1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo về manga&anime(hic hic)

Chủ đề trong 'Truyện tranh (ACC)' bởi encounter4112002, 24/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. encounter4112002

    encounter4112002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Những bài báo về manga&anime(hic hic)

    Gần đầy báo đài ở TPHCM có nhiều bài viết về truyện tranh và đặt câu hỏi : Sao manga Nhật Bản bạo lực và *** quá ? Liệu nên tránh xa chúng ?

    VANIME xin giới thiệu một bài viết dựa trên ?oManga có nguy hiểm ?? của Frederik Scholt trong quyển sách Miền đất hứa Nhật Bản - Các bài viết về Manga hiện đại (Dreamland Japan - Writings on modern Manga) và ?o*** trong manga? của Studio Proteus.

    *** và bạo lực

    Mỗi văn hóa: Hồi giáo, Thiên chúa giáo hay Phật giáo đều có những giới hạn chấp nhận nhất định trong lĩnh vực nghệ thuật. Manga hiện đại dù hơi giống truyện tranh của phương tây và các nước khác nhưng đã thừa hưởng nhiều thế kỷ truyền thống nghệ thuật mang phong cách dẫn chuyện khôi hài, dung tục và mang đậm hình ảnh bạo lực. Manga là kế tục của lọai hình nghệ thuật phổ thông vào cuối thời Edo (1600-1867). Các tác phẩm nghệ thuật thời này nổi bật với những hình ảnh bạo lực cực đoan - phổ biến với cảnh các Samurai tự mổ bụng và máu văng tung tóe. Cùng thời, *** trong họa thư ở Nhật được khai sinh với Shunga ?" tranh gợi cảm khắc trên gỗ được lưu hành rộng rãi. Những bức hình trong Shunga rất phô trương các bộ phận sinh dục. Đến thời Minh Trị, Shunga đã bị các nhà chức trách cấm lưu hành vì e ngại suy đồi văn hóa trong lúc đang ở ngưỡng cửa du nhập với văn hóa phương tây.



    *** trong manga thật sự bắt đầu khởi sắc ở những năm 60 với sự sụp đổ của hệ thống thư viện cho thuê truyện. Các họa sĩ tác giả truyện tranh trong cho các thư viện cho thuê đã đi tiên phong với những hình ảnh bạo lực trong những tác phẩm họ cho là thể lọai truyện tranh tiểu thuyết - ?ogekika?. Dần dần, hình ảnh gợi cảm được các họa sĩ thêm vào để làm cho các gekika sống động và ?othật? hơn.

    *** thâm nhập vào những hầu hết thể lọai manga. Gekika tiếp tục thể hiện tính thật và bạo lực. Shonen manga bắt đầu chú ý đến panchira (quần lót) và cảnh nhân vật nữ tắm. Shojo manga nhẹ nhàng và tinh túy, thể hiện kín đáo trong những tình tiết yêu đương lãng mạn. Manga cho quí cô quí bà thì mạnh bạo hơn, tuy vẫn mang tính lãng mạng nhưng dưới hình thức đồng tính luyến ái và những mối tình anh em chị em. Thể lọai doushinji được vẽ bởi các fan với nội dung *** cũng xuất hiện, với lối thể hiện *** thuần túy khai thác ******** với mục đích khiêu dâm.



    Vì mức độ *** và bạo lực trong manga khác nhau nên người ta chia làm 2 lọai: Seinen Komikksu (truyện tranh cho người lớn), lọai này được xem như giải trí người lớn. *** và bạo lực được thể hiện ở mức độ chấp nhận được đối với người trên 18 tuổi. Yugai ****ei tosho (sách độc hại) là những sách ảnh hưởng xấu đối với thanh thiếu niên. Tuy nhiên lằn ranh giữa 2 thể lọai này đôi khi rất khó xác định vì tính nghệ thuật và vì thực chất người ta không thể chứng minh được cái ?oảnh hưởng xấu? đối với người đọc.

    Một điểm đáng lưu ý là cho dù có *** và bạo lực đến mức độ nào thì những manga đó không ảnh hưởng trực tiếp vào xã hội Nhật Bản. Yashumasa Miyahara, 1 tay bút thường viết cho các tạp chí ở Tokyo chỉ ra rằng trong thời kỳ manga và anime đang ở đỉnh cao của sự nở rộ (1985-1995) tỉ lệ tội phạm bạo lực và *** giảm 1 cách đáng kể. ?oNếu như chúng (manga) độc hại và ảnh hưởng như họ nói, tại sao chẳng thấy có độc giả nào bắt chước biến thành tội phạm ?? Thật vậy, tất cả số liệu thống kê cho thấy Nhật Bản là một xã hội lành mạnh thuộc vào bậc nhất trên trái đất với con số tỉ lệ tội phạm về *** và bạo lực thấp hơn nhiều lần so với các nước khác, nhất là Mỹ.

