1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi biendaikho, 04/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nuquainhatrang

    nuquainhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    Độc hành trên "đường xa vạn dặm"
    Một ba lô, một bản đồ, những lữ khách độc hành cứ rong ruổi khắp chốn như anh chàng cao bồi Lucky Luke trong bộ truyện tranh nổi tiếng thế giới. Cứ ngỡ rằng họ rất cô đơn, nhưng ngược lại, nỗi cô đơn chỉ là cảm xúc thoáng qua. Trên từng bước chân độc hành của mình, họ sẽ gặp những con người dù mới quen nhưng lại rất gần gũi, thậm chí có cả những cuộc gặp gỡ làm thay đổi cuộc đời họ
    ?oMột mảnh tình riêng? ta với ta?


    Phút dừng chân nghỉ ngơi của kẻ độc hành Hạnh Dung

    ?oThực ra không ai muốn đi du lịch mà xuất phát điểm lại chỉ có một mình đâu, nhưng phần vì không tìm được người có khả năng tài chính và thu xếp được thời gian đi cùng mình, phần vì cái tính ?obất tử?, cứ buồn là xách ba lô đi nên chẳng ai theo kịp.? ?" Bùi Ngọc Linh, cô gái có biệt danh LinhEvil nổi tiếng trong giới du lịch bụi VN, chia sẻ. Từng một mình khoác ba lô lang thang hơn chục nước trên thế giới, tự nhận mình ?olầm lũi và lạnh băng? nhưng LinhEvil cũng đã ngả đầu vào vai người lạ khóc vì ?olạnh và cô đơn?.

    Đó là trong chuyến đi vòng quanh châu Âu năm 2004, khi ngồi trong một quán café ở Brugge, Bỉ với cái lạnh dưới 0 độ ngoài trời, Linh ngắm nhìn anh chàng tóc nâu, mắt xanh lá cây dễ thương đã theo cô suốt mấy con đường. Rồi 2 người cùng bước đi trên cây cầu trắng tinh bắc qua dòng sông băng, lần đầu tiên, Linh quay sang nói với anh ta: ?oEm lạnh quá!? Và cũng là lần đầu tiên nơi đất khách, Linh cảm nhận hơi ấm khi anh ta ôm Linh vào lòng, và cô đã khóc.

    Vài năm sau nhắc lại, Linh vẫn thấy đây là một kỷ niệm đẹp bởi ?onó là sự đồng cảm giữa một người bản địa và người khách phương xa?.

    Lang thang qua 29 quốc gia trên thế giới, khẳng định mình ?ođã đặt chân tới mọi tỉnh, thành trên đất nước VN?, Hoangbquang, quản trị box Du lịch của mạng Trái tim VN Online, vẫn thường một mình rong ruổi trong những chuyến đi ấy.

    Hoangbquang tâm sự: ?oKhông ai thích sự cô độc nhưng nếu đã chọn bạn đồng hành thì phải tìm được người thực sự đồng cảm.?

    Nhớ lại chuyến đi Hà Giang năm 2005, găp phải thời tiết mưa bão, đường đi khó, Hoangbquang đã ?osuýt chết? vì bị lật xe. Mệt mỏi và cô đơn, anh lập tức lên mạng và ?ogào? lên: ?oGiá như có một người bạn đường thì tốt biết mấy!?. Say đó nhiều bạn đã nhắn tin hỏi liệu anh có thể dừng lại trên đường và chờ họ đến để cùng đi được không.

    Nhưng khoảnh khắc cô đơn nhất với Hoangbquang là giây phút lạc đường ở Paris trong một đêm tối trời rất lạnh và tuyết rơi dày. Không giỏi ngoại ngữ, nên anh cứ phải chìa cuốn sách đã ghi sẵn những câu hỏi do người bạn viết hộ bằng tiếng Anh để hỏi người qua đường nhưng họ nói nhanh quá, anh không hiểu. Lúc đó chỉ thèm được nghe tiếng Việt, thèm có một người bên cạnh cùng chia sẻ.

    Chui vào một góc tối trên phố ngồi thẫn thờ một lúc, Hoangbquang quyết định hôm sau phải bay về VN ngay, chấm dứt chuỗi ngày ?ođộc hành? nơi đất khách quê người.Nhưng đến khi về tới nhà trọ, bình tâm lại, anh lại tiếp tục khoác ba lô rong ruổi đi khám phá những miền đất mới.

    Đi một mình đồng nghĩa với việc phải tự biết bảo vệ mình trước những nguy hiểm trên đường.

    Nguyễn Hoàng Tịnh Minh (nhân viên kế toán công ty Dalat Palace Golf Club & Ocean Dunes Golf Club), cô gái nổi tiếng trong giới mô tô thể thao bởi đã từng một mình cưỡi con xe đua NSR 150 phân khối to gấp 3 lần cô đi 1800 cây số xuyên Việt, kể lại giây phút ?ohãi hùng? trên đường: ?oĐi qua Đèo Ngang vắng tanh vắng ngắt, tuyệt đối không một bóng người, bóng xe. Tôi bắt đầu thấy rờn rờn và cứ thế chạy xe như ma rượt sau lưng vì sợ.?

    Dừng ở một quán ăn vắng teo ven đường, tự nhiên lo ngộ nhỡ gặp dân ?ogiang hồ?, Minh rút điện thoại ra làm ?ođộng tác giả?: ?oAlô, mình đang ăn ở Tuy Hoà, ngay cái quán cơm lúc vừa qua đèo Cả nhé!?. Minh nói rất to vào điện thoại để chứng tỏ ?ođồng đội? đã biết mình ở đây, không phải ?ođơn thương độc mã? đâu mà bắt nạt.

