1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi biendaikho, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Hoài Nam - chuyên gia làm game số 1
    [​IMG]
    Nguyễn Hoài Nam - Ảnh: V.T.B.

    TT - Dân chơi game (trò chơi điện tử) hẳn không xa lạ với kiểu xe tân kỳ, sa mạc hoành tráng trong các game đang thịnh hành. Nhưng ít ai biết sản phẩm đó của một nhóm kỹ thuật người Việt.
    Thủ lĩnh của nhóm, Nguyễn Hoài Nam (giám đốc kỹ thuật Công ty Glass Egg), từng được tạp chí Pixel Creation bình chọn là một trong 27 chuyên gia xuất sắc nhất thế giới năm 2002. 70% trong số gần 200 chiếc xe hơi lộng lẫy của game Forza (Hãng Microsoft) là do các lập trình viên và họa sĩ VN của công ty tạo nên.
    Trong phần giới thiệu những người tham gia làm trò chơi này, những cái tên VN chiếm một dãy dài. Trên thế giới, các họa sĩ làm game đều dùng phần mềm 3DS Max để sáng tác. Nhưng cạnh tranh được với nhau là ở chỗ người dùng có tự mình tạo ra được những công cụ (tool) để sử dụng hiệu quả nhất phần mềm này. Hoài Nam chính là người tạo ra những công cụ như vậy cho 109 họa sĩ của Glass Egg. Hoài Nam cùng cộng sự đã xây dựng được qui trình và công nghệ sản xuất cho Glass Egg ở VN bằng cách tự học hỏi.

    [​IMG][​IMG]
    Một số mẫu ôtô do Glass Egg vẽ - Ảnh tư liệu
    Đó cũng chính là lợi thế để Công ty Glass Egg (tổng giám đốc là người Mỹ gốc Việt Phil Tran) cạnh tranh với các thế lực gia công phần mềm game danh tiếng khác của châu Á. Và trong cuộc cạnh tranh để giành những hợp đồng lớn từ các đại gia phát hành game như Sony, Microsoft, Electronic Arts..., Glass Egg tự hào cho rằng mình chỉ có một đối thủ ngang tài ngang sức là Công ty Dhruva của Ấn Độ.
    Năm 2003, Hoài Nam có một kỷ niệm đáng nhớ khi tham dự hội nghị toàn cầu của các game developer (chuyên gia làm trò chơi điện tử), sau nhiều lần trò chuyện, trao đổi công cụ trên mạng, nay mới được gặp nhau ngoài đời. Lý do nào khiến họ, trong khi cạnh tranh với nhau, vẫn chia sẻ những bí quyết của mình? ?oĐiều đó có lợi cho tất cả mọi người để học tập lẫn nhau và chứng tỏ khả năng của nhau? - Hoài Nam giải thích. Công cụ miễn phí nổi tiếng nhất do anh chế ra là Copy Transformation, giúp các họa sĩ sao chép cùng một động tác cho nhiều nhân vật khác nhau để đỡ mất thời gian.
    [​IMG]
    Năm 1996, đang học năm 4 ĐH Bách khoa TP.HCM thì có một Việt kiều vào trường ?orủ rê? một nhóm SV đi làm đồ họa cho một công ty chuyên thiết kế trò chơi 2D. Hoài Nam ?odính chưởng?. Công việc nhiều quá, anh chàng xin bảo lưu kết quả năm cuối để đi làm. Hết thời hạn bảo lưu Nam vẫn chưa thể quay lại đi học. Còn anh Việt kiều mang ?otội? rủ rê kia nay chính là Phil Tran của Glass Egg. ?oChúng tôi coi nhau như anh em và tôn trọng lẫn nhau - Phil Tran nhớ lại - Hồi ấy tôi và Nam thường xuyên chat với nhau đến 3-4g sáng trên mạng. Tôi hết sức nể sự thông minh của Nam. Tình cảm đã giúp mọi người hợp sức với nhau để cùng làm việc đến bây giờ?.
    Nam đang cùng cộng sự của mình làm nốt những chiếc xe hơi cho game đua xe Forza 2 sắp ra đời. Theo tạp chí game Xbox 360, ba game đua xe hàng đầu hiện nay là Forza Motor-Sport 2, Colin McRae: Dirt và Sega Rally Revo, và tất cả đều có sự tham gia của Glass Egg. Anh giám đốc kỹ thuật 33 tuổi nói gì về chuyện chưa có bằng kỹ sư của mình? ?oĐến bây giờ tôi vẫn cảm thấy tiếc nuối vì đã làm ba mẹ buồn, còn mình thì dang dở. Chỉ còn cách là lao vào làm việc tiếp để chứng tỏ khả năng của mình thôi?.
  2. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    CẢNH GIÁC VỚI NẠN LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN!
    Lừa đảo trực tuyến đang giăng bẫy ở khắp nơi trong thế giới ảo với rất nhiều cách thức và mức độ khó lường. Người dùng Internet sẽ rất dễ bị lừa nếu không cẩn thận...
    Giăng bẫy...
    Đầu tháng tám, V. (sinh viên Đại học Bách khoa TP.HCM) nhận được một email thông báo bạn đã trúng thưởng 250.000 USD trong một chương trình xổ số của Công ty British Lottery ở Anh. Với một chút hiểu biết về tiếng Anh, V. nhanh chóng hiểu được nội dung bức thư. Sau đó, V. đã gửi 100 USD đến tài khoản ngân hàng của công ty để ?olàm các thủ tục nhận thưởng? theo yêu cầu của công ty xổ số kia. Kết quả sau một tháng, V. chẳng nhận được một xu tiền trúng thưởng nào. Biết mình đã bị lừa, V. tâm sự một cách rất hối hận và buồn bã: ?oLúc đầu mình cũng nghi ngờ nhưng số tiền lớn quá với lại mình thấy họ nói rất thật. Mình lại đang rất cần tiền, nên...?.
    Người sử dụng email sẽ nhận được một bức thư (thường có tiêu đề dạng như Winning Notification - thông báo trúng thưởng) với nội dung thông báo đã trúng thưởng chương trình quay số của một công ty nào đó ở nước ngoài (thường là từ Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha...). Giải thưởng khá lớn, số tiền có thể từ hàng trăm lên đến hàng triệu USD. Bức thư yêu cầu người nhận nên nhanh chóng liên lạc lại để xác nhận các thủ tục nhận tiền thưởng. Bức thư thông báo khá rõ ràng, gồm tên công ty xổ số (The UK National Lottery, Trans-National Lotto UK, Royal Netherlands Sweeptakes BV...), địa chỉ liên lạc (địa chỉ nước ngoài), số điện thoại, fax, email, thậm chí có thể có website nữa. Nội dung bức thư trang trọng thông báo ?obạn là người may mắn trong một chương trình quay số nào đó của công ty. Email của bạn kèm theo vé số có số xêri... đã nằm trong những con số may mắn. Do đó, bạn đã trúng thưởng số tiền...?.
    Đáng lưu ý, chúng lại càng thuyết phục bạn hơn bằng cách cho biết bạn là ?ongười may mắn trong hàng trăm ngàn người sử dụng email trên khắp thế giới trong chương trình xổ số định kỳ? của chúng. Chúng khuyên bạn nên giữ bí mật cho đến khi đã nhận được tiền để đảm bảo an toàn bảo mật. Tiếp đó, bạn sẽ được đề nghị liên lạc lại với một người đại diện nào đó của công ty (có tên tuổi, chức vụ cao cấp, số điện thoại, email liên lạc rất rõ ràng) để tiến hành thực hiện các thủ tục cần thiết nhận giải thưởng.
    Sập bẫy...
    Đến đây, mặc dù vẫn còn nghi ngờ nhưng do số tiền trúng thưởng quá lớn nên có người đã thử với hi vọng biết đâu mình trúng số thật thì sao!!! Sai lầm bắt đầu từ đây, nếu cả tin và liên lạc lại với ?ocông ty tổ chức xổ số? đó, bạn sẽ nhanh chóng nhận được những email tiếp theo với nội dung đề nghị bạn cung cấp những thông tin cá nhân hay gửi một khoản tiền gọi là phí để làm các thủ tục nhận thưởng hoặc cung cấp tài khoản ngân hàng để chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của bạn.
    Mục đích của những bức thư này là để ăn cắp tài khoản ngân hàng bằng cách cài phần mềm gián điệp hoặc chí ít thì cũng ?oxin? được một khoản tiền phí nào đó của bạn một cách rất khéo léo. Kết quả, nạn nhân không những không nhận được một xu trúng thưởng nào mà thậm chí toàn bộ tiền trong tài khoản ngân hàng cũng có thể sẽ ?obốc hơi? theo.
    Website của ?ocông ty xổ số? là một thủ thuật lừa rất hiệu quả. Khi nạn nhân truy cập vào website để kiểm tra thì thấy rõ ràng có tên mình trong danh sách những người trúng thưởng. Có người còn cẩn thận hơn bằng cách email đến những người trúng thưởng khác để xác minh. Tất nhiên, email hồi âm lại sẽ trả lời là đã nhận tiền rồi, thậm chí có cả hình ảnh nữa. Những thủ thuật như vậy sẽ rất dễ dàng bẫy những người dùng email mà không rành lắm về Internet.
    Cách phòng chống tốt nhất hiện nay vẫn là ý thức của người dùng Internet. đừng bao giờ đụng đến những email có nội dung tương tự, ngay cả khi bạn tò mò muốn xem thử như thế nào. Bởi vì rất có thể bọn lừa đảo đã cài phần mềm gián điệp vào email và khi bạn tò mò tìm hiểu thì đã bị ?odính đòn?. Toàn bộ thông tin và những hoạt động của bạn sẽ bị thu thập và gửi đến cho bọn lừa đảo thông qua phần mềm gián điệp này. Hậu quả mà bạn phải gánh chịu sẽ thật khó lường chỉ vì sự tò mò không đáng có.
    ĐỨC THIỆN
    (Nguồn: Tuoitre online)
  3. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Bài văn gây xôn xao TP Vinh
    [​IMG]
    Nguyễn Thị Hậu, học sinh lớp 10A2, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An - Ảnh: Đắc Lam

