1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi biendaikho, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Tâm sự của một bang chủ giải nghệ:
    Chúng mình đang đổi những cái có thật đi lấy cái ảo
    Tôi 26 tuổi, là nhân viên một công ty TNHH, sau khi nghe bạn bè bàn tán về game nên tò mò thử chơi xem sao. Và game được tôi chọn là Thế giới hoàn mỹ vì nó có thiết kế 3D rất đẹp.
    Khoảng ba ngày đầu tôi thấy chán vì không biết cách chơi, nhưng sau một tuần tôi bắt đầu thích thú khi đã quen cách chơi vì thấy trong game có những hoạt động giống đời thường. Ít lâu sau tôi ghiền thật và càng ngày càng nặng, bất cứ ở đâu, khi nào tôi cũng nghĩ đến game thôi.
    Lúc đầu tôi còn ra tiệm net chơi, sau đó gắn ADSL về nhà ?ocày? 24/24, khi nào buồn ngủ quá thì để auto (cho nhân vật tự đánh). Không mấy chốc nhân vật game của tôi lọt vào top cao thủ vì có level (đẳng cấp) cao, rồi tôi lập bang phái, anh hùng hội tụ. Mỗi khi online là đi PK (giết người), pvp (quyết đấu). Bang phái tôi lập ra rất hùng mạnh, hầu hết lãnh thổ của máy chủ tôi chơi đều được quản lý bởi cái tên bang hội của tôi. Song song đó tiền của tôi cứ cạn dần, tiền ADSL, rồi đi họp mặt offline tôi cũng phải chi trả. Sức khỏe sa sút, công việc chểnh mảng, các mối quan hệ khác thì thờ ơ vì chỉ nghĩ về game...
    Khi ở đỉnh cao của sự thành công trong thế giới ảo, tôi nhận ra một điều thời gian chơi game không phải để giải trí nữa mà game đã lấy đi rất nhiều thứ của tôi, một đi không bao giờ gặp lại. Cũng lúc đó tôi quyết định giã từ thế giới game. Vào thế giới ảo tôi tạm biệt các gamer trong bang phái, trước khi đi tôi cũng phân tích cho mọi người vì sao tôi nghỉ chơi. Nhưng tôi biết sẽ có rất ít người nghe tôi nói dù trước đó tôi là bang chủ ai cũng nghe lời, vả lại quá ít người nghỉ chơi game theo tôi. Có rất nhiều người khuyên tôi cứ tiếp tục chơi nhưng với thời lượng ít hơn, có một số khóc lóc lúc tôi từ chức bang chủ...
    Nhưng lập trường tôi đã quyết và tôi nghỉ game được hơn một tháng rồi, dù tôi đã bị ghiền hơn hai năm. Tôi cắt net, xóa game trong máy... và đã không bị nó quyến rũ lại nữa. Qua đây xin nhắn nhủ với các gamer đang chơi: chúng mình đang đổi những cái có thật (thời gian, tiền bạc, công việc, tình yêu, gia đình...) để đi lấy cái ảo (nhân vật game).
    PHAN ĐĂNG HOÀNG (phanlehoangster@...)
    Xóa account, tôi hồi sinh
    Tôi đã từng là một tín đồ của Võ lâm truyền kỳ. Tôi cảm thấy sức khỏe giảm hẳn khi chơi game mặc dù tôi không chơi nhiều như nhiều game thủ khác. Tôi làm trong phòng kỹ thuật của một công ty thủy sản, công việc của tôi là làm theo ca, bởi vậy sau giờ làm là tôi cắm luôn ở tiệm net. Giờ nhìn lại tôi cảm thấy mình thật sự đã mất quá nhiều thời gian cho điều vô bổ ấy. Có thể các game thủ khó bỏ chỉ vì đơn giản là nuối tiếc nhân vật của mình do đã bỏ ra quá nhiều thời gian và tiền bạc.
    Nhưng các bạn có từng suy nghĩ nếu bây giờ mình không bỏ thì sẽ còn mất nhiều hơn nữa không? Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm mà tôi đã bỏ được game. Có lẽ nó rất đơn giản nên mọi người không nghĩ ra đó là tôi tự xóa acc (tài khoản game) của mình. Tất cả món đồ khủng mà tôi từng sắm cho nhân vật mình tôi đã chuyển cho các hảo hữu. Tôi thay sim điện thoại, cắt đứt mọi liên lạc với các hảo hữu từng chinh chiến và chỉ trong thời gian ngắn tôi đã không còn nghĩ đến game.
    Các bạn biết không, sau khi bỏ game tôi cảm thấy mình như được hồi sinh, như có một cuộc sống thứ hai đến với mình. Tôi không còn cảm thấy mình thiếu thời gian như trước. Không những thế, tôi đã có nhiều thời gian tiếp xúc với nhiều người thật hơn, nhiều việc thật hơn thay vì cứ luẩn quẩn trong thế giới ảo với những giả tạo và sự lừa dối.
    CÔNG ĐỊNH

