1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi biendaikho, 04/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hazeem

    hazeem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    0
    Giấy ăn = giấy lộn + hóa chất
    TP - Giấy lộn nghiền nát ngâm, tẩy hóa chất là công thức của hầu hết các loại giấy ăn hiện nay. Giấy càng trắng, càng thơm, hóa chất càng nhiều.

    Giấy ăn, giấy vệ sinh "made in" thôn Dương Ổ. Ảnh: MH
    Hàng trăm tấn giấy lộn và hóa chất ngày ngày được chở về Yên Phong, Bắc Ninh- nơi cung cấp giấy ăn, giấy vệ sinh cho toàn bộ khu vực phía Bắc.
    Theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết các quán cơm bình dân hiện nay đều sử dụng cùng một loại giấy ăn. Đó là thứ giấy xỉn màu, hình vuông, được gấp đôi hoặc gấp tư. Loại giấy này lau bát ướt là rữa ra, lau miệng có khi dính lên cả môi. Một số quán khác tiết kiệm hơn còn dùng cả giấy cuộn vệ sinh thay giấy ăn.
    Với loại giấy có mùi thơm còn khủng khiếp nữa. Chị K. ở Kim Liên, Hà Nội một lần mua tập giấy ăn ở quán nước, mở ra dùng thì mùi hương từ giấy xộc thẳng vào mũi khiến chị hắt hơi lia lịa.
    ?oVẫn chưa kinh khủng bằng khăn ăn có hương thơm. Không biết ướp tẩm hóa chất gì mà mùa thơm hắc nồng nặc. Ấp cái khăn ướt ấy lên miệng chỉ muốn ói mửa. Từ lần đó tôi không dám dùng giấy ăn hay khăn ăn có hương thơm nữa? - Chị K kể lại.
    Thôn Dương Ổ, xã Phong Khê (Yên Phong, Bắc Ninh), có 137/867 hộ chuyên sản xuất các mặt hàng từ giấy phế liệu. Những hộ khác cung cấp các dịch vụ liên quan đến giấy như phân loại, vận chuyển, đóng gói, v.v?
    Giấy vụn, bìa các tông chất cao như núi ngay từ đầu thôn xen lẫn các phuy đựng hóa chất xếp ngổn ngang. Xe container chở giấy vụn tới, rồi chở thành phẩm giấy ăn, giấy vệ sinh đi, rầm rập suốt ngày đêm.
    Ngang qua những hộ làm giấy, một mùi hăng hắc bốc lên thật khó chịu. Ông Nguyễn Văn Huệ, Trưởng thôn Dương Ổ bảo: ?oMùi hóa chất đấy!?. Theo ông Huệ, giấy báo, vở học sinh, lề thùng (bìa các tông), giấy photo, v.v?, theo chân đồng nát từ khắp nơi đổ về đây.
    Sau khi phân loại, giấy vụn được ngâm vào bể nước sút cho mục ra, sau đó dùng máy thủy lực nghiền nát thành bột. Để giấy trắng, người ta tẩy bột này bằng nước javen hoặc chất tiba phản quang. ?oTuỳ theo yêu cầu của khách, muốn giấy càng trắng thì càng phải dùng nhiều chất tẩy? ?" Ông Huệ cho biết.
    Từ bột này, qua một số công đoạn nữa như seo, ép nước, sấy? sẽ được thành phẩm là giấy ăn, giấy vệ sinh, thậm chí cả băng vệ sinh phụ nữ. Theo tính toán của các hộ làm giấy, một tấn giấy phế liệu để làm ra thành phẩm cần 9 cân sút và 30 ?" 40 lít javen tẩy trắng. Đối với giấy thơm, phải thêm một công đoạn nữa là phun hóa chất thơm lên mặt giấy. Các loại hóa chất này thường là hàng Trung Quốc nhập về.
    Giấy ăn ở đây bán rất rẻ. Một dây giấy thơm gồm 500 gói nhỏ chỉ trên 50.000đ. Giấy vệ sinh 4000 ?" 4.500đ/10 cuộn, đắt nhất 8.000đ/10 cuộn. Giấy càng trắng, càng thơm, càng phải dùng nhiều hóa chất nên giá thành thường đắt hơn các loại giấy xỉn màu hoặc không hương thơm.
    Chúng tôi thắc mắc về độ an toàn của các sản phẩm giấy ăn, giấy vệ sinh sản xuất tại thôn, anh Ngô Văn Trường, Giám đốc Cty Hải Tiến, thôn Dương Ổ, chắc nịch: ?oSau khi ép hết nước và sấy khô ở nhiệt độ trên 100oC, đảm bảo hóa chất bay hết?. Nhưng anh cũng tiết lộ: ?oMáy của nhà nào xử lý không tốt thì giấy vẫn còn mùi hóa chất?.
    Dạo một vòng qua các ngõ xóm toàn giấy và rác, chúng tôi có mặt bên bờ con sông Ngũ Huyện Khê chảy quanh thôn. Sau hàng chục năm hứng những dòng nước xả lẫn hóa chất và bột giấy không hề qua xử lý từ các hộ làm giấy, con sông đã chết. Cả một khúc sông lớn không còn giọt nước. Nhiều đoạn bột giấy cô đặc thành lớp dày đến nỗi người đi qua cũng không thủng.
    ?oBao nhiêu hóa chất như thế, chuột cũng chết nói gì cá!? ?" Ông Huệ thở dài.
    Mỹ Hằng
    Về ?ođại bản doanh? giấy ăn
    Hiện nay thôn Dương Ổ có xấp xỉ gần 100 nhà có dây chuyền cỡ lớn, mỗi dây chuyền có công suất 15 tấn/ngày. Cả xã mỗi ngày sản xuất khoảng 200 tấn thành phẩm giấy ăn, giấy vệ sinh, cung cấp cho toàn bộ khu vực miền Bắc.
    Một bác sĩ Viện Da liễu cho biết, khăn lạnh và giấy ăn không đảm bảo vệ sinh là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh ngoài da sinh sôi phát triển, đặc biệt là virus herpes gây lở rộp môi. Các hóa chất còn tồn đọng trong giấy ăn, khăn ăn có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  2. xacchetloangiangho

    xacchetloangiangho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    458
    Đã được thích:
    0
    Ảnh thảm sát trong trường đại học Mỹ
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2007/04/3B9F51EF/
    man rợ
  3. xacchetloangiangho

    xacchetloangiangho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    458
    Đã được thích:
    0
    Vết dầu loang bí ẩn tấn công bãi biển Nha Trang
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/04/3B9F53AD/
    .....
    Tớ phải sửa bài cậu 1 chút vì có nguyên 1 câu văn quá nhạy cảm về chính trị..... thông cảm nghen Xacchetloanggiangho!
