1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết hay (sưu tầm) về tình yêu và nỗi nhớ nước Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi ngan_cach, 15/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Những bài viết hay (sưu tầm) về tình yêu và nỗi nhớ nước Nga

    Nhớ nước Nga

    GS-TSKH Nguyễn Thị Kim Thoa

    Có những giây phút thật thiêng liêng trong cuộc sống mỗi người chúng ta, ấy là lúc giã từ năm cũ để bước sang năm mới. Các bạn thường làm gì vào những giây phút ấy? Còn tôi, tôi hay thích hồi tưởng về những vùng đất, những con người mà mình đã gặp. Nhân dịp Xuân Giáp Thân đang đến, tôi muốn chia sẻ với các bạn những hồi tưởng ?oNhớ nước Nga? để bày tỏ lòng biết ơn đối với đất nước Nga và những người Nga nhân hậu, đã nuôi dưỡng và đào tạo chúng tôi trong những năm tháng khó khăn.

    Con tàu đang lao nhanh về hướng Mát-xcơ-va, hai bên đường tuyết phủ dầy và trải ra vô tận. Chúng tôi đã qua ga Min-xkơ, đây đó thấp thoáng những hàng cây thông cao vút xen với những cây bạch dương thân trắng mảnh khảnh và những cây bồ đề mập mạp đã trụi hết lá. Tiếng bánh xe lửa đập vào đường ray xình xịch, đều đều như kéo tôi về với những kỷ niệm êm đềm của một thời.

    Tàu bỗng dừng lại ở một ga xép, kéo tôi trở lại hiện tại. Đây là đâu? Phải một lúc lâu tôi mới bình tâm lại và nhớ ra mình đang trên đường từ Pa-ri về Mát-xcơ-va. Tôi mặc vội áo măng-tô, đi ủng và đội mũ để xuống ga đi dạo một lúc. Luồng gió lạnh phả vào mặt mang lại cho tôi cảm giác dễ chịu. Rô-man, anh bạn đồng hành người Nga, nghiên cứu sinh khoa triết trường Đại học Tổng hợp Lô-mô-nô-sốp, đi thăm bố mẹ từ Béc-lin về, mời tôi cùng đi ăn trưa. Cậu ta đúng bằng tuổi con trai lớn của tôi, nhưng chúng tôi có vẻ rất hợp chuyện. Đặc biệt, khi cậu ta biết tôi đã từng là cựu sinh viên khoa lý, thì cậu ta tỏ vẻ hết sức kính trọng. Tôi kể cho Rô-man nghe là tôi đã sống 4 tháng ở Bắc cực, nơi nhiệt độ âm 500C. Đó là khi tôi tham gia đoàn thám hiểm hợp tác Liên Xô và Pháp vào năm 1967 để nghiên cứu từ quyển Trái đất trong khi làm luận văn tốt nghiệp. Tôi đã có dịp tận mắt nhìn thấy cực quang: trong đêm đen ở vùng Bắc cực bỗng bừng sáng chói lòa, ánh sáng muôn màu rực rỡ, nhiều lần đẹp hơn cầu vồng. Tôi giải thích cho Rô-man là, chính những luồng hạt plasma tích điện phát ra từ Mặt trời tràn vào tầng khí quyển trên cao đã gây ra hiện tượng chiếu sáng cực quang ở Bắc cực, rồi cũng chính luồng hạt plasma ấy là ?othủ phạm? gây ra nhiễu loạn trong từ quyển Trái đất-và đây lại là nội dung nghiên cứu trong bản luận văn của tôi.

    Con tàu vẫn chạy nhanh về hướng Mát-xcơ-va. Những cảnh trí và dáng người quen thuộc cứ lướt qua trước mắt tôi. Ký ức về những năm tháng sống ở nước Nga dồn dập hiện về trong tâm trí tôi. Lại những hàng cây thông tháp nhọn trải dài vô tận trên những rừng tuyết trắng. Bỗng tiếng Rô-man chen vào:

    - Tôi không hiểu tại sao một nữ sinh từ vùng Đông Nam Á như chị, lại chọn theo học nghề vật lý địa cầu, cái nghề có vẻ không phải là dành cho phụ nữ?

