1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay và mang tính thời sự

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi chienbinhankeda, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Halloween2004

    Halloween2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Sân vận động Mỹ Đình: Bao giờ thức giấc?
    Đó là câu hỏi đặt ra đối với các nhà quản lý ngành Thể dục thể thao (TDTT). Bởi đây là một công trình thể thao thế kỷ, hiện đại, được coi vào hàng những sân vận động hàng đầu khu vực, sánh vai cùng các sân Bukit Jaly (Malaysia), Hua Mark (Thái Lan)? Vậy nhưng, từ sau SEA Games 22, sân này như bị ngủ quên!
    Sự im lặng ?ođáng sợ? của SVĐ Mỹ Đình thời gian qua khiến nhiều người ái ngại. Hàng loạt các giải: Giải điền kinh HN mở rộng; trận đấu bóng đá trong vòng loại World Cup 2006 giữa VN và Libăng? đều được tổ chức ở sân khác mà không phải là sân Mỹ Đình(?)
    Mới đây nhất, VFF cho biết, sau khi nghiên cứu (!) và thăm dò ý kiến, đã đi đến kết luận rằng, các giải bóng đá khác như Cup Quốc gia 2004, Siêu cúp 2004, vòng chung kết các giải U15, U17 đều được đưa đến sân Thiên Trường?! Được biết, Tiger Cup 2004 cũng có nhiều khả năng không được tổ chức trên SVĐ Mỹ Đình?.
    Trường hợp SVĐ Mỹ Đình rất lấy làm lạ, bởi một vài sô diễn ca nhạc không mấy tiêu biểu đã được BQL ?oduyệt?, trong khi đó, dường như họ và ai đó lại có thái độ ?ocấm vận? đối với các trận bóng đá. Đó là bất ngờ rất đáng lo ngại.
    Nếu SVĐ Mỹ Đình tiếp tục im lặng như thế này, không lẽ chính những người đã quyết định việc thi công và xây dựng nên công trình thế kỷ lại tự mâu thuẫn? Và SVĐ Mỹ Đình bao giờ sẽ thức giấc? Những câu hỏi xin chuyển đến ngành TDTT Việt Nam.
    (Đầu Tư ngày 26/4/2004).
  2. Halloween2004

    Halloween2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Tại sao người giàu ở Nga không được ưu chuộng?
    Đi nghiên cứu về sự ?ocăm ghét? của dân chúng đối với những người giàu có ở nước Nga, Nhà kinh tế học, viện sĩ Viện Hàn lâm Nga Abel Aganbenian cho rằng trước hết cần tìm hiểu tình hình nước Nga.
    Với mức thu nhập trung bình là 6.000 rúp/tháng (tương đương 200 USD); cộng thêm những khoản thu nhập không chính thức có thể lên đến 9.000 rúp/tháng. Theo tính toán, gía 1 giờ lao động ở Nga rẻ hơn 25 lần so với Đan Mạch và 20 lần so với Mỹ. Hiện 20% dân số Nga (khoảng 30 triệu người) có mức thu nhập thấp hơn mức thu nhập tối thiểu là 2.143 rúp/tháng. Với mức thu nhập này, mỗi người mỗi tháng chỉ có thể mua ½ kg xúc xích và trong vòng 5 năm mới có thể mua được 1 áo bành tô và 2 bộ áo váy. Hơn nữa, ½ số người nghèo ở Nga là trẻ em.
    Trong bối cảnh đó, người dân Nga sẽ có cảm giác ra sao khi biết trên lãnh thổ nước Nga có tới 25 nhà tỷ phú, mà là ?otỷ phú đôla? chư không phải rúp. Theo công bố của tạp chí Forbes, 25 tỷ phú Nga có trong tay 79,8 tỷ đôla, chiếm 1/5 tổng sản phẩm quốc nội hay 30% tổng thu thập quốc dân. Nhưng các chuyên gia còn cho rằng, con số này vẫn còn thấp hơn thực tế.
    Ngoài 25 tỷ phú, ở nga còn rất nhiều người thuộc diện giàu có. 10% dân số Nga (khoảng 14,4 triệu người) được xếp vào loại này, họ nắm trong tay 35% thu nhập quốc dân. Trong khi đó, 10% dân số nghèo nhất ở Nga chỉ chiếm 2,5% thu nhập quốc dân. Những người phải sống trong cảnh túng thiếu không ít là các trí thức với bằng cấp, học vị cao.
    Ngoài ra, theo thống kê, tầng lớp trốn thuế thu nhấp nhiều nhất là các doanh nhân, những người có thu nhập cao và người nộp thuế chỉ là các nhà giáo hay cán bộ khoa học.
    Tuy nhiên, Aganbenian khẳng định, giới tài phiệt ở Nga là những người có khả năng, tinh thần trách nhiệm và rất chăm chỉ làm việc. Họ có thể giàu có như vậy là bởi ?ovừa được thời, vừa được thế?. Nếu ai đó nắm được ?othời và thế? như họ thì cũng có thể giàu có nhanh chóng như vậy.
    (Tin Tức cuối tuần 27/5-2/6/2004)
  3. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Sắp xếp lại hệ thống báo, đài như thế nào?
    Hệ thống báo, đài trong cả nước sẽ được sắp xếp lại trong thời gian tới ?" đây là một trong những vấn đề quan trọng nằm trong đề án ?oChiến lược phát triển thông tin đến năm 2010? đang được Bộ Văn hoá ?" Thông tin hoàn chỉnh để trình Chính phủ.
    Theo đó, số lượng các tờ báo sẽ được thu gọn; các đài phát thanh, truyền hình địa phương có thể sẽ không được phát triển thêm, kể cả đối với những tỉnh mới thành lập?
    Giải thích điều này, ông Đã Quý Doãn - Thứ trưởng Bộ VHTT cho biết: ?oHiện cả truyền hình và báo in đều có sự chồng chéo lớn về mặt thông tin, trong khi cả nước vẫn phải chi tiền nuôi phần lớn những có quan báo chí này. Đây là sự lãng phí lớn?.
