1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay và mang tính thời sự

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi chienbinhankeda, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Phát biểu của Chủ tịch QH Nguyễn Văn An kết thúc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XI
    Ba ngày vừa qua, với tinh thần dân chủ, thẳng thắn và xây dựng, các vị đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) đã chất vấn các vị bộ trưởng nhiều nội dung thiết thực, bức xúc, phản ánh nhiều vấn đề mà cử tri và nhân dân cả nước quan tâm.
    Có thể nói hơi thở nóng hổi của cuộc sống, sự bươn chải vật lộn vượt khó ngoài xã hội đã được các vị ĐB QH đặt lên bàn nghị sự của QH.
    Chất lượng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn luôn là vấn đề được ĐB QH đặc biệt quan tâm. Cử tri và nhân dân cả nước luôn mong đợi chất lượng của hoạt động này ngày càng được nâng cao. Hoạt động giám sát, chất vấn không phải là để hạch sách, moi móc mà là để xây dựng, giúp các bộ trưởng phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, hạn chế yếu kém; thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình, góp phần làm cho bộ máy nhà nước ngày càng mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn.
    Dư luận của một số báo chí và ý kiến của một số cử tri hoan nghênh kết quả và sự tiến bộ của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn lần này. Nhiều ý kiến đồng tình với nhiều chất vấn của ĐB QH và thái độ nghiêm túc, thẳng thắn của các bộ trưởng trả lời chất vấn. Việc các ĐB QH đặt câu hỏi chất vấn trực tiếp tại hội trường đã có những tiến bộ rõ rệt; bám sát vào những nội dung đang được chất vấn, góp phần làm rõ hơn thực trạng quản lý, điều hành của đất nước.
    Dư luận chung cũng ghi nhận sự tận tụy và bước trưởng thành của nhiều vị bộ trưởng sau hai năm đảm nhận trọng trách. Trách nhiệm trả lời chất vấn cũng được nâng lên trong cách ứng xử trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn có tiến bộ. Không khí sinh hoạt của QH là dân chủ, xây dựng và thúc đẩy tính tích cực trong xã hội.
    Tuy nhiên vẫn còn tình trạng ĐB nêu chất vấn còn dài, không rõ ý, đôi khi vụn vặt. Cách trả lời của một số vị bộ trưởng vẫn còn có điểm chung chung, chưa sâu, chưa rõ đối với những vấn đề bức xúc trong cuộc sống mà cử tri quan tâm. Nhiều vị bộ trưởng đã nghiêm túc hứa hẹn song các giải pháp đưa ra thì nhìn chung chưa đủ mạnh, tính khả thi thấp và tính thuyết phục chưa cao.
    Qua các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, QH, cử tri và nhân dân hoan nghênh nhiều vị bộ trưởng đã thể hiện được trách nhiệm cao của mình trước trọng trách được giao. Tuy nhiên, QH, cử tri và nhân dân cả nước cũng đòi hỏi cao hơn nữa về trách nhiệm về cá nhân của bộ trưởng, cả trách nhiệm theo luật pháp qui định, cả trách nhiệm về mặt tinh thần và lương tâm của người cán bộ.
    Việc giải quyết kết quả kiến nghị của cử tri và trả lời chất vấn của các vị ĐB QH trong mấy ngày qua đã đạt được kết quả nhất định, song cũng chỉ là bước đầu và còn có hạn. Chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa.
    Thông qua kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và trả lời chất vấn, nhiều vấn đề nổi cộm đã được nghiêm túc đánh giá, kiểm điểm. Việc phát thanh, truyền hình trực tiếp phiên họp là sự kiện thu hút sự quan tâm của nhân dân cả nước. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình trước QH, trước nhân dân, Ủy ban thường vụ QH đề nghị các cơ quan hữu quan của Nhà nước tổ chức tốt việc nghiên cứu tiếp thu và giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc hiện nay, thực hiện hiệu quả những lời đã hứa trước QH.
    Vì sao Bộ trưởng Đỗ Trung Tá không ra trả lời chất vấn trước QH?
