1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi biendaikho, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LionessNT

    LionessNT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    865
    Đã được thích:
    0
    K0 ai đánh thuế ước mơ (or giấc mơ)... mà chị em NTC thì vốn nhân hậu bao dung (ek ek ), cho nên, Ú cứ ngồi đó mà mơ đi nhé!
    (Cẩn thận kẻo tòm xuống ao đấy nhé! )
    Được LionessNT sửa chữa / chuyển vào 21:41 ngày 14/08/2009
  2. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    Lớp trưởng...kiểu Đức
    Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước?
    [​IMG]
    tre binh thuong
    Ảnh: Bảo Anh.
    Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khoẻ mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân, Hòa đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.
    Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, qùa thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!
    - Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế diễu nhau ngoái lớp thì làm sao?- Bố Hòa hỏi chen vào.
    - Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.
    - Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?
    - Có mà dám!
    Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.
    *
    Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.
    Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười chào: "Lần này , ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta có một giờ để trò chuyện cơ đấy!".
    Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: ?oThưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là lớp trưởng??(cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ ?olớp trưởng? theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng Hán Ban trưởng mà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).
    Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: ?oTôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làm Obmann hay Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng còn qúa bé để phải chịụ thêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻ dễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ ?onếu? chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1% chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ nhiệm để chịu tòan bộ trách nhiệm về họat động của học sinh trong thời gian học tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau".
    Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: ?oTheo ông, khi các vị phu huynh đều đóng phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là ?otrưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là "sỹ quan?, đứa là ?olính" ư? Xin ông nhớ rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.
    R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: ?oGiải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông??.
    Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: ?oTất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hoá Đông- Tây về giáo dục!?.
    *
    Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là Klassensprecher. (Xin dịch là ?oPhát ngôn viên của lớp?).
    Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặt của các thầy cô).
    Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông tin được các bạn nhờ chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).
    Đề tài ?olớp trưởng? tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.
    Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của con mình qua đề tài đó.
    Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay:
    Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm ?" Berlin.
    Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết . Thấy con bức xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là Magir - một bạn gái da mầu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu cho mình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao, tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức".
    Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:
    - Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?
    - Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết Rede Wahl versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn viên).
    - Tự con đánh gía về mình thế nào?
    - Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.
    Còn môn lịch sử,con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.
    - Hoạt động ngoại khóa?
    - Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng chúng cướp được trong chiến tranh.
    Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một ?ochi tiết tranh cử? làm tôi bật cười: ?oBố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín khi mở ra ghi là ?oPHO". Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?
    Chuyện ?olớp trưởng" đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc tôi.
    Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi , liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?
    *
    Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo -đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi tương lai của ?olớp trưởng chuyên nghiệp? sẽ ra sao? Có "nghề lớp trưởng" rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi các kỳ thi sắp tới?!
    (Viết nhân khai giảng năm học 2009 - 2010)
    *
    Trần Đình Ngân (Đức)
    Nguồn: http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/09/866528/
  3. Viva78

    Viva78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2008
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Bài viết hay. Thanks for share.
  4. nuquainhatrang

    nuquainhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    Nhớ kỷ niệm quá!
  5. webweb

    webweb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0

    http://www.vietcyber.net/forums/showthread.php?t=129707
  6. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Nick Yahoo đẹp rao bán giá ?okhủng?Thứ sáu, 30/10/2009 06:23
    Nick ?obắt cá 2 tay? được chủ nhân hét giá 200 USD nhưng vẫn còn thua xa ?oKẻ cô đơn kiêu hãnh? với giá 18,3 triệu đồng?
    Nick ?obắt cá 2 tay? được chủ nhân hét giá 200 USD nhưng vẫn còn thua xa ?oKẻ cô đơn kiêu hãnh? với giá 18,3 triệu đồng?
    [​IMG]

    Mô tả ảnh.
    ?oNick đẹp?
    Chuyện tưởng như hài hước ấy đang diễn ra khá sôi động trên các trang web chuyên về mua bán, rao vặt trực tuyến trong nước như ********, 123mua.com, igame.vn, kenhmuaban.vn... Tại đó, từ những cái nick ?ođậm đặc? chất tình mùi mẫn như ?otrọn đời bên em?, ?ongàn năm không phai?, tới những nick ngồ ngộ gắn chặt với tuổi học trò xì tin ẩm ương như ?ocún bông?, ?othỏ ngọc?, ?okẻ cô đơn kiêu hãnh?..., rồi nick mang phong cách... hết sức ?ocủ chuối? kiểu như ?obắt cá 2 tay?, ?otình tay ba?, ?onếu yêu thì nói luôn đi?... Tất tật, đều được mang ra rao bán.

