1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết của cựu sinh viên ĐH CT(mời các bạn tham gia cuộc thi viết về tuổi học trò ở đây T.1)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi YeuAoTrang, 13/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    CHIM VỊT KÊU CHIỀU
    ?oVẳng nghe chim vịt kêu chiều
    Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau?
    (Ca dao)
    Gió thổi dịu êm.
    Nắng vàng loang loáng.
    Hàng đế mọc bên kia bờ sông nghiêng đầu xào xạc.
    Chiều quê đìu hiu?
    Tôi buộc dây xuồng vào cây cọc trê cắm cạnh đầu cầu rồi bước lên bờ ngồi tựa lưng vào thân mù u kề Thắm. Hai đứa cùng hướng xuống dòng sông. Con nước chiều đang lớn.
    - Anh bơi xuồng cũng giỏi quá! - Thắm quay sang nhìn tôi khẽ nói.
    - Em không ngờ phải không?
    - Ừ? a!
    Tôi bật cười và chợt nhớ đến vẻ mặt của thầy Quang dạy môn Giải phẫu học của khoa. Mỗi lần đồng ý với sinh viên điều gì thầy chỉ gật đầu ?oừa? một tiếng ngắn ngủi làm cho cả lớp cười rần. Giờ đây nhìn cái miệng hay giận dỗi của Thắm chúm chím cố bắt chước chữ ?oừa? của thầy sao thấy thương ghê!
    Em lại nhìn tôi phụng phịu:
    - Giống hông?
    - Giống!
    - Giống ai?
    - Giống anh!
    Mắt Thắm cụp xuống đẩy sang tôi một cái nguýt dài ngoẳng kế đến là cái nhéo vào vai đau điếng:
    - Quỷ yêu!
    - Quỷ mà được yêu cũng sướng! ?" Tôi nhìn em giễu cợt.
    - Hổng dám đâu!
    Thắm xoay lưng vè phía tôi. Tôi biết đó là dấu hiệu ngầm bảo rằng ?onghỉ chơi luôn. Ðừng hòng năn nỉ? mà em thường đem ra dọa tôi mỗi khi thua cuộc.
    Tôi khẽ liếc nhìn em: Em đang mải mê theo dõi con chuồn chuồn ớt lúc bay lúc đậu một cách thích thú dường như không chú ý đến sự hiện diện của tôi ở bên cạnh. Kệ, để vậy luôn coi ai làm lành trước. Con gái mau giận mau quên mà!
    Thả lòng mình mênh mang theo con nước. Tôi ngồi suy nghĩ vẩn vơ?
    Cứ cách hai ba tuần Thắm từ nhà trọ lại vào ký túc xá rủ tôi về đây chơi. Tôi đèo em trên chiếc xe đạp cà tàng cót két xuôi vê Cái Răng ?" Vùng ngoại ô quê ngoại Thắm.
    Thời gian vẫn chậm chạp trôi trong sự yên lặng của hai đứa. Con nước lớn đã lên mấp mé đầu cầu. Mấy dề lục bình ngẩn ngơ trôi lang thang như bầy gà con lạc mẹ. Chắc hồi trưa này những người đi xúc lục bình đã tách chúng ra khỏi đám. Nắng vàng mỗi lúc một nhợt nhạt hơn. Có tiếng chim kêu trong chiều khắc khoải.
    Thắm qua sang bê khều tôi (Em làm lành rồi đó):
    - Ðố anh con gì kêu?
    Tôi cười:
    - Con chim vịt chứ gì.
    Thắm tròn mắt:
    - Anh cũng biết nó nữa ư?
    Tôi gật đầu:
    - Nó có màu lông hơi sậm. Mỏ giống tựa mỏ vịt. Ðúng không?
    Thắm nhìn tôi thán phục
    - Ðúng rồi! Anh tài thật.
    Tôi trầm ngâm lặng lẽ trước lời khen của Thắm. Nỗi buồn từ đâu nhẹ đến len lén đi vào tim tôi ?" đau nhói. Thắm nào hiểu được! Tôi cũng có một vùng quê để thương để nhớ giống như em. Nơi ấy cũng có dòng sông bên bồi bên lở. Cũng có con chim vịt kêu trong chiều hoang vắng?
    Ôi tiếng con chim vịt. Một thời tôi ghét đắng ghét cay sao giờ đây nghe bồi hồi?
    ? Căn nhà lá nghèo nằm giữa đồng không hiu quạnh. Người mẹ bị liệt hai chân không đi đâu được. Người cha ngày ngày dầm dãi nắng mưa chăn vịt trên đồng. Út Lượm là đứa con duy nhất trong gia đình ấy. Cái tên Lượm mà cha mẹ đặt cho nó khiến bọn trẻ trong xóm thường xuyên chọc ghẹo:
    - Hồi đó má mày ?olụm? mày ở đống ?ogác? đó. Nên bây giờ mày có tên là ?oLụm?. Ê, lêu lêu. Mắc cỡ!
    Út Lượm bặm môi nhìn bọn trẻ. Cuối cùng chịu không nổi nó chạy về nhà:
    - Má ơi, bộ hồi đó má ?olụm? con ở đống ?ogác? hả?
    Bà mẹ cười:
    - Ðâu có. Con là do ba má đẻ ra chứ lượm hồi nào.
    Út Lượm vẫn chưa tin.
    - Sao tụi nó nói?
    - Tại con ở dơ nên tụi nó mới chọc đó!
    Trưa hôm đó Út Lượm lấy xơ dừa ngồi kỳ cọ hàng giờ. Rồi nó ăn mặc sạch sẽ đi tìm bọn trẻ dõng dạc tuyên bố?
    - Má ?otau? nói: ?oTau là con của má ?otau? do má ?otau? đẻ ra chứ không ?olụm? ở đống ?ogác? nào hết!
    Bọn trẻ nhìn nó ngạc nhiên rồi khúc khích cười. Chúng rủ nhau lấy tay thấm nước miếng quẹt lên mặt Lượm. Út Lượm thấy ghê ghê cứ lấy nước chùi chỗ ấy mãi. Nhưng nó chưa chùi sạch chỗ này thì bọn trẻ tinh quái lại quẹt sang chỗ khác. Cuối cùng Út Lượm chỉ còn biết giận dỗi bỏ chạy về nhà sà vào lòng mẹ mếu máo.
    - Tụi nó chọc con.
