1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi biendaikho, 04/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. shortlong

    shortlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm thông với những người bị nạn tại Khánh Hòa vừa qua, nếu trong trường hợp chúng ta thì sao hỉ?
  2. hazeem

    hazeem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục đề tài Xã hội đen:

    Thứ Hai, 16/10/2006, 02:49 (GMT+7)
    Khánh Hòa: xã hội đen lộng hành
    Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần
    TT - Mấy năm gần đây, các băng nhóm xã hội đen ở Khánh Hòa lại trở nên lộng hành. Nhiều vụ đánh, chém đến cả công an đã xảy ra nhưng vẫn chưa được xử lý triệt để.
    Không ít vụ giết hại dân lành diễn ra công khai, tàn bạo nhưng đang bị ?otreo? vì công an địa phương còn chưa làm rõ...
    Đánh cả công an
    Phản ảnh với PV báo Tuổi Trẻ, nhiều cán bộ trong ngành công an ở Khánh Hòa nói: ?oChưa khi nào ở Khánh Hòa xảy ra tình trạng bọn côn đồ, xã hội đen lại lộng hành đánh chém đến cả công an một cách liên tiếp và dồn dập như trong thời gian qua?.
    Đúng là như vậy, khoảng 20g30 ngày 17-8-2004, thượng sĩ Đỗ Trí Cường - cảnh sát điều tra Công an TP Nha Trang - bị đánh với tỉ lệ thương tích là 11% nhưng cho đến nay vẫn chưa xử lý được. Vụ việc xảy ra tại nhà hàng Chiêu Anh I (đường Ngô Thời Nhiệm, TP Nha Trang). Khi ấy anh Cường đi vào nhà vệ sinh thì bị ba đối tượng dùng chai bia vây đánh.
    Trong khi vụ đánh anh Đỗ Trí Cường chưa được làm sáng tỏ thì vào tối 21-1-2005 lại thêm một sĩ quan công an nữa bị côn đồ ngang nhiên rượt chém. Nạn nhân là thiếu tá Phạm Bá Toát - phó Công an phường Vĩnh Thọ (TP Nha Trang). Vị thiếu tá này bị hai tên côn đồ chém khi cùng hai người bạn đang ăn trứng vịt lộn ở quán vỉa hè trên đường Lê Hồng Phong. Anh Toát bị chém thẳng vào mặt, gây thương tích nặng. Bọn côn đồ còn rượt đuổi chém gây thương tích với cả bạn của anh Toát. Vụ việc cũng chưa xử lý được vì... chưa tìm ra thủ phạm.
    Bọn côn đồ ở Nha Trang còn ngang nhiên kéo thẳng vào tận trụ sở Công an TP Nha Trang tấn công đánh đập cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Tối 25-2-2005, một nhóm côn đồ gồm năm tên đã xông vào tận trụ sở Công an TP Nha Trang để vây đánh một cảnh sát hình sự cùng hai chiến sĩ công an đang thi hành công vụ. Chưa hết, chiều mồng 4 tết 2006, hai sĩ quan Công an tỉnh Khánh Hòa là thượng úy Vũ Anh Tuấn và thiếu úy Phạm Khánh Dương đang đi trên đường 23-10 (TP Nha Trang) thì gặp một vụ tai nạn giao thông do va quệt nhẹ. Thấy các đối tượng hai bên liên can trong vụ tai nạn đang xô xát nhau nên hai anh này dừng xe lại để can thiệp, có xuất trình thẻ công an và đề nghị hai bên chờ CSGT đến giải quyết. Lập tức một số đối tượng thanh niên đã kéo đến đòi hành hung. Thiếu úy Phạm Khánh Dương đã vào đồn Công an phường Ngọc Hiệp ở ngay cạnh đó để đề nghị can thiệp. Vậy là hơn một chục đối tượng côn đồ đã xông vào tận đồn Công an phường Ngọc Hiệp để vây đánh thiếu úy Phạm Khánh Dương trước sự có mặt của nhiều đồng nghiệp công an Khánh Hòa tại đồn này.
    Ngang nhiên sát hại dân lành
    Rất nhiều cán bộ và người dân ở thành phố biển Nha Trang đã phản ảnh ngay vào thời lộng hành nhất của băng nhóm xã hội đen ?oPa-let-tin? trước đây thì ở Khánh Hòa cũng chưa đến mức xảy ra nhiều vụ giết người dã man và công khai như vừa qua.
    Vụ giết người dã man xảy ra gần đây nhất là tại thôn Xuân Ngọc, xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang). Theo nhiều nhân chứng và tường trình của bà Lê Thị Bộ - vợ của nạn nhân đã bị giết hại là ông Nguyễn Sơn Hà, vào khoảng 21g ngày 21-7-2006, ông Hà đi kéo lưới cá vừa về đến sân nhà thì bị một bọn côn đồ lạ mặt, gồm khoảng mười tên, bất ngờ dùng nhiều loại hung khí xông vào vây đánh. Con gái ông Hà là Nguyễn Thị Sơn Ca kêu cứu và bị bọn côn đồ chém mấy nhát vào hai cánh tay.
    Ba ngày sau khi ông Nguyễn Sơn Hà bị chém chết, bà Lê Thị Bộ phản ảnh: ?oVào khoảng 15g ngày 24-7-2006 có ông Lê Hiếu, trưởng thôn Xuân Ngọc, xã Vĩnh Ngọc cùng đi với bốn người không rõ tên đến giới thiệu là đại diện của bọn đâm chém đến nhà tôi thắp nhang và ?ochia buồn? với gia đình. Họ thấy tôi lăn lóc khóc than kể lể thì nói rằng hôm nay chỉ đến thắp nhang và chia buồn với gia đình, còn một ngày khác sẽ đến để nói chuyện?.
    Tối 30 tết năm 2005, năm tên côn đồ - xã hội đen xông vào nhà 83/2/12 khóm Tây Hải, phường Vĩnh Nguyên (TP Nha Trang), chém gây thương tích nặng cho ba nạn nhân trong gia đình này là Lê Ngọc Hùng, Lê Hồ Tân và Lê Đình Thao. Theo đơn khiếu nại của bà Lê Thị Ngọc Thủy - người nhà của ba nạn nhân, ?ongười cầm đầu là Hiếu ?ođầu cọ? và một số tên đã bị công an 113 bắt giữ giải về Công an phường Vĩnh Nguyên nhưng chỉ lập biên bản giữ hai chiếc xe máy. Các tên còn lại thì được bảo lãnh về nhà ăn tết...?.
    Gần đây, vào khoảng 20g tối 28-7-2006 lại tiếp tục xảy ra vụ chém ông Võ Đình Thu, tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa, giám đốc Công ty cổ phần Thành Công. Bọn côn đồ cũng vào tận nhà ông (tại số 10 Trần Nguyên Hãn, phường Tân Lập, TP Nha Trang) và dùng dao phay dài chừng 7 tấc để chém nhiều nhát vào chân, gây trọng thương rồi tẩu thoát.
    Điều đáng nói, việc điều tra một số vụ án chém người thường bị ?ongâm? rất lâu, gây nhiều bức xúc cho gia đình nạn nhân. Điển hình là vụ giết anh Đinh Ngọc Thanh (sinh 1982; thường trú 120 Trần Bình Trọng, Nha Trang). Vụ việc xảy ra cách đây đã hơn một năm, vào khoảng 23g ngày 15-9-2005. Lúc ấy, anh Đinh Ngọc Thanh đang ngủ ở nhà thì có một người bạn là Bùi Anh Tú và một số đối tượng khác gọi điện nhiều lần rồi đến chở anh Thanh ra một quán cóc để ?onói chuyện?. Khi anh Thanh vừa ra thì bị một nhóm bạn của Tú có xích mích với anh Thanh từ chiều xông đến vây đánh. Anh Thanh bỏ chạy nhưng lại bị trượt ngã ngay chỗ bùng binh Lê Lợi - Pasteur, đám côn đồ (khoảng tám tên) đuổi kịp và vây đánh cho đến khi anh Thanh ngất xỉu mới bỏ đi. Khi thấy anh Thanh gượng dậy cũng là lúc bọn chúng quay lại, chúng dùng xe máy cán lên người anh Thanh cho tới bất tỉnh. Vụ việc xảy ra tại khu công viên có nhiều hàng quán mua bán và khách hàng nên rất nhiều người chứng kiến mà không ai dám vào can thiệp. Ngày 23-9-2005 anh Thanh chết tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
    Gia đình của nạn nhân Đinh Ngọc Thanh kêu cứu khắp nơi. Trong tất cả các đơn thư đã gửi cho các cơ quan đều cung cấp nhiều thông tin, tên tuổi một số đối tượng liên can và địa chỉ một số nhân chứng khá cụ thể, rõ ràng nhưng đến nay mọi chuyện vẫn không ?ochuyển động?.
