1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi biendaikho, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haynhinthangvaosuthat

    haynhinthangvaosuthat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    1.485
    Đã được thích:
    0
    Bánh giầy khổng lồ làm bằng bột và... mút xốp
    Ngược xuôi nhớ ngày giỗ Tổ 14g ngày 14-4, cặp bánh khổng lồ được hạ từ xe lạnh. Ông Nguyễn Tiến Khôi - trưởng ban quản lý khu di tích lịch sử đền Hùng, phó ban tổ chức giỗ tổ Hùng Vương năm 2008 tỉnh Phú Thọ - khẳng định: "Ngày 15-4 (tức 10-3 âm lịch) sau khi dâng tiến các vua Hùng, hai lễ vật đặc biệt này sẽ được ban tổ chức cắt, chia đều cho khách hành hương về dự lễ và thưởng lộc". Tuy nhiên, không như dự kiến, hai chiếc bánh khổng lồ đã không được cắt trong ngày 10-3 để "chia lộc" cho con cháu về nguồn, do bánh giầy bị... mốc. Ban tổ chức đã cho di dời hai chiếc bánh về đặt tại sân UBND xã Hy Cương.
    Sáng 16-4, chúng tôi có mặt để chứng kiến hàng chục người dân trong xã "mổ" chiếc bánh chưng. Bánh chưng đã vữa và lên men, có mùi khó chịu, còn bánh giầy bị mốc xanh, bên ngoài là một lớp mỏng bột, bên trong bánh hoàn toàn được làm bằng... mút xốp. Anh Hoàng Hữu Nghị - phó ban Công an xã Hy Cương - một tay cầm con dao dài 25cm thọc sâu vào trong ruột bánh và xẻ xung quanh, tay kia rút ra miếng xốp dày 20-25cm.
    Trả lời phóng viên Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hữu Trung - phó giám đốc công viên văn hóa Đầm Sen, đơn vị làm ra hai chiếc bánh - cho biết bánh giầy mang ra Phú Thọ nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương được công bố nặng gần 1 tấn, khối lượng này tính luôn cả khung sườn (bằng sắt) và đế của chiếc bánh. Còn riêng khối lượng nguyên liệu làm bánh (bột nếp) xấp xỉ 500kg.
    Liên quan đến chi tiết vì sao trong ruột bánh giầy có nhiều mút xốp, ông Trung cho biết việc sử dụng loại vật liệu này đặt trong lòng chiếc bánh giầy nhằm tạo hình dáng ban đầu cho bánh, sau đó mới đắp bột nếp lên xung quanh khối mút xốp để tạo thành chiếc bánh giầy. Theo ông Trung, cách làm này những năm trước đã tiến hành, chỉ có điều năm nay khối lượng bột nếp ít hơn.
    Cũng theo ông Trung, bánh giầy năm nay bị mốc phần mặt có thể do thời tiết nóng. Ông Trung cho rằng không nên cắt bánh giầy vì thực chất đây là khối bột nếp, mang ý nghĩa tượng trưng cho một lễ vật truyền thống dâng cúng nhân ngày giỗ Quốc tổ Hùng Vương hơn là để phục vụ người dân thưởng thức bánh giầy khổng lồ.
    Q.HỘI - G.HƯƠNG
  2. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Quái ơi ! Tặng em bài này của chị nhé (chắc chưa được gọi là phong cách " già " đâu nhưng mà chị cứ góp vào đây cho vui )
    Chuyện tình ghi ở Trường Sa. ​
    Ở quần đảo này có những phu quân rất yêu vợ. Xa gia đình đằng đẵng mấy năm trời, hàng tuần họ viết 2-3 lá thư, dồn lại thành 30-40 lá đợi khi tàu ra thì gửi vào đất liền. Có anh treo ảnh vợ đầy phòng, thỉnh thoảng nhớ quá lại hát cho... ảnh của vợ nghe.
    Đại úy Nguyễn Đăng Hải (sinh năm 1966), quê Nam Đàn, Nghệ An, là một người như thế. Trong căn phòng riêng của mình, Hải dán ảnh vợ lên vách tường, ***g ảnh vợ trong khung kính để ở đầu giường. Đôi khi, anh còn nằm ngâm nga những bài dân ca xứ Nghệ cho... những bức ảnh nghe. Hải tâm sự, vợ anh tên Nguyễn Thị Minh Giang, năm nay 31 tuổi, đang làm việc tại Công ty Xăng dầu Hàng không (TP HCM). Con trai của họ là Nguyễn Mạnh Cường, năm nay 12 tuổi. Hải ra đảo Thuyền Chài điểm B từ tháng 4/2002, hằng ngày xong việc là anh lại viết thư, ngắm ảnh vợ, hát cho vợ nghe. Thư của chị viết anh đọc đến thuộc lòng, đôi khi còn làm thơ để tặng chị nữa. Đáp lại tình cảm đó, chị Giang quan tâm tới chồng từng ly từng tý. Sợ anh đen, chị đã gửi ra đảo cả kem chống nắng và nước hoa.
    Mối tình của thượng úy Lương Văn Thanh, 37 tuổi, quê xã An Phụ, Kim Thành, Hải Dương và chị Nguyễn Thị Thảo, 28 tuổi, cũng rất lãng mạn. Anh chị yêu nhau từ năm 1991 khi đang là học sinh trường Hoàng Diệu, Hà Nội. Năm 1994, anh nhận nhiệm vụ ra đảo Đá Tây, xa nhau chỉ có những cánh thư kéo gần khoảng cách của tình yêu. Dù không có tàu ra, tàu vào liên tục nên thư viết đi có khi 3-4 tháng mới chuyển được, nhưng cả hai vẫn duy trì cách viết thư mỗi tuần 2-3 lá và dán kín lại, xếp chồng lên nhau. Có khi viết cả 30-40 lá rồi mà vẫn chưa có tàu ra. Năm 1996, sau 29 tháng công tác biền biệt ngoài Trường Sa, anh Thanh hoàn thành công tác trở lại đơn vị cũ và cưới vợ. Năm sau, cháu Lương Anh Tuấn ra đời và tháng 5/2002, người bố trẻ lại đi đảo Đá Tây lần thứ hai. Cũng như lần trước, vợ chồng anh vẫn viết thư đều đặn. Tàu ra đảo vào dịp Tết vừa qua, anh nhận được 35 lá thứ của vợ.

