1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi biendaikho, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Phóng sự tài liệu được ghi chép dựa trên lời kể của Mẹ tôi - 1 người nữ Thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ
    Một thời hoa - lửa
    Chiến tranh đã qua đi rất lâu rồi nhưng ký ức về một thời khói lửa ác liệt dường như vẫn còn nguyên vẹn trong tôi !
    Vậy mà đã 40 năm trôi qua kể từ ngày 15/12/1965. Ngày ấy nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng - lớp lớp thanh niên đã lên đường đóng góp sức mình vào cuộc cách mạng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Khi mới 17 tuổi - độ tuổi đẹp nhất với bao ước mơ và hoài bão của một người con gái, tôi đã tình nguyện lên đường nhập ngũ chỉ mong đóng góp thêm một phần nhỏ bé của mình trong công cuộc kháng chiến chung toàn dân tộc.
    Tôi còn nhớ như in, hối ấy nơi tập trung quân tại xã Đông Huy huyện Đông Quan cũ (tỉnh Thái Bình ), lúc đại đội kiểm tra lần cuối cùng trước khi lên xe vào tuyến lửa. Đồng chí Kiên C trưởng đã nói tôi là người nhỏ quá, không đủ sức khoẻ để đi đợt này nên tôi đã sáng kiến mặc áo bông cho người béo ra, xếp gạch đứng vào giữa hàng quân để khỏi bị loại. Buổi giao quân tại huyện, tôi cùng đồng đội lên xe, người ra đi kẻ ở lại...........tôi thấy lẫn trong tiếng còi xe là những lời dặn dò nhắn gửi của người thân và có cả những giọt nước mắt hẹn ngày trở về.Như lời nhà thơ Tố Hữu đã nói : " Ta hiểu vì ai ta hiến máu;Ta hiểu vì ai ta chiến đấu "
    Hiểu và nhận thức được điều ấy tôi cùng đồng đội đã ra đi với một lòng quyết tâm tin tưởng vào tương lai dẫu biết rằng có thể sẽ có ngày : Một đi không trở lại ! Nhưng quan trọng hơn cả, tôi nhận ra sứ mệnh của dân tộc đang đặt lên vai mỗi người dân mà chúng ta phải có trách nhiệm hy sinh thân mình để bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc, vậy là tôi đã trở thành cô thanh niên xung phong khi tuổi đời còn rất trẻ. Quên sao được những ngày tháng chúng tôi hành quân qua cánh đồng Phủ Lý (Hà Nam) với khí thế của một người lính vai đeo ba lô lại kèm theo bao gạo 7kg và 1 bình tông nước mà dường như chẳng thấy mệt mỏi, giữa màn đêm chiẻ thấy cánh đồng nước mênh mông vừa đi vừa hát : " Đoàn ta thanh niên xung phong tiến quân đi mở đường..............". Có thể nói những ngày đầu chúng tôi gặp nhiều khó khăn vì chưa đi bộ quen nên chân đau,quai dép đứt, dây ba lô bị tuột nên tôi phải đội ba lô lên đầu và đi chân đất.Tôi còn nhớ đi qua cầu Đò Lèn đến Hà Trung (Thanh Hoá )gặp mấy em nhỏ gọi nhau cười ồ lên " chúng mày ơi ! bộ đội lại đội ba lô lên đầu và đi chân đất kìa ! ". Tôi vừa xấu hổ lại vừa buồn cười nữa.Chúng tôi toàn hành quân ban đêm, ban ngày nghỉ để quân địch khỏi phát hiện. Đến nơi đóng quân, cái Tết đầu tiên xa nhà với bao cảm xúc trào dâng trong lòng, ngồi quây quần bên nhau ăn cơm nắm muối vừng, rồi chúng tôi quen dần với cuộc sống người lính thanh niên xung phong gian khổ nhưng đó là môi trường rèn luyện chúng tôi nên người.
