1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài luận về nhân vật, tác phẩm truyện Kim Dung

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi prankster, 27/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Chu_thap_ac

    Chu_thap_ac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    Tình Yeu trong tieu thuyet Vo hiep Kim Dung.
    Ai cung ro Kim Dung la nha van noi tieng với the loai vo hiep,nhưng may ai biet ong cung la mot bac thay cua tieu thuyet tình yeu.Truyen cua ong ko chỉ la mot the giới đao kiem nghìn trung ma con tham đượm tình cam mượt ma.
    Co 1 người đa phat hien ra đieu nay từ lau,đo la co nha van Tam Mao.Sinh thời ba cung la mot người ham mo Kim Dung,trong buoi noi chuyen với nha khoa hoc noi tieng tham quan sơn ba đa noi như the nay:"
    Toi cho rang co 2 dang nha van:1 dang chỉ dựa vao trí tưởng tượng,ví như ngai Kim Dung,toi rat kham phuc ong ta.Toi co ít thời gian đe xem tieu thuyet vo hiep,nhưng truyen cua Kim Dung toi đeu đa xem qua.."Ve mat sang tac toi va ong ta khong he giong nhau,nhưng đieu la từ khong thanh co,nhưng lai rat mthat,ve mat hình thức la tieu thuyet vo hiep."
    "Toi da từng noi voi Kim Dung,sao ong chỉ viet tieu thuyet vo hiep ko thoi?Ong đa viet ve 1 chữ ma người ta xưa nay khong the giai quyet được,lam cho bao nhieu người đien đao đo la <"chữ tình.">"
    Tac pham cua toi với Kim Dung tuy khong giong nhau,nhưng co điem ve ban chat lai giong nhau.Đo chính la"chữ tình"(Tam Mao"Trong mơ biet bao canh hoa đa tan?")
    Tam Mao la nha van co ca tính,ba đa xem tieu thuyet Kim Dung với con mat rat khac.
    Dieu đo khong co gì la la,kho lí giai.Cung như tac pham"hong lau mong",cha đe cua tac pham nay goi đay la"1 tieu thuyet tình yeu.",Nhưng Lo tan lai bao"Moi người co cach nhìn khac nhau,người bình thường thì thay đay đung la 1 cau chuyen tình cam lam ly,nhưng co 1 nha cach mang lai thay đay la 1 tac pham the hien 1 sự phan khang với che do phong kien man Chau"("TQ tieu thuyet sơ lược").Co the thay rang sang tao va tiep nhan la chuyen khac nhau,tac pham hay hay dở la bởi cach nhìn cua người xem.Mot nha van kiet xuat phai khac phuc được han che va kho khan nay.
    "Hong Lau Mong "cung vay,tieu thuyet Kim Dung cung the.
    Trong tieu thuyet Kim Dung,khong những co nhan,trí,hiep nghĩa,van,vo..;co những chuyen phan Thanh phuc Minh,cung co chuyen phan Mong phuc Tong;Co những cau chuyen bí an trong cung cam,cung co những chuyen bí sử chon giang ho..Ngoai ra con co ca những chuyen tình cam gay xuc đong long người.Tam Mao đa nhờ co trực giac 1 người phu nữ,sự nhay cam cua 1 nha van ma phat hien ra đieu nay.
    Chữ tình đa khien cho chung sinh đien đao,gay nen biet bao cau chuỵen đau thương hanh phuc,det nen biet bao giac mơ cho bao the he con người.
    Ở đay chữ "tình" co nghĩa hep va nghĩa rong,nghĩa rong cua tình yeu bao gom tình yeu đoi lứa,cha ****** con,vợ chong ,dan toc..Nghĩa hep cua tình yeu la noi ve tình yeu trai gai,"la mot sự ngưỡng mo manh liet ve tinh than va cac thịt giữa nam va nữ"("luan ve tình yeu").
    The giới tình yeu trong tieu thuyet Kim Dung vo cung phong phu,du ở nghĩa hep hay nghĩa rong.Nhưng đe xac định ro chu đe,trong quyen sach nay chung ta chỉ luan ban ve tình yeu đoi lứa.
    Tieu thuyet vo hiep ma co ca tình yeu,đieu nay khong chỉ rieng co ở tac pham Kim Dung.Ngay từ đời Thanh cung co,ví như trong tac pham"Nhi Nữ Anh Hung Truyen ",đay la tac pham tương đoi kha nhat vao thời điem đo.cho đen thời can đai,thì xuat hien những tac pham cua ly định di.Thap ky 30,xuat hien"Uyen ương ho điep phai"với những tac pham như"Quyny lau xuan tình","Trieu lo tương tư"cua Vương lo Như,Cai huyen Dịch.đay la những .Đay la những tac gia vo hiep lớn thời bay giờ co anh hưởng rat lớn đoi vơi tieu thuyet vo hiep sau nay
    Đen thap kỉ 50 ở hai ngoai lai noi len phai "Tieu thuyet vo hiep kieu mới" hau như đeu cap đen chuyen tình yeu nam nữ.Tham chí co khong ít tieu thuyet , be ngoai la tieu thuyet vo hiep nhưng chi viet ve tình cam va duc vong trai gai
    Trước Kim Dung thi co Lương Vu Sinh với bo Bach phat ma nữ truyen gay được tieng vang lớn; sau Kim Dung thi co Co Long với bo "Đa tình khach vo tìng kiem' cung được nhieu người biet đen vay thì tac pham cua Kim Dung co điem nao khac với ho.
    co ít nhat cac điem sau:
    Thứ nhat la tính nghiem tuc:
    Chung ta noi tính nghiem tuc la đac trang thứ nhat cua tieu thuyet Kim Dung la bởi vì trong the giới tieu thuyet vo hiep , những loai truyen re tien qua nhieu . Khong ít tieu thuyet treo đau de ban thịt cho be ngoai la tieu thuyet vo hiep nhưng noi dung het sức bay ba nhưng noi dung chỉ đay ray bao lực va tình duc co rat nhieu người che bai tieu thuyet vo hiep khong them xem cong bang ma noi khong co lửa lam sao co khoi trong tieu thuyet kong he co vo cung chang co hiep khong co gì đac sac tham chí khong co tình tiet, chỉ co bao lực với tình duc.....may ma ,những tac pham kieu nay chiem khong nhieu.
    Mot trường hợp khac đo la xem tình yeu như mot thứ gia vị tac pham nao cung giong nhau , chỉ la pho dien tìng tiet .Neu như noi những ke viet tieu thuyet vo hiep ma chỉ co bao lực va tình duc la khong ra gì , vay thì ve mat nghe thuat chỉ viet ve tình yeu như mot yhứ phu lieu cung khong the goi la nghiem tuc . Chung ta đeu biet rang trong so toan bo tieu thuyet vo hiep những tac pham nghiem tuc ít hon loai tieu thuyet vớ van .
    May ma trong dong tieu thuyet vo hiep co co những tac pham nghiem tucnhư Kim Dung ,Lương Vu Sinh.Những người sau nay như Co Long va Tieu Dat bởi vì thai đo sang tac rat nghiem tuccho nen tìh yeu trong tieu thuyet cua hocung rat đang hoang tử te Kim Dung cung bởi thai đo sang tac đay ngiem tuc cua ong ma trở thanh nha viet tieu thuyet kiem hiep hang đau.
    Tiep đen la tính phong phu:
    The giới tình yeu trong tieu thuyet Kim Dung phong phu đa dang đay mau sac.Những cau chuyen khong he bị lap lai.
    Ve điem nay,Kim Dung ro rang đa vượt qua Lương Vu Sinh va Co Long.Lương Vu Sinh noi tieng với"Bach Phat Ma nữ truyen","Van hai ngoc cung duyen",đay la những tac pham noi bat,nhưng qua cau ne với sự chính thong,yeu cau ve my va thien đa han che sự chan thực sau sac va phat trien đa dang cua cau chuyen.Từ đo tao nen mo thức"anh hung phai ket moi lương duyen với mĩ nhan".Co long cung the,tuy viet ra tac pham tuyet vời như"Đa tình kiem khach vo tình kiem",nhưng những cau chuyen tình yeu đai đa so đeu tương tự nhau.
    Nhưng Kim Dung dđ? tranh được đieu đo,moi cau chuyen tình yeu trong tac pham cua ong đeu ko giong nhau,moi cau chuyen đeu co sac thai rieng.
    Trong bo"Thư kiem an cừu luc",đa the hien ro tai nang cua Kim Dung ve mat nay.Tuyen chính cua cau chuyen la bi kịch tình yeu giữa Tran Gia Lac với Hoac Thanh Đong,Ca ty Le,the hien ro những tang thức khac nhau,sự xung đot phức tap với những mức đo khac nhau.Ngoai bi kịch cua Tran Gia Lac,chung ta co the thay trong đo con co bi kịch giữa Từ Trieu Sinh với Vu Van Đong,Vien Sĩ Tieu,Vo Tran đao trưởng,Dư Ngự Đong.Tat ca những cau chuyen cua ho tao nen 1 the giới tình yeu đay bi kịch.Đieu đang chu y la những cau cchuyen đeu khong giong nhau.Bi kịch cya Từ Trieu Sinh la bởi mat tự do trong hon nhan,la mot bi kịch cua van menh;con Vien Sĩ Tieu,la bi kịch cua tính cach;con Vo Tran đao trưởng la bởi si tình,bị người gat gam,phan chí xuat gia;con Dư Ngư Đong thì đaa yeu 1 người khong nen yeu,đe roi đau kho tot cung...
    Cung trong bo truyen nay tac gia con đem đen cho chung ta những cau chuyen tình yeu đay thu vị khac.Như tình yeu giữa vợ chong An Pham Đe đay sinh đong va hai hước;tình yeu giữa Thai Lai va Lac bang;Từ Thien Hoang va Chau Khởi;Thien sơn song ưng Tran Chanh Đức va Quan Minh Mai...Moi cau chuyen đeu khac nhau.Từ đo chung ta thay rang the giới tình yeu trong tieu thuyet Kim Dung phong phu va đa dang,nhan vat co tính cach khac nhau,va tình yeu cung co dien mao khac nhau.Với những tac gia khac chung ta khong the thay đieu nay.
    Tình yeu trong tieu thuyet Kim Dung con phong phu khong những ở noi dung ma ngay ở phương phap,ky thuat,hình thức ke chuyen cung rat đa dang.Co tường tan co sơ lược,co nong co can,co vui co buon,co chính co phu;co mờ mịt co ro rang,co tương trưng co trừu tượng.Dung cac phương phap khac nhau đe đưa ra cach nhìn khac nhau ve tình yeu lam tang them gia trị cua tac pham ."Từ xưa con người đa tìm hieu bí mat cua tình yeu,nham nhan ra ban chat cua no,bởi vì tình yeu đem đen niem vui,nhưng cung đem đen cho người ta ko ít phien nao.Biet bao thời người ta đa ban rat nhieu đen tình yeu,người ta cung ca tung va oan than tình yeu "("ban ve tình yeu")
    Thứ 3 la tính Sau sac
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 13:07 ngày 09/04/2003
  2. tanhanbacphuong

    tanhanbacphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Năm Mùi thì nói chuyện dê.
    Kim Dung nói chuyện be he thế nào .
    Nhặt được chuyện be he trong truyện kim dung trên mạng, mang về đây mua vui cùng bằng hữu. Công phu của Vương Trùng Dương ( nhưng không có Tiên Thiên Công & Nhất Dương Chỉ ) có tầm thường thì quần hùng cũng đừng chê vì.... năm nay là năm con dê mà .
    --------------------------------------------------------------------
    Nhân vật có máu "dê" trong tác phẩm Kim Dung
    Written By Vương Trùng Dương
    [black]Vào giữa thập niên 50, La Phù gặp Tra Lương Dung, nhờ viết ?ofeuilleton? tiểu thuyết võ hiệp cho tờ Hương Cảng Thương Báo để đáp ứng nhu cầu của độc giả đang ái mộ, được thịnh hành tại bán đảo nầy. Sau những năm cầm bút với bút hiệu Lâm Hoan, Diêu Hinh Loan... trên lãnh vực báo chí và điện ảnh, Kim Dung xuất hiện với tác phẩm Thư Kiếm Ân Cừu Lục, mỗi ngày một chương, khoảng một nghìn chữ, liên tục trong hai năm (1955-1956) trên Hương Cảng Thương Báo. Tác phẩm hư cấu với những tình tiết hư hư, thực thực, ân oán tình cừu giữa Trần Gia Lạc và Hoàng đế Càn Long vô cùng hấp dẫn đã lôi cuốn gây sự chú ý của mọi người.
    Trước đó, Kim Dung làm việc ở Tân Văn Báo, khi viết tiểu thuyết võ hiệp, trở lại Đại Công Báo... cho đến ngày 20-5-1959 ông cho ra đời nhật báo Minh Báo, tác phẩm của ông lần lượt chiếm lĩnh thị trường sách báo, đưa tờ báo lúc ra đời còn èo uột chỉ có bốn trang, dần dà trở thành Minh Báo Buổi Sáng, Minh Báo Buổi Chiều, Minh Báo Nguyệt San... rồi đại công ty Minh Báo nổi tiếng sau một thập niên.
    Từ khi Thư Kiếm Ân Cừu Lục và Bích Huyết Kiếm được ăn khách, để đáp ứng với lòng mong đợi của bạn đọc, Kim Dung vừa đảm nhận tờ báo, phụ trách mục bình luận thời sự, vừa viết ròng rã từ tác phẩm nầy sang tác phẩm khác, trong suốt mười bốn năm, mỗi đêm viết từ 12 giờ khuya đến sáng khoảng tám nghìn chữ cho đến ngày 24-9-1972, chấm dứt tác phẩm Lộc Đỉnh Ký, Kim Dung ?orửa tay gác kiếm?.
    Năm 1976, đoản truyện võ hiệp Việt Nữ Kiếm tái xuất giang hồ nhằm gởi gấm hình ảnh và bối cảnh trong thời điểm Việt Vương Câu Tiễn và Ngô Phù Sai với mối tình giữa Phạm Lãi và Tây Thi, hoa mộng và ngang trái, được sở đắc với độc giả. Sau hai mươi năm ?otung hoành với chữ nghĩa? ông ngừng sáng tác dành thời giờ để thuyết giảng, dạy học và chỉnh lại tác phẩm đã viết trên feuilleton.
    Tên tuổi Kim Dung khai sinh trên văn đàn thế giới vào tuổi ?otam thập nhi lập?, Tra Lương Dung sinh năm Ất Sửu (1925), bước vào năm Quý Mùi (2003), gần bát thập nhưng vẫn còn đi lại khắp nơi nói chuyện văn học với sinh viên ở đại học Âu, Á, Mỹ, Úc...
    Trong 15 bộ tiểu thuyết võ hiệp với hàng vạn trang sách và với số lượng độc giả sau khi được phổ biến ở Đài Loan và Trung Quốc, con số khoảng một tỷ người trên nhiều quốc gia khắp hoàn vũ, nhà văn Kim Dung đã đoạt giải quán quân về chiều dày và số lượng độc giả vào hậu bán thế kỷ XX. Độc giả ái mộ tác phẩm võ hiệp ?" còn gọi là sách chưởng ?" tôn vinh Kim Dung làm ?ominh chủ ?o vì nói đến thể loại nầy phải liên tưởng đến Kim Dung, và ngược lại.
    Toàn bộ tác phẩm của Kim Dung được tóm gọn thành hai câu đối:
    ?oPhi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc
    Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên?
    Phi Hồ Ngoại Truyện - Tuyết Sơn Phi Hồ ?" Liên Thành Quyết ?" Thiên Long Bát Bộ ?" Xạ Điêu Anh Hùng ?" Bạch Mã Khiếu Tây Phong ?" Lộc Đỉnh Ký
    Tiếu Ngạo Giang Hồ ?" Thư Kiếm Ân Cừu Lục - Thần Điêu Hiệp Lữ ?" Ỷû Thiên Đồ Long ?" Bích Huyết Kiếm ?" Uyên Ưng Đao.
    Trước kia ở Việt Nam, các dịch giả đã tách từ Anh Hùng Xạ Điêu trong ?oXạ Điêu tam bộ khúc? (Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ & Ỷ Thiên Đồ Long) ra Võ Lâm Ngũ Bá và từ Thiên Long Bát Bộ có Lục Mạch Thần Kiếm... trở thành quen thuộc khi đề cập đến tác phẩm của Kim Dung.
    Với toàn bộ tác phẩm của Kim Dung, có hàng trăm nhân vật, nhân vật nào cũng mang nét đặc trưng của nó; vì vậy chỉ đơn cử vài nhân vật tiêu biểu có máu ?odê? bàng bạc trong tác phẩm của ông.
    Chữ ?odê? nằm trong phạm trù của dục vọng mà dục vọng có nhiều thứ bậc từ thanh dục đến trọc dục. Trong chữ dục vọng (passions) còn bao hàm cả dục tính (***ually) và dục tình (libido), nó cũng là vấn đề muôn thuở của con người, xấu, tốt đều nằm ở biên giới chính và tà. Khi chàng thả lời tình tự, nàng có cảm tình thì gọi tán tỉnh, ghét bỏ thì gọi bằng ?odê?â; khi nàng liếc mắt đưa tình, chàng ưa thích thì gọi ?ochịu đèn?, làm bộ phách lối thì gọi dê... nhưng chữ nầy thường dùng để ám chỉ đấng mầy râu. Trong tướng mệnh thì tướng dâm cùng nghĩa với tướng dê.
    Nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã bạo dạn phóng bút:
    ?oNhân sinh bất hành lạc
    Thiên tuế diệc vi thương?

    (Sống ở đời không biết hành lạc, dù có sống nghìn năm cũng sống như đồ bỏ).
    Ngày nay thì bất cứ cử chỉ, hành động nào để ?o? bị ghép vào tội sách nhiễu, tấn công ******** (***ual harassment), khi có sự đồng tình cho toại lòng nhau (quit pro quo) thì lặng lẽ yêu đời nhưng lúc bất bình hay bị phát hiện, muốn chạy tội liền tuyên bố em chả, em chả (unwelcome ***ual advance), tai vạ sẽ vướng vào thân cho đối tượng. Nói chung, nó có thiên hình vạn trạng lý do dẫn chứng để quy kết nên đành ?osống như đổ bỏ? để khỏi vác chiếu ra tòa rồi ca bài ?obể đời sao lắm oan khiên?!
    Tản mạn đôi dòng trước khi đơn cử vài nhân vật khá quen thuộc trong tác phẩm Kim Dung.
    * Đoàn Chính Thuần:
    Tự nghìn xưa, theo quan niệm đông phương ?otrai năm thê bảy thiếp?, làm vua ở Trung Hoa, có tam cung lục viện với hàng nghìn cung tần, mỹ nữ để hành lạc, đàn bà như Võ Tắc Thiên, khi trở thành Nữ Vương, lặn hụp trong dục vọng, dễ có mấy ai. Đoàn Chính Thuần ở trong vương triều nước Đại Lý, làm sao thoát khỏi phạm trù đó?.
    Trong Lục Mạch Thần Kiếm, họ Đoàn nước Đại Lý khai sinh bởi Đoàn Tư Bình, Thái Tổ Thần Thánh, và bối cảnh xảy ra trong thời điểm vương triều của Đại Lý có Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh (sau nầy trở thành Nhứt Đăng Đại Sư), Đoàn Diên Khánh (Ác Quán Mãn Doanh, đứng đầu trong tứ ác), Trấn Nam Vương Đoàn Chính. Đoàn Chính Thuần, nhân vật phóng đãng đa tình, ?ochỗ nào cũng để nợ phong tình? ông có nhiều cô con gái tư sinh với những người tình vừa đẹp vừa giỏi võ nghệ để đưa đến bao mối tình đầy cay đắng, oan nghiệt cho Đoàn Dự, qua năm tháng, giang hồ bốn phương tưởng lầm con trai của ông. Gặp tình nhân nào ông yêu rất say đắm, khi con ong đã hút nhụy, đi tìm nhụy hoa khác vì vậy giữa các nhân tình xảy ra sự hiềm khích. Với A La Vương Phu Nhân có Vương Ngọc Yến, với Tần Hồng Miên có Mộc Uyển Thanh, với Chung phu nhân Cam Bảo Bảo có Chung Linh, với Nguyễn Tinh Túc có A Châu, A Tử... và cả phu nhân của Bang phó Cái Bang Mã Đại Nguyên.
    Thư Bạch Phụng bất mãn kẻ bạc tình Đoàn Chính Thuần nên, hận tình ?olạc như nước ốc, bạc như vôi?, đêm hôm thất thểu vào rừng dâng hiến thân xác cho Đoàn Diên Khánh trong hoàn cảnh thân tàn ma dại, trao thân lầm tướng ác, thế nhưng hình ảnh Đoàn Dự với giọt máu của Đoàn Chính Thuần đeo đuổi suốt cuộc đời chàng trai cho đến lúc thân mẫu sắp trút hơi thở cuối cùng mới tiết lộ cho Đoàn Dự: ?oHài nhi! Lão Đoàn Diên Khánh mới thật sự là cha ruột ngươi?.
    Những nhân tình của Đoàn Chính Thuần đều nổi tiếng trong giới võ lâm, mỗi khi xuất hiện, gây sóng gió trong các môn phái, họ vừa oán giận sự bact bẽo của tình nhân vừa muốn chiếm trọn trái tim kẻ bạc tình nhưng đều vô vọng; trong giây phút cuối cùng họ gặp nhau, máu ghen người nào cũng lộ ra vì họ thấy cặp mắt còn say đắm hướng về Đoàn Chính Thuần!.
    Đoàn Chính Thuần thích hái hoa rồi tìm hoa khác như vậy, tưởng đâu bị người đời ghét bỏ nhưng trong cuộc phỏng vấn với nữ lưu ở Hồng Kông về ?oNhân Vật Nam Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Của Kim Dung?, nữ văn sĩ nổi tiếng Lâm Yến Nhi cho biết:
    ?oNgười mà tôi yêu nhất tất nhiên là Dương Qua, nhưng người nầy không thể lấy làm chồng, nếu bảo anh ta đóng vai phu quân thì chẳng có chút gì lãng mãn... Đoàn Chính Thuần là kẻ vung vãi tình yêu khắp nơi, lời lẽ đường mật, tôi muốn có y làm nhân tình sau khi đã lấy chồng, vài năm gặp lại một lần, hoan lạc một phen...?.(Kim Dung, Cuộc Đời & Tác Phẩm của Bành Hoa & Triệu Kính Lập).
    Thôi thì ?othà một phút huy hoàng rồi chợt tắt?, im lặng để đời, đừng trách gì nhau?
    Vy Tiểu Bảo:
    Nếu Đòan Chính Thuần xuất thân từ bậc vương tôn công tử, văn võ song toàn... có đủ điều kiện để quyến rủ nữ giới thì trái lại Vy Tiểu Bảo, dốt đặc cán mai, xuất thân trong chốn lầu xanh nhưng còn cao tay ấn hơn Đoàn Chính Thuần.
    Kim Dung xây dựng cốt truyện trong Lộc Đỉnh Ký từ nhân vật và sự kiện trên với hình ảnh hư cấu Vy Tiểu Bảo (VTB) xuất hiện từ chương đầu đến chương cuối tác phẩm. Vi Tiểu Bảo có lẽ là nhân vật không giống ai trên cõi trần nhưng mỗi trường hợp, mỗi hành động, tâm tính lúc gian manh, ranh mãnh, điếm đàng, thương vay khóc mướn, giả nhân giả nghĩa, lúc trọng lời hứa, chí tình, xem nhẹ lợi danh... nó quanh quẩn đâu đây trong cuộc sống thường được nhắc tới qua câu chuyện, miệng thế gian, qua sách báo.
    Bên bờ Tây Hồ, thị trấn Dương Châu, nơi chốn lầu xanh mang tên ký viện Lệ Xuân, kỷ nữ Vy Xuân Phương với nhiều năm trong nghề, sinh hạ cậu bé lấy tên Vy
    Tiểu Bảo, không biết gốc gác là người Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng vì ngày đêm nàng tiếp mọi dòng giống. VTB lớn lên trong nhà thổ, cậu dốt đặc cán mai, nhưng rất tinh ranh, láu cá, miệng lưỡi dẻo quẹo, liến thoắng, nói láo khỏi chê, đóng kịch tài tình với khóc, cười tự nhiên... và rành nghề đổ bác.
    Năm VTB lên mười ba tuổi, tại lầu xanh Lệ Xuân bị bọn Thanh Bang quấy phá, mẹ cậu bé bị đánh đập, bọn Thanh Bang bị khách làng chơi Giang Dương đại đạo Mao Thập Bát tiêu diệt. Mao Thập Bát thuộc hào kiệt lỗ mãng trên chốn giang hồ, đang vượt ngục, bị truy nã nhưng vẫn tìm đến chốn lầu xanh để tìm lạc thú, xúi cho cậu bé vấy máu phạm tội rồi cùng nhau vào chốn bụi đời, kết nghĩa huynh đệ. Từ đó VTB bước chân vào chốn phong trần, làm đệ tử của Tổng đà chúa Trần Cận Nam nên được nắm vai trò Hương Chủ trong Thiên Địa Hội, tương kế tựu kế dàn dựng cho xâm nhập vào chốn cung đình.
    Bước vào hoàng cung, VTB trở thành nhân vật đặc biệt, bầu bạn với Tiểu Huyền Tử, Hoàng đế Khang Hy nhà Đại Thanh, được nhà vua ban thưởng phẩm trật và thủ lãnh thái giám. Khang Hy cho nhập tịch người Mãn Châu theo dòng Hoàng Kỳ, được tín cẩn lên chùa Thanh Long trên Ngũ Đài Sơn hầu cận thái thượng hoàng. VTB được lòng vua cha và vua con, gã láu cá được lọt vào nơi chốn ?ogươm lạc giữa rừng hoa?, đôi mắt láo liêng, cái miệng láu lỉnh, tuy còn bé nhưng thấy gái đẹp như mèo thấy chuột, nhìn mê mệt cho thỏa mãn thú tính. Nơi đây được công chúa Kiến Ninh, da bánh mật máu Thát Đát tuổi cập kê với gã đã ?o******** làm tội? nhiều phen khiếp vía.
    Gia nhập cung đình, VTB bị gái dụ dỗ trôi dạt ra đảo, Phương Di ?otuyệt vời kiều diễm? lừa gã ba trợn gia nhập vào tà giáo Thần Long giáo ở Liêu Đông và không ngờ gã giữ cương vị Bạch Long Sứ, chưởng môn sứ Bạch Long môn, ngôi vị cao quý trong Thần Long Giáo. Được vợ chồng Giáo chủ Hồng An Thông giao phó công tác trở về hoàng cung để thu thập tin tức, gã có cơ hội chu du đây đó. Vì Hồng Giáo Chủ lo luyện nội công, xa lánh sắc dục nên Tô Thuyên cứ phòng không gối chiếc. Tô Thuyên bị VTB hãm hiếp khi bị bắt tại Dương Châu, có thai với gã nên khi Hồng Giáo Chủ bị sát hại, Tô Thuyên trở thành vợ gã. Rồi Phương Di cũng trở thành tình nhân ăn đời ở kiếp với gã.
    Công chúa Kiến Ninh, em gái Hoàng đế Khang Hy, tuy mới thập tam nhưng có máu ?osadism? thích hành hạ địch thủ trước khi hành lạc, Khang Hy muốn đẩy cô em tinh quái, nhỏ ranh đi nên đem gả cho cho con trai Ngô Tam Quế, Bình Tây Vương ở Vân Nam. Trên đường đi đến sảnh đường của biệt cung ở Ngũ Hoa để kết hôn với Ngô Ứng Hùng, Kiến Ninh gặp VTB rồi dùng mưu mẹo để mây mưa cùng gã suốt cuộc hành trình.
    Khi gặp A Kha, con gái của Trần Viên Viên, mệnh danh thiên hạ đệ nhất mỹ nhân, đệ tử của Bạch Y Ni Cửu Nạn, VTB ngẩn ngơ trước sắc đẹp sắc nước hương trời. Lúc VTB gặp hai nàng áo lam và áo xanh nơi Ngũ Đài Sơn, mê mệt nàng áo xanh A Kha, bị nàng đánh dập mặt dập mày nhưng cảm thấy sung sướng vì được người đẹp ?odập? thân xác. VTB không ước mơ gì hơn là thọ giáo Bạch Y Ni Cửu Nan cho làm đệ tử.
    VTB mê A Kha vô cùng tận, bị A Kha nguyền rủa, đánh cho nhiều trận nên thân nhưng được gần và được thấy bóng dáng nàng, đủ sướng run người. A Kha có người tình nhân là Trịnh Khắc Sảng, con trai Trịnh Thành Công, thống lĩnh lực lượng chống đối ở ngoài đảo Đài Loan. Trong nhiều lần gặp gỡ tay ba, gã thấy A Kha khinh khi như cỏ rác và yêu mến Trịnh Khắc Sảng, gã bôi xấu tình địch, sắp xếp, dàn dựng để làm bể mặt tình địch cho A Kha chán ngán nhưng nàng vẫn yêu. Gã tìm mọi thủ đoạn gạt gẫm để đưa A Kha vào tròng, nhận gã làm chồng nhưng bị thất bại. Thua keo nầy, bầy keo khác, cuối cùng gã hãm hiếp A Kha có thai, và cũng là lúc A Kha nhận chân tướng kẻ bạc tình Trịnh Khắc Sảng nên cam phận, nhận VTB làm chồng. Ước mơ không tưởng của gã thành hiện thực rồi thú tính của gã lại tiếp tục với mỹ nhân khác.
    Ngoài năm bà vợ kể trên, VTB có thêm hai bà vợ nữa là Mộc Kiếm Bình, thiên kim tiểu thư Mộc Vương Phủ ở Vân Nam, VTB dùng mọi mánh khóe để chiếm đoạt thân xác, Mộc Kiếm Bình không tránh khỏi cái bẫy của con quỷ râu xanh, đành nhận gã làm chồng. Song Nhi, a hoàn của vị túc nho Trang Kiến Long, chủ nhà nợ ân tình với gã nên đem nàng cống hiến cho gã làm vợ khi VTB mới thập lục, nàng thập tứ. Nàng vừa giỏi võ nghệ vừa thuần hậu và hết lòng với VTB, ngoài tình nghĩa vợ chồng còn xem như ?ochủ tướng? như thuở ban đầu.
    Khi đem quân đi đánh nước Nga, VTB tung hoành ngang dọc, công tước Phí Diêu Đa La phải xin cầu hòa, gã còn trở thành tình nhân của công chúa Tô Phi Á, còn gì diễm phúc hơn!
    Vy Tiểu Bảo, nhân vật dốt nát chữ nghĩa đến nỗi ?oNgay ba chữ tên của đệ cũng chỉ viết được một chữ Tiểu (3 nét) là không đến nỗi sai lầm, chữ Vi thì không chắc, chữ Bảo tiểu đệ đã viết lui viết tới vẫn không đúng? ( LĐK - Quyển 17, hồi 195 trang 3,003). Thế mà thời thế đưa đẩy tung hoành đây đó, có khi được tiền hô hậu ủng, có những đại quan tham danh ham lợi cúi đầu phục tòng...
    Khi gã mang cả bảy bà vợ về thăm thân mẫu, Vy Xuân Phương nhìn bảy nàng dâu ?omỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười?, ăn chung, ngủ chung với gã, chỉ buộc miệng ?othằng con có con mắt tinh đời?.
    ( xem tiếp post kế tiếp )
    CIAO
  3. tanhanbacphuong

    tanhanbacphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Nhân vật có máu "dê" trong tác phẩm Kim Dung ( tiếp )
    Written By Vương Trùng Dương
    Đại Đạo Hái Hoa
    Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, nhân vật có tên dài nhất là Điền Bá Quang với ngoại hiệu: Giang Dương Đại Đạo, Thái Hoa Dâm Tặc, Vạn Lý Độc Hành Khoái Đao Điền Bá Quang. Kẻ nổi tiếng với tài kinh công, giỏi đao pháp, nổi danh dâm tặc với ngoại hiệu của y. Điền Bá Quang rất thính mùi vị đàn bà, mỗi khi bắt cóc và hãm hiếp được người nào, y huênh hoang tự đắc cho thành tích tà dâm đã đoạt được; vì vậy, nơi nào y xuất hiện xem như tai họa cho mọi gia đình ở khu vực đó.
    Trong dịp phái Hằng Sơn tham dự cuộc trừng phạt của Ngũ Nhạc Kiếm Phái với Lưu Chính Phong ?obầu bạn cầm tiêu? với Khúc Dương trong Triêu Dương Thần Giáo, Nghi Lâm được sư phụ cho hạ san. Nghi Lâm là con gái của Bát Giới hòa thượng và vị nữ hiệp ẩn danh, vì giận chồng khen người đàn bà khác xinh đẹp nên tịnh khẩu vào chùa Hằng Sơn quét sân, lau tượng. Trên đường đi, chẳng may Nghi Lâm bị trượt chân, dừng lại nghỉ ngơi, Điến Bá Quang đánh hơi tìm đến, khống chế rồi đem vào hang động để thỏa mãn thú tính. Trong lúc đó, Lệnh Hồ Xung của phái Hoa Sơn xuất hiện cứu nguy cho Nghi Lâm. Với võ công cao cường về đao pháp thần tốc của Điền Bá Quang, Lệnh Hồ Xung bị khốn đốn với nhiều thương tích. Tương kế tựu kế, Lệnh Hồ Xung dùng ba tấc lưỡi rất khôn khéo để đánh lừa Điền Bá Quang, dành được thành công, Nghi Lâm được thóat khỏi vòng tay dâm tặc của Điền Bá Quang. Sau đó, Lệnh Hồ Xung phải kết bạn với Điền Bá Quang nên bị bao điều hàm oan. Nhờ khám ra nhiều chiêu thức hóa giải bằng đồ hình trong thạch động ở Hoa Sơn. Lệnh hồ Xung đã kiềm chế được đường đao của kẻ ?ođại đạo dâm tặc? nầy.
    Để trừng phạt tính dâm tặc, tà ác của Điền Bá Quang, Bát Giới hòa thượng phóng hai mũi tụ tiễn vào bộ phận sinh dục và cho uống độc dược, bắt cạo đầu tu hành với pháp danh Bất Khả Bất Giới. Từ đó, Điền Bá Quang đã cải tà quy chánh, trở thành nhân vật lương thiện trong giới võ lâm...
    Trong Thân Điêu Hiệp Lữ, cuộc tình của Dương Qua (còn gọi là Dương Quá) với Tiểu Long Nữ vô cùng tuyệt đẹp. Dương Qua là giọt máu của Tần Nam Cầm bị Dương Khang hãm hiếp.
