1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi biendaikho, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    úi úi iem chả bít post bài nài vào đâu thui thì cũng chủ đề báo chí - iem post vô đây có gì các bác chuyển đi đâu thì chuyển nhá
    Vụ tai nạn giao thông thảm khốc tại Cam Ranh (Khánh Hòa): 13 người chết, 25 người bị thương

    * Ban thường trực UBND Tổ quốc Việt Nam điện thăm hỏi
    * Trước mắt hỗ trợ gia đình mỗi người chết 1 triệu đồng, người bị thương 500.000 đồng
    Khoảng 23 giờ 15 phút ngày 8-2, tai nạn giao thông thảm khốc đã xảy ra tại địa phận xã Cam Thịnh Đông (thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) giữa xe mang biển số 49H-9076 chở 41 hành khách từ Đà Lạt về quê ăn Tết trên quốc lộ 27B với tàu hỏa SE1, làm 13 người chết tại chỗ và 25 người khác bị thương...
    Anh Lê Hồng Thạch, người lái chính chuyến tàu hỏa SE1 bàng hoàng nhớ lại những khoảng khắc kinh hoàng: khi tàu đến địa phận xã Cam Thịnh Đông, tổ máy đã kéo còi báo tín hiệu, thanh chắn đường ngang đã đóng lại, nhưng một chiếc ô tô chở khách màu trắng bạc đã lao tới và đâm thẳng vào thanh chắn đường sắt. ?oTôi đã cố gắng hết sức để dừng đoàn tàu, nhưng không kịp vì lúc đó chiếc ô tô lao tới quá gần và quá đột ngột?, anh Thạch cho biết.
    Theo phòng cảnh sát giao thông tỉnh Khánh Hòa và công an thị xã Cam Ranh, chiếc xe khách chạy với tốc độ cao từ Đà Lạt đi Đông Hà (Quảng Trị), trên xe chở 41 người (quá 12 người so với quy định) không làm chủ được tốc độ đã đâm vào gác chắn rồi đâm vào tàu SE1 đang chạy theo hướng Bắc-Nam, chiếc xe bị tàu hỏa lôi theo gần 20m mới dừng, đầu xe bị bẹp dúm, lái xe chết tại chỗ. Tổng cộng có 13 người chết tại chỗ, 25 người khác bị thương, trong đó có 5 người bị thương rất nặng. Những người bị thương đã được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện quân y 87, còn những người chết được đưa về nhà tang lễ tỉnh Khánh Hòa. Trong số những nạn nhân xấu số, có một gia đình 6 người bị nạn (2 người chết và 4 người bị thương), 3 tu sĩ và 4 cán bộ, chiến sĩ quân đội (mới xác định được một người là đại tá Nguyễn Văn Phương, 53 tuổi).
    Cho đến tối9-2, chưa có thêm trường hợp tử vong nào. Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng, Thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng với lãnh đạo thị xã Cam Ranh trực tiếp giải quyết vụ việc và đến bệnh viện thăm hỏi các nạn nhân.
    Theo đồng chí Nguyễn Chiến Thắng, trước mắt tỉnh quyết định hỗ trợ mỗi gia đình có người chết 1 triệu đồng, người bị thương 500.000 đồng.
    * Được tin tại địa phận xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng giữa ô tô chở khách và tàu hỏa SE1, làm 13 người thiệt mạng và nhiều người bị thương; Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xin gửi tới các gia đình có người bị nạn và các cấp lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa lời thăm hỏi ân cần và sự cảm thông sâu sắc.
    Chúng tôi đánh giá cao việc các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã có những việc làm kịp thời, tình nghĩa dành cho các cá nhân và gia đình có người bị nạn.
    Thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Khánh Hòa, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xin gửi tới các gia đình có người bị hạn 2.000.000 đ/một người thiệt mạng và 1.000.000đ/một người bị thương để góp phần khắc phục hậu quả của vụ tai nạn.
    GIA KHÁNH, ĐỨC HIẾU (báo Quân Đội Nhân Dân)
  2. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Khánh Hòa: Tồn đọng hơn 8.800 vụ án dân sự chưa thi hành
    Theo Sở Tư pháp Khánh Hòa, toàn tỉnh hiện còn tồn đọng hơn 8.800 vụ việc chưa thi hành án được, gấp hơn 2 lần số vụ việc thi hành được trong năm 2006 (năm 2006 mới thi hành được 3.026 vụ việc, chỉ bằng 29,8% số vụ việc cần phải thi hành).
    Kết quả thi hành án về tiền và hiện vật còn chậm trễ hơn, mới đạt 14,61% so với số phải thu (mới thu được hơn 69 tỷ trong tổng số trên 178,5 tỷ đồng). Theo đánh giá của Sở Tư pháp sở dĩ có tình trạng này là do án không có điều kiện thi hành rất cao (trên 61%). Lực lượng thi hành án từ tỉnh đến cơ sở đều thiếu, năng lực yếu, còn ngại va chạm, sợ làm sai. Nhiều vụ việc đã có án, nhưng khi thi hành phải hỏi ý kiến nhiều ngành có liên quan nên dẫn đến chậm trễ, kéo dài.
    Năm 2007, Khánh Hòa chú trọng kiện toàn lại bộ máy thi hành án dân sự, bổ sung thêm cả lãnh đạo và chấp hành viên thi hành án cho cơ sở, đồng thời tăng cường bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực cho đội ngũ này để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của công tác thi hành án.
    TTXVN
  3. Branch_NTMT

