc (Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và Vĩnh Phúc) có sự chênh lệch đáng kể khi cả hai nhóm tỉnh này đều nằm gần thành phố lớn và hải cảng chính.
    Theo nhận xét của ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng Ban kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã được nhiều người đồng tình: ?oThực tiễn cho thấy người đứng đầu tỉnh có ý chí cải cách, quyết tâm cải cách và phương pháp cải cách là đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của một địa phương. Ở phía Bắc, tôi thấy quá ít lãnh đạo nào dám đứng lên phê phán bộ máy của mình và thực hiện những cải cách mạnh mẽ như lãnh đạo các tỉnh phía Nam?.
    Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư một tỉnh phía Bắc cho rằng, mặc dù nhiều tỉnh có quy định một cửa, một đầu mối trong các thủ tục giao đất, duyệt dự án?, nhưng ?onói thì nhiều làm thì kém?, vì sở nào cũng cho là mình có quyền. Lãnh đạo thì nhượng bộ các sở để cho mỗi anh làm một kiểu. Cuối cùng, các sở vẫn phải đi thương lượng với nhau rồi tập hợp ý kiến về Sở Kế hoạch và Đầu tư, sau đó mới trình lên UBND tỉnh, thành phố. Không có hội đồng chung giữa các sở, ban, ngành để cùng thảo luận quyết định về một dự án như các làm của tỉnh phía Nam.
    ?oCán bộ các tỉnh phía Bắc vẫn còn quen lối làm việc tập thể. Hình thức thì có vẻ phân công nhiệm rõ ràng, nhưng trong hành xử vẫn không có người dám nhận trách nhiệm. Cấp trên vẫn còn e ngại cấp dưới, nên phải hỏi lại trước khi quyết định?, bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của Nhóm nghiên cứu.
    Chẳng hạn khi tiếp nhận tư tưởng mới của Luật Doanh nghiệp, bà Lan nhận xét: Đối với các tỉnh phía Bắc vẫn có nhiều câu hỏi thể hiện sự e ngại từ các quan chức nhà nước đến chủ doanh nghiệp. Trong khi ở phía Nam, người ta chộp lấy ngay cơ hội, dấn tới góp ý làm thế nào để thực hiện tốt luật này và yêu cầu sửa cả luật khác cũng trên tinh thần tạo môi trường ình đẳng như luật mới.
    Nhóm nghiên cứu cũng thừa nhận một nguyên nhân khác quan là ảnh hưởng từ Hà Nội, bởi Hà Nội là nơi có cơ chế xin ?" cho nhiều nhất, quy mô lớn nhất, có nhiều cái để cho nhất. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới sự chủ động và linh hoạt trong tư duy phát triển kinh tế của lãnh đạo và cả các doanh nghiệp ở các địa phương lân cận.
    Theo Nhóm nghiên cứu, các tỉnh phía Bắc hiện đang có những nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế bằng các cơ chế, chính sách, nhưng chỉ nỗ lực thôi thì chưa đủ. Đa số các nhà đầu tư cho rằng các chính sách này nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng không thiết thực với nhà đầu tư. Chẳng hạn, có dự án được miễn tiền thuê đất 10 năm, tính ra chỉ trị giá 1.000 USD, không đáng kể so với chi phí đi lại quá nhiều để hoàn thành thủ tục đầu tư. Hay các doanh nghiệp không muốn nhận tiền hỗ trợ đào tạo lao động của tỉnh, vì số tiền quá nhỏ, nhưng thủ tục lại phức tạp và trong trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật, doanh nghiệp rất khó cắt hợp đồng nếu đã nhận tiền hỗ trợ.
    Một xu hướng mà Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy là, các tỉnh phía Bắc vẫn ?oyên tâm? hơn các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có quan hệ với nhà nước. Bởi các doanh nghiệp này chủ yếu dựa vào ưu đãi về thuế, hợp đồng ưu đãi, tín dụng ưu đãi để cạnh tranh. Cụ thể, xuất khẩu của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng chỉ chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước chứng tỏ các dự án đầu tư ở các tỉnh này mới tập trung vào sản xuất các loại hàng hoá thay thế nhập khẩu ở những lĩnh vực đang được bảo hộ cao. Trước mắt, những dự án như thế đem lại nguồn thu cao cho tỉnh, nhưng không có lợi về tổng thể.
    Đã đến lúc các tỉnh phía Bắc nhìn thẳng vào sự thật. Phải chăng vẫn còn sự lúng túng trong tư duy đổi mới, thiếu một cái quyết tâm cải cách kinh tế cũng như kinh nghiệp trong cách thức tổ chức thực hiện các cải cách đó.
    (Đầu Tư 24/5/2004)
  9. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    CON SỐ, SỰ KIỆN
    900 tỷ đồng
    Là số tiền mà Chính phủ vừa quyết định điều chuyển vốn từ xây dựng công trình Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới sang xây dựng Trung tâm hội nghị Quốc gia. Trong số này, 90 tỷ được sử dụng để giải phóng mặt bằng và tái định cư, 810 tỷ đồng dành cho xây dựng cơ bản giai đoạn đầu.
    1,98 tỷ USD
    Là kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2004, tăng 110 triệu USD so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 9,545 tỷ USD.
    500 triệu đồng
    Là chi phí ca ghép thận đầu tiên tại BV Nhi TW.