    Nhưng có lẽ, phút giây cô đơn nhất của những lữ khách độc hành là khi thấy cảnh đẹp mà không biết chia sẻ với ai, đến được đích mà không có người để ôm chầm sung sướng.

    Khi một mình leo lên tới tận đỉnh Fansipan, Nguyễn Hoàng Tịnh Minh đã hét lên sung sướng và ý nghĩ đầu tiên là ?oChụp hình đi!?. Nhưng ?oai chụp cho mình?? khi cái máy ảnh này không có chế độ tự động. Thế là đành tự một serie ảnh, cái mất đầu, cái mất chân tay lưu giữ kỉ niệm.


    Một mình một "cào cào sắt", Nguyễn Hoàng Tịnh Minh vẫn rong ruổi trên khắp nẻo đường quê hương.

    ?oTôi không độc hành vì trên đường có lúc nào vắng xe đâu!?

    Cô đơn, vất vả như thế, sao những người lữ hành vẫn cứ miệt mài rong ruổi một mình một ba lô chu du thiên hạ? Đó là bởi những xúc cảm, những trải nghiệm khó quên mà họ thu nhặt được trên đường độc hành, những điều mà nếu có thêm một bạn đồng hành, họ sẽ không thể tìm kiếm được.

    Hạnh Dung, cô gái đã từng một mình lang thang từ Malaysia, Thái Lan, Campuchia sang tận Ấn Độ trong suốt 9 tháng liền, chia sẻ: ?oĐi một mình, bạn được tự do hoạch định chuyến đi và tiếp xúc với nền văn hoá địa phương, ăn cùng với người bản địa những món bình dân nhất.?

    Cũng nhờ sự tự do của du lịch độc hành mà 6 tháng lang thang khắp Ấn Độ, Hạnh Dung đã nhìn thấy một thế giới hoàn toàn đối lập với những gì cô biết trước đây. Đó là một Ấn Độ với những người sắp chết nằm đầy đường, một Ấn Độ mà người ta nấu nướng và đi vệ sinh ngay trên phố.

    Ái Linh, nhân viên thiết kế thời trang, đã từng đi du lịch một mình khắp Tây Nguyên và Campuchia cũng đồng cảm: ?oCó những lúc một mình lại thấy mình càng phải yêu bản thân hơn. Và đó cũng là lúc nhận ra bản thân mình thiếu thốn điều gì nhất.?

    Sau nhiều năm tháng độc hành, LinhEvil tâm sự: ?oĐiều trải nghiệm lớn nhất sau các chuyến độc hành là bạn không thể sống đơn lẻ và phải luôn mở lòng mình. Chính vì thế, khi đi một mình, người ta lại thấy cái quý giá của tình bạn và tính cộng đồng.?

    Khi du lịch một mình, nhu cầu được nói chuyện, giao lưu, được chia sẻ, tâm sự lớn hơn nhiều so với đi theo nhóm. Và khi ấy, những người xa lạ cũng dễ xích lại gần nhau hơn, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Thậm chí có những cuộc gặp gỡ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời mình.

    Chuyến đi 29 nước vòng quanh thế giới của Hoangbquang cũng xuất phát từ một cuộc gặp gỡ tình cờ như thế. Năm 2004, Hoangbquang chỉ định sang Thái Lan chơi vài ngày. Khi ngồi ở sân bay Đôn Mường (Bangkok), tay cầm chiếc vé chờ đến giờ lên máy bay về VN, anh nhìn thấy một cô bé ?orất giống người Việt?.

    Nói chuyện mới biết cô bé này người Hải Phòng, mới 18 tuổi đã khoác ba lô một mínhang Thái, rồi sẽ sang tiếp Arập Xêút. Bản lĩnh của cô gái trẻ là chất kích thích khiến anh đột ngột quyết định tiếp tục vác ba lô ?ochinh chiến?.

    Bỏ chiếc vé Bangkok-TP.HCM, Hoangbquang lên lịch trình vòng quanh thế giới. E ngại vốn ngoại ngữ ít ỏi của mình, anh ngồi tự nghĩ ra đủ các loại tình huống rồi nhờ cô bé mới quen dịch sang tiếng Anh, viết thành quyển từ điển tự tạo to đùng mang theo.

    Mỗi chuyến độc hành cũng là một dịp thử thách ý chí và bản lĩnh của mỗi người bởi khi không có ai bên cạnh, bạn buộc phải vận dụng hết khả năng của mình để vượt mọi khó khăn.

    Hoangbquang tâm sự: ?oĐó thực sự là chuyến đi thay đổi cuộc đời tôi. Hơn 70 ngày một mình lang thang 29 nước, trở về tôi tự tin hơn nhiều. Trước đó dù rất muốn làm chủ cuộc đời mình nhưng chưa đủ dũng cảm. Sau chuyến đi, tôi nộp đơn xin nghỉ việc ở công ty cũ và lập công ty riêng.?

    Một kỷ niệm khác cũng khiến Hoangbquang không thể quên đó là lần bị xỏng xe giữa rừng ở Kon Tum, 70km đường rừng, có hai vợ chồng người dân tộc đã tiếp đãi anh nồng hậu trong khi chờ người đến kéo xe về. Vài năm sau quay lại thăm họ thì người chồng đã qua đời. Lúc đó anh mới biết, lúc gặp anh, người chồng đã mắc bệnh hiểm nghèo nhưng hai vợ chồng vẫn vui vẻ đón tiếp anh. Đó là giây phút anh thấu hiểu nhất về cái tâm, cái tình của con người.

