1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay và mang tính thời sự

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi chienbinhankeda, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Bài 2: Chương trình đánh bắt xa bờ ở Sầm Sơn (Thanh Hoá): ?oMắc cạn? ?" hoà cả làng?
    Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung hiện đang lâm vào tình trạng nợ khó đòi trong chương trình đánh bắt xa bờ. Nhà nước đã bỏ ra một số tiền rất lớn, nhưng chưa biết sẽ đòi nợ theo cáchnào và có đòi được không?
    Để đóng được 46 con tàu, Nhà nước đã cho ngư dân vay cả thảy gần 46 tỷ đồng. Đến nay mới trả nợ được 970 triệu. Theo ông Nguyễn Văn Sơn, người phụ trách theo dõi đánh bắt thuỷ sản của UBND thị xã Sầm Sơn, ngư dân không trả tiền vay cho Nhà nước nhìn chung không phải là không có khả năng trả. Từ ngày có tàu đánh bắt xa bờ nhiều gia đình đã giàu lên trông thấy nhưng nợ thì quyết không trả, cứ nhà nọ nhìn nhà kia, người khấm khá thì chẳng dại gì trả tiền khi người làm ăn nhì nhằng chưa trả nợ!
    Biết thế nhưng tỉnh không thể làm gì được vì trước đây, chương trình đánh bắt xa bờ triển khai ồ ạt, thiếu những điều kiện ràng buộc cần thiết với người vay. Mặt khác, cùng phải thấy là 1 tỷ đồng cho ngư dân vay để đóng một con tàu không phải là người dân được cầm cả, được chi tiêu với giá đúng cho con tàu. Ngư dân chỉ có mỗi chữ ký, sau đó là khá nhiều tầng nấc vòng vo, chỉ định nơi đóng tàu, chỉ định nơi lắp đặt máy móc? và với một giá cả chỉ định! Ai cũng biết rằng một tỷ đồng (làm tròn) không phải là giá trị thực của con tàu, bởi thực tế nhiều người tự đi vay tiền ngân hàng (không có ưu đãi) và họ đã đóng được 85 chiếc tàu chỉ với 12 tỷ đồng, công suất tương đương tàu vay ưu đãi (?!).
    Cũng chính vì không được tự đóng tàu nên khi những con tàu được đóng chỉ định đó đi vào hoạt động đã bộc lộ những bất cập, máy của tàu không phù hợp với cách đánh bắt. Cho nên, ngay sau chuyến đầu tiên, các chủ tàu đã phải cho tháo bỏ máy tốc độ cao, mua máy tốc độ thấp thay thế và dĩ nhiên là phải tốn thêm 70 triệu đồng.
    Đó cũng là tình trạng phổ biến ở những nơi có chương trình đánh bắt xa bờ chứ không riêng gì Sầm Sơn. Trước tình hình đó, Chính phủ đã cho phép định giá lại các con tàu, bán đấu giá để thu tiền về cho ngân sách. Hội đồng bán đấu giá tỉnh đã thí điểm đấu giá con tàu 165 CV của ông người dân. Lần đầu định giá 450 triệu đồng không ai lên tiếng, hạ xuống 400 triệu cũng không có ai mua. Sau đó có người đánh tiếng 360 triệu sẽ lấy tàu, song đây cũng mới chỉ là ?ođánh tiếng? chứ khi vào cuộc chưa chắc đã có người lấy thật. Nhưng cứ cho đây là cái giá cuối cùng thì Nhà nước cũng đã ?olãnh đủ?: bỏ ra 1 tỷ đồng, thu về 360 triệu đồng. Đó là chưa kể lãi suất ngân hàng gần 10 năm trời.
    Bán tàu xong Nhà nước thu được khoảng 1/3 số tiền đã cho vay, vậy còn 2/3 ai sẽ gánh chịu? Ông Sơn cho biết thêm, chủ trương của chính quyền là sẽ xem xét từng chủ tàu, tuỳ vào thu nhập của từng gia đình để thu nợ. Nhưng đây chắc chắn là một kế hoạch khó thực hiện.
    (Thương Mại 28/5/2004)
  2. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng: Lãng phí nguy hiểm như tham nhũng
    ?oKhoản lãng phí chủ yếu từ ngân sách là do quyết định, chủ trương đầu tư (sai), nhưng rất khó xác định trách nhiệm? - Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng đã nhìn nhận như vậy trong cuộc trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội hôm 29-5.
    Ông cũng đồng tình với nhận định: Lãng phí cũng nguy hiểm như tham nhũng... Đối với những dự án nhóm B thì trách nhiệm thuộc về cấp tỉnh, cấp bộ. Dự án nhóm A do Thủ tướng và Chính phủ chịu trách nhiệm. Còn những dự án lớn do Quốc hội quyết, thì trách nhiệm là của Quốc hội và trách nhiệm tham mưu của Chính phủ.
    * Một số đại biểu QH cho rằng lãng phí còn nguy hiểm hơn cả tham nhũng, nhưng dường như chúng ta vẫn coi nhẹ vấn đề này?
    - Bác Hồ từng nói lãng phí cũng như tham nhũng, đều là kẻ thù của chúng ta. Cuộc đấu tranh chống lại những kẻ thù đó phải hết sức kiên trì, bền bỉ, phải làm sao cho mọi cấp, mọi ngành thấy đó là trách nhiệm của mình. Lãng phí bao giờ cũng nguy hiểm như tham nhũng.
    * Nhưng thực tế chỉ thấy những kẻ tham nhũng phải ra hầu tòa, thậm chí ra pháp trường. Còn những đối tượng gây lãng phí thì hầu như chỉ mới bị? xử lý hành chính?
    - Các mức xử lý lãng phí cũng có nhiều: không chỉ kỷ luật hành chính như phê bình, khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc mà còn xử phạt (bắt bồi hoàn công quỹ).