    Thiếu tá Lê Bá Tâm hiện là đảo phó tham mưu trưởng đảo An Bang. Đầu năm 2004 là lần thứ hai anh ra công tác ở đảo với lỉnh kỉnh nhiều thứ quà của vợ - chị Phạm Thị Lý. Tháng 8/2003, anh về nghỉ phép, đầu năm 2004 quay lại đảo An Bang. Những ngày về nhà ở Quảng Tân, Quảng Xương, Thanh Hoá, cứ mỗi lần anh ra khỏi nhà để thăm thú bà con láng giềng là vợ nằng nặc đòi đi cùng. Trẻ con trong xóm cứ chạy theo trêu: "Ông Tâm, bà Lý hai người tâm lý quá". Dù đã có hai con gái, một học lớp 5, một vừa vào lớp 1, nhưng hai vợ chồng vẫn như mới cưới.
    Những lúc rảnh rỗi, vợ anh đòi nghe chuyện ở Trường Sa. Nghe nói đảo thiếu rau xanh, bố vợ anh lẳng lặng phơi khô cho con rể 3 kg rau má và 3 kg quả mướp đắng. Còn chị Lý mua tặng chồng một chiếc lược chải đầu gấp được cùng gương, con gái tặng bố chiếc khăn quàng đỏ để "khi nào bố nhớ con thì mang ra xem". "Tôi cất kỹ những món quà thấm đẫm tình yêu thương của quê hương vào trong hòm, lâu lâu mang ra xem. Đây là những món quà tinh thần, giúp tôi rất nhiều trong cuộc sống trên đảo", anh Tâm thổ lộ.
    Sống, bám trụ trên quần đảo Trường Sa để bảo vệ chủ quyền, biển đảo của tổ quốc là thử thách lớn đối với cán bộ, chiến sĩ mỗi lần ra công tác nơi đây. Dù khó khăn gian khổ đến đâu, anh em cũng vượt qua tất cả vì phía sau các anh là những người thân ở hậu phương. Tất cả được gửi gắm qua những lá thư, những món quà dù nhỏ nhất, nhưng với chiến sĩ Trường Sa, đó là tài sản tinh thần vô giá. Rất nhiều người đã bộc bạch rằng, nếu ai có ý định gửi quà ra Trường Sa thì hãy gửi thư. Với quần đảo này, thư của đất liền cùng tình cảm quê hương sẽ là động lực tốt nhất cho các chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ.
    Diệu Linh (20/12/07 )
  3. nuquainhatrang

    nuquainhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    Thanks chị Thoáng nhé! Bài viết hay quá!
    Thấy bài này kinh quá nên post cho mọi người xem
    Teen cắt tay hành xác: Nỗi ám ảnh của sự cô độc
    [​IMG]
    Hành vi rạch tay gắn với cảm xúc mạnh, với máu và cảm giác đau đớn, sẽ gây ấn tượng mạnh với mọi người, đặc biệt là với bạn bè. 9X nhận được sự ngưỡng mộ của bạn bè, rằng mình đã dám làm hành động mà đa phần bạn bè không dám làm. Nói cách khác, bằng cách ấy 9X muốn tạo ra một đẳng cấp riêng khác biệt với mọi người?!
    >> 9X và mốt rạch tay gây kinh hoàng
    Khi nhận thức sẽ chịu cảm giác đau đớn nhưng vẫn làm, các em thể hiện sự bế tắc trong cuộc sống, thể hiện môi trường sống thiếu sự quan tâm, chăm lo. Đây là kết quả của chính các bậc phụ huynh - PGS. TS Tâm lý học Nguyễn Hồi Loan trao đổi về nguyên nhân, bản chất của hành vi trẻ vị thành niên cắt tay tự "hành xác".
    "Tôi đang là tôi"
    - Gần đây, hiện tượng các em tuổi vị thành niên cắt tay tự "hành xác" nổi lên khiến xã hội và bản thân cha mẹ các em sửng sốt. Dưới góc độ của một chuyên gia tâm lý học, ông nhìn nhận như thế nào?
    Đây là hiện tượng mới lạ trong xã hội Việt Nam hiện nay. Trước hết, phải khẳng định các em này không hề có dấu hiệu của bệnh tự hành xác. Đây là hành vi thiếu hụt kĩ năng sống, không phải là vấn đề bệnh lí.
    Nó là hiện tượng xảy ra trong một nhóm rất nhỏ các em ở đô thị với những hoàn cảnh kinh tế - xã hội và tâm lí đặc thù. Các em đều sinh ra trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả và đều thiếu sự quan tâm đích đáng của bố mẹ. Các em bị "bỏ rơi" trong chính ngôi nhà của mình.
    Theo dự đoán của tôi, các em đều có kết quả học tập không tốt, không khẳng định được bản thân trong môi trường học đường, bạn bè... Nếu có cũng chỉ là trường hợp rất hi hữu. Bản thân việc sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp của các em lỏng lẻo, không có ai quản lý và tự sử dụng...
    Nhìn vào lịch sử phát triển của xã hội loài người, đã có những giai đoạn con người cũng trải qua quá trình như vậy: tự làm đau mình. Đó là một phản xạ trong quá trình thích ứng để tồn tại, phát triển của con người, điển hình là việc xăm mình. Ngày nay, việc này vẫn tồn tại ở một số bộ tộc ở châu Phi và bộ tộc da đỏ.
    Hành động ấn tượng mạnh của các em giống như một dạng knock-out trong đấm bốc đối với những người khác, buộc họ phải công nhận, ghi nhận ngay. Nó là lời tuyên bố hùng hồn về sự tồn tại của các em với các bậc cha mẹ, không phải kì kèo, xin xỏ.
    Tại sao trong thời kì hồng hoang đó, con người lại có hành xử đi ngược lại bản năng như vậy. Trên thực tế, sâu bên trong hành vi đó là sự yếu đuối của con người, sự thiếu tự tin của họ trong chinh phục thiên nhiên.
    Việc tô điểm lên cơ thể nhằm tăng sức mạnh, mượn sức mạnh từ bên ngoài để đe doạ tự nhiên, hoặc đồng hoá mình với các con vật có sức mạnh đó: hổ, đại bàng... Qua đó, con người tạo cho mình một sức mạnh ảo tưởng, sức mạnh tinh thần để tồn tại trong tự nhiên.