    Theo Chủ tịch QH Nguyễn Văn An trên cơ sở báo cáo tổng hợp của đoàn thư ký, theo qui định của pháp luật, UBTVQH đã dự kiến phân công chín bộ trưởng và trưởng ngành trả lời chất vấn tại kỳ họp này, trong đó có Bộ trưởng Bộ BC-VT Đỗ Trung Tá. Trước khi trình QH theo chỉ đạo của UBTVQH, đoàn thư ký kỳ họp đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến về dự kiến này.
    Trong công văn trả lời, Thủ tướng Chính phủ nêu ý kiến: Đối với bộ trưởng Bộ BC-VT, do có một số nội dung trong báo cáo kết quả thanh tra, Thủ tướng Chính phủ đang yêu cầu thẩm tra làm rõ. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đề nghị được trả lời chất vấn của ĐBQH bằng văn bản.
    Xét đề nghị của Thủ tướng Chính phủ là hợp lý, UBTVQH dự kiến để bộ trưởng Bộ BC-VT trả lời chất vấn tại hội trường ở kỳ họp sau của QH. Tuy nhiên, với những vấn đề không thuộc phạm vi đang thanh tra, UBTVQH yêu cầu Bộ trưởng Đỗ Trung Tá gửi văn bản trả lời đến các ĐB có chất vấn. UBTVQH cũng đã có dự thảo tờ trình về vấn đề này gửi đến các đoàn để xin ý kiến trước khi trình QH quyết định. Đa số ý kiến đều nhất trí với dự thảo tờ trình của UBTVQH và tại hội trường QH đã đồng ý với danh sách bảy bộ trưởng trả lời chất vấn trước QH.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  2. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Nỗi băn khoăn của một nhà sử học
    Trong phần thảo luận về kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XI, các đại biểu QH đã nhất trí cao với báo cáo của Chính phủ về những thành tựu đã đạt được. Tuy nhiên, không ít đại biểu đã nhấn mạnh, phân tích và nêu lên những yếu kém kéo dài trong đó có nhà sử học Dương Trung Quốc.
    Đề cập đến một lĩnh vực tư tưởng văn hoá, ông Dương Trung Quốc phát biểu: ?oChúng ta đã có quá nhiều bài học do triển khai công việc theo lề lối nước đến chân mới nhảy, khiến cho nhiều hạng mục công trình, chương trình văn hoá nghệ thuật được tổ chức không đủ thời gian vật chất để bảo đảm chất lượng ?" SEA Games 22 và ngay cả Kỷ niêm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đã thể hiện rõ điều đó??.
    Nhân dân ta rất vui mừng và tự hào với những gì rất hoành tráng qua SEA Games 22, qua Kỷ niệm 50 năm chiến thắng ĐBP. Nhưng đằng sau niềm vui là sự lắng đọng của nỗi trăn trở. Đó là nỗi lo công trình kém chất lượng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, nghệ thuật, có chỗ có thể sai khác với lịch sử? khi được tiến hành quá gắp
    Rồi nữa, một bộ phim đầu tư ngót 1 triệu USD buộc phải thực hiện trong thời gian không tới nửa năm. Một tượng đài để đời lớn nhất nước chỉ được triển khai không đầy một năm. Tôn tạo cả quân thể di tích Điện Biên Phủ cho đến sát ngày kỷ niệm vẫn bộn bề như một công trình lớn? Trước những yếu kém đó, có hàng nghìn lý do để biện minh, không tính đến những yếu tố tiêu cực và lòng tham của kẻ mất lương tri thì một nguyên nhân nữa là cách làm việc thiếu kế hoạch dài hơi, thiếu triển khai chủ động kịp thời những công việc cần thiết.
    Cũng từ thực tế đó mà đại biểu Dương Trung Quốc thêm một băn khoăn về bước đường phía trước: phải chủ động có kế hoạch sớm cho những hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm. Chẳng hạn trong kế hoạch Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long được nói đến từ rất lâu, việc tôn tạo hồ Văn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám bị bỏ dang dở, vậy thì liệu cận kề ngày kỷ niệm còn bao nhiêu hạng mục sẽ phải hoàn thành hối hả, gấp gáp, chạy vội với thời gian??
