1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài hát về KINH BẮC. Tìm hiểu nghệ thuật DÂN CA QUAN HỌ

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi coden, 19/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    Người ơi người ở đừng về
    Người về anh vẫn trông theo,
    trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi.
    Người về em vẫn khóc thầm,
    đôi bên vạt áo ướt đẫm như mưa.
    Người ơi người ở đừng về! Người ơi! Người ở đừng về!
    Người về anh vẫn (í i ì í i í i i) có mấy trông (i ì) theo,
    Trông (ì í a a) nước tình (a) chung là như nước chảy,
    Mà này cũng có a trông bèo, trông bèo là bèo trôi.
    Người ơi người ở đừng về.
    Người về em vẫn (í i ì í i í i i) có mấy khóc (i ì) thầm,
    Ðôi (ì í a a) bên là bên sóng như vạt áo,
    Mà này cũng có (a) ướt đẫm, ướt đẫm như mưa,
    Người ơi người ở đừng về.
    Người về anh dặn (í i ì í i í i i) có mấy lời này rằng,
    Sông (ì í a a) sâu là sâu sông nên chớ lội,
    Mà này cũng có (a) đò đầy, đò đầy chớ qua,
    Người ơi người ở đừng về.
    Người về em dặn (í i ì í i í i i) có mấy tái hồi,
    Yêu (ì í a a) em thời em mong anh gình giữ
    Mà này cũng có (a) đừng ngồi, đừng ngồi với ai.
    Người ơi người ở đừng về.
    Người ơi! Người ở em về!
    http://www.tienghatquehuong.com/FolkSongs/NguoiODungVe.htm<------------------------------ các bác vào đây nghe trên MEDIA nhé trực tuyến
    Qua Cầu Gío Bay
    Yêu nhau, cỡi áo ối a cho nhau,
    Về nhà dối rằng cho dối mẹ, a à a á a.
    Rằng a ối a qua cầu, (2 lần)
    Tình tình tình gío bay. (2 lần) Out of love, I gave you my treasured coat off my back
    Returning home, I told ma ''n pa:
    "Over the bridge, the wind blew it away!"
    Yêu nhau cỡi nón ối a cho nhau,
    Về nhà dối rằng cho dối mẹ, a à a á a.
    Rằng a ối a qua cầu, (2 lần)
    Tình tình tình gío bay. (2 lần)
    Out of love, I gave you my beloved hat off my head
    Returning home, I told ma ''n pa:
    "Over the bridge, the wind blew it away!"
    Yêu nhau cỡi nhẫn ối a cho nhau,
    Về nhà dối rằng cho dối mẹ, a à a á a.
    Rằng a ối a qua cầu, (2 lần)
    Tình tình tình đánh rơi. (2 lần) Out of love, I gave you the ring off my finger
    Returning home, I told ma ''n pa:
    "Over the bridge, it felt!"
    Bài nè có cả anh và Việt dành cho bà con luôn nhé

    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  2. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    http://www.vov.org.vn/amthanh1/tiengviet/amnhac/dancaquanho/quanho.htm<------------------- đây nưẫ à dow về là nghe liền
    http://www.ksvn.com/cgi-bin/music4.cgi <-------------dân ca 3 miền nè
    http://www2.accu.or.jp/paap/data/A_VNM7.xml?mode=detail1<-------------trang nè em ko nhầm thì giới thiệu về quan họ bằng Tiếng anh dành cho ai mê nè em chưa dịch được vì gấp lém
    http://www.vcsmw.org/events/fall_2000.html<------------- hay lém à vào đó nhé Tiếng Anh
    http://www.geocities.com/huongviet2/NhacLuuTru.html<----------------- nè nữa à

