1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay và mang tính thời sự

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi chienbinhankeda, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Trích một số kiến nghị cử tri gửi Bộ trưởng, Chính phủ
    Nông dân một số khu vực ĐBSCL không còn đất canh tác, đề nghị xử lý những trường hợp chiếm hữu đất đai bất hợp pháp nhằm phát canh, thu tô, bóc lột nông dân (TPHCM).
    Ở một số vùng nông thôn có tình trạng người nông dân muabán, chuyển nhượng ruộng đất dẫn đến tình trạng tái nghèo (Bình Thuận)
    Quá trình chuyển đổi HTX Nông nghiệp sang HTX dịch vụ nông nghiệp chỉ mang tính hình thức, không có hiệu quả, có rất ít động lực để tồn tại, rất khó hoạt động. (Thái Bình)
    Tiêu thụ nông sản rất khó khăn, giá cả thấp, trong khi giá xăng dầu, thuốc chữa bệnh, phân bón, lãi suất tiền vay liên tục tăng cao ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nông dân không có khả năng tái đầu tư mở rộng sản xuất, người nghèo lại nghèo thêm. (Vĩnh Long, Gia Lai, Quảng Nam)
    Bộ LĐTB&XH phải sớm có giải pháp ngăn chặn việc một số công ty lừa người đi lao động nước ngoài, đẩy những gia đình nghèo vào hoàn cảnh khó khăn hơn. (Hoà Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, Bắc Ninh)
    Bộ GD-ĐT cần thực hiện tinh thần 4 ?othật?: Dạy thật - Học thật ?" Thi thật - Chất lượng thật. (Hà Tây, Đăk Lắc, TPHCM, Hoà Bình, Bắc Giang, Đà Nẵng...)
    Tăng cường, rà soát loại bỏ những giáo viên thoái hoá, không đủ phẩm chất làm người thày. (Hưng Yên)
    Giảm tải chương trình học, giảm bớt các kỳ thi ở các cấp, nâng cao trách nhiệm của Bộ GD-ĐT về chất lượng giáo dục và việc thay sách giáo khoa, củng cố sự bất cập từ nội dụng SGK đến phương pháp và thiết bị giảng dạy.
    Xem xét lại và quản lý thực hiện chính sách BHYT; quản lý và điều tiết giá thuốc.
    Tăng cường kiểm tra, giám sát mạnh mẽ hơn để chống tiêu cực, tham nhũng ở các Bộ, ngành, các TP lớn mà trong đó đa số là ở Hà Nội. (Phú Yên).
    (Nông Nghiệp Việt Nam 8/6/2004, Tr 3)
  2. dauduado111

    dauduado111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0

    Bị khách hàng kêu, ''FPT rất bất bình''
    (VietNamNet) - Sau khi bài báo FPT đền bù sự cố sập mạng: Có như không? đăng trên VietNamNet, không ít độc giả muốn biết câu trả lời của FPT. Chúng tôi vừa có cuộc trao đổi với ''''người phát ngôn'''' của FPT, bà Chu Thanh Hà - Phó Tổng Giám đốc FPT cho biết: 
    Tôi thực sự thấy một số thông tin trên VietNamNet không chính xác. Ví dụ như trường hợp ông khách dùng ADSL thuê bao 250.000 đồng/tháng. Bản thân khách hàng đó dùng ADSL theo dung lượng, cước phí mà người ta phải trả sẽ theo dung lượng sử dụng, cước bị gián đoạn 1,5 ngày và chúng tôi đã tính lên 3 ngày rồi. Trong 3 ngày đấy ông ta không phải trả tiền cước lưu lượng cộng thêm thuê bao. Một ngày rưỡi trong 3 ngày đó không dùng được, nhưng 1,5 ngày còn lại vẫn dùng được, vẫn truy cập được mạng trong nước, vẫn đọc được báo VietNamNet. Tuy không check được email qua bên ngoài chứ mail gửi trong nước vẫn check được chứ không phải gián đoạn hoàn toàn. Nếu viết là khách hàng chỉ được bồi thường 36.000 đồng là không hợp lý. 
    Bà này tiếp: ''''Trong 70 nghìn thuê bao của FPT tất nhiên có những ông không hài lòng. Nhiều khách hàng yêu cầu đền bù rất nhiều, cả những cái mà đáng lẽ doanh số người ta thu được giống như là bị mất 1 con gà mà đáng lẽ con gà nó đẻ trứng thì đòi đền bù cả quả trứng đó. Rất nhiều người như thế nhưng FPT không đủ sức để đền bù theo nghĩa như thế. Và thực sự, theo luật hiện hành thì FPT cũng chưa đòi đền bù của những đối tác mà mình đang ký kết. Luật không quy định là bồi thường gián tiếp''''. 
    - Cụ thể là những đối tác nào, thưa bà?
    VNPT, hiện FPT đang trả cho VNPT đường VTI đó là 150.000 USD, bị gián đoạn trong ngần ấy ngày mà FPT cũng chưa đòi bồi thường.
    - Tức là nếu tính sòng phẳng ra thì VNPT sẽ phải bồi thường cho FPT?
    Cái đấy là phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của bên mình với bên VTI. 
    Còn trường hợp này là FPT chủ động bồi thường cho khách hàng nên chuyện tất cả phải hài lòng với FPT là không có. Chúng tôi cũng khẳng định như vậy. Nhưng rất nhiều khách hàng khác cũng rất hài lòng và rất chia sẻ với sự cố bất khả kháng của FPT. Bài viết này tôi cho rằng không hợp tác và không thiện chí, thông tin không chính xác. Nhất là việc khách hàng đã cho rằng họ chỉ được đền bù 36.000 đồng trong khi bạn không hề chỉ ra cước người ta dùng trong 3 ngày đó không phải trả. (Ngày 31/5, nhân viên thu tiền của FPT đã đến Công ty Giải pháp Phần mềm Việt (VSS) thu tiền tháng 5 và trừ đi đúng 36.000 tiền bồi thường của FPT trong hoá đơn. Khi được thắc mắc là bồi thường ít quá, anh này trả lời ''Thì đền cho có thôi mà'' - NV).
    Những khách hàng như Hàng không, VCB FPT đã bồi thường 11 triệu, 21 triệu, 30 triệu sao không lên báo. Chúng tôi không muốn khoe chuyện đó ra bởi thực tâm là chúng tôi muốn chia sẻ với khách hàng.
    - Như vậy tức là nếu FPT muốn đòi bồi thường thì VNPT cũng phải trả?
    Tôi chưa nói đến cái đoạn đấy nhưng khách hàng là của chúng tôi và chúng tôi cũng là khách hàng của VNPT. Chuyện đối xử khách hàng những lúc khó khăn thì chia sẻ là chuyện hết sức bình thường không có gì đặc biệt cả. Những nhân viên của FPT, nhất là những người làm việc trực tiếp với khách hàng rất bất bình về các ý kiến cho rằng FPT đền bù không thoả đáng. Chúng tôi thấy rất không thoải mái nhưng tôi nghĩ nghiệp vụ báo chí nhiều khi cũng phải gây lên những vấn đề kiểu như thế.
    Hoàn toàn chúng tôi không hy vọng tất cả đều vui vẻ, rất nhiều người nói là đền bù phải nhiều hơn như thế nhưng với năng lực của FPT hiện tại chỉ làm được như vậy để chia sẻ với khách hàng thôi.
    - Nhưng đứng về phía quyền lợi của khách hàng thì họ lại là người yếu thế hơn FPT?
    Hiển nhiên rồi, ai cũng biết và không cần phải có những bài báo như thế thì người ta mới biết. Hiển nhiên số đông khách hàng cũng bị thiệt hại và FPT cũng thiệt hại. Rõ ràng bạn phản ảnh nguyện vọng hộ độc giả. Nhưng cũng có rất nhiều độc giả khác chia sẻ và thông cảm và cảm ơn FPT về những ''support'' của FPT.
    - Thú thật chúng tôi chưa thấy những ý kiến như vậy.
    À là vì chúng tôi là những người làm dịch vụ trực tiếp nên không có đưa những thông tin đó. Mình nghĩ là khoe khoang những cái đó cũng không có gì là hay. Nhưng nếu chỉ nói về mặt không hài lòng của khách thì cũng không hay.
    - Nói thật rằng chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến bất bình với FPT hơn là chỉ như trong bài đã viết...
    Chúng tôi cũng đã hỏi ý kiến một số khách hàng mức bồi thường làm sao cho thoả đáng. Từ trước nếu có những DN khác đã bồi thường thì chúng tôi cũng học tập công thức của người ta. Cái khó là làm sao để cho khách hàng cảm thấy chia sẻ được chứ nếu quá ít theo kiểu có như không thì cũng không nên làm và không nên bồi thường. Tôi đã tham khảo đối tác trong và ngoài nước để có mức bồi thường như vậy. Mặt khác, chúng tôi đã kiểm tra lại những khách hàng trong nam ngoài bắc thì tỷ lệ không hài lòng với việc bồi thường của FPT hầu như rất ít.
    - Chúng tôi có thể xem những ý kiến khách hàng đã gửi đến ca ngợi và cảm ơn FPT không?
    ...Thôi thì mình cũng... những cái đấy thì cũng không nói làm gì. Email thì rất là nhiều, cảm ơn thì FPT rồi..., nhiều lắm. Nhưng những cái đấy chúng tôi cũng không muốn khoe ra để làm gì. Tốt nhất là tập trung để giải quyết sự cố.
    - Vậy bây giờ sự cố được giải quyết tới đâu?
    Sáng nay mình nhận được thông báo bên Hồng Kông rằng 6/6 sự cố được khắc phục hoàn toàn và tốc độ đường truyền sẽ được phục hồi hoàn toàn. (Ngày )
    - Hiện nay tốc độ đường truyền của FPT được bao nhiêu?
    - Thì bọn mình có đường 45 MB nối sang VDC và thực tế vẫn như vậy.
