1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết hay của Trí Quyền

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi AfoRhapsody, 12/11/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Norah Jones với Feels like home


    [​IMG]

    (Trong ảnh: Norah Jones).

    Ra về với 8 giải Grammy trong tay hồi năm ngoái, album kế tiếp Feels like home của Norah Jones được cả ngành công nghệ âm nhạc, giới phê bình lẫn người hâm mộ chờ đợi, hy vọng đây sẽ là sản phẩm có tiềm năng bán chạy đầu tiên của năm 2004. Tuy ngày 10.2 mới chính thức phát hành trên thế giới nhưng như thường lệ, có thể dễ dàng tìm mua và nghe album này trên mạng ngay từ tháng 1.2004.
    Mới 24 tuổi, Norah hẳn chịu những áp lực rất lớn qua chuỗi giải Grammy, qua con số 18 triệu bản của Come away with me được bán ra. Bruce Lundvall, sếp của hãng Blue Note, nơi Norah đang kí hợp đồng, tìm cách hóa giải áp lực kia khi tuyên bố: " Họa có điên mới nghĩ rằng album này bán được hơn 18 triệu bản". Norah cũng bày tỏ: "Gần như mọi người mà tôi gặp và kể cả mẹ của họ đều hỏi về áp lực mà tôi phải chịu. Tôi muốn mọi ngưòi biết rằng tôi có những giới han, có những điều mà tôi không muốn làm, ví dụ như làm việc quá nhiều mà không có ngày nào nghỉ ngơi".
    Đĩa đơn đầu tiên, bản Sunrise đã phá kỷ lục của Hey Ya (nhóm Outkast) trong ngay phát hành đầu tiên tại cửa hàng nhạc trực tuyến iTunes của hãng Apple. Clip nhạc này khởi đầu với khung cảnh ảm đạm, xám xịt của phố xá, gương mặt của Norah nhợt nhạt cho tới khi cô bước vào phòng thu, mọi thư ửng hồng rôi rực rỡ màu sắc như một hoạt cảnh cho thiếu nhi. Bài nhộn nhịp nhất, Creepin' in được song ca cùng Dolly Parton ít nhiều nhiễm chất bluegrass của Dolly từ album Halos & horns.
    Có những sáng tác của người ngoài như The long way home của Tom Wait và vợ là Kathleen Brennan, Be here to love me của Townes Van Zandt (phần lời phức tạp hẳn so với các sáng tác của chính Norah). Bản nhạc không lời Melancholia của bậc thầy nhạc jazz Duke Ellington được Norah viết lời và dặt tựa thành Don't miss you at all. Nếu như trước đây, Madonna từng thật mạnh mẽ, tự tin với You'll see thì cô gái trong Don't miss you at all lại không được như thế. Cô ngồi ngắm tuyết rơi, mãi tự nhủ mình chẳng hề nhớ người yêu đã đi xa, chẳng nhớ nụ cười của anh, đôi mắt đen của anh cũng chẳng còn ám ảnh được cô, nếu anh không trở lại với cô thì anh cũng chỉ là một ký ức xa vời. Thế rồi khi đó, ở đoạn giữa cô lại mềm lòng "Tôi sẽ là gì nếu chẳng có hơi ấm từ bàn tay anh" (And then I wonder who I am without the warm touch of your hand).
    Ngoài ban nhạc đệm mà Norah rất quen thuộc trong các chuyến lưu diễn, đĩa nhạc còn có sự xuất hiện của tay trống Levon Helm và tay Organ kiêm accordian Grath Hudson, 2 thành viên kỳ cựu của nhóm The Band trong bản "What am I to you": "hãy nói thật em là gì của anh, với em, anh là biển cả, thật rộng lớn và sâu thẳm" (What am I to you tell me darling true. To me you are the sea, vast as you can be and deep the shade of blue).
    Dù còn đó những tiếng Piano phảng phất chất Jazz nhưng rõ ràng là đĩa nhạc này nghiêng về nhac country, đồng thời nhịp của các bài hát cũng nhanh hơnn album trước. Không rõ dụng ý của Norah khi cô chọn tên album la Feels like home (Cảm thấy như ở nhà), phải chăng nhạc country mới là nhà của cô, khiến cô cảm thấy thật thoải mái khi trình diễn? Hay như trong The prettiest thing, Norah đã thu nhận những điều đẹp đẽ nhất chẳng đâu khó khăn, xa vời mà thật bình thường, gần gũi, như ánh chớp trên bầu trời, bụi bặm như tay nắm cửa, rỉ sét như chiếc đinh đóng trên sàn gỗ thôn...
    21-3-04

    Trí Quyền
  2. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Làn sóng ca sĩ mới - Trẻ trung và thực tài


    [​IMG]

    (Trong ảnh: nữ ca sĩ Joss Stone).


    Khi Britney Spears cố tìm cách gây sự chú ý bằng kiểu trang phục mát mẻ hơn và cuộc hôn nhân kéo dài 3 ngày, còn album của Sophie Ellis-Bextor, Rachel Stevens, Kylie Minogue,... trở nên ế ẩm thì phải chăng, thời của những "công chúa nhạc pop" tóc vàng với những bài hát bóng loáng nhưng hời hợt đã qua? Ai sẽ thay thế họ?
    Tiêu điểm giờ đây hướng vào những cô gái trẻ dám nhận Aretha Franklin là cảm hứng của mình, chuộng điệu blues day dứt hơn nhịp xập xình của trống điện tử và chẳng hề nghĩ đến việc khỏa thân trên sân khấu.
    Joss Stone
    Ca sĩ được mong đợi trong năm 2004 không phải là một cựu diễn viên kịch truyền hình, một thành viên Câu lạc bộ Mickey Mouse mà là một cô gái 16 tuổi với album cover lại những bản soul, R&B cũ xưa, một giọng hát gần với Mavis Staples hơn là Britney Spears. Joss Stone, vừa mới tạo dấu ấn trên đất Mỹ qua việc xuất hiện trong Letterman Show, ghi âm album đầu tay The soul sessions với các nhạc công tên tuổi của thập niên 70.
    Đúng như tên đĩa, album là những bản soul kinh điển từng được biết đến với Aretha Franklin hay nhóm Isley Brothers, bên cạnh những bản nhạc lạ lẫm như Super duper love của Sugar Billy hay Victim of a foolish heart của Bettye Swan. Đĩa đơn đầu lại là Fell in love with a boy của nhóm garage rock đang nổi là White Stripes được Stone biến thành một bản R&B kiểu cũ. Stone, cô gái cao ráo, luôn có vẻ e lệ giấu mặt sau mái tóc vàng nhưng lại rất tự tin: "Tôi nghĩ The soul sessions có thể đến với bất cứ người nghe nào, nếu các bạn tuổi teen không thích nó, cũng ổn thôi nhưng hãy thử một lần, tôi tin các bạn sẽ thích". Stone đã xuất hiện trong chương trình nhạc cho tuổi thiếu niên mang tên CD:UK, ở đó, người xem được hỏi các ca sĩ soul, jazz có thể thay thế các "ngôi sao nhạc pop" sản xuất theo khuôn mẫu hàng loạt không. Thật ngạc nhiên, câu trả lời luôn là "có".
    Một tương lai rạng rỡ không chỉ cho Stone mà còn cho một gương mặt mới toanh, trẻ trung khác, Jodie Winter. Mới 23 tuổi, cô gái này đã phát hành một album cover lại nhạc của Beatles và Beach Boys mang tên I can hear music. Cha cô là một nhà sản xuất âm nhạc nên Winter thú nhận "Tôi lớn lên và nghe nhạc của 2 nhóm vĩ đại này cũng như các ban như Queen và Crowded House. Tôi chẳng bao giờ thích loại nhạc pop mà các bạn tôi thích". Khi Winter ghi âm bản "Because" của Beatles thì được đề nghị ký hợp đồng, "có một trào lưu thoát khỏi loại nhạc pop nhàn nhạt hiện nay và điều đó hợp với tôi. Tôi thà hát những bản nhạc xưa với giai điệu đẹp hơn là những bản nhạc thời nay".
    Với cuộc thi "tiếng hát truyền hình", Pop Idol nhai đi nhai lại những bản nhạc kinh điển tuần này qua tuần khác, hẳn Stone và Winter được xem như những kẻ đầu têu. Với Stone, cô đã ghi âm một album gồm những bản tự sáng tác trước khi được gợi ý nên bắt đầu sự nghiệp với những bản cover. "Tôi hồi hộp khi hát lại nhưng những gì tôi hát không phải là "tái sản xuất", tôi cố không nghe bản gốc quá nhiều để có cách thể hiện riêng của mình khi hát".