    Ta thường nói đến cái giá phải trả. Cái giá ấy có khi là tinh thần, là vật chất, hoặc cả hai. Nếu phải trả giá bằng sự thiệt hại về kinh tế thì cũng là điều đau đớn nhưng còn có cách khắc phục. Nhưng nếu là vấn đề liên quan đến lịch sự, văn hoá, nghệ thuật thì cái giá phải trả sẽ to lớn đến chừng nào dù sự sai lệch có khi chỉ là chi tiết. Những gì đã làm ra thì cứ hiện hữu với thời gian và thử hỏi có bao nhiêu thế hệ hiểu sai về lịch sử, truyền thống, văn hoá và nghệ thuật của dân tộc. Câu chuyện lịch sử về bắt tướng Đờ - Cateri và chiếc xe tăng đầu tiên vào dinh Độc Lập ngày giải phóng Sài Gòn đã từng là việc chẳng dễ dàng xác minh.
    Đưa vấn đề đó ra, đai biểu Dương Trung Quốc chỉ muốn nhấn mạnh rằng: ?oThế hệ làm nên chiến thắng trong cuộc chiến tranh cứu nước nói rằng lúc trai trẻ, hàng ngày họ đi ngang qua thành Cửa Bắc nhìn hai lỗ đạn đại bác của thực dân mà thấy thấm nỗi nhục mất nước và nuôi chí giải phóng dân tộc. Liệu từ nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, hàng ngày chúng ta thông báo bên cạnh giá vàng, giá đô la, nhiệt độ, thời tiết, có thêm các thông số thứ hạng nước ta trong nền kinh tế thế giới? thì chắc chắn vì thấm nỗi nhục nghèo hèn mà chúng ta nuôi chí vươn lên. Không có động lực ấy, chỉ biết thoả mãn với những bước đi chạm rãi thì chúng ta mãi mãi tụt hậu?.
    (Sức Khoẻ & Đời Sống 17/6/2004, Tr 12)
  3. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Xin lôi bà con nhé.
    Chienbinh để cách một bài ở vị trí này để viết tiếp về đề tài Quốc hội.
  4. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Thêm cả một bài này nữa. (Theo kế hoạch)
  5. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Dân chủ học đường: Vì sao học trò Việt chưa tự tin?

    Tự tin không phải là cái tự nhiên có, một đứa trẻ sẽ chỉ tự tin khi nó biết quanh mình là những trái tim ấm áp. Học trò Việt sẽ tự tin khi được giáo dục trong một môi trường của sự yêu thương và tôn trọng. Vậy mà?
    Cuối tháng 5 vừa rồi, một nhóm học sinh 12G trường T.N (Hà Nội) mang theo một lá đơn với chữ ký của 51 thành viên lên toà soạn báo Hoa Học Trò với nội dung: mỗi khi thầy hiệu trưởng bắt gặp một bạn trong lớp này vi phạm nội quy thì ngoài việc xử phạt, thầy luôn kè theo những lời nó xúc phạm. Thầy hiệu trưởng đã gọi một bạn gái ?ocon mất dạy?, và đe doạ ?oMày có muốn tao rút học bạ không??. Và còn nhiều lời nói khó nghe khác nữa?
    Rồi chuyện một thầy giáo dạy Địa ở trường THPT L.Q.Đ (Hà Nội) đã khiến các bạn học sinh lớp 11A9 đến trường với tâm lý bị đè nặng suốt cả năm học. Bởi cứ lên lớp là thầy doạ nạt học sinh bằng những ngôn từ chợ búa, toàn ?ovụt?, rồi ?ođập?, ?ođòn??