    NHÓM PV TUỔI TRẺ
  3. hazeem

    hazeem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    0
    Thế giới ngầm ở thành phố biển
    22:33:00, 15/10/2006
    Hữu Phú
    Sự ra tay kiên quyết của lực lượng công an đã trả lại sự yên bình cho Nha Trang
    Liên tiếp những vụ bắt giữ, phát lệnh truy nã... diễn ra ở thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) trong những ngày qua đã khiến dư luận thấy rõ một thực trạng: có một thế giới ngầm đã tồn tại trong thành phố xinh đẹp này, chia nhau những lợi nhuận béo bở từ việc phát triển loại hình "dịch vụ đen".
    Những diễn biến dồn dập của vụ việc cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề và việc lùng sục, tảo thanh của cơ quan chức năng vẫn đang tiếp diễn với tốc độ cao...
    Kỳ 1: Điểm mặt giang hồ
    Hà "Lê", trùm xã hội đen
    Đến TP Nha Trang những ngày cuối tuần qua, đi đâu chúng tôi cũng nghe bàn tán về băng nhóm xã hội đen vừa bị triệt phá. Ngồi uống cà phê thì lại được nghe người dân bàn tán về "đại ca" Hà "Lê". Người thì kể Hà "Lê" đóng đô ở khách sạn Lodge, mỗi đêm "xài một em". Người thì khẳng định Hà "Lê" là đệ tử của Năm Cam... Điều này có nghĩa: người dân Nha Trang chẳng hề xa lạ gì những đối tượng xã hội đen vừa mới bị bắt và bị phát lệnh truy nã - tức từ nhiều năm qua, các cơ quan chức năng địa phương đã "có tên" những đối tượng cộm cán trong băng nhóm này. Vậy, tại sao một băng nhóm xã hội đen tổ chức quy mô với những đối tượng nổi cộm như thế lại có thể tồn tại trong suốt một thời gian dài? Xã hội đen Nha Trang gồm những ai, phương thức, tổ chức, thủ đoạn hoạt động ra sao?
    Để có thể có một cái nhìn rõ nét về thế giới ngầm ở Nha Trang, có lẽ cần phải nhắc đến một nhân vật đã từng làm tốn hao giấy mực của báo chí cách đây nhiều năm: Phạm Chí Tin - ông trùm xã hội đen Khánh Hòa đã bị Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an bắt giữ năm 1994. Sau khi Phạm Chí Tin đi tù, giang hồ Nha Trang như rắn mất đầu, các phần tử bất hảo còn lại tan tác, tìm "đàn anh" khác để đầu quân. Đã có một thời gian ở Nha Trang không có sự hoạt động của thế giới ngầm thực sự mà chỉ là các hành vi mang tính manh động của một vài đối tượng côn đồ... Thế nhưng, sự yên bình này kéo dài không lâu. Bằng con mắt nhà nghề, các trùm xã hội đen ở miền Nam, miền Bắc không thể không khai thác một mảnh đất màu mỡ là thành phố du lịch Nha Trang, trong số này có Năm Cam.
    Theo một số nguồn tin chúng tôi thu thập được, thông qua những mối quan hệ trong giới xã hội đen, sau khi được mãn hạn lao động cải tạo vào năm 1998, Năm Cam đã được giới thiệu với Hà "Lê" - tức Võ Quảng Hà, sinh năm 1969, ngụ P.Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, một đàn em cũ của Phạm Chí Tin. Một số trinh sát của Bộ Công an (phía Nam) đã có lúc nắm được thông tin Hà "Lê" có một thời gian vào TP.HCM, ngụ ở một căn nhà trên đường Phan Văn Trị ở khu vực P.11, Q.Bình Thạnh, sáng sáng tụ tập với các "đàn anh" xã hội đen gốc miền Bắc ở khu vực gần khách sạn Caravell, Q.1, TP.HCM. Từ mối quan hệ này, Hà "Lê" ngoi lên dần... Ở vị trí mới, bằng những kinh nghiệm học hỏi được, Hà "Lê" bắt đầu xây dựng, bành trướng thế lực, chủ yếu là củng cố, thiết lập các "mối quan hệ" từ nhiều phía. Để khẳng định "số má" trong giới giang hồ Nha Trang, Hà "Lê" đã gây ra những vụ xô xát mà chẳng hiểu sao không hề bị truy tố trước tòa. Thậm chí, có lúc các cơ quan chức năng đã suýt truy tố Hà "Lê" về tội "chứa chấp các tài sản do người khác phạm tội mà có" cùng với 2 bị can khác nhưng cuối cùng Hà "Lê" cũng thoát tội vì vụ án được đình chỉ...
    Bằng cách nào Hà "Lê" né tránh được sự trừng phạt của pháp luật là một vấn đề không dễ có câu trả lời rõ ràng. Nhưng, cái cách sống ung dung của Hà "Lê" trong khi vẫn hoạt động băng nhóm tại Nha Trang đã làm cho nhiều người sợ y, và Hà "Lê" nghiễm nhiên được thừa nhận là một "đại ca". Một lần trong lúc trà dư tửu hậu với chúng tôi, một sĩ quan cảnh sát hình sự lâu năm ở Nha Trang đã nhận định: Hà "Lê" chính là "đàn anh của các đàn anh" ở thành phố biển, thực sự nắm quyền chi phối hoạt động của các băng nhóm khác trên địa bàn...
    Vợ chồng Ánh - Phú, trùm tín dụng đen
    Trần Thị Hoàng Ánh
    Tên thật của họ là Trần Thị Hoàng Ánh và Trương Quang Phú (cùng sinh năm 1965). Gia nhập giới giang hồ Nha Trang từ nghề cho vay tiền góp ở sân ga xe lửa, thế lực của vợ chồng Ánh - Phú ngày càng lớn dần lên cùng với số tài sản mà đôi vợ chồng này xiết được của các nạn nhân. Để củng cố thế lực và bảo đảm cho sự phát triển của đường dây cho vay lãi nặng chuyên nghiệp, vợ chồng Ánh - Phú nuôi một số đàn em dưới trướng chỉ để làm mỗi một nhiệm vụ: sát thủ.
    Theo điều tra của chúng tôi, vợ chồng Ánh - Phú gần như độc quyền trong hoạt động cho vay nặng lãi ở Nha Trang. Bất kỳ ai cũng có thể là con nợ của đôi vợ chồng này... Tuy nhiên, đối tượng chính mà vợ chồng Ánh - Phú tập trung "khai thác" ngay từ khi mới khởi nghiệp (và cho đến sau này) là gái mại dâm, các đối tượng kinh doanh nhỏ, lẻ, những người bán hàng rong... Hầu như tất cả số gái mại dâm ở Nha Trang đều biết đến vợ chồng Ánh - Phú bởi đôi vợ chồng này không chỉ cho vay mà còn kiêm luôn cả việc sử dụng những mối quan hệ của mình để "gỡ" cho những cô chẳng may gặp rắc rối trong lúc "hành nghề".
    Có lực lượng, có tiếng tăm, vợ chồng Ánh - Phú không chỉ tổ chức xiết nợ cho chính bản thân mình mà còn kiêm luôn việc thanh toán theo đơn đặt hàng... Đám đàn em sát thủ của vợ chồng Ánh - Phú chỉ kiềng mặt có mỗi một lực lượng đen khác, nổi tiếng côn đồ hơn: băng của Hạnh "Nhật".
    Hạnh "Nhật", trùm sát thủ
    Đêm 17.5.2006, khoảng 20-30 thanh niên mặt mũi cô hồn đi xe máy, tay xách mã tấu bất ngờ ập vào cơ sở massage Bích Tuyền trên đường Hùng Vương, P.Lộc Thọ, TP Nha Trang của bà Huỳnh Thị Thạch, tiến hành một cuộc thanh toán như thời trung cổ...
    Mãi đến hơn nửa tháng sau khi vụ việc xảy ra, Công an TP Nha Trang mới ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vào ngày 6.6.2006. Ba tháng sau nữa (ngày 8.9.2006) mới khởi tố được 4 bị can gồm: Nguyễn Duy Thanh (biệt danh Cu "ghẻ", sinh năm 1979), Võ Duy An (biệt danh "Mắt Ma", sinh năm 1983), Nguyễn Tuấn (biệt danh "Cu Mỗ", sinh năm 1978), Lý Văn Minh (biệt danh Minh "đen", sinh năm 1983).
    Đọc lệnh khám xét nhà bị can Ánh
    Ngày 26.9.2006, thêm 10 sát thủ trong băng nhóm này bị khởi tố, bắt tạm giam, trong đó có Nguyễn Quang Dũng - biệt danh Dũng "Quang Châu", là đối tượng chỉ huy vụ thanh toán. Khi được hỏi nguyên nhân dẫn đến việc ra tay trấn áp cơ sở massage Bích Tuyền, Dũng "Quang Châu" trả lời: "Theo ý của đại ca Hạnh!"... Trên đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ gây rối, đâm chém xảy ra trong nội ô TP Nha Trang do băng Hạnh "Nhật" gây ra, cho thấy mức độ manh động của băng nhóm này.
