1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay và mang tính thời sự

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi chienbinhankeda, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Nông dân: Dư vị của đồng tiền
    Cuộc ?okhủng hoảng thừa vải thiều? năm nay diễn ra ở quy mô và cấp độ còn nghiêm trọng hơn các năm trước. Mỗi ngày ước tính có khoảng 200-500 tấn vải tươi kìn kìn đổ về chợ đầu mối Long Biên. Vải ngọt đấy nhưng cũng mặn chát sự lam lũ của người nông dân. Không chát sao được khi mà giá vải tươi ở Hà nội chỉ khoảng 2.000-2.500 đ/kg.
    Rất nhiều nghiên cứu khác nhau đều đưa ra một nhận định chung rằng: Nông dân luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong bất kỳ một sự hoán chuyển nào. Nghiên cứu về nông thôn trong giai đoạn 1990-1995 cho thấy thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn so với thành phố giảm từ 25% năm 1990 xuống 17% vào năm 1995 và hiện nay còn có thể thấp hơn.
    Trong khi đó, nông thôn chiếm khoảng 80% dân số nhưng thu nhập thì chỉ khoảng 44% tổng thu nhập cả nước. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã hết sức nỗ lực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo nhưng thực tế sự chênh lệch giữa thành thị - nông thôn, giàu ?" nghèo trong xã hội vẫn còn rất lớn.
    Hố sâu khoảng cách ấy dần dần có thể san lấp. Nhưng điều chua sót ở chỗ biểt bao người nông dân đổ mồ hôi nước mắt bên những gốc vải, cà phê hay đầm tôm? quanh năm canh cánh lo đối phó với thiên tai, dịch bệnh. Mất màu đã trăm phần khó, thiệt thòi nhưng được mùa cũng mất ăn mắt ngủ lo đầu ra cho sản phẩm.
    Song lại có những người chỉ cần ?ophẩy tay? một cái đã có thể bỏ túi hàng triệu USD. Sự kiện 2 vị Phó TGĐ trong ngành dầu khí bị bắt giữ và hàng chục người khác có liên quan đang được báo chí ?oghi nhận?: chỉ một hạng mục xây dựng block nhà ở ngoài giàn khoan trị giá 17 triệu USD, một số người đã ?ođi đêm? để chia chác với nhau hơn 6 triệu USD; Họ cũng sẵn sàng nâng khống giá sửa chữa một số hạng mục khác từ nửa triệu USD lên 3 triệu USD. Tính sơ sơ 9 triệu USD sẽ tương đương khoảng 140 tỷ đồng Việt Nam và nếu cứ tính đổ đồng 1kg vải giá 1.000 đồng thì sẽ mua được 140.000 tấn vải thiều.
    Dư luận tự hỏi riêng ngành dầu khí đã vậy, không biết có bao nhiều công trình, dự án trong những lĩnh vực khác của Nhà nước cũng bị ?orút ruột?? Trong tài liệu về chống tham nhũng của Ngân hàng Thế giới có nêu một công thức nổi tiếng như sau: Cơ hội tham nhũng - về lý thuyết - tỷ lệ thuận với mức độ độc quyền cộng với mức độ tuỳ quyết của bộ máy quan liêu trừ đi mức độ trách nhiệm.
    Tiền nào cũng là tiền, đó là sự thực. Khi cầm đồng tiền trên tay, người ta không biết đó là đồng tiền bẩn hay đồng tiền sạch. Chỉ có những người biết rõ xuất xứ của chúng mới nếm trải được dư vị và giá trị thật của chúng. Thế mới biết dư vị của đồng viền vừa thơm thảo vừa cay đắng làm sao!
    (Tiền Phong 23/6/2004)
  2. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    1,5 triệu trẻ em chưa được đến trường
    Mặc dù thời gian qua, việc nhập học của trẻ em trong độ tuổi tiểu học đã tăng rõ rệt. Song, vẫn còn một số lượng đáng kể các em thất học và vẫn còn nhiều bất bình đẳng trong tiếp cận GD tiểu học. Số trẻ em thất học, gồm những em ở độ tuổi tiểu học, chưa bao giờ được đến trường hoặc chưa hoàn thành chu kì của bậc tiểu học - ước tính chiếm 15%, tức 1,5 triệu trẻ em ở độ tuổi tiểu học. Vấn đề tiếp cận với GD vẫn còn rất khó khăn đối với trẻ em thuộc các gia đình có thu nhập thấp.
    Để đạt được mục đích và các chỉ tiêu GD tiểu học mà Chính phủ đề ra, cần phải gấp rút tiến hành những biện pháp cụ thể để thoả mãn nhu cầu GD của số 15% trẻ thất học và 255 số trẻ em chưa được hưởng một nền GD đầy đủ. Điều này đòi hỏi các biện pháp phải hướng vào bản chất đa dạng của sự thiệt thòi và phải được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện địa phương của từng xã, huyện gồm: nâng cao chất lượng môi trường học tập, chất lượng phương pháp giảng dạy, đào tạo những năng lực đặc biệt cho GV trong việc giảng dạy lớp ghép, khả năng làm việc trong môi trường khó khăn và nghèo về nguồn lực?