    Dương Khang là nhân vật gian manh, ác độc, cấu kết với gian tà để mưu lợi cho bản thân. Khi còn mang họ Hoàn Nhan Khang ở Đại Kim được Mục Niệm Từ yêu chàng say đắm và đã liều thân cứu nguy khi bị địch bắt, thế mà chàng lại lửng lơ con cá vàng để mưu đồ thực hiện bao ý đồ đen tối của chàng. Khi bị Hoàng Dung đoạt chức Bang Chủ Cái Bang, Dương Khang chạy vào ẩn núp trong Thiết Chưởng Bang và hãm hiếp Tần Nam Cầm.
    Mục Niệm Từ vẫn một lòng yêu thương cho đến giờ phút cuối cùng, Dương Khang quyết tử với Hoàng Dung bị chất độc trong áo giáp của nàng, máu huyết đảo lộn, điên loạn mà chết, xác phơi khô nơi tòa miếu, làm quà cho bầy quạ. Mục Niệm Từ đau khổ vào nơi chốn thiền môn hoang vắng, lòng vẫn mang hình ảnh người yêu khốn kiếp!.
    Nếu Dương Khang là kẻ gian tà thì Dương Qua là nhân vật trong sáng, tuy cục mịch ?ocon trâu nước? nhưng rất lương thiện, trọn tình trọn nghĩa, đại hiệp trong võ lâm.
    Khi Dương Qua được lọt vào trong phái Cổ Mộ, gặp Tiểu Long Nữ, vẽ đẹp liêu trai mang nỗi u buồn, nhận Dương Qua làm đồ đệ để truyền tuyệt nghệ trong phái Cổ Mộ. Với khung cảnh hoang vắng, Tiểu Long Nữ lớn tuổi hơn Dương Qua nhưng hai tâm hồn đã hợp nhau và cuộc tình nẩy nở, hai người vẫn gìn giữ cho nhau trong vấn đề chung đụng thể xác, lòng ?ocô cô? sãn sàng dâng hiến nhưng môn đồ thoát tục để tôn thờ ?ohình tượng yêu thương?!
    Đệ tử của phái Toàn Chân là Doãn Chí Bình bị mê hoặc trước nhan sắc của tiểu Long Nữ nhưng không chiếm được trái tim của nàng, thừa cơ hội Tiểu Long Nữ luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh tâm thần mê man, bấn loạn, Doãn Chí Bình tình cờ bắt gặp, nổi máu ?odê? hãm hiếp. Khi tình dậy, Tiểu Long Nữ vẫn tưởng trao thân cho người tình Dương Qua, cho đến khi nàng phác hiện đối tượng là Doãn Chí Bình, cảm thấy tội lỗi với người yêu nên ngậm ngùi cất bước ra đi, lao thân vào hố thẳm!
    Trên bước đường phiêu bạt, Dương Qua được vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung thương mến, muốn gả Quách Phù cho chàng nhưng chàng tìm cách tránh né, em gái của Quách Phù là Quách Tường cũng đem lòng yêu thương Dương Qua nhưng rồi ngăn sông cách trở, tìm nhau không gặp, chán đời lên đi tu trên núi Nga Mi, lập ra phái Nga Mi. Trong lúc nổi giận, Quách Phù chém đứt cánh tay của Dương Qua thế nhưng nạn nhân lòng đầy bao dung, không lấy đó làm oán hận để gây oán thù!. Bên cạnh Quách Phù, Quách Tường, Dương Qua được Lục Vô Song, Trình Anh, Công Tôn Lục Ngạn sắc nước hương trời ngỏ lời yêu thương nhưng Dương Qua vẫn đi khắp chân trởi góc bể mong tìm hình ảnh của Tiểu Long Nữ.
    Sau 16 năm xa cách với bao nỗi truân chuyên và oan nghiệt, đôi tình nhân được gắn bó với nhau trọn đời.
    Trong Ỷ Thiên Đồ Long, hình ảnh Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn trong Minh Giáo đi đến đâu, gieo tai họa tang tóc nơi đó. Với võ công vô cùng thâm hậu, tâm hồn điên loạn, ngông cuồng, Tạ Tốn làm cho quần hùng võ lâm kinh sợ. Nguyên do gây ra con người Tạ Tốn ác độc bởi Thành Khôn, sư phụ của Tạ Tốn. Thành Khôn mang niềm bi thương bởi sư đệ là Dương Phá Thiên, giáo chủ Minh Giáo, cướp mất người tình của y; hận tình đen bạc, cất bước ra đi. Với võ công trác tuyệt của Thành Khôn truyền đạt cho môn đồ Tạ Tốn, tình nghĩa sư phụ rất khắng khít. Thế rồi, trong một đêm, Thành Khôn hãm hiếp vợ của Tạ Tốn và muốn phi tang nên giết mọi người, cải danh, vào chùa Thiếu lâm để ẩn núp. Căm hận kẻ dâm tà, ác độc; Tạ Tốn trở thành sư tử điên, đi khắp bốn phương trời để truy tìm Thành Khôn, giết người, gây tội lỗi nhằm đổ lên đầu Thành Khôn với dụng ý cho tên tội đồ xuất đầu lộ diện, nhưng bóng chim tăm cá! Qua bao năm sống trôi dạt khắp nơi với bao nỗi thống hận, nghiệt ngã cho đến khi kết thúc được mối hận thù, Tạ Tốn tự nguyện để tấm thân mình gieo tang thương cho quân hùng buộc tội. Cảm nhận nỗi đau của tâm hồn điên loạn, quần hùng cảm kích khi cửa thiền môn, lời kinh tiếng kệ cảm hóa tâm hồn Tạ Tốn.
    *
    Còn rải rác nhiều nhân vật có máu ?odê? trong tác phẩm của Kim Dung, có nhân vật bị hàm oan, có nhân vật núp dưới cửa thiền như Phương Trượng Huyền Từ, phạm giới luật với nhà Chùa, lén lút thông dâm với nữ lưu trong chốn võ lâm, sinh ra Hư Trúc. Đau khổ vì tình, bất hạnh vì mất con, Diệp Nhị Nương trở thành nhân vật ác độc với ngoại hiệu Vô Ác Bất Tác trong tứ ác.
    Nói đến đấng mày râu, cũng nhắc sơ qua vài nét về nữ lưu cho hài hòa đôi chút.
    Lưu Quý Phi vừa đẹp vừa hấp dẫn và ?ođa tình? ra phết. Đoàn Nam Đế bế quan luyện công, Lưu Quý Phi thèm khát ân ái, lén tư tình với Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông. Oan nghiệt cho Lão Ngoan Đồng, con người chỉ biết mê say trong võ nghệ nhưng thịt mỡ đem dâng vào miệng, mèo nào không muốn đớp?.
    Mã Phu Nhân, ngoài Đoàn Chính Thuần còn tư thông với Bạch Thế Kính còn bày mưu để ám hại chồng là Mã Đại Nguyên. Khi gặp Kiều Phong trong Cái Bang, Mã Phu Nhân tự hào với nhan sắc của mình, ai cũng liếc mắt nhìn trộm thế mà chàng trai trẻ nầy lại tỉnh queo, không biết thưởng thức nên đem lòng thù hận, tìm mọi manh tâm để triệt hạ! Oan ơi ông Địa, Kiều Phong không biết ?onịnh đầm?, nàng hầm hầm, bịa chuyện giá họa vu oan.
    Kim Dung tiên sinh, nhà văn điềm đạm, trầm tỉnh, mê say với sự nghiệp cầm bút, đem tình yêu vào chốn sơn lâm, đem tâm tình để chan hòa cùng đao kiếm. Đôi ba phen cũng gây xôn xao, sóng gió nhưng dần dà rồi bể lặng trời yên. Cuộc đời của Kim Dung cũng nặng nợ với nhiều cuộc tình, thấp thoáng đâu đó trong tác phẩm của ông nhưng tác giả không thổ lộ ra, để độc giả cảm nhận. Người vợ thứ năm của ông, người Việt gốc Hoa, tuy nhỏ hơn vài con giáp nhưng đôi nhân tình vẫn dung dăng dung dẻ khắp nơi trên thế giới.
    Trong cuộc phỏng vấn của sinh viên ở Đại học Bắc Kinh, tháng 10-1994, ông trả lời: ?o... Đương nhiên thế gian nhiều biến hóa, tình yêu không nhất thiết đều như lý tưởng nhưng tôi vẫn muốn rằng đã yêu một người thì hãy chung tình?. Cuộc đời tình ái của ông cũng trải qua bao lần trắc trở và trong thời gian ông dấn thân vào ngành điện ảnh, báo chí cũng đề cập đến ?otâm hồn lãng mạn? của ông, nhưng khi đó tên tuổi chưa được nổi danh, khi Kim Dung xuất hiện với toàn bộ tiểu thuyết võ hiệp đã thu hút mọi người say mê trong tác phẩm, chuyện nhân tình xin gác lại mai sau.
    CIAO.[/black]
    Ta biet ta la chua te muon loai.
    Giua chon thao nguyen khong ten khong tuoi.
    ( da khong ten khong tuoi thi lam quai gi co'chua te ' ho ong khoac loac)
  4. tanhanbacphuong

    tanhanbacphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Thử đọc lại Kim Dung 4: Lộc Ðỉnh Ký
    tác giả: Nguyên Nguyên​
    Lộc Ðỉnh Ký từ lâu đã nổi tiếng một trong những tác phẩm hay nhất của Kim Dung. Thế nhưng không biết vì lý do này hay lý do nọ, cho đến lễ Phục Sinh 2003 tại hạ vẫn chưa có dịp đọc hay xem qua phim tập Hong-Kong truyện đó. Tựu chung có lẽ bởi những định kiến về sở thích của tuổi trẻ. Tuổi chỉ thích truyện kiếm hiệp, truyện chưởng thuần túy, chứ không thích lăng nhăng chính trị hay những chuyện thâm cung bí sử. Thế, một khi biết được phong phanh rằng không những nhân vật chính trong truyện Lộc Ðỉnh Ký, Vi Tiểu Bảo, chẳng phải là một cao thủ võ lâm, các vị đại sư của Thiếu Lâm hoặc Võ Ðang không mấy khi xuất hiện, lại thêm bối cảnh được dựng chung quanh vài Thái Giám ở triều đình nhà Thanh, tại hạ đành hẹn lần hẹn hồi cho đến chừng nào có dịp hãy hay.
    Nước chảy qua cầu và thời gian trôi qua nhanh. Thấm thoát từ ngày Lộc Ðỉnh Ký đầu tiên xuất hiện trên chốn giang hồ đến nay cũng đã hơn 30 năm. Những người đọc truyện Kim Dung năm xưa qua những bản dịch của Hàn Giang Nhạn, Từ Khánh Phụng bây giờ đã đi vào tuổi lão. Kim Dung cũng đã tròn tuổi tám mươi. Duy chỉ có vài ba hiện tượng đáng để ý, đã mặc nhiên từ chối định luật đào thải của thời gian. Thứ nhất các phim ảnh HongKong, Ðài Loan cứ quay đi quay lại những pho truyện của Kim Dung thành phim tập chiếu từng kỳ trên Tivi rồi chuyển sang băng video cho mướn khắp nơi trên thế giới. Nhất là ở những nơi có cộng đồng người Ðông Nam Á định cư. Gần như bất cứ tài tử nào nổi tiếng hoặc đang lên cũng đều được mời đóng những vai chính của các truyện Kim Dung. Phim Tiếu Ngạo Giang Hồ đã được quay ít lắm cũng 4 lần, trong đó vai Lệnh Hồ Xung có một lần do Châu Nhuận Phát đóng. Jet Li cũng đã từng thủ vai Trương Vô Kỵ lẫn Lệnh Hồ Xung. Tony Leung tức Lương Triều Vĩ vai Trương Vô Kỵ (Ỷ Thiên Ðồ Long) và Vi Tiểu Bảo (Lộc Ðỉnh Ký). Ca sĩ số 1 của Hongkong Andy Lau vai Khang Hy hoàng đế cũng trong Lộc Ðỉnh Ký. Và thích hợp nhất cho nhân vật Hoàng Dung trong Anh Hùng Xạ Ðiêu từ trước đến giờ vẫn là vai do tài tử đoản mệnh Ôn Mỹ Linh đóng.
    Hiện tượng lạ lùng nữa không đếm xỉa gì đến sức xoáy hao mòn của thời gian chính là việc say mê đọc truyện Kim Dung truyền qua nhiều thế hệ. Có thể nói thế hệ hiện nay mê đọc Kim Dung tại Việt Nam đã là thế hệ thứ ba hay thứ tư, kể từ khi Cô Gái Ðồ Long xuất hiện tại Sàigòn vào khoảng năm 1962. Dịch giả cũng chuyển qua nhiều thế hệ. Có nhiều dịch giả tại Việt Nam, và cũng có những nhà chuyển ngữ sinh sống bên ngoài Việt Nam. Tin tức mới nhất thu thập từ internet cho biết hiện nay ở Sàigòn, tại mỗi tiệm sách lớn, hằng tháng trung bình có chừng 30 người mua các bộ truyện Kim Dung mới được dịch lại. Một con số khá lớn đối với các tiểu thuyết ra đời cách đây hơn 30 năm.
    Một điểm nữa đáng để ý, các nhân vật trong những truyện kiếm hiệp của Kim Dung ?" không một người nào già ra hết. Lần cuối nếu đọc Ỷ Thiên Ðồ Long Ký tức Cô Gái Ðồ Long, vào năm 1965, ở đoạn kết thấy Trương Vô Kỵ giã từ vũ khí cùng với Triệu Minh cỡi ngựa về hướng mặt trời lặn theo kiểu Phạm Lãi với Tây Thi của nước Việt. Lúc đó, Vô Kỵ hứa với Triệu Minh chàng sẽ dành khoảng đời còn lại chỉ để kẻ lông mày của nàng thôi. Bây giờ nếu đọc lại Ỷ Thiên Ðồ Long Ký, dù với các bản ?onhuận sắc? mới mẻ của Kim Dung hay các bản chuyển ngữ mới dùng nhiều từ mang Việt Nam tính hơn chút ít, người đọc vẫn thấy như vậy. Vẫn thấy Vô Kỵ cùng với Triệu Minh bỏ trốn khỏi doanh trại của Chu Nguyên Chương, người sau này đã thành công trong việc đánh đuổi giặc Mông Cổ (nhà Nguyên) và thiết lập triều đại nhà Minh. Chỉ trừ một vài thay đổi nhỏ, như Triệu Minh đã được tác giả đổi tên thành Triệu Mẫn chẳng hạn. Lệnh Hồ Xung cũng vậy. Cũng lém lỉnh nhưng chung thủy chung tình, với ngón Ðộc Cô Cửu Kiếm, trên cơ đường kiếm Tịch Tà Kiếm Phổ của các cao thủ đã phải chia lìa với ?othằng nhỏ? mới tập luyện được. Hoàng Dung cũng vẫn còn đẹp gái, nhí nhảnh dễ thương như xưa. Dương Qua vẫn mỏi mòn đi tận chân trời góc biển để tìm Tiểu Long Nữ. Chỉ có điều tất cả các tài tử thủ các vai này đều đã già đi. Một số tài tử đã qua đời. Kim Dung và những người đọc tiểu thuyết của ông cũng vậy, cũng đều lớn tuổi thêm ra.
    Như các nhân vật khác, Vi Tiểu Bảo của Lộc Ðỉnh Ký cũng không già đi với thời gian. Có vẻ như chừng Vi Tiểu Bảo hãy còn sống ẩn danh đâu đó, với . . . 7 người vợ hiền, tại Vân Nam - tức nước Ðại Lý năm xưa của Ðoàn Nam Ðế, hay nước Ðiền Việt ở thời cổ đại. Trong khi vua Khang Hy - người bạn thuở thiếu niên của Vi Tiểu Bảo - đã tạ thế vào năm 1722 sau gần 60 năm trị vì.
    Hiện tượng này giống y như hiện tượng các tiểu thuyết của Ian Fleming và phim ảnh Hollywood về điệp viên 007 James Bond. James Bond sau hơn 40 năm kể từ phim Dr NO, vẫn giữ vững lưá tuổi 35-45 và vẫn trẻ mãi không già. Cô thư ký Moneypenny của xếp ?oM? cũng vậy, lại có vẻ càng ngày càng trẻ đẹp thêm ra. Trong suốt hơn 40 năm ròng đó, chỉ có xếp M hình như đã già đi, về hưu hay qua đời sao đó, để sở tình báo của Anh Quốc phải chọn một người nữ thay thế [1]. Trưởng phòng dụng cụ và máy móc Q cũng già và qua đời sau một tai nạn xe cộ, Sở Tình Báo phải mướn người khác thay thế [2]. Bối cảnh của các công tác James Bond cũng thay đổi với thời gian. James Bond trở thành một điệp viên lợi hại của Anh quốc nhờ ở những công tác trong thời chiến tranh lạnh giữa hai khối dẫn đầu bởi Mỹ và Nga. Chiến tranh lạnh cuối cùng cũng đi đến chung cuộc. Rồi biết bao nhiêu chuyện vật đổi sao dời trong suốt thời gian 40 năm dài đó. Những thay đổi về đối tượng tranh thủ để bảo vệ và duy trì hoà bình toàn cầu. Nhưng James Bond vẫn trẻ mãi , vẫn đấm đá mạnh mẽ như xưa, và quan trọng nhất, vẫn còn đầy đủ khả năng và phong độ để yêu những người đàn bà trẻ đẹp. Phải chăng hiện tượng trẻ mãi của James Bond, của những Vô Kỵ, Ðoàn Dự, Tiểu Long Nữ, Vi Tiểu Bảo, Triệu Minh, Vương Ngọc Yến, Hoàng Dung, Nhậm Doanh Doanh, Lệnh Hồ Xung, v.v. đều là những giấc mơ . . . tiên của con người?