    Người mẹ ôm con xoa đầu dỗ dành:
    - Nín đi con đừng khóc. Con má sạch sẽ ?omơi? mốt lớn lên sẽ làm bác sĩ cho coi.
    Út Lượm mở to mắt nhìn mẹ:
    - Làm bác sĩ là sao má?
    - Ờ? ờ là người ta bị bệnh con chích một mũi thuốc là hết liền.
    Nghe mẹ nói Út Lượm khoái lắm. Nó chạy đi khắp xóm khoe với bọn trẻ:
    - Nữa lớn lên ?otau? làm bác sĩ. Ðứa nào bệnh ?otau? chích một mũi thuốc là hết liền.
    Bọn trẻ xì xầm với nhau rồi từ đó gọi nó là: ?obác sĩ Lụm?. Út Lượm không biết bọn trẻ gọi như thế là giễu cợt hay thán phục nhưng nó thấy ?ooai lắm?.
    Lớn lên một chút ngoài thời gian đi học Út Lượm còn giúp cha chăn vịt.
    Có một buổi chiều khi lùa vịt về Út Lượm đếm thấy thiếu mất mấy con. Nó lặn lội đi tìm. Giữa đồng xanh vắng lặng. Út Lượm lắng tai nghe có tiếng vịt kêu xa xa. Nó nhắm hướng lội tới vậy mà gọi khan cổ, tìm mỏi cả mắt vẫn không thấy con vịt nào. Trời chạng vạng. Út Lượm sợ ma nó trở về nhà khóc mò. Bà mẹ lại an ủi:
    - Thôi con ạ, bỏ đi. Chắc là bị lươn ?ogúc? mất ?ogồi?!
    Út Lượm ấm ức cãi lại:
    - Lươn đâu có ?ogúc?. Con nghe tiếng chúng ?okiêu? mà tìm hoài không có gặp?
    - Chắc là con nghe lầm tiếng vịt ?ogồi?.
    Út Lượm chưng hửng!
    Hôm sau chăn vịt, Út Lượm ngồi rình hàng giờ mới tìm thấy con chim lạ đó. Té ra con chim vịt chỉ có bằng nắm tay không có vẻ gì hung ác cả. Út Lượm chỉ ghét tiếng kêu của nó mà thôi.
    Cứ vậy Út Lượm lớn lên giữa vùng sông nước thân yêu. Những sáng đến trường, những chiều ra ruộng, những trưa chơi với trên đọt bần canh vịt, cái mộng bác sĩ vẫn đeo đuổi nó hoài. Nhưng rồi kỳ thi đại học đến, Út Lượm thi rớt. Hôm nhận được kết quả nó ra bờ ruộng ngồi một mình buồn bã: Hóa ra thi đại học khó hơn tìm vịt lạc gấp mấy lần! Bà mẹ thương con:
    - Thôi con à. Thi ?ogớt? thì thi lại. Mấy có ai thi đều đậu cả đâu? Ba má sẽ cho con lên Cần Thơ luyện thi.
    Út Lượm tần ngần nhìn là da sạm nắng của cha. Nó chẳng muốn đi. Mắt nó chợt nhìn xuống đôi chân của mẹ. Không, nó phải làm bác sĩ mới được?
    - Bộ còn giận hả? - Tiếng Thắm vang lên bên tai kéo tôi trở về thực tại.
    - Ðâu có!
    - Chớ anh làm gì buồn so vậy?
    - À, anh đang nghĩ về? con chim vịt!
    - Nó có gì đâu mà anh phải nghĩ? - Thắm ngúng nguẩy giận dỗi.
    Tôi lảng tránh cái nhìn của em:
    - Thôi mình vào xin phép ngoại về ?ongoài? đi. Trời sắp tối rồi đó.
    Thắm lẳng lặng gật đầu.
    Quảy giỏ đệm đầy trái cây trên vai, tôi cùng em rảo bước trên con đường quê chạy dọc theo sông ra lộ. Con nước lớn đã khựng lại không còn trôi nữa. Mấy dề lục bình lơ ngơ đứng ở giữa dòng. Bên kia sông đồng lúa trải dài xanh ngút mắt. Sương đã buôn thành một lớp màn mờ xa xa. Tiếng chim vịt đâu đó vẫn khắc khoải vang lên nghe thương ?" nghe nhớ - nghe buồn. Tuổi thơ của tôi đã trôi êm như dòng sông này vậy. Mẹ tôi đã mất rồi! Mất khi tôi chưa kịp thành bác sĩ ?" Chưa kịp chữa trị cho đôi chân mẹ đi lại bình thường?
    - Vịt? vịt? vịt?! Vịt? vịt? vịt?!
    Con chim vịt vẫn vô tình kêu từng tràng não ruột. Mắt tôi tự dưng cảm thấy cay sè. Tôi bùi ngùi nắm lấy tay Thắm như muốn nói cùng em.
    - Thắm ơi, chỉ có những người không còn mẹ như anh mới hiểu được tiếng chim vịt kêu chiều?
    Nguyễn Tấn Phong (Văn K16)
    Sói Ráp
  2. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Hạnh Phúc

    Nhạc hiệu của đài vang lên.
    Năm giờ.
    Cả dãy phòng xôn xao lạ...
    À! Phải rồi, hôm nay là chủ nhật.
    Gấp gáp gì, ngủ cho đã, ngày của ta làm chủ mà. Nhỏ Hồng ?onướng? dữ ha... chắc tối qua nó khóc nhiều. Tình yêu thật là...
    Ủa, nhỏ Thúy lùn đi đâu rồi cà, giường trên trống trơn hè.
    À... đi lễ nhà thờ ấy mà.
    - Lạy Chúa! Chúa hãy giữ mãi mối tình thiêng liêng ấy.
    - Ê, Lan ơi, cho mượn cái bàn ủi nghe...
    Rõ to mồm. Ðúng là giọng của cái Thư ?ogầm? chớ ai. Cứ oang oác lên làm như người ta điếc vậy. Mới mở mắt đã phát hết volume lên rồi...
    Tôi lại uể oải lấy cái bàn ủi ra, đưa cho nhỏ Anh Thư ?ogầm?:
    - Nè, rồi im dùm đi, người gì mà mồm to như trống.
    Tôi lại leo vào giường đọc tiếp cuốn Nữ Sinh mới nhất. Hay quá, có mấy bài thơ hay táo tợn.
