1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài phê bình (sưu tầm)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi pittypat, 17/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0

    Nguyễn Văn Thọ
    Thử Nhìn Vào Ca Từ Mai Lâm
    Năm ngoái, khi nhạc sỹ Trịnh Công Sơn mất, bên cạnh tình cảm tiếc thương một nhạc sỹ lớn, rất nhiều tác giả trong và ngoài nước bàn về giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong ca khúc của TCS. Không ai phủ nhận được những đóng góp của TCS với nền âm nhạc Việt Nam thời kỳ vừa qua. Và, cũng nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh thành công về nhạc, Trịnh Công Sơn còn với tư cách một thi sỹ. Thực ra, việc tìm tiếng nói chung giữa lời với nhạc trong ca khúc để nhận diện một tác giả là một việc hữu duyên, nhưng đánh giá phần lời của TCS, theo dạng tách bạch, để nói phần nhạc TCS quá giản đơn là vô duyên; bởi vì đã là ca khúc thì lời và nhạc như xương với thịt, cái nọ nương nhờ cái kia, cho dù bản thân một ca khúc khi phổ thơ chẳng hạn, thì phần lời trước đó, đã đứng độc lập (với tư cách là nghệ thuật) ở một hình thái khác. Trong việc sáng tạo nghệ thuật - ca khúc, khi có hai bộ phận thì việc xem xét và nghiên cứu vai trò của từng cái một cũng là điều hết sức thú vị. Có những nhạc phẩm của TCS chẳng hạn, liệu rằng ông có định làm thơ khi đặt bút viết một ca khúc? Dẫu sau đó, người đời lại thấy ca từ của ông như thơ hoặc là thơ hiện đại. Tôi thiển nghĩ, ở những nhạc sỹ ấy, phẩm chất thi sỹ và nhạc sỹ khó phân định rạch ròi và chính điều ấy có thể là một trong yếu tố làm nên thành công ở họ. Rất tiếc rằng số nhạc sỹ ở ta, khi viết ca khúc mang phẩm chất, chất liệu thơ trong nhạc và nhạc trong thơ được như Văn Cao, Trịnh Công Sn....quá hiếm. Những tác giả gần đây viết ca khúc có tiếng vang cũng là một phần nhờ vào cái hay về phần lời của người khác và rồi những bài th được phổ, lại nhờ nhạc sỹ chắp thêm cánh bay xa hơn. Ví dụ như bài Khúc Quan Họ của thi sỹ Nguyễn Phan Hách được nhạc sỹ Nguyễn Trọng tạo phổ nhạc; Hà Nội Đêm Trở Gió , thơ Chu Lai được Trọng Đài phổ v..v... Trên thực tế những ca khúc có chất lượng cao như vậy được mọi tầng lớp nồng nhiệt yêu mến. Riêng tôi, thực cảm khoái mênh mang khi nhạc đã hay mà lời lại sâu sắc, ý nghĩa.
    Có thể xuất phát từ xu hướng thẩm mỹ ấy, nhạc sỹ Mai Lâm, một người đang sống ở Đức viết mấy chục ca khúc trong bốn năm nay đã rất chú ý tới ca từ. Trừ một hai bài thơ của bè bạn, được anh yêu thích mà phổ, như ca khúc 81 của Bế Kiến Quốc, Vĩ Cầm - thơ Nguyễn văn Thọ, còn toàn bộ ca từ Mai Lâm từ CD Thiên Đường ( CD nhóm nhạc Anh Em) tới hai CD gần đây của Mai Lâm, Hà Nội Mùa Thu Sớm và Từ Xa Hà Nội phát hành trong nước đều do Mai Lâm dày công thực hiện.
    Thử nhìn vào ca từ Mai Lâm xem nó có là một bộ phận nghệ thuật - ngôn ngữ, mang nhiều công sức, tâm huyết, lao động nghiêm túc chưa?
    Trong băng CD đầu tay, ca khúc Đàn Vỡ, đứng độc lập là một bài thơ hoàn chỉnh. Thậm chí, có thể nói Đàn Vỡ có chữ nghĩa điệu đàng chẳng kém một nhà thơ chuyên nghiệp:
    -Vỡ rồi cây đàn ghi ta/ ai làm nên nông nỗi/ dây đàn sợi co sợi ruỗi..
