1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi biendaikho, 04/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    KHÁNH HOÀ: ĐỔI "HOA BIỂN" THÀNH "LỘC BIỂN"!
    (Khánh Hòa) - Sau khi có quyết định chấm dứt hiệu lực thực hiện dự án xây dựng ?ocông trình nghệ thuật Hoa biển? (tại bãi biển Nha Trang) đồng thời cho chuyển giao dự án và công trình đang xây dựng dang dở cho Công ty cổ phần du lịch và thương mại Vinpearl, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa kết luận về việc chọn phương án chỉnh lý thiết kế để ?osửa sai? công trình ?oHoa biển?.
    Theo đó, UBND tỉnh thống nhất chọn phương án ?oLộc biển? do Vinpearl trình để triển khai. Về qui mô giữ nguyên chiều cao hiện trạng của công trình ?oHoa biển? đang dang dở để chỉnh sửa.
    Tháng 11-2004, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt dự án đầu tư và cho phá dỡ đài liệt sĩ tại bãi biển trung tâm thành phố Nha Trang để xây dựng ?oHoa biển?. Dự án ?oHoa biển? có nhiều sai phạm qui định của pháp luật, công trình đã đầu tư hơn 6,2 tỉ đồng để xây dựng nhưng vẫn không hoàn thành và phải chấm dứt đầu tư.
    P.S.NGÂN
    (Nguồn: Tuoitre online)
  2. hazeem

    hazeem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    0
    Có bài báo này quá hay:
    Vài suy ngẫm về Trung Quốc
    Dương Danh Dy*
    Hà Nội, Việt Nam
    Nguồn: http://thoidai.org/ThoiDai8/200608_DuongDanhDy.htm
    Bài viết khá dài, dài hơn quy định pót bài của TTVNOL nên tớ chỉ đưa link.
  3. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    43 CÔNG TRÌNH THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ
    1. Trường THPT năng khiếu Nguyễn Thị Định (TP.HCM).
    2. Nhà máy chế biến cà chua công suất 200 tấn/ngày (Hải Phòng).
    3. Nhà máy xử lý bùn phốt (Hải Phòng).
    4. Khách sạn du lịch và công viên của TP Hải Phòng.
    5. Trung tâm thương mại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).
    6. Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu (Thái Bình).
    7. Nhà máy chế biến gạo sau thu hoạch (Đông Hưng, Thái Bình).
    8. Nhà máy nước Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình).
    9. Công viên nước TP Đà Nẵng.
    10. Bốn chung cư cao năm tầng tại phường Quang Trung (Hà Giang).
    11. Nhà máy granit Thiên Thạch (Nam Định).
    12. Nhà máy ximăng Hồng Phong (Lạng Sơn).
    13. Một số dự án xây dựng công viên ở Hà Nội.
    14. Các dự án nhà ở và khu đô thị tại Hải Phòng.
    15. Cụm tuyến dân cư vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long.
    16. Chương trình kiên cố hóa kênh mương tại Ninh Thuận.
    17. Dự án sửa chữa, nâng cấp cụm công trình thủy lợi của Nông trường Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa).
    18. Công viên văn hóa An Hòa (Rạch Giá, Kiên Giang).
    19. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Huế.
    20. Nhà máy nước Cao Xá (Lâm Thao, Phú Thọ).
    21. Hồ chứa nước Nam Du (đảo Nam Du, Kiên Giang).
    22. Kênh tưới nước Dốc Lời và kênh tưới nước Dương Hà (Gia Lâm, Hà Nội).
    23. Nhà thi đấu đa năng tỉnh Bắc Ninh.
    24. Một số dự án xây dựng của tỉnh Cà Mau (thư viện tỉnh, chi cục thuế, câu lạc bộ thiếu nhi, trụ sở UBND TP, kho bạc nhà nước, Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, tượng đài Cà Mau).
    25. Nhà văn hóa tỉnh Đồng Tháp.
    26. 670 dự án với tổng vốn trên 1.416 tỉ đồng của tỉnh Vĩnh Phúc.
    27. Dự án Nhà máy nước Cầu Đỏ (Đà Nẵng).
    28. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.
    29. Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ tỉnh Tây Ninh.