    Được changes_of_my_life sửa chữa / chuyển vào 18:36 ngày 25/04/2007
  4. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Max ?ođiên? và dự án ảnh về người điên: Hạnh phúc của bốn bàn tay trắng
    Có hai bóng hình nhỏ, một mẹ, một con, sống trên cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối Hà Nội với quận Long Biên. Họ tha thẩn ăn uống, ngủ, chơi trên cầu và trên bãi đất giữa sông.
    Chẳng ai thèm chú ý tới họ, đơn giản vì người ta cho rằng đó là hai mẹ con người điên. Vậy mà có một người chụp ảnh trẻ tuổi đến từ bên kia Trái đất đã thay đổi quan điểm sống từ câu chuyện của hai mẹ con.
    Những tấm ảnh đẹp về cuộc sống tràn đầy tình mẫu tử ấy đang ở trên trang web có tên Hiệp hội Báo chí thế giới (World Press Association), một địa chỉ Internet có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới.
    Cuộc sống là thế
    Hãy xem qua những tấm ảnh của hai mẹ con nhà nọ. Tác giả những tấm ảnh là Justin Maxon, sinh viên nhiếp ảnh báo chí Trường đại học San Francisco. Người phụ nữ được chụp ảnh tên Lê Thị Mùi, sinh năm 1965, con trai chị 5 tuổi, tên là Phả. Dưới đây là một đoạn trong câu chuyện của chị Mùi mà Justin thu âm được, phóng viên đã chép lại bằng văn bản, trung thực với cách phát âm của chị: ?ođến khi có cháu Phả thì tôi quyết tâm nà không có tiền chồng cho, nhà chồng không cưu mang giúp đỡ, tôi cũng quyết tâm đẻ cho chồng tôi một cháu trai nữa, và tất cả đã được như ý nguyện. Thế nhưng mà nói chung nà mẹ con để dành dụm được một triệu bạc thì đi thuê nhà ở Quảng Ninh nghỉ đẻ đấy, thuê nhà thì bà cụ cũng nấy rẻ, bốn chục nghìn một tháng thôi, thế nhưng mà đến khi vừa tiền đi đẻ ở bệnh viện này, vừa tiền ăn, tiền trọ các thứ, đến được hai tháng rưỡi nà hết sạch. Anh chồng chết rồi chứ, anh chồng bố thằng Phả đấy, nghiện...?.
    [​IMG]
    "Cháu bây giờ nhé, từ lúc mụ dạy đã cười rất sảng khoái ở giấc mơ đấy, giấc ngủ ý. Tôi để ý như thế. Và trong cái tình cảm mẹ con nà có một núc ôm con mà cảm thấy thương con đến ***g làn, có một núc như thế đấy. Phả nà nhất. Từ bé đến giờ chưa bao giờ xa. Có một nần cai sữa để gửi ở nhà dì thôi, mà suốt đêm cháu cứ ra sân ngồi. Đêm tối như thế cháu không sợ, cháu cứ một mực đòi dì nà đi tìm mẹ" (chị Mùi kể - ghi lại từ băng thu âm của Justin Maxon)
    Chị Mùi trông hệt như những người điên vẫn thường lang thang không áo quần. Chị cùng con trai lững thững trên cầu, cúi nhặt rác rưởi, vừa để dọn sạch lối đi, vừa tập thể dục. Đến bữa, họ đi xin ăn. Đêm tối, họ ngủ trên manh chiếu ở một góc cầu Long Biên. Hãy nghe câu chuyện của họ:
    ?oHàng ngày cuộc sống của hai mẹ con thì mẹ ăn thế nào cũng được, còn cháu thì có khi nà cũng phải đi xin cho cháu ăn. Cháu ăn sạch hơn mẹ một tí. Bây giờ hàng ngày đi xin thì cũng muốn dạy cho cháu một cái nễ phép, để cho cháu sau này được ngoan ngoãn hơn. Hàng ngày muốn cháu được ngoan ngoãn thì mẹ không được nói năng những câu thô tục quá để cháu tự hấp thụ vào. Mẹ cũng phải tự rèn mẹ để cho con nó học tập thôi chứ còn không bắt buộc cháu điều gì cả. Cháu rất yêu và quí mẹ?.
    Mẹ con chị Mùi đã làm tôi thay đổi
    Justin Maxon đến VN cách đây ba tháng bằng số tiền tiết kiệm được sau khi thực hiện một số dự án ảnh ở quê nhà về người vô gia cư và cuộc sống ở New Orleans một năm sau cơn bão Katrina. Anh còn là thành viên của photoworld.com.vn, một website nhiếp ảnh qui tụ nhiều phóng viên ảnh VN dưới cái tên MadMax (tức Max ?ođiên?).
    [​IMG]
    Anh đi lang thang khắp Hà Nội để tìm kiếm đề tài chụp ảnh, rồi bất chợt nhìn thấy mẹ con chị Mùi. Max, 24 tuổi, kể: ?oTôi trông thấy một người phụ nữ và đứa trẻ trên cầu Long Biên. Chị mặc độc chiếc quần soọc. Trong vòng hai tuần ở Hà Nội, tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì giống thế. Đó là điều vô cùng lạ lẫm ở đất nước tôi. Tôi bắt đầu đi theo họ và khám phá mối liên hệ mẫu tử giữa họ. Từ đó, có một điều gì đó thẳm sâu trong tâm hồn cứ kéo tôi đi theo hai mẹ con. Tôi từng cảm thấy lạc lõng khi phải sống ở một đất nước mới với những trải nghiệm mới. Hai mẹ con chị có vẻ lẻ loi giống tôi. Có một điều kỳ lạ ở họ đã làm tôi thay đổi, đó là việc tìm thấy hạnh phúc từ nội tại. Ở Mỹ, bạn được cho là hạnh phúc khi bạn sở hữu một tài sản. Nhưng ở đây, hai mẹ con chị hoàn toàn tay trắng. Chị ấy thậm chí còn thích cuộc sống không nhà cửa hơn là bị nhốt trong một trung tâm xã hội. Chị ấy theo đạo Phật. Chị ấy bị đặt bên lề xã hội. Chị ấy cho tôi thấy tất cả chúng ta đều là con người với tất cả ý nghĩa nhân bản của từ này?.
    [​IMG]
    Max đã chụp ảnh mẹ con chị Mùi trong cuộc sống hằng ngày, những tấm ảnh chân thực, tự nhiên và tình cảm, đúng như những gì anh cảm thấy. Max đi theo hai mẹ con từ sáng tới đêm trong mười ngày đầu tiên. Trong những ngày đó, luôn có một đám đông đi theo anh, người tò mò, người chê cười, người dọa nạt anh không được ghi lại ?ohình ảnh xấu của VN?, người can ngăn anh vì cho đó là một việc vô tích sự. Max cảm thấy khó khăn khi mình và mẹ con chị Mùi bị bao vây hằng ngày như vậy. Anh giả vờ lảng đi, rồi quay lại với mẹ con chị Mùi cứ ba ngày một lần để hoàn thành những tấm ảnh cuối cùng trong dự án. Cứ như vậy sau ba tuần, 24 bức ảnh đẹp nhất về cuộc sống hằng ngày của mẹ con chị Mùi ra đời.
