1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài học giản dị trong cuộc sống - Đọc, cảm nhận, và chia sẻ...

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi 7miles, 20/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Những bài học giản dị trong cuộc sống - Đọc, cảm nhận, và chia sẻ...

    Mỗi ngày đọc trong báo thấy có những bài học giản dị nhưng lại rất ý nhị trong cuộc sống mà không một trường học nào dạy cho mình cả. Có thể mọi người đã biết qua nó nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc "ai cũng biết và cũng hiểu". Và vì thế, nếu mọi người đã đọc ở đâu đó và thấy có ý nghĩa xin cứ post lên đây, đó là một dạng của "Chicken soup for souls" nhưng lại mang dáng dấp "rất Việt Nam" và gần gũi với người Việt. 7miles cảm ơn.

    Bài học tạm biệt

    (Báo Tuổi trẻ)- Buổi sáng, một ông bố mặc áo thun, quần xà lỏn, chở con gái mặc đồng phục xinh xắn đi học. Đến cổng trường, con gái xuống xe, xòe tay, nói khẽ một con số, ông bố đặt vào tay con tờ polymer. Con gái quay người đi thẳng vào trường, ông bố cũng vòng xe lại trong im lặng.

    Buổi trưa, một cậu học sinh cấp II ngồi sau lưng mẹ, tay cầm quyển vở mở rộng, miệng lẩm nhẩm ôn bài. Chiếc xe máy dừng ở cổng, ngẩng mặt lên một giây ghi nhận ?ođã đến trường?, cậu bé xuống xe, chân bước, đầu cúi, tay không rời vở, miệng tiếp tục lẩm nhẩm. Người mẹ định nói gì nhưng lại thôi.

    Trời nắng chang chang, một ông cụ cót két xe đạp chở đứa cháu gái thướt tha áo dài đến lớp. Đến nơi, đứa cháu xuống xe, nhắm thẳng cửa lớp mà tiến. Ông nhìn theo cháu một lúc rồi chậm chạp bẻ tay lái, vòng xe.

    Tôi lại nhớ những ngày tôi ?omột mình, một cặp? đến trường vì người lớn hay bận bịu. Mỗi khi thấy bạn bè vòng tay chào: ?oThưa ba (thưa má) con vào lớp!?, tôi thèm ứa nước mắt. Bài học tạm biệt giản dị ấy đã bị lãng quên, xem nhẹ, bị cho là ?osến? hay chỉ còn dành cho những học sinh mầm non, tiểu học?

    PHỤNG ANH (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
  2. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện văn hóa: Trái tim... có hình hộ khẩu!

    [​IMG]