    30. Chương trình kiên cố hóa trường học, lớp học tại tỉnh Bình Định.
    31. Hồ bơi thiếu nhi tỉnh Sóc Trăng.
    32. Hồ chứa nước Cửa Đạt (Thanh Hóa).
    33. 11 dự án của tỉnh Lâm Đồng.
    34. 120 dự án xây dựng trường học ở các địa phương với tổng vốn đầu tư 684 tỉ đồng.
    35. Các dự án của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (cải tạo khách sạn Đồng Khởi, cải tạo khách sạn Edenrok).
    36. Dự án cải tạo hồ Phú Lão (Lạc Thủy, Hòa Bình).
    37. Dự án thoát nước đường Hoàng Hoa Thám (TP.HCM).
    38. Cầu Bản Phiệt (Lào Cai).
    39. 10 dự án trọng điểm của tỉnh Phú Yên.
    40. Dự án chỉnh trị cửa sông Đà Nông (Phú Yên).
    41. Dự án xây dựng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.HCM).
    42. Chương trình kiên cố hóa trường học tại các địa phương.
    43. Bảy cụm tuyến dân cư sống chung với lũ của bảy tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long.

    KHIẾT HƯNG thực hiện
    (Nguồn: Tuoitre online)
  4. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    DU HỌC MỸ: CHỌN UNIVERSITY, COLLEGE HAY SCHOOL?

    Liên quan đến school, rất nhiều sinh viên và cả phụ huynh khi muốn chọn trường cho mình hay con em mình đi du học cũng không biết nên chọn university hay college.
    Đa số do chưa nắm rõ về cách tổ chức cũng như quy mô, tên gọi các trường để chọn lựa cho chính xác, nên chỉ muốn con mình học ở university thôi, vì ở Mỹ có đến hàng ngàn trường đại học và họ tưởng là được học ở university là "tốt" rồi nên thỉnh thoảng đã có nhiều người bị lường gạt.
    Vả lại, trong cách truyền tải thông tin, các cơ quan truyền thông đại chúng ở nước ta thường cứ thấy university là dịch ngay ra "đại học tổng hợp, đa ngành", còn college thì liền quy ngay cho hai từ "cao đẳng".
    Chọn trường tốt, trường được công nhận
    Trước hết, cần phải nói ngay: không phải tên gọi university, college hay school là trường "tốt" hay "không tốt" mà phải tìm hiểu xem quy mô của trường ra sao. Ở Mỹ, việc xin đặt một tên trường rất dễ dàng, có thể đặt, thí dụ như "Modern University" chẳng hạn, nhưng quy mô chỉ có vài chục sinh viên thôi, mà bằng cấp thì chưa được ai công nhận.
    Một thí dụ khác: "Taekwondo University" có thể là nơi chỉ dạy võ thuật chứ không cấp bằng đại học nào cả. Trong khi đó, có những college, những school mà quy mô sinh viên lên tới hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn và bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ của các trường này được cả nước Mỹ và quốc tế thừa nhận.
    Thành thử ra, muốn biết quy mô một trường, ta phải truy cập internet, thư viện... để tìm hiểu. Trường nào được tín nhiệm, được công nhận (accre***ed) thì mới là trường "ngon".
    Ở Mỹ, có rất nhiều tổ chức, cơ quan lượng giá để công nhận một trường, nhưng Bộ Giáo dục Hoa Kỳ chỉ thừa nhận khoảng 8 tổ chức, cơ quan mà thôi. trong đó có 6 hiệp hội được phân chia theo 6 khu vực địa lý: New England, Trung Bắc, Tây Bắc, Nam, Tây và miền Trung nước Mỹ.
    Thí dụ như trong trường hợp New England School of Law mà người bạn của tôi đã tốt nghiệp ở trên, nếu truy cập vào mạng, ta sẽ biết là trường này được accre***ed, và được cả Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA) thừa nhận. Điều này rất quan trọng, vì người nhận bằng cấp đó có thể đến bất cứ tiểu bang nào trong nước Mỹ để nộp đơn thi ra luật sư và hành nghề ở tiểu bang đó.
    Để bạn đọc có thể hình dung được "accre***ed" quan trọng như thế nào, tôi xin dẫn chứng. Chỉ riêng ngành luật và chỉ ở tiểu bang California thôi đã có đến gần 60 trường đại học cấp bằng tiến sĩ luật (Juris Doctor - bằng cấp 1 về luật học - a first degree in law).