    (Nguồn: Tuoitre online)
    Được nhatrangmuathu sửa chữa / chuyển vào 07:30 ngày 05/12/2008
  2. embupbehong

    embupbehong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    (Thứ Năm, 11/12/2008-8:34 AM)
    Lời cảnh báo của một bác sĩ X.quang Bếp ?ocon cò? gây ung thư phổi
    Tôi là bác sĩ X quang công tác tại Hà Nội. Là người làm nghề y qua công việc khám, chữa bệnh hằng ngày tôi nhận thấy gần đây xuất hiện nhiều bệnh nhân bị mờ phổi với dấu hiệu khác lạ (ngay cả những người trẻ tuổi và phụ nữ không từng hút thuốc lá).
    Đặc biệt bệnh ung thư phổi xuất hiện với số lượng tăng đột biến rất khác thường.
    Với trách nhiệm của một thầy thuốc tôi đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và đã phát hiện ra một vấn đề cực kì nghiêm trọng mà thủ phạm chính đang làm nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng:
    Đó là, bếp than tổ ong nhãn hiệu Con Cò do Công ty TTHH Lửa Việt sản xuất. Địa chỉ tại xã Tri Phương, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Bếp còn có tên Bếp Bông, do một nông dân trẻ tự nghĩ chế tạo ra.
    Bếp này đã quảng cáo nhiều lần trên phương tiện thông tin đại chúng các chương trình khuyến mại hấp dẫn. Hiện đã và đang phổ cập nhanh chóng rộng rãi với số lượng lớn dày đặc trong cộng dồng dân cư từ thành thị đến nông thôn trong khoảng 3 năm gần đây. Hiện đi đến đâu cũng gặp loại bếp này đang ngày đêm phun chấy độc chết người mà luật pháp quốc tế đã cấm. Y tế đã chứng minh là chất độc cự kì nguy hiểm trực tiếp gây ra bệnh ung thư phổi (trung biểu mô), cùng nhiều biến chứng làm suy hô hấp, giảm sút sức khoẻ lao động của rất nhiều người.
    Đó là bông khoáng a-mi-ăng thuỷ tinh vật liệu chính để sản xuất ra bếp than tổ ong Con Cò.
    Qua khảo sát thực tế, bông này chiếm 80% thành phần bếp. Nhà sản xuất chỉ trát qua một lớp vữa mỏng để che mắt người tiêu dùng. Khi nung nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng làm bong lớp vữa trát để hở lộ rõ vật liệu bảo ôn chịu lửa là bông a-mi-ăng thuỷ tinh. Bông này bị than cọ xát làm gãy vụn. Lửa than bào mòn làm rỗng dần ruột lò trong thời gian ngắn với tốc độ rất nhanh khoảng 0,7cm3 một ngày đêm do 1 bếp than thải ra. Toàn bộ số bông này không bị cháy mà sẽ biến thành bụi rắn rất nhẹ, hơi nóng phóng thẳng vào không khí lơ lửng ở dạng hành que mắt thường khó nhận thấy nhưng khi hít thở sẽ biến thành những mũi chông nhỏ cắm sâu dần vào niêm mạc cơ quan hô hấp mà không dễ dàng khạc nhổ đào thải như các bụi khác (vì càng ho càng bị cắm sâu dần, bông này cư trú lâu dài mà không bị phân huỷ tại phổi), gây suy hô hấp một cách từ từ sau đó biến chứng ung thư phổi (đây chính là những hình ảnh lạ mà khi X quang, tôi đã nhìn thấy trong thời gian gần đây ở hầu hết các phim chụp). Để đi đến khẳng định tính nguy hiểm của tất cả các loại bông khoáng vô cơ a-mi-ăng thuỷ tinh xê-ra-míc phát tán ra môi trường.
    Nguồn bông này thường nhập khẩu từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch với tên gọi và mục đích sử dụng khác nhau để che mắt hải quan. Nhưng dù là bông gì đi nữa thì góc độ y học cũng không cho phép sử dụng làm bếp than theo cách trực tiếp như vậy. Vì ngay cả để bảo ôn, cách nhiệt ở trạng thái lạnh tĩnh có vật liệu bọc lót che chắn trong điều kiện hạn hẹp công nghiệp cũng còn nhiều tranh cãi khoa học huống hồ đây là ở dạng nóng-động độ phân tán rộng, vô cùng phản khoa học, cực kì nguy hiểm cho môi sinh.
    Điều đặc biệt nguy hiểm mà tôi được biết chắc chắn họ đã mua và sử dụng hết một số lượng lớn bông a-mi-ăng thuỷ tinh rác thải từ những con tàu thuỷ tinh của Liên Xô cũ và một số nước khác bán rẻ trước khi bị lệnh cấm mua tàu phế thải vì môi trường năm 2006. Số tàu được phá để lấy sắt vụn tại Hải Phòng thải ra một lượng lớn bông khoáng a-mi-ăng thuỷ tinh dùng để ốp bảo ôn, chống rung. Hàng đống khổng lồ bông độc hại tích luỹ nhiều năm đang không biết xử lí chôn cất như thế nào thì được chế biến ngay thành bếp bông để đưa cái chết đến cho mọi người.
    Chất bông a-mi-ăng thuỷ tinh trực tiếp gây ung thư đã được chỉ rõ và lệnh cấm toàn cầu. Các công trình xây dựng trên thế giới nếu lỡ sử dụng a-mi-ăng làm bảo ôn-cách nhiệt đều bị dỡ bỏ triệt để từ năm 1977, họ rất đau đầu vì sai lầm này dẫn đến bao nhiêu người phải bỏ mạng vì ung thư phổi. Ti vi, đài, báo đã nói nhiều. Việt Nam có hẳn một trang Web: http:tachaiamiang.co.cc và http:nguyennhanungthuphoi.co.cc nêu rõ tác hại của Bộ y tế và lệnh cấm của Chính phủ tại trang Web: http: lenhcamamiang.co.cc do Phó thủ tướng *************** kí ngày 20-7-2004.
    Tôi khẩn thiết đề nghị quý vị bằng những kiến thức chuyên sâu về nghề nghiệp cấp tốc gõ cửa các cơ quan chức năng mở cuộc điều tra và ngay lập tức qua phương tiện thông tin đại chúng đưa ra công luận kêu gọi cấm ngay thật quyết liệt trong thời gian ngắn nhất, bằng mọi giá, nhổ tận gốc rễ cái bếp gọi là bếp bông, không nên để bà con vì tiếc vài chục nghìn đồng tiền mua bếp loại này dùng. Cần loại ngay tức khắc bếp bông Con Cò ra khỏi cộng đồng. Các nhà môi trường học cần hướng dẫn để người dân xử lí tiêu huỷ, chôn lấp không để tiếp tục phát tán ra môi trường. các tỉnh cần truy tìm và đóng cửa ngay các đại lí phân phối bếp Con Cò bằng văn bản, với các biện pháp nghiệp vụ nghiêm khắc để họ không tiếp tục sản xuất, buôn bán loại bếp nguy hiểm này.
    Không chỉ người sử dụng mà tất cả chúng ta ngày đêm phải hít thở bầu không khí chung đầy bụi a-mi-ăng thuỷ tinh nếu lấy mẫu không khí mà phân tích tìm bụi a-mi-ăng thuỷ tinh chắc nhắn vượt ngưỡng nhiều lần, sẽ rất kinh khủng. Chỉ riêng Hà Nội có 50% số hộ gia đình đang sử dụng loại bếp chết người này. Họ phần đông không hiểu biết hết tác hại (số ít người có nhận biết thì không đủ khả năng thuyết phục). Vì nhu cầu đun nấu và cấp thiết mà dân ta còn nghèo và do giá gas tăng quá cao trong khi loại bếp này tiện dụng-hiệu quả-tiết kiệm do được bảo ôn-cách nhiệt bằng bông a-mi-ăng thuỷ tinh (có thể thấy rõ sức hút và sự hấp dẫn của loại bếp này qua việc hiện nay nông dân nghèo đồng bằng Bắc bộ phần lớn không đun rơm rạ mà đốt bỏ ngay ngoài đồng để chuyển sang bếp than mới).
    Hơn nữa mạng lưới quảng cáo-khuyến mãi-phân phối bếp Con Cò quá dày đặc đi khắp các hang cùng ngõ hẻm để gieo rắc cái ?ochết đen? đến cho người dân. Báo chí, truyền thông cần đồng loạt thông tin tác hại với biện pháp mạnh mới có hi vọng cứu vãn được tình hình.
    Thật đáng tiếc nếu cả một thế hệ người Việt Nam sẽ bị huỷ hoại do ung thư. Hãy nhìn sự đau đớn tuyệt vọng của những bệnh nhân bị ung thư phổi sẽ thấy chúng ta nên hành động như thế nào? Xin hãy bảo vệ các cháu nhỏ khi chưa quá muộn. Nếu không có biện pháp chế tài để dập tắt loại bếp này tôi dám chắc rằng rồi sẽ có ngày du khách nước ngoài cũng không dám lai vãng tới Việt Nam.
    BS. Lê Minh
    http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=6&ID=1634
  3. embupbehong