    Nguyễn Tuấn Anh (24 tuổi), chàng trai đã một mình leo lên đỉnh Fansipan đón sinh nhật lần thứ 23 của mình, tâm sự: ?oCó thể nói khi không có guide và người gánh đồ, tôi sẽ rất vất vả, có khi phải đặt cược tính mạng mình 50/50. Nhưng chính khi đó tôi phát huy được bản năng sinh tồn của mình và sau chuyến đi tôi thấy trưởng thành hơn hẳn.

    Đơn giản như việc căng lều, bình thường có bạn bè thì rất dễ dàng, nhưng làm một mình lại khó khăn hơn tôi tưởng. Đến khi nấu ăn, một tay cứ phải giữ nồi, một tay căng lều cẩn thận kẻo lửa làm cháy, chân thì giữ chai nước diệt khuẩn.?

    Để đủ sức khoẻ và sự dẻo dai để một mình leo lên nóc nhà Đông Dương hơn 3000 mét, Tuấn Anh đã phải luyện tập miệt mài suốt 3 tháng, từ bài tập chạy bộ, đeo ba lô 20kg đi bộ kiễng chân đến bật nhảy.

    Chỉ một quả lê chia sẻ, một chiếc mũ cho mượn hay một câu chúc mừng sinh nhật của những người lạ vô tình gặp trên đường cũng khiến Tuấn Anh thấy hạnh phúc và sự vất vả, cô đơn hoàn toàn biến mất.

    Còn những ******** cờ của ?ongười đẹp môtô? Nguyễn Hoàng Tịnh Minh lại là những chiếc xe tải, xe khách đường trường chạy cùng hàng trăm cây số. Có những phụ xe ban đầu còn thách thức ?oĐua không cu em?? nhưng đến khi dừng lại thì ?ongã ngửa? vì phát hiện ?ođối thủ? là một cô gái.

    Một lời chúc thượng lộ bình an của những người chỉ đường cũng tiếp thêm sức mạnh cho Minh vượt quãng đường hàng nghìn cây số, khi thì dưới cái nắng đổ lửa, khi lại mưa dầm dề.

    Khi biết ý định lái mô tô xuyên Việt của Minh, một hãng xe máy đã đề nghị tài trợ toàn bộ chuyến đi với yêu cầu Minh phải đi xe của hãng và sẽ có một đoàn theo hộ tống nhưng cô từ chối vì chỉ muốn thử sức một mình.

    Kể về những chuyến đi ấy, Minh cười bảo: ?oĐừng gọi mình là người độc hành, vì trên đường có bao giờ vắng xe đâu!?
  2. nuquainhatrang

    nuquainhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    Hix.....mơ ước được một ngày như những người đó. Được vác balô, được long nhong trên những nẻo đường
  3. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Quý ông VN ngày càng "đỏm dáng"
    Một khảo sát mới đây của Ac Nielsen cho thấy 87% người đàn ông Việt Nam thừa nhận họ càng ngày càng để ý đến hình thức nhiều hơn, 67% cho rằng việc quý ông dành tiền bạc, thời gian để tu bổ vẻ bên ngoài của mình là hoàn toàn tốt.

