1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi biendaikho, 04/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    CẢM THƯƠNG "THƯỢNG ĐẾ" HÀ THÀNH
    [​IMG]
    Cảnh xếp hàng tại quán phở Bát Đàn
    Có chuyên gia tính rằng mỗi ngày địa bàn Hà Nội chi khoảng 20 tỉ đồng và huy động khoảng 5.000 con người cho tất cả các hình thức quảng cáo hàng hóa, dịch vụ. Vậy là người tiêu dùng thủ đô, tức là ?othượng đế?, đang không ngừng được tôn vinh. Nhưng ít ai ngờ rằng...
    Phở được coi là món điểm tâm sáng đặc sản của Hà thành. Tất nhiên tôi phải chọn phở ?othương hiệu? để ăn. Phở ?othương hiệu? thì nhiều lắm: phở Thìn, phở Gia Truyền, phở Lý Quốc Sư, rồi phở Bát Đàn...
    Đuổi, quát, chửi
    [​IMG]
    Quán phở Bát Đàn
    Đến Bát Đàn! Thâm nhập vào khu phố cổ, chúng tôi chia nhau mỗi người một việc: tìm chỗ để xe hoặc xếp hàng mua phở. Khách hàng sẽ ?ođược? nếm ?ohương vị? đầu tiên là... xếp hàng ngửi phở và... mồ hôi người. Loay hoay, ngơ ngác chừng gần 10 phút tôi mới tìm được chỗ để xe...
    Chạy tới nhà hàng, tôi không biết bạn mình đứng ở đâu trong đám đông đến mấy chục người đang xếp thành hai hàng cong sang hai bên phố như hình hai cái râu rồng (vì không thể xếp hàng thẳng ra lòng đường).
    Không có chỉ huy, giám sát nhưng những thành viên trong hàng khá kỷ luật: đến trước đứng trước, đến sau xếp sau. Không chen lấn xô đẩy, không đặc cách ưu tiên. Thực khách phần lớn mang vẻ của giới thu nhập trên trung bình. Họ xếp hàng dưới cái nắng gắt cắn như kim châm và chỉ dịch được từng bước dính sát vào cái mùi mồ hôi bết áo của người đứng trước để tiến dần đến cái thớt của người đàn ông đang chan chát băm hành thái thịt. Người già, trẻ con, bà chửa đến những ông cán bộ nhìn rất khó tính, trịch thượng hay các cô gái kiêu kỳ quen được chiều chuộng... đều cam nguyện như vậy.
    Anh bạn tôi được nhận phở trước, 7-8 phút sau đến tôi. Quả là mùi thơm của hành mỡ, nước dùng, bánh, thịt hấp dẫn khác thường. Nhưng khi ôm được bát phở nóng bỏng trong tay thì cũng là bắt đầu cho cuộc thử thách phần hai, đó là tìm chỗ ngồi... Quán phở chật chội, khách ngồi tràn ra cả vỉa hè.
    Nhiều người bê bát phở nóng vẫn nghiến răng chịu đựng, mắt nhớn nhác tìm chỗ đặt bát. Nhiều đôi vợ chồng, bố con, chị em đi với nhau nhưng phải mỗi người mỗi bàn. Mời nhau bằng ánh mắt. Bởi nếu họ chờ có một bàn trống đủ để cùng ngồi thì chắc là để ăn... trưa. Muốn ăn được phở ở đây, ngoài sức chịu đựng xếp hàng thì họ còn phải có nghề bưng bê.
    Bát nóng, phở đầy, nền nhà trơn trượt, khách đông, nắng gắt... nên chỉ một giây thiếu tập trung thì sẽ vật cả bát vào mặt nhau hoặc đổ cả nước phở vào lưng cô gái đang ngồi hay một bà già đứng cạnh. Người có kinh nghiệm thì đừng chạy tìm chỗ mà phải nhanh mắt ?otia? xem ai sắp ăn hết thì đứng sau lưng họ, chờ họ đứng dậy mà lao ngay vào. Thế là sau 40 phút anh bạn phương xa của tôi cũng được biết thế nào là đặc sản phở Hà Nội.
    Gặp một tay sành ăn chúng tôi biết rằng thủ đô còn có nhiều quán cơm bán phiếu ăn từ đầu tháng, đến bữa khách xếp hàng chìa phiếu, tự bê cơm về chỗ mà ăn. ?oCao cấp? hơn nữa còn có phở Đuổi, phở Quát, tức là khách vừa phải chờ, phải tự thu xếp gửi xe, chỗ ngồi lại còn vừa bị nhà hàng mắng nhiếc, quát tháo như đuổi đi.
    Ở chợ Ngô Sĩ Liên (trên phố Ngô Sĩ Liên) còn có quán bún nổi tiếng gọi là bún ?ochửi?. Bún móng giò, rọc mùng rất ngon nhưng bà chủ có gương mặt đen dày cùng cô con gái mỏ nhọn thì không ngừng chửi khách trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ví dụ khách gọi một bát bún, sau đó gọi thêm thịt hay gia vị thì bà chủ nói: ?oLần sau thì gọi mẹ nó một lần cho nhanh!?. Khách đợi lâu mà giục thì coi như tiêu đời.