    Bên cạnh đó, phải có những chính sách đầu tư thoả đáng của Nhà nước. Cụ thể, phải có chính sách khuyến khích cho GV, đầu tư đáng kể cho trang thiết bị, chương trình giảng dạy?Ngoài ra, cũng cần đầu tư kinh phí để mở rộng cơ hội học tập cho trẻ em những vùng sâu, xa và nhóm dân cư nghèo thành thị?
    (Sài Gòn Giải Phóng 21/6/2004)
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 10:19 ngày 23/06/2004
  3. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Sơn La: Một tấn mận đổi được 4 chai? bia
    Có một nghịch lý: Một người nông dân ở huyện Mộc Châu (Sơn La) đem 1,5 tấn mận ra chợ bán. Sau khi bán, thanh toán tiền thuê người hái, trả công chuyên chở ra thị trấn? anh mang về được vẻn vẹn hơn 30.000 đồng.
    Trong những ngày này, từ quốc lộ 6 chạy thêm 20km nữa, Mộc Châu mùa này ?otrên trời dưới mận?, câu nói ấy củanhững người nông dân vùng thảo nguyên trù phú này quả không sai. Xã Chiềng Sơn hiện có khoảng 1.650 hộ dân thì khoảng 80% số hộ trồng mận đang cùng trong tình trạng mận để trên cây không buồn hái? Chưa năm nào giá mận rớt thảm hại như năm nay.
    Theo phân tích của những cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mộc Châu thì chính việc triển khai trồng đại trà loại cây này mới là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng cung vượt quá cầu. Nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp khắc khục thì chắc chắn nghịch lý này năm nào cũng xảy ra.
    (Công An Nhân Dân 23/6/2004)
  4. CATBUITRANGIAN

    CATBUITRANGIAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    MỘT NGÀY NƯỚNG 5 TRIỆU ĐÔ LA
    Chuyện bịa chăng? Không ! Đây là chuyện thật 100%.
    Số là Công ty X được Nhà nước cho độc quyền xuất, nhập khẩu các mặt hàng phục vụ một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Giá trị mà Nhà nước cho phép Công ty mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất lên tới 300-400 triệu đo la mỗi năm.
    Để quản lý chặt chẽ việc chi tiêu ngoại tệ, Bộ Thương mại có văn bản số 91 quy định tất cả các hợp đồng mua hàng từ 5 triệu đô la phải qua hội đồng thẩm định của Bộ. Đề án mua bơm ép nước được tiến hành đàm phán từ đầu quý 2 năm 1993,Công ty X cũng đã được "chọn mặt để gửi vàng".
    Ngày 28/6/1993, ông Giám đốc fax đơn hàng đến Công ty Y với các điều kiện về mặt hàng, CIF tạ cảng V là 29.530.000 đô la.
    Ngay ngày hôm sau 29/6/1993, công ty Y đã trả lời đơn đặt hàng của Công ty X một cách khẩn trương "Chúng tôi lấy làm hài lòng khẳng định chấp nhận đơn đặt hàng của ông ngày 28/6/1993 với giá cả và điều kiện như đã nêu".
    Như vậy, theo thông lệ và luật pháp làm ăn thông thường, Hợp đồng nói trên giữa Công ty X và Công ty Y tất yếu được thực hiện.
    Thế nhưng ông Giám đốc công ty X của nước ta lại thực hiện theo một luật khác (Có lẽ là luật riêng của ông).
    Ngay ngày 29/6/1993 ông đã ký hợp đồng mua đúng mặt hàng trên vơi những thỏa thuận như cũ với một Công ty khác, nhưng giá lên tới 34.700.000 USD.
    Than ôi, chỉ trong vòng một ngày, vị Giám đốc này đã nướng cuả Nhà nước hơn 5 triệu đô la.. Với lý do gì mà ông bạo tay như vậy?
    Vụ việc này thật đáng để cho các nhà chức trách , các nhà quản lý, các cơ quan luật pháp quan tâm xem xét.
    Trần Đình Bá
    Báo QDND 5-5-1994
    --------------------------------------------------------------------
    TRẦN ĐÌNH BÁ sinh 2/5/1947 tại Thanh Long - Thanh Chương - Nghệ an.
    Thượng tá, phóng viên Báo QDND. Hội viên Hội Nhà báo Việt nam.
    Tác phẩm: Đặc công rừng sác NXBTH TP Hồ Chí Minh 1981
    -Hành trình tới Chân lý , NXB Thanh Hóa 1990
    - Một chặng đường làm báo , NXB THANH NIÊN 1999.
    " Triệu triệu linh hồn bất diệt luôn lởn vởn quanh ta có làm lay động lòng ai? Khi một số người có chức trọng quyền cao lại chỉ nghĩ đến bản thân họ, nghĩ đến tiền, làm giàu phi pháp trên xương máu đồng bào, nghĩa tình đồng chí". (Một chặng đường Làm báo).
    -Tác giả Trần Đình Bá là người đã đưa lên Công luận nhiều vụ tiêu cực lớn ở nhiều ngành nhiều nơi, từ rất lâu. Đặc biệt, ông là người đã đưa Bộ trưởng Chủ nhiệm UB Trọng tài Kinh tế Nhà nước TÔ DUY ra khỏi cuộc bầu cử Quốc hội trước đây vì lợi dụng chức quyền tham nhũng.
