1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi biendaikho, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CrescentDay

    CrescentDay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0

    Thực tế có đấy bé Changes.
  2. Changes_of_my_life

    Changes_of_my_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.867
    Đã được thích:
    0
    Thì Chen có nói là nó ko thật đâu. Vì Chen cũng biết trong mấy chốn sa trường ấy vẫn mãi có sự vô lí, đố kỵ, ích kỉ, và nhiều chuyện. Nhưng rõ là nó viết linh tinh, đọc 1 lần ko muốn đọc lần 2...
    Như cái bài "thương hiệu sếp" mà guruVN post lần trước đấy, đọc thấy được..
  3. nuquainhatrang

    nuquainhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    6 GIAI ĐOẠN LỚN TRONG SỰ NGHIỆP
    Bạn đang ở ?oquãng? nào trên con đường sự nghiệp của mình? Bạn còn phải phấn đấu bao lâu nữa mới có thể được coi là một người thành công? Muốn trả lời câu hỏi đó, hãy tham khảo 6 giai đoạn lớn trong sự nghiệp dưới đây.
    1. Đánh giá
    Bạn đang ?ochập chững? đón bắt công việc của cuộc đời. Giai đoạn này được lấp đầy bằng sự băn khoăn, nao núng. Bạn chưa dám chắc về sở trường, khả năng, điểm yếu của mình. Bạn bắt đầu cảm thấy khao khát được biết nhiều hơn về bản thân, và bạn luôn nỗ lực để trả lời câu hỏi: ?oTôi là ai??.
    2. Tìm hiểu
    Bạn đang nghiên cứu về tất cả các công việc hiện hữu trên thế giới này. Tâm trí lúc này thật hỗn độn, bởi bạn không chắc công việc nào là phù hợp nhất, và bạn sẽ bị nhấn chìm trong bản danh sách việc làm. Nhưng với linh cảm và sự tỉnh táo nhạy bén được tích lũy, bạn sẽ học được cách lựa chọn khiến bạn không bao giờ phải hối tiếc.
    3. Chuẩn bị
    Công việc mà bạn lựa chọn bắt đầu hình thành. Tâm trí của bạn lúc này đã rõ ràng hơn, bạn nghĩ về những điều tuyệt vời sẽ đến khi được làm một công việc đầy ý nghĩa. Tuy nhiên, vẫn còn vô vàn việc cần làm, và để gặt hái được thành công, bạn phải xắn tay ngay vào công tác chuẩn bị. Đôi khi bạn cũng hoang mang tự hỏi: Liệu công việc này đã phải là một sự lựa chọn đúng đắn?
    4. Phấn đấu
    Bạn sẽ cảm thấy đầy hứng thú và tự tin rằng bạn đã tìm ra một công việc ý nghĩa. Song, làm công việc đó hiệu quả đến đâu lại là điều không đơn giản. Trong giai đoạn này, hơn bao giờ hết, bạn phải biết tận dụng năng lượng của bản thân và giữ cho tầm nhìn luôn hướng về mục tiêu. Bạn bắt đầu bắt nhịp với công việc và cảm thấy có nhiều điều cần khám phá. Bạn cảm thấy trong mình hình thành niềm đam mê.
    5. Duy trì
    Bạn sẽ cảm thấy quen thuộc và thoải mái hơn rất nhiều trong công việc. Tuy nhiên, hãy nhắc nhở bản thân không ngừng duy trì, trau dồi kỹ năng và phẩm chất. Đây là lúc để bạn dần khẳng định giá trị của mình qua việc xác lập các tiêu chuẩn trong công việc.
    6. ?oThời kỳ quá độ?
    Lúc này, bạn đắn đo về những biến chuyển tiếp theo, các câu hỏi được đặt ra là: Liệu nghề mà bạn đang làm có phải là điểm dừng trong sự nghiệp? Công việc này có khiến bạn cảm thấy hạnh phúc? Đôi lúc, vì đã quá quen với công việc, bạn bắt đầu cảm thấy nhàm chán và muốn thay đổi.
    Lúc này, sẽ có hai khả năng xảy ra, một là bạn tự xốc lại tinh thần và tiếp tục phấn đấu; hai là bạn nhận ra mình thật sự có những niềm đam mê mới và bạn thay đổi, chấp nhận làm lại từ đầu.
    Dù thế nào thì lần này bạn cũng nên quyết định ?ochuẩn?, để không bao giờ phải nói ?orất tiếc? với sự nghiệp của mình.
  4. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Chàng sinh viên chạy bộ Sài Gòn - Hà Nội
    [​IMG]
    Lê Việt Hồng trên đường chạy - Ảnh: Ly Kha
    Sài Gòn cuối mùa hạ, những cơn mưa bất chợt ùa về trên khắp mọi nẻo đường. Có một chàng trai trẻ vẫn kiên trì đội mưa đến gõ cửa những công ty, những tòa soạn báo lớn. Anh đi xin hỗ trợ cho một kế hoạch khá táo bạo của mình: "Chạy bộ từ Sài Gòn ra Hà Nội" để gây quỹ từ thiện giúp đỡ bệnh nhân ung thư và tuyên truyền về an toàn giao thông. Chàng trai đó chính là Lê Việt Hồng, sinh viên năm 3, ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH quốc tế TP.HCM.
    Chạy bộ vì... ung thư và an toàn giao thông
    Tai nạn trong một lần điều khiển xe công nông đã khiến ba Việt Hồng vĩnh viễn mất đi một chân phải. Khi ấy ông đã bỏ dở ngành Toán trường ĐH Sư phạm Huế lên Đắk Lắk lập nghiệp cùng gia đình. Không bi quan, chán nản trước cảnh tàn phế, ông tìm mọi cách khắc phục khiếm khuyết của mình bằng việc tập đi lại, sinh hoạt như một người bình thường. Ông tiếp tục học chuyên tu y khoa và hoàn tất chương trình đại học, sau đó học lên thạc sĩ Đông y và đi sâu nghiên cứu lĩnh vực này.
    Đến nay ông đã khá thành công và sống lạc quan, vui vẻ. Nghị lực của người cha đã ảnh hưởng rất nhiều đến Việt Hồng. Và Hồng cũng chứng kiến nỗi đau của những bệnh nhân ung thư nghèo không có tiền chạy chữa. Đó là chị hàng xóm, là mẹ một người bạn cùng lớp với Hồng. Họ sống trong đau đớn và tuyệt vọng để đợi chờ cái chết như một định mệnh đã an bài. Chàng trai 20 tuổi ấp ủ hoài bão lớn sẽ làm một việc gì đó để thay đổi số phận của những con người bất hạnh.
    Rồi một ngày đầu năm 2007, Hồng đọc được một bài viết về Terry Fox - người bị mất một chân vì bệnh ung thư - vẫn đi bộ vòng quanh Canada để kêu gọi sự hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư. Cảm kích trước nghị lực của ông cùng với niềm ấp ủ bấy lâu trỗi dậy, Hồng quyết định lập kế hoạch chi tiết cho cuộc hành trình của riêng mình.
    Kêu gọi sự đồng cảm
    Việt Hồng bắt đầu xây dựng kế hoạch cho cuộc hành trình từ Nam ra Bắc vào đầu tháng 5. Theo đó, Hồng và những người bạn của mình sẽ chạy bộ với quãng đường 1.650 km từ Sài Gòn ra Hà Nội (ước lượng mất 5 tuần). Mục đích chính của việc chạy bộ này là tuyên truyền về an toàn giao thông và kêu gọi gây quỹ từ thiện giúp đỡ bệnh nhân ung thư. Trừ mọi chi phí đi lại (ở mức tiết kiệm nhất) cho những người tham gia chạy bộ, tất cả số tiền quyên góp được sẽ do cơ quan đứng ra tổ chức quản lý và chi tiêu cho quỹ một cách công khai. Anh lập website để chia sẻ ý tưởng, kêu gọi ủng hộ và hưởng ứng ở địa chỉ http://saigon2hanoi.com
    Song song đó, Hồng cùng những người bạn chủ động tìm đến những tờ báo, những công ty lớn để nhờ đứng ra tổ chức và kêu gọi tài trợ. Ý tưởng tốt, kế hoạch của Hồng khá chi tiết và rõ ràng nên nhận được nhiều sự hưởng ứng và hứa hẹn. Nhưng lần lượt hết công ty này đến công ty khác đều từ chối với lý do kế hoạch đơn lẻ của cá nhân và nghi ngờ tính khả thi của nó. Không nản lòng, anh vẫn tiếp tục đi đến những công ty khác và tiếp tục hy vọng...
    Những bước chân nhiệt huyết
    Không thể đợi lâu hơn vì Hồng và các bạn sẽ phải trở lại giảng đường vào tháng 9, Hồng quyết định vẫn lên đường dù chưa tìm được nguồn tài trợ và cơ quan đứng ra tổ chức. Gom góp, vay mượn từ bạn bè cũng chỉ đủ vài triệu đồng cho một mình anh chạy bộ, các bạn khác vẫn kiên trì xin tài trợ và sẽ chạy theo sau. Kế hoạch chi tiết cho từng ngày chạy, giờ chạy, những ngày nghỉ vì lý do sức khỏe được tính toán khá cụ thể. Hồng cũng chơi thể thao và luyện tập chạy bộ hơn 3 tháng nay.
    5 giờ sáng chủ nhật 15.7, thành phố còn đang ngủ say, Việt Hồng đã bắát đầu cuộc hành trình của mình từ Dinh Thống Nhất (TP.HCM)... Chiếc ba lô nhỏ màu đen được khoác sang một bên, nhường chỗ cho dòng chữ lớn, nổi bật trên áo trắng: "Hãy lái xe an toàn vì những người xung quanh". Sau hai ngày, Hồng đã đi đến Đồng Xoài, Bình Phước. Mỗi ngày, Hồng đều cố gắng online để cập nhật những hình ảnh và ghi nhận trên đường đi lên trang web. Quãng đường còn lại rất dài và muôn vàn cách trở. Liệu anh có đủ nghị lực để đến được thủ đô và hoàn thành hoài bão lớn? Sự thành công của hành trình này đang trông đợi rất nhiều vào những trái tim đồng cảm!
    "Theo thống kê, hằng năm nước ta có hơn 11.000 người chết vì tai nạn giao thông, hơn cả sự tàn phá của bão lụt, chiến tranh hay động đất. Những người bị mắc bệnh ung thư ngày càng nhiều và không thể chữa được. Nếu ý thức của người dân cao, họ biết quý trọng tính mạng của mình và những người xung quanh hơn nữa, thì những vấn nạn kia chắc chắn được đẩy lùi. Lái xe an toàn, đi khám sức khỏe định kỳ là một trong những giải pháp" - Việt Hồng nói.
    Ngô Ly Kha
  5. CrescentDay