    Minh họa: NGUYỄN NGỌC THUẦNTT - Em xinh đẹp và dễ thương, việc làm ổn định, thu nhập khá, tính tình hiền lành. Em chỉ có một ?onhược điểm? là... đã bước vào lứa tuổi U40 mà vẫn chưa lập gia đình. Không hẳn lỗi của em.
    Em làm giao dịch viên của một tổng đài điện thoại cỡ bự, cái nghề ?ođiếc tai, chai đít? suốt ngày ngồi trong phòng máy lạnh, ca kíp cả ngày lễ, ngày nghỉ, ít có dịp đi đó đi đây, em nghe và trả lời điện thoại hết cả ngày tháng...
    Một bác sĩ thân quen với gia đình bèn đưa ra một lời đề nghị với thái độ của kẻ làm ơn: "Tôi có một đứa cháu dược sĩ, nó muốn lấy con nhỏ để có hộ khẩu thành phố. Có ưng thì tôi lo cho!".
    Mẹ em nghe mừng lắm. Nhưng ông anh trai thương đứa em gái thì sôi lên sùng sục: "Sao thằng dược sĩ nó trắng trợn thế, trâng tráo thế. Cái ngữ trí thức như nó mặt mũi không biết ra làm sao!". Lúc này người chị gái đã có chồng mới nói chen vào: "Quan trọng là lấy được chồng, mà lại là dược sĩ, còn muốn cái gì nữa?".
    Em muốn cái gì nữa? Ở cơ quan của em, mấy năm qua râm ran vài câu chuyện tình của mấy đồng nghiệp nữ. Một cặp đám cưới chưa tròn năm thì anh bác sĩ xứ Quảng chia tay và ra đi với tờ hộ khẩu TP.HCM. Một cặp khác chưa kịp cưới thì vị hôn phu bác sĩ đổi hướng, bỏ cô người yêu Sài Gòn để quay lại quê nhà Cà Mau cưới ngay một cô gái con nhà đại gia. Không ngờ bây giờ lại là chuyện của em... Em muốn cái gì nữa? Em chỉ muốn tình yêu và hạnh phúc! Dĩ nhiên em đã dứt khoát từ chối, mặc cho mẹ khóc và chị giận... Nhưng trong trái tim em thì có một vết sẹo của sự tổn thương.
    Nghe đồn rằng Quốc hội đang bàn cãi về việc còn hay không còn chuyện dùng cái hộ khẩu. Trong khi chờ các đại biểu tối cao biểu quyết, chắc sẽ có không ít những vết sẹo như thế xuất hiện trong đời. Xem ra người hưởng lợi nhất trong vụ này chính là các họa sĩ biếm. Từ nay sẽ có thêm biểu tượng mới về trái tim: những trái tim có hình tờ hộ khẩu.  
    DUYÊN TRƯỜNG
  3. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Chuyện diễn ra ở chợ

    [​IMG]TT - Ngày nào đi chợ tôi cũng gặp thằng bé ấy. Hai chân tí tẹo, tay co quắp lại phải cầm cái đòn bằng gỗ để giúp đôi chân đưa cả thân hình di chuyển; đã thế trên cổ nó còn tròng một sợi dây, sợi dây ấy kéo theo một cái rổ có bốn bánh lăn, trong rổ đủ các loại tăm, long não, móc gắn chìa khóa... Ngày này qua ngày khác nó vòng quanh chợ để mưu sinh.
    Để sinh tồn, cảnh ấy chắc không chỉ có một - tôi đã nghĩ thế để tự giải thoát mình khỏi hình ảnh đáng thương ấy, bù lại, mỗi buổi chợ tôi mua giúp nó cái móc gắn chìa khóa, cây ráy tai hay cái bật lửa..., những thứ đồ dùng vặt vãnh không quá 3.000 đồng một món. Nhiều lúc tôi mua mà chẳng biết để làm gì.
    Nhìn trong rổ hàng, chỉ còn mỗi tăm xỉa răng là có thể dùng đến, thế là tôi chuyển sang mua tăm. Ngày thứ ba liên tiếp tôi mua thì đột nhiên nó hỏi: ?oChị ơi, chị mua tăm làm gì nhiều thế, để lâu dùng không tốt đâu, chắc chị dùng vẫn chưa hết mà??. Tôi đâm lúng túng vì chưa bao giờ nghĩ đến tình huống này.
    Thấy vậy tôi cũng ậm ừ cho qua chuyện rồi dúi luôn tờ 5.000 đồng đang cầm vào rổ hàng và nói: ?oỪ chị không mua nữa, cho em đấy?. Tôi vội vã vào chợ, nghe tiếng thằng bé gọi theo nhưng đang vội nên tôi không quay lại. Thế mà khi ra đến nhà gửi xe, tôi đã thấy nó ngồi đó. Thấy tôi, nó rất lễ phép: ?oEm cảm ơn chị nhưng em không nhận tiền của chị đâu?. Tôi chưa kịp phản ứng gì thì nó tiếp: ?oEm biết chị muốn giúp em nhưng em không sao, em vẫn còn tự lao động để kiếm sống được mà?.
    Vừa nói nó vừa đưa tờ 5.000 trước mặt tôi. Tôi còn đứng thần ra vì hành động của thằng bé thì phản ứng của anh thanh niên giữ xe làm tôi sực tỉnh: ?oĐồ cụt, người chẳng ra người thế mà còn sĩ diện hão, không lấy thì đưa tao, người ta cho không biết cảm ơn mà còn...?. Vừa nói anh ta vừa giật vội đồng tiền từ tay thằng bé rồi quay sang cười xởi lởi nói: ?oCảm ơn chị nhé?. Thằng bé thì cười giòn tan: ?oHôm sau cần gì chị nhớ mua giúp em nhé. Thôi, em còn phải đi bán chứ chợ tan là không có tiền ăn trưa đâu?, nói rồi nó vội vã chống hai cái đòn gỗ quay vào chợ nhưng vẫn nói vọng lại với người giữ xe: ?oAnh cụt chứ em không cụt?. Tôi ngao ngán nhìn anh thanh niên to khỏe và vội dắt xe rời khỏi chợ...
    VÕ THỊ TUYỀN (Đà Nẵng)
  4. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Đừng quên hy vọng, sự hy vọng cho ta sức mạnh để tồn tại ngay khi ta đang bị bỏ rơi.
    Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình. Chỉ cần tin là mình có thể làm được và bạn lại có lý do để cố gắng thực hiện điều đó.
    Đừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại. Chính tâm hồn của mỗi con người mới xác định được mức độ "giàu có" trong cuộc sống của mình.
    Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.
    Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ, ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.
    Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.
    Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.
    Đừng bao giờ cho là bạn đã thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn đã sụp đổ, vì biết được thêm một điều mới mẻ thì đó là lúc bạn tiến bộ rồi.
    Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống.
    Đừng quên tìm cho mình một người bạn thật sự, bởi bạn bè chính là điều cần thiết trong suốt cuộc đời.
    Và cuối cùng đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nay với tất cả những gì bạn cần. Bởi vì con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương của chúng
    H.Y
    (Sưu tầm theo Inspirational.com)
  5. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Hai câu nói