    Ngoài giờ lao động mệt mỏi, được đại đội quan tâm cho chúng tôi học thêm văn hoá để nâng cao trình độ học vấn. Tôi nhớ nhất hai thầy giáo Đỗ Hải Duyên và Đỗ Ngọc Điểm, các thầy rất nhiệt tình dạy học, chúng tôi thì mệt mỏi, bi quan về cuộc sống rồi không muốn học, được 2 thầy động viên " Các đồng chí cứ tin vào tương lai ". Vậy là chúng tôi có chút hi vọng, ban ngỳa học văn hoá, ban đêm đi lấp hố bom, mở đường cho xe chở lương thực, vũ khí vào trong chiến trường. Bây giờ cứ nghĩ lại vừa sợ vừa buồn cười, ngày đầu máy bay oanh tạc, tôi còn ngây ngô chạp nấp vào gầm cầu Hàm Rồng phía núi Ngọc cho kín để máy bay địch không nhìn thấy mình là được, không nghĩ đó là trọng điểm. Và cũng tại nơi đây tôi đã có một kỉ niệm không bao giờ quên, lúc đó xe bộ đội chở vũ khí mang cánh lá nguỵ trang, chỉ có mình tôi đi một bên, tiểu đội A6 đi một bên. Xe tránh số đông người và đi sát phía tôi, cánh lá nguỵ trang gạt vào người tôi, tôi bình tĩnh cố bước thêm 2 bước nhảy vào trụ bê tông ôm chặt vào thành cầu, trên vai vẫn mang một chiếc xà beng 7kg và kêu lên : " Chị Là ơi ! " . Các đồng chí trong tiểu đội A6 tưởng tôi đã lăn xuống dòng sông Mã rồi.
    (còn tiếp )
  2. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Một thời hoa - lửa (tiếp theo & hết )
    Trận chiến ngày 5/11; 7/11; 21/11 năm 1966 là những trận ác liệt, bộ đội và thanh niên xung phong bị thương - chết rất nhiều, có đồng chí mãi gần 1 tuần mới tìm thấy xác như đồng chí Thức C931. Thật xúc động và thương cho đồng đội, có đồng chí lúc gần chết còn gọi " chị Gái ơi ! kết nạp em vào đoàn nhé ! ", thương tâm hơn nữa là còn nhiều người chết tan ra nhiều mảnh,thịt người nọ lẫn vào người kia,cí không có ván và vải nên chúng tôi đã nhặt gói vào mảnh áo mưa và cho vào bao tải rồi đem chôn.Có những đồng chí ngã xuống ngày hôm trước thì hôm sau lại bị bom giặc cày xới lên,thậm chí có người chết mà cơ thể không được nguyên vẹn, có đêm giật mình nghe tiếng chó sủa chúng tôi phát hiện ra 1 bàn chân của đồng đội mà lũ chó đang tranh giành nhau.............như một sự giằng xé của lương tâm mỗi con người ! Bộ đội và thanh niên xung phong bị thương nhiều không có ô tô chở, chúng tôi thay nhau khênh bộ từ nơi bị thương và viện xa 12km.Đồng chí Lan đã mất cách bệnh viện Búp Sơn 4km vì máu ra nhiều.
    Chiến tranh gian khổ là vậy,giữa cái sống và cái chết chỉ gần nhau trong gang tấc nhưng chúng tôi vẫn yêu đời, yêu cuộc sống của TNXP, đúng là " Tiếng hát át tiếng bom " ..........Tôi, Liên, Sinh, Yến,..............vào tổ văn nghệ và hát các bài hát " Về đây với đường tàu " (nhạc sĩ Hoàng Vân ), " Cô gái mở đường " ( nhạc sĩ Xuân Giao ) đã trở nên quá quen thuộc với chúng tôi sau những giờ lao động và học tập mệt mỏi .Chiến tranh chưa kết thúc,đơn vị 1 số chuyển sang bộ đội, 1 số chuyển vào tuyến lửa Quảng Bình. Tôi cũng tình nguyện đi nhưng chị Gái C phó biết tôi sức khoẻ yếu không cho tôi đi. Tôi buồn quá phải ở lại, sau đó tôi được đi học kế toán đường sắt ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc ). Năm 1970 Nhà nước có quyết định đóng cửa các trường trung học, đại học..............cuộc chiến tranh đang thời kì ác liệt, năm 1972 tôi được gọi về trường kế toán II ở Hà Bắc học tiếp. Năm 1975 khi Đất nước hoàn toàn giải phóng, tôi cũng học xong - được về công tác tại công ty công trình giao thông Hải Phòng, là cán bộ công đoàn gắn bó với sự phát triển của công ty đến năm 1993 được nghỉ hưu,suốt thời gian đó đến nay tôi liên tục tham gia các phong trào, các hoạt động xã hội có thời kì là Đảng uỷ viên - chủ tịch phường Niệm Nghĩa - quận Lê Chân - Hải Phòng.