    Trở lại chuyện Lộc Ðỉnh Ký. Mặc dù tại hạ đã đọc được chừng vài ba hồi trên các mạng kiếm hiệp, như www. Vietkiem.com hoặc www. Nhanmonquan.com, tại hạ thú nhận vẫn chưa làm quen được với việc . . . ngồi đọc truyện kiếm hiệp trước máy điện toán. Thói quen lâu năm khó bỏ. Bởi hồi xưa ưa đọc truyện Tàu, truyện Kim Dung ở trong . . .mùng, sau giờ giới nghiêm. Do đó nhân dịp một người cháu đi Việt Nam, tại hạ có nhờ người cháu đem qua cho bằng được một bộ Lộc Ðỉnh Ký - bản dịch mới của Cao Tự Thanh, nhà xuất bản Văn Học, 2002. Thế rồi cố gắng đọc quyển 1 của toàn bộ 10 quyển. Rồi quyển 2 cũng với một tốc độ bình thường như đọc những tiểu thuyết tình cảm tâm lý xã hội, hoặc phiêu lưu đường rừng. Sang đến quyển thứ 3 trở đi, vô hình chung người đọc bắt đầu phải gia tăng tốc độ, đọc ngấu đọc nghiến, háo hức xem tiếp xem tiếp. Xem xem Vi Tiểu Bảo có thoát hiểm được hay không. Hoặc rốt cuộc có uống được một liều thuốc bổ nào đó chăng, như máu rắn, hoặc ăn được ếch xanh, để cấp tốc gia tăng nội lực theo với nhu cầu giải quyết các mâu thuẫn khó khăn của cuộc đời. Hoặc giả Vi Tiểu Bảo có tình cờ gặp được một vị kiếm sư nào đó đang ẩn danh nay đây mai đó truyền lại cho chàng một đường kiếm hay một ngón chưởng nào đó đã thất truyền lâu năm. Ðể Vi Tiểu Bảo có thể đứng ra làm. . . võ lâm minh chủ theo như truyền thống lâu đời của truyện kiếm hiệp. Những háo hức và hồi hộp đó chỉ có đối với người đọc Lộc Ðỉnh Ký lần đầu. Do đó tựa đề ?oThử đọc lại Kim Dung? chính ra không được chính xác mấy. Tuy nhiên để gây sự liên tục với 3 bài trước, đành phải giữ nguyên tựa cũ.
    (còn tiếp)
  5. tanhanbacphuong

    tanhanbacphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0

    Thử đọc lại Kim Dung 4: Lộc Ðỉnh Ký (tiếp theo)
    tác giả: Nguyên Nguyên​
    Bối cảnh lịch sử
    Lộc Ðỉnh Ký được dựng lên vào khoảng 10-20 năm đầu của triều đại Khang Hy nhà Thanh.
    Người ta còn nhớ, Chu Nguyên Chương nổi dậy đánh đuổi được quân Mông Cổ tức nhà Nguyên, và thiết lập nên nhà Minh vào năm 1368. Truyền lại vài đời vua, nhà Minh bắt đầu suy thoái vào khoảng đầu thế kỷ thứ 17. Giặc giả cướp bóc nổi lên khắp nơi (xin xem ?oBích Huyết Kiếm? của Kim Dung). Ðáng kể nhất có 3 đám: 1 đám chiếm cứ đảo Ðài Loan, một băng do Trương Hiến Trung cầm đầu và nhóm thứ ba là nhóm của Lý Tự Thành. Người Mãn Thanh ở phía bắc Hắc Long Giang gần bán đảo Triều Tiên nhân cơ hội nhà Minh suy yếu cũng tràn sang đánh chiếm phía bắc Trung Hoa.
    Vào năm 1642, Lý Tự Thành dẫn quân chiếm được Khai Phong rồi thừa thắng xông lên, quay qua đánh chiếm Thiểm Tây và thủ phủ Tây An, rồi tự xưng mình làm vua. Sau đó quân Lý Tự Thành vượt sông Hoàng Hà sang chiếm Sơn Tây rồi bao vây Bắc Kinh, kinh đô của triều đại vua Sùng Trinh nhà Minh. Triều đình nhà Minh lập tức triệu tướng Ngô Tam Quế đang ở mặt trận phía Bắc chống cự với quân Mãn - trở về để cứu nguy. Ngô Tam Quế được lệnh triệu hồi hơn cả tuần nhưng vẫn chần chờ, suy tính thiệt hơn, nhất là các nguyên tắc ?ođầu tiên?. Bởi triều nhà Minh đã hết sức suy thoái và không còn tiền đâu để trả lương cho lính nữa. Sùng Trinh, vua cuối cùng của triều Minh đành phải tự treo cổ trên một nhánh cây ở ngọn đồi sau cung điện. Thái giám Vương Thừa Ân tuẫn tiết theo vua. Lý Tự Thành tiến vào cung điện và lên ngai vua.
    Sau đó Lý Tự Thành phải đem quân đi đánh dẹp Ngô Tam Quế. Khi Lý Tự Thành đã bao vây được Ngô Tam Quế và sắp sửa thắng, quân Mãn Thanh đáp ứng lời cầu viện của họ Ngô, nhảy vào can thiệp. Lý tự Thành đang thắng trở thành thua, rút quân về Bắc Kinh, lo vơ vét vàng bạc châu báo rồi cùng quân đội tháo chạy. Ngô Tam Quế ngây thơ tưởng quân Mãn Thanh sau khi giúp hạ Lý Tự Thành ?" sẽ chia chác một số quyền lợi nào đó rồi rút lui. Nhưng không, quân Thanh vào tới Bắc Kinh mới viện cớ nước Tàu chưa yên nên sẽ ở lại bình định một thời gian rồi hãy hay. Viên phụ chính của Mãn Thanh bồng đứa cháu mới 7 tuổi đưa vào Bắc Kinh và đặt lên ngôi vua. [Ðó là vua Thuận Trị, thân phụ của vua Khang Hy. Vua Thuận Trị về sau xuất gia đi tu (theo Lộc Ðỉnh Ký) và nhường ngôi lại cho Khang Hy lúc đó mới 8 tuổi. Khang Hy chỉ thật sự cầm quyền lúc 13 tuồi.]
    Ngô Tam Quế mất cả chài lẫn chì, vừa mất ngôi vua hay ít lắm cũng chức Tể tướng, vừa mất người ái thiếp đệ nhất mỹ nhân thiên hạ Trần Viên Viên (có xuất hiện trong Lộc Ðỉnh Ký). Ngô Tam Quế được nhà Thanh thưởng công, phong Vương cai trị miền Thiểm Tây. Nhưng, đối với người Hoa nói chung Ngô Tam Quế mang tội phản quốc, một tướng lãnh người Hán lại mở cửa cho quân Mãn Thanh vào chiếm nước Tàu.
    Quân đội Mãn Thanh sau khi bình định được phía Bắc, tiến xuống đánh Nam Kinh và Dương Châu (quê hương của nhân vật Vi Tiểu Bảo) rồi thôn tính trọn nước Tàu - chỉ trừ Ðài Loan đến gần cuối truyện Lộc Ðỉnh Ký mới xong. Các phản tướng khác, Trương Hiến Trung bị quân Thanh bắt chém, còn Lý Tự Thành bị quân dân bỏ rơi và tuyệt tích giang hồ. Có sách ghi Lý Tự Thành bị quân dân giết chết. Có sách chép Lý Tự Thành khoác lên mình chiếc áo cà sa và đi tu luôn.
    Từ đời Thuận Trị cho đến Khang Hy, tôn thất nhà Minh vẫn còn nổi lên lo việc phục quốc. Có ba nhóm đáng kể: Lỗ Vương ở Chiết Giang, Ðường Vương ở Phúc Kiến, và Quế Vương ở Quảng Ðông. Lỗ Vương và Ðường Vương, ông thì bịnh chết, ông bị quân Mãn bắt. Chỉ có Quế Vương chống cự hơi dai. Về sau, Quế Vương thua chạy sang Miến Ðiện (Myanmar bây giờ), bị vua Miến Ðiện trao trả lại cho Ngô Tam Quế và bị giết chết vào lúc Khang Hy mới lên ngôi vua [Ðoạn này được mô tả trong quyển 1 của Lộc Ðỉnh Ký]. Một trong những đại tướng của Ðường Vương là Trịnh Thành Công dẫn binh sĩ bộ hạ di tản sang Ðài Loan, tiếp tục kháng chiến. Một phần lớn của Lộc Ðỉnh Ký được xây dựng trên những giao tác giữa các phe phái còn lại của Ðường Vương, Quế Vương, Lỗ Vương, và phe của phản tướng Ngô Tam Quế. Và giao tác của những nhóm này cùng với Tây tạng, Mông Cổ và nước Nga đối với triều đình nhà Thanh của vua Khang Hy. Nhiên liệu dùng để vừa hoá giải vừa kích động cho những giao tác chính trị, quân sự và văn hoá của tất cả các thế lực khác nhau đó, là nhân vật chính của truyện Lộc Ðỉnh Ký, mang tên Vi Tiểu Bảo.
    Người Mãn Thanh cai trị nước Tàu từ năm 1644 mãi cho đên cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 mới cáo chung. Thời gian đó dài gấp 3 lần thời gian quân Mông Cổ cai trị Trung quốc dưới danh hiệu nhà Nguyên.
    Hầu hết các sử gia, ngay cả sử gia Trung quốc, đều đồng ý nhau rằng người Mãn Châu rất khôn khéo trong việc chính trị, và già tâm lý hơn người Mông Cổ. Có lẽ cũng do ở đất Tàu quá rộng, dân lại đông, đông hơn quân dân Mãn Thanh chiếm đóng. Tuy vậy, những biện pháp dùng uy để cai trị của người Mãn Thanh không kém tàn ác. Thí dụ như bắt dân Tàu phải để một loòng tóc bím chạy tới lưng, ai không tuân lệnh bị chặt đầu.
    Ban đầu quân Mãn Thanh có chính danh: mang quân vào Trung quốc để giúp trừ khử các băng đảng ăn cướp như Lý Tự Thành. Ðến lúc mới chiếm đóng, họ ra lệnh quân lính trả lại tài sản của dân chúng lính họ đã ?ochôm? trong một hai năm chiến tranh. Họ cũng trưng dụng các cựu thần nhà Minh, xử dụng cả hai thứ tiếng Mãn và Hán. Và lập lại những khoa thi cử như xưa, chứ không đi theo vết bánh xe cũ của nhà Nguyên. Các chức vụ lớn ở triều đình luôn luôn giao cho 2 người, một Mãn, một Hán. Tại lục Bộ, mỗi bộ có một Thượng Thư và hai Thị lang người Mãn, một Thượng Thư và hai Thị lang người Hán. Chức vụ tổng thống một số tỉnh dành cho người Mãn, nhưng tỉnh trưởng từng tỉnh cho một người Hán. Sau trên 260 năm cai trị người Mãn dần dà bị . . . đồng hoá với người Hoa, và các phong trào phản Thanh phục Minh cũng xuội lơ với thời gian bởi người Mãn rất thành công trong việc an dân kiến quốc. Có thể nói nhiều khi hay không bằng hên, 3 ông vua đầu trào Khang Hy, Ung Chính và Càn Long đều là những ?ominh quân?, rất giỏi và . . . sống lâu - tổng cộng triều đại các vị này kéo đến hơn 120 năm [3].
    Lộc Ðỉnh Ký và Vi Tiểu Bảo
    Nhân vật chính Vi Tiểu Bảo lúc đầu truyện chỉ là một thanh niên chừng 13-14 tuổi. Con của một kỹ nữ tại thành Dương Châu, nhưng không biết cha là ai, Vi Tiểu Bảo thất học từ nhỏ, sống và lớn lên trong kỹ viện Lệ Xuân, nơi bà mẹ làm việc. Vi Tiểu Bảo mang nhiều tính điếm đàng và khôn lanh kiểu chợ trời. Thích phụ nữ đẹp, không kể già hay trẻ. Thích đánh bạc và thảy xí ngầu lắc.
    Vào một dịp tình cờ Vi Tiểu Bảo đi theo kiếm khách Mao Thập Bát lên Bắc Kinh. Ðến nơi do một sự hiểu lầm, y bị bắt đem vào cung điện, và trở thành thái giám bắt đắc dĩ, mặc dù ?othằng nhỏ? chưa bị hề hấn gì. Với công việc của một thái giám giả, Vi Tiểu Bảo được dịp làm quen với vua Khang Hy lúc đó mới chừng 15-16 tuổi. Hai người ưa tập luyện võ với nhau. Thường thường Vi Tiểu Bảo bị đánh sưng mình sưng mẩy bởi anh ta không rành võ nghệ, và lại luời biếng học. Sự nghiệp tại Thanh triều bắt đầu lên khi Vi theo lệnh ngầm của Khang Hy ra tay dùng thủ đoạn hạ cấp để bắt được tướng Ngao Bái - rồi sau đó đánh thuốc độc hạ sát Ngao Bái trong tù. Bên ngoài, trong chốn dân gian tướng Ngao Bái có rất nhiều kẻ thù, nên khi nghe tin Vi Tiểu Bảo hạ được Ngao Bái giới giang hồ rất khâm phục và tưởng lầm y là một cao thủ võ lâm hãy còn trẻ tuổi. Lãnh tụ của một phe phản Thanh phục Minh, Thiên Ðịa Hội, và cũng đồng thời quân sư của Trịnh Vương (phe phục Minh) ở Ðài Loan, là Trần Vĩnh Hoa tức Trần Cận Nam lập tức kết nạp y vào Thiên Ðịa Hội [4]. Trong Thiên Ðịa Hội, Vi Tiểu Bảo tuy mới chừng 15 tuổi được phong chức Hương chủ của Thanh Mộc Ðường, vai vế tương đương với 4 Hương Chủ khác đã lừng danh trong chốn giang hồ, và cũng trở thành đệ tử của Trần Cận Nam. Vốn tính đàng điếm, cơ hội chủ nghĩa, Vi Tiểu Bảo nhận chức vụ của Thiên Ðịa Hội qua loa để được tự do trở về hoàng cung. Từ đó về sau, y không bao giờ chịu khó học võ gì với Trần Cận Nam mặc dù mang tiếng đồ đệ. Tuy nhiên cũng kể từ đó trở đi y trở thành một thứ gián điệp nhị trùng giữa Thiên Ðịa Hội và vua Khang Hy. Rồi sau này, gián điệp tam trùng, tứ trùng cho các phe phái khác nhau.
    Vi Tiểu Bảo bắt đầu có một món tiền lớn nhờ ở việc chia chác tài sản của Ngao Bái sau vụ kiểm kê. Y cũng chứng kiến nhiều vụ xì-căng-đan cùng những thâm cung bí sử. Ðáng kể nhất Vi biết Thái hậu hiện tại không phải mẹ ruột của Khang Hy và cũng lại có phần trong việc ám hại mẹ ruột của hoàng đế. Ngoài ra y còn biết phụ hoàng của Khang Hy hãy còn sống, mà chính Khang Hy không hề biết. Phụ hoàng chính là vua Thuận Trị hiện đã quy y cửa Phật và tu tại Ngũ Ðài ở gần chùa Thiếu Lâm. Vi cũng làm quen được với công chúa Kiến Ninh, vai em bà con gần của Khang Hy. Y cũng khám phá một bí mật kinh thiên, động địa. Cả Thái hậu, vua Khang Hy và nhiều phe phái phản Thanh phục Minh đều đang tìm kiếm một bộ sách bí truyền gồm cả thảy 8 quyển mang tên Tứ Thập Nhị Chương Kinh. Ai làm chủ được hết cả bộ sách đó sẽ ráp lại được một bản đồ chỉ nơi chôn dấu kho tàng châu báu của người Mãn Thanh. Ðịa điểm chôn dấu của kho tàng đó cũng là LONG MẠCH của nhà Thanh. Và tất nhiên khi Long Mạch bị phá tan, nhà Thanh sẽ suy tàn. Thái hậu, vua Khang Hy, Ngô Tam Quế, thiền sư Hành Si tức vua Thuận Trị xưa, một hoàng thân, v.v. mỗi người giữ được một quyển của bộ sách đó. Ðịa điểm chôn dấu kho tàng và cũng là Long Mạch của nhà Thanh nằm ở chân núi mang tên Lộc Ðỉnh Sơn - nơi có rất nhiều con lộc tức con hươu - tại biên giới giữa Mãn Châu, Nga La Tư và bắc Trung Hoa, gần Hắc Long giang tức sông Amour. Về sau, nhờ ở lanh tay lẹ chân, và nhiều ngón nghề thu thập được ở kỹ viện (tức nhà chứa gái mãi dâm), mặc dù không có chủ tâm, Vi Tiểu Bảo dần dà qua nhiều chuyến phiêu lưu và năm tháng đã ?ochôm? được toàn bộ Tứ Thập Nhị Chân kinh. Nhờ đó y biết được địa điểm của Lộc Ðỉnh Sơn. Y lại rất mánh trong việc nhờ người hộ vệ nữ phái Song Nhi (về sau thành 1 trong 7 vị hiền thê của y) ráp lại bản đồ Lộc Ðỉnh Sơn từ hàng trăm bản vẽ trên da dê, dấu trong những quyển sách, rồi khâu sách lại - trừ những miếng da dê đó ?" dâng cho Khang Hy.