    Sự xuất hiện một cách chóng mặt các sản phẩm làm đẹp dành cho phái mạnh vốn từng được xem chỉ độc quyền cho phụ nữ như sữa rửa mặt, nước hoa, kem dưỡng da... trong những năm gần đây tại VN đã là chiếc gương phản chiếu cho xu hướng toàn cầu này.
    Theo cuộc khảo sát 81% người được hỏi cho biết họ cảm thấy bị áp lực về ngoại hình nhiều hơn thế hệ bố mẹ của họ. Cũng 81% xác nhận họ thường mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp. 84% đồng ý họ muốn đầu tư vào việc làm đẹp vì điều đó làm họ cảm thấy tự tin hơn, 81% lại cho rằng họ làm đẹp cho bản thân vì người yêu (chồng/vợ) của mình. 75% lại chịu khó làm đẹp chỉ để thu hút người yêu của mình hơn. Những con số này cao hơn so với mức bình quân toàn cầu (62%, 56% và 42%).
    Khi lựa mua các mỹ phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, người tiêu dùng để ý nhãn hiệu đầu tiên sau đó mới đến giá cả, sự tư vấn. Thế nên, VN có thể sẽ sớm bước vào một cuộc chiến nhãn hiệu nơi mà các sản phẩm sẽ phải chiến đấu rất khốc liệt để chiếm được sự quan tâm của người tiêu dùng, khảo sát cho biết thêm.
    Nhận thức về thương hiệu, đặc biệt đối với phụ nữ là chiếc chìa khóa để kinh doanh các sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Tuy nhiên, giá cả vẫn là mối bận tâm hàng đầu đối với người VN khi việc sử dụng mỹ phẩm vẫn được xem là khá xa xỉ hay là sự chiều chuộng bản thân. Đặc biệt, với nam giới, những người vẫn xem yếu tố giá cả quyết định cho việc mua các sản phẩm làm đẹp.
    AC Nielsen là công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới của Mỹ về phân tích thị trường qua sự hiểu biết, cảm nhận/nhận biết của người tiêu dùng, từ đó giúp cho các nhà kinh doanh có cái nhìn thấu đáo về hành vi người tiêu dùng để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
    KHÁNH NHƯ
    (Nguồn: Tuoitre online)
  4. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Học làm... bà xã
    (Bài post cho 1 người)
    Chưa đầy 5 tháng nữa là lên xe hoa, Ngô Mỹ Hằng, TP.HCM mới ngộ ra ?obữa cơm nhà chàng hơi cầu kỳ? nên tạm ngưng khóa tiếng Nhật để ghi danh lớp nấu ăn gia đình tại NVH Phụ nữ.
    Không chỉ Hằng, nhiều bạn gái hiện nay trước ngưỡng cửa hôn nhân cũng tranh thủ ?olận lưng? vài khóa học làm... bà xã tương lai!
    Từ chuyện bếp núc
    ?oCô ơi, cho nửa muỗng tiêu, chút muối, bột nêm ngần này đủ không vậy??, ?oSườn xắt như vầy vừa chưa cô??? Các ?ođầu bếp gia đình? tương lai liên tục ?ochất vấn? người hướng dẫn một lớp nấu ăn gia đình (sáng thứ sáu) tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM như thế. Đứng gần với chảo sườn đang rim, bạn Thu Hương (Q.1) vừa cầm cuốn tập vừa viết rất cặn kẽ: ?oMón xíu mại có nặn sườn thì sườn non xắt nhỏ thôi, ướp một hồi mới cho vào chảo rim kỹ, thịt bằm vo tròn, để miếng sườn vào giữa, cà chua xẻ nhẹ bốn cánh trước khi luộc dễ bóc vỏ...?. Hương thú thật: ?oỞ nhà bao nhiêu việc đã có mẹ và người giúp việc làm hết. Cuối năm dự tính lên xe hoa nên đi học cho biết nấu ăn với người ta?.
    Chiều, vừa tan sở làm, vẫn còn trong bộ trang phục công sở, Nguyễn Bảo Khánh vội vàng phóng đến Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM với lớp nấu ăn gia đình. Khánh dí dỏm: ?oNghe nói đường đến trái tim chàng là phải đi qua cái bao tử mà?. Kết thúc khóa nấu ăn gia đình, Khánh tiếp tục ?oluyện? tay nghề với khóa nấu ăn đãi tiệc, lớp hướng dẫn làm bánh để ?ophòng khi nhà có tiệc tùng??. Riêng lý do đến với lớp học nấu ăn của Tuyền - một học viên nơi đây - khá đơn giản: ?oTôi muốn học bằng được cách nấu bún bò Huế vì ông xã tương lai của tôi rất thích món này?.
    Ngoài chuyện các bạn gái chủ động trang bị kiến thức nữ công gia chánh trước khi làm dâu cũng có những nàng được chàng ?odìu dắt? đi học. Là con trai một, biết chắc cưới vợ sẽ không thể ra riêng, anh Nguyễn Bá Dũng, kỹ sư cơ khí, đã cùng bà xã tương lai dành ngày nghỉ chủ nhật để vào ?ochơi? ở? lớp nấu ăn tổng hợp. Anh Dũng chia sẻ: ?oỞ nhà mẹ rất quan tâm đến bữa ăn, luôn đổi món sao cho gia đình ngon miệng. Hai đứa cùng đi học để cô ấy tập... hội nhập với nhà chồng sau này?.
    Đến chuyện ?ohọc ăn, học nói?
    Không chỉ trang bị kiến thức nữ công gia chánh làm ?ohành trang? về nhà chồng, nhiều bạn gái còn quan tâm đến chuyện ứng xử với gia đình chồng thế nào cho phù hợp. Chuẩn bị việc trọng đại cả đời, Phi Yến đã có thêm kiến thức từ lớp ?otiền hôn nhân? do Cung văn hóa Lao động TP.HCM tổ chức. Sau ba năm sống với gia đình chồng, Yến chia sẻ: ?oNhờ thầy trao đổi cách xử lý những tình huống của cô dâu mới về nhà chồng hồi trước, mình đã giải quyết ổn thỏa những lấn cấn ở gia đình mới?.
    Chuyên đề ?oCô dâu mới và những mối quan hệ với nhà chồng? do Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM tổ chức vừa qua đã thu hút hàng trăm bạn gái trẻ tham dự. Cùng tham gia xử lý những tình huống của cô Lý Thị Mai, phó giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt, nhiều bạn đã ?othực tập? để chuẩn bị tâm lý về làm dâu nhà người. Thanh Trúc (nhân viên bán hàng) thú thật: ?oMình cứ nghĩ lấy chồng thì về sống chung với anh ấy thế thôi, ai dè làm dâu nhà chồng sẽ có rất nhiều mối quan hệ mà ứng xử không khéo dễ căng thẳng?.
    Hôn nhân, con đường mới có thừa sự ngọt ngào nhưng cũng không kém phần chông gai. Sau khi ?othọ giáo? người đi trước, bạn Nguyễn Thị Lan Vy tìm đủ cách thuyết phục người yêu cùng đăng ký lớp học tiền hôn nhân để ?ovừa biết kiến thức về tâm sinh lý trong đời sống vợ chồng, vừa biết cách ứng xử với bên gia đình chồng? - Vy chia sẻ.
    Có bạn không kịp đăng ký các lớp tiền hôn nhân (các nhà văn hóa tổ chức không thường xuyên) đã ?ohọc nói? tại lớp nghệ thuật giao tiếp. Bạn Trần Thị Thu Trang nói vội tại phòng ghi danh của Nhà văn hóa Phụ nữ: ?oTôi đăng ký theo khóa nghệ thuật giao tiếp để biết cách nói chuyện... dễ thương, và quan trọng là tự tin hơn trong giao tiếp, trước hết với những thành viên gia đình ông xã tương lai?.
    KIM ANH
    (Nguồn: Tuoitre online)
  5. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Cấp hộ chiếu không cần ý kiến cơ quan chủ quản
