1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài thơ thời gian không thể phủ nhận

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi away, 07/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Trọng Tạo (1947-).
    Sinh ngày 25 -8 -1947, tại Tràng Khê, Diễn Hoa, Diễn
    Châu, Nghệ An. Làm thơ, viết báo, vẽ bìa sách, minh hoạ báo.
    Trưởng đoàn văn công quân khu IV. Học khoá 2 trường viết văn
    Nguyễn Du. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hội viên Hội nhà báo Việt Nam.
    Tác Phẩm : Tình yêu sáng sớm (in chung, 1973); Gương mặt
    tôi yêu (in chung, N.X.B.Q.Ð.N. , 1980); Sóng nhà đêm biếc (in
    chung, NXB Hà Nội 1986); Gửi người không quen (NXB Nghệ Tĩnh, 1989); Sóng thuỷ tinh (1988); Con người của những vì sao (Trường ca (NXB Thanh niên, 1981); Tình ca người lính (NXB Nghệ Tĩnh,1981); Ðồng dao cho người lớn (NXB Văn học).)
    CHIA
    Chia cho em một đời tôi
    Một cây đắng
    Một niềm vui
    Một buồn
    Tôi còn cái xác không hồn
    Cái chai không rượu tôi còn vỏ chai
    Chia cho em một đời say
    Một cây si
    Với
    Một cây bồ đề
    Tôi còn đâu nữa đam mê
    Trời chang chang nắng tôi về
    Héo khô
    Chia cho em một đời thơ
    Một lênh đênh
    Một dại khờ
    Một tôi
    Chỉ còn cỏ mọc bên trời
    Một bông hoa nhỏ lặng rơi
    Mưa dầm.
    (Bài thơ này có thể sánh ngang với bất kỳ bài thơ hay nào trên thế giới-theo thiển ý của riêng tôi)
    21-4-1989
    Omar Khayam
    Khoảng 1047 -1122, học giả, nhà thơ, nhà toán học vĩ đại người Ba Tư(Iran ngày nay)
    Không đề
    Cháy rực cháy - tâm hồn anh là vậy,
    Anh sung sướng khi tình anh máu chảy.
    Em không đốt lòng em trên ngọn lửa tình
    Sao hiểu được người vì em đã cháy!
    An Thư dịch
    B. Pastecnắc
    (Boris Leonidovitsh Pasternak), 1890 - 1960.
    Giải thưởng Nobel
    Nhà thơ, nhà văn nga, con một viện sĩ Hàn lâm hội hoạ.
    Pastecnắc vẽ giỏi, một nhạc sĩ có tài. Sau chuyển sang văn thơ.
    Tác phẩm : Tuyển thơ : Trên những chuyến hào, 1917;
    Trung uý Smit, 1926; Bác sĩ Givagô , tiểu thuyết 1956... còn là
    một dịch giả có tiếng.

    Gió
    Tôi chết, bên đời em vẫn sống
    Và gió liên hồi sẽ khóc than.
    Căn nhà run rẩy, rừng cây động
    Gió cuộn cuồn lay cả cánh rừng.
    Và cả không gian vô hạn vẫn
    Như chiếc thuyền neo gió cứ rung.
    Nhưng gió phải đâu vì ngạo mạn
    Hay vì hung hãn trút căm hờn.
    Chỉ muốn, em ơi, trong buồn thảm
    Tìm điệu ru nào hát tặng em.
    Nhật Chiêu dịch
    S. Pêtôphi
    (Sandor Pêtôphi), 1823 - 1849.
    Nhà thơ và anh hùng dân tộc Hungarie. Sinh tại Kiskoros,
    mất tại trận Segesvar đánh quân áo lúc 26 tuổi. Xuất thân trong
    một gia đình lao động. Nhà nghèo phải bỏ học nhiều lần. 21 tuổi nổi tiếng với tập thơ đầu (1844).
    Tác phẩm : Hiệp sĩ Ianos, 1844; Những đám mây, 1846. Thơ trữ tình đạt điểm cao như : Cuối tháng chín, 1848;Ðứng lên, Hỡi người Hungari, Tổ quốc gọi người, Gửi quốc hội,
    Bài ca chiến thuật, Vị tông đồ .
    Tự do, ái tình
    Tự do và ái tình
    Vì các người ta sống.
    Vì tình yêu ***g lộng
    Tôi xin hiến đời tôi;
    Vì tự do muôn đời
    Tôi hy sinh tình ái.
    Pest, 1-1-1847
    Xuân Diệu dịch
    (Tuyển tập PETOFI)
    Lúa đã chín rồi
    Lúa đã chín rồi
    Ngày ngày nóng bức
    Hẹn đến ngày mai
    Ta đi ta gặt.
    Tình ta cũng chín rồi
    Tim ta cũng nóng bức
    Mong em, em yêu ơi!
    Em là người đến gặt.
    Từ tháng 7 đến tháng 8-1843
    Hoàng Trung Thông dịch
    (Tuyển tập PETOFI)
    Vợ và gươm
    Con chim câu trên mái
    Ngôi sao sáng trời xa
    Gần gũi bên tim ta
    Vợ ta yêu say đắm.
    Ta ru nàng trên tay
    Ta ôm nàng đầm ấm
    Như run rẩy cành cây
    Giọt sương đầu lá thắm.
    Và mỗi lần hôn nhau
    - Sao lại không, hỡi bạn? -
    Ta hôn nàng rất lâu
    Môi ta nào biết chán.
    Hai đứa chuyện bông lông
    Lời chỉ nghe nửa đoạn
    Nửa tiếng chìm im lặng
    Trong khoảnh những hôn nồng.
    Niềm vui ta mênh mông
    Tình yêu ta vô hạn
    Hạnh phúc ta toả sáng
    Như hạt ngọt tươi trong.
    Ôi vì vậy, phải không
    Mà gươm ta buồn nản
    Trông nó ở góc phòng
    Cứ nhìn ta, u ẩn.
    Vì sao, gươm ta ơi
    Mắt mày trông giận dữ
    Mày điên hay sao chứ
    Mới sinh điều ghen tuông?
    Thôi đi, anh bạn đường,
    Ðừng yếu hèn như thế.
    Mày là trai, không thể
    Chiếm được chỗ người thương.
    Rõ là điều vô cớ
    Can chi mà lo âu
    Mày hẳn hiểu từ lâu
    Nàng ta yêu làm vợ,
    Tâm hồn kia rạng rỡ
    Ðẹp vô giá, tuyệt trần
    Trời sinh mấy giai nhân
    Có ai bì nàng được?
    Ðến khi nào Ðất Nước
    Cần ta ra chiến trường
    Thì chính nàng đến trước
    Tự tay nàng mang gươm
    Thắt vào lưng cho ta
    Mà nói lời từ biệt:
    - Anh cùng gươm đi đi
    Giữ cho tròn chữ tiết.
    4-1848
    Tố Hữu dịch
    (Tuyển tập PETOFI)
    A. Puskin
    (Alexandr Sergefevitsh Pushkin), 1799 - 1837.
    Nhà thơ cổ điển Nga nổi tiếng thế giới, đặt nền móng cho
    nền văn học Nga mới. Sinh tại Maxcơva, mất ở Pêtecbua. Xuất thân trong một gia đình quý tộc bị sa sút. Chịu ảnh hưởng phong trào ánh sáng Nga và Châu Âu và lý tưởng phái Tháng Chạp. Thơ chính trị biểu lộ lòng căm thù chế độ nông nô yêu tự do, tiêu biểu : Bài dao găm, 1821; Người tù, 1822; sau trường ca trữ tình Ruslan và Lutmila, 1820 là Người tù Kapkadơ, 1821. Bi kịch Boris Godunov, 1825 lên án chế độ độc đoán Nga Hoàng. Tác phẩm Epghênhi-Ônhêghin, 1823, đỉnh cao của văn học Nga thế kỷ XIX.
    Tập truyện của Benkin, 1830; Người trạm trưởng; Trường ca kỵ sĩ bằng đồng, 1833 nêu lên mâu thuẫn giữa nhân dân và Sa hoàng.
    Truyện con đầm pích, 1833 phê phán thế lực đồng tiền...
    Puskin chết trong một cuộc đấu súng.
    Người đẹp ơi! Nàng đừng hát nữa *
    Người đẹp ơi! Nàng đừng hát nữa
    Những bài Gruzi buồn bã xót xa:
    Khiến lòng tôi lại càng tưởng nhớ
    Cuộc đời xưa và một bến bờ xa.
    Ôi khúc ca tàn bạo của nàng
    Làm tôi càng thêm nhớ lại
    Chốn thảo nguyên đêm tối dưới trăng
    Hình bóng người trinh nữ xa xăm, đầy thương hại.
    Bao hình ảnh không phai mờ, êm ái
    Giáp mặt nàng tôi đã quên đi
    Nhưng nàng hát - trước mắt tôi đã lại
    Biết bao nhiêu bóng dáng hiện về.
    Người đẹp ơi! Nàng đừng hát nữa
    Những bài Gruzi buồn bã xót xa:
    Khiến lòng tôi lại càng tưởng nhớ
    Cuộc đời xưa và một bến bờ xa.
    1828
    Hoàng Trung Thông dịch
    *Mùa hè năm 1828, Puskin thường ra ngoại ô nghỉ và gặp nhạc sĩ nổi tiếng M.I.Glinka (1804-1857) ở đó. Có một lần Glinka đánh một bản đàn theo khúc điệu Gruzia mà A.X.Gribôêđốp (1795-1829) đã mang từ Kapkaz về cho Puskin nghe và nhà thơ đã viết lời cho khúc nhạc này.
    Một chút tên tôi đối với nàng
    Một chút tên tôi đối với nàng
    Sẽ chìm như tiếng sóng buồn tan
    Âm thầm mòn mỏi bên bờ vắng,
    Như tiếng đêm thâu lạc giữa ngàn.
    Ngày nào đó trên mặt trăng kỉ niệm
    Nó chỉ còn là dấu vết không hồn
    Giống như hình phác trên mộ chí
    Nét ngoằn ngoèo một thứ tiếng xa xăm.
    Tên cũ từ lâu bị lãng quên
    Chẳng còn gợi lại được cho em
    Tình xưa êm ái và trong trắng
    Trước mối tình ai mới dấy lên.
    Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn
    Em thầm thì hãy gọi tên lên
    Và hãy tin còn đây một kỉ niệm
    Em vẫn còn sống giữa một trái tim.
    1830.
    Thúy Toàn dịch
  2. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Quang Dũng (1921 - 1988).
    Chiêu Quân
    Tuyết lạnh che mờ trời Hán quốc
    Tỳ bà lanh lảnh buốt cung thương
    Tang tình năm ngón sầu dâng lệ
    Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ sang
    Ðây Nhạn Môn Quan đường ải vắng
    Trường thành xa lắm Hán vương ơi!
    Chiêu Quân che khép mền chiên bạch
    Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi
    Ngó lại xanh xanh triều Hán đế
    Từng hàng châu lệ thấm chiên nhung
    Quân vương chắc cũng say và khóc
    Ái khanh! ái khanh! Lời nghẹn ngùng
    Hồ xang hồ xang xừ hồ xang
    Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
    Lã chã trời Phiên mưa tuyết xuống
    Chiêu Quân sang Hồ, xừ hồ xang.
    1937
    W. Sếchxpia
    (William Shakespeare), 1564 - 1616.
    Nhà viết kịch, nhà thơ vĩ đại nước Anh. Kịch của Sếchxpia được nhiều nước diễn và quay phim. Con một thương gia khá giả, từng làm thị trưởng Statford. Sinh và mất tại Statford.
    Năm 18 tuổi kết hôn với Hathaway. 1594 gia nhập đoàn kịch của bá tước Leicester. Ngoài các vở kịch nổi tiếng, Sếchxpia viết 150 bài thơ tình. Quá trình sáng tác của Sếchxpia chia làm 3 giai đoạn :
    - Giai đoạn 1 (trước 1600), các lực lượng tiến bộ thủ
    tiêu tàn tích phong kiến, tiêu biểu : Hài kịch về những hiểu lầm,1590; Hai vị người Vơrâunơ, 1593...
    - Giai đoạn 2 (1600 - 1608) . Kịch : Ôtenlô, Mắcbét
    1606; Hăm lét, 1600...
    - Chuyện mùa đông, 1610; Cơn bão, 1611...
    Sonnê 102
    Anh yêu em, nhưng không như người khác
    Say đắm anh yêu, anh chẳng nói nhiều ,
    Vì ai tình yêu khắp nơi khoác lác
    Người ấy khác gì đem bán tình yêu.
    Khi mới yêu em, tình yêu thắm ngọt
    Anh đã nói anh yêu, tha thiết, mặn mà,
    Như họa mi cứ xuân về lại hót,
    Nhưng mùa hè chim bặt tiếng không ca
    Nhưng không phải mùa hè mất vui vì thế
    Khi con chim thôi hót trên cành
    Mà tiếng nhạc, khi quá nhiều, quá dễ,
    Dẫu ngọt ngào, nhưng cũng nhảm âm thanh.
    Cũng thế, như chim, bây giờ anh ít nói,
    Dù vẫn rất yêu em, cho tai em đỡ mỏi.
    Thái Bá Tân dịch
    JOHANN CHRISTOPH FRIEDRICH SCHILLER 1759 - 1805
    Nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng Ðức nửa sau thế kỉ thứ
    XVIII, sinh ngày 10-11-1759 Warbad Wurtemberg, con một bác sĩ
    giải phẫu. Tốt nghiệp nhi khoa nhưng Schiller theo đuổi nghiệp
    văn chương, cho ra mắt độc giả vở kịch đầu tay Những tên cướp
    (1781).
    Tiếp theo là những vở : Bi kịch cộng hoà; Cuộc nổi loạn của
    Fiesque tại Genes (1783); Âm mưu và ái tình (1784); Don Carlos
    (1798).
    Schiller cộng tác với tờ báo văn học của Friedrich Cotta
    "Die Horen" và viết những vần thơ châm biến (1796). Một số vở nổi
    tiếng như Wallenstein (1794-1799); Chiếc găng tay; Chiến đấu lại
    rồng; Tiếng chuông; Marie Stuart (1800); Thiếu nữ thành Orleans
    (1801); Vị hôn thê tại Mesina (1803)....
    Ngoài ra Schiller còn làm nhiều thơ: Người lặn (1797); Bày
    hạc theo Ibycos (1797)...
    Schiller qua đời ngày 9-5-1805 tại Weimar do bệnh lao phổi.
    Ông là bậc văn hào vĩ đại Ðức sau Goethe.
    Em gái với mùa xuân
    Trong thung lũng những người nghèo khổ
    Cứ vào xuân, chim hót vang trời
    Tôi lại thấy một em gái nhỏ
    Hiện về đây, xinh đẹp tuyệt vời.
    Quê hương em là đâu, chẳng rõ
    Thung lũng xanh nào phải chốn ra đời!
    Dấu chân em, khi mờ khi lại tỏ
    Lúc chia tay, em để lại nụ cười.
    Khi gần em, những trái tim trai trẻ
    Ðập rộn ràng vì rất đỗi mê em
    Họ bỗng thấy: sao em xa lạ thế
    Cứ hiện về, lại biến, tựa nàng tiên!
    Em mang đến nào hoa tươi quả ngọt
    Hương ngọt ngào... em hái tự bờ xa
    Ánh nắng tỏa trời xanh cao chót vót
    Ôi thiên nhiên kiều diễm của quê nhà!
    Quà em đấy - hoa tươi và quả ngọt
    Em mang chia đều khắp mọi người
    Già đến trẻ, không một ai bị sót
    Bàn tay em thơm thảo nặng tình đời.
    Ai cũng được em yêu và em quý
    Nhưng quý yêu hơn cả cặp tình nhân
    Họ sung sướng trong tình yêu giản dị
    Với hoa em đẹp nhất, nở trong ngần...
    (Trần Ðương dịch từ tiếng Ðức )

    Ðời anh anh gửi em

    A.Sơtsipatsep
    (Nga)
    Ðời anh anh gửi em
    Cả vui buồn mọi nỗi
    Anh có thể dối em
    Thơ anh không thể dối.
    Ðược như trên cửa sổ
    Nghiêng xuống cuộc đời mình
    Hai ta ai biết được
    Em chết trước hay anh.
    Chỉ một mơ ước thôi
    Ngày ngày anh lặp lại
    Sau khi anh chết rồi
    Tình anh còn mãi mãi.
    1946
    Tế Hanh dịch.
    TAGO R
    (Tagor Rabindranath), 1861 - 1941.
    Nhà thơ, nhà văn, triết gia, nhà giáo dục, nhạc sĩ, hoạ sĩ, đạo diễn ấn Ðộ.
    Giải thưởng Nobel 1913. Sinh và mất tại Caleutta.
    Xuất thân trong một gia đình giàu có theo đạo Bà La Môn. Thích
    nghệ thuật, ưa cải cách xã hội. Năm 29 xuất bản tập thơ đầu tiên.
    Tác phẩm chính : Gora, 1910 ; Hoàng hôn của thế kỷ, 1899 ; Khi
    tinh thần ta được giải phóng, 1937 ; Thi phẩm hay nhất là tập Thơ
    dâng, 1910 gồm 103 bài.
    Không đề
    Ðôi ta ở bên nhau
    Khi Mùa Xuân gõ cửa
    Hãy để cho tôi vào!
    Xuân mang cho lứa đôi
    Tiếng thầm của niềm vui
    Tiếng nhẹ nhàng rung khẽ
    Của mầm non mới hé
    Ta đang mải trầm tư
    Em bên xa quay sợi
    Mùa Xuân dẫn đi xa
    Và đột nhiên biến vội
    Cùng với những đóa hồng
    Nở muộn trên cành hoa
    Hỡi em yêu bây giờ
    Em không còn đây nữa
    Mùa Xuân lại gõ cửa:
    - Hãy để cho tôi vào!
    Xuân chỉ còn mang đến
    Tiếng lá khô xạc xào
    Tiếng gù vọng chim câu
    Ta ngồi bên cửa sổ
    Và một bóng mơ hồ
    Ngồi bên ta lặng lẽ
    Buồn se những mộng mơ...
    Và Mùa Xuân không còn
    Những nỗi đau thầm nữa
    Ðể mang đến cho ta
    Mùa Xuân mà muôn nhà
    Ðón tưng bừng vào cửa!
    Nguyễn Viết Lãm dịch.
    Axiđa Takakô
    Nhật Bản
    Những bài thơ thể Tanka (thể thơ cổ điển của Nhật Bản, mỗi bài chỉ gồm 31 âm tiết đọc
    liền một hơi. )
    Anh bảo em hôm nào:
    Hãy nhìn cây khuynh diệp
    Tán là vờn trên cao
    Cây khuynh diệp ngọn vươn cao ngất
    Nhưng tay sà xuống đất
    *
    * *
    Lẽ thường ta vĩnh biệt nhau
    Khi tình đã chết
    Chỉ còn nhánh anh đào
    Vẫn nằm trơ xanh biếc
    Trên cửa sổ như còn thắm thiết
    *
    * *
    Tôi chụm hai bàn tay
    Che que diêm khỏi tắt
    Anh vừa bật, gió bay
    Tôi đâu biết tương lai xa lắc
    Hãy giữ lấy tình yêu trước mắt
    *
    * *
    Mùa thu ơi!
    Lá thu vàng rực
    Tôi rung cành cho lá thu rơi
    Tôi thu mớ lá vàng, giữ chặt
    E cuộc sống úa vàng, héo hắt
    Ðức Mẫn dịch
    Được Codaikhongten sửa chữa / chuyển vào 02:31 ngày 08/05/2006
  3. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Trương Tịch (768-830)
    Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời đường, người Tịnh Giang, đỗ tiến sĩ.
    Bài ca người tiết phụ
    Chàng hay em có chồng rồi,
    Yêu em, chàng tặng một đôi ngọc lành.
    Vấn vương những cảm mối tình,
    Em đeo trong áo lót mình màu sen.
    Nhà em vườn ngự kề bên,
    Chồng em cầm kích trong đền Minh Quang,
    Như gương vâng biết lòng chàng,
    Thờ chồng quyết chẳng phụ phàng thề xưa.
    Trả ngọc chàng, lệ như mưa,
    Giận không gặp gỡ khi chưa có chồng!
    Ngô Tất Tố dịch
    (Tuyển tập Thơ Ðường I).
    Vương Bột 650 - 676.