    Katie Melua
    Có một cô gái trẻ khác, Katie Melua (19 tuổi gốc Nga), đang bước đi theo hướng của Norah Jones và đã 2 lần soán ngôi Dido và cả Norah trong Top Anh quốc, "Call of the search" đang rất thành công tại Anh, nơi Katie được Mike Batt phát hiện, đỡ đầu cũng như được kênh Radio 2 của BBC trọng vọng. Đến cuối năm nay, Katie dự tính sẽ thực hiện album thứ 2 còn Joss Stone sẽ "sửa sang" lại album tự sáng tác trước đây của mình.
    Các cô gái trẻ này dường như khá thờ ơ với danh tiếng, họ dường như chỉ thích hát và không cần tạo ra các xì căng đan như các ngôi sao khác. Liệu họ có tồn tại lâu hơn các thần tượng nhạc pop kia thì chỉ có thời gian mới trả lời được. Nhưng nếu bạn đã chán ngấy xem ngôi sao ca nhạc lại mặc đồ bơi diễn trên sân khấu, nếu bạn muốn nghe hơn xem, các cô gái trẻ trên đáng để bạn thử. Cùng với một loạt ca sĩ nam trẻ tuổi khác như Peter Cincotti, Jamie Collum, Michael Bublé? dường như giới trẻ đã chú ý hơn đến âm nhạc để nghe.
    13-3-04

    Trí Quyền
  3. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Những tình khúc mùa hè




    [​IMG]


    (Trong ảnh: nhóm Brothers Four).

    "Đó là lúc để thu hoạch , gieo hạt , lúc để trồng trọt , cày cấy , những chiếc lá xanh mùa hè vẫy gọi tôi trở về nhà .Mùa hè thật tuyệt nếu vẫn còn trẻ tuổi , khi được bước trên mặt đất , lúc được tán tỉnh một cô gái cho riêng mình hay được đứng bên cạnh người vợ mới sinh đứa con đầu ". Như bất cứ ca khúc nào được trình bày bởi Brothers Four ,Green leaves of summer thật nhẹ nhàng , gần gũi và thấm vào bạn thật nhanh tựa giọt nước trên mặt đất nóng của mùa hè .



    [​IMG]

    (Trong ảnh: Louis Armstrong).

    Nếu như Summertime chậm chạp , lãng đãng đầy chất lười biếng của ngày hè nóng nực ( dù cho được trình bày bởi tiếng trumpet và giọng hát của Louis Armstrong và Ella Fitzgerald hay giọng của Peter Gabriel và tiếng harmonica phiêu diêu của Larry Adler ) thì In the summertimecủa Mungo Jerry lại nhộn nhịp hơn và mang đậm chủ nghĩa hưởng thụ .



    [​IMG]

    (Trong ảnh: Kate Bush).


    Delius (Song of summer) của Kate Bush cũng là một ngày hè yên ả , thảnh thơi , nghe được cả tiếng tích tắc của đồng hồ .Summer raincủa Blinda Carlisle , cựu thành viên của nhóm Gogos , gắn với một kỉ niệm đẹp nhưng buồn : một buổi tiễn đưa trên sân ga , chàng trai và cô gái ôm nhau trong một điệu vũ dưới mưa để rồi khi trở về , mỗi lần nghe tiếng sấm , thấy ánh chớp , bước ra đóng cửa sổ lại trước cơn mưa mùa hè , cô gái lại nhớ về chàng trai : "Tôi cảm thấy anh thật gần , tôi cảm nhận được anh qua cơn gió thổi xuyên qua tim tôi . Dù tôi có làm gì , có nói gì thì ở một góc nào đó trong tim tôi , tôi vẫn luôn khiêu vũ cùng anh dưới cơn mưa hạ" .



    [​IMG]

    (Trong ảnh: nhóm Savatage).

    Trong khi đó , với Summer's rain của Savatage , cơn mưa mùa hạ vẫn không làm vơi được nỗi buồn của một gã tự ví mình là khờ , bước đi cô độc trong mưa , lạc lối trong giấc mơ của chính mình , cố tìm lại người xưa ... Có thể nói không quá lời rằng đây là một trong những bản ballad hay nhất của nhóm nhạc rock đầy tài năng và tham vọng này . Không chỉ thể hiện bằng lời , sự cô độc , uất ức trước mất mát còn được thể hiện qua câu guitar mở đầu , qua giọng hát giằng xé của Jon Oliva.



    [​IMG]

    (Trong ảnh: Joan Baez).

    Một sự chia ly khác :Never dreamed you'd leave in summercủa Stevie Wonder được Joan Baez hát lại thật day dứt chỉ với tiếng piano : chẳng bao giờ ngờ được anh lại ra đi trong mùa hè , chẳng hề quay lại vào mùa thu như đã hứa .Cả nhóm Lovin' Spoonful (Summer in the city) và ABBA (Summer night city) đều than thở về ngày hè nóng nực trong thành phố . Thế nhưng đêm đến , cái nóng lại được hiểu theo nghĩa khác , đó là mùa của những cuộc vui , những mối tình trẻ trung sôi nổi ...
    Với The summer knows( nhạc của phim Mùa hè 42 ) , mùa hè được nhân cách hoá thành một cô gái , ngày hè dài hơn bởi nàng Mùa Hạ bảo mặt trăng hãy chờ đợi , bảo mặt trời nấn ná , nàng vuốt ve bầu trời bất tận , sưởi ấm bãi cát mà bạn đang nằm , nàng đùa giỡn với cả thế giới trên đầu ngón tay mình ...Phần nhạc nền cho phim này đã mang lại cho Michael Legrand một giải Oscar .



    [​IMG]

    (Trong ảnh: Michael Franks).

    Dragonfly summer
    , album năm 1993 của giọng hát jazz nhẹ nhàng Michael Franks thường được nhắc đến với những bản như String of pearls, Soul mate nhưng chính bản nhạc trùng tên với album cũng thật đáng nhớ với một điệu bossa nova quyến rũ , phần lời khá siêu thực , sử dụng đại từ "we" để đại diện cho loài chuồn chuồn !
    Summer wine qua hai giọng hát của Lee Hazlewood và Nancy Sinatra ( sau này Bono của U2 cũng có song ca lại với nhóm The Corrs ) là một bài học "hãy nghe và cảnh giác ", chàng cao bồi bước vào thị trấn , gặp ngay lời ngon ngọt của một cô gái mời uống "rượu vang mùa hè " . Anh nhanh chóng say bí tỉ và khi thức dậy , hai cái đinh thúc ngựa bằng bạc , đồng đô la cùng một hào đã biến mất cùng cô gái quảng cáo " rượu vang mùa hè " !
    A summer place có lẽ là bản nhạc mùa hè đẹp , lãng mạn và hạnh phúc nhất cho dù được hoà tấu bởi Percy Faith hay hát bởi Andy Williams : "Dù trời có mưa bão , nhưng tôi vẫn cảm thấy ấm áp và an toàn trong một "nơi chốn mùa hè " bởi nơi đó , em vươn tay ra cho tôi và tim tôi thoát khỏi mọi ưu phiền . Sẽ chẳng có bầu trời u ám nào khi bạn nhìn bằng đôi mắt của những kẻ đang yêu . Nơi chốn mùa hè đó chẳng đâu xa lạ , chính là khi hai người chia sẻ những hy vọng , hoài bão và tình yêu" .
    8-6-03

    Trí Quyền
  4. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Nghe blues 2004 với Aerosmith và Eric Clapton

    Cuối tháng 3, chỉ cách nhau 1 tuần, Aerosmith và Eric Clapton tung ra 2 album tôn vinh nhạc blues và cùng được tạp chí Rolling Stone chấm 4/5 sao.