    Và nếu lãng phí đến một mức nào đó thì chuyển sang xử lý hình sự. Nhưng đúng là hình như chưa có ai gây lãng phí phải nhận hình phạt cao nhất cả. Đó là điều đáng phải suy nghĩ.
    * Bộ trưởng nói ai lãng phí, chi vượt định mức thì phải lấy tiền túi ra đền. Nhưng thực tế dường như chưa hẳn. Chuyện mới đây nhất là hồi đầu tháng ba năm nay, hai ông giám đốc Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & đầu tư tỉnh Hưng Yên khi bị phát hiện mua ô tô vượt quá định mức 123 triệu đồng/chiếc, đã xin ?okhắc phục? bằng cách trừ vào kế hoạch kinh phí hoạt động năm 2004 của hai sở. Vậy mà bộ Tài chính lại chấp nhận?
    - Thật ra, Bộ Tài chính chuẩn bị trình Chính phủ điều chỉnh giá định mức mua xe công cho phù hợp, bởi giá ôtô đã tăng cao so với định mức hiện hành. Cho nên chúng ta phải tùy từng trường hợp cụ thể mà xem xét.
    Ví dụ bây giờ mua xe đúng chuẩn rồi, nhưng vì thích màu khác nên anh cạo đi sơn lại thì khoản chi phí sơn lại này anh phải bỏ tiền túi ra mà trả. Hoặc chẳng hạn tôi qui định cấp như anh chỉ được mua xe 500 triệu đồng, song anh lại vượt khoảng vài ba chục triệu, sau khi xem xét tôi có thể thôi cho anh (không bắt bỏ tiền túi ra đền!?) nhưng anh vẫn phải bị khiển trách, phê bình.
    * Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2002 cho thấy tình trạng chi vượt dự toán ngân sách diễn ra khá nghiêm trọng, nhất là chi quản lý hành chính, chi quà biếu, lễ tết (vượt đến 162 tỉ đồng). Thưa bộ trưởng, trách nhiệm thuộc về ai?
    - Trong mấy năm tôi làm bộ trưởng, chi hành chính đã được tiết kiệm khá tốt. Tỉ trọng chi hành chính năm 1997-1998 là 10% ngân sách, nhưng đến năm 2002 chỉ còn 5,7%, mặc dù bộ máy còn chưa tinh giản nhiều. Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa là không còn lãng phí.
    Ngày xưa các cụ qui định rất rõ việc thọ, mai, gia, lễ: cấp nào thì được mừng thọ, mừng bao nhiêu, quà gì, ai được đến mừng; mai mối, cưới xin, tang lễ?cũng vậy.
    Nhưng bây giờ, các quy định đấy chưa thật chặt chẽ. Nhiều khi mới chỉ nặng về vận động. Mà đã không quy định rõ thì việc thi hành ở mỗi cấp, mỗi đơn vị sẽ có sự khác nhau. Từ đó dẫn đến sự tùy tiện và lãng phí.
    Ngược lại, mặc dù có những định mức đã rõ song một số nơi vẫn cứ vượt. Mà một khi anh đã vượt thì qua kiểm tra, thanh tra sẽ phải xử lý thôi.
    * Thưa bộ trưởng, lĩnh vực nào đang bị chi vượt định mức phổ biến và nghiêm trọng nhất?
    - Tôi xin nói ngay chi hội nghị thường là vượt so với dự toán, định mức: vượt tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng/ năm trong cả nước chứ không ít đâu.
    Nhưng chỗ này cũng có cái khó, bộ trưởng bộ Tài chính làm sao có thể biết hết hội nghị nào cần thiết, hội nghị nào không cần thiết.
    Hơn nữa, cơ chế của ta hiện nay là lãnh đạo tập thể, đòi hỏi phải tổng kết, sơ kết, triển khai luật pháp. Tôi không rõ tình trạng vượt chi phổ biến là vì định mức quá thấp, hay do hội nghị quá tràn lan? Có lẽ là cả hai.
    Ngay như bộ Tài chính, chúng tôi ban hành không biết bao nhiêu thông tư, văn bản. Nếu cứ mỗi cái lại tổ chức một hội nghị thì có lẽ cả trăm hội nghị mỗi năm. Vì thế bộ chỉ làm hội nghị triển khai ngân sách, tổng kết những vấn đề lớn liên quan đến chế độ chính sách.
    * Bộ trưởng có nghĩ rằng nạn phong bì cũng góp phần tích cực vào tình trạng này? Bởi như một đại biểu QH từng đề nghị bộ Tài chính cần có giải pháp chống hiện tượng ?ođời chúng ta đâu có họp là ta cứ đi??
    - Hiện nay đang có hai loại phong bì: một loại theo chế độ (chẳng hạn hội nghị lấy ý kiến xây dựng một văn bản pháp luật thì có thể trả thù lao cho các chuyên gia); một loại không theo chế độ.
    Loại phong bì không theo chế độ thì bộ Tài chính đã cấm từ lâu. Thế nhưng nhiều nơi vẫn vi phạm. Và không chỉ phong bì mà còn cả quà tặng, nhiều nhất là? cặp! Khi duyệt dự toán bộ Tài chính không bao giờ chấp nhận.
    * Vậy khi quyết toán, khoản chi chi phong bì sẽ nằm dưới dạng gì?
    - Dạng chi tiêu hội nghị! Tôi thì phản đối cái đó.
    * Thế thì họ lấy tiền ở đâu ra để bù vào, thưa bộ trưởng?
    - Chắc họ ?osân siu? khoản này, khoản kia hoặc xin được tài trợ của một doanh nghiệp nào đó chẳng hạn.
    * Bộ trưởng đi hội nghị mà người ta đưa phong bì Bộ trưởng có nhận không?
    - (cười) Có loại nhận, có loại không nhận.
    * Loại nào thì nhận?
    - Loại có chế độ. Còn loại không có chế độ thì nhắc nhở ngay. Thường khi tôi đã không nhận thì chẳng mấy ai nhận cả.
    * Theo bộ trưởng, liệu chúng ta có thể chấm dứt được nạn phong bì hiện nay?