    embupbehong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Nguy cơ ung thư từ lớp bảo ôn của bếp than Thứ Ba, 16/12/2008 --- cập nhật 09:24 GMT+7
    Các loại bếp than tổ ong có lớp bảo ôn đang bán trên thị trường hiện nay đều có sử dụng bông amiăng. Loại chất liệu này đã bị cấm sử dụng và các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ gây ung thư phổi từ những chiếc bếp than này.
    Theo BS Lê Minh, chuyên khoa X-quang, qua các phim chụp X-quang ông đã phát hiện ra rằng ngày càng có nhiều bệnh nhân bị mờ phổi với những dấu vết trùng hợp nhau. Dấu hiệu này cao hơn ở những bệnh nhân ung thư phổi, ngay cả những người trẻ tuổi và phụ nữ không từng hút thuốc lá. Theo ông, nguyên nhân có thể do bụi amiăng từ những chiếc bếp than.
    Qua tìm hiểu, loại vật liệu này chiếm khoảng 80% lõi của bếp than tổ ong vì nó có tác dụng giữ nhiệt. Nhìn bề ngoài thì loại bếp này thông thường như các loại bếp than tổ ong khác. Nhưng lớp giữa của thân bếp được chèn bằng bông amiăng. Lớp trong cùng là vữa thông thường. Sau khi dùng được một thời gian thì lớp vữa có thể hỏng để lộ lớp bông khoáng amiăng thủy tinh. Chính vì đặc điểm này mà loại bếp này còn được gọi "bếp bông".
    Bông amiăng bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ biến thành bụi độc hình que trôi nổi trong không khí. Mắt thường không thể nhìn thấy. Khi hít phải loại bụi này, các hạt bụi hình que cắm sâu vào niêm mạc cơ quan hô hấp. Người hấp thụ phải cảm thấy khó chịu nhưng không thể khạc nhổ, đào thải như các loại bụi khác. Nếu càng ho hạt bụi càng cắm sâu vào phổi. Loại bụi độc này cư trú lâu dài trong phổi và không bị phân hủy. Khi đã tích tụ đủ liều lượng thì những hạt bụi độc này góp phần gây suy hô hấp một cách từ từ và trở thành một trong những tác nhân gây ung thư phổi.
    Trao đổi với KH&ĐS, ông Đặng Công Thắng, giám đốc Cty TNHH Lửa Việt, đơn vị sản xuất loại bếp than tổ ong này, cho biết, vật liệu dùng để sản xuất bếp than tổ ong của Lửa Việt cũng là một loại bông khoáng nhưng đảm bảo không độc hại. Giá của loại vật liệu bông này là 10.000đ/1kg. Ông Thắng cũng khẳng định rằng hiện này hầu hết các loại bếp than tổ ong trên thị trường đều dùng loại bông khoáng amiăng thủy tinh. Đây là một loại chất gây ung thư và được bán với giá rất rẻ, khoảng 2.000đ/1kg.
    Thế nhưng, theo PGS.TS Lê Vân Trình, viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động thì việc dùng trực tiếp tấm đệm hay còn gọi là tấm bông amiăng là cực kỳ nguy hại cho sức khoẻ. Chất amiăng sau khi cơ thể hít phải sẽ gây ra bụi phổi. Khi tích tụ đủ "liều lượng" sẽ gây khó thở và ung thư phổi. Tuy nhiên, chất này chỉ phát tác sau khi đi vào cơ thể từ 14 - 25 năm. Chính vì vậy mà người sử dụng có thể ngay lập tức chưa nhận ra tác hại. Theo công bố mới nhất thì tại Úc đã có 7.000 người bị nhiễm và ung thư phổi dẫn đến chết vì amiăng. Vì bụi bông amiăng rất nhỏ nên khi đi vào trong phổi rất khó phát hiện. Viện Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động hiện nay cũng là một trong số ít những nơi trong cả nước có thể phát hiện được bụi amiăng trong phổi. Loại bông amiăng từ lâu đã được khuyến cáo không nên sử dụng, nhất là trong các hoạt động dân dụng. Ngay cả khi được bảo ôn - cách nhiệt ở trạng thái lạnh - tĩnh, được bao bọc bởi vật liệu che chắn tốt, thì cũng vẫn bị các nhà khoa học lên tiếng phản đối dùng loại chất liệu này. Nếu dùng ở dạng nóng, được bao bọc, che chắn không tốt như bếp than tổ ong là một áp dụng phản khoa học và cực kỳ nguy hiểm cho con người và môi trường.
    Ông Thái Duy Sâm, viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng cho biết, vật liệu amiăng rất có hại cho cơ thể. Kể cả trong trường hợp nếu như chất bảo quản "tấm thảm" amiăng là lớp tôn ngoài cùng và lớp vữa trong cùng có tốt thì cũng đến lúc cái bếp đó hỏng. Khi bếp hỏng sẽ bị vất ra môi trường và nó trở thành nguồn ô nhiễm cho con người cũng như môi trường. Như vậy, việc sử dụng tấm bông amiăng trong bếp lò không chỉ là tác nhân gây ung thư phổi mà còn hủy hoại môi trường.
    Chúng ta đã buộc ngừng sản xuất và sử dụng tấm lợp amiăng, nhưng nay lại để tồn tại loại vật liệu nguy hiểm hơn cho sức khỏe con người - bông khoáng amiăng. Đã đến lúc phải có biện pháp xử lý với "kẻ giết người" thầm lặng này.
    Theo Khoa Học & Đời Sống
    http://docbao.vn/News.aspx?catid=34&id=111233
  4. xichlodem

