1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay và mang tính thời sự

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi chienbinhankeda, 17/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dauduado111

    dauduado111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    FPT đền bù sự cố sập mạng: Có như không?
    09:00'' 02/06/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Sau sự cố sập mạng, hàng nghìn khách hàng cá nhân và DN của FPT lại một lần nữa đang ca thán về kiểu đền bù ''''có mà như không'''' của công ty này.

    Quảng cáo dịch vụ Internet thuê bao của FPT.
    Theo những mức đền bù được FPT công bố trên báo chí: Đối với các khách hàng sử dụng kênh thuê riêng leased line, khách hàng ADSL, dial-up trả sau (truy cập Internet qua mạng điện thoại) được đền bù khoản tiền tương đương tiền cước thuê bao ba ngày và khoản đền bù này được nhân lên 1,5 lần (ví dụ cước thuê bao 5đ/ngày x 3 ngày x 150%); và không tính cước lưu lượng trong ba ngày gián đoạn dịch vụ. Đối với các khách hàng Internet trả trước được cộng thêm 15 ngày sử dụng vào tài khoản cho các tài khoản đã kích hoạt và có giá trị sử dụng trong thời gian bị gián đoạn dịch vụ. Các khách hàng sử dụng dịch vụ lưu trữ web (web hosting và server hosting), được đền bù khoản cước thuê bao ba ngày gián đoạn và được nhân lên 1,5 lần. Các khoản đền bù nói trên sẽ được khấu trừ trực tiếp trên hóa đơn cước tháng 5/2004 của khách hàng.Cũng theo số liệu Công ty truyền thông FPT công bố, với số lượng khách hàng sử dụng Internet hiện nay, tổng chi phí FPT phải đền bù khách hàng là 3,5 tỷ đồng.
    Thiệt hại nhiều, bồi thường ít
    Anh Huy Hoàng, một khách hàng dùng FPT card bức xúc: ''''Tôi thấy cách đền bù của FPT không hề thoả đáng. Nghe tổng số tiền đền bù thì to nhưng nếu phân tích kỹ thì chẳng khác nào một hình thức khuyến mại nhỏ giọt cho khách hàng. Tôi dùng FPT card và được cộng thêm 15 ngày sử dụng, nhưng ai mà không biết rất ít người dùng hết số ngày gia hạn trên thẻ. Thẻ mệnh giá 300 nghìn được dùng trong vòng 1 năm mà tôi dùng khoảng 3-4 tháng đã hết tiền, lấy thêm 15 ngày mà làm gì...''''.
    Chia sẻ bức xúc với VietNamNet, tất cả các DN sử dụng dịch vụ của FPT đều cho rằng, mức đền bù công ty này đưa ra nghe thì to tát nhưng rất không thoả đáng. Chẳng hạn như những ngày đường truyền chết, có sử dụng được đâu mà FPT đền theo kiểu ''''không tính cước lưu lượng trong ba ngày gián đoạn dịch vụ''''.
    Ông Hoàng Văn Đạt - Quản trị hệ thống của Công ty Giải pháp Phần mềm Việt (VSS) ở 23 Điện Biên Phủ, Hà Nội cho biết: ''''Công ty tôi thuê đường ADSL của FPT với mức thuê bao 250.000 đồng/tháng, ngoài ra dùng lưu lượng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Nếu tính theo cách đền bù của FPT thì tôi được đền bù 36.000 đồng. Quá nhỏ so với mức thiệt hại của chúng tôi. Trong 3 ngày toàn bộ công việc bị đình trệ, các email giao dịch không đến được với khách hàng, nhân viên hầu như được nghỉ ngơi... Thậm chí, chúng tôi phải dùng điện thoại gọi đi điều đình với khách hàng và ra dịch vụ internet để làm việc và gửi thông tin đến khách hàng hết tới vài trăm nghìn đồng... Đó là chưa kể đến những thiệt hại không đếm được cho uy tín của công ty với khách hàng nước ngoài''''.
    Tương tự như VSS, Công ty Vietsoftware cũng chuyên làm phần mềm, sử dụng Internet rất nhiều nên tiền đền bù không đủ để trả một phần chi phí thiệt hại trong những ngày mạng chết.
    Anh Trần Mạnh Dũng, phụ trách CNTT Công ty Cổ phần Quảng cáo Thời đại (2A Trần Hưng Đạo, Hà Nội): ''''Tôi dùng ADSL của FPT, thuê bao 1 triệu/tháng. Trong công việc công ty tôi dùng internet, nhất là thư điện tử rất nhiều, ngoài ra còn dùng Internet phone trong giao dịch với đối tác nước ngoài. Số tiền đền bù nếu tính theo cách của FPT thấp hơn rất nhiều so với tiền thiệt hại. Công ty tôi còn có chi nhánh ở miền Nam, trước trao đổi công việc qua mail nay phải buộc dùng điện thoại nên chi phí bị đẩy cao lên. Tôi chưa thấy FPT xin lỗi cũng như nói lại. Đền bù thế là không thoả đáng so với thiệt hại mà DN gặp phải''''.
    Ngay cả một chủ kinh doanh nhỏ như anh Bùi Minh Phương - chủ cửa hàng Internet, games online tại 105 D2, Đặng Văn Ngữ, Hà Nội - cũng gặp thiệt hại không nhỏ. Anh Phương đang dùng MegaNet của FPT, thuê bao một tháng là 1,1 triệu. Nếu tính theo cách đền bù của FPT, Anh Phương được đền khoảng gần 150.000 đồng trong khi 1 ngày doanh thu của cửa hàng anh khoảng 2 triệu. Ba ngày đó anh Phương ngồi chơi xơi nước vì không có khách.
    Không có cam kết trong hợp đồng thì phải chịu
    Ông Thái Quang Vàng - Giám đốc truyền thông của Công ty VMC (TP.HCM) lại ''''thương thay'''' cho người tiêu dùng Việt Nam vì bao giờ cũng ở thế yếu. ''''DN chúng tôi như cá nằm trên thớt, buộc phải chấp nhận thiệt hại thôi bởi tôi cũng chưa thấy quy định nào của pháp luật nói về mức đền bù cụ thể cho khách hàng trong trường hợp này nên đành chịu. Nhìn chung các DN cung cấp dịch vụ hiện nay rất tệ. Nhiều khi người dùng không có cơ hội lựa chọn, dịch vụ chỉ có thế, đồng ý thì xài không thì thôi''''.