    Lúc đó sẽ là: ?oLàm đ. gì mà phải giục rối cả lên!? hay ?oKhông có 10 tay nhá!?... Ai xin thêm chút rau sống hay miếng ớt thì phải cúi sẵn đầu xuống để chuẩn bị lắng nghe những trận mắng nhiếc với toàn ?omón? không sinh vật nào ăn được. Thậm chí có cô ******* món thỏ thẻ, nhẹ nhàng quá cũng bị chửi: ?oMẹ! Điệu chảy nước ra...?. Cho đến cách đây ít tháng, một thực khách du côn (không biết đã từng bán phở, bún gì chưa) đến ăn hàng, bị nhiều ?ogia vị chửi? quá, nổi đóa đánh bà chủ... đi viện.
    Ông bạn sành ăn nói: đuổi, quát, chửi, xếp hàng và cố gắng đối xử tàn tệ với khách thì không chỉ ở hàng ăn mà cả hàng bia, cắt tóc, sửa chữa máy ảnh... ?ogia truyền? ở Hà Nội cũng đều có. Ngược đời là những nhà hàng ấy thường có lịch sử lâu năm, có thương hiệu và tất nhiên rất đông khách!
    Những ông bà chủ này khi được hỏi thường cho rằng họ là số 1, khách không thiếu nên không cần phải ngọt nhạt. Hoặc một số đã quen với cảnh thương mại thời bao cấp, nay không cần thay đổi mà vẫn bán được hàng, lại có thương hiệu độc đáo nên... kệ. Số còn lại cơ bản là các ông bà chủ mang bản tính hung đồ, lỗ mãng nhưng nấu ăn ngon. Nhưng thật ra, những loại quán hàng này tồn tại là do sự chấp nhận của khách hàng.
    Những người hiểu Hà Nội chia khách làm ba dạng. Một là số người già, luôn ?onhớ nhung? cảnh sống bao cấp. Họ thích thế. Hai là số khách ưa sành điệu, thích sống ?oHà Nội phố?. Đã ăn phở thì phải ăn phở Bát Đàn, đã ăn kem thì phải kem Tràng Tiền, đã đi chơi với bạn gái thì phải đưa ra hồ Tây... để vênh mặt lên với dân qua đường và để có chuyện mà khoe (nếu ?ovô phúc? cho ai hỏi anh chị đi chơi (ăn) ở đâu vậy?).
    Họ ngầm cho rằng đó là một nét văn hóa rất Hà Nội... Kiểu thứ ba ?obệnh hoạn? đến mức tưởng như không có thật. Đó là ?okhông bị xử tệ thì ăn không ngon!?. Thậm chí có ông chủ (khi mát mình) bộc bạch: ?oMình đang chửi mắng nó (khách) quen rồi, nó thích. Bây giờ mà tử tế có khi phá sản (?!)?. Nhà văn Băng Sơn từng giải thích: người Hà Nội ăn không chỉ lấy ngon hay no mà còn cả thưởng thức không khí ẩm thực thật riêng biệt, đặc trưng... Có lẽ cách giải thích ấy phù hợp với các quán phải xếp hàng hoặc quán nhà cổ như chả cá Lã Vọng mà thôi chứ nhu cầu bị chửi, quát, đuổi thì chắc... hiếm!
    Không ăn thì biến
    Những nhà hàng ngược đời nói trên thường có ?ocá tính? đó là chế biến ngon và dường như cả ý thức lẫn vô tình, họ cố gắng xử tệ với khách như để tạo sức hấp dẫn, chất ?ogây nghiện? của riêng mình. Và quát, đuổi, chửi tức là vẫn còn... quan tâm đến khách. Nhưng phổ biến hơn, ngán ngẩm hơn chính là sự coi thường khách. Bơ (bỏ mặc) hết!
    Trong một quán ăn sáng ở phố Yên Phụ, một nhóm khách miền Nam vào gọi bánh mì ốpla. Không thấy nhà hàng đả động, tưởng bị quên, khách nhắc. Tay phục vụ không thèm nhìn khách, liền nói: ?oĐợi 15 phút!?. Chờ 10 phút sau, khách lại gọi tay nhân viên nọ. Anh ta cộc lốc: ?oMới 14 phút!?. ?oỐp quả trứng thì hai phút chứ mấy!?. ?oỞ đây qui định gọi gì cũng 15 phút?. ?oTrời, qui định kỳ vậy??. Gã phục vụ mặt không biến sắc, mắt không nhìn người đối thoại, vừa đi vào nhà vừa lẩm bẩm: ?oĂn không ăn thì biến!?. Đoàn khách há hốc mồm, người nọ hỏi người kia mà không tin ở tai mình...
    Phổ biến nhất là tình trạng gọi ít mang nhiều. Gọi món trong thực đơn, nhà hàng không có nhưng cũng không thèm thông báo. Khi khách hỏi quá thì nói là hết rồi. Thậm chí không hết cũng nói là hết để đỡ... phiền. Một nhà hàng có địa thế đẹp nhất nhì Hà Nội bán đặc sản bánh tôm ngay cạnh hồ Tây cũng có thái độ phục vụ rất khó chịu. Khách ăn xong, gọi chén trà, nhân viên xẵng giọng: ?oKhông có!?. Nhưng khi thấy đoàn khách nước ngoài ngồi bàn bên ăn xong thì họ bê ra một ấm trà. Tất nhiên là tính thêm tiền...