    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  3. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    Một số ý kiến về
    tên gọi nguồn gốc Quan họ
    Nguồn gốc và thời điểm ra đời, phát triển
    Hai chữ Quan họ
    Nghĩa của tên gọi Quan họ có nhiều cách giải thích khác nhau; có thể chia thành hai luồng chính: người dân vùng Quan họ truyền miệng về những cách giải thích của làng mình và những người nghiên cứu giải thích theo sự khảo cứu của từng người.
    Trước hết, điểm qua những cách giải thích của người vùng Quan họ. Người vùng Quan họ thường giải thích bằng trí nhớ truyền miệng những thuyết tồn tại lâu đời ở làng mình.
    Người vùng Bịu (Hoài Thị, Bịu Sim huyện Tiên Du cũ) và vùng Diềm (Viêm Xá, huyện Yên Phong), vốn là hai nơi kết bạn Quan họ bền vững, lâu dài nhất cho rằng gọi là hát Quan họ vì tiếng hát ấy là tiếng hát giữa hai họ nhà quan kết bạn với nhau. Truyền thuyết gắn tiếng hát với một người có thật trong lịch sử là Trạng Bịu, tức Nguyễn Ðăng Ðạo, đỗ trạng nguyên khoa 1684, người Hoài Thượng, huyện Tiên Du, cho rằng ông có công đặt ra cách ca hát Quan họ.
    Người vùng Châm Khê (Bùi Xá, huyện Yên Phong) truyền rằng: lối hát Quan họ là lối hát giữa quan viên họ nhà trai và quan viên họ nhà gái. Vậy, tiếng hát của quan viên hai họ được gọi tắt là hát Quan họ.
    Người vùng Chè, Quả Cam, Thị Cầu... lại gắn tiếng hát Quan họ với những truyền thuyết . Chuyện rằng: Chúa Trịnh Sâm đi du xuân, thấy một người con gái đang cắt cỏ trên núi Chè (có nơi kể là núi Long Khám, có nơi kể là núi Qủa Cảm... ) vừa cắt cỏ vừa hát:
    Tay cầm bán nguyệt xênh xang
    Bao nhiêu cây cỏ lai hàng tay ta
    Tiếng hát hay khiến quan quân phải họ lại (dừng lại) để nghe. Thấy người đẹp, hát hay, bài hát lại chứa đựng khẩu khí "trị, bình", chúa vời về cung, trở nên bà chúa. Dân gian cho là tiếng hát kia tạo nên sự may mắn, hạnh phúc nên đua nhau hát, nên tiếng hát lan rộng, ngày càng bầy đặt ra nhiều, trở thành lối hát gọi là hát Quan họ.
    Cũng gần giống truyền thuyết trên nhưng lại gắn với cuộc du xuân cầu duyên, cầu tự của Lý Thánh Tông qua vùng Cầu Lự, Siêu Loại (Thuận Thành) và cô gái hát ấy là ỷ Lan, sau thành nguyên phi, rồi hoàng hậu, rồi hoàng thái hậu nhà Lý. Người vùng Hồi Quan (nay thuộc huyện Tiên Sơn) lại kể rằng: Lý Công Uẩn chạy giặc, dân muốn cản quân quan giặc nên ùa ra đường hát làm quan quân phải họ lại, dừng lại, để Lý Công Uẩn chạy thoát... Tuy chi tết khác nhau, nhưng các truyền thuyết trên đều giải thích Quan họ là tiếng hát làm quan quân phải họ lại, dừng lại.
    Như vậy, qua truyền thuyết dân gian, ít nhất, tên gọi Quan họ được giải thích bằng 4 nghĩa:
    Tiếng hát họ nhà quan
    Tiếng hát quan viên hai họ trong đám cưới.
    Tiếng hát hay, làm quan quân họ lại, dừng lại.
    Tiếng hát giữa hai làng kết chạ, kết họ, do một vị quan nào đấy tác thành.
    ý kiến của một số nhà nghiên cứu về tên gọi Quan họ có mặt khác. Trong cuốn Dân ca Quan họ Bắc Ninh, nhiều tác giả, cho rằng: "...Quan họ là một danh từ kép. Trong ngôn ngữ, dưới chế độ phong kiến chữ họ với chữ phường là hai danh từ gần đồng nghĩa với nhau, chỉ một tập thể người nhất định".
    Nhưng:
    "...Chữ phường thường dùng với ý nghĩa khinh miệt, chỉ những người cùng làm một nghề...không được coi trọng..."
    "Chữ họ thường dùng với ý nghĩa coi trọng, chỉ những nhóm người thuộc lớp trên của xã hội: Sĩ, nông, cùng sinh hoạt kết bạn với nhau, ví dụ: họ tư văn, họ võ phả, họ lợn, họ gạo, họ chọi gà .vv.v... Các người trong họ tư văn, họ võ phả gọi là quan viên họ tư văn, quan viên họ võ phả, gọi tắt là Quan họ tư văn, Quan họ võ phả. Các quan cụ, quan trùm, quan đám, quan trong, quan anh, chính là các quan viên, lớp người có quyền ăn nói...Chữ quan trước kia dùng để chỉ các quan viên thực sự, nhưng đến sau này, bất cứ nam hay nữ hễ ai được tôn trọng đều được gọi là quan cả. Do đó, danh từ quan anh, quan chị, quan bác bắt đầu xuất hiện..."
    Các tác giả dẫn chứng lời ca Quan họ:
    Ðôi tay nâng lấy cơi giầu
    Trước là hầu bạn sau hầu quan viên.
    Như vậy, các tác giả cuốn sách Dân ca Quan họ Bắc Ninh cho Quan họ là danh từ kép chỉ nhóm người ca hát với ý nghĩa coi trọng. Và lối hát, tiếng hát gắn liền với tập thể gọi là Quan họ nên cũng gọi là hát Quan họ.
    Trong một tham luận đọc tại hội nghị khoa học về sưu tầm, nghiên cứu Quan họ lần thứ 4, năm 1971, Mấy ý kiến về vấn đề tìm hiểu nguồn gốc dân ca Quan họ, Lê Thị Nhâm Tuyết, Viện Dân tộc học, đã giành một phần tham luận để "tìm hiểu nguồn gốc của cái tên Quan họ...". Tác giả không đồng ý với cách giải thích Quan họ là họ nhà quan, hoặc Quan họ là dừng lại, hoặc là quan viên họ, tức là hội của lớp người nông dân có quyền ăn nói và coi cách giải thích ấy là "duy danh", "thông tục".Tác giả cho rằng từ quan không phải là một từ Hán - Việt vay mượn mà đã có từ thời Hùng Vương trong từ kép quan lang là một từ Việt cổ trước khi nhập vào từ quan Hán Việt, và có nghĩa là người đàn ông. Còn từ họ... chỉ một cộng đồng gắn theo máu mủ, huyết thống, và đã có nhiều thời kỳ cộng đồng này mang ý nghĩa vai trò của những đơn vị xã hội (những công xã thị tộc), sau này thành những làng.
    Do những lý do lịch sử những công xã thị tộc ấy có thể tách ra làm hai (hoặc nhiều hơn), những người đàn ông trong họ (Quan họ) mới tách ra, dẫn dân mình (họ mình) về làng gốc chơi và hát theo tục lệ, nên lối chơi và hát ấy cũng được gọi tên là hát Quan họ như trường hợp hát quan làng hát đám cưới - Tày, Nùng. Tác giả đã giả định như vậy sau khi so sánh thấy hát quan làng, gọi tên như vậy để chỉ một loại dân ca đám cưới, chỉ vì một điều giản dị: "Quan làng là người đại diện cao nhất của họ nhà trai có thẩm quyền bàn bạc về tất cả mọi việc liên quan tới nghi lễ và tổ chức cưới hỏi với nhà gái. Quan làng phải thuộc nhiều bài hát đám cưới để đối lại với họ nhà gái...""
    Nhà nghiên cứu văn học dân gian nổi tiếng Vũ Ngọc Phan, trong bài viết Mấy ý kiến sơ bộ về dân ca Quan họ, sau khi bác bỏ giả thuyết Quan họ là quan họ lại, dừng lại, tác giả gợi ý các nhà nghiên cứu lưu tâm tới những truyền thuyết về Quan họ ở châu Cổ Pháp (Ðình Bảng) quê hương của Lý Công Uẩn với những người trong họ nhà Lý tụ họp hát mừng mỗi khi các vua Lý về thăm quê hương. Tác giả viết: "Cứ mỗi khi vua về thăm quê (châu Cổ Pháp) thì những người trong họ Lý, mà người đương thời gọi là "quan viên họ Lý", đều đến ly cung và hát những câu dân ca mà nhân dân trong vùng thường hát để mừng nhà vua. Từ đó, nhân dân gọi những câu dân ca ấy là hát Quan họ".
    Như vậy, theo tác giả, Quan họ là tiếng hát của quan viên họ Lý hát để mừng vua khi vua về thăm quê hương..
    Nhìn chung lại, sự giải thích về tên gọi Quan họ thì có nhiều, nhưng chưa có cách giải thích nào có thể coi là hoàn toàn thoả đáng. Vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu. Có lẽ hiện nay nhiều người nghiêng về cách giải thích: Quan họ là quan viên họ nhà trai và quan viên họ nhà gái trong đám cưới; tiếng hát này, chặng đường đầu gắn liền với hát đám cưới, giữa quan viên hai họ, nên được gọi tắt là tiếng hát Quan họ sau này, trở thành tiếng hát hội, tiếng hát họp bạn, v.v...của trai gái, tiếng hát phong tục của cả cộng đồng một vùng, tiếng hát ấy vẫn được gọi là hát Quan họ.
    Nguồn gốc và thời điểm ra đời, phát triển

