1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay và mang tính thời sự

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi chienbinhankeda, 17/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Đảng không được mềm lòng trước cán bộ tham nhũng
    (phần tiếp theo)
    Kiên quyết nhưng bình tĩnh, chủ động
    Mặc dù đã đạt được những bước tiến rõ rệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nhưng Đảng và Nhà nước Trung Quốc vẫn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm ở vị trí hàng đầu trong 6 vấn đề lớn của đất nước này. Trung Quốc tuyên bố: Tham nhũng là kẻ thù đối mặt trực tiếp của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, nó không thể hòa nhập vào tính chất và tôn chỉ của Đảng được. Chống tham nhũng, xây dựng tác phong liêm chính là bảo đảm quan trọng cho sự nghiệp vĩ đại xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
    Trong Hội nghị Ủy ban Kiểm tra, Kỷ luật Đảng của Trung Quốc mới họp vào đầu tháng 1-2004, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã biểu lộ ý chí quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng đó qua lời tuyên bố: "Đảng không được mềm lòng trước những cán bộ tham nhũng".
    Trung Quốc cho rằng, muốn chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả phải đồng thời coi trọng cả 4 mặt: giáo dục tư tưởng, đạo đức liêm chính; tăng cường giám sát cán bộ trên cơ sở qui phạm các hành vi của cán bộ lãnh đạo (quy định trách nhiệm và những điều không được làm); xử lý và trừng trị kịp thời, nghiêm minh các vi phạm; xây dựng và thực hiện các cơ chế và pháp chế.
    Cuối tháng 12/2003, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã họp đánh giá lại tình hình tham nhũng trong cán bộ, đảng viên đã nhận định: việc kiểm soát quyền lực, đặc biệt là với các bí thư đảng và quan chức chính quyền tới nay vẫn còn yếu. Nhiều người trong số các quan chức bị kỷ luật đã không hề bị kiểm tra, thanh tra khi họ đương chức. Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào khẳng định, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ có bước đột phá mới mạnh mẽ hơn trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, trọng tâm hướng vào đội ngũ cán bộ cấp cao, cấp lãnh đạo, sẽ không có tình trạng "nhẹ trên, nặng dưới".
    Trông người mà nghĩ đến ta
    Qua thực tiễn chống tham nhũng ở Trung Quốc, đối với Việt Nam, chúng tôi nêu một số kiến nghị sau:
    Một là, xây dựng chủ thuyết chống tham nhũng mang tính chiến lược. Nghiên cứu kinh nghiệm này của Trung Quốc, chủ thuyết chống tham nhũng của Việt Nam cần kết hợp biện chứng giữa xây và chống, lấy mục tiêu "xây dựng" làm nền móng, hướng đến pháp trị, trên nền tảng đức trị. Đức là bản chất truyền thống của dân tộc ta, phải lấy đạo đức truyền thống để định hướng đạo đức, lối sống và hành động cho hiện tại. Không ngừng hoàn thiện chủ thuyết; rà soát, đánh giá lại các chủ trương, cơ chế, biện pháp,... và cách tổ chức việc triển khai thực hiện cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực vừa qua, tổng kết thành lý luận, từ đó bổ sung chủ thuyết. Phải thể hiện được thái độ kiên trì, xác định rõ tính chất gian khổ, lâu dài không có điểm dừng, trong mọi điều kiện không được phép chủ quan, lơi lỏng cảnh giác.
    Cần xem xét tính hiệu quả để đổi mới việc thực hiện một số nguyên tắc đã có như: tự phê bình và phê bình, dựa vào nhân dân để ngăn chặn và kiềm chế tham nhũng, mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ, giữa vai trò, trách nhiệm tập thể và cá nhân... chống tham nhũng, tiêu cực. Cũng cần xem xét, đánh giá đúng việc tổ chức thực hiện qui định về những điều đảng viên không được làm, tìm tòi những cách làm mới, giải pháp mới bổ sung để đem lại sức sống cho những biện pháp này.