    Hướng sắp xếp lại hệ thống báo, đài này là: Ở trung ương, chỉ các cơ quan tổ chức của Đảng, Mặt trận Tổ quốc VN, Liên đoàn Lao động, các đoàn thể chính trị như phụ nữ, thanh niên, nông dân, cựu chiến binh? bảo đảm mỗi nơi có một tờ báo là cơ quan ngôn luận và một tạp chí nghiên cứu lý luận. Các cơ quan bộ, cơ quan thuộc Chính phủ làm chức năng quản lý nhà nước thì mỗi cơ quan chỉ duy trì một tạp chí nghiên cứu; những cơ quan có nhu cầu, có đủ điều kiện theo quy định thì có thể xem xét cho xuất bản một tờ báo. Đối với các tổng cục, viện nghiên cứu, đại học quốc gia, trường đại học lớn, tổng công ty lớn thì cho phép xuất bản một tạp chí thông tin hoặc bản tin. Đối với các hội nghề nghiệp, chỉ những hội có tổ chức quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng mới cho xuất bản một tạp chí.
    Với các tỉnh, TP trực thuộc trung ương thì chỉ duy trì tờ báo của Đảng bộ, một tạp chí văn học nghệ thuật, một tạp chí về kinh tế.
    Hướng phát triển thông tin trong tương lai sẽ là báo điện tử bởi những lợi thế lớn của loại hình báo chí này. Ví dụ, việc phát hành báo giấy của ta ra nước ngoài là hết sức khó khăn và tốn kém nhưng báo điện tử chỉ chỉ cần ?onhấp chuột? là có thể xem được. Hiện Đảng và Chính phủ đang giao cho Bộ VHTT xây dựng đề án phát triển và quản lý báo chí điện tử và thông tin trên mạng để có thể mở rộng, phát triển?
    (Nhà Báo & Công Luận 28/5-3/6/2004)
  4. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Nông dân cần được học nghề nông
    Nghèo nhất, đông nhất là nông dân và hầu hết họ không được đào tạo. Vấn đề đào tạo nông dân càng bức thiết khi hàng năm phát triển công nghiệp và đô thị hoá đã lấy đi từ 8-10 vạn hecta đất canh tác, buộc nông dân phải không ngừng tăng năng suất trên đất đai ngày càng bị thu hẹp của mình. Nhưng để người nông dân làm được việc rất khó khăn đó, họ phải được học để trở thành những ?onông dân kỹ thuật cao?.
    Tương ứng với sự "mất đất" hiện mỗi năm ở nước ta có chừng từ 1,5 - 2 triệu người thiếu việc làm. Nếu diện tích đô thị hoá (dự kiến) đến 2020 phải tăng lên 7,5 lần: 450.000ha, thì hậu quả của vấn đề nông dân thiếu đất sản xuất sẽ trở nên rất trầm trọng. Sẽ là quá muộn nếu Nhà nước, nhà khoa học, nhà đầu tư không nhanh chóng tìm ra các giải pháp và đầu tư giúp nhà nông nâng cao năng suất canh tác. Mà một trong những giảp pháp đó vẫn là phải dạy nghề nông kỹ thuật cao cho nông dân.
    Chỉ cần 3 tỉ đề dạy nông dân cả nước, là lời khẳng định của ông Nguyễn Lân Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân VN. Ông Hùng và các cộng sự đã xây dựng nên một chương trình dạy nông dân mà ông tin tưởng "sẽ giành phần thắng" nếu thi đua với những dự án đã được Chính phủ đầu tư hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ. Số tiền 3 tỉ này, ông Hùng cho biết, sẽ xây dựng khoảng 100 nghề thực sự có hiệu quả để dạy nông dân. 3 tỉ dùng để viết tài liệu và xây dựng những băng hình dạy cụ thể cho nông dân từng nghề. Mỗi vùng chỉ cần chọn ra vài chục nghề cho nông dân là đủ.
    Theo quan điểm của ông Hùng, nếu nông dân cứ trồng lúa thì đời sống của người dân không thể khấm khá hơn được, bởi bình quân mỗi hécta thu được 10 tấn thóc (khoảng 20 triệu đồng) trong khi đó đã mất gần 10 triệu đầu tư vào giống má, thuốc trừ sâu, phân bón?, chưa kể công lao động của con người. Như vậy trên diện tích này thu lợi nhuận quá thấp. Muốn thu được nhiều hơn ta buộc phải chuyển đổi, buộc phải tìm ra các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao hơn để khai thác triệt để mỗi không gian, diện tích đất canh tác. Đấy cũng chính là mục tiêu của chương trình dạy nông dân.
    Với vấn đề việc làm cho nông dân, ông Hùng cho rằng, Công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn cũng có nghĩa là chuyển một phần nông dân thành công nhân. Việc này đồng hành với việc chuyển một phần ruộng đất thành nhà máy. Đó là việc tất yếu. Tuy nhiên những người làm quy hoạch sẽ có tội nếu cứ quy hoạch bừa bãi. Chẳng hạn vùng đất nào tốt nhất thì phải giữ lại cho nông dân sản xuất, chứ đừng như HN, để nhà máy chiếm chỗ ở những vùng đất đai màu mỡ, có thể canh tác tốt như Thanh Trì, Gia Lâm. Tại sao không đưa tất cả lên vùng đồi gò cằn cỗi ở Sóc Sơn, Đông Anh? TP HCM còn đưa nhà máy ra tận các vùng hoang hoá ở các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, vì hàng loạt các tỉnh ở đồng bằng đang quy hoạch nhà máy trên những vùng đất màu mỡ của nông dân.
    Mặt khác, hiện nay nhiều nơi thấy nói đến chuyển đổi là chuyển đổi ào ào, thấy người ta trồng vải cũng trồng vải, có năm chúng ta bội thu về vải mà thất thu về tiền bởi vì chúng ta chưa có điều tra thị trường. Mà cơ sở quan trọng nhất của việc chuyển đổi là yêu cầu thị trường, không có sản phẩm hàng hoá nào không bán được gọi là hàng hoá. Hiện nay chúng ta có quá nhiều vùng chưa được quy hoạch canh tác, chưa tìm được thị trường.