    ?oTừ đây một mảnh tình riêng...?
    Ai viết mấy câu ấy, sao đúng tâm trạng của ta vậy kìa.
    Cả cái phòng này, hay nói ?obao quát?, ?omở rộng thị trường? hơn, cả cái dãy ký túc xá nữ sinh viên khoa kinh tế K17 này chỉ có tôi, một mình tôi được vinh dự độc quyền treo bảng ?ocô đơn? mà thôi. Ðôi khi tôi bực bội trước câu nói phũ phàng pha chút đùa cợt của bọn K19 phòng bên. Bọn họ nói:
    - Lan bị Ðiệp xù...
    Rồi:
    - Cuộc tình Lan héo... Tôi đành ôm trọn mối tình câm.
    - Lan, dậy... dậy... Ai kiếm mi kìa!
    Thanh bước vội ra phía hành lang, cửa vừa khép. Tôi vội vàng như sắp nhận một điều gì cao quí từ trên trời rơi xuống.
    Nắng lên cao.
    Ánh nắng dát vàng trên nóc giảng đường. Cả vườn hoa trông công viên mi ni trước cửa thư viện cũng háo hức tỏa hương khoe sắc, ganh đua với chính Lan cô đơn, bằng những nụ cười trêu chọc.
    - Ê, tụi bây ơi, ra coi Ðiệp chở Lan đi chùa kìa...
    - Ý, nối dây chuông lại hồ nào vậy... thí chủ?
    - Xe xẹp bánh rồi ni cô ơi...
    Mấy chục cặp mắt đổ dồn về phía tôi. Mấy chục ?ocái mỏ? xầm xì trước cảnh tượng Long chở tôi trên chiếc xe đòn dông màu mận chín.
    oOo
    Tôi không tin vào sự thật nữa, Long đến thật bất ngờ. Long làm tôi bàng hoàng, quên đi cái ngộ nhận là tôi cô đơn hồi sáng.
    Long và tôi quen nhau trên một chuyến đò về Sông Ðốc. Hè năm ngoái, khi tôi về nhà nhỏ Hồng vui thích mấy ngày trên biển rừng Cà Mau.
    Thời gian trôi êm.
    Long lại trở về Sài Gòn tiếp tục học nốt bốn năm kiến trúc.
    Tôi bước vào năm thứ hai, với bao nhiêu là kỷ niệm.
    Long trở về lần này, sau khi thi cuối khóa. Long đem cho tôi niềm vui bất ngờ vô hạn.
    Không ngờ Long còn nhớ đến tôi...
    oOo
    Trưa.
    Tôi và Long vào nhà ăn tập thể. Dì Tư Be, chủ nhà nấu cơm tháng nhìn tôi dò xét. Hình như dì ấy cũng đặt câu hỏi ?oLan cô đơn? này?
    Không!
    Tôi có một mối tình đẹp lắm chớ nào phải cô đơn. Bởi nó xuất phát từ trái tim đôn hậu của một con người hiền lành chất phát ở mảnh đất đầy tình người và biển rừng mênh mông nơi cuối trời Tổ quốc.
    Sự cô đơn, đó chỉ là cái vỏ bề ngoài thôi. Chứ riêng tôi, vẫn ngạc nhiên trước những giấc ngủ cứ chập chờn khó tả.
    Bữa cơm sinh viên toàn là...
    Cũng chóng qua, chỉ còn lại những ánh mắt nhìn tôi lâu thật lâu, và những câu nói êm như gió của... hàng phi lao vẫn vui reo.
    Mấy bụi hoa sao nhái vàng rực trước dãy nhà chắc có lẽ biết hết mọi điều.
    Long là vậy.
    Cái nắng gay gắt nhường chỗ cho cơn mưa trút nước. Mưa trắng xóa cả sân bóng chuyền phía trước. Mưa giăng giăng, cả con đường ra cổng ngập nước. Long ngồi trong phòng tôi. Cảnh tượng bình thường của khu ký túc xá nữ đã quá quen với Long, bởi Long sống trong trường ở Sài Gòn như Lan thôi.
    Nhỏ Hồng, nhỏ Thúy ?olùn?, nhỏ Thanh... cùng chui rút qua phòng bên.
    Giang san bây giờ là của hai đứa.
    Long chẳng biết nói gì, chỉ hỏi chuyện quê nhà, hỏi thăm tôi về việc học hành.
    Anh rủ tôi tết sẽ về Sông Ðốc, sẽ tắm biển ở cửa sông quê anh, sẽ ra bãi sạt sò, thụt cá thòi lòi... Rồi anh còn rủ tôi ở lâu lâu để đi tham quan Hòn Ðá Bạc, Hòn Khoai. Ôi! Bao nhiêu là điều tôi chưa nghĩ ra... Anh, như đất rừng Cà Mau, dễ thương và khó quên quá.
    Mưa cứ rì rào, rì rào.
    Tôi chỉ gật đầu rồi cười. Anh nhìn tôi, suy nghĩ. Ðèn đường ngoài giảng đường đã lên.
    Anh nói lời giã từ với các bạn trong phòng tôi. Vì ngày mai anh phải trở lại trường để chờ kết quả. Khi nghỉ hè, anh sẽ về lần nữa. Anh còn hứa sẽ đãi cả phòng tôi một chầu chè bưởi.
    - Anh mời Lan đi ăn chè trứng cút, Lan đừng từ chối nhe...
    Anh rủ tôi, tôi háu hức vô cùng.
    Lời nói của anh ngọt lịm. Lần này tôi sẽ cho bọn nữ sinh dãy ký túc xá này một trận ?olát? mắt luôn.
    Rồi đây bọn họ sẽ kháo nhau rằng:
    - Nhỏ Lan vậy mà hạnh phúc.
    - Con Lan bí mật quá hén, ?ogiếm? kỹ ghê nơi...
    - Ừ, Lan vậy mà còn mơ gì nữa, ai như nhỏ Hồng vậy, hạnh phúc đâu chả thấy, chỉ thấy toàn là nước mắt.
    - Tao chỉ mơ ước như Lan thôi, nhiều ông đeo quá để rồi cuối cùng ?ođời tôi cô đơn... nên yêu ai cũng cô đơn...?
    Gió thổi lá bay ven đường. Nước rút hẳn. Ðường vẫn chưa khô. Tôi nghe từng hơi thở của anh. Ngồi trên đòn dông xe, tôi những tưởng cái êm như tôi chưa từng tận hưởng.