    Tạm biệt chị Mùi và bé Phả, Max ?ođiên? vào Quảng Trị, Đà Nẵng để chụp ảnh về những nạn nhân bị nghi nhiễm chất độc da cam. Sau ba tuần cùng sống, cùng ăn, cùng ở với một gia đình ở Đông Hà, Quảng Trị, Max đã hoàn tất dự án ảnh thứ hai ở VN. Trước khi lên đường về Mỹ, Max nói: ?oTôi sẽ tìm cách quay trở lại đây trong khoảng một năm tới, sau khi tốt nghiệp?.
    Justin Maxon bắt đầu làm quen với nghề báo từ năm 14 tuổi. Nhưng anh chỉ thật sự bắt đầu với ảnh báo chí hơn một năm qua và đã kịp thực hiện tổng cộng sáu dự án nhiếp ảnh hướng tới những số phận hẩm hiu, bé nhỏ của xã hội. Max theo đuổi nghề báo với lý tưởng nghề nghiệp, cho rằng công việc anh đang làm sẽ góp phần đem lại những đổi thay tích cực, hoặc chí ít cũng giúp được một ai đó. Anh nói: ?oTất cả đề tài của tôi đều có tâm hồn và trái tim tôi trong đó. Những chủ thể mà tôi chụp là một phần của cá nhân tôi. Trong hầu hết các dự án, tôi gắng bỏ ra càng nhiều thời gian càng tốt, từ vài tuần cho tới nửa năm. Đó là một việc cần thiết để có được sự thật về chủ thể qua cái nhìn trung thực và khách quan nhất?.

    UYÊN LY
    (Nguồn: Tuoitre online)
  5. hazeem

    hazeem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    0
    "Ngọc quý" nhập khẩu
    ?oNgười lớn?, đặc biệt là các bậc thầy cô giáo, lắm phen lắc đầu trước những lỗi ngớ ngẩn khó chấp nhận của học trò, thậm chí nhiều cái sai mà bất cứ nhà nghiên cứu giáo dục nào nhìn vào cũng đành... bó tay! Nhưng thử mở cửa nhìn bên ngoài xem ở xứ người có sáng sủa hơn không?
    Thì đây, ở Pháp từ 1999 đến nay, hàng năm, cứ vào cuối thu, các thầy cô giáo lại nô nức đón chờ ?olô hàng mới?, hào hứng truyền tay hoặc meo cho nhau những sản phẩm ấy. Những câu, từ có chứa cái sai, cái lỗi lượm lặt từ kỳ chấm thi Tú tài toàn quốc mà họ âu yếm gọi tên là "ngọc quý".
    Xin nêu ra đây để quý vị cùng chiêm ngưỡng một số viên ngọc quý thu nhặt được từ bài làm của các thí sinh Tú tài mà tôi đã ?onhập khẩu? về Việt Nam.
    Liên quan đến kiến thức tự nhiên nói chung, các em viết gì? Xin mời quý vị thưởng thức. Một lít nước 20 độ + một lít nước 20 độ = hai lít nước 40 độ. ?oMuốn bảo quản nước đá được tốt hơn, người ta phải làm cho nó đông lạnh?. Chưa hết, ?oMột chai nước sẽ nổ tung khi đông cứng, vì dưới tác động của độ lạnh, nước trở thành chất gây nổ . Đọc những câu: ?oTừ thời Ác-si-mét về sau, tàu thuyền có thể nổi trên mặt nước". ?oBom nguyên tử là vô hại khi nó được dùng để làm ra điện?v.v... Người ta dễ có cảm giác đang lạc vào một cõi u mê nào đó.
    Riêng toán học, kết quả hơn mười năm mài ghế nhà trường với một số em: ?oCom-pa được dùng để đo độ của một hình tròn?. - ?oHình đa giác là một hình có cạnh gần như khắp nơi?. Hay: Số tự nhiên là số có thể dùng tay sờ mó được (Úi dà...) ?oĐịnh luật xác suất được gọi tên như thế vì người ta không chắc chắn là nó tồn tại?. (Nghe như chuyện hài, nhưng thực sự là chúng được trích trong các bài thi!)
    Về sinh học, có em viết: ?oBộ óc có hai bán cầu, một bán cầu có nhiệm vụ theo dõi bán cầu kia". Nhạy cảm hơn: ?oChỉ số sinh sản phải bằng 2 để đảm bảo việc tái tạo các thế hệ, bởi vì phải có hai người để tạo nên một em bé. Có thể có ba hay bốn người để làm việc đó nhưng hai người là đã đủ?. ?oLoài thỏ có xu hướng sinh sản với tốc độ của âm thanh?. Xem ra thế hệ trẻ của người ta cũng chẳng ?okém cạnh? con em mình về mặt khoa học tự nhiên đấy nhỉ!
    Còn khoa học xã hội? Những viên ngọc quý cũng không kém phần phong phú. Ngô nghê như: ?oNhững truyện ngụ ngôn của La Fông-ten (La Fontaine) xưa đến nỗi người ta không còn biết tên tác giả nữa?. Ở cung bậc khác, ngọc vật lý có: ?oGa-li-lê (Galilée) bị kết án tử hình vì ông là người đầu tiên biết làm cho trái đất quay?. ?oBốn phương trời là: phải, trái, dưới và trên?.
    Về địa lý: ?oTrung Hoa là đất nước đông dân nhất, với một triệu dân cho mỗi km vuông?. ?oViệt Nam là thủ đô của Li-băng.? (!!!???) ?oNước Pháp gồm 60 triệu dân, trong số đó có nhiều thú vật?. Đặc biệt: ?oĐất nước càng nóng thì càng kém phát triển, lạnh thì phát triển vừa vừa, rất lạnh là rất phát triển?(!). Trả lời cho câu hỏi ?oHãy cho biết tên một con sông lớn của Nga?, có em viết: ?oLa vodka.? (là... rượu vốt-ca) !
    Tương tự, ngọc lịch sử gồm những viên: ?oLịch sử Trung cổ đã được giải thích rõ ràng bởi Crix-tiăng Cla-viê (Christian Clavier) trong phim "Những vị khách lạ tập 1 và 2?1. ?oChữ viết được phát minh ở La Mã bởi những người Ai Cập cách đây 100 năm?. ?oNgười Ai Cập biến người chết thành xác ướp để giữ cho họ được sống?. "Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm khoảng mười người chết nhưng chỉ về phía người Đức".