    - Bản thân mỗi đồng chí thủ trưởng cần phải tự nhận rõ trách nhiệm của mình. Chứ một mình Bộ Tài chính không thể làm hết được. Quà cáp, biếu xén lễ tết cũng vậy, phải đóng chặt cửa.
    Như bộ trưởng bộ Tài chính là không tiếp khách đến nhờ vả, biếu xén, kể cả có gọi điện đến nhà thì câu trả lời (cho đối tượng này) thường là ?ođi vắng?. Cấp dưới của tôi cũng rất biết điều đó.
    * Xin cảm ơn bộ trưởng!
    (Tuổi Trẻ 31/5/2004)
  3. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu từ từ nguồn ngân sách nhà nước
    Theo hướng dẫn mới đây của Bộ Tài chính về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng thuộc ngân sách nhà nước, các dự án quy hoạch đã nghiệm thu, nhưng chưa được phê duyệt mà đến hết năm kế hoạch chưa được phê duyệt, thì số vốn trong kế hoạch chưa thanh toán được chuyển vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước để tiếp tục thanh toán.
    Số vốn thanh toán cho từng công việc không được vượt dự toán hoặc giá trúng thầu, tổng số thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức dự toán và tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm nhiều nhất cũng không được vượt kế hoạch vốn cả năm.
    Đối với một số dự án đặc biệt quan trọng, cần phải có cơ chế tạm ứng, thanh toán vốn khác với các quy định trên, sau khi đã có ý kiến của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.
    (Đầu Tư 31/5/2004, Tr 3)
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 08:52 ngày 01/06/2004
  4. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6): Dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em
    Cha mẹ nào cũng yêu con và vì con. Cả xã hội đều làm những gì tốt đẹp nhất cho thiếu nhi, chẳng hạn trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí, trẻ tiêu học không bị thu học phí? Ấy thế mà có ai ngờ, thiếu nhi VN hiện đang bị ?oáp bức? cần được ?ocởi trói??
    Bắt đầu từ học phí. Học miễn phí nhưng học sinh tiêu học phải ?ocống nạp? bao nhiêu, gấp mấy lần học phí bằng đủ các khoản mà lẽ ra xã hội phải chăm lo. Năm ngoái, Bộ GD-ĐT cử thanh tra xuống các trường tiểu học ở Hà Nội và bắt tại hiện trường những cái cặp cõng trên vai trẻ đủ thứ: toàn bộ SGK, đồ chơi, sữa, nước uống mà chắc chắn do các bà mẹ tuồn vào.
    Rồi chuyện chạy sô đi học thêm trở thành một ?ophó khoá? không thể thiếu được sau chính khoá vốn đã quá tải. Thiếu gì những cuốn phim phê phán cảnh buổi tối đứa trẻ ngồi học? thêm với gia sư mà ngủ gà ngủ gật sau một ngày học cật lực. Sao lại nhồi, tuồn vào trí não thiếu nhi đến mức ấy mà quên rằng thiếu nhi cần chơi cũng như cần học?
    Nhiều cha mẹ chỉ vì ganh nhau với cặp cha mẹ khác mà buộc con mình cõng lưng đi học trong khi vô hình trung giết chết cái hồn nhiên của phần tâm hồn của trẻ, biến thiếu nhi thành nô lệ! Một bé gái cuối lớp 4, được co giáo cho làm luận văn tả một con trâu nằm dưới gốc đa đang nhài cỏ, đã thật thà nộp bài chỉ một dòng: Thưa cô em biết con trâu nhưng chưa thấy trâu nhai cỏ bao giờ! Lại câu hỏi khác, vì sao giờ ra chơi không nên đứng trước cổng trường? Em thiếu nhi học lớp 3 trả lời: không ra ngoài cổng vì sợ mẹ mìn bắt cóc!
    Thành phố có nhiều công viên nhưng ở các điểm cây xanh thừa thãi này lại rất thiếu chỗ cho thiếu nhi vì tệ nạn và những cảnh trai gái âu yếm nhau. Thành phố nào ở nước ta có tiệm ăn dành cho thiếu nhi? Khó tìm quá, nhưng việc các thầy cô giáo trừng trị học trò kiếu thời Trung Cổ thì có đấy. Học sinh lớp 7 phải liếm ghế cô giáo, bị dán băng keo kín miệng, bọ co giáo ra lệnh cho bạn tát vào mặt hoặc bị thụt dầu? chẳng đã đặt ra yêu cầu cởi trói cho thiếu nhi?
    Làm những gì tốt nhất cho trẻ em chính là trả lại tự do cho chúng, đừng kéo dài tình trạng bắt thiếu nhi làm nô lệ cho cha mẹ, trường lớp dù rằng nô lệ được ăn ngon mặc đẹp và ?ocưng chiều? hết mức.
    (Pháp Luật 30/5/2004)
  5. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Hôm nay bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT
    Hôm nay, 751.000 HS lớp 12 trong cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2003-2004. Kỳ thi diễn ra trong ba ngày 2, 3 và 4-6 tại 1.784 hội đồng thi, với sáu môn thi gồm: văn, toán, ngoại ngữ, hóa học, sinh học và địa lý (7.244 thí sinh không học đủ ba năm đối với môn ngoại ngữ sẽ thi thay thế bằng môn lịch sử).
    Những địa phương có lượng thí sinh dự thi đông nhất là Nghệ An (hơn 42.300 HS), Thanh Hóa (41.600), Hà Tây, Hải Phòng, Hà Tĩnh... TP.HCM đứng thứ ba cả nước với 38.224 HS dự thi, Hà Nội có 31.810 HS.
    (Tiền Phong 2/6/2004)
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 09:07 ngày 02/06/2004
  6. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Những bức xúc từ vấn đề giáo dục
    Nỗi lo chung là chất lượng GD có nguy cơ tụt hậu, nguồn nhân lực được đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu, tiêu cực trong thi cử, gánh nặng dạy thêm, học thêm tràn lan đang làm ngột ngạt xã hội...