    Trong đó, chỉ có 20 trường được ABA công nhận - tức tốt nghiệp có thể thi ra luật sư và hành nghề ở bất cứ tiểu bang nào trên khắp nước Mỹ, 18 trường được tiểu bang công nhận - tức chỉ được thi ra luật sư và hành nghề trong phạm vi bang California và một số bang có liên kết, 15 trường học theo dạng online hoặc hàm thụ có đăng ký với Hiệp hội Luật sư California - được thi ra luật sư và hành nghề ở California. Những trường còn lại không được công nhận.
    Do vậy, học phí cũng chênh lệch một trời một vực: với trường được ABA công nhận, học phí một năm (2 học kỳ) có trường lên tới gần 40.000 USD, trong khi có trường không được công nhận thì chỉ thu học phí 1.500 USD/năm.
    Xin thận trọng khi dịch từ university, college và school
    Nhân đây cũng đề nghị những dịch giả, khi dịch các từ university và college nên thận trọng. Không nên quá câu nệ vào từ điển mà dịch university là trường đại học "tổng hợp" đa ngành, còn college thì dịch ngay là trường cao đẳng hay đại học cộng đồng, dịch như thế là không đúng lắm.
    Nếu ta nắm rõ quy mô của trường thì ta dịch dễ dàng, còn nếu không thì cứ giữ nguyên văn, thí dụ: Denver University - Đại học tổng hợp Denver - vì ta biết đây là trường lớn, còn Modern University chẳng hạn, nếu ta không nắm rõ quy mô thì nên dịch là đại học Modern hoặc giữ nguyên Modern University chứ không nên dịch ngay là "trường đại học tổng hợp Modern" vì biết đâu, đây là một trường "dỏm" chỉ có vài chục sinh viên, hoặc chỉ dạy vài môn học...
    Ở Mỹ, college và school còn dùng để chỉ các trường chuyên nghiệp. Thí dụ, College of Law (trường luật), School of Medicine (trường Y) cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ. College và school còn để chỉ trường đại học hoặc một bộ phận của trường đại học nằm trong một university, cũng đào tạo và cấp bằng từ cử nhân đến tiến sĩ.
    Chẳng hạn như Yale University, ngoài hệ thống các trường đào tạo cử nhân, các trường đào tạo bậc sau đại học, còn có các trường chuyên nghiệp (Professional Schools) như: School of Architecture (Trường Kiến trúc), Law School (Trường Luật), School of Medicine (Trường Y).
    Những trường đại học cộng đồng ở Mỹ cũng được gọi là college, thí dụ Aims Community College (đại học cộng đồng Aims). Thông thường, các đại học cộng đồng chỉ cấp chứng chỉ nghề (certificate) cho các khóa từ vài tháng đến hơn một năm hoặc bằng đại học đại cương 2 năm (Associate Degree) để sinh viên tiếp tục theo học chuyên ngành theo hệ thống mà trường liên kết đào tạo.
    Nên nhớ là khi một người Mỹ hỏi một người lớn "Where did you go to school?" tức họ có ý muốn hỏi "What college or university did you study in?" (Bạn đã theo học trường đại học nào?).
    Thế nên, đừng có thấy college và school mà đã vội "chê" và cũng đừng thấy university mà "ham". Hãy thận trọng tìm hiểu trước khi quyết định nên theo học trường nào.
    Thạc sĩ LÊ ĐÌNH BÌ
    (Theo Thanh Niên)
    827
  5. dai_bang_ma

    dai_bang_ma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Các anh chị giúp em , có bài báo nào viết về vấn đề môi trường đang bị ô nhiễm không? Em đang tìm nguồn nhưng ko đc hay. Anh chị giúp em đc ko? Em cảm ơn anh chị nhen.
  6. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    http://www3.tuoitre.com.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=175210&ChannelID=103
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=177699&ChannelID=3
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=162998&ChannelID=12
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=163524&ChannelID=17
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=165086&ChannelID=2
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=165820&ChannelID=118
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=166530&ChannelID=2
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=167557&ChannelID=17
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=168221&ChannelID=236
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=170835&ChannelID=231
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=171772&ChannelID=3
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=171466&ChannelID=237
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=172580&ChannelID=237
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=173378&ChannelID=3
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=173752&ChannelID=3
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=174254&ChannelID=3
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=175171&ChannelID=3
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=175978&ChannelID=3
  7. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    10 CON VẬT ĐÁNG SỢ NHẤT VỚI CON NGƯỜI

    [​IMG]
    Muỗi - 1 trong 10 con vật đáng sợ nhất đối với con người - Ảnh: Livescience.
