1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài làm văn rợn tóc gáy (sưu tầm)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi pittypat, 22/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Những bài làm văn rợn tóc gáy (sưu tầm)

    Theo Báo Thanh niên số 129 ra ngày 30/05/2001)



    Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu? - Đó là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ 10 bài làm của học sinh :
    1. Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa? Tính tình cụ già rất là bực bội? Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
    2. Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, miệng cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
    3. Bà cụ ngoài 40 tuổi.
    4. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
    5. Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cá hố.
    6. Hình dáng của ông ấy rất bình thường chiều rộng một mét, chiều cao hai mét.
    7. Mỗi khi ông cười hàm răng của ông không còn trắng và chắc như trước nữa mà đã gãy bốn cái răng. Khuôn mặt của ông không còn đẹp trai như trước nữa mà rất nhăn nhó, ông cười cũng như là ông giận.
    8. Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
    9. Ông của em dài thì bằng mười mét và không mập.
    10. Ông em cao khoảng 1m, khung mặt của ông như trái song.


    --------------------------------------------------------------------------------

    Các HS lớp 4B (năm học 2000- 2001) Trường N.T.C, Hà Nội vẫn còn nhớ như in: "Trong tiết kể chuyện, cô giáo D.T.H (GV dạy giỏi cấp thành phố) kể theo lịch sử, Triệu Đà lãnh đạo quân Tần sang xâm lược nước ta. Quân Tần chính là Tần Thuỷ Hoàng và Tần Thuỷ Hoàng là con Triệu Đà. Tần Thuỷ Hoàng tên thật là Trọng Thuỷ".

    (Báo Lao Động, 22.05.2002)

    ---
    Thứ năm, 23/5/2002, 08:53 (GMT+7)
    Cần Thơ: Học sinh tiểu học phải tìm từ trái nghĩa ?obà ngoại?

    Đề thi tốt nghiệp tiểu học môn Tiếng Việt do Sở GD&ĐT Cần Thơ ra ngày 21/5 có chi tiết không chính xác khiến hầu hết thí sinh hoang mang. Theo đó, phần C câu 1 (mục I: từ ngữ -ngữ pháp) đề thi yêu cầu học sinh tìm và ghi ra từ trái nghĩa với từ bà ngoại trong câu: ?oMột hôm, Sẻ được bà ngoại gửi cho một chiếc hộp đựng đầy hạt kê?.

    Theo ông Trần Chút, Chủ tịch Hội ngôn ngữ học TP HCM, không thể có từ trái nghĩa với từ trên, ra đề như thế là không chính xác.

    Bà Lê Châu Hà, Trưởng Phòng giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT Cần Thơ, cho biết: ?oĐáp án của phần này là ?obà nội?. Tuy nhiên, trong cuộc họp sáng 22/5 với các trường tiểu học, nhiều giáo viên có ý kiến tranh luận và thực tế học sinh cũng lúng túng đưa ra nhiều từ khác nữa, do đó chúng tôi thống nhất đưa thêm vào đáp án các từ ?oông nội?, ?oông ngoại?".

    (Theo Tuổi Trẻ)

    --------------------------------------------------------------------------------
    Đề 1: (không rõ đề)
    Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A., Huế đã viết như sau: ?oKiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà Đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng??

    Đề 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều.
    Một bạn lớp 11 PTTH Cái Bè đã viết: ?o?Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta, mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công ?oVương Thuý Kiều? hay còn gọi là ?oĐoạn Trường Thất Thanh?. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm ?othất điên bát đảo? cả giới ?ohậu bối? chúng ta??

    Đề 3: Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
    Bài làm của một học sinh lớp 9: ?o? Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thắng cha phe nó ghê hết sức? Kết quả: sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)??

    Đề 4: Trong các tác phẩm đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao, hãy chứng minh.
    Bài làm của bạn NAT, lớp 10B một trường PTTH: ?oTrong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa? Trong các tác phẩm đó em thích nhất tác phẩm ?oTắt đèn? của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó??

    Đề 5: Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích ?oNhững nỗi lòng tê tái?
    Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: ?o??Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng?. Qua đó, ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thuý Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi??