    Hạnh "Nhật" tên thật là Nguyễn Ngọc Thành Hạnh, là con trai của một nữ cán bộ công an tên Nhật. Hạnh "Nhật" bắt đầu đi vào con đường băng nhóm từ rất trẻ, cũng từng là đàn em dưới trướng Phạm Chí Tin cùng thời Hà "Lê". Nghiện heroin "oặt xà đeo", nổi tiếng là một sát thủ lì lợm, Hạnh "Nhật" được đám đàn em tôn sùng, sẵn sàng chết vì đàn anh mỗi khi được Hạnh "Nhật" ra lệnh truy sát một ai đó, không cần biết nguyên do. Băng Hạnh "Nhật" sống chủ yếu bằng nghề bảo kê, đâm chém thuê, đòi nợ mướn.
    Tất nhiên, Hà "Lê", Ánh - Phú, Hạnh "Nhật" không thể làm thành một thế giới ngầm ở Nha Trang. Bên cạnh những cái tên này còn có những cái tên khác, nổi tiếng tại Nha Trang vì sự tàn nhẫn trong cách hành xử với các nạn nhân, như: Sơn "chém" (tên thật là Trần Đình Ngai, sinh năm 1969, thường trú phố Đông Phước, P.Phước Long) mới bị bắt giữ trong đợt ra quân tảo thanh xã hội đen ở Nha Trang lần này của Tổng cục Cảnh sát, T. "lang ben" (nhà ở chợ Đầm, một đối tượng lưu manh chuyên nghiệp, vào tù ra khám như cơm bữa, có một nhóm sát thủ chuyên thực hiện các phi vụ chém thuê), C.P (tụ tập đàn em chuyên bảo kê nhà hàng bia ôm, quán ăn, đòi nợ thuê), D. "y sĩ" (chuyên cho gái mại dâm vay với lãi suất cao, bán thiếu áo, quần, son, phấn)...
    Là một thành phố du lịch, Nha Trang phát triển mạnh nhiều loại hình dịch vụ phục vụ du khách và đây chính là mảnh đất màu mỡ cho các thế lực đen phát triển. Chỉ mới điểm sơ qua các gương mặt đen, cũng có thể thấy rằng thế giới ngầm ở nơi đây được phân chia "lãnh địa" hẳn hoi, với những băng nhóm được chuyên nghiệp hóa... Và như thế, chắc chắn Nha Trang không bình lặng như cái vẻ hiền hòa của nó mà du khách vẫn thường thấy.
  4. hazeem

    hazeem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    0
    Lại Xã hội đen:
    ?oĐiểm mặt? giới giang hồ thành phố biển
    Hà ?oLê? - Từ ?ochú choai? trở thành ?ocá mập?
    SGGP:: Cập nhật ngày 16/10/2006 lúc 14:34''(GMT+7)
    Trong các số báo trước, chúng tôi đã ?ođiểm mặt? giới giang hồ như Ánh ?oPhú? - chuyên cho vay nặng lãi, Hạnh ?oNhật?- cầm đầu đám ?odịch vụ? đâm thuê chém mướn. Tuy nhiên, vẫn còn một nhân vật khá khét tiếng trong thế giới ngầm ở thành phố biển, đó là Hà ?oLê? - ông trùm của những khách sạn, nhà hàng, vũ trường tai tiếng, đã liên kết với nhau, tạo thành ?otập đoàn? tội phạm hoạt động theo kiểu xã hội đen, khuynh đảo thế giới ngầm Nha Trang từ hơn một thập niên qua.
    Nếu Hạnh ?oNhật? hung hăng thì Hà ?oLê? mật ngọt chết ruồi. Theo đánh giá của cơ quan điều tra, Hà ?oLê? mới là nhân vật cộm cán nhất trong băng nhóm xã hội đen vừa bị triệt phá. Ngay chính Năm Cam, khi gặp khó, cũng từng chủ động ra Nha Trang hội kiến với Hà ?oLê?.
    *
    Hà ?oLê? và ?ođêm hoài niệm? bất thành của Tin ?oPales?
    Nhà hàng Thiên Minh, một trong những ?ovỏ bọc? kinh doanh hợp pháp của Hà ?oLê?. Ảnh: T.D.
    Trên thực tế, Hà ?oLê? hiếm khi tỏ ra hung hăng, táo tợn. Những ai từng tiếp xúc với Hà ?oLê? đều chung nhận xét: thư sinh, mềm mỏng, nhún nhường.
    Khó ai có thể hình dung phía sau dáng vẻ ?ohiền lành? ấy lại là một thế lực ?onghiêng trời lệch đất?, một tính cách dữ dằn đúng mặt tay anh chị. Không ít người dân ở Nha Trang lầm tưởng biệt danh Hà ?oLê? gắn với thứ hung khí mà những ?otiểu yêu? đàn em Hà vẫn sử dụng khi cần ?onói chuyện phải quấy?.
    Thật ra, biệt danh Hà ?oLê? được gắn cho Võ Quảng Hà từ khi ?ochú choai? này chân ướt chân ráo xuống tàu viễn dương làm chân thủy thủ hồi cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. ?oLê? là tên người cha của Hà.
    Vừa ra tù nhân đợt đặc xá 2-9-2005, Tin ?oPales? (Phạm Chí Tin, thủ lĩnh băng đảng xã hội đen ?oPalestin?, khét tiếng cả nước trong vụ án khách sạn - nhà hàng 62 Trần Phú hồi thập niên 90) lập tức trở lại ?olãnh địa? Nha Trang với ?olễ ra mắt? ?ohoành tráng? hơn một trăm khách mời tại khách sạn 4 sao Sài Gòn Yasaka Nha Trang.
    Khách mời được ?ophổ biến? rằng buổi tiệc này có chủ đề ?ođêm hoài niệm? của Tin ?oPales? (bởi Tin được đàn em cho biết, trong thời gian Tin ?obóc lịch?, Hà ?oLê? đã nổi lên như một thế lực đáng gờm).
    Nhưng Tin chẳng biết rằng, ý định gầy dựng lại ?ocơ nghiệp? của mình tại thành phố biển đã dập tắt từ trứng nước: khách mời vừa tề tựu thì công an xuất hiện, lập biên bản, yêu cầu giải tán.
    Có vẻ như sau ?ođêm hoài niệm? bất thành, Tin chưa chịu khuất phục, từ bỏ mảnh đất ?olàm ăn? màu mỡ thuở nào. Hai thế lực liên tục gầm ghè nhau. Một bên là đàn anh sa cơ, một bên là đàn em đã thành ?oông lớn?.
    Cuộc ?oso tài?, rốt cuộc cũng xảy ra vào một đêm cuối năm 2005, ở vũ trường khách sạn N. Đàn em của hai bên đã quyết chiến bằng hung khí nguy hiểm, kể cả ?ohàng nóng? (súng), làm náo loạn cả Nha Trang. Nhiều ?otiểu yêu? đã ?ovinh dự? trở thành ?othương binh? của băng nhóm trong trận thư hùng không thể quên ấy. Cuối cùng, Tin ?oPales? đành ?odạt vòm? (chuyển vùng) về Hà Nội ở ẩn.
    *
    Những dây nhợ quan hệ bùng nhùng
    Một sĩ quan cảnh sát hình sự TP Nha Trang kể, cách đây ít lâu, trong một lần tuần tra trở về trụ sở vào rạng sáng, anh gặp một tình huống khó quên.
    Trong khuôn viên cơ quan, một thanh niên to con đang trong trạng thái hoảng loạn, khiếp đảm. Hỏi chuyện, mới hay, thanh niên này là chủ một cơ sở kinh doanh điện thoại di động. Lúc 11g đêm, em trai Hà ?oLê? điện thoại ?oxin gặp? ở một nhà hàng cà phê ngoài bờ biển. Biết danh Hà ?oLê? nên dù đã ngủ, anh cũng phải ?ovui vẻ? phóng xe đến.
    Vừa gặp mặt, em trai Hà ?oLê? to tiếng hạch tội về việc ?odám bán phá giá, làm khó nhau? (em trai Hà ?oLê? mới khai trương cửa hàng bán điện thoại di động ở gần tiệm của anh).
    Nói xong, y bê nguyên chiếc đèn chân đồng xáng xuống đầu anh. Anh né, cây đèn trượt qua đầu đập mạnh xuống vai. Anh tháo chạy bằng xe gắn máy, đám côn đồ truy đuổi đến tận nhà. Anh chạy vào trụ sở Cảnh sát 113 - Công an TP Nha Trang cầu cứu, xin hộ tống về nhà.
    Cảnh sát 113 hỏi nguyên cớ, anh trình bày sự tình. Nghe đến danh xưng em trai Hà ?oLê?, Cảnh sát 113? chỉ sang trụ sở Công an TP Nha Trang. Anh chạy sang đó, kịch bản bị lặp lại. Đang hoảng sợ, tuyệt vọng, không biết bấu víu vào đâu thì gặp người sĩ quan nói trên. Người sĩ quan dũng cảm và tốt bụng này đã chở anh thanh niên về nhà. Rất may, đám côn đồ đã đi khỏi.