    Bộ Công an mới đây đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo nghị định thay thế nghị định số 05 của Chính phủ về việc xuất nhập cảnh của công dân VN. Theo đó, Bộ Công an đã thống nhất qui định việc cán bộ, công chức các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước hay nhân dân đều được cấp hộ chiếu như nhau, không qui định việc phải có ý kiến cơ quan chủ quản khi cấp hộ chiếu.
    Bộ Công an cũng đã đưa ra những giải pháp hợp lý để cấp hộ chiếu cho những người thuộc diện KT3, theo hướng sẽ bãi bỏ qui định người thuộc diện KT3 tạm trú một năm trở lên mới được làm hồ sơ cấp hộ chiếu.
    Ngoài ra, Bộ Công an cũng đã có báo cáo đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc cải tiến thủ tục cấp hộ chiếu cho công dân đi lao động ở nước ngoài theo hướng sẽ căn cứ vào giấy chứng minh nhân dân. Người dân có nhu cầu được cấp hộ chiếu có thể hoàn tất thủ tục hồ sơ tại cơ sở phường, xã, tự lựa chọn các cách nộp hồ sơ và nhận hộ chiếu phù hợp điều kiện, hoàn cảnh mỗi cá nhân như chuyển hồ sơ qua bưu điện, nộp hồ sơ qua công ty lao động hoặc có thể trực tiếp nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Trước mắt, Bộ Công an sẽ thực hiện thí điểm việc nhận hồ sơ và đề nghị cấp đổi hộ chiếu, trả kết quả qua đường bưu điện.
    Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cũng đã có sự phối hợp và đề nghị Thủ tướng ra quyết định ban hành qui chế miễn thị thực cho người Việt Nam định cư tại nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Trong đó qui định người Việt Nam ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong thời hạn 90 ngày để thực hiện các mục đích phù hợp pháp luật sẽ được miễn thị thực khi có đủ các điều kiện như: mang hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị như hộ chiếu ở nước ngoài còn thời hạn sáu tháng kể từ ngày nhập cảnh; có giấy xác nhận miễn thị thực Việt Nam; có vé giao thông khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác còn giá trị; không thuộc diện ?ochưa được nhập cảnh vào Việt Nam? theo qui định của pháp luật.
    MINH QUANG
    (Nguồn: Tuoitre online)
  6. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ chế biến nước mắm nhìn thấy... sợ !
    Hôm qua 4.6, đoàn kiểm tra của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước mắm tại các cơ sở (CS) sản xuất, kinh doanh trên địa bàn "để có cái nhìn tổng thể về lĩnh vực này". Theo chân đoàn kiểm tra, PV Thanh Niên đã ghi nhận một thực tế hết sức đáng lo ngại!
    Trong ngày ra quân đầu tiên hôm qua, đoàn kiểm tra chỉ đủ thời gian "gõ cửa" 3 CS sản xuất nước mắm. Tại Công ty TNHH sản xuất nước mắm Tân Liên Hưng (đường Nguyễn Hữu Trí, H.Bình Chánh), chúng tôi ghi nhận "bề ngoài" là một cơ ngơi hoành tráng. Tuy nhiên, vào trong khu vực bố trí dây chuyền chế biến nước mắm, thì thấy mà... sợ! Nước mắm đầu tiên ra từ cá ướp muối được chứa trong một dãy hồ bằng xi măng, mà người ngoài nhìn vào không thể tưởng tượng nổi đó là thứ nước chấm mình sẽ dùng trong mỗi bữa ăn. Cả khu dãy hồ không được che chắn, nước mắm nhìn đục ngầu, đường dây, ống nhựa dẫn chuyền thì rất dơ bẩn, sàn nhà cũng vậy. Nước đầu tiên này sau đó được chuyển sang khu lọc, xử lý, cũng được thiết kế như vậy. Nước mắm sau lọc có màu gần giống với sản phẩm khi đã đóng chai, nhưng mấy dãy hồ bằng xi măng thì bong tróc, không che đậy, mô-tơ bơm gỉ sét để phía trên, vì thế có cả... gián chết và bao ni lông. Nhưng bước qua công đoạn đóng chai, dán nhãn "nước mắm cá cơm..." thì bắt đầu thấy bắt mắt. Tân Liên Hưng có 8 mặt hàng các loại, sản phẩm được cung cấp cho cả một số siêu thị. Theo lời giám đốc công ty, thì sản phẩm chủ yếu "là bỏ mối cho các CS khác để họ về vô chai, dán nhãn với những thương hiệu khác rồi cung cấp ra thị trường". Và, tùy theo yêu cầu của khách hàng, Tân Liên Hưng sẽ gia vào nhiều hay ít đường hóa học, bột ngọt!
    Khi bà Đào Mỹ Thanh - Trưởng khoa An toàn vệ sinh thực phẩm (Trung tâm Y tế dự phòng thành phố) hỏi về nguồn nguyên liệu sản xuất, các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) khác... thì được biết: Tân Liên Hưng thu mua cá không rõ nguồn gốc (không xuất trình được hóa đơn chứng từ mua bán); trong hồ sơ công bố Tân Liên Hưng không hề ghi cá tạp, đường hóa học saccharin, bột ngọt, nhưng thực tế sản xuất thì có cho vào những nguyên liệu này. Vấn đề "đường hóa học" là do chính Giám đốc công ty khai thật với đoàn kiểm tra, chứ cũng không có hóa đơn chứng từ mua bán gì thể hiện nên chỉ khi kiểm nghiệm mới có thể biết được thành phần đường hóa học là gì. Đã thế, nhân viên trực tiếp sản xuất cũng không đảm bảo vệ sinh (móng tay dài, trang phục không sạch sẽ...); bản thân bà giám đốc cũng chưa qua tập huấn kiến thức VSATTP; không xét nghiệm nguồn nước; hồ sơ công bố chất lượng đã hết thời hạn; không có hệ thống xử lý nước thải... Trước mắt, đoàn kiểm tra yêu cầu chủ CS khắc phục ngay những vi phạm, nếu không sẽ buộc ngưng sản xuất.
    Tại DNTN nước mắm, mắm nêm Trung Vị (hương lộ 4, ấp 1, xã Tân Kiên, H.Bình Chánh), đoàn kiểm tra ghi nhận có khoảng 25 nhân viên trực tiếp sản xuất. Nhưng qua kiểm tra 10 nhân viên thì có đến 9 người không đảm bảo VSATTP. Thực ra CS này cũng không sản xuất hết quy trình mà chỉ lấy lại nước mắm của một CS khác về đóng chai và dán nhãn Trung Vị, sau đó cung cấp cho các CS bán buôn tại TP.HCM và thị trường các tỉnh. Mặc dù được coi là "khá hơn", nhưng Trung Vị cũng không đảm bảo một số quy định VSATTP. Chẳng hạn, không có hợp đồng mua nguyên liệu nước mắm, mắm nêm; không kiểm tra được nguyên liệu đầu vào; chai đựng nước mắm mua về chỉ tráng, chứ không súc, sấy; không lập sổ theo dõi nguồn nguyên liệu nước mắm mua vào bao nhiêu độ đạm; có sử dụng bột ngọt nhưng không công bố trên nhãn mác; nhãn mác thì in ngày vô chai không đúng với thực tế. Trung Vị có 5 mặt hàng, nhưng đều hết thời hạn công bố chất lượng sản phẩm từ năm 2005. Thế nhưng không hiểu vì sao lại được cấp rất nhiều giấy chứng nhận, như: "Thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng", "Huy chương vàng mắm nêm"...