    Đó là bức xúc của mỗi gia đình, cũng là vấn đề lớn mang tầm quốc gia của một đất nước có gần 20 triệu người đi học. Trước những bức xúc của cử tri, Bộ GD- ĐT sẽ trả lời ra sao cho thấu tình, đạt lý? Sẽ nhìn nhận thực trạng GD đất nước thế nào cho đúng với thực tế? Sẽ có thái độ tiếp thu nghiêm túc và đề xuất những giải pháp gì thật sự khả thi?
    Tất nhiên đây là những vấn đề không dễ gì giải quyết trong một thời gian ngắn. Nhưng đây cũng không phải là những vấn đề bây giờ mới đặt ra. Nghị quyết trung ương 4, khóa VII coi giáo dục là quốc sách hàng đầu được ngành GD triển khai thực hiện đã mười năm. Thời gian đủ để thấy rõ chiến lược và giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của ngành chưa xứng tầm yêu cầu cuộc sống, chưa đáp ứng đòi hỏi của đất nước trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
    Thế mà cho đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT vẫn loay hoay chưa xác định được tiêu chí đánh giá chất lượng GD.

    Phải nói thẳng, một nền GD không thể coi là có chất lượng, không thể coi là tiên tiến khi những đứa trẻ đến trường cặp sách trĩu nặng SGK, sách tham khảo và nỗi lo bài vở ngập đầu.
    Những đứa trẻ lớp 1, lớp 2 đã sấp ngửa ngày học mấy ca. Tuổi thơ vất vả, quá tải với những điều vô lý mà người lớn áp đặt. Bệnh thành tích khiến kết quả thi tốt nghiệp phổ thông cao chót vót trong khi điểm thi ĐH thấp đến kinh ngạc.
    Không những thế, nghịch lý là HS học các lớp dưới vất vả bao nhiêu thì rất nhiều SV ĐH lại nhởn nhơ bấy nhiêu với những ?ochợ phao?, ?ochợ luận văn? vàng thau lẫn lộn. Kết quả đầu ra không thực chất, bằng cấp và trình độ không tương xứng. Có doanh nghiệp mở rộng dây chuyền sản xuất mà lọc trong cả gần trăm người vừa tốt nghiệp ĐH vẫn không tìm nổi một kỹ sư đáp ứng yêu cầu. Đất nước cần đội ngũ tay nghề cao nhưng đa số HS vẫn coi cổng trường ĐH là sự lựa chọn duy nhất, tạo nên áp lực và cả tiêu cực trong thi cử.
    Tâm lý thích làm thầy hơn làm thợ có phần do công tác hướng nghiệp chưa tốt, do tâm lý truyền thống và do cả chiến lược chỉ đạo của ngành. Bởi ngay trong bộ máy tổ chức ngành GD-ĐT, sự ?ophân cấp? cũng diễn ra nóng bỏng: trường công nhân kỹ thuật đua nhau lên trung cấp, trường trung cấp náo nức lên cao đẳng, trường cao đẳng muốn lên đại học và đại học thì ấp ủ thành học viện...

    Ngành GD-ĐT cũng phát triển theo phong trào, chả trách học trò cũng thích trường ?ooai?, trường ?osang? mà không ý thức được tương lai nghề nghiệp sau này! Bên cạnh đó, sự lúng túng trong hoạch định chiến lược và chỉ đạo vĩ mô của ngành là điều dễ nhận thấy. Như một ngôi nhà lẽ ra phải được bồi đắp từ nền móng thì ngành lại chọn cách dễ làm hơn là dột đâu vá đấy theo kiểu tình thế, ?ochữa cháy?.
    .
    Trước tình hình này, nhiều người cho rằng: lẽ nào một vấn đề lớn, liên quan trực tiếp đến tương lai phát triển đất nước, là nỗi bức xúc hằng ngày, hằng giờ của xã hội vẫn không có giải pháp dứt điểm; hành trang của các vị đại biểu mỗi kỳ họp Quốc hội vẫn nặng một nỗi ưu tư về những bất cập, yếu kém của GD kéo dài?
    (Tuổi Trẻ 31/5/2004)
  7. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Thi cử chưa nghiêm túc và những chuyện bi hài
    Bản chất của hai từ ?othi cử? đã bao hàm sự nghiêm túc, vì qua kỳ thi mà chọn ra người tài để (bồi dưỡng, đào tạo) phục vụ cho đất nước. Thế nhưng, nhiều chuyện khó tin, thậm chí bi hài trong thi cử, nhất là kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT, đã được đề cập công khai tại hội nghị tổng kết thi phổ thông năm 2003 và phương hướng năm 2004 tổ chức hồi đầu tháng 2-2004 tại Hà Nội do Bộ GD-ĐT triệu tập với sự có mặt của lãnh đạo ngành GD-ĐT các tỉnh, thành phố trong cả nước.

    Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Vọng thẳng thắn thừa nhận: ?oQua kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2003 có tới 7 - 8 địa phương có tỉ lệ HS tốt nghiệp không phản ánh đúng chất lượng GD của địa phương do được ?onới rộng bảng điểm?... Ông dẫn chứng: Nhiều bài thi lẽ ra chỉ đạt 4,5 điểm thì được ?oai đó? nâng lên thành 5 điểm. Chẳng hạn môn toán của tỉnh Thừa Thiên - Huế có 370/2.702 bài thi có điểm từ 4,5 được nâng lên 5; môn vật lý của tỉnh Tây Ninh có 125/1.051cũng được nâng lên như thế...