    Ông cũng là ngừơi đưa Trần Mai Hạnh ra trước Công luận trong vụ Năm Cam kịp thời loại một tên tội phạm ra khỏi Quốc hội.
  5. CATBUITRANGIAN

    CATBUITRANGIAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0

    Điều tra theo thư bạn đọc
    HỌ VẪN LỘNG HÀNH
    LTS. Báo QĐND ngày 5-5-1994 có đăng bài ?oMột ngày nướng 5 triệu đôla?. Nhiều bạn đọc yêu cầu nói rõ vụ việc này.
    Công ty Xuất nhập khẩu dầu khí (tên giao dịch quốc tế là PETECHIM thuộc Bộ Thương mại) được Nhà nước giao độc quyền xuất nhập khẩu dầu khí và các vật tư liên thiết bị phục vụ ngành dầu khí.
    ??
    Vụ việc nêu trong bài báo ?oMột ngày nướng 5 triệu đôla? cụ thể như sau: Để đảm bảo sản lượng khai thác dầu thô, ngành dầu khí cần phải lắp đặt một thiết bị mới ở các mỏ đang khai thác gọi là giàn duy trì áp suất vỉa. Đề án này được tiến hành đàm phán với các công ty nước ngòai từ giữa năm 1992. Đếb cuối tháng 6 ?" 1993 PETECHIM đã chọn được đối tác đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và giá cả. Ngày 28/6/1993, Tổng Giám đốc P ETECHIM Trần Hữu Lạc gửi đến một công ty nước ngoài bức FAX thượng khẩn số 02852/TBDK-HL với những nội dung sau: ?o Trước hết xin cảm ơn ông về những nỗ lực của ông trong suốt hơn một năm qua cho đề án đặc biệt này. Để tạo thời cơ thuận lợi cho việc làm ăn đầu tiên giữa hai công ty chúng ta, chúng tôi xin khẳng định đơn đặt hàng của Công ty chúng tôi như sau:
    1- Mặt hàng cung cấp: Hai kiện thiết bị xử lý và bơm nứơc 5.000 m3/ngày 250 atm (chi tiết đã được thảo luận theo các yêu cầu kỹ thuật gửi kèm vơi VSP trong lầm đến thăm sau cùng của ông).
    2- Giá 29.530.000 đô la, (Xin nhắc lại: 29.530.000 đô la) CIF Vũng tàu, cảng dầu khí, Cộng hòa XHCN Việt nam.
    3- Thời gian giao hàng: 14,5 tháng sau ngày ký hợp đồng.
    4- Điều kiện thanh toán:
    -Trả lần thứ nhất: 25% trị giá hợp đồng ngay khi trình giấy cam kết thực hiện đầy đủ hợp đồng.
    -Trả lần thứ hai: 60% trị giá hợp đồng ngay khi trình giấy báo gửi hàng đường biển.
    -Trả lần thứ ba: 10% giá trị hợp đồng ngay khi ký biên bản bàn giao.
    - Trả lần thứ 4: 5% sau khi chấm dứt thời hạn cam kết.
    5 ?"Những điều kiện và thời hạn khác: Như bản dự thảo đã được thỏa thuận về các vấn đề còn lại chưa được giải quyết.
    Bên đối tác nứơc ngoài sau khi nhận được Fax của ông Trần Hữu Lạc, ngày 29/6/1993, họ đã trả lời ngay và ngày 2/7/1993 họ lại khẳng đinh với ông Trần Hữu Lạc bằng Fax số 00 84- 8299686 nội dung như sau:
    ?oVì Fax do cac ủy viên Hội đồng quản trị của đề án này nhận được rất muộn vào tối 28/6/1993, chúng tôi đã gửi tới ông một nội dung Fax khẳng định sự mong muốn của chúng tôi về đơn hàng này. Trong những lần nói chuyện qua điẹn thoại với ông Phạm Thanh Lộc (Cộng sự của ông trần Hữu Lạc), ngày 29/6 và 1/7, chúng tôi khẳng định mong muốn thực hiện và chúng tôi kết thúc hợp đồng một cách khẩn trương. Ồng Svein Rlibe hiện đang ở Việt nam và sẽ làm việc với ông. Ông Raymond Carlsen trước đây đã dự họp dự hopk trong hai ngày và đã thảo luận về đơn hàng của ông với nhóm quản lý Kverner, do đó chúng tôi lấy làm hài lòng và khẳng định chấp nhận đơn đặt hàng của ông ngày 28-6-1993, số 02858/TBDK-HL với giá cả và điều kiện như đã nêu?.