    Đề 6: Trong ?oBình Ngô Đại cáo? của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?
    Một bạn nam đã viết: ?oĐoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: ?oĐánh một trận giặc không kinh ngạc, đánh hai trận tan tác quân ta???

    Đề 7: Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính Việt Nam qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ, điển hình như bài ?oDáng đứng Việt Nam? của Lê Anh Xuân
    Bài làm của một bạn lớp 12 ở Bến Tre, viết: ?o? Trên đường băng Tân Sơn Nhất, một anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết? Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có một thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có??


    ...Người yêu ơi dù bây giờ cách xa
    Mãi mãi diệu kỳ là tình yêu chúng ta
    Và em biết một điều thật giản dị
    Càng xa anh em càng thấy yêu anh...
  2. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Chấm văn xót xa ký
    Sau khi lật đi lật lại để xem xét như thể dò tìm... chút le lói của kiến thức, cuối cùng giám khảo đành hạ bút ghi số 0 vào phiếu điểm cho một bài thi. Ngoài đề bài được chép đi chép lại kín gần 4 trang giấy, thí sinh không viết được một câu nào! Trong những buổi chấm thi môn văn, thỉnh thoảng các giám khảo lại được một trận cười khi ai đó đọc to lên một đoạn ngô nghê trong bài làm của thí sinh.
    Những "đại gia trào phúng"
    So với các môn thi, có lẽ chấm văn là khó nhọc nhất. Bù lại, thỉnh thoảng trong phòng chấm văn lại trào lên một đợt cười nghiêng ngả. Khả năng chọc cười của thí sinh dự thi môn văn quả là vô tận.
    Phần lớn những đoạn khiến các thầy "chịu không nổi" xuất phát từ sự hổng kiến thức dẫn đến lập luận ngây ngô hoặc viết lảm nhảm của thí sinh. Theo những giám khảo có kinh nghiệm, hễ đề ra về một tác phẩm nào đó hơi khó một chút là y như rằng sẽ xuất hiện nhiều "cây bút trào phúng". Các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân là một ví dụ. Năm nay, trong đề văn khối C có một câu về tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân (5 điểm). Đang nói về ông lái đò sông Đà, bỗng "chồm hỗm" trong bài làm của thí sinh ông già đánh cá của nhà văn Mỹ E. Hemingway: "Bằng một sự cố gắng phi thường, cuối cùng ông cũng đã lôi được con cá vào bờ dù con cá chỉ còn trơ lại bộ xương" (!?).
    Chẳng cứ Nguyễn Tuân mà với các tác phẩm khác, thí sinh vẫn vô tư "xuyên tạc". Vẫn đề khối C, ở một câu (2 điểm) về tác phẩm Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, chẳng hiểu sao nhiều thí sinh lại cho rằng tác phẩm nói về một con tàu đặc biệt được đảng và nhà nước đưa lên biên giới để đón Bác Hồ trở về từ Trung Quốc (có em viết trở về từ nhà tù của Tưởng Giới Thạch). Trong khi đó tác phẩm này bắt nguồn từ cảm hứng của nhà thơ Chế Lan Viên về một chủ chương của nhà nước vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới tại miền núi những năm 1958-1960 ở miền bắc. Trong một câu (5 điểm) yêu cầu phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, có thí sinh khi làm bài đã liên tưởng đến một câu thơ trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: "Đất là nơi chim tè" (nguyên văn: Đất là nơi chim về). Thoạt tiên, giám khảo tưởng thí sinh sơ ý viết nhầm, tiếp tục đọc thì toát mồ hôi. Thí sinh viết: "Câu thơ tuy hơi thô tục nhưng có tính bình dân". Đoạn bình được đọc to lên, những giám khảo khác không ai tin cho đến khi thấy tận mắt.