    - Tức là nhiều khách chưa thể check được mail đi nước ngoài?
    Không, ngay ngày 26/5, lúc 12h đã check được luôn rồi, chỉ bị gián đoạn trong 1,5 ngày thôi. 
    - Thế nhưng vẫn có khách hàng phản ánh với ViẹtNamNet là chưa thể check mail từ nước ngoài và buộc phải dùng VNN1269?
    Thế thì chắc có vấn đề gì đó. Có thể là do lỗi kỹ thuật. Khách hàng hãy gọi điện tới FPT để được hỗ trợ.
    - Xin chân thành cảm ơn bà!
    Hồng Phúc - thực hiện


     
  3. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    KỲ HỌP THỨ V, QUỐC HỘI KHOÁ XI
    Trả lời chất vấn của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư
    Phần chất vấn Bộ trưởng Võ Hồng Phúc được hâm nóng ngay từ đầu giờ chiều qua (9/6) với sự tranh luận sôi nổi của các đại biểu. Lý giải chuyện chênh lệch tốc độ tăng GDP trong các lần báo cáo, ông Phúc thừa nhận độ tin cậy của việc ước tính còn hạn chế.
    Trả lời chất vấn của đại biểu Đặng Như Lợi về sự chênh lệch tốc độ tăng trưởng GDP 2003 giữa báo cáo tại kỳ họp Quốc hội lần thứ IV (7,2-7,3%) và lần này (7,24%), Bộ trưởng Phúc cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP 2003 được tính toán trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch trong 10 tháng đầu năm và ước khả năng thực hiện trong 2 tháng cuối năm. Tại kỳ họp này, sau khi rà soát lại số liệu 10 tháng đầu năm và cập nhật số liệu thực hiện của 2 tháng cuối năm 2003, do có sự thay đổi lớn trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ nên tốc độ tăng trưởng GDP được xác định cụ thể là 7,24%. Theo ông Phúc, tốc độ 7,2-7,3% là do số liệu ban đầu và chỉ mang tính khái quát.
    "Việc ước tính tăng trưởng GDP ngoài các thông tin thu thập được còn phải dựa vào quan hệ tỷ lệ của các năm trước nên mức độ tin cậy còn hạn chế", ông Phúc thừa nhận.
    Cũng theo yêu cầu của đại biểu, ông Phúc công khai chỉ tiêu GDP của 3 năm 2001, 2002, 2003 tính bẳng tỷ đồng. Theo đó, GDP tính theo giá năm 1994 của 3 năm đó lần lượt là 293.000 tỷ, 313.000 tỷ và 335.000 tỷ đồng. Kế hoạch 2004 dự kiến đạt 321-363.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trong 3 năm qua lần lượt là 6,89; 7,04; 7,24 và 7,5-8%. Nếu tính theo giá hiện hành, GDP năm 2001 đạt 481.300 tỷ đồng, 2002: 536.100 tỷ đồng; 2003 đạt 605.500 tỷ đồng và dự kiến năm nay đạt 695.000 tỷ đồng.
    "Trong hoàn cảnh giá nguyên vật liệu và tiêu dùng tăng cao như thời gian vừa qua, chỉ số tăng trưởng GDP 7% trong quý I/2004 có giá trị thực tế như thế nào?", Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết thẳng thắn yêu cầu Bộ trưởng Phúc giải thích. Theo yêu cầu này, ông Phúc cho biết tốc độ tăng trưởng GDP được tính theo giá so sánh, nghĩa là đã loại trừ yếu tố tăng giá. "Tốc độ tăng GDP trong quý I đạt 7% thực chất là số sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong thời gian nay tăng 7% so với số sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo trong quý I/2003. Đây là khối lượng những sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn toàn có thật, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tăng giá", ông Phúc khẳng định.
    Văn bản giải trình đọc trước Quốc hội của ông Phúc còn trả lời hơn 10 câu hỏi chất vấn liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó nổi lên là bố trí kế hoạch đầu tư dàn trải, nợ xây dựng cơ bản và thất thoát...
    Lúc bắt đầu giải trình, ông Phúc đã xin phép không bàn trực tiếp tới vấn đề Nhà máy lọc dầu Dung Quất với lý do Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, đại biểu Phan Trung Lý không hài lòng với cách giải thích này và một lần nữa yêu cầu ông Phúc cho biết rõ tiến độ thi công công trình. Theo yêu cầu của đại biểu, ông Phúc cũng chỉ trả lời rất vắn tắt và cho biết Ban chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ lập ra đang rà soát, nghiên cứu lại và sẽ sớm đưa ra dự toán mới về công trình. "Cuối năm, Ban chỉ đạo sẽ có báo cáo Chính phủ về vấn đề này", ông Phúc nói.
    Về tình trạng thất thoát đầu tư xây dựng cơ bản, Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân đã gửi câu hỏi chất vấn tới Chính phủ và nhắc đến tỷ lệ thất thoát 30-35%. Được giao trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư bác bỏ con số thống kê đó và cho rằng nó không có căn cứ. Thay vào đó, ông Phúc đưa ra số liệu khi thanh tra 17 công trình trong năm 2002 mà theo đó tỷ lệ sai phạm về tài chính chỉ là 13%; còn năm ngoái, khi thanh tra 14 dự án, tỷ lệ sai phạm cũng chỉ là 15%.
    Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân hoàn toàn không thoả mãn với giải trình của Bộ trưởng Phúc. Ông thậm chí còn thất vọng nói rằng, ông gửi chất vấn tới Chính phủ chứ không phải chất vấn Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư để nhận được những câu trả lời như vậy. "Câu hỏi của tôi rất ngắn gọn, không đầy 5 dòng trong đó cốt lõi là đề nghị Chính phủ trình bày cho Quốc hội biết những kết quả đã đạt được và lộ trình để giảm thiểu trong thất thoát xây dựng cơ bản. Trả lời của bộ trưởng cho tôi thấy, tôi không đặt câu hỏi cho bộ trưởng là đúng", ông Trân nói.
    Có 3 điểm mà ông Trân không hài lòng với giải trình của Bộ trưởng Phúc. Trước hết, theo ông Trân, con số 30-35% không phải do ông mà chính Thủ tướng Chính phủ đưa ra và báo chí nói rất nhiều. Con số thống kê dựa trên việc thanh tra 17 dự án năm 2002 và 14 dự án năm 2003 cũng không đủ để phản ánh thực trạng về thất thoát. Thứ hai là về mặt khái niệm "thất thoát". Đại biểu cho rằng "thất thoát" và sai phạm tài chính, sai phạm kinh tế hay lãng phí là những khái niệm gần nhau, nhưng không hoàn toàn đồng nhất. "Tôi hỏi thất thoát trong xây dựng cơ bản, bộ trưởng lại trả lời về sai phạm tài chính, sai phạm kinh tế và lãng phí. Nói thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản không thể lấp liếm bằng việc nói đến sai phạm tài chính, kinh tế hay lãng phí", ông Trân thất vọng.
    Một vấn đề cũng được cử tri và đại biểu đặc biệt quan tâm là công tác thẩm định các dự án. Cụ thể là những sai sót trong khâu thẩm định dẫn tới việc xây dựng nhà máy đường tràn lan, xa vùng nguyên liệu.
    ......................
  4. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Trả lời chất vấn của Bộ trưởng Giao thông Vận tải
    Không dẫn dắt dài dòng, mở đầu phiên chất vấn sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An mời các đại biểu chất vấn ngay. Bộ trưởng GTVT đứng ngay tại chỗ để trả lời.
    ĐB Trần Văn Kiệt (Vĩnh Long) chia sẻ: Tôi cơ bản đồng ý với báo cáo của Bộ GTVT, nhưng xin Bộ trưởng giải trình 3 vấn đề: Chất lượng đào tạo, cấp bằng lái cho người đi môtô, xe máy. Theo tôi biết có nơi đào tạo 7 ngày - 3 ngày. Vần đề thứ hai: Cầu bắc qua sông Hậu, Cần Thơ: Cử tri không nóng lòng vì chậm mà vì 300 ha bị hoang hoá, lãng phí. QL 54 đoạn Trà Vinh, Vĩnh Long, Chính phủ rất quan tâm nhưng còn gần 10 cây cầu từ thời pháp để lại không lưu thông được. Thời gian nào xây dựng lại.
    Đại biểu Lê Thanh Châu, đoàn Quảng Nam chất vấn: Thủ tướng đã có chủ trương xây tuyến đường cao tốc qua Đà Nẵng, Quảng Nam - đường huyết mạch miền Trung nhưng đến nay chưa làm được. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân.
    Đại biểu Lê Kim Toàn, đoàn Bình Định: Xin hỏi bộ trưởng 1 câu nhỏ về đường 1A. Người dân rất lo vì đoạn đường này không được trải nhựa đều, tạo gờ giữa đường xe thô sơ và cơ giới. Xin hỏi có trải nhựa không, nếu không thì vì sao, nếu có thì bao giờ?
    Liên quan đến cấp bằng lái xe, toàn bộ văn bản quy định về đào tạo đã được thống nhất toàn quốc. Các cơ sở đào tạo, cấp phép nằm trong hệ thống trường chuyên ngành, đặt dưới sự giám sát của cục QL đường bộ, các sở. Vì thế tỷ lệ người lái xe có bằng càng ngày càng nhiều. Đây là cố gắng của ngành, của địa phương. Tôi cho rằng tiến trình được kiểm soát tuy nhiên cũng không chủ quan nói chất lượngtất cả các cơ sở đều tốt, chúng tôi đã phát hiện tiêu cực và xử lý.
    Khi xảy ra tai nạn, có ý kiến tài xế đào tạo kém, chúng tôi cho Cục đường bộ kiểm tra đào tạo thật kỹ. Ví dụ, 2 vụ tai nạn ở Hà Nội, Cục đường bộ kiểm tra, phát hiện ra cơ sở đào tạo và nhắc nhở trung tâm này ngay rằng cần phải chú ý vào thực tiễn cho người học lái.