    Còn chuyện này thì đúng là ?obi hài?: Kết quả kỳ thi tốt nghiệp bổ túc THPT năm 2003 cho thấy tỉ lệ thí sinh có điểm toán từ 5 trở lên của Hà Nội chỉ là 46,9%; TPHCM 45,8%; trong khi đó tỉ lệ này ở Hưng Yên là 99,1%; Hà Nam 94,2%; Quảng Ngãi 92,9%; Hà Tây 90,8%; Quảng Ninh 89,1%; Phú Thọ 88,5%... Và hai địa phương Hà Nội và TPHCM bị ?olọt? khỏi danh sách các địa phương có tỉ lệ HS đạt điểm giỏi cao nhất ở một số môn thi tốt nghiệp THPT, chẳng hạn như Lai Châu có 28,5% HS đạt điểm giỏi môn ngữ văn (trong khi tỉ lệ toàn quốc của môn này chỉ ở mức 5,3%); Bến Tre có 46% HS đạt điểm giỏi môn địa lý (toàn quốc chỉ 19%); Hà Tây có 21% HS đạt điểm giỏi môn toán (toàn quốc 7%)...
    Tuy nhiên, chỉ sau đó 1 tháng, kết quả kỳ thi ĐH đã chứng minh điều ngược lại: tỉ lệ thí sinh đỗ ĐH của Hà Nội có tổng điểm 3 môn thi từ 15 điểm trở lên là 1.171/46.216 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ cao nhất nước... Trước sự thật như vậy, không biết lãnh đạo ngành GD-ĐT các tỉnh Lai Châu, Bến Tre, Hà Tây... ăn nói thế nào với phụ huynh các địa phương trên?
    Không những thế, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2 năm liên tiếp (2002 và 2003) của cùng một địa phương chênh lệch nhau quá cao: Bến Tre: 63,82% - 90,10%; Tiền Giang: 71,07% - 93,68%; Lai Châu: 83,74% - 95,29%... Nhìn vào những con số trên người ta thấy ngay có sự ?ogiả tạo? vì không thể chỉ sau 1 năm học mà chất lượng HS tăng... vọt như thế được! Lãnh đạo một sở nhận xét: ?oMấy bố này... thánh thật. Tớ mà có quyền thì tớ sẽ điều ngay mấy bố này lên các tỉnh miền núi, hải đảo... Chẳng mấy chốc mà các nơi này sẽ về nhất cho mà xem!?.
    Kết thúc hội nghị, Bộ GD-ĐT đã phải thống nhất nhận định: Công tác coi thi là khâu yếu kém nhất trong quá trình tổ chức thi. Tâm lý ?othương? HS, nể nang đồng nghiệp, làm ngơ trước ?ophao? vẫn còn nhiều... Tuy nhiên, trước các hiện tượng tiêu cực trong thi cử nói trên, biện pháp của Bộ đưa ra còn chung chung, nửa vời. Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng chỉ nhắc nhở các địa phương ?otiêu biểu? có hiện tượng chấm thi ?onới rộng bảng điểm? cần phải rút kinh nghiệm (?).
    (Người Lao Động 31/5/2004)
  8. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Chuyện thi cử: Còn nhiều tồn tại cần khắc phục
    Không thể phủ nhận những cố gắng của toàn ngành GD ĐT hoặc của một số địa phương trong thời gian gần đây trong việc cải tiến thi cử như: giảm tải chương trình giảng dạy, cấm dạy thêm - học thêm tràn lan, thí điểm bỏ bớt kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, áp dụng "3 chung" trong tuyển sinh đại học...Thế nhưng, dường như mọi cố gắng đó chưa đem lại những kết quả khả quan như mong đợi, thậm chí có nơi, có lúc còn bị tác dụng ngược.
    Vài năm gần đây, khi đối chiếu kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả thi tuyển sinh vào ĐH-CĐ mọi người mới thật sự lo lắng, bức xúc về chất lượng đào tạo ở các bậc học PT. Tỷ lệ HS đậu tốt nghiệp, tỷ lệ khá, giỏi như lâu nay không phản ánh đúng trình độ, năng lực HS.
    Để khắc phục tình trạng này, ngành GD cần đột phá ở khâu thi cử; tổ chức thật tốt các kỳ thi lập tức sẽ tác động tích cực đến hoạt động dạy và học. Thực tế cho thấy, thi cử không nghiêm thì trò không muốn học hoặc học lệch lạc, thầy cũng không muốn dạy cho hết khả năng của mình. Nhìn bề nổi, các kỳ thi tốt nghiệp THPT trong những năm qua đều được đánh giá là "nghiêm túc an toàn", song bên trong còn nhiều hiện tượng không bình thường từ khâu ra đề thi đến khâu coi thi, chấm thi.
    Coi thi dễ dãi, để học sinh thoải mái quay cóp, xem tài liệu đã trở thành phổ biến đến mức khiến nhiều người tưởng là chuyện bình thường. Đề thi và hướng dẫn chấm của Bộ năm nào cũng có vấn đề mà báo chí đã từng đề cập. Khâu chấm thi còn nhiều hiện tượng không bình thường. Có bộ môn phải sửa đáp án mấy lần mới có thể nâng tỷ lệ đậu của HS lên. Cũng có hiện tượng giám khảo chấm ẩu khiến cho một số HS "không hiểu nổi" vì sao mình lại được điểm hay mất điểm một cách phi lý...
    Không những thế, Bộ cần tăng cường công tác thanh tra coi thi. Ngoài số thanh tra của các Sở GD-ĐT, Bộ cần tăng số lượng thành viên Đoàn thanh tra của Bộ (mà thực chất đây là đoàn thanh tra chéo giữa các tỉnh) ít nhất là từ 10 đến 15 người mới có thể giám sát được một địa bàn rộng lớn vài chục hội đồng thi của một tỉnh. Đồng thời, chấn chỉnh công tác chấm thi. Để chấm dứt hiện tượng các hội đồng chấm thi mở đáp án một cách tùy tiện để nâng tỷ lệ đậu, để chấm dứt tình trạng chấm ẩu, phóng điểm một cách bừa bãi, Bộ nên chỉ đạo việc chấm thanh tra bài thi, chấm xác xuất các bài đã chấm để kịp thời nắm bắt những hiện tượng tiêu cực.