    Đặc biệt hơn, nhiều nick rao bán còn mang thương hiệu của những chiếc xế hộp thời thượng là Roll Roye Phantom, Bently, Mercedes? Thậm chí, lắm người còn cất công sưu tầm cả những số điện thoại đẹp được liệt vào dạng ?ohàng khủng? giá lên tới vài trăm triệu đồng của các đại gia trong nước kiểu như 0905999999, 0919456789, 0947777777...

    Về chuyện giá cả, nick chat được rao bán tùy theo... cảm hứng. Đa phần có giá từ vài chục đến vào trăm nghìn đồng, nhưng chẳng hiếm nick tiền triệu. Chủ nhân của nick batca2tay@yahoo.com là một người sống tại quận 9 (TP.HCM), anh chàng này hét tới giá 200USD. Còn chủ của ?okẻ cô đơn kiêu hãnh? (viết rất khó hiểu, người xem khó mà biết chủ nhân của nó hàm chứa ý gì: kecodonkieuhanh_oOo@yahoo.com) thì chẳng thèm ngó trước nhìn sau liền vô tư phát giá vọt tới tận mức 18,3 triệu!
    Tại mục rao vặt trên trang xalo.vn, thành viên có tên ?oKutumalu? tuyên bố hùng hồn ?oĐang làm ăn trên mạng nhưng chán thằng làm chung ba xạo? nên rao bán luôn cái nick và e-mail mang tên ?onạp mực máy in? vốn dĩ trước đây được dùng vào việc làm ăn là napmucmayin@yahoo.com và napmucmayin@gmail.com với giá đồng hạng: 1 triệu đồng!

    Nếu thử vào các trang công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo... và gõ chữ ?obán nick Yahoo?, bất cứ ai cũng dễ dàng bắt gặp hàng loạt thông tin về thị trường lạ lùng này...

    Ai mua?
    Hiện đang sở hữu đến gần 100 nick ?ođẹp? ăn theo tên tuổi ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng, rồi số đẹp, cách xưng hô gây sốc..., Hòa - người chuyên bán nick chat Yahoo trên một số trang mua bán trực tuyến như 123mua, ssc.vn khẳng định: ?oThị trường này rất khó làm ăn!?.

    Hơn 50 nick, nếu cứ chiểu theo giá trị cậu chàng tung lên mạng cho bàn dân thiên hạ ngó thì chúng cũng có giá ngót nghét 40 triệu đồng. Với những nick đắt tiền (từ vài trăm tới vài triệu đồng) ăn theo số điện thoại đẹp, cậu thường tranh thủ những lúc rỗi rãi ?othả? cật lực lên mạng, thậm chí cất công tốn kém đến mức nhắn tin SMS tới luôn số máy của các chủ thuê bao mời mua. Dù vậy, khi được hỏi ?oCó ai mua không? thì cậu buồn thiu: ?oThường là ngồi... mốc mép. Vì không phải ai sở hữu số đẹp cũng có thú vui ngồi ?ochát chít??.

    "Nick" của đại gia?

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, những người kinh doanh ?omặt hàng? này hiện nay chủ yếu là giới trẻ tuổi teen, học sinh cấp 3 muốn kiếm thêm để ?ocải thiện thu nhập? bố mẹ cho ít ỏi hàng tháng. Theo Tuấn, học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Trãi (Hà Nội, thì rất nhiều học sinh như cậu đang tỉ mẩn tìm hiểu, sưu tầm hoặc tự nghĩ ra hàng trăm cái tên mà họ tự nhận là nó đẹp, nó ?ođáng đồng tiền bát gạo? để lập nick đem bán. Nhưng rốt cuộc nick thì nhiều, bán lại chẳng được bao nhiêu. Với lứa tuổi học sinh, chỉ ?omơ? kiếm vài trăm nghìn từ việc kinh doanh kiểu lạ lùng này thôi cũng khó. Thế nhưng, Tuấn lại là người may mắn kiếm mỗi tháng cũng được khoảng 400 - 500 nghìn đồng.