    Đi ngược lại bản năng sống còn trong cơ chế hoạt động bình thường, sức khoẻ tốt, đó là hành động có chủ ý, nhằm tăng sức mạnh, đồng hoá với sức mạnh của sự vật được mượn, tạo sức mạnh tinh thần và khẳng định cái tôi.
    Con người chịu làm những việc trên chính cơ thể mình, chịu đau đớn, đi ngược lại với bản năng chính nhằm tăng sức mạnh, thể hiện sự oai hùng, hơn người của mình. Đó là một dạng phóng chiếu sức mạnh ra ngoài. Tất nhiên, không phủ nhận có những người làm việc này để lưu giữ kỉ niệm hoặc khẳng định cái tôi của mình nhưng đa phần, họ muốn gào to cho mọi người biết "Tôi đang là Tôi".
    Tuổi teen ngày nay chịu nhiều sức ép lớn hơn so với các thế hệ trước ở lứa tuổi này. Xã hội ngày nay đòi hỏi sự năng động, tích cực, khiến các em phải căng mình ra đáp ứng. Bố mẹ các em cũng căng ra để đáp ứng các yêu cầu của xã hội, của công việc mà quên mất chính gia đình mình.
    Trong khi đó, tuổi này là giai đoạn nhu cầu khẳng định bản thân rất lớn. Thông thường, khi không khẳng định được bằng kết quả học tập, bằng mối quan hệ với bạn bè, trong gia đình, cùng với những bức bối dồn lại, các em tìm mọi cách để khẳng định bản thân.
    Hành vi rạch tay gắn với cảm xúc mạnh, với máu và cảm giác đau đớn, sẽ gây ấn tượng mạnh với mọi người, đặc biệt là bạn bè các em, tạo hiệu quả lớn với các em. Các em nhận được sự ngưỡng mộ của bạn bè, rằng mình đã dám làm hành động mà đa phần bạn bè không dám làm.
    Với kinh nghiệm sống hạn hẹp của tuổi mới lớn, các em không biết cách để khẳng định mình, do đó đã tìm đến hành động này. Hiện tượng những em học sinh nữ tung ảnh *** của mình lên mạng về bản chất cũng nhằm vào việc muốn thể hiện bản thân. Thời đại CNTT phát triển hiện nay càng tạo điều kiện cho những hiện tượng này nhân rộng, lây lan ra. Các em đưa hình ảnh mình rạch tay như một lời tuyên bố.
    Khi các em nhận thức sẽ chịu cảm giác đau đớn nhưng vẫn làm là hành vi thể hiện sự bế tắc trong cuộc sống, thể hiện môi trường sống thiếu sự quan tâm, chăm lo. Hiện tượng này buộc phải lưu ý rằng đây chính là kết quả chính các phụ huynh.
    Tin rằng hầu hết gia đình các em, bố mẹ quá chăm lo, quan tâm đến chuyện kiếm tiền, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất cho các em mà quên mất rằng, điều quan trọng nhất với các em chính là những nhu cầu tinh thần, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và xem các em như một người bạn.
    Những trào lưu từng xuất hiện một thời gian ở Việt Nam như những mốt quần áo lạ mắt, hay xe đạp ruồi... trên thực tế cũng để thu hút sự quan tâm, chú ý của mọi người, khẳng định "Tôi đang là Tôi".
    [​IMG]
    Cách làm này giống như một cái phao với các em trong điều kiện bức bối? Ảnh: Blog BB
    - Liệu có hay không việc các em hành xử theo kiểu đua đòi, theo mốt?
    Không loại trừ tác động của "áp lực nhóm". Tuy nhiên, theo tôi, đó là do các em trong nhóm có những hoàn cảnh chung, có những chia sẻ trong cách nhìn, cảm xúc... do đó, dễ tìm đến điểm chung trong hành xử.
    "Phòng dịch" cho teen
    - Một số người đặt vấn đề, phải chăng các em bị chịu tác động của trào lưu Emo, sống theo cảm xúc... mà đây chính là biểu hiện mặt trái của nó?
    Không nên có suy nghĩ như vậy. Dù không thể loại trừ yếu tố tác động của những trào lưu bên ngoài nhưng trào lưu Emo không phải yếu tố có tính quyết định. Chúng ta không thể đơn giản gạt bỏ vấn đề là do khách quan. Hiện tượng này hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của cha mẹ, gia đình và thầy cô, đặc biệt là cha mẹ, những người đã chưa quan tâm đúng mức, đúng cách và tạo điều kiện cho các em khẳng định cái Tôi bằng những sân chơi cồng đồng lành mạnh.
    Do đó, trước hết, gia đình, nhà trường phải lãnh trách nhiệm với hiện tượng đáng báo động này.
    - Cụ thể trách nhiệm đó như thế nào, thưa ông?
    Chúng ta phải đặt rõ vấn đề, tại sao hiện tượng này lại không xảy ra ở nông thôn? Nếu chịu tác động của các trào lưu, hành vi này không thể chỉ giới hạn, bó hẹp trong một nhóm nhỏ các em với điều kiện đặc thù như vậy.
    Cách giáo dục trong gia đình sẽ giống như việc tim vắc-xin phòng bệnh cho trẻ, tránh bị tác động tiêu cực của các trào lưu. Đáng tiếc, trong trường hợp này, các em đã không được phòng dịch một cách cần thiết, không được trang bị khả năng tự vệ.
    Phải thừa nhận rằng trong các gia đình nông thôn, mối quan hệ chặt hơn giữa cha - mẹ - con cái. Các em được sống trong tình yêu thương, sự quan tâm, bao bọc của gia đình. Trong khi đó, ở thành thị, mối quan hệ này lỏng hơn. Mọi người tách biệt hơn, đặc biệt với các em có phòng riêng. Thế giới của các em bị thu hẹp lại, đến mức trở nên cô lập. Các em bị "bỏ rơi", bị đẩy ra ngoài trong chính gia đình mình.
    Các em không tìm thấy mái ấm, nơi nương tựa, san xẻ trong gia đình. Gia đình thiếu tiếng cười đùa, sự sẻ chia. Một bầu không khí lạnh tanh. Quan hệ giữa các cá thể trong gia đình không được thể hiện tính NGƯỜI đầy đủ. Trong các bức bối, trẻ tìm lối thoát bằng hành động buộc cha mẹ ngoảnh đầu nhìn lại hành vi, quá khứ và cách dạy dỗ, chăm sóc của mình.