    xichlodem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Hai tàu ngầm mang vũ khí huỷ diệt hạng nặng của PHÁP-ANH "hôn" nhau giữa đại dương...
    http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2009/02/3BA0B5CB/
  5. xichlodem

    xichlodem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    (Dân trí) - Conficker, ?ocơn ác mộng? đang ám ảnh thế giới. Nếu bạn vẫn lo lắng đến một lúc nào đó, máy tính cũng sẽ chịu chung số phận với những ?onạn nhân xấu số? thì hãy tìm hiểu những thông tin và cách thức phòng chống Conficker để đề phòng và kịp thời xử lý.

    Sâu Conficker là gì? Và nó có thể làm gì?

    Sâu Conflicker hay còn được gọi là Downadup (hoặc Kido) cùng với biến thể của nó tính đến nay đã lây nhiễm một số lượng khổng lồ máy tính trên toàn thế giới. Theo ước tính, chi? trong vo?ng 4 nga?y, số lượng máy tính bị lây nhiêfm Conficker dao động trong khoa?ng tư? 2,4 đến 8,9 triệu máy.

    Một khi máy tính đã bị lây nhiễm, loại sâu này có thể:

    - Ăn cắp dữ liệu trên máy tính của bạn như mật khẩu và thông tin cá nhân.

    - Tấn công các máy tính khác bằng cách tự động gửi email có đình kèm virus.

    - Ngăn cản bạn truy cập vào các trang web bảo mật để tìm sự trợ giúp hoặc không cho phép các phần mềm antivirus trên máy tính update để cập nhật cơ sở dữ liệu.

    - Xóa bỏ tính năng Restore Point, và hủy bỏ một số dịch vụ bảo mật của hệ thống. Ngoài ra, nếu máy tính được kết nối trên mạng nội bộ, Conficker sẽ lây nhiễm cho những máy tính khác.