    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  4. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    em lục lại tất cả các topic của các bác em sẽ copy tất cả cho vào topic nè để các bác tiện theo dõi
    Các bác phải vote em 5 đến 10 sao đó Mình hy vọng tất cả mọi người sẽ đóng góp những bài hát mà minh biết post lên đây cho mọi người cùng biết nha
    tình yêu trên dòng sông quan họ
    Tình yêu có tự nơi đâu
    Êm êm một khúc sông Cầu
    Sao trời đọng qua mắt lưới
    Rơi đầy xuống dòng sông sâu
    Tình đã trao nhau êm đềm
    Em là cô Tấm thảo hiền mà sao mắt nhìn bối rối
    Gặp nhau lần nào cũng vội chẳng đủ để mà giận dỗi
    Nhà xa mặt trận càng xa
    Tình yêu có tự đôi ta
    Tình yêu có tự nơi em , đi qua năm tháng đợi chờ
    Tình yêu có tự nơi anh , lửa rừng bập bùng vách núi
    Em ơi em là cô gái , từ lâu anh đợi anh chờ
    Con sông của làng Quan Họ
    Bốn mùa nước chảy lơ thơ
    Tiếng em ấm như hơi thở , anh nghe để nhớ suốt đời
    Đừng quên đừng giận , đừng phai
    Đừng quên đừng giận người ơi ....
    Làng quan họ quê tôi
    Làng quan họ quê tôi tháng giêng mùa hát hội, những đêm trăng hát hội những đêm trăng sáng gọi con sông Cầu làng bao quanh ngang lưng làng quan họ xanh xanh.
    Làng quan họ quê tôi những chiều bao thương nhớ tiếng ca đầu ngọn gió nón quai thao nói gì người ơi nón quai thao nói gì người ơi...Người ơi làng quan họ quê tôi có đình hồ bán nguyệt chị cả tựa mạn thuyền anh hai ngồi bẻ lái quan họ về là về trao duyên ớ quan họ về là về trao duyên ớ ơ ơ..
    Ấy khi bom rơi trên nhịp cầu thương nhớ tiễn đưa anh đi em hát bài quan họ xin gửi cả ánh trăng quê mình trong lời hát tiễn đưa anh lên đường.
    Làng quan họ quê tôi những năm bom Mỹ thả loan phượng vẫn ăn xoài hương thơm đồng lúa chín ấy quan họ về là về trao duyên ấy quan họ về là về trao duyên ớ ơ ơ...
    Ấy khi bom rơi trên nhịp cầu thương nhớ tiễn đưa anh đi em hát bài quan họ khúc ca quan họ lướt trên bom đạn thù trong lời hát .. nhắn ai ở về làng quan họ quê tôi.
    Gửi về quan họ
    Anh chưa đến làng quan họ, trọn tình nghe câu hát trao duyên. Anh chưa biết dòng sông Cầu ngàn đời vui sông nước lơ thơ. Anh cũng chăng biết bao giờ ngồi tựa mạn thuyền buông câu hát lơ thơ.
    Anh chưa đội chiếc nón mà hỏi xem đây đã mấy hẹn hò, mà sao người quan họ cứ giấu tươi cười thầm trong vành nón ba tầm và trong tà áo tứ thân đi hội mùa xuân.
    Anh đang ở biên giới lạ kỳ thay nghe câu hát dân ca, anh thấy yêu câu quan họ quê ta, ấy là những nụ xuân đang hé môi cười và lời ca em nhắn đôi lời cùng anh trên điểm tựa chắn giữ bóng thù
    Anh đang ở biên giới mặc dù xa vẫn nhớ em nhiều, anh lắng nghe câu quan họ sớm chiều có niềm tin mang tình yêu vô bờ bến, lời thuỷ chung son sắt từng giờ cùng anh trên điểm tựa lập nhiều chiến công. Anh thấy mùa đông mang bao hơi ấm là câu quan họ quê em.
    Khách đến chơi nhà
    Mấy khi khách đến chơi nhà
    Đốt than quạt nước pha trà mời người xơi
    Trà này ngon lắm người ơi
    Mỗi người mỗi chén mỗi chén cho em vui lòng
    Muốn cho sông cạn đất liền
    Khách đến í đến chơi hự nhà là chơi hự nhà đốt than í í dầu mà quạt nước mấy pha trà em mời người xơi là chén có a trà này quý vậy í ơ ơ quý vậy đôi người ơi.
    Mời người là người xơi mỗi chén mấy cho em í í i vui lòng là em í í i muốn cho sông cạn í i ơ ơ sông cạn ơ đất liền
    Để em í í dầu mà đi lại mấy keo phiền là đò giang là em í í i vào chùa thấy chữ í í i thấy chữ linh à nhang
    Gần chùa là chùa sao bén mấy duyên hương í ơ chút nào là sáng có à trăng suông sáng cả í ơ ơ vườn đào
    Đôi ba người dầu mà ngồi đấy mấy người nào mà còn ngồi không là tôi í ơ ơ muốn cho se sợi í ơ ơ se sợi í ơ ơ chỉ hồng là đôi ba người
    </hr>
    [red]khi cô đơn anh gọi tên em</FONT></FONT>
    [​IMG]
    Được boy_galang812003 sửa chữa / chuyển vào 14:46 ngày 13/02/2004
    Được boy_galang812003 sửa chữa / chuyển vào 23:27 ngày 14/02/2004
  5. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0

    Tơ hồng
    Anh đến quê em nơi đây có dòng sông Cầu dự ngày hội Lim anh đã hứa khi xưa
    Vượt bao đèo cao bao suối sâu nắng mưa gió sương anh không ngại chỉ mong gặp em người con gái hát câu dân ca: " NGười ở đừng về"
    Câu dân ca ngày xưa em hát để nhớ thương anh phải đi tìm, và hôm nay vào ngày hội Lim gặp lại em em vẫn như xưa
    Vào hội Lim em mặc áo the trên đi dép mộc đội nón quai thao em bước qua cầu hát câu quan họ chung tinh làm đôi hát câu quan họ chung tình làm đôi, hát câu quan họ chung tình làm đôi
    Về với quê anh quê anh có dòng sông Hậu và hàng dừa xanh soi bóng nước quang năm.
    Từng đêm từng đêm dưới anh trăng, gái trai sánh vai vui thanh bình vẳng trên bờ sông giọng ai hát :" COn sáo sang sông"
    Rồi sáo sổ ***g ..............
    Em yêu ơi về quê anh nhé, mùa lũ lên con nước vơi đầy, và đêm sông ngày đục đêm trong, một lều tranh ta sống quanh năm
    Về cùng nhau chia buồn sớt vui, chung tay xây mộng mộng ước bấy lâu nay hoá mong chờ, cảm ơn tơ trời cho mình thành đôi cảm ơn to trời se mình thành đôi
    Mời trầu
    Thì tay í ơ em nâng cái cơi có a đựng trầu mắt em nhìn nhìn em liếc liếc em trông cái cơi có đựng í a trầu.
    Trầu têm a ối a hự là cánh phượng cùng rằng là dâng lên dâng í ơ lên là lên em mời í a a người ứ ứ hự người ơi
    Ai ơi nay có thấu người ơi nay có nhớ nhớ chăng chăng là đến chúng em chăng hứ hự người ơi.

