1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi biendaikho, 04/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nuquainhatrang

    nuquainhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    NTC ai thích mặc đồ màu hồng nhỉ???
  2. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Kẻ mà Ai cũng biết đấy là ai.
  3. coco_199

    coco_199 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0


  4. nuquainhatrang

    nuquainhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    Đám cưới "***y"
    Hôm chủ nhật vừa rồi có đi đám cưới thằng em họ bên ngoại, đám cưới cũng bình thường như mọi cái đám cưới vậy. Nhưng điều đặc biệt ở đây là ban nhạc chơi cho đám cưới là 1 ban nhạc mà tất cả các thành viên đều toàn là những người của thế giới thứ 3 trình diễn.
    (Chúng tôi đã thay tiêu đề, thêm lời bình ảnh và cắt, che đi 1 số chỗ cần che)
    Dạo đầu là những bài hát chúc mừng, đến hơn giữa buổi tiệc thì mà trình hấp dẫn bắt đầu. Một em gái đã đi giải phẩu thẩm mỹ toàn thân, nói đúng hơn là giải phẩu thay đổi cấu tạo 1 cách toàn diện "cắt cái ở dưới, đắp cái ở trên"......hihiii..... Nói thiệt, trông "cô nàng" thật hot với những màn biểu diễn "ấn tượng"!
    Sau đây là vài tấm hình cho pà kon "thưởng lãm".
    [​IMG]
    Sự xuất hiện của "thế giới thứ 3" khá ấn tượng
    [​IMG]
    Xét về ngoại hình và khuôn mặt thì... cũng khả ái đấy chứ nhỉ
    [​IMG]
    Lạnh lùng đổ nến nóng lên đùi
    [​IMG]
    Và sẵn sàng cho màn bốc lửa nhất...
    [​IMG]
    Đổ trực tiếp lên chỗ....
    [​IMG]
    ... và nữa
    [​IMG]
    ... tiếp nữa
    [​IMG]
    Còn nến là còn đổ
    [​IMG]
    Cứ đà này thì đúng gọi là tắm nến nóng
    [​IMG]
    May quá hết rồi. Fan này hâm mộ quá lên tặng hoa liền!
    [​IMG]
    Khoe hàng lần chót...
  5. Changes_of_my_life

    Changes_of_my_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.867
    Đã được thích:
    0
    E hèm, đầu tuần nói chuyện tí chơi nào...
    Thực ra cái ý sâu xa của bài báo lãng xẹt này là gì nhỉ? "Tự hào và ca ngợi" cái nhút nhát và thiết hiểu biết về *** của lớp người trước? Và phê phán cái *** lộ liễu hơn của lớp người sau? Theo bài báo vô duyên này, thì Chen thấy lớp người trước cũng ***, nhưng vì ngại, vì sợ mang tiếng, nên chỉ lén lút thôi. Còn bi giờ thì bạo dạn hơn, cái tôi bản thân mạnh mẽ hơn, ko sợ mang tiếng, nên mới công khai lộ liễu hơn?
    Theo khảo sát và dò tìm địa chỉ IP, thì VN mình là 1 trong những nước có tỉ lệ tìm web *** nhiều nhất trên thế giới. Có lẽ sẽ có rất nhiều người cười khẩy và hiện vẻ mỉa mai khi biết điều đấy. Nhưng theo Chen nghĩ, vì do "văn hóa của phương Đông" là kín đáo chăng? Nên *** có gì là ghê gớm và nghiêm trọng? (Mặc dù bản chất nó là ko xấu.) Cho nên những kiến thức về *** của rất nhiều ngườoi còn ít, còn kém? Thầy cô dạy sinh, cơ thể con người... có những kiến thức mà thầy cô ngại ngùng ko dám nói cho học sinh nghe, rồi học sinh tò mò, tò mò quá chịu không nổi thì thử... Có lẽ là vậy. Hay là tò mò quá thì về nhà search trên net, Ba Mẹ đi qua bắt được, bảo tụi mày con nít con nôi mà tìm hiểu mấy thứ đó hả? Đồ mất dạy. Nhố nhăng?..... Tuổi trẻ (trong đó có Chen ) vốn ham học, tham lam, cái gì cũng muốn biết, lại thêm độ tuổi tò mò về thế giới xung quanh, và lại càng tò mò hơn về cái gì mà tại sao người ta ngại ngùng, người ta cấm.... Thế là thử khám phá thôi. Khám phá rồi, thì cũng có "đứa chết", (ai biểu cái tội tò mò ). Nhưng nếu nó "sống lại", thì nó cũng sẽ lại khám phá thôi, bởi tinh thần ham hiểu biết ăn sâu vào máu rùi .
    Đọc cái bài báo khập khiễng thế, nên nảy sinh nhiều thắc mắc thế thôi. Và hình như mình vừa bỏ ra thời gian 1 cách vô bổ..
  6. CrescentDay

