Những bài văn cười ra nước mắt. Không hiểu đùa hay thật. Nhưng đọc những đoạn văn này mới thấy học sinh thời nay có sức sáng tạo khủng khiếp. Cười đau bụng. "Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn) ?o Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu?. Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ?; ?oChiến trường đi không tiếc đời anh đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá. ?oHôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến?. Đoàn quân không mọc tóc rất thuận lợi khi đánh giáp lá cà. Vì ông cha ta có câu" Túm thằng có tóc chứ ai túm thằng trọc đầu" Từ lâu đến nay nói tới con sông Đà nhớ ngay tới Nguyễn Tuân vì Nguyễn Tuân có lúc rất hung bạo, một mình ông cũng ngồi trên một chuyến để lái đò và ông cứ xoáy sâu vào hình tượng sông Đà. Thân thể ông lái đò rất tráng lệ. Qua tác phẩm người lái đò sông Đà em rất ngưỡng mộ những cuộc giao hữu của ông lái đò với sông Đà dòng thơ bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm lãng mạng ơi là lãng mạng. Đứng bên này sông, Hoàng Cầm có cảm giác rất ...Yomost
Ừ, cái này cũng hay, relax tốt " Bác Hồ Chí Minh là người rất ham thích thể thao, sáng nào Bác cũng chạy vài vòng quanh ...lăng bác" "Mở bài : Nhà em có nuôi một ông nội Thân bài : Ông nội cao một mét bảy lăm, bí quyết của ông là uống Nuni food và cưỡi bà nội" Kết luận : Nuôi ông nội em rất có ích vì khi nhà em đi đâu vắng ông đều ở nhà trônh nhà, tốt quá vì đỡ phải nuôi chó...
Dù không muốn nhưng tớ đành phải thú nhận, bởi cứ mỗi lần nghĩ đến là tớ lại cười sằng sặc, mặc dù mặt mũi méo xệch, ấy là bài văn thời lớp 8. Đề bài là" Hãy phân tích nhân vật em Tí trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố " Sau những câu chữ văn hoa hoành tráng, phân tích này nọ. Tớ bắt đầu phát huy đến thủ pháp liên tưởng so sánh. Đoạn viết Cách đó vài trăm năm, Nàng Kiều phải bán mình chuộc cha. Nhưng nàng Kiều lúc đó đã trưởng thành, còn em Tí mới 8 tuổi, quá non nớt để có thể chống đỡ trước những đe doạ khắc nghiệt. Lịch sử đã lặp lại, nhưng còn chua xót và đau đớn hơn nhiều... Bài văn đó tớ được 8 điểm, được đọc trước cả lớp, đặc biệt là đoạn tớ đã trích dẫn, cô giáo phê là " có sáng tạo trong khi viết" ô hô, đầu óc trong sáng của tớ + đầu óc trong sáng của những đứa bạn tớ hồi đó nghĩ rằng đúng là như vậy thật Chỉ có đến bây giờ tớ mới không hiểu sao hồi đó tớ lại có thể nghĩ ra việc so sánh em Tí với Thuý Kiều, hic hic hu hu
Góp vui típ: Vụ thi xong viết bậy thì có từ lâu rồi. Trạng Quỳnh ( kg chắc) đã vẽ voi cho hết giấy rồi làm thơ kèm theo: " Văn chương phú lục đã xong ròi thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi Này tớ bảo thật cho mà bít Đứa nào cười tớ, nó ăn.. bòi"
"... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..." Đề : "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái"." "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi...." Đề : "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?" Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, Đánh 2 trận tan tác quân ta" Đề : "Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" (điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân) Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn: "người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậy... Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn" Đời thừa Đề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Đời Thừa) Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98...Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?
Tiếp tục nhé, càng đọc tui thấy càng đau bụng! Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.. "Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ." Lời phê của thầy giáo: "Vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ" Đề bài: em hãy phân tích hai câu thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của tác giả Hồ Chí Minh. " Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền". Tớ nghĩ học sinh này chắc là học giỏi môn sinh vật, nên bạn phân tích như sau: Khi ngủ thì cơ thể chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm trông ai cũng giống ai. Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần đào thải một số cặn bã trong cơ thể, nên câu thơ đã tả thực rất chính xác: " ngủ dậy phân ra... kẻ dữ hiền." Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn "Chị Dậu, như người ta vẫn nói ''''con giun xéo lắm cũng quằn'''', đã nói với bọn lính lệ như thế này ''''Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem''''. Và chị cho chúng nó xem thật. " Commentaire: Không hiểu là xem cái gì nhi? Bài thơ được tác giả của nó đặt tựa hẳn hoi và viết ngay ngắn trên trang giấy thi với lời nhắn ?orất mong các thầy chấm thi đọc vì đây là bài ứng khẩu nên sẽ thất truyền? (!). Và đúng như mong muốn, các giám khảo đã đọc và cả phòng chấm thi ngột ngạt cũng được một phen thư giãn tích cực. Ngẫm đề thi... Đề thi lịch sử khó làm sao Cố viết mà chẳng được câu nào Khen ai ra đề, ôi chao khéo Quả là đầu óc có tầm cao Đề thi lịch sử khó làm sao Mấy bác giám thị thật gắt gao Bên ngoài, giám sát viên thao láo Biên bản đình chỉ sẵn giơ cao... Đề thi lịch sử khó làm sao Thế là bạn bè hết ăn khao Định mời chúng nó chầu sủi cảo Thi trượt, cũng tốt, càng đỡ khao Đề thi lịch sử khó làm sao Nhìn tờ giấy trắng lòng nôn nao Lại mất một năm tốn cơm gạo Tuổi xanh lãng phí buồn biết bao! Đề thi lịch sử khó làm sao Nhưng tự hỏi ta chăm đâu nào? Ôn văn, luyện võ ta chưa thạo Bạn nhạo, thầy chê, trốn nơi nao? Đề thi lịch sử khó làm sao Cầu mong chỉ giống giấc chiêm bao Than ôi! Nhưng đó là mơ hão Lười học đừng nuôi mộng anh hào Đề thi lịch sử khó làm sao Ra chợ vài chục một bộ phao Nhưng không! Anh đây quyết trong sạch Không đỗ mà đầu vẫn ngẩng cao