    Tuổi trẻ - Hà Nội, một đêm gần trung thu, phố Hàng Mã đông vui nhộn nhịp, một khách du lịch ?ophát hiện? một người bán hàng đeo mặt nạ hề có đính kèn và hai cuộn giấy trắng, vừa thổi te te vừa xòe giấy sang hai bên như là râu.
    Thấy đó là một cách rao hàng ngộ nghĩnh, vị khách bước tới định chụp ảnh. Nhưng vừa giơ máy ảnh lên thì người bán hàng kia phát hiện và nhanh chóng gỡ chiếc mặt nạ hề xuống, rồi ngay lập tức giơ ngón tay về phía ống kính và nói: ?oOne dollar!? (1 đôla). Vị khách vội vã thanh minh rằng mình không phải người nước ngoài, giọng vui vẻ nhẹ nhàng. Và câu tiếp theo của người bán hàng kia với đồng bào mình là: ?oNgười Việt thì miễn?.
    Sài Gòn, một sáng chủ nhật bình thường, một người Sài Gòn ưa chụp ảnh xách máy long rong dạo quanh nhà thờ Đức Bà. Ở một góc nhỏ khuất người qua lại, có một ông cụ say sưa đọc báo cạnh chiếc xe đạp màu hồng xinh xắn. Người khách bộ hành bị ấn tượng bởi khung cảnh bình yên đó nên vội nâng máy ảnh, và ông cụ đã ngẩng lên, mỉm cười, nói: ?oThank you? (Cảm ơn), rồi lại cúi xuống tờ báo.
    ?oOne dollar? và ?oThank you?, chỉ hai câu nói mà thể hiện được quá nhiều điều. Người ta có thể chi nhiều tiền cho các cuộc hội thảo, các chiến dịch truyền thông quảng bá cho du lịch Hà Nội, thậm chí tổ chức cả các diễn đàn trên báo chí bàn về giải pháp thu hút du khách tới thủ đô, nhưng liệu các phương án marketing tốn kém ấy có hữu hiệu không khi du khách vẫn được yêu cầu trả 1 đôla cho nụ cười ngàn năm văn vật?
    TRẦN THU TRANG
  6. vo_thuong_man