    - Vào cái thời của chúng tôi, đi học nghề nào là do Bộ Giáo dục xếp đặt, căn cứ theo kết quả học ở phổ thông, chứ lúc đó nào tôi đã có chút hiểu biết gì về cái nghề vật lý địa cầu mà mình sẽ gắn bó suốt cả cuộc đời này. Mà cậu có biết không, ở khoa vật lý hồi đó có một thông lệ là, bố trí các giáo sư giỏi nhất dạy cho sinh viên năm dưới, cho nên chúng tôi đã được học về vật lý địa cầu đại cương với Giáo sư E.F.Xa-va-ren-xki, viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Mở đầu bài giảng của mình, viện sĩ Xa-va-ren-xki chiếu cho chúng tôi xem bức ảnh quả địa cầu được nâng lên bởi một bàn tay nhăn nheo. Thầy giải thích rằng, địa cầu là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi. Thầy nhấn mạnh, các hiện tượng và quy luật về vật lý địa cầu có tính liên tục trên toàn cầu và không thể bị gián đoạn bởi ranh giới giữa các quốc gia. Cho nên khi quyết định theo nghề vật lý địa cầu tức là chúng tôi sẽ tham gia vào cộng đồng quốc tế về lĩnh vực này, vì chỉ có sự hợp tác toàn cầu mới tạo điều kiện để chúng tôi hiểu đầy đủ về Trái đất. Thầy hy vọng chúng tôi sẽ được đi nhiều, thấy nhiều và sẽ đam mê vật lý địa cầu cho tới khi có một bàn tay nhăn nheo, tức là trở thành một chuyên gia lão luyện, giàu kinh nghiệm để nâng Trái đất lên mà nghiên cứu.

    - Nghe chị kể, tôi đâm ra mê luôn cái nghề vật lý địa cầu của chị đấy! Giá như chưa tốt nghiệp khoa triết thì có lẽ tôi sẽ chuyển sang học về vật lý địa cầu ngay-Rô-man nói.

    - Cậu có thể theo ngành này như một chuyên gia nghiệp dư được chứ!

    - Chị có thể tiết lộ về kỷ niệm sâu sắc nhất trong những năm sống ở nước Nga không?

    - Kỷ niệm ư? Lại vẫn là kỷ niệm với thầy Xa-va-ren-xki. Một lần đang giữa bài giảng, thầy gọi tôi đứng dậy bất thình lình và hỏi: ?oThoa, hãy nói thật đi, năm nay em bao nhiêu tuổi, 12 hay 13??. Tôi ngơ ngác nhìn thầy, rồi cười và trả lời: ?oThưa thầy, em là sinh viên, sao lại có thể 12 hay 13 tuổi được??. Thầy gật gù: ?oỪ nhỉ, thầy xin lỗi.? Nhưng rồi hình như thầy lại quên. Và sau vài buổi học, thầy lại gọi tôi đứng dậy và lại hỏi đúng câu ấy. Sau này tôi mới hiểu, vì hồi ấy tôi rất thích buộc hai cái nơ xanh trên hai bím tóc ngắn. Mà ở Nga, các em gái chỉ buộc nơ trên đầu khi còn ở tuổi mẫu giáo và những năm đầu phổ thông thôi, chứ đã là sinh viên thì người ta không còn buộc nơ trên đầu nữa. Cho nên chính hai cái bím tóc ?otội nghiệp? buộc nơ của tôi đã làm cho giáo sư băn khoăn như vậy. Thế nhưng, cậu có biết điều bất ngờ gì đã xảy đến với tôi sau đó không? Tôi trở lại Mát-xcơ-va 7 năm sau khi tốt nghiệp đại học để làm nghiên cứu sinh. Ngay ngày đầu tiên, vừa bước chân vào xe điện ngầm, tôi nghe tiếng một người đàn ông Nga gọi tên tôi. Tôi không tin ở tai mình, ai có thể biết tên tôi ở cái đất Mát-xcơ-va mênh mông này? Nhưng tiếng gọi tên tôi vẫn lặp lại tới lần thứ ba, rồi lần thứ tư buộc tôi phải quay lại tìm xem ai gọi. Và trước mặt tôi là viện sĩ Xa-va-ren-xki, người đã tận tình dẫn dắt tôi những bước đi đầu tiên vào nghề vật lý địa cầu. Tôi bỗng hiểu, chính hai bím tóc ?otội nghiệp? buộc nơ của tôi đã làm cho giáo sư nhớ được tên tôi, cái tên Việt Nam rất khó phát âm với người Nga, chứ thầy có hàng ngàn học trò từ khắp thế giới, thầy nhớ sao cho xuể! Tôi rất mừng, kể cho thầy là tôi đã trở lại Mát-xcơ-va làm nghiên cứu sinh về địa từ. Tôi ao ước sẽ bắt đất đá lên tiếng kể về lịch sử tiến hóa của Trái đất-cái nôi của loài người. Thầy cứ tiếc là tôi không theo học về động đất để thầy truyền nghề cho. Và thầy say sưa kể cho tôi nghe về những thành tựu mới trong việc dự báo động đất ở Trung Quốc, ở Nhật Bản, ở Du-san-be (Ca-dắc-xtan).