    Quan tâm đặc biệt đến đặc điểm truyền thống nhân văn, đạo lý nhân nghĩa, truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, mà đặc trưng là một xã hội vốn căm ghét, không chấp nhận tham nhũng. Vì vậy, trong quá trình tiến đến pháp trị, cũng như Trung Quốc, chiến lược của chúng ta luôn phải dựa trên nền đức trị để thực hiện pháp trị. Đức trị là chiến lược lâu bền, thể hiện đặc biệt trong giáo dục, đào tạo, trong văn hóa, văn nghệ, trong việc tạo dựng một xã hội lành mạnh, không có chỗ dành cho tệ tham nhũng. Tất cả các lĩnh vực xã hội, nhân văn quyết định một xã hội liêm chính, nhất là có các lĩnh vực vừa nêu, cần được xem xét lại, có sự điều chỉnh một cách cơ bản, định hướng trở về nhân văn truyền thống.
    Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức mẫu mực, trước hết là người đứng đầu, nhất là người đứng đầu bộ máy của Đảng và Nhà nước các cấp cần phải là hiện thân cụ thể và thuyết phục của ý chí quyết tâm chống tham nhũng, dám xả thân vì sự nghiệp cao cả chống tham nhũng. Trước hết, người đứng đầu phải thực sự trong sáng, liêm chính, là tấm gương sáng về đạo đức lối sống, không chấp nhận tham nhũng. Sự trong sáng, liêm chính đó bắt đầu từ bản thân, tới tập thể những người thân xung quanh, gần nhất: vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh, chị, em, tạo thành tấm gương tập thể, chiếu vào cộng đồng xung quanh, tạo những vùng sáng liêm chính liên tục trong toàn xã hội. Chấn chỉnh một cách căn bản công tác cán bộ: từ đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đến kiên trì xây dựng các thế hệ công dân của xã hội mình vì mọi người, mọi người vì mình. Xử lý nghiêm, dứt điểm những vi phạm, dù vi phạm đó là của ai, ở bất kỳ cương vị nào.
    Ba là, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, thanh tra, đưa việc kiểm tra, thanh tra thành một nếp sống xã hội. Ngoài việc tăng cường vai trò, hiệu lực cho các tổ chức kiểm tra, thanh tra truyền thống, cần thực hiện các hình thức kiểm tra, giám sát, thanh tra nhân dân, coi việc dựa vào nhân dân để chống tham nhũng, tiêu cực là giải pháp đột phá, là động lực góp phần khắc phục những trì trệ trong tự phê bình và phê bình. Mạnh dạn thí điểm và nhân rộng các hình thức động viên nhân dân tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý mọi thông tin của nhân dân cung cấp; nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác của nhân dân đối với sự nghiệp lành mạnh hóa, trong sạch hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên và trong sạch xã hội. Có những quy định, cơ chế bảo vệ nhân dân trong cuộc đấu tranh này. Tổ chức tốt việc thanh tra nhân dân, việc giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên.
    Bốn là, tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn, cụ thể hơn, cập nhật hơn các kinh nghiệm của Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng để vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tăng cường mối quan hệ phối hợp, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với một số nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia... nghiên cứu từng bước làm trong sạch các lĩnh vực cụ thể, nhất là các lĩnh vực mà chúng ta đang có nhiều bức xúc, như trong quản lý và sử dụng đất đai, trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng ngân sách công, quản lý và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước.
    (VietnamNet 28/6/2004)
  2. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Nông dân ngày một? già đi
    ?oLàm nông nghiệp ở đây giờ không còn người trẻ tuổi đâu, chỉ toàn người già thôi. Người trẻ nhất đã trên 40 tuổi rồi? ?" ông Lê Văn Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Thanh (Hóc Môn, TPHCM) nói với tâm trạng buồn bã.
    Để chứng minh điều này, ông Thắng đã chỉ tay ra cánh đồng lúa xã ông, và đúng như lời ông Thắng, họ đều ở độ tuổi ngoài 40 trở lên, có nhiều người đầu tóc đã bạc trắng. Hỏi một người ?onông dân già? ở đây được biết, gia đình ông có 7 đứa con, trong đó có 4 đứa đã đến tuổi lao động nhưng đứa lên thành phố kiếm việc làm hoặc đứa lao động xuất khẩu ở Hàn Quốc. Nếu đứa nào chưa đi làm gì thì chúng cũng không chịu làm ruộng đâu, người này nói.