    Có thể bạn không tin nhưng muỗi là loài giết nhiều người nhất, tiếp theo là rắn hổ mang. Những loài thú lớn như cá mập, sư tử, voi chỉ có thể lấy mạng vài người một lúc, nhưng một con sứa độc có thể giết chết 60 người trong nháy mắt.
    Dưới đây là bảng xếp hạng những con vật làm chết nhiều người nhất. Mức độ nguy hiểm của chúng tăng dần theo số thứ tự.
    1. Cóc độc
    Đừng dại dột tiến lại gần loài động vật này. Lưng của chúng tiết ra một chất độc để dọa những con thú săn mồi. Mỗi con cóc độc sản xuất ra một lượng chất độc đủ để giết chết 10 người.
    2. Trâu biển
    [​IMG]
    Một đàn trâu biển - Ảnh: Livescience
    Chúng có thể nặng tới 700 kg. Khi đối mặt với kẻ thù, trâu biển sẽ giương vũ khí của nó lên. Đó là cặp sừng lớn và nhọn hoắt. Nếu chỉ gặp một con, coi như bạn là người may mắn. Còn nếu một con vật nào đó gặp một đàn trâu biển đi ngược chiều, nó sẽ chẳng có cơ hội sống sót.
    3. Gấu trắng Bắc cực
    Bữa sáng của gấu trắng Bắc cực là những con hải cẩu không tai nặng hàng trăm kg. Nếu chẳng may gặp một con gấu trắng Bắc cực, bạn nên tìm cách tránh thật xa. Chỉ bằng một cái tát, những móng vuốt của nó có thể làm bay đầu của một con hải cẩu.
    4. Voi
    Không phải tất cả voi đều dễ thương như chú voi Dumbo trong phim hoạt hình. Mỗi năm trên thế giới có hơn 500 người mất mạng vì voi. Voi châu Phi thường nặng khoảng 7.200 kg, đủ để nghiền nát bất kỳ con vật nào dưới những bàn chân to tướng của chúng. Chiếc vòi và cặp ngà của chúng cũng có thể lấy mạng bạn trong nháy mắt.
    5. Cá sấu nước mặn Australia
    [​IMG]
    Cá sấu nước mặn Australia. Ảnh: Livescience.
    Nếu trông thấy một khúc gỗ gần một đầm lầy, bạn cần phải cẩn thận. Đó rất có thể là một con cá sấu nước mặn. Nó có thể nằm im trong nước, đợi con mồi đi qua. Rồi, chỉ sau một cái chớp mắt, nó sẽ lao tới, ngoạm lấy con mồi.
    6. Sư tử châu Phi
    Hàm răng khỏe và nhọn. Cơ thể nhanh và nhẹ như gió. Bộ móng chắc và sắc như dao. Sư tử châu Phi khỏe chẳng kém những con trâu đực thiện chiến nhất. Như thế vẫn là chưa đủ khi nói tới chúa tể của những cánh đồng cỏ bao la. Tốt nhất là bạn nên cầu nguyện để đừng phải gặp chúng ngoài thiên nhiên. Loài động vật thuộc họ mèo này là những sát thủ hoàn hảo.
    7. Cá mập trắng khổng lồ
    Chúng có thể ngửi thấy mùi máu ở cách xa hàng nghìn mét. Cá mập trắng khổng lồ sẽ trở nên hung dữ khi ngửi thấy máu. Khi đó, chúng sẽ dùng tất cả 3.000 chiếc răng trong hàm để ngoạm bất cứ vật gì mà chúng gặp.
    8. Sứa Australia
    [​IMG]
    Một con sứa Australia - Ảnh: Livescience
    Còn được biết tới với cái tên ong biển, loài động vật có kích thước cơ thể chỉ bằng chiếc lá salad này có tới 60 xúc tu, mỗi cái có thể dài tới 4,6 m và chứa khoảng 5.000 cái nọc ?" đủ để giết chết 60 người.