    Như vậy nông dân cần phải hiểu rằng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp mới có thể thúc đẩy năng suất, từ đó nâng cao đời sống. Ông Hùng khẳng định, có đi đến các tỉnh thành để trao đổi với nông dân cách làm ăn mới thấy được nông dân khao khát được học, được chỉ dẫn cách làm mới như thế nào. Đâu đâu (ông Hùng đã đi đến cả 64 tỉnh thành) nông dân cũng ham hiểu biết, muốn được học; hễ thấy cán bộ mang kiến thức tới là họ háo hức đến ngay, ông Hùng nói.
    Trả lời câu hỏi sẽ dạy gì và dạy như thế nào cho nông dân, ông Hùng cho rằng chương trình bao gồm những vấn đề mà nông dân cần hiểu biết nhất để họ có thể áp dụng vào sản xuất và đời sống. Mỗi nội dung là một nghề hoặc một vấn đề cơ bản và phân đều cho các hoạt động: Chăn nuôi, trồng trọt, bảo quản, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản? Khi đã có trong tay tài liệu, sách, băng hình hữu ích thì việc dạy, tổ chức lớp không khó, vì đâu cũng làm được. Giáo viên sẽ là cán bộ các ngành nông, lâm, thuỷ ở trung ương và địa phương, giáo viên các trường phổ thông? và cả những nông dân đã có nhiều kinh nghiệm với nghề đó.
    Kết quả của chương trình này là làm thế nào để người dân phải hiểu mình cần trồng cây gì, nuôi con gì và thực hiện nó như thế nào thì có thể thu lợi cao.
    (Lao Động 30/5/2004)
  5. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Bài 1: ?oHội chứng? lãng phí trong đầu tư một số ngành công nghiệp
    Hàng loạt nhà máy, công trình đầu tư ?onhầm? địa điểm, đầu tư theo phong trào với công nghệ lạc hậu như đường, xi măng lò đứng, bia? gây lãng phí rất lớn và tạo hậu quả xấu về kinh tế - xã hội. Có cả nghìn biện luận về lý do cho ra đời những nhà máy, chương trình kinh tế kém hiệu quả, nhưng dường như chưa có ai phải chịu trách nhiệm về sự lãng phí, sai lầm đó, khiến ?ohội chứng? lãng phí vẫn không ngừng tái xuất.
    Đầu tiên phải nói đến bài học quá đắt về việc đầu tư theo phong trào từ ?oChương trình mía đường?. Hầu hết các doanh nghiệp mía đường nằm trong chương trình ngay từ khi bắt đầu hoạt động đã lộ rõ việc không ít nhà máy ?otrá hình?, thua lỗ nảy sinh thua lỗ.
    Theo Bộ NN&PTNT, ?ocơ chế sinh lỗ? ở ngành mía đường là vay quá lớn, gần như sử dụng toàn bộ vốn vay, lại chỉ có 7 năm. Tính đến hết năm 2002, các nhà máy đường thua lỗ 2.753 tỷ đồng. Dư nợ của chương trình là 5.008 tỷ. Trong hai năm 2001 và 2002, Ngân hàng NN&PTNT phải trả nợ thay 485 tỷ đồng, cũng chưa có doanh nghiệp nào trả đựơc nợ vay nước ngoài của ADB. Đến tháng 5/2004, việc làm trong sạch tài chính, quản lý các nhà máy đường vẫn chưa hoàn thành, dù các chuyên gia của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cùng ra sức tháo gỡ.
    Ba nhà máy đường vẫn phải đi vùng khác do đầu tư ?onhầm? vùng nguyên liệu: Linh Cảm (Hà Tĩnh) chuyển vào Trà Vinh; KCB Huế chuyển vào Phú Yên và Nhà máy Việt Trì phải đóng cửa. Sắp tới, các nhà máy đường ở Quảng Bình, Quảng Nam sẽ phải chuyển đi, hàng nghìn hộ nông dân bỏ cây khác trồng cây mía bây giờ chưa biết tính sao.
    Nhiều chuyên gia kinh tế băn khoăn: vì sao không thay thế việc sử dụng hàng chục tỷ đồng để chuyển những nhà máy đường cũ nát, lạc hậu bằng đầu tư giống, khoa học công nghệ mới vào phát triển vùng nguyên liệu? Liệu đặt các nhà máy đường ở vùng mới có tránh được thua lỗ? Công nghệ cũ có còn phù hợp?
    Thực tế, những kiểu di chuyển ?ocơ học? các nhà máy đường không có phương án rõ ràng, thiếu căn cứ kinh tế vững chắc hiện vẫn là chuỗi việc làm tiếp tục gây tổn thất cho nền kinh tế. Hàng loạt các nhà máy bị ?ophong toả?, không cho vay vốn, nhiều nhà máy do tâm lý sợ tiếp tục lỗ nên không đầu tư vùng nguyên liệu, nông dân thì chặt bỏ mía để chuyển sang cây trồng khác.
    Cuối năm ngoái, Bộ Tài chính đã thẳng thắn nêu vấn đề giật mình: chi đến 5.000 tỷ đồng vẫn chưa cứu được 40 nhà máy đường! Nếu muốn cứu hơn 20 nhà máy đường ?obê bết? nhất thì ngay lập tức Nhà nước phải chi ra khoảng 5.000 tỷ đồng, trong đó 3.277 tỷ để trả nợ và 1.689 tỷ để bù lỗ kinh doanh. Các năm tiếp theo đến năm 2005 phải tiếp tục bổ sung nguồn chi hỗ trợ thêm thì các doanh nghiệp mía đường mới có thể phát triển ngang với nhóm đứng giữa. Do vậy, bộ này đề nghị áp dụng các biện pháp sáp nhập, giải thể, phá sản và xử lý tài chính. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có phương án mạnh tay nào.
    Thứ hai phải nói đến là các dự án nhà máy sản xuất giấy và bột giấy. Dự án nhà máy giấy và bột giấy Thanh Hoá do Tcty Giấy VN làm chủ đầu tư, khi chưa làm rõ được nguồn vốn đã động thổ xây dựng vào tháng 1/2003. Hậu quả là đã gần 2 năm nhưng việc xây dựng nhà máy vẫn án binh bất động. Dự án chậm trễ trong xây dựng đang tiềm ẩn sự lãng phí rất lớn bởi những nguyên do sau đây:
    Thứ nhất là quyết định đầu tư xây dựng nhà máy duy ý chí, chưa kêu gọi được vốn (hơn 6 tỷ đồng vốn vay thương mại không thể có được, vì 3/4 ngân hàng thương mại quốc doanh được chỉ định cho vay sau khi thẩm định dự án không thấy hiệu quả đã từ chối cho vay).