    Có người nói với tôi là anh ta hơi xấu hổ khi đọc cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu của tác giả Thomas L.Friedman viết về toàn cầu hóa. Sách nói đến rất nhiều vùng đất trên thế giới với những đặc trưng riêng thời toàn cầu hóa đều rất hoành tráng. Riêng Hà Nội được nhắc đến chút ít thì là về câu chuyện anh hầu bàn của khách sạn Metropole: Khách (tác giả) gọi quít để tráng miệng. Hầu bàn nói: hết quít rồi. Lúc đó VN đang mùa quít. Đường phố vô vàn quít. Tác giả nói: ?oSáng nào cũng thấy đầy quít trên bàn. Chắc chắn thế nào trong bếp cũng còn quít mà??. Anh hầu bàn lắc đầu. Khách xin thay bằng dưa hấu. Năm phút sau, người phục vụ bê ra một đĩa quít và nói: ?oKhông có dưa hấu. Tôi tìm ra quít!?...
    Khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào nổi tiếng kinh kỳ bán nhiều quần áo, giày dép. Thế nhưng khách dù sang hèn, tây ta có ngắm hàng, xem giá thì ông bà chủ cũng coi như... không khí. Mắt nhìn xuyên qua mặt khách, miệng cậy không ra một lời chào. Còn đám nhân viên thì bám chặt lấy khách không rời nửa bước. Không giới thiệu, không mời mọc, tư vấn mà chỉ để cảnh giác... mất cắp.
    Có người lý giải tình trạng trên bằng hai lý do. Thứ nhất là Hà Nội đã sống quá lâu trong bao cấp. Tư duy, phản xạ trước cơ chế thị trường không được như Sài Gòn. Thứ hai là dân Hà Nội thường có thói quen dễ bằng lòng với những thành quả bước đầu. Lý luận này được chứng minh bằng chuyện: những nhà hàng độc quyền vị trí đẹp (gần hồ, gần sông, ngã ba, diện tích rộng...) rất ít khi có văn hóa kinh doanh tốt.
    Vì không cần cải thiện thì họ cũng có khách. Số khách buộc phải đến vì chỗ ngồi đẹp cũng đủ nuôi sống chủ hàng. Và chủ chỉ cần vậy. Sinh động hơn là câu chuyện đôi vợ chồng một nhà hàng đặc sản ngan vịt ở quận Thanh Xuân. 15 năm trước họ là đôi tình nhân sinh viên nghèo, xa quê. Ra trường không muốn xa nhau. Trụ Hà Nội thì chưa có việc. Chàng trai tìm được nghề chở ngan vịt thuê. Thay vì nhận tiền công, anh nhận gia cầm cho bạn gái chế biến thành cháo, miến, bún gồng gánh bán hàng tối ngay cổng ký túc xá Mễ Trì.
    Chịu khó, có khiếu nấu ăn, vui tính, tốt bụng và giá rẻ nên quán dù xập xệ nhưng rất đông khách. Chăm làm, tiết kiệm, không mấy chốc họ đã thuê được một gian hàng đàng hoàng. Cưới nhau, sinh con, thuê thêm người làm và bốn năm sau quán vịt ngan ấy đã trở thành một trong những nhà hàng ăn nên làm ra nhất khu vực.
    Họ mua được nhà, mở được nhà hàng rộng rãi, sắm thêm tiện nghi nhưng lúc này ông bà chủ đã trở thành trọc phú. Ăn nói chỏng lỏn, kênh kiệu. Đám gia nhân làm ẩu, bẩn, kém chất lượng và khách hàng vắng dần. Nhà hàng mấy năm sau dẹp bún phở, cho thuê bán quần áo. Vợ chồng chủ nhà sống tầng trên và cũng lại đi làm thuê...
    Tôi có ba năm sống cảnh cơm hàng cháo chợ ở phố Pháo đài Láng (phường Láng Thượng, Cầu Giấy), hằng ngày ăn cơm trong một quán bình dân không có biển hiệu. Bà con gọi là quán Ba Cô vì nhà có ba chị em gái. Cơm ở đây bán cho người làm thuê, bán hàng rong và sinh viên nên giá cả luôn rẻ nhất Hà Nội. Sau này ăn những bữa cơm đắt tiền hơn nhưng thú thật tôi vẫn thấy không ngon bằng cơm ở quán Ba Cô.
    Không phải vì họ xinh đẹp hay lắm duyên thầm, thậm chí ba cô đều đã có chồng là những gã đàn ông lực lưỡng (rất đáng ngại!), mà vì dù nắng lửa hầm hập bên những lò than dưới mái tôn, hay mưa phùn gió bấc buốt như kim châm cũng chưa bao giờ tôi thấy các cô cáu gắt hay lạnh lùng kể cả với anh xích lô nát rượu, bà bán rau bủn xỉn hay cậu sinh viên nợ lâu. Mâm cơm các cô dọn rất gọn gàng, bắt mắt và vừa đủ bữa (không bê nhiều để tính tiền). Mọi thứ tuy rẻ tiền, đơn giản nhưng sạch sẽ, chu đáo. Vài năm bán cơm nay họ đều rất khá giả. Hỏi thăm, hóa ra họ là người Hà Nội gốc!
    QUANG THIỆN