    Nhà thơ đời Ðường Trung Quốc, tên chữ là Tử An. Người Thái Nguyên sau tới
    Long Môn (nay tỉnh Sơn Tây). Xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ, 6
    tuổi đã nổi tiếng nhiều thơ văn, 14 tuổi trúng tuyển bậc cao ở kỳ thi đố
    sách của Triều đình. Chết đuối lúc 26 tuổi.
    Trước tác sau này được tập hợp thành Vương Tử An thi tây, V. được xếp
    vào loại xuất sắc nhất trong nhóm "Sơ đường tứ Kiệt"; 3 vị khác là: Dương
    Quýnh, Lạc Tân Vương và Lư Thiếu Lân.
    Khúc hát hái sen
    Thơ thẩn bờ sen đêm gặp nhau,
    Nàng Ngô, ả Việt đậm đà sao!
    Cùng trông sông lạnh ngoài ngàn dặm
    Quan tái chinh phu xa biết bao?
    ( Vương Tử An tập )
    Vương Xương Linh
    (tức Thiếu Bá), 698 - 755.
    Nhà thơ Trung Quốc đời Ðường. Người Tràng An 29 tuổi đỗ tiến sĩ. 36 tuổi
    đỗ bác học. Tính phóng khoáng, không xu nịnh cấp trên, nên con đường làm quan thường thăng giáng thất thường. Nổi tiếng thơ hay một thời. V. để lại một tập thơ hơn 180 bài. Nhiều bài được coi là "phần phẩm". Một số bài tiêu biểu: Tòng quân hành, Xuất tái, Khuê oán, Tây cung Xuân oán, Tây cung thu oán.
    Nỗi oán của người phòng khuê
    Trẻ trung nàng biết chi sầu,
    Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương.
    Nhác trông vẻ liễu bên đường,
    Phong hầu nghĩ dại, xui chàng kiếm chi!
    Tản Ðà dịch
    ( Tuyển tập thơ Ðường I )
    Yến lan (1916)
    Nhà thơ tên thật là Lâm Thanh Lang. Sinh năm 1916 tại An Ngãi,. An Nhơn,
    Bình Ðịnh, trong một gia đình viên chức nhỏ. Trước 1945 có bút danh khác:
    Xuân Khai, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Biên tập viên NXB Văn Học.
    Tác phẩm: Những ngọn đèn (1957); Tôi đến tôi yêu (1962); Lẵng hoa hồng
    (1968); Giữa hai chớp lửa (1978)...
    Kịch bản : Bóng giai nhân (viết chung với Nguyễn bính 1937), gái Trữ La
    (1941)
    Nợ
    Nhà không vườn, không gác, không sân
    Tôi nợ đời rau trái tôi ăn
    Nợ hàng xóm trưa hè bóng mát
    Nợ em cài bên cửa một vầng trăng.
    Thơ S.A. Exênin
    (Sergei Alexandrovitsh Essénine), 1895 - 1925
    Mùa xuân nào giống niềm vui
    Mùa xuân nào giống niềm vui
    Cát vàng đâu bởi nắng phơi nên vàng
    Làn da em dẫu gió sương
    Dành cho anh rõ ánh từng chân tơ
    Trước làn nước biếc trong hồ
    Trên thềm cỏ mịn nụ hoa dập dềnh
    Ðã nguyền ta quyết chung tình
    Thì nơi đâu cũng có mình có ta
    Màu đêm trải đến mượt mà
    Gió vươn theo gió, lửa xa tỏ mờ
    Nhà em bên cánh rừng thưa
    Mẹ thấy em đợi. anh đưa em về
    Lòng đau như tỉnh như mê
    Anh còn lần lữa quay đi sao đành
    Em cười âu yếm cùng anh
    Khăn em còn vẫy bồng bềnh trước hiên
    Ðăng Bẩy dịch
    Thơ R. GAMZATÔP
    (Raul Gamsatov), 1923-
    XONNE Tình Yêu
    I
    Trên trái đất đường đi không kể xiết
    Ðường dài lâu, gian khổ cũng rất nhiều.
    Nhưng anh hiểu: khó và dài hơn hết
    Là con đường ta vẫn gọi tình yêu.
    Ừ thì biết là đường tình không ngắn,
    Nhưng không ai thiếu nó sống yên lành.
    Ừ thì biết là khó khăn vô tận,
    Nhưng lại đầy cám dỗ, cuốn lòng anh.
    Anh cứ nghĩ rằng anh, thật lạ,
    Chỉ trẻ khi đi trên vĩnh cửu đường này.
    Anh từng vất, đã, đang và sẽ ngã,
    Nhưng ngã rồi lại dậy, bước đi ngay.
    Và anh chắc không bao giờ lạc lối,
    Vì phía trước là em, là tay em vẫy gọi.
    II
    Có thể nói tình yêu là trường học,
    Nơi không phải ai muốn học, cứ vào,
    Nơi thầy giáo là nụ cười, tiếng khóc,
    Bắt học trò làm việc khắt khe sao !
    Tôi đã học nhiều sách hay và hiểm,
    Học càng lâu, càng thấy rõ một điều:
    Khó có thể thành công nhờ kinh nghiệm.
    Của những người thất bại với tình yêu.
    Tôi cố học nhưng không vào, trầy trật,
    Thường vất đau, thi trượt, nợ bài,
    Thường phạm những sai lầm nghiêm trọng nhất,
    Lý luận, thực hành không sắc sảo, thường sai...
    Thành ra tôi hầu như không tiến bộ
    Dù đã học suốt đời trong nhà trường dó.
    Không Ðề
    Nếu em muốn anh thắp sao em ngắm
    Anh sẽ xua cơn gió lạnh ngoài đồng,
    Sẽ đốt lửa chờ em về sưởi ấm,
    Che bốn bề em đỡ rét mùa đông.
    Và hai ta ngồi trong đêm thanh vắng
    Xích lại gần nhau, không lý sự, hiền lành,
    Cái buồn khổ trên vai em mang nặng
    Anh sẵn sàng cho hết cả sang anh.
    Anh sẽ cúi bên giường em lặng lẽ
    Và để em không thức giấc,- che đèn
    Anh sẽ hát những lời ru của mẹ,
    Ngăn mọi điều bất hạnh đến bên em...
    Và lúc ấy, em sẽ tìm trên trái đất
    Toàn người tốt, không có buồn, nước mắt.
    Thái Bá Tân dịch
    (Những ngôi sao xa)
    Gửi người phụ nữ
    Hỡi người phụ nữ
    Nếu có nghìn đàn ông yêu em
    Em có biết trong nghìn người ấy
    Có Raxun Gamđtốp nữa mà
    Còn nếu như chỉ có
    Trăm đàn ông yêu em
    Em hãy nhớ trong số người đó
    Nhất định Raxun Gamđatốp có tên
    Còn nếu như yêu em
    Dàn ông chỉ còn một chục
    Thì Raxun Gamđatốp
    Đứng thử bảy hay tám trong hàng
    Nếu đàn ông chỉ còn lại một người yêu em
    Tôi xin thề - người đó không ai khác
    Ngoài Raxun Gamđatốp, em ơi
    Còn nếu em đi cô đơn buồn tủi trên đời
    Không ai yêu em nữa
    Thì có nghĩa ở một nơi nào đó
    Trên núi cao, Gamđatốp chết rồi.
    Ðoàn Minh Tuấn dịch
  4. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    E. GHIặVICH
    (Eugăne Guillevic), 1907
    Nhà thặĂ và dỏằi suỏằ'i
    Anh có thỏằf mỏằTt mơnh không em tỏằô chiỏằu 'ỏn tỏằ'i
    Nỏãng nỏằ 'êm trặỏằ>c 'ặĂn côi
    Nhặng mỏằTt mơnh không em
    Anh chỏng làm 'ặỏằÊc gơ hặĂn nỏằa!
    (Ðỏãng Yên Hoà dỏằi dòng chỏằ :
    "TrĂnh 'ỏằông 'ỏằTng vào cÂy, mạa lĂ rỏằƠng")
    Nhỏằng 'àn sỏu bay qua. SặặĂng mạ và khói toỏÊ.
    MĂtxcặĂva, lỏĂi 'Ê thu rỏằ"i!
    Bao khu vặỏằn nhặ lỏằưa chói ngỏằi
    Vòm lĂ sỏôm Ănh vàng lên rỏằc rỏằĂ,
    Nhỏằng tỏƠm biỏằfn treo dỏằc trên 'ỏĂi lỏằT
    Nhỏc ai 'i ngang, dạ 'ỏĐy 'ỏằĐ lỏằâa 'ôi
    Nhỏc cỏÊ nhỏằng ai cô 'ỏằTc trong 'ỏằi:
    "TrĂnh 'ỏằông 'ỏằTng vào cÂy, mạa lĂ rỏằƠng!"
    "i trĂi tim tôi, trĂi tim cỏằĐa mỏằTt mơnh tôi
    Ðỏưp hỏằ"i hỏằTp giỏằa phỏằ' hă xa lỏĂ
    Buỏằ.i chiỏằu kâo lang thang mặa giĂ
    Khỏẵ rung lên bên khuôn cỏằưa sĂng 'ăn
    ỏằY 'Ây tôi cỏĐn ai, khi xuôi ngặỏằÊc mỏằTt mơnh,
    Tôi có thỏằf yêu ai, ai làm tôi vui sặỏằ>ng:
    "TrĂnh 'ỏằông 'ỏằƠng vào cÂy, mạa lĂ rỏằƠng!"
    Nhỏc suỏằ't 'ặỏằng câng chỏằ? bỏƠy nhiêu thôi!
    Nỏu không có gơ ao ặỏằ>c trong tôi
    Thơ có nghâa chỏng còn gơ 'ỏằf mỏƠt!
    Anh tỏằông ỏằY nặĂi 'Ây, tỏằông là ngặỏằi thÂn nhỏƠt
    Sao phút này làm ngặỏằi bỏĂn câng không?.
    Tôi chỏng hiỏằfu vơ sao, cỏằâ ngại ngỏôm trong lòng
    Rỏng tôi 'Ê phỏÊi xa anh vânh viỏằ.n...
    Anh - con ngặỏằi không vui, con ngặỏằi bỏƠt hỏĂnh
    Con ngặỏằi 'i cô 'ỏằTc quĂ trên 'ỏằi!