    9. Rắn hổ mang châu Á
    Hổ mang châu Á không phải là loài rắn độc nhất, nhưng là loài sử dụng nọc độc nhiều nhất. Mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 50.000 người chết vì rắn cắn, và phần lớn số đó do rắn độc châu Á gây nên.
    10. Muỗi
    Hầu hết những cú chích của muỗi chỉ khiến bạn cảm thấy ngứa. Nhưng một số loài muỗi thường mang theo ký sinh gây bệnh sốt rét. Loài côn trùng bé nhỏ này phải chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 2 triệu người mỗi năm.
    Theo LiveScience - VnExpress

  8. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    NAN GIẢI INTERNET Ở VIỆT NAM
    Kate McGeown, BBC News
    Việc sư? dụng internet ơ? Việt Nam tăng trươ?ng nhanh chóng giúp ngươ?i dân tiếp cận nhiê?u thông tin đem đến nhiê?u cơ hội nhưng cufng la? một thách thức cho nha? chức trách.
    Cufng như nhiê?u ngươ?i ơ? tha?nh phố, Phạm Hoa?ng, 30 tuô?i, tự nhận mi?nh la? một ''con nghiện internet''.
    "Tôi không thê? sống thiếu nó. Tôi thươ?ng xuyên sư? dụng internet," Hoa?ng nói trong lúc ngô?i trong một ca? phê internet ơ? Ha? Nội.
    Ngươ?i ta ước đoán có 13 triệu ngươ?i ơ? Việt Nam thươ?ng xuyên sư? dụng internet, tức hơn 15% dân số.
    Không như nha? nước cộng sa?n láng giê?ng Trung Quốc, Việt Nam không lộ liêfu hạn chế nhưfng gi? ngươ?i dân có thê? truy cập.
    Như vậy, với kyf thuật mới, lâ?n đâ?u tiên ngươ?i sư? dụng internet ơ? Việt Nam có thê? tiếp cận nhiê?u thông tin trên mạng chứ không co?n lệ thuộc va?o truyê?n thông nha? nước được kiê?m soát chặt chef.
    "Tôi đọc nhiê?u tin cu?a nước ngoa?i cufng như tin trong nước," Phạm Hoa?ng nói. "Không pha?i la? tôi tin va?o bên na?y nhiê?u hơn bên kia ma? tôi đọc tất ca? các bên đê? có thê? tự đi đến nhận định cu?a ba?n thân."
    Sự tự do mới na?y đôi lúc la? một vấn đê? nan gia?i cho nha? chức trách bơ?i vi? một mặt họ muốn chứng to? biết hướng ra thế giới, nhưng chế độ độc đa?ng không chấp nhận nhưfng quan điê?m đối lập.
    Nhi?n chung nha? nước có ve? pha?i nhươ?ng bước trong sự kiê?m soát internet, nhưng nhưfng ai dám công khai chi? trích chế độ sef gặp nhiê?u khó khăn.
    Các website được coi la? chống cộng đê?u bị chặn, va? nhưfng ngươ?i bất đô?ng chính kiến thươ?ng xuyên tố cáo nha? chức trách đọc lén email va? theo dofi việc sư? dụng internet cu?a họ.
    "Chi? cách đây hai hôm, Bộ Công an báo ră?ng tôi sef không được sư? dụng đươ?ng truyê?n nhanh ADSL ơ? nha?, va? có thê? ca? trong văn pho?ng cu?a tôi," Nguyêfn Văn Đa?i, một luật sư hoạt động chính trị cho biết.
    "Tôi có ho?i họ tại sao thi? họ nói tôi đaf vi phạm an ninh quốc gia," luật sư Đa?i viết trong một email ông thươ?ng xuyên pha?i thay đô?i địa chi?.
    Cufng đaf có ngươ?i bị bắt bo? tu? vi? ba?y to? quan điê?m trên mạng (như trươ?ng hợp cu?a bác sif Phạm Hô?ng Sơn ơ? Ha? Nội).
    "Pha?i công nhận Việt Nam đaf có được nhiê?u tiến triê?n trong lifnh vực truyê?n thông điện tư?," phát ngôn nhân Janice Beanland cu?a Amnesty International nói.