    Về Cầu Cần Thơ, Bộ trưởng giải trình: Cần thơ và Vĩnh Long là 2 tỉnh giải phóng mặt bằng tốt. Công việc diễn ra không hoàn toàn đúng do phía Nhật Bản có yêu cầu và đánh giá riêng, Chúng tôi mắc lỗi với nhân dân vì chưa làm như mình hứa. Để tránh tình trạng hứa không làm được, chúng tôi không hứa nữa mà chúng tôi chỉ nói sẽ tích cực triển khai.
    Về tình trạng cầu yếu, không hợp với đường. Đoạn đường này chúng tôi có chủ trương chỉ làm đường, không làm cầu. Thực ra những cây cầu này vẫn dùng tốt, tất nhiên chúng tôi... Nếu Quốc hội cho tiền chúng tôi sẽ làm được nhanh, rất mong Quốc hội xem xét.
    Đường cao tốc rất quan trọng. Chúng tôi đã chuẩn bị nhưng đường cao tốc không nhận được ODA nước ngoài. Chúng tôi sẽ huy động tối đa nguồn lực từ bên ngoài.
    Về ý kiến ĐB Lê Kim Toàn, các nhà tư vấn nước ngoài tư vấn đường ô tô chạy trải 2 lớp, đường còn lại chỉ trải 1 lớp nên hình thành có 2 nấc trên quốc lộ. Đây là tiết kiệm nhưng cũng có nhiều bất hợp lý. Chúng tôi đang nghiên cứu, rút kinh nghiệm.
    Đại biểu Phan Anh Minh (TP.HCM) hỏi: Tôi muốn hỏi vốn đầu tư cho các công trình GT đường bộ có hiệu quả không? Để đảm bảo không dàn trải trong đầu tư, xin Bộ trưởng cho biết chúng ta chưa giảm được tai nạn giao thông có nguyên nhân đường không đồng bộ với cầu, không đồng bộ với các công trình khác, không có phương án điều hoà giao thông. Nếu có thì xin Bộ trưởng cho biết cách khắc phục?
    Tuyến đường sắt của chúng ta đang bị thu hẹp. Đường sắt, thuỷ không thông nhau mà phải qua trung gian đường bộ. Đây là nguyên nhân khiến hiệu quả thấp, tăng tai nạn. Chúng ta có mở rộng tuyến đường sắt không?
    Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bình cho biết: Tình hình đầu tư đến 2010 đã cung cấp đến các ĐBQH. Nếu muốn tách bạc thêm đến nay, sẽ gửi trực tiếp đến đại biểu. Ngoài ra, có những dự án đang làm nên muốn tách bạch sẽ không chính xác, nhưng sẽ cung cấp. Ngoài ra, về hiệu quả đầu tư của các tuyến đường không phải nơi nào cũng được như mong muốn dự báo về lưu lượng vận tải. Về nguyên nhân TNGT đường bộ, ĐB Minh cho rằng một phần do kết cấu hạ tầng giao thông, ông Bình ''''không phủ nhận nhiều nơi còn thiếu đồng bộ'''' (QL 54), là do nguồn lực. Ông Bình tán đồng ý kiến của ĐB Minh về vấn đề đường sắt đang giảm thiểu, nhưng là ''''những quyết định mang tính lịch sử tại những thời điểm lịch sử'''', không bình luận những quyết định của các lãnh đạo trước đây. Nhưng ông Bình cho biết trong thời gian tới, khi quy hoạch đã xem xét đến mạng lưới đường giao thông có hiệu quả vận tải cao này.
    Nguyễn Hồng Anh (Hải Phòng) hỏi về Quốc lộ 5, Quốc lộ l10, các doanh nghiệp được cấp giấy phép không được mở đường vào. Trách nhiệm làm đường gom là của Bộ hay của địa phương? Nếu là của Bộ thì sao khi thi công không làm?
    Bộ trưởng trả lời: Các tuyến đường QL đã có quy định về hành lang an toàn giao thông, đã có trong luật định. Đáng buồn, các địa phương chưa chú ý nên cấp đát chưa xây dựng đường giao thông, dẫn tới sức ép từ các doanh nghiệp đang đè Bộ GTVT. Hiện Bộ đang tính tới, nhưng Bộ đang bị địa phương, doanh nghiệp kêu rất nhiều. Bộ mong các địa phương chia sẻ. Ông Bình cho rằng trách nhiệm phát triển các đường gom là của các địa phương, Bộ chỉ có trách nhiệm hỗ trợ. Chẳng hạn đường 5 đang xây dựng nhiều tuyến đường gom.
    Việc cải tạo nâng cấp quốc lộ 2 và hệ thống đường dây cáp vừa mới xây đã phải làm lại. Việc lãng phí này là bao nhiêu. Hai đồng chí đã trả lời nhưng không rõ. Theo tôi biết quy hoạch quốc lộ 2 đã được cắm mốc lộ giới, như vậy quy hoạch đã có trước khi xây 2 tuyến cáp. Vậy vi phạm này thuộc về ai? Chi phí cho dịch chuyển tuyến cáp đồng trên QL2 là bao nhiêu? Bao giờ hoàn thành?
    ĐB Phạm Thị Minh Hà, đoàn Nam Định: Cám ơn Bộ trưởng đã cho chúng tôi nghe thành tích khá dài của Bộ. Đồng chí nói các công trình đường bộ rất tốt, nhưng báo chí đã nói nhiều đến chất lượng công trình giao thông, vừa xây xong đã hỏng, vậy tại sao?
    Tai nạn giao thông trong báo cáo của đồng chí tôi thấy thiếu tin tưởng bởi tin từ báo chí cho thấy số lượng tai nạn giao thông cao hơn nhiều. Đại biểu đã lấy con số tai nạn ở một BV tỉnh nhân lên để cho thấy số lượng tai nạn giao thông rất cao.
    Trước những câu hỏi hóc búa này, Bộ trưởng Đào Đình Bình rất bình tĩnh trả lời: ... Trong quá trình tham mưu với chính phủ, chúng tôi luôn ca ngợi, đánh giá cao nỗ lực của CSGT, nhưng chúng tôi cũng nêu ra tiêu cực của cảnh sát để chấn chỉnh. Tuy nhiên đây không nằm trong phạm vi Bộ.
    Nói về trạm thu phí, Bộ trưởng nói có 2 loại đường: Đường do nhà nước đầu tư và đường do các đơn vị khác đầu tư. Cho nên trong quá trình xem xét giải quyết phải xem xét. Chúng ta không thể bắt nhà đầu tư thay đổi mà có thể thay đổi hệ thống của Nhà nước
    Trả lời câu hỏi ĐB Chu Quang Hà (Hà Giang), Bộ trưởng Bình nói: Có những dự án trong quy hoạch nhưng để làm được phải có những dự án mới xác định được chính xác vị trí đường. Do vậy đường QL 2 được triển khai sau tuyến cáp. Và tôi được biết bên bưu điện và giao thông cũng đã có sự phối hợp, dịch chuyển. Chi phí, chúng tôi được báo là 47 triệu và chúng tôi ghi trên dưới 50 triệu, chúng tôi chưa có cơ hội thẩm định.
    Giải trình về việc dịch chuyển tuyến cáp đồng, Bộ trưởng Bình thừa nhận: Sự phối hợp chưa được tốt, đường cáp đồng cũng trong tình trạng này, Đường 1 được mở rộng, nhà dân cũng mở rộng, đường dây cũng dịch chuyển, Đây là bất cập cần sửa đổi.
    Trả lời đại biểu Minh Hà, Trên địa bàn TP.HCM có nhiều cầu đường xuống cấp, đây là công trình của địa phương và TP.HCM đang khắc phục.
    Số liệc trên được thống kê theo hệ thống CSGT thực hiện theo quy định của pháp luật và chúng ta phải tin tưởng.
    Chủ tịch Nguyễn Văn An chốt lại: Còn 15 ĐB nữa đăng ký trả lời chất vấn, xin gửi câu hỏi đến Bộ trưởng và trả lời bằng văn bản. Như vậy Bộ trưởng đã trả lời hơn 1 tiếng đồng hồ và ngày hôm qua Bộ trưởng cũng đã dành 45 phút trả lời. Tôi xin Quốc hội cho dừng phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Đào Đình Bình tại đây.
  5. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Bộ trưởng Mai Ái Trực thừa nhận yếu kém trong quản lý đất
    Sáng nay(10/6/2004), Bộ trưởng Tài Nguyên Môi Trường Mai Ái Trực đã đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội xung quanh vấn đề sử dụng đất tùy tiện, tỷ lệ nông dân mất đất tăng, ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp. Ông Trực thừa nhận, bộ đang lúng túng trong khâu quản lý đất.
    Vấn đề quản lý đất đai là điểm nóng tại nghị trường sáng nay. Ngay sau khi Bộ trưởng Trực kết thúc phần trả lời chất vấn bằng văn bản, đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn hỏi thẳng: "Hơn 60% khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai, vấn đề thu hồi đất không đúng thẩm quyền được thực hiện như thế nào? Bộ trưởng có thể ước lượng thu hồi được bao nhiêu?". Ông Trực khẳng định, việc thu hồi đất bộ sẽ kiên quyết làm, nhưng phải có sự phối hợp của các địa phương. Đến nay, bộ chưa có thống kê cụ thể về số đất thu hồi không đúng thẩm quyền.