    Với biệt tài ?ovỗ mông ngựa? tức bợ đỡ cấp trên, Vi Tiểu Bảo đem những gì y biết được về tung tích của cựu hoàng Thuận Trị và hành vi mờ ám của Thái Hậu tâu với Khang Hy. Khang Hy mới sai Vi đi lên núi Ngũ Ðài tìm Thuận Trị. Dọc đường Vi cũng gặp nhiều chông gai nguy hiểm bởi có nhiều phe phái kể cả vài Lạt Ma từ Tây Tạng đang tìm kiếm Thuận Trị để lấy một quyển của bộ Tứ Thập Nhị Chương Kinh kể trên. Nhờ ở tài miệng mép, Vi thoát hiểm trở về trao quyển sách bí truyền đó cho nhà vua. Khang Hy vẫn thấy chưa yên tâm quyết định cải trang thân hành lên Ngũ Ðài để gặp phụ vương Thuận Trị. Nhưng vua phái Vi Tiểu Bảo đi trước, và chỉ định Vi làm ?othiền sư? phụ tá Phương Trượng ở chùa Thiếu Lâm để học . . . nghề tu một thời gian - trước khi chính thức chuyển sang trụ trì chùa Thuận Trị đang tỉnh tu. Trong chuyến đi này Vi đụng độ với nhiều cao thủ trong chốn giang hồ. Trong đó có Trang gia chủ, bởi mang ơn Vi đã giết kẻ thù toàn gia đình là Ngao Bái nên . . . tặng cho Vi một a-hoàn vừa giỏi võ nghệ vừa đẹp tên Song Nhi theo y làm bạn đồng hành và cũng để bảo vệ cho y. Song Nhi sau này thành một người vợ của Vi Tiểu Bảo, và chỉ có Song Nhi được chọn - trong 7 người vợ - đi theo nguyên soái Vi Tiểu Bảo trong chiến trận với Nga La Tư về sau. Vi Tiểu Bảo cũng gặp và trồng cây si với người đẹp A-Kha, con của đệ nhất mỹ nhân Trần Viên Viên và Lý Tự Thành. Vi còn gặp công chúa con của vua cuối nhà Minh Sùng Trinh, với pháp danh Cửu Nạn ni cô, rồi được Cửu Nạn nhận làm đồ đệ. Nhưng rốt cuộc Vi cũng chẳng học được món võ gì hết trừ món ?ochạy trốn kẻ địch?. Vi lại đụng độ với các cao thủ Tây Tạng rồi nhờ thủ đoạn giảo huyệt gài giết được khoảng năm bảy cao tăng Tây Tạng. Trong những chuyến đi - theo sứ mạng Khang Hy giao phó ?" Vi với tư cách một Hương chủ của Thiên Ðịa hội thường mang theo cả chục cao thủ Thiên Ðịa hội trà trộn cải trang thành quân lính nhà Thanh. Những cuộc đụng độ giữa phe Thiên Ðịa Hội với các phe khác cũng cùng chung chí hướng phản Thanh phục Minh, hoặc tiêu diệt Ngô Tam Quế, vẫn thường xảy ra. Nhất là đụng độ giữa Tổng lý Trần Cận Nam với Trịnh Khắc Sảng ?" con trai thứ của Trịnh Vương, chủ nhân của Trần Cận Nam và phục quốc quân ở đảo Ðài Loan.
    Sau đó Vi Tiểu Bảo bị một phe khác bắt đưa về một hải đảo của Thần Long giáo. Một băng đảng thảo khấu lớn đang muốn chiếm đoạt bản đồ của kho tàng nhà Thanh ở Lộc Ðỉnh Sơn, và hiện đang cấu kết với nước Nga để đánh nhà Thanh. Tại đảo của đảng Thần Long, Vi Tiểu Bảo một lần nữa áp dụng võ . . . mồm, và cơ hội chưởng pháp - được Hồng giáo chủ và phu nhân xinh đẹp nhận làm đồ đệ và phong cho y chức Bạch Long Sứ - một trong 5 chức vụ phụ tá Hồng giáo chủ. Vi nhận sứ mệnh mới trở lại hoàng cung tìm cách đánh trộm vài quyển Tứ Thập có bản đồ của kho tàng ở Lộc Ðỉnh Sơn.
    (còn tiếp)
  6. tanhanbacphuong

    tanhanbacphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Vi Tiểu Bảo lợi dụng những hiểu biết về các phe phái chống Thanh, và những quen biết trong triều, gây được lợi cho nhiều thế lực đối chọi lẫn nhau. Thêm vào đó, Vi đã chu toàn được nhiều công tác cho Khang Hy - kể cả có lần y nhảy ra bao che cứu Khang Hy khỏi cái chết trong đường tơ kẻ tóc, nên được thăng quan tiến chức như diều.
    Trở lại hoàng cung Vi được công chúa Kiến Ninh, em bà con Khang Hy, đem lòng trìu mến. Kiến Ninh mới biết thực sự Vi Tiểu Bảo vẫn chưa bị mất . . . thằng nhỏ và hãy còn ?ogin?. Nhưng Khang Hy thì mãi về sau mới biết. Muốn thử một địch thủ chính trị và quân sự lợi hại Ngô Tam Quế, Khang Hy nghĩ ra kế gả em gái Kiến Ninh cho con trai của Quế là Ngô Ứng Hùng, rồi đưa Hùng về Kinh giữ làm con tin. Ngoài ra Khang Hy biết Ngô Tam Quế có giữ 1 cuốn sách của bộ Tứ Thập Nhị Chương Kinh. Khang Hy phái Vi Tiểu Bảo hộ tống công chúa Kiến Ninh đi đến vương phủ của Ngô Tam Quế để làm lễ đính hôn, một công đôi ba việc. Dọc đường Vi ăn nằm với công chúa để về sau công chúa phải mê mệt, có mang với y, và trở thành một người vợ của y. Tại vương phủ của Ngô ở Vân Nam, Vi ăn cắp được quyển sách quý về Lộc Ðỉnh Sơn, bắt được một gián điệp Mông Cổ, và đấu trí với Ngô Tam Quế. Công tử Ngô Ứng Hùng bị hôn thê Kiến Ninh dùng súng người Tây dương tặng, đánh vào đầu bất tỉnh để rồi bị cắt đi ?othằng nhỏ? trở thành . . . thái giám bất đắc dĩ cho chính người vợ Mãn Thanh. Sau đó Ứng Hùng bị Vi tìm cách dẫn về Bắc Kinh rồi sau này bị chặt đầu khi Ngô Tam Quế dấy quân phản lại nhà Thanh.
    Trong một lần phiêu lưu với Song Nhi về mạn bắc để tìm núi Lộc Ðỉnh, và lúc chạy trốn bọn Thần Long giáo, Vi tình cờ quen được công chúa Tô Phi Á (Sophia) của nước Nga. Hai người thấy thích nhau rồi Sophia đem người tình họ Vi về Mát-Cơ-Va. Nhân một cuộc chính biến Vi bày kế và giúp cho Sophia cướp lại được chính quyền. Nhờ đó khi Vi Tiểu Bảo trở về Bắc Kinh, thái hậu nhiếp chính Sophia của Nga giao cho y dâng lên Khang Hy một lá thư cầu hoà đôi bên.
    Khang Hy tiếp tục giao Vi Tiểu Bảo nhiều sứ mệnh khó khăn như đi về quê của Vi là thành Dương Châu để hiểu dụ dân chúng, đi dẹp đảng Thần Long giáo ngoài một hải đảo, hoà giải với các lực lượng Mông Cổ và Tây Tạng, v.v. Tại Dương Châu, Vi Tiểu Bảo được trùng phùng với mẹ. Và ở ngay tại kỹ viện trong một dịp may hiếm có, y . . . xơi tái hết những người đàn bà y thương trộm nhớ thầm, hay trồng cây si lâu năm. Nhân dịp mấy người này bị bất tỉnh vì thuốc mê sau một trận đấu giữa các phe đối nghịch với nhau, mặc dù cùng chung một mục đích phản Thanh hoặc tiêu diệt phản thần Ngô Tam Quế. Trong những người phụ nữ này có cả Tô Thuyên tức phu nhân Hồng giáo chủ của Thần Long giáo ?" đáng tuổi má y. Những người này sau đó đều trở thành vợ của y. Sở dĩ Khang Hy phải hiểu dụ dân Dương Châu bởi lúc quân Mãn Thanh mới tiến chiếm Trung Hoa, họ đã tàn sát hàng ngàn người Dương Châu vô tội, sách vở thường gọi ?oMười ngày thảm khốc ở Dương Châu?.
    Sau trận đánh dẹp Thần Long giáo, Vi Tiểu Bảo bị lạc vào một hoang đảo cùng với 7 người vợ. Hồng giáo chủ bị tử vong vì các bộ hạ không phục và bội phản. Tổng lý của Thiên Ðịa Hội Trần Cận Nam cũng bị công tử con của minh chủ mình là Trịnh Khắc Sảng đâm lén sau lưng tử mạng. Trước khi chết Trần Cận Nam dặn Vi Tiểu Bảo không được trả thù mà làm hỏng chuyện lớn. Ở trên đảo với 7 người vợ, Vi Tiểu Bảo có vài đứa con. Vua Khang Hy biết được Vi ở đó, tiếp tục giam lỏng y cho tới khi y theo một đô đốc về Ðài Loan và giúp mưu bình trị hòn đảo này. Trịnh Khắc Sảng đầu hàng và bị giải về Bắc Kinh. Trong thời gian Vi và 7 vợ sống trên đảo, Khang Hy dẹp hết tất cả các phiên vương và những phong trào phục hưng nhà Minh, kể cả Ngô Tam Quế.
    Trở về Bắc Kinh Vi Tiểu Bảo được phong làm nguyên soái tư lệnh chiến dịch đánh Nga La Tư để hoạch định lại biên giới Nga-Hoa. Nhờ ở người tình không biên giới Sophia, và khả năng quân sự . . . kiểu chợ trời, chiến dịch Nga La Tư thành công mỹ mãn.
    Vi Tiểu Bảo ca khúc khải hoàn trở về Bắc Kinh. Sau cùng y bị cả hai phe Khang Hy và phe chống Thanh triều nhất là dư đảng Thiên Ðịa Hội ép buộc y phải dứt khoát chọn một trong hai đường. Vi Tiểu Bảo theo bản năng tự nhiên của con người y, chọn đường thứ ba: Về Dương Châu rước mẹ, xong rồi giả chết, nhưng thực ra đem bầu đoàn thê tử và một gia tài kếch xù về Vân Nam sống ẩn danh, trong hạnh phúc cuộc đời. Vi Tiểu Bảo cố tình quên đi kho tàng to lớn ở Lộc Ðỉnh Sơn cũng như việc phá bỏ long mạch của nhà Thanh. Bí mật đó chìm luôn dưới dòng thời gian.
    (còn tiếp)
  7. tanhanbacphuong

    tanhanbacphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Ngũ Hành và Vi Tiểu Bảo
    Khác với ba bài về Kim Dung trước đây, ?oÐọc Lại? lần nầy thật ra chỉ đọc lần đầu. Phim video do Lương Triều Vĩ và Andy Lau đóng chỉ mới xem đến tập thứ 3. Nhiều chi tiết hay ho chắc chắn chưa được khám phá hoặc thấu triệt. Trong đó có những gút mắt của thuyết Ngũ Hành. Tuy nhiên nếu tính nhẩm, có thể thấy ngay nếu chờ đọc lại hoặc xem phim tập hai ba lần chắc không bao giờ viết nổi một cái gì về Lộc Ðỉnh Ký hết. Bởi nó sẽ dài, thật dài, đủ in thành một tập sách nhỏ. Quá nhiều điểm thật hay và lý thú. Kim Dung thật sự đã dùng hết 10 thành công lực và các tuyệt chiêu để tạm kết thúc và đánh dấu sự nghiệp trước tác của ông.
    Trước hết xin thử khảo sát sơ qua thuyết Ngũ Hành. Một cấu trúc về tương quan nhân vật gần như ắt có và đủ trong các truyện Kim Dung [5]. Tóm tắt, Ngũ Hành gồm 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, được biểu tượng bằng 5 hướng Tây, Ðông, Bắc, Nam, Trung ?" tương đương với 5 màu: Trắng (bạch), Xanh (thanh), Ðen (hắc), Ðỏ (hồng), Vàng (hoàng). Mỗi người thường mang một mạng. Mạng này khắc (trị) được mạng kia, và tạo thành một vòng tròn kín. Thí dụ Chu Chỉ Nhược mạng Thủy, Trương Vô Kỵ mạng Hỏa. Thủy khắc Hỏa. Chu có thể khắc phục được Trương nhờ ở mạng Thủy hơn là tài năng. Năm yếu tố này cũng tạo nên một vòng nữa chỉ mạng này hỗ trợ (giúp) cho mạng kia. Thí dụ: Hoàng Dung (mạng Mộc) và Quách Tỉnh (mạng Hỏa). Mộc sinh (trợ) Hỏa. Hoàng Dung giúp Quách Tỉnh rất nhiều trong việc học tập võ nghệ.
    Vậy thử xem qua vài nhân vật trong Lộc Ðỉnh Ký và mạng ngũ hành của họ. Trước hết, Vi Tiểu Bảo mạng gì? Mạng Thổ. Bởi Vi Tiểu Bảo người gốc Dương Châu ở miền Trung (mạng Thổ) nước Tàu. Ta có thể kiểm chứng mạng Thổ của Vi Tiểu Bảo rất dễ. Sự nghiệp của Vi bắt đầu lên khi Vi dùng mưu hạ cấp thảy bột vôi vào mắt của tướng Ngao Bái, rồi đâm một nhát dao và bắt sống được Ngao. Sau đó Vi theo lệnh ngầm ném đá dấu tay của vua Khang Hy đi vào lao xá đánh thuốc rồi giết Ngao Bái. Ngao Bái một tướng với võ công vô địch của Thanh triều sao lại bị một đứa trẻ con không biết võ hạ sát dễ dàng như vậy? Chỉ vì mạng Thổ của Vi Tiểu Bảo khắc mạng Thủy (màu Ðen, hướng Bắc) của Ngao Bái. Kim Dung nói rõ Ngao Bái mạng Thủy cũng giống y như mạng Thủy của Chu Chỉ Nhược trong Cô Gái Ðồ Long. Ðó là màu ?ođen xì? của con dao trủy thủ rất bén ?" chém đá như chém bùn - của Ngao Bái. Vi Tiểu Bảo tìm được con dao này khi kiểm kê tài sản Ngao Bái, rồi chôm con dao đó luôn. Ngoài ra họ Ngao cũng ám chỉ một loài động vật sống dưới nước, mạng Thủy. Y hệt bảo đao Ðồ Long Chu Chỉ Nhược chôm được từ Tạ Tốn cũng màu ?ođen xì?, và Chỉ Nhược là con của một ngư ông chuyên nghề đánh cá trên sông. Ngao Bái mang mạng Thủy như Chu Chỉ Nhược.
    Vua Khang Hy và công chúa Kiến Ninh đều những người mang mạng Mộc (phía Ðông màu Xanh). Tại sao? Tại vì họ người Mãn Thanh. Thanh tức màu xanh. Mãn Thanh vị trí nằm ở ÐÔNG Bắc Trung Hoa. Mãn Thanh khắc phục và chiếm được Trung quốc (Trung= mạng Thổ). Mộc khắc Thổ. Khang Hy (mạng Mộc) nếu đấu võ với Vi Tiểu Bảo (Thổ) luôn luôn thắng hạ được Vi Tiểu Bảo. Kiến Ninh cũng vậy. Cũng hạ Vi Tiểu Bảo dễ dàng ?" ngay cả trong chuyện chăn gối phòng the, với chút ít tính sa-điết khổ dâm.
    Hai người vợ khác của Vi Tiểu Bảo: Phương Di và Mộc Kiếm Bình (họ Mộc) cũng đều mạng Mộc. Riêng Phương Di mang tên Di gợi lên từ lối gọi Bắc Dịch, Nam Man, Tây Nhung và Ðông Di của người Tàu từ thời Hán thời Ðường. Phương Di có thanh âm như Ðông Di, chỉ phương Ðông. Ðông tức mạng Mộc. Phương Di cũng xuất thân từ phe phản Thanh của Mộc Vương, mạng Mộc. Trong rất nhiều trường hợp, Vi Tiểu Bảo khi gặp người phụ nữ đẹp đều bị . . . thôi miên tức bị khắc phục trước sắc đẹp của họ. Vi chính mạng Thổ nên ưa bị khắc phục bởi các phụ nữ đẹp thuộc mạng Mộc. Bất kể già trẻ lớn bé.
    Tô Thuyên, tức phu nhân hờ - không chăn gối - của giáo chủ Thần Long giáo Hồng An Thông cũng vậy. Thuyên mang nghĩa một loài cỏ thơm, mạng Mộc. Tô Thuyên đáng tuổi như má của Tiểu Bảo và Kim Dung đã khơi dậy mặc cảm Oedipus trong tình vợ chồng của Bảo và Thuyên. Cũng như đã mô tả Vi Tiểu Bảo mê mệt bà Trần Viên Viên, má vợ của y về sau.