    Ðêm xuống thật êm đềm. Cái nóng của chén chè đậu làm tôi thẹn thùng hay vì lời anh nói?
    Anh bảo rằng: ?oLan hãy cố học, khi hai đứa ra trường chắc...?
    Anh nhìn tôi, ánh mắt anh vui thật vui.
    Tôi vội cúi xuống giấu đi cái hay hay trên má.
    Chè nong nóng...
    Anh đưa tôi về phòng, để còn kịp trở về nhà người bạn trai cùng lớp với anh. Ðêm lành lạnh.
    Phố vắng người.
    Một vài khách bộ hành vội vã đi về như sợ bóng đêm cướp đi bao dự tính lo toan.
    Một chiếc xe lớn, đón công nhân vào ca đêm, họ hối hả lên xe, gọi nhau khe khẽ...
    Chiếc cúp bóng lộn chở cặp nam nữ băng qua gió thổi, tóc tôi bồng bền, rối...
    Mùi khói xe hăng hắc...
    - Lan...
    Anh khẽ gọi, như sợ ai đó đánh động giây phút thiêng liêng nhất.
    Tôi quay đầu lại...
    Chiếc xe đòn dông của anh hình như chậm đi đôi chút...
    Sương nhiều, nhưng không lạnh.
    Hoàng Ngân

    Sói Ráp
  3. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Khoảng Cách Trong Mưa

    Không như những lần trước, tôi từ từ đạp xe ra bến đò, khách hôm nay không đông, đò hình như cũng cùng tâm trạng với tôi, chầm chậm, buồn buồn. Gió ngoài sông thổi vào mát rượi. Mấy nhánh trúc đào khẽ rung trong chiều. Ðằng kia có vài người khách nước ngoài đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bến Ninh Kiều trữ tình.
    Một vài ông cụ ngồi trên ghế đá cố hít thật sâu không khí quang đãng và trong lành nơi này. Có một cậu bé chạy lại bên mẹ nó phía phải công viên, tay cầm chiếc bong bóng màu hồng xinh xắn.
    Từ hôm tôi đi thực tập bên kia cồn Hưng Phú, trên một chuyến đò tình cờ, bọn tôi quen nhau. Ấy vậy mà thoắt cái đã hai năm trôi qua. Ngọc bây giờ đã là sinh viên năm thứ nhất. Mau thật, có ai bảo thời gian vô tâm đến lạ, đúng nhỉ. Cứ mỗi chiều thứ sáu, tôi lại ra bến đón Ngọc. Bao nhiêu điều dễ thương, bao nhiêu điều giận hờn cũng thắm đượm ấm nồng cho tôi - ồ không, ấm nồng cho hai chúng tôi thì chính xác hơn. Còn nhớ có lần Ngọc giận và nói trong nước mắt: Anh luôn có một cái gì không thực trước Ngọc. Tôi chỉ cười trừ. Vốn là thằng cộc cằn, ít nói, có lẽ vì vậy mà chị Hai hay quở:
    - Mày á nhe, ai mà dám thương. Người đâu chẳng có một tí gì gọi là ga-lăng cả.
    Xời ơi, nhiều lúc nghĩ lại tôi thấy mình cũng đúng như vậy thật.
    Chính vì cái giận hôm thứ sáu tuần trước mà tôi không ra bến đón Ngọc. Có lẽ hôm đó Ngọc chờ tôi lâu lắm. Có lẽ chiều cũng mang đến cho Ngọc một nỗi giận khác và nàng buồn bã qua về khi trong lòng với nỗi xa xót. Rồi tuần sau đó tôi lại ra bến, người người vẫn đông vui. Ðò vẫn trôi. Gió vẫn reo. Riêng con tim tôi thì nín bặt. Ngọc không qua đò.
    Thời gian quanh tôi như ngừng lại. Sương đẫm ướt vai áo trắng thư sinh. Những vì sao như trách cứ tôi một điều gì thật đúng. Chắc là chúng cũng như chị tôi. Ðêm ấy tôi ra về, và không sao tập trung đầu óc để ôn bài được, trong đầu cứ vẩn vơ bao ý nghĩ bất thường.
    Rồi đêm cũng cướp tôi đi lúc nào không rò. Ðể rồi sáng ra tôi phải chạy vắt giò lên phòng thính giảng.
    Còn đêm nay.
    Hy vọng Ngọc sẽ sang, sao con đò cứ chậm chạp, nó không hiểu được sự chờ đợi của tôi lúc này ư? Thời gian nữa, cứ đùa với vui, rong chơi...
    Trong khi dòng sông cứ êm đềm trôi, liu riu những dòng phù sa đục ngầu màu mỡ. Tại sao lại phải chờ đến con đò mang hạnh phúc đến với nhau nhỉ? Con đò, dòng sông cứ bắt những trái tim phải thổn thức chờ đợi.
    Gió mạnh lại về, kéo theo những đám mây u ám. Sắp mưa, bà mẹ đã bế em bé đi về, tôi chỉ còn thấy cái chấm đỏ của chiếc bong bóng. Các cụ cao tuổi cũng đã về từ lúc nào. Ðò vắng khách, tựa hồ như uể oải trước cơn mưa sắp đến. Kìa Ngọc, Ngọc đang đến, chiếc đò chỉ mỗi mình Ngọc. Cô chủ đò như cố chèo thật nhanh, chỉ mong cơn mưa đừng đến lúc này, lúc cô ta chưa phải khoác lên người tấm nylon vuông buộc chéo phía trước cổ, che phủ tấm lưng áo bạc màu gió sương.
    Ngọc bước chân lên bến.
    Và mưa.
    Mưa rơi nghiêng theo cơn gió hững hờ. Tôi vội đạp xe đến bên Ngọc, mặc cơn mưa tầm tã trên mái mấy cây dù to tướng đứng phía quán cà phê. Khách đêm vội vàng chạy tìm chỗ trú mưa.
    Ðèn công viên lên từ lúc nãy.
    Nhưng...
    Nhưng Ngọc không đến bên tôi mà chạy vội về phía trái cônng viên, nơi ấy có một thanh niên với chiếc dù xanh trong tay.
    Ngọc đến bên đấy, nép mình vào người anh ta và đón nhận chiếc khăn tay trắng muốt. Hạnh phúc đang về bên họ.