    [​IMG]

    Aerosmith
    Honkin'' on bobo (phát hành ngày 30/3/2004) được Aerosmith giới thiệu: "Chúng tôi không cố bắt chước Muddy Waters, không thực hiện một album để dạy người nghe blues là thế nào, đây là một album theo kiểu Aerosmith". Việc lựa chọn những ca khúc trong album cũng được tay guitar Joe Perry giải thích rất hình tượng: "Chúng tôi lựa những ca khúc mà khi nghe, chúng tôi phải dựng tóc gáy!". Ngay ca khúc mở đầu đã tưng bừng rộn rã điệu rock'nroll, những đoạn diễn tấu ngắn của từng nhạc cụ rất "sướng tai". Món khai vị Road runner hát lại của Bo Diddley hứa hẹn một album hay. Nếu như lần xuất hiện bộ đĩa Les génies du rock trước đây, bạn vô tình "lụm" được đĩa số 6 - Bo Diddley, hãy để vào máy, bật track 11, nghe lại và so sánh. Dĩ nhiên, ngoài âm thanh xưa cũ hơn, version gốc cũng khá khác biệt, với những đoạn thoại trên nền nhạc hơn là hát, giống như Chubby Checker trong Let's twist again. Nghe Aerosmith bốc hơn rất nhiều! Ca khúc thứ nhì Shame shame shame vốn là sáng tác của bộ ba Holland-Dozier-Holland lừng danh với âm thanh soul/Motown. Mãi đến bản nhạc thứ 3 mới nghe câu guitar blues quen thuộc cùng tiếng harmonica, bản Eyesight to the blind của Sonny Boy Williamson. Càng về sau, chất blues chậm rãi, than thở càng rõ rệt hơn, đặc biệt Steve Tyler đã hát lại cả một bản nhạc của Aretha Franklin, I never loved a man (the way I loved you) và dĩ nhiên, chữ "man" được sửa lại thành "girl" hoặc "woman". Willie Dixon có mặt với I'm ready và đây cũng là bản nhạc rất đáng chú ý từng được bậc thầy Muddy Waters trình bày.
    Với cây harmonica trang trọng trên bìa, âm thanh của nhạc cụ này sẽ nghe được hầu như ở mọi ca khúc trong album, trước hết qua hai tên tuổi sử dụng khẩu cầm bậc thầy của blues là Sonny Boy Williamson và Little Walter (bản Temperature). Led Zeppelin sử dụng hurdy-gurdy trong Gallow's pole rồi cả Metallica từng đem loại nhạc cụ cũ xưa vào bản Memory remains thì không lý gì Joe Perry lại bỏ quên âm thanh kỳ lạ lai giữa kèn túi và vĩ cầm này khi chơi lại Back back train. Đây cũng chính là bản nghe lạ nhất trên đĩa, không còn chất giọng nhừa nhựa của Steve Tyler mà là giọng hát của Joe. Ca khúc gần nhất mà nhóm trình bày, Stop messin' around (giọng hát trong bài này, thật đáng ngạc nhiên, nghe y hệt Eric Clapton!) cũng đã thuộc về thời kỳ đầu của Fleetwood Mac, khi Peter Green còn giữ "ấn kiếm". Black magic woman chính là sáng tác của Green thời kỳ này và bản cover của Santana quá xuất sắc làm người ta quên béng chất blues nguyên thủy. Sáng tác mới duy nhất của Aerosmith mang tên The grind không xếp đầu, chẳng xếp cuối mà chen vào giữa, lẩn khuất giữa những bản blues cũ xưa. Dù dựa trên nhịp và hòa âm rất blues, tinh ý sẽ vẫn nhận ra được nét giai điệu từng phảng phất trong Aerosmith từ xưa, từ Dream on cho đến Crazy hay Cryin'.




    [​IMG]

    Eric Clapton
    Với Me and Mr.Johnson (phát hành ngày 23/3/2004), Eric Clapton chỉ tập trung tôn vinh một người duy nhất: Robert Johnson. Lý do mà Eric rời bỏ Yardbirds chính là vì hướng đi của nhóm rời xa chất blues. Rồi với bộ ba Cream, Eric đã biến Crossroads thành dấu ấn kinh điển của mình, khiến không ít người quên mất đây là sáng tác của Robert Johnson. Kiểu blues ai oán của Robert khiến người ta đồn đại ông đã bán linh hồn cho quỷ sứ để đổi lấy tiếng đàn (được tráng thêm lớp sương mù với bản Me and the Devil blues mà Eric có cover lại trong đĩa). Như tựa cho thấy, album là cuộc trò chuyện giữa môn đệ Eric và tiền bối Robert. Robert chỉ chính thức ghi âm có 29 ca khúc thì album này, Eric đã hát lại 14 bản. Blues trong album của Eric cũ xưa và thuần chất hơn so với Aerosmith với những bản kinh điển như Love in vain hay Hellhound on my trail. They're red hot, Last fair deal gone down, 32-20 blues sẽ làm thay đổi quan niệm blues phải là nhạc chậm rãi, buồn bã. Eric từng phát hành 2 album blues "rặt": From the cradle (1994) và Riding with the king (2000, cộng tác với B.B.King), cả hai đều đoạt giải Grammy và bán được 2 triệu bản trở lên. Album mới nhất này đang xếp hạng 10 ở Anh.
    (2004)

    Trí Quyền
  5. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Những khúc ca mùa hè bất tử


    Bên cạnh những ca khúc “ve sầu”, nóng sốt chỉ trong mỗi một mùa hè rồi lột xác khỏi tâm trí người nghe ở mùa hè sau, vẫn có những ca khúc bất hủ như cây cổ thụ, mỗi hè lại đâm chồi, nảy lộc, ra hoa mới, vẫn được đón nhận và nhớ tới mỗi khi hè về?




    [​IMG]

    (Trong ảnh: Jimmy Buffett).

    Margaritaville của Jimmy Buffett có bối cảnh ở Mexico, nơi có mùa hè bất tận, nơi người Mỹ nhấm nháp ly rượu margarita dưới ánh nắng. Ca khúc pha trộn giữa các thể loại nhạc Caribbean/Mariachi/Country tạo nên phong cách đặc trưng của Jimmy Buffett, người sau 30 năm chinh phục người nghe mới có được album đầu tiên xếp hạng nhất Top Billboard (album License to Chill) vào cuối tháng 7/2004 vừa qua.



    [​IMG]

    (Trong ảnh: Nhóm The Beach Boys).

    Mùa hè gắn liền với bãi biển và ánh nắng chói chang, đặc biệt hấp dẫn người Mỹ với trò lướt ván. Nhóm Beach Boys chính là đại diện nổi bật cho dòng nhạc lướt ván này với rất nhiều ca khúc tươi vui có từ "surf". Surfin' safari là bài hit đầu tiên của nhóm vào năm 1962, ca ngợi California, nơi có những chàng trai thức dậy sớm và ca hát vang trời cùng những cô gái đẹp ra bãi biển để lướt ván. 26 năm sau đó, Beach Boys lại có bài hát xếp hạng nhất, gắn liền với ngày hè, đó là bản Kokomo (1988).