    Branch_NTMT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Bánh chưng xanh nhờ... pin?

    Cận tết, những khu vực bán bánh chưng, bánh tét tại nhiều nơi ở TP.HCM trông bắt mắt: từng chồng bánh chưng xanh mướt lá đập vào mắt người đi đường. Họ làm sao mà lá xanh thế? Và bất ngờ, một chủ cửa hàng bán bánh cho biết: ?oNếu không bỏ hóa chất hay pin vào nồi bánh thì lá khó có thể xanh như vậy được?.
    Thích thì chiều
    Bà chủ cửa hàng bán bánh ở đường Võ Thị Sáu, quận 3 cho biết: ?oChúng tôi nấu bánh công phu lắm cũng chỉ xanh vừa vừa. Cách làm xanh lá của gia đình tôi là sau khi vớt bánh tháo bớt lớp lá ngoài ra, gói lại bằng lá mới phơi héo héo, cột dây hấp sơ lại?. Một người bán hàng trên đường Trần Quốc Toản, quận 3 cho biết: ?oTôi có nghe nói người bán bánh chưng bỏ pin vào nồi bánh cho lá xanh, nhanh chín và làm nếp trong?.
    Nhiều cửa hàng tại TP.HCM bán bánh chưng từ miền Bắc, Đồng Nai chuyển vào. Hầu hết người bán đều không dám khẳng định có thêm hóa chất gì được bỏ vào trong lúc nấu hay không.
    Chủ một điểm bán bánh trên đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình cũng khẳng định không cho thêm chất độc hại nào trong quá trình nấu. ?oNhưng nếu chị có nhu cầu đặt hàng đẹp để bán lại cho khách thì tụi tôi sẵn sàng chiều lòng và cho một cục pin vào để lá thêm xanh? - người chủ tiệm ỡm ờ.
    Một chủ bánh khu vực chợ Bà Chiểu thật thà cho biết có bà chị nấu bánh ở Hóc Môn chuyên nấu bánh chưng, bánh tét bỏ bánh bán tại một số chợ nhỏ chỉ mẹo bằng cách bỏ... phèn chua vào cho bánh... rền khi sắp vớt(?). Một vài quầy bán bánh chưng ở các tuyến đường nhánh thuộc quận 3, Bình Thạnh thừa nhận ngày xưa khi vớt bánh có bỏ hàn the cho săn bánh, nhưng bây giờ... hết rồi.
    Có pin, bánh mau chín, lá xanh lâu?
    Việc cho pin để bánh chưng xanh, nhanh chín và trong hơn có đúng không? Thạc sĩ Trần Thị Thu Trà, khoa công nghệ thực phẩm Trường đại học Bách khoa TP.HCM, giải thích: môi trường chính của pin là kiềm. Trong môi trường kiềm, màu xanh chlorophyll của lá chuyển thành màu xanh đậm của chlorophyllin nên làm lá xanh hơn (người ta vẫn ứng dụng điều này bằng cách khi luộc rau đậu cho thêm thuốc tiêu NaHCO3 tạo môi trường kiềm nhằm làm xanh rau đậu). Cũng trong môi trường kiềm, tinh bột hấp thụ nước tốt hơn nên bánh mau chín hơn (cũng như khi nấu chè, người ta cho thêm thuốc tiêu NaHCO3 nhằm làm đậu mau mềm). Đồng thời, môi trường kiềm tạo độ trong cho sản phẩm (tương tự khi làm bánh tro, ngâm nếp trong nước tro là môi trường kiềm nên bánh tro có độ trong). Như vậy, thực chất của vấn đề cho pin vào nước luộc chỉ là tạo môi trường kiềm nhằm làm xanh lá, bánh mau chín và nếp trong.
    Tác hại
    Thạc sĩ Trần Thị Thu Trà cũng cho biết: các chất từ pin chủ yếu là kim loại nặng như chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadmium (Cd) và thạch tín (As)... Chì đặc biệt độc hại đối với não và thận, hệ thống sinh sản và hệ thống tim mạch của con người. Nhiễm độc chì sẽ gây hại đến các chức năng của trí óc, thận, gây vô sinh, sẩy thai và tăng huyết áp. Đặc biệt, chì là mối nguy hại với trẻ em. Một số nghiên cứu cho thấy nhiễm độc chì làm giảm chỉ số thông minh (IQ) của trẻ. Một số đánh giá của các nhà khoa học cho thấy cứ 10mg/dl tăng về chì trong máu sẽ gây giảm 1-5 điểm IQ đối với trẻ em bị nhiễm chì. Nhiễm chì làm hệ thần kinh luôn căng thẳng và rối loạn tập trung chú ý ở trẻ em từ 7-11 tuổi. Ở tuổi trung niên, nhiễm độc chì sẽ làm huyết áp tăng gây nhiều rủi ro về các bệnh tim mạch. Việc nhiễm chì mặc dù ở mức thấp cũng sẽ bị ngộ độc cao.
    Cadmium rất nguy hiểm, chỉ cần một lượng 30-40g cũng đủ gây chết người. Do lượng cadmium thải ra khỏi cơ thể con người rất chậm (0,1% trong một ngày đêm) nên dễ diễn ra quá trình ngộ độc mãn tính. Những triệu chứng sớm nhất của nó là tổn thương ở thận và hệ thần kinh, có albumin trong nước tiểu, rối loạn chức năng các cơ quan sinh dục, sau đó thấy đau dữ dội ở xương sống lưng và xương. Điển hình là rối loạn các chức năng phổi. Cadmium cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư.
    Còn thủy ngân đi vào não và gây hư hỏng nhiều cấu trúc bao myeline của dây thần kinh. Nó làm giảm khả năng trí tuệ cũng như rối loạn tính tình và thái độ, đồng thời làm suy yếu miễn dịch. Ngộ độc cấp tính thạch tín gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, bí tiểu và có thể dẫn đến tử vong. Ngộ độc mãn tính da mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày ruột, đau tai, đau mắt...
    Dù ở hàm lượng nhiều hay ít, người nấu bánh tuyệt đối không nên cho pin vào bởi pin là sản phẩm công nghiệp, không phải sản phẩm thực phẩm nên hóa chất làm pin không tuân theo các tiêu chuẩn sản phẩm dành cho thực phẩm, thạc sĩ Trà khẳng định.
    YẾN TRINH - VÕ HƯƠNG