    Thế nhưng trong cái khung đối chiếu của Thần Long giáo, Vi Tiểu Bảo mang toạ độ gì? Vi Tiểu Bảo sẽ theo sắp đặt của Châu Dịch tức Kinh Dịch đổi ra mạng gì khi đứng trong hàng ngũ của Thần Long giáo? Mạng Kim, màu trắng, phương Tây. Bởi Hồng giáo chủ lúc kết nạp y vào bang giáo, vì có chỗ trống do sự qua đời của 1 trong 5 phó chủ tịch biểu hiệu cho ngũ hành, đã bổ nhiệm y làm Bạch Long Sứ. Bạch tức màu trắng, mạng Kim. Kim khắc được Mộc. Vi Tiểu Bảo (mạng Kim) làm cho Tô Thuyên (mạng Mộc) mang bầu rồi trở thành vợ của y. Trong lúc Tô Thuyên bật mí chuyện mang bầu với y, giáo chủ Hồng An Thông nổi giận giao đấu với tất cả các phó thủ lãnh kia. Hồng giáo chủ giết được các Long Sứ khác chỉ trừ Vi Tiểu Bảo bởi Vi Tiểu Bảo mạng Kim có thể khắc được mạng Mộc của Hồng An Thông. Chứ Thông mang nghĩa cây Thông (Mộc) không thể hạ được Vi Tiểu Bảo, mang mạng Kim trong vùng trời biển của Thần Long giáo. Hồng giáo chủ sau khi chiến đấu với các phó chủ tịch kia, đã bị thương, rượt đuổi Vi Tiểu Bảo không được - bởi Vi đã học được ngón nghề chạy trốn của Cửu Nạn ni cô - mệt quá lăn đùng ra chết. Ta để ý Kim Dung không cho vợ hờ Tô Thuyên hay Vi Tiểu Bảo giết Hồng giáo chủ bởi cả Tô Thuyên và Vi Tiểu Bảo đều là đệ tử của Hồng An Thông. Tô Thuyên mặc dù cũng đã là một cao thủ nhưng vẫn học được ít nhiều ngón nghề của Hồng An Thông. Vi Tiểu Bảo ngày trước được Hồng An Thông chỉ dạy một ngón võ nhảy lên vai của đối phương ?" nên một ngày là Thầy, muôn đời vẫn Thầy. Vi Tiểu Bảo dù thế ngũ hành có trên rơ Hồng giáo chủ cũng không thể giết Thầy được.
    Kinh Dịch cũng cho ta thấy khi vào Thiên Ðịa Hội Vi Tiểu Bảo chuyển sang mạng Mộc ?" màu Xanh, phương Ðông. Trần Cận Nam, lãnh tụ Thiên Ðịa Hội phong y làm 1 trong 5 phó lãnh tụ (cũng biểu tượng cho ngũ hành) với tước hiệu Hương Chủ của Thanh Mộc Ðường. Thanh tức màu Xanh, Mộc tức cây cối, màu xanh và mạng Mộc. Trần Cận Nam, trong tên có Nam, ám chỉ người phía Nam, mạng Hỏa, màu Ðỏ. Trong Ngũ Hành, Mộc sinh Hỏa. Mộc giúp đỡ cho Hỏa. Vi Tiểu Bảo đã giúp Trần Cận Nam rất nhiều trong công cuộc phản Thanh phục Minh của Thiên Ðịa Hội do Trần Cận Nam tức Trần Vĩnh Hoa lãnh đạo. Và sau cùng khi Trần Cận Nam bị Trịnh Khắc Sảng đâm lén chết Vi vẫn nghe lời trối trăn của Cận Nam không giết Khắc Sảng để trả thù. Mặc dù y có rất nhiều phương tiện trong tay để làm việc đó.
    Vi Tiểu Bảo trong phương thế mạng Thổ đã vận hành ra sao đối nữ hoàng Sophia (Tô Phi Á) của nước Ra-Sát (Russia) tức Nga? Ðầu tiên y gặp Sophia ở phía Bắc ngay tại biên giới 3 nước Tàu, Nga và Mãn Châu, lúc y đi tìm Lộc Ðỉnh Sơn. Sophia lúc đó trong thế tương đối mang mạng Thủy, bởi đang cư ngụ phía Bắc, và Vi từ phía Nam, mạng Hỏa. ?oThủy- Sophia? chinh phục được ?oHỏa- Tiểu Bảo? nhờ ở thân hình và nhan sắc diễm kiều, và rơ ngũ hành. Sau đó, Sophia đem Tiểu Bảo về Mát-Cơ-Va chơi. Vừa trở lại kinh thành, Sophia hay tin vua cha qua đời. Tiếp theo đó, một cuộc chính biến và Sophia bị giam lỏng. Vi Tiểu Bảo tìm cách cứu Sophia và thành công trong việc giúp Sophia nắm lại được chính quyền Nga ?" trong vai trò hoàng hậu nhiếp chính. Mạng Thổ chính tông của Vi (thể hiện từ việc Tiểu Bảo là người miền Trung và cũng Trung Hoa) đã giúp được Sophia, người Tây Phương, mạng Kim. Thổ sinh Kim. Thổ hỗ trợ Kim.
    Trong những người tình và vợ của Vi Tiểu Bảo, Kim Dung có vẻ chỉ chấm Song Nhi người vợ được Vi Tiểu Bảo yêu mến nhất. Song Nhi chính là người hộ vệ Vi Tiểu Bảo ?" che chở, bảo vệ và cứu mạng y trong những cơn nguy khốn. Xuất thân một a-hoàn của gia đình họ Trang có tinh thần phục quốc, Song Nhi được Trang gia chủ . . . tặng cho Vi Tiểu Bảo để đáp ơn đã giết kẻ tử thù Ngao Bái, và sau này gian quan Ngô Chí Vinh. Song Nhi mạng gì? Mạng Hỏa, phía Nam. Bởi Trang chủ người gốc ở trấn Nam Tầm, phủ Hồ Châu. Song Nhi mạng Hỏa giúp Vi Tiểu Bảo mạng Thổ. Giúp trong nghĩa nâng khăn sửa túi đến trọn đời. Hỏa sinh Thổ. Ðó là một luật của Ngũ Hành. Bằng chứng hiển nhiên nhất khi Vi Tiểu Bảo làm nguyên soái trong chiến dịch Tây chinh đi đánh với Nga về sau, Vi Tiểu Bảo chỉ chọn có Song Nhi cho đi theo, trong sự bất mãn của sáu người vợ kia.
    Trong việc giải quyết mâu thuẫn gây nên bởi thuyết Ngũ hành, Kim Dung nhất quyết không để lộ một chút sơ sót. Mâu thuẫn đó dễ xảy ra bởi truyện Tàu thường có rất nhiều nhân vật, và nhiều màn tình huống gay cấn khác nhau. Số nhân vật trong tiểu thuyết hình như mang tỉ lệ thuận với dân số của quốc gia. Dân số Việt Nam ít hơn dân Tàu nên tiểu thuyết Việt Nam có ít nhân vật hơn tiểu thuyết Tàu? Ðối với một tiểu thuyết kiếm hiệp có nhiều nhân vật chiến đấu lẫn nhau mà lại dựa trên Ngũ Hành sinh khắc, người viết phải rất thận trọng. Bởi A mang mạng X thắng B mang mạng Y thì được, nếu mạng X khắc mạng Y. Nhưng cũng đem A đó cho đánh với C mang mạng Z, người viết lập tức có một mâu thuẫn cần phải giải quyết. Bởi mỗi một mạng chỉ khắc (trị được) một mạng khác nữa mà thôi. A mạng X đã khắc B mạng Y rồi nên khó lòng khắc C mạng Z.
    Trong tất cả truyện của Kim Dung, mâu thuẫn Ngũ Hành đều được giải quyết ổn thoả. Trong ?oVõ lâm Ngũ Bá?, Vương Trùng Dương biệt hiệu Trung Thần Thông, người miền Trung ở gần Cổ Mộ (dưới đất) mạng Thổ. Dưới cơ mạng Mộc của Hoàng Dược Sư, ưa mặc áo xanh sống gần gũi những cây đào (mạng Mộc). Và mạng Thổ của Trung Thần Thông không thể trị được Tây Ðộc Âu Dương Phong, mạng Kim, áo màu trắng. Ðể hoá giải, Kim Dung cho Trung Thần Thông phải mượn ngón Nhất Dương Chỉ của Ðoàn Nam Ðế - phía Nam mạng Hỏa, mới thọc được một cú vào mặt Tây Ðộc cho y tởn tới già! Hỏa mới khắc được Kim. Ðông Tà nếu đánh nhau gay gắt có thể hạ được Vương Trùng Dương. Nhưng Kim Dung cho Vương bệnh chết sớm và lúc sống Ðông Tà vẫn mến phục Vương bởi Vương cũng giỏi chữ nghĩa bằng hoặc hơn Ðông Tà. Tuy vậy để thế Ngũ Hành vẫn được cân bằng, sau khi Vương chết đi, Kim Dung nâng cao vai trò Lão Ngoan Ðồng Châu Bá Thông, cũng mạng Thổ. Mộc khắc Thổ như thường: Ðông Tà mạng Mộc dễ dàng bắt được Châu Bá Thông, mạng Thổ và giam trên đảo Ðào Hoa suốt 20 năm. Trên đảo Ðào Hoa 20 năm, kinh dịch cho Châu Bá Thông biến dần sang mạng Mộc như ai - với cái tên sẵn có Thông, thuộc loài cây. Ngoài ra Kim Dung cho Thông phát minh ra một loại võ gọi Song Hổ đả bác. Mỗi tay đánh một kiểu quyền khác nhau. Hai tay như hai người. Ðể ý Song Hổ mang nghĩa 2 con cọp. Cọp sống ở đâu? Ở trong rừng. Rừng có nhiều Cây, mạng Mộc. Mộc của Thông dữ hơn Mộc của cây đào và cành hoa của Hoàng Dược Sư. Nên sau cùng Thông đánh được Hoàng Dược Sư và tự giải thoát cho mình. Ðánh lại được chứ không khắc được, bởi Thông mới chuyển sang mạng Mộc như Ðông Tà. Tương tự Tây Ðộc mạng Kim thật ra trên cơ Ðông Tà. Kim Dung cho hai người đó ít đánh nhau gay gắt và lại gán cho họ một thứ tình tương kính đồng nghiệp, giữa kẻ cướp với bà lão ăn trộm, của những người cùng chung nghề nghiệp với nhau. Nghề nghiệp của Ðông Tà và Tây Ðộc là lo đi chôm Cửu Âm Chân Kinh!
    Trong Lộc Ðỉnh Ký, khó nhất của Ngũ Hành là cái màn giáo chủ Hồng An Thông phải thanh toán năm vị phó chủ tịch kia, mang 5 mạng khác nhau của Ngũ Hành. Ðể cho thật chắc ăn, Kim Dung cho Hồng An Thông mang thật nhiều mạng. Cũng như cho Vi Tiểu Bảo chính mạng Thổ nhưng vào Thần Long giáo, châu dịch chuyển sang mạng Kim với chức Bạch Long sứ - màu trắng. Kim Dung cho Thông ?" chính mạng Mộc - họ Hồng để ám chỉ mạng Hỏa xơ-cua của Thông. Rồi còn cho Thông thêm một mạng phụ nữa, mạng Thủy với tước hiệu giáo chủ Thần LONG giáo. Long là rồng - sống ở dưới nước. Thần Long giáo cũng có sào huyệt trên đảo giữa vùng Nước biển mênh mông. Vi Tiểu Bảo với chức Bạch Long sứ (mạng Kim trong Thần Long giáo) không chết, bởi Bảo mạng Kim khắc được Thông mạng Mộc. Chứ Thông không thể giết được Bảo. Cái chết của 4 vị Long Sứ kia mỗi người một kiểu nhưng đều phù hợp lô-gích của Ngũ Hành. Ðối với Hoàng Long Sứ (hoàng = màu vàng) mạng Thổ, Kim Dung cho Thông, mạng Mộc chỉ cần chọi vào Hoàng một cục đá. Hoàng chết ngay, Mộc trị Thổ. Ðối với Hắc Long Sứ mạng Thủy thì sao? Hắc màu đen chỉ phương Bắc mạng Thủy. Nước giúp cây sinh sống. Thủy sinh Mộc chứ không khắc Mộc. Kim Dung khôn khéo né tránh việc mô tả Hắc Long Sứ bị chết như thế nào và chỉ mượn lời Thông nói lớn cho Hồng phu nhân nghe, đại khái: Hắc Long Sứ suốt đời theo hầu hạ giúp đỡ ta, về già tự nhiên nó đâm lòng phản, và nó đã chết rồi. Ta để ý Kim Dung muốn cho chắc ăn thêm vào ?oHắc long sứ về già đâm lòng phản? tức Hắc Long sứ hoặc bởi già có thay đổi, châu dịch đã chuyển y sang mạng khác (để phản lại Thông), hoặc mạng xơ-cua Thủy của Thần Long giáo chủ đã làm cho y (cũng mạng Thủy) mệt rồi chết. Còn lại Thanh Long Sứ, màu xanh, mạng Mộc như Thông và Xích Long Sứ, màu đỏ, mạng Hỏa. Ta để ý Kim Dung tránh dùng Hồng Long Sứ mà chỉ dùng Xích Long sứ, cùng chỉ màu đỏ, để tránh trùng hợp với Hồng giáo chủ. Cái chết của hai vị phó thủ lãnh này cũng sẽ đưa đến cái chết của Hồng An Thông. Bởi mấy mạng này không ai khắc ai. Thanh Long sứ bị Thông đá gảy xương sườn nhưng hai tay ôm chặt lấy chân Thông để cho Xích Long sứ chém vào vai Thông một đao. Thanh Long sứ sau đó còn lượm được phán quan bút đâm vào sườn của Thông. Mộc trả đũa với Mộc. Rồi hai vị phó đó chết vì bị thương và kiệt sức. Thông sau đó cũng chết vì bị thương và đuối sức bởi rượt khắc tinh của y là Bạch Long Sứ Vi Tiểu Bảo, rượt mãi không được.
    Viết tiểu thuyết kiếm hiệp theo sát với Ngũ Hành thật ra rất khó. Hình như chưa có tiểu thuyết gia Trung quốc nào lại khoái Ngũ Hành dữ dội như Kim Dung. Và Kim Dung đã chứng tỏ ông không để một sơ hở nào trong việc áp dụng tương quan sinh khắc của ngũ hành vào các nhân vật.
    (còn tiếp)
  8. tanhanbacphuong

    tanhanbacphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Vài chi tiết lý thú
    Người ta để ý Kim Dung qua Lộc Ðỉnh Ký đã tiếp tục khai triển những đề mục cũ và đồng thời đưa ra thêm các đề mục mới như sau:
    ? Ðề mục một vai chính rất mù mờ về võ nghệ. Nối tiếp từ Ðoàn Dự trong Lục Mạch Thần Kiếm và Thiên Long Bát Bộ. Tuy nhiên Ðoàn Dự còn biết chữ nghĩa và biết được một hai ngón võ nghề như Lục Mạch Thần Kiếm và Lăng Ba Vi Bộ. Tuy nhiên võ của Ðoàn Dự khổ nỗi khi đánh ra được, khi không. Vi Tiểu Bảo mù chữ từ đầu đến đuôi mặc dù làm quan rất lớn. Võ nghệ chỉ học được một hai chiêu nhưng không đủ tự bảo vệ mình thì còn nói chi đến chỗ cứu người khác. Kim Dung đã tạo ra một đường hướng mới cho truyện võ hiệp: Nhân vật chính không cần giỏi võ nghệ, mà chỉ cần thông thuộc võ mồm.
    ? Ðề mục liên quan đến kỹ viện, tức nơi lui tới của giới làng chơi, đã được giới thiệu qua Tiếu Ngạo Giang Hồ. Ở đó Kim Dung dùng kỹ thuật của ngành hài kịch, cho len vào một tình huống tương phản, mâu thuẫn: Ðưa cao đồ của một chính phái Lệnh Hồ Xung vào kỹ viện trốn tránh với một ni cô ở tuổi xuân thì.. Trong Lộc Ðỉnh Ký, Kim Dung phát triển đề mục kỹ viện đến tột độ. Một ông quan lớn triều Thanh Vi Tiểu Bảo xuất thân là con một kỹ nữ làm việc tại kỹ viện Lệ Xuân ở Dương Châu. Vi sinh đẻ và lớn lên tại kỹ viện. Những lúc thối chí chốn quan trường, y ưa ôm mộng đem tiền kiếm được về mua kỹ viện Lệ Xuân và mở thêm ra vài kỹ viện hạng nhất nữa. Ðệ nhất mỹ nhân làm nghiêng thành đổ nước Trần Viên Viên cũng xuất thân từ một kỹ viện lớn ở Tô Châu. Ở tuổi trên dưới 40, Trần Viên Viên, sau này là nhạc mẫu của Vi, cũng còn đẹp để làm chàng thanh niên Vi Tiểu Bảo mê say ngây ngất. Tiếu lâm nhất Kim Dung viết ra nhiều đoạn cài xen kẻ sinh hoạt chính trị với sinh hoạt chốn kỹ viện với nhau. Trịnh Khắc Sảng và A Kha vì muốn lùng bắt Vi Tiểu Bảo mới cải trang làm hai người đàn ông đi tìm hoa tại kỹ viện Lệ Xuân. Tình cờ Vi Tiểu Bảo phát hiện ra được và tìm cách đánh thuốc mê hai người. Bởi lúc nào y cũng thấp thỏm lo sợ kẻ tình địch y Trịnh Khắc Sảng sẽ lựa chọn má y để vui vầy qua đêm. Như vậy y sẽ trở thành con hờ của Khắc Sảng thì quá khổ. Sau khi bất tỉnh vì thuốc mê, A-Kha bị tơi bời hoa lá với Vi Tiểu Bảo, để rồi sau cùng lấy y làm chồng như 6 người đẹp khác
    ? Tạo dựng kỹ viện song song với triều đình nhà Thanh, và vương điện của Phiên Vương Ngô Tam Quế, Kim Dung cho ta thấy nhiều điểm thật hay và ngộ, nhưng không kém chua chát của sự thật cuộc đời. Cả kỹ viện lẫn triều đình, nơi hành sự của chính trị trung ương, đều là chốn của những con người . . . giả [10]. Xưa nay người ta thường so sánh chính trường với sân khấu màn nhung, nhưng Kim Dung có lẽ nhà văn đầu tiên đem so sánh chính quyền với kỹ viện. Ði sâu hơn nữa, Kim Dung cho thấy cái trường đào tạo nên chính trị gia ưu việt Vi Tiểu Bảo không đâu khác hơn chính cái kỹ viện Lệ Xuân ở Dương Châu, nơi sinh trưởng của y. Giao tác giữa kỹ viện và chính trị cả nước còn được nhấn mạnh qua vai trò của kỹ nữ Trần Viên Viên, với sắc đẹp nghiêng thành đổ nước, đã làm điên đảo vua cuối nhà Minh, Lý Tự Thành, rồi Ngô Tam Quế, và bao nhiêu kiếm khách hiệp sĩ khác. Một người anh em kết nghĩa với Vi Tiểu Bảo là Hồ Dật Chi si mê bà Viên đến độ chỉ xin làm lao công tưới vườn nhà bà Viên để có thể ngày ngày nhìn ngắm bà trong lúc tưới cây!