    Ca khúc Under the Boardwalk (1964) của nhóm Drifters có ý trốn chạy cái nắng thiêu đốt của mặt trời mùa hè, tìm được bóng râm mát mẻ bên dưới hàng hiên. Thật trùng hợp, hoàn cảnh ghi âm của ca khúc này có ý nghĩa tương tự. Ca sĩ chính của nhóm là Rudy Lewis qua đời vì dùng thuốc quá liều ngay đêm trước ngày thu âm ca khúc, không còn kịp để hoãn vì rất khó khăn mới đăng ký trước được phòng thu. Phần hát được chuyển qua cho Johnny Moore, nhà sản xuất Bert Berns khéo léo chuyển cảm xúc của Moore từ cú sốc và đau buồn do cái chết của đồng đội thành sự thư giãn, trút bỏ gánh nặng giống như tránh khỏi ánh nắng nóng bức kia trong lời hát. Ca khúc trở thành đỉnh cao trong sự nghiệp ca hát của Moore. Ba năm sau đó, cũng chính Berns đã thực hiện bản Brown - eyed girl cho Van Morrison. Vẻ u sầu ảm đạm thường trực của Morrison đã được thay thế bằng nụ cười tươi tắn trong ca khúc này, có thể cảm thấy anh đã mỉm cười khi nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào về một tình yêu tìm thấy trong mùa hè.


    [​IMG]

    (Tronh ảnh: Stanz Getz & Joao Gilberto, người bên trái là Heloisa (Miúcha) Buarque de Hollanda, đứng giữa là Stanz Getz).


    Năm 1964, tiếng saxo Stan Getz quyện cùng giọng hát đầy nữ tính của Astrud Gilberto tạo nên bản nhạc nổi nhất của điệu bossa nova, điệu nhạc lắc lư đầy gió nhiệt đới của Brazil. Sáng tác bởi Antonio Carlos Jobim và tay guitar kiêm ca sĩ jazz bậc thầy Joao Gilberto, Girl from Ipanema thể hiện không khí thong thả, không vướng bận của mùa hè thảnh thơi. Lúc đó, Stan Getz đang ghi âm với Joao Gilberto và họ dự định có thêm một ca khúc bằng tiếng Anh bên hàng loạt bài hát bằng tiếng Latin.



    [​IMG]

    (Trong ảnh: Nhóm Sly and Family Stone).

    Còn nhiều bản thật thích hợp trong hè như Hot fun in the summertime (1969) của Sly and the Family Stone, Summer in the city (1966) của Lovin' Spoonful, Summertime blues (1958) của Eddie Cochran. Gần hơn có điệu reggae trong I can see clearly now (1972) của Johnny Nash, bản nhạc nghe khi lái xe đi nghỉ hè Born to run (1975) của Bruce Springsteen. Hay mới nhất là No shirt no shoes (no problems) (2002) của Kenny Chesney với mùa hè thật sự trút bỏ mọi gánh nặng "No boss, no clock, no stress, no dress code"( không sếp, không phải canh giờ giấc, không áp lực, không phải ăn mặc chỉnh tề).

    Trí Quyền
    Lần cập nhật cuối: 27/11/2014
  6. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Nhạc về hoa cho ngày tình nhân



    [​IMG]


    Vì nàng đẹp như một bông hồng
    Elle etait si jolie ? Alain Barrier
    "Tình yêu có thể biến đổi một gã khờ thành thiên tài và biến thiên tài thành một gã khờ". Ngay cả giọng hát ngang tàng rất "cao bồi" của Frankie Laine ( nghe thử Gunfight at the O.K. corral ) cũng phải "để quên con tim" trước một bóng hồng phương Đông trong Rose, Rose I love you ( thường được biết với tựa Cánh hồng Trung Quốc): "tôi yêu em với đôi mắt nâu, em thơm ngát và mảnh khảnh dưới bầu trời nhiệt đới, cả cuộc đời tôi sẽ luôn ghi nhớ điệu nhạc phương đông, cánh hoa ngát hương cài trên mái tóc em, cơn gió nhẹ mang mùi hoa sen và những cây cọ đung đưa". Hoa hồng, biểu tượng của tình yêu, đã có từ lâu trong nhạc với Ramblin' rose hay Yellow rose of Texas ( xuất hiện từ cuối thế kỉ 19, năm 1955, Mitch Miller đã sửa lời lại cho phù hợp hơn).
    Nếu người yêu bạn thích màu xanh ( biết kiếm đâu ra hoa hồng xanh ?), thật lý thú nếu tặng nàng 1 cành hồng đỏ thắm cùng bài hát Red rose for a blue lady. Được hát bởi các crooner mùi mẫn như Andy Williams và "hiện tượng" Engelbert Humperdinck, bản nhạc này là lời của một chàng trai muốn vuốt ve năn nỉ bạn gái của mình sau một cuộc cãi vả. Không kém ngọt ngào nhưng buồn hơn là Roses are red của Bobby Vinton. Khởi đầu với câu hát giống như American pie "a long long time ago", bài hát xoay quanh bài thơ quen thuộc Roses are red, my love/ Violets are blue/ Sugar is sweet, my love/ But not as sweet as you (Hoa hồng thì đỏ thắm, violet thì xanh tươi, đường thì ngọt lịm nhưng cũng chẳng dễ thương bằng em). Một mối tình học trò mong manh với bài thơ ghi vào đầu cuốn sách. Họ đã xa nhau và chỉ gặp lại nhau khi đã yên bề gia thất. Một sáng tác của E***h Piaf, La vie en rose, đã bất hủ với tiếng trumpet và giọng hát của Louis Armstrong, càng không thể nào quên cảnh Audrey Hepburn ngân nga giai điệu này khi ngồi cạnh Humprey Bogart trong phim Sabrina : "Tôi lạc vào thế giới đầy hoa hồng nở rộ, khi nghe anh nói, thiên thần hát ca, mỗi lời anh nói biến thành bản tình ca". Nhưng cuộc sống chẳng phải lúc nào cũng màu hồng. Buổi sáng sau một đêm " quắc cần câu", ngồi thẫn thờ bên cây dương cầm, Bon Jovi viết ra Bed of roses và thảm hoa hồng này có lẽ lại nhiều gai hơn hoa. Những day dứt đâu là tình yêu thật sự ( I''ll just close my eyes and whisper "baby blind love is true") không chỉ thể hiện trong lời mà cả ở nhạc, ở câu solo của Richie Sambora.



    [​IMG]