    Hành động ấn tượng mạnh của các em giống như một dạng knock-out trong đấm bốc đối với những người khác, buộc họ phải công nhận, ghi nhận ngay. Nó là lời tuyên bố hùng hồn về sự tồn tại của các em với các bậc cha mẹ, không phải kì kèo, xin xỏ.
    [​IMG]
    Các em bị "bỏ rơi" trong chính ngôi nhà của mình? Ảnh minh hoạ nguồn: vtc.com
    Cách làm này giống như một cái phao với các em trong điều kiện bức bối.
    Ảnh hưởng của các trào lưu trên thế giới đều có, nhưng cách tiếp nhận các trào lưu đó khác nhau phụ thuộc vào phông văn hoá, vốn sống của mỗi người. Đối với các trẻ vị thành niên, vốn sống, phông văn hoá chủ yếu từ quá trình dạy dỗ, chăm sóc trong gia đình. Cách giáo dục trong gia đình sẽ giống như việc tim vắc-xin phòng bệnh cho trẻ, tránh bị tác động tiêu cực của các trào lưu. Đáng tiếc, trong trường hợp này, các em đã không được phòng dịch một cách cần thiết, không được trang bị khả năng tự vệ.
    Khi phát hiện hành động đó của con mình, chắc chắn, các bậc cha mẹ sửng sốt. Nhưng nếu họ nhìn lại hành vi, cách ứng xử của mình với con trước đó, họ sẽ nhận ra sai lầm trong dạy dỗ, quan tâm tới con trẻ.
    - Nghĩa là cha mẹ chính là người phải chịu trách nhiệm lớn nhất? Và họ cần hành xử ra sao để ngăn chặn và phòng ngừa những hiện tượng này lan rộng?
    Đúng vậy. Người đáng trách nhất chính là cha mẹ các em. Cha mẹ phải tự tạo mình là một người bạn cho con tin tưởng. Tôi tin chắc rằng, khi biết con mình có hành vi này, cha mẹ sẽ sẵn lòng chiều theo mọi yêu cầu của chúng, bởi đã dám lấy sinh mạng của mình ra để đe doạ thì không còn gì đáng sợ hơn các em không dám làm.
    Thực chất của hành vi đó chỉ để khẳng định "Tôi đang tồn tại và mọi người cần quan tâm tới tôi", do đó cha mẹ cần quan tâm, lắng nghe, không chỉ chu cấp tài chính, vật chất đầy đủ. Đặc biệt, đối với các em nữ ở lứa tuổi này cần được đặc biệt chăm sóc về tình cảm. Giai đoạn này các em rất dễ bị hụt hẫng.
    Cha mẹ, nhà trường cần tạo những sân chơi cộng đồng lành mạnh, nơi các em được khẳng định cái Tôi của mình thay vì những hành động như vậy.
    - Xin cảm ơn ông!
    Theo Phương Loan/VietNamNet
  4. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    chưa giúp đc cái gì cho gia đình mà than thở, bắt chước, thậm chí " Emo " ha ha
    qua Thảo Luận, hehe, bển cũng zui lắm
  5. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Chị lại rảnh, post lên đây tặng Quái bài này
    Bài này cũng tàm tạm, nó mang về cho chị phần thưởng ngày 08/03 vừa rồi của box Đà Nẵng (khi nào off sẽ nhận ) của box Tình bạn - Tình yêu (đã nhận qua chuyển khoản ATM )
    Và 1 số phần thưởng trên các báo & tạp chí về phụ nữ (bằng giấy )
    Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ.
    Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
    Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.
    Mây trời ***g lộng không phủ kín công cha.
    Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn.
    Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.
    Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
    Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?

    Người phụ nữ của đời tôi không ai khác đó là Mẹ tôi.Một người phụ nữ cũng chỉ bình thường như bao người phụ nữ Việt Nam khác, nhưng đối với tôi Mẹ là tất cả.Mẹ tôi là Thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ, hay nói một cách dễ hiểu là cô gái mở đường.Khi mới 17 tuổi, độ tuổi đẹp nhất với bao ước mơ và hoài bão của một người con gái, Mẹ đã tình nguyện lên đường nhập ngũ chỉ mong đóng góp thêm một phần nhỏ bé của mình trong công cuộc kháng chiến chung toàn dân tộc.Với dáng người nhỏ bé, Mẹ tôi đã nghĩ ra việc mặc áo bông cho người mập lên và xếp gạch đứng vào hàng giữa hàng quân để khỏi bị loại. Chiến tranh gian khổ là vậy, giữa cái sống và cái chết chỉ gần nhau trong gang tấc nhưng mẹ tôi và đồng đội vẫn yêu đời, yêu cuộc sống của Thanh niên xung phong, đúng là " Tiếng hát át tiếng bom ", các ca khúc " Về đây với đường tàu " (nhạc sĩ Hoàng Vân ), " Cô gái mở đường " ( nhạc sĩ Xuân Giao ) đã trở nên quá quen thuộc sau những giờ lao động và học tập mệt mỏi .Chiến tranh chưa kết thúc,đơn vị 1 số chuyển sang bộ đội, 1 số chuyển vào tuyến lửa Quảng Bình. Mẹ tôi cũng tình nguyện đi nhưng bác Gái C phó biết Mẹ tôi sức khoẻ yếu không cho đi. Mẹ tôi buồn quá phải ở lại, sau đó Mẹ được đi học kế toán đường sắt ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc ).Cuộc chiến tranh đang thời kì ác liệt, năm 1972 Mẹ tôi được gọi về trường kế toán II ở Hà Bắc học tiếp. Năm 1975 khi Đất nước hoàn toàn giải phóng, mẹ cũng học xong, được về công tác tại công ty công trình giao thông Hải Phòng.Năm 1984 cô gái quê lúa Thái Bình ấy đã kết duyên cùng chàng trai đất Cảng. Một năm sau đó mẹ sinh ra tôi, không một giọt sữa, không sinh được tự nhiên mà phải mổ, mẹ tôi đã vô cùng vất vả khi nuôi dưỡng tôi vì ngày ấy mẹ nói tôi bị suy dinh dưỡng độ 3. Mẹ đã phải bán hết những kỷ vật chiến trường như chiếc đồng hồ, chiếc màn gió ............để có tiền mua sữa ngoài, rồi bột cóc cho tôi ăn.Khi tôi 3 tuổi, lần tập đi những bước đầu tiên, đếm từng con kiến trên tường cũng là giây phút hạnh phúc nhất của Mẹ. Thế mà chỉ 3 năm liền sau đó mẹ tôi phải chịu những nỗi đau quá lớn, đó là sự ra đi vĩnh viễn của bác cả (anh trai mẹ), của bà ngoại & của bố tôi !