    Mẫu số chung: học vẹt, học thuộc
    Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình (đại học sư phạm Hà Nội) kể, trong đợt chấm thi vừa rồi có lúc cô đã phải sử dụng điểm 0. Bài thi đó nét chữ nhỏ nhắn, viết kín gần 4 trang giấy nhưng không có gì ngoài đề bài được thí sinh chép đi chép lại nhiều lần. Có thí sinh khác lại tỏ ra "lắm lời". Thầy H.V.M ngạc nhiên khi đọc được những "lời cuối" của một bài thi: "Em là học sinh người dân tộc thiểu số ở miền núi tỉnh Thanh Hoá. Cả bản em chỉ mình em được học lên cấp III. Em khao khát trở thành người đầu tiên mang tấm bằng cử nhân về cho bản...". Chuyện viết linh tinh thêm vào bài thi hầu như năm nào các hội đồng chấm thi cũng đều gặp.
    Tuy nhiên, giám khảo xót xa không chỉ vì những bài yếu kém mà ngay cả những bài khá, thậm chí là bài giỏi. Sai ngữ pháp, sai chính tả là chuyện quá phổ biến. Nếu so số thí sinh dự thi với số thí sinh trúng tuyển thì có vẻ như kỳ thi đại học là kỳ thi để chọn học sinh giỏi. Trên thực tế, các bài văn đạt điểm cao gần như chỉ đáp ứng được 2 yêu cầu là kiến thức đủ; diễn đạt tốt. Còn yêu cầu thứ 3 quan trọng nhất là có nét độc đáo, tài hoa thì hầu như không đáp ứng được.
    Theo nhận xét chung của các vị giám khảo, phần lớn các bài làm của các thí sinh là... giống nhau. Từ trình tự triển khai ý cho đến chữ nghĩa. Cứ như thể hàng chục ngàn thí sinh ấy đều được học từ một ông thầy. Phải chăng đó là hệ quả từ việc học vẹt, học thuộc lòng văn mẫu? Chỉ có điều, bài làm điểm 8,9 khác bài làm điểm 6,7 ở chỗ thí sinh đủ trí tuệ và ngôn từ để tạo ra chất kết dính xâu chuỗi các ý lại với nhau nhuần nhuyễn hơn, dễ đọc hơn. Nhiều bài làm khiến giám khảo "ngỡ ngàng, thán phục". Đằng sau mỗi trang viết khá hấp dẫn hiện rất rõ bóng dáng văn chương, chữ nghĩa của các ông thầy. Kiểu học vẹt, học thuộc lòng thể hiện rõ nhất trong các bài tầm tầm. Đáng ngạc nhiên nhất là việc bỏ giấy trắng một số đoạn ở giữa bài làm ngay trong một câu đề ra. Rất nhiều giám khảo bắt gặp hiện tượng này. Không rõ đó là do thí sinh tạm thời quên ý nên bỏ trống để khi nhớ ra thì quay lại viết tiếp hay do bị gián đoạn việc chép phao, chép bài của người ngồi cạnh? Vì không có biên bản kèm theo bài thi nên giám khảo chỉ biết đếm ý mà chấm điểm.
    Có thể rồi đây phổ điểm môn văn sẽ không có gì phải băn khoăn lắm. Tuy nhiên, qua phản ánh của một số giám khảo cho thấy, việc học văn của học sinh trong trường phổ thông từ nhiều năm nay có những dấu hiệu đáng lo ngại. Chương trình môn văn ngày càng hay hơn, "văn" hơn; khả năng cảm nhận và đánh giá tác phẩm của học sinh ngày càng sắc sảo hơn. Nhưng có vẻ như càng ngày học sinh viết văn càng kém hấp dẫn hơn; càng có nhiều em làm văn ngây ngô, ngớ ngẩn hơn. Tại sao?
    (Theo Tiền Phong )
    ...Người yêu ơi dù bây giờ cách xa
    Mãi mãi diệu kỳ là tình yêu chúng ta
    Và em biết một điều thật giản dị
    Càng xa anh em càng thấy yêu anh...
  3. bluethorn