    Những máy tính nào có thể bị lây nhiễm?

    Máy tính của những người không được thiết lập chế độ để cập nhật các bản vá lỗi hoặc update từ Microsoft hoặc những ai không thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu của các chương trình antivirus sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất. Điều này thường xảy ra với những ai sử dụng Windows không có bản quyền, bởi lẽ sẽ không được cập nhật trực tiếp những bản vá lỗi từ Microsoft.

    Sâu Conficker lây nhiễm như thế nào?

    Đầu tiên, sâu Conficker sẽ tấn công vào lỗ hổng của Windows, gọi là MS08-067, rồi nhanh chóng cài đặt và thâm nhập sâu vào hệ thống. Những người dùng tự động cập nhật bản vá lỗi của Windows thì sẽ bảo vệ chống lại khả năng này. Ngoài ra, Conflicker còn có thể lây lan thông qua mạng nội bộ, email hoặc từ USB và thẻ nhớ. Khả năng lây nhiễm lớn nhất là kết nối wireless từ các quán cafe, sân bay hoặc thư viện...

    Làm sao để biết máy tính đã bị nhiễm Conficker:

    Một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất để biết máy tính đã bị lây nhiễm Conflicker đó là bạn không thể truy cập vào những trang web của các hãng bảo mật (như http://synmatec.com hoặc http://bitdefender.com) cũng như chương trình antivirus của bạn không thể update để cập nhật cơ sở dữ liệu.

    Làm gì nếu máy tính bị lây nhiễm?

    Nếu đã đề phòng, nhưng vẫn bị lây nhiễm, bạn có thể sử dụng công cụ gỡ bỏ đặc dụng của Synmatec mang tên w32.downadup removal tools. Download hoàn toàn miễn phí tại đây. Ngoa?i ra, bạn cufng có thê? sư? dụng tiện ích na?y đê? kiê?m tra xem máy tính cu?a mi?nh đaf bị lây nhiêfm Conficker hay chưa.

    Một vài lời khuyên để tránh xa Conficker:

    - Sử dụng các chương trình antivirus tốt và mạnh mẽ. Ngoài những chương trình có thu phí như Norton anvirus, Kaspersky Antivirus hay BitDefender Antivirus, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các chương trình antivirus miễn phí như
    AVG Antivirus hoặc Avira Antivir .

    - Đảm bảo máy tính của bạn luôn được cập nhật những bản vá lỗi mới nhất từ Microsoft.

    - Không nên tin tưởng vào những trang web quét virus trực tuyến không có tên tuổi. Nếu muốn quét virus trực tuyến để kiểm tra máy tính, bạn nên sử dụng những dịch vụ mà Dân trí đã từng giới thiệu tại
    đây.

    - Gỡ bỏ tính năng Autorun từ thẻ nhớ hoặc USB.

    - Sử dụng mật khẩu đủ mạnh và thường xuyên thay đổi chúng để đảm bảo an toàn. Nếu cần thiết, sử dụng các chương trình quản lý mật khẩu để lưu trữ mật khẩu thay vì gõ trực tiếp từ bàn phím.
    Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tránh khỏi mối đe dọa từ Conficker.
    Được xichlodem sửa chữa / chuyển vào 23:32 ngày 07/04/2009
  6. LionessNT