    Tôi cứ nghĩ mình thiệt thòi và thiếu thốn tình cảm, ít tuổi thế mà lại phải chịu nỗi đau quá lớn, ngày bé tôi còn chưa nhận ra điều ấy, tôi ngây ngô nói với mẹ rằng : " Mẹ ơi ! Mẹ gọi bố dậy chơi với con đi ! Sao bố ngủ lâu thế hả mẹ ? ". Mẹ nhìn tôi hai hàng nước mắt chảy xuống, tôi vô tình làm mẹ lại đau thêm ! Mỗi lần Mẹ ngồi kể lại những câu chuyện như thế mà tôi chỉ muốn khóc vì thương mẹ vô cùng, thời trẻ mẹ cống hiến một phần xương máu cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mẹ tôi là thương binh, mang trên mình vết thương của chiến tranh không dễ xoá nhoà, mỗi khi trái gió trở trời lại đau nhói lên.Tôi hiểu nỗi nhọc nhằn mẹ đã phải mang theo trong suốt cuộc đời ấy là gánh nặng gia đình, là nỗi lo " cơm áo gạo tiền " khi gia đình tôi còn nghèo, khi mà bố tôi ra đi quá sớm, Mẹ có thể đi bước nữa nhưng không ! Mẹ đã ở lại nuôi tôi khôn lớn trưởng thành.Mẹ đã hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình vì đứa con gái thân yêu.Tôi thầm biết ơn và cảm phục mẹ vô cùng.Giờ đây, khi trở về cuộc sống đời thường Mẹ tôi vẫn không ngừng nghỉ ở tuổi 60. Mẹ vẫn tham gia công tác hăng say & nhiệt tình với cương vị chủ tịch hội cựu Thanh niên xung phong của phường.
    Tháng 3 có một ngày, ngày mà tôi nhớ nhất, đó là ngày sinh nhật mẹ : 08/03. Bài viết này như một sự tri ân, tình cảm thương yêu, kính trọng nhất dành cho mẹ của tôi.Vì tôi biết và hiểu một điều rằng :
    " Dù con lớn vẫn là con của Mẹ
    Đi suốt cuộc đời lòng Mẹ vẫn theo con "

    Còn đây là dư luận xung quanh bài viết (hạnh phúc lắm em ạ ) (còn vài cái nữa nhưng trong e-mail chị chưa lôi ra được )
    1 boy của box HP :
    Là bài viết đầu tiên khiến tớ thực sự phải đọc đi đọc lại đến chục lần.
    Là cảm giác 1 cái gì đó trong con người tớ dâng lên như thể ngòn ngọt mà thực ra rất đắng.
    Là 1 cái với tay quen thuộc của tớ đến cái bật lửa và bao thuốc lá...Là khi mà...Cuộc sống thật không công bằng.
    Tớ thấy có những người phụ nữ thật sự xứng đáng được hưỏng những gì hạnh phúc nhất từ cuộc sống này.Những người phụ nữ đã trực tiếp hoặc đang âm thầm đóng góp rất nhiều cho đất nước.Cho những thế hệ nối tiếp sau mình.Họ thực sự đã hy sinh và cho đi quá nhiều thứ thuộc về riêng họ.Mà chẳng có bất kì đòi hỏi gì ?!?chẳng có sự than vãn hay hối tiếc về việc làm của bản thân.Đó là phẩm hạnh cao quý mà mãi mãi chỉ được tìm thấy từ những người phụ nữ sống hết mình vì tình yêu thương bao la đối với tổ quốc.Vì mái ấm gia đình.Vì hạnh phúc của những người khác.
    Tớ ko dám bình phầm gì về người mẹ tuyệt vời của bạn Một Thoáng.Càng ko dám nói về những nỗi đau-nỗi mất mát-những gánh nặng mà bác ấy đã phải hứng chịu trong cuộc đời mình.Và điều đó đi kèm với sự kính trọng.
    Xin chúc cả 2 mẹ con những điều tốt đẹp nhất nhân ngày 8/3.
    -------------------------------------------------------------------------------------
    1 em gái box Thái Nguyên (bằng tuổi em )
    Như những gì chị viết, như nhũng gì chị nghĩ, như những gì chị nói, quả là gan góc, quả là mạnh mẽ, nhưng ai bảo chị lạnh lùng? Chỉ có điều em ko ngờ chị là 1 người như vậy. Quá can đảm, quá mạnh mẽ, em thấy khâm phục chị nhìu, đôi khi buồn bã hay mệt mỏi tự dưng nghĩ về chị, lại phải tự nhủ mình cố lên, phải "ngang ngược" như chị chứ? hì, chị là người rất cá tính, em thích sự thẳng thắn & mạnh mẽ nơi chị. Chịi quả là 1 chiến binh trong cuộc sống này. Mùng 8/3 sắp đến, chúc chị luôn vui vẻ, luôn mạnh mẽ cho em noi theo và gửi tới mẹ chị lời chúc mừng sinh nhật. Chúc bác luôn mạnh khoẻ_một người mẹ tuyệt vời.
  6. dnn0601

    dnn0601 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Bài báo hay nhỉ
  7. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Em thích chị post bên này. chiều em đấy nha
    Bài này chị đạt giải nhì (không có giải nhất ) cuộc thi viết thư quốc tế UPU tháng 10 năm 1997
    Bố kính yêu của con !
    Vậy là con xa bố đã 8 năm rồi phải không ạ?Ở nơi xa ấy bố có bình yên không?Con thương bố nhiều lắm ! Bố về với con đi..............bố có nghe thấy con gọi từ 1 nơi xa thẳm không?
    Ngày ấy,con còn nhớ rất rõ kỉ niệm với bố - nó thật trong sáng,êm đềm và đi vào kí ức của con.Có lẽ con sẽ mang theo suốt cuộc đời, cũng chỉ vì con bướng bỉnh mà không chịu nghe lời để rồi bố đã đánh mắng con 1 trận nhớ đời.Rồi bố nhận ra con quá bé bỏng, mới chỉ có 5 tuổi thôi - bố đã ôm con vào lòng và dỗ dành.Con được thể cứ khóc to hơn như 1 sự hờn dỗi của con nít, nhưng con đâu biết đó là lần đầu tiên cũng là lần duy nhất con có được tình yêu thương của bố mà bây giờ lớn lên có lẽ con mới hiểu được điều ấy !