    Thứ hai, đến tháng 5/2004, Ban quản lý dự án mới chỉ vay được 4,5 tỷ đồng từ Quỹ hỗ trợ phát triển để thuê nước ngoài về thiết kế kỹ thuật sơ bộ, còn kinh phí thuê thiết kế chi tiết chưa biết tìm ở đâu.
    Thứ ba, trong khi Ban quản lý dự án thiếu tiền thuê thiết kế kỹ thuật chi tiết và phải vay 12 tỷ đồng của UBND tỉnh Thanh Hoá để đền bù giải phóng mặt bằng cho dân thì khoản vốn ?omồi? ban đầu 28 tỷ đồng mà NSNN chuyển cho dự án lại phải nằm trong két sắt không chi được vì không có hạng mục xây dựng.
    Với tất cả lý do trên, dự án nếu có lo được nguồn vốn và xây dựng vào cuối năm 2004 thì cũng sẽ bị chậm đưa vào hoạt động ít nhất 3 năm. Khi đó, chi phí đầu tư do trượt giá sẽ bị đội lên rất lớn, sản phẩm ra đời chậm với giá thành cao rơi vào thời điểm hội nhập sẽ khó cạnh tranh và tất yếu thua lỗ. Trường hợp không lo được nguồn vốn, dự án không thể thực hiện được thì thua lỗ và lãng phí lại càng lớn hơn, bởi số tiền đầu tư vào cho dự án này không nhỏ, nguồn nguyên liệu nông dân trồng trở nên thừa.
    Nếu lượng được những thiệt hai của các nhà máy được hình thành do yếu kém trong xây dựng quản lý dự án, quy hoạch ngược, công trình ?otrá hình? (không xuất phát từ mục tiêu kinh tế) thì đó sẽ là sự lãng phí vô cùng lớn. Trong ngành giấy, nhà máy giấy Việt Trì đã không lo liệu được các hạng mục, công đoạn quan trọng liên quan đến sản xuất (vốn lưu động) nên ngay sau khi sản xuất đã bị thua lỗ nặng. Hiện nhà máy không có đủ vốn lưu động để duy trì sản xuất và mở rộng sản xuất, không được các ngân hàng cho vay vốn nên lâm vào nguy cơ ngưng sản xuất.
    Hàng loạt các nhà máy giấy tư nhân tại Phong Khê (Bắc Ninh) phát triển ồ ạt, các nhà máy đầu tư xây dựng trong vùng thiếu nguyên liệu, công nghệ lạc hậu 45 năm so với thế giới, bất chấp quy hoạch? không sớm thì muộn sẽ rơi vào phá sản.
    Những công trình nêu trên với cả ngàn lý do dẫn đến thất bại, gây lãng phí cực lớn nguồn lực đầu tư của xã hội, song không có lý do nào được xác định là chính, vì thế nên cũng không ai phải chịu trách nhiệm.
    (Tiền Phong 27/5/2004)
  6. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Bài 2: Căn nguyên của ?oHội chứng? lãng phí
    Yếu tố nể nang, dễ dãi với quan điểm sai lầm khi cho rằng vốn NSNN là của ?ochùa? nên phải chia đều cho nhiều nơi (!?) vẫn tồn tại ở cơ quan thẩm định, phê duyệt dự án, và thực tế cho đến bây giờ chưa ai phải chịu trách nhiệm về đầu tư sai lầm, đầu tư lãng phí? Đó chính là căn nguyên của ?ohội chứng? lãng phí.
    Hồi cuối năm ngoái (thời điểm bi đát nhất của các nhà máy đường trong nước), ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, đã bày tỏ quan điểm với báo giới về chương trình mía đường (CTMĐ) mà ông từng là người chịu trách nhiệm cao nhất rằng: ?ovẫn ủng hộ chương trình 1 triệu tấn đường?, bởi theo ông, cái đúng ?" sai của chương trình vẫn còn phải bàn.
    Thời đầu thập kỷ 90, các chương trình kinh tế chỉ có những định hướng kiểm như ?oBản tổng quan mía đường? chứ chưa có tính toán cụ thể như bây giờ. Và số liệu tổng quan được tính toán trên mỗi dự án được tính theo kiểu số học cho đủ 1 triệu tấn đường. Vậy tại sao lại có nhiều nhà máy đường như Linh Cảm, Huế, Cam Ranh? nhìn bằng trực giác cũng biết không thể đủ nguyên liệu mà vẫn được phê duyệt?
    Ông Tạn thừa nhận là những cơ quan phê duyệt phải chịu rất nhiều ?osức ép? khác nhau. Chuyện lãnh đạo nhiều tỉnh lên Trung ương ?onằm vạ? xin bằng được dự án là có thật. Có một lý do nữa là trong các tờ trình xin dự án, địa phương nào cũng cam kết có đủ nguyên liệu, biện pháp xây dựng, hỗ trợ vùng nguyên liệu? với những số liệu dự kiến rất khả thi!? Lại có địa phương xây dựng nhà máy xong mới làm tờ trình xin các cấp có thẩm quyền để hợp thức hoá. Có tỉnh xin làm nhà máy 1.000 tấn mía/ngày nhưng thực tế lại xây dựng nhà máy 6.000 tấn/ngày. Và những nhà máy tự ý xây quá công suất xin phép và xây kiểu ?otiền trảm hậu tấu? giữa vùng qúa thiếu nguyên liệu đã gây lỗ lớn.
    Cuối cùng thì mọi sự đều qua và không ai chịu trách nhiệm cả. Các chuyên gia quản lý khẳng định: vì không ai phải chịu trách nhiệm về đầu tư ?onhầm? này nên chuyện không có hồi kết.