    Thậm chí, khi quan sát lớp tập huấn kỹ thuật nuôi bò do Trạm Khuyến nông Hóc Môn tổ chức cho nông dân thì trong số hớn 30 nông dân tham gia lớp học, phần nhiều tóc đã điểm bạc, số còn lại tuổi đời cũng đã hơn 40. Tuyệt nhiên không có một nông dân nào ở lứa tuổi trên dưới 30.
    Vậy thì thanh niên trong ấp, trong xã đi đâu, làm gì? Theo ông Lê Văn Thắng, làm ruộng cực nhọc, mà thu nhập chỉ chứng 20-30 ngàn đồng/ngày, làm ngày thì nghỉ 5 ngày, đến mùa mới được thanh toán tiền, nên thanh niên không ai muốn làm nữa. Nữ thanh niên thì rủ nhau đi làm công nhân, làm may hết cả, dù thu nhập không cao hơn mấy, nhưng công việc lại nhàn hạ và ổn định hơn. Còn nam thanh niên, nếu không xin được vào nhà máy nào đó thì đi làm thợ hoặc phụ hồ, thu nhập đều cao hơn làm ruộng, mà lại được thanh toán tiền ngay.
    Hậu quả thấy rõ nhất của tình trạng nông dân ngày càng già đi là thiếu lao động nông nghiệp. Còn vài tháng nữa, cánh đồng lúa lớn nhất huyện Hóc Mon mới vào vụ gặt mà bây giờ nông dân đã lo lắng tới nhân công cắt lúa. Ông Thắng nói, khi vào vụ là biết ngay thuê công cắt lúa với giá khá cao là lỗ nhưng phần lớn các hộ vẫn phải đi thuê, vì ở nhà không có người làm. Vậy mà, nhiều khi giá công cắt lúa lên cao tới 30-40 ngàn đồng/ngày nhưng vẫn không kiếm nổi lao động địa phương. Dân ở đây chỉ còn cách phải thuê người nơi khác đến làm, hoặc cho người nơi khác đến thuê đất. Nhà nào không cho ai mượn đất đành bỏ hoang.
    Nhiều tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng đang ở trong tình trạng tương tự. Việc thiếu lao động trẻ trong các vụ thu hoạch đang là một nguyên nhân quan trọng làm cho sản lượng nông sản bị thất thoát, chất lượng nông sản bị suy giảm do thu hoạch không kịp thời.
    Hậu quả nữa là công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người nông dân gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Một cán bộ khuyến nông TPHCM thừa nhận, mở các lớp tập huấn kỹ thuật mới về sử dụng dụng cụ sạ hàng, nuôi bò sữa, bò thịt? mà chỉ toàn nông dân già đi học. Trong khi, người già chỉ thích làm ruộng, chăn nuôi nuôi truyền thống, theo kinh nghiệm của họ, bởi vậy, nhiều khi họ đến lớn cho có lệ, mà nếu họ có muốn học thực sự thì với trình độ phổ biến là chưa hết tiểu học, khả năng tiếp thu của họ rất hạn chế.
    Điều này đang là những nỗi bức xúc chung ở nhiều vùng nông thôn Nam bộ.
    Theo Sở NN&PTNT TPHCM, ở các huyện ngoại thành TPHCM, việc thành lập các HTX nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, mà trong đó có nguyên nhân quan trọng là không có những trẻ có trình độ, dám nghĩ, dám làm?
    (Nông Nghiệp Việt Nam 29/6/2004)
    Được chienbinhankeda sửa chữa / chuyển vào 10:26 ngày 01/07/2004
  3. linhdanhthue113

    linhdanhthue113 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Mình rất tâm đắc với những bài viết của chiến binh, hãy cố lên nhe!
  4. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Thất nghiệp ám ảnh tri thức trẻ
    Theo điều tra của Viện nghiên cứu thanh niên, 70% sinh viên Việt Nam cho biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc làm. Một điều tra khác khẳng định chưa đến 10% cử nhân khoa học tìm được việc trong các viện nghiên cứu và trường đại học. Cơ chế tuyển dụng của Việt Nam làm chảy máu chất xám hay chính chất lượng tri thức trẻ đang có vấn đề?