    Từ nơi tôi đứng đến bên Ngọc là một khoảng cách, nhưng cũng bị cơn mưa xóa sạch, trắng toát.
    Hoàng Ngân

    Sói Ráp
  4. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Người bán tạp hoá bình thường làm nhà văn
    Có dạo giới văn đàn miền đồng bằng sông Cửu Long nói chung, và Cần Thơ nói riêng nổi lên vụ một người bán hàng quán nho xíu trở thành nhà văn. Báo chí lúc đó nói về một cuốn sách (dài hay tập truyện ngắn gì đó, HL quên rồi) do nữ văn sĩ nghiệp dư rất "chân quê" viết. Cuốn sách khá thu hút vì nội dung cũng như sự hiếu kỳ. Lúc đó tôi còn con nít quá làm sao đọc những thứ văn của người lớn.
    "Sóng gió" của tin "giật gân" đó rồi cũng dịu đi. Có cuốn sách thứ hai của bà ta nhưng không nổi đình nổi đám như cuốn đầu tiên. Ít lâu sau, bà trở nên cây viết thường xuyên như bao cây viết nghiệp dư khác.
    Vấn đề đáng nói ở đây là bà tự nhiên muốn viết trong lúc rỗi rãnh không có khách và bà đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Câu chuyện được đồn đãi như sau: Bà bắt đầu viết khi có một nhà văn tình cờ ghé sạp của bà mua điếu thuốc để hút. Câu chuyện qua lại thì bà được tặng một cuốn sách từ nhà văn đó. Câu nói chơi của nhà văn là tại sao bà không viết để giết thời gian. Thế rồi 2 năm sau bà trở nên nổi tiếng.
    Tôi còn nhớ là tôi đã từng đạp xe tới phường An Hội để xem bà ta ra sao. Bà trạc gần 50, có chút mập, gương mặt bình dân như bao bà bán hàng xén khác, vẻ tươi vui (có lẽ nhờ nổi tiếng) luôn ngự trị trên gương mặt. Tôi 3 lần đi xem bà ta vào buổi trưa đứng bóng để coi thử bà có viết hay là không. Bà ta có viết. Đó là cây viết Bic và cuốn tập học trò. Bà viết chậm lắm, có lẽ vừa viết vừa suy nghĩ.
    Về hàng quán của bà chỉ là cái bàn có mặt phẳng khoảng 1x2 mét. Trên cái sạp đó có cái tủ thuốc và xung quanh có vài món lặt vặt. Ngoài ra còn có cây dù lớn và cái ghế dựa.
    Đã hơn 15 năm qua rồi. Có ai còn nhớ đến bà ta không? Chắc câu chuyện đó đã đi vào dĩ vãng của giới văn đàn Cần Thơ. Tôi cũng như nhiều người khác, tôi đã quên bà ít năm sau đó. Quên hẳn. Tôi chỉ nhớ lại sự kiện đó 2 tháng nay thôi.
    Khi tôi về Cần Thơ ngắn ngày, tôi có dịp rảo quanh phường An Hội để tìm lại bóng dáng bà. Nhưng không còn thấy nữa.
    Bài của anh HAI LÚA
    cựu SV ĐCHT của những năm 85-95 (?)
    ..........
    Sói Ráp
    Được soirrab sửa chữa / chuyển vào 08:49 ngày 14/04/2003
  5. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Đặng Thư Cưu
    Cái nghiệp viết không thể dứt bỏ được. Sau khi mãn hạn sự tách biệt ra ngoài cuộc sống bình thường ở trại cải tạo thi ĐTC về tiếp tục viết và viết. Cho dù ở chính thể nào thì viết và được in là điều hãnh diện. Thế rồi ông cũng có một đầu sách, rồi đầu sách thứ hai,....
    Hồi đó tôi không thể đọc nổi văn của ông vì có điều gì đó gán ép hay vuốt lòng nhóm người nào đó. Khác với Mường Mán (cùng công tác tại Cần Thơ), ông chọn đề tài cuộc sống của chính ông và những người phải sống qua hai chế độ khác nhau. Đề tài đó rất khó viết và dễ bị đụng chạm.
    Với sự phấn đấu có chân trong văn đàn, ông cũng được kết nạp vào hội nhà văn VN. Sau khi được kết nạp vào đó, ông được chính thức có cái "mác": nhà văn.
    Không bao lâu sau, ông qua đời vì hậu quả của những năm tháng trong trại cải tạo. Dĩ nhiên bây giờ khó ai nhớ đến ông ta. Nếu như ông ta có cuốn sách nào đó thật xuất sắc thì Cần Thơ còn một chút dấu tích nào đó.
    Nói đến Đặng Thư Cưu thì tôi lại nhớ cháu của ông ta: Nguyễn Tấn Phong, một cây viết sinh viên thời bấy giờ. Hy vọng NTP giờ này có một chỗ đứng như bao cây viết trẻ của Cần Thơ khác như Nguyễn Thị Thu Liễu, Hoàng Liên Sơn,....
    Một đôi dòng về Cần Thơ, thành phố nơi tôi đã từng sinh sống!
    HL
    Sói Ráp
  6. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Chợ Cái Răng
    Thị trấn Cái Răng nằm ngay cầu Cái Răng bắt qua sông Cần Thơ thuộc huyện Châu Thành và sát nách với thành phố Cần Thơ.
    Ở đây một thời có đội bóng rỗ tự phát mà khi đi thi đấu mang dưới danh nghĩa đội tỉnh Hậu Giang (cũ) có tiếng (chưa có miếng). Tại vì ở đó có trường học cấp II có sân bóng rỗ mà chiều nào những người xung quanh hay ra chơi và thành quen.
    Tôi quên tên tiệm món nem ngon của Cái Răng. Nem này ăn không thua gì nem Lai Vung bên Đồng Tháp. Hỏi người ta thì người ta chỉ nhưng mình đâu biết nem nào nem thật trong nhiều hàng quán có bán nem.
    Điều để Cái Răng nổi tiếng là chợ nổi trên sông. Tuy không nổi tiếng bằng chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp nhưng về mức độ sầm uất và lưu lượng ghe xuồng trong lúc cao điểm không thua gì Ngã Bảy - Phụng Hiệp. Chợ nổi này bạn có thể đứng trên cầu Cái Răng thấy được.