    TTO - Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần vào sáng thứ hai vừa qua, thầy giáo Lê Trần Bân, phó hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Vinh, Nghệ An) đã đứng dưới cờ phát biểu cảm nghĩ và đọc bài văn của em Nguyễn Thị Hậu, cả sân trường xúc động lặng im.
    "Thầy Bân đọc được nửa bài văn quá xúc động nghẹn lời, ngân ngấn nước mắt. Chúng tôi đều rưng rưng, mến phục thương em Hậu và thôi thúc chúng tôi sống và giảng dạy tốt hơn. Từ nay vào các buổi lễ chào cờ đầu tuần chúng tôi chọn lọc những đề văn và bài làm hay đọc dưới cờ để nhân lên sự yêu thích văn chương của học sinh" - thầy Võ Tuấn Thiện, hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, cho biết.
    Ngay sau đó từ học sinh, giáo viên các trường trên địa bàn TP Vinh cho đến bà bán nước bác xe ôm đã photo bài văn, chuyền tay nhau đọc. Cứ thế bài văn nhân thêm nhiều bản, và chuyền về tận các huyện...
    Nguyễn Thị Hậu - học sinh chuyên Toán lớp 10A2 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An - chỉ có 45 phút ngồi trên lớp học để viết lên bài văn này. Bài văn với gần 1.500 từ trên bốn trang giấy kiểm tra ướt nhoè nước mắt của Hậu khi làm bài.
    Bóng dáng người bố yêu thương hiện lên trang văn, người đọc đường như thấy một chút bóng dáng người bố thân yêu của mình và thôi thúc nuôi dưỡng ước mơ và thúc giục sống tốt hơn.
    Bài làm văn của em đã viết lên cảm nghĩ chân thực về người cha thân yêu làm nghề xe lai, nhưng bị căn bệnh quật ngã ra đi, khá xúc động.
    Bài, ảnh: ĐẮC LAM
    Đề bài: ?oEm hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu nhất?
    Bài làm:
    [​IMG]
    Bài văn đạt 9,5 điểm của cô học trò chuyên toán Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An), Nguyễn Thị Hậu

    Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
    Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
    Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
    Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
    Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
    Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
    Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
    Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
    Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
    Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng?

    Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
    Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.
    Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.
    Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc ***g chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với ?otử thần?, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
    Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
    Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
    Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
    NGUYỄN THỊ HẬU
    (Lớp 10A2, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An)


    Lời phê của cô giáo Phan Thị Thanh Vân:
    ?oEm là một người con ngoan, bài viết của em đã làm cho cô rất xúc động.
    Điều đáng quý nhất của em là tình cảm chân thực và em có một trái tim nhân hậu, em đã cho cô một bài học làm người.
    Mong rằng đây không chỉ là trang văn mà còn là sự hành xử của em trong cuộc đời?.