    Một nguyên nhân gây nên sự lãng phí trong đầu tư nữa là do cơ chế. Một trong những lý do cơ bản nằm ở khâu lập quy hoạch, dự án, thẩm định dự án và triển khai thường đứt đoạn ở mỗi nhiệm kỳ khác nhau. Chính quyền địa phương dựa vào kế hoạch này để tiến hành thi công. Kế hoạch và việc triển khai sẽ không bị gián đoạn nếu không có sự thay đổi trong giới chức lãnh đạo. Khi đội ngũ cán bộ mới lên thay thế, ổn định được nhân sự, quay lại thực hiện tiếp dự án thì công trình đó đã bị lạc hậu, bị kéo dài thời gian thi công nên không thể đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả kinh tế trong giai đoạn mới nữa, buộc phải điều chỉnh dự án. Nhưng, việc điều chỉnh, thay thế công trình cũ gây tốn kém thêm thời gian và lãng phí lớn nên nhiều nơi đã không điều chỉnh.
    Tuy nhiên, trách nhiệm chính vẫn thuộc về Chính phủ, các Bộ chức năng (Kế hoach & Đầu tư, Tài chính?) và các Bộ, ngành tỉnh, thành có dự án. Nhưng vì tất cả đều có khuyết điểm nên chẳng có ai phải chịu trách nhiệm và chẳng xử lý được ai. Hàng ngàn tỷ đồng lãng phí cũng chỉ để rút kinh nghiệm!?
    (Tiền Phong 28/5/2004)
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 10:43 ngày 31/05/2004
  7. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Bài 3: Cổ phần hóa có cứu được nhà máy đường thua lỗ?
    Tại Hội nghị Tổng kết sản xuất mía đường 2003-2004 và triển khai thực hiện QĐ 28 của Thủ tướng Chính phủ, diễn ra hôm 28/5 tại Hà Nội, vấn đề nguyên liệu và tổ chức lại sản xuất, xử lý khó khăn đối với các nhà máy đường xem ra vẫn chưa có lời giải khả thi.
    Theo Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) Bạch Quốc Khang, năm 2003, do giá đường xuống thấp nên hầu hết các nhà máy đường vẫn lỗ. 14 nhà máy đường lỗ tới gần 257,8 tỉ đồng. Như vậy, tính đến hết năm 2003, các nhà máy đường đã lỗ 2.753 tỉ đồng. Tổng số tiền mà Nhà nước đầu tư vào chương trình này, tính đến nay, đã ngót nghét 6.400 tỉ đồng.
    Còn nguyên liệu, vẫn là tình trạng thiếu đói, ăn đong, rồi tranh chấp lẫn nhau. 80% diện tích vùng nguyên liệu của 9 nhà máy ở ĐBSCL được bao tiêu, thì chỉ 20% diện tích được ký hợp đồng đầu tư, làm người trồng mía chưa gắn bó với nhà máy. 7/9 nhà máy phải mua mía ngoài vùng, và lượng mía này chiếm tới 30% lượng mía ép. Việc tranh chấp mía còn xảy ra quyết liệt ở một số vùng, như Sóc Trăng mất 1/3 diện tích mía đã ký hợp đồng, do sự phân định không rõ ràng về vùng nguyên liệu. Nhiều nhà máy thiếu nguyên liệu trầm trọng, như Quảng Nam, Trị An, Quảng Bình, Bình Thuận, Cam Ranh.
    Ngoài một số nguyên nhân cố hữu: chưa bắt tay với nông dân, nhà máy chưa lo nhiều về nguyên liệu, một hiện tượng mới đã xuất hiện, đó là mía đang bị cạnh tranh mạnh bởi các cây trồng có giá trị cao hơn. Tại Thanh Hóa, Đồng Nai, nông dân đã tự nhổ mía để chuyển sang trồng các cây khác. Thực tế này đặt ra vấn đề là phải nâng cao hiệu quả thu nhập trên diện tích trồng mía. Tỉnh Trà Vinh hiện đã làm như vậy, khi hướng dẫn bà con trồng xen canh với mía (như cây đỗ xanh), hay nuôi bò lai sind để tận dụng ngọn và lá mía... Tuy nhiên, không phải địa phương, nhà máy nào cũng làm được như Trà Vinh.
    Theo QĐ 28, năm 2005 phải CPH toàn bộ các nhà máy đường. Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Xuân Thảo khẳng định với báo giới, đây là quyết tâm của Chính phủ, chắc chắn sẽ làm xong. Nếu nhà máy nào không CPH được thì sẽ tiến hành rao bán, khoán, cho thuê. Các nhà máy đã CPH mà 2-3 năm sau vẫn không có lãi, dứt khoát cho phá sản.
    Nhưng chuyện CPH các nhà máy đường không dễ như vậy. Và theo nhiều DN, việc CPH khó có thể thực hiện theo đúng kế hoạch. Một lãnh đạo công ty đường lớn thừa nhận, phải mất ít nhất 2 năm nữa mới có thể tiến hành xử lý tài chính cho các nhà máy đường. Chính phủ đã bổ sung QĐ 28, trong đó, buộc phải tiến hành kiểm toán 32 nhà máy đường trước khi tiến hành xử lý tài chính và CPH. Nhưng đây cũng là một khó khăn, bởi nếu kiểm toán Nhà nước làm nhanh cũng phải đến... 2006 mới xong! Trong khi đó, Chính phủ chỉ đạo đến trước 30/6/2004 phải xây dựng xong phương án xử lý, sắp xếp các nhà máy đường.
    Không những thế, Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) hiện chỉ mới hoàn thành việc xây dựng văn bản hướng dẫn xử lý theo QĐ 28. Rất nhiều lãnh đạo nhà máy đường băn khoăn: lối ra cho ngành đường là CPH. Muốn CPH và được ngân hàng tiếp tục cho vay thì phải xử lý tài chính. Mà muốn xử lý tài chính phải chờ kiểm toán. Chờ kiểm toán rồi mới xử lý tài chính thì chẳng khác nào đẩy các nhà máy đường lún sâu vào lỗ lã. Lỗ càng lớn thì càng khó CHP, càng khó vay vốn ngân hàng.
    Bên cạnh đó, cũng rất khó đối với việc CPH các DN thuộc nhóm 2-3. Theo Bộ trưởng Lê Huy Ngọ, những nhà máy đã CPH nói chung là hoạt động tốt. Tuy nhiên, điểm xuất phát của nhóm nhà máy này rất khá, công nhân, nông dân thấy có lãi mới dám mua cổ phần. Trên 30 DN khó khăn, thua lỗ kéo dài, muốn CPH theo QĐ 28 là không hề đơn giản.