    2 triệu tấn
    Là tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong 5 tháng đầu năm với kim ngạch hơn 445 triệu USD. Về khối lượng gạo xuất khẩu chỉ tăng 0,6% nhưng kim ngạch lại tăng 19,1%.
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 15:37 ngày 26/05/2004
  10. Halloween2004

    Halloween2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Thí điểm phân phối thiết bị dạy học: Có nên được độc quyền?
    Mới đây, các trường THPT thí điểm phân ban ở TP.HCM đã bất ngờ nhận được hàng đặc biệt. Một chiếc xe tải mang biển số Hà Nội của Công ty Thiết bị giáo dục 1 vượt gần 2.000km chở thiết bị đến từng trường. Chẳng những ngạc nhiên vì sự ?ochu đáo? một cách khó hiểu của Bộ, các trường còn bất ngờ bởi nội dung thiết bị được gửi đến.
    Từ những món kềnh càng nặng trịch như bục dậm đà nhảy xa bằng gỗ dài khoảng 1,2m, những cái nệm dày dài cả 2m dành cho nhảy cao... cho đến những thứ có thể mua ở bất kỳ tiệm tạp hóa nào như muối, đường, nước cất... Nội dung thì vậy, còn chất lượng, theo đa số các trường là không phù hợp với chương trình giảng dạy.
    Chiếc bục dậm đà có hai chiếc cọc gỗ kèm theo để đóng xuống đất giữ cố định cho bục đã có dấu mọt ăn lỗ chỗ. Những mô hình các đường parabol, hyperbol bằng kẽm chỉ nhỏ bằng bàn tay lại được sơn màu sậm. Khi gắn lên bảng từ (cũng có màu xanh rêu chống chói), HS ngồi từ bàn thứ hai trở lên đã không nhìn thấy gì.
    Nhưng bất ngờ nhất đối với các trường là bộ cầu, dùng cho bộ môn đá cầu. Trái cầu trong suy nghĩ của mọi người có phần thân là những cọng lông vịt được phết keo cứng cáp rất đẹp. Nhưng ở những trái cầu này, lông vịt được thay bằng những sợi dây nilông ngắn ngủn trông hết sức xấu xí.
    Một cán bộ phụ trách bộ môn đá cầu Sở TDTT TP.HCM, cũng ngạc nhiên: ?oĐây là trái cầu trinh xuất xứ từ miền Bắc. Do mất cân đối giữa đế và thân nên khi đá cầu trinh có độ rơi tự do rất nhanh. Ngược lại, cầu lông vịt có giai đoạn bay giúp vận động viên có thời gian thực hiện những động tác kỹ thuật. Vì những bất tiện trên mà từ năm 1999 ngành TDTT thống nhất trên toàn quốc dùng cầu lông vịt. Hai kỳ Hội khỏe Phù Đổng 2000 và 2004 đều sử dụng cầu lông vịt cả?. Vậy mà không hiểu sao Bộ GD-ĐT lại duyệt cho trái cầu này trở thành thiết bị dạy học?
    Đó là chưa kể đi một đoạn đường xa như vậy nên nhiều thiết bị đã không khỏi hư hỏng, biến dạng vì không chịu nổi sự va chạm, dằn xóc. Các GV của một trường thí điểm đã phải tỉ mỉ dán lại những miếng nhựa màu cứng trong mô hình thiết diện ba đường conic bị rơi rụng lả tả. Mô hình này bằng nhựa theo hình nón, nếu sử dụng phải đấu hai góc nhọn của chóp nón với nhau nhưng lại không có giá đỡ. ?oGV hai tay giữ mô hình thì làm sao giảng được?, một GV toán băn khoăn.
    Trong nhóm dụng cụ toán ở trường này còn một giá vẽ đặt bảng nhựa có gắn dây để vẽ ba đường conic: ellipse, parabole, hyperbole cũng bị gãy chân được GV cột tạm bợ bằng một cọng dây thun! Bút vẽ thì vẽ lên bảng nhựa không cách nào xóa được, kể cả dùng cồn. Đã vậy công cụ này cũng khó sử dụng, mất nhiều thời gian mà hình cũng không đẹp bằng vẽ tay. Một GV ngán ngẩm: ?oVới bộ đồ nghề lích kích như vậy mà chỉ để phục vụ phần định nghĩa ngắn ngủi trong bài nên chắc chẳng ai sử dụng?.
    Do số lượng các trường thí điểm ở mỗi TP không nhiều, nên nếu phải tập trung về một đầu mối sản xuất thiết bị là chuyện có thể hiểu được. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng: với các thiết bị còn lại như dụng cụ, hóa cụ thí nghiệm, các hóa chất, dụng cụ thể dục thể thao... thì các công ty thiết bị ở địa phương dễ dàng cung ứng, thậm chí nhà trường cũng có thể tự mua ở bất cứ đâu thì cớ gì Bộ phải bao biện, giao độc quyền cho Công ty Thiết bị giáo dục 1 (trực thuộc Bộ) sản xuất rồi chở vào bán cho tất cả các trường thí điểm cả nước trong tình trạng như trên? Đó là chưa kể với khoảng cách đến 2.000km, khi thiết bị hư hỏng làm sao có thể gọi nhà sản xuất vào sửa đổi hay bảo hành?
    (Tuổi Trẻ 27/5/2004)

Chia sẻ trang này