    (Nguồn: Tuoitre online)
  4. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Giảng viên trẻ... thời @!
    05:44'' 05/03/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) -
    Vừa là những 7X, 8X ?osành điệu? đến lớp với laptop, camera, MP3, vừa là tổng đài 1080 chuyên giải đáp thắc mắc của SV, lại vừa chăm chỉ nghiên cứu để ***g những vấn đề nóng hổi của đời sống vào bài giảng. Đó là phác thảo chân dung của những giảng viên trẻ trong con mắt SV.
    ?oHigh-tech?
    [​IMG] [​IMG]
    Giảng viên trẻ lỉnh kỉnh đồ công nghệ cao như laptop, MP3, loa... đến lớp. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Đến trường ĐH Hà Nội, rất có thể bạn sẽ gặp một ?oanh chàng? mà SV trong trường vẫn kháo nhau là ?ocao hơn Tây, gầy hơn ta? với chiếc balô to đùng sau lưng, bên trong lỉnh kỉnh đủ thứ, nào laptop, máy ghi âm, MP3, thậm chí cả loa nữa. Trông đúng kiểu một thanh niên ?osành điệu? thời high-tech (công nghệ cao)!

    Nhưng khi ?oanh chàng? đó bước vào lớp học, ngay lập tức tất cả mọi tiếng ồn ào đều im bặt, cả lớp bắt đầu giờ học mới rất nghiêm túc. Đơn giản vì ?oanh chàng? high-tech đó chính là thầy Nguyễn Quý Tâm, giáo viên môn biên - phiên dịch, Khoa tiếng Anh, ĐH Hà Nội.

    Những dụng cụ lỉnh kỉnh trong chiếc ba lô nặng trịch thầy vẫn đeo kia chính là dụng cụ giảng dạy. Nguyễn Thanh Thuý (Lớp trưởng lớp Cử nhân tài năng 02, Khoa tiếng Anh, ĐH Hà Nội) hào hứng: ?oTrong các buổi học, thầy Tâm thường ghi âm phần dịch của SV rồi phát lại cho cả lớp nghe và phân tích ngay tại chỗ. Vì thế, giờ học rất sôi nổi và SV nhớ bài lâu hơn. Hơn nữa, tiếng Anh của thầy rất ?oTây?, thầy dịch rất thoát nghĩa nên nghe thích lắm?.

