1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài luận về nhân vật, tác phẩm truyện Kim Dung

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi prankster, 27/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Ai Võ Công Cao Nhứt?
    (Độc Cô)
    Trước hết phải nói ngay là không thể so sánh ai võ công cao hơn, vì bản thân tác giả Kim Dung không hề có ý định đem Vương Trùng Dương đặt lên Trương Tam Phong, Trương Vô Kỵ trên cơ Lệnh Hồ Xung, hay Dương Qua có thể đả bại Kiều Phong. Ông không làm như vậy và không muốn làm như vậy. Đối với ông, võ công chỉ là một thứ mà người tập nó mang được trong người một bản lĩnh đủ để chống chỏi với đời, để hành hiệp trượng nghĩa. Tuy nhiên, nếu mô tả võ công đúng như thực chất của nó thì tiểu thuyết không có phần hấp dẫn ăn khách. Con người ta luôn mong ước đạt tới cái tuyệt đối. Ông muốn đem những mơ ước đó đặt vào những nhân vật của mình, nâng nhân vật lên những mức siêu phàm, trang bị cho họ một bãn lĩnh siêu nhiên, ngõ hầu có thể giúp giải quyết những tình huống éo le, những khó khăn trong cuộc sống dấn thân nhưng mang đầy tính nhân bản. Những nhân vật của ông đúng là thể hiện những ớc mơ của bao lớp người từ già đến bé. Đúng vậy, ai mà không muốn mình có thể phi thân như chim, cải lão hoàn đồng như Thiên Sơn Đồng Mỗ hay có bản lĩnh siêu quần của Lăng Ba Vi Bộ để cõng người yêu... trốn chạy, hoặc ít ra cũng có được dăm ba thế chưởng Giáng Long để bảo vệ mình, bảo vệ người ? Ông đã đưa vào tác phẩm của mình những tình huống không sao giải quyết được, nếu không có một siêu nhân xuất hiện. Trương Vô Kỵ mà không mang Cửu Dương Thần Công và Càn Khôn Đại Nã Di trong người thì sức mấy đã bại được Lục Đại Phái, gỡ hẳn một mắc xích trong truyện.
    Vậy thì muốn cho nhân vật của mình có những bản lỉnh siêu quần, ông đã hư cấu, cường điệu võ công lên các mức độ khác nhau, và hư cấu đó thể hiện rõ nhất trong Lục Mạch Thần Kiếm.
    Nhưng thói đời con người bao giờ cũng muốn gán một chữ NHẤT cho một phần tử trong tập hợp. Tui nhớ hồi nhỏ cứ cãi lộn với tụi cùng xóm rằng ai hay hơn : Superman, Batman, Zorro, Spiderman, thậm chí cả Tiểu Lưu Manh, Đại Lưu Manh, Loan Mắt Đen và... Astroboy cũng bị đem vào so sánh.
    Không ! Kim Dung không bao giờ muốn cho nhân vật của mình ai giỏi hơn ai. Thật vậy, quý dzị để ý mà xem. Trong tất cả các tác phẩm, bao giờ đọc xong chúng ta cũng cảm thấy một cái gì đó chưa thật trọn vẹn : Trương Vô Kỵ cầm trên tay Cửu Âm Chân Kinh rồi mà còn chê loại võ công ác độc và không thèm luyện, khiến người đọc... hơi tiếc. Bản chất con người là muốn sở hữu (tham lam ?) mà. Giả sử Kim Dung mà cho Trương Vô Kỵ luyện Cửu Âm Chân Kinh, thì trong các tác phẩm sau ông phải cho nhân vật khác học được nhiều hơn nữa, tỉ như Lệnh Hồ Xung phải mang trong người Giáng Long Thập Bát Chưởng chẳng hạn, để có thể ... khỏi bị thiệt thòi so với Trương Vô Kỵ. Và cứ thế thì biết thế nào là đủ.
    Ví dụ Trương Vô Kỵ đã có võ công ghê gớm trong người mà cũng cứ bị cặp Huyền Minh Thần Chưởng chặn đứng trong trận đấu ở phái Võ Đang. Vậy thì gọi là cao nhứt sao nổi. Lệnh Hồ Xung cũng thiếu điều sắp bị Nhạc Bất Quần làm thịt, cũng như Dương Qua chưa chắc đã qua mặt Quách Tỉnh.
    Vì vậy mà ta không nên so sánh Tuyệt Đối xem võ công ai cao hơn. Nhưng mà như vậy thì cái mini-forum này... mất dzui. Cái hấp dẫn trong truyện Kim Dung là tự mỗi độc giả có những nhận định khác nhau về bản lãnh nhân vật, rồi đem ra cãi cho dzui nhà cửa.
    Bây giờ dưới đây là ý kiến bài bình của tui:
    Kim Dung, trong cuộc phỏng vấn hồi năm 94 của một tờ báo Hồng Kông, khi được hỏi ai võ công cao nhứt, ông đã trả lời ngay : Trương Tam Phong. Thật vậy, theo ông trả lời thì võ công của Trương Chân Nhân "... cao lắm, cao không thể tả được ".
    Đó, coi như vậy là chính tác giả đã phán quyết rồi, bà con hổng được cãi cọ lung tung nghe.
    Vậy thì đặt Trương Tam Phong qua một bên, mấy người còn lại thì sao ? Kim Dung cho biết trong số những nhân vật của mình, ông thích nhất Kiều Phong. Nhưng là thích cái con người nhân vật thôi, chứ không nói Kiều Phong giỏi nhất.
    So sánh mấy nhân vật coi sao, nếu vậy chỉ có thể so sánh theo từng tác phẩm thôi, nghĩa là so sánh giữa những nhân vật trong cùng tác phẩm.
    Tui thì chỉ thích so sánh các cao thủ trong Lục Mạch Thần Kiếm với nhau, vì đó là tác phẩm chuyên về võ công, chứ còn các tác phẩm khác thì lai rai đây đó.
    Ai võ công cao nhứt trong Lục Mạch Thần Kiếm?
    Mới đầu truyện dzô là thấy cha nội Cu Ma Trí rồi. Có đời nào mà cả mấy ông sư cao thâm ở chùa Thiên Long cũng hổng địch nổi Hỏa Diêm Đao của quốc s nước Thổ Phồn, để đến nỗi phải hủy đi Lục Mạch Thần Kiếm. Cũng may có Đoàn Dự ở đó bắt nó học thuộc mấy đường kiếm khí, chứ hổng có thì sư Khô Vinh hổng biết tính sao, hên thiệt. Mà Lục Mạch Thần Kiếm ghê gớm thiệt chớ, cả đời Đoàn Dự chưa đánh lộn lần nào, mới sợ quá quơ tay bậy bạ mà kiếm khí phóng ra cái rẹt nh tia la-de, làm Cưu Ma Trí xính vính. Lợi hại như dzậy hèn gì mấy ông sư kia cứ khư khư giữ lấy. Cưu Ma trí nói hỏi mượn nhỏ nhẹ hỏng cho, đòi phải tay đấm chân đạp mới chịu. Mà cũng hên à nghen, Lục Mạch Thần Kiếm may là lọt vào tay thằng con nít nhà giàu ăn sung mặc sướng lại chỉ biết tối ngày ra rả chữ Nho, chứ mà lọt vào tay cỡ như tui coi, bần cùng sinh đạo tặc, thể nào tui cũng soi tia la-de cho thủng mấy cái két nhà băng, lấy tiền mua cà lem ăn cho đã. Nói tới đây mới nghĩ tới thói đời cứ thấy cái gì quý là lo giấu lo giếm còn hơn mèo giấu... Cứ sợ thiên hạ biết được thì mình mất độc quyền . Mấy ông ở chùa Thiên Long cất báu vật chứ mà có xài được đâu, phải đợi đến Đoàn Dự mới phát huy. ý mà cũng thấy ngộ hén, tại sao mấy ổng hổng chịu photocopy làm chừng năm sáu bản nữa, rủi bản này có bị đốt hay bị mất thì còn bản khác. Cũng giống như mấy ông ở Tàng Kinh Các đó, sao ở không hổng lo photocopy ra bản Dịch Cân Kinh, đến chừng bị A Châu chôm được mới nháo nhào đi tìm, bấn đến nỗi phóng Kim Cương Chưởng đánh người ta gần chết . Chắc mấy ông sư đó tính là Chùa Thiếu Lâm nghèo quá hổng chịu trả lương, rồi đình công chăng?
    ủa mà tui nói tới đâu rồi ? Phải rồi mới đầu vô là thấy Cưu Ma Trí ngon lành rồi.
    Lục Mạch Thần Kiếm có cái hay là càng về sau nhân vật và võ công càng huyền bí, càng ghê gớm hơn trước. Thì cứ coi đó, mở đầu vô là thấy Chung Linh, rồi cái cô tên gì mà Hương Hương đó, người thơm nức mùi hoa mà cổ cứu Đoàn Dự lôi lên lưng ngựa chạy, lại còn nói người đàn ông nào đầu tiên mà thấy mặt cổ thì phải lấy cổ làm chồng. Sau đó cổ với Đoàn Dự bị Đoàn Diên Khánh chơi ác nhốt chung một hang, rồi cho cả hai chơi thuốc ******** (Âm Dương Hòa Hợp Tán). Suýt tý nữa thì cả hai hổng biết ăn nói sao với song thân. Hên là có đôi Mãng Cổ Chu Cáp đó nghe.
    Nói tới cái vụ che mặt tui lại nghĩ giả tỉ tui đang ế vợ đi, tui giả bộ đa cái... lưng trần của mình ra cho người đẹp coi, rồi hô hoán lên là tui đã thề ai mà thấy lưng tui thì phải là vợ tui. Vậy thì chiêu này có xài được hôn hén?
    Lúc cái cô đó gặp Hung Thần Ác Sát Nam Hải Ngạc Thần thì sợ run như cầy sấy, làm tui tưởng cha này võ công số một rồi. Ai dè hổng phải dậy. Sau này còn lòi ra nào là Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung, nào là Tinh Tú Lão Quái, Nào là Tô Tinh Hà, nào là chưởng môn phái Tiêu Dao là Tiêu Dao Tử, rồi Thiên Sơn Đồng Mỗ, Lý Thu thủy, Hư Trúc, Du Thản Chi, Huyền Từ đại sư ... Ôi cả một lô xắc xông, biết ai là cao thủ hạng nhứt đây?
    Trong ba anh em Kiều Phong, Hư Trúc, Đoàn Dự, ai ngon hơn ? Lục Mạch Thần Kiếm của Đoàn Dự thì khi có khi không, hổng phảI tại nó dở mà tại Đoàn Dự không biết điều động nội công, đợi đến lúc sợ vãi đái ra quần thì mới cho ra cái rẹt. Dở ở chỗ đó mà hay cũng chỗ đó. Đối phương thấy thằng công tử mặt trắng mày trơn quýnh quáng chân tay thì coi thường nó, cười hề hề xáp tơí, hổng đề phòng bị xỉa cho chết queo. Cái độc đáo của Lục Mạch Thần Kiếm ngoài chỗ nó uy lực ghê gớm mà còn bá dội nữa, y như trái banh chọi vô tường mà phản dội văng ra vậy. Lúc đánh nhau trong nhà xây lúa thóc gì đó, có lúc một luồng kiếm khí dội trúng cối xay văng ra trúng một tên võ sĩ Tây Hạ giết hắn chết queo. Mấy loại chưởng khí khác đâu có bá dội như vậy được. Độc đáo thiệt. Nhưng coi vậy mà Đoàn Dự không thể là đệ nhứt được tại vì hổng biết xài như ý muốn. Gì chứ mà cái thứ khi được khi không hổng báo trước thì nguy hiểm vô cùng, thà đừng có còn hơn. Nè ví dụ như tui dzô cái Gun Shop mua súng để khử thằng tình địch "Nè chủ quán làm ơn chọn cây súng loại siêu đặc biệt coi, tiền bạc không thành vấn đề"; "Dạ có quý khách xài cây Lục Mạch thần kiếm này coi. Phóng tia la-de vận tốc ánh sáng đó"; "dzậy hả ? Xài sao dzậy, ủa mà sao hổng có cò ? "; " Dạ đâu có, mô-đen bây giờ là chơi thần giao cách cảm, quý khách đứng trước đối thủ phải làm cho mình sợ run lên, phải sợ thiệt sợ đó thì nó mới tự động phóng ra, một lúc sáu luồng lận. Kỳ dị mà cứ lạnh lùng tỉnh queo như Django thì nó hổng bao giờ khẹc ra hết ".
    Đó, tui hỏi quý vị chứ đố ai mà dám chơi cây súng như vậy?
    Nói như vậy chứ mà oan uổng cho Lục Mạch Thần Kiếm, chứ thiệt ra nó cũng có chỗ xài được vậy, mà còn vô địch nữa. Quý dzị có nhớ lúc Đoàn Dự đối rượu với Kiều Phong trong tửu quán thành Vô Tích không ? Lúc đó Đoàn Dự chơi ma giáo, thò ngón út ra ngoài cửa sổ cho rượu theo luồng Thiếu Xung chảy re re ra ngoài hết. Chơi kiểu đó thì đố Kiều Phong mà cự cho lại, Kiều Phong chứ có phải biển Thái Bình đâu mà uống tới vô tận như Đoàn Dự. Tui mà có được chiêu đó thì đi xuống xứ nhậu tận miệt Cà Mau đả bại hết các cao thủ. Lúc đó cha BXD chỉ đáng xách hồ lô cung cúc đi theo tui thôi.