    Có người nói rằng tình yêu là một dòng sông, dòng sông sẽ nhấn chìm những cây lau sậy yếu mềm, có kẻ cho rằng tình yêu là một lưỡi dao khiến tâm hồn bạn rướm máu. Tôi thì cho rằng tình yêu là một bông hoa mà bạn cần gieo hạt, vun trồng cho nó. (Some say love, it is a river that drowns the tender reed. Some say love, it is a razor that leaves your soul to bleed? I say love, it is a flower, and You, its only seed ). The rose của Amanda McBroom vực dậy những nạn nhân trong vực thẳm tình yêu với những lạc quan và tin tưởng. " Khi bạn trở nên quá cô đơn trong bóng đêm và con đường trước mắt dường như quá dài; khi bạn nghĩ rằng tình yêu chỉ dành cho những ai may mắn và mạnh mẽ; hãy nhớ rằng trong mùa đông, sâu bên dưới lớp tuyết lạnh lẽo, ấp ủ một hạt giống, và với tình yêu ấm áp của ánh nắng mặt trời, đến mùa xuân, hạt giống đó sẽ nở thành cánh hoa hồng" (When the night has been too lonely, and the road has been too long, when you think that love is only for the lucky and for the strong, just remember in the winter far beneath the bitter snows lies the seed, that with the sun''s love, in the spring becomes the Rose.)
    Bên cạnh vẻ rực rỡ, nồng thắm của hoa hồng, vẫn có những cách thể hiện giản đơn, mộc mạc. "Tôi không có nhà cửa to lớn, cũng chẳng có mảnh đất cắm dùi nào. Thậm chỉ tờ đô la nhàu nát trong tay cũng không có. Nhưng tôi có thể cho em thấy nắng sáng tràn về trên ngàn ngọn đồi, tôi có thể hôn em và tặng em bảy bông hoa thuỷ tiên". Nếu như ở VN, hoa đào, hoa mai báo hiệu ngày tết, cánh én báo hiệu mùa xuân thì ở Anh, mùa xuân đến cùng hoa thủy tiên và Brother Four đã hát về những cành thủy tiên màu vàng chân chất đó trong Seven daffoldils. Bài hát mở ra những ý lãng mạn "tôi chẳng có nhiều tiền để mua cho em những vật dụng đẹp xinh. Tôi chỉ có thể dùng ánh trăng để dệt, để đan thành chuỗi hạt, thành nhẫn cho em. Bảy bông hoa thuỷ tiên màu vàng, lấp lánh trong ánh nắng. Khi ngày trôi qua, chúng cũng sẽ chiếu sáng con đường vào buổi tối, và khi đó tôi sẽ mang đến cho em âm nhạc, mang đến cho em mẩu bánh mì và chiếc gối làm từ những cành thông."
    Ngoài những cánh hoa cho ngày Valentine, lời tỏ tình buổi tối đó sẽ trọn vẹn hơn với một bản tình ca. Còn gì thích hợp bằng "tôi mong em hiểu rằng cứ mỗi lần tôi định ngỏ lời với em thì lại không được vì ngôn từ cứ lộn xộn, tôi cứ lắp ba lắp bắp, chẳng nhớ được những gì mình muốn nói. Vì vậy, tôi phải nói tôi yêu em trong một bản nhạc." Nét nhạc, giọng hát và tiếng đàn thùng rất chân tình của Jim Croce trong I have to say I love you in a song sẽ mang đến cho bạn không ít thuận lợi khi ngỏ lời với nàng.

    (Khoảng năm 2003)

    Trí Quyền
  7. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Khúc ca mùa thu bất tử


    [​IMG]

    (Trong ảnh: Bức tranh "Mùa Thu Vàng" của Levitan)

    ___Mùa thu gắn liền với những chiếc lá vàng và hàng liễu rũ trong thơ XUÂN DIỆU ''rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang _Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng''. Nhớ lại một bài hát ''Try to remember when life was so tender that no one wept except the willow '' Try to remember_Brothers Four''''. Và nhạc jazz cũng có một bản thật kinh điển về cành liễu .Willow weep for me. Có quá nhiều người hát ,dù cho đó là Nina Simone hay Laura Fygi thì những cành liễu rũ ấy đều như đang than khóc cho một người đã ra đi ,cho một giậc mộng đẹp đẽ mùa hè đã không còn ''cành liễu cứ rền rĩ ,xào xạc trong đêm để che bầu trời lấp lánh sao kia ,để chẳng ai thấy rằng tôi thở dài và than khóc một mình''




    [​IMG]


    2____Bìa đĩa thật ấn tượng với phần nền màu vàng úa của lá mùa thu ,phía trước chõng chơ một chiếc giường nệm trắng ,lác đác vài chiếc lá khô.Cả tên nhóm lẫn tên album đều nghe thật hay;nhóm Lake of Tears (Lot) và album Forever autumn(1999).Đĩa nhạc mở đầu với tiếng cello thật da diết và man mác (thậm chí nhắc nhở đến một bản nhạc Việt thời xưa )nhưng So fell autumn rain lại chẳng phải bản nhạc buồn bỡi cơn mưa vào thời điểm chạng vạng một tối mùa thu trong ca khúc này đã gột rữa những nỗi đau niềm nhớ ,khiến ta cảm thấy cuộc sống tươi sáng hơn ,dễ thở hơn so với dưới ánh nắng mặt trời gay gắt làm người ta dễ lạc lối.
    Có những khoảnh khắc buồn đau hay hạnh phúc nhưng rồi sẽ qua đi bỡi vì cuộc sống chẳng bao giờ đứng lại (So fell autumn rain ,but all things must pass ) Câu kết cho thấy tiếp tục một sự biến chuyển đột ngột nhưng chẳng bất ngờ .Với hoàng hôn sau lưng ,tôi nhận thấy rằng những giấc mơ sẻ tồn tại nơi đây và rồi mùa đông lại phủ xuống ...(With the sunset behind some how i find the dreams are to stay .So fell winter ...)Được thành lập tại THỦY ĐIỂN năm 1992 ,thời hoàng kim của grunge,LOT đã có ba album trước Forever autumn cũng như luu diển Châu âu với các nhóm nổi danh nhưTiamat ,Crematory ,Savatage ,Rage,nhưng đến Forever autumn,họ thật sự đạt đuợc đỉnh cao và đánh sự chuyển biến quan trọng của nhóm
    LOT góp nhặt cảm hứng không chỉ từ các nhóm doom hay gothic metal mà album này còn cho thấy sự ảnh hưởng của nhạc folk,một dòng nhạc tưởng chừng như trái ngược với metal .Xưa kia là Led Zeppelin ,gần đây là Blackmore''s Night rồi đến Lake of Tears (khá nhiều nhóm nhạc metal khác ở Châu âu cũng đậm chất folk )chất dân dã mộc mạc của nhạc folk đã chinh phục không ít những trái tim sắt của dòng metal .Bản nhạc thứ 3 cùng tên với album nhắc nhở rất rõ đến Wish you were here của Fink Floyd ;cũng bắt đầu bằng từ ''SO'',cũng tiếng đàn thùng chậm rãi ,giọng hát len lõi giữa các nốt nhạc như đi giữa những chiếc lá vàng rơi ''thế rồi mùa thu đã bắt đầu ,khuất dưới góc đường là quán trọ ngái ngủ ,heo hắt một ánh lửakhi mặ trời vừa lặn..''Xuyên suốt album bàng bạc không khí mùa thu bằng một giai điệu trên cello mãi đến bản nhạc cuối To blossom blue lại xuất hiện một câu solo guiar thật lẻ loi,khác lạ .Những u buồn cô độc trong suốt album duờng như dồn nén xuống bản nhạc cuối này .Nghe những bản như Otherwheres ,Thehom-ing,khó mà ngờ được các thành viên của LOT xuất thân từ dòng death metal(cũng như Lee Dorian của Napalm Death đã thay đổi hoàn toàn khi lập nhóm Cathdral) những biến chuyển đó đôi khi cũng là điều tất yếu.



    [​IMG]

    3___Nhóm nhạc có tên đầy chất u tịch Moody Blues ,là nhóm đầu tiên kết hợp rock và nhạc giao hưởng trong album 1967 của họ,Days of future passed (nổi danh với Nights in white satin ).Thực chất Moody Blues đã khởi đầu trên một nền tảng R&B cổ xưa hơn là một nhóm art rock với cấu trúc âm thanh nhiều từng lớp .Thành viên khiến nhóm thay đổi hướng đi chính là Justin Hayward và sự nghiệp solo của anh cũng sản sinh ra một bản Forever autumn dìu dặt ,sống động hơn nhưng cũng buồn bã hơn bởi ''như tia nắng xuyên qua kẽ lá ,em đến với tôi .Và rồi như chiếc lá em lìa xa tôi .Ánh dương mùa hạ nhạt dần ,những ngày tăm tối đến gần ,gió mùa đông càng lạnh lẽo hơn.Em luôn thích mùa thu ,chiếc áo choàng vàng của mùa thu thường bị chúng ta nghịch ngợm hất tung lên ,giờ đây lá úa đã nằm yên trên đất .Một cơn mưa rơi nhẹ trên đôi mắt mỏi mệt ,nhu thể che dấu giọt nước mắt cô đơn,cuộc sống của tôi sẽ mãi là mùa thu bởi em chẳng còn nơi đây''Chẳng thể chấp nhận những biến chuyển thay đổi của thời gian ,liệu mong ước cố níu kéo mùa thu ,sống mãi với mùa thu có thực hiện được.