    Bố ạ ! Ở nơi ấy bố có nhớ con không?còn con, ở nơi xa này hằng đêm con vẫn mơ về bố, mơ thấy bố về bên con và mẹ.Trong mơ con thấy mình hạnh phúc bởi con có đầy đủ tình yêu thương của bố mẹ dành cho con, con thấy mình cứ nhỏ bé mãi trước sự che chở lớn lao của đấng sinh thành...........nhưng con biết giấc mơ mãi chỉ là giấc mơ mà thôi, tỉnh dậy con vẫn thấy sự thật hiển hiện trước mắt - sự thật bố đã đi xa và không bao giờ trở về nữa.Con cứ nghĩ mình thiệt thòi, mình thiếu thốn tình cảm, ít tuổi thế mà lại phải chịu nỗi đau quá lớn (ngày bé con còn chưa nhận ra điều ấy, con ngây ngô nói với mẹ rằng : " mẹ ơi ! mẹ gọi bố dậy chơi với con đi ! sao bố ngủ lâu thế hả mẹ ? '''''''' ). Mẹ nhìn con 2 hàng nước mắt chảy xuống, con vô tình làm mẹ lại đau thêm !
    Bố yêu của con ! cảm ơn bố đã cho con cái tên thật ý nghĩa - nó nhắc nhở con phải sống sao cho xứng với niềm tin của bố.Bố đừng buồn nhé và hãy cầu chúc cho con luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc được không bố?con còn nhiều ước mơ , dự định chưa thực hiện được, có những lúc mệt mỏi con cảm giác như mình đang đứng trước vực thẳm của cuộc đời, như 1 cái xe nó đang lao xuống dốc mà không có phanh bố ạ ! nhưng chính lúc ấy con lại nhận ra rằng " hãy cứu lấy mình trước khi đợi người khác đến cứu ", hơn bao giờ hết con thấy mình bản lĩnh - bản lĩnh để có thể vượt qua những sóng gió trong cuộc đời...........
    Bây giờ mỗi lần về nhà đứng trước linh hồn của bố, ngắm tấm hình mờ nhạt theo lớp bụi của thời gian con mới chợt thấy mình có lỗi nhiều lắm ! Ngày ấy con quá nhỏ bé để hình dung ra bố là người như thế nào?con chỉ biết về bố qua lời kể của mẹ, qua mọi người nói rằng con có nhiều nét giống bố hơn là giống mẹ.Con cứ cảm giác như tuổi thơ của con không bình yên, nó bị xáo trộn trong sự thiếu thốn, mặc cảm khi những tháng ngày đi học phổ thông chỉ biết có từ nhà đến trường và ngược lại.........nhìn thấy các bạn vui vẻ bên bố mẹ những ngày Trung thu, ngày 1/6 mà lòng con buồn vô hạn.Bố còn xa con bao lâu nữa bố ơi?
  8. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Giao công viên, tượng đài Trần Hưng Đạo cho Công ty Vinpearl

    Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, Học viện Hải quân vừa bàn giao lại cho tỉnh hai trong ba khu đất thuộc công viên Bạch Đằng và khu tượng đài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, ngay bãi biển Nha Trang, Khánh Hòa (đường Trần Phú, P.Vĩnh Nguyên, đối diện với Học viện Hải quân).
    Sau khi tiếp nhận, theo quyết định của UBND tỉnh, các cơ quan chức năng đã chuyển giao toàn bộ diện tích công viên và khu tượng đài Trần Hưng Đạo (ảnh) cho Công ty cổ phần du lịch và thương mại Vinpearl để lập dự án đầu tư xây dựng lại theo phương thức "xã hội hóa".
    Khu công viên, tượng đài Trần Hưng Đạo nằm tiếp giáp với chính khu đất bãi biển mà tỉnh này đã cho Vinpearl thuê để xây dựng bến canô và nhà tiếp đón khách qua khu du lịch của doanh nghiệp này trên đảo Hòn Tre (Nha Trang). Theo lãnh đạo Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Khánh Hòa, hiện Vinpearl đang lập dự án và hứa đầu tư xây dựng chỉnh trang công viên xong sẽ bàn giao lại cho tỉnh để phục vụ công cộng.
    PHAN SÔNG NGÂN
    (Nguồn: Tuoitre online)
    Hi vọng bờ biển Nha Trang ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là vịnh đẹp nhất
  9. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Trẻ - giàu nhưng bình dị

    Trẻ - giỏi - kiếm nhiều tiền và sống rất tiết kiệm để đóng góp cho xã hội là đặc điểm của nhóm người giàu có, độ tuổi 20-40, được tờ Sunday Telegraph đặt tên là Yawns (young and wealthy but normal, tạm dịch: trẻ - giàu nhưng bình dị).
    Họ xuất thân từ nhiều nơi trên đất Mỹ, làm nhiều nghề khác nhau nhưng lại có chung ước mơ lớn là góp phần làm thế giới ngày càng tốt hơn.
    Lặng lẽ cống hiến
    Năm 2003, Ray Sidney - kỹ sư phần mềm của Google - được chia cổ phần. Đồng nghiệp trong công ty dự đoán với số tiền nhận được có thể lên đến hàng tỉ USD, anh sẽ xây cho mình một biệt thự sang trọng trong khu Googledom ở thung lũng Silicon (Mỹ). Tuy nhiên, ngay sau đó Sidney lặng lẽ trở về căn hộ bốn phòng của mình ở Stateline (bang Nevada) và bắt đầu chi tiền làm việc nghĩa.
    Anh đã chi 400.000 USD cho hội đồng nghệ thuật địa phương để xây một trung tâm nghệ thuật mới phục vụ cộng đồng; 1 triệu USD mở tuyến đường xe buýt đưa đón công nhân của một sòng bạc ở Stateline đi làm nhằm làm giảm số lượng phương tiện cá nhân lưu thông trên đường để giữ bầu không khí trong lành.
    Ngoài ra, Sidney quyên góp 1,7 triệu USD để xây dựng sân bóng và đường đi mới cho một trường trung học trong vùng và hàng triệu USD góp vào các quĩ nghiên cứu y khoa cùng các chương trình bảo tồn sinh thái Trái đất.