    Riêng Công ty TNHH sản xuất kinh doanh nước mắm Hưng Thịnh (xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh) thì dây chuyền sản xuất đặt ở Phú Quốc, sau đó chuyển sản phẩm vào TP.HCM đóng chai và bán ra thị trường, trong đó có siêu thị. Hưng Thịnh có 5 sản phẩm từ 15 - 40 độ đạm. Và mặc dù quy mô đầu tư lớn, nhưng cũng chưa đảm bảo một số điều kiện về VSATTP, như: nhãn mác không khi ngày sản xuất (chỉ có hạn dùng); thành phần ghi trên nhãn không đúng với thành phần công bố với cơ quan chức năng; chưa xét nghiệm nguồn nước; chủ CS chưa qua huấn luyện VSATTP; phòng thay đồ cho nhân viên, nơi rửa tay, nơi đóng gói thành phẩm, kho nguyên liệu chưa đạt...
    Tại mỗi CS, đoàn kiểm tra đều lấy mẫu nước mắm ngẫu nhiên, niêm phong để kiểm nghiệm điều kiện VSATTP như: đường hóa học, hóa chất, màu, hương liệu... có trong nước mắm. Tuy nhiên, vì đây là đợt kiểm tra đầu tiên nên đoàn công tác của Trung tâm Y tế dự phòng TP chỉ hướng dẫn các CS khắc phục những vi phạm, chưa xử phạt. T.T
    Thanh Tùng
    (Nguồn: Thanhnien online)
  7. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ chế biến nước mắm nhìn thấy... sợ !
    Hôm qua 4.6, đoàn kiểm tra của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước mắm tại các cơ sở (CS) sản xuất, kinh doanh trên địa bàn "để có cái nhìn tổng thể về lĩnh vực này". Theo chân đoàn kiểm tra, PV Thanh Niên đã ghi nhận một thực tế hết sức đáng lo ngại!
    Trong ngày ra quân đầu tiên hôm qua, đoàn kiểm tra chỉ đủ thời gian "gõ cửa" 3 CS sản xuất nước mắm. Tại Công ty TNHH sản xuất nước mắm Tân Liên Hưng (đường Nguyễn Hữu Trí, H.Bình Chánh), chúng tôi ghi nhận "bề ngoài" là một cơ ngơi hoành tráng. Tuy nhiên, vào trong khu vực bố trí dây chuyền chế biến nước mắm, thì thấy mà... sợ! Nước mắm đầu tiên ra từ cá ướp muối được chứa trong một dãy hồ bằng xi măng, mà người ngoài nhìn vào không thể tưởng tượng nổi đó là thứ nước chấm mình sẽ dùng trong mỗi bữa ăn. Cả khu dãy hồ không được che chắn, nước mắm nhìn đục ngầu, đường dây, ống nhựa dẫn chuyền thì rất dơ bẩn, sàn nhà cũng vậy. Nước đầu tiên này sau đó được chuyển sang khu lọc, xử lý, cũng được thiết kế như vậy. Nước mắm sau lọc có màu gần giống với sản phẩm khi đã đóng chai, nhưng mấy dãy hồ bằng xi măng thì bong tróc, không che đậy, mô-tơ bơm gỉ sét để phía trên, vì thế có cả... gián chết và bao ni lông. Nhưng bước qua công đoạn đóng chai, dán nhãn "nước mắm cá cơm..." thì bắt đầu thấy bắt mắt. Tân Liên Hưng có 8 mặt hàng các loại, sản phẩm được cung cấp cho cả một số siêu thị. Theo lời giám đốc công ty, thì sản phẩm chủ yếu "là bỏ mối cho các CS khác để họ về vô chai, dán nhãn với những thương hiệu khác rồi cung cấp ra thị trường". Và, tùy theo yêu cầu của khách hàng, Tân Liên Hưng sẽ gia vào nhiều hay ít đường hóa học, bột ngọt!
    Khi bà Đào Mỹ Thanh - Trưởng khoa An toàn vệ sinh thực phẩm (Trung tâm Y tế dự phòng thành phố) hỏi về nguồn nguyên liệu sản xuất, các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) khác... thì được biết: Tân Liên Hưng thu mua cá không rõ nguồn gốc (không xuất trình được hóa đơn chứng từ mua bán); trong hồ sơ công bố Tân Liên Hưng không hề ghi cá tạp, đường hóa học saccharin, bột ngọt, nhưng thực tế sản xuất thì có cho vào những nguyên liệu này. Vấn đề "đường hóa học" là do chính Giám đốc công ty khai thật với đoàn kiểm tra, chứ cũng không có hóa đơn chứng từ mua bán gì thể hiện nên chỉ khi kiểm nghiệm mới có thể biết được thành phần đường hóa học là gì. Đã thế, nhân viên trực tiếp sản xuất cũng không đảm bảo vệ sinh (móng tay dài, trang phục không sạch sẽ...); bản thân bà giám đốc cũng chưa qua tập huấn kiến thức VSATTP; không xét nghiệm nguồn nước; hồ sơ công bố chất lượng đã hết thời hạn; không có hệ thống xử lý nước thải... Trước mắt, đoàn kiểm tra yêu cầu chủ CS khắc phục ngay những vi phạm, nếu không sẽ buộc ngưng sản xuất.
    Tại DNTN nước mắm, mắm nêm Trung Vị (hương lộ 4, ấp 1, xã Tân Kiên, H.Bình Chánh), đoàn kiểm tra ghi nhận có khoảng 25 nhân viên trực tiếp sản xuất. Nhưng qua kiểm tra 10 nhân viên thì có đến 9 người không đảm bảo VSATTP. Thực ra CS này cũng không sản xuất hết quy trình mà chỉ lấy lại nước mắm của một CS khác về đóng chai và dán nhãn Trung Vị, sau đó cung cấp cho các CS bán buôn tại TP.HCM và thị trường các tỉnh. Mặc dù được coi là "khá hơn", nhưng Trung Vị cũng không đảm bảo một số quy định VSATTP. Chẳng hạn, không có hợp đồng mua nguyên liệu nước mắm, mắm nêm; không kiểm tra được nguyên liệu đầu vào; chai đựng nước mắm mua về chỉ tráng, chứ không súc, sấy; không lập sổ theo dõi nguồn nguyên liệu nước mắm mua vào bao nhiêu độ đạm; có sử dụng bột ngọt nhưng không công bố trên nhãn mác; nhãn mác thì in ngày vô chai không đúng với thực tế. Trung Vị có 5 mặt hàng, nhưng đều hết thời hạn công bố chất lượng sản phẩm từ năm 2005. Thế nhưng không hiểu vì sao lại được cấp rất nhiều giấy chứng nhận, như: "Thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng", "Huy chương vàng mắm nêm"...
    Riêng Công ty TNHH sản xuất kinh doanh nước mắm Hưng Thịnh (xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh) thì dây chuyền sản xuất đặt ở Phú Quốc, sau đó chuyển sản phẩm vào TP.HCM đóng chai và bán ra thị trường, trong đó có siêu thị. Hưng Thịnh có 5 sản phẩm từ 15 - 40 độ đạm. Và mặc dù quy mô đầu tư lớn, nhưng cũng chưa đảm bảo một số điều kiện về VSATTP, như: nhãn mác không khi ngày sản xuất (chỉ có hạn dùng); thành phần ghi trên nhãn không đúng với thành phần công bố với cơ quan chức năng; chưa xét nghiệm nguồn nước; chủ CS chưa qua huấn luyện VSATTP; phòng thay đồ cho nhân viên, nơi rửa tay, nơi đóng gói thành phẩm, kho nguyên liệu chưa đạt...
    Tại mỗi CS, đoàn kiểm tra đều lấy mẫu nước mắm ngẫu nhiên, niêm phong để kiểm nghiệm điều kiện VSATTP như: đường hóa học, hóa chất, màu, hương liệu... có trong nước mắm. Tuy nhiên, vì đây là đợt kiểm tra đầu tiên nên đoàn công tác của Trung tâm Y tế dự phòng TP chỉ hướng dẫn các CS khắc phục những vi phạm, chưa xử phạt. T.T
    Thanh Tùng
    (Nguồn: Thanhnien online)
  8. biendaikho