    Trả lời câu hỏi về việc lấy đất của nông dân, ông Trực cho rằng việc lấy đất là dựa trên quy hoạch. "Một số tỉnh cần đất để xây dưng khu công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tôi cho đó là hợp lý. Vấn đề là lấy lấy bao nhiêu và sử dụng như thế nào? Trách nhiệm giải quyết việc làm cho nông dân mất đất thuộc về các địa phương", ông Trực bày tỏ quan điểm. Trả lời về hạn mức giao đất, ông Trực cho rằng, việc quy định hạn mức sử dụng đất là quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
    Theo người đứng đầu ngành Tài nguyên Môi trường, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất bị chậm trễ tập trung chủ yếu đối với 2 loại đất: đất ở của hộ gia đình, cá nhân và đất lâm nghiệp của tổ chức. Có rất nhiều nguyên nhân trong đó có tình trạng chính sách, pháp luật còn thiếu cụ thể và ít mang tính khả thi. Những tiêu cực của cán bộ đất đai cũng là một tác nhân làm chậm tiến trình này.
    Chia sẻ những khó khăn của lãnh đạo nhân viên Bộ Tài nguyên Môi trường do mới thành lập, nhưng đại biểu Vũ Tuyên Hoàng tỏ ý hoài nghi về năng lực quản lý đất đai của cơ quan này. "Khi chúng tôi tiếp xúc với cử tri, vấn đề nổi lên hàng đầu là đất đai. Người dân kêu rất nhiều tiêu cực trong giao quyền sử dụng đất, sử dụng đất sai mục đích. Tôi cho rằng, bộ không chỉ đưa ra văn bản quản lý là xong. Trong khi nhân dân lại chẳng nắm được chút gì về văn bản. Vậy tôi đặt câu hỏi chúng ta có quản lý được đất không? Nếu chúng ta không quản lý đất thì dân vẫn tự do bán đất", đại biểu Hoàng bức xúc.
    Trước những chất vấn liên tục xung quanh yếu kém trong quản lý đất đai, ông Trực than thở: "Bộ trưởng có nhiệm vụ vô hạn, nhưng quyền lại hữu hạn. Với quyền hạn được giao, chúng tôi hứa sẽ làm hết sức mình để tuyên chiến với tiêu cực".
    Chưa thỏa mãn với giải trình của ông Trực, đại biểu Nguyễn Hồng Xinh nêu tình trạng nhiều nơi yêu cầu phải có giấy sử dụng đất mới cấp hộ khẩu. Trong khi, cơ quan quản lý đất lại đòi có hộ khẩu mới cấp giấy sử dụng đất. "Tôi xin hỏi hai ngành này bên nào có lý? Nếu cả hai ngành cùng có lý thì dân sẽ phải ứng xử như thế nào? Bộ trưởng hứa sẽ tháo gỡ những vướng mắc về vấn đề này, nhưng gỡ bằng cách nào và có gỡ được không?".
    Khuôn mặt khá căng thẳng, ông Trực ngập ngừng thừa nhận, ngành còn yếu kém và chúng ta phải cố làm thôi, mỗi ngành một chút. Chính phủ phải chỉ đạo quyết liệt, các bộ liên quan phải chung sức, địa phương phải tích cực vào cuộc. "Nếu dựa vào văn bản chúng ta chỉ giải quyết một phần rất nhỏ. Có văn bản rồi chúng ta phải làm tốt khâu chỉ đạo thanh, kiểm tra. Bộ sẽ thanh tra tỉnh, tỉnh thanh tra huyện", ông Trực nêu giải pháp.
    Tuy nhiên, ông Trực khẳng định bộ Tài nguyên Môi trường không hề có văn bản yêu cầu có hộ khẩu mới cấp quyền sử dụng đất. "Đây là do vận dụng của các địa phương, đặc biệt ở địa phương đất chật người đông. Chúng tôi sẽ làm việc với các bộ ngành để giải quyết những vướng mắc này".
    Ô nhiễm môi trường cũng là một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm. Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Hà Nam) phản ánh về việc ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt và việc nuôi trồng thủy sản. Đại biểu Nguyễn Thanh Bình cũng chất vấn về tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
    Ông Trực một lần nữa thừa nhận chưa hạn chế được tình trạng doanh nghiệp, người dân đổ chất thải xuống các dòng sông. Việc quản lý môi trường ngay từ đầu chưa tốt nên ô nhiễm là không tránh khỏi. Giải pháp quan trọng là phải nghiêm khắc với các doanh nghiệp không tuân thủ đúng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, thậm chí đình chỉ sản xuất... Ông Trực cũng thừa nhận rất ít khu công nghiệp tuân thủ đúng luật môi trường. Do đó, trong thời gian tới, phải giám sát và kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ quy định về môi trường trước khi cấp phép sản xuất.
    Kết thúc phiên chất vấn sáng nay, còn 7 đại biểu đặt câu hỏi với Bộ trưởng Mai Ái Trực. Chủ tịch Nguyễn Văn An đề nghị ông Trực trả lời bằng văn bản.
    (Theo Vnexpress.net)
  6. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin (VH-TT) Phạm Quang Nghị được dành hơn một giờ đồng hồ để trình bày trước Quốc hội một văn bản dài 25 trang giải trình xung quanh 12 ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội.
    Vì phần trình bày này quá dài, Bộ trưởng Nghị chỉ còn đủ thời gian trả lời bốn đại biểu có câu hỏi chất vấn trực tiếp, trong đó có tới ba nội dung ông xin... khất Quốc hội để trả lời sau.
    ?oNhà hát chèo Kim Mã (Hà Nội) gần hai năm nay được sửa chữa, phục hồi nhưng nay vẫn thấy đang che bạt để đấy, ai phải chịu trách nhiệm về việc này và bao giờ sẽ đưa công trình vào sử dụng?? - đại biểu Hoàng Thanh Phú (Thái Nguyên) hỏi. ?oThưa đại biểu Phú, công trình nhà hát chèo (đầu tư ban đầu hơn 9 tỉ đồng) được Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị ký phê duyệt nhiệm vụ thiết kế từ năm... 1979, khởi công năm 1985 và hoàn thành, đưa vào sử dụng từ 1992...? - Bộ trưởng Phạm Quang Nghị chưa dứt lời thì đại biểu Quốc hội ở dưới ồ lên... ngạc nhiên.
    Theo Bộ trưởng Bộ VH-TT, ngay từ khi thi công đã phát hiện có một số vết nứt ở công trình, được các đơn vị liên quan xử lý và bàn giao, nhưng sau đó vẫn tiếp tục nứt nghiêm trọng hơn. Thanh tra Nhà nước vào cuộc và xác định công trình còn có thể sửa chữa được. ?oPhá đi thì phí nhưng sửa thì... vướng?, thế nên khi nhận nhiệm vụ ở Bộ VH-TT, ông Nghị đã từng có sáng kiến ?otặng lại Hà Nội làm nhà văn hóa... quận hay phường?.
    Sáng kiến này không được tán thành nên sau cùng Bộ VH-TT quyết định cho sửa chữa, khổ nỗi ?ođơn vị nào cũng ngại không muốn dính vào một công trình sai như thế? - Bộ trưởng Phạm Quang Nghị giãi bày. Bởi vậy mới có chuyện ?othai nghén? công trình 30 năm, đến bây giờ vẫn chưa... ?ođi lại? được? - ông Nghị nhận xét về dự án nhà hát chèo như thế. Còn trách nhiệm của việc ?o30 năm thai nghén?, Bộ trưởng Nghị không giấu giếm rằng ?onhững cá nhân liên quan trực tiếp thì đã... nghỉ hưu từ 10 năm nay?.
    Tiếp đó, có ĐB đặt vấn đề về sự tẻ nhạt và mờ nhạt của các chương trình văn hóa văn nghệ, các công trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Nghị đề nghị phải đánh giá lại nhận định trên, bởi các họat động văn hóa nghệ thuật triển khai từ đầu năm cho chiến thắng Điện Biên Phủ là những họat động thật sự sâu, rộng và có ấn tượng.
    Về câu hỏi vì sao trong khoảng thời gian qua không có những tác phẩm văn học nghệ thuật lớn xứng tầm với tầm vóc của thời đại, ông Nghị thừa nhận đó là một thực tế và giải pháp trước mắt vẫn là đầu tư cho giới văn nghệ sĩ nhiều hơn.
    Về việc quản lý thông tin quảng cáo trên thông tin đại chúng và việc quản lý biểu diễn với các ca sĩ ăn mặc lố lăng, gào rú trên sân khấu... Ông Nghị nói, họat động quảng cáo trên báo chí đã được luật quy định và đây là nguồn thu không nhỏ để cho báo chí họat động. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận là vẫn còn để xảy ra tình trạng quảng cáo tràn lan, nội dung không phù hợp, Bộ cũng có vai trò rất lớn trong việc xây dựng hành lang pháp luật nhưng việc kiểm soát chặt chẽ thì Bộ làm không xuể mà phải là chính địa phương, chính cơ quan chủ quản phải cùng cộng đồng trách nhiệm!
    Ông Nghị nhận xét, các sai phạm về quảng cáo chủ yếu rơi vào các đài truyền hình, còn báo viết rất ít sai sót!
    Về việc quản lý việc biểu diễn của ca sĩ, ông Nghị nói rằng, các nghệ sĩ mà Bộ quản lý tuân thủ đúng các quy định về biểu diễn. Việc có ca sĩ này ca sĩ khác xuất hiện trước công chúng với cách ăn mặc lố lăng, gàothét trước micro... lại là những ca sĩ không thuộc biên chế của đòan nào. Vấn đề này, theo ông Nghị, vẫn chính là trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý biểu diễn!
    Nói thêm về điều này, Bộ trưởng Nghị cũng cho rằng ở đây có sự xuê xoa của chính khán giả, tức người thẩm định các chương trình nghệ thuật này.
    Về vấn đề Bản quyền tác giả, Bộ trưởng Nghị nhận định việc vi phạm bản quyền tác giả trong thời gian gần đây thật sự phức tạp và gay gắt trong khi luật định chưa rõ ràng. Bộ VHTT vẫn đang tiếp tục đề xuất các quy định cụ thể hơnvới chính phủ trong công tác quản lý và bảo vệ quyền tác giả.