    Fantasy và hiện thực

    Khoảng cách giữa fantasy và thế giới thực ở Á Đông, nhất là Nhật Bản rất rõ rệt. Vì lý do này, độc giả manga có khả năng phân biệt rõ fantasy và thực hơn ở những nước khác. Đối với một học sinh trung học, việc cầm khẩu AK-47 hạ gục từng thầy cô giáo trong trường là chuyện không tưởng, 1 fantasy thuần túy. Trong khi đó, đối với một học sinh ở Mỹ chẳng hạn thì điều này có thể là hiện thực. Sự ổn định có tính kế thừa của xã hội Á Đông - sự ổn định của cuộc sống gia đình - cho người ta lối thoát khác khỏi cuộc sống fantasy. Và một cuộc sống fantasy phong phú đầy màu sắc đôi lúc đóng vai trò giúp cản lại những lúc túng quẫn xâm chiếm con người ta cùng hệ quả là những chuyện rồ dại.

    Akira Fukushima, một nhà tâm lý học nổi tiếng đã viết một bài bảo vệ manga một cách quyết liệt với tựa đề: Manga to Nihonjin: "Yugai Komikku Bokokuron o Kiru" (Manga và Người Nhật: Phân tích tính vô cơ sở của mệnh đề "Truyện tranh tai hại làm băng hoại xã hội"). Trong đó ông sử dụng các thông số và kết quả thống kê có tính chất thuyết phục để lập luận rằng cho dù có chút *** trong manga ở 1 giới hạn nhất định và dư luận công chúng thường phóng đại điều này, các bạn trẻ Nhật Bản khá kềm chế trong ******** và phát triển chậm hơn so với các nước khác. Fukushima cũng đưa ra bằng chứng cho thấy rằng manga có nội dung gợi cảm hoàn toàn không dẫn đến hệ quả là gia tăng tội phạm ********. Thật vậy, ông nhận xét "Lượng thông tin mang tính *** tỉ lệ nghịch với số tội phạm ******** ở bất cứ nước nào" và "thông tin mang tính *** có thể là một thay thế cho hoạt động ******** thật sự". (!)


    Manga ?" phương tiện thông tin đại chúng

    Khi so sánh với truyện tranh các nước khác, người ta bị sốc trước nội dung của 1 số manga. Nhưng đã quên rằng manga ngày nay không còn chỉ dành trẻ em. Nó là một phương tiện giải trí đại chúng, dành cho nhiều lứa tuổi và thể hiện nhiều đề tài với nhiều thể loại khác nhau. Phổ biến giống như tiểu thuyết hay phim ảnh.

    Vì vậy nên chăng sẽ công bằng hơn nếu so sánh manga với băng video và các tiểu thuyết phổ biến. Thật ra phần "rực lửa" trong các manga lãng mạng mà các tiểu thơ Nhật rất ưa chuộng chẳng đáng kể gì so với các đọan văn tình cởm nóng bỏng được diễn tả trong tiểu thuyết dành cho quí cô quí bà ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tương tự, vào bất cứ cửa hàng thuê băng nào bạn đều có thể thấy nhiều phim đắt khách mang nội dung gợi cảm và bạo lực hơn manga rất nhiều.

    Manga và Việt Nam

    Manga còn rất mới mẻ ở Việt Nam và hầu như mọi người đều qui đồng truyện tranh với giải trí cho trẻ em. Điều này thể hiện qua sự kiểm duyệt ngặt nghèo của các nhà xuất bản và các nhà chức trách có thẩm quyền. Những manga có nội dung người lớn hiếm hoi (dù khá lành mạnh) chỉ được lưu hành nội bộ giữa một số ít các otakus.

    Sự giao thoa về văn hóa tất yếu sẽ dẫn đến mở rộng cánh cửa đến đón nhận những trào lưu văn minh của thế giới. Manga là một trào lưu đang dần dần trở nên thịnh hành ở mọi nơi: Châu Á , Châu Âu lẫn Châu Mỹ. Việt Nam mới biết đến một bộ phận rất giới hạn của manga là thể lọai dành cho trẻ em và thiếu niên. Hy vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ có thái độ cởi mở hơn và đón tiếp các thể lọai manga khác.


    Nghe tức chết được!!!

Chia sẻ trang này