    ''''FPT và khách hàng đã không có cam kết gì cụ thể nên bây giờ dựa vào cái gì mà bắt ''''ổng'''' đền. Hợp đồng của chúng tôi với FPT không ghi câu nào rằng nếu đường truyền chết thì đền bù như thế nào. Người tiêu dùng hiện nay đang ở tình thế bị động. Ông Vàng nói.
    Ông Vàng cho rằng, Công ty VMC là công ty dịch vụ. Chúng tôi thuê dịch vụ của họ là để làm ăn, chuyện thiệt hại đâu phải mấy trăm nghìn. Đến giờ phút này chưa thấy ai ở FPT đến nói với tôi chuyện đền bù gì hết ngoài việc nhận được một mail của Trương Đình Anh, Tổng Giám đốc FPT nói mạng trục trặc và sẽ sửa trong thời gian sớm nhất. Tôi lại xài ADSL, xài theo dung lượng, trong 3 ngày đó mạng chết không xài gì hết làm sao tôi nhận được tiền đền? Những giao dịch của tôi bị ngừng trệ. Công ty ông Vàng đang tính chuyện sau vụ này chuyển sang sử dụng VNN.
    Cuối giờ chiều 26/5, ông Trương Đình Anh thông báo: ''''Tôi xin khẳng định là mức đền bù sẽ thỏa đáng''''. Theo thông tin từ Công ty FPT, công ty này có hai hệ thống truyền dẫn là TVH (Thái Lan - Việt Nam - Hồng Kông) và SMW3. Hiện nay, tuyến TVH đã hết dung lượng nên khi SMW3 bị tê liệt hoạt động mạng Internet của FPT mới bị ''''sập'''' bởi không có đường ứng cứu. FPT đã không có đường dự trữ dẫn tới hàng trăm nghìn khách hàng của FPT bị thiệt hại nặng nề.
    Ông Nguyễn Hữu Khánh, Giám đốc VTI thì cho biết: ''''Chúng tôi đã đề nghị FPT thuê một đường 45 Mbps có phục hồi không tính chi phí cho FPT mà chỉ cần đàm phán để trả phí cho phía đối tác Hồng Kông nhưng FPT đã không đồng ý nên việc khắc phục sự cố có thể sẽ bị kéo dài. Hàng chục nghìn thuê bao e-mail của FPT đã ngưng hoạt động và không ít website quan trọng như của báo Thanh Niên, Người Lao Động, Ngân hàng Vietcombank đã tê liệt.


    ''''Không đền còn hơn''''
    Anh Trần Sĩ Nam Hồng - kiểm soát chất lượng của Công ty PVH (www.pvh.com) tại Việt Nam (Sài Đồng - Gia Lâm, Hà Nội) cho biết công ty anh đang dùng dial up của FPT, khoảng hơn 500.000đ/tháng. Mấy ngày sập mạng FPT, công việc của DN này đã bị ảnh hưởng rất nhiều. ''''Các thông tin trao đổi liên lạc từ bên mình đến công ty mẹ ở Hồng Kông bị gián đoạn từ thứ 3 đến cuối tuần. Đến tận bây giờ chúng tôi vẫn chưa thể truy cập vào sever của mình được bởi công ty mẹ ở Hồng Kông. Bây giờ dùng FPT không thể check mail từ bên công ty mà chúng tôi phải dùng VNN 1269, mỗi ngày PVH phải dùng ít nhất 4-5 tiếng truy cập liên tục qua 1269. Các khoản cước phí hẳn không nhỏ''''.
    ''''Tại sao trong thời gian xảy ra sự cố FPT không thường xuyên thông báo tới khách hàng những diễn biến sự cố được khắc phục tới đâu rồi. Đến bây giờ chúng tôi vẫn chỉ vào Internet được bằng dịch vụ của FPT chứ chưa thể check mail được, hàng tuần nay không thể biết FPT đã khắc phục sự cố được chưa, đã dùng được đường truyền chính chưa, bao giờ dịch vụ được sử dụng bình thường. Chúng tôi cũng rất cần những thông tin này để thông báo lại với bộ phận IT của công ty mẹ bên Hồng Kông. Ngay cả những thông tin đền bù cho khách hàng cũng chỉ đọc được trên báo.
    Mình làm bên lĩnh vực sản xuất, nếu không nhận được những thông tin sửa đổi mẫu thiết kế ngay thì dẫn tới tình trạng sản xuất ra hàng triệu sản phẩm bị lỗi, thiệt hại không thể kể hết. Hiện những thông báo đánh giá sản phẩm của tôi về công ty người ta vẫn đang giục vì chưa nhận được. Tôi nghĩ nhiều công ty khác ảnh hưởng kinh tế còn nặng hơn. Nếu FPT công bố mức đền bù như thế thà không đền bù còn tử tế hơn vì khách đã ấm ức thiệt hại rồi lại càng thêm ấm ức vì đền mà chẳng giải quyết được gì. Mức đền bù FPT đưa ra chẳng đáng bao nhiêu nhưng cũng mang tiếng là đền. Thuê bao của tôi 30.000 đồng/tháng. Tính đền bù là 4.500 đồng ( bằng một cốc cà phê), quá ít so với mức thiệt hại của chúng tôi'''', anh Hồng nói.
    Hồng Phúc - VietNamNet
    Tối 24/5, tuyến cáp quang SMW3 của Việt Nam đi Hồng Kông bị đứt ở một điểm ngoài khơi cách bờ biển Hồng Kông vài chục km làm mạng Internet của FPT hoàn toàn tê liệt. Hàng chục nghìn người sử dụng dịch vụ của FPT bị ảnh hưởng.
    Chiều 26/5, kênh đi Hồng Kông của FPT được khắc phục bằng cách chạy nhờ trên các kênh quốc tế của VDC. Mạng Internet FPT đã dần hồi phục. Tuy nhiên, tốc độ kết nối rất chậm chạp, chỉ bằng 20% so với trước đây.
