1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài toán Hoá hay

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi ong-gia-di-cho, 27/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Dioxyl

    Dioxyl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    B1: Pha một dd gồm KI 0,25 M và HNO3 0,20 M trong nước có pH=4,4. Xác định thành phần giới hạn của dd?
    B2: So sánh có giải thích khả năng pứ với nước Brôm của Phênol và mêtylphenyl ete?
    Hic ... không ai có nhã ý trả lời tui à? Thôi đành chuyển sang topic Giai LT_BT của anh Joke vậy
    - I love Tran Phu gifted chool -
  2. chevaliersanstete

    chevaliersanstete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Úi chà, các bác dạo này có vẻ bận bịu quá nhỉ, chẳng ai trả lời cho 2oxyl cả, thôi, em trình thấp, nhưng cũng mang hết tâm huyết ra trả lời cho câu 2 (câu 1 tính toán, em bó tay): So sánh khả năng pư của chú Br2 với phenyl (1) và metylphenylete (2). Rồi! Em thì em thấy thế này, Hai chú đều có C6H5O- , chú 1 thì nối với H, chú 2 thì có thêm CH3. Pư với Br2 thì chú nào có nhiều điện tích âm trong vòng benzen hơn thì chú ấy mạnh hơn, vậy chú 1 có O làm hiệu ứng C+, mạnh hơn benzen rồi, nhưng chú 2 thì còn có thêm CH3, siêu liên hơp của 3 vị hiđrô vận công vào O nên còn mạnh hơn nưa, bác O của chú 2 được thêm thuốc tăng lực vào nên xung lắm. Vì vậy, em đi đến kết luận là chú benzen pư kém nhất, sau đó là chú 1 và mạnh nhất là chú 2.
    Mà nói tóm lại, chả cần nhìn đâu xa, cứ soi công thức cũng thấy chú 2 có nhóm metoxy đẩy e dồi dào vãi ra rồi còn gì nữa! Em cứ giải thích chân phương như thế, còn có điều gì tinh tế trong câu hỏi này, em xin được lĩnh giảo các cao thủ !
    (làm ít bia cho mát họng)
  3. Dioxyl

    Dioxyl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Rồi! có người trả lời mình rồi, nhưng lại không đúng mất rồi.
    Câu hỏi này tôi mang ra là để xem bác nào tỉnh táo và bác nào ít tỉnh táo giống tôi trước kia và như bác cheva... bây giờ? Có lẽ lần đầu đọc câu hỏi này ai cũng nghĩ là chú metylphenylete phản ứng mạnh hơn chú phenol như bác cheva... giải thích nhưng nghĩ sâu hơn và xa hơn một chút thì ngược lại đấy mọi người ạ.
    Đúng là kn pứ với dd Br2 em nào có nhiều điện tích âm hơn sẽ pư mạnh hơn. Nhưng mọi người có nhớ là phenol có tính axit yếu có thể tách H* tạo anion Phenolat C6H5O-. Mà anion thì rõ ràng có điện tích âm nhiều hơn ptử trung hoà rùi ==> chú phenol pứ mạnh hơn bác cheva.. ạ
    Pư minh hoạ cho điều này là Phenol + ddBr2 ==> thế 3 lần tạo ra kết tủa còn Metylphenyl thì chỉ thế 1 lần thui.
    Ok, vậy là xong Bài 2. Mọi người tiếp tục với Bài 1 nhá
    (cụng 1 ly với bác chevalie ... cho bớt nóng tí nào)
    - I love Tran Phu gifted chool -
  4. Dioxyl

    Dioxyl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    - I love Tran Phu gifted chool -
  5. chevaliersanstete

    chevaliersanstete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Hay!
    Lúc tui trả lời câu này, tui cũng thấy dùng dằng, tự hỏi tại sao cho phenol tác dụng với Br2 cho ngay kết tủa, còn với metylphenylete thì không thấy ai nói cả. Tui cũng nghi ngờ ngay rồi.
    Tui nghĩ phenol phản ứng mạnh hơn là do không có nhóm CH3 nên khả năng giải toả điện tích dương của cacbocation lớn hơn của cacbocation do metylphenylete tạo ra khi kết hợp với Br+, chứ không phải do C6H5O- có nhiều điện tích âm hơn, cái này 2oxyl thử nghĩ xem có hợp lý không !
    Cảm ơn câu trả lời nhiều !
  6. petertuan

    petertuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Một hỗn hợp X gồm 2 Ankanal A và B có tổng số mol là 0.25. Khi cho hỗn hợp X này tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì có được 86.4g Ag và khối lượng dd AgNO3 giảm 77.5g.
    a) Cm rằng A là Andehyt Formic, xác định CTPT B và kl mỗi Andehyt.
    b) Lấy o.ọ mol HCHO trộn với một Andehyt C được 1 hh Y. Hỗn hợp này cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì có được 25.92g Ag. Đốt cháy hết Y ta được 1.568l CO2 ở đktc. Xác định CTCT của C, biết C có mạch Cacbon không phân nhánh.
    Bác giải thử bài này nhá.
    Đs: B: CH3CHO
    C: (CHO)2
    ANH EM CÙNG HỘI CÙNG THUYỀN
  7. Dioxyl