    Giám đốc Nhà máy đường Cam Ranh - nơi chỉ đạt dưới 50% công suất thiết kế, cho biết: Sau khi kiểm toán, có khi không bán được đến 50% số cổ phần của các DN này. Người có tiền cũng chẳng dám mua. Nông dân, nếu can đảm mua, cũng phải thế chấp đất đai, mà đất lại là của nhà máy, của nông trường.
    Bộ trưởng Lê Huy Ngọ cho rằng, sau khi kiểm toán, cần thời gian cho các nhà máy này đứng vững trước khi CPH. Trông thấy khó khăn mà thuyết phục người ta bỏ tiền ra mua cổ phần là chuyện không thể. Sau khi thực hiện QĐ 28, cần có 1-2 năm để chúng đứng vững và có lãi, khi đó mới nên CPH.
    Theo Bộ trưởng Ngọ, QĐ 28 chỉ có thể giúp các nhà máy đường nhóm 1-2 có thể tồn tại được, với khoảng 30 DN. Nhóm 2 nếu được cải thiện nhờ QĐ 28 về vốn liếng, lãi suất, khấu hao... thì có thể phục hồi. Riêng nhóm 3 thì khó, vì đó là các nhà máy đang di chuyển, chuyển đổi, tạm dừng hoặc cho phá sản.
    Việc di chuyển các nhà máy đường làm ăn thua lỗ đã được thực hiện với Nhà máy đường Linh Cảm. Chuyển tới Trà Vinh, xem ra Linh Cảm đã hồi sinh, nhờ tỉnh này có vùng nguyên liệu rất tốt.
    Trước tình hình đó, hồi tháng 3/2004, Chính phủ tiếp tục yêu cầu di chuyển nhà máy đường Quảng Bình và Quảng Nam, còn đến đâu thì do Bộ NN&PTNT kiến nghị, Bộ KH-ĐT thẩm định và trình Thủ tướng quyết định.
    Sau đó, có hai tỉnh đã dũng cảm nhận các nhà máy trên, đó là Sóc Trăng và Cần Thơ. Tuy nhiên, tại hội nghị, đại diện các nhà máy đường tại hai tỉnh đã phản đối quyết định trên, với lý do ĐBSCL vẫn đang đói nguyên liệu.
    Ông Trình Minh Châu, Giám đốc Nhà máy đường Sóc Trăng, Trưởng tiểu vùng Mía đường miền Tây Nam bộ, nói rằng, diện tích mía của Sóc Trăng là khoảng 50.000ha, cho sản lượng khoảng 3,7 triệu tấn, cũng chỉ vừa đủ cho nhà máy ở tỉnh. Sản lượng mía trong khu vực cũng không thừa, thậm chí, một số nhà máy còn thiếu tới 50% nguyên liệu.
    Giám đốc Nhà máy đường Cần Thơ Nguyễn Văn Long cũng đồng tình, bởi ông cho rằng, các địa phương trong khu vực chỉ thừa cục bộ, hoặc thừa theo thời vụ, song toàn vùng vẫn thiếu. Nếu tiếp nhận hai nhà máy trên sẽ gây khó khăn cho các DN tại chỗ. Và ông đề xuất, có di chuyển thì nên đưa ra Thanh Hóa(?!).
    Nếu không di chuyển nhà máy, mà sử dụng 50-60 tỉ đồng đầu tư cho việc đó để xây dựng vùng nguyên liệu tại chỗ, hay đổi mới thiết bị, thì theo Bộ trưởng Lê Huy Ngọ, cũng chưa chắc đã ổn, vì khí hậu, thổ nhưỡng trong vùng có thể không phù hợp với cây mía... Di chuyển hay giữ nguyên nhà máy, nếu không mang lại hiệu quả, Bộ NN&PTNT cũng đều phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Điều này đang làm cho Bộ chủ quản không khỏi băn khoăn.
    Có thể nói, QĐ 28 của Chính phủ là "bước ngoặt, giúp lột xác các nhà máy đường" (lời của Bộ trưởng Lê Huy Ngọ). Nhưng nếu việc hướng dẫn thực hiện, cũng như xử lý các vấn đề liên quan không khéo, sẽ đẩy các nhà máy đường vào mớ bòng bong. Cũng nên lưu ý lời cảnh báo của một vài lãnh đạo DN, rất có thể, QĐ này sẽ tạo cho các nhà máy có những điểm xuất phát khác nhau: nhà máy nào đã có vị trí tốt vẫn chạy tốt, còn việc vực dậy các nhà máy thua lỗ càng khó khăn. Kể cả khi đã vực dậy được rồi, với điểm xuất phát thấp như vậy, không biết bao giờ mới hết chấm dứt việc phân loại các nhà máy đường?
    (Nông Thôn Ngày Nay 31/5/2004...)
  8. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Bài 4: Di chuyển 2 nhà máy đường từ miền Trung vào miền Nam: ?oSai rồi sửa - Chuyện bình thường? (?)
    Tại hội nghị triển khai Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy và công ty đường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Xuân Thảo đã trả lời báo chí xung quanh việc di dời 2 nhà máy đường ở Quảng Bình và Quảng Nam vào Trà Vinh và Sóc Trăng.
    Trong phần trao đổi của phóng viên với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ, trả lời câu hỏi: Có 3 lý do để không di dời 2 nhà máy Quảng Bình và Quảng Nam: Thứ nhất, giá thành sản xuất cao do công suất nhỏ; thứ hai, ở phía Nam vấn đề tranh giành nguyên liệu rất phức tạp và thứ ba, có thể dùng 50 tỉ đồng (chi phí di dời một nhà máy) để đầu tư khôi phục vùng nguyên liệu tại chỗ. Ba bất cập như vậy, sao vẫn quyết tâm di dời nhà máy? Bộ trưởng Lê Huy Ngọ cho biết: Nói như vậy, chứ 50 tỉ đồng không thể có nguyên liệu. Vả lại, có tiền cũng không thể có nguyên liệu vì đất đai, khí hậu của Quảng Bình thì không lấy đâu ra mía.