    (Nguồn: Tuoitre online)
  2. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    thế nó mí "hay"
  3. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Tôi cũng xin cung cấp cho các bạn 1 số bài báo "hay" :
    Gian lận thi ngay sát phòng Bộ trưởng Giáo dục
    Ngày 11/9, trong buổi thi ngoại ngữ tuyển công chức của Bộ GD-ĐT, hai thí sinh, một vị khách cùng Trưởng phòng Tổng hợp của Bộ đã bị lập biên bản vì vi phạm quy chế thi. Biên bản kỷ luật được lập ngay tại Phòng Tổng hợp, sát bên phòng Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân.
    Ông Hoàng Gia Khiêm, Vụ trưởng Tổ chức cán bộ, Bộ GD-ĐT cho biết, đây là vụ tiêu cực không thể bỏ qua. Bất kỳ ai vi phạm quy chế thi cũng bị xử lý.
    Hai thí sinh bị lập biên bản vi phạm quy chế thi là chị Hoa (em ruột bà Đào Thị Bình, Trưởng Phòng Tổng hợp Bộ GD-ĐT) và anh Việt, bạn chị Hoa.
    Trong thời gian làm bài thi ngoại ngữ, chị Hoa cho biết bị nhức đầu và xin phép giám thị được ra ngoài, sau đó cùng bạn mình là anh Việt (cũng là một thí sinh trong đợt thi tuyển này) đến thẳng phòng chị gái là bà Đào Thị Bình. Tại đây, đã có một vị khách và cả ba cùng trao đổi với nhau thì bị bắt gặp và lập biên bản.
    Vụ vi phạm quy chế thi hy hữu và trắng trợn này được phát hiện bởi một lý do rất đơn giản. Sáng 11/9, một thí sinh tham dự kỳ thi này đang công tác tại Nam Định điện thoại thông báo cho bà Bình biết đang đưa vợ đi cấp cứu và xin hội đồng thi tuyển cho phép được thi buổi khác.
    Để giải quyết việc này, ông Hoàng Gia Khiêm phải xin ý kiến Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Vọng và khi bước vào Phòng Tổng hợp, nơi bà Bình làm việc, để báo ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng thì bắt gặp 2 thí sinh cùng một vị khách đang trao đổi với nhau.
    Ông Hoàng Gia Khiêm cho biết, lãnh đạo Bộ đã yêu cầu Vụ Tổ chức cán bộ phải sớm có văn bản báo cáo về vụ việc này. Việc 2 thí sinh cùng bỏ phòng thi đến nơi người thân đang làm việc là vi phạm nghiêm trọng cần phải xử lý. Vụ Tổ chức cán bộ hiện đang tập trung làm rõ người khách trong phòng bà Bình là ai, có liên quan gì đến việc thi cử của 2 thí sinh Hoa và Việt hay không?
    Theo báo cáo ban đầu của bà Bình thì đó là chị Bùi Thị Hiền, con gái thầy hiệu trưởng của bà Bình ở Thái Bình đến chơi. Thông tin này đang được xác minh. Vụ việc sẽ được báo cáo lãnh đạo bộ vào tuần tới.
    Theo Nhóm PV Giáo dục
    Người Lao Động
    --------------------------------------------------------------------------------
    Thủ tướng chỉ đạo thu hồi kinh phí du học đã cấp cho nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển
    Ngày 15/9/2006, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao đã ký văn bản số 148/TB-VPCP thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng *************** về việc ông Nguyễn Minh Hiển, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đi học nâng cao trình độ tiếng Anh tại Vương quốc Anh.
    Ngày 13/9/2006, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng *************** đã chủ trì cuộc họp để nghe Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Nội vụ Đỗ Quang Trung, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao báo cáo về việc ông Nguyễn Minh Hiển, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đi học nâng cao trình độ Tiếng Anh tại Vương quốc Anh; ý kiến của các Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng và các Bộ trưởng Lê Hồng Anh, Phùng Quang Thanh.
    Thủ tướng Chính phủ đã kết luận chỉ đạo như sau: Việc dùng ngân sách nhà nước (từ nguồn kinh phí của Đề án đào tạo cán bộ tại cơ sở nước ngoài do Bộ GD-ĐT quản lý, gọi tắt là Đề án 322) cho ông Nguyễn Minh Hiển đi học nâng cao trình độ tiếng Anh 6 tháng tại Vương quốc Anh là không phù hợp với quy định của Bộ GD-ĐT. Việc làm không đúng này đã gây bất lợi trong dư luận.
    Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thông báo việc làm không đúng này đến ông Nguyễn Minh Hiển và chỉ đạo thu hồi toàn bộ khoản kinh phí đã cấp để nộp lại Ngân sách nhà nước (kinh phí của Đề án 322). Bộ GD-ĐT và các cơ quan liên quan nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về việc này.
    TTXVN
  4. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Một phóng viên bị bắt vì nhận hối lộ 10.000 USD
    Lực lượng nghiệp vụ của Cục Bảo vệ an ninh kinh tế (Bộ Công an) đã bắt quả tang ông Nguyễn Hùng Sơn, phóng viên của báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp (cơ quan chủ quản là Phòng Thương mại - công nghiệp VN), đang nhận tiền từ một doanh nghiệp đêm 17/9.
    Hôm qua 18/9, Cục Bảo vệ an ninh kinh tế đã thông báo vụ việc của phóng viên Sơn tới ban biên tập báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp. Cùng ngày cơ quan này đã tiến hành các thủ tục khám xét bàn làm việc của ông Sơn tại tòa soạn báo (số 9 Đào Duy Anh) và nhà riêng ở tổ 31 phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
    Thông tin ban đầu cho biết ông Nguyễn Hùng Sơn bị bắt quả tang khi đang nhận số tiền 10.000 USD từ tổng giám đốc Công ty vận tải Hải Âu (tỉnh Hải Dương) tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy.
    Trước đó, xuất phát từ công việc được giao, phóng viên Sơn đã có thông tin về một số vấn đề trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Hải Âu và có hành vi vòi vĩnh đòi tiền. Sau đó, Công ty Hải Âu đã chấp thuận đưa tiền để dàn xếp, đồng thời trình báo cơ quan công an. Phóng viên Nguyễn Hùng Sơn sinh năm 1969, tốt nghiệp Phân viện Báo chí - tuyên truyền năm 1996, đã có khoảng 10 năm hoạt động trong nghề báo.
    Theo Đăng Trần
    Tuổi Trẻ
  5. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    HIỆN ĐẠI HOÁ KIỂU OMO!