    Ngày nay, khi đã có một mái ấm gia đình hạnh phúc, con cái trưởng thành, sống giữa thời buổi kinh tế thị trường mà nỗi lo " cơm áo gạo tiền " còn chưa tránh khỏi được thì vẫn có lúc đồng đội chúng tôi nhớ về nhau.............Tôi, Thuý, Hải, Mai, Việt, Bội,..........chúng tôi tổ chức giỗ đồng đội (đồng chí Loát ) vào ngày 27/4 hàng năm. Đó là những dịp chúng tôi tập trung rồi kể cho nhau nghe những ngày kháng chiến gian khổ, sống chết có nhau nhưng vô cùng tự hào về những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc mà chúng tôi cũng góp phần xương máu để làm nên chiến thắng đó, niềm vui và nỗi buồn nhớ thương đồng đội xen lẫn, có chị vừa cười vừa rơi lệ.
    Gần đây nhất nhân dịp kỉ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước ( 30/04/1975 - 30/04/2005 ). Hội cựu chiến binh đoàn 559 Trường Sơn đã lên đường vào thăm chiến trường xưa. Tôi thực sự xúc động khi nhìn lại và thăm những di tích đã 1thời đi vào lịch sử. Cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang bắc qua dòng sông Mã anh hùng, đây là ngã 3 Đồn Lộc - nơi 10 cô gái TNXP đã cùng hi sinh trong một trận đánh ác liệt của giặc Mỹ, kia là nghĩa trang Trường Sơn với hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ được quy tập về đây và rất nhiều ngôi mộ vô danh khác. Đây rồi con đường HCM huyền thoại, đường 9 Khe Xanh đã 1 thời giúp quân ta chở lương thực, vũ khí vào trong chiến trường và cũng là con đường bộ đội ta hành quân qua nước bạn Lào giúp họ trong 2 cuộc kháng chiến. Và còn biết bao địa danh lịch sử : Bãi Dinh, cầu Ca Tang, Khe Ve, Cổng trời, mộ Nguyễn Viết Xuân...........Đã ghi dấu kỉ niệm không thể nào quên trong quãng đời hoạt động cách mạng của tôi !
  3. CrescentDay

    CrescentDay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Những đoạn văn mẫu
  4. jacky_vlx

    jacky_vlx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Bó tay với cô này
    Sẽ còn nhiều phát hiện gây sốc nữa CD à !
  5. jacky_vlx

    jacky_vlx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    http://www.danang.vnpost.vn/home/news/detail.php?id=3631&a=61&idmax=3631
  6. LionessNT

    LionessNT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    865
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng thích cách yêu con thế này
    Mẹ yêu con khác với mọi người
    Mười tuổi, con cố tình tạo một vết rách không thể cứu vãn trên chiếc áo trắng nhằm tạo áp lực có áo mới nhân ngày đầu năm học.
    Khi phát hiện ra, mẹ lẳng lặng cất chiếc áo mới vào cuối ngăn tủ rồi khóa cửa tủ. Thế là ngày ngày con đến lớp với chiếc áo còn lại, ngả sang màu cháo lòng. Tan học, con lại vội vã thay ra để giặt, phơi nắng cho chóng khô ngày mai còn mặc tiếp. Từ đó, con không bao giờ nói dối.
    Buổi tối, mẹ nhắc con: ?oNgày mai kiểm tra nên tranh thủ ôn bài, còn đi ngủ sớm?. Con vâng dạ, rồi mải mê chát chít với mấy đứa bạn rỗi việc đang online. Đủ thứ chuyện trên trời dưới đất đem ra buôn. Gần sáng con mới dứt khỏi cái máy vi tính và lăn ra ngủ. Con không hẹn đồng hồ, vì nghĩ thế nào ngày mai mẹ cũng gọi dậy.
    Khi thức giấc muộn, con quáng quàng chạy vội đến lớp. Mẹ đang thu bài kiểm tra. Hôm sau, mẹ trả bài, cột điểm một tiết của con để trống. Con gục mặt xuống bàn, rấm rứt khóc. Từ đó, mỗi khi có tiết kiểm tra, con tự giác đi ngủ sớm và không bao giờ quên hẹn đồng hồ báo thức.