    Ngồn: Tuổi trẻ
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=171397&ChannelID=13
    Được vo_danh_khach sửa chữa / chuyển vào 17:59 ngày 10/11/2006
  4. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    LỄ CHÀO CỜ TỪ TRÁI TIM
    [​IMG]
    Các bạn học sinh đang "hát" quốc ca - Ảnh: Y.Trinh
    Không phát ra lời ?oĐoàn quân VN đi, chung lòng cứu quốc...?. Nhưng cần gì, lời bắt đầu từ những trái tim và bộc ra nơi những đôi mắt và những đôi tay.
    Từ bốn năm nay, những học sinh câm điếc vẫn chào cờ và ?ohát? quốc ca vào mỗi sáng thứ hai bằng cách rất riêng của mình như vậy...
    Nghi thức của trái tim
    6g30 sáng thứ hai, hơn 100 học sinh đã có mặt ở sân trường thuộc Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai, ngoại ô TP Biên Hòa. Tuổi học trò nào cũng nghịch ngợm, ồn ào. Nhưng không, ở đây không gian lại rất yên ắng. Có chăng âm thanh chỉ thỉnh thoảng phát ra từ thanh quản các bạn thành tiếng ú ớ như viên sỏi thả mình vào hồ nước lặng.
    Hôm nay, các bạn học sinh đến trường sớm hơn. Vẫn trong bộ đồng phục trắng - xanh hằng ngày nhưng có vẻ trang trọng hơn. Trong góc sân, một số học sinh nam chỉnh lại những chiếc áo đóng thùng gọn gàng. Vài bạn khác lao xao nhờ các học sinh nữ chỉnh hộ mình chiếc khăn quàng đỏ thắm. Các bạn gọn gàng, tươm tất theo cách của những học sinh nghèo vùng quê. Nhìn xuống chân các bạn, tìm đỏ mắt cũng không ra đôi giày, chỉ thấy những đôi chân đen xỏ trong đôi dép nhựa cũ đầy bụi.
    6g55, cờ Tổ quốc và cờ Đoàn trang nghiêm được đặt giữa sân. Bên trên là đội hát lễ và đội trống. Phía dưới có vài học sinh khiếm thị cùng giáo viên và hơn 100 học sinh khiếm thính (câm điếc). Học sinh bé nhất chỉ đứng tới thắt lưng học sinh lớn nhất. Tất cả đều đứng thẳng hàng, nghiêm, mắt rực sáng hướng về cờ Tổ quốc. Và bất ngờ thay, sau hiệu lệnh quốc ca thì hàng trăm cánh tay vươn lên uyển chuyển theo điệu nhạc hào hùng ?oĐoàn quân VN đi, chung lòng cứu quốc...?.
    Những đôi tay vẫn nhịp nhàng cùng nhạc. Ai bảo người câm không biết hát? Người bình thường hát bằng tiếng, bằng miệng, còn người câm ?ohát? bằng tay. Tất cả thể hiện bài quốc ca trong quốc lễ trang nghiêm của người VN. Chẳng những nghe bằng tai, lúc này quốc ca phải được ?onghe? bằng chính sự lắng đọng của trái tim và đôi mắt.
    Ngôn ngữ của các bạn ngoài những ký hiệu có tính qui ước là những hình ảnh rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Khi tay trái duỗi thẳng xuống, bàn tay phải chụm lại chỉ từ mặt bàn tay trái lên vai trái có nghĩa là ?ođoàn quân?. Khi giơ hai ngón tay vẽ hình chữ S, ai cũng hiểu các bạn đang nói về đất nước VN. Hai bàn tay ngửa đưa lên ngang ngực là ?otiến lên?...

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các bạn thể hiện tình cảm qua nét mặt, ánh mắt. Ai cũng cảm nhận được điều đó khi các bạn "hát" về "nước non VN ta" bằng ánh mắt hướng về quốc kỳ, tay "vẽ" vào không trung dáng hình chữ S, rồi đặt bàn tay dịu dàng lên ngực trái (ảnh trái). Cô giáo tổng phụ trách đội cùng các học sinh "hát" đoạn "... vì nhân dân chiến đấu không ngừng" - Ảnh: Yến Trinh
    ?oĐể thêm yêu Tổ quốc?
    Không ít lần nghi thức hát quốc ca của các bạn gặp ?osự cố?. Đó là khi máy cassette trục trặc, nhạc dừng đột ngột. Do không nghe được nên các bạn vẫn ?ohát?, say sưa. Nhưng có bạn phát hiện và bật khóc, có lẽ bởi bạn chợt nhớ ra dù cố gắng nhưng cái khoảng cách với thế giới âm thanh vẫn còn đó, rất xa...
    Giám đốc trung tâm Lê Thị Hiếu là người luôn trăn trở với khoảng cách đó. Trước kia, mỗi lần trường có nghi thức chào cờ, nhìn hầu hết học sinh câm điếc của mình đứng yên lặng, cô thương lắm. Sau đó năm 1999, trong một lần đi công tác ở Philippines, nhìn cảnh các bạn câm điếc của nước bạn hát quốc ca, ý nghĩ sẽ soạn bài quốc ca VN cho trẻ câm điếc càng thôi thúc.
    ?oỞ VN còn bao nhiêu trẻ câm điếc chưa có một buổi chào cờ trọn vẹn? Các bạn phải được hát đầy tự hào bài hát của đất nước, dù đó chỉ bằng ngôn ngữ của riêng mình?. Nghĩ vậy, về VN cô cùng một giáo viên của trường soạn ngay bài quốc ca theo ngôn ngữ cử chỉ.
    Bài hát phải được thể hiện tình cảm hơn cách phiên dịch lời nói thông thường. Khi ?ohát? quốc ca, các bạn phải thể hiện những động tác vừa trang nghiêm, hùng tráng. Lúc đó chưa có từ điển thống nhất cho ngôn ngữ cử chỉ nên các cô phải vừa soạn vừa đi sưu tầm ở các trường bạn. Những động tác sưu tầm cũng chưa đẹp, các cô tự sáng tác. Thời gian đầu, nhiều đồng nghiệp vừa bất ngờ vừa hoài nghi: ?oCô Hiếu dám làm quốc ca?!?. Nhưng sau nhiều tháng mày mò, quốc ca đã được ?odịch? và sáng tạo hoàn chỉnh.
    Thổi sức sống của bài hát vào lòng học sinh còn là công việc nhọc nhằn, nhất là ngôi trường của những học sinh đặc biệt với nhiều lứa tuổi khác nhau. Để học quốc ca, đầu tiên giáo viên giải thích bằng tay cho học sinh lớp 1, lớp 2 thế nào là ?oTổ quốc?, ?oquê hương?.
    Các cô dạy học sinh biết tôn trọng và hát bài quốc ca như thế nào. Hết giờ học nghề, kết cườm, làm hoa giả, các bạn học sinh lớp lớn cũng say sưa luyện từng điệu xòe tay. Mỗi ngày một, hai câu lặp đi lặp lại. Sau hai tháng, các bạn đã có thể tự tin ?ohát? bằng tay bài quốc ca dưới cờ.
    Nhớ lại ngày đầu xem học sinh của mình ?ohát? quốc ca, cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Trinh vẫn không giấu được xúc động: ?oThiêng liêng lắm. Dưới sân cờ, các em không còn bị tách ra trong thế giới tật nguyền. Lần đầu các em còn ?ohát? sai, nhưng không sao cả, lại lần hai, lần ba...?.
    Dù thế nào, cái chính vẫn là dần cho các bạn hiểu tình cảm lớn lao hơn đó là đất nước. Và có lẽ niềm vui nhất là bây giờ hầu hết học sinh của trường đều biết hát quốc ca. Và trong lễ chào cờ mỗi sáng thứ hai, khi cờ Tổ quốc được giương lên cũng là lúc hàng trăm trái tim và đôi tay của các bạn cũng ?ohát?...
    Sau lễ chào cờ, Minh Chương, một cậu bé 14 tuổi, học lớp 5, đã gặp tôi và nhờ cô giáo phiên dịch một câu: ?oNhờ chị nói với mọi người dù câm điếc nhưng chúng em cũng có thể hát bài hát chung của đất nước mình...?. Vì sao em thích hát quốc ca? Đáp lời tôi, em đặt bàn tay lên ngực trái, rồi đưa tay vẽ vào không gian một hình chữ S. Nghĩa là, cô giáo dịch, em nói: ?oĐể thêm yêu Tổ quốc?!
    YẾN TRINH
    (Nguồn: Tuoitre online)
    654
    Được nhatrangmuathu sửa chữa / chuyển vào 15:09 ngày 11/11/2006
  5. biendaikho