    vo_thuong_man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2005
    Bài viết:
    1.909
    Đã được thích:
    0
    đau đầu nhể,
  7. nvtzzz

    nvtzzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Chắc chỉ ví von thôi.
  8. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Spam ghê quá . 2 bài trên sẽ bị xóa trong vòng 24 giờ tới.
  9. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, đầu năm up cái này lên trang đầu để mọi người biết được văn hóa của ĐSG (topic văn hóa rì mà ở tận cuối trang 5, trong khi ăn nhậu có đến 4 topic )
    Ăn Tết kiểu mới

    Nhiều gia đình không còn cảnh sum họp đầy đủ vào dịp Tết. Ảnh: Pro.corbis.com.
    Ngày đâ?u năm, nha? vắng tiếng cươ?i vui, tro? chuyện nhưng chuông điện thoại réo liên tục. Ông ba? lafo tay chân lóng ngóng gof ba?n phím, nhi?n chăm chú va?o webcam... Đó la? nhưfng hi?nh a?nh không co?n quá hiếm trong các gia đi?nh vào Tết nay.
    18 giờ mu?ng một Tết, chị Thục Chi ơ? quận 7, TP HCM, gọi điện thoại ru? ngươ?i em họ đi chúc Tết như mọi năm. Giọng cô em vui ve? tra? lơ?i: "Chị chúc giu?m luôn phâ?n cu?a em nghe, vợ chô?ng em đang vi vu ơ? Singapore, ngày kia mới vê?".
    Ngơf mi?nh nghe lâ?m, chị ho?i lại: "Gi?? Cô đang ơ? đâu?". Cô em vâfn hớn hơ?: "Em đang ơ? đa?o Sentosa, vui lắm, nga?y mai sef vo?ng qua Malaysia, mốt mới vê? Việt Nam. Chị thích gi? em mua cho?".
    Chị kêu lên: "Ba nga?y na?y sao không ơ? nha? chơi với ông ba? ma? đi lung tung vậy?" Cô em cươ?i khanh khách: "Chị lạc hậu thế, nga?y xuân la? đê? thư giafn chứ có pha?i ơ? nha? rư?a bát đâu. Em hoa?n tha?nh nghifa vụ với các cụ tư? nga?y hai tám rô?i".
    Xu hướng đi du lịch va?o dịp xuân như trươ?ng hợp cu?a em chị Chi hiện nay không co?n cá biệt. Chị Nguyêfn Chu Phúc Lan, la?m việc ơ? một công ty đa quốc gia ơ? TP HCM, cho biết, gia đi?nh chị thươ?ng lên kế hoạch ăn Tết tư? đâ?u tháng 12. Khi ấy, cả nhà cùng ba?n luận vê? điê?m đến, rồi chọn tour, đặt pho?ng sớm kẻo hết chôf. "Mấy năm trước, chúng tôi đi Sing, đi Thái. Năm nay vi? pha?i chi một khoa?n khá lớn cho con gái du học nên túi tiê?n không được ru?ng ri?nh, chi? đi du lịch trong nước thôi", chị Lan kể.
    Chị phân trâ?n: "Bi?nh thươ?ng, chúng tôi bận bu? đâ?u, la?m gi? đi du lịch được, nếu có́ cufng không thoa?i mái vê? thơ?i gian va? tiê?n bạc, gia đi?nh lại chă?ng có cơ hội đi cu?ng nhau. Chă?ng lef hai vợ chô?ng cu?ng nghi? phép một lúc, con cái lại xin nghi? học đê? đi chơi?"
    Nói đến đi du lịch một mi?nh, chị Lan rụt cô?: "Ai đơ?i đi chơi ma? nhân viên cứ điện thoại réo rắt ho?i công việc. Chô?ng thi? í ới ba?o: "Liệu vê? sơm sớm, con quấy ca? đêm, anh nhức đâ?u, chóng mặt quá".