    Thiỏu cỏân trỏằng chfng? Hay chỏằ? 'Ăng nỏằc cặỏằi?
    Thôi hÊy biỏt kiên tÂm. Mỏằi 'iỏằu 'ỏằu phỏÊi 'ỏằÊi...
    Dỏằi mơnh thôi, không cỏĐn ai tiỏằ.n biỏằ?t.
    Tôi không biỏt nói cạng anh 'ỏn hỏt
    Nhặng bÂy giỏằ, còn phỏÊi nói gơ thêm!
    CĂi ngà con 'Ê tràn ngỏưp màu 'êm
    Nhỏằng tỏƠm biỏằfn dỏằc 'ặỏằng càng thỏƠy trỏằ'ng
    "TrĂnh 'ỏằông 'ỏằƠng vào cÂy, mạa lĂ rỏằƠng!"
    Nhỏc suỏằ't 'ỏằi câng chỏằ? bỏƠy nhiêu thôi.
    Bỏng Viỏằ?t dỏằc mỏt cạng ngặỏằi yêu than khóc
    Không còn sỏằâc 'ỏằf thỏng 'ỏằi cô 'ỏằTc
    "i, Kỏằ nào chia rỏẵ chúng ta 'Ây!
    Anh thỏƠy không, khỏp nặĂi hă hỏằTi
    Quay lỏĂi 'i, ngặỏằi bỏĂn tÂm tơnh
    Kơa bơnh minh rỏĂng rỏằĂ
    'ang lên.
    NỏằƠ hoa nỏằY
    trên tỏằông dỏằ'c núi
    Giỏằa 'ỏằ"ng cỏằ chim ca vỏằi vỏằÊi
    Nặỏằ>c dòng khe lỏƠp lĂnh pha lê
    Sao anh mÊi không vỏằ!
    Ðỏằf em buỏằ"n 'ỏằât ruỏằTt
    Em nhơn xa xfm
    Bao hi vỏằng hâo hon tỏằông khúc
    Anh thỏƠy không, khỏp nặĂi hă hỏằTi
    Quay lỏĂi 'i, ngặỏằi bỏĂn tÂm tơnh
    CĂc cô gĂi khỏp nặĂi
    Trong thung lâng, trong vặỏằn hoa ngĂt,
    Trò chuyỏằ?n ỏằ"n ào
    Nói cặỏằi không dỏằât
    Tỏằông cỏãp mỏt 'en lỏƠp lĂnh tÂm tơnh.
    Nhỏằng búp tay mỏằm mỏĂi tuyỏằ?t xinh
    Ðang Âu yỏm nhỏằng chàng trai trỏằ
    Hỏằ sung sặỏằ>ng, không hỏằ lo nghâ
    Chỏằ? riêng em 'ặĂn lỏằ nặĂi này
    TrĂi tim hỏằ"ng rỏằ mĂu giỏằa ngày vui
    Anh thỏƠy không, khỏp nặĂi hă hỏằTi
    Quay lỏĂi 'i, ngặỏằi bỏĂn tÂm tơnh
    MĂi lỏằu rêu mỏằ'c, 'ỏằâng im,
    Nhặ sỏằÊ bóng núi rỏằông 'e doỏĂ
    Dòng lỏằ? em chan hoà mĂu 'ỏằ
    Tơnh yêu mÊnh liỏằ?t xâ tim 'au.
    Em kiỏằ?t sỏằâc
    Em hoàn toàn kiỏằ?t sỏằâc
    Anh không vỏằ
    Em sỏằ'ng 'ặỏằÊc 'Âu
    Hay anh mong em phỏÊi chỏt sỏĐu?
    Anh 'Âu phỏÊi con ngặỏằi tàn bỏĂo!
    Anh thỏƠy không, khỏp nặĂi hă hỏằTi
    Quay lỏĂi di, ngặỏằi bỏĂn tÂm tơnh
    Tuỏằ.i trỏằ cỏằĐa em trôi nhặ mÂy khói mong manh
    HỏĂnh phúc thặĂ ngÂy nhặ bỏằƠi tàn ỏÊm 'ỏĂm.
    Vơ khỏằ. 'au hỏằ"n em tan nĂt
    Nhặ tro tàn em sỏằ'ng cô 'ặĂn
    Tim tan nĂt
    MĂu tuôn rỏằTng rÊ
    CuỏằTc sỏằ'ng 'ang trôi
    Bên em vỏằTi vÊ
    Sỏằ' phỏưn 'au thặặĂng nhặ 'Ê 'ỏằn nhỏƠt cỏằĐa Bulgarie. Anh hạng dÂn tỏằTc. Con
    mỏằTt giĂo viên. 1876 tham gia khỏằYi nghâa, hy sinh trong vạng núi
    Bancan. B. 'ỏằf lỏĂi 20 bài thặĂ. 1875 'ặỏằÊc xuỏƠt bỏÊn thành sĂch.
    Gỏằưi nàng
    Em hỏằi anh vơ sao
    Ðêm ỏƠy anh 'Ê 'ỏn
    Anh vặỏằÊt rào thỏ nào
    Thỏằâ gơ anh muỏằ'n chiỏm
    Anh, nhặ em 'Ê biỏt
    Anh thua tuỏằ.i chỏằ"ng em
    Anh nhơn xuyên bóng 'êm
    Anh gài lặng dao sỏc
    Trong bóng 'êm dày dỏãc
    Nhặ con rỏn anh trặỏằn
    Không mỏằTt tiỏng 'ỏằTng - Em
    Nỏm cỏĂnh chỏằ"ng em ngỏằĐ
    Dặỏằ>i vặỏằn, anh ngỏằ"i 'ó,
    Dao sỏc nỏm trong tay
    Hỏằô, lÊo ỏƠy ra 'Ây
    Ta sỏẵ cho mỏằTt trỏưn
    Phòng em, ngỏằn nỏn sĂng
    Em ngỏằĐ! Giỏằa tim anh
    Lỏằưa giỏưn chĂy bỏằông bỏằông
    Phỏôn nỏằT trào ngỏằTt ngỏĂt
    Chfm chfm nhơn ngỏằn nỏn
    Anh quên là 'Ê khuya
    Chỏng mỏƠy chỏằ'c 'êm qua
    Và bơnh mơnh sỏp hỏằưng
    Hoa mi chào buỏằ.i sỏằ>m
    NặĂi cỏằưa sỏằ. phòng em
    MỏằTt mĂi 'ỏĐu hiỏằ?n lên
    Và em cặỏằi
    Khi nhỏưn ra em rỏằ"i
    Anh tỏằ?nh ngặỏằi:"Mai nhâ"
    NhỏằĐ thỏ** hoỏĂ mi thỏ
    Và vặỏằÊt rào, anh lui
    ÐỏƠy, anh kỏằf em nghe
    Vơ sao 'êm anh tỏằ>i
    Trong phút giÂy 'en tỏằ'i
    PhỏÊi mỏằTt mỏƠt mỏằTt còn:
    Anh, hoỏãc lÊo chỏằ"ng em!
    Vâ Tú nam dỏằ<ch
  5. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    ILIA CHAVCHAVADZE
    Grudia
    Em Còn Nhớ
    Em còn nhớ khu vườn
    Nơi ta từng gặp mặt?
    Ngày ấy ta yêu nhau
    Một tình yêu ngây ngất.
    Em hái một bông hồng
    Trao cho anh lần nọ :
    "Em tặng anh, chàng điên
    Bông hoa này thắm đỏ"
    Và chàng điên của em
    Cũng như em, ngày ấy
    Không biết rằng tình yêu
    Sẽ héo tàn chóng vậy.
    Em còn nhớ hai ta
    Ngồi mơ màng lặng lẽ.
    Anh nghe gần, rất gần
    Hơi thở em nhè nhẹ.
    Rồi không kìm được thêm.
    Anh hôn em lên má.
    Em giật mình, mỉm cười.
    Giơ ngón tay lên doạ
    Anh và em đều điên.
    Cùng không hay: từ đó
    Cái hôn kia suốt đời
    Làm hai ta đau khổ
    1860
    Thái Bá Tân dịch
    Chế lan viên
    Chùm nhỏ thơ yêu
    Anh xa em như đất liền xa cách bể
    Nửa đêm nằm lặng sóng thương em
    Em thân thuộc sao thành xa lạ thế
    Sắp gặp rồi sóng lại đẩy xa thêm.
    Anh không ngủ. phải vì em đang nhớ
    Một trời sao rực cháy giữa đôi ta
    Em nhắm mắt cho lòng anh lặng gió
    Cho sao trời yên rụng một đêm hoa
    8-1962
    TÔVE ÐITƠLÉPVEN
    Nhà thơ Ðan Mạch (Chưa rõ tiểu sử)
    Hình tam giác muôn đời
    Trên con đường tôi đi
    Có hai người đã tới:
    Một người rất yêu tôi,
    Còn tôi yêu người khác.
    Người sống trong khao khát,
    Trong những giấc tôi mơ.
    Người kia đứng sững sờ
    Trước cửa lòng khép chặt.
    Người cho tôi hạnh phúc
    Luôn như gió vội bay
    Người dâng tôi cả đời
    Không được gì đền đáp.
    Người bắt máu tôi hát-
    Tình phóng khoáng trắng trong.
    Người như cuộc đời thường
    Bóp mộng lòng tôi nát.
    Hai người đó trên đường
    Phụ nữ nào cũng gặp.
    Trăm năm chỉ một lần
    Họ được trùng là một
    (Hồng Thanh Quang
    dịch qua bản tiếng Nga)
    Ðỗ Mục (tức Mục Chi), 803 - 853
    (Nhà thơ Trung Quốc đời Ðường, tên chữ là Phan Xuyên, em nhà thơ
    Ðỗ Tuân Hạc. Người Kinh Triêu (nay Thiểm Tây)
    Tặng nhau khi chia tay
    Ða tình mà tựa vô tình
    Quạnh hiu chén rượu, vắng tanh nụ cười.
    Nến kia còn tiếc chia phôi
    Sụt sùi đến sáng, lệ rơi thay người.