    Liên quan đến lịch sử nước Pháp, có em viết: ?oThập tự chinh là chuyến du lịch bằng tàu biển do Giáo hoàng tổ chức?. ?oGian-đa (Jeanne d?TArc) là tổng thống?.2 ?oPhrăng-xoa đệ nhất (Francois 1) là con trai của Phrăng-xoa 0 (Francois 0)". ?oLu-i XV (Louis XV) là chắt trai của chú ông ta là Lu-i XIV (Louis XIV)?.
    Một số ngọc quý bắt nguồn từ sự nhầm lẫn. Bởi nhầm từ viết tắt GDP thành BNP (Banque Nationale de Paris = Ngân hàng Quốc gia Paris), có em viết: ?oNgười ta nhận ra một đất nước là giàu hay nghèo khi nhìn vào BNP (Ngân hàng Quốc gia Paris) của họ?. Tương tự như thế, có thể kể ra: ?oMỹ đã thả hai quả bom nghệ thuật ẩm thực (thay vì hai quả bom nguyên tử) trên hai thành phố Hiroshima và Nagasaki?. (?oatomique?= nguyên tử/?ogastronomique?= nghệ thuật ẩm thực). Do nhầm lẫn giữa ?ofaucon? (chim cắt) và ?ofaux con? (thằng ngu giả hiệu), mà có: ?oThần Horus có đầu của một thằng ngu giả hiệu (thay vì của một con chim cắt)?. Đáng thương thay cho thần Horus!
    Tên các tác phẩm văn học Pháp cũng bị bóp méo: Lẽ phải gọi là "Những quý bà kệch kỡm" thì có em viết: ?oTrong tất cả các vở kịch của Mô-lie (Molière), ?oNhững viên đá quý kệch cỡm? là vở nổi tiếng nhất?. (?oles précieuses? là những quý bà, nhưng ?oles pierres précieuses? lại là những viên đá quý). ?oBô-đơ-le (Baudelaire) đã gây ra xì-căng-đan khi viết cuốn sách nổi tiếng ?oNhững đóa hoa của con đực?. ?oMal? - niềm đau, đã biến thành ?omâle? - con đực. Xì-căng-đan là lẽ tất nhiên!
    Đặc biệt, danh nhân của nhân loại, của Pháp cũng cùng chung số phận hẩm hiu: ?oNhững tài năng của thời Phục Hưng Ý là: Mic-ky thiên thần (Mickey l?Tange) và con tôm hùm của Vin-xi (le homard de Vinci)?, thay vì Mi-ken Lăng-giơ (Michel Ange) và Lê-ô-na đơ Vanh-xi (Léonard de Vinci). Hẳn chuột Mic-ky quen thuộc với các em hơn danh họa Mi-ken Lăng-giơ và Lê-ô-na đơ Vanh-xi, không gần gũi bằng... một chú tôm hùm! Còn ?oVich-to Huy-gô (Victor Hugo) viết quảng cáo cho những kẻ khốn khổ đáng thương? (trong khi, ông là tác giả của bộ tiểu thuyết ?oNhững người khốn khổ?).
    Có một số ?odanh ngôn? được các thầy cô giáo ở Pháp xếp vào loại câu ?okhông thể xếp loại nổi: ?oPatxcan (Pascal) đã dành trọn đời mình để viết những tiểu luận của Mông-te-nhơ (Montaigne)?.3 ?oCon cháu của A-đam và E-va là Giê-su Ki-tô (Jésus Christ)?. ?oGiu-lơ Xê-da (Jules César) là một thương hiệu pa-tê dành cho chó?.4 Và không biết việc tang ma của tướng Đơ-Gôn (De Gaulle) được tiến hành ra sao mà: ?oTướng Đơ-Gôn đã được chôn cất trong hai nhà thờ ở Cô-lom-bây (Colombey)?. Chẳng lẽ vị tướng này khi qua đời đã bị... phanh thây!
    Cuối cùng là một số viên ngọc khác, kèm với lời nhận xét không thể bình luận: ?oNếu một người nào đó đi theo bạn ngoài đường, hãy cảnh báo trước với anh ta, anh ta có thể hãm hiếp bạn?. ?oBằng cách ve vẫy đuôi, con chó diễn đạt tình cảm giống như con người?. ?oĐức Giáo hoàng vừa qua đời lần thứ 264?. v.v. và v.v.
    Cứ thế, vào cuối thu, những viên ngọc quý ấy lại được các thầy cô bổ sung vào kho tàng ?ongọc quý? của nền giáo dục Pháp. Kể ra thì... ngọc phương Tây cũng phong phú đa dạng và ?osáng? đâu thua gì ngọc ta, phải không quý vị ?
    Vâng! Có thế mới ngộ ra một ?ochân lý?: nỗi đau này... đâu của riêng ta. Trước những vấn nạn Giáo dục hiện nay có phải ầm ĩ lên thế? Dù học sinh ?ongồi nhầm lớp? ở ta đã quá phổ biến, không chỉ ở tiểu học mà còn ở nhiều cấp học cao hơn. Có thể một ngày nào đấy, chúng ta có sáng kiến tổ chức một Festival quốc tế ?ongọc quý học đường?, ắt hẳn sẽ thu hút sự quan tâm tham dự của đông đảo bà con, thế nào họ chẳng chen nhau từ khắp nơi đến thi thố. Hẳn cũng là một phương thức độc đáo để tạo nên thương hiệu Giáo dục cho mỗi quốc gia ấy chứ nhỉ.
    ---------------
    1 Crix-tiăng Cla-viê (Christian Clavier): một diễn viên chính của phim "Những vị khách lạ" với câu chuyện kể về thời Trung cổ.
    2 Gian-đa (Jeanne d?TArc): một cô gái chăn cừu, sau thành nữ tướng chống quân Anh, bị đưa lên giàn thiêu và cuối cùng được phong thánh.
    3 Patx-can (Pascal): nhà văn Pháp thế kỷ XVII, Mông-te-nhơ (Montaigne): nhà văn Pháp thế kỷ XVI.
    4 Giu-lơ Xê-da (Jules César): tên của một bạo chúa La Mã.
    Phạm Thị Anh Nga - Tạp chí Tia Sáng
    Được hazeem sửa chữa / chuyển vào 17:22 ngày 22/04/2007
  6. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Phim Việt: liệu có mùa phim hè?
    Sự ra mắt rầm rộ của bộ phim võ thuật Dòng máu anh hùng đã mở đầu đầy hi vọng cho đợt phim Việt mang tên ?ophim hè?. Liệu phim hè có đắt khách như phim tết hay không?
    Ước muốn ?ophim hè?
    Xây dựng được một ?omùa phim? là tạo thêm thói quen xem phim của công chúng, đồng thời nhà sản xuất có thêm cơ hội để kiếm tiền.