    Thầy Tâm còn nổi danh là ?ocao thủ? công nghệ trong trường. Các GV và SV có vấn đề gì về máy móc, công nghệ đến tìm thầy luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình.

    Cũng như thầy Tâm, các giảng viên trẻ khác của Khoa tiếng Anh như thầy Phạm Ngọc Thạch, thầy Khuê đều đưa công nghệ hiện đại vào bài giảng. Các thầy mang camera đến lớp, ghi hình SV thuyết trình hoặc phiên dịch rồi chiếu để cả lớp nhận xét ưu, khuyết điểm.

    ?oĐặc biệt, đề tài các thầy đưa ra luôn gắn với cuộc sống, WTO thì có WTO, APEC có APEC nên bọn em thấy hào hứng lắm? - Thuỳ Linh (lớp 2A-03) cho biết.

    Có lẽ, làm chủ công nghệ hiện đại là một ưu điểm nổi bật của những giảng viên thế hệ 7X, 8X.

    Thầy Phan Thế Công, giảng viên trẻ trường ĐH Thương mại còn lập hẳn một website riêng, dày công sưu tầm tài liệu và đẩy lên trang web đó để SV dễ dàng tra cứu. Hay như một số thầy, cô giáo ĐH Dược còn mua cả tài khoản (account) của một thư viện điện tử ở Mỹ để tìm nguồn tài liệu rộng lớn cập nhật cho SV.

    Những bài giảng điện tử thiết kế trên power-point với âm thanh, hình ảnh sống động cũng tăng sức lôi cuốn cho giờ học. Bên cạnh đó, giáo viên trẻ còn yêu cầu SV liên tục cập nhật kiến thức mới từ sách báo và internet, sử dụng power-point để làm bài thuyết trình khiến trình độ tin học của SV cũng tăng lên đáng kể.

    Nguyễn Duyên (SV Khoa Kế toán Tài chính, ĐH Thương mại) tâm sự: ?oChính các thầy, cô giáo trẻ đã thúc đẩy bọn em phải làm quen và sử dụng internet như một công cụ tìm kiếm tiện ích nhất bởi vì bài giảng của các thầy, cô luôn đầy ắp những thông tin cập nhật, nếu không lên mạng tìm thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu?.

    Dạy từ cuộc sống, học từ cuộc sống


    Tin tức thời sự chính là một "chất liệu" quan trọng trong bài giảng của những giáo viên trẻ. Ảnh: Lê Anh Dũng
    ?oLịch sử là gì? Bạn vừa bị mất 10.000 đồng. Đó có phải sự kiện lịch sử không? Thầy giáo dạy môn Lịch sử Đảng đã khiến chúng em bất ngờ ngay từ ngày đầu tiên vào lớp với những câu hỏi như thế.? Vân Anh (Lớp K41, D1, ĐH Thương mại) chia sẻ.

    Vân Anh nhớ lại ngày đầu tiên vào lớp, trông thầy ?otrẻ măng? như một SV. Cả lớp ban đầu có phần... ngao ngán vì nghĩ môn Lịch sử Đảng đã khô, nay lại ?obị? một thầy trẻ, ít kinh nghiệm dạy thì... chắc chết. Nhưng thầy đã sớm chinh phục hàng trăm SV bằng kiến thức sâu rộng và phương pháp giảng dạy rất hiện đại của mình.

    Không chỉ đơn thuần truyền đạt những kiến thức trong sách vở mà thầy còn yêu cầu SV phải tư duy để trả lời những câu hỏi kiểu như ?oTại sao ngay sau đổi mới năm 1986, Đảng ta vẫn xác định nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình phát triển?? hay đơn giản là những câu hỏi kiểm tra kiến thức như ?oBí thư Thành uỷ Hà Nội hiện nay là ai??.

    Vân Anh nói thêm: ?oThầy luôn đưa kiến thức môn Lịch sử Đảng vào sự kiện nóng hổi của đời sống, ví dụ như yêu cầu lớp thảo luận về chiến lược của Đảng khi VN gia nhập WTO, tổ chức APEC. Vì thế, SV chúng em không thể đứng ngoài cuộc, buộc phải tìm hiểu sâu các vấn đề thời sự. Nhờ thầy mà môn Lịch sử Đảng không còn khó hiểu và khô khan như chúng em nghĩ nữa.?

    Việc ***g ghép những sự kiện thời sự, những vấn đề nóng hổi mang hơi thở của cuộc sống thường ngày vào bài giảng khiến cho giờ học của các giảng viên trẻ luôn sinh động, hấp dẫn và thu hút SV.