    Một lần nữa, tôi tự hỏi: ai cho phép chúng ta gọi họ là man rợ?
    [​IMG]
    Trong vùng đèo heo hút gió nằm giữa Kenya và Sudan này, nơi những con đường mòn lầy lội không thể đi được vào mùa mưa, một vài bộ lạc du mục và một số khác định cư dọc bờ sông vẫn còn giữ nguyên truyền thống thời... nguyên thủy.
    Họ được những người ?ovăn minh? dạy rằng: du lịch là nguồn lợi béo bở để thu hoạch những đồng birrs, nhưng họ vẫn không thể nào hiểu được! Thoạt tiên văn minh đến với họ khi những di dân chạy trốn chiến tranh Sudan xuất hiện. Từ đó súng đạn và rượu bắt đầu được truyền bá cho các bộ tộc vùng Omo.
    [​IMG]
    Thông thường một khẩu AK còn tốt có giá tám con bò! Mới cáu cạnh, khoảng 30-40. Đắt, tương đương với giá một phụ nữ đẹp. Nhưng cây súng còn có tác dụng khác nữa.
    Các chiến binh của vùng thung lũng Omo khoái chí đến mức đi đâu cũng mang kè kè theo mình dù đang... cởi truồng! Những khẩu AK-47 hay M-16 nhập từ Sudan, được bố truyền lại cho con trai trưởng. Ngoài chuyện đó, cuộc sống chẳng thay đổi bao nhiêu, dù Chính phủ Ethiopie và các nhà truyền giáo nỗ lực vận động họ... mặc quần và sử dụng ngôn ngữ chính thức của cả nước Amharique!
    [​IMG]
    Không xa nơi đây là chỗ đào được bộ xương người vượn Lucy lừng danh, được xem là thủy tổ nhân loại, sống cách nay 3,5 triệu năm. Trong vùng trũng của ngọn núi Rift rộng 60.000km2 này có khoảng 20 bộ tộc, dân số từ một đến vài chục ngàn sinh sống. Họ từ hai bờ sông Nil xa xăm mò đến vùng đất của thủy tổ nhân loại này. Mỗi bộ tộc có một lịch sử trang phục và cả ngôn ngữ riêng. Từ muôn thuở, họ vẫn chiến đấu với nhau để tranh giành các cánh đồng cỏ.
    Cũng từ nghìn xưa, nghệ thuật vẽ trên mình, đồ trang sức, nghi lễ hi sinh, các kiểu tóc tai... của họ vẫn là nguồn sáng tạo vô biên và độc đáo. Ba màu cơ bản của đất sét: vàng, đỏ và trắng; cộng thêm các màu của thảo mộc.
    [​IMG]
    Người ta dùng ngón tay để trét, cũng có thể dùng cành cây, cọng sậy, tạo ra những lằn vạch, đốm mắt, ngôi sao, tràng hoa... giống như thường thấy trên lưng của thú rừng hay cá, chim, dây leo và hoa. Các nhà nghệ sĩ dân gian này chỉ cần quan sát chung quanh mình là có thể tạo ra các tác phẩm mới. Những lằn vạch này uốn lượn theo những chỗ lồi lõm của cơ thể.
    [​IMG]
    Nét rực rỡ nguyên thủy của thiên nhiên được thể hiện hoàn hảo trên khuôn mặt, lưng, chân tay. Lễ hội, chiến đấu, để tỏ lòng gan dạ, hoặc chỉ nhằm làm duyên mỗi ngày... Tất cả đều là cơ hội để vẽ lại các tác phẩm trên cơ thể, ?okhông đụng hàng?, chẳng bị ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật nào cả.
    Chính lý do đó đã khiến nhà nhiếp ảnh Hans Silvester bám sát theo họ trong suốt ba năm liên tục, với chín lần đến thung lũng Omo. Ở đây không ai lưu tâm đến ?otác quyền hình ảnh? khi phải sống tám con người trong một túp lều cheo leo trên cành cây và ngủ trên những tấm da bò. Ở đây người ta vẽ mình không phải cho bản thân, mà để phô diễn, chia sẻ một kiểu trang trí đã thành công nhằm tạo ra một địa chỉ đặc trưng, riêng biệt.
    [​IMG]
    Sau mỗi lần xuống sông tắm, họ vẽ lại tác phẩm với nét đơn sơ phóng khoáng mà ngay cả các nghệ sĩ lừng danh của thế giới hiện đại như Matisse, Miro hay Picasso... cũng không hơn được! Đặc biệt là bộ tộc Surma, mỗi ngày có thể tắm và vẽ lại cơ thể nhiều lần. Đây là một dân tộc khổng lồ, đàn ông có chiều cao trên 2m, phụ nữ 1,9m. Họ còn dùng thêm các loại hoa, trái, lá, lông để trang sức cho cơ thể. Sức sáng tạo cao nhất ở các nhóm thanh thiếu niên, khi chúng chăn các đàn gia súc trên đồng cỏ, có nhiều thời gian rảnh rỗi. Đá núi lửa được nghiền nát rồi hòa với nước tạo ra màu sắc độc đáo.
    Là những chiến binh khủng khiếp, thể hiện qua các nghi thức chiến tranh tàn bạo, nhưng họ lại rất dịu dàng với các đàn gia súc. Tuy nhiên, trong các vùng cỏ khô cằn này, với vô số loài thú hoang độc ác, chăm sóc chúng là điều không dễ dàng. Chính gia súc cung cấp sữa và máu, nguồn thức ăn cơ bản của bộ tộc.
    Cứ ba tuần lễ, một con bò cái có thể cấp 2 lít máu, được cắt ở tĩnh mạch cổ, nơi vết thương có thể chóng lành nhờ xoa bóp. Ban đêm, một đống lửa được đốt lên giữa kraal, một khu rào chắn, được vây quanh bằng các bụi cây gai. Người ngủ chung với gia súc. Để chống muỗi, người ta thoa lên mình một lớp bùn trộn lẫn với tro.
    [​IMG]
    Thế giới của đàn bà chính là buôn làng, nơi họ phải lo liệu mọi việc. Trái với đàn ông luôn trần truồng, họ mặc quần áo. Ngay từ lúc còn nhỏ họ được trang bị một cái khố làm bằng da dê. Con gái không thích người ta nhìn thấy mình trần truồng. Trong những cách làm duyên, kỳ quái nhất là chiếc đĩa đeo ở môi dưới của phụ nữ bộ tộc Mursi và Surma.
    Ngay từ lúc bé thơ, người ta đã chèn vào môi dưới của họ những chiếc đĩa, càng lúc càng to dần. Với thời gian da thịt trở nên căng chắc. Người ta không biết nguồn gốc của tục lệ này. Có lẽ nhằm ngăn chặn ác quỉ đi vào cơ thể qua đường miệng. Phụ nữ bộ tộc Hamer còn có một tục lệ rất lạ. Họ dùng mỡ trộn với bột đất đỏ thoa lên khắp mình, rồi khiêu vũ dữ dội, khích cho đàn ông dùng roi đánh mình đến rướm máu. Ở đây đánh nhẹ là... không yêu!
    Với những cô gái, làm đẹp là phải cẩn đồ trang sức vào trong da thịt. Được cấy theo những hình cân đối, vết thương được đắp lên bằng một loại cỏ gây ngứa khiến nó sưng vù lên. Rồi đến một loại cỏ khác làm lành da. Đàn ông có những vết sẹo trên cánh tay để ghi dấu những chiến công đã trải qua trong cuộc đời.