    Chị Thu Hương, phóng viên cu?a một tư? báo trung ương đóng tại quận 3 TP HCM, cufng thuộc nhưfng ngươ?i thích sum họp gia đi?nh theo kiê?u mới. Có năm hai vợ chô?ng chị đi riêng, có năm đi cu?ng gia đi?nh chô?ng. Dù thế nhưng truyê?n thống lêf nghifa vẫn pha?i duy tri?. Trước khi đi, vợ chô?ng chị phải thực hiện thu? tục nghiêm chi?nh với ông, ba?, cha mẹ va? các bậc trươ?ng lafo trong do?ng họ. Mâm qua?, cây cảnh trong nha? pha?i lo đâ?y đu?. Nga?y rước ông ba? tô? chức sớm một tí, nga?y đưa sef dơ?i lại nếu vê? muộn. Nhất nhất trong các lêf, không ai được vắng mặt.
    Với nhiều người, Tết không phải là dịp để xả láng, mà lại là cơ hội "cày". Sáng mùng một Tết, nhà ha?ng cu?a chị Bi?nh Minh ơ? quận 1, TP HCM, tấp nập khách ra va?o, nhân viên chạy tới chạy lui tíu tít. Chị Minh mặt tươi như hoa, luôn miệng câu "chúc mư?ng năm mới" với tư?ng ngươ?i khách.
    Theo chị, mấy nga?y Tết khách trong nước, nước ngoa?i đến Sa?i Go?n nươ?m nượp. Họ cufng có nhu câ?u ăn uống, mua sắm. Tết nhất, ai cufng ha?o phóng. Bán một nga?y Tết bă?ng ba bốn nga?y thươ?ng, bo? qua rất uô?ng.
    Chính vi? thế, gia đi?nh chị chấp nhận phá lệ cuf, ơ? lại tha?nh phố đê? kinh doanh. Trước kia, cứ chiê?u 30 Tết, ca? nha? tay xách nách mang vê? Tiê?n Giang đón xuân cu?ng bên ngoại rô?i qua Long An ăn Tết với bên nội, hết tuần mới lên lại tha?nh phố.
    Năm nay, nha? ha?ng cu?a chị mơ? cư?a suốt nhưfng nga?y đâ?u năm, không nghi? buổi na?o. "Năm đâ?u phá lệ, tôi cufng buô?n lắm, nhớ cha mẹ gia?, anh em ơ? quê muốn đứt ruột. Thế nhưng pha?i tự an u?i, ráng ''ca?y'' ba nga?y xuân để có tiê?n lo cho cha mẹ, anh chị em nhiê?u hơn", chị Minh tâm sự.
    Vốn tính chu đáo, trước nga?y đưa ông Táo vê? trơ?i, vợ chô?ng chị đi siêu thị mua bánh kẹo, lạp xươ?ng, mứt khô, quâ?n áo rô?i gư?i xe ha?ng mang vê? quê biếu gia đi?nh, họ ha?ng. Qua ră?m tháng Giêng, khi lượng khách tương đối gia?m, vợ chô?ng chị mới đóng cư?a tiệm, vê? quê ăn Tết muộn.
    Chị Đoan, bác sif chuyên khoa tim mạch, cufng pha?i "hy sinh" nhưfng nga?y xuân cho công việc. Mấy năm trước co?n thong tha?, gâ?n đây chị la?m thêm ơ? một bệnh viện tư nhân nên nga?y Tết vẫn tất bật với bệnh nhân. "Bệnh tật đâu có tránh mấy nga?y xuân. Đi la?m Tết, ngươ?i bệnh yên tâm hơn, mi?nh cufng có thêm thu nhập", chị nói.
    Lúc đâ?u, mẹ chị pha?n ứng rất quyết liệt. Ba? ba?o, nếu chị yêu tiê?n hơn gia đi?nh, ba? sef không nhi?n mặt. Chị pha?i nước mắt ngắn da?i, thuyết phục mafi ba? mới nguôi nguôi.
    Chô?ng chị vốn la? "dân" vi tính, sợ mẹ vợ co?n giận nên lặn lội vê? quê ráp nguyên da?n máy với webcam để nga?y xuân, ca? nha? giao lưu với nhau trên ma?n hi?nh va? chiếc điện thoại.