    Còn Hư Trúc thì sao hén ? Trong 3 anh em, ông nội này hên thiệt nghen. Trong khi Kiều Phong tuẫn tiết, Đoàn Dự mồ côi cả cha lẫn mẹ, thì Hư Trúc từ một chú tiểu thuộc hàng chữ Hư khi không được truyền thụ hết võ công cả trăm năm của phái Tiêu Dao, làm luôn Cung chủ cung Linh Thứu, cưới công chúa làm vợ lại còn quơ luôn cả đám cung nữ, cả 4 em Mai, Lan, Trúc, Cúc. Ôi ! Từ một chú tiểu cha biết mùi đời là gì lại được đủ thứ như vầy, thì thật bất công cho ... tui quá. Âu cũng chỉ là chữ DUYÊN mà thôi. Trời kêu ai nấy dạ.
    Tui cho Kiều Phong ngon lành nhứt trong số ba anh em. Đấu trăm trận trăm thắng, chưa hề bại trận nào, chỉ trừ trận ở Tụ Hiền Trang bị cả trăm đứa xúm dzô bề hội đồng thì không tính. Sách có câu :"hai đánh một, hổng chột cũng mù". Huống chi đây là cả trăm đứa, mà ai cũng có nghề hết.
    Trong ba anh em, Kiều Phong là number one.
    ( Hết )
    Được rua_nor sửa chữa / chuyển vào 16:50 ngày 16/02/2003
  2. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Thất Tình
    ( Độc Cô)
    Phải nói trong số các anh hùng hảo hán, Lệnh Hồ đại ca là ông vua thất tình. Được nuôi nấng từ khi còn là một đứa trẻ côi cút, sống chung mái nhà, à không, ngọn núi với một đứa con gái, chứng kiến những lúc nó vui nó buồn, rồi lớn lên một chút với những đêm trăng luyện kiếm, rồi những lúc hiểm nguy trên chốn giang hồ có nàng bên cạnh, phải nói Lệnh Hồ Xung sinh ra là để nên duyên với Nhạc Linh San tiểu sư muội. Nhưng than ôi duyên quá bẽ bàng, chỉ vì lòng tham vô đáy của Quân Tử Kiếm Nhạc Chưởng Môn mà trăng thề lỗi hẹn, oanh yến chia lìa. Lệnh Hồ Xung có cái tật là thích uống rượu, uống tới chỉ mút mùa lệ thủy luôn. Lúc thất tình lại càng uống bạo nữa, hổng đủ tiền hả, cởi kiếm báu chơi luôn, rượu không chưa đủ, la cà đánh bạc bầu cua cá cọp với tụi đầu đường xó chợ nữa. Phải nói con người Lệnh Hồ Xung sống bằng tình cảm, không bằng bạo lực hay võ công. Nếu như Tống Thanh Thư lúc thất tình là bày mưu đặt kế hãm hại hòng chiếm đoạt Chu Chỉ Nhược cô nương, thì Lệnh Hồ Xung chỉ biết tìm quên bên bầu rượu. Rượu này là rượu thất tình nên càng uống càng đắng. Ôi sao sự đời nó ra nông nỗi này, Sư phụ hiểu lầm, Sư nương buồn bã, huynh đệ đồng môn không ai an ủi, ta sống làm chi nữa. Lệnh Hồ Xung hiệp khách quả thiệt thơ ngây, không hiểu đằng sau đó là cả âm mưu của Quân Tử Kiếm. Hiểm quá ai mà biết được, ngay cả người chung chăn gối, Nữ hiệp Ninh Trung Tắc, mà còn không biết nữa.
    Cái đau của Lệnh Hồ Xung là bao nhiêu năm đôi trẻ cùng nhau lớn lên trong sự yêu thương trìu mến của Sư phụ, Sư nương. Vậy mà đùng một cái ... mà nào Lâm Bình Chi nếu đem so sánh với Lệnh Hồ Xung thì kiếm pháp có hơn gì cho cam. Kẹt một điều là nhà họ Lâm có một thứ bảo bối vô địch thiên hạ là Tịch Tà Kiếm Phổ. Vậy là đủ rồi. Nếu thời buổi ngày nay cái thứ nâng cao tầm cỡ con người là tiền bạc châu báu, là xe hơi nhà lầu thì thế giới giang hồ ngày xa, Bảo bối Kiếm Pháp là trên hết, bất kể luân lý đạo thường. Ngày nay các bậc cha mẹ đáng kính có thể tỉ tê dụ dỗ con gá'i đem dâng cho kẻ có tiền, thì hồi xa mấy ông Chưởng Môn Nhân có thể ám hại cả đệ tử ruột, hi sinh cả con gái để đoạt Kiếm Pháp. Ôi!!
    Như đã nói, khi biểu hiện của thất tình thì cũng tùy người. Lệnh Hồ Xung đã vậy, còn mấy người khác thì sao ? Nhân vật đẹp trai nhứt Minh Giáo là Hữu Sứ Phạm Dao ôm mối tình tương tư Tía Sam Long Vương, buồn rầu coi như tấm thân này cái thế võ công làm gì, lấy dao rạch mặt chơi, giả câm vài chục năm đặng chui vô hàng ngũ của Triệu Minh làm điệp viên. Con người của Phạm Hữu Sứ lúc tương tư ốm lăn lóc vẫn không quên nhiệm vụ. Khâm phục thay. Nếu ai cùng vậy đã là hay, đằng này lại có một Tống Thanh Thư bị cự tuyệt tình yêu đâm ra biến bạn thành thù, không phân biệt phảI trái gì hết, bị tụi nham hiểm Trần Hữu Lượng bức cho phải bỏ thuốc độc các vị sư thúc, nào đã thoát nợ đâu, còn phải lụi Mạc Thất Hiệp một kiếm chết tốt , tay đã dính máu, khỏi kể đường về. Cũng tại thất tình mà ra nông nỗi.
    Lệnh Hồ Xung bị tình phụ thật đáng thương, nhưng nàng Chu Chỉ Nhược còn đáng thương hơn nhiều. Đồng ý nàng đã dùng thủ đoạn ma giáo đẩy Triệu Minh ra biển , chém nát mặt Hân Ly ...Nhưng vì chữ tình mà con người ta hành động vậy. Cái đáng thương ở đây là nàng bị bà Sư phụ Thượng Diệt Hạ Tuyệt đem ra làm vật hi sinh để thỏa mộng bá chủ võ lâm, đến lúc chết vần còn trối trăn bắt Chu Cô Nương tìm mọi cách thực hiện âm mưu.
    Trong cuộc đời Chu Cô Nương, điều đau đớn nhứt là bị mất chồng ngay trong ngày hôn lễ. Bị tình phụ như vậy, có là thánh thì cũng tìm cách rửa thù chứ đừng nói chi người phàm. Còn gì đau đớn hơn, mộng ớc đêm hợp cẩn tan thành mây khói. Đó là một lỗi rất lớn của Trương Vô Kỵ. Thì ra trên trường tình, cũng phảI tranh giành âm mưu hại nhau hay sao?
    Có người thất tình bộc phát ra ngoài dữ dội, có người ngậm câm ôm mối tình sầu là Nghi Lâm tiểu ni cô. Không biết làm sao, chỉ biết bắt gia gia đem chàng về cho thỏa nhớ mong. Tương tư cỡ đó, lại bị kẹt một điều là Lệnh Hồ Đại ca đã trao tim tặng ruột cho Linh San Sư muội rồi. Thôi chậm một bước coi như đau khổ một mình.
    Nói đến thất tình cũng phải kể đến Quách Tường Nữ Hiệp , thầm lặng ôm mối tình với đại ca Dương Qua, chịu khép đời giang hồ, không màng đến tình yêu nam nữ nữa, lập nên Nga Mi Phái, lãng quên chuyện đời. Cũng như ông già Trương Tam Phong ôm mối tình câm trong suốt cả cuộc đời.
    Vậy đó thất tình làm cho con người tốt hơn, đẹp hơn như Lục Vô Song, Trình Anh, Nghi Lâm , ... nhưng cũng có thể dẫn con người đi đến những hành động xấu xa, phạm lỗi tày trời như Tống Thanh Thư. Biết sao được.
    Lệnh Hồ Xung lúc đau khổ vì cú đá quá đẹp của Nhạc Linh San, thì đã có Thánh Cô nâng đỡ vỗ về., còn đàn hát cho nghe nữa. Còn tui - Thánh Cô của tui đâu?
  3. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Chữ THAM
    ( Độc Cô )
    Tui hổng hiểu tại sao người mình có ấn tượng xấu đối với chữ THAM như vậy. Nè, hồi tui còn tí xíu thì hay bị mấy thằng trong xóm dụ đi hái trộm khế rồi nó biểu cho ăn cà lem. Nhờ bộ vó nhỏ con suy dinh dưỡng, nên tui dễ dàng chui qua lỗ chó đem ba cái khế chua ra cho tụi nó. Đến chừng đòi cà lem thì bị tụi nó cười " Xí, nghèo mà ham". Đòi mua đồ chơi thì cũng bị la "nghèo mà ham", đến tuổi dậy thì biết để ý con gái ngộ ngộ thì cũng bị cho là nghèo mà... Sao kỳ vậy , bộ nghèo thì hổng đọc ham sao ? Chỉ có mấy người giàu thôi sao ? Không phải vậy, nhờ sau này biết đọc biết viết tui mới có dịp mở mang cái trí tuệ, để mà biết rằng lòng THAM thật ra là cái động lực phát triển của nhân loại. Nhưng mà biết là biết vậy, chứ do bị nhồi sọ từ nhỏ nên hễ ai nói tui THAM thì...
    à, để vô đề thì phải nói ngay một trong những động lực để truyện Kim Dung phát triển thành nội dung là bởi cái chữ THAM mà ra. Thông thường mục đích cuối cùng của chữ THAM là quyền lực. Người ta có thể dùng tiền bạc châu báu để nắm quyền lực, chứ trong truyện Kim Dung phải có võ công cơ. Cái THAM trong truyện Kim Dung là THAM kinh THAM kệ, không phải là kinh để ê a mỗi tối đâu, mà là để học nghề. Bởi vậy hồi nhỏ đọc sơ sơ nghe nói trong truyện người ta đâm chém nhau để giành kinh, tui cũng lấy làm lạ. Té ra tiếng là "chân kinh" chứ mà trong đó bày toàn cách giết người. Ghê thiệt !
    Nào là Cửu Âm Chơn kinh dạy những thứ gì hổng biết, chỉ biết là xong xuôi mỹ mãn thì học viên có thể xuống núi ký lũng sọ thiên hạ, còn học dang dở không xong, vẫn có thể cấu nhéo cái con nhãi ranh dám phá đám cưới vợ chồng bà. ở đời, cái gì mà úp úp mở mở thì hay khiến thiên hạ tò mò coi có cái gì ở trỏng. Cấm trẻ em dưới 16 tuổi mà. Nhưng có một quyển một hà. Mà thiên hạ anh hùng hảo hán đầy rẫy, ra ngõ đụng nhau lộp cộp, lại toàn thứ làm biếng không chịu sao y bổn chánh, chỉ thích kiếm chuyện để chứng tỏ nội lực đầy rẫy trong người. Bởi vậy mới có chuyện. Cũng tại THAM mà ra.
    Cái túi THAM là cái túi không đáy. THAM quá độ dẫn đến hại mình, hại người. THAM tiền thì tốt. Nghèo mà, phải ham chớ. Nhưng THAM quá độ dễ bị người lòng gạt. Còn THAM võ công quá xá thì cũng vậy. Phục Yên Cáo Già Mộ Dung Bác tại chữ THAM to quá xá, nên nhẫn nại dám bỏ cả chăn êm nệm ấm ở Yến Tử mà chui vào Tàng Kinh Các bụi bặm trên ngọn Thiếu Thất đặng lén đọc chuyện chưởng. Học xong Ban Nhuợc Chưởng Pháp là quá ngon rồi. Không, hổng chịu. Đòi học luôn cả 72 tuyệt kỹ, nên cả chục năm xa cách, tự mình cắt đứt quan hệ với con trai, bỏ luôn mấy quán bia ôm cùng một lô xắc xông các em A Châu, A Bích đặng trau giồi nghệ thuật đánh đấm. Than ôi ! Cha kịp lên võ đài so găng với Mike Tyson thì bị ông già lẩm cẩm ở Tàng Kinh Các xuất kỳ bất ý, quơ tay trúng vào chỗ nhược chết tốt. May mà được ổng cứu lại, nhưng trở nên lẩn thẩn, suốt đời còn lại phục dịch cho ông già. Chưa hết, lão cáo già Mộ Dung trước đó còn xúi cho bạn già Cưu Ma Trí đọc nữa. Cha này còn THAM hơn cả họ Mộ Dung, học 72 món ăn chơi chưa đủ, lại sinh chứng đòi đi tìm mấy thứ độc địa để trả ơn ông bạn, nào là đòi cho được Dịch Cân Kinh, nào là Nhứt Dương Chỉ. Nhưng tai hại nhứt là Cưu Ma Trí đã chọc đến Lục Mạch Thần Kiếm, để rồi lôi đầu Đoàn Dự ra Trung Nguyên, để sau này được gã thư sinh mày trắng mặt trơn ôm chầm dưới giếng. Từ trước tới giờ đã biết đàn bà nó ra làm sao rồi, nay lần đầu tiên mới biết thế nào là đờn ông, Cưu Quốc Sư phê quá, chịu hết nổi, bủn rủn cả tay chân, bao nhiêu công lực chắt bóp đều tan thành mây khói, đem dâng cho thiên hạ. Thiệt giống y như cái đau bị giựt hụi ở xóm dệt Bảy Hiền. Bao nhiêu năm còng lưng mỏi gối, bi giờ nó giựt một cái. Hết trơn. Nhưng Cưu Ma Trí lại còn khờ hơn nữa. Đã vậy còn khoanh tay cám ơn Đoàn Dự đã giải thoát "lệ khí tràn đầy". Đúng là bị ông già quét bụi ở Tàng Kinh Các nhồi sọ.