    Như vậy, với cách làm ăn đúng đắn nghiêm túc, không có một lý do gì để cho rằng đối tác nước ngoài này đã từ chối hay chậm trả lời việc ký kết họp đồng thực hiện đơn hàng trên. Thế thì vì lý do gì, ngày 29/6/1993, Tổng Giám đốc Trần Hữu Lạc lại ký hợp đồng với một đối tác nước ngoài khác mua đúng mặt hàng này với đúng những điều kiện thỏa thuận như trong đơn hàng trước. Chỉ có một điểm khác rất cơ bản là giá lên tới 34.700.000 đô la. Khi công luận nêu ra, sự việc bị vỡ lở thì ông Trần Hữu lạc và các cộng sự của ông trong phi vụ làm ăn này đã tìm cách biện minh là giải pháp kỹ thuật có khác nhau. Nếu đúng như vậy thì tại sao khi Hội đồng thẩm định quốc gia thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ yêu cầu họ nộp đầy đủ tài liệu để chứng minh cho luận điểm đó, đến nay đã gần một tháng, họ vẫn chưa nộp. Việc ông Trần Hữu Lạc lần lữa không nộp tài liệu cho nhà chức trách có thể xem là sự che đậy các dấu hiệu mờ ám trong việc ký kết hợp đồng trên.
    Chúng tôi còn được biết, từ ngày 28/4/1994. Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro và Công ty PETECHIM đã tiến hành đàm phán với 4 công ty nước ngòai để mua tiếp một thiết bị duy trì áp suất có công suất lớn hơn. Khi có bài báo ngày 5-5 ?o Một ngày nướng 5 triệu đôla? nhà chức trách đã chỉ thị cho PETECHIM dừng nagy hợp đồng để thẩm tra lại. Nhưng họ vẫn bất chấp, vẫn ký mua thiết bị này với giá 65.000.000 USD. Trong lúc đó hàng cảu một công ty khác được chính kỹ sư XNLD Vietsovpetro đánh giá đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, giá lại hạ hơn 2 triệu USD, thì không được PETECHIM chấp nhận, vì sao vậy? ??? Điều nghiêm trọng hơn, khi nhà chức trách phát hiện ra điều này, yêu cầu họ dừng lại, họ lại ý với bạn hàng của họ một thỏa thuận với nội dung nếu bên nào không thỏa thuận hợp đồng đã ký kết, thì sẽ chịu phạt 10% tổng giá trị hợp đồng theo luật pháp quốc tế.
    ??
    Cách đây không lâu, dư luận cả nứơc cũng đã chăm chú theo dõi vụ án 4.000 tấn thép xây dựng đường dây 500 KV với 3,2 tỷ đồng chênh lệch giá đã được phát hiện và phong tỏa. Nhưng với tội danh ?ocố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng? 1 Bộ trưởng, 1 thứ trưởng phải đi tù, các cộng phạm trong vụ án này đều bị xử lý nghiêm khắc. Với ?o một ngày nướng 5 triệu đô la? số tiền lên tới 50 tỷ đồng thì luật pháp đối xử sao đây? Dư luận chờ đợi cau trả lời của các nhà chức trách và cơ quan luật pháp.
    Quân đội Nhân dân, 6-6-1994
    Trần Đình Bá
  6. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Đô thị bị? sa mạc hoá
    Thực tế hiện nay, một số nhà đầu tư sau khi ?ocố gắng? xây dựng dự án kinh tế, ký được hợp đồng thuê đất nhưng không tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh, mà chỉ đóng cọc, lập hàng rào để? giữ đất. Hàng trăm hecta đất bị san phẳng, bỏ hoang giữa lòng thành phố trở thành nỗi xót xa của người dân.
    Chuyển đổi cơ cấu trong phát triển sản xuất là đòi hỏi khách quan trong kinh tế thị trường, tuy nhiên nếu không chú trọng đến hiệu quả từng dự án thì không những không đem lại hiệu quả mà còn biến thành phố thành những sa mạc.
    Việc sa mạc hoá đô thị còn tác động lớn đến môi trường sinh thái. Mấy ngày qua, Hà Nội và nhiều địa phương đang phải gánh chịu những đợt nắng nóng, có ngày nhiệt độ lên tới 38-39 độ C. Nhiều sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Các cửa hàng điện máy thi nhau tăng giá nhưng vẫn bán chạy. Sống trong cảnh không khí oi nồng ở thành phố mới cảm nhận được giá trị của đồng bằng, sông nước, rừng cây. Dường như cái nóng những ngày qua là lời cảnh báo của trời đất đối với con người, trước sự tiến công của nền kinh tế hiện đại, mà chúng ta chưa có đủ tri thức để ?otiêu hoá? nó.
    (Quân Đội Nhân Dân 25/6/2004
  7. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Tâm lý lạm phát ngày càng rõ ràng
    ?oLạm phát? là hai từ nhạy cảm mà người ta tránh không muốn nói tới trong lúc này. Khái niệm trên dễ gợi lại trong tâm trí nhiều người một giai đoạn khốn khó hồi đầu những năm 1980 thế kỷ trước, khi mà tỷ lệ lạm phát có lúc phi mã lên tới ba con số.
    Chính vì lẽ đó, mỗi khi giá tiêu dùng tăng lên, sự lo ngại về khả năng sắp đối mặt với khả năng thắt lưng buộc bụng hơn nữa trong chi tiêu lan rộng. Vậy đã xuất hiện dấu hiệu của lạm phát hay chưa? Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Bộ trưởng Bộ KHĐT Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng đều bác bỏ khả năng này. Tuy nhiên chưa xuất hiện lạm phát không có nghĩa là không nảy sinh ?otâm lý lạm phát?. Điều này được nhìn nhận rõ hàng ngày qua túi tiền chợ của các bà, các chị hay mỗi lần đổ xăng xe.