    Việt Nam hiện có 4.415.851người sử dụng mạng Internet (1.121.808 thuê bao). FPT hiện có thị phần đứng thứ 2 trong nước (301.333 người sử dụng và 98,205 thuê bao, sau Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

    Tin liên quan
    Mạng Internet của FPT bị tê liệt hoàn toàn
    Công ty FPT đền bù 3,5 tỷ đồng cho khách hàng sau sự cố gián đoạn dịch vụ Internet

  2. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Xăng dầu, hàng hoá: ?ochảy? ngược, ?ochảy? xuôi
    Ngay tại các cửa khẩu thông thương giữa nước ta với các nước xung quanh, đang diễn ra hiện tượng ?ochảy máu? xăng dầu với số lượng hàng trăm ngàn tấn/ngày do mức chênh lệch giá giữa nước ta và nước bạn về mặt hàng này quá lớn. Mua nơi rẻ bán nơi đắt vốn là quy luật của thị trường nhưng bất bình thường ở chỗ, xăng dầu vốn là mặt hàng chiến lược nước ta vẫn phải nhập khẩu và đi kèm theo đó là những chính sách hỗ trợ về thuế suất của Nhà nước để đảm bảo bình ổn thị trường. Mỗi ngày hàng ngàn tấn xăng dầu ?ochảy xuôi? sang bên kia biên giới đồng nghĩa với việc ngân sách Nhà nước thất thu: vừa mất tiền thuế, vừa ?ochống hạn? cho nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của nước khác!
    Cũng ngay tại các cửa khẩu, lại có hiện tượng ?ochảy ngược?, rất nhiều hàng hoá, sản phẩm trong nước sẵn có hoặc từ lâu đã tự chủ sản xuất và cung cấp được nhưng vẫn cứ được nhập khẩu ồ ạt, công khai như dưa hấu, cam quýt, đường ăn, đồ nhựa gia dụng, thực phẩm? Chưa nói đến chuyện chất lượng có đảm bảo hay không, nhưng việc ?ochở củi về rừng? như thế đã góp phần? kìm hãm nền sản xuất nội địa.
    Hậu quả của những ?ongược ?" xuôi? bất thường đó làm suy yếu, giảm sút sức cạnh tranh của nền kinh tế nội địa. Với những mặt hàng chiện lược, có tác động mạnh đối với nền kinh tế, được Nhà nước thống nhất quản lý giá như xăng dầu, việc mua bán trái phép qua biên giới cần được xếp vào dạng tội phạm kinh tế. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường do Nhà nước quản lý theo định hướng XHCN, một khi vẫn còn những dòng ?ochảy ngược - chảy xuôi? một cách bát nháo như thế thì bao giờ mới thành một nền kinh tế độc lập, tự chủ và nông động của một quốc gia nữa??
    (Pháp Luật 3/6/2004)
  3. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Không thống nhất từ cơ chế: Bài học của ngành thép
    Giá thép lên xuống thất thường trong một thời gian ngắn khiến người sản xuất, kinh doanh thép và người sử dụng thép lao đao. Người ta đồng thanh đổ lỗi cho thiếu phôi thép để kéo cán trong nước và yêu cầu Nhà nước giảm thuế nhập khẩu phôi. Trước yêu cầu đó, các cơ quan Nhà nước đã cho phép hạ mức thuế nhập khẩu xuống 0%.
    Cũng từ đó, thép phôi, thép sợ ùn ùn trào vào và bây giờ vẫn chính những người lên tiếng lên tiếng này lại yêu cầu ngược lại: Nhà nước cần ra tay cứu các nhà sản xuất vì phôi thừa, thép ế.
    Dư luận thật là khó chịu khi một ngành sản xuất then chốt, một mặt hàng có nhu cầu ngày càng lớn nhưng luôn bị động với thị trường và cứ bị sức ép của thị trường là tìm đến sự bảo trợ của Nhà nước. Thật là không ổn khi một chủ trương được ban hành trong thế bị động và rất có thể phải thay đổi cũng trong thế bị động chỉ sau vài tháng.
    Nhìn rộng ra, sau gần 20 năm thoát khỏi cơ chế tập trung quan liêu, được tự chủ sản xuất kinh doanh, rất nhiều ngành hàng đã vượt lên làm chủ thị trường, không chỉ tồn tại mà còn phát triển, đóng góp lớn cho Nhà nước. Nhưng vẫn còn, không chỉ ngành thép mà một số ngành quan trọng khác nữa chưa làm tròn trách nhiệm của mình đối với nền kinh tế.
    (Công Nghiệp Việt Nam 3/6/2004)
  4. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Lãng phí: Làm sao ngăn chặn?
    Trả lời phỏng vấn của báo Người Lao Động số ra ngày 31-5-2004 về việc dời hai nhà máy đường từ Quảng Bình và Quảng Nam vào Trà Vinh và Sóc Trăng với chi phí trên 100 tỉ đồng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ (vừa bị miễn nhiệm) nói:
    ?oChẳng phải lỗi của riêng ai!?. Ông lý giải:?oCó đủ tài liệu cho thấy, ký từ xã ký lên huyện, tỉnh ký rồi yêu cầu bộ đặt nhà máy. Có một số nhà máy đường của tỉnh, làm không được rồi chuyển về bộ, như nhà máy ở Quảng Bình?. Ông Ngọ cho rằng ?ocả nước có 42 nhà máy đường là... thừa, chỉ cần 32 nhà máy thuộc nhóm 1 và nhóm 2 là đủ? và: ?oChúng ta sai về quy hoạch, bây giờ phải sửa thôi?.
    Trả lời của Bộ trưởng Lê Huy Ngọ làm chúng ta ngạc nhiên vì không thấy vai trò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đâu cả! Là cơ quan cấp Trung ương có nhiệm vụ hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp trong cả nước, trong đó có ngành mía đường, vậy mà khi quy hoạch sai, thừa nhà máy, làm lãng phí hàng ngàn tỉ đồng, thì bộ trưởng lại xem đó là chuyện? đương nhiên. Cơ chế xin - cho cũng thể hiện rất rõ khi địa phương nào muốn có nhà máy đường thì ?ochạy? và cuối cùng cũng được bộ phê duyệt bất chấp hiệu quả kinh tế.
    Thực trạng đầu tư bất chấp hiệu quả, dẫn đến lãng phí, không chỉ diễn ra ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà còn ở nhiều bộ khác. Theo báo cáo của Ủy ban Ngân sách Quốc hội, qua kiểm tra mới chỉ năm tỉnh, thành phố, nợ xây dựng cơ bản đã lên đến 2.511 tỉ đồng.