    Chỉ với vài nét ?ochấm phá? sơ sơ như thế, những bí ẩn, vô lý trong xử lý của công an địa phương đối với những vụ ?oồn ào? - có bóng dáng khi mờ, khi tỏ của Hà ?oLê? - cũng phần nào bộc lộ nguyên nhân.
    Vì sao lừng tiếng giang hồ xã hội đen nhiều năm qua, ?ochiến tích? không kể xiết, nhiều lần gặp chuyện rắc rối với pháp luật (kể cả buôn lậu đường biển), Hà ?oLê? luôn trơn tuồn tuột như chú lươn, dễ dàng, êm ái vuột qua.
    Chiến dịch triệt phá mới đây cũng vậy. Hai ?ocon cá? bự Trần Thị Ánh ?oPhú? và Hạnh ?oNhật? và hơn hai chục chú cá bé đàn em mắc lưới. Riêng cá mập Hà ?oLê? đã tót ra khơi trước khi giàn lưới bủa xuống.
    Thùy Dương
  5. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    TOP 10 PHIM VỀ THẾ CHIẾN THỨ HAI HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI
    Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã trở thành một kho tư liệu khổng lồ cho các nhà làm phim ảnh. Và các nhà phê bình phim đã chọn ra 10 phim xuất sắc nhất của mọi thời đại, phản ánh chân thực sự ảnh hưởng của cuộc chiến này lên cuộc sống nhân loại dưới mọi góc cạnh?
    Đã có hàng trăm tác phẩm điện ảnh nói về cuộc chiến này dưới mọi khía cạnh, mới nhất là đạo diễn Clint Eastwood (người chỉ 11 tuổi lúc xảy ra trận Trân Châu Cảng) đã tham gia chủ đề trên bằng bộ phim Flags Of Our Fathers.
    Thị hiếu và quan niệm của con người thường thay đổi theo thời gian và với một bộ phim cũng không nằm ngoài qui luật này. Tuy nhiên cũng có những tác phẩm điện ảnh mà giá trị của nó vẫn còn nguyên cho dù trải qua bao nhiêu năm.
    Dưới đây là 10 tác phẩm điện ảnh về thế chiến thứ hai được đánh giá là hay nhất của mọi thời đại:
    1.The Bridge on the River Kwai (Cầu Sông Kwai)
    Ra đời năm 1957, bộ phim không những đạt được 7 giải thưởng Oscar mà còn là phim thu hút khán giả nhất lúc bấy giờ. Tù binh Anh bị quân Nhật bắt xây dựng cây cầu qua sông Kwai biểu trưng cho sự hiện diện, lòng tự hào của quân Nhật ở Miến Điện. Ngay sau khi cây cầu hoàn thành, quân Anh đã tìm cách đánh sập cây cầu. Điểm mấu chốt của bộ phim chính là cuộc chiến gay go giữa Nicholson và Colonel Saito - thủ lĩnh phía Nhật Bản (do Sessua Hayakawa thủ vai).
    Đây là bộ phim sáng giá nhất trong sự nghiệp lừng lẫy của đạo diễn David Lean. Phim dựa trên tiểu thuyết của Pierre Boulle, với sự tham gia của hai diễn viên William Holden và Jack Hawkins.
    2. Casablanca (1942)
    Câu chuyện tình thời chiến tại Casablanca được xem là một bộ phim tình yêu hay nhất do Mỹ sản xuất với hai ngôi sao nổi tiếng Humphrey Bogart và Ingrid Bergman.
    Đức Quốc Xã là lý do khiến cho Rick Blaine (Humphrey Bogart) bị chôn chân ở quán cà phê của mình ở Casablanca và đó cũng là lý do khiến cho Ilsa Lund (Ingrid Bergman) và Victor Laszlo (Paul Henreid) bị tra tấn. ******, Philip Epstein và Howard Koch đã cùng nhau viết nên một kịch bản tuyệt vời.
    Bộ phim đã đem đến cho người xem cảm nhận: chiến tranh tràn đến những nơi tưởng chừng như là chỗ ẩn náu an toàn nhất. Casablanca đã lĩnh trọn 3 giải Oscar cho bộ phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất và kịch bản hay nhất
    3. Schindlers List (1993) - Bản Danh Sách Schindler
    Bộ phim là một ví dụ điển hình về cách làm phim xuất sắc của đạo diễn Steven Spielberg. Schindler?Ts List là một kiệt tác thực sự về tính hướng thiện của con người. Một kẻ đầu cơ chiến tranh như Oskar Schindler (do Liam Neeson đóng) đã thức tỉnh lương tâm và cứu được rất nhiều người Do Thái vô tội.
    Kịch bản phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Thomas Keneally, bối cảnh được xây dựng từ thời kỳ đầu Đức Quốc Xã hiện diện ở Phần Lan (NTMT đính chính: Ba Lan) cho đến khi kết thúc chiến tranh.
    4. The Great Escape (1963)
    Đạo diễn John Sturges dựa trên một câu chuyện có thật kể về một người mẹ nỗ lực tìm mọi cách thoát khỏi trại tù nhân của Đức. Thành công của bộ phim không thể không kể đến đội ngũ diễn viên phụ: Charles Bronson, ngài Richard Attenborough, James Garner, Donald Pleasence, James Coburn và David McCallum.
    Mặc dù bộ phim đã không nhận được sự quan tâm của Viện Hàn Lâm và chỉ nhận được một đề cử cho đạo diễn phim, nhưng The Great Escape đã giữ một vị trí cao trong thể loại phim chiến tranh và mở ra một thế hệ mới những người đam mê xe môtô.
    (NTMT đang nghi ngờ về nội dung dịch ở bài viết này. Các bác nào có ý kiến khác xin chỉ giáo)
    5. The Big Red One (1980)
    Bộ phim là tự truyện của Samuel Fuller, tường thuật lại cuộc sống của một nhóm bộ binh trong binh đoàn bộ binh số 1 đóng tại Mỹ. Sự điên rồ, phi nghĩa của chiến tranh được phản ánh dưới con mắt của chính người lính trong cuộc. Phim không thu hút được nhiều khán giả nhưng luôn được những nhà chuyên môn đánh giá cao.
    Lee Marvin với tài năng thiên phú của mình đã rất thành công khi vào vai một người lính bộ binh chỉ huy cùng với những người lính khác tìm mọi cách thoát khỏi sự bế tắc và cố gắng để sinh tồn.
    6. The Thin Red Line (1998)
    Chuyển thể từ tiểu thuyết của James Jones, bộ phim kể về những sự kiện quanh trận đánh Guadacanal, được ví như một bài diễn văn bằng thơ về ảnh hưởng của chiến tranh lên tình yêu và hy vọng của con người. Bộ phim quy tụ những ngôi sao Hollywood hiện nay vẫn tỏa sáng như Sean Penn, Adrien Brody, John Travolta và George Clooney.
    7. The Dirty Dozen (1967)
    Cũng giống như The Great Escape, bộ phim The Dirty Dozen hội tụ dàn diễn viên nặng ký của Hollywood. Phim kể về một thiếu tá quân đội Mỹ huấn luyện 12 tên tù can tội giết người để thi hành những cuộc ám sát các sĩ quan Đức. Phim có sự góp mặt của nam diễn viên John Cassavettes, người đã được nhận một đề cử giải Oscar, Telly Savalas, Charles Bronson và Jim Brown cùng với Donald Sutherland, Ernest Borgnine và Robert Ryan.
    Được thực hiện bởi đạo diễn Robert Aldrich và kịch bản của Nunally Johnson và Lukas Heller, The Dirty Dozen đã trở thành một trong những chuẩn mực vàng cho những bộ phim với hình tượng người đàn ông ?ohigh-octane?.
    8. From Here to Eternity (1953)
    Đây cũng là một bộ phim về một chuyện tình giữa một sĩ quan cấp dưới với vợ của cấp trên tại Hawaii trong thời kỳ xảy ra trận Trân Châu Cảng. Bộ phim nêu bật những góc tối của cuộc sống binh nghiệp.
    9. Patton (1970)
    Bộ phim kể về một huyền thoại quân sự - tướng xe tăng George S. Patton. Phim nhận được 10 đề cử và đoạt 7 giải Oscar.
    10. Mrs. Miniver (1942)
    Ngoài trận Trân Châu Cảng, thế chiến thứ hai không ảnh hưởng trực tiếp đến nước Mỹ nhưng tại nước Anh người dân đã phải chịu cảnh bom Đức tàn phá. Bộ phim kể câu chuyện một phụ nữ trung lưu Anh cố gắng để bảo vệ gia đình mình an toàn trong trận đánh bom của quân Đức. Bộ phim gây tác động mạnh đến nỗi Winston Churchill sau này nhận xét rằng chính bộ phim đã thúc đẩy nước Mỹ tham chiến nhanh hơn là trước những ảnh hưởng của cuộc tấn công mà bọn phá hoại phát xít gây ra cho nước Mỹ.