    CrescentDay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0

    Ngọc xá lị - bí ẩn chưa được khám phá
    Một viên ngọc xá lị. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.
    Đó là những tinh thể đủ màu sắc, long lanh như ngọc, rắn như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy, được tìm thấy trong tro hài cốt của một số nhà tu hành.
    Cho đến nay, khi nền khoa học kỹ thuật của nhân loại đã phát triển ở trình độ cao, các viên xá lị vẫn tồn tại như một bí ẩn.
    Bảo vật của nhà Phật
    "Xá lị" là phiên âm của từ "sarira" trong tiếng Phạn, nghĩa đen là ?onhững hạt cứng?. Theo ghi chép trong lịch sử Phật giáo, khi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni viên tịch, các tín đồ đã đem thi hài đi hỏa táng. Sau khi lửa tàn, họ phát hiện trong tro có rất nhiều tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý. Họ đếm được cả thảy 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu. Nó được đặt tên là xá lị, là bảo vật của Phật giáo.
    Những năm gần đây, lịch sử Phật giáo và giới khoa học đã ghi lại khá nhiều trường hợp các vị cao tăng sau khi viên tịch, hỏa thiêu đã để lại xá lị. Tháng 12/1990, Hoằng Huyền pháp sư ở Singapore viên tịch, sau khi thi thể được hỏa thiêu, người ta phát hiện thấy trong phần tro của ngài có 480 hạt cứng, loại cỡ như hạt đỗ tương, loại nhỏ bằng hạt gạo, trông gần như trong suốt và tỏa sáng lấp lánh như kim cương. Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng đó chính là xá lị.
    Tháng 3/1991, Phó hội trưởng Hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn, ủy viên thường vụ Hội Phật giáo Trung Quốc, sau khi viên tịch đã được hỏa táng theo tâm nguyện của ngài. Trong tro có tới 11.000 hạt xá lị, đạt kỷ lục thế giới từ trước đến nay về những trường hợp xá lị được ghi nhận chính thức.
    Viên xá lị có thể to như quả trứng vịt, đó là trường hợp của pháp sư Khoan Năng, vị trụ trì Tây Sơn Tẩy Thạch am ở huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ngày 27/9/1989, ngài viên tịch ở tuổi 93. Sau khi hỏa thiêu, người ta tìm thấy trong tro hài cốt 3 viên xá lị màu xanh lục, trong suốt, đường kính mỗi viên lên tới 3-4 cm, tựa như những viên ngọc lục bảo.
    Trái tim thành xá lị
    Trong một số trường hợp, xá lị chính là bộ phận nào đó của cơ thể không bị thiêu cháy. Tháng 6/1994, pháp sư Viên Chiếu, 93 tuổi, trụ trì chùa Pháp Hoa (núi Quan Âm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) trong một buổi giảng kinh tối đã nói với các đệ tử: "Ta sẽ để lại trái tim cho chúng sinh". Sau đó vị sư nữ này ngồi kiết già và viên tịch.
    Theo đúng pháp quy của nhà chùa, các đệ tử đặt thi thể bà lên một phiến đá xanh, xếp củi chung quanh và hỏa hóa. Lửa cháy sáng rực suốt một ngày một đêm. Trong đống tro nguội, các đệ tử thu được 100 viên xá lị to nhỏ khác nhau. Có viên thì hình tròn (xá lị tử), có viên lại nở xòe ra như những bông hoa (xá lị hoa). Những bông xá lị hoa trông rất đẹp, lóng lánh như những bông hoa tuyết, chung quanh còn được giát bằng những hạt xá lị nhỏ cỡ hạt gạo, sắc đỏ, vàng, lam, nâu... hết sức kỳ diệu.
    Nhưng điều kỳ diệu hơn cả là trái tim của bà không hề bị thiêu cháy. Sau khi ngọn lửa tắt, trái tim vẫn còn mềm, nóng, rồi mới nguội dần và cứng lại, biến thành một viên xá lị lớn, màu nâu thẫm. Khoảng 100 đệ tử có mặt trong lễ hỏa táng đã tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng đó.
    Theo lời kể lại, pháp sư Viên Chiếu là người từ bi, tính tình điềm đạm và ôn hòa, thường ngày bà chỉ ăn rất ít. Chùa Pháp Hoa đã cho người mang những viên xá lị đó đến giao lại cho Hội Phật giáo tỉnh Thiểm Tây.
    Khoa học còn "bó tay"
    Vài chục năm trở lại đây, giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng huyền bí được nhà Phật nói đến trong kinh điển. Thế nhưng khi bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng xá lị, họ đã gặp không ít trở ngại.
    Trước đây, người ta không tin là có xá lị Phật tổ. Mãi đến năm 1997, ông Peppé người Pháp khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía nam Népal, đã tìm thấy những viên xá lị đựng trong chiếc hộp bằng đá. Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi, nội dung như sau: ?oĐây là xá lị của đức Phật. Phần xá lị này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ?. Khám phá này đã chứng minh: Những gì được ghi trong kinh Trường A Hàm và một số kinh sách khác về việc phân chia xá lị đức Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là có thật. Điều kỳ lạ là trải qua hơn 25 thế kỷ, xá lị đức Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh màu sắc.
    Về sự hình thành của những viên xá lị, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng, do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lị.
    Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ số người ăn chay trên thế giới có tới hàng trăm vạn, nhưng tại sao không phải ai khi hỏa táng cũng sinh xá lị? Số người theo đạo Phật cũng nhiều vô kể, thế nhưng tại sao trong cơ thể những tín đồ bình thường lại không có xá lị?
    Một số nhà khoa học cho rằng, có thể xá lị là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật... Giả thuyết này cũng khó đứng vững. Bởi vì, sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên không hề phát hiện xá lị. Mặt khác, những cao tăng có xá lị thường sinh thời thường rất khỏe mạnh, tuổi thọ cũng rất cao.
    Nhà Phật cũng có những quan điểm riêng về vấn đề xá lị. Quan điểm thứ nhất cho rằng xá lị là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện. Quan điểm thứ hai cho rằng đó là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.
    Tuy nhiên, cuối cùng thì xá lị đã được hình thành như thế nào? Thành phần của nó ra sao? Chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, cũng chẳng phải kim cương, lục bảo, chỉ là tro cốt còn lại của người tu hành sau khi hỏa táng; vậy mà sao đốt không cháy, thậm chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc, thách thức với thời gian, chẳng mảy may hư hỏng...? Hàng loạt câu hỏi như vậy cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
  6. nuquainhatrang

    nuquainhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    TQ khai thàc du lìch Hoà?ng Sa


    Trung QuẮc 'àf chiẮm quĂ?n 'à?o Hoà?ng Sa tư? nfm 1974
    Chình phù? ViẶt Nam vư?a lĂn tiẮng tài khf?ng 'ình chù? quyĂ?n cù?a mì?nh 'Ắi với hai quĂ?n 'à?o Trươ?ng Sa và? Hoà?ng Sa và? cực lực phà?n 'Ắi viẶc Trung QuẮc khai thàc du lìch tài càc quĂ?n 'à?o nà?y.
    Khi 'ược hò?i vĂ? kẮ hoàch cù?a Sơ? Du lìch Hà?i Nam mơ? tuyẮn du lìch tới Hoà?ng Sa (Paracels), mà? Trung QuẮc gòi là? TĂy Sa, ngươ?i phàt ngĂn BẶ Ngoài giao ViẶt Nam LĂ Dùfng nòi ViẶt Nam cò "'Ă?y 'ù? bf?ng chứng lìch sư? và? cơ sơ? luẶt phàp" 'Ă? khf?ng 'ình chù? quyĂ?n 'Ắi với cà? hai quĂ?n 'à?o trĂn.
    Ă"ng Dùfng tuyĂn bẮ: "ViẶt Nam cực lực phà?n 'Ắi viẶc chình phù? Trung QuẮc thĂng qua kẮ hoàch (phàt triĂ?n du lìch)."
    "Hà?nh 'Ặng nà?y vi phàm nghiĂm tròng chù? quyĂ?n làfnh thĂ? cù?a ViẶt Nam và? khĂng cò lợi cho quà trì?nh 'à?m phàn giưfa hai nước nhf?m tì?m già?i phàp cơ bà?n và? lĂu dà?i cho vẮn 'Ă? chù? quyĂ?n trĂn biĂ?n."
    ViẶt Nam cùfng yĂu cĂ?u già?i quyẮt tranh chẮp thĂng qua 'à?m phàn hò?a bì?nh và? tĂn tròng luẶt phàp quẮc tẮ.
    Khu vực quanh càc quĂ?n 'à?o Hoà?ng Sa và? Trươ?ng Sa là? vù?ng nay nhiĂ?u quẮc gia, trong cò ViẶt Nam và? Trung QuẮc, tuyĂn bẮ chù? quyĂ?n.
    Tuy 'àf cò quy tf́c hà?nh xư? chung, nhưng 'Ăi khi vĂfn xà?y ra càc sự kiẶn thĂ?i bù?ng tranh chẮp giưfa càc bĂn.
    Mới nhẮt, hĂm 9/7 hà?i quĂn Trung QuẮc 'àf nàf sùng và?o ngư dĂn ViẶt Nam tài vù?ng biĂ?n gĂ?n Trươ?ng Sa, khiẮn mẶt ngươ?i thiẶt màng.
    KẮ hoàch du lìch
    Bào tiẮng Anh cù?a 'à?ng CẶng sà?n Trung QuẮc, tơ? China Daily, hĂm 10/8 'ưa tin vĂ? kẮ hoàch khai thàc du lìch Hoà?ng Sa cù?a giới chức 'f̣c khu Hà?i Nam, vư?a 'ược chình phù? thĂng qua.
    Bà?n tin nà?y trìch lơ?i quan chức tư? Sơ? Du lìch Hà?i Nam nòi càc cĂng ty lưf hà?nh lớn sèf 'ược phèp mơ? càc tua du lìch tới Hoà?ng Sa, theo càc lẶ trì?nh sf́p sffn.

