1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHỮNG BÀI TOÁN TÔI COI LÀ KHÓ

Chủ đề trong 'Toán học' bởi nguyenthihongnhien, 22/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhtdhbk

    nhtdhbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.574
    Đã được thích:
    0
    Đấy là tôi chỉ nói chung thế thôi. Chứ tôi cũng chẳng giỏi hình lắm và bây giờ tôi cũng rất ngại làm 1 bài nào đó, vì vậy chưa có lời giải nữa chứ không phải là thêm lời giải mới
  2. nguyenthihongnhien

    nguyenthihongnhien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    lớp 7 đã được học lượng giác rùi hả bạn.....
    bài này có vẻ khoai đấy....tui nghĩ cả tuần rùi mà không ra
  3. rumbeng

    rumbeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    1
    Em thấy có bác vừa post bài này , nhưng với cách mở đề khác :
    Cho 1 hình vuông ABCD, từ A,B vẽ 2 đường hướng vào trong 1 góc 15 độ, cắt nhau tại E, chứng minh tam giác CDE đều ( đó là 1 cách đó ) .
  4. ff4ev3r

    ff4ev3r Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    số 1 cũng là số NT
  5. nguyenthihongnhien

    nguyenthihongnhien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Theo tui thì có thể coi số 1 là số nguyên tố hay bác bỏ nó cũng được ,,,,tui thấy ý nghĩa của nó giôngnhư ý nghĩa của số 0 trong tập hợp số tự nhiên.
  6. chao_co

    chao_co Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    hehe, đọc cái ý tưởng của bạn "hồn nhiên" thấy bạn đang có ý xây dựng một cái đại số (algebra) cho các số nguyên tố, có thể gọi là Đại Số Nguyên Tố đấy. Ví dụ như Đại Số Bool dành cho ngành Tin Học hiện nay. Tớ không chuyên toán, chỉ thích thôi, nên cũng không dám nghĩ đến những cái này. Chỉ đóng góp ý kiến là:
    Các phép toán mà hongnhien đưa ra, lại không có tính chất của các phép toán quy ước. Ví dụ như phép Cộng thì thường là
    - a + b = b + a; a + (b + c) = (a + b) + c ...
    Phép nhân cũng có những tính chất và kết hợp với phép cộng thế nào. Theo tớ thấy thì bạn chỉ nghĩ đơn giản là đưa ra các phép toán đơn giản như cộng, nhân, nhưng chúng lại không có những tính chất đấy. Nói cách khác, các phép toán của bạn là những phép toán (operator) đặc biệt, chả khác gì một hàm nào đó mà ta chưa biết trên NxN -> N. Nếu không chỉ ra được các tính chất đặc thù, thì việc liệt kê ảnh cho từng đầu vào chả đưa lại cho ta gì nhiều.
    Góp ý thêm, trong số nguyên tố, ta quan tâm phép nhân. Số 1 đóng vai trò đối với phép nhân gần giống số 0 đối với phép cộng. Cái quan trọng là các phép toán và quan hệ trong tập hợp, nó sẽ quy định cấu trúc của nó, tức là một Đại số. Chứ chỉ tập hợp các phần tử thì vai trò cái nào cũng như nhau. Việc đưa 1 vào tập các số nguyên tố hay không, thiết nghĩ chả quan trọng gì.
    Hy vọng bạn hongnhien thích môn Đại số.
  7. ntkien1983

    ntkien1983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0

    Các nhà Toán học trên thế giới đã đổ không biết bao nhiêu công sức nhằm tìm ra một quy luật cho phép tìm ra tất cả các số nguyên tố. Tuy nhiên công việc này vẫn chưa có kết quả.
    Cũng có thể không tồn tại một quy luật như vậy. (Điều này đã được chứng minh hay chưa thì mình không dám chắc vì lâu rồi không cập nhật thông tin Toán học).
    Dù sao mình cũng rất khâm phục bạn hongnhien vì sự say mê Toán học của bạn.
  8. nguyenthihongnhien

    nguyenthihongnhien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Chúng vẫn có các tính chất y hệt như của phép cộng và phép nhân đấy chứ.Bởi vì chúng chính là phép cộng và phép nhân mà
    Để tui giải thích nha:
    Qui ước ký hiệu : [p] : chỉ số thứ tự của số nguyên tố p
    <a> : chỉ số nguyên tố thứ a trong tập hợp số nguyên tố.
    +'' : chỉ phép cộng nguyên giữa 2 số nguyên tố
    x'' :chỉ phép nhân nguyên giữa 2 SNT
    Thế thì :
    p1 +'' p2 =< p1+p2>
    p1 x'' p2 =< p1x p2>
    [p1] + [p2] =[ p1 +'' p2 ]
    [p1] x [p2] =[p1 x'' p2 ]
    Đấy !thực chất của những phép tính cộng nguyên và nhân nguyên là thế đấy ..vì thế nó chẳng giúp ta tạo được số nguyên tố đâu..nó không phải là cái quan hệ R(p,q) như tôi đã nói đâu.
    Nó cũng tương tự như phép div2 mà bạn be_te đã nói
    Nhân tiện có một vấn đề nữa cần nhờ các bạn đây .
    1.Số Phức được tạo ra bằng cách lấy tổng của 1 số Thực và 1 số Ảo.( Số Ảo được tạo ra bằng cách lấy tích của 1 số thực với số i= căn (-1) ).
    2.Số Thực được tạo ra bằng cách lấy tổng của 1 số Hữu tỉ và 1 số Vô tỉ.
    3.Số Hữu tỉ được tạo ra bằng cách lấy tổng của 1 số Nguyên và 1 Phân số nhỏ hơn 1.(Phân số nhỏ hơn 1được tạo ra bằng cách lấy tích của một số Nguyên với 1Phân số có tử =1).
    4.Số Nguyên được tạo ra bằng cách lấy tổng của 1 số Tự nhiên và một số Âm .(Số Âm được tạo ra bằng cách lấy tích của 1 số Tự nhiên với (-1) ).
    5.Số Tự nhiên được tạo ra bằng cách lấy tổng của 1 số Nguyên tố và một Hợp số .(Hợp số được tạo ra bằng cách lấy tích của 2 số Nguyên tố)
    6.Nhưng số Nguyên tố thì lại không như thế .Vì giả sử có tập hợp số nào đó cấu tạo nên số nguyên tố (giả sử là tập hợp T và T'' ) ,thế thì T và T'' cũng là số nguyên tố .Tổng hai số nguyên tố làm sao là một số nguyên tố được.
    Các bạn thấy thế nào
    Còn vấn đề tìm quy luật của số nguyên tố thì theo tôi nó chỉ có quy luật là một số nguyên tố thì chỉ chia hết cho 1 và chính nó .Còn từ đó ta làm thế nào để rút gọn cái quy luật đấy mà thôi.

Chia sẻ trang này