    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  6. thelocbkhn

    thelocbkhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    441
    Đã được thích:
    0

    Em copy lại mấy bài nè của anh TRAVUCU
    HIỆP HÒA MIỀN ĐẤT TÔI YÊUHiệp Hoà ai đã đặt tên mà chỉ nghe đã thấy bồi hồi, Hiệp Hoà miến đất tôi yêu nơi đây bốn mùa cây trái. Con Sông Cầu uốn khúc lên thơ, nước Sông Cầu chắp cánh bao tuổi thơ.
    Ref:
    Hiệp Hoà ơi!!!!!!!!!! Miền đất tôi yêu, miền đất trung du lời ru của mẹ, nâng bước ta đi trên những chặng đường đã qua. Hiệp Hoà ơi!!!!!!!!!!!!!!Giờ đã đổi thay, đổi thay từng ngày. Người nơi đây chịu thương chịu khó, một nắng hai sương làm lên lịch sử. Hiệp Hoà hôm nay làm lên lịch sử, Hiệp Hoà hôm nay.
    Một bài hát về Khuôn Thần nhưng không nhớ tên..và cũng chưa thuộc hết, mong các bạn bổ khuyết..
    Đâu chỉ biển xanh rì rào sóng vỗ
    Đâu chỉ Đà Lạt có tiếng thông reo
    Khuôn Thần quê tôi muốn nói bao điều
    Du khách về đây biển chỉ lối
    Là cây vải thiều
    Anh đưa em về thăm Khuôn Thần
    Hồ nước xanh sương phủ trắng ngần
    Rừng đại ngàn thông reo vi vut
    Tiếng chim ca, vang vọng trời xa...
    Tấm áo mẹ vá năm xưa (Nguyễn Văn Tý)
    Tấm áo ấy bấy lâu nay con thường vẫn mặc
    Để nhớ ngày chúng con về Hà Bắc
    Quần nhau với giặc, áo con rách thêm
    Nên các mẹ già lại phải thức thâu đêm vá áọ
    Tấm áo ấy bấy lâu nay con quý hơn cơm gạo
    Người mẹ nghèo trong áo rách, áo rách nên thương
    Các con ra đi đã mấy chiến trường
    Mang theo cả tình thương của mẹ
    Lạ kỳ thay con đi như thế
    Bỗng khi nào chợt nhớ hậu phương
    Thì đường đang xa mà đôi chân thêm khỏe
    Trái tim này rực cháy yêu thương,
    Mọi gian nan mẹ con ta san xẻ
    Những chân trời rạng rỡ ánh dương.
    Được boy_galang812003 sửa chữa / chuyển vào 15:07 ngày 14/02/2004
  7. thelocbkhn

    thelocbkhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    441
    Đã được thích:
    0
    Ngồi tựa mạn thuyền
    1) Ngồi rằng là ngồi tựa í ơ có mấy mạn ới ơ ơ ờ thuyền là ngồi tựa có a mạn thuyền ấy mấy đêm là đêm í hôm qua. ngồi rằng là ngồi tựa í ơ có mấy mạn ới ơ ơ ờ thuyền là ngồi tựa có a mạn thuyền. trăng ớ in ớ ơ là in mặt nước í ơ cũng có a càng nhìn là càng nhìn là non nước càng xinh hự rằng lá hội hừ?
    2) Sơn rằng là sơn thủy í ơ có mấy hữu ới ơ ơ ờ tình là sơn thủy có a hữu tình ấy mấy em là em nhác trông lên. Sơn rằng là sơn thủy í ơ có mấy hữu ới ơ ơ ờ tình là sơn thủy có a hữu tình. Thơ ớ ngâm ớ ơ là ngâm ngoài lái i ơ cũng có á rượu bình là rượu bình giải trí trong khoang hự rằng lá hôi hư?.
    3) Tay rằng là tay dạo í ơ có mấy cung ới ơ ơ ờ đàn là tay dạo có 5 cung đàn ấy mấy đôi là đôi í tay em, tay rằng là taydạo í ơ có mấy cung ới ơ ơ ờ đàn là tay dạo có 5 cung đàn. tiếng ớ tơ ớ ơ là tơ tiếng i trúc i ơ cũng có a tiếng trầm là tiếng trầm năn nỉ thiết tha.
    Làm tài trai chơi trốn i ơ ơ ờ hà ới a là cầu Hà?..
    Thuyền mở lái chèo
    1) Thuyền mở í ơ ờ bên nay a mái chèo là duyên anh hai ơi tình em lính tính ơ ơ ơ tang tình/bắt lái i ơ ờ bên nay a chèo ra / nhịp hai ô lính tình tang em đi tìm bạn hư rằng là đấy ơi/ô tình bằng là nỗi này/nhịp ba là chị ba đi tìm chồng là hư hư hội hừ là hư hứ hội hừ.
    2) thương lấy i ơ ờ bên nay a nhau cùng là duyên anhba ơi tìnhem lính tính ơ ơ ơ tang tình/ thương lấy i ơ ờbên nay a hau cùng/ có mũi ô lính tìnhtang mà như có lái i la hự rằng la đấy ơi ố tình rằng là nỗi này/ như rồng là như rồng có mây là hư hư hội hừ là hư hứ hội hừ.
    3) sập ấy i ơ ờ bên nay a giường này là duyên anh tư ơi tình em lính tính ơ ơ ơ tang tình/ sập ấy i ơ ờ bên nay a giường này/ khi vui ô lính tình tang là vui chèo lái i la hự rằng là đấy ơi. Ô tình rằng là nỗi này/ có ngày là có quan sang là hư hư hội hừ là hư hứ hội hừ.
    4) Bầu rượu í ơ ờ bên nay a cung đàn là duyên anh năm ơi/ tình em lính tính ơ ơ ơ tang tình/ bầu rượu í ơ ờ bên nay a cung đàn/ khi vui ô lính tính tang là vui rượu thánh i la/ hư răng la đấy ơi/ ô tình rằng là nỗi này/ khi bàn là khi bàn cờ tiên là hư hư hội hừ là hư hứ hội hừ.
    Tương phùng tương ngộ
    1) Khi tương í phùng là khi nay a tương ngộ xuôi lên bộ văng vẳng tiếng tơ tình (chiêm í i bao lại lần trần là canh năm canh)2.
    2) Bên màn oanh í ơ bên màn oanh ngồi tựa ờ giăng thanh (thương nhớ ơ sầu oanh)2, lẻ loi chim nhạn hỡi bạn duyên tình ơi là (em biết ơ đến bao giờ họp mặt là đôi sánh đôi)2.
    3) Đôi tình ta í ơ đôi tình ta tình đẹp í ì tình ta nghĩa nặng í ì vào ra. Xuôi liên hòa là duyên nây bén lại bén lại tính nghĩa tình (trước í i không, phải sau đền nghĩa duyên ba sinh)2.
    [pink]Ngồi tựa song đào[pink]
    1) - Ngồi rằng là ngồi tựa í ơ có mấy song ới ơ ơ ờ đào là ngồi tựa có bên song đào, ấy mấy đêm là đêm ớ hôm qua. ngồi rằng là ngồi tựa í ơ có mấy bên ới ơ ơ ờ đào là ngồi tựa có bên song đào hỏi người là người tri kỉ í ơ cũng có a ra vào là ra vào có thấy vấn vương hự răng lá hội hừ.
    2) ?" gió rằng là gió lạnh í ơ có mấy đêm ới ơ ơ ờ trường là gió lạnh suốt đêm đông trường ấy mấy đêm là đêm ớ hôm qua. Gió rằng là gió lạnh í ơ có mấy đêm ới ơ ơ ờ trường là gió lạnh suốt đêm đông trường, nửa ớ chăn ớ ơ là chăn nửa chiếu i ơ cũng có a nửa giường là nửa giường để đó đợi ai hự rằng lá hội hư?
    3) - Ngắt rằng là ngắt nhụy í ơ có mấy bông ới ơ ơ ờ nhài là ngắt nhụy cái bông huê nhài ấy mấy đôi là đôi ớ tay em ngắt rằng là ngắt nhụy í ơ có mấy bông ới ơ ơ ờ nhài là ngắt nhụy cái bông huê nhài. Tay ớ giơ ớ ơ là giơ đón gió í ơ cũng có a tay chòi là tay chòi đón gió ghẹo trăng. rủi à may bởi tại í ơ ơ ờ hằng ới a là chị hằng?..
    [purple]Lý giao duyên[purple]
    Nam: 1) ?" Trăm khúc sông đổ dồn một bến, (anh chẳng yêu nàng)2 anh đến mà chi đây (ới nàng nàng ơi)2 anh chẳng yêu nàng anh đến mà chi đây.
    Nữ: 2) - Đấy với đây không dây mà buộc, (em với anh chàng)2 không chuốc mà sao say. (ới chàng chàng ơi)2 em với anh chàng không chuốc mà sao say.
    Nam: 3) - Gặp nhau đây mời người xơi nước, (xơi nước xơi trầu)2 sau kết mà nhân duyên, (ới nàng nàng ơi)2 xơi nước xơi trầu sau kết mà nhân duyên.
    Nữ: 4) - Kết nhân duyên em sợ chàng lắm lắm, (em sợ lòng chàng)2 chóng thắm mà mau phai, (ới chàng chàng ơi)2 em sợ lòng chàng chóng thắm mà mau phai.
    Nam: 5) - Thắm với phai nào ai đã biết (cái ngãi đá vàng)2 ta quyết mà yêu nhau. (ới nàng nàng ơi)2 cái ngãi đã vàng ta quyết mà yêu ? nhau.