    Cần phải thấy rằng, việc làm cho tri thức trẻ ít xuất hiện trong những mục tiêu cụ thể của Chính phủ. Có thể bởi nạn thất nghiệp vẫn được làm nhẹ đi bởi những con số ?oảo?, ví dụ hơn 90% SV ra trường có việc làm (Theo Dự án Giáo dục đại học). Một anh lao động phổ thông không thể làm thay việc của tri thức, nên thất nghiệp là thấy ngay. Còn tri thức thất nghiệp thì anh ta xuống làm công việc phổ thông. Và xã hội có ảo giác tình trạng thất nghiệp chưa trầm trọng. Nhưng trong thực tế, hàng trăm ngàn SV ra trường mỗi năm, trông chờ chủ yếu vào chỗ trống từ số công chức về hưu trong các cơ quan.
    Sự mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng là do thiếu một quy hoạch tổng thể, quy hoạch trong đào tạo ngành nghề. Khi Việt Nam tuyên bố đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khoảng 50% số SV được hướng vào ba ngành ?ovàng? là quản trị kinh doanh, báo chí và luật. Hàng vạn cử nhân quản trị kinh doanh ra trường làm những việc không dính dáng gì đến chuyên môn, có cả bưng bê ở các quán cơm bình dân, ôsin và tiếp thị. Rồi đến khi Việt Nam đặt mục tiêu phát triển công nghệ thông tin, lập tức các trường ồ ạt cho ra lò kỹ sư làm phần mềm không cần biết nhu cầu xã hội, không quan tâm Việt Nam đang cần kỹ sư xây dựng, chuyên gia tài chính giỏi về tin học hơn là những người biết về máy tính đơn thuần. Nhìn sang Singapore, lĩnh vực CNTT cần 10.000 người mỗi năm, họ chỉ đào tạo 2.500. Hàn Quốc đào tạo 48.000 kỹ sư tin học trong khi có tới 100.000 vị trí làm việc.
    Có một mâu thuẫn. Các cơ quan nhà nước tuyển chọn người quá chặt chẽ, quá khó nhưng người được chọn lại không làm được việc ngay. Trong khi cách tuyển dụng của các công ty nước ngoài nhanh, đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Chính cách tuyện chọn trí thức hiện nay cũng là lý do khiến một số tri thức giỏi, đặc biệt là có cá tính mạnh không tim được vị trí làm việc xứng đáng.
    Một chuyên gia cho rằng, Việt Nam đào tạo khối lượng lớn cử nhân, nhưng không thành trí thức. Ví dụ cay đắng nhất là mỗi năm hàng ngàn tri thức trẻ bước vào bộ máy hành chính, nhưng nền hành chính công bao nhiêu năm tiếp tục trì trệ, lạc hậu. Đội ngũ cán bộ công chức đang bị coi là khâu yếu nhất trong tiến trình cải cách hành chính.
    Đào tạo trí thức trẻ thực chất là đào tạo hai con người trong một. Một người trí thức trẻ và một người chuyên gia. Nền giáo dục hiện nay chưa đặt ra mục tiêu này rõ ràng, không có quy trình đào tạo, và đó là nguyên nhân nhiều người ra trường thợ không thành thợ, thầy không ra thầy.
    (Sinh Viên Việt Nam 30/6/2004)
  5. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Phân định vịnh Bắc bộ: Giải pháp công bằng
    Ngày 15-6-2004, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI đã thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp định giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc bộ (gọi tắt là Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ).

    Hôm qua, hai nước chính thức trao đổi thư phê chuẩn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ để Hiệp định bắt đầu có hiệu lực. Nhân sự kiện quan trọng này, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã có cuộc trao đổi với báo giới về quá trình đàm phán, nội dung chính và ý nghĩa của Hiệp định.
    Xin Bộ trưởng cho biết nội dung chính của Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và đánh giá về kết quả đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ?
    - Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ được ký là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài, thể hiện nỗ lực và thiện chí cũng như sự quan tâm đến lợi ích của nhau một cách thoả đáng, phù hợp với luật pháp quốc tế và điều kiện cụ thể của vịnh, từ cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc.
    Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ là hiệp định phân định biển thứ 2 trong 3 hiệp định mà nước ta đã ký với các nước láng giềng (Thái Lan 1997, Indonesia 2003) nhưng là hiệp định mang tính chất tổng thể đầu tiên ta ký với nước láng giềng, phân định rõ ràng đường biên giới lãnh hải, ranh giới chung cho vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh.
    Hai bên thống nhất một đường phân định với 21 điểm kéo dài từ cửa sông Bắc Luân ra đến cửa vịnh phía nam, trong đó từ điểm 1 đến điểm 9 là biên giới lãnh hải, từ điểm 9 đến điểm 21 là ranh giới chung cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo hiệp định, Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích vịnh và Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích vịnh. Đường phân định đi cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, tức đảo được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 3 hải lý (25% hiệu lực). Đảo Bạch Long Vĩ là một đảo nhỏ của Việt Nam (diện tích khoảng 2,5km2) lại nằm gần như ở giữa vịnh Bắc Bộ (cách bờ biển Việt Nam khoảng 110km, cách bờ đảo Hải Nam-Trung Quốc khoảng 130km), tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt nên theo luật pháp và thực tiễn quốc tế chỉ được hưởng một phần hiệu lực hạn chế trong phân định.
    Đảo Cồn Cỏ cũng là một đảo nhỏ, nhưng nằm gần bờ của Việt Nam hơn (cách bờ khoảng 13 hải lý) nên được hưởng 50% hiệu lực trong việc phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại đường đóng cửa vịnh. Đây là một kết quả công bằng đạt được trên cơ sở luật pháp và điều kiện cụ thể của vịnh (bờ biển của ta dài hơn của Trung Quốc, ta có nhiều đảo trong vịnh, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm gần chính giữa vịnh...).
    Thưa Bộ trưởng, việc hai nước Việt Nam và Trung Quốc ký kết Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ có ý nghĩa như thế nào?
    - Việc ký hiệp định là sự kiện quan trọng đối với nước ta cũng như quan hệ Việt - Trung, tạo thuận lợi cho việc quản lý và duy trì ổn định trong vịnh, góp phần tăng cường sự tin cậy giữa hai bên, thúc đẩy quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai nước. Cùng với việc giải quyết các vấn đề khác về biên giới, lãnh thổ, việc ký Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ đã góp phần tích cực vào việc củng cố hoà bình và ổn định xung quanh nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
    Lần đầu tiên, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có một đường phân định trên biển rõ ràng, bao gồm biên giới lãnh hải, ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ có giá trị pháp lý quốc tế, được hai bên cùng thỏa thuận và chấp nhận. Đường phân định trên biển này xác định rõ phạm vi và tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng, thuận lợi cho việc mỗi nước bảo vệ, quản lý, sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế các vùng biển và thềm lục địa của mình trong vịnh Bắc Bộ; đồng thời cũng tạo điều kiện cho hai bên có cơ sở thúc đẩy hợp tác nhằm phát triển bền vững vịnh Bắc Bộ, duy trì ổn định trong vịnh, tăng cường sự tin cậy và phát triển quan hệ chung giữa hai nước.
    Việc ký Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ một lần nữa đã thể hiện chính sách đúng đắn và thiện chí của Nhà nước ta sẵn sàng cùng các nước liên quan thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ, các vùng biển và thềm lục địa có liên quan, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước, góp phần giữ gìn hoà bình, ổn định trong khu vực và thế giới.
    (Lao Động 01/7/2004)
  6. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3

    Sơ đồ đường phân vịnh Bắc bộ Việt Nam ?" Trung Quốc
  7. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Bắt đầu mùa hè xanh
    Từ nhiều năm nay, chúng ta đã quen với một cụm từ: mùa hè xanh, gợi lên hình ảnh những đoàn thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện toả về khắp nẻo đường đất nước. Màu áo xanh thân thương, bình dị in đậm trong lòng ta hình ảnh thế hệ thanh niên Việt Nam hôm nay.