    - Hóa ra, mặc dầu không tự chọn nghề, nhưng chị đã yêu nó đến đam mê, phải không? Rô-man hỏi tiếp.

    - Đúng vậy, lòng đam mê của tôi, chính là từ công lao của thầy Xa-va-ren-xki đấy. Ba mươi nhăm năm qua, nghề vật lý địa cầu đã cho phép tôi đặt chân tới nhiều nơi thầy đã tới, và dù ở Pháp, Mỹ, Đức, Nhật hay bất cứ đâu, tôi đều được nghe các đồng nghiệp nhắc tới tên thầy với một lòng kính trọng sâu sắc...
    Con tàu kéo một hồi còi dài rồi dừng hẳn tại sân ga Bê-la-rút-xki ở Mát-xcơ-va. Bão tuyết tháng hai quay cuồng trên sân ga lạnh giá. Tôi xuống ga, chia tay với Rô-man và kéo chiếc va-li về phía bến xe ta-xi để đi về khách sạn ở trung tâm Mát-xcơ-va. Tôi bước vào thành phố ban đêm tràn ngập ánh đèn, nửa mơ, nửa thực. Ai đã nói nhỉ: ?oMọi con đường đều dẫn về La Mã!?. Còn có lẽ với tôi, thì: ?oMọi con đường đều dẫn về Mát-xcơ-va!?. Vâng, về Mát-xcơ-va...
  2. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    HỒI ỨC NGA LA TƯ
    Ðêm hôm trước tôi nằm mơ thấy nước Nga. Tôi thấy mình đang đứng xem kết quả kỳ thi Olympic Toán ở trường LPI. Như vậy là đã tròn 10 năm rồi kể từ khi tôi rời bỏ nước Nga&
    Hồi mới về nước, tôi tự nhủ với lòng mình: ?oNgười trí không ở nước loạn?. Một thời gian sau tôi chợt hiểu ra rằng đó là tôi tự dối với lòng tôi. Tôi vẫn thường mơ thấy nước Nga. Có lúc tôi thấy mình đang ngắm những bông hoa tuyết bay la đà bên khung cửa sổ. Có lúc tôi thấy mình đang đi lang thang bên sông Néva trong một buổi chiều thu. Có lúc tôi thấy mình đang quanh quẩn bên bến métro Politekhnichechkaya. Có lúc tôi thấy mình đang xem kết quả kỳ thi sinh viên giỏi toán. Có lúc tôi thấy mình đang ngồi trong canteen ăn món cá hồi. Nhưng thường khi tôi thấy mình ở trong ký túc xá 65/11, đứng tại bàn để thư và lục lọi tìm thư từ. Mỗi lần được mơ thấy như vậy lòng tôi bồi hồi rạo rực xen lẫn một chút bàng hoàng. Và tôi chợt hiểu ra rằng trong thâm tâm tôi thương nhớ nước Nga nhiều lắm. Nga La Tư, ôi Nga La Tư !
    Tôi nhớ mãi lần đầu tiên được thấy tuyết rơi trên thành Petersburg. Buổi sáng thức dậy tôi đã thấy tràn vào mắt mình một màu trắng xóa mênh mông. Tuyết tinh anh. Tuyết trong trắng đến vô ngần. Tuyết trắng như không có gì trắng hơn. Tuyết đẹp như không có gì đẹp hơn. Càng ngắm tuyết tôi càng hiểu vì sao người xưa ?ođạp tuyết đề thi?. Tuyết rơi như những bông hoa rải đầy mặt đất. Tuyết bay như những dải lụa trắng chăng ngang trời. Buổi sáng tôi đi trên những con đường tuyết phủ, hai tay co ro trong túi áo lông, mắt nhìn tuyết rơi mà miệng nhủ thầm hai câu thơ:
    Người đi xây dựng cơ đồ
    Gió đông rát mặt, tuyết mờ cố hương