    Nói đến ?obí quyết? bán hàng, cậu bảo: ?oKinh doanh mặt hàng này, đừng có dại mà rao bán tiền triệu. Cứ tầm 100.000 đồng trở xuống thôi, thậm chí ?ohạ cám? tới mức 20 - 30 nghìn đồng cũng ?ook? vì giá có rẻ, giới trẻ ít tiền mới khoái?.

    (Theo ICT News)
  7. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    hôm nay mắc coi tiệm net, lên youtube phát hiện ra cái này, đây hình như là cuộc diễn tập của Trung Quốc năm 2005, khi chuẩn bị sát nhập Đài Loan thì phải. Các bác xem cho ý kiến, nếu nó lấy VN mình làm diễn tập thì em xin xung phong vào hầm trú ẩn.
    http://www.youtube.com/watch?v=0wmQPVd0fTI
  8. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Cái này gọi là hù ma nhát quỷ đó mà. Việt nam có Campuchia và Lào bảo kê mà lo cái gì, yên tâm chơi Travian đi.
    Sợ nhất là cắt đường cáp quang dưới biển thì tràn kho
  9. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Nhà sư ?oThị Kính?
    Nhà sư trẻ nựng nịu hôn lên má ?ocon? trước bao cặp mắt gièm pha. Có người xỉ vả ?osư hổ mang? tằng tịu trai gái mà còn trơ mặt đem con về chùa. Nhiều người đã muốn đuổi sư ra khỏi chùa. Nhưng sư vẫn lặng lẽ chịu khổ nhục cưu mang ?ocon?... Đó là một câu chuyện có thật chứ không phải sự tích ?oQuan Âm Thị Kính?.
    [​IMG]
    Sư thầy Thích Chiếu Pháp với bé Tiến. Câu chuyện của họ đích thực là chuyện cổ tích ở thế kỷ 21 - Ảnh: Thuận Thắng
    Một đêm tháng 1-2008. Trời se sắt lạnh. Chùa Thanh Tâm (xã Tân Tiến, Đồng Phú, Bình Phước) đang trầm mặc lời kinh tụng thì bất ngờ bị ngắt ngang bởi tiếng khóc oe oe của trẻ thơ. Sư thầy Phạm Minh Tâm (pháp danh Thích Chiếu Pháp) cùng mấy chú tiểu vội vã chạy ra và bất ngờ nhìn thấy một bé trai sơ sinh nằm trên cái nia bên hiên nhà thuốc nam của chùa. Vừa được thầy Tâm bế vào lòng, bé liền ngừng khóc. Lúc đó hơn 21g, trời tối đen như mực. Không ai hay biết chuyện xảy ra trước cổng chùa.
    Tiếng khóc trước cổng chùa
    Bế bé vào phòng mình, thầy lặng nghĩ không biết mình và bé có nhân quả, duyên nợ gì từ kiếp trước. Càng nghĩ thầy càng thương và nhủ lòng sẽ cưu mang bé với hi vọng ngày nào đó cha mẹ quay lại tìm con. Suốt cả đêm thầy không ngủ được. Thầy sợ bé lạnh, bé đói vì thiếu hơi ấm và sữa mẹ nên chốc chốc lại đun nước pha sữa cho bé bú...
    Sáng hôm sau thầy Tâm mời các cán bộ xã Tân Tiến đến báo cáo sự việc. Rồi thầy cho người đi mua tã lót, sữa, phấn... cho bé, đồng thời gửi ngay tin lên báo đài Bình Phước xem có ai nhận con không. Nhìn rốn bé, cán bộ y tế xã cho biết bé mới 3-4 ngày tuổi. Sau một tháng không tin tức gì, thầy Tâm làm khai sinh cho bé là Phạm Minh Tiến.
    ?oSư thầy thương yêu bé như con, chăm lo từng li từng tí? - cô Ngân, một phật tử ở huyện Phước Long, cho biết. Mỗi đêm thầy thức đến 4-5 lần cho bé uống sữa, quấn tã... Và bé Tiến dần lớn lên khỏe mạnh, kháu khỉnh. Ở chùa nhưng bé không ăn chay. Thầy Tâm nhờ người mua thịt cá về làm thêm thức ăn cho bé, vì sợ bé suy dinh dưỡng trong giai đoạn đang lớn nhanh.
    [​IMG]
    Nụ cười hạnh phúc của sư thầy Thích Chiếu Pháp với cậu bé Tiến hôm bé theo cha mẹ về thăm chùa - Ảnh: Thuận Thắng
    Nhưng lúc này lời gièm pha cũng rộ lên. ?oTại sao trong chùa lại có đứa bé được thầy Tâm nựng nịu suốt ngày? Chùa mà lại mua thịt cá? Chắc nhà sư mới 37 tuổi này đi hoang ở đâu rồi bày chuyện để nuôi con?...?. Ngôi chùa cô tịch, nằm sâu hút trong vườn điều giờ không còn yên tĩnh với những đồn đại đáng sợ. Họ nói xấu thầy ngoài đường, ngoài chợ, thậm chí cả ở một số chùa khác. Nhiều tín đồ thường xuyên cúng Phật ở chùa Thanh Tâm đã quay lưng với chùa.