    CrescentDay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Hãy tìm đọc bài TƯ DUY ĐỘT PHÁ của Tuổi Trẻ online
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=238437&ChannelID=89
  7. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Khi "chân lý" thuộc về phía ngang ngược
    Phán quyết bác đơn kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam từ Tòa phúc thẩm Khu vực 2 New York (Mỹ) quả thật không quá ngạc nhiên nhưng lại làm thất vọng quá nhiều người trên toàn thế giới.
    Một lần nữa, công lý đã không đứng về phía đáng được hưởng mà Lại đứng về phía ngang ngược. Hàng triệu nạn nhân của chất độc da cam trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã không hề nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ Chính phủ Mỹ, từ các công ty sản xuất chất độc Da cam Mỹ trong nhiều thập kỷ qua.
    Nước Mỹ, người dân Mỹ, các doanh nghiệp Mỹ luôn đề cao, luôn ?odạy dỗ? toàn thế giới về Nhân quyền, về tự do, về công lý nhưng đã quên mất rằng mình cũng phải có bổn thực thi những gì mình đã nói.
    Hàng trăm ngàn sinh linh Việt Nam còn trong bụng mẹ nào có tội tình gì? Chưa được sinh ra, chưa được đi học, chưa biết gì về chính trị, chưa từng chống lại nước Mỹ?nhưng đã là những bào thai dị dạng, những bào thai không bao giờ được trọn vẹn?Tất cả bởi vì hoặc là cha họ, hoặc là mẹ họ đã vô tình sinh sống hoặc đi ngang qua những vùng đất Việt Nam mà người Mỹ đã rải thảm chất độc Dioxin-Da cam.
    Nhân quyền dành cho hàng trăm ngàn bào thai, hàng trăm ngàn trẻ em đó của Việt Nam ở đâu? Nước Mỹ, các doanh nghiệp Mỹ chẳng lẽ đã quên, không nhớ tới họ sao? Không có trách nhiệm gì với họ sao?
    Mà tại sao nước Mỹ lại đem bom đạn tới hủy diệt Việt Nam? Mang chất hóa học tới hủy diệt rừng núi, đồng ruộng Việt Nam? - Thật khó trả lời. Nhưng có một thực tế rằng, Việt Nam trước đó chưa từng tấn công lấy một con tàu của Mỹ, chưa từng đưa một viên đạn nào tới lãnh thổ nước Mỹ!
    Các lính chiến của Mỹ từng tới Việt Nam đã nói rằng họ bị nhiễm chất độc Dioxin-Da cam do chính Chính phủ Mỹ rải tại Việt Nam. Chính phủ Mỹ đã vào cuộc điều tra, trong một chừng mực nhất định nào đó đã thừa nhận là đúng, đã hỗ trợ. Cũng những người lính ấy đã kiện các công ty sản xuất hóa chất Dioxin-Da cam, và họ đã thắng, đã được bồi thường hàng trăm triệu đôla.
    Nhưng, chính phủ Mỹ, các công ty hóa chất Mỹ thì lại quên mất những người đồng loại khác, bị nhiễm độc trầm trọng gấp nhiều lần, đó là những nạn nhân Việt Nam. Họ đã chối bỏ trách nhiệm của mình, đã hành động thể hiện rằng chỉ người dân Mỹ mới có quyền đòi hỏi nhân quyền, còn người dân tại các quốc gia khác thì không có quyền đòi hỏi tới quyền đó, dù, chỉ đơn giản là quyền được sinh ra với 1 hình hài bình thường!
    Vậy thì, công lý của thế giới này nằm ở đâu?
    Khi quốc gia khác rục rịch sản xuất vũ khí hóa học, như Iraq chẳng hạn, thì Mỹ kết tội. Trong khi đó thì người Mỹ lại sử dụng vũ khí hóa học đại trà, bình thường để hủy diệt Việt Nam với trách nhiệm sau đó là con số 0! Nào bom Na-pan, nào chất độc Dioxin-Da cam?Tất cả đều đã nói lên rằng, Công lý, Nhân quyền, Tự do, Dân chủ mà nước Mỹ hàng ngày rao giảng mới chỉ là lý thuyết mà thôi.
    Tôi hy vọng rằng, các nạn nhân của chất độc Dioxin-Da cam sẽ tiếp tục hành trình đi tìm công lý của mình. Phải tiếp tục cho tới khi những bên có trách nhiệm phải thể hiện trách nhiệm của mình. Người Việt Nam, dù ở trong nước hay nước ngoài, dù ở phía bên nào trong chiến tranh thì cũng nên ủng hộ hành trình này. Bởi lẽ rằng, chất độc Dioxin-Da cam đã từng được rải khắp ở cả 3 miền Nam-Trung-Bắc. Người dân, dù ở bất kỳ vùng miền nào, ở bất cứ phía nào trong chiến tranh cũng đều bị ảnh hưởng. Đã tới lúc chúng ta đoàn kết lại , tiếp tục ủng hộ hành trình đi tìm công lý của các nạn nhân chất độc Dioxin-Da cam.
    NGUYỄN THANH BÌNH
    (Nguồn: Tuoitre online)
  8. xichlodem