    -Đàn ơi có đau lắm không/ khi tiếng cuối cùng vụt vỡ/ điệu nào còn ngân dang dở/ nhịp nào chưa reo bao giờ?
    Tất nhiên không đòi hỏi ca từ ở mỗi bài hát phải khổ công từng câu từng từ như một bài thơ hoàn chỉnh. Bởi khi có sự liên quan tới nhạc, trong một tổng thể, ca từ dẫu phải mang một ý nghĩa thẩm mỹ nào đó vẫn cho phép nhạc sỹ có thể dùng từ mà ở thi ca bị liệt là sáo. Hoặc phải sử dụng nhiều từ nêm, từ đệm. Nhưng dẫu lệ thuộc như vậy, Mai Lâm vẫn cố gắng viết lời thể hiện đào sâu tìm tòi. Và, quan trọng là toàn bài bao giờ cũng mang một ý nghĩa nội dung nào đấy gửi gấm cho người nghe thấy rõ tấm lòng của anh với cuộc sống và tình yêu.
    Người ta viết về em và trăng rất nhiều. Con trăng và người tình của Mai Lâm được mô phỏng không chỉ cái tâm trạng cá biệt của người xa xứ, mà còn tinh tế khái quát cái tình nam nữ vốn thơ mộng mà vẫn bám sát cuộc sống thực:
    -Em vừa gần vừa xa như trăng
    Ngay cách nói về Hà Nội, cũng thực khó khi đã đã có những nhạc phẩm thành công rực rỡ của người đi trước, mang dấu ấn sâu đậm vào người nghe như Người Hà Nội, Em ơi Hà Nội Phố, ...Mai lâm vẽ Hà Nội của anh, rất riêng và mộc mạc chân thành:
    Hà Nội nơi nhọc nhằn, mẹ nuôi tôi bao năm tháng/ Bạn bè tôi chân thành/ Tình yêu tôi ban đầu.
    Rõ ràng là tâm trạng nuối tiếc của một người yêu Hà Nội, lại do khó khăn nào đó, thấy Hà Nội xa xôi cách trở, nhưng vẫn khôn nguôi niềm nhớ thưng và có thể nói tâm tư ấy không chỉ riêng anh mà còn là tình yêu, kỷ niệm của vạn triệu kẻ tha hương.
    Lắng nghe ca từ Mai Lâm, người ta đều có thể tha hồ chọn ra trong mỗi bài hát một số câu nào đó khá đẹp. Cái đẹp mà không phải bất kỳ nhạc sỹ chuyên nghiệp nào dễ dàng hạ bút viết nên. Những câu ấy, bản thân ngay trong ngôn ngữ đã có nhạc và giầu chất tưởng tượng. Trong ca khúc Hà Nội Mùa Thu Sớm, có câu: Nghe heo may nói thầm điều chi đó. Vội vàng lá chín đỏ trên cành. Do liên quan tới nhạc, người viết buộc phải thêm từ Nghe, Ta hãy cắt từ ấy đi thì lập tức có hai câu thơ rất động và tình:
    Heo may nói thầm điều chi đó
    Vội vàng lá chín đỏ trên cành.
    Cũng như thế, trong bài Tìm Em Mùa Xuân, người ta cũng bắt gặp những câu thơ duyên ngọt :
    Tưởng rằng xuân tới, áo trao nhau
    Mà người năm ngoái có thấy đâu
    Cũng đôi khi xuất phát từ thân phận của chính anh, Mai Lâm gửi theo suy nghĩ mang tính triết lý, nhưng không phải lối nói rẻ tiền mà thực sự mang tâm trạng của người viết có cân nhắc, suy tư sâu xa:
    -Nhịp cầu Thê Húc trầm mặc
    (Bên) Tháp Rùa
    Để ngàn mây trắng về soi trong nước hồ
    hay:
    -Vỉa hè vắng/ lắng nghe chiều rơi
    Hoặc:
    -Chợt ngiêng lòng chén
    Chiều phai hết chiều
    -Nhìn vào lòng tôi
    Cạn từ lâu rồi?