    bluethorn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2003
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    Cười chảy nước mắt.
    Nothing lasts forever even the cold november rain
  4. caothaiuy

    caothaiuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    885
    Đã được thích:
    0
    Thế này đến Thần đèn sống lại cũng bó tay thôi....
  5. hoahonggay

    hoahonggay Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    722
    Đã được thích:
    0
    Tuỳ cái khiếu văn của từng người thôi .
    Mà cái này đọc đau hết cả ruột...vì cười .
    Lấy chồng , đường đời còn bao kẻ chờ.
    Tình yêu ơi, Jason ơi , sao hai người ngọt lịm thế.

  6. dmat

    dmat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    Chả biết đàu hay thật nhưng mà nói thật là bõ chân với lũ trẻ Bọn này hơn mình hồi xưa nhiều quá !
    Quá khứ ở sau lưngTương lai ở trước mặtCuộc sống là sự đối mặtSống là chiến đấu
    Mạnh mẽ lên emEm sẽ vượt qua tất cảNhưng em không đơn độcEm không chỉ có một mìnhBên em có mọi người !
    Những người luôn mong những điều tốt nhất cho em...!
  7. hanna

    hanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi mắc cười quá......đọc mấy bài này mà lại đang uống nước.... sém nữa phun luôn cả ly nước vào computer

    " Someone who'll stay around
    Who warns my ups and downs "
  8. phu_thuy_so_ma

    phu_thuy_so_ma Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.984
    Đã được thích:
    0
    Chẳng trách thằng cháu học lớp 2 của tớ ghi vào sổ tay của nó, đoạn "thông tin cá nhân" là :" Cao 2 mét, nặng 20kg." Hic ...
     