    Khác với chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp, chợ nổi CR tiếp giáp với chợ Cái Răng rất sầm uất cho nên nó không có vẻ "quê", hoặc chất "vườn-ruộng", thật sự "chợ nổi" như chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp.
    HL
    Sói Ráp
  7. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Chợ Phong Điền
    Tôi quên bẵng đi nhiều câu ca dao để nói lên sự nổi tiếng hay một địa điểm nào đó của Cần Thơ.
    Đi xa ra khỏi Cần Thơ không ai không biết Phong Điền, Cầu Nhím, Cái Răng, Ô Môn,...
    Hồi đó tôi tưởng Phong Điền xa lắm. Tôi nghe nhiều về Phong Điền như là chỗ bán buôn cho dân miệt vườn. Người ta thường kể là sợ họp rất sớm và rất đông. Người ta muốn buôn đồ vườn lại cho sợ sớm thì phải đến Phong Điền.
    Tôi có hình dung ra nơi đó hẵn khá sầm uất hay có khu chợ rộng thênh thang.
    Khoảng năm 1992 thì tôi nhất quyết làm một chuyến để biết Phong Điền như thế nàọ Tôi nghĩ xa lắm nên có đem theo đồ ăn và thức uống trong ba lô và vài thứ dụng cụ sửa xe đạp để có gì lấy ra sử dụng.
    Từ Cần Thơ xuôi về Cái Răng thì vừa đến cầu Cái Răng thì tôi thấy có xe lôi, xe lớn chở khách (loại xe hơi lớn uống xăng của Mỹ lúc xưa được chế lại là xe chở khách), dưới bến có tàu vỏ lãi (tác ráng) đều có tài hướng về Phong Điền. Điều này làm tôi nghĩ đến sự sầm uất của nó.
    Con đường được tráng nhựa nhỏ xíụ Quả thật quá nhỏ so với xe chở khách to đùng tôi thấỵ Khi hai xe tránh nhau thì có cả hai xe đều có bánh lăn ra khỏi đường.
    Dọc theo nó là con sông Cần Thơ, lúc đầu lớn và sau nhỏ dần. Đi khoảng 6 km thì con rạch nhỏ hơn đoạn sông Bình Thuỷ của tôi làm tôi cảm thấy tưởng như lạc đường. Tôi hỏi người ta đường vào Phong Điền thì người ta vẫn chỉ theo con đường tôi đang đị
    Bên phải là những khu vườn và thửa ruộng. Vườn ruộng đang xem với nhau trông mát mẻ vô cùng. Tôi đi đi mãi, không biết bao lâu và bao xa thì tôi đến một khu chợ. Tôi chỉ cần 1 phút là qua khỏi khu chợ nhỏ đó. Vì tôi rất thích nhìn cho nên tôi thấy khoảng 20 căn có lầụ Con rạch thì rộng khoảng 50 m và bị nhà sàn chiếm hết 10 mét. Nếu các ghe to quay đầu thì thật khó và cẩn thận. Hàng quán thì ít và thưa thớt và không có cái không khí chợ búạ Ngoài khu chợ nhỏ xíu đó thì vẫn là vườn tược và đồng lúa với nhà cửa lưa thưạ
    Tôi đi tiếp qua khu chợ một tí xíu thì hết đường nhựa và chỉ còn đường đất đá. Tôi cũng đi luôn vì muốn cho biết Phong Điền là gì. Đi một quảng thì tôi có cảm giác càng ngày càng vào vườn thật sự vì mọi hình ảnh của hiện đại và chợ búa thì biến mất hoàn toàn và cái vẻ 100% "miệt vườn" đã bao quanh tôị
    Tôi hỏi người ta chợ Phong Điền đi hướng nàọ Người ta chỉ hướng ngược lại: "Cậu đi hết đường đất nàỵ Đến khi gặp đường nhựa là cậu tới chợ Phong Điền."
    Tôi giật mình. Mình đã đi qua chợ Phong Điền hồi nào không haỵ
    Tôi cảm thấy thất vọng về nó. Cái chợ đó nhỏ hơn chợ Bình Thuỷ của tôi rất xạ Vậy mà sao tôi lại nghe đó là một khu chợ miệt vườn sầm uất và lượng buôn bán trao đổi rất lớn cho các con buôn.
    Khi tôi về ngẫm nghĩ ra thì chợ Phong Điền là chợ khuya và chợ cho mối lái và con buôn. Hễ chợ khuya thi đâu cần nhiều mặt bằng cho nên sử dụng mặt đường làm nơi để hàng trong chốt lát. Con rạch nhỏ to gì không cần thiết, chỉ cần dễ dàng chuyển hàng từ rạch lên đường. Thêm một lý giải nữa tại sao có xe khách to đùng cho tuyến Phong Điền - Răng vì chỉ có loại xe đó mới có khả năng chở hàng cho mối lái và con buôn để đi ra thành phố hoặc chất lên xe đò đi xa hơn. Vì là chợ khuya dành cho hàng miệt vườn nên mặt trời sắp mọc thì chợ đã tan cho nên các mặt hàng cho thành phố ít được bán ở chợ cho nên chợ ngày trông nó đìu hiu và thưa thớt.
    Điều đó liên tưởng đến chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp. Xung quanh Ngã Bảy đó chỉ có ruộng đồng và loe ngoe vài cái nhà. Người ta họp chợ trên mặt nước lúc mặt trời chưa mọc và tan khi ánh bình mình toả khắp nơị Cho nên chợ vườn chẳng cần một cái chợ như chợ trong thành phố.
    HL
    Sói Ráp
  8. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Một ngôi chùa lạ
    Dọc theo con đường Bùi Hữu Nghĩa đến, vừa cầu Rạch Cam gặp chợ, rồi qua con rạch nằm bên tay trái. Rẻ phải và đi tiếp một lát nữa có một ngôi chùa đã tồn tại hơn 100 năm.
    Chẳng có gì đặc biệt vì nó giống như ngôi chùa nho xíu trong xóm trong rạch lúc xưa.
    Năm 1993, người ta tình cờ biết được tất cả các pho tượng của chùa đều bằng gỗ. À, cái lạ là ở chổ đó. Tượng gỗ cổ rồi, hơn một đời người rất xa.
    Từ đó khách thập phương ngày một đông và họ quyên góp để ngôi chùa có được chánh điện kiên cố thay vì cột gỗ đã mục, vách lá và mái lá để hòng bảo vệ những di sản ít ỏi của các nghệ nhân miệt vườn Cần Thơ còn sót lại.