    ? Tiểu tiết ?ocắt đứt thằng nhỏ? thường gọi nôm na ?othiến sống? cũng được Kim Dung phát huy tối đa. Trong ?oTiếu Ngạo Giang Hồ?, Kim Dung nghĩ ra một thứ kiếm pháp mang tên Tịch Tà Kiếm Pháp chỉ dành đặc biệt cho người bán nam bán nữ mới tập được. Những người đó ngông cuồng . . . tự cắt mất ?obảo bối? quý nhất của đàn ông để có thể luyện tập được món kiếm pháp cực kì lợi hại đó. Ðiều kiện cần và đủ để luyện tập Tịch Tà Kiếm pháp là người luyện phải tự . . . ?othiến sống? hay chia lìa ?othằng nhỏ? của mình. Giải thuyết đưa ra trong ?oThử Ðọc Lại Kim Dung III? là Tịch Tà Kiếm pháp đòi hỏi người xử dụng phải vừa có tay chân nhanh nhẹn và khéo léo như một phụ nữ, vừa có đầy nội lực hùng hậu của một người đàn ông. Và theo Kim Dung, chỉ có một cách nhanh nhất để hội đủ hai điều kiện tương phản đó: người luyện kiếm phải . . . chia tay với thằng nhỏ. Kiếm pháp này đã do một thái giám phát minh ra đầu tiên! Trong Lộc Ðỉnh Ký, Kim Dung chiếu sáng đời sống của các thái giám trong triều nhà Thanh. Nhất là tâm lý của các phụ nữ khi gần gũi thái giám. Họ không lo sợ gì hết. Từ công chúa cho đến các công nương kiếm khách xâm nhập hoàng thành từ phía bên ngoài. Họ coi thường thái giám qua nhận diện cách ăn mặc. Họ biết thái giám chẳng làm gì được họ bởi không có vũ khí ?othằng nhỏ? đó. Thái giám hỏi họ làm vợ họ cứ nhận bừa. Nhưng tiếu lâm ở chỗ trong đó có một tay thái giám giả hiệu xuất thân từ kỹ viện là Vi Tiểu Bảo. Thế mới biết đi đêm có ngày gặp ma. Kim Dung còn cho biết thái giám bởi không còn gì hết nên rất tham tiền, tham vàng bạc của cải. Chính nhờ đó, một thái giám giả hiệu người Hán Vi Tiểu Bảo đã dễ dàng mua chuộc họ bằng tiền bạc chôm từ những nơi khác.
    ? Trong ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? Kim Dung bắt đầu giới thiệu cá tính chợ trời của một kiếm khách vai chính Lệnh Hồ Xung. Ðây thật ra là một tuyệt chiêu mới về tiểu thuyết kiếm hiệp. Nó phá tung những huyền thoại cổ điển về những người võ hiệp, như kiểu Cam Tử Long ?" Lã Mai Nương, Càn Long du Giang Nam, Quách Tĩnh, Trương Vô Kỵ, v.v.Theo đó những vai chính thường là những người đôn hậu chất phác, đôi khi hơi . . . cù lần. Trung thực và tình nghĩa tới cùng. Lời nói nào cũng xuất phát ở tận đáy lòng. Lệnh Hồ Xung không hoàn toàn như vậy. Hồ Xung mồm mép và mưu lược hơn người tuy bản chất vẫn trung hậu và đầy tình nghĩa. Một týp tiến sĩ chợ trời của giới giang hồ. Sang ?oLộc Ðỉnh Ký? Kim Dung mô tả Vi Tiểu Bảo ?" so với tiến sĩ chợ trời Lệnh Hồ Xung ?" như một người xứng đáng nhận giải Nobel về thành tích chợ trời của y. Từ xuất xứ không biết cha mình là ai, môi trường sống không học không hành, đánh bài gian và thảy xúc xắc, cho đến móc túi và tham nhũng . Nhưng hơn cả Lệnh Hồ Xung, Vi Tiểu Bảo được tiếp cận và giao tác với những vấn đề to lớn hơn: những người đàn bà đẹp (thường lớn tuổi hơn y), tiền tài, danh vọng, việc mất nước về tay nhà Thanh, gián điệp muôn trùng, chính trị và quyền bính. Những thử thách to tát đó thường dễ dàng làm hư thối con người. Nhưng Kim Dung cho thấy đối với một vua chợ trời kiểu Vi Tiểu Bảo, các khó khăn đầy mâu thuẫn đó đều được hoá giải như chơi. Như một cơn bài mà Vi thường vui vẻ đánh với thủ hạ.
    ? Kim Dung viết xong Lộc Ðỉnh Ký vào năm 1972. Lúc đó một nhận xét về đấm đá của người Tây phương chắc không có gì lạ. Nhưng đọc nhận xét này vào năm 2003, mới nhớ chuyện xưa. Người Tây phương trước thập niên 70 của thế kỷ trước, lúc đánh nhau, họ không hề hoặc rất ít khi dùng chân để đá nhau. Kim Dung đưa ra nhận xét này trong đoạn quân Thanh đánh nhau với quân Nga, dưới quyền chỉ huy của nguyên soái Vi Tiểu Bảo. Những phim Hollywood trước thập niên 70, không bao giờ thấy các vai trò trong phim dùng chân đá nhau theo kiểu Karate, Taek Won Do, hay Kung Fu. Ðiển hình các phim như Shane (Alan Ladd, Van Heflin), Giant (Rock Hudson, James Dean) và hàng trăm phim khác, nhất là loại phim cao-bồi, người ta thấy những vai trong phim đánh nhau mệt nghỉ. Toàn đánh đấm bằng tay thôi. Những cú đá bắt đầu len vào phim Âu Mỹ có lẽ bắt đầu từ phim loạt TiVi The Avengers ở cuối thập niên 1960. Với những cú đá kiểu karate của nữ tài tử Diana Rigg. Sau đó người lăng xê các cú đá kiểu kung fu vào ?ovăn hoá? phim ảnh rồi đời sống toàn cầu chính là Lý Tiểu Long tức Bruce Lee. Rồi đến phim loạt cho Tivi Kung Fu với tài tử David Carradine. Và bây giờ phim nào có đánh nhau đều có đấm và . . . đá. Kim Dung đưa ra quy ước bất thành văn này để đối chiếu với các quy ước trong giới kiếm hiệp giang hồ Trung Hoa. Ðó là đánh lén, thảy bột vôi vào mắt địch rồi lợi dụng cơ hội nhào tới đâm địch nhân. Núp dưới gầm bàn rồi dùng dao chém chân địch. Tất cả những ngón này Vi Tiểu bảo đều xử dụng rất thuần thục. Trong đoạn đầu mặc dù y dùng thủ đoạn hạ cấp để cứu Mao Thập Bát, nhưng Mao Thập Bát vẫn mắng chửi y và từ chối không nhận y làm đồ đệ. Ðến sau này khi phải cấp bách cứu mạng Trần Cận Nam, chủ tịch Thiên Ðịa Hội, một người tiếng tăm lừng lẫy trong chốn giang hồ, Vi tiểu Bảo lại dùng ngón ?onghề của chàng? nữa. Sau đó y xấu hỗ dấu nhẹm với Trần cận Nam chuyện làm sai quy ước giang hồ của y.
    ? Một điểm tiếu lâm ?okhông chịu được? nằm ngay trong tên họ của nhân vật chính, Vi Tiểu Bảo. Vi là ?oNhỏ?, Tiểu cũng ?oNhỏ?, và Bảo là cái gì ?oquý giá?, một thứ của gì quí quí. Vi Tiểu Bảo, tên một nhân vật phái nam, có thể dịch ra theo kiểu ?othuần Nôm? là ?ocủa quí nho nhỏ ?o hoặc ?othằng nhỏ? . . . của đàn ông. Kim Dung xác nhận điểm này khi Vi Tiểu Bảo với tư cách nguyên soái, ký tên vào bản hoà ước hoạch định biên giới Nga-Trung. Vốn mù chữ và đến tên Bảo họ Vi y cũng không biết. Y chỉ biết có Tiểu tên đệm thôi. Nhưng biết cũng không rõ ràng. Viết đúng chữ Tiểu phải viết một gạch thẳng và hai gạch nhỏ ở hai bên. Thế bởi mù chữ y ký tên nguệch ngoạc nhưng cũng đúng thật tên của y, bằng lối tượng hình của chữ Hán, bằng một đường nét đậm thẳng đứng với hai vòng tròn hai bên! Hết ý kiến. Hoà ước này có thật và có chữ ký của nhiều quan lớn đôi bên. Nhưng có lẽ chữ ký của Vi Tiểu Bảo rất khó xem nên sử gia đã không để ý và lướt qua. Phải chăng đề tài chính của truyện Lộc Ðỉnh Ký cũng là một khảo luận nhỏ về tên của Vi Tiểu Bảo, về cái khổ và cái quý của con người. Về những người có của quí, và không có của quí.
    ? Thuyết Bất-nhị-nguyên của nhà Phật cũng được Vi Tiểu Bảo xử dụng khi y bốc thơm cao tăng Tây Tạng và cao thủ Mông Cổ để cầu xin tha mạng. Y nhắc lại trận đánh năm cũ của cao thủ Mông Cổ với ?osư huynh? của y là phương trượng Thiếu Lâm. Thật ra trong trận đánh đó phương trượng Thiếu Lâm hạ cao thủ Mông Cổ dễ dàng. Nhưng Vi tâng bốc người Mông Cổ bằng cách nói dóc là y nhớ người Mông Cổ hạ phương trượng Thiếu Lâm. Sau đó y lâm râm khấn với phương trượng Thiếu Lâm rằng sở dĩ y nói dóc vì y tin rằng không tức sắc, sắc là không, thắng cũng như thua, thua như thắng, Thiếu Lâm thắng Mông Cổ không khác gì Thiếu Lâm thua Mông Cổ. Phải chăng Vi Tiểu Bảo trong một giây phút gần gũi với sự sống và cái chết, bất chợt đã tự giác ngộ?.
    (còn tiếp)
  9. tanhanbacphuong

    tanhanbacphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Ảnh hưởng và vinh danh
    Trong sinh hoạt văn nghệ, nghệ thuật và văn hoá nói chung, người ta thường nghe nói nhà văn này hoặc nhà đạo diễn phim ảnh này chịu ảnh hưởng của nhà văn hay đạo diễn kia. Nhiều vị, nhất là những nhà đạo diễn một khi họ đã nổi tiếng, đều tự nhiên tuyên bố danh tánh của các vị tiền bối đã ảnh hưởng đến tác phẩm của họ. Thí dụ như đạo diễn Quentin Tarantino của các phim nổi tiếng Reservoir Dogs, Pulp Fiction, thường ca tụng John Woo của Once a Thief (Chou Yun Fat, Leslie Cheung), Face/Off (John Travolta) và Broken Arrow (John Travolta). Brian de Palma, đạo diễn những phim như Dressed to Kill với Angie Dickinson; Mission: Impossible với Tom Cruise, thường được xem có thể trở thành một Hitch**** thứ hai. Thông thường nhà làm phim thường cho xen vào phim mới của mình một cái ?oxen? hầu như ?obắt chước? y hệt cái xen hay ho của vị tiền bối gây ảnh hưởng đó. Họ gọi công việc đó, ?ovinh danh? tiền bối (pay tribute to). Và một khi một đạo diễn hoặc tác giả có nhiều người vinh danh - những hoạt cảnh tuyệt chiêu đi luôn vào văn hoá của bộ môn nghệ thuật đó. Nhiều khi đi tuốt đến dân gian. Thí dụ những từ như Tú Bà, Sở Khanh phát xuất từ Kiều bây giờ trở thành những danh từ chung. I couldn?Tt give a damn (đại khái: Tôi chẳng màng nữa) của ?oCuốn Theo Chiều Gió? do Rhett Butler (Clark Gable) thốt ra vào lúc cuối phim trở thành câu nói thông thường của tiếng Mỹ.
    Ðối với vua phim kinh dị Alfred Hitch****, người ta có thể nhận ngay 3 xen nổi tiếng nhất, dễ bị ?ocóp? nhất:
    Xen 1: Marion Crane (Janet Leigh) đang tắm vòi sen trong phim Psycho, bị Norman Bates (Anthony Perkins) xem trộm rồi một lão bà nhảy vào đâm chết.
    Xen 2: Roger Thornhill (Cary Grant) trong phim North by NorthWest ?" sau khi bị bắt tra tấn tại một biệt thự nọ, trốn về đi báo với cảnh sát. Lúc cảnh sát dẫn y trở lại biệt thự đó, không thấy những người gian ác đánh đập y đâu hết, và trang trí bày biện đồ vật trong phòng khách tra tấn y cũng hoàn toàn thay đổi ?" làm cho mọi người bị bẽ mặt.
    Xen 3: Cũng trong phim North by Northwest, cảnh Cary Grant trên một ngọn đồi trơ trọi phải chạy trối chết vì bị một chiếc máy bay nhỏ lờn vờn rượt bắn.
    Xen số 1, một phụ nữ đang tắm vòi sen bị hung thủ lẻn vào phòng tắm rồi tấn công bằng dao hiện đã trở thành một kỹ thuật tiêu chuẩn của phim kinh dị. Có đến hàng trăm phim đâm ra bắt chước xen tắm này. Xen thứ 2 và thứ 3 cũng được phim James Bond chôm nhiều lần. Moonraker dùng xen thứ 2, From Russia with Love xử dụng xen thứ 3.
    Thế Kim Dung có xử dụng hoặc vinh danh Hitch**** hay không? Thưa có.
    - Trực tiếp: Trong ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? lúc Lâm Bình Chi đâm chết con trai Dư Thanh Hải tại một quán nhỏ bên đường. Sau đó Lâm Bình Chi về nhà kêu Cha là trưởng của Phước Oai tiêu cục dẫn một đoàn tùy tùng trở lại quán đó để dò la. Tới nơi không thấy chủ quán và người hầu bàn xinh đẹp (tức Nhạc Linh San) đâu hết. Bàn ghế bày biện của quán biến đâu mất, chỉ thấy đó là một nhà bỏ hoang. Xác chết của con Dư Thanh Hải chôn đâu đó cũng biến mất. Ðây là vinh danh Hitch**** xen thứ 2.
    - Gián tiếp và phát triển thêm: Xen thứ 1 (và xen thứ 3). Ở chỗ nào? Ở chỗ Ngô Ứng Hùng con trai Ngô tam Quế đã được chọn làm phò mã sắp cưới công chúa Kiến Ninh bị công chúa đập bá súng bất tỉnh rồi . . . cắt đứt đi thằng nhỏ của Hùng! Muốn nhìn rõ sự vinh danh Hitch**** này ta thử phân tích các thành tố chính yếu đã đưa phim Psycho đến hạng nhất về phim kinh dị có phẩm chất từ trước đến giờ. Các thành tố của xen kinh dị 1 gồm:
    (i) Nạn nhân trong trạng thái không phòng bị: đang tắm vòi sen
    (ii) Nạn nhân không có gì che chở thân thể: đang trần truồng để tắm. Từ chết đến bị thương dù có chống đỡ, nếu bị đâm hay chém.
    (iii) Ðịa điểm án mạng rất chật hẹp: chỗ tắm vòi sen không có đường chạy.
    Kim Dung vừa vinh danh Hitch**** vừa phát triển cường độ kinh dị đến tột điểm của rùng rợn [6]. Và lại áp dụng cho nam phái! Phù hợp với đề tài thái giám của câu chuyện. Kiến Ninh phải cắt thằng nhỏ của Ngô Ứng Hùng đi bởi nàng không muốn làm vợ Hùng, một phần vì đã quen *** với Vi Tiểu Bảo qua những yêu cầu sa-điết của nàng. Cảnh Ngô Ứng Hùng lúc bị Kiến Ninh thiến sống hoàn toàn nắm đủ tất cả 3 thành tố kể trên:
    (i) Nạn nhân trong trạng thái không phòng bị: bất tỉnh nhơn sự vì đầu bị đánh
    (ii) Nạn nhân không có gì che thân thể: Kiến Ninh cỡi quần áo y ra trong lúc y bất tỉnh;
    (iii) Ðịa điểm ?ohành quyết? rất chật hẹp: Khi bất tỉnh rồi thì chạy đi đâu.