    Trần Trọng San dịch
    Hainơ
    (Heine Heinrich), 1797 - 1856
    Trong mơ anh đã khóc
    Trong mơ anh đã khóc
    Thấy em trong áo quan
    Ðến khi anh tỉnh giấc
    Nước mắt cứ tuôn tràn
    Trong mơ anh đã khóc
    Thấy em không trung thanh
    Tỉnh dậy, anh đôi mắt
    Lệ đắng còn chảy quanh
    Trong mơ anh đã khóc
    Thấy em vẫn dịu hiền
    Thế rồi anh tỉnh giấc
    Nước mắt vẫn triền miên
    Hoàng Trung Thông dịch
    (Bản tình ca 1822-1823)
    Triệu năm
    Triệu năm hàng triệu năm rồi
    Những ngôi sao ở trên trời đã yêu
    Lời của em đẹp bao nhiêu
    Nhưng mấy ai hiểu ít nhiều em ơi ?
    Chỉ anh hiểu được mà thôi
    Vì anh học được những lời của em.
    Tế Hanh dịch
    (Bản tình ca 1822-1823)
    Nếu hoa cũng biết nói
    Bông hoa quý ! Nếu hoa cũng biết
    Vết thương gì đã xé lòng tôi
    Thì lệ hoa đã hoà lệ tôi rồi
    Ðể chữa lành nỗi đau tôi chịu đựng
    Và hoạ mi, nếu hoạ mi cũng biết
    Tôi có bao đau yếu, ưu phiền
    Thì chim sẽ dành cho tôi, vui vẻ
    Một bài ca làm phấn chấn tôi lên
    Và nếu các vì sao cũng biết
    Bao đau thương xâm chiếm lòng tôi
    Thì các vì sao cũng từ giã bầu trời
    Ðể làm dịu nỗi lòng tôi thất bại
    Hoa, chim, sao không thể nào biết được
    Chỉ một người biết nỗi khổ tôi thôi
    Người đàn bà đã từng xé nát
    Bằng tay mình xé nát tim tôi
    Hoàng Trung Thông dịch
    Tháng năm kỳ diệu
    Tháng năm lộc nở khắp nơi
    Với ai ta tỏ những lời thiết tha
    Tháng năm vang tiếng chim ca
    Với em ta tỏ tình ta buổi đầu
    Tế Hanh dịch
    Hoàng Cầm
    Lá Diêu bông
    Váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng
    Chị thờ thẫn đi tìm
    Ðồng chiều
    Cuống rạ
    Chị bảo
    - Ðứa nào tìm được lá diêu bông
    Từ nay ta gọi là chồng
    Hai ngày em tìm thấy lá
    Chị chau mày
    - Ðâu phải lá diêu bông
    Mùa đông sau em tìm thấy lá
    Chị lắc đầu
    Trông nắng vãn bên sông
    Ngày cưới chị
    Em tìm thấy lá
    Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
    Chị ba con
    Em tìm thấy lá
    Xoè tay phủ mặt chị không nhìn
    Từ thuở ấy
    Em cầm chiếc lá
    Đi đầu non cuối bể
    Gió quê vi vút gọi
    Diêu bông hời!...
    ... ới diêu bông!...
  6. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    A.JÔZEP .
    (Jozsep Attila ) , 1905 - 1937 .
    (Nhà thơ lớn Hung-ga-ri)
    Ru
    Xem kìa người đẹp ru tôi
    Khác nào hồ nọ ru hời khóm lau
    Trong khi xanh ngắt trời cao
    Cái hôn gửi xuống qua màu nước xanh
    Ngày kia có lẽ mối tình
    Một người khác nữa sẽ dành cho chăng
    Người ta lại sẽ ru nàng
    Như nàng có lúc dịu dàng ru tôi?
    Tế Hanh dịch
    Ixmaiin Khôi
    (Nhà thơ Iran ( chưa rõ tiểu sử ))
    Em
    Môi em
    hạt lựu ngọt ngào
    Mắt em
    lấp lánh ánh sao sáng ngời
    Tay em
    hai mảnh mặt trời
    Mặt trăng trái táo ở nơi ngực mềm
    Trăng tròn toả ánh dịu em
    Vẽ nên tối sáng thiên nhiên một toà
    Ðêm là đêm của anh và
    Của anh tất cả ngọc ngà thân em
    Tô Tường dịch
    A.D. LAMACTIN .
    ( Alphone Lamartine ) , 1790 -1869 .
    (Nhà thơ lãng mạn pháp . Xuất thân quý tộc . Có cảm tình
    với cách mạng tư sản 1789 . Theo chính kiến của phái Glưrông
    danh . Lamactin nổi tiếng với tập Trầm tư , 1820 .
    Những tập thơ trứ danh khác : Hoà thanh thư và tôn giáo , 1830 ;
    Trầm mặc, 1839 ; Tập Giô -xơlanh ,1836 ; Sự sa ngã của
    một thiên thần .Bài thơ này được coi là xuất sắc nhất của ông.)
    Hồ
    Trôi dạt tới những bến bờ xa lạ
    Trong đêm sâu bất tận chẳng quay về
    Có lẽ nào không một ngày ta có thể
    Thả neo mình trên biển rộng tháng năm kia?
    Hồ ơi hồ sắp trọn một năm trôi
    Bên lớp sóng thân yêu nàng hẹn hò tái ngộ
    Nay ta về ngồi một mình trên phiến đá
    Mà năm xưa hồ thấy nàng ngồi
    Hồ nhớ chăng dưới gần đá này người rên rỉ
    Rồi vỡ ra trên đá nhọn. tan tành
    Và ngọn gió từ lâu thổi lại
    Bọt sóng xô sao động dưới chân nàng
    Người nhớ chăng một chiều ta cùng nàng phiêu lãng
    Chỉ lắng nghe xa giữa nước với trời
    Tiếng chèo khua nhịp nhàng lãng đãng
    Vỗ lên ngươi hoà điệu tuyệt vời.
    Chợt những thanh âm xa lạ với trần gian
    Vang vọng từ bến bờ mê ảo
    Sóng lắng im nghe giọn nàng yêu dấu
    Cất lên những tiếng thở than
    Ôi thời gian, hãy ngừng bay. Và những giờ tươi đẹp
    Vội vàng chi, thôi cuồn cuộn đi nào !
    Cho ta kịp hưởng trọn niềm diễm tuyệt
    Của những ngày ta kì diệu ngọt ngào
    Với những kiếp nhọc nhằn khốn khổ
    Thời gian hãy trôi mau hãy trôi
    Hãy mang đi tháng năm cùng những âu lo vò xé họ
    Và quên đi kẻ mãn nguyện trên đời
    Nhưng riêng ta khẩn cầu chút khắc giờ vô vọng
    Thời gian cứ tuột khỏi lòng tay
    Ta nói với đêm: Xin người hãy chậm
    Thì bình minh đã vội xoá đêm dày
    Hãy yêu nhau, hãy yêu! Khắc giờ vụt biến
    Vội vàng lên cho hưởng trọn giờ vui
    Thời gian không có bờ, con người không có bến
    Thời gian trôi đi, đời người qua thôi"
    Hỡi thời gian ghét ghen", lẽ nào phút giây này đắm đuối
    Tình yêu cho ta hạnh phúc tuôn tràn
    Rồi cũng sẽ qua nhanh như thế
    Quãng thời gian khổ ải của trần gian
    Ôi lẽ nào sẽ mất đi không dấu tích
    Mãi mãi trôi đi, rồi mất hút, lẽ nào
    Thời gian ban cho. cũng thời gian xoá sạch
    Mà không hề trả lại chút âm hao
    Hỡi vĩnh hằng, quá khứ. hư vô.
    các ngươi như vực thẳm
    Ðem làm chi quãng ngày tháng của đời ta
    Có trả lại ta chăng. trả lại
    Những tuyệt vời say đắm thiết tha?
    Hỡi hồ rộng. ghềnh câm. động sâu. rừng thẳm
    Chỉ các ngươi trường cửu mãi không già
    Hãy giữ lại giùm ta, hỡi thiên nhiên tuyệt mĩ
    Giữ lại đêm xưa. dẫu kỉ niệm thôi mà
    Xin giữ lại trong yên bình hay giông bão
    Trong cảnh đồi tươi thắm đó. hồ ơi
    Và trong những rặng thông này thẫm tối
    Trong đá ghềnh hoang đã mọc trên ngươi
    Xin giữ lại trong hiu hiu ngọn gió
    Trong âm vang xao động mãi hai bờ
    Trong gương mặt Nguyệt Hằng có vầng trán bạc
    Ðang toả lan dìu dịu sóng trên hồ
    Xin ngọn gió rỉ rên. cành vi lô than thở
    Xin mùi thơm nhè nhẹ khoảng trời hương
    Xin mọi âm vang, sắc màu, hơi gió
    Thảy nói một lời:"Xưa họ đã yêu thương"
    Hà Nhật dịch
  7. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    M. LECMÔNTÔP
    ( Mikhail Jurievitsh Lermontov 1814 -1841 . Nhà thơ Nga , sinh tại Matxcơva , mất ở Pjatigoisk . Xuất thân quý tộc .
    Tác phẩm : Cánh buồm , 1932 ; Lời than của người Thổ Nhĩ
    Kỳ , 1829 ; Hội vũ hoá trang , 1835 ; Bài Cái chết của một nhà
    thơ , 1837 ; Suy tưởng , 1838 ; Thôi từ giã nước Nga ô uế, 1841)
    Gã ăn mày
    Co ro trước cổng nhà thờ
    Gã ăn mày đứng đợi chờ lòng thương
    Dãi dầu đói khát gió sương
    Thân hình tàn tạ, trơ xương, võ vàng
    Mắt nhìn ngây dại tủi hờn
    Cầu xin một mảnh bánh ăn bỏ thừa
    Thế mà ai đó nỡ đùa
    Ðặt hòn đá xuống - đợi chờ bàn tay !
    Tình tôi như tỉnh như say
    Lòng đau thổn thức vơi đầy lệ tuôn
    Mà sao em cũng vô tình
    Ðùa chi cay nghiệt để thành hận sâu ?
    (Ðỗ Thuý và Thuý Dương dịch)
    Eva Lippôn
    Nhà thơ Ðức ( chưa rõ tiểu sử ).
    Tình Ca
    I
    Dấn thân vào chốn trận tiền
    Anh ơi nghe nhé: lời em nguyện cầu
    Muôn vàn xin cho quên nhau -
    Nếu mai đây có kẻ nào lừa anh,
    Nếu tâm hồn có héo dần.
    Hay tim sống dậy một lần - anh ơi:
    ở nơi hẻo lánh xa xôi,
    Mong anh nhớ đến một người là em...