    Cũng trong những ngày qua, từ Thủ đô Hà Nội đến TPHCM, từ đồng bằng tới miền núi, từ biên giới hải đảo và trên các công trình trọng điểm của đất nước đâu đâu cũng thấy hình bóng màu xanh của lực lượng thanh niên xung kích. Nội dung hoạt động chủ yếu trong chiến dịch hè là: Tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo; giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp; đấu tranh phòng, chống tội phạm và các tệ nẹn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động văn hoá cơ sở.
    Các hoạt động trong mùa hè xanh được cụ thể hoá phù hợp tình hình ở từng địa phương, không sa vào hình thức. Chẳng hạn ở Hà Nội, TPHCM, đáng chú ý có phong trào: ?oTiếp sức cho mùa thi?. Ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, thanh niên tình nguyện đã về tận các bản làng khám chữa bệnh cho dân, làm đường giao thông nông thôn, tổ chức những đêm văn nghệ lửa trại?
    Điều quan trọng mà mùa hè xanh mang lại đó là, từ những hoạt động bề nổi này trở thành những hoạt động thường xuyên, giữ được độ bền, chiều sâu của phong trào thanh niên tình nguyện. Từ những tri thức trẻ tình nguyện trong mùa hè xanh sẽ có thêm nhiều bạn sẵn sàng ở lại, xây dựng quê hương mới, góp công, góp sức làm hồi sinh những vùng đất xa xôi còn nhiều gian khó.
    Chúng ta cùng hy vọng và chúc cho hoạt động tình nguyện của thanh niên sẽ vươn lên tầm cao mới, với nhiều sáng tạo mới.
    (Nhà Báo & Công Luận 2-8/7/2004, Tr 1,2)
  8. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Phân cấp mạnh hơn cho UBND cấp tỉnh đối với 6 lĩnh vực trọng yếu
    Những lĩnh vực chủ yếu gồm quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển; ngân sách Nhà nước; đất đai, tài nguyên; doanh nghiệp Nhà nước; hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức sẽ được Chính phủ phân cấp mạnh hơn cho các tỉnh, thành phố nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính. Trên cơ sở này, cấp tỉnh thánh sẽ tiếp tục phân cấp quản lý cho cấp huyện, cấp xã.
    Về quản lý đầu tư, nghị quyết nêu rõ, căn cứ tính chất, phạm vi hoạt động, lĩnh vực, quy mô và nguồn vốn đầu tư mà thực hiện phân cấp cụ thể, không lệ thuộc vào nhóm A, B hoặc C, không áp dụng cơ chế ủy quyền của cấp trên cho cấp dưới.
    Chính quyền cấp tỉnh được quyền quyết định các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương và cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng quản lý của địa phương.
    Về đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử đất của cấp tỉnh. Chính quyền địa phương các cấp trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về quản lý nhà nước đối với đất đai, tài nguyên trên địa bàn; chịu trách nhiệm quản lý sự biến động đất và thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất trên địa bàn.
    Chính quyền cấp tỉnh được quyết định sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước do địa phương trực tiếp quản lý theo đề án tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt. Chính quyền tỉnh, thành phố cũng được Thủ tướng phân cấp mạnh mẽ trong quản lý các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công, tổ chức bộ máy và cán bộ công chức.
    (Tiền Phong 5/7/2004)
  9. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    ?oThanh niên thì uống trà (nhìn) ông già thì tập thể dục?
    Thành ngữ này cũng chỉ mới xuất hiện, khi ai đó dạo một vòng quanh thành phố lúc bình minh và giật mình nhận ra ?onghịch cảnh? ấy.
    Các cụ tập thể dục làm gì nữa nhỉ, chỉ để phấn đấu đạt hoặc vượt ngưỡng ?oxưa nay hiếm? thôi sao? Thanh niên ơi, hè rồi, hãy bỏ thói quen học khuya, chơi khuya rồi sáng bảnh mắt còn ngủ nướng trên giường đi, xem ông bà cha mẹ mình làm gì với 2 tiếng đồng hồ đón mặt trời lên.