    Con đậu đại học với số điểm cao ngất ngưởng. Dù không thích, nhưng vì chiều theo ý bố, mẹ cũng đồng ý tổ chức liên hoan. Cô, dì, chú, bác ai cũng khen con thông minh, giỏi giang. Con thích lắm, rối rít kể chuyện: ?oCháu làm một loáng là xong, thừa bao nhiêu thời gian. Đề dễ thế mà chẳng hiểu sao phòng cháu đầy đứa không làm được. Thi xong ngồi ôm mặt khóc. Tội ơi là tội??
    Hôm sau, bố có thuyết phục mấy mẹ cũng không đồng ý mua xe máy cho con. Mẹ bảo: ?oCon không biết nhìn trước, nhìn sau, đi xe máy chẳng những hại mình mà còn hại người?. Thì ra hôm liên hoan, chị Ngân con bác Sơn cũng có mặt. Chị thi năm ba rồi mà mới đủ điểm đậu trung cấp. Nghe những lời kể của con, chị lủi thủi lại sau nhà, lặng lẽ khóc. Từ đấy, con luôn suy nghĩ trước khi nói bất cứ điều gì.
    Mua chiếc váy mới nên tháng ấy con hết tiền sớm hơn mọi khi, con viết thư về giục mẹ. Con nghĩ chắc mẹ phải lo lắng lắm và sẽ vội vàng gửi tiền lên ngay cho con. Nhưng không? con vẫn nhận được giấy gọi lấy tiền vào đầu tháng như mọi khi. Suốt một tuần, con phải trệu trạo ăn mì tôm. Từ đấy, con biết cách chi tiêu một cách hợp lý. Những năm tháng sinh viên tiếp theo con không bao giờ phải ăn mì tôm trừ bữa.
    Một hôm, con nhận được thư. Con nghĩ chắc là mẹ dặn dò, nhắc nhở. Nào là đội mũ trước khi ra đường, cố gắng ăn nhiều vào cho khỏe hay đơn giản là đừng thức khuya quá. Thế nhưng, mẹ chỉ viết ngắn gọn những dòng thông báo cùng một câu hỏi được gạch chân cẩn thận: ?oSao con không đi làm thêm? Năm hai rồi còn gì!?.
    Con ngạc nhiên, nhà mình có phải khó khăn, thiếu thốn gì đâu? Nhưng rồi vì tự ái, con cũng theo chân lũ bạn long đong đến các trung tâm gia sư. Rồi khóc nức nở vì đóng tiền mà vẫn không có được việc làm thêm. Sau mấy lần con biết cách để không bị lừa nữa. Những trưa nắng chang chang, đạp xe đi dạy, lưng áo con ướt đẫm mồ hôi. Những buổi tối mưa phùn, lạnh thấu xương, con co rúm đứng chờ xe buýt. Tháng lương đầu tiên, sau khi mua quà gửi mẹ, con tự thưởng cho mình một chiếc áo. Đó không phải là chiếc áo con thích nhất nhưng con luôn giữ gìn một cách cẩn thận. Con biết quí những gì mình làm ra.
    Rồi người ấy đột ngột rời khỏi con trước kỳ thi tốt nghiệp. Con không khóc, nhưng mất ngủ liên miên. Đêm đêm, mắt con ráo hoảnh nhìn lên trần nhà. Mẹ xuất hiện giữa trưa nắng gắt, tất tả đi chợ và nấu cho con bữa cơm. Con nghĩ thế nào mẹ cũng ở lại, chăm sóc và nhẹ nhàng khuyên nhủ cho đến khi con nguôi ngoai mới thôi. Nhưng không, chiều hôm ấy mẹ thu dọn đồ đạc rồi về.
    Mẹ nhìn thẳng vào mắt con, rồi bảo: ?oMai mẹ có tiết dạy sớm, không thể thay đổi. Nó cũng đã đi rồi, con có thay đổi được điều đó không??. Con trở về phòng trọ, bật nhạc thật to, vừa nhảy vừa hát theo. Từ đó, con tự biết cách vượt qua những nỗi buồn và sự thất vọng. Trong kỳ thi tốt nghiệp, con là một trong những sinh viên có số điểm cao nhất.
    Suốt một thời gian dài, con nghĩ mẹ không hề yêu con. Mẹ nghiêm khắc, lạnh lùng và luôn đẩy con vào những hoàn cảnh khó khăn không đáng có. Mẹ không ở cạnh con, ngay cả khi con đau đớn và thất vọng nhất. Nhưng đến bây giờ, khi nhìn lại tất cả mọi điều đã qua, con nhận ra rằng mẹ yêu con nhiều lắm, vì thế mẹ dạy con cách tự mình khôn lớn và trưởng thành. Cách yêu ấy khác với mọi người.