    Trung QuẮc 'f̣t cfn cứ hà?i quĂn trĂn Hoà?ng Sa
    QuĂ?n 'à?o Hoà?ng Sa càch 'à?o Sanya ơ? cực Nam Hà?i Nam khoà?ng 180 hà?i lỳ.
    Cò tin ngoà?i Hoà?ng Sa, Cùc Du lìch trung ương Trung QuẮc cùfng sèf mơ? tuyẮn du lìch tới Trươ?ng Sa.
    Được biẮt kẮ hoàch khai thàc Hoà?ng Sa cù?a Sơ? du lìch Hà?i Nam 'àf 'ược lẶp ra tư? nfm 1994.
    MẶt phòng viĂn Trung QuẮc 'ược trìch lơ?i viẮt trong bà?n tin mĂ tà? "cà?nh vẶt trĂn Hoà?ng Sa cò?n 'èp hơn Hà?i Nam".
    "Nước trong 'Ắn nĂfi nhì?n thẮy cà bơi 10m dưới mf̣t nước. CĂy cò? mòc khf́p nơi, nhiĂ?u loài chim hiẮm khĂng thẮy ơ? 'Ău."
    HiẶn trĂn 'à?o Hoà?ng Sa chì? cò hiẶn diẶn cù?a quĂn 'Ặi Trung QuẮc.
    Trung QuẮc 'àf chiẮm hoà?n toà?n quĂ?n 'à?o Hoà?ng Sa tư? nfm 1974, sau mẶt trẶn chiẮn dưf dẶi với hà?i quĂn cù?a chình quyĂ?n miĂ?n Nam ViẶt Nam.
    HiẶn cò ba bĂn là? ViẶt Nam Trung QuẮc và? Đà?i Loan tuyĂn bẮ chù? quyĂ?n với quĂ?n 'à?o nà?y.
    --------------------------------------------------------------------------------
    TrĂ?n Vfn Bà?o Ngòc
    ĐĂ t>i lĂc cĂc 'ảng phĂi chĂnh trc (mất 'ất, mất chủ quyền), cho nhĂn dĂn (dĂn thường vĂ tTi bi lĂ kẻ thĂ của dĂn tTc. Điều nĂy người dĂn ai cũng thấy, ch? cĂ những ai c' tĂnh mu'n khư khư giữ quyền lực cho mĂnh thĂ khĂng thấy mĂ thĂi.
    ChĂng ta phải luĂn tĂm ni?m rằng quyền lợi dĂn tTc lĂ trĂn hết, quyền lợi qu'c gia lĂ trĂn hết vĂ phải bảo v? nĂ. Đất nư>c nĂy lĂ của tĂan dĂn VN chứ khĂng phải của riĂng mTt 'ảng phĂi nĂo. ChĂng ta phải thức t?nh 'f nhận ra ai lĂ anh em ruTt thc khi quĂ muTn.
    Ă"ng cha ta 'Ă từng cĂ cĂu mĂ chĂng ta cần nĂn phải nh> "KhĂn ngoan 'Ă 'Ăp người ngĂai, gĂ cĂng mTt mẹ ch> hĂai 'Ă nhau". ChĂng ta phải '"ng tĂm hi?p lực, 'ảng phĂi nĂo, t. chức nĂo lưu tĂm 'ến vấn 'ề nĂy, cĂ thf dĂm cất lĂn tiếng nĂi bảo v? 'ất nư>c, bảo v? dĂn tTc thĂ ắt nhiĂn nhĂn dĂn sẽ tĂn nhi?m, sẽ yĂu mến chọn lĂm người 'ại di?n, người bảo v? cho mĂnh. Khi 'Ă m>i lĂ chĂnh quyền của nhĂn dĂn.
    KhĂng nĂu tĂn
    TQ cĂ dĂ tĂm bĂnh trư>ng thĂ ai cũng biết 'iều 'Ă. Tuy nhiĂn thế h? hi?n nay của TQ lĂ thế h? con mTt. Mười nfm nữa hay hai mươi nfm nữa thĂ khĂng ai biết 'ược 'iều gĂ sẽ xảy ra. QuĂn tử bĂo thĂ mười nfm, hai mươi nfm cũng khĂng muTn. Đến lĂc 'Ă VN sẽ lại chiếm luĂn Hải Nam lĂm ch- 'i dạo.
    Granite
    Đảng CSVN 'ặt quyền lợi của dĂn tTc trĂn quyền lợi 'ảng thĂ vấn 'ề 'ược giải quyết. Ch? cần â?odoạâ? TĂu nếu â?oĂngâ? ức hiếp â?otĂiâ? quĂ tĂi sẽ từ bỏ â?oChuyĂn chĂnh vĂ sảnâ?. TĂu mặc dĂ rất mạnh nhưng cũng cĂ 'ifm yếu, nếu người Vi?t khai thĂc 'ược thĂ khĂng sợ gĂ TĂu. TĂm lại ''i 'ầu v>i kẻ thĂ cĂ nhiều cĂch, mạnh chưa hẳn lĂ kẻ chiến thắng. V>i tĂi hĂnh thức ch'ng TĂu bĂy giờ lĂ khĂng xĂi hĂng TĂu, kf cả hĂng của hĂng Mỹ, ChĂu Ăuâ? mĂ sản xuất Y TĂu
    NVT, Sà?i Gò?n
    Theo tĂi, khĂng phải lĂ bi quan nhưng v>i tĂnh hĂnh hi?n nay vi?c TQ lại dĂng vũ lực lần nữa 'f chiếm n't Trường Sa như họ 'Ă từng lĂm Y HoĂng Sa khĂng phải lĂ khĂng thf xảy ra vĂ lĂc 'Ă chĂng ta sẽ ch'ng lại như thế nĂo v>i trang bc như Mỹ hoặc Nga cĂn '"ng bĂo Hải Ngoại thĂ họ lại Y xa quĂ vĂ họ cũng cĂn cĂ nhiều vấn 'ề riĂng tư phải quan tĂm vĂ giải quyết.
    Vi?t Nam 'Ă bỏ lỡ quĂ nhiều cơ hTi trong quĂ khứ vĂ hi?n tại 'f tfng gấp nhiều lần sức mạnh kinh tế vĂ quĂn sự của mĂnh lĂn vĂ 'Ăy lĂ cĂi giĂ phải trả, ch? cĂ 'iều sẽ chẳng cĂ cơ hTi 'f sửa v>i mTt anh lĂng giềng luĂn dĂm ngĂ vĂ chẳng bao giờ mu'n chĂng ta mạnh lĂn, 'Ăy thật sự lĂ mTt n-i buĂ?n vĂ lĂ mTt n-i nhục cho những ai cĂn chĂt tĂm huyết v>i 'ất nư>c. HĂy bĂnh tĂm mĂ suy nghĩ v>i mTt cĂi 'ầu lạnh: chĂng ta lĂm gĂ 'f ch'ng lại, chẳng lẽ vĂc mTt s' tĂu cĂy ra 'ảo 'f bắc loa kĂu gọi họ :"Vi?t Nam cĂ 'ầy 'ủ..." chấm hết r"i cĂc '"ng bĂo ơi!
    Hoà?ng DiẶu, Đà? Nffng
    TĂi rất bu"n m-i khi 'i ngang sY nTi vụ thĂnh ph' ĐĂ Nẵng thấy tấm bảng nhỏ xĂu ghi "ủy ban nhĂn dĂn huy?n 'ảo HoĂng Sa ", 'Ăy lĂ mTt nĂfi nhục mĂ nhĂn dĂn VI?T NAM chĂng ta, bất kf giĂu nghĂo, tĂn giĂo, chĂnh tr. Đất 'ai của Ăng bĂ t. tiĂn mĂ khĂng cĂ nơi 'f 'ặt tấm bảng "khĂng cĂn mảnh 'ất cắm dĂi".
    TĂi 'ề nghi cĂc cường qu'c khĂc, kf cả MỸ trong mọi lĩnh vực 'f tạo Ăp lực cho phĂa Trung Qu'c v>i mTt 'iều ki?n : bĂnh 'ẳng cĂng cĂ lợi; trĂnh chơi nhầm v>i anh như anh Trung CTng ('fu giả, xảo trĂ, lật lọng, bĂ quyền...).
    Andy Vùf
    TĂi hoĂn tĂan '"ng Ă v>i cĂc Ă kiến 'Ă 'fng. TĂi rất sĂi mĂu khi nghe bọn TQ chiếm 'ất của 'ất nư>c mĂnh. Tất cả những người con của quĂ hương mẹ Vi?t Nam trĂn khắp thế gi>i hĂy chung tay '"ng lĂng ch'ng lại bọn giặc cư>p nư>c nĂy. Đừng 'f chĂng nĂ "ỷ l>n hiếp nhỏ". Mọi người '"ng lĂng.
    Mành Thươ?ng QuĂn
    NẮu như chình phù? Trung QuẮc 'àf thĂng qua mà? nhà? nước ViẶt Nam khĂng cò hà?nh 'Ặng kìp thơ?i mành mèf thì? khi càc tour du lìch TQ và?o hoàt 'Ặng thì? càc tranh càfi trước HĐLHQ sèf yẮu lỳ cho ta. TruyĂ?n thĂng nĂn 'fng tin rĂ?m rẶ trong nước và? hà?i ngoài; mùc 'ìch tào mẶt phà?n ứng mành mèf toà?n nước và? mòi ngươ?i ViẶt khĂng phĂn biẶt tĂn giào chình trì.