    Đêm, chập chờn giấc ngủ tuổi già, lọ mọ ra vào mong trời sáng, bình minh của những người cao tuổi thường đến lúc còn nhá nhem mặt người. Mùa đông rét mướt ra đường sớm thì còn sợ gió máy, chứ cứ nắng nóng thế này, 4 - 5h, các cụ đã náo nức lắm rồi.
    Ngoài kia là không gian tinh khôi cho một sự khởi đầu tốt lành của lá phổi đang bắt đầu rục rịch những âm thanh khọt khẹt. Ngoài kia là những chuyển động mềm dẻo ?otrong nhu có cương? để vận hành lại cỗ máy cơ thể đang ?ocó vấn đề? ở tất cả các bộ phận, nào loãng xương ư, gút ư, mỡ trong máu ư? Ngoài kia (mà điều này mới thật sự quan trọng) là những thông tin nóng hổi, bắt nguồn từ nhiều kênh: radio (đeo bên người), ông (bà) hàng xóm (thành một nhóm kiểu như hội dưỡng sinh hay hội khí công chẳng hạn), hoặc có thể từ người không quen (gọi là kênh ?ochẳng may nghe được?). Nào, còn chờ gì nữa, theo chân các cụ ra đường thôi!
    Thể thao đường phố
    Không còn sức bật mà chạy bình bịch như cái bọn đang độ tuổi ?obẻ gãy sừng trâu? nên đi bộ nhanh là bước khởi động không thể thiếu được của các cụ trong một bình minh còn đẫm sương đêm. Để giãn gân cốt. Để lấy lại sự dẻo dai. Để chờ bạn (sáng sớm, không ai lại đi í ới gọi nhau nhoáng nhoàng như bọn trẻ. Mà có thế, lúc gặp nhau mới thành chuyện để hỏi chứ, đại thể ?ođêm qua cụ khó ngủ hay sao mà dậy sớm vậy??, ?ocụ đi được vòng (hồ) thứ mấy rồi đấy???).
    Sau đó là thể thao đường phố (cần phân biệt với thể thao thi đấu), có nghĩa là ai đau gì, mỏi gì thì tập nấy. Học theo báo, đài, tivi. Học theo hội dưỡng sinh. Thậm chí, nhiều cụ bà còn hăng hái đứng xa xa để tập ?oké? theo điệu nhạc vui nhộn của bài Aerobic mà người ta cứ đinh ninh chỉ dành riêng cho các thiếu nữ đang mong có 3 số đo lý tưởng nhất trong thời gian tốc hành nhất. Góc này các cụ bà mở nhạc Trung Hoa, hai tay múa kiếm cứ như chưởng Kim Dung quay chậm. Góc kia các cụ ông im lặng đi mấy đường quyền trong sự tự cảm nhận tuyệt đối ?ochỉ ta là đã khác với ta xưa?. Góc kia nữa, hội người cao tuổi quây thành vòng tròn đấm lưng, nắn vai cho nhau. Loa đài mở hết cỡ, tiếng cụ nọ xọ vào cụ kia, nhưng ấn tượng nhất có lẽ là giọng đọc ?omột hai/ ba bốn/ ?bà hai/bà bốn?? ở hồ Hoàn Kiếm. Tự do và tự tại, đấy là hình ảnh đẹp nhất trong môn thể thao của các vận động viên đang chạy đua với thời gian; mà thời gian thì đã òa về trên mái tóc, làn da mỗi người?
    Thông tin đường phố

    Chuyển giao quyền lực ở Iraq đến đâu rồi? Con bé nhà tôi vừa sinh cháu ngày hôm qua, ở quê điện lên thế. Tổng thống Nga có tái đắc cử không? Ông ấy ?okhéo? đến mức mà luộc nồi rau cũng không xong, cứ thế đậy vung đun kĩ như hầm khoai tây vậy. Động đất ở Thổ Nhĩ Kì làm chết bao nhiêu người? Cái con Ôsin vẫn chứng nào tật nấy, cứ hở ra là lấy xà phòng thơm đi giặt đồ của nó.