    .
    TRẦN LINH
    (tuoitre.com.vn)
  7. TITANIC2005

    TITANIC2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Dân Khánh Hoà đây nè bà con ơi,ngưỡng mộ một con người đầy nghị lực !
    Đời tôi là một giấc mơ trải đầy sỏi
    Nhiều lúc ngồi suy nghĩ lại, tôi cứ ngỡ chặng đường đã qua của cuộc đời mình là một giấc mơ. Giấc mơ rải đầy những viên sỏi chông chênh rát bỏng. Giấc mơ đã được tôi thắp lên bằng chính sự nỗ lực của mình.
    Học xong lớp 9, tôi phải bỏ dở giữa chừng vì gia đình vốn nghèo nay lại lâm vào tình cảnh bi đát hơn. Cha tôi trở bệnh rất nặng cần phải chạy chữa gấp mới mong cứu sống được. Cái nghèo, cái đói đeo dai dẳng suốt mấy mươi năm qua giờ tiếp tục đổ ập xuống cái gia đình vốn đã lam lũ này. Mẹ thì vất vả bên gánh cá ngoài chợ. Các anh chị thì không được học hành đến nơi đến chốn cũng tất tả lao vào dòng đời mưu sinh.
    Vậy mà cuộc sống gia đình cũng chẳng khá hơn chút nào khi mãi quanh quẩn bên cái xóm nghèo của một tỉnh miền Trung cằn cỗi. Chính điều đó khiến tôi thấy sự học của mình trở thành một gánh nặng ngàn cân đè lên đôi vai người mẹ tóc đã ngả màu mây chiều. Thế là tôi quyết định nghỉ học, đi làm thêm phụ giúp gia đình.
    Từ khi rời ghế nhà trường, tôi làm đủ thứ nghề nào là cầu đường, phụ hồ, cơ khí, công nhân... việc gì miễn có tiền và không vi phạm pháp luật là tôi lao vào bươn chải. Thế nên, thân hình bé bỏng nay lại gầy theo năm tháng. Nhưng không vì thế mà sự ngã gục đổ quỵ xuống bàn chân tôi. Tôi vẫn bước đi, bước đi để tìm cho mình một ánh sáng của tương lai.
    Có ai hiểu hiểu được nỗi lòng của tôi khi hằng ngày đi làm phải nhìn các bạn nam thanh nữ tú cắp sách đến trường, những tà áo trắng thân thương cứ gợi lên trước mặt làm lòng tôi tựa hồ như có vết dao cắt tới tận xương.
    Ánh mắt thèm thuồng, tôi ước, ước gì mình có thể đến lớp để tận hưởng những bờ tri thức của nhân loại. Nhưng đó chỉ là ước mơ mà ước mơ thì mong manh quá. Ước mơ này đã tan biến ngay tức khắc mỗi khi hình bóng người mẹ già ẩn hiện trước mặt tôi, dáng người lam lũ dưới cơn mưa của miền Trung khắc nghiệt.
    Nuốt nước bọt, tôi đạp xe vút nhanh để tránh cái cơn khát thèm thuồng đang cháy lên sùng sục trong lòng mình.
    Rồi một hôm, tình cờ tôi lại gặp người bạn học chung năm xưa, giờ đã trở thành cậu sinh viên tuấn tú. Ánh mắt của nó hăm hở khoe thành tích học tập. Lòng tôi lại nghẹn ngào dâng lên khó tả. Nó nói: "Tại sao mày không đi học tiếp? Con người chỉ có một lần để thực hiện ước mơ của mình. Đó chính là cổng trường đại học, để biến ước mơ thành hiện thực nếu mày muốn thay đổi cuộc đời hiện tại...".
    Trầm ngâm suy nghĩ, tôi không biết mình phải làm sao khi đã 5 năm trôi qua tôi không đến trường? Giờ này còn có thể đến lớp được hay sao?... Ước mơ - ai lại không muốn? Cổng trường đại học - ai lại không thích đặt chân vào? Nhưng khó quá, khó có thể đưa cái ước mơ đó vào thực hiện.