    Chắc chắn, Chính phủ sẽ không ngồi yên trước nguy cơ lạm phát. Hàng loạt biện pháp vĩ mô đã được nắhc đến như can thiếp thông qua chính sách tiền tệ; cắt giảm đầu tư những công trình đòi hỏi vốn lớn; tiết kiệm tối đa trong chi tiêu? ?oBình ổn giá? là cụm từ được đề cập đến nhiều trong thời điểm này.
    Tháng 10 chưa tới, lương chưa kịp tăng nhưng giá các loại hàng hoá tiêu dùng đã đua nhau tăng. Nhiều người đã bắt đầu phàn nàn về một khả năng hoàn toàn thực tế là đợi bao giờ cho đến tháng 10, lương tăng rồi nhưng vẫn ?ohoà? vì giá cả đã tăng lên từ trước, tức là giá trị của lương không thay đổi.
    (Tiền Phong 25/6/2004)
  8. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Hạ chuẩn công nhận phổ cập trung học
    Bộ GD-ĐT cho biết sẽ hạ điều kiện được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học. Cụ thể là hạ điều kiện tỷ lệ trường tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn quốc gai xuống còn xấp xỉ một nửa.
    Theo đó, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học nếu có 50%(tỷ lệ trước đây yêu cầu 80%) trở lên số trường tiểu học và 35% (trước quy định 70%) trở lên số trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Đối với đơn vị có điều kiện khó khăn, tiêu chuẩn mới tương ứng là 35% (trước đây quy định 60%) trường tiêu học và 25% (trước đây quy định 50%) trở lên trường THCS đạt chuẩn quốc gai.
    Tương tự, đối với các tỉnh thành trực thuộc Trung ương, để được công nhận chỉ cần đạt 50% số trường THPT trở lên đạt chuẩn quốc gia (trước đây 80%), vùng khó khăn cần đạt 35% (trước đây 60%).
    (Pháp Luật 27/6/2004)
  9. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6: Gia đình có hoà thuận, xã hội mới ổn định
    Ngày 28/6 hàng năm ngoài ý nghĩa tôn vinh những giá trị gia đình và vai trò trong xã hội, Ngày gia đình nhắc nhở mỗi thành viên nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng và giữ gìn tổ ấm. Đã từ lâu, vẫn có một khái niệm súc tích, hàm chứa tất cả ý nghĩa, vai trò vị trí tầm quan trong của gia đình trong mối tương quan với xã hội là: ?oGia đình là tế bào của xã hội?.
    Xuất phát từ quan niệm đó, những quy định về hôn nhân và gia đình trong chế độ mới được thể chế hoá thành luật rất sớm (Luật Hôn nhân và gia đình có từ năm 1959). Chính sách pháp luật của Nhà nước ta trong lĩnh vực gia đình trước nay đều nhất quán, tạo điều kiện cho những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình VN phát huy, đồng thời áp dụng các tư tưởng văn minh và tiến bộ của nhân loại. Việc hình thành nên một thế hệ gia đình mới ở VN, lành mạnh cả về sức khoẻ lẫn tinh thần, đạo lý và nghĩa vụ là một thành tựu không nhỏ của xã hội chúng ta.
    Tuy nhiên, những điều kiện xã hội hiện đại cũng đã tác động xấu đến từng gia đình cá biệt và cũng đã có ?okhông tí những tế bào gia đình bị phân rã, hoại tử?. Thấy rõ nhất là khi xã hội có cái nhìn ?othoáng? về vấn đề ngoại tình (thực chất là buông lỏng đạo đức). Thậm chí, khi những ?omối tình công sở? trở thành ?omốt? thinh hành trong đội ngũ cán bộ thì việc ?osống thử? trong tầng lớp sinh viên là chuyện bình thường.
    Các thống kê cho thấy, nguyên nhân ly hôn do ngoại tình chiếm tỷ lệ cao và hệ luỵ trực tiếp và tất yêu là những đứa con chỉ được sống trong ?omột nửa gia đình? mà thôi. Điều kiện vật chất đầy đủ do kiếm tiền dễ dàng nhờ các ?ophi vụ? đánh quả ắt sinh ra những ông chủ ăn chơi, các bà ?oquý tộc? phù phiếm và đặc biệt tầng lớp ?oquý tử? ra đời đồng hành với các tệ nạn xã hội. Tất cả các hậu quả của nó sẽ trút gành nặng lên xã hội.
    Có thể những quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ gia đình luôn được bổ sung và hoàn thiện, song việc áp dụng vào đời sống lại không đồng bộ, thậm chí sai lệch. Chế độ học hành, thi cử của chúng ta khiến cả nhà có con học đều lo lắng, sức khoẻ trẻ em bị sa sút, quyền vui chơi, giải trí hạn chế rất nhiều. Luật quy định miễn phí bệnh viên với trẻ em dưới 6 tuổi nhưng đã có nơi nào thực hiện được? Luật Hôn nhân và Gia đình bị chính một số cán bộ Nhà nước không tuân thủ, trong cuộc bầu cử HĐND các cấp vừa qua, có vài ba quan chức bị tố cáo có vợ bé, con thêm, quan hệ bất chính?