    Chế độ đa thê hiện hữu trong tất cả bộ tộc này. Nhưng có nhiều vợ không phải là chuyện dễ dàng. Ghen tuông và xung đột diễn ra liên miên. Ngày mà ông bố muốn cưới thêm cô vợ trẻ và đẹp hơn, thì chính cậu con trai lớn cũng đòi cưới vợ! Tìm đâu ra đủ bò cái để ?ochung độ? cho nhà gái? Chỉ có cách mò sang bộ tộc kế cận... cướp! Thế là xung đột đẫm máu xảy ra.
    Đàn bà cũng rắc rối không kém. Dù mỗi người có một căn lều riêng, họ cũng vẫn đánh nhau để giành đức ông chồng! Con gái thì khỏi cần nói! Nếu ông bố chọn chàng rể không trúng ý con gái, nó sẽ leo lên cây thắt cổ! Sẽ không còn có bò, dê, cừu nào nữa... Viễn cảnh mất tất cả khiến ông bố phải quyết định một cách khôn ngoan. Ở những xứ sở văn minh cũng có khác gì đâu?
    Hans Silvester kể lại: ?oLần trở lại sau cùng vào mùa hè năm nay, tôi kinh ngạc vì sự tiếp đón quá nồng hậu của họ. Dĩ nhiên, họ không đi chung một con đường với chúng ta. Hạnh phúc của họ ở về một hướng khác. Nhưng nghi thức của họ đích thực là văn hóa. Trong thung lũng Omo, tôi đã gặp được những con người tự do.
    ĐINH CÔNG THÀNH[/b]
    (Nguồn: Tuoitre online)
  6. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    TRÊN ĐỈNH CÔ ĐƠN
    Nhiều cô gái tin chắc rằng lấy chồng rồi sẽ không còn một mình để? cô đơn, bởi sẽ luôn có một người đàn ông bên cạnh thầm thì: "Em yêu, em cần gì?".
    Thế nhưng, có không ít bà vợ đã lên xe hoa rồi, mà khi ngoảnh lại, thấy hình như sau lưng mình là một?. cánh đồng quạnh hiu bất tận! Ngay cả một số bà vợ thành đạt lẫy lừng, địa vị cao, thu nhập cao, ra đường là ai cũng thán phục, ao ước?, chỉ có ông xã là thường "gặp nhau làm ngơ!".
    Một công ty tư vấn vừa khai trương ít lâu, giá tư vấn thuộc hàng ?osao? nhưng khách vẫn tấp nập - đấy là những quý bà đi xe hơi, có công ty. Cỡ họ mà bị chồng chê, chồng bỏ? thì đúng là chuyện lạ.
    Một nữ doanh nhân khá nổi tiếng, ngoại hình cao ráo, bắt mắt. Chị học hết đại học Kinh tế, vừa sanh con, nuôi con, vừa lo làm ăn. Sắm cho chồng con một ngôi biệt thự to "vật vã" chị cảm thấy thật hài lòng yên tâm. Ông xã chị, công tác trong ngành giáo dục, xách cặp đi làm cho vui, chứ chẳng cần bận tâm đến chuyện tiền lương. Mỗi lần ông đi làm về, có người dọn sẵn cơm nước, nhưng đó là bà giúp việc. Hai đứa con ông sống tự do như Tây, mỗi đứa về nhà rúc vào mỗi phòng, muốn gặp nhau cũng khó.
    Căn nhà rộng rãi, buồn thiu, khiến ông lân la sang nhà chị hàng xóm ngồi tán dóc. Hóa ra, chị cũng từng là nhà giáo, chồng đã mất, con gái đang học ở nước ngoài. Dần dần, ông xã cảm thấy ở nhà chị hàng xóm vui hơn ở nhà mình. Khi bà vợ phát hiện ra, ông xã đã lỡ trao trái tim cho bà hàng xóm, và tặng cho bà xã một nỗi cô đơn bao la.
    Chị Hà Loan, càng cô đơn lại càng lao vào học, rồi càng học lại càng cảm thấy cô đơn. Ông xã chị hình như dị ứng với hai cái bằng thạc sĩ, một bằng tiến sĩ xã hội của vợ. Ông vắng nhà liên miên, không nói chuyện nhiều với vợ, về nhà mang theo mùi men bia, mùi nước hoa lạ. Bà vợ có trình độ cao chót vót, cũng không thể hiểu nổi tâm sinh lý bất thường của ông chồng. Ông cũng là người thành đạt, chứ đâu thua kém vợ.
    Bạn bè không hiểu cứ tưởng bà lo học, mà quên mất chồng. Họ đâu có biết những lúc ông ngồi xem tivi, bà đến bên cạnh định đấm lưng cho chồng, thì ông bảo đi chỗ khác đừng làm phiền ông.
    Giám đốc một công ty quảng cáo, chị Kim P. khá thành công qua con số khách hàng ngày một tăng. Ông xã chị hết sức ngưỡng mộ vợ, coi vợ như thần tượng, khiến chị càng yên tâm lao vào thương trường. Vậy mà, một lần ông xã chị ấp úng thông báo cho chị một tin? mừng: Ông sắp có con với một người phụ nữ trẻ, ông không muốn dối gian với bà vợ yêu dấu. Người đàn bà cứng rắn, mạnh mẽ cảm thấy trời đất quay cuồng, sụp đổ.
    Ông chồng tiếp tục thổ lộ rằng ban đầu chỉ quen với cô ta cho vui, để có người trò chuyện, nhưng rồi thấy cô ta? tội nghiệp, nên ông thương. Bà vợ rụng rời khi ông xã bồi hồi kết luận: "Em là người tài giỏi, không có anh, em vẫn tồn tại một cách kiêu hãnh, thành công. Còn cô ta là kẻ yếu đuối, anh mà bỏ cô ta, cô ta sẽ chết mất, nên anh không dám chia tay...".
    Phía sau người đàn bà thành đạt là cái gì? Hình như đàn ông sinh ra không phải để làm? hậu phương cho các bà vợ xông xáo, ông nào cũng mê ra trận mạc, vì thế sau lưng các bà vợ chinh chiến? ít thấy ông xã nào ngoan ngoãn nhận nhiệm vụ coi nhà, hay ít ra là chịu ở nhà. Các ông phải "quậy" lên để bà xã bề bộn công việc phải chú ý đến chồng. Các nhà tâm lý học gọi đây là hội chứng ?ohai người cùng trên đỉnh cô đơn?.
    Đàn ông to xác, nhưng lại kém chịu đựng, dễ tủi thân khi bà vợ về đến nhà mà đầu óc còn vương vấn đến công việc, coi chồng chẳng là cái đinh gì!
    Vì thế, tại trung tâm giáo dục các giá trị cuộc sống, có một bài học dành cho các bà vợ, trên đoạn đường về nhà hãy để hết mọi việc làm suy nghĩ tại công ty, cơ quan, và khi vào nhà hãy dành khoảng 5 phút để nhập vai làm mẹ, làm vợ một cách trọn vẹn, có thế may ra ông chồng mới không cảm thấy mình bị mất vợ từ từ.
    PHƯ CHU
    (Nguồn: Tuoitre Cười online)
    Được nhatrangmuathu sửa chữa / chuyển vào 18:43 ngày 03/10/2006
  7. thongxanhsg

    thongxanhsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ đó chỉ là cái cớ. Em từng biết có người đã bỏ rơi bạn gái mình một cách dễ dàng để đi theo người khác mà cô gái ấy lại yếu đuối hơn người bạn gái mới của anh ta rất nhiều.
    Vậy là sao ???
  8. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    NÂNG NGỰC VÀ TỈ LỆ TỰ TỬ Ở PHỤ NỮ
    Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Canada cho kết luận đáng ngạc nhiên: phụ nữ từng phẫu thuật thẩm mỹ phần ngực có tỉ lệ tự tử cao hơn 73% so với người thường.
    Cuộc nghiên cứu kéo dài trong 15 năm đối với gần 25.000 phụ nữ có phẫu thuật nâng ngực cho thấy những phụ nữ thuộc nhóm trên đa số có cuộc sống vật chất sung túc nhưng lại có sức khỏe về tinh thần không được ổn định.
    Đúc kết lại, nhà nghiên cứu khoa học Jacques Brisson (Đại học Laval) cho biết: "Phụ nữ (nhất là trong NTC) cần nắm rõ những thông tin này để có thể cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên thực hiện phẫu thuật nâng ngực hay không!".
    CÔNG NHẬT (Theo Yahoonews)
    (Nguồn: Tuoitre online)
  9. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Người có hàng nghìn con giun, sán trong đầu