    Nhưng mà cái điển hình của chữ THAM trong Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn hay Cưu Ma Trí so với Quân Tử Kiếm Nhạc Bất Quần còn thua xa lắc. Họ Mộ Dung vì mục tiêu khôi phục Đại Yến mà nhúng tay vào máu, Tiêu Viễn Sơn vì thù nhà mà sát hại bao người. Còn Hoa Sơn Chưởng Môn thì vì cái gì mà cắt phăng nó đi cái thằng tiểu đệ thân yêu. Vì cái gì đây ? Cái danh Minh Chủ Võ Lâm quá bự làm Nhạc tiên sinh tối mắt, đem dâng con gái cưng cho thiên hạ, đạng mưu đồ chiếm đoạt Tịch Tà Kiếm Phổ. Ôi ! Cha kịp nằm đuợc công nghệ Tịch Tà thì hóa ra mình đã thành Tà lúc nào hỏng hay. Té ra muốn lĩnh hội bí quyết Tịch Tà thì bản thân mình phải là Tà cái đã. Giống như câu chuyện Phật giáo nói một cha tráng sĩ ở không hổng biết làm gì, kiếm cái gương thần đi soi mói chuyện thiên hạ, hễ soi thấy ai cái mặt xấu xấu là đòi đâm đòi chém, đến chừng bữa kia lấy gương soi mặt cạo râu, mới thấy đã hóa mặt xanh nanh đỏ lúc nào hổng hay. Bởi vậy, mới nói cứ lo đi trừ tà chém ác riết thì mình thành Tà. Nghiệt một nỗi Nhạc Bất Quần đến lúc bị Nghi Lâm lấy con dao cán nhọn Thái Lan đâm bậy một nhát vào lưng, máu phun có vòi, vậy mà vẫn khư khư mình là người Quân Tử, hổng kịp có một phút hối hận đã hại vợ, hại con đến chết.
    Nè, hổng phải chỉ phe địch mới THAM thôi đâu. Phe chánh cũng THAM không kém. Giáo chủ đời thứ ba mươi mấy của Minh Giáo, Dương Phá Thiên, ham luyện Càn Khôn Đại Nã Di đến nỗi bỏ mặc cho con vợ nó ăn nem với kẻ thù ngay trước mặt, mà chỉ biết nín thinh câm như hến. Để rồi cuối cùng được gì ? Chưa luyện nổi đến tầng thứ năm, đã uất lên chết khô trong hang, trong hốc. Phích Lích Thủ Thành Khôn vuốt râu ngồi coi Minh giáo chia năm xẻ bảy như rắn mất đầu.
    Chỉ có Trương Vô Kỵ là giữ lòng. Nắm được Cửu Âm Chân Kinh trong tay rồi, mà còn trề môi lắc đầu biểu đem trả lại cho Chu Chỉ Nhược. Té ra cái gì cũng có thời của nó. Hồi Ngũ bá còn tại thế, mấy ổng sau khi dẹp xong lũ giang hồ tép riu thì chơi đúng kiểu anh hùng hảo hán, kéo nhau lên tuốt trên núi đánh lộn, đặng khỏi làm phiền hàng xóm. Tung quyền phóng cước cả mấy ngày trời cốt để độc chiếm Cửu Âm Chân Kinh. Đông Tà Hoàng Dược Sư bắt bà xã đọc thuộc lòng bộ kinh, đến nỗi bả bị đứt dây nơ ron số 15 mà chết. Rồi còn Chu Chỉ Nhược bị mất Trương Vô Kỵ cũng tại bộ Kinh. Đủ biết Cửu Âm Chân Kinh quí giá cỡ nào. Vậy mà khi hết thời cũng bị thằng nhỏ Trương Vô Kỵ nó lắc đầu chê, lại còn bị cô nương con cháu Dương Qua và Tiểu Long Nữ nói trắng ra là Cửu Âm Bạch Cốt Trảo không phải là một võ công ghê gớm trong thiên hạ. Thế mới biết cả võ công cũng bị "đề mốt".
    Dĩ nhiên đã THAM thì phải có THAM sắc. Trương Vô Kỵ cứ bị tụi con gái nó xí gạt hoài. Súyt nữa dẫn tụi nó đi làm thịt nghĩa phụ. Lại còn xàng xê qua lại với cả bốn vị cô nương. Nhưng không bằng cha Công Tôn Chỉ, thấy bà vợ già chán quá, chuốc rượu cho bả uống, rồi cắt gân đạp xuống hố đặng tự do thoải mái dẫn mấy em ở quán bia ôm về nhà. Sau này lại còn dở trò với cả mấy đứa kêu mình là bác nữa. THAM thiệt.
    Ngẫm ra một điều là con người ta muốn thành công một cái gì đó thì đừng lấy cái lòng THAM làm động lực. Thường là do bức bách đến nước bí. Du Thản Chi đâu có THAM võ công. Thế nhưng để chữa cái bịnh ghẻ ngứa do con băng tầm lây sang, hắn phảI theo phép luyện Dịch Cân Kinh mà làm. Còn Đoàn Dự cũng vậy. Bị Đoàn Diên Khánh đè ra nhét Âm Dương hòa hợp tán, bí quá đành phải nuốt đôi Mãng Cổ Chu Cáp mà có được nội công kinh hồn. Ngay cả ông Kim Dung cũng viết truyện chưởng hổng phải vì THAM viết, mà là để kiếm tiền chợ cho bà xã. Bi giờ có đủ tiền gởi nhà băng, gác bút viết chi cho mệt.
    Thôi cho tui dừng ở đây. Ngày xuân tán láo vài câu. Hổng ham viết dài.
    (hết bài)
  4. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Kỳ Trùng Dị Thú
    ( Độc Cô )
    Một điểm thú vị là Kim Dung xem cơ duyên như là một yếu tố chính để hình thành lai lịch võ công nhân vật, mà tác nhân là một thứ kỳ trùng dị thú gì đó. Đoàn Dự nhờ nuốt đôi Mãng Cổ Chu Cáp mà có chân khí cực dương, để sau này làm một màn đấu nội lực không tiền khoáng hậu với Du Thản Chi mang hàn khí cực Âm trong người do con Băng Tằm truyền qua. Lúc đó hai người nắm tay nhau, chỉ vô ý thôi mà hai luồng khí cực dương thuần âm công kích nhau kịch liệt, hai chàng si tình họ Đoàn và Du, người thì mặt đỏ như bốc lửa, người thì trắng toát như băng, cả Hạnh Lâm (rừng cây tắc ) cây cối chung quanh vừa bị nóng lại gặp lạnh, đâm ra chết rũ. Ghê gớm thiệt. Hai tay đại cao thủ đang chứng kiến bấy giờ là Cô Tô Mộ Dung Phục và quốc s Thổ Phồn Cưu Ma Trí thấy cả một đám mây mờ bao phủ chung quanh hai đối thủ, võ công cao cường lại dạn dày chiến trận bao năm mà cả hai chưa từng chứng kiến cuộc đấu nội công ghê gớm dường vậy. Điểm đặc biệt lúc đó cả thế tử Đoàn Dự và người con trai còn lại của Tụ Hiền Sơn Trang đâu có thù oán gì nhau đâu, lại còn có điểm chung là đều si mê người trong mộng đến điên đảo thần hồn, cả hai không cố ý vận nội công đả kích lẫn nhau, mà tự bản thân hai luồng chân khí tự động phát ra, làm như Cửu Dương Thần Công trong người Trương Vô Kỵ vậy. Kim Dung lúc đó cho Mộ Dung Phục nhớ lại lời tiên đoán của Vương Ngọc Yến (đố luôn các vị chứ Đệ Nhất Giai Nhân đã tiên đoán gì, lúc nào, ở đâu, và tại sao ? :-))) ). Lẽ ra Cô Tô người nước Yên này chỉ cần Ngư Ông Đắc Lợi là hạ thủ được Đoàn Dự, nhưng trong một thoáng mến tài Đoàn Thế Tử mà không nỡ ra tay, còn can ngăn sư Cưu Ma Trí đầy tham vọng hại họ Đoàn. Vậy mới có chuyện chứ. Sau này buồn thay, Mộ Dung Phục bị thảm bại dưới kiếm chỉ từ mạch Thiếu Dương của Đoàn Dự, quần áo tả tơi, tóc tai xút xổ, ôi tơi bời hoa lá điên đảo thần hồn. Dù sao Mộ Dung Phục cũng hên là bị thua bởi Lục Mạch Thần Kiếm chứ mà để cho Kiều Phong đập cho vài chiêu Giáng Long Thập Bát Chởng thì hổng biết ra sao. Ôi Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung, về sau người tuẫn tiết, kẻ thì trở thành Âu Dương Phong thứ hai. Võ công vời vợi mà làm gì, hận thù nhau mà làm gì, rốt cuộc cũng lại chỉ ôm nhau cười mà chết hoặc cùng nắm tay xuống tóc quy y tu chung một chùa (như những người nào quý vị nhớ chăng?)
    Kỳ thú cũng đóng một vai trò quan trọng trong nguồn gốc võ công. Hàm Mô Công là thế đánh con ếch sau này trở thành một trong những võ công tuyệt kỹ trong thiên hạ. Âu Dương Phong tại Bạch Đà Sơn chỉ truyền có sơ sơ cho Dương Qua, vậy mà sau này thằng nhỏ chơi một đòn làm chết ngắt luôn một tên đệ tử, làm cặp vợ chồng Quách-Hoàng hoảng vía tưởng Tây Độc đã tìm tới đảo Đào Hoa.
    Chắc ai cũng nhớ đoạn cuối của Thần Điêu Hiệp Lữ lúc Giác Viễn Đại Sư hỏi Doãn khắc Tây :" Cửu Dương Chân Kinh ở đâu", chỉ nghe lắp bắp "Kim ở trong đầu". Ôi tội nghiệp thương buôn hột xoàn họ Doãn lúc hấp hối mê sảng mất rồi. Hổng dám đâu. Đó là "Kinh ở trong Hầu", là quyển Kinh được may dấu trong người con vượn kè kè bên Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử. Cơ duyên - lại cơ duyên - để rồi 70-80 năm sau, con trai độc nhất của Trương Ngũ Hiệp và Hân Tố Tố vớ bẩm, chẳng những chữa tuyệt căn Hàn Độc của Huyền Minh Thần Chưởng, mà còn có được Cửu Dương Thần Công hộ thân (hai cha Huyền Minh Nhị Lão võ công cao cường vậy mà ăn hiếp đứa con nít, sau này bị Quang Minh Nhị Sứ bày kế chơi cho một vố đáng đời). Tưởng cũng nên nhắc lại Trương Vô Kỵ trước đó có cơ duyên xơi được mấy con ếch đỏ đỏ nên tạm thời chặn đứng hàn độc về tim. Đó quý vị thấy kỳ trùng đóng vai trò quan trọng thế nào trong truyện Kim Dung chưa. Còn nữa, Nhậm Ngã Hành dùng Tam Thi Não Thần Đan có chứa trùng độc khống chế quần hùng bắt phục vụ cho mình. Độc thiệt.
    Dị thú thì sao hé. Thì đó đó, con Thần Điêu bự tổ chảng dắt Dương Qua tới tận nơi an nghỉ cuối cùng của Độc Cô Cầu Bại, chỉ Dương Qua luyện võ công theo phơng pháp của Kiếm Ma. Tui thì cho rằng đây chính là bước chuyển biến quan trọng nhất trong đời võ công của con trai Dương Khang, để sau này chỉ cần một tay cũng đủ đứng trong hàng Ngũ Bá. Ghê chưa !! Còn nữa nghe, hồi đó nếu không nhờ có Thần Điêu chở (làm như phi cơ trực thăng) đôi vợ chồng Dương Qua-Tiểu Long Nữ trở về thành Tương Dương kịp thời cứu Quách Tường, thì sau này làm gì có phái Nga Mi trên chốn giang hồ ! Các dị thú phải kể đến là con Hãn Huyết Bảo Câu và đôi thần Ưng của Quách-Hoàng, chim Hồng của Tần Nam Cầm v.v... nhưng không trực tiếp gián tiếp liên quan đến nguồn gốc võ công nhân vật nên khỏi kể ra đây.
  5. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Mỹ Nhân Trong Truyện Kim Dung
    ( Độc cô )
    Phải công nhận một điều là phụ nữ ở đâu cũng thế, thời nào cũng vậy. Cô giáo của tui, sau khi phê bình bài văn của tui cho đã [1] rồi mới hỏi một câu muôn thủa: Ai là người đẹp nhất trong các tác phẩm Võ hiệp của Kim Dung ? Hên là mới chỉ hỏi tới đó à nghe, chứ mà hỏi đại loại như : Các giai nhân trong Kim Dung hay xài nước hoa loại gì, hoặc Đoàn Chính Thuần làm gì mà mấy bả theo dữ vậy ... thì tui bí luôn, đành phảI forward tới ông Kim Dung trả lời giùm .