    biendaikho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    3.896
    Đã được thích:
    0
    Phân luồng giao thông trong thời gian diễn ra Festival biển 2007
    Nhằm đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt, góp phần tạo điều kiện để các hoạt động trong tuần lễ Festival biển 2007 diễn ra thành công, tốt đẹp. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa thông báo về việc phân luồng giao thông trong thời gian diễn ra Festival biển 2007 từ ngày 08/6/2007 đến hết ngày 15/6/2007. Cụ thể:

    1. Cấm các loại phương tiện giao thông hoạt động trên đường Trần Phú:
    - Ngày 08/6/2007, từ 18 giờ đến 24 giờ: Cấm tất cả các loại phương tiện giao thông ra vào đường Trần Phú, đoạn từ đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đường Nguyên Chánh.
    - Ngày 09/6/2007, từ 18 giờ đến 22 giờ: Cấm tất cả các loại phương tiện giao thông ra vào đường Trần Phú, đoạn từ đường Biệt Thự đến đường Yersin.
    - Ngày 10/6/2007 đến 14/6/2007, từ 19 giờ đến 22 giờ. Cấm tất cả các loại phương tiện giao thông ra vào đường Trần Phú đoạn từ đường Biệt Thự đến đường Yersin.
    - Ngày 11/6/2007, từ 7 giờ đến 10 giờ và từ 15 giờ đến 17 giờ 30 : Cấm tất cả các loại phương tiện giao thông ra vào đường Trần Phú, đoạn từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Biệt Thự.
    - Ngày 15/6/2007, từ 19 giờ đến 22 giờ: Cấm tất cả các loại phương tiện giao thông ra vào đường Trần Phú, đoạn từ đường Biệt Thự đến đường Yersin.
    2. Tất cả các loại ô tô đi theo 2 cặp đường 1 chiều như sau:
    - Chiều đi từ trung tâm thành phố Nha Trang xuống Cảng Nha Trang và ngược lại: Lê Thánh Tôn-Hùng Vương-Trần Quang Khải-Trần Phú, Chiều ngược lai: Trần Phú-Tuệ Tĩnh-Nguyễn Thiện Thuật-Lê Thánh Tôn.
    - Chiều đi từ trung tâm thành phố Nha Trang ra cầu Trần Phú và ngược lại: Lê Thánh Tôn-Trần Hưng Đạo-Yersin; chiều ngược lại: Yersin-Hoàng Hoa Thám-Lê Thánh Tôn.
    3. Giao Giám đốc Công ty dịch vụ vận tải Khánh Hòa bố trí lịch trình các tuyến xe buýt hoạt động trên các tuyến đường và thời gian trên cho phù hợp, không ảnh hưởng đến các hoạt động của lễ hội và sự đi lại của nhân dân
    4. Người tham dự Festival biển 2007 gửi phương tiện cá nhân hoặc ô tô tại những địa điểm do Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang quy định.
  9. guruvietnam

    guruvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2007
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0
    Mẹo ''cưa'' nàng
    Đến công ty với quần áo nhăn nhúm, tóc chỉa lên trời và đôi giày cáu bẩn..., chắc chắn, bạn sẽ khiến nàng chạy xa.
    Sau đây là một số tiểu tiết bạn cần chú ý để có thể "đẹp" ngay trong mắt cô ấy từ khi mới tiếp xúc

    Luôn luôn nhường nhịn

    Yếu tố này thường được phụ nữ ghi nhận và quan sát hàng đầu. Dắt xe, trả tiền những thứ vặt vãnh, nhặt hộ đồ rơi ngoài đường... Bạn đừng nên tranh cãi quá lâu với phụ nữ về những thứ như quan điểm sống, nỗi bất hạnh của phái yếu.
    Không cần thiết phải là một người đàn ông điển trai hay phong độ, chỉ cần bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ phụ nữ những việc nhỏ trong cuộc sống, họ sẽ không ngần ngại tán thưởng bạn hết lời.
    Nhưng bạn phải chú ý: Ga lăng với phái đẹp chứ không phải phụ nữ đẹp. Nếu họ phát hiện bạn chỉ muốn "lấy le" với những người phụ nữ có nhan sắc, bạn sẽ bị đàm tiếu không tiếc lời.

    Biết đùa cợt nghiêm túc

    Nghe có vẻ vô lý, nhưng pha trò là cả một nghệ thuật thu hút của phái nam. Bạn kể những câu chuyện tiếu lâm để lấy được nụ cười của nàng nhưng đừng bao giờ quá trớn. Nàng sẽ nghĩ bạn là người "mượn gió bẻ măng" hay ít nhất cũng là có hàm ý không lành mạnh.
    Bạn nên tranh thủ pha trò ở những nơi đông người, có bạn bè hay người thân của nàng. Họ sẽ đồng tình rằng bạn là anh chàng sôi nổi và cực kỳ vui tính. Bạn nhớ phân biệt tiếng cười lành mạnh với cười sàm sỡ bởi nó khẳng định giá trị con người bạn.
    Không cáu giận quá đáng
    Đàn ông thường nóng tính, dễ làm to chuyện những việc vượt quá sự chịu đựng của mình. Phụ nữ sẽ tránh xa những người hay quát tháo, đập bàn đập ghế, dọa nạt và chửi thề... Họ còn tưởng tượng ra viễn cảnh xung đột nếu một ngày lỡ làm bạn phật ý. Sức mạnh của đàn ông không phải ở sự phô trương cơ bắp.
    Nhậu nhẹt có tổ chức
    Đây cũng là vấn đề đau đầu của nhiều phụ nữ. Họ thường suy luận "nguy cơ" kéo dài của việc bù khú bạn bè sẽ làm chàng sao nhãng công việc và người yêu. Say rượu, nói năng lung tung, chưa kể đến việc giỡn đùa không ý thức... sẽ làm phụ nữ xa lánh bạn. Tốt nhất là đừng để nàng phát hiện bạn say xỉn suốt 7 ngày trong tuần.

    Có một chút tài hoa

    Nếu bạn không vẽ đẹp, hát hay, đàn giỏi... thì phải có máu lãng mạn một chút. Phụ nữ thích những gì bay bổng và hơi khác thường. Bạn lặng lẽ đợi nàng khi tan giờ làm, chúc một buổi sáng tốt lành khi nàng vẫn còn nằm trên giường... Nếu bạn không tài hoa lẫn lãng mạn thì cũng đừng buồn, hãy sống như chính con người bạn, nàng sẽ cảm nhận được ngay thôi.
    (Theo Phụ Nữ)



  10. CrescentDay

    CrescentDay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    ........
    có vẻ...hơi...đúng nhỉ?

Chia sẻ trang này