    Dioxyl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của bác cheva hoàn toàn có lý nhưng nó không hề mâu thuẫn với lời giải của tôi, nó chỉ là hai khía cạnh của 1 vđ.
    -----------------------------------------------------------------------------
    Trong phản ứng thế electronphin có 2 yếu tố quyết định khả năng và tốc độ thế: đó là trang thái động và trạng thái tĩnh. +Trạng thái Tĩnh: xét về mật độ electron trong vòng benzen (như lời giải của tôi)
    +Trạng thái Động: xét về sự giải toả điện tích dương trong phức pi (cacbocation) (như ý kiến của bác cheva, nhưng ở đây chính xác là khả năng giải toả của O- lớn hơn OCH3 do +C lớn hơn)
    Thường thì hai yếu tố này là đồng nhất với nhau. Ví dụ như các nhóm có hiệu ứng +C (OH, OCH3, NR2 ...) ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái động đều làm tăng khả năng phản ứng thế SE2Ar.
    Chỉ có một số trường hợp tác dụng của nhóm thế trái ngược ở hai trạng thái. Đó là trường hợp nhóm thế -X có +C<-I . Vd như các halogen. Ở trạng thái tĩnh nó thể hiện -I phản hoạt hoá vòng thơm. Nhưng trong pư SE2Ar nó lại định hướng -octo, para vì ở trạng thái động nó thể hiện +C giải toả e tốt cho các nhóm thế vào các vị trí octo, para.
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Đấy là những gì tôi có thể giải thích được trong phạm vi kiến thức Phổ thông của mình. Bác nào còn có ý kiến bổ sung về nguyên nhân sâu xa hơn thì post lên cho mọi người cùng học hỏi.
    Lâu lắm không có dịp tranh luận về Hoá vui vẻ thế này. Hứng lắm rồi đây
    welcome to Tranphu website
    http://www.tranphu.com
    I love Tran phu gifted school
    Được dioxyl sửa chữa / chuyển vào 00:40 ngày 01/04/2004
    Được dioxyl sửa chữa / chuyển vào 00:43 ngày 01/04/2004
  8. huechuot

    huechuot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    0
    bài này với em thì rất hay :
    hoà tan hoàn toàn 10,02g hỗn hợp Mg , Al , Al2O3 trong V( ml) dung dịch HNO3 1M được 6,72 l khí NO (đktc) và dung dịch A.cho dung dịch NaOH 2M vào A đến khi lượng kết tủa không thay đổi thì hết 620 (ml).Lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 6 g chất rắn
    1. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu và tính V
    2. Nếu chỉ dùng 500 ml dung dịch NaOH 2M thì thu được bao nhiêu g kết tủa?
    Love chemistry forever and forever
       gió mùa thu em ru anh ngủ
     anh ngủ rồi em cậy tủ .... em đi
    http://www.top-greetings.com/v/2003/07/kittensreloaded.jpg
  9. bees

    bees Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    - Nếu đặt 3 ẩn x,y,z là số mol của 3 chất Mg, Al, Al2O3. Thấy ngay rằng nếu pứ chỉ sinh ra NO thì hệ phương trình lập được là vô nghiệm. Do đó => phải có muối amoni ở trong sản phẩm của pứ Mg, Al + HNO3.
    - Giải theo bảo toàn electron cũng được hoặc theo cách viết đủ các ptpư rồi lập hệ cũng được.
    Bác Hue thấy thế nào ạh. Cho em ý kiến phát, em sắp thi HK rồi, nên có lẽ phải ..... tụng kinh, thi thoảng lém mới dám trốn Mama lên đấy ạh
  10. lavinrock

    lavinrock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    bài của huechuot khá dễ , chịu khó động não một tí là được thui . Bà con dân hoá ai có bài toán THCS nào hay ko , em rất cần
         Cô hồn lang thang không nơi nương tựa
         Hãy nhón lên ngọn lửa để sưởi ấm trái tim cô đơn 

Chia sẻ trang này