    Well, vậy thì ...
    Không phải vô cớ mà người ta gọi tiểu thuyết chưởng bằng cái tên văn hoa : Tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình. Võ hiệp thì biết rồi, đại khái là nội công thâm hậu, ngoại công chiêu thức điêu luyện với các màn chiến đấu tay đôi hoặc theo từng nhóm v.v... Còn kỳ tình, tui ráng cố ý hiểu một cách thô thiển đần độn nhứt là : Tình tức là tình yêu nam nữ , đờn ông đờn bà , còn "Kỳ" đây là kỳ lạ, đáng được xem xét ... hì hì hì ... tui biết thế nào cũng có cao nhân dũa tui tội nói quàng xiên, nhưng là tán láo nên nói thế nào chả được, miễn sao có người tin thì thôi. Nói tóm lại, "kỳ tình" là tình cởm trai gái kỳ lạ.
    Vậy thì các giai nhân trong chuyện Kim Dung ra sao?
    Nói một cách thô thiển theo như con mắt của dân phàm phu tục tử thì : Về sắc đẹp, ai cũng phải công nhận có hai người đẹp nhứt, Tiểu Long Nữ và Vư ơng Ngọc Yến.
    Tiểu Long Nữ từ nhỏ đã sống trong Cổ Mộ, lại được sư phụ rèn luyện triệt tiêu thất tình lục dục nên không hề vướng bụi trần hay tơ tởng sự đời cũng như tình cảm trai gái. Cái đẹp của Tiểu Long Nữ, theo như Kim Dung tả là ... cái gì mà Băng Thanh Ngọc Khiết ... nghĩa là trong đầu óc không có nghĩ gì, tơ tưởng gì đến chiện này chiện kia, chỉ cần biết tập trung luyện tập nội công phái Cổ Mộ, đến năm 16 tuổi gần như cả đời không hề bước chân ra ngoài chợ để mua con cá hay mớ rau, mọi việc để Tôn bà làm ráo. Sướng như vậy nên theo Kim Dung thì nàng ... trắng trẻo lắm (Xin lỗi cho tui phàm phu tục tử một chút nha bà con), nước da lại hơi xanh, hổng phải tại thiếu máu mà tại tối ngày trong hang. Con người trinh trắng nên lúc nào cũng chơi toàn đồ trắng.
    Điểm đặc biệt của văn Kim Dung là ổng không tả sắc đẹp phụ nữ tập trung trong cả một đoạn văn dài cả trang, mà tả rất nhẹ nhàng, rải rác cả bộ tiểu thuyết đây đó bằng những câu rất đơn giản. Sắc đẹp của Tiểu Long Nữ đầu tiên chỉ được đề cập tới trong chuyện các anh hùng thiên hạ háo sắc tụ nhau về dưới chân núi Toàn Chân phái, để cố coi mặt cho được người con gái họ Long, làm cho Quách Tỉnh lúc đó lỡ tay quơ bậy làm bể tấm bia đá, báo hại mấy ông lóc cóc ở Toàn Chân hiểu lầm, giàn luôn Thiên Cang Bắc Đẩu trận vây hai chú cháu ... Hổng biết con gái nhà ai mà đẹp đến nỗi bao nhiêu anh hùng hào kiệt kéo đến xem cho biết, rồi lại được mấy ông đạo sĩ xa lánh trần tục cũng động lòng đứng ra làm gạc đờ co. Độc giả thắc mắc dữ nhưng Kim Dung chỉ đề cập tới đó thôi. Rồi sau đó nhan sắc của Tiểu Long Nữ được tả rải ra trong toàn bộ tiểu thuyết dày cộm, mỗi lần chỉ có hai ba câu. Đến chừng tới chương chót "Tiếng nói sau cùng", độc giả tưởng tượng một trai anh hùng dày dạn phong trần nắm tay một trang tuyệt sắc giai nhân từ từ đi về một phương trời ... Đó, sắc đẹp của Tiểu Long Nữ được tả rất kín đáo cho đến cả chương cuối cùng ...
    Còn về nhan sắc của Vương Ngọc Yến?
    Phải nói là Kim Dung tả nhan sắc của nàng thật ly kỳ, huyền bí. Bắt đầu chỉ là một pho tượng đá của một nữ nhân, thế tử Đoàn Đự nhìn thấy mà điên đảo thần hồn, u mê ám chướng, ôm ghì riết lấy chân pho tượng. Đoàn Dự ở chỗ lầu son gác tía chắc thấy gái đẹp đã nhiều, vậy mà mới nhác thấy tượng đá thôi mà đã si mê đến độ tương tư, vậy thì pho tượng phải đẹp kinh khủng lắm. Thiệt ra chỗ này ông Kim Dung tả cũng hơi ... phăng-ta-di quá đáng.
    Sau này Đoàn Dự được gặp Vương Ngọc Yến bằng xương bằng thịt, lúc đó chỉ kịp kêu lên mấy tiếng "Nương tử ơi ..." rồi đại khái là có mếu máo kể lể, tui nhớ hình như vậy. Chao ơi ! Sáu đường kiếm khí vô hình giết người chớp nhoáng cũng không qua nổi ánh mắt giai nhân. Sắc bất ba đào dị nịch nhân, quả thiệt là đúng mà. Buồn cười ở chỗ ông cha thì đi đến đâu phụ nữ theo đến đó, gieo tình cảm tùm lum; còn cậu con thì cả bộ truyện chỉ biết lẽo đẽo theo riết một người, vậy phải biết sắc đẹp Vương Ngọc Yến đáng giá lắm. Phải nói so sánh giữa các nhân vật thì Đoàn Dự xứng đáng cao thủ háo sắc. Nhưng cái háo sắc của Đoàn Dự là cảm nhận vẻ đẹp thuần khiết và cố gắng để xứng đáng với nó, chứ không háo sắc kiểu ba trợn như cha nội Cốc chủ Tuyệt Tình Cốc Công Tôn Chỉ, đụng ai cũng quơ, hay như Hắc hoa Đại đạo Điền Bá quang hở ra là chọc, hở ra là ghẹo, thấy vắng người là thừa cơ làm tới. Cũng phải nói qua bộ Lục Mạch Thần Kiếm, chữ thời cơ đáng giá vô cùng. Suốt cả bộ truyện, Vương Ngọc Yến nào có để tâm gì đến Đoàn Dự, trái tim nàng đã trao trọn vẹn cho biểu ca Mộ Dung Phục rồi. Gặp nguy hiểm thì cứ lo không biết biểu ca có sao không. Trong khi thằng kia đang lè lưỡi cõng chạy muốn đứt hơi, nói hông ra lời vậy mà cũng không thí cho một cái liếc mắt, hoặc ít ra cũng đưa khăn mù-soa ra lau nhẹ lên trán một cái ... Chỉ biết nói cám ơn xã giao thôi. Ôi ! Đoàn công tử ơi là Đoàn công tử, thân mang tuyệt kỹ vô địch thiên hạ Lục Mạch Thần Kiếm, chỉ một ngón tay thôi đủ làm cho quần hùng khiếp vía; vậy mà từ đầu truyện tới cuối truyện chỉ thấy có cõng Vương Ngọc Yến là nhiều nhứt. Ôi ! Lăng Ba Vi Bộ giỏi lắm cũng chỉ làm ... ngựa cho giai nhân. Sắc đẹp của Vương Ngọc Yến sao mà bí hiểm dường vậy.
    Đặc biệt nhan sắc của nàng còn phải khiến cho cả Thiên Sơn Đồng Mỗ và Lý Thu Thủy tức muốn chết. Hồi đó cả hai người si mê Tiêu Dao tử, Chưởng môn phái Tiêu Dao đến độ ám hại lẫn nhau. Té ra sau này là ông già kia si mê cô em họ nào đó của Lý Thu Thủy, đặc biệt rất giống Vương Ngọc Yến.
    Đến đây tui nhớ là cũng chưa hiểu vì sao mà bức tượng trong động cũng như cô gái trên bức tranh vẽ lại giống Vương Ngọc Yến. Có bạn nào nhớ lại giải thích được không? [2]
    Còn các giai nhân khác?
    Kim Dung ít khi chịu tả các nhân vật nữ của mình với một sắc đẹp tầm thờng, chí ít cũng phảI là nước da trắng trẻo, mặt trái xoan, môi son má phấn v.v... theo đúng quan niệm phương Đông về cái đẹp phụ nữ. Nhưng chú ý một điều, ngoại trừ một số ít như Tiểu Siêu, Nghi Lâm, A Châu, Vương Ngọc Yến; kỳ dư các người khác đều mang một chút tà khí trong người, tỷ như đầu óc quỷ quái, trăm phương ngàn kế của Hoàng Dung gây ra cảnh biệt ly giữa Dương Qua - Tiểu Long Nữ, tính e thẹn của Nhậm Doanh Doanh khiến hào kiệt lao đao, lòng dạ độc ác quỷ quyệt của A Tử làm cho một trong bốn vị Ngư, Tiều, Canh, Độc vì tự ái mà tự tử chết uổng. Chu Chỉ Nhược và Triệu Minh cũng có lúc bày mưu hạ lẫn nhau ... Tiểu thuyết của Kim Dung không đề cao sắc đẹp bên ngoài của nữ giới, mà trái lại, như Hân Tố Tố dặn dò cậu quý tử trước lúc lâm chung :"Đàn bà càng đẹp càng dễ gạt người".
    Chú thích :
    [1] : xem bài " Mưu sâu kế độc " của Độc cô tại
    http://ttvnol.com/forum/t_127416/2
    [2] : Bà ngoại VNY
    Được rua_nor sửa chữa / chuyển vào 15:28 ngày 26/02/2003
  6. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu trong truyện Kim Dung
    ( Độc Cô )
    Tiểu thuyết nào mà hổng có tình yêu. Nhưng đặc biệt Kim Dung đem tình yêu vào truyện chưởng như thế nào ?
    Nói tới chữ Tình, tui lại nhớ tới Lý Mạc Sầu ngước mặt lên trời mà hỏi :"Chữ Tình là chi ?". Ôi Lục Triển Nguyên không thể cùng Lý cô nương rong ruổi giang hồ, khiến thiên hạ bớt đi một nữ hiệp tương lai mà lại thêm một nữ ma đầu giết người không chớp mắt.
    Trong truyện Kim Dung, chữ Tình mang đủ tính chất:
    Tình Hận
    Chứ còn gì nữa. Thì đó đó, Quách Phù bị Dương Qua chơi quê trước mặt quần hùng, uất quá đổi tình làm hận. Con gái cưng của Quách Đại Hiệp và Hoàng Bang Chúa mà lại bị một thằng ma cà bông chê thẳng thừng trước mặt mọi người, mà cái thằng đó lại mê ai cơ chứ, đi mê đúng ngay sư phụ của mình.Thí dụ như nó mà đi yêu cô công chúa nào đó (cỡ như Hư Trúc và Văn Nghi Mộng Cô) thì còn thấy đỡ tủi . Đằng này nhè sư phụ mà yêu. Thiệt là loạn quá xá. Nhưng cũng phải nói là Quách Phù xui thiệt. Khi không Quách Tỉnh lại hồ đồ giở thói gia trưởng tuyên bố bậy bạ trước mặt thiên hạ mà hổng thèm hỏI ý thằng nhỏ. Bộ tưởng là anh kết nghĩa của cha nó muốn làm gì thì làm hả. Đó đó, tính sao mà lại thảy thằng nhỏ cho tụi đạo sĩ thúi ở Chung Nam tha hồ hành hạ. Đúng là Quách Tỉnh hơi man man (Cái này xin nhắc lại là ý của Đông Tà Lão Quái à nha). Đến Hoàng Dung cũng phải lắc đầu.
    Thói thường con gái mà đổi tình thành hận thì tai họa khôn lường. Bởi vì nguy hiểm có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đường đường chính chính ra mặt đánh nhau như cặp Tây Độc-Bắc Cái thì dễ tính. Đằng này nó nuôi mầm hận trong người chỉ chờ dịp là hạ thủ. Thì đây nè, Dương Qua phải tìm mọi cách cứu Quách Tường khi đó còn ẳm ngửa, sức cùng lực kiệt mệt muốn chết vậy, mà chị nó là Quách Phù lại lợi dụng xuống tay chặt bay cánh tay Dương Qua, làm tiêu luôn cây Quân Tử kiếm .
    Sau này còn có dịp Quách Phù cho tình địch Tiểu Long Nữ ăn Băng Phách Ngân Trâm nữa. Thiệt là độc quá mà.
    Chữ Hận đã thể hiện ở phụ nữ mà còn ở dàn ông nữa. Thì cũng trong Thần Điêu Hiệp Lữ chớ đâu. Cha nội Công Tôn Chỉ vớ được Tiểu Long Nữ tưởng trúng số độc đắc, ai dè bị thằng họ Dương ở đâu tới giựt lại. Tức quá mà. Lại bị nàng Liễu xin lỗi xuông một câu rồi bỏ đi tỉnh queo. Trời ơi sắp làm đám cưới mà bị hụt ăn. Chịu sao nổi. Vậy thì phải chơi cho hai đứa đó một trận. Nào lưới có mắc dao găm , nào đạp cho nó rớt xuống hố cho ở chung với mụ vợ bại liệt .... Thất bại với Liễu cô nương, Công Tôn Chỉ bị stressed quá, gặp đâu quơ đó. Không ăn được đào tiên thì quơ đại trái xanh mơn mởn như mấy cô Quách Phù, Hoàng Nhan Bình. Hổng dè cũng không xong, ôi đành ăn tạm trái cóc chua là Lý Mạc Sầu vậy.