    Gia đình có những giá trị tự thân - những giá trị đó tồn tại với một sức sống mãnh liệt truyền đời (gia phong, gia giáo?) lại được sự bảo vệ, duy trì của pháp luật, sự tôn vinh của xã hội sẽ làm nên một viễn cảnh tốt đẹp: Nhà nhà yên vui, thiên hạ thái bình, cũng chính là cái đích mà chúng ta hướng tới.
    (Pháp Luật 27/6/2004)
  10. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Đảng không được mềm lòng trước cán bộ tham nhũng
    Tham nhũng đã từng "đe dọa sự sống còn của nhà nước Trung Quốc", biểu lộ ý chí quyết tâm đấu tranh chống tệ nạn này, Tổng Bí thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố: "Đảng không được mềm lòng trước những cán bộ tham nhũng".
    Theo góc độ của giới nghiên cứu, tệ tham nhũng ở Trung Quốc được khái quát như sau: Lãnh đạo, đảng viên tham nhũng lan tràn làm cho đạo đức xã hội bị xói mòn. Đảng xa rời quần chúng, cơ sở đảng yếu kém, có nơi rệu rã. Trị an xã hội ngày càng xấu, quần chúng kém tin tưởng vào Đảng Cộng sản; tình trạng chạy theo lợi ích vật chất trong xã hội (trong đó có đảng viên) làm cho lý tưởng cộng sản bị lu mờ, tệ tham nhũng cùng một số biến đổi xã hội khác làm cho xã hội Trung Quốc mất ổn định.
    Theo số liệu thống kê, hằng năm chỉ riêng khoản tiền nhà nước do cán bộ, đảng viên dùng vào việc ăn chơi xa xỉ cũng mất khoảng 200 tỉ nhân dân tệ (tương đương 400.000 tỉ đồng Việt Nam, bằng 2/3 GDP của nước ta), riêng tiền mát-sa, trên 100 tỉ nhân dân tệ. Tham nhũng kìm hãm khoảng 0,5% tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Theo đánh giá năm 2001, tham nhũng làm thất thoát 10% GDP, bằng 2 lần tổng thu nhập quốc nội của nước này những năm sáu mươi của thế kỷ trước.
    Với cách nhìn dân gian, tình trạng tham nhũng tràn lan, gây bức xúc trong xã hội Trung Quốc thể hiện bằng việc lưu truyền nhiều châm ngôn chua xót. Thí dụ, như: "Có quyền phải lộng quyền"; "Lừa gạt được chừng nào hay chừng ấy"; "Có xác bán xác, có hồn bán hồn"; "Phạm pháp lớn mới giàu to, phạm pháp nhỏ kiếm đôi chút, không phạm pháp thì nghỉ xơi"; "Có lợi mới có nghĩa, lấy nghĩa để mưu lợi"; "Quan to ăn to, quan nhỏ ăn nhỏ, không ai không ăn". Từ truyền thống tôn sùng triết lý "Yên phận với bần hàn", một số kẻ chuyển sang triết lý "Quân tử ham tiền mới tìm được lối đi".
    Người ta đã tổng kết 6 đặc điểm của tệ tham nhũng ở Trung Quốc, như sau: 1 - Quy mô tham nhũng trong quan chức đảng có xu hướng phát triển; 2 - Những kẻ tham nhũng phần lớn là những cán bộ chủ chốt trong đảng và chính quyền; 3- Phần lớn các vụ án tham nhũng là "xuyên án", "ổ án"; 4 - Những vụ án về thoái hóa biến chất, suy đồi đạo đức ngày càng tăng; 5 - Quan chức tham nhũng "người trước ngã, người sau tiến"; 6 - Chợ đen quyền lực, bán quan có giá.
    Tuy nhiên, thực trạng nêu trên ở Trung Quốc hiện đang lùi về quá khứ. So với năm 1992, được coi là mốc thời gian Trung Quốc chính thức có chiến lược chống tham nhũng, khi Chu Dung Cơ tuyên bố thành lập Ban Chỉ đạo chống tham nhũng do Ôn Gia Bảo làm Trưởng Ban, đến nay tệ tham nhũng ở Trung Quốc đã bị kiềm chế đáng kể. Theo cách đánh giá của tổ chức Trong sáng thế giới, Trung Quốc hiện đã được xếp vào một trong 20 nước ít tham nhũng nhất thế giới.
    Đến nay, tệ tham nhũng ở Trung Quốc đã không còn quá bức xúc và không còn là mối quan tâm hàng đầu của dư luận như trước, nhường chỗ cho vấn đề việc làm đang nổi lên bức xúc nhất. Nhân dân Trung Quốc đã yên lòng hơn về kết quả đấu tranh chống tham nhũng. Theo số liệu công bố năm 2003 của nước này, có 74,44% số người được hỏi thừa nhận việc chống tham nhũng ở Trung Quốc có kết quả; 69,36% cho là tệ tham nhũng đã được hạn chế với mức độ nhất định; 68,86% tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Nếu năm 1996 chỉ có 30% dư luận đánh giá cao kết quả chống tham nhũng, thì năm 2003 đã tăng lên 51%.