    Tôi lại nhớ Petersburg vào mùa tuyết tan. Bấy giờ là đầu tháng tư. Bầu trời trong vắt điểm vài tia nắng lẻ loi. Khí trời đột nhiên ấm hẳn lại. Tuyết đã bắt đầu tan. Nhiệt độ khoảng vài 0 độ C. Người ta có thể bận áo sơ-mi, khoác áo blouse ra đường. Trai thanh nữ tú khoác tay nhau đi dạo trong bộ cánh đón xuân về. Tôi đi trong tuyết đang tan, lòng nhớ thương quê hương tha thiết. Tôi không rõ điều gì đã làm cho tôi ngây ngất: mùi hương của đất ẩm, của tuyết đang tan, của lá, của cỏ, của hoa đang đâm chồi nẩy lộc hay tình yêu quê hương đang chan chứa trong lòng tôi.
    Tôi chợt nhớ đến con người của tôi thuở ấy: thông minh, thanh tú và hoài vọng lớn lao. Giờ đây tôi không còn thông minh, thanh tú và hoài vọng như xưa. Tôi buồn về điều đó nhiều lắm. Dạo ấy, học vấn hãy còn là niềm đam mê lớn của đời tôi. Tám giờ sáng tôi đã có mặt ở giảng đường. Bao giờ tôi cũng ngồi bàn đầu. Lúc nào tôi cũng nơm nớp lo sợ mình không hiểu hết lời thầy. Giờ đây tôi chỉ sử dụng kiến thức như một cái ?ocần câu cơm? chứ hồi đó kiến thức đối với tôi là một cái gì đó quí giá và thiêng liêng (cũng như sắc đẹp đối với giai nhân và sĩ diện đối với kẻ sĩ). Môn Toán tôi hiểu hết. Các môn còn lại tôi chỉ hiểu sơ sơ. Nhưng bao giờ tôi cũng làm ra cái vẻ mặt ta đây hiểu hết và miệt mài ghi chép. Bà giáo Shafkhid thích tôi lắm, hơn một lần tuyên bố trước giảng đường: ?oCác anh chị noi gương những bạn Việt Nam. Các bạn ấy đã nỗ lực cố gắng và ghi được bài giảng?. Rồi bà ta bước đến chỗ tôi xem vở và hỏi tôi có chép được hết hay không. ?oThưa Bà, tôi chép là để làm vừa lòng Bà chứ thật tình tôi không hiểu gì hết?. Shapkhid cười, biết mình bị ? hố, nhưng luôn luôn cho tôi điểm Xuất Sắc trong những kỳ thi của mình.
    Nhưng người mà tôi quí nhất là Albert Borevitch. Ông ta có bộ ria mép rất đẹp. Albert hay hỏi thăm tôi sau giờ giảng: ?oBạn quê ở đâu?"?, ?oHè này bạn có về nước không??, ?oBạn có hiểu bài không??, ?oBạn có ghi chép được không??, ?oSắp tới có kỳ thi Olympic Toán, bạn có muốn tham gia không? Tôi sẽ mang cho bạn mấy quyển sách để bạn ôn luyện?. Khi tôi mang về cho ông ta giải Olympic Toán toàn Leningrad, ông ta ôm hôn tôi thắm thiết và cho tôi miễn thi sạch sành sanh ba học kỳ liền. Mặc dầu được ?osủng ái? nhưng tôi không bao giờ ?ocúp cua? giờ của Albert. Một phần tôi thích toán. Một phần tôi mến Albert. Trong con người của ông ta toát ra một cái gì đó đôn hậu, ấm áp và chân tình.
    Sau giờ học trên giảng đường, nếu không đi mua sắm, tôi luôn luôn làm việc trong thư viện. Tôi ước ao có một lần nào đó được trở lại Petersburg, được ngồi đọc sách trong thư viện chính của trường LPI. Mái vòm của thư viện cao vút. Những dãy bàn thẳng tắp chạy dài. Những kệ sách cao đồ sộ. Có một cái gì đó trang nghiêm mà ấm cúng; ta có thể hít ?ocái đó?ù vào trong buồng phổi, có thể nghe ?ocái đó? lưu chuyển trong huyết quản, có thể vì ?ocái đó? mà hạnh phúc một đời. LPI, ôi LPI, đã bao lần tôi nằm mơ thấy cái ánh sáng mờ mờ trong suốt và bầu không khí ấm cúng trang nghiêm của thư viện trường LPI trong một chiều đông tuyết rơi tầm tả.