    "Nhưng đây la? chuyện có hai mặt cu?a nó va? nha? chức trách có ve? không chập nhận được sự tự do vê? ngôn luận đi ke?m với internet."
    Đối lập trên mạng
    Nha? nước Việt Nam biết ră?ng công nghệ internet la? thiết yếu cho tương lai thịnh vượng cu?a đất nước cho nên khuyến khích dân sư? dụng.
    "Chính phu? có chương tri?nh đưa internet va?o các bưu điện va? trung tâm xaf hội trên toa?n quốc," Nguyêfn Tư? Qua?ng, một chuyên gia cố vấn cho nha? chức trách vê? an ninh mạng.
    Chu? trương na?y có ve? đem lại nhiê?u kết qua? tốt đẹp. Các doanh nghiệp nga?y ca?ng sư? dụng internet nhiê?u hơn đê? ti?m nguô?n ha?ng, nghiên cứu thị trươ?ng, va? bán sa?n phâ?m ra nước ngoa?i.
    Giới tre? thươ?ng xuyên đến các tụ điê?m internet đê? học tiếng Anh, ti?m hiê?u cơ hội du học, hoặc ''chat'' với bạn ơ? bất ky? đâu trên thế giới la?m quen được trên mạng.
    Nhưng không may cho nha? chức trách, internet cufng la? nơi đê? nhưfng ngươ?i bất đô?ng chính kiến ''chat'' với nhau, viết ba?i hoặc lập các diêfn đa?n.
    Khi việc đi lại cu?a nhưfng ngươ?i na?y bị giới hạn vi? thươ?ng họ đê?u bị qua?n chế ha?nh chính, internet la? cách hay nhất đê? liên lạc với nhau.
    Va? cho du? nha? nước có chặn được website hay diêfn đa?n trong nước cu?a nhưfng ngươ?i bất đô?ng chính kiến, các nội dung đó vâfn đến được với độc gia? ơ? ngoa?i Việt Nam.
    Chính phu? đaf ti?m nhiê?u cách đê? giới hạn việc sư? dụng internet cu?a nhưfng ngươ?i na?y, nhưng thươ?ng nha? chức trách không theo kịp với tiến bộ cu?a công nghệ.
    Luật sư Nguyêfn Văn Đa?i cho biết họ thươ?ng sư? dụng kyf thuật VoIP, như Skype hay Yahoo Messenger, đê? nói chuyện với nhau thay vi? email vi? khó truy ra hơn.
    "Nhân viên an ninh đaf ho?i chuyện tôi nhiê?u lâ?n, họ biết tôi nhận va? gư?i cái gi? qua email, nhưng tôi thấy họ không biết tôi nói gi? hoặc gư?i gi? qua Skype".
    Mơ? cư?a
    Khi đaf tiếp nhận công nghệ không ngư?ng phát triê?n na?y, nha? chức trách Việt Nam cuối cu?ng cufng pha?i nhi?n nhận ră?ng trư? phi muốn kiê?m soát chặt chef như Trung Quốc đaf la?m được phâ?n na?o, họ không thê? na?o ngăn chặn được ngươ?i dân đọc gi?, thậm chí viết ba?i chống chế độ.
    Du? nha? chức trách vâfn tiếp tục đa?n áp nhưfng ngươ?i bất đô?ng chính kiến trên mạng, viêfn ca?nh thông tin nga?y một tự do hơn ơ? Việt Nam thực sự đang có nhiê?u hứa hẹn.
    Nha? chức trách đaf ti?m cách kiê?m soát khi internet bắt đâ?u được đưa va?o tư? nhưfng năm cuối thập niên 1980.
    "Họ không thực sự hiê?u được internet sef đem đến nhưfng gi?," chuyên gia Nguyêfn Tư? Qua?ng gia?i thích.
    "Nhưng nay nha? nước có thê? nhi?n thấy internet đem đến nhiê?u cái lợi cho ngươ?i dân. Chính vi? thế họ mơ? ra, hơn rất nhiê?u so với ơ? Trung Quốc."
    "Chính phu? đaf nhi?n thấy cái lợi nhiê?u hơn cái xấu đối với internet," ông Qua?ng nói.
    (Theo: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/12/061213_vietnamesenetusers.shtml )
  9. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á 2006
    KHÔNG PHẢI CHIẾN THẮNG NÀO CŨNG SƯỚNG!