    Tuy nhiên, nhiều đêm suy nghĩ lại lời khuyên đó, tôi thấy thật có lý. Muốn đến đích thì phải biết vượt qua số phận của mình mà thôi. Từ đó, tôi nuôi dưỡng ước mơ và thay đổi quan niệm. Tôi tự nhủ tôi có thể làm được, phải hi vọng dù ước mơ đó có mong manh đi chăng nữa. Và tôi đã đăng ký lớp bổ túc buổi tối.
    Ban ngày, tôi làm việc tại một quán Trà Tàu mang kiểu cách Cung Đình xưa. Đêm đến lại lọc cọc đạp xe tới lớp. Ba năm trôi qua, quãng đường từ lớp 10 đến lớp 12 chầm chậm quay theo bánh xe thời gian. Những đêm đông mưa như trút tát vào khuôn mặt tôi rát bỏng. Mưa miền Trung là thế, cứ dai dẳng suốt tháng này qua tháng nọ không ngớt. Đạp xe trong làn mưa buốt giá, đạp qua những cơn mưa lạnh cóng để hối hả nhanh chóng về nhà...
    Năm cuối cấp. Tôi xin làm thêm một việc nữa để dành dụm tiền thi đại học. Được người quen giới thiệu, tôi gác bảo vệ đêm cho một người thân của chủ quán nơi tôi làm. Như vậy, thời gian của tôi đã kín chỗ, không một khoảng hở nào cho làn gió ban mai của buổi sớm lọt qua. Ở cái tuổi 22, tôi đã hun đúc cho mình ước mơ vào đại học cháy bỏng. Nhiều đêm tôi cứ nhủ thầm: "Tôi có thể làm được. Tôi có thể vào đại học...". Đó chính là những câu nói bùng cháy, tiềm ẩn trong tôi như dòng nham thạch âm ỉ, chỉ đợi đến "điểm nút" quan trọng là nó có thể phun trào.
    Buổi sáng, tôi làm tiếp viên bàn tại quán Trà Tàu, chiều về ôn bài, tối đến lớp, rồi khi tan trường tôi lại hối hả tới chỗ làm bảo vệ. Ở chỗ gác bảo vệ, tôi phải dọn dẹp nhà cửa cho đến hơn 12h khuya mới được chợp mắt. Và khi chuông nhà thờ chưa điểm, đồng hồ chỉ 4h sáng, tôi lò mò thức dậy để học bài. Vừa trực vừa ôn luyện vì không còn bao nhiêu nữa là đến tháng 7 - tháng để thực hiện ước mơ.
    Cứ thế thời gian xoay vòng đi, nó qua nhanh như một làn gió thoảng khiến tôi chẳng hay biết gì. Mặc dù bận rộn như thế nhưng trong đầu tôi là một bảng khóa biểu to đùng đã sắp xếp lịch trình phải thực hiện. Môn nào cần tập trung, môn nào cần đi sâu, rất trật tự.
    Mặt khác, vào những buổi cuối tuần, ban đêm không đến lớp, lợi dụng thời gian ít ỏi đó, tôi tới nhà sách lựa chọn, tìm tòi cho mình những cuốn sách hay về học cho kỳ thi cam go. Hầu như sự chuẩn bị cho đợt thi đại học, tôi đều dựa hoàn toàn vào sức của mình, vì trên lớp bổ túc, giáo viên không truyền sâu kiến thức cho học viên. Họ chỉ giảng sơ qua chủ yếu để các em trót lọt kỳ thi tốt nghiệp. Tôi đăng ký vào ĐH Sư phạm TP HCM và CĐ Văn hóa Nghệ Thuật - Du lịch Nha Trang.
    Ba năm học bổ túc, tôi luôn là một học viên khá nhất lớp, dù thời gian học bài chẳng có bao nhiêu. Nhưng bằng sự tiếp thu nhanh chóng tại lớp, tôi đã hơn hẳn các bạn. Cùng với sự mày mò trong đêm tại nơi làm việc, tôi đã hoàn thành tất cả bài học của mình. Kỳ thi tốt nghiệp năm đó tôi đậu Á khoa tỉnh Khánh Hoà với số điểm 54.
    Tôi vẫn còn nhớ lời khuyên người chủ quán nơi tôi làm. Bà nói: "Nhị à! Con đừng thi vào ĐH Sư phạm vì trường đó lấy điểm cao lắm, luôn nằm tốp trên ở TP HCM. Nếu có thi thì đăng ký vào trung cấp nghề đi".