    Lãng phí diễn ra dưới nhiều hình thức, nhưng lãng phí lớn thường xảy ra do đầu tư không tính đến hiệu quả. Chương trình 1 triệu tấn đường, chương trình cho vay ưu đãi đánh bắt xa bờ? làm thất thoát hàng ngàn tỉ đồng là những minh chứng. Đó là chưa kể tình trạng rải mành mành trong đầu tư. Hiện cùng một lúc Nhà nước đầu tư đến 10.800 công trình, làm một lượng vốn khổng lồ bị hút vào, chưa biết bao giờ mới phát huy hết hiệu quả.
    Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ số ra ngày 31-5-2004 về vấn đề chống lãng phí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng cho biết: ?oChưa có ai gây lãng phí phải nhận hình phạt cao cả?. Nếu như những người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương không chịu trách nhiệm cá nhân khi ra những quyết định về kinh tế gây lãng phí lớn và không có những biện pháp chế tài mạnh hoặc đưa ra trước pháp luật những cá nhân, tập thể làm thất thoát tài sản nhà nước thì việc chống lãng phí rõ ràng còn bị? thả nổi.
    (Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 3/6/2004)
  5. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Thâm nhập những vùng "bất khả xâm phạm"
    Lâu nay, có những vùng mà người ta rất ngại ngần khi nói đến, còn báo chí rất khó thâm nhập vào. Với nhiều lý do, nào là sợ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, nào là sợ ảnh hưởng đến "túi tiền ngân sách", bởi những "vùng" ấy là nơi nộp vào ngân sách hàng năm số tiền rất lớn. Và cứ thế, vô hình trung đã hình thành những "vùng bất khả xâm phạm" cho công luận. Để rồi, dần dần những vùng kia tồn tại như những "vương quốc" bất khả xâm phạm.
    Nếu kinh doanh theo kiểu độc quyền dẫn đến tự tung tự tác, tham nhũng, cửa quyền, thì việc hình thành và tồn tại những "vùng bất khả xâm phạm" còn gây ra biết bao điều tai hại và tệ hại khác, không chỉ cho nền kinh tế. Nào ai biết, những nơi gọi là nộp ngân sách nhiều nhất cho nhà nước cũng có thể là những nơi lấy đi của nhà nước nhiều "ngân" nhất. Dĩ nhiên, "ngân" ấy chui ngay vào túi một số người. Năm này qua năm khác. Người ta cứ im ỉm mà lấy. Cú tù mù mà ăn. Cho tới khi mọi chuyện vỡ lở. Mọi chuyện đã rồi. Ngân sách nhà nước thiệt hại hàng nghìn tỉ. Những khoản "ngân" không bao giờ đòi lại được.
    Chưa kể, khi những "vùng cấm" ấy lộ sáng, khi nhà nước phải ra tay xử lý, thì những "vùng cấm" trở nên rối bét, công việc đình đốn, nhân tâm rối loạn... Nghĩa là nhà nước lại tiếp tục bị thiệt đơn thiệt kép. Bây giờ, khi mà mọi chuyện ở một "vùng cấm" như Tổng công ty dầu khí dần dần bung bét ra, người ta mới giật mình nhớ lại, hóa ra, những chuyện "bây giờ mới kể" đã xảy ra từ lâu lắm rồi. Như chuyện về dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất. Khi các "sếp côi" ở đó bị cách chức, bị miễn nhiệm, và một số đã nhanh chân chuyển sang kinh doanh ở các lĩnh vực khác, với những công ty khác, người ta mới rùng mình vì những gì đã xảy ra bấy lâu trong bóng tối của những "vùng cấm".
    Làm sao để xóa những "vùng cấm" này, trong tư tưởng, trong ý thức, và trong thực tế, để nhà nước và nhân dân không còn tiếp tục phải "giật mình" nữa? Tôi nghĩ, cách tốt nhất vẫn là công khai, là thực sự cầu thị, thực sự "mở cửa" để công luận, báo chí được quyền và có điều kiện thường xuyên giám sát những hoạt động của các đơn vị kinh doanh lớn, kể cả những đơn vị kinh doanh độc quyền hiện nay như dầu khí, bưu điện... Những điều tích cực ở những nơi ấy sẽ lập tức được biểu dương trên báo chí, còn những điều xấu xa, tệ hại cũng lập tức được phanh phui, được làm rõ, được thông tin đầy đủ và trung thực tới những cấp có thẩm quyền.
    Khi camera nhà báo, trong đêm, còn quay được cảnh những "bác" CSGT đút tiền "mãi lộ" vào túi phải hay túi trái, thì hà cớ gì những camera - công luận không làm được việc đó với những nơi vốn có thời thuộc về những "vùng bất khả xâm phạm"? Xâm nhập vào "vùng bất khả xâm phạm" để sự thật được sáng ra, công lý và chân lý được tôn vinh, đó chính là nhiệm vụ và cũng là nghĩa vụ của báo chí.
    (Thanh Niên 4/6/2004)
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 10:00 ngày 04/06/2004
  6. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Bóc trần đường dây tham nhũng lớn tại Tổng công ty Dầu khí

    Thời gian gần đây, trước hàng loạt những sai phạm có hệ thống xảy ra ở Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (TCTDKVN), các cơ quan chức năng như Thanh tra Nhà nước và Bộ Công an đã vào cuộc kịp thời, làm rõ những sai phạm này để báo cáo Chính phủ xem xét xử lý.
    Bắt đầu từ việc Thủ tướng Chính phủ cách chức Tổng giám đốc Tổng công ty DKVN Nguyễn Xuân Nhậm và tiếp theo Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa bắt tạm giam Phó tổng giám đốc Nguyễn Quang Thường. Cuộc đấu tranh thanh lọc đau đớn nhưng cần thiết này, nhằm mục đích cắt bỏ những "khối u" tiêu cực trong ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đã bước đầu mang lại niềm tin cho mọi người.
    Từ một đám cháy...