    (Khoảng 2003)

    Trí Quyền
  8. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Âm nhạc và thể thao


    [​IMG]


    Trên thế giới có rất nhiều ca khúc dành cho thể thao, gần như mỗi lần đi thi đấu, các đội bóng đều có bản nhạc riêng của mình. Ví dụ như You'll never walk alone rất quen thuộc của đội Liverpool, Hot stuff của Donna Summer dành cho Arsenal mùa bóng 98? Năm 2000, khi tham gia Euro, ca khúc Jerusalem, phổ từ thơ của William Blake được chọn là làm ca khúc chính thức của đội tuyển Anh. Nhóm Fat Les (có sự tham gia của tay bass nhóm Blur là Alex James), từng khá thành công với ca khúc Vindaloo tại World Cup 98, được giao nhiệm vụ ghi âm bài này cùng với dàn nhạc giao hưởng 60 người, sau đó, Jerusalem sẽ được nhóm Pet Shop Boys hoà âm lại.



    [​IMG]


    Năm 1966, ca khúc chính thức của World Cup bắt đầu gây được sự chú ý của công chúng, đó là bản World Cup Willie bài hát về con sư tử, linh vật của kỳ World Cup này. Từ đó trở đi, cùng với linh vật thì chương trình âm nhạc chính thức của World Cup khá quan trọng và phức tạp. Chương trình có nhiều yếu tố hơn là chỉ công bố bài hát chính thức: ca khúc chính thức (official song), bài ca ngợi chính thức (official anthem), album quốc tế chính thức... Ở World Cup 2002 tại Nhật Bản và Hàn Quốc, ca khúc chính thức là Boom được hát bởi Anastacia còn anthem chính được soạn bởi nghệ sĩ Hy Lạp Vangelis chứa đựng những yếu tố âm nhạc truyền thống của cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Bên cạnh album quốc tế chính thức mang tên Fever Pitch với sự góp mặt của các nghệ sĩ từ 32 quốc gia tham dự như Jennifer Lopez (Mỹ), G.O.D (Hàn Quốc), Mondo Grosso (Nhật), Lara Fabian (Bỉ), a1 (Anh quốc), Nelly Furtado (Bồ Đào Nha), Die Toten Hosen (Đức), OV7 (Mexico), Monica Naranjo (Tây Ban Nha) và Bongo Maffin (Nam Phi); còn có 1 album khác cũng được gắn nhãn "Official" giới thiệu những nghệ sĩ từ 2 nước chủ nhà, rồi lại có "ca khúc địa phương chính thức" (Local Official Song), bản Let''s get together now với sự tham gia của 4 ban nhạc Brown Eyes và Lena Park của Hàn quốc cùng với CHEMISTRY và Sowelu của Nhật. Trước World Cup này, cựu huấn luyện viên đội tuyển Anh là Terry Venables cũng ghi âm bản England Crazy mang tính cổ động.
    Không phải ca khúc chính thức nào cũng được hát và biết đến nhiều ở Việt Nam. Năm 1990, ca khúc chính thức Un'estate italiana hát bởi Edoardo Bennato và Gianna Nannini khá quen thuộc với tựa tiếng Anh To be number one (hay còn có tên Summer 1990, sáng tác của Georgio Moroder). Ca khúc chính thức của World Cup 1994 tại Mỹ là Gloryland trình bày bởi Daryl Hall cùng nhóm da đen Sounds of Blackness gần như không mấy người nghe qua. Anthem của France 1998, Do you mind if I play với Youssou N?TDour và Axelle Red lại không quen thuộc bằng ca khúc chính thức La copa de la vida được Ricky Martin hát.




    [​IMG]

    (Trong ảnh: nhóm Queen trình diễn "We are the champions").

    Thật sự, có những ca khúc không chính thức nhưng vẫn được hát và nhắc nhở nhiều như We are the champion của Queen (thường nghe tại chung kết cúp C1), Go west của Village People (dựa trên 1 giai điệu thường được cổ động viên tại giải vô địch Anh hát vang, bài này còn có tên là Stand up), Ole Ole Ole (Name of the game)? Bên cạnh đó những ca khúc tuy không được cổ động viên hát ở sân vận động nhưng rất ý nghĩa như One moment in time của Whitney Houston, I will survive của Gloria Gaynor, The best của Tina Turner?

    Trong nhà?
    Trước đây, không khí bóng đá thế giới ở Việt Nam được gắn với bản hòa tấu Alla figaro của Paul Mauriat một cách rất bất ngờ: đây là bản nhạc được đài truyền hình chọn phát khi chờ đợi bắt tín hiệu từ vệ tinh, thế là những háo hức đợi chờ sẽ được giải tỏa với Alla figaro, những đêm không ngủ xem trực tiếp cũng bắt đầu bằng Alla figaro. Kế đó là Rasputin của Boney M cũng có vị trí tương tự.
    Về hàng nội, trước đây, nhạc sĩ Hùng Lân đã từng có Khỏe vì nước thường được tấu lại trong các Hội khỏe Phù đổng. Về sau, mặc dù đã có một cuộc thi các bài hát viết về bóng đá, cho đến nay, các bản nhạc còn sống được trên khán đài "rực lửa" hoàn toàn không có một ca khúc nào thuộc cuộc thi này. ?oNhư có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng?, "Việt Nam Hồ Chí Minh" thường được khán giả hát vang, bên cạnh đó, không khí ở các sân vận động lớn thích hợp với các bản hành khúc Lên đàng, Nối vòng tay lớn, đôi khi nghe cả tiếng kèn tấu lên Tiến về Sài gòn. Ở bóng đá nữ dịu dàng hơn, tấu lên nhạc thiếu nhi "Te tò te đây là ban kèn hơi?" hoặc "Gà nào gà không gáy là con gà con"(!). Vui vẻ hơn là "Vì sao tôi mê đá banh, sút dzô, sút dzô?" vẫn được nhớ hơn các ca khúc cổ động trong cuộc thi trước kia. Các bản nhạc ngoại được xướng lên tại các trận bóng đá (cả giải vô địch quốc gia lẫn SEA Games vừa rồi) đôi lúc chẳng ăn nhập gì với thể thao mà chỉ vì quen thuộc, sôi động và nhất là dễ nhớ, ngoài The cup of life, thường nghe được Alibaba, Bambino, rồi Speedy gonzales!



    [​IMG]


    Bài hát chính thức của SEA Games ít nhiều thành công bởi sự quảng bá rộng rãi, mật độ xuất hiện dày đặc trên truyền hình và phát thanh, từ đó len lõi vào cả các phòng karaoke và trí nhớ của người yêu thể thao. Dường như vẫn chưa có một bài hát nào có được sự quan tâm tương tự dành riêng cho bóng đá, để các cổ động viên hát vang trên khán đài, cổ động, sốc dậy tinh thần không chỉ các cầu thủ trên sân bóng mà ngay cả trong cổ động viên như khi không ít người nản lòng quay sang cổ động cho Lào khi gặp Việt Nam trận cuối ở vòng loại. Bên cạnh Quốc ca với những giây phút thiêng liêng, xúc động, vẫn còn cần những bài hát như thế ?