    Thấy tôi học bổ túc nên bà mới nói vậy nhưng tôi chỉ im không đáp lại bởi đó cũng là lời khuyên chân thành của bà mà thôi. Tôi không trách bà nhưng tôi đã nuôi ý chí, hoài bão cho mình. "Tôi có thể làm được, tôi phải thực hiên ước mơ mà mình hun đúc bao năm nay. Tôi phải thi đại học để rọi sáng tương lai cho mình".
    Thế là tôi cố gắng hơn. Dù có nhiều lời khuyên đi ngược với ước mơ nhưng tôi vẫn phải tiếp tục, tiếp tục để bước lên nấc thang đời tôi. Nên tôi càng lao vào học nhiều.

    Kỳ thi đại học năm đó, tôi đã đậu 2 trường mà mình đăng ký. Khi cầm hai tờ giấy báo nhập học trên tay, lòng tôi rộn ràng một niềm vui khôn tả. Tôi đã làm được. Tôi biết mình có thể thực hiện được mà. Giọt nước mắt của tôi rơi xuống hòa lẫn vào niềm hạnh phúc.
    Ước mơ đã được thắp sáng ngời lên bởi sự nỗ lực của tôi. Đâu có sự thất bại, đâu có hy vọng nào vụt tắt bởi những hoài bão dù hoài bão đó có mong manh nhưng sẽ chiến thắng nếu ta tự tin vào bản thân.
    Tôi... có... thể thắp ước mơ của mình lên được rồi.
    Nguyễn Văn Nhị (ĐH Sư phạm TP HCM)

    Được titanic2005 sửa chữa / chuyển vào 20:39 ngày 12/09/2008
  8. xichlodem

    xichlodem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Đác-uyn này, Anh-xtanh này, Béc-na-sô này, Huy-gô này...nhiều nhiều nhà bác học, nhièu nhiều danh nhân lỗi lạc trên thế giới có lúc còn đãng trí...huống chi em Thoáng....thông cảm cho em ấy...lướt nhièu box quá...em ấy nhầm tí mà
  9. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi con!
    Những ai làm cha mẹ những ngày này hẳn có thể cảm thông nỗi đau của các bậc cha mẹ Trung Quốc trong nỗi kinh hoàng do ?osữa sạn thận? gieo rắc. Các diễn đàn mạng Trung Quốc đầy những câu chuyện đau lòng.
    Một ông bố xưng ?ongười cha ngu ngốc? trần tình trên diễn đàn mạng của bbs.voc.com.cn: ?oĐứa bé sáu tháng tuổi, lúc sinh mẹ thiếu sữa nên bổ sung thêm bằng sữa bột. Trước khi mua cũng tham khảo nhiều nhãn hiệu, cuối cùng chọn nhãn hiệu lâu năm Tam Lộc vì muốn ủng hộ hàng quốc nội. Nhưng hình như con bé biết sữa có độc hay sao mà thường không chịu uống. Còn tôi, người cha ngu ngốc, cứ ép đứa con khỏe mạnh của mình uống sữa độc. Người cha ngu ngốc chỉ vì muốn ủng hộ hàng nội đã cho con uống sữa độc suốt ba tháng nay?.
    Thật ngu ngốc, nhưng làm sao có thể trách? Làm sao có thể trách khi cùng với niềm vui chào đón con ra đời, ?ongày càng có nhiều thử thách sự trưởng thành của con và mẹ? như một phụ nữ ký tên Xiaoyured kể trên diễn đàn của www.sina.com... Con chị mới ra đời được mấy tháng đã gặp ngay vụ ô nhiễm nguồn nước (may chỉ là hiện tượng cục bộ ở địa phương), tiếp theo là vụ bột màu sudan, vụ sữa đầu to... Người mẹ chỉ có một con này đã chăm chút cho miếng ăn của con tưởng không thể nào cẩn thận hơn: ?oTôi còn nhớ như in khi đi chọn sữa cho con, tôi đã chọn rất kỹ lưỡng, so sánh hơn chục loại sản phẩm, từ thành phần, chất lượng, giá cả... cuối cùng mới chọn được loại vừa ý nhất, sau đó còn nhờ người khác tư vấn, những sản phẩm có nghệ sĩ quảng cáo thường được ưu tiên chọn lựa. Quá trình cực khổ đó chỉ có những người làm cha làm mẹ mới hiểu nổi?.