    Bây giờ ngôi chùa đó không còn dáng dấp xưa. Chánh điện thì cột xi măng, vách xi măng, mái ngói, với nét đơn giản trông giống cái nhà. Chỉ còn lại cái tháp cao 10 mét ở sau vườn là cổ thôi.
    HL
    Sói Ráp
  9. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Phà Cần Thơ
    Nếu dân miền Tây dùng đường bộ đi lên đi về Sài thành hay miền Đông trên quốc lộ 1A thì đa số phải qua hai cái phà: Cần Thơ và Mỹ Thuận. Mỹ thuận không còn phà nữa, chỉ còn phà Cần Thơ.
    Lúc trước phà chạy rất chậm vì điều hành kém và máy móc cũ. Nay phà chạy rất nhanh do Đan Mạch cho một số máy mới.
    Nếu ai chưa từng đi phà thì hãy đi phà Cần Thơ một lần. Đứng ở gần cầu phà trong lúc đang chạy hưởng thụ gió sông Hậu và nhìn dòng sông thuộc loại vĩ đại trên thế giới lúc đó mới cảm thấy được "mênh mông sông nước" của miệt tỉnh.
    Phà Cần Thơ cách trung tâm thành phố không xa. Chỉ cần $2000 cho xe lôi thì bạn có thể đi từ bến phà đến đại lộ Hoà Bình. Ở đại lộ Hoà Bình, bạn có thể đi bộ đến bến Ninh Kiều, dạo vòng chợ Cần Thơ (đang bị dẹp để trở thành công viên sau hàng trăm năm tồn tại), đi sắm hàng quanh quẩn đó.
    Từ phà Cần Thơ, bạn có thể cuốc bộ lên khu chợ mới xây. Ở đây bạn có thể mua nhiều trái cây và đặc sản vùng sông nước. Tiếc rằng khu chợ mới quá mới lạ cho nhiều người Cần Thơ. Cái thuở xưa biết từng ngóc ngách, từng khu, từng sạp để mua hàng, ăn uống,... Nay thì chắc nhiều người phải làm quen chợ mới. Không biết người ta phải đi chợ như thế nào khi mà các con đường gần bến phà Cần Thơ hay bị kẹt xe vào giờ cao điểm.
    Số phận phà Cần Thơ sẽ ra sao khi mà cây cầu Cần Thơ gần đó sẽ được khánh thành vào khoảng 2003 - 2005? Chắc chắn có ai đó sẽ bùi ngùi khi dạo lại cảnh cũ. Chắc chắn có tôi trong những người đi dạo đó. Tôi có một thời gian 2 tháng mà hầu như hằng ngày tôi phải bước lên phà. Thời gian đó có ít kỷ niệm với Nam, Phúc, Trang, Hoa,....
    HL
    Sói Ráp
  10. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Chạy việt dã 10 km
    Tháng 4 năm 1994. Thành phố Cần Thơ mở cuộc thi và cuộc vui: chạy bộ nam 10 km, chạy bộ nữ 6 km. Cuộc thi được quảng cáo rầm rộ cho nên nhiều thanh niên chú ý. Tháng 6 cuộc thi được tổ chức và tuyến đường chạy nằm trong thành phố.
    Tôi lúc đó đang vô công rỗi nghề. Vác cái máy đi chụp hình dạo chẳng có được bao nhiêu tiền và thấy đời sao mà nhàm chán quá. Thấy cuộc thi chạy bộ cũng vui vui nên ghi danh tham gia với danh nghĩa vận động viên độc lập không thuộc cơ quan nào. Thiết nghĩ luyện tập thể thao cũng là con người phấn chấn cho nên tôi nhất định phải luyện tập.
    Thể trạng của tui lúc đó: nặng 47 kg, cao 1m68. Ốm tong ốm teo hả. Tui hạ quyết tâm: chạy cho đến đích, không bỏ cuộc.
    Từ đó tôi luyện tập trong 3 giai đoạn: chạy bộ tại chỗ ở nhà để quen chân, thức sớm chạy bộ khoảng 2-3 km, thức sớm chạy bộ 4-6 km. Tôi ráng nâng sức nặng của tôi lên 50 kg để đủ sức chạy 10 km.
    Mấy anh em tui cũng ham vui đều tham gia. Em kế thì nằm trong đoàn ĐH CT. Em út thì nằm trong đoàn CĐ SP. Xóm giềng thì tham gia như là vận động viên độc lập như tôi lên đến 5 người. Như vậy xóm có đến 8 người đăng ký chạy cho nên việc luyện tập rất vui.
    Sau khi trải qua giai đoạn chạy tại chỗ ở nhà thì tôi cân nặn được 48 kg. Nghĩa là có kết quả. Sau đó sáng sớm 4 giờ thì đều được những người trong xóm vỗ vách. Lúc đầu tôi chỉ chạy từ nhà đến cầu Bình Thủy (cây cầu lớn nhất và rộng nhất trong nội thành Cần Thơ thời bấy giờ) rồi chạy lui. Tổng số km là 1.3. Sau đó tôi chạy được tới trường cũ là trường Bùi Hữu Nghĩa và chạy lui. Tổng só km là 2.5. Sau đó tôi nâng dần lên tới 6 km.
    Lúc cận ngày thi thì đường liên tỉnh Cần Thơ - Long Xuyên đoạn cầu Bình Thủy đến bến xe Mới đông vui vào lúc 4 giờ sáng do nhiều người tập chạy. Lúc đó tôi lúc nào cũng có bạn chạy song đôi. Khi thì ông già, khi thì gã nào đó. Thỉnh thoảng tôi thấy nhiều người lực lưỡng chạy nhanh như gió. Hai em tôi và những người cùng xóm luôn chạy trước tôi một đoạn rất xa. Nhiều lúc mấy đứa ở xóm chợ hay phía Trà Nóc qua mặt tôi ào ào.
    Cận ngày chạy bộ thì tui bị chuyện 3 cô gái làm bận rộn nên ít luyện tập. Ngày 21 là ngày thi thì ngày 20 tôi phải đạp xe lên gần Mỹ Tho rồi đạp xe về làm tôi muốn sỉn vĩnh. Chiều 20 tôi nhận số đeo và những lời dặn dò. Sau đó tôi đi mua đôi giày thể thao để ngày mai chạy.