    Những ai từng có thú chi đào phai hẳn biết loại đào phai cách kép. Nhưng có ai chú ý, khi lớp cánh ngoài vừa tàn úa phai màu, lớp khác lại hiện ra với cái độ mầu vừa chín. Cứ thế, theo thời gian, lớp này tàn, lớp khác xuất hiện tới khi rụng hết hoa thì cái noãn bên trong lại xanh nhú một trái đào bé xíu và cũng là lúc xuân rộ nồng nàn bên hiên nhà. ở Đức hoa đào tới muộn. Tháng ba tuyết còn rơi, nhưng khi đào chín rồi tàn thì nắng xuân rực rỡ tiễn mùa đông băng giá, đóng cửa biệt ly. Chu chuyển thời gian ấy theo như thuyết của nhà Phật, sinh và diệt, tan và hợp, trong cái nọ có nhân của cái kia được Mai lâm gửi vào chỉ hai câu ngắn :
    Chiều nay nhìn cánh đào phai trong gió xuân
    Lặng nghe sóng vỗ luân hồi.
    Sóng ở đây là con sóng thời gian hay còn là con sóng lòng người trước thiên nhiên bỗng xôn xao?
    Là người theo bước chân Mai Lâm trên xứ người, tôi biết ở nhiều bài hát, anh trăn trở từng câu. Có khi chỉ là một từ đo xuôi hay ngược để tăng thêm ý nghĩa, sức nặng cảm xúc cho người nghe, tạo nên sự phối ngẫu giữa lời và nhạc. Ví dụ như khi viết bài Chia Tay Hà Nội có câu ?oMình chia tay để bạn một mình ngồi ..? Cụm từ ?omột mình ngồi?, nguyên văn khi trước là ?ongồi một mình?. Để như cũ, khi đi với nhạc không thấy hết cái cô quạnh trống vắng của ly biệt, M. Lâm đổi lại nghe hiệu quả hẳn lên.
    Nhạc sỹ Mai Lâm viết nhạc muộn. Tôi chưa dám nói rằng ca khúc của anh đạt tới một độ thẩm mỹ cao trong nhạc, nhưng về ca từ có thể khẳng định những cố gắng của anh mang lại những giá trị thẩm mỹ nhất định rất đáng khích lệ, nhất là khi do cơ chế thị trường hiện nay, sự tự do bội sinh nhiều ca khúc viết rất tùy tiện, dễ dãi. Nó không những không đóng góp cho sự phát triển của nền âm nhạc Việt nam, mà còn có tác dụng đẩy thêm thẩm mỹ vốn thấp kém của nhiều người xuống vị trí thấp hơn nữa trong sự thẩm âm. Nhìn vào một sạp bán băng, vô khối những bài hát như thế, với những câu phản mỹ học và những tên bài hát giật gân, câu khách đến mức độ nhố nhăng mà vẫn được giới trẻ ngước cặp mắt thơ ngây, lắng tai như bị thôi miên, mất hết hồn vía!
    Viết về những dòng này tôi chợt nhớ tới một người mà trước đó ít người biết tới, nhưng nhờ ca từ, ông đã đạt tới quang vinh, cả thế giới biết đến qua việc viết lời cho ca khúc Tears in heaven - của anh hùng ghi ta* Eric Clapton và đặc biệt mười một Oscar cho phim Titanic, trong đó có đóng góp của ông với ca khúc mà phần lời bài My heart will go on đặt tên tuổi Will Jennings đứng cạnh tên các đạo diễn, nhạc sỹ, diễn viên cả thế giới hâm mộ.
    Nước Đức, xuân 2002.
    NVT
    * danh hiệu thế giới âm nhạc phong cho nghệ sỹ, ca sỹ E.Clapton
    I'll take the challenge!
  2. hoangnguyen79

    hoangnguyen79 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Pit chỉ luôn cho các bác nào chưa biết vào talawas.org cho nhanh, đỡ mất công

    Tôi muốn cho Đấtnước hiểu tôi
    Đấtnước không hiểu- biết làm sao, đành vậy!
    Đấtnước thân yêu tôi tránh sang bên
    Như giọt mưa rào gió tạt xiên

Chia sẻ trang này