    Xaf hội nga?y ca?ng hiện đại, văn minh, các giá trị truyê?n thống cufng dâ?n thay đô?i. Thức thâu đêm đê? canh nô?i bánh tét, bánh chưng, cặm cụi la?m tư?ng lọ dưa, huf ha?nh chă?ng co?n la? chuyện cu?a các ba? nội trợ nga?y nay. Không ai dự trưf lương thực, thực phâ?m da?i nga?y như trước kia, câ?n gi? va?o siêu thị, chợ la? có đu?.
    "Mi?nh cufng muốn thê? hiện ta?i nưf công gia chánh trong mấy nga?y na?y nhưng nha? bă?ng lôf mufi, lấy đâu ra chôf đê? phơi dưa ha?nh, cu? kiệu. Mi?nh lại đi la?m tới nga?y 29 Tết, ngươ?i giúp việc vê? quê, thơ?i gian dọn dẹp nha? cư?a co?n không có nưfa la?", chị Nguyệt Nga, nhân viên một công ty kinh doanh công ty ơ? quận 3, TP HCM, phân bua.
    Truyền thống sum họp gia đình: "Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thày" cũng dần mai một hoặc thay đổi cho phù hợp với cuộc sống mới. Trước đây, thiên hạ bằng mọi cách về đoàn tụ với gia đình. Ngày nay, với nhiều người, điều đó không còn quá quan trọng nữa.
    Những người lớn tuổi bao năm đã quen với cảnh đại gia đình quây quần bên nhau, chụp ảnh lưu niệm sẽ cảm thấy hụt hẫng, trống vắng khi một thành viên nào đó không có mặt. Có người thông cảm, nhưng cũng có cụ rất khắt khe, buộc con cháu phải tuân theo nếp nhà, nếp quê, ba ngày Tết dù xa xôi cách mấy cũng phải về thăm cha mẹ, họ hàng.
    Nhiều người trẻ ưa bay nhảy khi lâm vào tình cảnh năm nào cũng phải về quê, phụ bày mâm dọn cỗ, ngồi nghe ông bà "ôn cố tri tân" hàng giờ lại cho đó là một cực hình. Ngoài mặt, họ tỏ ra thành kính nhưng trong bụng không vui.
    Một nàng dâu trẻ lần đầu tiên về quê đón xuân với nhà chồng than thở: "Tết có vui vẻ gì. Đi xa đã mệt lại chẳng được nghỉ ngơi, mấy ngày này tôi mệt muốn đứt hơi vì phải phục vụ nhà chồng, khách khứa rồi cười nói, thưa gửi sái cả quai hàm".
    Trong khi đó, một cô dâu trẻ khác lại hớn hở: "Từ nhỏ đến lớn em chỉ nghe nói đến cảnh ngồi canh nồi bánh chưng, giờ mới biết nó vui và ý nghĩa lắm. Anh chị em trong nhà ngồi trò chuyện, hát hò cả đêm, có giận hờn gì nhau cũng xí xoá hết".
    Chị Phúc Lan, người "ăn Tết kiểu mới" cũng khẳng định, truyền thống sum họp ngày Tết vẫn rất cần, nhất là với trẻ nhỏ. Bây giờ, ký ức của trẻ con về ngày này vẫn là bánh chưng, nhận lì xì và chúc tụng nhưng kiểu cách có thay đổi chút ít. Trẻ sẽ nhớ cảnh mẹ dắt đi chợ hoa, vào siêu thị sắm Tết.
    (Theo Tiếp Thị Gia Đình)
  10. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Công sở: chuyện nhỏ mà không nhỏ