    Sự phà?n 'Ắi 'Ă?ng bẶ khf́p thẮ giới sèf tào mẶt mf̣t trẶn ngoài giao bẮt lợi cho TQ trước Olymic 2008. ViẶc là?m nà?y trài với cĂng ước QT ròf rà?ng là? ỳ? mành khi TS và? HS cò?n trong vò?ng tranh chẮp. Nhà? nước VN chì? khèo lèo mơ? trẶn ngoài giao trành nhưfng va chàm trực diẶn bẮt lợi với hò. Càc CĐNV hà?i ngoài dìf nhiĂn sèf tàm bò? ngoà?i sự dì biẶt và? tẶn lực hươ?ng ứng. BiĂ?u tì?nh, TN thư ... phà?n 'Ắi tư? ĐĂng sang TĂy. Thư? xem Bf́c Kinh cò dàm bước tới trong khi hò 'ang cẮ xĂy và? sư?a 'Ă?i thương hiẶu vì? càc tai tiẮng gĂ?n 'Ăy.
    Sơn Hà?
    "KhĂn nhĂ dài chợ" lĂ những từ chĂnh xĂc 'f ch? cĂc nhĂ lĂnh 'ạo VN . Nếu như trong bT mĂy lĂnh 'ạo từ trung ương 'ến 'c thĂ khĂng cĂ chuy?n 'f cảnh bc trong vĂng (trong 'Ă cĂ VN vĂ TQ) kf từ khi khĂm phĂ cĂc mỏ dầu khĂ chứ khĂng thật sự thuTc hẳn chủ quyền của 1 qu'c gia nĂo cả. Đảo thĂ qĂa nhỏ, con người khĂng thf sinh s'ng 'ược vĂ nhất lĂ khĂng cĂ nư>c ngọt. Tất cả ch? vĂ xfng dầu mĂ thĂi. Xem bấm vĂo 'Ăy 'f biết thĂm chi tiết về những quần 'ảo nĂy: http://www.globalsecurity.org/military/world/war/spratly.htm
    NM, FL
    Theo tĂi, chĂng ta khĂng quĂ nĂng nảy vĂ ai cũng biết vi nhau cĂng sau 'Ă ng"i lại vĂ 'iều ki?n 'f vạch 'c 'ương kim vĂ chĂnh phủ hi?n thời VN. VĂ 'Ăy lĂ cơ hTi t't cĂ thf thay '.i phương cĂch th'ng trc của toĂn thf dĂn Vi?t mĂ cả hai phĂa NTi-Ngoại cần phải thay '.i lập trường ThĂ Hận.
    Dung, Canada
    Vi?t Nam vĂ TQ 'ều lĂ 2 nư>c XHCN. Mục 'Ăch cu'i cĂng của XHCN lĂ tiến lĂn thế gi>i 'ại '"ng, khĂng cĂn biĂn gi>i nữa, nhưng lĂc nĂo nư>c l>n cũng mu'n xĂm chiếm, nư>c nhỏ mu'n gĂn giữ như vậy thế gi>i 'ại '"ng lĂ khĂng tưYng hay sao? Nếu vậy XHCN cũng lĂ hư cấu nĂ 'Ă bi TQ 'ược mĂ từ bỏ thĂ rất khĂ khfn vĂ quyền lợi 'ảng viĂn quĂ l>n, thĂi thĂ mặc cho thế h? mai sau lo li?u.
    Phàm Sơn, Cali
    ChĂnh quyền trong nư>c hĂnh xử quĂ nhu nhược 'ến n-i 'f chĂnh dĂn mĂnh chi lĂng người. Nếu cTng '"ng hải ngoại bifu tĂnh rầm rT chuy?n nĂy thĂ chắc chắn ghi 'ifm v>i nhĂn dĂn trong nư>c gấp hĂng trfm lần vi?c 'ấu tranh cho dĂn chủ 'ấy.
    Quang, South Carolina
    Gửi Ẩn Danh: Thời "cĂn cĂi lai quần cũng 'Ănh" 'Ă qua lĂu r"i. TĂnh thế nay 'Ă khĂc xưa nhiều lắm r"i. Ừ, khi 'Ă hết cĂch r"i thĂ ch? cĂn nư>c 'Ănh nhau thĂi. Song chưa 'Ănh chĂc gĂ, ch? cần Ăng l>n Bắc Kinh ho mTt tiếng lĂ chĂ em HĂ NTi 'Ă lo cu'ng cĂ kĂ. M>i cĂ vĂi chiĂu 'Ăn giĂ như thu mua mĂng trĂu bĂ, r. cĂy h"i, '"ng phế li?u v>i giĂ cao 'Ă lĂm Vi?t Nam lao 'ao r"i.
    Anh Minh, Sà?i Gò?n
    Đất 'ai lĂ khĂc ruTt của cha Ăng 'f lại, khĂng vĂ mất 'oĂn kết mĂ 'f mất 'ất 'ai. TĂi thấy cĂ Ă nĂy mu'n bĂn v>i mọi người, TQ họ lắm mưu chư>c, ta cũng dĂng mưu chư>c, hi?n nay cĂ mTt bT phận trong cTng '"ng hải ngoại ''i lập v>i trong nư>c, vĂ vậy nĂn khai thĂc cĂi thế nĂy. VĂ lĂ ''i lập nĂn ta t. chức bifu tĂnh rầm rT tại cĂc qu'c gia phương tĂy, tạo tiếng vang cần thiết 'f Ăp lực v>i TQ, 'iều mĂ VN hi?n tại khĂng lĂm 'ược do tế nhi vấn 'ề bifn, chủ quyền bifn của VN, nhất lĂ ''i v>i vấn 'ề Quần 'ảo HoĂng Sa vĂ Trường Sa. RĂ rĂng, TQ 'ang lấn Ăp vĂ Ăp VN về nhiều lĩnh vực trong 'Ă cĂ vấn 'ề chủ quyền lĂnh th.. ChĂng ta 'ang Y thế yếu, bn mạnh của dĂn tTc... Mong rằng r"i sẽ 'ến lĂc kẻ gĂy hấn sẽ phải biết 'iều hơn.. VN cần trY thĂnh '"ng minh chiẮn lược của Mỹ vĂ Nga...
    Minh, Melbourne
    Ă"ng LĂ Dũng Ă, Ăng cĂn chiĂu gĂ nữa thĂ xuất n't ra 'i. Đứa chĂu sắp 'i học l>p mTt của tĂi cĂn phĂt bifu cĂu tủ "Vi?t Nam cĂ 'ầy 'ủ bằng chứng ..." dĂng dạc vĂ 'anh thĂp hơn Ăng nhiều. TĂi mĂ lĂ chủ tc thĂ 'Ă dắt tay Ăng lĂng giềng Trung Qu'c ra trư>c tĂa Ăn qu'c tế từ lĂu, 'em hết bằng chứng lc quan tĂa 'f ngĂi phĂn xử cho ra ngĂ ra khoai. MTt lần cho xong 'ứt 'uĂi con nĂng nọc.
    Ă,?n danh
    TĂi nh> cĂ lần, nghe trĂn lĂn sĂng phĂt thanh BBC mTt cĂu chuy?n nĂi về du học sinh VN vĂ TQ Y Gia nĂ Đại, 'ại loại như sau:Khi 'ược biết du sinh VN khĂng giao tiếp 'ược v>i du sinh TQ bằng tiếng Hoa, du sinh TĂu 'Ă nĂi: "ChĂng mĂy nĂn học tiếng Hoa 'i!Trư>c sau gĂ VN cũng lĂ mTt t?nh của Trung Qu'c thĂi!"(quả lĂ phĂch l'i theo kifu bĂ quyền) VĂ hĂnh như vĂ chuy?n nĂy sau 'Ă cĂ dẫn 'ến ẩu 'ả giữa hai nhĂm du sinh.Li?u cĂ lấy lại Trường sa , HoĂng Sa bằng:"Bằng chứng lc. KhĂng 'ược 'f bĂn ngoĂi lợi dụng tĂnh thế. KĂu gọi tất cả người VN trong nư>c vĂ ngoĂi nư>c hĂnh 'Tng cương quyết vĂ cứng rắn 'f TQ khĂng cậy l>n mĂ ức hiếp nư>c bĂ như VN. ChĂng ta cĂ chủ quyền của chĂng ta. ĐĂ lĂ 'iều quan trọng nhất 'f chĂng ta 'ấu tranh.
    Ngươ?i yĂu nước, VN
    Cứ mĂfi lĂ?n nghe thẮy tin TQ giơ? trò? với VN là? tĂi lài thẮy sĂi màu lĂn. Lìch sư? nước ViẶt cà? ngà?n nfm 'àf chứng minh ngươ?i dĂn VN khĂng bao giơ? chìu khuẮt phùc dĂn TQ cà?. NhĂn sự kiẶn nà?y tĂi kĂu gòi ngươ?i dĂn VN khf́p thẮ giới hàfy tàm dèp bò? Ăn oàn trong nhà?, 'Ă? 'oà?n kẮt lài chẮng kè? thù? khĂng 'Ặi trơ?i chung là? dĂn TQ.Hàfy vì? danh dự cù?a ngươ?i VN, cù?a dò?ng màu ViẶt.
    ĐĂ?ng bà?o trong nước thì? khĂng cò 'iĂ?u kiẶn do chình sàch cù?a 'à?ng cẶng sà?n, khĂng hiĂ?u sao 'Ă?ng bà?o hà?i ngoài cùfng khĂng lĂn tiẮng gì?? Tài sao khĂng tĂ? chức biĂ?u tì?nh ơ? tẮt cà? càc 'ài sứ quàn TQ trĂn khf́p thẮ giới? KhĂn ngoan 'Ắi 'àp ngươ?i ngoà?i, gà? cù?ng mẶt mè chớ hoà?i 'à nhau.