    Tại các nước có nền điện ảnh phát triển, mỗi năm có đến mấy mùa phim nhưng đình đám nhất vẫn là phim hè và phim cuối năm (hay còn hiểu là phim phục vụ năm mới). Sau bao cố gắng, thị trường phim Việt cũng đã hình thành được mùa phim tết, dù chất lượng vẫn còn là điều cần quan tâm để giữ được mùa phim này sống thọ. Và bây giờ, các nhà làm phim đang hướng đến mùa phim hè.
    Cách đây hai năm, với hai bộ phim 39 độ yêu và Chiến dịch trái tim bên phải, phim VN đã có điều kiện chen chân vào đợt phim mùa hè vốn trước đây chỉ dành để chiếu phim ngoại, giới thiệu những siêu phẩm bom tấn của Hollywood hay những bộ phim ăn khách của Hong Kong, Trung Quốc. Thế nhưng cả hai đều gặp thất bại nặng về doanh thu. Nếu Chiến dịch trái tim bên phải chỉ thu hút được một lượng khán giả nhỏ ở thị trường phía Bắc, thì khi Nam tiến, sự cố gắng của êkip làm phim trẻ của Hãng Phim truyện VN đã không được đón nhận. Còn 39 độ yêu lại ?othảm bại? vì chất lượng kỹ thuật quá kém do ?oép? từ phim truyền hình sang phim nhựa.
    Sau kinh nghiệm ê chề của hai bộ phim này, ước muốn xây dựng mùa phim hè cho phim Việt do đó mà khựng lại. Mùa hè năm 2006, thị trường được ?otrả? về cho phim ngoại. Tuy nhiên, không vì thế mà các nhà sản xuất trong nước rút lui.
    Sôi nổi phim Việt hè 2007
    Tổ chức một buổi chiếu ra mắt tưng bừng dành cho Dòng máu anh hùng vào tối 20-4 vừa qua tại Galaxy Nguyễn Trãi (TP.HCM), Hãng Chánh Phương không chỉ để phô trương lực lượng của mình mà còn thể hiện mong muốn tạo dấu ấn riêng cho tác phẩm, tạo ấn tượng cho một mùa phim hè đang manh nha hình thành.
    Được sự ủng hộ của giới báo chí cả nước, có thể hi vọng vào doanh thu của bộ phim này khi nó có đến một tháng trụ rạp (từ 27-4 đến 27-5).
    Bắt đầu từ ngày 18-5, một phim Việt có sự đóng góp của nhiều nhân tố ngoại khác cũng sẽ ra mắt công chúng: đó là Sài Gòn nhật thực - bộ phim tâm lý tình cảm do đạo diễn Việt kiều Othello Khanh thực hiện, với dàn diễn viên đa quốc gia như Trương Ngọc Ánh (VN), Marjolaine Bùi, Daniel You (Việt kiều Pháp), Joseph Chang Tseng (Hong Kong), Trần Chi Tài (Singapore) cùng hai gương mặt chính của phim Dòng máu anh hùng là Trí Nguyễn và Dustin Nguyễn. Đây là một bộ phim được thực hiện theo tiêu chuẩn Hollywood với kinh phí khoảng 1,3 triệu USD.
    Nếu như không có gì thay đổi thì vào tháng bảy, bộ phim kinh dị Mười do Hãng Phước Sang hợp tác cùng Hãng Billy Pictures (Hàn Quốc) sẽ ra rạp, khiến mùa phim hè năm nay thêm phong phú về thể loại. Hàn Quốc vốn là quốc gia đang mạnh trong việc làm phim kinh dị nên có quyền đặt kỳ vọng vào sức hấp dẫn của Mười. Ngoài ra, cùng thể loại này là hai tập Ngôi nhà bí ẩn và Suối oan hồn trong loạt phim truyền hình kinh dị do Hãng Chánh Phương sản xuất cũng được chuyển sang phim nhựa để chiếu rạp vào cuối tháng sáu này.
    Tuy có phần lặng lẽ hơn so với các hãng phim tư nhân nhưng theo dự kiến, phim do các hãng nhà nước sản xuất cũng đã sẵn sàng tham gia góp tiếng nói trong mùa phim hè 2007. Sau bộ phim đầu tay Đường thư được giới phê bình đánh giá cao, đạo diễn trẻ Bùi Tuấn Dũng sẽ chính thức gia nhập dòng phim thị trường trong tháng bảy với bộ phim Vũ điệu tử thần (Hãng Phim truyện VN - Hãng Thiên Ngân hỗ trợ phát hành) có nội dung về vũ nữ và những cái chết trắng.
    Bên cạnh đó, ngày 13-5 Hãng phim Giải Phóng cũng dự định tung ra Giá mua một thượng đế - bộ phim ?ongười thật việc thật? được dàn dựng theo phong cách hài nhẹ nhàng.
    Cuộc cạnh tranh quyết liệt
    Có thể nói mùa phim hè 2007 đã thật sự sôi nổi và đa dạng chứ không chỉ một màu như mùa phim tết. Song phim Việt không ?ođộc tôn? thị trường, vì trong dịp này nhiều bộ phim nước ngoài hấp dẫn cũng có mặt.
    Theo lịch phim của Công ty cổ phần Truyền thông - điện ảnh Sài Gòn, thấy sự hiện diện của các tác phẩm từng đạt doanh thu rất cao như bộ phim Hàn Quốc Vợ tôi là găngxtơ 3 với nữ diễn viên gợi cảm Đài Loan Thư Kỳ; bộ phim hài Mỹ Norbit và cô nàng bé bự do danh hài Eddie Murphy đảm nhận vai chính; bộ phim hành động - mạo hiểm Tứ quái đi hoang (Wild hogs) có mặt các siêu sao Hollywood như John Travolta, Tim Allen, Martin Lawrence; bộ phim Hong Kong Vô gian đạo 5 (tức Thương thành, tác phẩm vừa được Mỹ mua bản quyền làm lại)... Đáng chú ý nhất chính là ba siêu phẩm Gián điệp (The departed, vừa đoạt bốn giải Oscar), Người nhện 3 và Cướp biển vùng Caribê 3.
    Vào những dịp hè, tâm lý của đại đa số khán giả khi đi xem phim là chọn những tác phẩm nổi tiếng của điện ảnh nước ngoài, nên cho dù số lượng phim Việt ra rạp năm nay nhiều hơn, đa dạng hơn thì vấn đề chất lượng vẫn là yếu tố quan trọng quyết định thắng thua trong cuộc cạnh tranh tích cực này.
    Mặc dù các chủ phim tỏ ra lạc quan về những tác phẩm chọn chiếu, song khán giả mới chính là người cho câu trả lời chính xác nhất. Nếu mùa phim hè năm nay thắng, chúng ta có thể tự tin rằng thị trường phim Việt sẽ hình thành thêm một mùa phim mới...