     ... cách xa đâu là lãng quên, để nhớ thương ... nhuộm hồng trái tim ... 
  9. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Tặng ba? con 1 trận cươ?i khác ne? !
    HỌC VĂN BÂY GIỜ
    Hàm Luông (SGGP) ghi lại.
    Nhiều giáo viên chấm thi đại học năm nay nhận xét, mỗi năm bài thi văn lại kém hơn một chút. Có những lỗi sai không thể chấp nhận được, có những câu văn mà giám khảo phải ôm bụng cười tới năm phút sau mới có thể chấm tiếp. Nếu nói đọc văn biết người thì chúng ta đang đọc được một lớp người như thế này đây...
    Một giảng viên văn, sau chấm thi môn văn kì tuyển sinh đại học, cao đẳng vừa qua, đã đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể.
    "Thân thể ông lái đò hết sức tráng lệ"(!)
    Ở đây chúng tôi không đề cập đến những trường hợp khó viết đúng chính tả như : truyện ngắn, câu chuyện ...(những lỗi này thì nhiều vô kể), nhưng những lỗi sau đây, theo chúng tôi, là không thể tha thứ được.
    - Xuống dòng, chữ đầu dòng không viết hoa.
    - Tên riêng của người không viết hoa. Ví du: huy cận, nguyễn tuân...
    - Cả bài viết không có dấu câu nào.
    - Những từ đơn giản thông thường không viết đúng chính tả: lo nắng, í tưởng, Việt lam, đoạn quối truyện...
    Chúng tôi cũng không cần bàn tới chuyện học sinh phải dùng từ cho đúng phong cách, dùng những từ thật "đắt" mà chỉ dùng từ cho đúng nghĩa. Học sinh rất hay nhầm lẫn những từ có âm gần giống nhau. Ví dụ:
    - Thân thể ông lái đò rất tráng lệ (phải chăng học sinh định viết là cường tráng?).
    - Cách dùng từ của Huy Cận rất thuần tuý (phải viết là tinh tuý).
    - Những cánh đồng được phù sa bồi đắp trở nên rất phù du, màu mỡ (phải viết là phì nhiêu).
    - Ở giai đoạn này ý chí của người dân đang ở mức tuột đỉnh (tột đỉnh).
    - Đoạn thơ thể hiện sự vui sướng, hí hửng của tác giả (hớn hở).
    - Qua tác phẩm người lái đò sông Đà em rất ngưỡng mộ những cuộc giao hữu của ông lái đò với sông Đà (giao chiến chăng?).
    - Nhan đề bài thơ tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên có ý nghĩa rất sâu cay (sâu sắc).
    Rất nhiều trường hợp học sinh dùng từ sai, song chúng tôi cũng không biết học sinh định diễn đạt cái gì và thay thế bằng từ gì:
    - Đó là một cụm từ gợi cho ta nỗi buồn, nó bê tha đến nhường nào.
    - Nguyễn Tuân là một nhà văn cổ kính.
    -" Nguyễn Tuân rất hung bạo"?!
    Có thể kể ra vô vàn những câu văn của học sinh mà người đọc không thể hiểu nổi học sinh đó muốn viết gì. Điều này chứng tỏ học sinh rất lơ mơ về kiến thức ngữ pháp tiếng Việt, đồng thời cũng chứng tỏ tư duy cũng hết sức rối rắm. Có những giáo viên khi chấm bài đã không thể chịu đựng được đã phê: "Thần kinh không bình thường". Xin kể vài trường hợp:
    - Từ lâu đến nay nói tới con sông Đà nhớ ngay tới Nguyễn Tuân vì Nguyễn Tuân có lúc rất hung bạo, một mình ông cũng ngồi trên một chuyến để lái đò và ông cứ xoáy sâu vào hình tượng sông Đà.
    - Trong nền văn học Việt Nam thì có rất nhiều nhà văn mà chúng ta được biết thì chúng ta không thể nói hết về nhà văn nhà thơ được mà Nguyễn Tuân là một nhà văn rất quen thuộc với bao cô cậu học trò cũng đang in rõ sâu trong lòng nhà thơ.
    - Chế Lan Viên là một nhà thơ xuyên suốt cuộc đời trong lãnh tụ của Đảng và nhân dân cũng như tất cả các cán bộ.
    Cần phải nhìn nhận một thực tế bây giờ là rất ít học sinh viết rung động đối với bài thơ hay, câu văn đẹp. Vì vậy khi viết văn các em toàn diễn xuôi hoặc "thô thiển hoá" văn chương. Một bài thơ hay, sau khi được các em phân tích, bình giảng bỗng trở nên một thứ ngớ ngẩn, không thể nào chấp nhận được, đọc mà nhiều lúc phát tức. Chúng ta hãy nghe thử một số lời bình sau đây:
    - Lời bình câu thơ: Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy:
    Cảnh đông tàn rét mướt khiến cho con người không muốn quét tước gì nữa, để rồi sau khi nắng lên, sau lưng thềm lá đã rụng đầy như một bãi rác.
    - Lời bình câu thơ: Mùa thu nay khác rồi:
    Đấy mới hôm nào đấy quay về thì phong cảnh ở đây đã khác rồi, không ai đoán trước được chữ ngờ.
    - Lời bình câu thơ: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu:
    Mở đầu bài thơ tác giả đưa ngay ra một cái cồn nhỏ. Cồn của người khác thì rậm rạp còn cồn của Huy Cận thì lơ thơ vài loại cây. Cây cối của Huy Cận chỉ đủ dùng cho một luồng gió.
    (ặc ặc, chắc phải tôn hắn làm... sư phụ quá ! hic...)
    -Lời bình câu thơ: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu:
    "Bến cô liêu" thì có nghĩa cô liêu là tên của một bến đò. Và "Cô" ở đây chỉ cô gái đứng cô đơn một mình.
    Còn đây là một cách mở bài rất điệu đàng và hoa mỹ: Mỗi khi nghe tiếng sóng dữ dội đập vào bờ biển đầy rẫy những hòn đá là em lại chợt rùng mình trong lòng như tê tái có một điều gì đó làm em lo sợ. Đúng rồi, đó là tiếng sóng dữ dội mà ông lái đò từng trải qua mà em đã từng được học trên lớp.

    Nếu nói văn là người thì qua những câu văn vừa rồi, bạn sẽ hình dung một lớp người như thế nào? Thật là lạ, lớp người ấy vừa đỗ tú tài xong!

    Ta trả lại anh một nửa dòng sông, một nửa đời ta trong mát... Đi qua cơn khát, anh còn giữ không ?...
  10. CapricornPisces

    CapricornPisces Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2003
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Thằng em tớ nó viết văn trần thuật sáng tạo chuyện "Ếch ngồi đáy giếng" là:
    Ngày xửa ngày xưa có một con ếch sống trong một cái hang với 1 số các con khác. Nó suốt nào cũng tự nhận là mình đẹp trai học giỏi......
    Còn 1 thằng cu khác thì viết:
    Chúng tôi đang sống trong 1 cái giếng. Một hôm bỗng nhiên có một con ếch tự dưng rơi xuống giếng.............
    CMQ

Chia sẻ trang này