  7. biendaikho

    biendaikho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    3.896
    Đã được thích:
    0
    Cựu thu? tướng nói vê? báo Tuô?i Tre?


    Logo cu?a Tuô?i Tre?
    Tơ? báo có số phát ha?nh lớn tại VN đang chuâ?n bị thay hai phó tô?ng biên tập
    Trong một động thái được đánh giá là để giúp cho báo Tuổi Trẻ, cựu Thủ tướng Vof Văn Kiệt đaf có buổi trao đổi với Thành Đoàn TPHCM.
    Dù báo chí Việt Nam vâfn chưa có tin tức gi? về việc bổ nhiệm lại nhân sự trong tòa báo, với quyết định thôi chức hai phó tổng biên tập Huỳnh Sơn Phước và Quang Vĩnh, có vẻ như dư luận đaf khiến vị cựu lafnh đạo còn đầy uy tín phải lên tiếng.
    Hôm 21.08, ông Vof Văn Kiệt đaf trao đổi gần bốn giờ liền về nhiệm vụ của Ban Thường vụ Thành Đoàn, Cơ quan chủ quản báo Tuổi Trẻ.
    Chính thức mà nói, buổi trao đổi nhằm vào định hướng nhiệm vụ của cơ quan này trước Đại hội Đoàn TPHCM vào tháng 10 tới nhưng với sự có mặt và các phát biểu của Tổng biên tập Lê Hoàng, vai trò của báo Tuổi Trẻ là đề tài được bàn đến.
    Bí thư Thành Đoàn Tất Thành Cang cufng thừa nhận từ một tờ báo của cơ quan ông, nay Tuổi Trẻ đaf trở thành nhật báo lớn nhất nước với lượng phát hành 450 nghi?n bản môfi ngày.
    Về phía mi?nh, Cựu Thủ tướng Vof Văn Kiệt đưa ra luận điểm rằng Tuổi Trẻ, với tư cách là tờ báo lớn nhất nước "không còn mặc được cái áo của Thành Đoàn trước đây".
    Ông nói: "Tuổi Trẻ không chỉ viết về đối tượng tuổi trẻ, thanh niên không chỉ xaf hội, đời sống mà là nhưfng vấn đề chính trị nưfa".
    Cách nói của ông Kiệt như gợi ý rằng việc dùng Thành Đoàn điều động nhân sự của Tuổi Trẻ một cách âm thầm như thời gian qua là không ổn.
    Tờ Tuổi Trẻ đaf có vai trò lớn trong việc tạo nền tảng dư luận cho công cuộc Đổi Mới từ thời Tổng bí thư Nguyêfn Văn Linh.
    Dư luận trong và ngoài nước tin rằng nhiều lafnh đạo từ các tỉnh phía Nam, kể cả các vị đương nhiệm như Thủ tướng Nguyêfn Tấn Dufng và Chủ tịch nước Nguyêfn Minh Triết đaf tạo dựng vị thế chính trị phần lớn nhờ vào làn sóng cải tổ và các thành quả của Đổi Mới.
    Tuy thế, tính phản biện xaf hội cao của Tuổi Trẻ và báo chí theo xu hướng Đổi Mới nói chung đôi khi đaf khiến các chính trị gia e ngại một bước đi quá đà.
    Việc ông Vof Văn Kiệt vào cuộc, dù gián tiếp, chắc chắn sef tạo ra nhưfng tranh luận ở nhiều cấp khác nhau về nhưfng gi? xảy ra với Tuổi Trẻ.