    Có những trường hợp đau xót hơn nữa, một cô giáo dạy ở trường tiểu học Bình San (TX Hà Tiên, Kiên Giang) bắt 3 em học sinh? cởi hết quần áo quay mặt xuống lớp vì tội chưa thuộc bài; cô giáo Lan (THCS Hoa Liên, Hà Tĩnh) phạt 47 học sinh lớp 7I phải liếm ghế giáo viên vì phát hiện có hình vẽ bẩn trên ghế; cô Đào dùng hình phạt ?othụt dầu? với 10 học sinh lớp 7/3 (THCS Phú Định, TPHCM) khiến một em rơi vào trạng thái hoảng loạn tinh thần; còn những ?ochuyện nhỏ? như trừng phạt học trò nói chuyện riêng bằng cách dán băng keo vào miệng, ghi tội danh học sinh lên bảng, bắt học sinh quỳ và buộc học sinh cả lớp tát vào mặt? thì thường xuyên xảy ra, thậm chí có nhiều trường hợp học sinh phải vào viện vì thầy cô đã ? quá tay.
    Như vậy thử hỏi có mấy học sinh ?odám? giơ tay thắc mắc lại bài giảng của thầy mà em cho là chưa thật chính xác. Mấy học sinh ?odám? tự tin bước vào phòng giáo vụ hỏi cô văn thư về tờ chứng nhận ghi nhầm ngày sinh mà không e ngại cái gì?
    Vẫn biết trên đây chỉ là những trường hợp cá biệt, song những ?ochuyện nhỏ? này mang đến những tác hại khôn lường: nó khiến cho học sinh Việt Nam vừa mất đi sự tự tin vào bản thân, và bước vào đời với suy nghĩ mình là một kẻ thấp kém trong xã hội cùng với sự rụt rè, e ngại. Không dám phát biểu trước đám đông, không dám bước vào một điệu nhảy sôi động cùng bạn bè quốc tế, không dám nói lên chính kiến của mình, thậm chí không dám hành động vì sợ người khác chê bài thì làm sao bàn chuyện hội nhập quốc tế ?ongang tầm? với thiên hạ khi mà học sinh VN còn mãi mang những ?oquốc tính? như thế?
    Bộ GD-ĐT vẫn đang trăn trở về một chiến lược giáo dục cho thiên niên kỷ này. Vậy có nên lấy sự tôn trọng học sinh trong trường học để xây dựng sự tự tin cho những thế hệ tương lại làm cái gốc của chiến lược này?
    (Hoa Học Trò 15/6/2004)
  6. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Chương trình cho vay khắc phục cơn bão số 5 tại Cà Mau: Hàng trăm tỷ đồng đổ biển
    Cà Mau là một trong những tỉnh được đầu tư nhiều nhất sau cơn bão số 5 năm 1997, trong đó riêng khoản cho vay đối với ngư dân để sửa chữa, đóng mới tàu đánh bắt lên tới 372 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Cà Mau, đến nay ngư dân chỉ mới trả vỏn vẹn 12 tỷ đồng, số còn lại 360 tỷ đồng đều thuộc diện nợ rất khó đòi.
    Sau khi có Quyết định 985 của Chính phủ, để vay tiền thuận lợi, hàng loạt hợp tác xã (HTX) khai thác và dịch vụ thuỷ sản đã được ồ ạt lập ra. Chỉ trong một thời gian ngắn, toàn tỉnh đã có 76 HTX mới ra đời. Hầu hết những HTX này đều ?oba không?: không có tài sản, không góp vốn, không có trụ sở, cả chủ nhiệm lẫn xã viên đều thuộc diện vay vốn của chương trình khắc phục hậu quả cơn bão số 5 và vay xong mạnh ai nấy? biến!
    Nhiều xã viên thừa nhận: từ lúc thành lập HTX họ chỉ biết mình là xã viên và vào đây cốt để vay vốn chứ hoàn toàn không biết điều lệ, phương thức hoạt động của HTX. Chủ nhiệm một HTX cho biết, HTX của ông có 5 xã viên thì nay chỉ còn duy nhất một người theo nghề biển, còn lại vay tiền đóng tàu xong thì 4 người cho mướn tàu, 3 đã sang tên cho người khác.