    Ngay khi việc chấm thi ở các tỉnh kết thúc, Thanh tra Bộ yêu cầu các Sở GD - ĐT rút bất kỳ mỗi bộ môn từ 100 đến 200 bài (theo mã phách mà Bộ yêu cầu) sau đó đóng gói, niêm phong gửi theo đường bưu điện chuyển cho một Sở GD-ĐT khác (theo quy định của Bộ) để chấm lại và báo cáo kết quả về Bộ. Dựa trên kết quả chấm thanh tra đó mà Bộ có đối chiếu so sánh để đánh giá về công tác chấm thi của các sở.
    Những giải pháp trên có thể thực hiện ngay trong mùa thi năm 2004 này, nó không hề tốn kém tiền bạc của Nhà nước nhưng hiệu quả mang lại thì rõ ràng và chắc chắn.
    (Thanh Niên 1/6/2004).
  9. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Bỏ phiếu tín nhiệm hay chuyện ?ophong trào??
    Thời gian gần đây, Quốc hội và báo chí rộ lên chủ đề ?obỏ phiếu tín nhiệm? một số thành viên Chính phủ, một chủ đề nhạy cảm khiến cả trong và ngoại nghị trường (Kỳ họp thứ 5, QH khoá XI) đều bàn luận rất sôi nổi.
    Trước đó, một cuộc ?ovận động? hành lang về chủ đề này đã được một số báo ?odọn đường? khá rôm rả. Chỗ này yêu cầu Bộ trưởng Bộ A ra bỏ phiếu, chỗ kia đòi Bộ trưởng Bộ B ra xem xét. Có đại biểu còn cao hứng đề xuất ?oviệc bỏ phiếu tín nhiệm chỉ có ý nghĩa nhắc nhở các đồng chí ấy?? hoặc có người còn ?ohiến kế? phát phiếu thăm dò, việc mà trong luật hoạt động của QH chưa hề quy định? Cứ thế, không khí ?obỏ phiếu tín nhiệm?, miễn nhiệm cách chức? dâng lên sôi động.
    Những Bộ trưởng bị điểm tên thì lo âu căng thẳng, những Bộ trưởng không bị điểm tên cũng bị áp lực tâm lý nặng nề. ?oCứ đà này, với cách làm này, ngày mai sẽ đến lượt mình và những người khác??. Đành rằng đã ?ocó gan? gánh vác công việc trước Đảng trước dân thì cũng ?ocó gan? nhận lấy trách nhiệm của mình trong những sai sót. Thế nhưng ngay cả những Bộ trưởng bị điểm tên nhiều nhất, bị yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm nhiều nhất cũng cảm thấy ấm ức không thoả đáng.
    Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến là một điển hình. Trước và trong suốt đầu kỳ họp, ?ogiá thuốc tăng cao? luôn là chủ đề được một số báo săn đuổi. Và cũng vì lý do này, Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến được một số ĐBQH đề nghị đưa vào danh sách các Bộ trưởng được QH bỏ phiếu bất tín nhiệm. Bà Chiến cũng cho biết, bà cảm thấy buồn bởi cho đến thời điểm này là được 24 tháng sau khi nhậm chức, và việc giá thuốc tăng ?" như Phó Thủ tướng Chính phủ và một số bộ đã có nêu ra ?" là do có tích tụ từ nhiều năm qua. Cũng chính vì mới về Bộ Y tế được vài tháng thì diễn ra dịch SARS nên phải tập trung để lo dịch, bà Chiến nói. Sau đó thì tiếp tục phục vụ cho SEA Games, và sau đó nữa là cúm gà. Vì thế, có những giải pháp làm ngay được, nhưng cũng có giải pháp phải tính cho hợp lý?
    Nói như nhiều ĐBQH: ?oBỏ phiếu tín nhiệm là việc làm hết sức bình thường!?, đó cũng là thực hiện quyền tối cao của QH đối với những chức danh do QH bầu ra. Tuy nhiên sẽ không bình thường nếu hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm này lại vượt ra khỏi khuôn khổ quy định của pháp luật. Việc vận động, tranh thủ thăm dò các ý kiến hoặc theo đà dư luận nhằm đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm một chức danh nào đó do QH bầu nếu không tuân thủ theo những quy định của luật sẽ là tuỳ tiện, cảm tính và vô cùng nguy hiểm đối với sự ổn định chính trị của đất nước.
    Theo quy định của luật, việc bỏ phiếu tín nhiệm được tiến hành khi Uỷ ban Thường vụ QH tự trình hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, các uỷ ban, trong đó có cả ý kiến của Thủ tướng hoặc ít nhất 20% ĐBQH đề nghị thì UBTVQH sẽ họp, sau đó trình ra QH để bó phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên cho đến nay quy định này vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngay cả quy trình để UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các UB khác của QH đủ điều kiện kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm một chức danh nào đó cho đến nay cũng chưa có.
    Xây dựng một hành lang pháp lý và văn hoá cho hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm của QH, tránh cách làm ào ào theo kiểu phong trào, đảm bảo dân chủ, nghiêm túc, thúc đẩy hoạt động của Chính phủ đang là vấn đề đặt ra với QH khoá XI vào những kỳ họp tới.
    (Lao Động & Xã Hội 1/6/2004)
  10. dauduado111

    dauduado111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    FPT đền bù sự cố sập mạng: Có như không?
    09:00'' 02/06/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Sau sự cố sập mạng, hàng nghìn khách hàng cá nhân và DN của FPT lại một lần nữa đang ca thán về kiểu đền bù ''''có mà như không'''' của công ty này.

    Quảng cáo dịch vụ Internet thuê bao của FPT.