    Nguồn: BBCVnese
  8. CrescentDay

    CrescentDay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    LOÀI VẬT CŨNG CÓ ?oTÂM HỒN?
    Loài hươu cao cổ thường nhìn đám thợ săn với đôi mắt rất ?oai oán? trước khi lìa đời. Nhiều thợ săn đã bị ám ảnh bởi đôi mắt của con hươu lúc ấy vì trông biểu cảm không khác gì mắt người.
    Nhiều loài vật nuôi trong nhà hay thú hoang đôi khi có những biểu hiện cảm xúc khiến con người phải ngạc nhiên. Chúng cũng biết giận hờn, buồn, vui, biết đùm bọc, yêu thương nhau, biết ?ohợp đồng tác chiến?, chia sẻ lợi ích, báo oán trả ân, ăn năn hối lỗi... Tất cả những điều đó buộc các nhà khoa học phải đặt câu hỏi: Phải chăng loài vật cũng có tâm hồn?
    Nhà sinh vật học người Anh Richardson Witt trong cuộc đời nghiên cứu của mình đã không ít lần tận mắt chứng kiến những chuyện lạ lùng về thế giới động vật. Một lần, ông bắt gặp đàn quạ khoang đậu kín một bụi cây, vỗ cánh và rít lên những âm thanh chói tai. Khi đến gần, Richardson nhận thấy chúng đang vây quanh một con quạ khác đứng ủ rũ, gấp đầu vào cánh, không dám ngẩng mặt lên. Cả đàn quạ thi nhau ?orủa xả?, kết tội như một hình thức ?oxét xử trong dòng họ? hay ?ophiên tòa lưu động?.
    Richardson Witt tiếp tục bí mật theo dõi và biết rằng mình đoán không sai. Con quạ cô độc thỉnh thoảng ngẩng lên, len lén, mắt lộ rõ vẻ cầu khẩn. Vô ích, cả đàn quạ tiếp tục ?olăng nhục?. Tiếp đó, con quạ lớn nhất có bộ vó rất dữ tợn chen vào giữa, kêu lên ba tiếng. Cả đàn im bặt, con quạ khốn khổ kia bấy giờ mới dám kêu lên khe khẽ như thể ?ocầu cứu?. Con quạ đầu đàn lại kêu lên ba tiếng nữa, lập tức cả đàn xúm vào xâu xé, vặt lông kẻ tội đồ đến chảy máu.
    Vô tình được mục kích trọn vẹn cuộc ?oxử tội? này, Richardson Witt rất ngạc nhiên và sửng sốt tuy ông không thể hiểu được lý do của ?ophiên tòa? ấy. Bởi vì từ trước đến nay, con người, ngay cả những người nghiên cứu về thế giới loài vật như ông, vẫn cứ cho rằng động vật không thể có tâm hồn hay tình cảm được, mặc dù nhiều loài đã biểu lộ óc thông minh sắc sảo, trí nhớ tuyệt vời và những hành động khôn ngoan đến khó tin. Con người luôn tự hào rằng mình là loài sinh vật duy nhất trên hành tinh biết suy nghĩ và có cảm giác. Richardson Witt cho rằng vấn đề này cần được xem xét lại, bởi đã có quá nhiều sự kiện đủ sức phản bác quan điểm truyền thống.
    Trong tác phẩm ?oCuộc sống tình cảm của động vật?, Marc Bekoff, chuyên gia về hành vi của động vật thuộc Đại học Colorado, Mỹ, đã thống kê được nhiều dẫn chứng về các sắc thái tình cảm vui mừng, đau buồn, giận dữ, yêu thương... của thế giới động vật mà ông có dịp chứng kiến. Marc Bekoff cho rằng, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy suy nghĩ của động vật có thể ẩn chứa tình cảm tương tự như con người.
    Câu ?oCon chim sắp chết cất tiếng hót bi ai? của người phương Đông là một tổng kết khái quát về cảm xúc của động vật trước khi từ giã cõi đời. Thợ săn châu Phi là những người chứng kiến nhiều nhất cảm xúc của các loài thú khi bị thương. Họ cho rằng gấu, hươu là những loài có tình cảm rõ rệt. Khi bị dồn vào bước đường cùng, chúng thường phản công dữ dội. Một khi bị trúng đạn, chúng thường ?okhóc? trước khi nhắm mắt. Hươu cao cổ cũng thường nhìn đám thợ săn với đôi mắt rất ?oai oán? trước khi lìa đời. Nhiều thợ săn đã bị ám ảnh bởi đôi mắt của hươu cao cổ lúc ấy vì trông không khác gì mắt người.
    Ông Nemrod, một nhà văn người Anh, kể về chuyến săn linh dương châu Phi của mình : ?oTôi bóp cò, con vật ngã chổng vó, máu tuôn xối xả. Khi tiến lại gần, tôi định bồi thêm phát nữa thì chợt bủn rủn cả tay chân vì nhìn thấy đôi mắt của con linh dương nửa căm hờn, nửa sửng sốt. Tôi gác súng từ đó vì không bao giờ quên được hình ảnh ấy, nhất là đôi mắt đẫm nước của nó?.
    Có những chú voi bị bắn hụt sau hàng chục năm vẫn nhớ như in khuôn mặt kẻ đã nã đạn vào nó và tìm cách ?oân đền oán trả?. Qua những hành động dìu đồng loại bị thương, phun nước đào huyệt, thả xác đồng loại xuống và lấy cỏ phủ lên, con người phải công nhận rằng voi đôi khi có những hành động khôn đến không ngờ. Trước khi từ giã người bạn quá cố, nó cũng khóc, đứng trầm mặc một lúc với khuôn mặt thờ thẫn. Quả là không ngoa khi người ta nói voi là một trong những loài động vật thông minh nhất và có trí nhớ tốt nhất.
    Bên cạnh sự căm thù, nhiều loài vật cũng biểu lộ sự hàm ơn và tìm cách trả ơn vì những gì con người đã làm cho chúng. Tháng 12/2005, một con cá voi cái dài 15 m, nặng 50 tấn bị mắc lưới may mắn được một nhóm thợ lặn Na Uy giải cứu. Sau khi được tự do, ?ocô nàng? cọ mũi vào từng thợ lặn rồi bơi xung quanh - một cử chỉ mà theo các chuyên gia về cá voi là ?osự giao tiếp khác lạ và hiếm thấy?.
    Không chỉ có những xúc cảm tồn tại trong chốc lát, đời sống tâm hồn của loài vật đôi khi là quá trình với nhiều diễn biến phức tạp. Tại vườn thú London, nhà khoa học Jame Taylor đã vô cùng kinh ngạc khi nhận ra thái độ của một gia đình khỉ đầu chó lúc trời mưa. Hai vợ chồng thu mình vào góc chuồng, khỉ mẹ ấp chặt khỉ con vào lòng để che mưa. Lát sau, do cao hứng, khỉ con nhảy vào lòng bố rứt lông bụng. Cáu tiết, khỉ bố nắm cổ "quý tử" và lăng ngay một phát ra giữa sân ướt nhẫy. Khỉ con chưa kịp tru tréo, khỉ mẹ đã nhào đến cắn cho chồng một phát nhớ đời rồi bế con vào chỗ có mái che.
    Taylor kinh ngạc bởi trong xã hội khỉ đầu chó, con cái ít khi dám ?oláo? với con đực. Chưa xong, khỉ mẹ giận khỉ bố suốt hai tuần liền, nhe nanh cảnh cáo mỗi khi chồng mon men lại gần. ?oChiến tranh lạnh? kéo dài và Taylor không khỏi bật cười thú vị khi thấy rõ thái độ chán nản của khỉ bố, ra vẻ ?ocon hư tại mẹ, cháu hư tại bà?. Hành động đặc sắc cuối cùng để xóa bỏ hận thù là khỉ bố ?ohối lộ? vợ 3 quả chuối thật to. Rõ ràng khỉ đầu chó không phải là ngu như ta tưởng mà có nhiều tình cảm và suy nghĩ giống như người.
    Còn vô vàn thí dụ mà không thể kể hết ra đây. Động vật cũng biết giận hờn, căm thù, uất ức và tủi thân, biết bênh nhau, trả nghĩa, trả thù, biết chia buồn, biết cùng vui... Vậy tại sao lại không thể nghĩ đó là tâm hồn của chúng?
    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
    Được crescentday sửa chữa / chuyển vào 10:28 ngày 24/08/2007
  9. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    THÂN GỬI NHỮNG NGƯỜI BẠN CHUẨN BỊ VÀO "TÙ CHUNG THÂN"
    Cưới... con một