    Cũng chính do điều kiện và thủ tục cho vay quá dễ nên đã có không ít trường hợp bị lợi dụng. Theo một báo cáo vào năm 1998 của tổ thẩm định, huỵên Cái Nước có 3 hộ thực tế không có thiệt hại nhưng vẫn được xác nhận có thiệt hại nhằm được vay vốn.. Tương tự, huyện U Minh có 1 hộ, huyện Trần Văn Thời có 4 hộ? Điều ngạc nhiên là dù đã phát hiện ra như vậy nhưng có 3 hộ nói trên ở huyện Cái Nước vẫn được Giám đốc Sở Thuỷ sản lúc bấy giờ đồng ý thống nhất cho vay.
    Vì vậy, với một nguồn tiền vay dồi dào 372 tỷ đồng, các địa phương ven biển của Cà Mau nhanh chóng trở thành những ?ođại công trường? đóng tàu. Chỉ trong vòng vài năm sau cơn bão số 5, ngành đánh bắt xa bờ của tỉnh Cà Mau đã được bổ sung thêm gần 1.000 con tàu đóng mới và nâng cấp.
    Thế nhưng đi vào hoạt động, các hộ viên, xã viên mới khốn đốn vì phải đối mặt với hàng loạt khó khăn phát sinh chưa dự liệu như thiếu ngư phủ, tài công, diện tích đánh bắt có hạn, đầu vào chi phí tăng, đầu ra bị ép giá do nhiều người bán? Một xã viên kể: HTX của ông cho vay 4,6 tỷ đồng đề đóng mới 4 chiếc tàu trị giá sáu tỷ đồng. Tàu đưa vào hoạt động ngay lúc giá xăng dầu tăng, mặt hàng thuỷ sản tụt thấp, lại thêm bị thất mùa liên tiếp nên thu nhập của các chuyến ra khơi không đủ sở hụi, nợ nần chống chất. Qua một hai con nước, HTX nợ ngập đầu, vô phương trả. Xã viên lẳng lặng bỏ xứ đi trốn nợ. Đó là chưa kể một số người sử dụng vốn vay không đúng mục đích.
    ?oSai lầm ở đây chính là do đầu tư tràn lan, nhiều trường hợp đầu tư không đúng ngành nghề, đối tượng? ?" ông Nguyễn Hoàng Thiên, cán bộ thuỷ sản ở Sông Đốc kết luận. Ông Thiên cũng thừa nhận, bản thân ông vay 400 triệu đồng nhưng chỉ mới trả được 20 triệu đồng.
    Đặt vấn đề này với nguyên chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc thì được biết, những người có trách nhiệm tại địa phương cũng đã nhìn thấy trước hậu quả này nhưng do chủ trương trên giao, địa phương phải thi hành(?). Tuy nhiên, việc không trả được nợ còn có nguyên nhân từ tư tưởng của một số người vay coi tiền vay là ?ocủa trời cho? nên ỷ lại, muốn ?ohuề cả làng?. Đại loại như ?ongười ta không trả, mình cũng dại gì?.
    Hiện tại ở Cà Mau có rất nhiều tàu bị bỏ mặc ngoài các cảng, sông, trải qua ngày ?otrùm mềm? đã rệu rã, biến thành những nghĩa địa tàu hoang phế. Theo một báo cáo của Sở Thuỷ sản, ngay trong năm 1998 đã có 115 con tàu được đầu tư từ vốn vay phải ngưng hoạt động do thua lỗ và 100 con tàu chưa ra khơi lần nào do đóng sai thiết kế, thiếu vốn?
    Mới đây, Chính phủ đã có chính sách gia hạn thời gian trả nợ cho chương trình vay khắc phục bão từ năm năm lên tới 12 năm. Tuy nhiên, ngay cả ưu đãi như vậy, theo ông Trần Kỳ Lộc, GĐ Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Cà Mau, số tiền 360 tỷ đồng vẫn là một khoản nợ ?orất khó đòi?.
    (Pháp Luật TPHCM 16/6/2004)
  7. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Phản ứng của những người có chức năng về chương trình trên

    Ông Đỗ Hưu Trí, nguyên chủ tịch thị trấn Sông Đốc: Việc một số người vay có tư tưởng không muốn trả nợ là vì công tác xử lý nợ chưa đến nơi đến chốn.
