1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài toán Hoá hay

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi ong-gia-di-cho, 27/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fraise

    fraise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi tí
    1. Làm thế nào phân biệt dd BeCl2 và AlCl3.
    2. Giải thích tại sao muối MgSO4 tan, CaSO4 và SrSO4 ít tan, còn BaSO4 kết tủa.
  2. jokes

    jokes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Bác học PT hay ĐH đấy, để tui còn "liệu cơm gắp mắm"
    Câu 1.
    Em DIOXYL sẽ làm ở dưới đây, em có thể dùng muối K2CO3, Na2CO3.... cũng được. Nhận ra tốt.
    Câu 2.
    Em nhầm nhọt tí chút, MgSO4 tan tốt nhé
    Ở PT, để phân biệt chất tan, ít tan, không tan, đơn giản là người ta cho các quy ước độ tan trong 100g nước, (mà trong bảng tính tan nào cũng ghi kèm),
    - khoảng nào đó thì được gọi là không tan.
    - khoảng nào đó thì gọi là ít tan
    - khoảng còn lại là tan
    Còn bác muốn hiểu tại sao cùng là muối KL kiềm thổ, mà chúng lại khác nhau, thì chỉ cần hiểu đơn giản là:
    Khi 1 chất tan trong nước có 1 loạt các quá trình xảy ra, bác lớp 11 rùi nên biết có 2 quá trình cơ bản là: quá trình phá vỡ mạng tinh thể và quá trình hiđrat hoá các ion, các ntử .. , tạo ra khi tinh thể bị phá vỡ. Quá trình phá vỡ mạng tinh thể cần 1 năng lượng tương ứng (năng lượng mạng lưới E1), còn quá trình hidrat thì tạo ra 1 năng lượng E2 khác. Nếu E1>.E2, chất đó khó tan. Nếu E1<E2, chất đó dễ tan.
    Cơ bản vấn đề là thế, còn muốn kĩ hơn, Mục ĐỐ VUI HOÁ HỌC cũng có bác nào đó đã đề cập đến vấn đề này, bác có thể tham khảo thêm ở đó:
    http://www.ttvnol.com/Hoahoc/117079/trang-6.ttvn
    Được joke sửa chữa / chuyển vào 18:29 ngày 27/03/2004
  3. fraise

    fraise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    dạ vâng, em học lớp 11. Cơm đây ạ, bác có mắm thì cứ gắp đi.
  4. Dioxyl

    Dioxyl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Trả lời cho em đây:
    1/ Để phân biệt dd BeCl2 và AlCl3 (hay nói chung là Be2+ và Al3+) ta có thể dùng (NH4)2CO3.
    - Al3Cl3 sẽ cho Hiđrôxit kết tủa keo trắng:
    AlCl3 + (NH4)2CO3 + H2O ----> Al(OH)3 + NH4Cl + CO2 (tự cân bằng nhá!)
    - BeCl2 ban đầu tạo BeCO3 kết tủa trắng, sau đó bị tan trong (NH4)2CO3 dư tạo phức Cacbonato. Tóm lại pứ chung là:
    BeCl2 + (NH4)2CO3 -----> (NH4)2[Be(CO3)2] + NH4Cl
    (Phương pháp này cũng có thể dùng để tách riêng 2 ion Al3+ và Be2+)
    2/ Về độ tan của các Sunfat kiềm thổ em có thấy nó giảm theo đọ tăng khối lượng phân tử không? Có thể tính chất đó đã mang tính quy luật. Nhưng giải thích quy luật thì chị vẫn chưa giải thích được.
    Đành nhờ mấy anh chị cao thủ ĐH giúp vậy
    * Còn bây giờ là mấy bài muốn thỉnh giáo mọi người. Vô cùng đơn giản và nhỏ gọn.
    B1: Pha một dd gồm KI 0,25 M và HNO3 0,20 M trong nước có pH=4,4. Xác định thành phần giới hạn của dd?
    B2: So sánh có giải thích khả năng pứ với nước Brôm của Phênol và mêtylphenyl ete?
    Mời mọi người tạm 2 bài cái đã .
    [red]- I love Tran Phu gifted chool -</FONT></FONT>
    Được dioxyl sửa chữa / chuyển vào 23:20 ngày 26/03/2004
  5. pepsimanvn

    pepsimanvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2002
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    em kém tắm ( mới học lớp 10) hỏi bác một câu vậy: thu được các phức các bonát to beri kia thì làm như thế nào nữa để thu được be 2+ vậy?
    em có câu này hỏi các bác: làm thế nào để tách các bon và luu huỳnh ra khoi hon hop ah? cám ơn các bác nhìu.
    em hỏi các bác có hệ thức liên hệ gì giữa Eo( thế oxi hoá khử) và hs cân bằng ko ạ???
  6. Dioxyl

    Dioxyl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    - Để thu hồi Be2+ rất đơn giản đó là dùng một axit mạnh ví dụ như HCl chẳng hạn:
    (NH4)2[Be(CO3)2] + HCl ----> NH4Cl + BeCl2 + CO2
    - Có hệ thức liên hệ giữa Eo và K cân bằng là:
    K = 10^(nEo/0,0592)
    Đây là CT đã rút gọn rùi, nhưng lớp 10 thì chắc cũng chỉ dùng như vậy thôi.
    Chúc học tốt
    - I love Tran Phu gifted chool -
  7. huechuot

    huechuot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    0
    hề, tốt quá anh gửi file cho em được không?????????????????????????? em có đề thi các năm từ 2000 trở lại đây rồi ạ , quy chế tuyển sinh thì bác em là giáo viên ở đấy nên cũng hiểu chút ít , anh có bài nào hay hay post cho em coi với nhá
    thanks anh trước
    Love chemistry forever and forever
       gió mùa thu em ru anh ngủ
     anh ngủ rồi em cậy tủ .... em đi
    http://www.top-greetings.com/v/2003/07/kittensreloaded.jpg
  8. Dioxyl

    Dioxyl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Hì, nghe vậy là hiểu ra rùi. Em xin bổ sung lý do vì sao trong day KLKT lại có sự giảm độ tan khi đi từ Mg đến Ba.
    Nguyên nhân chính ở đây là từ Mg2+ đến Ba2+ giảm dần do bán kính ion tăng dần ==> Năng lượng hiđrat hoá (E2) giảm dần ==> Độ tan giảm dần.
    [red]- I love Tran Phu gifted chool -</FONT></FONT>
    Được dioxyl sửa chữa / chuyển vào 18:26 ngày 29/03/2004
  9. jokes

    jokes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Hình như em ý nói với đất và trời thì phải, đâu đây phải là nhà của riêng .........ai?
  10. huechuot

    huechuot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    0
    ơ ơ em nói gì sai ạ??????
    Love chemistry forever and forever
       gió mùa thu em ru anh ngủ
     anh ngủ rồi em cậy tủ .... em đi
    http://www.top-greetings.com/v/2003/07/kittensreloaded.jpg

Chia sẻ trang này