    Trong lúc đó có một cô gái xinh đẹp từ Phước Long cứ đi lại chùa để được gần gũi bé. Thế là những nghi ngờ ?osư hổ mang? càng nặng nề hơn. Nó lan ra các huyện ở Bình Phước, thậm chí đến tận các địa phương xa xôi. Bao tâm nguyện, nỗ lực xây dựng chùa của thầy Tâm bỗng chốc như khói hương. Nhưng thầy vẫn lặng lẽ không giải thích, không kêu oan và ngày càng yêu thương bé Tiến hơn!
    Vượt qua oan khổ
    Chuyện bùng nổ vào giữa năm 2009. Bà Ngô Tuyết Sương, phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tân Tiến, kể: ?oLúc này đơn thưa đã lên Mặt trận Tổ quốc huyện, các ban ngành tỉnh. Họ làm rùm beng đến mức phải lập đoàn công tác xác minh?. Cả công an cũng về chùa làm việc. ?oTôi nghĩ mình không làm gì sai nên lòng vẫn thanh thản - thầy Tâm nói - Nhưng đến mức này chuyện quá căng thẳng có thể ảnh hưởng đến uy tín chung của giới tu hành. Tôi phải cam kết nếu đi thử ADN mà phát hiện điều gì thì tôi mất hết danh dự, không còn xứng đáng là nhà tu nữa?.
    Đoàn công tác họp dân để làm sáng tỏ và có văn bản trả lời người đi thưa rằng họ không có căn cứ. Nhưng chuyện vẫn chưa yên. Có lần trước mặt một nhà sư trên tỉnh về họp dân, vài người vẫn chỉ vào thầy Tâm mà nguyền rủa, phỉ nhổ. Làm đại biểu hội đồng nhân dân huyện, thầy càng đau lòng khi tiếp xúc cử tri mà phía dưới đầy những tiếng xì xào. Thậm chí ngay trong chùa, ba đồng môn cũng đã bỏ ra đi vì nghi ngờ...
    Bất chấp nỗi oan khổ, thầy Tâm vẫn hết lòng nuôi nấng bé Tiến.
    [​IMG]
    Và nỗi nhớ của sư thầy khi còn đó những chiếc gối, những vỏ hộp sữa ngày nào của bé Tiến - Ảnh: Thuận Thắng
    Nước mắt nhà sư
    Đến tháng 9-2009, một người biết chuyện cha mẹ bé Tiến vì hoàn cảnh mà gửi con mình lên chùa nên đã báo ông bà nội bé. Ông bà đến chùa ngay và sững sờ: ?oLúc đó tôi bị sốc - bà nội bé cho biết - vì mới nhìn thấy lưng bé tôi biết ngay là cháu mình. Nó giống con trai tôi như đúc?. Gia đình hồi hộp, cảm động. Còn thầy Tâm cũng rất xúc động khi trả bé: ?oChỉ nhìn cách họ âu yếm bé, tôi linh cảm cháu đã tìm được đúng cha mẹ, ông bà!?. Đến giờ thầy Tâm vẫn rơm rớm nước mắt kể rằng thầy vừa vui vừa buồn lúc trả bé. Thầy vui khi bé đã được người ruột thịt yêu thương. Nhưng thầy cũng buồn vì thầy và bé đã quấn quýt bên nhau như cha con gần hai năm.