    Theo ông Châu Công Bằng, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Cà Mau: Sự đổ vỡ của chương trình khắc phục hậu quả cơn bão số 5 chính là do đầu tư quá vội vàng, thiếu sự chuẩn bị chu đáo. Ồ ạt, vội vàng ngay từ khâu xét duyệt cho vay, giải ngân, giám sát kỹ thuật nên đã không tránh khỏi sai sót.
    Ông Tràn Kỳ Lộc, GĐ Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Cà Mau khẳng định trách nhiệm trả nợ của người vay vẫn là chính. Trả lời về việc tại sao không thẩm định tính hiệu quả của dự án, ông Lộc cho biết, đây là chương trình cho vay khắc phục bão theo chỉ thị của Chính phủ. Do đó, việc thẩm định khi đó chỉ căn cứ trên nguyên tắc ngư dân nào có thiệt hại do bão và có nhu cầu vay vốn thì được vay để khôi phục và phát triển sản xuất.
    Ông Lộc cũng thừa nhận rằng, số tiền 360 tỷ đồng nợ còn lại là rất khó đòi. Để giải quyết khó khăn này, Chính phủ vừa đưa ra giải pháp bán đấu giá những con tàu không hoạt động hiệu quả. Thí dụ, khoản vay 100 triệu đồng, đấu giá con tàu được 70 triệu đồng. Người ?omua nợ? chỉ phải trả 70 triệu đồng là được quyền sử dụng, khai thác con tàu. Số nợ còn lại, chủ tàu cũ vẫn phải có nghĩa vụ tiếp tục trả.
    (Pháp Luật TPHCM 16/6/2004)
  8. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Rủ nhau đi ?ocắn?

    Đây là tiêu đề bài báo được đăng trên báo Công an TPHCM số ra ngày 8/6/2004, phản ánh về thực trạng nhức nhối của xã hội: sử dụng thuốc lắc tràn lan hiện nay trong một bộ phận giới trẻ, gây huỷ hoại thể chất, tinh thanh của không ít thanh niên.
    Theo những phản ánh của PV báo CA TPHCM từ thực tế xâm nhập các địa điểm có sử dụng thuốc lắc ở TPHCM: ?o... Hai người đẹp làm ca sỹ ngồi cạnh cô người mẫu bắt đầu lấy hàng ra xem. Dưới ánh đèn sáng loá của chiếc xe hơi cáu cạnh, tôi kịp nhận ra những viên nén màu hồng,tím... được người mẫu đưa lên xăm soi. Xe tấp vào vệ đường, Nam bảo chúng tôi đứng đợi để đi gởi xe; sau đó cả nhóm bước vào M..., một địa chỉ quen thuộc mà giới chơi ?ocắn? (chỉ việc dùng thuốc lắc). Để được vào đây không phải dễ, dù có bạc triệu trong túi. Nhiều người mẫu, diễn viên được chúng tôi nhận dạng cũng đang hết mình lắc lư dưới ánh đèn mờ ảo đầy cám dỗ... Nhiều nhóm do thuốc nhấm đã bắt đầu tung người theo tiếng nhạc chát chúa sặc nồng thác loạn. Một vài người đẹp bắt đầu hất tung cả váy, phủ cả áo ngực lên chiến hữu và gia tăng tốc độ lắc... với ánh mắt hả hê, đê mê...?.
    Điều đáng báo động là việc sử dụng thuốc lắc ngày càng trở thành một thứ ?omốt?, một trào lưu trong một bộ phận thanh niên hiện nay, với nhiều thành phần, có cả nghệ sĩ, ca sĩ. Báo CA TPHCM phản ánh: ?oVào phòng ?ocắn? X, ở đường K, còn thấy kinh hoàng hơn bởi lượng người ra vào ở đây tấp nập. Có nhiều lý do và con đường để họ bước vào phòng ?ocắn? X, nhưng quan trọng hơn hết, theo sự trả lời thành thật của một tay anh chị, đó là ở đây họ luôn có cảm giác được buông lơi mình trong những trò ân ái, nhảy nhót bất cần đời mà bình thường ít ai tự tin để thực hiện chúng.?.