    Trước câu hỏi: Khó khăn như vậy sao trước đây vẫn xây dựng nhà máy ở đó? Bộ trưởng Ngọ cho biết, thời kỳ đó, chúng ta sai về quy hoạch. Do làm chưa đúng nên bây giờ phải sửa.
    Hiện cả nước có 42 nhà máy đường, theo Bộ trưởng chỉ cần các nhà máy đường nhóm 1 và 2 là đủ, khoảng hơn 30 nhà máy.
    Về việc di dời 2 nhà máy dẫn đến khó khăn cho các hộ trồng mía, Bộ trưởng cho biết số hộ trồng mía ở 2 địa phương này không lớn, Quảng Bình là 22%, Quảng Nam là 13%. Nhưng Chính phủ sẽ có chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng và đền bù diện tích đã gieo trồng.
    Dân nói Nhà nước thích đặt nhà máy đâu thì đặt, không thích lại chuyển? Trước ý kiến này, Bộ trưởng cho biết, nói lỗi do Nhà nước cũng không đúng. Có đủ tài liệu cho thấy, ký từ xã ký lên huyện, tỉnh ký rồi yêu cầu bộ đặt nhà máy. Có một số nhà máy của tỉnh làm không được rồi chuyển về bộ như Quảng Bình.
    Nhiều doanh nghiệp cho rằng khó cổ phần được nhà máy nếu làm theo Quyết định 28. Trước ý kiến này, Bộ trưởng cho biết ông đã tha thiết đề nghị Chính phủ mãi nhưng chưa được, tức là phải có một - hai năm để các nhà máy tự đứng vững và có lãi. Nếu không cứ bán cổ phần ngay nhưng người mua lại là Nhà nước thì cũng vô nghĩa.
    Cái khó của các nhà máy đường hiện nay là không chủ động được nguyên liệu, dẫn đến tranh chấp quá lớn, đặc biệt là Tây Ninh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, như Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng. Tối thiểu mỗi nhà máy phải chủ động được 70% nguyên liệu.
    Trước thông tin các nhà máy đường găm hàng trong kho chờ giá lên, ý của Bộ trưởng Ngọ là: Đường mà mọi người thấy trong kho thực tế các doanh nghiệp thương mại đã mua, để nhờ ở đó (?). Số nhà máy có khả năng găm hàng chỉ chiếm 20%-30%, còn phần lớn là bán đường non để thu hồi vốn.
    Bộ trưởng cho biết, về quản lý Nhà nước, Bộ Thương mại và các tổng công ty, các công ty thương mại phải có trách nhiệm dự trữ lưu thông cũng như Bộ NN&PTNT có 2 tổng công ty lương thực. Với sản lượng 1,2 triệu tấn đường là đáp ứng được nhu cầu hiện tại, không phải nhập. Lúc giá đường 3.500 -3.700 đồng/kg, không thấy ai nói gì. Hiện tại là 5.000 đồng/kg, bằng với giá khu vực cũng là phù hợp với xu thế hội nhập. Những năm trước, giá đường thấp là do các nhà máy thiếu vốn phải bán đổ, bán tháo lấy tiền trả dân. Bây giờ có vốn, các nhà máy không phải bán đường non (?).
    Trong phần trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Xuân Thảo, Thứ trưởng cho biết, chuyển vào phía Nam, giá thành sản phẩm của 2 nhà máy chắc sẽ hạ. Tinh thần là phải cạnh tranh được. Nếu không cạnh tranh được sẽ không cho chuyển.
    Như vậy, việc di dời đã được tính toán tương đối kỹ cả nơi tiếp nhận và nơi chuyển đi. Quyết định của Bộ NN&PTNT, theo Thứ trưởng, là có cơ sở.
    Vì sao trước đây, các bộ, ngành, địa phương lại quyết định đặt 2 nhà máy Quảng Nam, Quảng Bình vào nơi không có nguyên liệu? Trước câu hỏi này, Thứ trưởng cho rằng, việc chọn nhầm nơi đặt nhà máy cũng là chuyện bình thường, sai rồi sửa. Trong từng ấy nhà máy có vài ba nhà máy sai thì có thể cho phép.
    Các nhà máy có công suất từ 1.000 đến 1.500 tấn mía/ngày thì giá thành sản xuất sẽ cao. Tại sao 2 nhà máy Quảng Bình (1.500 tấn) và Quảng Nam (1.000 tấn) vẫn cho chuyển vào phía Nam lại phải chi phí thêm 100 tỉ đồng tiền di dời? Tại sao không cho đóng cửa luôn? Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng cho biết, sở dĩ phải chuyển đi vì nhiều vùng có khả năng phát triển được nguyên liệu như Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ. Còn nếu đóng cửa thì nhà máy trở thành đống sắt vụn.
    Theo Thứ trưởng thì đây sẽ không phải là 2 nhà máy cuối cùng phải di dời vì có nhà máy phát triển ắt sẽ có nhà máy bị đào thải.
    Về hiện tượng các đầu mối thương mại găm đường trong kho dẫn đến tình trạng giá đường tăng, Thứ trưởng cho rằng đây là kỹ thuật kinh doanh của các doanh nghiệp, trong khi chưa có luật đầu cơ. Người kinh doanh thấy cái nào có lợi sẽ làm, đấy là quyền của người ta.
    Như vậy là người tiêu dùng phải chịu thiệt khi mua giá đường cao mà đáng lẽ ra không phải như vậy khi đường vẫn còn đầy kho. Trước tình trạng này, Thứ trưởng cho rằng đường cũng như các mặt hàng khác, lúc người tiêu dùng phải thiệt, lúc nhà máy chịu thiệt.
    (Theo Người Lao Động 31/05/2004)
  9. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    ĐBSCL: Lãng phí những công trình
    Vấn đề bức xúc nhất của quá trình phát triển ở ĐBSCL hiện nay là cơ sở hạ tầng yếu kém. Thế nhưng, một thực tế bức xúc hơn là nhiều công trình hạ tầng được đầu tư số tiền lớn mà không phát huy hiệu quả, hoàn toàn do chủ quan.