    Văn phòng là nơi bạn sử dụng 75% thời gian trong ngày, nhưng bạn không tìm thấy sự thoải mái trong mối quan hệ với những người xung quanh? Sếp không hài lòng và đồng nghiệp dường như muốn ?otẩy chay? bạn? Nếu không cẩn thận với những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nơi công sở, bạn có thể bị thiệt hại và làm ảnh hưởng tới cả người khác.
    Trước khi trách mọi người, hãy thử xem xét lại bản thân. Đôi khi, những điều bạn cho rằng nhỏ nhặt lại gây ảnh hưởng rất lớn đấy.
    Những hành vi nhỏ nhặt khiến người khác phiền lòng
    - Nghe điện thoại di động hoặc để máy reo ầm ĩ trong cuộc họp. Bạn đang vi phạm phép lịch sự tối thiểu đấy! Ngoài ra không nên cài chuông lớn hoặc lạ như tiếng trẻ con khóc, tiếng gọi đặc biệt của người yêu
    - Đến họp trễ nhưng len lén vào phòng mà không chào, xin lỗi mọi người, bạn tưởng rằng như thế là có thể ?oné? được tội? Bạn đang khiến người khác khó chịu vì sự vô trách nhiệm của mình.
    - Nghe lén đồng nghiệp nói chuyện, sau đó bình luận với người khác. Tự đặt mình vào cương vị người đồng nghiệp kia, bạn cảm thấy thế nào?
    - Khi nói chuyện ồn ào, cười lớn tiếng hoặc mở nhạc ầm ĩ, bạn đang làm người khác mất tập trung.
    - Trong tủ lạnh có túi trái cây hoặc bịch bánh của ai đó. Tiện tay, bạn nhón vài miếng. Sao không tìm đúng chủ nhân của món ăn đó và bảo: ?oCho mình một chút nhé!?.
    - Giẫm chân lên bồn vệ sinh khi đi toa-lét. Ai còn dám bước chân vào một nhà vệ sinh đầy nước và dấu chân?
    - Đem chuyện của gia đình mình đi kể lể khắp nơi hoặc can thiệp vào việc gia đình của đồng nghiệp.
    - Bạn khó chịu vì một đồng nghiệp cứ cắt móng tay trong văn phòng? Chỉ cần nói với họ: ?oLàm ơn vào toa-lét nhé!?. Thẳng thắn còn hơn nhăn nhó mặt mày.
    - La cà các phòng khác trong giờ làm việc, bạn sẽ trở thành người rỗi hơi, gây khó chịu.
    - Đập máy in, vỗ máy tính? khi nó bị hư hỏng, không hoạt động.
    - Sử dụng thiết bị văn phòng vào việc cá nhân như dùng điện thoại công sở quá lâu, dùng máy photocopy vào việc riêng.
    - Mang văn phòng phẩm, sách báo, tài liệu của công ty về nhà rồi chiếm làm của riêng khi không ai nhắc nhở.
    - Ăn uống tại bàn làm việc. Điều này vừa mất vệ sinh, vừa dễ làm hư hại các thiết bị văn phòng. Nước đổ vào bàn phím có thể làm hỏng máy. Ngoài ra, những vụn bánh vung vãi cùng mùi thức ăn sẽ kéo lũ chuột, gián, kiến đến ?othăm viếng? bàn làm việc của bạn và những bàn khác.
    - Không hủy những giấy tờ thừa, chất đầy xung quanh nơi làm việc.
    - Không rửa và đậy ly uống nước vào mỗi cuối buổi sẽ gây tổn hại đến chính bạn. Thạch sùng, gián? có thể bò vào. Nếu không rửa sạch trước khi dùng bạn có thể bị bệnh.
    - Lấy tài liệu xem nhưng không đặt lại vị trí cũ. Người sau muốn xem phải sắp xếp lại. Họ khó chịu là đương nhiên.
    Theo U&N, Tiếp thị & gia đình

Chia sẻ trang này