    Tin chiến thắng liên tục dội về từ các sân đấu: trên sân bóng chuyền, các cô gái VN dễ dàng đè bẹp Malaysia; trên thảm đấu võ thuật, các VĐV đến từ quê hương pencak silat (Indonesia) thua xa các võ sĩ VN...
    Nhiều quan chức chủ nhà VN cười nói hể hả vì như thế chỉ tiêu khiêm tốn ?onằm trong tốp ba đoàn dẫn đầu? dư sức đạt được.
    Nhưng người yêu thể thao chân chính và có tầm nhìn xa thì không sướng với những chiến thắng như thế. Bởi các đối thủ và chủ nhà không cùng đẳng cấp.
    Nếu các vị khách đưa đến tất cả VĐV là sinh viên thì của chúng ta đại đa số là tuyển thủ quốc gia. Như ở karatedo, HLV trưởng, võ sư Lê Công, cùng học trò Nguyệt Ánh - HCV, Hải Yến - HCB Asiad 15 vừa từ Doha về đã chuẩn bị lao ngay vào cuộc. Ở bóng bàn, đó là Nam Hải, Tuấn Quỳnh, Kiến Quốc; quần vợt có cả Đỗ Minh Quân...
    Do điều này, trong bóng chuyền giữa hai đội nữ VN và Malaysia hôm chủ nhật 17-12, ông HLV trưởng đội Malaysia đã liên tục lắc đầu bày tỏ sự thất vọng trước chủ nhà toàn là các tay đập hàng đầu VN.
    Từ đây, thầy H. - giáo viên thể dục của một trường đại học lớn, cũng như Q. - một tuyển thủ bóng chuyền sinh viên TP.HCM - khi được hỏi nghĩ gì về những chiến thắng giòn giã của đội nhà tại đại hội, đã lắc đầu bảo: ?oTôi không quan tâm!?. Họ không quan tâm bởi những thành viên đoàn thể thao sinh viên VN không thật sự là đại diện của sinh viên.
    Ở đây, không phải đoàn VN ăn gian, đưa đối tượng không đúng vào thi đấu. Bởi ở VN, chỉ cần là tuyển thủ quốc gia, đương nhiên VĐV được vào hệ tại chức của các trường đại học TDTT.
    Vì vậy, những Nam Hải, Tuấn Quỳnh, Nguyệt Ánh, Minh Quân... đương nhiên đủ chuẩn có mặt ở đại hội. Dù không sai về lý, nhưng có nhất thiết phải ?olấy dao mổ trâu để giết gà?? Thành tích đứng nhất, nhì đại hội thể thao sinh viên liệu có che khuất được thực tế thể thao sinh viên VN cũ kỹ, lạc hậu?
    Các câu hỏi này, PV Tuổi Trẻ đã đặt ra một cách quyết liệt ngay từ khi chuẩn bị đại hội. Nhưng các quan chức đại diện Bộ Giáo dục - đào tạo, Ủy ban TDTT đã trả lời trước sau như một: ?oKhông lẽ chúng ta là chủ nhà mà không chiếm một trong ba vị trí dẫn đầu bảng tổng sắp?. Xem ra, bệnh thành tích đã nhiễm quá nặng!
    Vì thành tích - cái lợi nhỏ trước mắt, người ta bất chấp hậu quả lớn cho tương lai. Đó là việc lấy ?ogà chọi? dự giải phong trào như thế này sẽ góp phần triệt tiêu sự ham thích thể thao của sinh viên nói chung. Bởi tập đến mấy đi nữa, sinh viên thực thụ cũng không có cơ may đứng vào hàng ngũ đội tuyển thể thao sinh viên VN dự các giải quốc tế. Một tai hại khác, đại hội diễn ra nhưng không được khán giả sinh viên chào đón, các khán đài đều hết sức vắng vẻ, bởi hơn ai hết sinh viên không thấy được bóng dáng của mình trong đó.
    HUY THỌ
  10. hazeem

    hazeem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    0
    Bức tranh cát hình Trống đồng lớn nhất Việt Nam
    Bức họa có kích thước 1,5x2,1 m, được Công ty tranh họa cát Kim Sa cho ra mắt hôm 23/12. Bắt đầu thực hiện từ đầu tháng 9, đến thời điểm ra mắt, bức tranh mới chỉ hoàn thành hai phần ba, nhưng đủ làm kinh ngạc người xem vì độ tinh xảo và kỳ công.