    Sau khi chính quyền Trung Quốc công bố danh sách 22/69 doanh nghiệp sữa có sản phẩm nhiễm melamine, người mẹ đó kể: ?oTôi sợ suýt ngất. Hồi tâm, tôi vội tìm xem có tên sữa con mình đang uống không, may quá không có trong danh sách đen. Chưa kịp mừng thì được tin thằng bé hàng xóm bị phát hiện có sạn thận, liền hỏi xem bé uống sữa gì. Một nhãn sữa không có tên trong danh sách đen! Tôi toát cả mồ hôi. Tôi lấy gì để bảo vệ con đây??.
    Một người mẹ khác trực diện với thực tế không thể nào phũ phàng hơn: con chị sau xét nghiệm được xác nhận đã bị sỏi thận trái vì sữa độc. Chị tangjian2007 bàng hoàng, phẫn nộ trên mạng www.ci123.com: ?oTôi choáng váng, đầu óc trống rỗng. Không dám tin đó là sự thật, chẳng lẽ suốt cả năm qua hằng ngày tôi đều cho con bú sữa độc? Trời ạ! Làm sao như thế được. Những nhà sản xuất vô lương tâm không có con sao??.
    Còn nỗi đau nào lớn hơn khi chính những người cha, người mẹ mỗi ngày đưa chất độc vào cơ thể con mình. ?oNgười cha ngu ngốc? chỉ biết gạt nước mắt thầm thì: ?oCha xin lỗi con! Cha sẽ đưa con đi khám, hi vọng con sẽ tiếp tục vui cười như ngày nào. Các bạn ơi! Hãy cầu nguyện cho con tôi được bình an, cầu nguyện cho tất cả những đứa trẻ uống sữa độc được bình an?.
    Xin lỗi con, họ chỉ còn biết khóc trước thiên thần của mình như thế.
    Nhưng rồi ai sẽ phải xin lỗi họ?
    Và quan trọng hơn, làm sao có thể đền bù cho họ?
    CẢNH CHÁNH
    (Nguồn: Tuoitre online)
  10. kimcuongbien

    kimcuongbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện một vụ gian lận thương mại liên quan đến SamSung Vina
    Tang vật đang được cơ quan công an thu giữ, xử lý
    TTO - Chiều 20-9, tại ngõ 155 Trường Chinh, qua kiểm tra hai xe ôtô BKS 29U 0901, 29S 9095 do lái xe Hà Đăng Quý (SN 1970, tổ 21 P.Giáp Bát, quận Hoàng Mai) và Phạm Mạnh Hà (SN 1956, tổ 65 Phương Liệt) điều khiển, cơ quan công an phát hiện số lượng lớn tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt không giấy tờ.
    Sau khi đưa về trụ sở cơ quan chức năng, hai lái xe khai nhận được một người là Công Ngọc Phương (SN 1984, tổ 60 Phương Liệt) thuê chở hàng từ Công ty SamSung Vina tại Như Quỳnh, Hưng Yên về Hà Nội. Làm việc với Công Ngọc Phương, anh Phương khai do có quen biết với Bùi Đức Tuấn, được Tuấn giới thiệu là nhân viên Công ty TNHH đầu tư thương mại Thanh Tùng thuê chở hàng như trên vài lần. Vào ngày 18-9, Tuấn thông báo nhờ Phương vờ là cán bộ kỹ thuật của Công ty Thanh Tùng sang Công ty SamSung Vina nhận một số lượng hàng thanh lý như trên, tất cả chỉ có một tờ giấy photo, trong đó nêu rõ toàn bộ số hàng trên là hàng đập hủy do Công ty SamSung Vina cấp.
    Theo ông Lưu Bách Chiến, đội phó đội QLTT số 2, qua kiểm tra sơ bộ thì toàn bộ số hàng đều có dán mác của các đại lý SamSung Vina các tỉnh. Đây là những hàng được SamSung Vina thu hồi chưa rõ lí do nhưng đều phải đưa đi đập hủy.Theo cơ quan công an, có nhiều bằng chứng cho thấy việc vận chuyển hàng tương tự đã được thực hiện nhiều lần trước khi bị phát giác. Hiện cơ quan công an đang làm rõ quy trình tiêu hủy hàng của SamSung Vina và việc mang bán ra thị trường của các cá nhân liên quan.

Chia sẻ trang này