    LionessNT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    865
    Đã được thích:
    0
    Thân mến tặng các bác CBKT, yphuong, BDK, VDK, Nut và NQNT...
    CHÍNH TẢ TRONG TIẾNG VIỆT
    1. Các lỗi về thanh điệu:
    Trong các lỗi về thanh điệu thì viết sai dấu hỏi và dấu ngã là phổ biến nhất. Để chữa lỗi này, có thể dùng những mẹo luật sau đây:
    1.1 Huyền ngã nặng, sắc hỏi không
    1.1.1. Trong các từ láy âm đầu (thuần Việt), thanh ngã đi với thanh huyền hoặc thanh nặng, thanh hỏi đi với thanh sắc hoặc thanh ngang (không dấu)
    Ví dụ:
    a) Huyền ngã nặng: dễ dàng, rõ ràng, buồn bã, hờ hững, cãi cọ, rõ rệt, mạnh mẽ, gặp gỡ,...
    Sắc hỏi không: bảnh bao, sửa sang, hăm hở, thong thả, gửi gắm, rải rác, hớn hở, mát mẻ,...
    Chú ý:
    - Những từ láy không có phụ âm đầu (hay nói đúng hơn, có phụ âm đầu zê-rô) cũng theo quy tắc này: ầm ĩ, ỡm ờ, õng ẹo, âm ỉ, oi ả, óng ả, êm ả, ê ẩm, ủ ê, ít ỏi, ỉ eo,...
    - Có một số từ ngoại lệ là: bền bỉ, hoài hủy, hồ hởi, mình mẩy, niềm nở, phỉnh phờ, vỏn vẹn, ve vãn, ễnh ương.
    - Từ nông nỗi (có nghĩ tương tự như nỗi niềm ) trong câu ?oLàm sao ra nông nỗi ấy? là một ngoại lệ; còn từ nông nổi (có nghĩa là nông cạn ) thì theo đúng quy tắc.
    - Từ hẳn hòi là một ngoại lệ, có nghĩa gần giống như hẳn hoi (là một từ theo đúng quy tắc).
    1.1.2. Trong các từ láy toàn bộ có hiện tượng biến âm, thanh ngã đi với thanh huyền, còn thanh hỏi thì đi với thanh ngang (không dấu).
    Ví dụ:
    a) ngã - huyền: đằng đẵng, sừng sững, vò võ...
    hỏi ?" ngang: mơn mởn, lanh lảnh, văng vẳng...
    Chú ý: Có một số ngoại lệ là: lẳng lặng, khe khẽ, ngoan ngoãn, se sẽ.
    1.1.3. Quy tắc Huyền ngã nặng, Sắc hỏi không còn tác dụng trong hiện tượng biến âm, tạo từ, khiến cho một số từ có nghĩa giống nhau hay gần giống nhau mà chỉ khác nhau về thanh.
    Ví dụ:
    a) Huyền ngã nặng: lãi (lời - lợi), cũng (cùng), dẫu (dù), đã (đà), ngỡ (ngờ), cỗi (cội), đỗ (đậu), giẫm (giậm), chĩa (chìa), mõm (mồm), trĩu (trịu)...
    Sắc hỏi không: chửa (chưa), tản (tán ?" tan), cảm ơn (cám ơn), nghĩa (ngãi ?" nghì), thảo (tháu), cản (can), chẳng (chăng), thả (tha)...
    Chú ý: Có các ngoại lệ: lẽ (lí), lõm (lỏm)
    Cũng trong hiện tượng biến âm tạo từ này, có một số từ đồng nghĩa hay gần nghĩa nhau mà chỉ khác nhau có phụ âm đầu. Nhận xét này cũng có thể giúp ta viết đúng dấu hỏi hay dấu ngã.
    Ví dụ:
    khẽ - sẽ, ngẫm - gẫm, rữa - vữa...
    xẻ - chẻ, phỏng - bỏng, vổng - chổng...
    1.1.4. Đối với những từ như sửa chữa, lỡ dở, ủ rũ..., ta có thể phân tích ra từng thành phần cấu tạo, rồi áp dụng quy tắc Huyền ngã nặng, Sắc hỏi không cho từng thành phần, thì có thể viết đúng chính tả.
    sửa chữa = sửa sang + chữa chạy > sửa chữa
    lỡ dở = lỡ làng + dở dang > lỡ dở
    ủ rũ = ủ ê + rũ rượi > ủ rũ
    Đối với những từ như bỡ ngỡ, bẽn lẽn... , ta có thể liên tưởng đến những từ ngỡ ngàng, trơ trẽn...
    1.2. Dân Việt Nam mạnh lắm
    1.2.1 Quy tắc này có nghĩa là ?Những yếu tố Hán Việt có phụ âm đầu là D, V, N (kể cả NH, NG, NGH), M, L thì viết với dấu ngã?
    D: dã man, dũng sĩ, anh dũng , bồi dưỡng , diễn đạt, diễn viên, diễm lệ, kiều diễm, dẫn chứng, sở dĩ , dĩ nhiên, bất đắc dĩ , dữ liệu...
    V: vĩ đại, hùng vĩ, vũ khí, vũ lực, vũ trang, dĩ vãng , vãng lai, vĩnh viễn, viễn thị, vĩ tuyến, cổ vũ , vũ khúc...
    N: nỗ lực, phụ nữ, tầm nã, truy nã , trí não ... nhẫn nại, kiên nhẫn, thanh nhã, truyền nhiễm, tham nhũng, phiền nhiễu, nhũng nhiễu, thổ nhưỡng ... ngẫu nhiên, bản ngã , ngũ cốc, đội ngũ , ngôn ngữ , tín ngưỡng ... nghĩa vụ, chủ nghĩa, nhân nghĩa , nghiễm nhiên...
    M: mã số, mã lực, mãnh liệt, mẫn cảm, mĩ mãn, thẩm mĩ, phụ mẫu, mẫu số, miễn phí, miễn cưỡng...
    L: lãnh đạo, lãng mạn, nghi lễ , lĩnh vực, chiếm lĩnh , cương lĩnh , triển lãm , kết liễu , lão luyện, lão thành, lữ khách, thành lũy , lưỡng lự...
    Chú ý: Có ngoại lệ: ngãi (?ocây thuốc?)
    1.2.2. Những tiếng Hán Việt còn lại (có các phụ âm khác) thì viết với dấu hỏi, trừ các ngoại lệ sau đây: bãi khóa, hoài bão , bĩ cực, cưỡng bức, linh cữu, chiêu đãi, quang đãng, phóng đãng, kinh hãi, hãm hại, kiêu hãnh, trì hoãn, hỗ trợ, hỗn hợp, hữu ích, bằng hữu, huyễn hoặc, kĩ năng, phẫn nộ, giải phẫu, cùng quẫn, thủ quỹ, thi sĩ , (bệnh) suyễn, tiễn biệt, thực tiễn, tiễu trừ, thanh tĩnh, tuẫn tiết, mâu thuẫn, (chim) trĩ, dự trữ, xã hội...
    2. Lỗi về phụ âm đầu
    2.1. Quy tắc i ê e: Quy tắc này giúp ta viết đúng G/GH, NG/NGH, K/C/Q
    2.1.1. Chữ G ghi âm ?ogờ? sẽ được thêm H khi nguyên âm đi sau nó là i (kể cả iê), ê, e; còn các nguyên âm khác đi sau thì nó không được thêm H.
    Ví dụ: GH: ghi, ghim, ghìm, ghiền, ghê, ghế, ghen, ghèn, ghét...
    (so sánh với G: ga, gà, gã, gặm, gắp, gặp, gẫm, gấc, gật, gõ, gói, gọi, gỗ, gớm, gửi, gù, gương... )