    QUANG DIỆU
    (Nguồn: Tuoitre online)
  7. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Cả một đời nghiên cứu Hoàng Sa
    [​IMG]
    Tiến sĩ Nguyễn Nhã
    Năm 1966, Sài Gòn chứng kiến sự ra đời của tập san Sử Địa mà người chủ trương là một chàng thanh niên 26 tuổi vừa tốt nghiệp hai trường đại học: sư phạm và văn khoa. Chín năm sau (20-1-1975), cũng chính người thanh niên ấy tổ chức một triển lãm tại Thư viện quốc gia kỷ niệm một năm ngày biến cố Hoàng Sa, trưng bày tất cả tài liệu, hình ảnh thể hiện chủ quyền Hoàng Sa là của VN.
    Và đến 18-1-2003, 29 năm ngày biến cố Hoàng Sa, chàng thanh niên ngày xưa trình trước hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường đại học KHXH&NV đề tài "Quá trình xác lập chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". "Với luận án tiến sĩ này, tôi thách thức các nhà nghiên cứu các nước, kể cả Trung Quốc (TQ), có một đề tài xác lập chủ quyền Hoàng Sa mang tính khoa học được như tôi", người đó là Nguyễn Nhã.
    Từ tư liệu đến những bước chân điền dã
    ?oTôi còn nhớ như in mồng 3 tết năm 1974, khi tôi đang chúc tết giáo sư Nguyễn Đăng Thục thì nghe trên đài phát thanh loan tin đang có chiến sự ở Hoàng Sa. Ngay lúc đó tôi đã dự định ra một số chuyên đề trên tập san Sử Địa bấy giờ về đề tài Hoàng Sa. Nhưng phải đợi một năm sau chúng tôi mới tổ chức một cuộc triển lãm, và nhân đó phát hành tập san Sử Địa số 29 chuyên về Hoàng Sa. Tôi còn nhớ lúc đó nhà văn Sơn Nam có đánh giá rằng đây là một triển lãm mang tầm cỡ quốc tế?.
    Đó cũng là một sự kiện mang tính lịch sử, và tập san Sử Địa số 29 đó với tập hợp các bài viết của những giáo sư từ Hoàng Xuân Hãn đến các vị nghiên cứu đầu ngành lịch sử lúc đó là một nguồn tư liệu quí giá.
    ?oVới tôi, một nhà nghiên cứu - ông nói - tôi bám sát theo tư liệu lịch sử. Việc xác lập chủ quyền là của Nhà nước chứ không phải của dân. Do vậy, phải sử dụng tư liệu của chính quyền. Mà ở mình thì tư liệu đáng tin cậy có nhiều. Xưa nhất, vào cuối thế kỷ 17 đã có tập bản đồ Toản nam tứ chí lộ đồ thư hay Toản tập An Nam lô của Đỗ Bá Công Đạo có vẽ và ghi chú về ?obãi cát vàng?, tức Hoàng Sa."
    "Tiếp đó là Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn mô tả chi tiết về hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải minh chứng sự xác lập và bảo vệ chủ quyền của VN trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
    "Sang đến thời nhà Nguyễn thì một hệ thống biên niên sử và địa dư chí của Quốc sử quán, sách hội điển, châu bản của nội các triều đình nhà Nguyễn đã ghi chép sự hoạt động của đội thủy binh Hoàng Sa một cách rõ ràng, thể hiện sự xác lập cũng như bảo vệ chủ quyền của Nhà nước VN trên quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa. Trong đó có các bộ sử sách: Châu bản triều Nguyễn, Hội điển, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chính biên toát yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ...?.
    Ở VN có một điều đặc biệt là tất cả các tài liệu đều là tài liệu công. Vua nói gì, bộ công nói gì, quan chức nói gì về chủ quyền Hoàng Sa, tất cả đều được sử gia chép lại. Chứ TQ thì chỉ suy diễn thôi. TQ không có tài liệu nào của chính quyền TQ nói về chủ quyền của TQ đối với Hoàng Sa cả. Vì tên gọi Tây Sa cũng như Nam Sa là tên gọi sau này, bắt đầu từ 1909 mới có. Năm 1909 TQ đi thám sát mới đặt tên quần đảo Hoàng Sa là Tây Sa vì cho rằng đây là đảo vô chủ (res nullius)?.
    Điều đáng quí là TS Nguyễn Nhã có bước chân điền dã thật dẻo dai. Ông đã lặn lội theo dấu tích của những gì liên quan đến Hoàng Sa còn sót lại. Ông giẫm nát vùng đất Quảng Ngãi, Quảng Nam và ra đến tận đảo Lý Sơn - cù lao Ré trong thư tịch cổ - để tìm dấu vết của Hoàng Sa.
    ?oTheo thư tịch cổ tôi nắm được, những dân binh của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải dưới thời nhà Nguyễn được tuyển mộ từ vùng cù lao Ré tức đảo Lý Sơn ngày nay. Và khi đặt chân đến đảo Lý Sơn thì quả là nơi đây còn những chứng tích quan trọng. Cụ thể là trên đảo còn nhà thờ của họ Phạm Quang, ông Phạm Quang Tỉnh ở thôn Đông, xã Lý Vĩnh hiện còn nhà thờ và gia phả vị tổ gia tộc là Phạm Quang Ảnh - đội trưởng đội Hoàng Sa dưới thời vua Gia Long 1815?.
    Đặc biệt, ông Nguyễn Nhã còn đưa ra được một chi tiết về miếu Hoàng Sa, hiện nay là đình làng Lý Hải, là nơi vào thời vua Tự Đức đã diễn ra những lễ ?othế lính Hoàng Sa?, tức lễ tế sống lính Hoàng Sa trước khi lên đường làm nhiệm vụ hằng năm: đi Hoàng Sa để đo đạc thủy trình và khai thác sản vật.
    Trong luận án ghi rõ: ?oCũng tại xã An Vĩnh và làng An Hải (cả đất liền lẫn ngoài đảo cù lao Ré) có tục lễ tế đình và làm lễ khao quân tế sống để tiễn lính đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ hằng năm vào ngày 20-2 âm lịch, tại các đình làng?. ?oKhi tôi ra đảo Lý Sơn, những gia đình có truyền thống đi biển giỏi đã vẽ lại cho tôi kiểu thuyền buồm đi Hoàng Sa thời trước. Bởi vì ngày xưa thủy quân của mình phải dựa vào những người giỏi đi biển, trong đó có những người ở cù lao Ré? - ông Nhã kể.
    Lịch sử rất công minh và nghiêm khắc
    Lý luận của TS Nhã trong luận án của mình chặt chẽ đến mức TS Trần Đức Cường trong bài nhận xét của mình đã viết: ?oTác giả đã sử dụng thành công phương pháp lịch sử và logic để nêu lên các luận điểm, luận cứ nhằm chứng minh chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Cách lập luận của tác giả rất có sức thuyết phục. Việc sử dụng nhiều tài liệu của TQ để nêu rõ về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa là của VN chứ không phải của Trung Quốc tỏ ra có hiệu quả...".