    Còn Lý Mạc Sầu thì thôi khỏi nói. Giang hồ rúng động cũng tại hận tình đâm ra tính tình thay đổi . Đã bao nhiêu tay đàn ông nếm mùi Xích Luyện Thần Chưởng đây ?
    Nói đến tình hận mà gây sóng gió thì Lý Mạc Sầu chỉ đứng hàng thứ hai. Kẻ đáng được xếp hàng đầu phải là Thành Khôn. Bị mất người yêu về tay Dương Phá Thiên, Thành Khôn quyết chí để suốt cả cuộc đời mình tận diệt Minh Giáo. Ý chí trả thù mãnh liệt, võ công thượng thừa cộng với sự thông minh, Thành Khôn chính là nguyên nhân thứ hai gây nên sóng gió trong giang hồ, bên cạnh lòng tham của cả hai phe Chính Tà đòi độc chiếm Đồ Long Đao. Mặc dù sau này đã trả thù được khiến cho Dương Phá Thiên tẩu hỏa mà chết, Thành Khôn cũng phải chịu hậu quả là tình nhân tự tử . Uất ức, y quyết tiếp tục tàn phá Minh Giáo. Tiếc thay âm mưu chưa thành thì bị đệ tử mình là Sư tử Lông Vàng móc mắt phế cả võ công, suốt quãng đời còn lại sống dưới sự quản thúc của chùa Thiếu Lâm , võ công Nhứt Âm Chỉ ngang bằng Nhất Dương chỉ cũng chưa kịp truyền cho ai. Tiếc thay.
    Tình tuyệt vọng
    Nhiều lắm. Kể trước ra đây để quý dzị xem có sót ai không : Chu Chỉ Nhược, Hân Ly, A Tử, Du Thản Chi, Tống Thanh Thư, Lệnh Hồ Xung - Nhạc Linh San, Nghi Lâm ...
    Tui nhớ có một lần đọc ở đâu đó bài thơ ai đó sáng tác có câu :
    Tóc xanh Chỉ Nhược phai màu ...
    Cô nương Chu Chỉ Nhược xinh đẹp, võ công lại cao cường, tính tình hiền dịu, những tưởng sẽ trăm năm bên Tiểu anh hùng Trương Vô Kỵ, ngờ đâu Quận Chúa Triệu Minh cơn ghen nổi lên phá tan tành cái đám cưới. Trước kia lại còn bị cái bà Sư Phụ Thượng Duyệt Hạ Tuyệt cấm cản đi lại với Trương Vô Kỵ. Vô ích , bả đi bán muối rồi là lập tức dung dăng dung dẻ với Trương Vô Kỵ ngay, tò tò đi theo chàng khắp nơi, còn ở hẳn riêng một mình với chàng trên hoang đảo nữa. Chém nát mặt một đứa, đuổi đứa còn lại ra biển. Tuy có Tạ Tốn kế bên thiệt, nhưng ổng bị mù rồi hai đứa nó có làm gì thì chỉ còn trời biết. Đây nè, tỉ như lúc Trương Vô Kỵ chữa thương cho nàng đó. Ông Kim Dung tuy hổng có nói hai người làm gì hông, nhưng mà trai chưa vợ kề cận gái đào tơ mơn mởn, thằng đó nó lại có Cửu Dương thần công lúc nào cũng chạy ào ào trong người nóng bỏ xừ, còn con nhỏ lại đang học lén Cửu Âm Chân Kinh phải thấy lạnh lẽo chớ. Bên Cực Dương bên Chí Âm, đụng nhau là nhá lửa liền, nhiều khi cháy bùng bùng dữ dội mà ông già mù kia có thấy gì đâu. Ý mà hổng chừng ổng biết mà vờ như không. Kim Mao sư Vương nổi tiếng võ công cao cường lại là người lịch lãm giang hồ. Tuy hổng thấy đường nhưng cũng đã đoán được Triệu Minh chơi đòn Thiên Địa Đồng Thọ. Có như vậy mới là một trong Tứ Hộ Pháp chớ. Vậy thì ổng biết nhưng lịch sự coi như pha. Mình già rồi, phải để cho tụi nhỏ làm ăn chớ. Nhất là thằng kia tuy là nghĩa tử của mình thiệt, nhưng cũng phải quỳ xuống mà kêu nó bằng giáo chủ.
    Đang đám cưới ngon lành mà bị Triệu Minh phá đám, phải dùng Cửu Âm Bạch Cốt Trảo cấu một cái đổ máu cho hả giận, nhưng cũng đâu giữ chân chú rễ nhào đi theo con kia. Đau khổ quá. Mình dù gì cũng là chưởng môn nhân, mà bị giựt chồng trước mặt thiên hạ . Ôi bẽ bàng, ôi cái thứ đàn ông bội bạc. Đã vậy trả thù, chơi luôn. Xảy đâu ngay sau đó có Tống Thanh Thư qụy lụy đau khổ, van xin chút tình yêu thừa. Vậy thì lợi dụng nó để chọc tức Giáo chủ Ma giáo. Ai ngờ cuối cùng chẳng đi đến đâu, lại còn hại Tống Thiếu Hiệp bị ngay Dư Liên Châu sư thúc đánh cho nát sọ, cuối cùng lại do chính thay Thái Sư Phụ kết liễu. Còn thằng Trương Vô Kỵ cũng cùng cỡ, lại vai em mình, vậy mà được mọi người cưng chiều, được làm giáo chủ sai bảo người ta, nhất là được vợ đẹp nữa . Sao mà bất công quá xá.
    ( còn tiếp)
    Được rua_nor sửa chữa / chuyển vào 15:11 ngày 26/02/2003
  7. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu trong truyện Kim Dung ( tiếp theo )
    (Độc Cô)
    Tình đau thương:
    Kiều Phong - A Châu
    Dương Tiêu - Kỷ Hiểu Phù- Hân Lợi Hanh
    Vương Ngọc Yến - Cô Tô Mộ Dung Phục (??)
    Diệt Tuyệt Sư Thái
    Tình ... bù đắp
    Hân Lục Thúc - Dương Bất Hối
    Tình ... phong lưu:
    Cái này là Đoàn Chính Thuần đứng đầu sổ đây.
    Tình dzô diên
    Hạt Bút Ông - Diệt Tuyệt Sư Thái
    Mộ Dung Phục - Công chúa Nghi Văn
    Lâm Bình Chi - Nhạc Linh San
    Tình cảm gia đình
    Tạ Tốn
    Tía Sam Long Vương - Diệp tiên Sinh
    Hân Tố Tố - Trương Thúy Sơn
    Dương Phá Thiên - Kỷ Hiểu Phù
    Bất Giới Hòa Thượng - Vợ
    Tiêu Viễn Sơn
    Tình hy sinh
    Tiểu Siêu
    Tình con nít
    Trương Vô Kỵ - Chu Cửu Chân
    Tình mơ hồ phảng phất
    Dương Bất Hối - Trương Vô Kỵ
    Tình Ghen
    Thiên Sơn Đồng Mỗ - Lý Thu Thủy
    Chu Chỉ Nhược - Triệu Minh
    Tống Thanh Thư - Trương Vô Kỵ
    Đoàn Nam Đế - Châu Bá Thông
    Tình hổng giống ai
    Lão Ngoan Đồng - bà Anh Cô
    Công Tôn Chỉ - Cừu Thiên Xích
    Tình tội lỗi
    Âu Dương Phong - chị dâu
    Huyền Từ Đại sư - Diệp Nhi Nương
    Tình từ trên trời rơi xuống
    Đoàn Diên Khánh - Bạch Thư Phụng
    Tình trời cho
    Hư Trúc - Công Chúa Văn Nghi
  8. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu trong truyện Kim Dung
    ( Độc cô )

    Tình tuyệt vọng (tiếp)
    Trong số những người đẹp bên mình Trương Vô Kỵ thì kể ra Hân Ly đáng thương thật. Bình sinh nàng coi ra cũng sạch nước cản lắm chớ. Vậy mà lỡ làm đệ tử Kim Hoa Bà Bà, phải tập Thiên Thù Vạn Độc gì gì đó mà đến nỗi phải trữ độc trong người cho đến đỗi phải xấu xa đen đúa. Đến nỗi ba tên gia nhân Vô Phước, Vô Lộc, Vô Thọ lúc đầu cũng nhận hết ra luôn. Nàng Tía Sam Long Vương này cũng ác thiệt đó nghe. Đã là Miss trong hàng ngũ Ma giáo rồi còn chưa chịu hay sao, còn bắt Hân Ly phải xấu. Mà Hân Ly si tình thiệt, hồi đó thằng nhỏ Trương Vô Kỵ mới cắn có một cái, vết thương thành sẹo mà nàng nâng niu vô cùng, đến đỗi phải trốn sư phụ đi tìm họ Trương. Mối tình đầu thông thường mạnh mẽ lắm, gặp được Tăng A Ngu võ công cái thế, chịu đèn rồi mà còn giao hẹn hễ tìm ra Trương Vô Kỵ thì hai bên o xịt . Cũng may mà cả hai chỉ là một. Đó, tình tiết lắt léo là ở chỗ đó. Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, Vô duyên đối diện bất tương phùng. Gặp được người trong mộng rồi mà không nhận ra, để rồi sau này chết đi sống lại hoá khùng, đi tìm mãi một người đứng kế bên mình. Không biết trên đường gió bụi giang hồ hiểm ác sau này nàng có tỉnh ra không.
    Triệu Minh ác thiệt, ích kỷ đến độ không cho Hân Ly biết Trương Vô Kỵ là ai. Ôi chữ Tình !
    Ta có thể xem như Tiểu Siêu mang một mối tình đau khổ tuyệt vọng không ? Trong số các giai nhân của Kim Dung, Tiểu Siêu là người nhu mì dịu dàng nhất. Nàng đẹp, nhưng không bao giờ biết rằng và cho rằng mình đẹp. Khiêm nhường lắm. Đã lên Thánh Nữ của Tổng Giáo, kể về cương vị đáng là xếp sòng của Trương Vô Kỵ, vậy mà "Suốt đời chỉ mong ở bên hầu hạ săn sóc công tử" . Nàng luôn xem Trương Vô Kỵ như người mình chiêm ngưỡng, theo dõi săn sóc từng ly từng tí. Có bao giờ thật tâm nàng xem Trương Vô Kỵ là Giáo chủ đâu. Bởi là giáo chủ thì cao quá, xa lạ quá. Săn sóc Trương Vô Kỵ là niềm hạnh phúc duy nhất. Quả đúng nàng là mẫu người vợ hiền lý tưởng. Chả trách gì mà sau này Trương Vô Kỵ cũng có lúc muốn tìm đến Tổng Đàn Minh Giáo để cùng nàng tâm sự cho thỏa nhớ mong. Tiểu Siêu tuy có mang mối tình tuyệt vọng thật, nhưng với bản chất hiền thục lạc quan của nàng, người đọc không cảm thấy ray rứt dữ dội, mà chỉ nghe một nỗi buồn thương cảm nhè nhẹ mà ngàn năm không dứt. Một đức tính đáng trọng nũa là bản tính nàng quá đỗi khiêm nhường không dám tranh giành. Lúc Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn thích chí khen Trương Vô Kỵ có một lúc bốn em, thì chỉ có nàng lên tiếng : "Tạ tiền bối xin đừng xem cháu cao vậỵ. Cháu chỉ là con hầu thôi mà". Con hầu ? Hổng dám đâu. Không có nàng biết cắn ngón tay cho máu bôi lên tấm da dê thì Trương Vô Kỵ cũng chết khô xương chung với giáo chủ đời thứ 34 của Minh Giáo rồi. Nàng xứng đáng được hạnh phúc bên Trương Vô Kỵ, nhưng lại quá đỗi khiêm nhường đến không giành lấy. Có được cây trâm do Trương Vô Kỵ tặng mà nàng cũng không tiếc để Trương Vô Kỵ khỏi mang tiếng. Dương Bất Hối không có chìa khóa mở xích, nàng cũng hổng giận.Hiền đến thế là cùng.
    Trong số các nhân vật nữ của Kim Dung, Độc cô tui "thương" nàng và Tiểu Long Nữ nhứt.
    Bây giờ coi qua A Tử .
    Tính tình trẻ con, độc ác và ích kỷ, A Tử là đầu giây mối nhợ gây nhiều phiền phức cho Tỷ phu. ỉ có Tỷ phu nuông chiều, nàng làm ra những chuyện tày trời không tính đến hậu quả. Dám dụ Vương Tinh Thiên Du thản Chi lập môn phái Cực Lạc đòi làm bá chủ thiên hạ, trực tiếp đối đầu vói sư phụ cũ là Tinh Tú Lão Quái ... Thôi chuyện đó kể sau. Cái đáng nói ở đây là mối tình tuyệt vọng âm thầm nàng hướng tới Tỷ phu Tiêu Phong. Nàng còn nhỏ nên chỉ biết bày tỏ mối tình bằng trò nhõng nhẽo. Vậy mà Tiêu Phong vẫn lờ đi làm như không biết. Nàng vùa yêu lại vừa sợ Tiêu Phong, si mê rồi mà đâu dám thay đổi cách xưng hô, cứ "Tỷ phu" riết. Cô nàng cũng khôn lắm, cứ đem những lời trối trăn của A Châu ra mà ràng buộc Tỷ phu bên mình. Tuy vậy cũng phải công nhận nàng yêu Tiêu Phong thật quá đỗi. Đến nỗi khi ông tự vẫn, nàng cũng nhảy xuống hố chết theo. Ôi .... !!!