    [red]Còn duyên[red]
    1) ?" còn duyên là duyên kẻ đón a đón người đưa, hết i duyên là duyên đi sớm a sớm về trưa chứ chưa mặc lòng, người còn không đôi em vẫn ớ không mà còn không, đôi em chửa có à chồng, đôi người chửa có ai tính a tinh tính tình tình tinh a hội hà ừ hội hừ là hư hội hừ.
    2) ?" Còn duyên là duyên ngồi gốc a gốc cây thông, hết i duyên là duyên ngồi gốc a gốc cây hồng là hồng hái hoa, có yêu nhau sang chơi cửa chơi nhà, cho thầy là thầy mẹ biết để đuốc hoa chứ hoa định ngày tính a tinh tính tình tình tinh a hội hà ừ hội hừ là hư hội hừ.
    3) ?" Còn duyên là duyên buôn nụ nụ bán hoa, hết i duyên là duyên ngồi gốc gốc cây đa chứ đa đợi chờ, đừng thấy em lắm bạn mà ngờ, tuy rằng em lắm bạn nhưng vẫn chờ là chờ người ngoan, tính a tinh tính tình tình tinh a hội hà ừ họi hừ là hư hội hừ.
    [red]Duyên quan họ[red]
    1) ?" Ngày xưa là xưa về với a với hội Lim, áo the là the khăn xếp để làm duyên chứ duyên ********, còn chị 2 tôi như trúc ớ ơ xinh ơ mà càng xinh trong vành nón 3 tầm trong tà áo tứ thân tính a tinh tính tình tình tinh a hội hà ư hội hừ là hư hội hừ.
    2) ?" Ngày nay là nay trai gái a gái quê tôi, mến thương vì bao nghĩa lớn đáp theo lời là lời núi sông, đã yêu nhau câu quan họ thêm à nồng, cho vầng là vầng nguyệt gác để (sáng trong)2 hội mùa tính a tinh tính tình tình tinh a hội hà ư hội hừ là hư hội hừ.
    3) - Mùa vui là vui đương độ ngát hương. nếp thơm là thơm cơm mới tiếng yêu thương chứ đương thầm thì kìa lắng nghe gió hỏi câu gì, trên đồng xuân lúa trổ đang đến thì là thì làm duyên tính a tinh tính tình tình tinh a hội hà ư hội hừ là hư hội hừ.
    4) ?" Nhìn đôi là đôi sáo đậu đậu nhánh mai, ngắm sông là sông vẫn nhớ núi thiên thai với ai hẹn hò rằng đã thương chín đợi mười chờ, sông cầu đôi loan phượng mai sẽ là là thành duyên tính a tinh tính tình tình tinh a hội hà ư hội hừ là hư hội hừ.
    5) - Người quê là quê quan họ họ nhắn ai, dẫu xa là xa vẫn nhớ vẫn không phai chứ phai lời thề hội tháng giêng đúng hẹn lời thề, cơi trầu têm cánh phượng cho trọn bề, chứ cho trọn bề là bề người ơi ??. Tính a tinh tính tình tình tinh a hội hà ư hội hừ là hư hội hừ?..
    [red]Lý cây đa[red]
    [green]Lời giới thiệu:[green]
    Trèo lên quán dốc ngồi gốc cây đa
    Thấy cô mặ áo vỏ già nâu non
    Khăn thâm có dí đội đầu
    nửa thương bên nọ nửa sầu bên kia
    áo lương năm cúc viền tà ai may người mặc hay là em may
    trẻ tre đan nón ba tầm
    ai đan người đội hôm rằm tháng giêng