    Theo những mức đền bù được FPT công bố trên báo chí: Đối với các khách hàng sử dụng kênh thuê riêng leased line, khách hàng ADSL, dial-up trả sau (truy cập Internet qua mạng điện thoại) được đền bù khoản tiền tương đương tiền cước thuê bao ba ngày và khoản đền bù này được nhân lên 1,5 lần (ví dụ cước thuê bao 5đ/ngày x 3 ngày x 150%); và không tính cước lưu lượng trong ba ngày gián đoạn dịch vụ. Đối với các khách hàng Internet trả trước được cộng thêm 15 ngày sử dụng vào tài khoản cho các tài khoản đã kích hoạt và có giá trị sử dụng trong thời gian bị gián đoạn dịch vụ. Các khách hàng sử dụng dịch vụ lưu trữ web (web hosting và server hosting), được đền bù khoản cước thuê bao ba ngày gián đoạn và được nhân lên 1,5 lần. Các khoản đền bù nói trên sẽ được khấu trừ trực tiếp trên hóa đơn cước tháng 5/2004 của khách hàng.Cũng theo số liệu Công ty truyền thông FPT công bố, với số lượng khách hàng sử dụng Internet hiện nay, tổng chi phí FPT phải đền bù khách hàng là 3,5 tỷ đồng.
    Thiệt hại nhiều, bồi thường ít
    Anh Huy Hoàng, một khách hàng dùng FPT card bức xúc: ''''Tôi thấy cách đền bù của FPT không hề thoả đáng. Nghe tổng số tiền đền bù thì to nhưng nếu phân tích kỹ thì chẳng khác nào một hình thức khuyến mại nhỏ giọt cho khách hàng. Tôi dùng FPT card và được cộng thêm 15 ngày sử dụng, nhưng ai mà không biết rất ít người dùng hết số ngày gia hạn trên thẻ. Thẻ mệnh giá 300 nghìn được dùng trong vòng 1 năm mà tôi dùng khoảng 3-4 tháng đã hết tiền, lấy thêm 15 ngày mà làm gì...''''.
    Chia sẻ bức xúc với VietNamNet, tất cả các DN sử dụng dịch vụ của FPT đều cho rằng, mức đền bù công ty này đưa ra nghe thì to tát nhưng rất không thoả đáng. Chẳng hạn như những ngày đường truyền chết, có sử dụng được đâu mà FPT đền theo kiểu ''''không tính cước lưu lượng trong ba ngày gián đoạn dịch vụ''''.
    Ông Hoàng Văn Đạt - Quản trị hệ thống của Công ty Giải pháp Phần mềm Việt (VSS) ở 23 Điện Biên Phủ, Hà Nội cho biết: ''''Công ty tôi thuê đường ADSL của FPT với mức thuê bao 250.000 đồng/tháng, ngoài ra dùng lưu lượng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Nếu tính theo cách đền bù của FPT thì tôi được đền bù 36.000 đồng. Quá nhỏ so với mức thiệt hại của chúng tôi. Trong 3 ngày toàn bộ công việc bị đình trệ, các email giao dịch không đến được với khách hàng, nhân viên hầu như được nghỉ ngơi... Thậm chí, chúng tôi phải dùng điện thoại gọi đi điều đình với khách hàng và ra dịch vụ internet để làm việc và gửi thông tin đến khách hàng hết tới vài trăm nghìn đồng... Đó là chưa kể đến những thiệt hại không đếm được cho uy tín của công ty với khách hàng nước ngoài''''.
    Tương tự như VSS, Công ty Vietsoftware cũng chuyên làm phần mềm, sử dụng Internet rất nhiều nên tiền đền bù không đủ để trả một phần chi phí thiệt hại trong những ngày mạng chết.
    Anh Trần Mạnh Dũng, phụ trách CNTT Công ty Cổ phần Quảng cáo Thời đại (2A Trần Hưng Đạo, Hà Nội): ''''Tôi dùng ADSL của FPT, thuê bao 1 triệu/tháng. Trong công việc công ty tôi dùng internet, nhất là thư điện tử rất nhiều, ngoài ra còn dùng Internet phone trong giao dịch với đối tác nước ngoài. Số tiền đền bù nếu tính theo cách của FPT thấp hơn rất nhiều so với tiền thiệt hại. Công ty tôi còn có chi nhánh ở miền Nam, trước trao đổi công việc qua mail nay phải buộc dùng điện thoại nên chi phí bị đẩy cao lên. Tôi chưa thấy FPT xin lỗi cũng như nói lại. Đền bù thế là không thoả đáng so với thiệt hại mà DN gặp phải''''.
    Ngay cả một chủ kinh doanh nhỏ như anh Bùi Minh Phương - chủ cửa hàng Internet, games online tại 105 D2, Đặng Văn Ngữ, Hà Nội - cũng gặp thiệt hại không nhỏ. Anh Phương đang dùng MegaNet của FPT, thuê bao một tháng là 1,1 triệu. Nếu tính theo cách đền bù của FPT, Anh Phương được đền khoảng gần 150.000 đồng trong khi 1 ngày doanh thu của cửa hàng anh khoảng 2 triệu. Ba ngày đó anh Phương ngồi chơi xơi nước vì không có khách.
    Không có cam kết trong hợp đồng thì phải chịu
    Ông Thái Quang Vàng - Giám đốc truyền thông của Công ty VMC (TP.HCM) lại ''''thương thay'''' cho người tiêu dùng Việt Nam vì bao giờ cũng ở thế yếu. ''''DN chúng tôi như cá nằm trên thớt, buộc phải chấp nhận thiệt hại thôi bởi tôi cũng chưa thấy quy định nào của pháp luật nói về mức đền bù cụ thể cho khách hàng trong trường hợp này nên đành chịu. Nhìn chung các DN cung cấp dịch vụ hiện nay rất tệ. Nhiều khi người dùng không có cơ hội lựa chọn, dịch vụ chỉ có thế, đồng ý thì xài không thì thôi''''.
    ''''FPT và khách hàng đã không có cam kết gì cụ thể nên bây giờ dựa vào cái gì mà bắt ''''ổng'''' đền. Hợp đồng của chúng tôi với FPT không ghi câu nào rằng nếu đường truyền chết thì đền bù như thế nào. Người tiêu dùng hiện nay đang ở tình thế bị động. Ông Vàng nói.