    Đêm đó xóm tôi vui lắm. Nhiều cũng râm rang cho 8 vận động viên ốm yếu. Tôi lúc đó chỉ được có 49 kg - thuộc loại thiếu dinh dưỡng. Một số trong chúng tôi đã từng thất bại nhiều lần trong các cuộc đua tài với cự ly ngắn hơn. Số này luôn bị chọc là có thể bỏ cuộc.
    Ngày mai lại chúng tôi lên đường đến công viên LHP đứng tụ tập trước mặt khu 3 ĐH CT. Không hiểu sao tôi lại làm mất số đeo của tôi. Tôi phát hoảng lên và xin lại số nhưng ban tổ chức từ chối vì họ bận rộn. Tôi thất vọng não nề. Tôi có cảm giác ê chề. Tôi buồn quá đi từ nhóm này qua nhóm khác. Mỗi nhóm đại diện cho một cơ quan. Tôi lạc qua nhóm CĐ SP của em tôi và tự dưng tôi là người chạy thế cho một trong 4 người bỏ cuộc. Lúc đó tôi phải mang số của người tên Tuấn.
    Tôi lại đi tìm nhóm ĐH CT để thăm đứa em khác. Tôi tình cờ gặp đám con gái xí nghiệp đông lạnh. Họ là "khách hàng" chụp hình của tôi. Họ vẫn trong đồng phục công nhân. Tôi tiếc không đem theo máy chụp hình. Nếu có tôi cũng dớt đẹp 1 cuộn phim kiếm được ít tiền còm. Họ líu lo với tôi và ngạc nhiên tôi chạy cho đội CĐ SP. Tôi được dịp nổ banh xà lan cho vui và quên đi nổi buồn mất số hiệu của riêng tôi.
    Giờ thi đấu đã đến. Tôi nhìn quanh tôi thì hơn phân nữa lực lưỡng. Tôi thuộc loại suy dinh dưỡng trong số người chạy. Tôi đứng trong hàng ngũ CĐ SP thật xa lạ. Tôi không thấy ai khác trong xóm tôi ngoài em tôi trong nhóm CĐ SP. Số người tham dự khá đông. Tôi nhất định phải chạy về tới đích cho dù về chót.
    Mức xuất phát và đến cũng là trước mặt ĐH CT khu 3
    Sau tiếng còi. Đám lực lưỡng vọt lên trước khá nhanh. Tôi cảm thấy hoảng khi nhiều người chạy qua mặt tôi nhanh quá. Tôi ráng dằn xuống để chạy chậm dưỡng sức. Khi tôi vừa vượt qua công viên LHP thì toàn bộ người chạy bị kéo dài ra khoảng 200m và tôi nằm nhóm sau cùng. Khi tôi chạy vòng qua bồn phun nước ở đại lộ Hoà Bình thì tôi cảm thấy mệt mà bùng bùng cái lỗ tai. Tôi tự nhủ chỉ còn 9 km nữa ráng chạy cho xong.
    Tôi chạy chậm chậm và đều đều. Qua km thứ 4 tôi cảm thấy bắt đầu quáng gà. Nỗi ám ảnh bỏ cuộc làm tôi càng mệt thêm. Tôi liều và ráng bức lên nhiều người và tôi thành công. Ở km thứ 5 thì tôi cảm thấy khát vì mồ hôi ra nhiều. Nhiều người được tiếp tế nuớc từ mấy đứa ủng hộ trong nhóm. Tôi thuộc nhóm CĐ SP một cách bất ngờ nên không có ai biết tôi. Nếu tôi chạy một mình thì làm sao có nước. Nắng đã nóng vì 10 giờ. Chạy lúc này khác với lúc tập vì lúc tập chạy sáng sớm nên ít mất nước.
    Tình cờ mấy đứa con gái xí nghiệp thuỷ sản đông lạnh lúc nãy tiếp tế nước nhóm họ chạy xe cub ngang tôi. Hai ba đứa vội đưa nước tôi uống và bảo tôi uống nhanh nhanh cho khoẻ. Mấy đứa nói ngọt quá và tươi cười làm tôi uống tự nhiên như ở nhà trong lúc chạy. Một lát tôi bị xóc hông. Mấy đứa con gái đó cười khanh khách. Tôi biết bị mấy đứa đó lừa một cú ngọt xớt. Tôi không cảm thấy giận. Tôi đau hông quá cho nên chạy chậm lại và gần như đi bộ. Tôi nghĩ lúc này phải bỏ cuộc vì bị gái lừa rồi. Tôi ráng và ráng. Lúc này mới vừa qua khúc quanh gần cầu Đầu Sấu và hướng về trung tâm thành phố.
    Mặc dù rất đau tôi ráng chạy chậm. Lát sau mấy đứa con gái thuôc nhóm tiếp tế nước CĐ SP nhận ra tôi và động viên tôi chạy đến đích. Nào là "chỉ mình anh là chạy trước", "chỉ mình anh là niềm hy vọng",... Lúc đó tôi mù quáng vội chạy nhanh nhưng đau quá nên chạy chậm lại, gập mình, và ôm bụng. Mấy đứa đó sợ quá tính kêu xe cứu thương. Tôi xoa bóp hai bên hông và tự dưng cảm thấy bớt đau nhiều và tôi ráng chạy bức lên.
    Xung quanh tôi chẳng có ai hết. Chỉ mình tôi chạy và chạy. Lát sau tôi chạy qua mặt một số người. Tôi không còn có cảm giác hai chân nữa. Tôi chạy theo quán tính và ráng giữ thăng bằng. Tôi lúc này đành phải thở mạnh bằng miệng.
    Thế rồi tôi đến đích trong số 20 người về chót.
    Tôi đến đích vội quăng cái số tôi đeo. Tôi tìm xe đạp rồi đạp ra xa nơi đó đang ồn ào và hỉ hả. Tôi uống liền 3 chai nước ngọt BGI làm ở Mỹ Tho.
    Về nhà thì biết tôi và em kế tôi đến đích và đều nằm trong nhóm chót. Em út tôi phải lên xe cứu thương chở vào bịnh viện (có 18 người như thế). 5 đứa còn lại trong xóm tôi đều bỏ cuộc ở km thứ 5 đến km thứ 7.
    Một cuộc vui đi qua.
    HL
    Sói Ráp

Chia sẻ trang này