    Có con chưa đầy hai tháng tuổi, gia đình Tuấn - Hoa lâm vào cảnh dở khóc dở cười: cha mẹ vợ thì muốn rể về ở nhà bên ?onhạc phụ?, trong khi ba mẹ ruột thì nhất quyết bắt con dâu, cháu nội. Đôi vợ chồng trẻ không biết phải thu xếp thế nào cho vẹn cả đôi đường vì cả hai đều là con một...
    Trước ngày cưới, bạn bè thắc mắc ?oai sẽ về nhà ai? Đưa dâu hay ở rể??, cả hai thường cười xòa ?otháng ở nhà này, tháng ở nhà kia, có gì đâu mà bàn tính cho mệt, còn trẻ mà??.
    Nhưng đến nay, chuyện ?ogia đình di động? thế này không còn đơn giản như họ nghĩ, nhất là khi Hoa sinh con. Nhà bên vợ thương con gái, không muốn đứa con duy nhất phải vất vả nên cương quyết bắt Tuấn phải ở rể. Gia đình bên nhà Tuấn rất thương con dâu, không bao giờ có cảnh ?okhắc khẩu? nhưng đối với chuyện sang ở rể luôn bên ấy thì giống như chuyện ?omặt trời không thể mọc hướng tây?. Gia đình hai bên làm mặt lạnh với nhau. Chỉ tội cho Tuấn, đang có vợ, có con lại trở nên ?omồ côi?.
    Phúc và Tâm cũng lâm vào tình cảnh tương tự, nhưng cả hai không đến nỗi nhức đầu như gia đình của Tuấn và Hoa. Nói ra thật là mỉa mai vì anh đã bị gia đình Tâm loại ra ngay từ vòng sơ tuyển ?oở nhà anh hay nhà của tui?. Và đây không phải là trường hợp duy nhất trong những gia đình có con một...
    Đúng là vấn đề tiến thoái lưỡng nan. Tuy nhiên, không ít đôi vợ chồng trẻ đã giải quyết vấn nạn khá vẹn hiếu vẹn tình. B. là con trai út nên cả nhà mong đợi có dâu con ở nhà để ra vào vui vẻ, việc cúng giỗ có người chăm lo. Do đó, khi chọn được người con dâu ngoan hiền cả nhà ai cũng mừng thầm, nhưng gia đình cũng khá ?osốc? khi biết T. là con gái duy nhất của anh chị sui. Bài toán được đưa ra ?oở đâu??. T. và B. xin phép cha mẹ... ở riêng.
    Họ sẽ sắp xếp thăm hai gia đình vào những ngày cuối tuần. Thêm vào đó, gia đình cả hai đều là những người hiểu chuyện, nên không câu nệ chuyện ?oở nhà anh hay nhà tôi? vì cha mẹ nào mà chẳng muốn con mình hạnh phúc khi kết hôn, ai nỡ để tan đàn xẻ nghé. Thay vì tranh cãi, giành phần thắng cho mình, hai sui gia bắt tay nhau góp tiền làm của hồi môn cho các con, bên lo đất, bên cất nhà, còn nội thất thì giao cho T. và B. chăm chút.
    Còn Tuấn và Hoa sau thời gian căng thẳng, anh cũng tìm được cách thuyết phục cha mẹ cho phép mình sang chăm sóc vợ trong thời gian này với lý do vợ mới sinh... còn yếu. Phần Hoa cũng ngày đêm thủ thỉ cùng bên nhà không nên quá ép buộc chàng rể. Đợi đứa con cứng cáp, hai vợ chồng liền ngỏ ý xin ra ở riêng...
    Nhiều chuyên gia tâm lý nhận xét: chuyện "ở nhà tôi hay nhà anh" chỉ là tâm lý thông thường của các bậc cha mẹ có một con, hay có con trai út. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên dùng đó làm áp lực đối với con cái đã trưởng thành. Trong lúc này, những người trẻ nên thuyết phục một cách nhẹ nhàng và có lý giúp người lớn nhận ra "ở nhà nào cũng được, miễn là có hạnh phúc". Trong điều kiện không thể dung hòa giữa hai gia đình thì phương án tốt nhất là nhẹ nhàng xin phép người lớn "ra ở riêng".

    PHƯƠNG THẢO
    (Nguồn: Tuoitre online)
  10. biendaikho

    biendaikho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    3.896
    Đã được thích:
    0
    Nỗi buồn ngày khai trường
    TT - Ngày 5-9, tôi dẫn đứa con trai 5 tuổi của mình dự lễ khai giảng tại Trường mầm non 4, P.4, Q.3, TP.HCM. Cũng như bao bậc phụ huynh khác, đó là ngày mà gia đình tôi tràn ngập cảm xúc háo hức và phấn khích dù chúng tôi phải đối diện rất nhiều lo toan, nhất là chuyện học phí trong ngày đầu năm học mới.
    Nhưng cái cảm xúc thiêng liêng, mừng rỡ ấy chợt tan biến khi tôi bắt gặp những hình ảnh không đẹp chút nào ngay ở lối dẫn vào các lớp học. Ở đó, ban giám hiệu trường cho đặt một cái bàn thu học phí. Phụ huynh nào muốn cho con mình vào lớp học, buộc phải đóng tiền tại đây và trình biên lai cho cô giáo phụ trách mới được bước vào lớp.
    Và rồi sự cố đau lòng đã xảy ra khi một số bậc phụ huynh không hiểu vì lý do gì (có thể chưa kịp xoay tiền) đã không có tiền đóng. Theo qui định của trường, đứa bé sẽ không được bước vào lớp vì chưa có biên lai nộp tiền! Tôi xót xa vô cùng khi chứng kiến hình ảnh một bà mẹ năn nỉ đủ lời để con mình được vào lớp, nhưng những gì bà nhận được vẫn là cái lắc đầu vô cảm của người thu phí. Bà lủi thủi dắt con mình ra về dù cháu bé đang mặc bộ đồng phục của trường được ủi cẩn thận, tươm tất. Có lẽ đêm trước đó người mẹ đã chuẩn bị rất chu đáo cho ngày khai giảng của bé.
    Tôi không sao quên được đôi mắt buồn đến ngơ ngác của đứa bé khi hai mẹ con bước ra khỏi cổng trường. Bé còn quá nhỏ, chắc vẫn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tôi tin chắc kỷ niệm buồn trong ngày khai giảng này sẽ là dấu ấn khó phai nhạt trong tâm trí của bé. Rồi đây khi lớn lên, bé sẽ nghĩ gì về cuộc sống xung quanh mình đầy những tờ biên lai... lạnh lùng, sòng phẳng!?
    Nguồn: TuoitreOnline

Chia sẻ trang này