    xichlodem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Bao Công thì đã chết, còn Công Lý thì đi ...lấy Thảo Vân rồi
    con kiến mà kiện ..củ khoai
  9. comondos

    comondos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Chân lý thuộc về..........kẻ nhiều tiền, hổng tin thì đi hỏi ông Bush đi .
  10. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động
    [​IMG]
    Thiền sư Lê Mạnh Thát - Ảnh: Ngọc Hải
    Với những khám phá của ông, chúng ta có đủ tư liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước...
    Là một nhà tu hành xuất gia từ bé, nhưng Thượng tọa Thích Trí Siêu (tức giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát) vẫn để tóc. Thú thật là quá tò mò về chuyện đó, tôi mạnh dạn hỏi ông vì sao như vậy. Ông cười phá lên, chỉ vào bức ảnh Đức Bồ đề Đạt Ma: "Ông ấy có cạo đầu đâu! Tôi còn thua ông ấy một bộ râu". Tôi ngộ ra rất nhiều điều trong tiếng cười của ông.
    Tôi đã gặp ông nhiều lần, trước hết là để viết bài về Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (VESAK) được tổ chức tại Việt Nam sắp tới mà ông là Chủ tịch Ủy ban quốc tế (IOC) đồng thời là Tổng thư ký Ủy ban điều phối quốc gia Đại lễ này. Tôi cũng đã đọc nhiều sách ông viết. Nhưng với trình độ nông cạn của tôi, hiểu về con người cùng sở học mênh mông vi diệu của vị cao tăng này thật không dễ chút nào.
    Ông không chỉ là một thiền sư, là nhà khoa học có nhiều bằng tiến sĩ, thông thạo hơn 15 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Do Thái, Hy Lạp, Ả Rập, Tây Tạng, chữ Phạn, chữ Hán cổ...), ông còn là một người Việt Nam "nguyên chất" với tất cả lòng tự trọng tự hào về dân tộc mình, thể hiện một cách lạ lùng ngoạn mục ở tất cả các công trình khoa học của ông.
    Trước khi nói về VESAK, tôi xin ghi lại một vài điều tâm đắc sau khi đọc, sau khi nghe ông nói và hỏi lại thật rõ những khám phá của ông về cội nguồn dân tộc, về nhiều sự thật của lịch sử nước nhà hàng ngàn năm bị che lấp hoặc bị hiểu sai lệch.
    "Ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá !"
    Xin chép ở đây hai bài thơ chữ Hán, theo tôi bài nào cũng hay đến "lạnh cả người":
    Nhị bát giai nhân thích tú trì
    Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly
    Khả liên vô hạn thương xuân ý
    Tận tại đình châm bất ngữ thì
    (Tạm dịch nghĩa: Người đẹp mười sáu tuổi nhẹ tay thêu trên gấm
    Dưới khóm hoa tử kinh con chim hoàng ly đang chuyền
    Thật đáng thương nỗi lòng vô hạn đối với mùa xuân
    Ngưng đọng nơi mũi kim, lặng lẽ không nói)
    Đó là bài Xuân nhật tức sự, được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục và ghi là của thiền sư Huyền Quang thời nhà Trần (1254-1334). Từ đó nhiều thế hệ học giả đã dẫn giải, bình luận, coi là một kiệt tác thi ca chữ Hán của Việt Nam. Trên tạp chí Văn học số 1-1984, lần đầu tiên giáo sư Lê Mạnh Thát đã đưa ra tài liệu chứng minh bài thơ trên không phải của thiền sư Huyền Quang mà của thiền sư Ảo Đường Trung Nhân (?-1203) thời nhà Tống bên Trung Quốc.
    Một bài khác:
    Nhạn quá trường không
    Ảnh trầm hàn thủy
    Nhạn vô di tích chi ý
    Thủy vô lưu ảnh chi tâm
    (Tạm dịch nghĩa: Chim nhạn bay dài qua không trung
    Ảnh chìm dưới dòng sông lạnh
    Nhạn không có ý để lại dấu tích
    Sông không có lòng lưu lại bóng hình)