    (Khoảng 2003)

    Trí Quyền
  9. SonicTimeNature

    SonicTimeNature Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2016
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Thom Yorke – Bán lẻ kiếm bạc triệu?
    01/15/2015
    0
    Chia sẻ trên Facebook

    Tweet on Twitter

    [​IMG]
    Âm nhạc chỉ có bảy nốt nhưng những cách thức kinh doanh nhạc thì vô thiên lủng và luôn phải biến chuyển để có được khách hàng. Có nghệ sĩ lớn đã chọn cách bắt tay với nhãn hàng lớn để bán trọn gói những tác phẩm mới của mình, như Jay-Z với album Magna Carta Holy Grail cho Samsung hay U2 với Songs of The Innocence cho Apple. Nhưng cũng có những tên tuổi lớn tìm cách tự mình bán lẻ, tiếp cận trực tiếp với người nghe.


    Thoát khỏi mô hình truyền thống

    Mô hình kinh doanh “vừa lòng người bán, thuận lòng người mua” tưởng cũ xưa nhưng lại đang được các nghệ sĩ tập trung thử nghiệm và bỏ qua các bước trung gian. Tháng 10-2007, Radiohead tung ra album In Rainbows dưới dạng nhạc số qua chính website của mình và có phương thức thanh toán “trả bao nhiêu tùy hỷ”. Trong ngày đầu tiên tung ra, có 1,2 triệu lượt download. Ban nhạc không công bố số tiền thu được vì khả năng nhiều người tải xuống và không trả xu nào là không ít. Nhưng họ vẫn tin tưởng ở phương thức phát hành này vì cho rằng đó là một cách để đẩy doanh số đĩa sau đó (khoảng hai tháng sau thì đĩa CD In Rainbows mới có mặt trên các kệ đĩa), tránh chuyện bị rò rỉ nhạc trước khi phát hành đĩa, tránh những playlist “toàn bị sắp đặt và chật hẹp trên radio và TV” và giúp fan trên toàn thế giới có thể trải nghiệm nhạc cùng lúc. Cách tự phát hành này có thể bán ít đĩa hơn nhưng thu được nhiều tiền hơn vì không phải chia cho các nhà bán lẻ. Cả làng nhạc ngưỡng mộ đứng nhìn khi CD In Rainbows dưới dạng cầm-nắm-được phát hành cuối tháng 12 ở Anh và đầu tháng 1 ở Mỹ đều leo lên hạng nhất. Album kế tiếp của nhóm là The King of Limps cũng được phát hành tương tự vào năm 2011. Sau tour diễn The King of Limps, Radiohead tạm nghỉ ngơi để các thành viên theo đuổi những dự án riêng. Tháng 9-2014, Thom Yorke, ca sĩ chính của Radiohead tung ra album solo thứ 2 của mình có tên Tomorrow’s Modern Boxes. Một lần nữa, anh lại tìm hướng đi khác trong việc phát hành khi tung ra đĩa trên hệ thống chia sẻ file quen thuộc BitTorrent.



    [​IMG]



    Bên cạnh việc tải file miễn phí và được cho là bất hợp pháp, BitTorrent đưa ra chức năng Bundles cho phép nghệ sĩ có thể bán hoặc tặng không nhạc của mình. Giá tiền cho tám bài hát, một MV cho bài A Brain in a Bottle và hình ảnh bìa album trong gói Tomorrow’s Modern Boxes là 6 đôla Mỹ. Trong 24 tiếng đầu tiên, Tomorrow’s Modern Boxes được tải hơn 100 ngàn lượt và đạt con số 1 triệu lượt trong vòng sáu ngày. Đến cuối năm 2014, có 4,4 triệu lượt tải nên có thể ước tính album này đã thu được 26 triệu đôla Mỹ. Vì BitTorrent trả lại đến 90% doanh thu cho nghệ sĩ nên có khả năng, tài khoản của Thom Yorke đã dày lên thêm 24 triệu đôla Mỹ nữa. Những dịch vụ phát hành khác như iTunes chẳng hạn, lấy đến 30% doanh thu. Đương nhiên đó chỉ là con số lý tưởng bởi không phải ai download Tomorrow’s Modern Boxes từ BitTorrent cũng trả tiền vì có lựa chọn miễn phí chỉ tải duy nhất một bài (chính là bài A Brain in a Bottle) và MV của bài này. BitTorrent lại không công bố tỷ lệ giữa trả tiền và miễn phí để gộp chung lại con số 4,4 triệu lượt đầy ấn tượng.

    Không công bố nên có thểước lượng bằng cách so sánh tỷ lệ người sử dụng ứng dụng Pandora miễn phí và trả tiền. Dịch vụ radio internet này có lượng người nghe là 76,5 triệu trong đó có 3,3 triệu người đăng ký trả tiền, chiếm 4,3%. Áp con số này vào lượt download từ BitTorrent sẽ có doanh thu 1,02 triệu đôla cho Thom Yorke, tương đương doanh số 146 ngàn album nhạc số bán ở giá 10 đôla Mỹ bán lẻ và 7 đôla Mỹ bán sỉ, nếu qua cách phát hành thông thường, một con số không quá tệ khi không có các hoạt động quảng bá rầm rộ ngoài sức hút của cái tên Thom Yorke. Nhưng đây cũng không phải là con số mang lại hứng khởi cho danh tiếng một ngôi sao. Nếu lạc quan hơn, có thể áp dụng tỷ lệ từ Spotify, người dùng trả tiền chiếm 25% và trong trường hợp này, Thom Yorke thu vào 5,9 triệu đôla Mỹ mà không phải chia thêm cho ai hết. Người phát ngôn của Thom Yorke vừa tuyên bố con số 24 triệu đôla Mỹ là “hoàn toàn và chắc chắn sai lầm”.

    Có lợi cho ai?
    Việc phát hành đĩa bỏ qua các trung gian truyền thống đang được giới nghệ sĩ thử nghiệm và cổ vũ nhiệt tình vì họ nhận thấy đã bị cắt cổ bóp họng bởi các hãng đĩa trong khi trước công chúng, nghệ sĩ thường được nghĩ lãnh bạc triệu cho các album thành công.

    Nhưng phương thức này chỉ có tác dụng với các nghệ sĩ đã thành danh, tiếng tăm rộng khắp để khi có album mới sẽ luôn được nhiều người quan tâm và truyền miệng hoặc chia sẻ trên mạng xã hội. Với các nghệ sĩ mới, hợp đồng với các hãng đĩa thường bao gồm chi phí đầu tư tiếp thị, in ấn, phát hành, thuê phòng thu, thuê nhà sản xuất, mua bài hát… và đương nhiên phải thu lại sau khi phát hành đĩa. Nghệ sĩ có được là tiếng tăm và một phần nhỏ xíu trong doanh thu từ bán nhạc. Nhiều nghệ sĩ không lường trước được mình sẽ… nổi tiếng nên bị vướng vào những hợp đồng có lợi khi chưa có tiếng và bất lợi khi đã được biết đến và công nhận.



    [​IMG]



    Bên cạnh nhạc số, còn có thể mua được ấn bản đĩa nhựa đặc biệt của Tomorrow’s Modern Boxes, cũng không phải thông qua các chuỗi bán lẻ hay hãng đĩa mà qua trang web được lập ra cho album này. Được sản xuất dưới dạng đĩa nhựa trắng, đĩa 180g, đựng trong bao bì chống tĩnh điện (vốn hay dùng để đóng gói ổ cứng hay card màn hình!), ấn bản đĩa nhựa không được bán riêng mà còn kèm các định dạng nhạc số như FLAC, MP3, WAV. Giá tổng cộng cho gói này là 30 bảng Anh (hoặc 50 đôla Mỹ hoặc 40 euro muốn thanh toán bằng đơn vị tiền tệ nào cũng được), bao gồm luôn việc vận chuyển. Còn nếu chỉ muốn load nhạc chất lượng cao FLAC, có thể mua từ Bandcamp với giá 3,86 bảng Anh.