    2
    Nếu ai có chỉ anh xem
    Một ngôi mộ nhỏ - và bên lửa tàn
    Kể anh nghe chuyện một nàng
    Say mê... nhưng lại bị chàng coi khinh,
    Thế rồi bị lãng quên dần,
    Thì ấy chớ ngại ngần - anh ơi:
    ở nơi hẻo lánh xa xôi,
    Mong anh nhớ đến một người là em!...
    3
    Những dòng dĩ vãng êm đềm
    Có khi kéo đến làm phiền lòng anh
    Quấy rầy giấc mộng nhọc nhằn,
    Vẳng theo tiếng khóc trong lần chia tay,
    Bàn tình ca cũ đắng cay,
    Hay từng âm điệu dứt day, bồi hồi...
    Thì ngay trong mộng - anh ơi:
    Mong anh nhớ đến một người là em !
    1832
    Khắc Khoa dịch
    Lương ý Nương (951-955)
    Trung Quốc
    Tương Tư Hoài... Dài Tương Tư!
    Hoa hoa lá lá rụng tơi bời
    Lòng nhớ người sao chẳng thấy người
    Ruột muốn đứt thêm, thêm đứt ruột
    Châu rơi thành ngấn lại châu rơi
    Ta có một tấc lòng
    Không có ai mà hỏi
    Muốn nhờ gió đuổi mây
    Ðể được cùng trăng nói
    Ôm đàn lên lầu cao
    Lầu cao trăng giãi khắp
    Tương tư khúc chẳng thành
    Lệ nhỏ, dây đàn đứt
    Người bảo sông Tương sâu
    Tương tư sâu gấp bội
    Sông sâu đáy vẫn tới
    Tương tư không tới bờ
    Chàng ở đầu sông Tương
    Thiếp ở cuối sông Tương
    Nhớ nhau không gặp mặt
    Cùng uống nước sông Tương
    Tương tư hoài... dài tương tư
    Tương tư dài, dài khôn xiết
    Sớm biết nỗi đau lòng
    Xưa đừng cùng nhau biết!
    Vũ Ngọc Khánh dịch
    (Tình Sử)
    Lý Bạch
    (Lý Thái Bạch, Thanh Liêm cư sĩ), 701 - 762
    Nhà thơ lớn đời Ðường Trung Quốc. Người Miên Châu, huyện
    Trương Minh (nay Miên Dương, Tứ Xuyên). Về hưu. Năm 41 tuổi
    (742), thơ văn ông nổi tiếng khắp nước. Lý Bạch mất ở huyện
    Dương Ðỗ, thọ 62 tuổi.
    Tứ Xuân
    Cỏ Yên (1) như sợi tơ xanh,
    Dầu Tần (2) xanh ngắt rủ cành xum xuê.
    KHi chàng tưởng nhớ ngày về,
    Chính là khi thiếp tái tê nỗi lòng.
    Gió xuân, ai biết chi cùng,
    Cớ sao len lỏi vào trong màn là ?
    Khuyết Danh dịch
    (Tuyển tập Thơ Ðường 1)
    ________________________
    (1)(2): Ðất Yên ở phía Bắc Trung Quốc,
    Ðất Tân ở trung tâm Trung Quốc,
    Ðất Yên: tiết trời lạnh lẽo, nên cây cối sinh nở
    chậm: lúc ở đất Tân, dâu đã đầy lá trĩu cành thì ở đất Yên
    mới nẩy mầm non.
    Gửi Phương Xa
    Người đẹp còn đây, nhà đầy bông,
    Người đẹp đi rồi, giường bỏ không.
    Giường không, đệm cuốn, nào ai ngủ,
    Nay đã ba năm, hương còn xông.
    Hương thơm, thơm không dứt,
    Người đi, đi không về ?
    Nhớ nhau lá vàng rụng,
    Rêu biếc sương dầm dề.
    Nguyễn Hữu Bổng dịch
    (Tuyển tập Thơ Ðường II)
    Lý Thương ẩn
    (tức Nghĩa Sơn, Ngọc Khê Sinh) 813 - 858
    Nhà thơ Trung Quốc đời Ðường, người Hoàn Châu (nay tỉnh
    Hà Nam). Xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ bị sa cơ. Hơn
    20 tuổi đỗ tiến sĩ.
    Tác phẩm : Lý Nghĩa Sơn tập gồm 3 quyển.
    Không Ðề
    Khó gặp nhau mà cũng khó xa
    Gió xuân hèn yếu để tàn hoa
    Con tằm đến thác tơ còn vướng
    Ruột nén chưa tan, lệ vẫn nhoà.
    Gương sớm, nhưng buồn phai mái tóc.
    Thơ đêm càng thấm lạnh vầng nga;
    Bồng lai, nẻo đó, đường không mấy,
    Cậy chiếc chim thần ướm giúp ta!
    Ngô Linh Ngọc dịch
  8. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Nazim Hikmet
    1902 - 1963.
    RU
    Ngủ yên mình ngủ yên - yên
    Từ bao vườn tược anh đem ngủ về
    Dàn nho trong mắt phản chiếu xanh ghê
    Ngủ yên, yên ngủ mình nghe
    Em tôi cười với tiên về trong mơ!
    Ngủ yên mình ngủ yên- yên
    Từ xa biển thẳm anh đem ngủ về
    Giấc hoè rộng mát nhẹ tựa cánh ve
    Ngủ yên, yên ngủ mình nghe
    Em mơ dưới bóng buồm the gió phồng!
    Ngủ yên mình ngủ yên - yên
    Từ muôn tinh tú anh đem ngủ về
    Ðậm xanh giấc ngủ êm tựa nhung the
    Ngủ yên, yên ngủ mình nghe
    Vì tim anh đã thức kề bên em!
    Huy Cận dịch
    P. Nêruđa .
    (Pabol Neruda), 1904 - 1973.
    (Nhà thơ Chi Lê nổi tiếng thế giới. Tên thật Neftali
    Ricardo Reyes Basualto. Sinh tại Tenuico, mất ở Santiago)
    Không Ðề
    Trong bao sao sáng ngợi ca
    Long lanh sông nước với là sương đêm
    Ngôi sao ta chọn là em
    Từ đây mãi mãi kề bên ta nằm
    Trong bao làn sóng rì rầm
    Sóng cây sống biển sóng xanh rét trời
    Ta chỉ lựa một làn thôi
    ấy là làn sóng thân người em đây.
    Bao nhiêu giọt nước rễ cây
    Bao nhiêu tia nắng tuôn đầy về ta
    Bình minh hay buổi chiều tà
    Chỉ mơ có mớ tóc xoà của em
    Bao quà xứ sở ai đem
    Mà anh chỉ chọn trái tim em nồng.
    Tế Hanh dịch
    Nguyễn Du (1765-1820).
    ... Sầu đong càng lắc càng đầy,
    Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!
    Mây Tần khoá kín xong the,
    Bụi hồng lẽo dẽo đi về chiêm bao.
    Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao,
    Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
    Phòng văn hơi giá như đồng,
    Trúc xe ngọn thỏ, tơ chùng phím loan.
    Mành Tương phân phất gió đàn,
    Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình.
    Ví chăng duyên nợ ba sinh
    Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi?
    Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người,
    Nhớ nơi kỳ ngộ, vội dời chân di.
    Một vùng cỏ mọc xanh rì,
    Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu.
    Gió chiều như gợi cơn sầu
    Vi lô hưu hắt như màu khơi trêu.
    Tình riêng nhớ ít tưởng nhiều.
    Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang.
    Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
    Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh.
    Lơ thơ tơ liễu buông mành,
    Con oanh học nói trên cành mỉa mai.
    Mấy lần cửa đóng then cài,
    Ðầy thềm hoa rụng, biết người ở đâu ?...
    (Truyện Kiều)
    Nguyễn Trọng Tạo (1947).
    (Sinh ngày 25 -8 -1947, tại Tràng Khê, Diễn Hoa, Diễn
    Châu, Nghệ An. Làm thơ, viết báo, vẽ bìa sách, minh hoạ báo.
    Trưởng đoàn văn công quân khu IV. Học khoá 2 trường viết văn
    Nguyễn Du. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhạc sĩ
    Việt Nam. Hội viên Hội nhà báo Việt Nam.
    Tác Phẩm : Tình yêu sáng sớm (in chung, 1973); Gương mặt
    tôi yêu (in chung, N.X.B.Q.Ð.N. , 1980); Sóng nhà đêm biếc (in
    chung, NXB Hà Nội 1986); Gửi người không quen (NXB Nghệ Tĩnh,
    1989); Sóng thuỷ tinh (1988); Con người của những vì sao (Trường
    ca (NXB Thanh niên, 1981); Tình ca người lính (NXB Nghệ Tĩnh,
    1981); Ðồng dao cho người lớn (NXB Văn học).)
    CHIA
    Chia cho em một đời tôi
    Một cây đắng
    Một niềm vui
    Một buồn
    Tôi còn cái xác không hồn
    Cái chai không rượu tôi còn vỏ chai
    Chia cho em một đời say
    Một cây si
    Với
    Một cây bồ đề
    Tôi còn đâu nữa đam mê
    Trời chang chang nắng tôi về
    Héo khô
    Chia cho em một đời thơ
    Một lênh đênh
    Một dại khờ
    Một tôi
    Chỉ còn cỏ mọc bên trời
    Một bông hoa nhỏ lặng rơi
    Mưa dầm.
    (Bài thơ này có thể sánh ngang với bất kỳ bài thơ hay nào trên thế giới-theo thiển ý của riêng tôi)
    21-4-1989
    Omar Khayyam
    Khoảng 1047 -1122, học giả, nhà thơ, nhà toán học Iran.
    Không đề
    Cháy rực cháy - tâm hồn anh là vậy,
    Anh sung sướng khi tình anh máu chảy.
    Em không đốt lòng em trên ngọn lửa tình
    Sao hiểu được người vì em đã cháy!
    An Thư dịch
    B. Pastecnắc
    (Boris Leonidovitsh Pasternak), 1890 - 1960.
    Giải thưởng Nobel
    Nhà thơ, nhà văn nga, con một viện sĩ Hàn lâm hội hoạ.
    Pastecnắc vẽ giỏi, một nhạc sĩ có tài. Sau chuyển sang văn thơ.