    Bài thơ này cũng được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục, ghi là của Hương Hải thiền sư thời nhà Lê. Nhưng trong công trình nghiên cứu rất công phu về thiền sư Hương Hải (Toàn tập Minh Châu Hương Hải), giáo sư Lê Mạnh Thát cũng đã ?otrả" bài thơ này lại cho tác giả thật của nó là thiền sư Thiên Y Nghĩa Hoài bên Trung Quốc thời Tống. Nhưng không chỉ có vậy. Giáo sư Thát còn liệt kê trong số 59 bài thơ được coi là của thiền sư Hương Hải do học trò của thiền sư chép trong Hương Hải thiền sư ngữ lục, có đến 47 bài không phải của thiền sư. Từ đó, Lê Quý Đôn đã chép lại 43 bài trong Kiến văn tiểu lục, cả 43 bài đều của các thiền sư Trung Quốc. Ông đã chỉ rõ từng bài, là của ai, ở trong tài liệu nào, tờ số mấy. "Ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá!", ông cười cười nói với tôi. Là ông nói đùa thôi, chứ ông biết rõ Lê Quý Đôn là người rất cẩn trọng. Ông bảo sở dĩ có sai sót này là do Lê Quý Đôn chắc chắn không biết, tức không có dịp đọc các bộ chính sử thiền tông Trung Quốc. "Hơn nữa, Lê Quý Đôn, với tư cách là một Phật tử, có thể đã quá tin tưởng vào bản in Hương Hải thiền sư ngữ lục, nghĩ rằng các thơ kệ và ngữ lục trong đó là đúng của Minh Châu Hương Hải, vì chúng đã được môn đồ của vị thiền sư này cho khắc in, nên đã không tiến hành kiểm tra, tìm hiểu và so sánh", ông viết.
    Toàn tập Minh Châu Hương Hải là một trong rất nhiều công trình sử học của giáo sư Lê Mạnh Thát. Trong khi sưu tầm, đối chiếu, xác minh và giới thiệu những cống hiến quan trọng về lịch sử tư tưởng, văn học và Phật giáo Việt Nam của vị thiền sư lỗi lạc này, ông đồng thời đã cẩn trọng "trả lại cho người khác" những gì không phải của thiền sư, dù đó là những viên ngọc quý (như bài thơ nói trên). Đối với những nhân vật khác, ông cũng làm tương tự. Ông bảo những nhầm lẫn trong các công trình sử học kiểu đó không những không làm vinh dự thêm cho dân tộc mà còn rất tai hại, nó khiến cho người ta nghi ngờ chính những cống hiến quan trọng của các nhân vật lịch sử nước ta, đặc biệt khi các bậc thức giả nước ngoài tiếp cận những tài liệu này.
    Dẫn ra chi tiết nhỏ trên đây để thấy sự nghiêm cẩn trong nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát. Nhưng ngoài sự nghiêm cẩn, ông còn có một lợi thế tự nhiên khó có học giả nào có được. Là một thiền sư, ông đã đọc hết những bộ kinh sách đồ sộ như Đại tạng kinh và Tục tạng kinh chữ Hán, ông đọc trước hết là "để thưởng thức". Chính vì vậy mà chẳng hạn như đối với trường hợp hai bài thơ nói trên, ông đã biết đến khi đọc bộ sử thiền tông Trung Quốc (trong Tục tạng kinh), nên khi nghiên cứu về Huyền Quang và Hương Hải ông đã phát hiện ngay sự nhầm lẫn.
    Lịch sử dân tộc bảo tồn trong kinh Phật
    Lục độ tập kinh là một tập kinh quan trọng trong Đại tạng kinh của Phật giáo thế giới. Tập kinh này được dịch ra chữ Hán vào thế kỷ thứ 2, truyền bản của nó đến ngày nay gồm 8 quyển, 91 truyện, trình bày sáu hạnh vượt bờ của Bồ tát gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Các vị cao tăng đông tây kim cổ đều biết đến tập kinh này và từ lâu nó đã được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Nhật.