    Về việc các băng, đĩa hình xuất bản lậu tràn lan, Bộ VHTT vẫn tiếp tục các chiến dịch truy quét, thanh, kiểm tra nhằm hạn chế tối đa việc sản xuất băng, đĩa lậu. Trong đó, Bộ đã đề nghị TP Hồ Chí Minh xử lý vụ VCD Biển Nhớ như là một điển hình cho cà nước trong xử lý...
    Về việc quản lý các văn hóa phẩm đồi trụy, nay đang được bày bán ở nhiều nơi, ông Nghị giải trình rằng, dù thanh tra, kiểm tra nhiều lần nhằm lành mạnh hóa đời sống, nhưng các sản phẩm văn hóa xấu này vẫn còn bán lén lút ở nhiều nơi do lực lượng thanh tra còn mỏng không thể nào quán xuyến nổi!
    Hệ thống giải pháp, theo ông Nghị, vẫn là hòan thiện các văn bản pháp quy, hòan thiện hệ thống luật pháp, đẩy mạnh cuộc vận động tòan dân tham gia xây dựng đời sống mới, xây dựng các tác phẩm nghệ thuật hay, đẹp, hấp dẫn...
    ĐB Hòang Thiện Cát (Hưng Yên) hỏi về việc báo chí vừa qua có loan tin Hà Nội đang "xin" sát nhập thêm một số đơn vị hành chính trực thuộc các tỉnh thành lân cận, với tư cách là đơn vị quản lý của các cơ quan báo chí, Bộ VHTT nghĩ gì về vấn đề nhạy cảm trên. Ông Nghị xin sẽ nghiên cứu và trả lời sau.
    ĐB Đỗ Trọng Ngoạn đặt vấn đề Bộ VHTT làm gì để khuyến khích báo chí xông xáo và mạnh mẽ hơn trong mặt trận thông tin? Việc xây dựng nền văn hóa phục vụ dân ở các cơ quan công quyền còn bỏ trống có phải là trách nhiệm của Bộ VHTT? Bộ VHTT phải làm gì để giúp Chính phủ hòan thiện bộ máy công quyền với mục đích phục vụ dân, do dân, vì dân?
    Trả lời, BT Nghị đánh giá cao vai trò của báo chí nhưng ông cũng cho rằng, báo chí cũng có nhiều khuyết điểm. Việc khuyến khích lực lượng này (các công tác thi đua, khen thưởng...) vẫn làm thường xuyên và liên tục. Về việc phát huy vai trò đời sống văn hóa trong cơ quan công quyền, BT Nghị cũng đồng tình với nhận định của ĐB Đỗ Trọng Ngọan, tức còn bỏ trống! Với trách nhiệm của cơ quan văn hóa, BT Nghị xin tiếp thu ý kiến này để sẽ làm tốt hơn.
    ĐB Trần Khánh Chương hỏi vì sao bức phù điêu của họa sĩ Vũ Cao Đàm trên đường Trần Quốc Tỏan, Hà Nội (con đường do Bộ Công An quản lý) lại không được cho công chúng thưởng lãm? Bộ trưởng Nghị nói rằng mình hoàn tòan không biết chuyện này và ngay sau đây, ông sẽ nghiên cứu và có ý kiến
  7. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
    Trả lời chất vấn tại Quốc hội chiều 10-6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Minh Hiển khẳng định: "Chúng tôi đã thực hiện lời hứa ở kỳ họp trước, trong đó có nhiều nội dung làm tốt. Chỉ nội dung về chấn chỉnh dạy thêm học thêm là chưa tốt".
    Bộ trưởng Hiển cũng cho biết chương trình đổi mới thiết bị dạy học đã mang lại hiệu quả trong hai năm qua. Nhưng thiết bị về đến trường thường chậm, chất lượng kém, bảo quản không tốt, nhanh xuống cấp...Bên cạnh đó, ngân sách chỉ đảm đương được 2/3 kinh phí tối thiểu. Một bộ phận giáo viên còn quen dạy "chay" không có thiết bị. Trong năm học 2004-2005, kinh phí sẽ được cấp sớm hơn cho các trường trước ngày khai giảng; tập trung vào việc huấn luyện sử dụng thiết bị; tăng cường thanh tra kiểm tra thực hiện đúng qui định.
    Về lưu học sinh ở nước ngoài, bộ trưởng Hiển cho biết, số lượng đối tượng này tăng nhanh, hiện có tại 30 nước và vùng lãnh thổ: Nga (5.500), Úc (5.000), Trung Quốc (4.500), Pháp, Mỹ, New Zealand....Trong đó có một bộ phận lớn là du học tự túc. Việc quản lý với số lưu học sinh tự túc rất khó khăn vì ở rải rác, không liên lạc với các sứ quán. Nhiều học sinh đã bị lừa, phải học tại những cơ sở không đảm bảo chất lượng, đóng học phí rất cao. Bộ GD-ĐT sắp tới sẽ kiểm tra, chấn chỉnh các cơ sở du học để thực hiện quản lý, không để xảy ra tình trạng lộn xộn như hiện nay.
    Những năm gần đây, 95% lưu học sinh đã về nước sau khi kết thúc chương trình học. Họ đã đóng góp nhiều cho sự phát triển đất nước. Bộ GD-ĐT sẽ có cơ chế để dự báo, qui hoạch lĩnh vực này, kể cả với số lưu học sinh du học tự túc.
    Bộ trưởng Hiển cho biết hiện có sự sa sút đạo đức, lối sống của HS-SV. Ngành GD-ĐT có trách nhiệm trog việc này. Nhưng gia đình cũng phải chịu trách nhiệm khi không sâu sát, không quản lý giáo dục con em. Xã hội cũng có trách nhiệm, vì nhiều hiện tượng không lành mạnh liên tục tác động đến tâm lý, nhận thức của HS-SV. Bộ GD-ĐT sẽ đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến việc đánh giá đạo đức của HS-SV, tăng cường chỉ đạo để các trường tổ chức tham quan, học tập truyền thống, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phát huy vai trò của Đoàn, Đội....
    Thế trách nhiệm của Bộ và của bộ trưởng ra sao? Bộ trưởng Hiển khẳng định ngành GD đã thực hiện nhiều giải pháp, tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu, nâng cao hiệu lực quản lý, "lấy xây để chống". Tuy nhiên, trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Nguyên nhân thì vẫn không có gì mới: khả năng, trình độ quản lý yếu kém, phối hợp không tốt giữa các cấp..."Bộ và cá nhân bộ trưởng có trách nhiệm trong việc này" - ông Hiển nói. Nhưng bộ trưởng cho biết cần có lộ trình thích hợp để giải quyết những tồn tại này. So với khu vực, nước ta có qui mô giáo dục thuộc loại cao nhất (24 triệu HSSV/80 triệu dân) nhưng đầu tư cho GD thấp (chỉ 17,2% GDP dành cho GD so với 23-25% của Thái Lan, Malaysia). au 45 phút bộ trưởng Hiển đọc báo cáo, phiên họp chiều nay tạm dừng.
    Sáng nay (11-6), BT Bộ GDĐT Nguyễn Minh Hiển tiếp tục trả lời chất vấn của ĐB Quốc hội. Mở đầu cho buổi sáng, ông Hiển trả lời về các vấn đề thuộc chế độ chính sách trước khi ĐB Trần Thành Long (TP Hồ Chí Minh) chất vấn về vấn đề nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH-CĐ....
    ĐB Trần Thành Long cũng đặt vấn đề về việc tấn phong các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, vì sao trong Hội đồng lại không có BT mà lại là một thứ trưởng đang bị kỷ luật... ĐB Nguyễn Ngọc Trân đặt vấn đề chảy máu... giáo dục khi mà chất lượng giáo dục ĐH của ta quá kém, buộc SV phải ra nước ngòai du học làm thất thóat ngọai tệ rất nhiều...
    BT Hiển nói, do quy mô tuyển sinh tăng nhanh nên áp lực trong nhiệm vụ giảng dạy đối với CB giảng dạy là rất lớn, thời gian dành cho Nghiên cứu khoa học giảm BT dẫ n con số hiện nay chỉ có khỏang 34.000 CBGD trong khi có trên 1 triệu SV... Đây là vấn đề mà Bộ GDĐT đang rất muốn cải thiện trong thời gian tới...
    Về việc BT làm Chủ tịch Hội đồng xét duyệt phong chức danh GS, PGS, BT Hiển nói ông muốn phải có một hội đồng (như một cơ quan) chuyên nghiệp. Ông nói thêm, về thứ trưởng làm chủ tịch hội đồng đang bị kỷ luật, thì uy tín khoa học của ông này là không có gì phải nghi ngờ...
    Về việc chảy máu Giáo dục như ĐB Trân đặt vấn đề, BT Hiển nói ông cũng cảm thấy xót khi ngoại tệ chảy ra ngòai nhiều như thế trong khi nền giáo dục của chúng ta chưa đạt chất lượng như mong muốn của phụ huynh. "Đây là việc rất khó nhưng phải làm - Ông Hiển nói - Tuy nhiên cần thời gian!".
    ĐB Hồng Xinh (BRVT) hỏi về việc tiêu cực trong tuyển sinh ĐH (cụ thể là việc 1 thí sinh bị mất hai điểm oan ức), đặc biệt trong việc sai sót khi chấm điểm, làm sao để chấn chỉnh? Chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục ĐH kém, nên chăng thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục?
    ĐB Lê Văn Cuông (Thanh Hóa): GDĐT ở ta chuyển biến quá chậm: học nhiều, hành ít; bằng giả nhiều, bằng thật ít... trách nhiệm cụ thể của BT ở đâu? BT đã đề ra những chiến lược giải pháp nào?