    biendaikho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    3.896
    Đã được thích:
    0
    Lộn xộn từ ABC



    Hằng ngày, hằng giờ, hàng triệu cha mẹ học sinh phải đương đầu với một đống câu hỏi bất tận của con em về những vấn đề liên quan đến tiếng Việt, mà câu trả lời chỉ có thể ?obắc thang lên hỏi ông trời?. Hãy thử bắt đầu bằng cái bảng vần chữ cái.
    Chuyện thứ nhất:
    Con: Tứ giác ABCD đọc là a bê xê đê hay a bờ cờ dờ?
    Cha mẹ: A bê xê đê chứ, a bờ cờ dờ đờ chỉ dùng để đánh vần thôi.
    Con: Vậy sao G7 lại là gờ bảy, MU lại là mờ u?
    Cha mẹ: ???
    Bình luận: Khoảng năm 1935-1936, hai ông Hoàng Xuân Hãn và Trần Văn Giáp sáng tạo ra cách đánh vần i-tờ cho phong trào truyền bá chữ quốc ngữ và đạt được thành công rất nhanh chóng, cho đến cả phong trào bình dân học vụ sau này. Trước đó, các cụ ta vẫn đánh vần en-hát-a-nha-en-hát=nhanh, chứ không phải như kiểu i-tờ là a-nhờ-anh+nhờ-anh=nhanh.
    Chuyện thứ hai:
    Con: Sao chữ ?op? ở PNTR đọc là pi (pi-en-ti-a) mà ở AFP lại là pê (a-ép-pê)?
    Cha mẹ: ???
    Bình luận: Hình như các phụ âm cứ chuyển đại ê, ờ (bê, bờ) thành i (bi) là việc cực dễ, nghe lại ra vẻ như mình thạo tiếng ngoại: BBC (bi-bi-xi), CNN (xi-en-en), còn gặp nguyên âm thì... hơi ngại, chứng cớ là chẳng ai gọi là i-iu, ây-ép-pi cho rách việc, mà cứ gọi quách theo tiếng Việt cho dễ: e-u (EU), a-ép-pê (AFP).
    Chuyện thứ ba:
    Con: VND là gì?
    Cha mẹ: Là ?oViệt Nam đồng?, dễ thế mà con không biết à?
    Con: Thế tại sao không gọi là Mỹ đôla, Nhật yen, Trung Quốc nhân dân tệ, Lào kip, Đức mác?
    Cha mẹ:???
    Chuyện thứ tư:
    Con: Ta có bao nhiêu chữ cái?
    Cha mẹ: Để xem nào: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y = 29 chữ.
    Con: Vậy khi xếp thứ tự là xếp a, ă, â, b, c,... à? Sao con thấy người ta hay xếp a, b, c, d,...; rồi đến e hay đ?
    Bình luận: Chưa có ai qui định rõ ràng bảng vần chữ cái của ta gồm những chữ nào. Hình như có mấy khả năng:
    1. Không gộp các chữ cái nhập ngoại như f, j, w, z (như trên vừa nêu).
    2. Có gộp các chữ cái nhập ngoại: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, f, g, h, i, j, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, w, x, y, z = 33 chữ.
    3. Gộp các chữ cái nhập ngoại và không tính những chữ phụ thêm như ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư; như vậy bảng chữ cái sẽ là: a (trong đó gồm có ă, â), b, c, d (trong đó gồm có đ), e (trong đó gồm có ê), f, g, h, i, j, k, l, m, n, o (trong đó gồm có ô, ơ), p, q, r, s, t, u (trong đó gồm có ư), v, w, x, y, z. Nếu như thế này thì hoàn toàn phù hợp với bảng chữ cái Latin thông dụng trên thế giới và sẽ không khó giải quyết các trường hợp như tứ giác ABCD hay sắp xếp thứ tự 1,2,3,4... a, b, c, d, e...
    Liệu có thể xử lý những vấn đề lớn lao hơn trong tiếng Việt khi vần chữ cái chưa ổn thỏa? Và chính bảng vần chữ cái lại đóng vai trò quan trọng trong những công việc tày đình liên quan đến hàng chục triệu con người như: lên danh sách cử tri, thí sinh, học sinh, danh bạ thuê bao điện thoại, thư mục thư viện...
    Theo Tuổi Trẻ

  6. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    THỢ SỬA XE TRỞ THÀNH TIẾN SĨ
    [​IMG]