    Mọi người còn nhớ vụ hỏa hoạn "bất ngờ" tại Phòng Thương mại của Liên doanh Việt - Xô Petro xảy ra cách đây ít tuần ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời điểm mà Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đang tiến hành chuyên án điều tra và bắt giữ một số cán bộ của Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (DVKTDK) Vũng Tàu phạm tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng. Sau vụ hỏa hoạn này, có dư luận cho rằng (không hiểu cố tình hay vô ý) một số tài liệu, hồ sơ, hợp đồng rất quan trọng liên quan đến việc đấu thầu không ít hạng mục công trình của ngành dầu khí đã tan theo tro bụi (?). Để làm rõ sự việc này, ngay lập tức các cơ quan chức năng đã vào cuộc, và bước đầu đã thu thập được những dấu hiệu chứng cứ liên quan đến việc giả mạo giấy tờ của một đường dây tham nhũng lớn trong ngành dầu khí. Thực ra "mắt xích" đầu tiên của vụ án này đã hé lộ trước đó, khi Cơ quan An ninh điều tra và An ninh kinh tế của Bộ Công an qua xác minh, đã phát hiện một hợp đồng "dỏm" có giá trị tới 17 triệu USD được ký giữa Công ty DVKTDK và Viện Thiết kế Coranll Ukraina (Nga) - một đơn vị chuyên ngành về thi công các hạng mục khai thác dầu khí ngoài biển. Vào thời điểm ký hợp đồng này, ông Nguyễn Quang Thường vẫn đang còn làm Giám đốc Công ty DVKTDK. Sau đó, ông Thường mới được ông Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Nhậm cất nhắc lên làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty DKVN.
    Hợp đồng trị giá 17 triệu USD nói trên được ký kết với nội dung: Viện Thiết kế Coranll Ukraina sẽ cung cấp vật tư, thiết bị để thi công xây dựng một khối nhà ở (khối nhà Bloc) bằng vật liệu đặc chủng trên giàn khoan dầu ngoài khơi của Liên doanh Việt - Xô Petro. Đây là một khối nhà ở cao tầng với kết cấu đặc biệt chịu đựng được thời tiết mưa bão khắc nghiệt ngoài biển khơi, nhằm cung cấp những "căn hộ" tiện nghi phục vụ cho việc nghỉ ngơi của cán bộ, công nhân đang làm việc ngày đêm trên giàn khoan. Nhưng "phi vụ" mờ ám 17 triệu USD đã bị phanh phui khi qua điều tra xác minh, cơ quan công an đã phát hiện Viện Thiết kế Coranll Nga không ký hợp đồng nào với Công ty DVKTDK và đây là một bản hợp đồng "dỏm" 100% từ con dấu, chữ ký, đến nội dung thiết bị, vật tư cung cấp.
    ...Đến chữ ký phê duyệt của ông phó tổng giám đốc
    Qua điều tra, sự thực đã sáng tỏ, khi trong thực tế việc cung cấp vật tư, thiết bị để thi công xây dựng khối nhà Bloc trị giá 17 triệu USD nói trên là do một công ty tư nhân Việt Nam ở Bà Rịa - Vũng Tàu có tên là Công ty Interpet Vũng Tàu đảm nhận. Công ty Interpet đã thu mua các loại thiết bị, vật tư (cũng do Nga sản xuất) đang trôi nổi trên thị trường (với giá rẻ hơn so với nhập khẩu chính ngạch từ Nga) cho Công ty DVKTDK triển khai thi công khối nhà Bloc, để rồi cùng nhau chia hưởng số tiền chênh lệch khá lớn trong số 17 triệu USD ký trên "danh nghĩa" với Viện Thiết kế Coranll Ukraina. Một số đối tượng trong đường dây giả mạo giấy tờ, hợp đồng này cho rằng chẳng có cơ quan chức năng nào cất công sang tận Nga để tìm hiểu, xác minh về việc Viện Thiết kế Coranll Ukraina đã cung cấp vật tư, thiết bị cho Công ty DVKTDK. Và sau khi thi công khối nhà Bloc, họ cứ việc ngang nhiên làm giả con dấu và chữ ký của Viện Thiết kế Coranll Ukraina để chỉ định Công ty DVKTDK chuyển tiền vào ngân hàng nước ngoài rồi rút tiền ra chia nhau.
    Sau khi thu thập đủ các chứng cứ ban đầu về hành vi phạm tội của các đối tượng trong đường dây giả mạo giấy tờ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vụ án được Cơ quan An ninh điều tra khởi tố. Và lệnh bắt tạm giam được thi hành đối với các đối tượng Trần Ngọc Giao - Chủ tịch HĐQT và Trần Quang (tức Quang "điện lạnh") - Giám đốc Công ty Interpet Vũng Tàu cùng Nguyễn Lai Phong - nhân viên của công ty này. Sau đó, Cơ quan An ninh điều tra tiến hành bắt giữ Nguyễn Mạnh Hùng - Phó giám đốc Công ty DVKTDK và Cao Duy Chính, Trưởng phòng kỹ thuật của công ty. Khi phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm liên quan đến vụ án này của ông Nguyễn Quang Thường, Phó tổng giám đốc Tổng công ty DKVN, Cơ quan An ninh điều tra đã triệu tập ông này tới để làm rõ. Nhưng ông Thường vẫn cho rằng mình không hề biết các hợp đồng mà Công ty DVKTDK Vũng Tàu ký với Viện Thiết kế Coranll Ukraina là những hợp đồng "dỏm", và do tin tưởng vào cấp dưới nên ông ta đã ký phê duyệt các hợp đồng này mà không lường được hậu quả nghiêm trọng đến thế. Nhưng từ những tài liệu chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra cho rằng ông Thường không thể không biết hợp đồng nói trên là hợp đồng giả mạo. Ngày 1/6, Cơ quan An ninh điều tra đã có lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Nguyễn Quang Thường - Phó tổng giám đốc Tổng công ty DKVN để phục vụ cho công tác điều tra. Theo thông tin mới nhất, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa thu giữ của Công ty Interpet số tiền 1 triệu USD có liên quan đến vụ án trên.
    * Sau khi cơ quan điều tra bắt giữ và khởI tố bị can đối với Nguyễn Quang Thường ?" Phó Tổng Giám đốc TCT Dầu khí Việt Nam, ngoài hành lang Quốc hội, ông Phạm Quang Dự - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với phóng viên xung quanh vấn đề này.
    Thưa ông, sai phạm của ông Thường là do tổng công ty hay do cơ quan chức năng phát hiện ? Số tiền sai phạm là bao nhiêu ?
    - Đây là một hợp đồng giữa Công ty DVKTDK với Liên doanh Việt-Xô, mọi việc đều theo thủ tục, cho đến khi cơ quan điều tra phát hiện ra các dấu hiệu không bình thường trong việc thanh quyết toán. Còn về con số thì hiện nay chúng tôi chưa thể nào nói được, các cơ quan điều tra sẽ xác minh. Nhưng chắc chắn những người tiêu cực trong vụ này đã chia chác nhau một khoản tiền đáng kể, phải tính đến hàng triệu USD.
    Ngoài anh Thường và 5 người khác đã bị bắt, còn ai nữa không ? Hướng khắc phục hậu quả vụ việc này như thế nào ?