    Các bộ phim được đánh giá cao khác là Das Boot, The Train, The Best Years Of Our Lives, The Guns of Navarone, The Longest Day, Stalag 17, A Walk In The Sun, The Pianist, Saving Private Ryan, Europa, Europa, The Diary of Anne Frank, Au Revoir, Les Enfants và To Hell and Back.
    NGUYỄN TUYẾT - HUYỀN NGA (Theo MSNBC)

    (Nguồn: Tuoitre online)
    Được nhatrangmuathu sửa chữa / chuyển vào 22:10 ngày 23/10/2006
    Được nhatrangmuathu sửa chữa / chuyển vào 22:16 ngày 23/10/2006
  6. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Còn một cứu cánh duy nhất là dùng tissue mang theo. Thằng phóng viên nào mà dập tắt hy vọng cuối cùng này thì đập chết nó luôn
    Ổ bệnh trong khăn lạnh
    Có thể nói chưa bao giờ dịch vụ cung cấp khăn, giấy ăn đóng gói lại "ăn nên làm ra" như hiện nay. Từ các nhà hàng, quán ăn, quán nước cho đến các điểm karaoke, massage, hớt tóc đều sử dụng khăn giấy lạnh đóng gói để phục vụ "thượng đế". Tuy nhiên, bề ngoài trông "thơm tho trắng sạch" là thế, nhưng thực chất chúng rất mất vệ sinh, thậm chí còn ẩn chứa bên trong một ổ vi trùng gây "bá bệnh".
    Một lần đi dự tiệc sinh nhật của người bạn ở "làng nướng" NB khá lớn đường Cách mạng tháng 8 (quận Tân Bình), chị Thuý Ngọc, ngụ đường Dương Bá Trạc (quận 8) đã "nôn ra mật xanh" vì chiếc khăn lạnh. Do đi đường xa cộng với tiết trời oi bức, chị nhận chiếc khăn nhân viên nơi này mang ra phục vụ và không ngần ngại mở ngay bao nylon còn đầy hơi lạnh để lau mặt. Cứ tưởng sẽ được tận hưởng sự "thơm tho và mát lạnh" như thường lệ, thế nhưng khi vừa đưa chiếc khăn lên mặt thì chị Ngọc đã phải chạy thẳng vào nhà vệ sinh nôn thốc, nôn tháo vì mùi tanh khó chịu bốc ra từ chiếc khăn. Mọi người ngồi cùng bàn tò mò mở khăn ra xem thì hỡi ôi "cả một vệt máu bầm đen còn in đậm trên khăn".
    Còn ông Nguyễn Bá Huy ở đường Mai Văn Vĩnh (quận 7) bức xúc kể lại, một lần về quê ở Trà Vinh đi ngang qua địa phận huyện Cai Lậy (Tiền Giang), ông cùng gia đình ghé vào quán nước ven đường nghỉ ngơi lấy sức đi tiếp. Như mọi lần, sau khi chủ quán mang ra vài chiếc khăn lạnh, ông vớ ngay một cái "đập bốp" và đưa lên lau mặt thì phát hiện "có vết gì xanh xanh". Nhìn kỹ thấy đích thị chúng là "rỉ mũi". Đến nước này ông Huy đành phải ra lấy nước sông để rửa mặt.
    Để tìm hiểu "công nghệ" làm khăn lạnh, gọi đến số điện thoại ghi trên bao bì của một cơ sở cung cấp khăn, kèm theo tên quán lẩu dê ở Ngã Năm Chuồng Chó (quận Gò Vấp). Trong vai người vừa mở quán nhậu ở quận 7 đang cần người cung cấp khăn để phục vụ cho khách, chúng tôi dễ dàng tiếp cận "lò" chuyên cung cấp khăn lạnh cho các quán ăn, nhà hàng ở đường Vườn Lài (quận Tân Phú).
    Theo lời bà H., "lò" có khả năng cung cấp mỗi ngày khoảng 3.000 chiếc khăn. Cứ tưởng rằng "lò" của bà rất lớn, song khi đến nơi mới thấy "lò" này chỉ là một căn hộ ẩm thấp, dơ bẩn rộng chừng 12m2, bên trong đặt kín máy giặt, máy đóng bao bì, khung kéo lụa và vô số thau chậu chứa đầy khăn bẩn bốc mùi hôi thối, xem lẫn mùi hoá chất (mùi xá xị), thuốc tẩy rất khó chịu... Mỗi mẻ hàng trăm chiếc khăn bẩn được trút vào chiếc máy giặt cũ kỹ kèm theo khoảng 100g bột giặt, ba nắp nước tẩy và vài muỗng hoá chất tạo thơm.
    Khi máy giặt báo hiệu đã giặt xong, hai nhân viên mình trần, chân đất lấy khăn ra thau rồi không cần phơi nắng hay hấp tiệt trùng, cứ hai người một thau chất đầy khăn "đua" nhau xếp, bất chấp chúng đã sạch hay chưa và đóng gói, theo địa chỉ giao hàng. Mỗi chiếc khăn mang đi bỏ mối giá chỉ 300 đến 500 đồng, nhưng tại các quán, chúng được ướp đá cho lạnh và mang ra phục vụ khách với giá 1.000-2.000 đồng/chiếc. Kể ra, khăn lạnh tiện thật. Nó chỉ dùng để lau mặt, lau tay mà khi nó đã khá bẩn thì người ta vẫn có thể sử dụng nó cho việc lau giầy.
    Với mục đích mang lại cho người sử dụng sự thoải mái, vệ sinh trong những lúc ăn uống, đi đường gió bụi, giảm nóng bức chiếc khăn lạnh thật sự cần thiết và hữu ích. Thế nhưng, với cách làm như trên chẳng khác nào đã tiếp tay, tạo "ổ" cho các loại vi khuẩn phát triển và truyền mầm bệnh cho người sử dụng.
    Trong khi ngồi chờ đồ ăn, xé gói giấy lạnh lau bát đũa. Nhưng lau đi lau lại vẫn không sạch, trái lại còn bẩn hơn vì càng lau bát đũa càng trơn và có bọt, lấy giấy thường thì dính toàn bụi nát ra từ miếng giấy. Chẳng còn cách nào khác, anh bạn tôi đành phải gọi chai nước suối để tráng...
    Lần khác, cùng gia đình đến ăn tại một quán lẩu khá nổi tiếng trên phố Láng Hạ, trên bàn ăn ngoài hai "đĩa" khăn giấy lạnh nhìn đã thấy mát còn có một hộp giấy ăn trông cũng rất vệ sinh. Khi bóc khăn giấy ra lau thì hỡi ôi ngoài mùi bạc hà thơm mát còn thoang thoảng thêm cái mùi gì đó như mắm tôm. Giấy ăn để trong hộp trông sạch sẽ là thế nhưng mới cầm vào đã thấy mủn rơi ra trắng cả tay.
    Anh bạn đi cùng nhanh miệng: "Đây là giấy mấy bà bán rong hay rao ấy mà. Giấy này dùng trong toillet còn không được nữa là dùng làm giấy ăn. Bẩn khủng khiếp". Đúng vậy, so với giấy vệ sinh thì loại giấy này còn thua kém xa.
    Thật ra, đây là giấy tái sinh dùng trong toitlet, nhưng ngày càng nhiều quán ăn bình dân ham rẻ chuyển đổi công năng của nó. Họ mặc nhiên xem đây là một loại giấy sử dụng trên bàn ăn. Chủ quán đặt mỗi bàn một cuốn để trong hộp và thực khách lấy ra để lau mọi thứ... Nhiều quán tiết kiệm còn mua loại giấy vệ sinh kém chất lượng màu xám, nâu hoặc màu trắng nhưng mặt giấy nhám, loang lổ tạp chất để cho thực khách dùng.
    Loại sản phẩm này đang được bán tràn lan, giá rất rẻ. Cô bạn quê Bắc Ninh cho tôi biết: "Ở quê cô có khá nhiều cơ sở sản xuất loại giấy này. Giấy phế liệu sau khi thu gom được đem ngâm, quấy thành bột. Sau đó, pha các hoá chất và phụ gia như phèn, nhựa thông, phẩm màu, xút... để tẩy trắng. Tiếp đó, thứ hỗn hợp kia được cho vào đun nấu, đổ ra khuôn ép và sấy khô thành giấy ăn nơi các quán phở, quán nhậu hay dùng... Thấy làm một lần chắc về cũng chẳng dám dùng trong toillet chứ đừng nói để làm giấy ăn...".
    Một bác sĩ Viện Da liễu cho biết: Những "ổ bệnh thơm mát" và các loại giấy ăn này là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh ngoài da sinh sôi phát triển. Dùng khăn ướp lạnh tái sử dụng tại các hàng quán ăn để lau mặt là một trong những nguyên nhân gây lở rộp môi do virus herpes. Thậm chí nếu các cơ sở sản xuất cho vào giấy các loại hoá chất chống ẩm mốc rất có thể sẽ bị ung thư.