    Ðột nhiên tôi nhớ đến Svetlana, xinh đẹp và thanh tân, như cái thuở tôi cùng nàng sánh bước bên nhau trên con đường đầy tuyết từ Tòa Nhà Chính đến Tòa Nhà Khoa Thủy Lợi. Hồi mới đến Petersburg, trong bữa tiệc Ðơn vị đãi ?oTân Sinh viên?, anh Ðông, đơn vị trưởng, tay cầm chai vodka, miệng oang oang: ?oCác chú lính mới phải gấp gấp làm quen với một cô bạn gái Nga để mượn tập chép bài, bằng không sẽ chết ngộp như những con chuột trong mùa nước lụt.? Tôi không muốn làm ?ocon chuột trong mùa nước lụt? nên tôi làm quen với Svetlana, cô gái có Chữ viết dễ coi nhất lớp. Thoạt đầu nàng thích tôi vì thấy tôi là lạ dễ thương. Rồi dần dần nàng ngạc nhiên và thán phục khi thấy tôi có thể tính nhẩm tích phân xác định và giải vèo vèo mấy bài toán khó của Borisovna. Mãi sau này, khi đã thân nhau lắm, Svetlana mới bảo tôi rằng: ?oÐằng ấy thật là cừ. Khanh và Quốc vào trước đằng ấy một tháng mà chả dám nói gì. Ðằng ấy ngay ngày đầu tiên đã hỏi tên và mượn tập; lại còn dám tặng chocolate cho người ta ??. Tôi nhớ có một lần tôi bệnh nặng. Nàng lặn lội ra chợ Nông trường mua về cho tôi một bình mật. Trời ơi, học bổng của em chỉ có 40 rúp, làm sao em dám ra chợ Nông trường??. Svetlana cười, xỉa một ngón tay vào trán của tôi: ?oLẽ ra cứ để anh chết cho rồi, nhưng nghĩ lại thấy thương hại cho mẹ của anh?. Sự yêu thương đôn hậu của nàng làm cho tôi ấm áp suốt mấy mùa đông. Có lẽ nó sẽ mãi mãi ngân vang trong cuộc đời tôi, hồn nhiên và trong trẻo, như điệu Kachiusa.
    Chiều hôm qua, tôi tình cờ đọc lại bài thơ ?oNgày xưa Hoàng thị?. Ðến cái đoạn
    Dáng em nho nhỏ
    Trong cõi xa vời
    Tự nhiên tôi thấy nhớ Svetlana nhiều quá. Có lẽ bây giờ nàng đã đi lấy chồng. Không biết nàng có còn nhớ đến tôi không? Cái con đường ngày xưa đầy tuyết mà nàng và tôi vẫn đi qua chắc mùa này đã trơ trụi lá. Và những những người thầy của tôi nữa& Nước Nga đã nhiều biến chuyển. Nhưng chắc người Nga vẫn đôn hậu, vẫn thuần phác như xưa, như tuyết nước Nga muôn đời vẫn trắng.
    Saigon 13-12-1999
    nguyenvuduylinh
  3. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Như mối tình đầu
    "Paustovski là dĩ vãng trong em ..."
    Ngày sinh nhật, có người bạn tặng một bó hoa tuy-lyp vàng. Những đóa hoa nhẹ nhõm tỏa hương dìu dịu ở xứ người bỗng làm tôi nhớ đến một bài hát Nga mà tôi từng yêu biết bao thời sinh viên: "Những đóa tuy-lyp vàng anh tặng cho em thật bất ngờ, như báo trước một lời chia tay". Bạn tỏ ra thú vị khi biết tôi đã học tiếng Nga từ nhỏ.