    Đầu tháng mười một, Ngô Minh Toàn (ảnh) vừa nhận bằng tiến sĩ loại ưu của SISSA (Trường Nghiên cứu khoa học tự nhiên, Ý) ngành vật lý sinh học, với điểm phát hiện mới trong công trình nghiên cứu khoa học của mình.
    Lớp 4, Toàn đoạt giải nhất HS giỏi toán tỉnh Nghệ An. Ba Toàn khi ấy đã đùa: ?oNhất nguyên rồi nhé, thêm hai nguyên nữa là đủ tam nguyên!?. Rồi tuổi thơ êm đẹp của Toàn trôi qua rất nhanh. Gia đình phải chuyển vào Đắc Lắc, cuộc sống khó khăn và bệnh tim của ba khiến Toàn sớm ý thức lo toan cùng anh chị, từ làm nương rẫy đến... cả thợ sửa xe.
    Trong những ngày tháng khó khăn ấy, cậu học trò vẫn học xuất sắc: luôn đứng đầu lớp suốt 12 năm học phổ thông, giải khuyến khích quốc gia môn vật lý lớp 12. Đậu ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, nhưng phải nhập học thêm ĐH Ngoại thương theo ý gia đình, rốt cuộc Toàn quyết định giấu ba mẹ nghỉ ngoại thương, theo đuổi niềm đam mê vật lý. Nhiều người lúc đó nói: ?oHọc gì ngành chả làm ra tiền!?.
    Ba mất khi Toàn là SV năm nhất, gánh nặng đôi khi khiến anh gần như phải nghỉ học. Vậy mà anh đã tốt nghiệp thủ khoa ngành vật lý ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Ra Hà Nội làm một năm tại Viện Vật lý - điện tử VN, Toàn đoạt một suất học bổng sang Ý. Thêm lần nữa, Toàn tốt nghiệp thủ khoa lớp Diploma (tương đương thạc sĩ) của Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế (ICTP - Trieste, Ý), cùng luận văn xuất sắc đã giúp anh được đặc cách nhận thẳng vào SISSA với một suất học bổng.
    Luận văn ?oNghiên cứu vai trò của hiệu ứng loại trừ không gian trong các tính chất đàn hồi và động học của các polymer sinh học? của Toàn đã thuyết phục tất cả giáo sư (GS) thống nhất trao anh mức tiến sĩ cao nhất SISSA: loại ưu (cum laude).
    Vậy là Toàn đã làm tròn mong ước ?otam nguyên? của ba. Nhắc đến những ngày vượt khó, chàng tiến sĩ 27 tuổi này bảo: ?oTôi không muốn người khác nói về quá khứ ảm đạm của mình như một cách tô sáng hiện tại?. Đến với vật lý bằng nỗ lực và đam mê, với Toàn, tất cả chỉ là một dòng chảy tự nhiên.
    Bạn bè Toàn bảo: ?oHắn không biết mùa thu đã rụng lá nhưng biết rõ ADN xoắn thế nào, không biết trong miệng bao nhiêu răng nhưng biết rất rõ độ dày một ADN?. Toàn chịu khó, tỉ mỉ với các cấu trúc, hình dạng tưởng chừng như không tồn tại. Lúc nào cũng suy nghĩ, rất nhiều khi đang ngủ bỗng... chợt lóe ra lời giải, anh chàng bật dậy liền để làm tiếp phép toán dở dang.
    Toàn bộc bạch: ?oTôi không thể nói nhanh ra những suy nghĩ của mình vì luôn phải hoàn chỉnh ý tưởng trước khi nói?. Đó cũng là lối tư duy làm việc của anh: mọi vấn đề cần được nhìn nhận, phân tích sâu, trọn vẹn, bản chất hơn, và... tốt nhất là luôn có chứng minh bằng những con số!
    Cùng với GS hướng dẫn Cristian Micheletti, Toàn là một trong những người tiên phong trong việc đề ra mô hình và phương pháp tính đến hiện tượng ?oloại trừ không gian? (excluded volume effects) để suy ra các thông số cấu trúc ba chiều của một sợi polymer sinh học.
    Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một bằng chứng lý thuyết quan trọng để tìm ra lời giải cho bài toán ?otạo vòng? (loop formation) của phân tử ADN và sợi nhiễm sắc (chromatin fiber). Công trình được đánh giá cao và đăng tải trên tạp chí khoa học uy tín ngành vật lý: Physical Review Letters. Trong thư chúc mừng Toàn, GS Nguyễn Văn Liễn, Viện Vật lý - điện tử VN, viết: ?oMình tin rằng Toàn sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công lớn hơn trong khoa học. Hãy sống đúng như bản chất mình: sâu sắc mà mộc mạc, sôi nổi mà khiêm tốn?.
    Luôn giữ mối liên hệ với thầy cô trong nước để hợp tác và giúp đỡ các bạn trẻ hơn chưa có điều kiện như mình, Toàn chia sẻ: ?oPhải nạp thêm nhiều kiến thức, chờ cơ hội về VN cống hiến?. Tháng mười hai tới, Toàn sẽ tiếp tục làm nghiên cứu sau tiến sĩ (post-doc) tại ĐH Maryland (Hoa Kỳ) với GS Thirumalai, một trong những GS hàng đầu trong lĩnh vực vật lý sinh học của thế giới. Mong muốn trở thành một người làm khoa học đích thực và chuyên nghiệp, Toàn tự nhủ: con đường chỉ mới bắt đầu!
    [​IMG]
    Minh Toàn và món quà của bạn học cùng khoa tại SISSA trong ngày tốt nghiệp - Ảnh: CTV
    GS phản biện Marek Cieplak (Viện Vật lý - Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan) nói: ?oTôi thật sự ấn tượng bởi sự hiểu biết sâu rộng về các vấn đề liên quan của Toàn. Toàn thuyết trình nội dung rõ ràng, đơn giản nhưng hiệu quả, ai theo dõi cũng hiểu.
    Tôi muốn nói là tính đơn giản (simplicity) khác với tính tầm thường (triviality). Phải có cái nhìn rộng về vấn đề, hiểu sâu mới trình bày được như vậy?. GS Marek cũng là người quyết định việc trao ?ocum laude? và các GS khác đều đồng ý.

    LÊ QUỲNH - MAI HIÊN
    (Nguồn: Tuoitre online)