    (Theo Tiếp Thị Gia Đình)
  7. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Lần sau đi ăn nhậu thì em xin 1 chai nước suối để rửa mặt trước khi vào bàn nhỉ?
    Đọc bài xong nghĩ lại có vài lần thấy vài cọng đen đen hơi xoăn xoăn trong khăn lạnh .................. oẹ.................. oẹ........... ôi mấy cái khăn kia từ quán karaoke hay ..... tái sử dụng thì sao nhỉ........ oẹ ............. oẹ
  8. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng mô tư nhân dễ bị thương mại hóa
    19:55'' 26/10/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Phần lớn đại biểu QH vẫn nhất trí nên cho phép tư nhân mở ngân hàng mô, tuy còn nhiều ý kiến trái nhau tại phiên thảo luận về Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Song, cần có chế tài nghiêm khắc với các hành vi trái phép trong lĩnh vực này.
    [​IMG]

    Nhiều ý kiến cho rằng không nên cứng nhắc trong độ tuổi được hiến mô, các bộ phận cơ thể.

    Khó tránh mục đích thương mại
    Cũng là dễ hiểu khi nhiều đại biểu e ngại trước mô hình ngân hàng mô tư nhân, bởi nó hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Song, sự ra đời của nó là cần thiết và tất yếu. Đại biểu Trương Thị Thu Hằng (Đồng Nai) rất tán thành quy định cho phép tư nhân thành lập ngân hàng mô nhằm thể hiện tinh thần xã hội hoá công tác y tế. Điều này cũng giúp những người cần cấy, ghép có thêm điều kiện và khả năng thực hiện cao hơn những người hiến mô, bộ phận cơ thể dễ dàng thực hiện ý nguyện của mình.
    Tuy nhiên, thái độ dè dặt, băn khoăn thể hiện rõ trong nhiều góp ý của đại biểu, bởi ngân hàng mô, ngay cả các cơ sở y tế của Nhà nước thực hiện cũng không dễ dàng. Do vậy, tiêu chuẩn, điều kiện thành lập, vận hành, mối quan hệ với các cơ sở y tế... là một trong những vấn đề cần xem xét, quy định cụ thể. Đại biểu Trần Văn Nam (Bình Dương) cho rằng, phải quản lý thật chặt chẽ các ngân hàng này vì nó liên quan rất nhiều đến nhân thân của một con người.
    Đại biểu Huỳnh Thị Dã Thanh (Ninh Thuận), lo lắng, liệu các quy định tại Điều 35 về ngân hàng mô đã đầy đủ để triển khai thực hiện chưa? Nó sẽ hoạt động như thế nào để xác định phi lợi nhuận? Có được hoạt động theo nguyên tắc phi thương mại được không? Nếu nói là phi thương mại, không thu lợi nhuận thì tiền đâu để tổ chức hoạt động, chẳng lẽ làm từ thiện? Làm sao để tái hoạt động chi phí những khoản tiền cần thiết phục vụ cho việc giữ gìn, bảo quản để cấy ghép... Chắc chắn sẽ phải có lợi nhuận dù ít, dù nhiều, có thế mới tổ chức hoạt động được.
    "Vậy làm sao tránh được việc lạm dụng dẫn đến mua bán, kinh doanh mô, bộ phận cơ thể người lại phải tuân thủ nguyên tắc không nhằm mục đích thu lợi nhuận?", bà Thanh nghi ngờ. Bà cho rằng, nếu thấy vấn đề ngân hàng mô tư nhân còn quá mới, quá phức tạp trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thì chúng ta cứ để ngân hàng mô Nhà nước hoạt động, chỉ đạo, rút kinh nghiệm sau đó mới mở rộng ra các loại hình.
    Thậm chí, đại biểu Trương Thị Vân (Nghệ An) còn hoàn toàn phản đối việc này, vì lo ngại việc ngân hàng mô tư nhân ra đời sẽ không tránh được mục đích thương mại. Trên thực tế, ít có cá nhân nào bỏ ra một khoản tiền lớn để đầu tư mà không thu lại một lợi ích nào từ sự đầu tư đó. Việc tư nhân thành lập ngân hàng mô sẽ rất khó kiểm soát.
    Tuy có nhiều ý kiến trái ngược nhau, nhưng nói như đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đăk Nông), thì nếu cứ sợ như vậy thì chẳng biết bao giờ mới làm được. Điều 35 đã quy định rất cụ thể về các điều kiện thành lập ngân hàng mô, không phải cá nhân nào cũng có thể làm được, mà người này phải có tiêu chuẩn, phải được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép. Do vậy, cho phép thành lập ngân hàng mô tư nhân là đúng.
    Có nên cứng nhắc về tuổi?
    Vấn đề tuổi tác của người hiến mô, các bộ phận cơ thể có nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật không nhất thiết phải quy định cứng nhắc là 18 tuổi. Theo đại biểu Trương Thị Thu Hằng, có nên quy định tuổi tối thiểu đối với tất cả các trường hợp hay không? Hiến xác có nhất thiết phải quy định cứng độ tuổi, vì khi họ đã chết thì cần gì phải tính tuổi.
    Trên thực tế, có những bệnh như ung thư tủy, ung thư máu, một số bệnh không chờ tuổi tác lại rất cần những bộ phận cơ thể của người hiến là anh, chị, em cùng huyết thống để cứu người thân của mình. "Tôi đề nghị dự thảo Luật cần lưu ý chỉ những trường hợp đối với bộ phận mô, tạng có thể tái sinh lại được và cũng chỉ là những người trong cùng dòng máu, người hiến có thể từ 16-18 tuổi. Chỉ trường hợp đặc biệt này cần phải quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn về điều kiện, thủ tục", bà Hằng nói.
    Đại biểu Bùi Thị Trung Hà đồng tình với ý kiến trên, đề nghị QH cần cân nhắc nên cho một số trường hợp chưa đủ 18 tuổi được quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, kèm theo đó là điều kiện là phải có sự đồng ý bằng văn bản của gia đình người đó, hoặc có ý kiến đồng ý của người giám hộ.
    Theo đại biểu Trương Thị Vân (Nghệ An), đối với người chưa thành niên, chỉ được quyền hiến tuỷ xương của mình để ghép cho cha mẹ đẻ, anh chị em ruột của người đó, vì tuỷ xương là có khả năng tái tạo. Quy định như vậy mang tính nhân đạo sâu sắc bởi mục đích của việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người không chỉ để cứu sống người cần cấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, mà còn đảm bảo tối đa về sức khỏe và tính mạng cho người hiến.
    Về quy định độ tuổi, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu kết luận, đa số ý kiến thống nhất với Thường vụ QH và các cơ quan hữu quan sau khi phân tích chuẩn bị đều thấy rằng công dân đủ từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Dưới tuổi đó, sự cân nhắc cũng chưa kỹ, nhất là đối với việc hiến các bộ phận mà cơ thể mà không tái sinh .
    Liên quan đến nước ngoài: quy định khó khả thi
    Đại biểu Trương Thị Thu Hằng rất băn khoăn về Điều 34, về "ghép bộ phận cơ thể người có liên quan đến người nước ngoài". Mục đích của quy định này là để hạn chế, ngăn ngừa hành vi mua, bán nội tạng là một thực tế đã xảy ra ở một số nước có nền y học cấy, ghép mô tạng phát triển, đảm bảo nguyên tắc vì mục đích nhân đạo, phi lợi nhuận của việc hiến, lấy, ghép mô tạng.
    Bà Hằng tuy nhất trí về mặt nguyên tắc nhưng cho rằng, nếu quy định người nước ngoài chỉ được ghép bộ phận cơ thể của người Việt Nam tại Việt Nam thì có những trường hợp quy định này là không khả thi.
    Đơn cử như trường hợp của huấn luyện viên đội tuyển bóng đá việt Nam, ông Alfred Riedl, khi biết ông bị suy thận nặng có nhu cầu ghép thận, rất nhiều người Việt Nam tự nguyện hiến thận cho ông vô điều kiện. Nhưng điều chắc chắn là, nếu tìm được quả thận tương thích của một người Việt Nam thì ông Riedl sẽ yêu cầu được đưa về cơ sở y tế, nơi ông đang được chăm sóc sức khoẻ và điều trị ở nước ngoài, để được cấy, ghép. Điều đó là nhu cầu chính đáng và hoàn toàn hợp lý của ông nhưng lại đi ngược với quy định của luật.
    Sẽ có một số người Việt Nam có điều kiện kinh tế cao, có nguyện vọng cấy ghép mô, tạng của người Việt Nam nhưng sẽ thực hiện tại một cơ sở y tế nước ngoài có bề dày kinh nghiệm, điều kiện điều trị tốt hơn trong nước, điều đó cũng ngược với quy định của luật.