    Nguyễn Thị Lệ Thu (Lớp trưởng lớp C, K54, Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội) tâm sự: ?oSV Sư phạm bọn em đôi khi hơi kém năng động. Các thầy, cô giáo trẻ thường chủ động giới thiệu những cuốn sách best-seller đang nóng trên thị trường để chúng em tìm đọc.

    Vì chúng em sẽ là những giáo viên dạy văn trong tương lai nên các thầy cô còn sưu tầm những bài văn xôn xao dư luận trên mạng cho bọn em đọc và phân tích, học hỏi cách ra đề, chấm điểm?.

    Đinh Văn Tương (lớp Thực phẩm Pháp K48, ĐH Bách khoa Hà Nội) cũng hào hứng kể về những giờ học với các giảng viên trẻ: ?oCác thầy, cô thường đưa ra chủ đề ?onóng? để cả lớp thảo luận như vấn đề nhân bản vô tính, vụ sữa thanh trùng dán nhãn sữa tươi khuấy đảo thị trường thời gian qua?.

    Sự trẻ trung và tự tin của các GV trẻ cũng truyền nhiệt huyết cho các SV, đặc biệt là SV ngành sư phạm.

    Diệu Hà (SV hệ Sư phạm, Khoa tiếng Anh, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) tâm sự: ?oTheo em thì ngoại hình của GV rất quan trọng vì nó sẽ tạo thiện cảm cho SV ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bọn em được học nhiều cô giáo trẻ như cô Huệ Chi, cô Vân Anh... ăn mặc rất trẻ trung, hiện đại và lịch sự. Đó cũng là hình mẫu để em học tập khi đi dạy sau này?.

    "Chuyên gia" tâm lý


    Không có khoảng cách với SV. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Ngọc Nguyên (SV năm thứ 4, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh-Mỹ) rất ấn tượng với lời chào đầu tiên của một cô giáo trẻ khi vào lớp: ?oCác em hãy coi tôi như là bạn, tôi đến đây là để chia sẻ kiến thức cho SV và cũng mong muốn học được điều gì đó từ SV?.

    Không chỉ truyền đạt kiến thức mà các GV trẻ nhiều khi còn là những người bạn, là tổng đài 1080 giải đáp mọi thắc mắc trong cuộc sống, thậm chí trong cả tình yêu cho SV.

    Trang Duyên (bạn cùng lớp Ngọc Nguyên) nhớ mãi về lời khuyên của cô Thuỷ, giáo viên chủ nhiệm từ năm thứ nhất: ?oTrong giờ Writing, em viết bài luận về về puppy love (tình yêu tuổi học trò). Cuối giờ cô gọi em ở lại và chia sẻ rằng cô cũng vừa qua thời SV, cô biết tình yêu SV rất đẹp nhưng cần phải cẩn thận. Tình yêu học trò nếu trong sáng thì sẽ là động lực cho mình nhưng nếu không đúng mực thì để lại những hậu quả xấu?. Cô Thuỷ còn tâm sự với SV về chuyện riêng tư của mình và mời cả lớp đi dự đám cưới cô như những người bạn thân.

    Thầy Phạm Tiến Hùng của ĐH Hà Nội cũng rất ?onổi danh? với vai trò ?ochuyên gia tư vấn hướng nghiệp? cho SV. Trong các bài giảng của mình, thầy thường ***g ghép những kinh nghiệm làm việc, quan điểm sống tích cực cho SV. Thầy khuyên mỗi SV hãy khám phá năng lực bản thân và hết mình theo đuổi nghề nghiệp bởi ?onghề nào cũng tốt, miễn là chúng ta say mê với nó?.

    Hầu hết các GV trẻ đều thường xuyên trao đổi email và chat với SV.Nhiều giáo viên trẻ còn công khai blog cho SV và rất hay đọc blog, để lại comment (bình luận) trên các blog của học trò.
    Lan Hương