    Tác phẩm : Tuyển thơ : Trên những chuyến hào, 1917;
    Trung uý Smit, 1926; Bác sĩ Givagô , tiểu thuyết 1956... còn là
    một dịch giả có tiếng.
    Gió
    Tôi chết, bên đời em vẫn sống
    Và gió liên hồi sẽ khóc than.
    Căn nhà run rẩy, rừng cây động
    Gió cuộn cuồn lay cả cánh rừng.
    Và cả không gian vô hạn vẫn
    Như chiếc thuyền neo gió cứ rung.
    Nhưng gió phải đâu vì ngạo mạn
    Hay vì hung hãn trút căm hờn.
    Chỉ muốn, em ơi, trong buồn thảm
    Tìm điệu ru nào hát tặng em.
    Nhật Chiêu dịch
    S. Pêtôphi
    (Sandor Pêtôphi), 1823 - 1849.
    Nhà thơ và anh hùng dân tộc Hungarie. Sinh tại Kiskoros,
    mất tại trận Segesvar đánh quân áo lúc 26 tuổi. Xuất thân trong
    một gia đình lao động. Nhà nghèo phải bỏ học nhiều lần. 21 tuổi
    nổi tiếng với tập thơ đầu (1844).
    Tác phẩm : Hiệp sĩ Ianos, 1844; Những đám mây, 1846.
    Thơ trữ tình đạt điểm cao như : Cuối tháng chín, 1848;
    Ðứng lên, Hỡi người Hungari, Tổ quốc gọi người, Gửi quốc hội,
    Bài ca chiến thuật, Vị tông đồ .
    Tự do, ái tình
    Tự do và ái tình
    Vì các người ta sống.
    Vì tình yêu ***g lộng
    Tôi xin hiến đời tôi;
    Vì tự do muôn đời
    Tôi hy sinh tình ái.
    Pest, 1-1-1847
    Xuân Diệu dịch
    (Tuyển tập PETOFI)
    Lúa đã chín rồi
    Lúa đã chín rồi
    Ngày ngày nóng bức
    Hẹn đến ngày mai
    Ta đi ta gặt.
    Tình ta cũng chín rồi
    Tim ta cũng nóng bức
    Mong em, em yêu ơi!
    Em là người đến gặt.
    Từ tháng 7 đến tháng 8-1843
    Hoàng Trung Thông dịch
    (Tuyển tập PETOFI)
    Vợ và gươm
    Con chim câu trên mái
    Ngôi sao sáng trời xa
    Gần gũi bên tim ta
    Vợ ta yêu say đắm.
    Ta ru nàng trên tay
    Ta ôm nàng đầm ấm
    Như run rẩy cành cây
    Giọt sương đầu lá thắm.
    Và mỗi lần hôn nhau
    - Sao lại không, hỡi bạn? -
    Ta hôn nàng rất lâu
    Môi ta nào biết chán.
    Hai đứa chuyện bông lông
    Lời chỉ nghe nửa đoạn
    Nửa tiếng chìm im lặng
    Trong khoảnh những hôn nồng.
    Niềm vui ta mênh mông
    Tình yêu ta vô hạn
    Hạnh phúc ta toả sáng
    Như hạt ngọt tươi trong.
    Ôi vì vậy, phải không
    Mà gươm ta buồn nản
    Trông nó ở góc phòng
    Cứ nhìn ta, u ẩn.
    Vì sao, gươm ta ơi
    Mắt mày trông giận dữ
    Mày điên hay sao chứ
    Mới sinh điều ghen tuông?
    Thôi đi, anh bạn đường,
    Ðừng yếu hèn như thế.
    Mày là trai, không thể
    Chiếm được chỗ người thương.
    Rõ là điều vô cớ
    Can chi mà lo âu
    Mày hẳn hiểu từ lâu
    Nàng ta yêu làm vợ,
    Tâm hồn kia rạng rỡ
    Ðẹp vô giá, tuyệt trần
    Trời sinh mấy giai nhân
    Có ai bì nàng được?
    Ðến khi nào Ðất Nước
    Cần ta ra chiến trường
    Thì chính nàng đến trước
    Tự tay nàng mang gươm
    Thắt vào lưng cho ta
    Mà nói lời từ biệt:
    - Anh cùng gươm đi đi
    Giữ cho tròn chữ tiết.
    4-1848
    Tố Hữu dịch
    (Tuyển tập PETOFI)
    A. Puskin
    (Alexandr Sergefevitsh Pushkin), 1799 - 1837.
    Nhà thơ cổ điển Nga nổi tiếng thế giới, đặt nền móng cho
    nền văn học Nga mới. Sinh tại Maxcơva, mất ở Pêtecbua. Xuất thân
    trong một gia đình quý tộc bị sa sút. Chịu ảnh hưởng phong trào
    ánh sáng Nga và Châu Âu và lý tưởng phái Tháng Chạp. Thơ chính
    trị biểu lộ lòng căm thù chế độ nông nô yêu tự do, tiêu biểu :
    Bài dao găm, 1821; Người tù, 1822; sau trường ca trữ tình Ruslan
    và Lutmila, 1820 là Người tù Kapkadơ, 1821. Bi kịch Boris
    Godunov, 1825 lên án chế độ độc đoán Nga hoàng. Tác phẩm
    Epghênhi-Ônhêghin, 1823, đỉnh cao của văn học Nga thế kỷ XIX.
    Tập truyện của Benkin, 1830; Người trạm trưởng; Trường ca kỵ sĩ
    bằng đồng, 1833 nêu lên mâu thuẫn giữa nhân dân và Sa hoàng.
    Truyện con đầm pích, 1833 phê phán thế lực đồng tiền...
    Puskin chết trong một cuộc đấu súng.
    Người đẹp ơi! Nàng đừng hát nữa *
    Người đẹp ơi! Nàng đừng hát nữa
    Những bài Gruzi buồn bã xót xa:
    Khiến lòng tôi lại càng tưởng nhớ
    Cuộc đời xưa và một bến bờ xa.
    Ôi khúc ca tàn bạo của nàng
    Làm tôi càng thêm nhớ lại
    Chốn thảo nguyên đêm tối dưới trăng
    Hình bóng người trinh nữ xa xắm, đầy thương hại.
    Bao hình ảnh không phai mờ, êm ái
    Giáp mặt nàng tôi đã quên đi
    Nhưng nàng hát - trước mắt tôi đã lại
    Biết bao nhiêu bóng dáng hiện về.
    Người đẹp ơi! Nàng đừng hát nữa
    Những bài Gruzi buồn bã xót xa:
    Khiến lòng tôi lại càng tưởng nhớ
    Cuộc đời xưa và một bến bờ xa.
    1828
    Hoàng Trung Thông dịch
    *Mùa hè năm 1828, Puskin thường ra ngoại ô nghỉ và gặp nhạc sĩ nổi
    tiếng M.I.Glinka (1804-1857) ở đó. Có một lần Glinka đánh một bản đàn theo
    khúc điệu Gruzia mà A.X.Gribôêđốp (1795-1829) đã mang từ Kapkaz về cho
    Puskin nghe và nhà thơ đã viết lời cho khúc nhạc này.
    Một chút tên tôi đối với nàng
    Một chút tên tôi đối với nàng
    Sẽ chìm như tiếng sóng buồn tan
    Âm thầm mòn mỏi bên bờ vắng,
    Như tiếng đêm thâu lạc giữa ngàn.
    Ngày nào đó trên mặt trăng kỉ niệm
    Nó chỉ còn là dấu vết không hồn
    Giống như hình phác trên mộ chí
    Nét ngoằn ngoèo một thứ tiếng xa xăm.
    Tên cũ từ lâu bị lãng quên
    Chẳng còn gợi lại được cho em
    Tình xưa êm ái và trong trắng
    Trước mối tình ai mới dấy lên.
    Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn
    Em thầm thì hãy gọi tên lên
    Và hãy tin còn đây một kỉ niệm
    Em vẫn còn sống giữa một trái tim.
    1830.
    Thúy Toàn dịch
    Quang Dũng (1921 - 1988).
    Chiêu Quân
    Tuyết lạnh che mờ trời Hán quốc
    Tỳ bà lanh lảnh buốt cung thương
    Tang tình năm ngón sầu dâng lệ
    Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ sang
    Ðây Nhạn Môn Quan đường ải vắng
    Trường thành xa lắm Hán vương ơi!
    Chiêu Quân che khép mền chiên bạch
    Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi
    Ngó lại xanh xanh triều Hán đế
    Từng hàng châu lệ thấm chiên nhung
    Quân vương chắc cũng say và khóc
    Ái khanh! ái khanh! Lời nghẹn ngùng
    Hồ xang hồ xang xự hồ xang
    Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
    Lã chã trời Phiên mưa tuyết xuống
    Chiêu Quân sang Hồ, xừ hồ xang.
    1937
    W. Sếchxpia
    (William Shakespeare), 1564 - 1616.
    Nhà viết kịch, nhà thơ vĩ đại nước Anh. Kịch của
    Sếchxpia được nhiều nước diễn và quay phim. Con một thương gia
    khá giả, từng làm thị trưởng Statford. Sinh và mất tại Statford.
    Năm 18 tuổi kết hôn với Hathaway. 1594 gia nhập đoàn kịch của bá
    tước Leicester. Ngoài các vở kịch nổi tiếng, Sếchxpia viết 150
    bài thơ tình. Quá trình sáng tác của Sếchxpia chia làm 3 giai
    đoạn :
    - Giai đoạn 1 (trước 1600), các lực lượng tiến bộ thủ
    tiêu tàn tích phong kiến, tiêu biểu : Hài kịch về những hiểu lầm,1590; Hai vị người Vơrâunơ, 1593...
    - Giai đoạn 2 (1600 - 1608) . Kịch : Ôtenlô, Mắcbét
    1606; Hăm lét, 1600...
    - Chuyện mùa đông, 1610; Cơn bão, 1611...
    Sonnê 102
    Anh yêu em, nhưng không như người khác
    Say đắm anh yêu, anh chẳng nói nhiều ,
    Vì ai tình yêu khắp nơi khoác lác
    Người ấy khác gì đem bán tình yêu.