    Trả lời ĐB Hồng Xinh, BT Hiển nói do con số tuyển sinh quá lớn nên khả năng tiêu cực là có thật. Việc một số trường ĐH không đảm báo quy trình chấm thi là do yếu kém của hội đồng ở các trường đó. Ông Hiển khẳng định, kỷ luật phòng thi ngày càng tốt hơn, cụ thể là kỳ thi tuyển sinh ĐHCĐ vừa qua...
    (còn tiếp)
    ..............................................................

    Ba tiếng đồng hồ sáng ngày 11/06 cũng chỉ đủ thời gian cho Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển giải trình trực tiếp 18 lượt chất vấn của 17 đại biểu. 13 đại biểu khác đã không kịp nêu ý kiến chất vấn bộ trưởng Bộ GD-ĐT ngay tại hội trường.
    Nhiều đại biểu trước khi nêu ý kiến đã bày tỏ sự chưa thỏa mãn với những nội dung giải trình bằng văn bản mà bộ trưởng đã trình bày trước Quốc hội.
    Theo nhận xét của đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa), những ý kiến kiến nghị của cử tri và các chất vấn của đại biểu đối với Bộ GD-ĐT không có gì mới so với các kỳ họp trước, chứng tỏ việc giải quyết những vấn đề bức xúc của lĩnh vực giáo dục chuyển biến chậm.
    Ông Cuông cũng cho rằng trong giải trình của bộ trưởng trước Quốc hội mới đề cập chung chung, chưa rõ về trách nhiệm của ngành, của bộ trưởng trước những yếu kém tồn tại. Đồng thời phần lớn những giải pháp mà bộ trưởng đưa ra để giải quyết những vấn đề bức xúc, yếu kém của ngành còn mang tính tình thế, nên chặn được chỗ này lại phát sinh chỗ khác.
    Trong khi đó, khi trả lời chất vấn trực tiếp về những yếu kém, bất cập của giáo dục và trách nhiệm của bộ trưởng, ông Hiển cho rằng ngành giáo dục đã kiểm điểm hết sức nghiêm túc, cầu thị, không xuê xoa, đùn đẩy trách nhiệm. ?oCòn năng lực, khả năng thực hiện được đến đâu lại là vấn đề khác?- ông Hiển nói.
    Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thoa (Bình Dương) nhắc lại: Từ kỳ họp trước, cử tri và đại biểu Quốc hội đã chất vấn, đặt ra vấn đề Bộ GD-ĐT phải có một phương thức tổ chức và quản lý giáo dục mới như khoán 10 trong nông nghiệp trước đây, sáu tháng qua bộ đã nghiên cứu về đề xuất này như thế nào, bao giờ thì có?
    Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển chỉ thừa nhận: Một trong những nguyên nhân làm giáo dục yếu kém là do chậm đổi mới về tư duy và phương thức quản lý giáo dục, phải thay đổi cách nghĩ, cách làm giáo dục, ngành giáo dục sẽ ?ocố gắng gỡ?. ?oCòn có nghĩ được cái gì tương tự như khoán 10 hay không thì cũng không dám hứa?.

    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 09:16 ngày 12/06/2004
  8. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế

    "Chúng tôi đã làm việc tới 13-14 tiếng một ngày không kể ngày nghỉ để tìm ra biện pháp bình ổn giá thuốc. Muốn điều chỉnh giá không thể làm một sớm một chiều là xong được". Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến đã phân trần như vậy trong khi trả lời chất vấn chiều nay.
    Vấn đề về giá thuốc là điều mà các đại biểu quan tâm nhất. Trong số 23 chất vấn gửi tới Bộ Y tế trước đó, có đến 14 ý kiến đề cập đến vấn đề này.
    Mở đầu chất vấn trực tiếp, đại biểu Triệu Thị Bình (Yên Bái) hỏi thẳng: "Vì sao Bộ Y tế đã đưa ra nhiều giải pháp, nhưng giá thuốc chưa bình ổn và chưa giảm được?". Theo bà Chiến, chúng ta phải tuân thủ uy lực của kinh tế thị trường, trong đó có quy luật cung cầu. Trong tình hình giá thuốc thế giới tăng, muốn khống chế giá thuốc phải có nhiều điều kiện. Để chống độc quyền, "chúng tôi đã thực hiện một biện pháp rất quyết liệt là nhập ngay 160 danh mục thuốc bằng nhập khẩu song song". Tuy nhiên, "không thể khống chế ngay được giá thuốc. Trong vòng mấy tháng qua, chúng tôi ra gần 30 văn bản. Trên thực tế đã có một số mặt hàng tạm bình ổn", bà Chiến phân trần.
    Trong bản báo cáo giải trình dài 29 trang của mình, Bộ trưởng Chiến dành tới 10 trang để nói về biến động giá thuốc chữa bệnh, nguyên nhân làm tăng giá và các biện pháp.
    Theo Bộ trưởng Chiến, nguyên nhân khiến giá thuốc tăng về khách quan do giá nguyên liệu sản xuất thuốc và thành phẩm thuốc trên thị trường thế giới có những biến động lớn; sự thay đổi tỷ giá giữa tiền đồng VN với đồng đôla Mỹ, euro và các ngoại tệ theo hướng không có lợi; lương cán bộ, công nhân viên tăng... Bên cạnh đó, là nguyên nhân chủ quan về thể chế và chế tài quản lý; tình trạng độc quyền: độc quyền do sơ hở về cơ chế chính sách, độc quyền do hoàn cảnh khách quan (một số thuốc đang trong thời gian bảo hộ bằng phát minh, sáng chế); phương thức cung ứng, sử dụng thuốc của các doanh nghiệp dược VN và các bệnh viện...
    Bà Chiến cũng thừa nhận, nhiều năm qua, ngành y tế mới chỉ tập trung vào việc cung ứng thuốc, mà chưa dự báo được nhu cầu sử dụng thuốc nên bị động trong chuẩn bị nguồn thuốc dự trữ. Quản lý nhà nước về lĩnh vực dược chưa nhanh nhạy để phù hợp với kinh tế thị trường, vẫn còn theo cách quản lý cũ của thời bao cấp. Bộ Y tế đã không tổ chức theo dõi diễn biến giá thuốc một cách khoa học và nghiêm túc ngay từ đầu... Tuy nhiên, "vì thuốc chữa bệnh cho người là loại hàng hoá đặc biệt, nên những can thiệp về giá cần phải hết sức thận trọng".
    Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Quảng Ninh) bày tỏ lo ngại về tình trạng bác sĩ "dởm". Đặc biệt trên địa bàn TP HCM có 3/5 bác sĩ đông y Trung Quốc, hành nghề theo giấy phép do Bộ Y tế cấp, là bác sĩ "dỏm". Vậy trách nhiệm của Bộ Y tế đến đâu? Bà Chiến cho hay Bộ đã có chỉ đạo cho 61 sở y tế tỉnh thành, đặc biệt là TP HCM và Hà Nội tiến hành kiểm tra toàn bộ các cơ sở y học cổ truyền, để đánh giá tình trạng bằng giả, bác sĩ giả. Tuy nhiên: "Với điều kiện chúng ta hiện nay xác định bằng giả hay không rất khó", bà Chiến nói.
    Đại biểu Tùng cũng tỏ ra rất bức xúc với việc khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế (BHYT) không hiệu quả. Dẫn đến ứ đọng tiền thuốc trong BHYT trên 2.000 tỷ đồng. Việc này Bộ Y tế trả lời BHYT đã nhập về BHXH, nên Bộ Lao động thương binh xã hội phải chịu trách nhiệm. Bộ Lao động thương binh xã hội lại bảo là thuộc về Bộ Y tế, còn BHYT Việt Nam trả lời là làm theo quy định của Nhà nước... "Xin hỏi trách nhiệm này thuộc về bộ nào?", đại biểu Tùng nhấn mạnh.
    Bà Chiến cũng nhắc lại Bộ Y tế không có chức năng quản lý BHYT, nhưng Bộ vẫn có trách nhiệm quy định về khung thuốc cho BHYT."Chúng tôi đã ký quyết định thành lập tổ liên ngành, để xem xét đánh giá lại việc chi trả cho giá thuốc hiện nay có hợp lý không, sau đó trình Chính phủ và ban hành danh mục thuốc mới trong khám chữa bệnh bằng BHYT", bà Chiến trả lời. Vấn đề này Chủ tịch Nguyễn Văn An yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ trả lời đại biểu Tùng bằng văn bản sau.
    Đại biểu Hồ Tuyết Vân băn khoăn khi bảo hiểm y tế dư thừa tiền, nhưng người bệnh lại không được chăm sóc chu đáo. Tình trạng phân biệt đối xử giữa bệnh nhân có BHYT và bệnh nhân trả viện phí. Bà Chiến thừa nhận đây là vấn đề bất cập mà ngành y tế chưa tìm ra thuốc đặc trị. "Với trách nhiệm của người điều hành ngành y tế, tôi xin nhận khuyết điểm. Viện phí thường là cao hơn bảo hiểm. Người trả cao hơn thì phải được thụ hưởng mức chăm sóc tốt hơn".
    Giọng trầm xuống, bà Chiến giãi bày: "Ngành y tế đang rất khó khăn. Mức bảo hiểm dù có tăng cũng không bằng số tiền mà cá nhân tự chi trả. Hôm nay tôi muốn kiến nghị các bệnh viện không thu tiền viện phí, các bác sĩ chỉ chăm sóc bệnh nhân. Cơ quan thu tiền có thể là BHYT. Hiện các bệnh viện vừa khám bệnh, vừa thu tiền vừa thực hiện BHYT. Quan hệ này không phải là tay ba, mà là tay tư, khi đó là người nhà bệnh nhân. Thày thuốc luôn dính đến tiền, làm sao không tiêu cực, không giảm sút y đức".
    Bộ trưởng cũng đã thừa nhận, còn một số ít cán bộ y tế đã không giữ được phẩm chất của người thầy thuốc, có những vi phạm về y đức, làm xấu đi hình ảnh của người thầy thuốc trong xã hội. "Chúng tôi cũng thấy buồn và suy nghĩ nhiều về việc tìm ra các giải pháp khắc phục".