    - Hiện nay, cơ quan điều tra đang làm rõ, chúng tôi chưa thể nào nói được. Riêng về cá nhân anh Thường thì tôi biết anh Thường là một cán bộ cũng trưởng thành từ cơ sở, cũng đã kinh qua các chức vụ. Sinh hoạt cũng bình thường. Về khắc phục hậu quả thì chúng tôi đang chờ kết quả cuối cùng của cơ quan điều tra. Chắc chắn đã khởi tố thì sẽ xét xử, sau khi xét xử thì chắc chắn sẽ có kiến nghị tổng công ty khắc phục hậu quả. Vấn đề là người ta phải làm rõ giá trị thật và giá trị ảo trong hợp đồng đã ký và thanh quyết toán. Theo chúng tôi được biết tổng giá trị hợp đồng là 17 triệu USD; giá trị thật, theo các chuyên gia, thì không tới như vậy. Nhưng cũng phải chờ xác định.
    * Vụ việc này là nghiêm trọng, ông có nhìn nhận trách nhiệm của mình?
    - Đây là vụ việc xảy ra trước năm 2000, trước khi tôi đảm nhận chức vụ. Tuy nhiên, qua vụ việc này, cũng như những vụ việc mà Thanh tra Nhà nước phát hiện, chúng tôi sẽ phải có những quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các đơn vị thành viên, đặc biệt là công tác đấu thầu, công tác cán bộ.
    * Là lãnh đạo của ngành dầu khí, ông nghĩ gì khi trong một thời gian ngắn đã có hàng chục cán bộ, thậm chí lãnh đạo cao cấp của ngành bị xử lý kỷ luật, cách chức, một số người đã bị khởi tố, bắt giam do có những sai phạm làm thất thoát ngân sách ? Phải chăng kỷ luật và công tác thanh tra nội bộ trong ngành là yếu?
    - Ngành dầu khí làm một ngành có đóng góp nhiều cho ngân sách đất nước. Bấy lâu nay không phải là không có những vụ sai phạm tiêu cực, nhưng vì là ngành đóng góp cho kinh tế quốc dân nên khi xử lý các vụ việc, các cấp thường rất thận trọng sợ ảnh hưởng đến công việc của ngành. Nhưng lãnh đạo chúng tôi hiện nay cho rằng nếu có những sai phạm tiêu cực thì cần phải xử lý; xử lý càng tốt, càng triệt để thì càng làm cho đội ngũ cán bộ của ngành trong sạch, ngành càng phát triển tốt.
    (Theo TN, TT, TP)
  7. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Với những gì đang xảy ra thì nguồn lực đâu cho sự phát triển?

    Xét trên bình diện quốc gia, một xã hội khát khao học tập là cơ sở để phát triển lâu dài. Nhìn vào lớp trẻ ham học và học giỏi, người ta thấy sáng lên tương lai đất nước trong không khí cạnh tranh và hội nhập.

    Nhưng để truyền thống hiếu học thật sự trở thành nguồn lực thúc đẩy đất nước phát triển thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch phát triển giữa các vùng miền đang làm xa đi ước mơ bước vào cổng trường ĐH của bao học trò nghèo. Tham nhũng, tiêu cực vẫn là vấn nạn nhức nhối. Trong khi nhiều công trình xây dựng và việc mua sắm lãng phí còn xảy ra ở nhiều nơi thì ở vùng sâu, vùng xa, nhiều trường học vẫn nhà tranh vách đất dột nát, giáo viên tâm huyết bám bản, bám trường vẫn thiếu chỗ ở - dù là tạm thời.
    Sự học vốn đã quyết liệt lại càng quyết liệt hơn khi đồng tiền quá gieo neo, chi phí học hành, thi cử ngày càng quá tầm với của người nông dân một nắng hai sương chân chất. Truyền thống hiếu học chưa thể trở thành nguồn lực phát triển mạnh mẽ của đất nước khi con đường tiếp nhận tri thức cứ là hành trình đơn độc của mỗi cá nhân, thiếu sự trợ giúp có bài bản, chiến lược của xã hội, của cộng đồng.
    Ấy là chưa kể tài năng, chất xám còn bị lãng phí... Có những con em nông dân tốt nghiệp ĐH từ đồng tiền chắt chiu của cha mẹ lại về quê nằm dài chờ việc. Đừng vội qui kết họ thụ động, kém cỏi, bởi nhiều cơ quan chỉ tuyển người trong nội bộ theo kiểu ?ocha truyền con nối?.
    Không quốc gia nào muốn phát triển mà không trọng dụng tri thức, nhân tài. Không gia đình nào không mong mỏi con em mình ham học và học giỏi. Nhưng lý thuyết và thực tế vẫn còn những khoảng cách chưa dễ lấp đầy. Người nghèo có chí, có khả năng phải được học lên. Người có tri thức, có tài năng phải được sử dụng. Nỗ lực âm thầm, bền bỉ của mỗi cá nhân phải thành quyết tâm của cả dân tộc, cả xã hội, cụ thể hóa bằng cơ chế hỗ trợ thiết thực và thích đáng. Đừng để mỗi gia đình phải vật vã, mặc cảm với phận nghèo trong sự học. Trước khi định tăng thêm mấy chục nghìn một suất học phí, các trường ĐH cũng nên cảm thông với hoàn cảnh những sinh viên nghèo đang thấp thỏm, lo âu vì gia đình không đủ sức. Sự học phải được tôn vinh xứng đáng vì đó chính là nguồn lực phát triển bền lâu của dân tộc.
    (Tuổi Trẻ 4/6/2004, Tr 1)
  8. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Hà Nội: Ồ ạt bán trụ sở của Nhà nước cho tư nhân
    ''''Một loại vi phạm mới'''' theo cách gọi của ngành công an. Đó là hiện tượng hàng loạt cơ quan, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ào ạt ''''bày'''' đủ ''''trò'''' để bán đứt trụ sở, nhà xưởng, đất đai đang thuê của Nhà nước cho tư nhân, lấy hàng trăm tỉ đồng chia nha. Điển hình nhất là các hợp tác xã.