    Trường hợp ông Riedl còn liên quan đến quy định nghiêm cấm việc quảng cáo, môi giới việc cho, nhận bộ phận cơ thể người. Đại biểu Trần Văn Nam (Bình Dương), nói, thời gian qua, khi phát hiện ông Alfred Riedl bị bệnh phải thay thận nhưng chưa tìm được quả thận thay thế, báo chí loan tin như vậy và nhiều người biết đã tự nguyện hiến thận cho ông Rield. Báo đăng thông tin như vậy là tự nguyện, nhưng có bị cấm theo điều luật này không?.
    Ngoài ra, thỉnh thoảng, chúng ta thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng nêu một nghệ sỹ, một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong xã hội bị bệnh, cần có người tự nguyện hiến, tặng.
    Tại Việt Nam, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Nghệ An) cho biết, thực tế cho thấy ở Việt Nam việc cho, hiến, mô tạng, bộ phận cơ thể người, việc hiến xác vẫn đang là khái niệm rất mới mẻ và xa lạ đối với người dân hiện nay. Tỷ lệ những người được hỏi đồng ý cho người thân đăng ký hiến, tặng mô, tạng chỉ là 15,7%, còn về bản thân mình có thể hiến, tặng mô, tạng thì chỉ chấp nhận với một tỷ lệ thấp hơn là 10,7%.
    Bên cạnh đó, tất cả các ca ghép thận, gan thực hiện ở Việt Nam đều do người thân cùng huyết thống cho nhau, chưa có một ca nào được ghép từ nguồn tạng hiến của người ngoài huyết thống. Thực tế cho thấy, kể cả khi luật này được thông qua và có hiệu lực, đảm bảo về mặt cơ sở pháp lý thì lĩnh vực hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ở Việt Nam cũng vẫn khó có cơ sở để phát triển. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
    Xác định chết não: Không cần bác sĩ pháp y
    Xác định chết não thế nào, có cần đủ các chuyên gia thuộc 3 lĩnh vực không... là những vấn đề rất nhiều đại biểu đóng góp ý kiến.
    GS. Bác sĩ Trần Đông A (TP.HCM) cho rằng, theo dự thảo Luật, chuyên gia xác định chết não thuộc 3 lĩnh vực: hồi sức cấp cứu, thần kinh hoặc phẫu thuật thần kinh và giám định pháp y. Yêu cầu các chuyên gia này phải đầy đủ thì mới được xác định là chết não. Sau khi tham khảo các trường đại học Y Dược tại hai TP lớn là Hà Nội, TP.HCM, đồng thời tham khảo cả vấn đề của tổ chức giám định các tỉnh, thành ông thấy rằng các giám định pháp y về lý là người trung gian giữa những người làm y học chuyên sâu và pháp luật, nhưng thực tế chưa được huấn luyện về lĩnh vực này lại rất mỏng.
    Theo đại biểu Hoàng Thọ Mẫn (Tiền Giang), nếu đưa chuyên gia giám định pháp y vào trong nhóm chuyên gia thì mất đi một khoảng thời gian chờ đợi, vì không phải bất kỳ bệnh viện nào lúc nào cũng có sẵn chuyên gia về giám định pháp y.
    Là người phẫu thuật viên đã tham gia ghép tạng ở Việt Nam từ những ngày đầu tiên, đại biểu Nguyễn Thế Hiệp (TP.HCM), khẳng định, mời các bác sỹ chuyên khoa giám định pháp y là không hợp lý về mọi khía cạnh, kể cả thực tiễn Việt Nam lẫn khoa học chuyên môn.
    "Một đồng nghiệp của tôi phân tích, bác sỹ pháp y là một dạng bác sỹ rất xa với lâm sàng, nghĩa là khác với cuộc sống với môi trường làm việc của những người bác sỹ chữa bệnh. Cho nên, việc đánh giá ở đây là đánh giá giữa cái sống và cái chết, chết não ấy có thật hay không thì bác sỹ pháp y không phải là những nhân vật cần thiết", ông Hiệp góp ý.
    Theo đại biểu Trương Thị Vân (Nghệ An), kết luận chết não của nhóm chuyên gia xác định chết não chỉ được công bố khi có kết luận chết não bằng văn bản của cả ba thành viên. Như vậy, nếu hai thành viên của nhóm chuyên gia đã kết luận chết não, thành viên còn lại chưa kết luận thì cũng chưa được kết luận là chết não. Nếu quy định phải có chữ ký đồng thời của 3 chuyên gia thì cơ hội lấy bộ phận cơ thể người rất dễ bị suy giảm. Vì vậy, việc lấy tạng của người chết chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn, nếu kéo dài sẽ không có tác dụng.
    Tham khảo một số tài liệu, bà Vân thấy ở Pháp và Singapore việc xác định chết não chỉ cần hai chữ ký của hai bác sĩ, ở Mỹ chỉ cần một bác sĩ.
  9. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    CÁI LỢI CỦA... XỈN
    Hôm qua, Bút Bi ngồi lai rai cà phê sáng và hóng hớt được hai ông khách bàn bên bàn luận với nhau chuyện mấy vụ nói đùa trên máy bay. Bút Bi ghi lại.
    - Này, ông nhớ rõ trong đầu là đừng bao giờ nói đùa trên máy bay nhé. Nói đùa trong khu vực an ninh như trên máy bay là lãnh đủ.
    - Biết rồi, nói hoài. Ngu gì nói đùa, ông hành khách thứ hai nói đùa đã bị khởi tố rồi.
    - Ờ, ông hàng không nói ông hành khách này đáng khởi tố vì đã nói có bom khi đang trong tình trạng tỉnh táo hoàn toàn.
    - Càng tỉnh, càng biết rõ mà có hành vi như vậy là phải ?oxử?.
    - Đúng. Nhưng hai ông hành khách khác cũng nói có bom thì sao? Sao ba ông mà chỉ khởi tố một ông?
    - Có lẽ họ cho rằng hai ông kia lúc lên máy bay đã xỉn rồi, không ý thức được chuyện mình nói nên chỉ ?ocấm cửa? mà thôi, không đề nghị khởi tố.
    - Vậy thì ông hành khách thứ hai quả là? xui xẻo, còn hai ông kia? hú hồn. Nếu ông thứ ba cũng xỉn như hai ông kia thì đâu có bị khởi tố, phải không?
    - Đó, ông thấy chưa, xỉn cũng có cái lợi của nó, ít nhất là trong trường hợp này.
    BÚT BI
    (Nguồn: Tuoitre online)
  10. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    "BÀI BẢN" CỦA NĂM CAM, HAI CHI ĐƯỢC LẶP LẠI Ở NHA TRANG - KHÁNH HOÀ
    Vụ án ?oNăm Cam cùng đồng bọn? diễn ra từ cuối năm 2001 đến tháng 10-2003 kết thúc theo phán quyết của phiên tòa phúc thẩm. Đây là vụ án lớn nhất trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam. Từ vụ án này đã đúc kết được nhiều vấn đề có tính quy luật đối với hoạt động phạm tội có tổ chức.
    Qua diễn biến của chuyên án Hai Chi gần đây và cuộc tổng truy quét các băng nhóm xã hội đen đang diễn ra ở Nha Trang - Khánh Hòa, có thể khẳng định rằng các ?obài bản? chống lại pháp luật của bọn tội phạm là không thay đổi.
    KIẾM TIỀN VÀ ?oRỬA TIỀN?
    Đây là mục tiêu phổ biến, xuyên suốt của các băng nhóm xã hội đen. Để kiếm được thật nhiều tiền, chúng phải kinh doanh phạm pháp. Năm Cam mở hàng loạt sòng bạc; Minh sứt (tức Ngô Đức Minh - đối tượng liên quan trong vụ án Năm Cam) buôn lậu ma túy; Hai Chi khai thác trái phép và buôn gỗ lậu; Tin Pa lét và đám giang hồ cộm cán ở Nha Trang như: Ánh - Phú, Hạnh nhật... thì chọn tín dụng đen, bảo kê; còn Hà lê có hẳn tàu biển để buôn lậu xuyên đại dương. Với các hoạt động ngầm như vậy phải cần đến bạo lực để cạnh tranh lẫn nhau, để ?ogiữ trật tự? trong nội bộ từng băng nhóm và để răn đe, trừng phạt những ai muốn ?oxía? vào chuyện làm ăn của chúng. Điều này kéo theo ?ochạy đua vũ trang?. Các đại ca phải tuyển cho được những sát thủ lì lợm, hung dữ. Rồi ?ohàng nóng? - tức vũ khí quân dụng - cũng không thể thiếu trong nhiều vụ thanh toán! Riêng các băng xã hội đen ở Nha Trang có thêm ?othói quen? tấn công nhau bằng súng bắn cá với mũi tên kim loại có ngạnh rất nguy hiểm, dễ gây nhiễm trùng vết thương.