    Tuy nhiên, theo bà Chiến, số đông cán bộ ngành y dược luôn làm việc bằng cái tâm của mình, hết mình vì bệnh nhân, sẵn sàng hy sinh tính mạng để cứu sống bệnh nhân, đặc biệt đã có năm cán bộ y tế đã tử vong từ dịch SARS vừa qua. Bà yêu cầu xã hội hãy đánh giá công bằng hơn với hình ảnh người thầy thuốc.
    Một khó khăn nữa của ngành y tế theo bà Chiến là hiện nay 35% viện phí để trả lương. Nhưng nhiều nơi viện phí không đủ trả lương cho bác sĩ và giám đốc bệnh viện lại lo xoay sở, tăng thu. Tiêu cực lại nảy sinh.
    Đôi mắt rưng rưng, bà Chiến nói: "Khi cán bộ chúng tôi vào lab nghiên cứu bệnh phẩm, họ hầu như tay không bắt giặc vì trang bị quá thiếu thốn. Hiện nay, không có ngân sách dự trữ cho y tế nên khi xảy ra dịch bệnh Bộ đã rất lúng túng".
    Đại biểu Trương Thị Thu Hằng đề cập với tới vấn đề nhân lực y tế cơ sở thiếu thốn dẫn tới tình trạng người dân vượt tuyến lên bệnh viện tuyến trên. Sự quá tải bệnh viện tuyến trên đã nảy sinh vấn đề tiêu cực. Bà Chiến cho biết, vấn đề đào tạo cán bộ y tế cơ sở không phải dễ dàng. Bộ Y tế vừa có kế hoạch đào tạo 100 bác sĩ cho vùng sâu nhưng thì chỉ hơn 30 người đăng ký.
    Trong phần vệ sinh an toàn thực phẩm, với thắc mắc hoá chất tìm thấy trong chất bảo quản trái cây có liên quan gì đến chất độc da cam hay không. Bộ trưởng Chiến khẳng định chất 2,4D là một chất diệt cỏ, thuộc loại hoá chất bảo vệ thực vật, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng, không phải là chất độc da cam.
    Với câu hỏi về việc kiểm điểm vai trò của Cục Quản lý dược vừa qua, người đứng đầu Bộ Y tế nói: "Chúng tôi làm đúng theo hướng dẫn của ban bí thư, của ban tổ chức trung ương, của Bộ Nội vụ và cơ quan chức năng. Chúng tôi không nhân nhượng và không bao che cho một trường hợp nào. Ai có vi phạm chúng tôi xử lý đúng mức".
    Sau phần giải trình về trách nhiệm của Bộ Y tế đối với những bức xúc của xã hội liên quan đến y tế, Bộ trưởng Chiến nói: "Tôi nói ra những điều trên đây, không phải là để trốn tránh trách nhiệm trước những vấn đề bức xúc mà cử tri và các đại biểu Quốc hội đã chất vấn, mà chỉ mong muốn cung cấp thêm thông tin về những vấn đề nóng bỏng... Mong các vị đại biểu thông cảm, chia sẻ với cá nhân tôi nói riêng và với ngành y tế nói chung".
    Đến 17h chiều nay vẫn còn 8 vị đại biểu đăng ký chất vấn trực tiếp tại Hội trường. Chủ tịch Nguyễn Văn An đề nghị Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến trả lời bằng văn bản.
  9. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Chất vấn Bộ trưởng- Chủ nhiệm UB TDTT
    Mở đầu, Bộ trưởng - Chủ nhiệm UBTDTT Nguyễn Danh Thái giải trình về việc xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ cho SEA Games 22 mà theo ông, đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản mà Chính phủ đặt ra phục vụ cho sự thành công của SEA Games. Bộ trưởng Thái thuyết trình nhiều bằng các con số, các gói thầu, các chủ đầu tư...
    Bộ trưởng Thái cũng thuyết trình về việc đã, đang và sẽ tiếp tục đưa các công trình SEA Games vào họat động hậu SEA Games một cách có hiệu quả, phục vụcho nhiều nhu cầu văn hóa, thể thao, xã hội khác nhau. Tuy nhiên ông Thái cũng cho rằng, đây là vấn đề không đơn giản tí nào mà nguyên nhân chính vẫn là đội ngũ cán bộ-nhân viên cho công việc này chưa thật chuyên nghiệp. Sắp tới, UB TDTT sẽ ban hành quy chế cho vấn đề này.
    Về việc ông Lương Quốc Dũng vi phạm pháp luật, ông Thái bày tỏ quan điểm cá nhân: thẳng thắn, trung thực, kiên quyết đấu tranh với sai trái.
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đề nghị ĐB sẽ không đi cụ thể vào vụ Lương Quốc Dũng bởi vụ án này đang chuẩn bị khởi tố.
    ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái) cho rằng, sân Mỹ Đình có vấn đề về chất lượng ngay từ khi thi công, đồng thời con số dự tóan bội chi giữa báo cáo của Bộ trưởng và giới truyền thông khác nhau, BT giải trình như thế nào? UBTDTT có tuân thủ các quy định về cấp phép đầu tư và xây dựng của nhà nước ?
    ĐB Trần Văn Kiệt (Vĩnh Long) đề nghị BT đánh giá phong trào thể thao nước nhà so với khu vực và thế giới là có tiến bộ hay đang tụt hậu? Về sân Mỹ Đình, BT đánh giá là tốt, nhưng cục thẩm định chất lượng nhà nước lại cho rằng sân Mỹ Đình chất lượng chưa tốt, độ an tòan không cao, vì sao lại như vậy? Ông Kiệt cũng hỏi thêm về các vấn đề liên quan tới tiêu cực trong bóng đá đỉnh cao....
    ĐB Võ Quốc Thắng (Long An) đặt vấn đề về giáo dục thể chất và dinh dưỡng cho trẻ em chưa được quan tâm thích đáng, vai trò của UB TDTT như thế nào? ĐB Lê Quốc Dung (Thái Bình) băn khoăn về việc phân bổ đầu tư xây dựng công trình cơ sở vật chất không hợp lý. Điển hình là Thái Bình có phong trào bóng chuyền rất mạnh nhưng lại không được đầu tư xây dựng nhà thi đấu bóng chuyền? Ông Dung cũng hỏi thêm về chiến lược đào tạo VĐV trẻ cho nền TDTT...
    ĐB Phan Đức Nhạn hỏi: sân Mỹ Đình là công trình có vốn đầu tư rất lớn, sao không thăm dò, tham khảo dư luận trướckhi chọn nhà thầu?
    Quốc hội tạm nghỉ buổi trưa tại đây. Lúc 14giờ chiều nay, BT Thái sẽ tiếp tục trả lời tại hội trường!
    Trả lời ĐB Tuyết, BT Thái cho rằng, UBTDTT đã khảo sát lại (cùng nhiều ngành khác ) để thấy con số báo cáo của UB TDTT về bội chi trong xây sân vận động quốc gia là chính xác. Về độ an tòan của sân Mỹ Đình, BT Thái nói quá trình xây dựng đã điều chỉnh nhiều để bảo đảm tính an tòan cho người dự khán! Dẫn chứng cho độ an tòan và chất lượng của các công trình cho SEA Games, BT Thái liệt kê hàng lọat con số về kết cấu, vật liệu, thiết bị... rất dài và thuần túy chuyên môn.
    Việc sai sót, theo ông Thái, là UB TDTT không tuân thủ những quy định của Chính phủ trong việc phát sinh kinh phí xây dựng, tuy nhiên, việc này UB TDTT đã nhận khuyết điểm với Chính phủ.
    Trả lời ĐB Kiệt về việc đánh giá phong trào TDTT nước ta, BT Thái cho rằng, cả thể thao phong trào lẫn thể thao đỉnh cao ở ta đang phát triển mạnh. Đặc biệt là phong trào rèn luyện thể thao trong quần chúng ngày càng phát triển mạnh. UB TDTT đang xây dựng đề án trình Chính phủ về việc quy họach và xây dựng phong trào thể thao phù hợp với từng vùng, miền... Ông cũng khẳng định, đến nay thì Việt Nam đã có nhiều VĐV đạt đẳng cấp thế giới ở nhiều bộ môn, chứng tỏ thể thao Việt Nam đang ngày một phát triển.
    Về vấn nạn mua bán độ trong bóng đá, ông Thái thừa nhận đâ y là một thực tế nhức nhối và UB đang nỗ lực để làm trong sạch bóng đá và thể thao đỉnh cao nói chung.
    Về vấn đề giáo dục thể chất, BT Thái nói, thời gian qua lĩnh vực này đã được quan tâm nhiều và đã có dấu hiệu khởi sắc. Dẫn chứng cho điều này, ông Thái đưa các con số so sánh sự phát triển cơ thể của trẻ em VN với các nước trong khu vực là tương đương.
    Trả lời câu hỏi của ĐB Dung về cơ cấu đầu tư cơ sở vật chất, BT Thái nói theo quy định của Liên đòan thể thao khu vực, việc tổ chức thi đấu SEA Games phải thuận tiện về địa lý , đồng thời, do các đặc thù trong lần đầu tiên thi đấu trên nhiều địa phương nên việc cân đối tổ chức thi đấu trên từng cụm địa lý gần nhau là hợp lý. Việc không xây dựng nhà thi đấu bóng chuyền trong dịp SEA Games vừa qua chính là vì vậy... BT Thái giải thích thêm, từ nay đến 2010, sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thêm tại nhiềụ đia phương khác.
    Về đào tạo tài năng trẻ TDTT, UB TDTT đã và đang nỗ lực làm mà theo ông Thái, là đang làm đúng hướng.