    Theo số liệu của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội, trên toàn địa bàn thủ đô có 133 hợp tác xã đang thuê 187 địa điểm kinh doanh (chưa kể đất) thuộc sở hữu Nhà nước và 333 tổ chức, doanh nghiệp khác đang thuê 550 địa điểm cũng thuộc sở hữu Nhà nước để làm nhà xưởng, cửa hàng, trụ sở. Tổng cộng các diện tích nhà Nhà nước đang cho các thành phần đó thuê suốt ''''từ xưa đến nay'''' là gần 600.000m2 và tổng diện tích khuôn viên đất là gần 700.000m2.
    Bằng đủ mọi kiểu: vờ vĩnh liên doanh, liên kết, chuyển giao thương hiệu, chia tách hợp tác xã... từ năm 2000 đến nay, nhiều cơ quan, hợp tác xã đã bán thành công trụ sở, nhà xưởng đang thuê của Nhà nước cho tư nhân quản lý, sử dụng.
    Đáng kể có: Công ty lương thực Hà Nội bán nhà số 2 Thợ Nhuộm và 28 Hàng Cân; Công ty ăn uống du lịch dịch vụ Hoàn Kiếm bán nhà 73 Thuốc Bắc; Công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi bán nhà 8D Điện Biên Phủ; Công ty phát hành sách Hà Nội bán nhà 53 Đinh Tiên Hoàng... và vô số cửa hàng thuộc mạng lưới thương nghiệp quốc doanh trước đây ''''nay còn đâu?''''. Thậm chí, nhiều trụ sở hợp tác xã còn được mua đi bán lại nhiều lần. Sau khi chuyển bán các địa điểm này cho tư nhân, một số lớn hợp tác xã đã tự tiêu giải thể. Toàn bộ số tiền thu được nằm ngoài kiểm soát của Nhà nước. Tiếp quản chúng là những tư nhân lắm của nhiều tiền và nhanh nhạy!
    ''''Vui tính'''' nhất có UBND phường Hàng Bông cũng bán luôn cả trụ sở 83 Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm) của mình!
    Nghĩ đến ''''Anh chủ nhiệm'''' xưa, người ta mường tượng ngay hình ảnh ''''Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh/Vẽ cả ngày mai thành bức tranh''''. Còn ngày nay, muốn mua lại một số cửa hàng có mặt tiền đẹp tại các phố trung tâm, giá rẻ, khả năng sinh lời là chắc chắn, những đại gia lắm tiền nhiều của tại Hà Nội đã hoàn tất thủ tục với các hợp tác xã để trở thành ''''Anh chủ nhiệm''''. Các ''''anh chủ nhiệm thời nay'''', với hàng chuỗi cửa hàng đẹp như mộng trong tay, không cần vẽ thì ngày mai cũng ''''thành bức tranh''''!
    Trao đổi với phóng viên báo chí, một cán bộ Cục Thuế Hà Nội cho biết, khó có thể vận dụng chế tài nào để thu vì đây có thể coi như thoả thuận dân sự hoặc tiền hoả hồng như đối với diện nhà đang thuê theo Nghị định 61. Một đại diện Phòng Kế hoạch - Kinh tế quận Hoàn Kiếm thì cho hay, đã ra thông báo thu hồi song không hề có kết quả!
    Chính từ kẽ hở đó, hiện tượng mua, bán, chuyển nhượng trái pháp luật trụ sở, đất đai, nhà xưởng thuộc sở hữu Nhà nước không những chưa được triệt để xử lý mà đang lan ra diện rộng. Một thị trường ngầm về kinh doanh bất động sản không hợp pháp, chứa nhiều yếu tố tham nhũng và trục lợi đang ''''rùng rùng chuyển động''''.
    (Theo VietnamNet 7/6/2004)
  9. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Thanh niên VN đang "tụt hậu từ A đến Z"
    "Mù tịt" ngoại ngữ nhưng vẫn được cử đi nước ngoài "hội nhập", kết quả thu về là những báo cáo kinh nghiệm "giống nhau lắm"! Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là thanh niên VN đang "tụt hậu từ A đến Z" so với thanh niên trong khu vực và thế giới... Đó là những lo lắng được đặt ra trong Hội thảo "Hội nhập quốc tế thanh niên" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức sáng 5/6.
    Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, Trưởng Ban Quốc tế kiêm Bí thư Trung ương Đoàn, anh Đoàn Văn Thái nhận xét: "Tham gia hội nhập quốc tế là nhu cầu tự nhiên của thanh niên Việt Nam... tuy nhiên, thanh niên Việt Nam nhìn chung chưa có sự chuẩn bị tích cực tham gia hội nhập quốc tế (HNQT), nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Thêm vào đó, trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ chuyên môn của thanh niên Việt Nam nhìn chung còn thấp so với trình độ tương tự của thanh niên các nước trong khu vực và trên thế giới".
    Ngoài những mặt còn yếu và thiếu này, anh Đoàn Văn Thái còn cho rằng: Thanh niên ta còn quá thụ động trong việc tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu như bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS; chăm sóc sức khoẻ sinh sản; chống chiến tranh; tôn giáo, sắc tộc...
    Cùng một nhận định trên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục tổng hợp Trung ương Đoàn, ông Trần Văn Miều phát biểu: Hội nhập quốc tế thanh niên là một xu hướng tất yếu, đòi hỏi thanh niên phải nâng cao tâm và trí mới có thể chủ động hội nhập. Tuy nhiên, ông tỏ ra lo lắng vì: "Vừa rồi, Bộ Kế hoạch Đầu tư công bố chỉ tiêu về trí tuệ, trình độ ngoại ngữ, khả năng thích ứng với điều kiện tiếp nhận KHKT của thanh niên Việt Nam theo chuẩn thang điểm 10 của khu vực khiến người ta phải giật mình: trí tuệ đạt 2,3/10đ; ngoại ngữ là 2,5/10đ và khả năng thích ứng với điều kiện tiếp cận KHKT chỉ đạt hơn 2/10điểm! Điều đó chứng tỏ thanh niên chúng ta đang tụt hậu rất xa so với khu vực, đấy là chưa kể đến yếu tố sức khoẻ, thể lực".
    Dẫn ví dụ cụ thể từ việc yếu kém ý thức lẫn trình độ ngoại ngữ làm cản trở Hội nhập quốc tế thanh niên, ông Ngô Đức Lý, Trưởng Ban thanh niên Tổng cục An ninh kể lại lần đi Hàn Quốc của mình bằng một nhận xét đầy lo lắng và được lặp đi lặp lại không dưới 3 lần "xấu hổ vô cùng các đồng chí ạ!". Những điều khiến ông Lý phải "xấu hổ" đó là cảnh các thành viên trong đoàn cùng đi "chạy như vịt" qua đường phố Hàn Quốc vốn rất trật tự; đó là hành động "kỳ kèo trả giá taxi 2.000đồng/km" trong khi đã có đồng hồ đo đường và mức giá thống nhất ấn định; đó là việc các thành viên trong đoàn "muốn đi chợ Đông Tê Mun để mua sắm nhưng lại bảo lái xe taxi đến chợ ... Đông TiMo?!"...