    677
  7. CrescentDay

    CrescentDay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0

    Hạnh phúc là gì?
    Cập nhật cách đây 1 giờ 21 phút
    Trần Thị Phương Nhung
    Được ở bên gia đình - thế là hạnh phúc! (ảnh: getty images)
    Một lần tình cờ tôi đọc đưược bài viết ?oHạnh phúc là gì?? trên blog của một người bạn, người bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp ly ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".
    Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? Ừ nhỉ! Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...
    Vâng! Có quá ích kỷ không, khi xung quanh chúng ta vẫn có những người đang sống trong cảnh nghèo khổ, vẫn có những người đang lang thang mong tìm một mái ấm, vẫn có những người đang ngày ngày chống chọi với tử thần... thì chúng ta lại buồn chỉ vì không được cho tiền tiêu vặt như ý muốn, buồn vì không được thời trang như diễn viên và buồn vì... không có chuyện gì để buồn.
    Tại sao chúng ta không thử một lần mở lòng mình lắng nghe nỗi bất hạnh của người khác thay vì ngày ngày tự vẽ ?onỗi bất hạnh? của mình. Chúng ta còn sống, còn có thể thấy, còn có thể nhìn, còn có thể nói là chúng ta đã may mắn hơn biết bao nhiêu bạn những người mà với họ hạnh phức chỉ đơn giản là một lần được nhìn thấy những ngưười thân yêu, một lần đưược lắng nghe giọng nói và một lần đưược nói lên tiếng nói của mình.
    Tôi đã thật sự xúc động khi một lần tổ chức tết trung thu cho các em nhỏ và nghe một em bé mù nói: ?oChị ơi, không biết mấy bạn mù khác có được vui trung thu như ri không??. Thoáng sững sờ , tôi lặng ngắm khuôn mặt em, trên khuôn mặt ngây thơ ấy không có nỗi buồn của một con người bất hạnh mà chỉ có nỗi buồn của một người biết sống, biết nghĩ cho người khác.
    Khi viết bài viết này, tôi 20 tuổi. Tôi tự biết mình chưa quá lớn để định nghĩa ?oHạnh phúc là làm cho người khác được hạnh phúc?, nhưng tôi biết mình đã đủ trưởng thành để nhận ra rằng ?oHãy biết trân trọng nâng niu những gì trong vòng tay bạn bởi rất nhiều người đang thèm được như bạn đấy?.
    Trần Thị Phương Nhung
    (Lớp Báo chí k29, Trường ĐHKH, 77 Nguyễn Huệ, Huế
  8. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    DUYÊN PHẬN NHÀ GIÁO
    (Trích thư của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT NGUYỄN THIỆN NHÂN gửi các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ và các em học sinh, sinh viên nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2006)
    [​IMG]
    Thầy giáo và lớp học tình thương
    Duyên phận đã đưa các thầy cô đến với nghề giáo cao quí. Hãy nói với nhau thật thẳng thắn, khi một bộ phận rất nhỏ trong đội ngũ chưa tận tâm với nghề, chưa tận nghĩa với đời...
    Thưa các bậc cha mẹ học sinh, sinh viên. Nếu các em học hết tiểu học mà không đọc thông viết thạo, hết trung học mà chưa đủ năng lực vào đời, không hiểu rằng muốn có ăn thật thì phải học thật, làm thật, thì cho dù các em có một học bạ đẹp đến đâu, trong tay có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, các em cũng không thể học lấy một nghề, để nuôi mình, có ích cho đất nước, chăm lo cha mẹ lúc tuổi về già.
    Như thế các em và gia đình làm sao hạnh phúc. Vì vậy xin các bậc làm cha mẹ hãy tạo điều kiện tốt nhất, hãy làm tấm gương tốt nhất cho con em mình học nghiêm túc, học tốt, chứ đừng làm cho các em có được tấm bằng mà không phải nỗ lực thật sự, mà không có năng lực làm người đúng nghĩa.
    Nếu các bậc cha mẹ học sinh đang làm cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng và chính quyền, xin đừng yêu cầu các thầy cô phải sửa điểm, thêm điểm vào học bạ, bắt các em phải lên lớp vì thành tích của huyện, của tỉnh. Được lên lớp như vậy sẽ làm các em khổ vì không hiểu khi học ở lớp trên, điểm số cao như vậy sẽ làm thầy cô không vui vì trở thành người thường xuyên nói dối, nhiều thành tích như vậy sẽ góp phần làm đất nước suy vong. Xin hãy làm tất cả để thầy cô được dạy đúng với lương tâm của mình, để các em được đánh giá công bằng.
    Trật tự kỷ cương, công bằng và trung thực là nền móng phải có để trên đó các thầy cô, các em học sinh, sinh viên và các bậc cha mẹ xây nên tòa nhà vững chắc của nền giáo dục và đào tạo nước nhà.
    Các em học sinh, sinh viên thân yêu, Các em sinh ra khi bom đã ngưng rơi, đạn đã ngừng nổ. Các em cắp sách đến trường mà không lo khi trở về người thân còn hay mất. Đất nước có được như ngày hôm nay là nhờ sự hi sinh xương máu, mồ hôi của những người đi trước, của ông bà, cha mẹ các em và của các thầy cô giáo. Một dân tộc đi chân đất ngày nào đang hối hả bước vào dòng chảy của nhân loại hiện đại. ?oNon sông VN có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em?. Hãy nuôi ước mơ của các em về tương lai của mình, của quê hương bằng nỗ lực học thật, học say mê, sáng tạo từ mỗi ngày hôm nay.
    Thưa các thầy giáo và cô giáo, duyên phận làm người đã đưa các thầy cô đến với nghề giáo cao quí. Chúng ta được xã hội, được chính quyền chấp nhận là người có quyền nuôi dưỡng và phát triển văn hóa, lịch sử ngàn năm của dân tộc, là người khai trí, luyện đức và rèn tâm cho hơn 20 triệu học sinh và sinh viên nước nhà, là những người ký tên đầu tiên vào nhật ký cuộc đời các em. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh cháu bé lớp 4 mếu máo với mẹ: ?oMẹ ơi, con làm kiểm tra toán chỉ được 6 điểm, vì cô ra bài mà chỉ các bạn đi học thêm mới biết trước và đã giải rồi?. Chúng ta biết giải thích cho trẻ thế nào về sự ?ohợp lý? của học thêm kiểu này. Chúng ta phải đóng cửa bảo nhau thật thẳng thắn, khi một bộ phận rất nhỏ trong đội ngũ nhà giáo chưa tận tâm với nghề, chưa tận nghĩa với đời.
    Bước vào kỷ nguyên hợp tác và cạnh tranh toàn cầu, chính các thầy cô giáo có sứ mạng vô cùng vẻ vang là đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đất nước phát triển nhanh và bền vững bằng trí tuệ VN.
    Ngày 3-9-1945, Bác Hồ đã nói: ?oMột dân tộc dốt là một dân tộc yếu?. Dân tộc VN ta qua gần 100 năm đánh đuổi ngoại xâm và xây dựng đất nước đã trở thành một dân tộc mạnh vào cuối thế kỷ 20. Đội ngũ nhà giáo chúng ta hãy ngẩng cao đầu, nhận lấy sứ mạng vẻ vang, làm cho dân tộc VN mạnh hơn, vẻ vang hơn, hạnh phúc hơn trong 100 năm tới của thế kỷ 21. Mỗi thầy cô giáo hãy là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo.
    Xin cảm ơn một triệu thầy giáo, cô giáo khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là những thầy cô đã cống hiến cả tuổi thanh xuân và đời người cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người ở vùng núi, nơi biên cương, hải đảo xa xôi. Xin mỗi thầy cô chúng ta hãy thổi bùng lên và truyền cho nhau ngọn lửa nhiệt tình và lương tâm của nhà giáo, đem mùa xuân rực rỡ về cho Tổ quốc VN.
    (Nguồn: Tuoitre online)
  9. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    THEO DẤU YERSIN...
    [​IMG]
    Trưởng đoàn Trương Hoàng Phương (giữa) định vị trên bản đồ lộ trình - Ảnh: Tố oanh
    115 năm trước, từ làng Kalon nằm sát chân núi dãy Nam Trường Sơn (nay là xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận), bác sĩ Alexandre Yersin đã băng rừng thực hiện cuộc thám hiểm đầu tiên tìm ra cao nguyên Di Linh.
    Và hôm nay, những người trẻ chúng tôi lại cất bước lên đường theo dấu chân Yersin xưa...