    A Tử chết thì đã hết đâu. Du thản Chi làm luôn, đâm đầu xuống núi. Từ đầu truyện tới cuối truyện, phải công nhận gã này si tình thuộc loại hết thuốc chữa, xứng đáng nhận bằng Master cùng Tống Thanh Thư mở course. Si mê A Tử đến đỗi quên cả thù nhà, tình nguyện đem cặp mắt dâng cho người đẹp. Mang Cái thế võ công Dịch Cân Kinh trong người mà cũng chẳng màng chẳng tiếc. Người đẹp biểu gì làm đó. Ruồng rẫy phụ bạc cũng không thèm giận. Đến nổi đã nhiều lần cứu giai nhân mà không dám công khai tên tuổi, lại còn sợ nàng mà sáng mắt thì nhận ra mình là gã đầu sắt. Mà cũng phải nói cô kia ác độc thiệt, chơi đem hàn mũ sắt vào đầu người ta, ác độc đến thế là cùng .
    Đã thôi không tào lao xích đế truyện Kim Dung nữa, nhưng có bạn đã hỏi cớ sao mà xì-tốp ngang xương vậy, mới làm xong phần 2 đã xù đẹp độc giả (Gọi là độc giả vì bạn đó là người đọc duy nhứt ?) Câu hỏi này làm tui nghẹn họng luôn .
    Thú thiệt với bà con chứ tui đã qua tuổi băm rùi mà còn chưa biết môi với má đứa con gái nó ra làm sao. Còn cầm tay thì đã cầm rồi. Đó là hồi đó đi sinh hoạt thiếu nhi ở phường, tới tiết mục nhảy múa (Hổng phải nhảy đầm nha !) tập thể thì theo thông lệ, con nhỏ chi đội trưởng nó đưa cho tui cầm cây viết chì, tui nắm một đầu, nó nắm một đầu, coi như là nắm tay nhau dzậy ( Nam nữ thọ thọ .. gì đó, rất là symbolic ). Bữa đó thằng Khoa Ròm nó chơi dấu cây bút chì đi, vậy là cơ hội ngàn năm đến với tui, con nhỏ chi đội trưởng nó đưa ngón tay trỏ cho móc vào. Trời ơi ! Nhớ lại cảm giác lần đầu tiên trong đời tiếp xúc với ngón tay của một đứa con gái, tim tôi đập thình thịch, thùng thùng như trống múa lân, ngực tôi phập phồng thở không ra hơi. Cho đến nay đã gần 20 năm rồi, chưa có được lần nào tiếp xúc ... vật lý với phái nữ nên tui nhớ hoài cảm giác ngày xưa ....
    Đó kinh nghiệm tình cởm trai gái của tui dạn dày cỡ đó, nên tự coi như mình đã có đủ chứng chỉ để tán láo chiện tình cởm nình ông nình bà trong truyện chưởng Kim Dung.
    Hồi đó đọc chiện Kim Dung, tui đâu có để ý gì đến các triết lý sống ẩn tàng trong đó đâu. Tui chỉ hăm hở đọc các đoạn đấu chưởng hoặc tình cảm mùi mẫn. Khổ một nổi là Kim Dung chỉ mô tả kỹ lưỡng chiêu thức, kinh mạch, võ công của từng nhân vật hay môn phái, chứ đâu có nói rõ ai yêu ai kỹ lưỡng, cụ thể ra sao đâu. Bởi vậy cứ hiểu một cách thô thiển là nình ông ai võ công cao nhứt thì coi như xứng đáng được phụ nữ theo nhứt. Chả trách vì vậy mà giáo chủ Minh Giáo Trương Vô Kỵ, võ công cái thế đệ nhứt thiên hạ có tới 4, 5 em tò tò đi theo, hay Dương Qua ngoài Tiểu Long Nữ còn có Lục Vô Song, Trình Anh, Quách Tường, và cả Quách Phù nữa. Nhưng đáng kể nhứt là Công Tôn Ngạc đã vì Dương Qua mà chịu chết.
    Nhưng mà coi kỹ lại thì hổng phải vậy. Hân Ly suốt đời tưởng nhớ Trương Vô Kỵ đâu phải vì võ công Càn khôn Đại Na Di, còn Tiểu Long Nữ đã thương học trò Dương Qua từ ngày nó còn nhỏ lựng kìa. Cũng vậy, Du Thản Chi cũng là một nhân vật mang võ công độc đáo trong người, nhưng có bao giờ được A Tử thí cho một cái hôn bao giờ đâu ? Hay như Đoàn Dự cũng thế, đi đâu cũng kè kè cây súng La-de sáu nòng, dễ nể lắm chứ bộ. Vậy mà lúc đầu Vương Ngọc Yến chỉ xem Đoàn thế tử như ... ngựa thôi. Còn nữa, Lệnh Hồ Đại ca có kiếm pháp vô chiêu ảo diệu phi thường, nhưng rồi Nhạc linh San vẫn tỉnh queo say good bye để cặp kè với Lâm Bình Chi, mặc dù canh hổng có cái !! Chỉ có Đông Phương Bất Bại nhờ võ công cao cường mà lên làm giáo chủ Triêu Dương Thần giáo, có người yêu say đắm đó chớ, nhưng mà ... hì hì hì ...
    ( còn tiếp )
  9. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu trong truyện Kim Dung ( tiếp theo & hết )
    (Độc cô)
    Đó, vậy thì võ công cao hổng có nghĩa là có tình yêu, có gái đẹp kề bên hay tự do muốn chọn ai thì chọn.
    Dzậy thì cái gì làm nên những mối tình trong chuyện Kim Dung ? Ngu ý của tui là như sau :
    Chớp thời cơ chơi trò ma giáo:
    Hì hì ... Cái này phải tôn Tả sứ Dương Tiêu lên hàng đại cao thủ. Hổm bữa tửng tửng đi dọ thám ngoài đường, gặp ngay mấy đứa con gái xinh quá là xinh, trong đó có một em coi ngộ hết sức. Vậy là chàng access ngay cái database chứa các tàng thư kỳ điển về thủ đoạn ... ma giáo. Đầu tiên là show cho nàng thấy mình có tài vặt cái đã. Gì chứ mấy em mới lớn khoái các anh biết chơi đờn lắm nha ( Đờn tui nói đây là thuộc Music instrument, hổng phải đờn bà ), hồi đó chưa import được Guitar thì xài đỡ đàn tranh. Phải làm như vô tình tự đờn cho một mình mình nghe, vậy mới nghệ sĩ, mới romantic, mới vô tư ... nhưng phải gài sao cho lúc đó ẻm có mặt ở đó. Đó cứ như vậy mà Kỷ Hiểu Phù sa bẫy, uống ba cái thứ nước bậy bạ bỏ thuốc mê để rồi hoa tan ngọc nát, coi như là người của chàng. Nhưng chớp thời cơ kiểu đó chỉ là tình vui theo gió mây trôi thôi. Chớ còn để Kỷ Hiểu Phù chung tình đến chết, Dương Tả Sứ ngoài danh cao chức trọng, võ công cao cường ra còn có cái nghệ thuật gì đó nữa mà cho đến giờ tui còn chưa biết . Có bậc trưởng lão cao nhân nào biết hông, thì xin chỉ giáo dùm, tui cám ơn trước .
    Chiện tình yêu trong Kim Dung cũng giống như ông bà mình nói đó : "Cưới vợ thì cưới liền tay ... ", chứ còn như giữa Kỷ cô nương với Hân Lợi Hanh, hai bên cứ bày đặt lễ đi qua, nghĩa đi lại, cù nhầy riết nên bị Dương Tiêu xơi mất. Thiệt là đau đớn cho Hân Lợi Hanh, của mình tới nơi, ra công ấp ủ bấy lâu gần chín vậy mà nó nuốt cái ực mất tiêu. Ôi mang danh Lục Đại hiệp tuân lời sư phụ làm chiện trượng nghĩa cho giang hồ làm chi, suốt đời làm police không công cho thiên hạ để rồi chỉ chịu thiệt. Phường gian ác đạo tặc dù sao cũng còn đêm đêm có em để hú hí. Chứ mình mang danh đại hiệp, đi đâu cũng được thiên hạ xưng hô cung kính vậy mà nỗi thiệt thòi này, có ai đền bù cho. Phải chi ông sư phụ Trương Tam Phong hồi đó bôn ba giang hồ, học được vài ngón của tụi ma giáo, bí mật truyền lại cho đệ tử thì mình coi như đã ... cái gì mà tiền .... rồi hậu thú với em Kỷ Hiểu Phù rồi, đâu để bị thằng kia nó phỏng tay trên. Ức quá, hận quá, lập tức theo ngũ đại phái bao vây làm thịt nó chứ còn gì nữa. Ôi thì ra trận đại chiến long trời lở đất ở Quang Minh Đỉnh cũng xuất phát từ chữ THAM ( Đồ Long Đao ) và chữ GHEN mà ra, chứ phải đâu vì cái gì mà gọi là chính nghĩa võ lâm .
    Xả thân liều mạng cứu người đẹp:
    Người ta hay nói anh hùng ra tay cứu mỹ nhân. Anh hùng đây phải là bậc đại trượng phu võ công kinh người mới có đủ bản lãnh biểu diển trước mắt người đẹp. Nhưng trong chưởng Kim Dung, tình yêu xuất phát từ nữ giới trước hình như không phải do bản lĩnh siêu quần bạt mạng của đấng mày râu. Mà là một cái gì đó rất tầm thường kìa, nhưng phải bao hàm một ý nghĩa mà giai nhân mong đợi. Lúc Trương Vô Kỵ cùng Tiểu Siêu bị giam trong thánh địa Minh Giáo, Trương Vô Kỵ đã lấy thân mình che cho Tiểu Siêu khi thuốc súng phát nổ. Đó, chỉ vậy thôi mà Tiểu Siêu cảm động quá xá, từ đó quyết theo Trương công tử khắp chân trời góc bể . Đâu cần Trương Vô Kỵ phải dùng thần công Đại Na Di hay Cửu Dương hộ thân mới lấy lòng người đẹp được .
    Ngược lại, có những lúc nam tài tử chánh phải dùng công phu thượng thặng để cứu mỹ nhân đó chớ, nhưng chưa chắc đã lấy lòng người đẹp được à nha. Nhìn Đoàn Dự mà coi, đã bao phen liều mạng dùng Lục Mạch Thần Kiếm bảo vệ Vương Ngọc Yến, hay những lúc cõng Vương Ngọc Yến chạy vắt giò lên cổ, Lăng Ba Vi bộ phát huy tới mức thần sầu quỉ khốc, vậy mà có bao giờ người ngọc mở miệng khen lấy một câu. Đến chừng chạy thoát khỏi tầm hỏa lực của địch quân rồi, nàng nằng nặc đòi chàng phải bỏ mình xuống đất ngay, không thèm thí cho Đoàn Dự được một phút thần tiên có cảm giác nàng đang cỡi lên lưng mình !!
    Tình trong mộng:
    Khỏi nói nhiều, ai cũng nghĩ ngay đến cặp H Trúc - Văn Nghi Công chúa Tây Hạ. Ở đời cũng ngộ thiệt, ngẫm mà coi : cả hai đâu có biết mặt mũi của nhau xấu đẹp ra sao, con người thế nào. Chàng thì không biết nàng là ai, đẹp xấu bất kể, còn nàng thì chĩ biết có điều duy nhứt là chàng có cái đầu trọc, vậy thôi. Nhưng vì là tình yêu đến trong giấc mộng mà, thôi thì chơi luôn. Dù gì cũng chỉ là mộng mị chiêm bao, dù có làm gì đi chăng nữa thì tỉnh giấc mơ hoa trở về thực tế đâu có ai chịu trách nhiệm. Nằm mơ mà. Mọi sự diễn tiến đâu theo ý mình. Vậy thì chú tiểu Hư Trúc lúc chiêm bao đâu có xem giới luật chùa Thiếu Lâm ra gì .... Làm luôn !
    Vậy đó. Mộng là thực, thực là mộng quyện lẫn nhau khiến sao cả hai phải tìm đủ mọi cách có nhau trong cuộc đời. Lúc Kiều Phong, Đoàn Dự rủ Hư Trúc đi chơi Tây Hạ một chuyến, chính vì nhớ đến Mộng Cô mà Hư Trúc được gặp lại nàng, cũng chính vì xem mộng là thực nên giải đáp y boong câu đố hóc búa của công chúa Tây Hạ. Tình yêu đẹp đến thế là cùng. Mối tình Hư Trúc - Mộng Cô được xem là mối tình may mắn nhứt trong truyện Kim Dung.
    Tình tiệm tiến:
    Là mối tình đi gần gần nhau rồi, sắp đụng nhau là xong nhưng rốt cuộc không bao giờ thành tựu cả. Đó là cuộc tình Vương Trùng Dương và Lâm Triều Anh. Một đằng cả đời mưu đồ việc lớn, đợi đất nước yên bình mới trở về bên em, một đằng thì hối thúc : Ôi ngày xuân ngắn ngủi, cớ sao chàng vẫn lạnh lùng. Riết rồi cả hai, người thì trở thành Hoạt Tử Nhân, người thì lạnh lùng giam mình trong Cổ Mộ với quan tài nằm chờ sẵn. Ôi ! Võ công cao cường cho lắm là vậy đó. Nghĩ rằng mình làm được việc lớn, cứ nấn ná chần chờ đến chừng trút hơi thở cuối cùng mà không có nổi một hạnh phúc riêng t. Trong khi lo việc lớn, đâu phải chỉ cứ người hùng mới làm được, mà phải là một tay đại ma giáo, chiêu dụ được người giỏi giúp mình, sau khi thành tựu đã xong mới bụp trở lại mấy đứa công thần, tiệt mầm hậu hoạn .