    Chú ý: G trong gì, gìn, giã, giết, giêng, giếng... không phải ghi âm ?ogờ? mà lại ghi âm ?ogiờ?.
    2.1.2. Chữ NG ghi âm ?ongờ? sẽ được thêm H khi nguyên âm đi sau nó là i (kể cả iê), ê, e; còn trường hợp khác thì không thêm H.
    Ví dụ: NGH: nghi, nghỉ, nghĩ, nghiện, nghiệp, nghiên, nghề, nghênh, nghếch, nghe, nghẹn, nghẹt...
    (so sánh với NG: ngà, ngang, ngắm, ngất, ngó, ngọng, ngốn, ngờ, ngủ, ngữ, ngước... )
    2.1.3. Để ghi âm ?ocờ?, ta viết K khi nguyên âm đi sau là i (kể cả ia, iê), ê, e; các nguyên âm khác đi sau thì viết C; còn khi có âm đệm thì viết Q.
    Ví dụ:
    K: kí, kia, kiếm, kiến... kê, kể, kết... kè, kẻ, kén...
    C: cá, can, cắp, cân... có, còm, con, cô, cơ... cụ, của, củi, cuốc...
    Q: qua, quang, quắc, quê, quên... quy, quyên, quyết...
    2.2. Giao tranh cho tôi cầm: Quy tắc này giúp ta viết đúng GI- (chứ không viết D-)
    2.2.1. Nếu gặp một từ không biết viết GI- hay D- thì ta viết GI- khi từ ấy có nghĩa gần giống với một từ khác có phụ âm đầu là TR-, CH-, T-, hay C- (K-).
    Ví dụ:
    GI- ~ TR-: giành ~ tranh, giao ~ trao, giở ~ trở, giương ~ trương...
    GI- ~ CH-: giấu ~ che, gì ~ chi, giống ~ chủng...
    GI ~ T: giặc ~ tặc, giã từ ~ tạ từ, giọng ~ tiếng...
    GI- ~ C- (K-): giác ~ cắc, giăng ~ căng, giỗ ~ kị...
    2.2.2. Các sinh viên vùng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên có thể liên hệ với tiếng địa phương của mình để dễ nhớ hai trường hợp: GI- ~ TR- (già ~ tra, giun ~ trùn) và GI- ~ CH- (giữ ~ chự, giòn ~ chon)...
    2.3. Dặn đến nhà thương: Quy tắc này giúp ta viết đúng D- (chứ không viết G|-).
    2.3.1. Nếu gặp một từ không biết viết D- hay GI-, thì ta viết D- khi từ ấy có nghĩa gần giống với một từ khác có phụ âm đầu là Đ, NH, hay TH.
    Ví dụ:
    D- ~ Đ-: dao ~ đao, dĩa ~ đĩa~, dằn ~ đằn...
    D- ~ NH-: dồi ~ nhồi, dơ ~ nhơ, dịp ~ nhịp...
    D- ~ TH-: dư ~ thừa, dược ~ thuốc...
    2.3.2. Các sinh viên vùng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên có thể liên hệ với tiếng địa phương của mình để dễ nhớ trường hợp: D- ~ Đ- (da ~ đa), dai ~ đai, dầm ~ đầm...)
    3. Lỗi về phụ âm cuối
    Sinh viên Trung và Nam Bộ thường lẫn lộn ?"N với NG, và ?"T với ?"C.
    3.1. Để viết đúng các phụ âm cuối này, cách tốt nhất là liên hệ với những từ đồng nghĩa hay gần nghĩa:
    Ví dụ:
    -N: an (yên), can (cản, ngăn), cuốn (quyển), buồn (muộn), lằn (hằn), ngàn (nghìn), chán (nản, ngán)...
    -NG: đang (đương), vàng (hoàng), sảng (hoảng), kháng (chống), làng (hương), buồng (phòng)...
    -T: viết (bút), gặt (cắt, chặt), hạt (hột), ngạt (ngột), sát (giết), mẹt (tẹt, trẹt), trát (trét), xem xét (quan sát)...
    -C: tạc (đục), phước (phúc), rán sức (tàn lực), tam giác (ba góc)...
    3.2. Trong những từ láy toàn bộ có hiện tượng biến âm, -T chuyển thành ?"N và ?"C chuyển thành -NG.
    Ví dụ:
    -T > -N: chát chát > chan chát, thoắt thoắt . thoăn thoắt, mát mát > man mát, sát sát > san sát...
    -C > -NG: rắc rắc > răng rắc, biếc biếc > biêng biếc, vặc vặc > vằng vặc, phắc phắc > phăng phắc...
    Chú ý: Cần phân biệt những cặp từ sau đây:
    man mát - hơi mát = man mác (mênh mông)
    phăn phắt (rập ràng) = phăng phắc (im lặng)
    bàn bạc (thảo luận) = bàng bạc (rải rác khắp nơi)
    4. Những nhận xét bổ sung
    4.1. Những từ láy vần thường có hai âm tiết giống nhau về thanh điệu. Do đó, thường có khả năng là cả hai âm tiết đều có dấu ngã hay cả hai đều có dấu hỏi.
    Ví dụ:
    bẽn lẽn, lã chã, lẽo đẽo, lỗ chỗ, lõm bõm, lững thững...
    bủn rủn, đủng đỉnh, lảo đảo, lẩm cẩm, lủng củng, lỏng lẻo...
    4.2. Nói chung trong tiếng Việt, những từ có nghĩa giống nhau hay gần nhau thì thường là có hình thức giống nhau. Ta có thể lợi dụng đặc điểm này để có thể viết đúng chính tả cho một số vần như sau:
    ?"uôi : đuôi, chuôi, cuối
    ?"ư t: bứt, rứt, dứt, đứt, giựt, nứt, sứt
    ?"at : bạt, gạt, ngạt, phát, phạt, sạt, tát, tạt
    ?"ăt : cắt, chặt, gặt, hắt, lặt, nhặt, ngắt, tắt, thắt, vắt, vặt, xắt
    ?"oi : oi, lòi, ngoi, ngòi, thòi, hói, khói, chòi, đòi, mòi, nòi, roi, soi, voi, vòi, xoi, xói...
    ?"en : chen, kén, len, lẻn, lén, nén, then, xen
    4.3. Để ghi âm, chữ Việt ta có hai chữ là I và Y. Nhà nước (năm 1984) có quy định như sau:
    - Nếu không có sự thay đổi về âm hay nghĩa (trừ trường hợp Y đi sau âm đệm), thì thay Y bằng I.
    Ví dụ: hi sinh, kỉ niệm, lí luận, thẩm mĩ , kĩ thuật... (huy chương, sơn thủy, quý báu...)
    - Nếu âm đứng một mình hay ở đầu từ thì viết bằng Y, trừ vài trường hợp đã theo thói quen cũ.
    Ví dụ: ý nghĩa, y tế, ỷ lại, yêu thương, yên ổn...
    (theo Tiếng Việt Thực Hành ?" Vương Hữu Lễ, Đinh Xuân Quỳnh, Nhà xuất bản Thuận Hóa - 1998).
    Được LionessNT sửa chữa / chuyển vào 08:16 ngày 08/04/2009
  7. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Sao hông có mình trong đám này nhở?
  8. haveday