  5. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Thầy cúng và bóng đá!
    Báo Thể Thao TP.HCM ngày hôm qua đưa một cái tin rất lạ: Đêm thứ sáu (ngày 16-3), một ngày trước trận đấu trong khuôn khổ Giải bóng đá hạng nhất giữa hai đội Quảng Ninh với Vinakansai Ninh Bình, đội khách Quảng Ninh đã xin chủ nhà cho phép vào cúng sân.
    Tuy phía chủ nhà đã từ chối, nhưng hai vị thầy cúng mà đội khách thuê vẫn trèo tường vào sân để cúng. Đội chủ nhà lập tức báo công an phường và hai vị thầy cúng đã bị tạm giữ. Tang chứng vật chứng mà công an thu được trong túi đồ nghề của hai vị thầy cúng là những lá bùa ghi đầy đủ họ tên các cầu thủ đội Ninh Bình!
    Gọi điện ra Ninh Bình xác minh, được biết đó là chuyện thật 100%.
    Thật hết biết! Đã bước sang thế kỷ 21, cứ tưởng cái trò cúng sân chỉ còn là chuyện quá khứ, nào ngờ nó vẫn tồn tại. Làm bóng đá chuyên nghiệp, ai chẳng biết đó là nơi thi thố tài quản lý, làm giỏi thì đội bóng mạnh và ngược lại thì đừng mơ chơi bóng đá chuyên nghiệp. Không thể ngờ trong làng bóng đá VN vẫn còn những người chỉ mong thành công bằng yếu tố tâm linh.
    TR.H.

    (Nguồn: Tuoitre online)

  6. oliverlely

    oliverlely Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Các bạn à, tình cờ mình biết đến bài báo này, chia sẻ với các bạn xem nhé! Good day!
    Chuyện cô bé 8 tuổi chấn động dư luận Trung Quốc
    Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.
    Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm".

    Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng bao giờ có cô nào chịu lấy cha nữa.

    Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa ngáp ngáp vừa khóc thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!".

    Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo.

    Vào học lớp Một, Xa Diễm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm.

    Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia).

    Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng.

    Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.

    Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự

    Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".

    Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra.

    Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.

    Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.

    Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ Thành Đô buổi chiều, thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

    Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động.

    Có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé.

    Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái.

    Xa Diễm chịu đựng đợt hóa trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn.

    Sự kiên cường của đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hóa trị, đường ruột và dạ dày sẽ phản ứng kịch liệt, thời gian đầu mới hóa trị, mỗi lần Xa Diễm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không.

    Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".

    Hai tháng hóa trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hóa... lần nào cũng "hung hóa cát".

    Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.

    Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hóa chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khỏe Xa Diễm càng kém.

    Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: - "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?".

    "Bởi vì họ đều có lòng tốt!"

    - "Dì ơi, con cũng làm người tốt".

    "Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương".

    Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con...".

    Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc".

    Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn.

    Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì.

    Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới.

    "Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con.

    Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn...".

    Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.

    Con đã từng được sống, con rất ngoan

    Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.

    Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.

    Trên bia mộ, một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: "Con đã từng được sống, con rất ngoan! (30/11/1996 - 22/8/2005)".

    Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ".

    Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt.

    Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy giụa giữa sự sống và cái chết.

    Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hãy yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!".

    Theo Tiền Phong
    link: http://www6.dantri.com.vn/nhipsongtre/2007/3/171097.vip