    Lãng phí trước hết là ở những công trình cảng biển. Cảng cá Cà Mau tại khóm 1, phương 8 (TP Cà Mau) với tổng vốn 28 tỷ đồng, vì nằm giữa trung tâm TP nên không ngư dân nào dại dột lái tàu đánh cá từ bờ biển vượt trên 100km đường sông để vào đây, vả lại tàu lớn cũng không chui lọt các cầu bê tông bắc qua sông nên suốt thời gian dài chẳng có tàu nào vào đây ngoài 2 chiếc tàu đánh cá nhỏ đựơc mượn để quay phim, chụp ảnh hôm khánh thành.
    Cảng thương mại Năm Căn (Cà Mau) thì do xây dựng sai thiết kế và sai quy trình kỹ thuật nên vừa xây dựng vừa chỉnh sửa đã ngốn hết 117 tỷ đồng. Các chuyên gia cho rằng, cảng này có hoàn thành cũng khó sử dụng cho hiệu quả bởi nằm lẻ loi, tách biệt trên bờ biển, không có đường sông, đường bộ.
    Tỉnh Sóc Trăng được Bộ Thuỷ sản ?oưu tiên? đầu tư hơn 52 tỷ đòng xây dựng cảng cá Trần Đề trên diện tích 36 ha tại huyện Long Phú. Cảng được xây dựng từ năm 1999 nhưng hiện chất lượng đã xuống cấp nghiêm trọng.
    Bên cạnh những công trình cảng biển là bến xe và cầu. TP Cần Thơ xây dựng bến xe liên tỉnh bên quốc lộ 91B với tổng vốn đầu tư hơn 15 tỷ đồng, công trình được khánh thành năm 2003 nhưng từ đó đến nay bến xe mới vẫn chưa hoạt động được do chưa có đường ra vào (!?).
    Tương tự, ở xã Bình Giang (Hòn Đất, Kiên Giang) có 5 cầu bê tông (trị giá 500 ?" 600 triệu đồng/chiếc) được xây dựng từ năm 1998 nhưng đến nay vẫn không sử dụng được vì không thể leo lên mố cầu, không có đường và không đúng chỗ dân cần.
    Từ thực tế đó dư luận đặt ra câu hỏi là liệu khi thống kê trong toàn quốc thì những công trình lãng phí như vậy sẽ lên tới bao nhiêu?
    (Tiền Phong 28/5/2004)
  10. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Bài 1: Các dự án đánh bắt xa bờ ở miền Trung: Bao giờ thu hồi được vốn?
    Theo số liệu khảo sát của ngành chức năng các địa phương ở miền Trung, đến nay chưa có nơi nào thu hồi được quá 20% số nợ gốc và lãi đến hạn, chưa có chủ dự án nào trả được quá 50% số nợ gốc của mình. Nợ không trả được, hiệu quả đánh bắt ngày càng giảm sút đang là nỗi lo thấp thỏm thường xuyên của ngành chức năng triển khai nguồn vốn và chính các chủ dự án, các cấp chính quyền cơ sở.
    Đơn cử như thành phố Đà Nẵng cho vay 49 dự án với 56 tỷ đồng, vay nợ đến hạn phải trả là 34,5 tỷ đồng nhưng hiện mới thu hồi được 1,7 tỷ đồng (bằng 4,9% tổng số nợ); Quảng Nam với tổng vốn vay là 54 tỷ đồng, số nợ đến hạn phải trả là 26,6 tỷ đồng nhưng mới thu hồi được 532 triệu (bằng 2%). Còn Thừa Thiên - Huế có tổng vốn vay là 34 tỷ nay mới thu hồi được chưa đến 300 triệu đồng (bằng 0,9%). Ở Quảng Bình, chỉ riêng các HTX ngư nghiệp đã vay thực hiện dự án 34 tỷ đồng, nay nợ gốc và lãi đến hạn đã là 33,5 tỷ đồng, trong đó hơn 12 tỷ đồng là nợ quá hạn chưa trả được đồng nào? Mặc dù vậy nhưng chưa có địa phương nào có giải pháp hữu hiệu để thu hồi vốn và lãi cho nguồn vốn đã đầu tư vào chương trình.
    Theo tìm hiểu của PV, hiện nay đại bộ phận các dự án đánh bắt hải sản xa bờ ở miền Trung chưa đa dạng được ngành nghề đánh bắt, trình độ khai thác lạc hậu, thêm vào đó thời gian gần đây giá một số hải sản xuất khẩu sụt giảm, giá xăng dầu và chi phí cho một chuyến đi biển lại tăng cao nên hiệu quả của việc đánh bắt giảm sút, vì vậy việc hoàn nợ lại càng khó khăn hơn.
    Nhằm khắc phục tình trạng trên, vừa qua Chính phủ đã có quyết định xử lý nợ vay đối với các dự án đánh bắt xa bờ. Theo đó, các tổ chức, cá nhân vay vốn đóng tàu, thuyền từ nguồn vốn ưu đãi của chương trình này được điều chỉnh lãi suất từ 7% xuống còn 5,4% đối với số dư nợ đến hết năm 2003, thời hạn cho vay được kéo dài thêm 2 năm. Đối với các trường hợp có khả năng trả nợ mà không chịu trả thì không gia hạn, giãn nợ?.
    Quá trình triển khai quyết định của Chính phủ mấy tháng đầu năm 2004 đã có nhiều bất cập nảy sinh. Rất nhiều chủ tàu muốn hoán đổi, chuyển sở hữu tàu cho người khác để thoát nợ nhưng không thực hiện được, do đại bộ phận tàu có số nợ lớn đều đã qua sử dụng dàu ngày, mức đầu tư bảo dưỡng lớn và sự định giá rất khó thực hiện, nên không ai muốn gánh thêm món nợ phát sinh này. Thậm chí nhiều chủ tàu bán hết tàu thuyền vẫn không đủ trả nợ gốc ban đầu?
    Làm sao để dự án đánh bắt xa bờ tiếp tục nhân rộng và phát huy hiệu quả của đồng vốn đang là câu hỏi lớn đối với các cấp, các ngành chức năng ở các địa phương miền Trung, tránh tình trạng không có vốn thì kêu ?okhông có cần câu? làm ăn, khi đã có cần câu thì ăn luôn cả cần câu và cá như các dự án đánh bắt hải sản xa bờ hiện nay.
    (Doanh Nghiệp 27/5/2004)

Chia sẻ trang này