    Câu chuyện đưa tôi trở về mười bảy năm trước, khi tôi bắt đầu đến với tiếng Nga. Tôi còn nhớ mãi hình ảnh đầu tiên về nước Nga là những tấm bưu ảnh bố tôi mang về từ Leningrad, nơi ông làm nghiên cứu sinh. Vườn Mùa hè xanh tươi êm dịu và Cung điện Mùa đông tráng lệ bên bờ sông Nhe-va đã để lại trong ký ức của cô bé mười một tuổi là tôi hồi ấy một ấn tượng thật khó quên về một xứ sở diệu kỳ của những đêm trắng huyền bí lung liêng. Còn nhớ khi ấy tôi đã cảm nhận được cuộc đời tôi rồi sẽ gắn bó với xứ sở đáng yêu ấy, với thứ ngôn ngữ đẹp như một bài ca hoành tráng và nên thơ ấỵ
    Tôi đã đến với ngôn ngữ Nga như đến với mối tình đầu đời, với tất cả những rung động trong sáng nhất, tươi đẹp nhất, nhiệt thành và thủy chung. Nước Nga trong tôi là những đêm thảo nguyên xanh mênh mông với những tia chớp lặng lẽ trườn xuống phía chân trời trong đêm hè bình yên qua trang sách Aitmatov, là những con đường mùa đông phủ đầy tuyết trắng có tiếng xe ngựa gõ đều đều cô liêu của Puskin, là những cây tiêu huyền cổ thụ mùa thu trong công viên chiều của Paustovski - những hình ảnh tôi yêu biết bao. "Em còn nhớ mùa thu năm 1927 không?" Paustovski như thể viết riêng cho tôi vậỵ Vâng, tôi còn nhớ tất cả - cái cảm giác thổn thức khi đọc Onga Becgon trước một mối tình đã để mất, một nỗi chạnh lòng xót xa trước những kỷ niệm xưa để rồi tự nhắc chính mình "Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng" . Tôi còn nhớ sự u buồn của một mùa thu Puskin đã gợi lên trong tôi: "Mùa thu vàng ôi say mê ánh mắt. Màu biệt ly làm xao xuyến lòng ta". Và tôi đã khóc với "Tuyết", khóc cho hạnh phúc muộn màng của Tachiana, khóc với tấm lòng nhân hậu của Paustovski. Tôi cũng không thể quên cái cảm giác buồn mênh mang khi đứng trước bức họa "Trên sự yên tĩnh đời đời" của danh họa Levitan với những dự cảm đầu tiên về sự sống và cái chết, những cảm thương cho sự mong manh và phù du của kiếp người. Văn học Nga, thi ca Nga đã dạy tôi cách sống, đã nâng tôi dậy khi vấp ngã đớn đau trên đường đời. Khi thất bại, lúc tuyệt vọng tôi lại nhớ về Puskin. Người viết:
    "Trái tim còn đập em ơi
    Trong thương đau sẽ sáng ngời niềm tin"

    Và tôi đã tin, đã đứng dậy, để rồi nhận ra cuộc sống này vẫn tươi đẹp biết bao, cuộc đời này còn có biết bao tấm lòng .....
    Có một lần ở ga xe lửa Chelmer, Queensland, Úc, tôi gặp một ông già người Nga. Nét mặt ưu tư đọng nỗi buồn xa xứ của ông vụt trở nên rạng rỡ khi gặp một cô gái châu Á nói được tiếng mẹ đẻ của ông. Chúng tôi bỗng trở nên thân thiết như hai người bạn lâu ngày gặp lại. Tôi hát "Chiều Matxcova" lạc điệu mà mắt ông rưng rưng. Khi chia tay ông nói: "Đừng bỏ tiếng Nga con a. Đó là thứ ngôn ngữ diệu kỳ". Tôi vô tâm qúa, còn chưa kịp biết cả tên ông.
    Cuộc sống cứ trôi đi hối hả với bao buồn vui được mất. Người xưa có câu: "Vật đổi sao dời" - nhưng tôi vẫn tin: có những điều trường tồn mãi với thời gian - đó chính là tình yêu mà mỗi con người cảm nhận được trong trái tim mình.
    AKL Thang Nam 2001

Chia sẻ trang này