    Thông tin vào buổi bình minh đấy. Bạn cứ tưởng tượng trong khi theo chân các cụ rảo bước một vòng bờ hồ, hết đi sau nhóm này lại vượt lên nhóm khác, mỗi nhóm ?ochẳng may? nghe được một đôi câu, thế là thành ra đường phố đầy ắp những mẩu đối thoại thập cẩm như trên. Phong cách chính luận thường là chuyện của cụ ông. Phong cách tự sự thường là chuyện của cụ bà. Thời sự ở tầm vĩ mô từ tỉnh, thành phố đến trong nước, quốc tế dành cho phái mạnh. Tầm dưa cà mắm muối hợp với phái yếu (và vẫn? đẹp). Cũng có lúc pha trộn giữa tự sự, miêu tả, bình luận, phiếm luận? Cũng có sự tương đồng trong câu chuyện của cụ ông và cụ bà, không nhất thiết phải phân biệt tầm vĩ mô hay vi mô.
    Một câu hỏi mở màn: ?oBà dạo này có vẻ xanh xao hơn đấy, có ốm đau gì trong người không?? sẽ làm tan đi, hoặc chí ít cũng làm dịu lại những ẩn ức mà người có tuổi không thể giãi bày trước mặt con cháu trong nhà. Bạn để nói chuyện chính trị, thời tiết. Bạn để hàn huyên, tâm sự. Thậm chí chỉ để? có người đi cùng cho nhanh hết buổi sáng hơn thôi. Tất cả những mối tâm giao, tâm tình ấy, đều bắt nguồn từ một câu chào lúc bình minh: ông (bà) dậy từ mấy giờ vậy?
    Sẽ ra sao nhỉ, nếu như một sớm mai nào đó, những người trẻ tuổi chợt muốn nghịch ngợm hát chệch lời một bài ca về mùa thu - ?obình minh quyến rũ ta rồi?? Tốt thôi, cứ ra đường đi, biết đâu bạn sẽ nhận ra trong ánh bình minh có một mối tình? hoàng hôn.
    (Theo Vietnamnet 05/07/2004)
  10. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Đô thị đang tự nung nóng
    Chúng ta đang biến đô thị thành những cái lò tàn phá sức khoẻ của chính chúng ta ?" đó là ý kiến của tiến sĩ Phạm Ngọc Châu, một trong những chuyên gia đang thực hiện dự án ?oHiện trạng môi trường Việt Nam?.
    Điều đó đã được chính minh qua mấy đợt nắng nóng vừa qua tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ đặc biệt là cư dân đô thị. Lượng xe máy, ô tô, điều hoà nhiệt độ? quá lớn đang phát nhiệt tại các công trình xây dựng quá gần nhau; cùng môi trường ô nhiễm bụi, tiếng ồn và lượng cây xanh suy kiệt. Con người đô thị đang biến chốn cư trú của mình thành cái lò lửa tàn phá sức khỉa của chính mình.
    Theo ông Châu, những căn bệnh của môi trường ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ như: ngứa mắt, khó ngủ hay ra mồ hôi tay, thần kinh căng thẳng? Hội chứng này ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Nguyên nhân chính là do quá trình đô thị hoá diễn ra không đồng bộ nên sự mất cân bằng của môi trường sống diễn ra càng trầm trọng. các thành phố đang bị bê tông hoá. Hiệu ứng đảo nhiệt thường xảy ra mùa hè. Toàn bộ đô thị trở thành một khối không khí nóng hơn bên ngoài, gây tình trạng căng thẳng nhiệt cho sức khoẻ cư dân.
    Ngoài ra, bụi, chất thải rắn, chất thải y tế, ô nhiễm tiếng ồn ? cũng đang là vấn nạn trở nên hãi hùng trong đô thị Việt Nam. Khi thành phố thức dậy cũng đồng nghĩa với việc bầu không khí bị nhiễm bệnh. Có thể nói, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu khu vực về sự yếu kém trong quản lý môi trường đô thị. Căn bệnh mặt tiền và quy hoạch kiểu căn hộ liền kề là một bài học đắt giá và ta đang phải đem chính sức khoẻ của chính mình để trả giá.
    (Lao Động cuối tuần 4/7/2004)

Chia sẻ trang này