    haveday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2009
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Bác yphuong123 nói là bác ấy không gửi bài được, nhờ em post hộ:
    yphuong123: Còn nhớ ngày xưa làm bài tập làm văn, bài văn của em lúc đầu được 9 điểm,
    sau đó bị cô giáo sửa lại cho có 1 điểm, vì em viết sai chính tả có hai chữ cái.
    Đề bài là "Hãy nói về những đức tính tốt của cô giáo của em".
    Trong bài văn của em, em ca ngợi cô giáo hết lời, tới lần ca ngợi cuối cùng em viết:
    "Cô giáo em thích chồng người lắm!!!". Sau nay em mới biết là sai chính tả của chữ tr và ch
    "Cô giáo em thích trồng người lắm!!!" mới đúng chính tả.
    Do bây giờ nhu cầu công việc, em dùng tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt,
    nên hay viết sai chính tả lắm, thiệt là tệ lắm đó nhe.
  9. xichlodem

    xichlodem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    6 câu nói ngớ ngẩn...không nên nói với phụ nữ
    ?oEm sắp xong chưa??. Đừng nhăn nhó hỏi nàng như vậy khi chuẩn bị đi đâu, vì đàn ông chỉ cần vài thao tác để sửa soạn, còn phụ nữ thì ngoài áo xống, họ còn phải trang điểm tùy theo trường hợp cụ thể.

    ?oMẹ anh không bỏ khoai tây to như thế vào xúp!?: Nhưng mẹ nàng thì có! Đó chẳng qua chỉ là thói quen ăn uống của gia đình. Nếu nói như vậy, câu trả lời dễ nghe nhất bạn có thể nhận được là: ?oĂn miếng to thì sướng mồm!?.

    Một số câu nói "ngu ngốc" có thể khiến nàng quay lưng với bạn.
    ?oEm từng có bao nhiêu người tình rồi??. Chẳng những bạn làm nàng bực bội mà còn không thể nhận được câu trả lời hài lòng. Nói là một hay hai người thì không tin, còn trả lời thẳng thắn và trung thực thì càng gây đau khổ.
    ?oMình ngủ nhé!? - một câu nói khó chấp nhận sau những phút ?othăng hoa?. Có thể lúc này bạn mơ màng dễ chịu và khó cưỡng lại cơn buồn ngủ, nhưng đầu óc nàng lại sảng khoái và sáng sủa, nàng muốn nghe bạn rót mật vào tai. Vậy hãy cố gắng chống chọi thêm ít phút nữa nhé.
    "Sao em ác thế, hôm nay bị à?": Trẻ con không thể nói chuyện gì xảy ra với chúng trong tã. Câu hỏi này thuộc loại "ngớ ngẩn".
    ?oEm mặc cái gì thế này??: Cái gì mà chẳng được! Nàng mặc đồ này và cảm thấy nhẹ nhõm, lòng phơi phới tự tin. Nàng như cảm thấy bọn đàn ông trên đường ngoái nhìn theo, cảm thấy ánh mắt ghen tỵ của những người cùng giới lén nhìn đường cong thanh thoát của mình. Vì vậy nếu muốn góp ý, hãy chọn câu khác khéo hơn.
    (Nguồn aFamily)
  10. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    đau hông em?

Chia sẻ trang này