    Ông Lý kết luận: Mỗi một lần theo đoàn ra nước ngoài là đại diện cho bộ mặt và thể diện quốc gia, dân tộc. Hình ảnh đất nước Việt Nam sẽ được quảng bá qua tất cả những hành động, cử chỉ, lối ứng xử của chúng ta nơi đất khách nên trước khi tổ chức "đoàn ra", cần phải có sự tập huấn kỹ lưỡng về mọi mặt cho các thành viên trong đoàn, đặc biệt là văn hoá.
    Để khắc phục tình trạng "tụt hậu" về "tâm" lẫn "trí" nói trên của thanh niên trong trong quá trình hội nhập, Bí thư Đoàn khối I (khối các cơ quan Trung ương) Đỗ Việt Hà đề xuất 3 kiến nghị: Thứ nhất: đánh giá, tuyên truyền, bổ nhiệm cán bộ Đoàn phải có yêu cầu về ngoại ngữ; thứ hai: đề nghị Đảng và Nhà nước thành lập Quỹ Hỗ trợ về phát triển công tác hội nhập quốc tế thanh niên, giao cho Uỷ ban Quốc gia về thanh niên hoặc Trung ương Đoàn quản lý; tập huấn kỹ cán bộ để tiến hành lựa chọn người đi xứng đáng; thứ ba: tăng cường thông tin đối ngoại về thanh niên vì "hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài còn thiếu và yếu".
    Tán thành kiến nghị thành lập Quỹ Hỗ trợ về phát triển công tác hội nhập quốc tế thanh niên của đại biểu Đỗ Việt Hà, ông Nguyễn Xuân Kiên, Phó Chánh Văn phòng Ban Khoa giáo Trung ương cho rằng:Nên có chính sách đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác này bởi đó sẽ là cơ hội để chúng ta thu thập, chắt lọc những tinh hoa, kinh nghiệm quý báu của khu vực và thế giới làm giàu cho kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình.
    Ông Kiên đề nghị thêm: Nên cải cách thủ tục về "đoàn ra, đoàn vào", đặc biệt với những nước láng giềng gần gũi như Trung Quốc, Lào...) vì hiện nay, "thủ tục còn phiền hà lắm".
    Cho rằng "thanh niên cần phải đi tiên phong trong quá trình hội nhập quốc tế", Th.sỹ Hoàng Minh Thái, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Văn hoá Thông tin gợi ý: Trong quá trình hội nhâp, quan trọng là giáo dục cho thanh niên nếp sống, trang bị ngoại ngữ và đặc biệt là phải chuẩn bị trình độ để hoà nhập. Hiện nay, vì thiếu và yếu những thứ đó mà thanh niên thiếu tự tin khi hội nhập quốc tế.
    Theo đại diện của Thành Đoàn Hà Nội, không phải cứ đi ra nước ngoài mới là hội nhập. Ở ngay trong nước, thanh niên chúng ta vẫn có thể hội nhập bằng nhiều cách và một trong những cách đó là "mời thanh niên nước ngoài đang học tập tại Việt Nam tham gia phong trào tình nguyện và học hỏi kinh nghiệm của họ qua quá trình hoạt động tình nguyện này".
    Cùng một quan điểm trên, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng: Chúng ta nên nghĩ đến phương thức hội nhập. Nhờ kinh tế, tri thức giúp con người phá bỏ được khoảng cách biên giới, không gian, ta ngồi tại đây vẫn có thể hội nhập được. Vấn đề là ta có được hội nhập hay không và hội nhập bằng phương tiện gì? Ngoài cách hội nhập bằng "đoàn ra, đoàn vào", thanh niên nước ta vẫn có thể hội nhập bằng văn hoá, bằng các phương tiện hiện đại khác.
    Theo ông, yếu tố cơ bản nhất để giúp thanh niên hội nhâp quốc tế hiện nay chính là học. Nhưng ông cũng cảnh báo về nguy cơ "thanh niên có thể chết đuối trong thông tin nhưng lại chết đói về tri thức" do thiếu định hướng. "Nếu ví hội nhập là thả thanh niên vào biển cả thì không phải cứ thả vào là xong, muốn biển cả thông tin đó trở thành tri thức của mình thì thông tin đó phải được xử lý có định hướng" - ông nhấn mạnh.
    (Theo VietnamNet 6/6/2004)
  10. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Kỳ họp thứ 5, QH khoá XI: Những kiến nghị của cử tri trước ngày các Bộ trưởng trả lời phỏng vấn
    Theo thông tin từ Trưởng ban Dân nguyện của QH, tại kỳ họp thứ 5, cử tri gửi tới QH 1.602 ý kiến, kiến nghị (tập hợp dày 220 trang), đề nghị QH tăng cường giám sát chống tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, chất lượng giáo dịc, gái thuốc, chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo.
    Những kiến nghị này vẫn là những kiến nghị có từ nhiều kỳ họp gần đây, Ban Dân nguyện cho rằng, có việc kéo dài các ý kiến cùng về một nội dung như vậy là do các cơ quan có thẩm quyền chưa có giải pháp đủ mạnh để khắc phụ tồn tại nên chưa đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của cử tri.
    Các Bộ nhận được nhiều kiến nghị nhất của cử tri tại kỳ họp này gồm: GD-ĐT (141 kiến nghị), LĐTB&XH (161), Nội vụ (133), NN-PTNT (139), Y tế (114) và trực tiếp Quốc hội (129), Chính phủ (155).
    Ngoài lo lắng về tình hình giá nhiều mặt hàng từ đầu năm, cử tri đề nghị làm rõ trách nhiệm về chất lượng và các biểu hiện tiêu cực xung quanh các công trình phục vụ SEA Games 22; tình trạng mãi lộ; lừa đảo xuất khẩu lao động; các vụ chạy án liên quan đến các cá nhân có trách nhiệm trong hoạt động tố tụng.
    (Nông Nghiệp Việt Nam 8/6/20043)

Chia sẻ trang này