    Khi mới yêu em, tình yêu thắm ngọt
    Anh đã nói anh yêu, tha thiết, mặn mà,
    Như họa mi cứ xuân về lại hót,
    Nhưng mùa hè chim bặt tiếng không ca
    Nhưng không phải mùa hè mất vui vì thế
    Khi con chim thôi hót trên cành
    Mà tiếng nhạc, khi quá nhiều, quá dễ,
    Dẫu ngọt ngào, nhưng cũng nhảm âm thanh.
    Cũng thế, như chim, bây giờ anh ít nói,
    Dù vẫn rất yêu em, cho tai em đỡ mỏi.
    Thái Bá Tân dịch
    JOHANN CHRISTOPH FRIEDRICH SCHILLER 1759 - 1805
    Nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng Ðức nửa sau thế kỉ thứ
    XVIII, sinh ngày 10-11-1759 Warbad Wurtemberg, con một bác sĩ giải phẫu. Tốt nghiệp nhi khoa nhưng Schiller theo đuổi nghiệp văn chương, cho ra mắt độc giả vở kịch đầu tay Những tên cướp (1781). Tiếp theo là những vở : Bi kịch cộng hoà; Cuộc nổi loạn của Fiesque tại Genes (1783); Âm mưu và ái tình (1784); Don Carlos(1798).
    Schiller cộng tác với tờ báo văn học của Friedrich Cotta
    "Die Horen" và viết những vần thơ châm biến (1796). Một số vở nổi tiếng như Wallenstein (1794-1799); Chiếc găng tay; Chiến đấu lại rồng; Tiếng chuông; Marie Stuart (1800); Thiếu nữ thành Orleans
    (1801); Vị hôn thê tại Mesina (1803)....
    Ngoài ra Schiller còn làm nhiều thơ: Người lặn (1797); Bày
    hạc theo Ibycos (1797)...
    Schiller qua đời ngày 9-5-1805 tại Weimar do bệnh lao phổi.
    Ông là bậc văn hào vĩ đại Ðức sau Goethe.
    Em gái với mùa xuân
    Trong thung lũng những người nghèo khổ
    Cứ vào xuân, chim hót vang trời
    Tôi lại thấy một em gái nhỏ
    Hiện về đây, xinh đẹp tuyệt vời.
    Quê hương em là đâu, chẳng rõ
    Thung lũng xanh nào phải chốn ra đời!
    Dấu chân em, khi mờ khi lại tỏ
    Lúc chia tay, em để lại nụ cười.
    Khi gần em, những trái tim trai trẻ
    Ðập rộn ràng vì rất đỗi mê em
    Họ bỗng thấy: sao em xa lạ thế
    Cứ hiện về, lại biến, tựa nàng tiên!
    Em mang đến nào hoa tươi quả ngọt
    Hương ngọt ngào... em hái tự bờ xa
    Ánh nắng tỏa trời xanh cao chót vót
    Ôi thiên nhiên kiều diễm của quê nhà!
    Quà em đấy - hoa tươi và quả ngọt
    Em mang chia đều khắp mọi người
    Già đến trẻ, không một ai bị sót
    Bàn tay em thơm thảo nặng tình đời.
    Ai cũng được em yêu và em quý
    Nhưng quý yêu hơn cả cặp tình nhân
    Họ sung sướng trong tình yêu giản dị
    Với hoa em đẹp nhất, nở trong ngần...
    (Trần Ðương dịch từ tiếng Ðức )

    Ðời anh anh gửi em

    A.Sơtsipatsep
    (Nga)
    Ðời anh anh gửi em
    Cả vui buồn mọi nỗi
    Anh có thể dối em
    Thơ anh không thể dối.
    Ðược như trên cửa sổ
    Nghiêng xuống cuộc đời mình
    Hai ta ai biết được
    Em chết trước hay anh.
    Chỉ một mơ ước thôi
    Ngày ngày anh lặp lại
    Sau khi anh chết rồi
    Tình anh còn mãi mãi.
    1946
    Tế Hanh dịch.
  9. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    TAGO R
    (Tagor Rabindranath), 1861 - 1941.
    Nhà thơ, nhà văn, triết gia, nhà giáo dục, nhạc sĩ, hoạ sĩ, đạo diễn Ấn Ðộ.
    Giải thưởng Nobel 1913. Sinh và mất tại Caleutta.
    Xuất thân trong một gia đình giàu có theo đạo Bà La Môn. Thích
    nghệ thuật, ưa cải cách xã hội. Năm 29 xuất bản tập thơ đầu tiên.
    Tác phẩm chính : Gora, 1910 ; Hoàng hôn của thế kỷ, 1899 ; Khi
    tinh thần ta được giải phóng, 1937 ; Thi phẩm hay nhất là tập Thơ dâng, 1910 gồm 103 bài.
    Không đề
    Ðôi ta ở bên nhau
    Khi Mùa Xuân gõ cửa
    Hãy để cho tôi vào!
    Xuân mang cho lứa đôi
    Tiếng thầm của niềm vui
    Tiếng nhẹ nhàng rung khẽ
    Của mầm non mới hé
    Ta đang mải trầm tư
    Em bên xa quay sợi
    Mùa Xuân dẫn đi xa
    Và đột nhiên biến vội
    Cùng với những đóa hồng
    Nở muộn trên cành hoa
    Hỡi em yêu bây giờ
    Em không còn đây nữa
    Mùa Xuân lại gõ cửa:
    - Hãy để cho tôi vào!
    Xuân chỉ còn mang đến
    Tiếng lá khô xạc xào
    Tiếng gù vọng chim câu
    Ta ngồi bên cửa sổ
    Và một bóng mơ hồ
    Ngồi bên ta lặng lẽ
    Buồn se những mộng mơ...
    Và Mùa Xuân không còn
    Những nỗi đau thầm nữa
    Ðể mang đến cho ta
    Mùa Xuân mà muôn nhà
    Ðón tưng bừng vào cửa!
    Nguyễn Viết Lãm dịch.
    Axiđa Takakô
    Nhật Bản
    Những bài thơ thể Tanka (thể thơ cổ điển của Nhật Bản, mỗi bài chỉ gồm 31 âm tiết đọc liền một hơi. )
    Anh bảo em hôm nào:
    Hãy nhìn cây khuynh diệp
    Tán lá vờn trên cao
    Cây khuynh diệp ngọn vươn cao ngất
    Nhưng tay sà xuống đất
    *
    * *
    Lẽ thường ta vĩnh biệt nhau
    Khi tình đã chết
    Chỉ còn nhánh anh đào
    Vẫn nằm trơ xanh biếc
    Trên cửa sổ như còn thắm thiết
    *
    * *
    Tôi chụm hai bàn tay
    Che que diêm khỏi tắt
    Anh vừa bật, gió bay
    Tôi đâu biết tương lai xa lắc
    Hãy giữ lấy tình yêu trước mắt
    *
    * *
    Mùa thu ơi!
    Lá thu vàng rực
    Tôi rung cành cho lá thu rơi
    Tôi thu mớ lá vàng, giữ chặt
    E cuộc sống úa vàng, héo hắt
    Ðức Mẫn dịch
    Trương Tịch (768-830)
    Bài ca người tiết phụ
    Chàng hay em có chồng rồi,
    Yêu em, chàng tặng một đôi ngọc lành.
    Vấn vương những cảm mối tình,
    Em đeo trong áo lót mình màu sen.
    Nhà em vườn ngự kề bên,
    Chồng em cầm kích trong đền Minh Quang,
    Như gương vâng biết lòng chàng,
    Thờ chồng quyết chẳng phụ phàng thề xưa.
    Trả ngọc chàng, lệ như mưa,
    Giận không gặp gỡ khi chưa có chồng!
    Ngô Tất Tố dịch
    (Tuyển tập Thơ Ðường I).
    Vương Bột 650 - 676.
    Nhà thơ đời Ðường Trung Quốc, tên chữ là Tử An. Người Thái Nguyên sau tới Long Môn (nay tỉnh Sơn Tây). Xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ, 6 tuổi đã nổi tiếng nhiều thơ văn, 14 tuổi trúng tuyển bậc cao ở kỳ thi đố sách của Triều đình. Chết đuối lúc 26 tuổi.
    Trước tác sau này được tập hợp thành Vương Tử An thi tây, V. được xếp vào loại xuất sắc nhất trong nhóm "Sơ Đường tứ kiệt"; 3 vị khác là: Dương Quýnh, Lạc Tân Vương và Lư Thiếu Lân.
    Khúc hát hái sen
    Thơ thẩn bờ sen đêm gặp nhau,
    Nàng Ngô, ả Việt đậm đà sao!
    Cùng trông sông lạnh ngoài ngàn dặm
    Quan tái chinh phu xa biết bao?
    ( Vương Tử An tập )
    Vương Xương Linh
    (tức Thiếu Bá), 698 - 755.
    Nhà thơ Trung Quốc đời Ðường. Người Tràng An 29 tuổi đỗ tiến sĩ. 36 tuổi đỗ bác học. Tính phóng khoáng, không xu nịnh cấp trên, nên con đường làm quan thường thăng giáng thất thường. Nổi tiếng thơ hay một thời. V. để lại một tập thơ hơn 180 bài. Nhiều bài được coi là "phần phẩm". Một số bài tiêu biểu: Tòng quân hành, Xuất tái, Khuê oán, Tây cung Xuân oán, Tây cung thu oán.
    Nỗi oán của người phòng khuê
    Trẻ trung nàng biết chi sầu,
    Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương.
    Nhác trông vẻ liễu bên đường,
    Phong hầu nghĩ dại, xui chàng kiếm chi!
    Tản Ðà dịch
    ( Tuyển tập thơ Ðường I )
    Yến lan (1916)
    Nhà thơ tên thật là Lâm Thanh Lang. Sinh năm 1916 tại An Ngãi,. An Nhơn, Bình Ðịnh, trong một gia đình viên chức nhỏ. Trước 1945 có bút danh khác: Xuân Khai, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Biên tập viên NXB Văn Học.
    Tác phẩm: Những ngọn đèn (1957); Tôi đến tôi yêu (1962); Lẵng hoa hồng (1968); Giữa hai chớp lửa (1978)...
    Kịch bản : Bóng giai nhân (viết chung với Nguyễn bính 1937), gái Trữ La (1941)
    Nợ
    Nhà không vườn, không gác, không sân
    Tôi nợ đời rau trái tôi ăn
    Nợ hàng xóm trưa hè bóng mát
    Nợ em cài bên cửa một vầng trăng.

Chia sẻ trang này