    Phô bày tâm sự:
    Cái chiêu này Lệnh Hồ đại ca làm là hết xẩy. Nhớ lúc đó Lệnh Hồ Xung bị cả nhà nghi oan đã chôm bộ Quỳ Hoa Bảo Điển của nhà họ Lâm, rồi bị Nhạc chưởng môn khám thấy có Tiêu phổ Tiếu Ngạo Giang Hồ, mới áp giải Lệnh Hồ Xung tìm đến ngõ Lục Trúc hỏi Lục Trúc Ông coi vậy chớ quyển này là kiếm phổ hay đàn phổ. Lục Trúc Ông kiểm tra thử thì thấy hổng xong , mới quay qua hỏi Thánh Cô. Cái tài của Kim Dung độc đáo ở chỗ càng đọc càng thấy cao nhân xuất hiện, nhân vật sau còn thần sầu quỷ khốc hơn nhân vật trước, rõ nhứt là trong Lục Mạch Thần Kiếm .
    Thánh Cô xem qua, giải oan cho Lệnh Hồ Xung xong còn cầm chàng ở lại coi bịnh tật gì mà ốm nhom dzậy. Vậy là Lệnh Hồ Xung ôi thôi khóc than kể lể là bị Nhạc Linh San cho ra rìa thế nào, rằng mình bị sư phụ hắt hủi ra sao, bị tụi lang băm chữa bịnh bậy bạ thế nào, nhứt là cái vụ Thất tình. Lệnh Hồ Xung khôn quá xá, thấy coi bộ cái mối với tiểu sư muội hổng xong nên mới tìm mối khác, chơi cao cờ bằng cách show ra cho Thánh cô thấy mình chung tình si mê cỡ này nè, vậy mà bị như thế này nè v.v.. và v.v... Trái tim đờn bà con gái dễ mủi lòng mà, thấy người ta bị đau khổ thì dễ thông cảm lắm, nhứt là đau khổ vì tình. Vậy là tò mò hỏi tới, rồi chữa bịnh, rồi giữ chân ở lại vài ngày đặng truyền cho Thanh Tâm Khúc phổ trú ... Coi như tình đã bén.
    Coi phim bộ Hồng Kông cũng dzậy, tui thấy nam diễn viên đau khổ vì tình, dzô quán uống rượu uống bia gì đó, rồi gặp nữ diễn viên nào đó, rồi đau khổ kể lể, rồi cô kia thấy vậy an ủi, rồi làm quen .... Phim nào cũng có mấy cái cảnh này.
    Ăn nem cho bõ ghét
    Ông ăn chả, bà ăn nem ... Đoàn Chính Thuần bản chất phong lưu đa tình, đi tới đâu để con cái tới đó, xui một cái là toàn thị mẹt không nên buồn tình còn sản xuất bạo nữa. Bạch Thư Phụng là vợ chánh có giấy giá thú hẳn hoi, thấy vậy chịu sao nổi, đã vậy thì bà đi ăn nem cho bõ ghét, hổng phải nem Thủ Đức mà lò mò ra ngoài thành , gặp tên ăn mày thì gia ơn cho nó lên mây luôn, trước mua vui sao làm việc nghĩa. Ở nhà thì bị bỏ một xó không ai đoái hoài, ra đường trong một phút trở thành bà tiên áo trắng , được chiêm ngưỡng như một giai nhân tuyệt sắc, đó mấy bà hay đi ăn nem sống ở ngoài đường là do như vậy đó. Ôi sự đời ... phụ nữ thiệt là khó hiểu ...
    Không hiểu nổi:
    Chuyện tình yêu giữa Lão Ngoan Đồng và bà Anh Cô thiệt là quá đỗi đặc biệt. Hồi còn trẻ, chàng dắt nàng đi chơi rồi nổi tính tò mò con nít, thử cho biết, ai dè dính thiệt. Từ đó cho đến gần cuối đời, chàng gặp nàng ở đâu là bỏ chạy có cờ, đến nỗi không kịp biết mình đã có con. Suốt cả mấy bộ truyện, không ai thèm mở miệng nói cho Châu Bá Thông biết ổng đả có con. Quách Tỉnh mang danh là hiền đệ của Châu Bá Thông, nhưng vì lo đại cuộc nên đâu có để tâm làm chi, chiện gia đình người ta, chiện nhỏ mà, chống quân Nguyên mới là chiện của bậc Đại trượng phu. Rút cuộc chỉ chờ tới khi thằng nhỏ Dương Qua nói lại thì mới biết .
    Không hiểu nổi tại sao Châu Bá Thông lại chạy trốn bà Anh Cô dữ vậy ?
    Tới đây, tui xin chấm dứt loạt bài về chữ tình trong truyện Kim Dung. Cũng xin chấm dứt tán láo chuyện chưởng luôn. Mua vui cũng được vài trống canh ... Quý vị đọc các articles thấy vô duyên nhạt thếch thì cũng bỏ qua cho.
    Xin đọc bài thơ dưới đây:
    Anh sẽ đưa em về vùng Cổ Mộ
    Nơi hoa vàng đua nở với chim muông
    Suối trong xanh êm chảy nhẹ vấn vương
    Khu thạch động trăng soi vờn bóng nguyệt
    Cảnh thiên thai cách xa đời ly biệt
    Không lo âu buồn khổ cảnh phụ tình
    Chỉ đôi ta hai đứa nghĩa tương sinh
    Làm bầu bạn sớm khuya vùng đất lạnh
    Xuân lại đến anh cùng em viếng cảnh
    Trùng Dương Cung hay thăm đảo Đào Hoa
    Lên Tuyết Sơn ngồi ngắm dãy ngân hà
    Xuống Tuyệt Cốc hái Hoa Tình bạc ác
    Hạ về đưa em thăm miền Giang Bắc
    Vọng Hoa Lâu thưởng thức rượu Tây Xuyên
    Đi Giang Nam vui đón hội chèo thuyền
    Rằm tháng tám Trung Thu cùng dạo chợ
    Lá vàng rơi báo hiệu Thu lại đến
    Dắt em về Cổ Mộ của đôi ta
    Anh và em vui thú cảnh "quê nhà"
    Chung trà lạt dưới trăng thanh gió mát...
    Đông kéo sang mang theo cơn gió bắc
    Tiếng rít dài gió thổi lạnh buốt xơng
    Dựa vào anh, em thỏ thẻ thật dễ thương
    Tình đầm ấm xua tan màn băng tuyết...
    Cổ Mộ hỡi nơi phủ đầy tang tóc
    Thạch Môn Quan đả bế lại từ lâu
    Nhưng đâu ai biết được dưới mộ sâu
    Đang bốc cháy một Tình Yêu Cổ Mộ....

    Được rua_nor sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 26/02/2003
  10. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài của Saint81 huynh post nhầm bên kia, TIO chuyển sang đúng chỗ rồi xoá topic kia đi.
    Tác Phẩm Kim Dung & Nhân Vật ?oThời Lai Đồ Điếu?
    Vương Trùng Dương

    Vào đầu thế kỷ XV, danh tướng đời Hậu Trần là Đặng Tất đã lập được nhiều chiến công khi đánh quân Minh để khôi phục lại giang sơn dất nước, nhưng bị bọn gian thần gièm pha, đố kỵ, nên bị Giản Định Đế sát hại. Con trai của ngài là Đặng Dung lập tôn thất nhà Trần là Trần Quý Khoách lên ngôi lấy niên hiệu Trùng Quang. Đặng Dung tiếp nối con đường quang phục quê hương của thân phụ, dấy binh chống quân Minh xâm lăng. Công cuộc thất bại, trên đường lưu đày sang Trung Hoa, vua tôi nhảy xuống sông tự vận. Đặng Dung làm bài thơ ?oCảm Thuật?, thể thất ngôn bát cú để lưu lại hậu thế, trong đó có câu:
    ?oThời lai đồ điếu thành công dị.
    Sự khứ anh hùng ẩm hận đa
    ?
    (Bần tiện gặp thời lên cũng dễ.
    Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay)
    (Trần Trọng Kim)
    Kim Dung, nhà văn xây dựng tiểu thuyết võ hiệp đã tạo dựng nhiều khuôn mặt độc đáo, sắc thái đặc biệt qua từng nhân vật trong chốn võ lâm với hàng vạn trang sách. Tác phẩm võ hiệp của Kim Dung được ăn sâu trong lòng hàng trăm triệu độc giả trên thế giới. Nói đến Kim Dung, nói đến võ hiệp, chưởng... nó lôi cuốn, hấp dẫn, trở thành thân thuộc từ tiểu thuyết đến phim ảnh.
    Năm 1945, mới 21 tuổi, Tra Lương Dung (Luois Cha) đã bước vào nghề báo cho tờ Đông Nam Nhật Báo ở Hàng Châu và được gây tiếng vang. Năm 1950, ông đến Hồng Kông để cộng tác với tờ Công Báo. Sau đó, ông sáng lập ra tờ Minh Báo (Ming Pao Daily News) dưới tên Louis Cha. Vào giữa thập niên 50, để đáp ứng nhu cầu của độc giả, tiểu thuyết võ hiệp qua ngòi bút Kim Dung (Jin Yong) dưới dạng feuilleton, mỗi ngày một ngàn chữ trên tờ Tân Văn Báo, lôi cuốn và tăng vọt số lượng độc giả hằng ngày đợi báo để luyện chưởng. Tên tuổi Kim Dung được nổi danh từ Hồng Kông và vượt biên giới sang nhiều quốc gia khác... Ở Miền Nam Việt Nam vào thập niên 60, 70 hàng triệu độc giả say mê tác phẩm Kim Dung... nhiều nhân vật của ông đã đi vào tên tuổi của giới cầm bút.
    Trong 17 năm (1955-1972) từ tác phẩm đầu tay Thư Kiếm Ân Thù Lục đến tác phẩm sau cùng Lộc Đỉnh Ký, toàn bộ tác phẩm trên vạn trang. Theo dòng thời gian, nhiều tác phẩm của Kim Dung được chuyển ngữ, phổ biến từ Á Châu sang Úc, Âu Châu và Mỹ Châu.
    Trong cuộc phỏng ấn của phóng viên Nam Hoa Bưu Điện với Kim Dung vào mùa nè 1999 tại Hawaii, tiên sinh cho biết: ?oTôi viết 15 tác phẩm dài, bộ ngắn nhất cũng 300 trang, bộ dài nhất 2000 trang. Có thể kể ra... Nói cho đúng chỉ có 12 bộ mà thôi nhưng người ta khi dịch thuật và sao chép đã nâng lên 15 bộ, tôi thấy mãi cũng thành quen nên cứ yên trí mình viết được bấy nhiêu?.
    Tác phẩm cuối cùng Lộc Đỉnh Ký khởi đầu từ năm 1969, mở đầu với bài phi lộ dài mười tám ngàn chữ, chiếm giải quán quân trong lịch sử văn học. Kim Dung viết liên tục trong ba năm để hoàn thành tác phẩm trước khi ?ogác kiếm?. Lộc Đỉnh Ký qua ngòi bút dịch thuật của Hàn Giang Nhạn xuất hiện trên trang báo ở Sài Gòn. Sau đó được in thành sách, gồm 21 cuốn, gần 3,800 trang. Tác phẩm Lộc Đỉnh Ký vừa được Kim Dung tóm lược trở lại, chuyển sang Anh ngữ, xuất bản tại Anh quốc vào giữa năm 2001.
    Hầu hết tác phẩm của Kim Dung được dựng thành phim truyện nhiều tập, ngay cả nhân vật trong truyện cũng dựng thành phim. Lộc Đỉnh Ký là một trong những bộ phim ăn khách nhất.
    Sau khi đạo quân Mông Cổ xâm lăng thống trị, lập nên triều đại nhà Nguyên kéo dài gần thế kỷ (1279 - 1368). Mang dòng máu chính thống Hán, Châu Nguyên Chương rời cửa thiền, đứng lên chiêu tập binh mã, nối kết lòng dân đồng lòng nổi dậy, đuổi vua Thuận Đế nhà Nguyên, dựng lại cơ đồ dân tộc, lập nên triều đại nhà Minh, lên ngôi hoàng đế. Triều đại nhà Minh trị vì gần 3 thế kỷ (1368 - 1644). Đời vua Nghi Tôn niên hiệu Sùng Trinh, quân Mãn Châu đem quân chinh phạt, lấy dị tộc cai trị Trung Hoa, lập ra triều đại nhà Mãn Thanh kéo dài từ năm 1644 cho đến khi Tôn Dật Tiên đứng lên làm cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911.
    Nhà văn Kim Dung lấy bối cảnh vào thời kỳ đầu nhà Mãn Thanh để xây dựng tiểu thuyết võ hiệp Lộc Đỉnh Ký. Dựa vào giai đoạn biến chuyển thời cuộc trong lịch sử, trong sự kiện cụ thể như Tứ Thập Nhị Chương Kinh, bộ kinh Phật gồm 42 chương được tín đồ nhà Phật dùng như kinh nhật tụng chuyển thành bộ sách gồm 8 quyển như bí kiếp vô giá chứa đựng họa đồ kho tàng bí mật, long mạch của hoàng đế Mãn Châu nơi Lộc Đỉnh Sơn bên dòng Hắc Long Giang ở Đông Bắc Trung Hoa cùng những bí ẩn dị kỳ... mà vua Thuận Trị giao cho 8 thủ lãnh của bát kỳ chia ra giữ từng quyển để tránh nạn độc quyền.