    Hành trình thử thách
    Người dân K?THo và Raglai ở Phan Sơn hiện tại gần như không biết câu chuyện 115 năm trước Yersin đã qua làng để làm một cuộc phát kiến địa lý tìm ra cao nguyên Di Linh. Lối mòn cũ giờ đã phai, cây rừng trăm năm đã bít lối. Chuyến đi do Công ty Dấu Ấn Việt (Vietmark) thiết kế mang tên ?oHành trình A.Yersin 1891?.
    Trời còn tờ mờ sáng, cả đoàn chuẩn bị lên đường với đội hình 14 người (gồm 9 đến từ TP.HCM, 2 cán bộ của huyện Bắc Bình và 3 người địa phương dẫn đường) chia thành ba tổ. Gạo, các nhu yếu phẩm và những vật dụng cần thiết cho hai ngày đi rừng cũng được chia nhỏ tải vào từng balô cá nhân. Trưởng đoàn, thạc sĩ địa lý Trương Hoàng Phương - người từng tham gia chuyến thám hiểm
    10 năm trước qua con đường này - trải tấm bản đồ tỉ lệ 1/50.000 khoanh tròn từng vị trí sẽ qua, bấm máy định vị cho thấy độ cao tại Phan Sơn là 130m so với mặt nước biển, còn đích đến của hành trình sẽ là 1.000m.
    Ngày xưa bác sĩ Yersin đi bằng ngựa cùng hai người địa phương dẫn đường, còn hôm nay chúng tôi hành quân bộ. Vừa đến cuối làng, đã chạm vào thử thách đầu tiên là con sông Một. Thấy dân thành thị cởi giày, vớ để vượt sông, dân làng bật cười: ?oCòn phải lội nước nhiều lần nữa đấy?. Băng qua sông, trước mặt chúng tôi là con dốc đá cao ngất với những dãy núi sừng sững. Leo chừng 10 phút phải dừng lại thở. Toán đi đầu nhận được thông tin: một ?ochiến sĩ? đã hụt hơi và... bỏ cuộc. Mà quả thật, con đường thật gian nan, cứ lên hết đỉnh lại phải xuống dốc, rồi lại leo lên qua một quả núi cao hơn, cánh rừng rậm hơn...
    K?TĐào, Núi và Tính - ba chàng trai dẫn đường - thuộc ba dân tộc khác nhau. Họ đem đến cho đoàn bài học về kỹ năng đi rừng. Vừa đến chỗ dừng chân nghỉ trưa là đã có ngay một bếp lửa, khi vo gạo xong thì lửa đã có than để nấu. Lá bép rừng được hái tự lúc nào để có thêm rau nấu canh mì gói...
    ?oYersin? trở lại!
    Tali - ngôi làng giữa rừng mà theo tư liệu tôi đọc được là nơi năm xưa Yersin dừng chân nghỉ đêm. Đêm rừng đến rất nhanh, chưa 18 giờ mà cả đoàn phải lầm lũi dò từng bước đi trong bóng tối. Đường xuống dốc và sình lầy.
    Tiếng nước chảy của con sông Giáp mỗi lúc một lớn dần làm tinh thần thêm phấn chấn, bởi đó là nơi chúng tôi chọn làm nơi nghỉ đêm. Khi cả đoàn loay hoay hạ trại thì bỗng nghe tiếng vó ngựa xa xa vọng lại: ?oPhải chăng vó ngựa của bác sĩ Yersin hơn trăm năm trước vọng về??.
    Rồi một bóng người xuất hiện. Trời ạ! Đó chính là ?ochiến sĩ? Hải - người bỏ cuộc ở con dốc cao ngất trời ban sáng. Hải kể: ?oKhi một mình trở lại làng, tôi quá tiếc chuyến đi kỳ thú này. Chợt thấy có một người đưa ngựa thồ hàng vào rừng. Không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng, tôi nài nỉ xin được cưỡi ngựa đuổi theo đoàn?. Cả nhóm đoàn tụ, đêm rừng thật ấm cúng và mỗi người đều dành cho mình cảm giác riêng khi hồi tưởng hành trình khám phá trăm năm trước của Yersin...
    Yersin vốn có thói quen viết thư cho mẹ mỗi ngày. Ông kể cho mẹ nghe tất cả những chuyện đang xảy ra, cũng nhờ những bức thư này mà cuộc đời của ông đã được biết đến một cách sống động và chi tiết. Chuyến thám hiểm đầu tiên năm 1891 tìm ra cao nguyên Di Linh cũng đã được lưu giữ từ những lá thư này. 21 giờ đêm, sau một ngày mệt mỏi lội đèo vượt núi nhưng không ai chợp mắt được. Dưới đốm sáng từ những chiếc đèn pin, chúng tôi tranh thủ viết thư, viết nhật ký hành trình của mình với những cảm xúc vừa trải qua.
    Sớm tinh sương, cả đoàn cười vang núi rừng khi được tin chú ngựa thồ đã ?ođào tẩu?. Biết đâu đêm qua nó đã nghe đoàn bàn tán quá nhiều, nào là mai sẽ cho mỗi người cưỡi thử một tí xem cảm giác ngày xưa bác sĩ Yersin đi thám hiểm ra sao, rồi sẽ chất đồ nhờ ngựa tải phụ...
    Chúng tôi lại lên đường rời con sông Giáp, ngược dốc đến làng Tali cũ và dừng chân ăn trưa. Theo kế hoạch, đây là bữa ăn trong rừng cuối cùng bởi trước mặt chúng tôi chỉ còn một khối núi cao nhất Di Linh, Braian 1.196m và qua thung lũng suối Da Riam nữa là đến bến đò qua lòng hồ Da Riam về thị trấn Di Linh.
    Khi đổ dốc đèo Braian lúc trời sụp tối, chúng tôi gặp trạm quản lý bảo vệ rừng phòng hộ thuộc Lâm trường Bảo Thuận, huyện Di Linh. Bằng - nhân viên của trạm - đón chúng tôi bằng một câu rất xúc động: ?oỞ lại rừng một đêm nữa cho vui. Trạm sẽ chiêu đãi bữa cơm chiều, lâu lắm rồi mới có người vào đây?. Tình cảm người hôm nay xem ra cũng nồng nàn, kém gì tình cảm trăm năm trước của những người dân đã giúp bác sĩ Yersin khám phá cao nguyên Di Linh...
    Bác sĩ Alexandre Emile John Yersin sinh ngày 22-9-1863 tại Thụy Sĩ. Từ năm 1886, ông làm việc tại Viện Pasteur Paris và cộng tác với bác sĩ Roux tìm ra độc tố vi khuẩn bạch hầu. Năm 1895, Yersin thành lập Viện Pasteur ở Nha Trang và điều chế huyết thanh chữa bệnh dịch hạch.
    Yersin còn được biết đến là một nhà thám hiểm. Tháng 7-1891, ông thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên tìm ra cao nguyên Di Linh và tiếp theo là cao nguyên Lang Bian (1893).
    Cuộc đời của Yersin đã gắn bó với VN, người dân VN gọi ông bằng cái tên thân thiện là ?oông Năm?. Ông mất ngày 1-3-1943 và an nghỉ tại Suối Dầu, Nha Trang.