    Sau khi đã giàu lên bằng những hoạt động tội ác như vậy, các đại ca phải tạo vỏ bọc mới và ?orửa tiền?. Năm Cam tuyên bố ?ogác kiếm? để làm chủ nhân của hệ thống nhà hàng Cánh Buồm, Ra Khơi và vũ trường Monaco; Minh sứt lập công ty xuất nhập khẩu; Hai Chi mua nhiều đất, xe tải, lập xưởng cưa, nhà hàng rồi sáng sáng ung dung dẫn bầy chó bẹc-giê đi... tập thể dục. Các băng xã hội đen ở Nha Trang cũng ?oy khuôn?. Vợ chồng Ánh - Phú từ dân bán hàng rong ở ga xe lửa nay chễm chệ trên ôtô bóng loáng. Chúng có cả khách sạn AP tám tầng, ít nhất là bốn căn nhà loại ?oxịn? và hệ thống tiệm mát-xa, hớt tóc sang trọng. Rồi Hà lê là chủ hệ thống nhà hàng, khách sạn Thiên Minh, có cổ phần lớn trong các vũ trường hạng nhất ở Nha Trang. Hạnh nhật là chủ doanh nghiệp ?oHạnh cà phê? (trước khi cả đoàn gồm vài chục xe khách Bắc - Nam cùng các cơ sở hậu cần và cả thương hiệu của nó được sang cho một người khác). Phạm Chí Tin - từng là đàn anh và hiện là đối thủ của các nhóm giang hồ này cũng từng rất phong lưu trong vai người có nhiều cơ sở làm ăn lớn, trước khi bị bắt vào năm 1994. Khi thị trường nhà đất bắt đầu sôi động, các đại ca này chuyển một phần thu nhập đen sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản để ?orửa tiền?. Năm Cam thời đó có đệ tử là C.T lo vụ này, còn Hà lê hiện nay đã nhờ người thân đứng tên một số bất động sản giá trị lớn.
    CẠNH TRANH BẰNG THÙ HẬN, BẠO LỰC
    Đối với những hoạt động ngầm của giới xã hội đen, cạnh tranh bằng bạo lực, đổ máu là chuyện phổ biến. Kẻ muốn chia phần thị trường cờ bạc tại TPHCM của Năm Cam là Dung Hà (trùm giang hồ Hải Phòng) đã bị một viên đạn vào đầu. Các đối thủ trong lĩnh vực khai thác trái phép và buôn lậu gỗ của Hai Chi đều bị thanh toán dã man. Băng Tin Pa lét - Sơn chém ở Nha Trang phải giành lại quyền bảo kê các nhà hàng, vũ trường bằng những cuộc thanh toán đẫm máu với băng Hạnh nhật. Hà lê tổ chức hơn 50 tên dao búa tấn công nhà hàng T.L ở Nha Trang đêm 4-5-2006, cũng vì nhà hàng này cạnh tranh với nhà hàng Thiên Minh của y. Cơ sở mát-xa Bích Tuyền trên đường Hùng Vương, Nha Trang bị hàng chục đàn em của vợ chồng Ánh - Phú (Trần Thị Hoàng Ánh - Trương Quang Phú) đập phá ngày 17-5-2006 vì lý do tương tự.
    Để có ?osức mạnh? trong các cuộc cạnh tranh ghê rợn như vậy, các tay trùm phải tuyển mộ, nuôi dưỡng lực lượng sát thủ. Đó là những kẻ lưu manh, côn đồ hoặc tội phạm mới ra tù. Bọn này đầu quân vào băng nhóm của các đại ca để được nuôi ăn, ở, chơi bời hàng ngày; để không phải rơi vào thân phận ?ogiang hồ mồ côi? dễ bị ức hiếp. Quan trọng nhất là mỗi khi gây án, ?orớt đài? (bị bắt, bị truy nã) sẽ có ?othầy? thăm nuôi hoặc ?ochạy án? cho nhẹ tội, thoát tội. Chính vì mối quan hệ ?ođồng lòng phạm pháp? như vậy, các đối tượng bị ràng buộc vào nhau, rất khó có cơ hội ?orửa tay gác kiếm? vì điều đó thường đồng nghĩa với ?ophản bội?, rất dễ bị thanh toán theo luật giang hồ. Các bị can, bị cáo phạm tội càng nặng, khi được các ông trùm ?ogiải cứu? thì sau này càng trung thành. Đây là vấn đề gây thêm khó khăn, phức tạp cho quá trình điều tra, xử lý các vụ án hình sự.
    NHỮNG ?oÔ DÙ? CHE CHẮN TỘI ÁC
    Để có thể chạy án giải cứu cho đàn em, cho chính mình, hoặc vì muốn được ?othông cảm? trong một số hành vi phạm pháp, giới xã hội đen thường phải hối lộ những người có chức quyền. Chính những quan hệ bí mật như thế đã làm cho nhiều vụ án bị ?ochìm xuồng? hoặc ?ogiơ cao đánh khẽ?. Nhiều tổ chức tội phạm nổi tiếng trong dư luận, thậm chí bị báo chí phanh phui, nhưng rồi lại... rơi vào quên lãng! Đến khi cơ quan điều tra cấp cao hơn vào cuộc, vụ việc đổ bể kéo theo hàng loạt vấn đề bị lôi ra ánh sáng. Gần đây như vụ Hai Chi ở Bình Thuận, hàng loạt vụ chém người, giết người đã được chuyển hóa thành... tai nạn giao thông; chuyển từ án lớn thành án nhỏ; từ án thành... vụ việc hành chính. Đến lúc xì ra, hồ sơ các vụ án này được lật lại, rất nhiều cán bộ có chức quyền ở các cơ quan bảo vệ pháp luật bị khởi tố, tống giam cùng bọn đầu trộm đuôi cướp. Trong chuyên án triệt phá các băng tội phạm có tổ chức ở Khánh Hòa hiện nay, rất nhiều vụ thanh toán đẫm máu giữa các băng nhóm, gây rối với quy mô hàng chục đối tượng có hung khí tham gia; nhiều vụ cho vay nặng lãi dẫn đến cưỡng đoạt tài sản; cố ý gây thương tích... đã bị ?ongâm?. Chuyên án này đang ở giai đoạn đầu, chưa lộ mặt những thế lực đứng sau bao che cho bọn tội phạm. Nhưng chắc rằng những kẻ tay trót nhúng chàm hoặc vì một lý do nào đó bao che cho bọn ác ôn, trước sau cũng bị xử lý theo pháp luật. Bước đầu đã xác định được có 15 vụ như thế xảy ra từ năm 2003 đến 2006, nhưng có rất ít vụ được xử lý đúng tinh thần ?othượng tôn pháp luật?. Quan trọng hơn là một số cán bộ của CA Khánh Hòa đã tham gia ?oliên doanh? với bọn xã hội đen. Đây cũng là một trong những nguyên nhân để bọn tội phạm ở thành phố này ngày càng tỏ ra coi thường pháp luật. Điều đó góp phần làm giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền; thậm chí có trường hợp người ta còn tìm đến luật giang hồ - như thuê bọn côn đồ đi đòi nợ, thanh toán người khác để ?ođòi lại công bằng?. Bí ẩn sau những vụ việc như thế sẽ được làm sáng tỏ trong thời gian gần đây!
    ----------------
    Các đối tượng bị truy nã
    1. Võ Quảng Hà (Hà lê), SN 1969, trú Vĩnh Nguyên - Nha Trang.
    2. Nguyễn Quang Vỹ (Trì), SN 1986, trú Xương Huân - Nha Trang.
    3. Nguyễn Đức Duy (Ty), SN 1984, trú Phước Long - Nha Trang.
    4. Phạm Minh Tuân (Say), SN 1983, trú Phương Sơn - Nha Trang.
    5. Đặng Quốc Thắng (Thắng mập), SN 1988, trú Vạn Thạnh - Nha Trang. Quyết định truy nã số 62 ngày 10-10-2006, tự thú 16-10-2006.
    6. Vũ Trung Kiên (Kiên lửa), SN 1983, trú Triệu Sơn - Thanh Hóa. Quyết định truy nã số 57 ngày 4-10-2006, đầu thú ngày 17-10-2006.
    7. Nguyễn Việt Hà (Hà tẩu), SN 1975, trú Vạn Thắng - Nha Trang.
    8. Huỳnh Quốc Trung, SN 1985, trú Vạn Thắng - Nha Trang.
    9. Nguyễn Xuân Lý (Ốm), SN 1980, trú Phước Hải - Nha Trang. Quyết định truy nã số 46 ngày 20-9-2006, bị bắt ngày 16-10-2006.
    10. Nguyễn Hải Dương (Hải liên), SN 1980, trú Phước Long - Nha Trang.
    11. Lê Văn Hà (Hà tam), SN 1974, trú Phước Hải, Nha Trang.

    DUY NGUYÊN - HÀ HUY BÌNH
    (Nguồn: ConganTPHCM online)

Chia sẻ trang này