    1) ?" Trèo lên quán dốc ngồi gốc í i cây đa ta lý lý như cây đa, thấy cô phú lý tình là cô mặc áo (vỏ già tà lý lý như nâu non)2.
    2) ?" Khăn thâm đấu dí ta lý lý như đội đầu ta lý lý như đội đầu, nửa thương phú lý tình là như bên nọ (nửa sầu tà lý lý như bên kia)2.
    3) ?" Áo lương năm cúc ta lý lý như viền tà ta lý lý như viền tà, ai may phú lý tình là cho người mặc hay là tà lý lý như em may hay là tà lý lý như em may hay là tà lý lý như em may.
    4) - Trẻ tre đan nón ta lý lý như ba tầm ta lý lý như ba tầm, ai đan phú lý tình là cho người đội hôm à rằm tà lý lý như tháng giêng. Hôm à rằm tà lý lý như tháng giêng?..
    **********************
    [red]Mười nhớ[red]
    1- một em nhớ đôi bạn chung tình
    2- hai em nhơ yểu điệu
    3- ba em nhớ tiếng nói
    4- bốn em nhớ tới người đồng tâm, a hội hà ư hội hừ là hư hội hừ
    5- năm nhớ người buông nụ cười nên nhớ à ơi a, a tính tình, tinh í ơ tinh a tính tình tình tinh a hội hà ư hội hừ là hư hội hừ
    6- sau em nhớ em gửi lời thăm người
    7- bảy em nhớ tới người tri kỉ
    8- tám em nhớ phong thư gửi nhạn
    9- chín em nhớ đến đôi người tri âm à hội hà ừ hội hừ là hư hội hừ
    10- mười xinh chung tình nên em nhớ à ời a/ tính í ơ tính tính tình tình tinh a hội hà ừ hội hừ là hư hội hừ?
    [red] Lời thương ta ngỏ cùng nhau[red]
    [yellow] (theo điệu mười nhớ)[yellow]
    Nam - chiều biên giới anh thầm nhớ về, nơi em đó bộn bề, bao nỗi nhớ tha thiết.
    Nữ: Hỡi anh có biết những lời em thương. Bao ngày qua, tuy rằng xa em để trong lòng
    Nam: Anh biết rồi lên vì người giữ lời hứa rằng năm xưa a chúng mình
    Nam + Nữ: Yêu í a nhau là trước sau, tình đừng phai, dù rằng ai xin chớ đứng ngồi.
    Nữ: Dẫu xa cách hai đôi nơi phương trời
    Nam: rằng anh vẫn nhớ tới người quan họ
    Nữ: Thì em vẫn nhớ tới người biên thuỳ
    Nam + Nữ: Những nỗi nhớ sẽ kết thành lời thương a hội hà ư hội hừ là hư hội hừ
    Nữ: Hẹn anh khi mùa xuân tới ngày vui chung
    Nam + Nữ: Hai chúng mình câu hát trao duyên ta ngỏ cùng nhau
    Nam: Cho thoả lòng
    Nữ: Cho thoả lòng
    Nam + Nữ: Nỗi nhớ ơ ??thương?..
    [red]Về quê[red]
    1) ?" (theo em anh thì về)2 thăm lại miền quê nới có một triền đê có hàng tre ru khi chiều về. Ôi quê ta bánh đa bánh đúc, nơi thảo thơm đồng xanh trái ngọt, nơi tuổi thơ ta đã trải qua đẹp như giấc mơ, ôi quê ta dầm sương dãi nắng, phiên chợ nghèo lều tranh mái siêu. Kìa dáng ai như dáng chị dáng mẹ của tôi.
    2) ?" (đưa nhau ta thì về)2 nơi mẹ đưa nôi, nơi sáo diều chơi vơi với dòng sông bên nở bên bồi. bao nhiêu năm theo dòng đời đua chen, phiêu bạt nơi phồn hoa cát bụi, đôi khi cánh cò xưa lạc vào giấc mơ tôi. Lướt qua cầu thời gian trôi mau, nơi bền lâu là nơi lắng sâu, kìa thiếu quê hương ta về?.. ta về ?. Đâu.
    (Ngâm) Một chiều bưng bát ?? cơm quê. Dưng dưng ? ta hát?. Tình quê dãi rề?..
    Được thelocbkhn sửa chữa / chuyển vào 23:49 ngày 14/02/2004
  8. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    Hát cùng mùa xuân (Đức Miêng)
    ) Tiếng ta hừ là em hát gọi i, nay ới i đón mùa - đón màu xuân - câu quan họ đậm nghĩa ân tình -câu quan họ từ quê em Bắc Ninh - xin gửi đến khắp nơi xa hay à gần, là câu quan họ từ quê em Bắc Ninh, xin gửi đến khắp nơi xa hay gần à gần.
    Bắc Ninh hừ là quê hương của i; nay ới i muôn vàn khúc tình ca - xa hay gần đều vẫn chung một nhà - khi xuân về đẹp thêm bao cánh hoa - thêm đầm ấm sắc xuân a mọi nhà là khi xuân về đẹp thêm bao cánh hoa - thêm đầm ấm sắc xuân thêm xuân a mọi nhà
    2) Tiếng ca hừ là em hát gọi i nay ới i đón mùa - đón mùa xuân - câu quan họ đậm nghĩa ân tình - câu quan họ từ quê em Bắc Ninh, xin gửi đến khắp nơi xa hay gần.
    Vui xuân hừ là anh chung một i - tiếng hát í i hát cùng - hát cùng em - câu quan họ trọn nghĩa êm đềm - như câu thề tình thêm duyên thắm duyên - hát cùng với sắc xuân nay a trăm miền là như câu thề tình duyên thêm thắm duyên, xuân về với - với muôn câu ca dịu hiền.
    Gửi về quan họ (Đức Miêng)
    Anh chưa đến làng quan họ trọn tình nghe canh hát trao duyên. Anh chưa biết dòng sông Cầu ngàn đời vui sóng nước lơ thơ... anh cũng chẳng biết đến bao giờ ngồi tựa mạn thuyền buông câu hát đợi chờ.
    Anh chưa đội chiếc nón và hỏi xem đây đã mấy hẹn mấy hò mà sao người quan họ cứ giấu nụ cười thầm trong vành nón ba tầm và trong tà áo tứ thân đi hội mùa xuân.
    Anh đang ở biên giới lạ kỳ thay nghe em hát dân ca, anh thấy yêu câu quan họ quê ta. Có niềm tin mang tình em vô bến vô bờ, lời thuỷ chung son sắt từng giờ cùng anh đến điểm tựa chặn giữ bóng thù.
    Anh đang ở biên giới mặc dù xa vẫn nhớ em nhiều, anh lắng nghe câu quan họ sớm chiều. Ấy là khi những nụ xuân đang hé môi cười, là bài ca em nhắn tới người cùng anh trên điểm tựa lập nhiều chiến công, anh vẫn thấy mùa đông mang bao hơi ấm là câu quan họ quê em.