    Album này của Thom Yorke, giống như hầu hết các album của Radiohead, được giới phê bình đánh giá rất cao. Album đậm chất nhạc điện tử, thể loại mà Thom bắt đầu hứng thú từ đĩaKid A năm 2000. Nhưng so với album solo đầu tay The Eraser (2006) hay siêu nhóm Atoms for Peace mà anh dẫn dắt thì Tomorrow’s Modern Boxes là thử nghiệm nhạc điện tử xa nhất của Thom. Hãy tạm quên cây đàn guitar vì 40 phút của đĩa là khoảng thời gian Thom Yorke tung tẩy trên laptop. Nếu quen thuộc với các đĩa nhạc pop chính thống thì đĩa này hơi khó tiếp cận. Bản nhạc gần với phong cách Radiohead nhất là Guess Again!. Nhưng nếu là fan của chillout, của ambient thì Tomorrow’s Modern Boxes sẽ là album bạn nghe đi nghe lại mỗi đêm trong một thời gian dài.

    Trí Quyền (DNSGCT)

    http://www.doanhnhancuoituan.com.vn/giai-tri/am-nhac/thom-yorke-ban-le-kiem-bac-trieu.html
  10. SonicTimeNature

    SonicTimeNature Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2016
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Steven Tyler hát nhạc đồng quê ở tuổi 68
    08/01/2016
    0
    Chia sẻ trên Facebook

    Tweet on Twitter

    [​IMG]
    Lại một cái tên cựu trào nữa bước vào con đường nhạc đồng quê: Steven Tyler – ca sĩ chính của nhóm rock Aerosmith – với album We’re All Somebody from Somewhere vừa phát hành ngày 15-7-2016. Nhưng hướng đi của Steven là khác hẳn với Cyndi Lauper.

    Một đĩa nhạc dễ chịu
    Album tràn ngập các bản nhạc power ballad rất dễ chịu, đặc biệt với gu thích giai điệu nhẹ nhàng của người Việt. Mở đầu đĩa, My Own Worst Enemy đã mang lại cảm giác hết sức đặc biệt cho người nghe, rất lạ với một Steven Tyler mà người ta từng biết. Không khí hơi u ám đó còn xuất hiện ở Hold On (Won’t Let Go) nhưng các bản nhạc khác thì tích cực, dù đó là bài ballad It Ain’t Easy hay bản nhạc rộn rã Red, White & You. Ca khúc Sweet Louisiana có vẻ gần gũi với nhạc đồng quê, lắc lư nhịp nhàng nhưng vẫn rất Steve Tyler. Only Heaven cũng khởi đầu như một bản nhạc đồng quê với tiếng slide guitar nhưng rồi bùng nổ thành bản nhạc kiểu arena rock như Cryin’ hay Amazing của Aerosmith lúc trước. Janie’s Got A Gun được cover lại với phần mở đầu theo kiểu Johnny Cash từng hát Hurt của Nine Inch Nails. I Make My Own Sunshine lăn tăn tiếng banjo, nghe hết sức tươi tắn như thể xuất hiện trong album của Colbie Cailat hay Kacey Musgraves cũng không quá lạc lõng. Sombody New cũng tung tẩy tiếng banjo trong nhịp điệu rộn ràng. Piece of My Heart cover lại từ Erma Franklin (từng được Janis Joplin hát lại và cách chơi của Steven Tyler khá gần với phiên bản của Janis). What Am I Doin’ Right? nhắc nhở đến giọng hát của Steven trong bản ballad Angel cách đây gần 30 năm.



    [​IMG]



    Hơi ngạc nhiên khi đây là album solo đầu tay của giọng hát kỳ cựu 68 tuổi này. Trong vòng 46 năm qua, ông có vẻ một mực chung thủy với Aerosmith và không tung ra bất cứ album riêng nào. Thật ra, Steven cũng dõi theo hướng đi của Mick Jagger của Rolling Stones và thấy những bất cập. Mick tung ra album solo khoảng 20 năm sau khi bài Satisfation ra đời nhưng lúc đó, nhóm Rolling Stones vẫn đủ sức kéo khán giả đến đầy ắp sân vận động. Steven chờ đợi lâu hơn rất nhiều, sau 15 album cùng Aerosmith mới có đĩa solo đầu tiên.



    [​IMG]



    Năm 2011, Steven Tyler trở thành ngôi sao truyền hình với vai trò giám khảo American Idol. Một đĩa đơn solo (It) Feels So Good được tung ra nhưng không mấy thành công. Sau hai mùa giải, ông trở lại với Aerosmith, với những chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới. Album Music from Another Dimension! năm 2012 với sự góp giọng của Carrie Underwood trong một ca khúc là có thể là dấu hiệu của nhạc đồng quê đang thấm dần vào Steven Tyler.

    “Nhạc đồng quê là kiểu rock n roll đời mới”
    Đó là câu khẳng định của Steven Tyler trong thông cáo báo chí của album mới. Chất nhạc đồng quê có thể dễ dàng tìm thấy được trong hình ảnh lẫn phong cách nhạc của các rocker vùng New Jersey như Bon Jovi. Album Lost Highway của nhóm đã được thực hiện tại thủ phủ của nhạc đồng quê là Nashville và có sự góp giọng từ LeAnn Rimes và Big&Rich. Ngay cả Cinderella đến từ Philadelphia cùng đầy chất cao bồi bụi bặm. Trong thời hoàng kim của nhóm, Cinderella đã chuyển đến sống tại New Jersey còn hiện nay, ca sĩ chính Tom Keifer đã dọn đến Nashville trong làn sóng rất nhiều rocker thời thập niên 1980 đổ xô đến đây: Brad Whitford của Aerosmith, Mick Mars và John Corabi của Mötley Crüe, Mark Slaughter của Slaughter, anh em nhà Nelson trong nhóm Nelson…

    Trong thập niên 1990, nhạc đồng quê với sự đóng góp của Robert Mutt Lang ở phần sản xuất đã có một dáng vẻ khác. Album của Shania Twain, dưới sự dẫn dắt của Robert, đôi khi nghe như một đĩa nhạc rock thời thập niên 1980.



    [​IMG]



    Đầu thập niên 1990, fan của nhạc rock thời thập niên 80 đã rất thất vọng khi các nhóm nhạc họ hâm mộ bị đánh dạt qua một bên bởi làn sóng mới từ nhạc grunge, dẫn đầu là nhóm Nirvana. Nhưng rồi họ nhanh chóng tìm thấy một sự thay thế, theo lời của Tom Keifer, ca sĩ chính của nhóm Cinderella, chính là nhạc đồng quê: “Fan của nhạc rock thập niên 1980 bị cuốn hút bởi nhạc đồng quê từ hai điều: Buổi diễn hoành tráng và các bản nhạc cuốn hút. Các show diễn của Garth Brooks luôn bùng nổ và anh ấy còn đeo dây bay khắp sân khấu. Nhạc grunge khác biệt vì về lời có vẻ tăm tối hơn, các bản nhạc không làm bạn cảm thấy lạc quan. Nhạc đồng quê thường hát những bài hát khiến bạn thấy nhẹ nhõm và yêu đời, nhắc nhớ các bản nhạc rock thời thập niên 1980”.

    Ngược lại, các nghệ sĩ nhạc đồng quê cũng thường thích nhạc rock và thích bùng nổ. Carrie Underwood từng hát lại Paradise City của Guns N Roses tại liên hoan hiệp hội nhạc đồng quê 2013 và theo lời Tom, “Tôi thấy hơi lo vì nghĩ là quá sức cô ấy nhưng cuối cùng Carrie đã diễn xuất sắc bài đó”. Năm 2013, sau một khoảng thời gian rất dài im hơi lặng tiếng (album cuối của Cinderella ra đời năm 1994), Tom đã tung ra album solo đầu tay The Way Life Goes được giới phê bình ngợi khen.

    Trí Quyền (DNSGCT)
    http://www.doanhnhancuoituan.com.vn/giai-tri/am-nhac/steven-tyler-hat-nhac-dong-que-o-tuoi-68.html

Chia sẻ trang này