    Lần đầu tiên sau gần hai ngàn năm lưu truyền của Lục Độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát có những phát hiện cực kỳ quan trọng từ tập kinh này. Ông khẳng định tập kinh đó là của Việt Nam, nó được dịch ra chữ Hán từ một bản tiếng Việt chứ không phải từ bản tiếng Phạn; Tăng Khương Hội, người dịch bản kinh đó, người mà sử sách cổ Trung Quốc coi là "bậc thánh hiền", là một người Việt Nam (ít nhất là sinh ra, lớn lên, học hành, theo đạo Phật, hành đạo và trước tác đều tại Việt Nam). Bằng kiến thức uyên bác về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ, ông đã truy tận gốc tất cả những tài liệu cổ xưa nhất có liên quan, tiến hành khảo sát, đối chiếu, giám định và đưa ra một loạt những kết luận với các chứng cứ không thể phản bác. Ông bảo tập kinh đó chứa đựng "một lượng bất bình thường" các tư tưởng, quan điểm và đạo lý mang sắc thái chính trị và lịch sử Việt Nam.
    Phát hiện đầu tiên là Lục độ tập kinh chứa đựng truyền thuyết khởi nguồn của dân tộc, đó là chuyện một trăm trứng. Điều này hết sức có ý nghĩa, là vì truyền thuyết đó được ghi vào sử sách bắt đầu từ bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên. Truy lùi lại thì thấy chuyện này được chép trong Lĩnh Nam chích quái. Truy nữa thì "bó tay", không biết nó xuất phát từ đâu, chỉ thấy nó liên quan tới truyện Liễu Nghi đời... Đường bên Trung Quốc. Từ trước tới nay mọi bàn cãi đều tập trung vào việc chấp nhận hay không truyền thuyết đó, mà chấp nhận hay phủ nhận nó không phải là vấn đề của lịch sử. Dân tộc nào cũng có truyền thuyết khởi nguyên, mà đã là truyền thuyết thì ít nhiều đều mang yếu tố hoang đường, nhưng đó là hồn thiêng dân tộc. Với Lục độ tập kinh, chúng ta đã truy ra thời điểm khởi nguồn của hồn thiêng dân tộc của mình.
    Trong khi phát hiện truyền thuyết trăm trứng nằm trong Lục Độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát còn khám phá một sự thật lịch sử thú vị liên quan đến An Dương Vương và Triệu Đà. Từ truyền thuyết trăm trứng nằm trong truyện 23 của Lục Độ tập kinh, ông đối chiếu với một dị bản bằng tiếng Phạn và lại phát hiện truyền thuyết An Dương Vương giống như câu chuyện về trận đánh quyết định trong anh hùng ca Mahàbhàrata giữa hai anh em Pandu và Duryodhana. Đối chiếu với tất cả những gì được ghi trong Sử Ký của Tư Mã Thiên và các tài liệu cổ sử khác của Trung Quốc, ông khẳng định truyền thuyết An Dương Vương đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 rồi lập nên một triều đại (dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư) là không có thật, nó chẳng qua chỉ là một phiên bản của câu chuyện Mahàbhàrata từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam thời Hùng Vương mà thôi. Ông cũng tiếp tục đối chiếu sử sách và khẳng định không những không có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương (vì làm gì có An Dương Vương mà đánh!) mà nước ta cũng không bao giờ bị Triệu Đà chiếm. Nước Nam Việt của Triệu Đà chưa bao giờ bao hàm nước ta trong đó cả. Có nghĩa là, cho đến năm 43 (sau dương lịch), trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Hai Bà Trưng thất bại, nước ta vẫn là một nước độc lập. Đó là triều đại Hùng Vương, là nhà nước Hùng Vương. Nhà nước đó đã được xây dựng trên một nền văn hiến với điển chương riêng của nó, có luật pháp, có chữ viết, có lịch số, có âm nhạc, có văn học... Nhà nước đó, nền văn hiến đó hoàn toàn không do người Trung Quốc đến "khai hóa" mà có. Nó có đủ bản lĩnh, đủ sức mạnh để tiếp thu những gì là tinh hoa và để tự vệ trước âm mưu nô dịch của ngoại bang. Nó có đủ sự nổi trội để đóng góp vào nền văn minh chung của nhân loại mà Lục Độ tập kinh là một trong những dẫn chứng sống động. Với những khám phá của ông, chúng ta có đủ tài liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước... (còn tiếp)
    Hoàng Hải Vân
    (Nguồn: Thanhnien online)

Chia sẻ trang này