    Nhân vật có tên trong sách sử như vua Thuận Trị, vua Khang Hy, Bạch Y Ni Cửu Nạn, con hoàng đế nhà Minh là Sùng Trinh, gian thần như Ngô Tam Quế, Ngạo Bái, Tang Kết Lạt Ma của Tây Tạng, Cát Nhĩ Đan vương tử của Mông Cổ... Trần Cận Nam (Trần Vĩnh Hoa) Tổng đà chúa ở Thiên Địa Hội. Thiên Địa Hội là tổ chức hội kín khi Trung hoa bị Mãn Châu thống trị, lấy danh nghĩa ?ophù Minh diệt Thanh? bị nhà Mãn Thanh truy lùng, năm 1680 có khoảng 3,000 hội viên lìa giang sơn trốn sang Việt Nam hoạt động...
    Kim Dung xây dựng cốt truyện võ hiệp Lộc Đỉnh Ký từ nhân vật và sự kiện trên với hình ảnh hư cấu Vi Tiểu Bảo (VTB) xuất hiện từ chương đầu đến chương cuối tác phẩm. Vi Tiểu Bảo có lẽ là nhân vật không giống ai trên cõi trần nhưng mỗi trường hợp, mỗi hành động, tâm tính lúc gian manh, ranh mãnh, điếm đàng, thương vay khóc mướn, giả nhân giả nghĩa, lúc trọïng lời hứa, chí tình, xem nhẹ lợi danh... nó quanh quẩn đâu đây trong cuộc sống thường được nhắc tới qua câu chuyện, miệng thế gian, qua sách báo.
    Trong cuộc phỏng vấn của sinh viên Đại học Bắc Kinh ngày 25-5-1994, Kim Dung cho rằng nhân vật Vi Tiểu Bảo biểu hiện nhân sinh trong thời điểm muốn tung hoàng ngang dọc, có tác phong như Vi Tiểu Bảo... Nó không đóng khung trong thời đại phong kiến mà ngày nay, có nhiều người, trường hợp giống như VTB.
    Bên bờ Tây Hồ, thị trấn Dương Châu, nơi chốn lầu xanh mang tên ký viện Lệ Xuân, kỷ nữ Vi Xuân Phương với nhiều năm trong nghề, sinh hạ cậu bé lấy tên Vi Tiểu Bảo, không biết gốc gác tác giả là người Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng vì ngày đêm nàng tiếp mọi dòng giống. VTB lớn lên trong nhà thổ, cậu dốt đặc cán mai, tuy không biết chữ nghĩa nhưng rất tinh ranh, láu lá, miệng lưỡi dẻo quẹo, liến thoắng, nói láo khỏi chê, đóng kịch tài tình với khóc, cười tự nhiên... và rành nghề đổ bác.
    Năm VTB lên mười ba tuổi, tại lầu xanh Lệ Xuân bị bọn Thanh Bang quấy phá, mẹ cậu bé bị đánh đập. Bọn Thanh Bang bị khách làng chơi Giang Dương đại đạo Mao Thập Bát tiêu diệt. Mao Thập Bát thuộc hào kiệt lỗ mãng trên chốn giang hồ, đang vượt ngục, bị truy nã nhưng vẫn tìm đến chốn lầu xanh để tìm lạc thú, xúi cho cậu bé vấy máu phạm tội rồi cùng nhau vào chốn bụi đời, kết nghĩa huynh đệ. VTB biết Mao Thập Bát bị quan nha tầm nã, treo giá ba nghìn lượng bạc, cậu bé cũng giữ được máu nghĩa khí giang hồ, không đi tố cáo còn bộc lộ ?ocó ba trăm ngàn tiền thưởng cũng không đi tố cáo?.
    Vào chốn giang hồ, VTB làm đệ tử của Tổng đà chúa Trần Cận Nam nên được nắm vai trò Hương Chủ trong Thiên Địa Hội. Đây là tổ chức quy mô của người Hán qui tụ người yêu nước khắp nơi nhằm tạo thế lực rộng lớn để chờ ngày phục quốc. Thấy VTB khôn lanh, ba trời ba đất nhưng không phải loại phản bội nên Thiên Địa Hội tương kế tựu kế dàn dựng cho xâm nhập kinh thành.
    Theo chân Mao Thập Bát đến tận Bắc Kinh, cả hai bị bắt vào chỗ trấn giữ của thái giám Hải Đại Phú được mệnh danh Hải Lão công, tay võ công thâm hậu trong triều. Ở đây VTB làm mù mắt lão thái giám tinh quái nầy, giết Tiểu Quế Tử và giả Tiểu Quế Tử để làm thái giám trong cung đình. Từ chốn lầu xanh, vượt đường trường, đến kinh đô, xâm nhập vào hoàng cung, gây nợ máu, ân oán giang hồ, làm tiểu thái giám.
    Bước vào hoàng cung, VTB trở thành nhân vật đặc biệt, tiểu thái giám bầu bạn với Tiểu Huyền Tử, hoàng đế Khang Hy nhà Đại Thanh, được nhà vua ban thưởng phẩm trật và thủ lãnh thái giám. Khang Hy cho nhập tịch người Mãn Châu theo dòng Hoàng Kỳ, được tín cẩn lên chùa Thanh Long trên Ngũ Đài Sơn hầu cận thái thượng hoàng. Thuận Trị nắm ngôi hoàng đế được 18 năm, thống trị đất nước rộng bao la nhưng bất trị đám thê thiếp hậu cung lăng nhăng nên chán ngán ngôi vị cao cả, tịnh tâm nơi cửa thiền, pháp danh Hành Si. VTB được lòng vua cha và vua con. Gã láu cá như gươm lạc giữa rừng hoa, đôi mắt láo liêng, cái miệng láu lĩnh, tuy còn bé nhưng thấy gái đẹp như mèo thấy chuột, nhìn mê mệt cho thỏa mãn thú tính. Nơi đây được công chúa Kiến Ninh, da bánh mật máu Thát Đát tuổi cập kê với gã đã ?o******** làm tội? nhiều phen khiếp vía.
    Gia nhập cung đình, gia nhập ?otổ chức yêu nước nhằm lật đổ chính quyền?, VTB bị gái dụ dỗ trôi dạt ra đảo. Phương Di lừa gã ba trợn gia nhập vào tà giáo Thần Long giáo ở Liêu Đông và không ngờ gã giữ cương vị Bạch Long sứ, chưởng môn sứ Bạch Long môn, ngôi vị cao quý trong Thần Long. Được vợ chồng Hồng An Thông giáo chủ giao phó công tác trở về hoàng cung để thu thập bộ sách Tứ Thập Nhị Chương Kinh, theo dõi Mao Đông Châu đệ tử Thần Long giáo cài vào làm cung nữ hầu cạnh hoàng thái hậu. Mao Đông Châu, con gái Mao Đông Long ở Bí Đảo, võ công cao cường với ngón đòn ?oHóa Cốt Thiên Kim?, khống chế hoàng thái hậu, giả hoàng thái hậu, ăn ở với vua Khang Hy, sanh hạ được công chúa Kiến Ninh, giết thứ cung Đổng Ngạc Phi và hoàng tử Vinh Thân Vương, giết Hiếu Khang hoàng hậu. Kiến Ninh công chúa tuy mới thập tam nhưng có máu ?osadism? thích hành hạ địch thủ trước khi hành lạc. Khang Hy muốn đẩy cái gái nhỏ ranh đi nên gã cho cho con Hán gian Ngô Tam Quế, Bình Tây Vương ở Vân Nam. Trên đường đi đến sảnh đường của biệt cung ở Ngũ Hoa, ngày trước là nơi Vĩnh Lịch hoàng đế triều Minh, để kết hôn với Ngô Ứng Hùng, Kiến Ninh gặp VTB rồi dùng mưu mẹo để mây mưa cùng gã suốt cuộc hành trình. Được Kiến Ninh, Ngô Tam Quế công tử cảm ơn, hậu tạ Vi Đô Thống, Khâm Sai đại thần rối rít!.
    Gia nhập vào Thần Long giáo, đệ tử được giáo chủ ban thưởng cho thuốc ?oĐộc Long Địch Hoàn Cân? để khỏi phải chạy làng, mỗi năm phải uống thuốc giải, nếu không độc dược hành hạ thân thể, biến đổi cơ thể rất thảm khốc. VTB không thoát khỏi qui luật đó nhưng vốn bản tính ba trợn, chẳng có gì bận tâm, thí mạng cùi cho số phận. Gã lật tẩy ả Mao Đông Châu giả hoàng thái hậu, giáo chủ phải sai Hồng phu nhân cùng Phương Di, Mộc Kiếm Bình (một thời gã si mê) cùng nhị tôn giả để đi bắt sống nhưng gã chẳng sợ gì cả, bướng bỉnh khi lâm vào cuộc diện.
    Theo qui luật trong giới võ lâm, đệ tử chỉ trung thành với một sư phụ nhưng VTB, chính tà kết nạp, gã đều tham gia, mâm nào cũng có, mồ mã nào cũng rơi nước mắt, thấp thoáng vài tên điếu đóm ngày nay. Kẻ thù không đội trời chung với triều đình nhà Mãn Thanh là hậu duệ nhà Minh. VTB nhận làm đệ tử của Bạch Y Ni Cửu Nạn. VTB gặp hai nàng áo lam và áo xanh nơi Ngũ Đài Sơn, mê mệt nàng áo xanh A Kha, bị nàng đánh dập mặt dập mày nhưng cảm thấy sung sướng vì được người đẹp ?odập? thân xác. Khi gặp Bạch Y Ni với đệ tử là A Kha, VTB không ước mơ gì hơn là thọ giáo làm đệ tử.
    VTB mê A Kha vô cùng tận, bị A Kha nguyền rủa, đánh cho nhiều trận nên thân nhưng được gần và được thấy bóng dáng nàng, đủ sướng run người. A Kha có người tình nhân là Trịnh Khắc Sảng, con trai Trịnh Thành Công, thống lĩnh lực lượng chống đối ở ngoài đảo Đài Loan. Trong nhiều lần gặp gỡ tay ba, gã thấy A Kha khinh khi như cỏ rác và yêu mến Trịnh Khắc Sảng, gã bôi xấu tình địch, sắp xếp, dàn dựng để làm bể mặt tình địch cho A Kha chán ngán nhưng nàng vẫn yêu. Có nhiều cơ hội để giết tình địch với uy quyền trong tay nhưng VTB lại không hạ độc thủ, kể ra gã chưa đến nỗi nhẫn tâm cùng cực.
    Tuy vậy, khi trở lại chốn cũ với cương vị Khâm Sai của nhà vua, gặp mẫu thân vẫn hành nghề ở lầu xanh Lệ Xuân, Vi Xuân Phương không biết tiểu nhi đã trở thành ?onhân vật quan trọng? và gã cũng một lòng với mẫu thân. Gã cà chớn, ba trợn nhưng không làm đau lòng mẫu thân, hơn phường bất hiếu, bằng cấp, quyền trọng nhưng quên mất cội nguồn, không thờ cha kính mẹ.
    Vi Tiểu Bảo dốt chữ nghĩa, lúc lộng ngôn, lúc thành thật không lấp liếm, kết bạn với Tăng Kết Hoạt Phật của Tây Tạng và khi lập bản tấu chương, gã vui vẽ cho biết: ?oNgay ba chữ tên của đệ cũng chỉ viết được một chữ Tiểu (3 nét) là không đến nỗi sai lầm, chữ Vi thì không chắc, chữ Bảo tiểu đệ đã viết lui viết tới vẫn không đúng? ( LĐK - Quyển 17, hồi 195 trang 3,003). Dốt như vậy nhưng thời thế đưa đẩy tung hoành đây đó, có khi được tiền hô hậu ủng, có những đại quan tham danh ham lợi cúi đầu phục tòng...
    VTB giết thái giám nhưng không đền mạng, lần lượt đảm nhận Tổng Quản thái giám, Khâm Sai Đại Thần, Tư Lệnh mặt trận, Đại Sứ Đặc Mệnh toàn quyền, Đệ nhất Lộc Đỉnh Công, Phủ Viễn Đại Tướng Quân... đầy quyền cao chức trọng.
    Với gái, VTB lại áp dụng thành ngữ :?Đẹp trai không bằng chai mặt?, ?oXấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ? với cái miệng dẻo quẹo nên chiếm gọn những 7 vợ vào loại ?othượng vàng?, võ nghệ tuyệt luân, sắc đẹp tuyệt vời như A Kha, Mộc Kiếm Bình, Tô Thuyên, Phương Di, Tăng Nhu, Song Nhi và Kiến Ninh công chúa... đành ngậm ngùi ca bài ?oTiếc thay cây quế giữa rừng ?" Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo?!
    Kim Dung xây dựng nhân vật VTB thật độc đáo, khi xã hội tranh tối tranh sáng, xáo trộn, vàng thau lẫn lộn... cơ hội ngàn vàng cho ?okẻ bần tiện? như diều gặp gió!

    Vương Trùng Dương


    Xử thế nhược đại mộng ​
    Hồ vi lao kỳ sinh ?​
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân

Chia sẻ trang này