    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  9. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0

    PHONG TỤC TRONG GIAO DU QUAN HỌ
    Lề lối ca hát Quan họ thường mang tính thống nhất cao trong toàn vùng Quan họ. Nhưng, giao du gắn liền với ca hát Quan họ, tuy về đại thể thì gần gũi nhau, nhưng giữa các làng cũng có những nét khác nhau. Sau đây là một số nét phong tục có nhiều làng tuân thủ.
    Tục kết bạn
    Tục rủ bọn
    Trang phục đi hát Quan họ
    Tục kết bạn:
    Tục kết bạn trong Quan họ có những chi tiết khác nhau giữa các làng, nhưng cũng có những nét chung. Có nơi như Thị Cầu, Làng Yên, Ngang Nội ..,trong cùng một thời gian, nhóm Quan họ này kết bạn 2,3 nhóm Quan họ khác và sự kết bạn ấy có khi chỉ kéo dài vài, ba năm rồi lại kết với nhóm khác.
    Có nơi như Bồ Sơn,Y Na, hai nhóm nam nữ Quan họ đã kết bạn với nhau rồi thì không kết bạn với nhóm thứ ba và có tục lệ không bao giờ lấy nhau, giữ đường đi lối lại trọn đời.
    Có nơi như Diềm và Bịu, hai nhóm đã kết bạn thì không kết bạn với nhóm thứ ba. Không những thế, cả bên nam, bên nữ, mỗi bên còn gây dựng một nhóm bé Quan họ để dẫn dắt họ lại kết bạn với nhau, cứ thế, hết thế hệ này đến thế hệ khác, hàng trăm năm, tạo nên một tình bạn truyền đời. Những nhóm Quan họ này thường có tục không lấy nhau thành vợ thành chồng.
    Có nơi như Thị Cầu, Ngang Nội, Sen Hồ...chỉ có Quan họ nam , nên chỉ mời và kết bạn với Quan họ nữ ở nơi khác.
    Có nơi có cả Quan họ nam và Quan họ nữ, khi đi tìm bạn để kết ở làng khác, thường rủ nhau một nhóm nam và một nhóm nữ làng này đến kết bạn với một nhóm nữ và một nhóm nam làng kia, tạo nên tình bạn tay tư hoặc còn gọi là bộ bốn.
    Tuy có những điểm khác nhau trong tục kết bạn nhưng nhìn chung có những điểm giống nhau:
    Ðã là Quan họ kết bạn thì phải khác giới, khác làng, đều là anh, là chị, là em của nhau, rất ít khi Quan họ đã kết bạn lấy nhau thành vợ thành chồng. Dù giữ tình bạn kết trong một số năm, hoặc trọn đời, hoặc truyền đời thì các Quan họ vẫn cư xử thân thiết, quý trọng, giữ đường đi lối lại thăm hỏi khi vui buồn đến trọn đời.
    Khi đi hội hè hoặc đi ca hát ở đâu, các Quan họ kết bạn thường hẹn rủ nhau cùng đi. Mỗi khi làng có hội lệ, hoặc những việc vui mừng Quan họ kết bạn cũng thường mời nhau đến nhà ca hát.
    Cũng có sự đùm bọc lẫn nhau về vật chất những khi một ai đó trong nhóm Quan họ kết bạn gặp hoạn nạn, khó khăn.
    Trong giao tiếp thường giữ gìn phong độ lịch sự từ ngôn ngữ, cử chỉ, khi đứng,khi ngồi; từ chén nước, miếng trầu, mâm cơm thết bạn...đều biểu lộ sự tôn trọng, quý mến lẫn nhau. Không có sự suồng sã, thô lỗ, trong giao tiếp Quan họ.
    Tục rủ bọn:
    Muốn đi hát Quan họ phải có bọn: bọn nam hoặc nữ. Từ bọn xưa có lẽ không mang nhiều nghĩa xấu như hiện nay.
    Có nơi do các anh nhớn Quan họ, chị nhớn Quan họ đứng ra rủ bạn cho các em bé Quan họ. Nhưng cũng có nhiều nơi do lòng yêu thích ca hát Quan họ, còn gọi là chơi Quan họ, những chàng trai, cô gái, 15,16,17 tuổi tự rủ nhau thành bọn rồi tìm đến một vài anh nhớn, chị nhớn hoặc vài cụ Quan họ để học ca hát, rồi nhờ các bậc đi trước đưa đường, chỉ lối, bắc cầu cho tìm nơi kết bạn...
    Mỗi bọn Quan họ thường có 4,4,6 người và được đặt tên từ chị Hai, chị Ba, chị Tư, chị Năm hoặc anh Hai, anh Ba, anh Tư, anh Năm, có đôi làng có đến anh Sáu, chị Sáu. Nếu số người đông đến 7,8 người thì có thể đặt thêm: anh Ba (bé), chị Tư (bé)v.v..mà không đặt anh Bẩy, chị Tám v.v....Không có chị cả, anh cả trong bọn Quan họ.
    Khi ra hội hoặc giao tiếp giữa các Quan họ, thường gọi nhau bằng tên anh Hai, chị Ba...hoặc liền anh Quan họ, liền chị Quan họ mà không gọi tên thật. Vùng Quan họ xưa, trong khẩu ngữ, người ta không nói đàn ông, đàn bà để phân biệt nam, nữ mà nói: liền ông, liền bà.
    Trong một bọn Quan họ, tuy chia ra anh Hai, Ba, Tư, Năm...nhưng họ sống bình đẳng, đùm bọc, thương yêu, gắn bó cùng nhau. Cả ngày lao động, nhưng đêm đến, họ thường rủ nhau ngủ bọn ở nhà một anh nhớn, chị nhớn nào đấy để học câu luyện giọng. Trước tiên là học đủ lối, đủ câu; luyện giọng sao cho mẫm, cho nền, cho vang, cho ngọt, cho nẩy, cho rền. Sau đó là tập nói năng, lề lối ứng xử, giao tiếp, rồi mới tiến đến chỗ đi hát hội, kết bạn, hát canh, hát thi. Cao hơn nữa là biết đặt câu (sáng tác lời thơ làm lời ca), bẻ giọng (phổ nhạc cho thơ) và ứng đối kịp thời.
    Những bọn Quan họ này thường là bạn trọn đời cả trong ca hát và ở đời thường. Họ phải ghép và luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng nhau, để đi ca hát. Thường mỗi đôi hát một số bài, lần lượt thay nhau cho trọn canh hát. Có những đôi nam, đôi nữ nổi tiếng đủ lối, đủ câu, giọng vang như chuông...trong giới Quan họ trong những thời điểm khác nhau, ở những thế hệ khác nhau.