    Trả lời ĐB Kiệt về tính mỹ thuật của sân Mỹ Đình, BT Thái nói, đề án của nhà thầu đã được chính phủ xem xét và chấp thuận và được Hội Kiến trúc, Hội Mỹ thuật cùng góp ý thẩm định.
    ĐB Trịnh Thanh Vân (Hà Nội) cho rằng, đầu tư cho thể thao phong trào chưa được đầu tư đúng mức so với thể thao thành tích cao, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa... Và đặc biệt, ĐB Vân đề nghị giải trình sự cố chương trình nghệ thuật khánh thành sân Mỹ Đình lại được mang xuống sân Thiên Trường (Nam Định) biểu diễn trước?
    BT Thái nói, UB TDTT tiếp thu ý kiến về việc đầu tư cho thể thao phong trào, UB TDTT nhận khuyết điểm là chưa tham mưu nhiều cho chính phủ về vấn đề này và nhắc lại, UB đang hòan thiện quy họach phát triển thể thao cho từng vùng miền và sẽ làm tốt hơn trong thời gian tới.
    Trả lời về sự cố chương trình nghệ thuật khánh thành sân Mỹ Đình, ông Thái nói UB TDTT đã nhận khuyết điểm với Chính phủ và các cán bộ liên đới cũng đã làm tự kiểm. Trách nhiệm chính,theo ông Thái là của UB TDTT chứ không phải Bộ VHTT.
    ĐB Hùynh Văn Chính (Đà Nẵng) đặt vấn đề vì sao SEA Games vừa qua không được tổ chức tại miền Trung, và không riêng SEA Games, rất ít có các giải thể thao quan trọng tổ chức ở khu vực này, dường như có gì đó tế nhị không nói được! ĐB Chính hỏi thêm rằng, UB TDTT có quan tâm tới dư luận chê trách rất nhiều về khả năng điều hành của LĐ Bóng đá quốc gia?
    BT Thái nói, việc không tổ chức SEA Games ở miền Trung, UB TDTT đã giải trình. Riêng các giải thể thao khác, vẫn tổ chức ở miền Trung. Riêng vấn đề của LĐBĐ, UB TDTT vẫn đang quan tâm chỉ đạo thường xuyên trong những phần việc chuyên môn thuộc về lãnh vực quản lý nhà nước!
  10. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải kết thúc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XI
    Đảm bảo dân chủ, công khai và hiệu lực của qui hoạch
    Chính phủ đang hoàn chỉnh để ban hành nghị định về công tác qui hoạch, định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan trung ương, các cấp chính quyền địa phương trong việc xây dựng, điều chỉnh, xét duyệt và thực hiện qui hoạch; bảo đảm tính dân chủ, công khai và hiệu lực của qui hoạch.
    Nghị định cũng sẽ qui định rõ việc công bố rộng rãi, tổ chức lấy ý kiến tham gia của người dân về những qui hoạch liên quan đến đời sống nhân dân; có biện pháp chế tài các hành vi vi phạm qui hoạch hoặc lợi dụng qui hoạch để kiếm lời bất chính.
    Giá xăng dầu: phải có phương án điều chỉnh
    Để kiểm soát giá cả một số mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất và đời sống như lương thực, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, ximăng..., Chính phủ áp dụng các chính sách và biện pháp chủ động cân đối sản xuất và nhập khẩu với tiêu dùng và xuất khẩu, tăng dự trữ quốc gia (cả dự trữ nhà nước, dự trữ của doanh nghiệp và dự trữ trong dân) nhằm ứng phó với những tình huống bất thường.
    Riêng giá xăng dầu, để giữ nguyên giá bán cho người tiêu dùng, ngân sách nhà nước đang phải bù lỗ cho kinh doanh mỗi ngày hơn 20 tỉ đồng, phải tìm cách tăng các nguồn thu khác để bù đắp.
    Chính phủ đặt mục tiêu trong năm nay sẽ tiết kiệm được 10% lượng xăng dầu và năm sau tiếp tục giảm nhiều hơn. Một biện pháp quan trọng khác là kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng xe công, dứt khoát xử lý những trường hợp mua sắm xe trái tiêu chuẩn qui định, ngăn chặn tình trạng tùy tiện dùng xe công vào việc riêng, đồng thời nghiên cứu biện pháp cơ bản hơn nhằm giảm số lượng xe công hiện nay đang quá nhiều ở nước ta. Thủ tướng đang chuẩn bị ban hành chỉ thị về tiết kiệm xăng dầu.
    Lãng phí, thất thoát đồng vốn đầu tư: làm sao xoay chuyển?
    Thực tế cho thấy không ít công trình bị sai hỏng ngay từ qui hoạch và chủ trương đầu tư nhưng chưa được xem xét, phân tích đến nơi đến chốn. Tình trạng bố trí vốn phân tán là một căn bệnh kéo dài và là một nguyên nhân gây lãng phí lớn.
    Đi đôi với việc phân cấp mạnh quyền quyết định đầu tư cho các địa phương, Chính phủ cũng đã có những qui định cụ thể kiên quyết không bố trí vốn cho những dự án nhóm B, C kéo dài thời gian đầu tư. Nhưng trong thực tế, nhiều địa phương vẫn tiếp tục bố trí vốn đầu tư phân tán trong nhiều dự án, bình quân mỗi dự án chỉ hơn... 2 tỉ đồng. Những công trình sai về chủ trương đầu tư đang xây dựng dở dang cần phải xem xét phương án khắc phục, không né tránh những giải pháp tuy đau đớn nhưng cần thiết.
    Cơ chế, chính sách không thiếu, vấn đề quyết định hiện nay là phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh, thật sự đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm cá nhân đối với việc thực hiện dự án và trong từng khâu công việc, từ thiết kế đến thi công và kiểm tra, giám sát. Đồng thời phải thực hiện nghiêm qui chế đấu thầu, qui định những công trình thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc; bảo đảm điều kiện cho các cơ quan dân cử và nhân dân có thể giám sát việc thực hiện dự án, nhất là các công trình tại địa phương.
    Bệnh ham quyền, ham chức, ham lợi, ham danh lây lan nhanh
    Chúng ta không thể làm ngơ trước sự lây lan nhanh cái xấu bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân, nổi lên là bệnh ham quyền, ham chức, ham lợi, ham danh, chạy theo đồng tiền bất chấp pháp luật và đạo lý; bệnh không trung thực, không thẳng thắn, nói dối và làm giả, với nhiều biến dạng lắt léo...
    Trong các tầng lớp nhân dân và đội ngũ cán bộ, đảng viên có rất nhiều người tốt, việc tốt. Song phải thẳng thắn thừa nhận rằng cái hư hỏng, đồi bại chính từ sự thoái hóa (quan liêu, tham nhũng, hám chức - quyền - danh - lợi, dối trá, mất đoàn kết...) trong một số người có chức, có quyền thuộc bộ máy công quyền và khu vực kinh tế nhà nước đã nêu gương xấu, lây lan ra xã hội, đặc biệt là tác động mạnh đến thế hệ trẻ.
    Rất cần điều tra, khảo sát, đánh giá đúng và toàn diện tình hình xã hội, nhận rõ mặt tốt và mặt chưa được của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay, để có giải pháp toàn diện.
    ?oTà khí lấn át chính khí, đất nước sẽ lâm nguy?
    Tôi xin nói thêm về một vấn đề mà Quốc hội đang lo lắng và Chính phủ cũng không an tâm: việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách, thể chế đang là khâu yếu kém nhất trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
    Nhiều bộ và chính quyền địa phương chưa dứt bỏ được tệ quan liêu, thiếu nhạy cảm và nghiêm túc trước những vấn đề bức xúc do yêu cầu của cuộc sống và nhân dân đặt ra.
    Chính phủ có khuyết điểm là chưa làm cho bộ máy hành chính thấu suốt chức năng quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường; chưa kiên quyết làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm những người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở các bộ, ngành trung ương cũng như các cấp chính quyền địa phương vi phạm pháp luật và kỷ luật hành chính khiến cho chủ trương, chính sách đổi mới đã được thể chế hóa chậm phát huy hiệu quả, thậm chí bị biến dạng trong quá trình thực hiện.
    Để đề cao trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện và chấp hành luật pháp, Chính phủ sẽ ban hành nghị định về việc xử lý cụ thể trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ dưới quyền khi thi hành công vụ.
    Những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật gây nhiều bức xúc trong xã hội như nạn xe dù, nhà xe, hàng ăn có hành động côn đồ đối với hành khách, nạn lâm tặc... không phải do thiếu qui định xử lý, cũng không phải do phân công, phân cấp không rõ hoặc thiếu bộ máy chuyên trách để thực hiện. Nguyên nhân chính là do các ngành, các cấp chưa đề cao trách nhiệm, thiếu kiểm tra, giám sát và xử lý không kiên quyết những sai phạm đã phát hiện.
    Xã hội ta không thể để tà khí lấn át chính khí. Nếu tà khí lấn át chính khí, đất nước sẽ lâm nguy...
    Bất kỳ bộ trưởng nào sai phạm cũng đều bị xử lý nghiêm túc, khách quan
    ?Việc xử lý trách nhiệm cá nhân của các bộ trưởng đến đâu khi để xảy ra tiêu cực được phát hiện trong lĩnh vực mình phụ trách, Thủ tướng Chính phủ bao giờ cũng cùng Ban cán sự đảng Chính phủ xem xét thận trọng sau khi có kết luận cuối cùng về kết quả thanh tra, kiểm tra.
    Quan điểm nhất quán của Chính phủ trong vấn đề này là bất kỳ bộ trưởng nào nếu có vi phạm, Chính phủ đều xem xét nghiêm túc, xử lý khách quan, sai phạm đến đâu xử lý đến đó với mục đích xử lý sai phạm để ngành phát triển mạnh hơn.
    (Theo Tuổi Trẻ)
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 14:10 ngày 13/06/2004
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 14:11 ngày 13/06/2004

Chia sẻ trang này