    Ông Vàng cho rằng, Công ty VMC là công ty dịch vụ. Chúng tôi thuê dịch vụ của họ là để làm ăn, chuyện thiệt hại đâu phải mấy trăm nghìn. Đến giờ phút này chưa thấy ai ở FPT đến nói với tôi chuyện đền bù gì hết ngoài việc nhận được một mail của Trương Đình Anh, Tổng Giám đốc FPT nói mạng trục trặc và sẽ sửa trong thời gian sớm nhất. Tôi lại xài ADSL, xài theo dung lượng, trong 3 ngày đó mạng chết không xài gì hết làm sao tôi nhận được tiền đền? Những giao dịch của tôi bị ngừng trệ. Công ty ông Vàng đang tính chuyện sau vụ này chuyển sang sử dụng VNN.
    Cuối giờ chiều 26/5, ông Trương Đình Anh thông báo: ''''Tôi xin khẳng định là mức đền bù sẽ thỏa đáng''''. Theo thông tin từ Công ty FPT, công ty này có hai hệ thống truyền dẫn là TVH (Thái Lan - Việt Nam - Hồng Kông) và SMW3. Hiện nay, tuyến TVH đã hết dung lượng nên khi SMW3 bị tê liệt hoạt động mạng Internet của FPT mới bị ''''sập'''' bởi không có đường ứng cứu. FPT đã không có đường dự trữ dẫn tới hàng trăm nghìn khách hàng của FPT bị thiệt hại nặng nề.
    Ông Nguyễn Hữu Khánh, Giám đốc VTI thì cho biết: ''''Chúng tôi đã đề nghị FPT thuê một đường 45 Mbps có phục hồi không tính chi phí cho FPT mà chỉ cần đàm phán để trả phí cho phía đối tác Hồng Kông nhưng FPT đã không đồng ý nên việc khắc phục sự cố có thể sẽ bị kéo dài. Hàng chục nghìn thuê bao e-mail của FPT đã ngưng hoạt động và không ít website quan trọng như của báo Thanh Niên, Người Lao Động, Ngân hàng Vietcombank đã tê liệt.


    ''''Không đền còn hơn''''
    Anh Trần Sĩ Nam Hồng - kiểm soát chất lượng của Công ty PVH (www.pvh.com) tại Việt Nam (Sài Đồng - Gia Lâm, Hà Nội) cho biết công ty anh đang dùng dial up của FPT, khoảng hơn 500.000đ/tháng. Mấy ngày sập mạng FPT, công việc của DN này đã bị ảnh hưởng rất nhiều. ''''Các thông tin trao đổi liên lạc từ bên mình đến công ty mẹ ở Hồng Kông bị gián đoạn từ thứ 3 đến cuối tuần. Đến tận bây giờ chúng tôi vẫn chưa thể truy cập vào sever của mình được bởi công ty mẹ ở Hồng Kông. Bây giờ dùng FPT không thể check mail từ bên công ty mà chúng tôi phải dùng VNN 1269, mỗi ngày PVH phải dùng ít nhất 4-5 tiếng truy cập liên tục qua 1269. Các khoản cước phí hẳn không nhỏ''''.
    ''''Tại sao trong thời gian xảy ra sự cố FPT không thường xuyên thông báo tới khách hàng những diễn biến sự cố được khắc phục tới đâu rồi. Đến bây giờ chúng tôi vẫn chỉ vào Internet được bằng dịch vụ của FPT chứ chưa thể check mail được, hàng tuần nay không thể biết FPT đã khắc phục sự cố được chưa, đã dùng được đường truyền chính chưa, bao giờ dịch vụ được sử dụng bình thường. Chúng tôi cũng rất cần những thông tin này để thông báo lại với bộ phận IT của công ty mẹ bên Hồng Kông. Ngay cả những thông tin đền bù cho khách hàng cũng chỉ đọc được trên báo.
    Mình làm bên lĩnh vực sản xuất, nếu không nhận được những thông tin sửa đổi mẫu thiết kế ngay thì dẫn tới tình trạng sản xuất ra hàng triệu sản phẩm bị lỗi, thiệt hại không thể kể hết. Hiện những thông báo đánh giá sản phẩm của tôi về công ty người ta vẫn đang giục vì chưa nhận được. Tôi nghĩ nhiều công ty khác ảnh hưởng kinh tế còn nặng hơn. Nếu FPT công bố mức đền bù như thế thà không đền bù còn tử tế hơn vì khách đã ấm ức thiệt hại rồi lại càng thêm ấm ức vì đền mà chẳng giải quyết được gì. Mức đền bù FPT đưa ra chẳng đáng bao nhiêu nhưng cũng mang tiếng là đền. Thuê bao của tôi 30.000 đồng/tháng. Tính đền bù là 4.500 đồng ( bằng một cốc cà phê), quá ít so với mức thiệt hại của chúng tôi'''', anh Hồng nói.
    Hồng Phúc
    Tối 24/5, tuyến cáp quang SMW3 của Việt Nam đi Hồng Kông bị đứt ở một điểm ngoài khơi cách bờ biển Hồng Kông vài chục km làm mạng Internet của FPT hoàn toàn tê liệt. Hàng chục nghìn người sử dụng dịch vụ của FPT bị ảnh hưởng.
    Chiều 26/5, kênh đi Hồng Kông của FPT được khắc phục bằng cách chạy nhờ trên các kênh quốc tế của VDC. Mạng Internet FPT đã dần hồi phục. Tuy nhiên, tốc độ kết nối rất chậm chạp, chỉ bằng 20% so với trước đây.
    Việt Nam hiện có 4.415.851người sử dụng mạng Internet (1.121.808 thuê bao). FPT hiện có thị phần đứng thứ 2 trong nước (301.333 người sử dụng và 98,205 thuê bao, sau Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

    Tin liên quan
    Mạng Internet của FPT bị tê liệt hoàn toàn
    Công ty FPT đền bù 3,5 tỷ đồng cho khách hàng sau sự cố gián đoạn dịch vụ Internet

Chia sẻ trang này