    "Quang cảnh" trong đầu ông Sota. (Ảnh: Yellow Press).
    (Dân trí) - Lúc hộp sọ của người bệnh được mở ra, các bác sỹ đã phải một phen kinh hoàng khi thấy trong đầu bệnh nhân là hằng hà sa số giun, sán dây và trứng của chúng.
    Theo ước tính thì lúc ấy, trong đầu của ông Sota Fudzivara có đến mấy nghìn con giun, sán dây và trứng của các loài ký sinh này.

    Ông Sota Fudzivara ở làng chài Gifu, nước Nhật, từ lâu đã có một sở thích đặc biệt: trong các bữa ăn hàng ngày của mình, ông rất thích ăn các món gỏi cá và rau sống. Với ông, ?ocàng sống, càng tươi, càng tốt!?.

    Cách đây 3 năm, ông bắt đầu cảm thấy thường xuyên bị nhức và âm ỉ đau đầu. Bệnh mỗi ngày một tiến triển ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. Cho đến một hôm, không còn chịu đựng được nữa, ông đến bệnh viện khám...

    Các bác sỹ đã cho chụp cắt lớp và siêu âm não của bệnh nhân nhưng vẫn chưa phát hiện được gì thật rõ ràng. Thế nhưng, khi khám lớp da bọc ở vùng chẩm họ phát hiện thấy những con vật nhỏ li ti đang chuyển động dưới lớp da đầu.

    Trong lúc gây mê cục bộ, thấy rõ những con giun nhỏ đang bò dưới da. Ngay lập tức, bệnh viện quyết định phải phẫu thuật não để cứu sống bệnh nhân.

    Lúc hộp sọ của người bệnh được mở ra, các bác sỹ đã phải một phen kinh hoàng khi thấy trong đầu bệnh nhân là hằng hà sa số giun, sán dây và trứng của chúng. Đấy chính là nguyên nhân gây nên những cơn đau đầu của người bệnh hàng năm nay. Nếu mổ chậm chút nữa thì chắc chắn, bệnh nhân này sẽ tử vong.

    Một trong những bí quyết sống lâu của người Nhật là ăn cá biển, nhất là cá sống dưới dạng các loại gỏi. Thế nhưng, các bác sỹ và chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng trong các loại cá và hải sản tươi sống thường có chứa nhiều giun, sán và trứng.

    Các loại ký sinh trùng hết sức nguy hiểm này chỉ bị tiêu diệt khi cá và hải sản được nấu chín. Còn trứng vẫn có thể sống trong môi trường ướp lạnh từ 0°C - 4°C một thời gian dài đến cả một tuần.

    Vì vậy, khi ăn các loại cá và hải sản tươi sống cần phải coi khâu bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm là cần thiết số một . Hết sức tránh mọi trường hợp đã để cho giun, sán chui vào và làm tổ trên đầu hàng mấy năm như của bệnh nhân người Nhật Sota Fudzivara nói trên.

  10. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    AQ TRONG BÓNG ĐÁ
    ?oĐội tuyển VN đại thắng trên đất Nhật?, ?oChiến thắng thuyết phục của đội tuyển VN?, ?oĐội tuyển VN-CLB Sony Sendai 3-0: chiến thắng ba sao?...
    Vào trang web của VFF (Liên đoàn Bóng đá VN) cũng như một số báo khác, bạn dễ dàng đọc thấy những tít tựa, những chú thích ảnh rất kêu như tôi vừa nêu. Đọc vào nội dung các bài viết, lại càng dễ gây thích thú cho người hâm mộ, khi tường thuật hai trận đấu của tuyển VN như là đang đá ở một giải đầy căng thẳng và các chàng trai của chúng ta đã chơi tuyệt hay để chiến thắng đối thủ.
    Nhưng, ôi thôi, vào trang web của Liên đoàn Bóng đá Nhật xem hai đối thủ mà đội tuyển VN vừa thắng giòn giã, thắng tưng bừng là ai!
    Đỉnh cao của bóng đá Nhật là Giải J-League 1 gồm 18 đội mạnh nhất. Kế đến là J-League 2 gồm 13 đội, và J-League 3 gồm 18 đội bóng mang dáng dấp phong trào. Và hai đội bóng mà đội tuyển VN vừa chiến thắng là Sagawa Kyubin Tokyo đang xếp thứ 4 và Sony Sendai xếp thứ 9 Giải hạng 3. Nếu tính như hệ thống giải ở VN, hai CLB trên chắc có thứ hạng như các đội Bia Đỏ, Kiên Giang...
    Một chuyến tập huấn của đội tuyển quốc gia mà chỉ chơi với những đội như thế thì quả là đáng buồn cho bóng đá VN. Nhưng, cái đáng buồn hơn nữa là thứ tinh thần AQ đang tồn tại trong bóng đá ở một số ngòi bút viết bóng đá.
    Người hâm mộ chúng tôi bây giờ không kém đến độ tin vào ?ophép thắng lợi tinh thần? đâu!
    TRƯƠNG NGUYÊN (Quận 1, TP.HCM)

    (Nguồn: Tuoitre online)

Chia sẻ trang này