    Được oliverlely sửa chữa / chuyển vào 15:06 ngày 21/03/2007
  7. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Thân tặng các chị em phụ nữ NTC đang còn cô đơn
    Trắc nghiệm: Chàng trai nào hợp với bạn?
    Người ấy khiến bạn cảm mến hoặc nhanh chóng rút lui dựa trên tiêu chí nào? Hãy tự trả lời qua bài trắc nghiệm này.
    1. Lần đầu tiên đi ăn tối với chàng, bạn gọi:
    a.Bất kỳ món ăn nào bạn thích.
    b.Món salad nhẹ nhàng.
    c.Món ăn bạn thích nhưng tránh những gia vị mạnh, chẳng hạn như tỏi.
    2. Khi cuộc trò chuyện xoay quanh những mối tình đã qua của bạn, hầu hết các chàng đều muốn biết:
    a.Mối quan hệ ấy kéo dài bao lâu và bây giờ có còn là bạn của nhau không.
    b.Không quan tâm, vì ai chẳng có quá khứ, phải sống cho hiện tại.
    c.Quan tâm tất thảy - đặc biệt là tại sao các mối tình đó tan vỡ.
    3. Bạn gặp một anh chàng khá lém lỉnh tại một câu lạc bộ tiếng Anh. Lúc giải lao, bạn và chàng nói chuyện rất nhiều và cho hắn số điện thoại. Về nhà, đợi mãi mà hắn chẳng gọi cho bạn. Bạn kết luận về hắn:
    a.Hắn như một người bạn gái và đã can thiệp vào đầu óc bạn.
    b.Có lẽ hắn đã đánh mất số điện thoại của bạn.
    c.Hắn không thật sự thích bạn.
    4. Bạn chật vật lắm mới có được cặp vé đi xem hòa nhạc. Thế mà trong suốt buổi điễn, chàng lại... ngủ khì, nhưng sau đó, chàng lại bảo buổi hòa nhạc rất hay và đề nghị đi cà phê. Điều đó có nghĩa là gì?
    a.Chàng chỉ thấy thư giãn khi ở bên cạnh bạn
    b.Chàng không mặn mà với chương trình hòa nhạc và cảm thấy xấu hổ khi mình ngủ quên, vì thế muốn chuộc lỗi
    c.Anh ấy quá chán nản, muốn làm nóng mình lên bằng một tách cà phê.
    5. Tại sảnh lớn bạn thấy chàng đang mải mê tán chuyện với một cô gái khác trông khá thân thiết. Nếu bạn muốn gây sự thu hút với chàng, cách tốt nhất bạn làm sẽ là:
    a.Tỏ vẻ bình thường và tìm cách gợi đề tài nào đó chung giữa hai người.
    b.Cố tỏ ra nhí nhảnh hơn và hơi đong đưa vì biết hắn thích thế.
    c.Kể một câu chuyện hài hước về những cô gái đong đưa để gợi ý rằng bạn là người khiến chàng an tâm.
    Trả lời
    1. a: 1 điểm, b: 3 điểm, c: 2 điểm
    2. a: 2 điểm, b: 3 điểm, c: 1 điểm
    3. a: 3 điểm, b: 1 điểm, c: 2 điểm
    4. a: 1 điểm, b: 2 điểm, c: 3 điểm
    5. a: 2 điểm, b: 3 điểm, c: 1 điểm
    Đáp án của bạn:
    1-4 điểm: Bạn là người khá lý thuyết, bạn luôn thích những hình mẫu trong phim ảnh hay sách vở rồi loay hoay tìm kiếm người trong mộng của mình. Thế nên một chàng trai lãng mạn sẽ hợp với bạn đấy.
    5-10 điểm: Bạn là người biết cách nói chuyện, luôn nắm bắt những tín hiệu mà một người khác phái gửi tới bạn. Bạn thích chọn một chàng trai có quan niệm sống thực tế để ?ođi cùng thuyền? với bạn.
    11-15 điểm: Bạn là người có cá tính mạnh, quyết đoán. Thế nên người bạn ?ochấm? sẽ là người từng trải và không dễ đầu hàng trước mọi khó khăn.

  8. hazeem

    hazeem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    0
    Bạn có tin vào những chuyện tâm linh không ? Nếu không thì mời bạn đọc câu chuyện về các nhà ngoại cảm:
    http://ngoisao.net/Topic/?ID=414
  9. Changes_of_my_life

    Changes_of_my_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.867
    Đã được thích:
    0
    Trước đây tôi chả tin có ma hay quỉ gì đâu, mặc dù tôi vẫn luôn sợ ....MA! Mỗi lần xem 1 bộ phim ma xong là nguyên 1 tuần, đầu óc tôi lại xoay quanh về những con ma. Ra đường thấy ai mà trang điểm quá lòe loẹt là nghĩ ngay ắt hẳn người ấy bị ma nhập vào rồi Mẫu thuẫn nhỉ! Khi mà suốt ngày ngồi ù lì trước máy tính, đọc biết bao nhiêu chuyện khoa học. Ấy vậy mà bây giờ thì tôi tin là có ...ma!
    Tôi tin vào ngoại cảm. Tin vào tâm linh.
    Bí ẩn trí nhớ về kiếp trước
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/04/3B9F4A70/
  10. hazeem

    hazeem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    0
    Những bí ẩn về kiếp trước thì thiên về thuyết luân hồi hơn là những linh hồn còn lưu lại trong các bài báo về ngoại cảm.
    Tiện đây gửi mọi người đọc xem nó khen mình hay chửi mình đây:
    Doanh nhân nước ngoài hiểu sai thế nào về Việt Nam?
    00:10:54, 06/04/2007TS Phan Minh Ngọc