    Trong khi đó, hình ảnh những đứa trẻ xin ăn trên đường phố Bangalore (Ấn Độ) đã ám ảnh Take Sean Blagsvedt, chuyên viên cao cấp của Microsoft, khi anh chuyển công tác từ Seattle (Mỹ) đến Ấn Độ năm 2004. Lúc đó Blagsvedt vừa tròn 32 tuổi.
    Với suy nghĩ cần phải làm điều gì đó cho lũ trẻ có được cuộc sống tốt đẹp hơn, Blagsvedt quyết định rời Microsoft để thành lập hai mạng babajob.com và babalife.com làm cầu nối giữa thị trường nhân công dồi dào của Ấn Độ với các doanh nghiệp, nhằm giúp người dân địa phương tìm được môi trường lao động tốt, có thu nhập để thoát nghèo, trong số đó có cả cha mẹ của các em nhỏ đường phố mà anh từng gặp.
    Hiện nay Blagsvedt đã có hẳn một văn phòng riêng điều hành hai mạng trên với 15 nhân viên ở khu Bangalore. Nói về việc làm của mình, Blagsvedt chỉ ngắn gọn: "Tôi là một người hạnh phúc, thật tuyệt vời khi làm việc gì đó mà bạn tin là đúng". Take Sean Blagsvedt đã thành công trong việc kinh doanh "môi giới" lao động của mình, nhưng mục tiêu lớn hơn mà anh thực hiện được chính là góp phần làm giảm nghèo đói cho xã hội dư lao động thiếu việc làm của Ấn Độ.
    Dè sẻn để bảo vệ môi trường
    Rik Wehbring, triệu phú 37 tuổi làm việc tại Công ty dot.com, chỉ cho phép mình chi tiêu trong giới hạn 50.000 USD/năm. Anh không có tivi, sử dụng máy nghe nhạc MP3 giá 20 USD, lái chiếc Toyota Prius khi thật sự cần thiết. Người thanh niên này tự đi chợ nấu ăn, sống tằn tiện cho bản thân để quyên góp phần lớn số tiền kiếm được cho các tổ chức môi trường thế giới và góp vào những việc làm mà anh cho rằng có giá trị đối với cộng đồng. Mỗi ngày anh đều vật lộn với câu hỏi: "Làm thế nào để sống một cuộc sống với mức CO2 cực thấp".
    "Bao nhiêu năng lượng tiết kiệm được là bấy nhiêu tiền đóng góp cho quĩ bảo vệ môi trường". Đây là phương châm sống của Brad Marshland, nhà sản xuất phim giàu có trong khu Berkeley. Cả gia đình Marshland đồng tâm hiệp lực thực hiện tiết kiệm: họ phơi quần áo ngoài nắng thay vì dùng máy sấy, mua vật dụng trong nhà từ những tiệm đồ hạ giá và hàng second-hand. Họ tiết kiệm không phải vì nghèo mà là để thực hiện mục tiêu lớn hơn cho cộng đồng. Marshland cho biết số tiền gia đình tiết kiệm được từ những việc làm trên đã được góp cho các quĩ môi trường qua mạng Internet.
    Yawns như một mạch ngầm cứ lặng lẽ lan tỏa ra khắp nơi, dần trở thành một hiện tượng trong tầng lớp giàu có mới nổi. Những người trẻ có nhiều hoài bão này đã cho thấy họ không chỉ biết kiếm tiền và hưởng thụ, mà còn biết quan tâm đến những vấn đề khác trong xã hội, hòa mình vào những biến đổi phức tạp đang diễn ra trên thế giới.
    Nhà nghiên cứu xã hội học David Grusky, thuộc Đại học Stanford, nhận xét: "Yawns được thai nghén từ thực trạng của thế giới. Đó là quá trình nhận thức về môi trường sinh thái đang bị hủy hoại dần. Tình hình phức tạp của nền kinh tế thế giới và tình trạng xấu đi của hành tinh xanh đã khiến con người cân nhắc hơn khi đi mua hàng hóa và nó cũng chi phối cung cách chi tiêu của họ. Nó đã tạo ra một hệ ý thức khá hoàn hảo trong một thế hệ trẻ đầy hoài bão".
    MỸ LOAN (Theo THX, Straits Times, Zaobao)
    (Nguồn: Tuoitre online)
  10. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Thở và Cười
    Chương trình thiền tập và pháp thoại chủ đề Thở và Cười 2008: Doanh nhân và đất mẹ dành cho doanh nhân Việt Nam diễn ra trong hai ngày 24 và 25.5 tại Hội An. PV Thanh Niên đã trao đổi với thầy Thích Chân Pháp Khâm, giáo thọ Làng Mai - người đang phụ trách phối hợp chuyến đi của thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai ở Việt Nam.
    * Thở và cười là chuyện bình thường, nôm na là ?othường thấy thường làm?, nay vì sao thiền sư Nhất Hạnh lại lấy đó làm chủ đề sinh hoạt của chương trình này?
    - Trước hết nói về chuyện... thở. Đúng là chuyện ?othường thấy thường làm?, nhưng không phải ai cũng luôn ?othấy? hơi thở của mình ra vào thanh bình từng phút giây trong hiện tại và không phải ai cũng biết cách ?olàm? cho hơi thở ấy đem lại bình an và hạnh phúc cho mình. Là vì có nhiều lý do riêng và chung ngăn trở. Nhất là đời sống hiện nay bận rộn quá, nhiều người than không có thì giờ để thở, để sống. Hơi thở là sự sống, có tác dụng nuôi dưỡng và điều trị thân tâm. Mỗi khi mệt mỏi, chỉ cần thở vài ba hơi nhẹ và sâu là đã thấy khỏe. Khi đang lo lắng hay phiền muộn, những hơi thở nhẹ và sâu cũng giúp chúng ta không bị lôi cuốn theo cảm xúc và giúp chuyển hóa những năng lượng bất an đó thành năng lượng trung hòa của hơi thở.
    Vì thế chương trình này là một lời mời gọi trở về với hơi thở nguyên lành, đều đặn, bình an. Đây cũng là một phương pháp đối trị cơn giận rất hữu hiệu. Khi giận, tim chúng ta đập mạnh hơn, mặt và tai đỏ lên, hai tay nắm chặt lại, và một năng lượng mạnh có tính bạo động xuất hiện. Để giải tỏa năng lượng này, chúng ta cần trở về với hơi thở, thở vào thở ra chậm và sâu. Để ý đến hơi thở thôi, đừng để ý đến những cảm xúc giận. Năng lượng do cảm xúc giận tạo nên sẽ giảm đi. Nạn kẹt xe tại các đô thị làm cho nhiều người dễ nổi giận. Biết cách giảm cơn giận trong những trường hợp như vậy giúp chúng ta rất nhiều.