    Ngày bé Tiến về gia đình được tổ chức đúng vào lễ Vu lan báo hiếu năm nay. Bà Lan, người dân ở xã, cho biết: ?oTrời Phật ơi, đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến lễ Vu lan cảm động như thế!?. Hơn 1.000 người tới ngôi chùa nhỏ chứng kiến. Ông nội bé Tiến nói lời biết ơn chân thành với nhà sư Minh Tâm, nhất là nỗi oan thầy phải gánh. Chỉ thế thôi mà gây xúc động bao người. Lễ Vu lan cũng là lễ giải oan cho thầy. Nhiều người ngày trước nói xấu thầy giờ đã bật khóc!
    Rồi cũng chính thầy hết lòng giúp làm đám cưới cho cha mẹ bé. Đó là điều kiện thầy buộc họ phải thực hiện khi nhận con. Thầy lo về sau họ không ở với nhau thì bé sẽ khổ.
    Giờ đây căn phòng đơn sơ ở chùa chỉ còn lại mấy chiếc gối nhỏ và những vỏ hộp sữa nuôi trẻ xếp bên tường. Nhà sư trẻ bùi ngùi: ?oNhớ những đêm trong phòng chỉ có thầy trò với nhau, bé cứ bò qua lại trên người tôi nói bi bô. Khi bé biết đi, thấy tôi đi đâu về cũng chạy ra ôm và kêu to sư phụ, sư phụ?. Giờ đây căn phòng chỉ còn lại mình thầy.
    Tâm sự đời mình thầy Tâm rất kiệm lời. Thầy chỉ kể quê nghèo của mình ở Vĩnh Long và từng là sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM nhưng đến năm tư thì thôi học để xuất gia. Thầy trụ trì chùa Thanh Tâm được mười năm...
    Buổi chiều, nắng vàng hoang hoải sân chùa. Thầy xin đón bé Tiến từ nhà ông bà nội về chơi cho đỡ nhớ. Thầy nựng nịu, cõng bé chạy loanh quanh dưới hàng tượng Phật. Bé bi bô, nghịch ngợm đầu thầy. Tiếng cười hồn nhiên vang vọng sân chùa. Nhìn hai chiếc bóng quấn quýt bên nhau mà càng hiểu lòng thầy: ?oMỗi người chúng ta đều có thể mang nhân quả, liên kết với nhau từ bao kiếp trước. Hãy lấy tình yêu thương mà bước qua sự khổ đau, oán hận...?.
    Nước mắt hối lỗi
    Cha mẹ bé Tiến quen nhau từ lúc còn là học sinh và hiện là sinh viên năm 3. Lúc sinh bé vào năm thứ nhất đại học, họ âm thầm bán điện thoại di động để trả viện phí. Người mẹ bị băng huyết phải cấp cứu nhưng vẫn không dám báo gia đình. Người cha đi xe máy chở bé từ TP.HCM về Bình Phước đặt trước cổng chùa, rồi núp nhìn cho đến lúc thấy thầy bế bé vào. Khi nhận lại con, cả hai đã bật khóc hối lỗi trước con và thầy Tâm.

    VŨ THANH BÌNH - QUỐC VIỆT
    (Nguồn: Tuoitre online)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=349012&ChannelID=89
    8363
  10. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    cha mẹ d'' gì cái loại này, đúng là thua cả Cầm Thú

Chia sẻ trang này