    Tác giả bài báo cũng cho biết, giới đi ?ocắn? rất đa dạng. Thông thường họ đi theo nhóm, trung bình khonảg 4 người theo từng cặp. Thuê phòng ?ocắn?, nhảy, giở trò ân ái ngay tại chỗ với những cử chỉ, hành vi ******** cao độ để tăng cảm giác sảng khoái. Nhiều tay chơi còn tìm cách biến những lần đi ?ocắn? thành nơi thoả mãn nhu cầu thể xác, nhất là giới nghệ sĩ...
    Hậu quả của tình trạng sử dụng thuốc lắc tràn lan trong một bộ phận giới trẻ hiện nay là rất nghiêm trọng. Thuốc lắc chứa những hoạt chất cực mạnh gây tổn hại trực tiếp đến não bộ sau khi được tay chơi ?ocắn? liên tay. Những chất trong thuốc sẽ tác động thẳng lên não, phá huỷ các nơron thần kinh làm sút giảm trí nhớ, mất khả năng tư duy, nhũn não...
    (Công An TPHCM 8/6/2004)
  9. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Kỷ niệm ngày nhà báo Việt Nam: Báo chí, động lực của phát triển
    Nếu ?ovăn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội? thì báo chí giữ một vai trò đặc biệt trong cái ?onền tảng? ấy. Nhìn lại chặng đường gần 20 năm của tiến trình đổi mới, chúng ta thấy rõ báo chí thật sự là một nhu cầu to lớn trong đời sống xã hội. Có điều đó chính vì, đối với nhiều tờ báo, những người đọc trung thực đã nhận ra đó ?olà hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình?.
    Cho nên, làm cách nào để ?obáo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hi vọng và nỗi lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, niềm vui và nỗi buồn của họ? là một nhu cầu của phát triển.
    Nếu nhân dân chính là đồng tác giả của sự nghiệp đổi mới thì ?ocon mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân?, điều mà Các Mác đã khát khao như vậy từ cách đây đã hơn 150 năm, mà những câu chữ trên những trang báo trung thực đã phản ánh, sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc động viên tinh thần nhân dân tham gia sự nghiệp lớn lao chưa có tiền lệ, đẩy lùi những khó khăn, bứt lên trên chặng đường mới.
    Đương nhiên, trong quá trình thực hiện vai trò là ?onhững dây liên hệ biết nói, gắn liền các cá nhân với nhà nước?, những người làm báo trung thực sẽ gặp phải những lực cản không nhỏ. Thói thường không mấy ai thích vạch áo cho người xem lưng, không ít những người có chức và đương quyền e ngại những nhà báo biết săn tìm sự thật và biết cách nhìn ra sự thật. Vì thế, hoàn toàn không lạ khi có những nhà chức trách cản trở, thậm chí hăm dọa nhà báo.
    Đặc biệt khi mà thói độc quyền chân lý, áp đặt tư duy và tùy tiện qui kết vẫn còn đất hoạt động, khi mà nhận thức về quyền tự do ngôn luận chưa thật đầy đủ thì sự cản trở và hăm dọa nhà báo vì những hoạt động hợp pháp của họ là điều dễ hiểu. Khi mà những tàn dư của thói gia trưởng và cửa quyền còn chưa bị dọn sạch thì người ta sẽ không hiểu được rằng ?otrong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người bị cai trị có khả năng như nhau để phê bình những nguyên tắc và yêu cầu của nhau không phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc mà trên cơ sở ngang quyền với nhau, với tư cách là những công dân của nhà nước?(2).
    Những nhầm lẫn trong việc nhà báo đưa tin với kết luận chính thức của cơ quan nhà nước trên cùng một sự kiện là ví dụ rất cụ thể. Báo chí không thể làm thay cho những cơ quan chức năng có nhiệm vụ điều tra và kết luận, song báo chí phải tiếp sức cho sự phán đoán của công chúng bằng những thông tin chân thực và kịp thời, báo chí phải khơi dậy ý thức công dân trong mỗi độc giả để họ góp phần đấu tranh cho chân lý.