    * Còn với nội dung cười thì sao, thưa thầy?
    - Nụ cười là một biểu hiện của hạnh phúc, giúp chúng ta và người xung quanh thư giản rất nhiều. Chúng ta dành nhiều thì giờ và tiền bạc để làm đẹp cho mình. Hơi thở và nụ cười là hai vật sẵn có để chúng ta làm đẹp. Hơi thở đem dưỡng khí vào để nuôi các tế bào, trong đó có tế bào da, và là một phương pháp dưỡng da rất tốt. Chúng ta có tô điểm bằng những loại quần áo, túi xách, nữ trang đẹp và sang trọng nhưng không có nụ cười thì vẫn thiếu cái gì đó. Nụ cười là một trang sức có khả năng đưa ta gần lại với những người chung quanh. Vậy đó, chúng ta ai cũng cần thở và cười hết.
    Đối với doanh nhân, nhu cầu đó càng nhiều hơn. Là người phải làm việc trong môi trường căng thẳng và bận rộn, nên doanh nhân cần có những phương pháp tĩnh tâm để có những quyết định sáng suốt. Hơi thở chánh niệm giúp doanh nhân không bị lôi cuốn theo những cảm xúc nhất thời, giúp họ dừng lại để nhìn vấn đề kỹ càng hơn, để không có những phản ứng và lời nói không thích hợp. Dùng những lời nói đầy thương yêu và nụ cười tươi để tiếp xúc với các đối tác, cộng sự và nhân viên giúp tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh và thân thiện. Môi trường làm việc tốt có thể có không khí của một gia đình, mọi người giúp đỡ lẫn nhau, tạo tinh thần hợp tác, không có tính cạnh tranh. Đồng thời cũng giúp cho đời sống cá nhân và gia đình của doanh nhân tốt đẹp hơn.
    * Vậy chương trình này sẽ hướng dẫn các doanh nhân thở và cười như thế nào?
    - Chương trình Thở và Cười 2008 sẽ hướng dẫn các doanh nhân thực tập những phương pháp thư giãn để đối phó với áp lực trong công việc. Thực hành phương pháp dừng lại và quán chiếu để thiết lập những ưu tiên trong đời sống nhằm bảo vệ hạnh phúc gia đình; rèn luyện cách nhìn rộng mở về mối tương quan giữa mình với mọi người và môi trường xung quanh để việc kinh doanh đem lại lợi ích cho mình và cho người, cũng như cho môi trường thiên nhiên. Những phương pháp này giúp cho doanh nhân sống hạnh phúc, biết cần phải làm những gì cho mình, cho gia đình mình và cho xã hội.
    * Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai chắc hẳn cũng có các nhận xét về doanh nhân Việt Nam hiện nay?

    - Doanh nhân Việt có đầy đủ khả năng và tiềm lực để sánh vai cùng các doanh nhân bạn trên thế giới. Nền kinh tế của đất nước mới phát triển, doanh nhân Việt có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước khác để áp dụng cụ thể tại Việt Nam mà không cần phải rập khuôn. Doanh nhân cần có một đời sống tinh thần lành mạnh. Chúng ta không cần phải sống một cuộc sống vội vã. Tốc độ hối hả trong cuộc sống làm cho đa số dân chúng ở nơi đó ít có hạnh phúc. Mấy năm trước đây, để giúp cho dân Hồng Kông sống chậm lại, có thêm thì giờ nghỉ ngơi, chính quyền Hồng Kông đã cho phép cán bộ công nhân viên của họ nghỉ xen kẽ vào ngày thứ bảy. Đa số các doanh nghiệp tư nhân cũng làm theo.
    Một lý do thường được chúng ta đưa ra là các nước khác đã phát triển, đã có cuộc sống vật chất cao nên chúng ta phải chạy cho bằng họ rồi sẽ dừng lại. Dừng lại lúc đó có thể đã muộn. Trung Quốc gần đây dành 200 tỉ USD trong 3 năm tới để làm sạch các dòng sông bị ô nhiễm do sự phát triển kinh tế bằng mọi giá. Việt Nam mình cũng có nhiều dòng sông bị ô nhiễm nặng, cũng sẽ rất tốn kém để làm sạch các dòng sông này. Muôn loài dựa nhau mà sống. Những gì một cá thể gây ra sẽ ảnh hưởng đến mọi loài chung quanh và ngược lại. Một cánh rừng nguyên sinh tại Lâm Đồng có thể giúp làm mưa tại Hà Nội. Bảo vệ rừng thượng nguồn có thể ngăn ngừa lũ lụt trong mùa mưa và cung cấp nước trong mùa nắng. Xử lý nước thải trước khi cho thoát ra sông ngòi giúp bảo vệ nguồn nước sinh hoạt của mình, của gia đình mình, của nhân viên mình, của doanh nghiệp mình. Những nội dung trên đều có thể được đề cập đến trong các buổi tiếp xúc của chương trình
    Thở và Cười lần này.
    Chúc các bạn thở và cười bình an mãi mãi.
    ?oBiết cách thở và cười đúng pháp sẽ đem lại bình an cho tâm hồn và tỏa rộng sự bình an đó ra chung quanh. Tâm bình, thế giới bình: Ta hạnh phúc liền giây phút này. Lòng đã quyết dứt hết âu lo. Không đi đâu nữa, có chi để làm. Học buông thả, sống không vội vàng. Một ao nước bị đàn trâu khuấy lên làm cho đục ngầu, không thấy đáy ao. Để một thời gian, bùn đất sẽ lắng xuống, nước trong trở lại và ta có thể thấy đáy ao. Tâm ta cũng vậy, những lo âu, buồn phiền, tính toán như những đám mây đen che mất những hạnh phúc và vẻ đẹp của cuộc sống. Dừng lại, thở và cười giúp làm tan đi những đám mây phiền não đó. Tâm ta trở nên bình an và thanh thản. Tâm an thì mình biết cần phải làm gì? - thầy Thích Chân Pháp Khâm.
    Giao Hưởng
    (Nguồn: Thanhnien online)

Chia sẻ trang này