    Trong một bài viết mới đây trên tạp chí Purchasing của Mỹ, tác giả David Hannon đã viết về sự thay đổi trong ấn tượng và quan niệm của nhiều doanh nhân nước ngoài về việc kinh doanh ở Việt Nam.
    Mở đầu bài viết, Hannon "chơi" luôn một câu phủ định thế này: "Bất kể anh cho rằng anh hiểu biết về việc kinh doanh ở Việt Nam như thế nào, quên ngay đi ! Môi trường kinh tế và kinh doanh của Việt Nam ngày nay làm ngạc nhiên phần lớn giới mua hàng (buyer) của Mỹ, là những người đến đây để tìm kiếm nguồn cung hàng có chất lượng với giá rẻ". Hannon thuật lại lời của một giám đốc mua hàng ở một tập đoàn trong lĩnh vực điện tử có trụ sở tại California rằng trước khi đến Việt Nam, sự mường tượng của ông này và nhiều đồng nghiệp về Việt Nam chỉ là hình ảnh của những cơ sở sản xuất lụp xụp với sàn nhà bẩn thỉu trong một không gian kiểu các xưởng vắt mồ hôi.
    Quan niệm của vị giám đốc này đã thay đổi 180 độ khi đặt chân đến Việt Nam. Ông cho biết đã hết sức ấn tượng với những gì mình thấy qua một loạt các cuộc đi thăm cơ ngơi sản xuất khác nhau, và một khi đã vào trong nơi sản xuất rồi thì ông không còn phân biệt được là đang ở nước ngoài.
    Một giám đốc vật tư khác, chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn cung trên toàn cầu cho một hãng sản xuất các phương tiện giao thông chuyên biệt, cũng nói rằng đã có quan niệm sai lầm tương tự, khi cho rằng chỉ có thể tìm thấy những công ty có công nghệ và kỹ năng thấp ở Việt Nam. Nhưng rồi ông cũng nhận ra rằng: "Trên thực tế, có một số công ty có uy tín và có công nghệ rất cao, và vấn đề khó khăn là phải tìm được những nhà cung cấp Việt Nam thực sự có uy tín thuộc loại này".
    Một hiểu sai khác của vị giám đốc vật tư này, cũng như của nhiều doanh nhân Mỹ khác, là suy nghĩ cho rằng họ không được chào đón tại Việt Nam. Rốt cuộc, ông cũng phải thú nhận rằng: "Thành thực mà nói, người Việt Nam rất thân thiện và mến khách, mặc dù số lần lui tới của giới doanh nhân Mỹ đến Việt Nam còn kém xa số lần họ đến Trung Quốc".
    Bản thân các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam cũng biết đến những quan niệm sai lầm kiểu này trong giới doanh nhân nước ngoài. Tổng giám đốc một công ty phần mềm lớn của nước ngoài cho biết rằng: "Một trong những bất lợi khi kinh doanh ở Việt Nam là một số người nghĩ rằng chúng tôi làm việc trong các lều lán lọt thỏm giữa những thửa ruộng", trong khi công ty này tọa lạc Khu công nghệ cao TP.HCM với những trang thiết bị hiện đại, và đối tượng là các khách hàng "hi-tech".
    Bất chấp những quan niệm sai lầm như vậy, Hannon viết tiếp, Việt Nam đã lọt vào màn hình radar của các doanh nhân Mỹ và phương Tây, nhờ những điểm hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam như tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trong khu vực, chỉ sau Trung Quốc; chương trình cổ phần hóa (mới công bố) các doanh nghiệp quốc doanh quan trọng trong 3 năm tới; và việc gia nhập WTO mới đây... Kể cả trước khi có những sự kiện này, việc Việt Nam là thành viên của ASEAN và ký kết Hiệp định thương mại song phương với Mỹ cũng đã làm thay đổi chính sách kinh tế và thương mại của Việt Nam, đặc biệt trong quan hệ thương mại với Mỹ - nước đã trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam.
    Ngành công nghệ cao của Việt Nam là một minh họa sắc nét về sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Tác giả đã trích dẫn một số liệu cho thấy xuất khẩu máy tính và thiết bị điện tử của Việt Nam đã tăng tới 34% trong năm 2005, đạt 1,44 tỉ USD. Nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới Intel cũng đã khởi công xây nhà máy mới tại đây với số vốn lên tới 1 tỉ USD và đồng thời cho biết có kế hoạch xây một nhà máy khác nữa với quy mô tương tự. Trong con mắt của giới báo chí nước ngoài, việc Bill Gates được 7.000 sinh viên chào đón như một ngôi sao nhạc rock là một bằng chứng nữa cho thấy sự khát khao và yêu thích những thứ thuộc về "hi-tech" ở Việt Nam.
    Tất nhiên, Hannon không quên nêu ra những trở ngại cho việc làm ăn với Việt Nam, trong đó có cơ sở hạ tầng yếu kém và nguồn cung cấp nguyên vật liệu còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài sản xuất tại Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, Nhật, và thậm chí là Nga. Thêm vào đó là sự yếu kém trong hệ thống phân phối việc quản lý chuỗi cung cấp làm cho nhà đầu tư phải cân nhắc khi vào Việt Nam hơn là so với một số thị trường khác.
    Ngoài ra, cung cách làm ăn của giới doanh nghiệp Việt Nam cũng tương tự như của các nước châu Á khác. Một người sống và làm việc đã lâu tại Việt Nam nhận xét rằng các nhà cung cấp Việt Nam rất khó nói "không" và thường nhận đại đơn đặt hàng mà họ biết rõ rằng không thể đáp ứng được.
    (Thanh Niên Online)

Chia sẻ trang này