    Chiến lược bài bản
    Trong những năm qua Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống tham nhũng như thế nào? Trước hết, Trung Quốc đã kiên trì triển khai chiến lược chống tham nhũng một cách bài bản, hành động có chủ thuyết, mang đậm truyền thống và bản sắc chính trị Trung Hoa. Từ ngàn năm trước, đất nước này còn lưu truyền đến nay những chủ thuyết nổi tiếng khi thực hiện những mục tiêu chiến lược cụ thể, với những danh nhân được nhân loại tôn vinh.
    Thí dụ, chủ thuyết của Quản Di Ngô giúp Tề Hoàn Công, Thương Ưởng giúp Tần Hiếu Công giành nghiệp bá; chủ thuyết của Lý Tư giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa... Thời kỳ cải cách Đặng Tiểu Bình đã đưa ra những chủ thuyết độc đáo, đầy sáng tạo, thực hiện sách lược "vu hồi" (quay lại sau), bỏ qua nhiều cản trở không cơ bản để đạt mục tiêu lớn, không mất thời gian dừng lại giải quyết.
    Chẳng hạn, thuyết: "Họ Xã, họ Tư", "mèo trắng, mèo đen". Để thực hiện mục tiêu xa là đổi mới, phát triển kinh tế, chủ thuyết này đã tạm bỏ qua, chưa cần quan tâm đến vấn đề không cơ bản là thành phần kinh tế, hợp tác xã hay tư nhân. Chủ thuyết "một quốc gia hai chế độ", vì mục tiêu tối thượng là thống nhất đất nước Trung Hoa, vấn đề chế độ xã hội chỗ này, chỗ khác tạm thời được giữ nguyên, coi đó là sách lược.
    Với chống tham nhũng, theo thực tiễn cải cách, chủ thuyết được xây dựng từng bước uyển chuyển, được điều chỉnh, hoàn thiện không ngừng.
    Lúc đầu, Đặng Tiểu Bình chủ trương "dùng luật trị nước" để kiềm chế tham nhũng. Nhưng, thực tế là Trung Quốc mới từ quan liêu, hành chính chuyển sang kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, dân lại chưa có thói quen tuân theo luật pháp, nên tệ tham nhũng, tiêu cực đã không bị kiềm chế mà vẫn phát triển ngày càng nghiêm trọng.
    Từ đó, tháng 1/1995, Giang Trạch Dân đã điều chỉnh chủ thuyết này và đưa ra lý luận: "Ba chú trọng" - tam giảng, (giảng học tập, giảng chính trị, giảng chính khí), nghĩa là chú trọng học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác; chú trọng chính trị, nâng cao lập trường tư tưởng chính trị (chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình), và chú trọng về đạo đức, lối sống và đức liêm chính.
    Chủ thuyết này thực hiện từ 1997 cũng vẫn chưa đủ mạnh, chưa đem lại chuyển biến theo yêu cầu. Tiến thêm một bước, tháng 2/2000, Giang Trạch Dân đã bổ sung, đưa ra tư tưởng "ba đại diện" làm cơ sở trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng của Trung Quốc. Một lần nữa chưa tạo được sự chuyển biến cần thiết, tệ tham nhũng chưa bị ngăn chặn và vẫn nghiêm trọng, "đe dọa sự sống còn của nhà nước Trung Quốc".
    Vì thế, tháng 10/2000, Giang Trạch Dân lại chủ trương thực hành chủ thuyết "đức trị" song hành với "pháp trị". Theo đó, để chống tham nhũng, nếu chỉ theo luật pháp thì chưa đủ. Thứ nhất, vì Trung Quốc mặc dù có hệ thống cả ngàn luật, nhưng vẫn chưa thể hoàn chỉnh. Thứ hai, dù luật pháp có hoàn chỉnh, nhưng con người đạo đức không tốt, không có thói quen tôn trọng và sống theo pháp luật thì cũng không thể kiềm chế được tham nhũng.
    Ông đã khai thác mối quan hệ biện chứng giữa đức trị và pháp trị trong đấu tranh chống tham nhũng như sau: "Pháp luật và đạo đức là hai bộ phận hợp thành trong thượng tầng kiến trúc, đều là biện pháp quan trọng bảo vệ trật tự xã hội và quy phạm tư tưởng, hành vi của con người". Ở đây, đức trị là sự thuyết phục, giáo dục, còn pháp trị thể hiện quyền uy và cưỡng chế. Ông nêu mục tiêu mang tính bản chất khách quan: "Lấy pháp trị gần, lấy đức trị xa"; "lấy pháp trị thân, lấy đức trị tâm".
    Theo ông, phải nắm chắc và thực thi tốt cả đức trị và pháp trị, pháp trị trên nền tảng đức trị, "nắm hai tay, hai tay đều phải rắn".