    Không những dùng tài liệu của TQ để biện bác, Nguyễn Nhã còn dùng tất cả tài liệu sách vở, bản đồ, nhật ký... của phương Tây có được để chứng minh rằng chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa đã được xác định từ rất lâu trước khi TQ lên tiếng ?oxí phần? vào năm 1909 với động tác đặt lại tên hai đảo này là Tây Sa và Nam Sa.
    Ngoài việc lập luận, phân tích rõ ràng theo các nguồn sử liệu và chứng tích điền dã có được, TS Nhã dành một phần trong luận án của mình để ?ophản bác các quan điểm biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền VN của nước ngoài tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Trong đó, ông thẳng thắn phản bác các luận điểm của TQ biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    30 năm sau biến cố Hoàng Sa, trong một căn nhà nhỏ ở quận Bình Thạnh,TP.HCM, nghe TS Nguyễn Nhã lật từng trang luận án và hùng hồn thuyết giảng về quan điểm của mình trước các luận điểm phi lý biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền của VN tại quần đảo này mà lòng muốn rưng rưng.
    ?oĐầu Công nguyên, VN đã chịu nô lệ ngót 1.000 năm nhưng vẫn giữ được độc lập. Thì bây giờ tôi cho rằng Hoàng Sa dẫu chịu 1.000 năm nữa cũng không sao, dẫu thế nào thì Hoàng Sa cũng vẫn cứ là của VN?. Câu nói ấy của TS Nguyễn Nhã đã được giáo sư Trần Văn Giàu chia sẻ bằng ý kiến: ?oThời bây giờ thì chắc là không đến 1.000 năm đâu?. Và TS Võ Văn Sen nhận định: ?oTôi nghĩ đây là một trong những đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn vào bậc nhất mà khoa học lịch sử có thể đề cập đến?.
    Tuy bận rộn rất nhiều công việc, nhưng khi nhắc đến Hoàng Sa, TS Nhã thoắt trở nên hăng hái, ông nói chuyện quên cả thời gian. Ông tự tin vào công trình của mình: ?oTôi đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Điều này khẳng định hội đồng phản biện đã không bác được ý kiến của tôi, và trong tương lai chắc cũng không ai bác tôi được, và khi không bác được thì mục đích của chúng ta về Hoàng Sa phải đạt được?.

    Miếu Hoàng Sa, nay là đình làng Lý Hải ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

    Vẫn còn những điều băn khoăn. Ông Nhã cho rằng cần giáo dục cho các thế hệ con cháu VN hiểu rằng Hoàng Sa sự thật và mãi mãi là đất của VN. Nó thể hiện trong tư liệu thư tịch sử sách, trong chứng tích còn sót lại ở cù lao Ré và cửa biển Sa Kỳ... ?oAnh Dương Trung Quốc có đặt vấn đề nên có một đền thờ cho những liệt sĩ ở Hoàng Sa thì tôi cho biết ở Lý Sơn, tức cù lao Ré, đã có rồi. Vừa rồi truyền hình VN có quay cái miếu đó?.
    Chia tay chúng tôi, vị tiến sĩ còn tâm sự một điều: ?oTôi quan niệm mình là người đi học, tôi sẽ học cả một đời. Chính vì thế mà đợi đến về hưu tôi mới trình luận án tiến sĩ trong khi tôi hoàn toàn có thể trình trước đây rất lâu?.
    Đối với nghề, ông nhấn mạnh: ?oLịch sử rất công minh và nghiêm khắc đối với bất cứ ai, kể cả người viết sử. Người viết sử mà viết sai thì hậu thế sẽ phê phán. Phương pháp của tôi là phê khảo tài liệu. Đây là một bước quan trọng. Phải áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sử học để phê khảo tài liệu. Ngay cả những tài liệu của chính sử cũng phải tìm tài liệu cấp I. Người nghiên cứu phải khách quan, không thiên lệch?.
    ?oTôi nhìn vấn đề Hoàng Sa dưới góc độ học thuật. Tôi thực hiện đề tài nghiên cứu Hoàng Sa là một hành trình đi tìm sự thật. Và tôi muốn các nhà nghiên cứu lịch sử trên thế giới kể cả TQ chia sẻ với tôi về sự thật này. Tôi nghiên cứu Hoàng Sa là nghiên cứu về chủ quyền của Hoàng Sa, chứ không phải nghiên cứu về các yếu tố khác của Hoàng Sa?. Đặt vấn đề chủ quyền Hoàng Sa như một sự thật lịch sử và đi tìm, đó là khí chất của một nhà sử học.
    LAM ĐIỀN
    (Nguồn: Tuoitre online)
  8. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Hãy bước lên, 8X!
    Đã có lúc thế hệ 6X, 7X chúng tôi không tin tưởng vào thế hệ 8X và cả thế hệ 9X, bởi lẽ chúng tôi cảm thấy các bạn trẻ ấy chỉ thích ?olướt? (surfing) trên tri thức như cách các bạn luôn làm trên net.
    Thế hệ chúng tôi luôn có chút tự hào rằng chúng tôi bước sâu trong tri thức hơn các bạn, chúng tôi dám thám hiểm khu rừng Amazon toán học, dám xuôi dòng Mississippi cùng Mark Twain, dám bước lên sân khấu cùng những vở kịch của Shakespeare, còn các bạn chỉ lướt trên những gì hiện ra ở màn hình vi tính, nào chatroom, nào blog, không để kết nối đến thư viện tri thức, mà chỉ tương tác đến những tản mạn trên net.
    Đã có lúc thế hệ chúng tôi lo lắng rằng các bạn hình như đang lạc lối trong thế giới ảo mà quên đi thế giới thật của cuộc đời, quên đi những gì cuộc sống đang trao cho các bạn. Song thế hệ chúng tôi đã hiểu không đúng về các bạn.
    Những người thầy trên bục giảng đã hiểu không đúng về các bạn. Các bạn đang họa nên một kiệt tác cho đất nước. Các bạn đã tạo nên những kiệt tác robot trong các cuộc thi Robocon; các bạn đã biết sử dụng vốn tiếng Anh của mình để nâng cao hình ảnh Việt trong các liên hoan thanh niên thế giới, để cùng công bố một khám phá mới trên tạp chí khoa học uy tín thế giới, để cùng những người bạn nước ngoài mang nụ cười đến cho những trẻ em không may mắn.