    Phải làm điều ấy vì báo chí chân chính ?olà cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí? (3). Do đó, báo chí có chỗ đứng riêng của mình trong đời sống xã hội, gánh vác trọng trách do xã hội phó thác cho mình. Báo chí chính là một động lực của phát triển.
    Thấy rõ được điều đó, tôn trọng chức năng của báo chí, tạo điều kiện cho báo chí thực hiện được vai trò không thể thay thế của nó trong đời sống xã hội chính là ứng xử của người lãnh đạo, là biểu hiện của văn hóa lãnh đạo, điều mà sự nghiệp đổi mới đang đòi hỏi.
    (Tuổi Trẻ 20/4/2004, Tương Lai, Tr 5)
  10. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Phải "cắn răng" để gia nhập WTO
    Đây là nhận định của chuyên mục ?oChào buổi sáng? trên báo Thanh Niên số ra ngày hôm nay (22/6) sau khi Việt Nam kết thúc phiên 8 đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
    Phiên đàm phán thứ 8 gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam kết thúc cuối tuần qua đã được đánh giá là "có chuẩn bị tốt cả về nội dung và tài liệu". Thế nhưng sau phiên đàm phán đó, chưa ai khẳng định được vào năm tới chúng ta có trở thành thành viên WTO hay không, mặc dù trong phiên đàm phán đa phương ngày 15/6 vừa qua, 19 thành viên WTO, trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc... đều phát biểu ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO.
    WTO hiện chiếm hơn 90% giá trị thương mại toàn cầu. Ai cũng biết trở thành thành viên của tổ chức này càng sớm thì Việt Nam càng có điều kiện thuận lợi để phát triển do được những lợi ích thương mại lớn lao mà WTO đem lại trong suốt 50 năm đàm phán. Nhưng muốn vào đó thì phải chấp nhận những điều kiện của nó. Mà những yêu cầu, chủ yếu là yêu cầu về mở cửa thị trường, do các thành viên WTO đưa ra thì cao, còn ta chỉ "đủ sức" đưa ra những cam kết thấp hơn. Quá trình đàm phán là một sự "cò kè bớt một thêm hai".
    Cũng như khi đàm phán Hiệp định song phương với Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn kiên trì quan điểm coi nước ta là "nước đang phát triển có trình độ thấp". Quan điểm đó cũng được các thành viên WTO tham gia đàm phán ủng hộ. Có nghĩa là Việt Nam sẽ được dành một số ưu đãi phù hợp với quy định của WTO. Tuy nhiên, Đại sứ Việt Nam tại WTO Ngô Quang Xuân khi trả lời Đài BBC đã cho biết: "Thách thức vẫn còn nhiều, vì các nước yêu cầu rất cao đối với Việt Nam". Ông Xuân còn nói rằng "các đối tác vẫn coi kinh tế và thương mại Việt Nam lớn hơn là nó có". Bởi vậy, việc đàm phán có thể còn kéo dài, nếu như chúng ta không thuyết phục được các đối tác hạ bớt các yêu cầu xuống và bản thân chúng ta không nâng các cam kết của mình lên.
    Thuyết phục được các đối tác coi chúng ta là "nước phát triển có trình độ thấp" tuy không vinh dự gì nhưng cũng coi là một thành công trong đàm phán. Cho nên việc thuyết phục các đối tác hạ thấp yêu cầu về mở cửa thị trường hoàn toàn không phải là chuyện dễ. Vấn đề đặt ra là chúng ta có nâng được các cam kết của mình lên hay không. Cần biết rằng trong quá trình mở cửa thị trường thì khó nhất là việc mở cửa các thị trường dịch vụ, bởi việc mở cửa thị trường này đang gặp sự cản trở quyết liệt của các doanh nghiệp được bảo hộ, đặc biệt là của các doanh nghiệp độc quyền, vì mở cửa thị trường thực chất là phá bỏ tình trạng "một mình một chợ" của các doanh nghiệp này.
    (Thanh Niên 22/6/2004)

Chia sẻ trang này