    Coi trọng những phương châm hành động cụ thể
    Triển khai chủ trương đức trị, Trung Quốc chỉ rõ, coi quan đức (đạo đức cán bộ) giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống tổ chức xã hội. Lấy sức mạnh đạo đức, nhân cách liêm chính của cán bộ, đảng viên để thúc đẩy, giáo huấn đạo đức toàn xã hội. Trên cơ sở đó, nêu chủ trương: "muốn trị dân, trước hết phải trị quan, muốn trị quan nhỏ trước hết phải trị quan to, quan đứng đầu".
    Để thực hiện đức trị, Trung Quốc tập trung xây dựng chuẩn mực đạo đức mới, cụ thể để chỉ đạo lời nói và hành động, coi trọng kinh nghiệm của các nước (chẳng hạn, Mỹ khi xây dựng "Luật Đạo đức chính quyền" (năm 1978), đã quy chuẩn đạo đức từ Tổng thống đến nhân viên cấp thấp nhất hoặc "Luật Đạo đức" của I-ta-li-a, quy định những chuẩn mực chỉ đạo mọi hành động của các công vụ viên). Các chế độ, cơ chế, chính sách, pháp luật hiện hành về chuẩn mực đạo đức cũng được sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới để phù hợp, đồng bộ điều chỉnh hành vi và đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Để thực hành pháp trị, Trung Quốc coi trọng kiện toàn hệ thống pháp quy nhằm hạn chế quyền lực cán bộ và cơ quan chấp pháp tương ứng.
    Trên cơ sở yêu cầu và thực tiễn trong nước, họ tham khảo rộng rãi kinh nghiệm của nhiều nước đi trước như Nhật, Đức, Pháp, Áo, Thụy Sĩ với "Luật công vụ viên", của Anh, Ấn Độ với "Các quy định quan chức phải tuân theo"; của Hà Lan với "Luật Công vụ"; của Canada với "Điều lệ xung đột lợi ích"... Khi cho rằng, hiện tượng tham nhũng trong cán bộ lãnh đạo hoàn toàn có thể giải quyết bằng việc tăng cường quyền lực giám đốc, để trừng trị quan chức tham nhũng, Trung Quốc đã cho xây dựng thêm nhiều rào cản pháp luật và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đồng thời, kiện toàn cơ chế quyền lực giám đốc.
    Tăng cường thanh tra, kiểm tra
    Đánh giá kết quả việc tự phê bình và phê bình, Trung Quốc đã nhận định: Chỉ qua tự phê bình và phê bình thì không tìm ra được tham nhũng, tình trạng phổ biến vẫn là, "anh không tố tôi, tôi không tố anh; anh tố tôi thì tôi tố anh. Rốt cuộc chẳng ai tố ai, và mọi chuyện như nước đổ lá khoai, làm cho qua chuyện".
    Vì thế, để nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình, Trung Quốc đã tăng cường công tác giám sát cán bộ, đảng viên. Giám sát trong nội bộ Đảng, giám sát từ bên ngoài Đảng, bao gồm cả dư luận xã hội. Ngày 18/2/2004, Trung Quốc đã chính thức ban hành và thi hành thử "Điều lệ giám sát nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc", gồm 41 điều, 5 chương.
    Cùng ngày, Trung Quốc còn công bố "Điều lệ xử lý kỷ luật Đảng Cộng sản Trung Quốc", gồm 3 phần, 15 chương, 178 điều. Theo đó, cán bộ tiến hành kê khai tài sản, quà cáp, con cái, người thân liên quan, chủ yếu là tự kê khai, tự đánh giá. Phương châm chung "Hai mươi bốn chữ" được quán triệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực: "Thống nhất tư tưởng, kiên định lòng tin, bình tĩnh đối phó, giành lợi tránh hại, chuyển biến tác phong, thực sự làm việc".
    Việc đẩy mạnh chỉnh đốn tác phong Đảng chú trọng hơn vào tìm nguyên nhân và xử lý tận gốc các nguyên nhân tham nhũng, cải cách thể chế, xóa bỏ dần môi trường phát sinh tham nhũng. Thực hiện giám sát dân chủ, lấy phiếu tín nhiệm cán bộ khi bổ nhiệm. Tăng cường kiểm tra từ trên xuống do Ủy ban Kiểm tra các cấp của Đảng và của Nhà nước thực hiện. Riêng năm 2003, thành lập 11 đoàn kiểm tra của Đảng để kiểm tra các đầu tỉnh. Mỗi năm chọn 10 tỉnh để kiểm tra toàn diện. Việc kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới cũng được coi trọng, thông qua việc lập ra nhiều đoàn kiểm tra.
    Từ tháng 10/1992 đến tháng 10/2002 (10 năm), Trung Quốc đã xử 1.590.000 vụ án; xử lý 176 thứ, bộ trưởng (trong đó có những tội tham nhũng). Đẩy mạnh việc chỉnh đốn tác phong Đảng. Từ 1997, đã xóa bỏ chế độ làm kinh tế trong quân đội, là một trong những khâu phát sinh tham nhũng; thực hiện cải cách hành chính, cải cách công tác cán bộ, thực hiện đấu thầu đất đai.

    (VietnamNet 28/6/2004)

Chia sẻ trang này