    Thế hệ chúng tôi ngày càng bất ngờ trước thế hệ 8X vững vàng, đầy ước mơ hiện thực, mà có lẽ chỉ cần mở kênh VTV6 là chúng ta có thể gặp họ. Họ là những sinh viên khát khao cống hiến. Họ không trở thành những MC để mong muốn mình nổi tiếng, mà để dấn thân vào đời. Hình như chúng tôi đã quá khuôn mẫu, thế hệ 8X, 9X của các bạn đã dám vượt qua cái khuôn mẫu ấy. Một sinh viên ngành hóa đã nói với tôi rằng em sẽ chọn theo nghề báo vì khám phá rằng những chất hóa học không lôi cuốn được em. Ngồi nghe các bạn thuyết trình về tương lai, tôi mới nhận ra một điều các bạn đã có một tình yêu vượt trên tất cả tình yêu đời thường: đó là tình yêu cuộc sống.
    Tôi từng hoài nghi những người con đất Việt chỉ có thể nối vòng tay lớn trong những năm tháng chiến tranh, song thế hệ các bạn đã nối kết cái tình yêu cuộc sống vượt khỏi tấm bản đồ đất Việt, nối chữ nhân và chữ trí ở nơi nơi, và tôi nhận ra rằng các bạn đã đưa đất nước này hội nhập thế giới trước cả khi Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới.
    Thạc sĩ LƯU TRỌNG TUẤN
    (Nguồn: Tuoitre online)
  9. THEBLUESKY

    THEBLUESKY Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    // From Bluesky: Con đường này nối Nha Trang và Đà Lạt, thực sự rất đẹp, nếu đi vào buổi sáng, bạn sẽ được hưởng cảm giác sung sướng khi đi trong mây, mây bay ngay bên cạnh mình, tuyệt lắm. Từ nay chúng ta có thể dễ dàng đi xe máy từ NT đi Đà Lạt với thời gian chỉ khoảng 3 tiếng.
    Một con đường tuyệt đẹp xẻ ngang trùng điệp núi rừng nguyên sơ và lúc nào cũng bảng lảng sương mù đã thành hình, nối Đà Lạt - thành phố hoa với Nha Trang - thành phố biển. Không chỉ là con đường đẹp, đó là con đường của sự phát triển.
    Từ Đà Lạt, thay vì đổ đèo Prenn theo quốc lộ 27 xuôi Ninh Thuận, gặp quốc lộ 1A để tới Nha Trang, thì con đường mới sẽ khởi đầu từ khu Thái Phiên, một vùng trồng rau hoa lặng lẽ ở ngoại vi Đà Lạt, theo hướng bắc, nơi có dãy núi cao nhất cao nguyên Lang Bian: dãy Bidoup.
    Con đường cứ thế đâm xuyên qua những lớp lớp đồi núi thấp cỏ xanh mượt, với những bản làng mộc mạc, nhỏ bé của người Cil, K?THo bản địa rồi băng qua những trang trại trồng hoa mang dáng dấp nền nông nghiệp hiện đại phương Tây... Nhưng ấn tượng hơn cả vẫn là lữ khách được đi trong bức tranh vĩ đại của thiên nhiên về những cánh rừng thông còn trinh nguyên mới lạ với cảm giác như ta đang đi trong một chốn nào đó ở châu Âu.
    Con đường được thi công từ cuối năm 2004, hình thành từ tác động của giới làm du lịch hai địa phương lên quyết tâm của chính quyền hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa. Sáng nay 27-4-2007, hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa chính thức tổ chức lễ thông tuyến. Tổng vốn đầu tư cho con đường tính đến hiện tại là 703 tỉ đồng, trong đó bao gồm tiền ngân sách của hai tỉnh và vốn từ trung ương -nguồn bán trái phiếu Chính phủ.
    Con đường ra đời rút ngắn khoảng cách giữa hai trung tâm du lịch lớn này đến gần 80km, chỉ còn 120km (nếu đi theo quốc lộ 1A lên quốc lộ 27 như xưa nay độ dài sẽ mãi là 200km).
    Lướt qua khỏi những cánh rừng lá kim miền cao nguyên Lang Bian là tới những cánh rừng lá rộng nhiệt đới xanh ngắt thuộc địa phận Hòn Giao của tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, máy GPS - máy định vị toàn cầu - xác định: vị trí cách mặt nước biển 1.700m.
    Đây cũng là khu vực của rừng cổ sinh Bidoup (thuộc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà mới được lập, với diện tích đến 64.800ha) đặc biệt của VN, nơi duy nhất trên thế giới được xác định còn lại loài cổ thực vật: thông hai lá dẹt (tên khoa học Pinus krempfii, xuất hiện cùng thời với khủng long). Ở đây mỗi sáng ra, đến 8 giờ mù sương vẫn còn bao phủ. Và chiều lại, độ 15-16g trở đi, những ?othung lũng mù sương? phiêu bạt đó lại sà xuống con đường.
    Đường mới, chưa có những chuyến xe đò khách bụi bặm gian nan. Chỉ thi thoảng bắt gặp vài chiếc xe du lịch hiếm hoi xuôi ngược.
    Nhưng đặc sắc hơn cả có lẽ là những tốp du khách Tây đạp xe chinh phục con đường mới nhất VN này. Một trong số những hướng dẫn viên du lịch sớm đặt chân lên con đường này, anh Trọng Phát của Hãng lữ hành Exotissimo ở TP.HCM, nói rằng các du khách Canada, Anh, Mỹ mà anh đang hướng dẫn khi vừa nghe nói có con đường mới mở, nối rừng với biển như thế này lập tức đề nghị làm tour liền. Họ không chịu đi du lịch bằng xe hơi, và càng không muốn đi trên những con đường ?ogià? xưa nay.
    Nhìn vào những vách núi đá sừng sững hai bên đường đủ thấy khả năng vô hạn đến kỳ lạ của sức người. Gọi đúng tên thì đây là một con đèo được tạo ra từ việc đục thủng những vách núi đá. Người yếu tim có thể choáng bởi những vách đá cao đến 300m, rồi những sườn núi được bạt ra ngoạn mục, ưỡn ngực nhìn xuống lòng đường bé tí.
    Với độ dài 33km, đèo Hòn Giao trên cung đường này có lẽ sẽ trở thành đèo dài nhất VN (đèo Phađin ở Tây Bắc, nằm giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên 32km, hiện là đèo dài nhất VN - PV). Một anh chàng gác rừng ở đây nói với tôi: ?oĐèo nào càng hiểm trở thì càng đẹp, lãng mạn. Ở VN con đèo này là hiểm trở nhất!?.
    NGUYỄN HÀNG TÌNH
  10. biendaikho

    biendaikho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    3.896
    Đã được thích:
    0
    Ai đi Đà Lạt bằng đường mới ( Khánh Lê nối dài ) , qua thị trấn Khánh Vĩnh thì nhớ Alô BDK cafe thưởng thức chút hơi nóng cuối cùng trước khi vượt dốc lên đèo !
    0975 554 482

Chia sẻ trang này