    Nhìn lại người ta để ý ngay cả vụ 9-11 cũng hoàn toàn hội đủ 3 thành tố đó. Nó gây kinh hoàng và mãi mãi biến đổi cục diện toàn cầu.
    Ngoài Hitch**** người ta để ý đặc biệt trong Lộc Ðỉnh Ký, Kim Dung vinh danh một lô các phim hoặc truyện hiệp sĩ phương Tây, như của Alexandre Dumas, của Robert Louis Stevenson, của Edmond Dantès (Bá Tước Monte Cristo). Ðặc biệt của Alexandre Dumas trong ?o3 người Ngự Lâm Quân? (Les Trois Mousquetaires) và ?oNgười đàn ông trong chiếc mặt nạ sắt? (The Man in the Iron Mask ?" Le Vicomte de Bragellone). Cũng như trong ?oTiếu Ngạo Giang Hồ?, Kim Dung đã vay mượn một ít của truyện Scaramouche của Rafael Sabatini [5].
    Trong truyện ?o3 người Ngự Lâm Quân? ta còn nhớ D?TArtagnan lúc đầu truyện có hẹn đấu gươm với 3 anh ngự lâm kia Athos, Porthos và Aramis trên đường đi tìm ông xếp Ngự Lâm quân để xin gia nhập. Mới đọ gươm với một trong 3 anh kia được vài chiêu, quân lính hoàng triều của phe Richelieu xuất hiện, D?TArtagnan quay lại hợp sức với 3 ngự lâm - một cho tất cả, tất cả cho một ?" đánh lại bọn lính của Richelieu một trận tơi bời te tua!
    Trong Lộc Ðỉnh Ký cũng vậy, đầu truyện Mao Thập Bát rất mong mỏi gặp Trần Cận Nam lãnh tụ phe Thiên Ðịa Hội như để ngưỡng mộ anh hùng và nếu được gia nhập luôn. Y có hẹn với 2 người kiếm khách khác ở ngoài thành Dương Châu để đấu kiếm hơn thua. Hai người kiếm khách này thuộc phe Thiên Ðịa Hội của Trần Cận Nam. Ðang mới bắt đầu so kiếm thì quân lính triều Thanh xuất hiện muốn tìm bắt Mao Thập Bát vì nghi Mao là thủ phạm một vụ án mạng. Mao cùng hai đối thủ hẹn đọ kiếm kia quay lại hợp sức với nhau, đánh trả quân Thanh. Với sự trợ giúp ti tiện của Vi Tiểu Bảo, phe phản Thanh đại thắng.
    Một chi tiết khác cũng giống như ?o3 người Ngự Lâm? là Hoàng hậu Sophia nước Nga có liên hệ tình cảm với một bá tước (Vi Tiểu Bảo) của nước Trung Hoa đối nghịch. Giống y như hoàng hậu Pháp có tình nhân Quận công Buckingham của Anh quốc đang sắp có chiến tranh với Pháp.
    Kim Dung còn vinh danh Alexandre Dumas với truyện ?oNgười đàn ông trong chiếc mặt nạ sắt? qua việc dựng lên, trong Lộc Ðỉnh Ký, một Thái hậu giả mang mặt nạ đánh lừa mọi người qua nhiều năm tháng. Thái hậu thật vẫn còn sống và bị Thái hậu giả giam nhốt dưới hầm chứa quần áo. Ðọc đến đoạn này, người ta không khỏi liên tưởng đến trí tưởng tượng của Alexandre Dumas trong việc dựng lên anh em sinh đôi thay nhau làm vua Louis XIV của nước Pháp. Người không được làm vua bị mang chiếc mặt nạ sắt và lưu đày ra một hoang đảo thật xa.
    Ảnh hưởng của ?oÐảo Kho tàng? của Stevenson, hoặc ?oBá Tước Monte Cristo? của Dantes có thể tìm thấy bàng bạc qua chuyện Vi Tiểu Bảo khám phá ra một kho tàng thật khổng lồ của nhà Thanh. Muốn tìm kho tàng đó phải kiếm ra một bản đồ tản mác trong 8 quyển sách kinh thất tung lâu năm. Nhân vật chính cũng trở thành vương tước như ai mặc dù y chẳng có học, chẳng biết võ nghệ gì hết. Ðảo Thần Long chứa chấp một băng đảng ăn cướp, với giáo chủ võ nghệ tuyệt luân - khiến người đọc dễ liên tưởng đến truyện ?oÐảo Kho Tàng? của Stevenson. Có lẽ đây, lần đầu truyện kiếm hiệp Tàu có màn cao thủ bậc nhất võ lâm là ăn cướp sinh sống ở ngoài hải đảo. Cao hơn Hoàng Dược Sư rất nhiều bậc.
    Ở những đoạn Khang Hy mưu tính đòn chính trị, thường thường hội ý với Vi Tiểu Bảo, người đọc có thể nhận ra dáng dấp ?oThe Prince? (Vương Công) của Machiavelli. Quyển sách của Machiavelli thường dùng như sách gối đầu giường của những người làm chính trị. Cũng giống như quyển Binh Thư Tôn Tử (The Art of War) cho những nhà quân sự, và ngày nay, cho những tổng lý của các công ty thương mại.
    (còn tiếp)
  10. tanhanbacphuong

    tanhanbacphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Ảnh hưởng của các phim James Bond cũng rất đậm nét trong các truyện Kim Dung, nhất là Lộc Ðỉnh Ký. Ðiểm đặc thù nhất của phim James Bond là gì? Là những xen đấm đá hoạt động không ngừng, gọi nôm na theo tiếng Anh là non-stop action. Những phim James Bond đã tạo thành một genre-loại đặc biệt, chứa những cảnh hiểm nguy, hoạt động đấm đá không ngừng, mà nhiều phim hoạt động hoặc kinh dị bây giờ vẫn thường xuyên xử dụng. Ðiển hình các phim với những tài tử như: Sylvester Stallone (Rambo), Wesley Snipes (Passenger 57, The Art of War), và Bruce Willis (Die Hard), v.v.. Lộc Ðỉnh Ký cũng vậy. Ta thấy Vi Tiểu Bảo cứ trải qua hiểm nguy này tiếp đến hiểm nghèo khác. Không ngừng. Những cảnh đó thường dễ làm người đọc nín thở bởi Vi Tiểu Bảo không biết mấy võ nghệ. Ngoài ra Kim Dung cũng đã vinh danh James Bond bằng cách cho Vi Tiểu Bảo có thật nhiều đào, nhiều vợ, giống như điệp viên 007.
    Quay trở lại văn học Trung Quốc, Lộc Ðỉnh Ký vinh danh những văn hào nào với những tác phẩm nào? Rất nhiều, đếm không hết lại sợ thiếu sót. Nhưng rõ rệt nhất: Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần và AQ của Lỗ Tấn. Hai tác phẩm hàng đầu của Trung Hoa nhưng hãy còn hơi xa lạ đối với người Việt.
    Hồng Lâu Mộng được đứng hàng đầu trong tứ tài tử của văn đàn Trung Hoa, và đã được chính Mao Trạch Ðông hồi còn sinh thời không tiếc lời ngợi khen. Ba kiệt tác kia: Thủy Hử của Thị Nại Am, Tây Sương Ký của Vương Thực Phủ và Tam Quốc Chí của La Quán Trung.
    Tác giả chính của Hồng Lâu Mộng là Tào Tuyết Cần. Với Cao Ngọc viết tiếp thêm 40 hồi sau cùng. Theo Vương Hồng Sển [7] Hồng Lâu Mộng độc đáo ở chỗ khác với các loại tiểu thuyết khác như Tây Du, Thuyết Ðường, Chinh Ðông, Chinh Tây là một tiểu thuyết đầu tiên không kết hợp từ những mẩu chuyện nhỏ un đúc trong chốn dân gian. Một sáng tác theo cảm hứng văn nghệ của Tào Tuyết Cần, tuy có dựa vào kinh nghiệm và hoàn cảnh gia đình của chính tác giả. Hồng Lâu Mộng khởi mộng từ khoảng năm 1765 vào đời vua Thanh Càn Long năm thứ 28. Câu chuyện dựng chung quanh một hai gia đình vọng tộc, trong đó có họ Giả, với những tình tiết của những người thân thuộc họ hàng với nhau. Có ***, có đồng tình luyến ái, có những mối tình tay đôi tay ba, trong chốn lầu cao cửa rộng. Về sau gia đình gặp nạn suy sút, nhân vật chánh Bửu Ngọc thi đỗ nhưng lại chọn đường xuất gia đi tu. Hồng Lâu Mộng thành công nhờ ở nhiều điểm, nhưng điểm chánh nằm ở hội tụ được phân tích tình cảm và tâm lý của một lô các nhân vật, nhất là các nhân vật nữ phái. Từ mẹ của Bửu Ngọc đến các chị, các em, các người bà con thân thuộc và luôn cả các a-hoàn phục dịch trong nhà.
    Kim Dung vinh danh Tào Tuyết Cần bằng rất nhiều cách. Thứ nhất Kim Dung bắt chước đoạn đầu và đoạn cuối của Hồng Lâu Mộng. Hai hồi đó không liên hệ trực tiếp đến câu chuyện ở phần chính. Trong Hồng Lâu Mộng tác giả cho vào hồi đầu câu chuyện một tảng đá lâu ngày thu thập được linh khí biết di chuyển và biết viết lách ghi lại câu chuyện của Hồng Lâu Mộng. Chuyện đó được một ông sư đi ngang khám phá và chép lại cho đời sau. Sau khi kết cuộc câu chuyện, vị đại sư đó mới hỏi hòn đá tại sao câu chuyện không có nhân vật nào đại trung, đại thần hết vậy. Như vậy làm sao để đời được. Trong Lộc Ðỉnh Ký cũng vậy. Kim Dung cho vào một đoạn đầu kể chuyện những nhà trí thức ái quốc (có thật, như Cố Viêm Vũ, Hoàng Tông Hy và Lã Lưu Lương; cũng như nội tổ của chính tác giả Kim Dung Tra Lương Dung là Tra Y Hoàng) gặp gỡ nhau và trong lúc trà dư tửu hậu bàn về những chuyện vu oan giá họa do những gian thần người Hán gây nên để trừ khử các nhà ái quốc. Rồi vào hồi hai mới giới thiệu Vi Tiểu Bảo và vào câu chuyện. Gần đến kết cuộc Kim Dung mới lôi mấy nhà trí thức đó ra thuyết phục Vi Tiểu Bảo trở về Thiên Ðịa Hội để tiếp tục chuyện phục quốc. Nặng tình nghĩa với vua Khang Hy, và cũng thành thật với chính mình, Vi Tiểu Bảo đã chọn con đường rút lui về ở ẩn.
    Lộc Ðỉnh Ký cũng vinh danh Hồng Lâu Mộng bằng cách mô tả tỉ mỉ những mâu thuẫn tâm lý tình cảm của một lô các nhân vật phái nữ. Ða số đều lọt vào tay và trở thành vợ của Vi Tiểu Bảo. Tâm lý và những ước mơ, khát vọng cùng những giằng co nội tâm của Vi Tiểu Bảo, một người con trai xuất thân bần cùng và thất học, cũng được Kim Dung phân tích đến nơi đến chốn. Nếu Hồng Lâu Mộng có tả về thủ dâm mộng dâm, Lộc Ðỉnh Ký đáp ứng bằng *** theo khổ dâm sa điết của Kiến Ninh, và mặc cảm Oedipus của Vi tiểu Bảo, si mê những người đàn bà đáng tuổi má mình: Trần Viên Viên và Tô Thuyên. Lại cũng như Hồng Lâu Mộng, Lộc Ðỉnh Ký cho thấy sau bức màn nhung bên ngoài, sự xung đột vẫn thường xuyên xảy ra giữa các tầng lớp, phe phái và thế lực, phục Minh hay ngay trong triều Thanh, của xã hội phong kiến. Lộc Ðỉnh ký còn dứt khoát theo con đường Hồng Lâu Mộng đã vạch ra: Không thèm xây dựng tiểu thuyết trên những nhân vật đại thần đại trung nữa. Ðặt kính hội tụ vào một nhân vật xuất thân từ nơi đầu đường xó chợ và đưa y đến hàng đại thần nhà Thanh hay . . . gian tặc đối với người Hán, tùy theo góc nhìn của xã hội đương thời.
    Ảnh hưởng của Lỗ Tấn ra sao? Lỗ Tấn một văn hào lớn của Trung Hoa trong thế kỷ 20. Chuyên về truyện ngắn nói lên những khổ đau của con người, Lỗ Tấn nổi tiếng nhất với ?oAQ chính truyện? (Muốn đọc Lỗ Tấn, xem ghi chú [8]). Và Vi Tiểu Bảo của Kim Dung có nhiều điểm rất giống nhân vật AQ của Lỗ Tấn. Hai người Bảo và Q đều xuất thân từ giai cấp thấp hèn nhất của xã hội Trung Hoa. Cả hai đều thuộc lớp mù chữ. Riêng Vi Tiểu Bảo mù chữ đến nỗi ký tên thật y thành tên Tiểu viết ra như vẽ hình ?othằng nhỏ?. Thật thành giả, giả thành thật. Vi Tiểu Bảo ký tên ?othằng nhỏ?. ?oThằng nhỏ? viết theo chữ Hán là Vi Tiểu Bảo. Cả AQ và Vi Tiểu Bảo đều thích cờ bạc đánh bài. Kim Dung đã vinh danh Lỗ Tấn bằng cách xây dựng những cá tính chánh của Vi Tiểu Bảo giông giống AQ. Tuy nhiên Vi Tiểu Bảo có số sướng hơn AQ rất nhiều và không bị đoản mệnh như AQ.
    Thấp thoáng trong Lộc Ðỉnh Ký ta còn gặp nhiều hoạt cảnh và hình dáng của những nhân vật truyện Tàu thuở trước. Ở cặp Vi Tiểu Bảo-Song Nhi, ta có thể nhớ đến Cam Tử Long-Lã Mai Nương, trong truyện Lã Mai Nương. Lã Mai Nương do vị Thầy của Cam Tử Long cho xuống núi đi theo Cam Tử Long để tìm kẻ tử thù. Song Nhi cũng vậy - được Trang gia chủ tặng riêng cho Vi Tiểu Bảo - để theo và bảo vệ chàng bôn ba trong chốn giang hồ.
    Rồi giống như Thủy Hử , Lộc Ðỉnh Ký tạo nên đám Thần Long giáo tuy ăn cướp nhưng cũng lấy được một chút chính danh, do ở việc cấu kết với Nga chống lại Thanh triều, và lo tìm kho tàng để lấy vàng bạc châu báu, cắt đứt long mạch nhà Thanh. Thủy Hử có nhà sư Lỗ Trí Thâm chuyên lén đi ăn thịt cầy, Lộc Ðỉnh Ký có sư Vi Tiểu Bảo pháp danh Hối Minh lén đi vào một kỹ viện gần chùa cho đỡ buồn trống, cho đỡ chổng. Chẳng may chưa làm ăn gì hết y bị hai cao thủ phái nữ tấn công đòi giết. Y phải hoá trang kỹ nữ trốn chạy có cờ.
    Lộc Ðỉnh Ký còn thường xuyên nhắc đến các nhân vật của Tam Quốc Chí. Vi Tiểu Bảo khi thống lãnh quân đội cũng áp dụng những chiến thuật của Khổng Minh y học lóm được từ những khách làng chơi ghé lại kỹ viện Lệ Xuân, nơi y sinh sống thuở thiếu thời. Lộc Ðỉnh Ký cũng vinh danh con ngựa xích thố của Lã Bố và Quan Vân Trường bằng cách cho vào một hồi về giống ngựa đua Vân Nam của Ngô Ứng Hùng.
    Lộc Ðỉnh ký cũng lên án một vài ?ominh quân? người Hán bằng cách nhắc lại sự tích Lưu Bang, được chim bẻ ná, giết tướng Hàn Tín sau khi thắng Hạng Yũ. Kim Dung mượn lời nhân vật Lã Lưu Lương nói với Vi Tiểu Bảo vào đoạn cuối, nhằm thuyết phục anh chàng họ Vi đứng ra lãnh đạo Thiên Ðịa Hội và các phong trào kháng Thanh: ?oHán Cao Tổ (Lưu Bang) xuất thân đại lưu manh, làm chuyện bậy bạ còn nhiều hơn ngươi, nhưng rốt lại vẫn trở thành ông vua khai quốc của nhà Hán?. Diễn lại vở tuồng Lưu Bang hạ Hàn Tín, Lộc Ðỉnh ký cho Trịnh Khắc Sảng công tử của xếp của Trần Cận Nam dùng dao nhọn đâm lén vào lưng của Trần Cận Nam chỉ vì Cận Nam, mặc dù hết sức trung thành với Trịnh Vương, không hoàn toàn tuân những mệnh lệnh điên khùng của công tử Khắc Sảng. Lộc Ðỉnh Ký cũng vẽ lại hoạt cảnh Hàn Tín thuở thiếu thời luồn trôn một tay anh chị đứng đường, bằng cách cho Vi Tiểu Bảo chui qua háng của Tô Thuyên để trốn chạy Hồng Giáo chủ đang rượt đuổi.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này