    Kim Sa cho biết, 1/3 còn lại của bức tranh sẽ được tiếp tục thực hiện hàng ngày ngay tại phòng triển lãm (47E, Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP HCM). Mục đích của việc này là giúp khách tham quan tận mắt nhìn thấy họa sĩ biểu diễn công đoạn "vẽ" lại các họa tiết trên mặt Trống đồng.
    [​IMG]
    Các họa sĩ phải đứng ở tư thế nghiêng mình hàng giờ liền để "vẽ" tranh. Ảnh: A.V.
    Trên bức tranh tái hiện mặt Trống đồng Đông Sơn (phiên bản Ngọc Lũ), các họa tiết như người Việt cổ thổi khèn, cầm giáo, cảnh múa hát, giã gạo, chiến thuyền, nhà cửa, nai, hạc, chim lạc... đều được họa lại hết sức tỉ mỉ, chuẩn xác qua những màu cát phối đẹp trang nhã và sáng rõ từng nét.
    Êkíp thực hiện bức tranh cho biết, họ phải ra Hà Nội tham khảo tại Bảo tàng Lịch sử để sao chép bản mẫu hoa văn Trống đồng Ngọc Lũ trong sách "Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam" (Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam, 1975). Họa sĩ Thanh Sơn, một người trong nhóm, tâm sự, anh khâm phục độ tinh tế, khoa học và nét thẩm mỹ rất hiện đại của người Việt cổ. Còn anh Trần Trung Kiên nghĩ rằng, từ trước đến nay, ai cũng biết Trống đồng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam, nhưng không phải người Việt nào hôm nay (nhất là người trẻ) được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp đó. Vì thế, Kim Sa làm nên bức tranh với độ chính xác cao từ bản mẫu vừa để chào mừng năm mới, vừa giới thiệu nét lịch sử độc đáo của Việt Nam đến mọi người.

    [​IMG]
    Ông Trần Trung Kiên, giám đốc Kim Sa, giới thiệu ý nghĩa của bức tranh cát hình trống đồng lớn nhất Việt Nam. Ảnh: A.V.
    Triển lãm "Nghệ thuật họa cát và trống đồng Đông Sơn" nằm trong loạt triển lãm cùng chủ đề "Họa cát - Một nghệ thuật Việt Nam", diễn ra từ nay đến Tết Đinh Hợi, nhằm giúp người xem hiểu thêm lịch sử, quá trình phát triển và phương pháp thực hiện các tác phẩm họa cát.
    [​IMG]
    Những họa sĩ trẻ của Kim Sa biểu diễn nghệ thuật họa cát trước khán giả. Ảnh: A.V.
    Ông Trần Trung Kiên, Giám đốc Kim Sa, cho biết: "Dù là loại hình nghệ thuật đặc trưng của Việt Nam, nhưng suốt thời gian qua, tranh họa cát chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu và du khách nước ngoài. Chúng tôi rất mong qua loạt triển lãm mừng xuân lần này, họa cát được giới thiệu rộng rãi đến người Việt. Làm sao để tranh cát "len" được vào các phòng khách, những nơi trang trọng và gây thích thú cho người xem trong nước là mục tiêu chúng tôi nhắm đến". Sau triển lãm, công ty Kim Sa có kế hoạch bắt đầu "tấn công" thị trường miền Bắc vì đã có vài đơn đặt hàng đến từ Hà Nội.
    Hiện nay, mục tiêu dài hạn của công ty tranh cát Kim Sa và vài công ty khác tại TP HCM là: Nâng tầm tranh cát, làm sao tranh thanh thoát, gây ấn tượng mạnh về mặt nghệ thuật, chứ không đơn thuần là ấn tượng về kích thước, trọng lượng. Sắp tới, một công ty tranh cát nổi tiếng khác tại TP HCM là Vạn Thiên Sa sẽ ra mắt loạt tranh cát siêu mỏng (có bức mỏng 0,5 cm) lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
    Anh Vân - VnExpress
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/My-thuat/2006/12/3B9F1A7F/
    Được hazeem sửa chữa / chuyển vào 18:11 ngày 25/12/2006

Chia sẻ trang này