    TỐ OANH
    (Nguồn: Tuoitre online)
    707
  10. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Thức ăn chăn nuôi:
    Tăng trọng bằng... hormon


    [​IMG]
    Có thể đưa hormon tăng trưởng vào trong quá trình trộn TACN - Ảnh: Hải Đăng
    TT - Một số nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi bất chấp sức khỏe người tiêu dùng đã sử dụng hormon tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi.
    Trong khi đó, các cơ quan chức năng vẫn chưa mạnh tay xử lý các trường hợp này.
    Đã cấm nhưng vẫn sử dụng
    ?oViệc sử dụng hormon tăng trưởng (HMTT) trong thức ăn cho heo diễn ra khá phổ biến tại khu vực phía Nam, là mối đe dọa đến sức khỏe cộng đồng...? - TS Lã Văn Kính, viện phó Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam (IAS), đã khẳng định như vậy khi đề cập kết quả kiểm tra việc sử dụng HMTT vừa được Cục Chăn nuôi thực hiện.
    Theo kết quả kiểm tra, trong 428 mẫu TACN được các địa phương gửi về, cơ quan chức năng đã phát hiện 47 mẫu dương tính với HMTT, chiếm gần 11%, trong đó hầu hết các mẫu là thức ăn cho heo, còn lại là thức ăn cho gà. TS Lã Văn Kính cho biết một số nước chỉ phát hiện HMTT sử dụng cho heo thịt giai đoạn vỗ béo, trong khi kết quả kiểm tra của Cục Chăn nuôi cho thấy HMTT có ở tất cả các mẫu TACN cho các loại heo, từ heo con sau cai sữa đến nái, nhưng nhiều nhất vẫn là heo thịt. Hai loại HMTT được sử dụng phổ biến vẫn là clenbuterol và salbutamol, trong khi VN đã cấm sử dụng từ nhiều năm qua.
    Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy hàm lượng clenbuterol trung bình trong TACN khá cao, bình quân 124, 82 ppb (phần tỉ). Mẫu thấp chứa 1,54 ppb, mẫu cao chứa tới 319,49 ppb. Hàm lượng salbutamol trong các mẫu thấp hơn, trung bình gần 58 ppb. Cũng theo TS Lã Văn Kính, càng kiểm tra, các cơ quan chức năng càng phát hiện tỉ lệ các mẫu dương tính với HMTT càng tăng.
    ?oTình trạng trộn HMTT vào TACN tại các trại xảy ra khá phổ biến, một phần do người chăn nuôi chạy theo lợi nhận, nhưng chủ yếu do áp lực từ người mua heo? - anh Nguyễn Khắc Quốc Quân, cán bộ một đơn vị sản xuất TACN tại Lâm Đồng, cho biết. Theo anh Quân, người mua heo đem ?othần dược? đến ép người nuôi phải sử dụng. Nguồn cung cấp HMTT chủ yếu từ Trung Quốc, một số ít từ Thái Lan và Malaysia... Việc sử dụng HMTT sẽ giúp người chăn nuôi tăng ?ohiệu quả? sản xuất. ?oHeo lớn nhanh hơn, mông và vai nở hơn, dáng heo đẹp, tỉ lệ nạc cao, được thương lái mua với giá cao hơn heo ?osạch? từ 1.000-1.500 đồng/kg.
    Xử lý chưa kiên quyết
    Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, các loại HMTT như clenbuterol và salbutemol thuộc nhóm Y-agonist làm tăng nhịp tim, giãn động mạch vành, làm giãn cuống phổi và tử cung.
    Một số nước còn phát hiện thịt sản xuất có tồn dư hormon nhóm Y-agonist liên quan đến một số bệnh ung thư trên người. Ngoài ra người ta còn tìm thấy đàn ông có ngực to như phụ nữ hay ?ogay? là do lúc nhỏ sử dụng thức ăn có chứa nhiều hormon nhóm Y-agonist.

    ?oViệc sử dụng HMTT của một số nhà sản xuất TACN không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, mà còn gây ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất TACN? - ông Hồ Hoàng Dũng, giám đốc nghiên cứu và triển khai công nghệ Công ty Cargill VN, nói. Theo ông Dũng, một số đơn vị sản xuất nhỏ và không có tên tuổi trên thị trường nhưng quảng cáo với người chăn nuôi rằng sản phẩm của họ giúp con heo giống như... lực sĩ. Thủ đoạn của những đơn vị này là tăng hàm lượng HMTT trong sản phẩm mới để tung ra thị trường.
    Người chăn nuôi mua về nuôi thấy heo phát triển nhanh và hiệu quả cao đã đổ xô vào mua. Khi đã có được thị phần nhất định, những đơn vị này không đưa HMTT vào TACN nữa để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện. Khi người chăn nuôi phát hiện ?ochất lượng? của loại thức ăn này đi xuống, nhà sản xuất lại đưa HMTT vào.
    ?oPhải xử thật nặng những nhà sản xuất TACN, những trại chăn nuôi... cố tình sử dụng HMTT. Nếu chỉ hô hào, kêu gọi mà không xử lý thì người tiêu dùng sẽ quay lưng lại với sản phẩm chăn nuôi...? - ông Kiều Minh Lực, giám đốc di truyền giống Công ty CP VN, nói.
    Theo đề nghị của một số nhà sản xuất TACN, cơ quan chức năng phải công bố những đơn vị vi phạm, thậm chí buộc đóng cửa. Một số nhà sản xuất TACN bức xúc khi cơ quan chức năng đã có danh sách 13 doanh nghiệp sản xuất TACN bị phát hiện có sử dụng HMTT nhưng không công khai và chưa rõ biện pháp xử lý thế nào, có đảm bảo những đơn vị này không tái phạm?
    Ông Phạm Đức Bình, một nhà sản xuất heo giống và TACN ở Đồng Nai, cho rằng cần qui định cụ thể, vi phạm sử dụng HMTT bao nhiêu lần thì phải bị công khai tên tuổi và xử lý nặng. Tuy nhiên, để tránh trường hợp trong TACN không có HMTT nhưng người nuôi mua về trộn vào, cơ quan chức năng cần phải kiểm soát cả những cơ sở chăn nuôi.
    Đối với những trang trại chăn nuôi lớn, nếu kiểm tra và phát hiện có sử dụng HMTT, có thể áp dụng hình thức tạm ngưng bán heo để chấn chỉnh. Đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, biện pháp tốt nhất là tuyên truyền cho người nuôi ý thức được những tác hại lâu dài đến sức khỏe của con người khi cho heo sử dụng HMTT.
    Nguồn: Tuổi trẻ

Chia sẻ trang này