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  10. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Trang phục đi hát Quan họ:
    Hát Quan họ thường vào dịp hội hè hoặc những cuộc họp mặt mừng vui (khao, cưới...) lại cộng thêm những chuẩn mực văn hoá được hình thành dần trong quá trình tồn tại, phát triển Quan họ.
    Quan họ sớm tạo được cho mình một mức sống kinh tế tương đối dễ chịu, cho nên đã đi ca hát Quan họ thì dù đời riêng có giàu nghèo khác nhau, các bọn Quan họ thường đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau để sao cho trang phục khi đi ca hát, nam nữ đều cố gắng giữ cho được sự trang trọng, lịch sự theo nề nếp và truyền thống chung.
    Trang phục nam Quan họ:
    Nam mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Chất liệu để may áo cánh và áo dài bên trong thường là các loại vải màu trắng như diềm bâu, vải cát bá, vải phin, vải trúc bâu. Ở những vùng nuôi tằm, kéo tơ, các áo trong bằng sồi hoặc lụa...Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, đôi khi có một vài người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn mầu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may 2 lần: một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh...gọi là áo kép.
    Quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què, dài tới mắt cá chân. Chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu. Cũng có khi bằng lụa truội, màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần.
    Chân đi dép đen theo kiểu dép Gia định. Nhiều người đi guốc. Vào đầu giữa thế kỷ XX, người ta cũng đi giầy vải, giầy da, kiểu du nhập từ nước ngoài vào.
    Ðầu đội khăn bằng nhiễu hoặc khăn xếp được làm bán sẵn ở các cửa hàng. Hồi đầu thế kỷ XX, đàn ông còn nhiều người búi tó thì khăn nhiễu hoặc khăn xếp đều có mảng nhiễu hoặc vải mỏng che búi tó. Sau này, đàn ông cắt tóc, rẽ đường ngôi, thường dùng các loại khăn xếp bán sẵn ở cửa hàng.
    Ðể tránh nắng mưa, các nam Quan họ thường dùng nón chóp lá thường hoặc nón chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà. Cũng có khi dùng ô màu đen.
    Mỗi người thường có một khăn tay bằng lụa hoặc bằng các loại vải trắng, rộng, dài hơn khăn mu-xoa, gấp nếp, gài gọn trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong.
    Trang phục của nữ Quan họ
    Người ta thường nói Quan họ nữ mặc áo mớ ba mớ bẩy có nghĩa là Quan họ có thể mặc ba áo dài ***g vào nhau (mớ ba) hoặc bẩy áo dài ***g vào nhau (mớ bẩy). Nhưng trong thực tế, các Quan họ nữ thường mặc mớ ba (ba áo dài ***g vào nhau).Kiểu áo dài nữ cũng là kiểu năm thân, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước, xưa con gái thường mặc trong hội hè, cưới xin.. mà ngày nay có thể thấy các cô gái (nhân vật) trong nghệ thuật thường mặc.
    Chất liệu để may áo đẹp nhất xưa là the, lụa, áo ngoài thường mang màu nền nã: màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh dán...áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm, v.v....aó cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà...Yếm có thể may bằng vải màu, đẹp nhất là lụa truội nhuộm các màu hoa đào, cánh sen, màu mận chín đỏ thắm, cũng có thể chỉ để yếm màu trắng. Cổ yếm của Quan họ nữ ở tuổi trung niên thường may yếm cổ xẻ, các cô gái trẻ thích mặc yếm cổ viền và nhuộm màu, có giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng.
    Bao của các cô gái Quan họ xưa thường bằng sồi se (dệt bằng thứ tơ đã se sợi), màu đen, có tua bện ở hai đầu bao, khổ rộng, có thể đựng túi tiền mỏng ở trong bao rồi thắt gọn ngang eo, luồn qua lưng áo dài, bó chặt lấy ba thân áo trước, thắt múi to để che phía trước bụng.
    Thắt lưng là loại bao nhỏ bằng chừng 1/3 bao, dùng để thắt chặt cạp váy vào eo, thường là lụa nhuộm các màu tươi sáng như: màu hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa hiên tươi, màu hồ thuỷ...Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước người con gái. Thắt bao và buộc múi các bao cũng là một nghệ thuật làm đỏm (làm đẹp) của các cô gái Quan họ, góp phần tạo nên vẻ đẹp của những cô gái thắt đáy lưng ong của một thời.
    Váy của Quan họ là váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép: váy trong bằng lụa, vải màu, váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quầy mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm đôi con khoai phía gót chân.
    Dép của Quan họ nữ là dép cong, làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công; có một vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai (bên cạnh ngón chân cái) khiến khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân.Hiếm khi người Quan họ nữ đi bít tất.
    Người Quan họ đội khăn đen bằng vải láng hoặc the thâm. Muốn đội khăn, trước tiên phải biết quấn tóc trong một khăn vấn tóc, xong, vòng khăn vấn tròn lại và đặt tròn trên đầu, hơi xệ và hình bầu dục về phía gáy, ghim lại. Ðặt khăn vuông đã gấp chéo thành hình tam giác lên vòng khăn tóc đã vấn, bẻ hình mỏ quạ chính giữa đường rẽ ngôi của tóc, bắt hai góc khăn về 2 phía tai, rồi thắt múi lại đằng sau gáy. Sau khi đội khăn xong, khuôn mặt người con gái trắng hồng sẽ nổi lên giữa màu đen của khuôn khăn mỏ quạ và hai mớ tóc mai đôi bên bờ má, tạo nên hình búp sen hồng.
    Ðể mỏ quạ cụp xuống thấp quá trước trán sẽ làm khuôn mặt tối tăm đần độn...Cho nên, đội khăn là một trong những nghệ thuật làm đẹp rất quan trọng của cô gái Quan họ và phụ nữ Việt Nam một thời. Nón ba tầm là nón chũng của phụ nữ Việt một thời nhưng lại gắn liền và được làm đẹp, làm duyên hơn lên khi gắn bó với cô gái Quan họ. Nón làm bằng lá cọ có độ tuổi vừa phải. Lá cọ già màu vàng sẫm để làm chóp lá già, nón của mọi người, cả đàn ông, đàn bà dùng che mưa nắng khi lao động. Lá chọn để làm nón ba tầm đẹp nhất là khi khô kiệt không màu vàng sẫm, cũng không màu vàng trắng (như nón bài thơ xứ Huế) mà mang một màu vàng sáng, hơi đanh mặt, khiến khi kết thành nón, hình tròn và các đường nét của lá kết nón toả ra từ tâm điểm của hình tròn kia chạy đến bờ nón như sự toả sáng, làm người ta liên tưởng đến mặt trời và sự toả sáng như một số khách nước ngoài đã liên tưởng về "những cô gái xứ mặt trời, mang vành nón mặt trời", hát những bài ca mặt trời...
    Mặt phía trong của nón, càng về sau này người ta càng hay trang trí hình hoa, hình ****, hình chim loan, chim phượng mỏ cắp phong thư...bằng giấy trang kim màu vàng hoặc bạc.
    Quai nón được se bện bằng tơ tằm, cũng có khi bằng tơ dứa màu vàng, trắng; đôi đầu quai, mỗi bên có 2 hoặc 3 thao tua được kết, bện một cách nghệ thuật. Vì vậy quai nón ba tầm còn được gọi là quai thao.
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://www.bacninhtrade.com.vn/vietnam/tourism/vanhoadanca_hatquanho.asp<------------------ link nè chỉ cần ấn vào nếu máy bnạ cài MEDIA PLAYER

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     

Chia sẻ trang này