1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết hay về Bóng đá Thế Giới ( Không tính Arg)

Chủ đề trong 'Argentina (ArFC)' bởi thangio_Argentina, 07/02/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thangio_Argentina

    thangio_Argentina Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    1.294
    Đã được thích:
    0
    Những bài viết hay về Bóng đá Thế Giới ( Không tính Arg)

    Đọc được 1 bài viết trên báo Bóng Đá. Tác giả này viết khá hay, cảm xúc cũng gần gũi với tớ. Thật sự thì tớ yêu Arg, nhưng vẫn có 1 thứ bóng đá làm tớ nể phục, đó là Hà Lan. So với Arg họ còn "chua" hơn mình với số phận nghiệt ngã. Những kẻ không biết gì về bóng đá sẽ coi Hà Lan là 1 đội hạng 2, vì họ chả có danh hiệu gì. Nhưng những ai am hiểu bóng đá, họ sẽ nói Hà Lan là 1 trong những đội hay nhất thế giới. Và là 1 đội bóng giàu cá tính, đa nhân tài, cũng như cống hiến nhất trong thế giới bóng đá.
    Lập topic này để post những bài viết mình cảm thấy hay (không tính bài viết cho Arg - sẽ đăng riêng trong bản tin, hay huyền thoại của Arg) những bài viết mình thấy có ý nghĩa, của những người đam mê môn bóng đá và có am hiểu về nó. Vì bóng đá trở thành 1 mái nhà chung. Nếu chỉ nói về Arg ko có lẽ anh em mình cũng thiển cận như một số bạn cuồng tín Fan MU Ngoại hạng
  2. thangio_Argentina

    thangio_Argentina Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    1.294
    Đã được thích:
    0
    Cơn lốc màu Da cam hay giọt lệ vĩnh hằng!
    18/01/2010 11:10
    Ngày trước tôi có nghe 1 câu hát: "Ngày nào anh yêu em anh đã quen trong cay đắng tuyệt vời...". Tôi tự nhủ sao lại phi lý thế, cay đắng còn tuyệt vời nữa hay sao? Nhưng khi bắt đầu tình yêu với Barca, nơi có ngôn ngữ bản xứ Catalunya thì tôi biết những cule'' còn yêu thêm một ngôn ngữ tuyệt vời khác: Ngôn ngữ của người Hà Lan.
    Đã bao lâu rồi nhỉ? Từ năm 1995 khi xem Ajax Amsterdam đá trận chung kết Champions League với Milan vĩ đại và lên ngôi với pha lập công duy nhất của Patrick Kluivert . Tôi quá ấn tượng với lối chơi đẹp mắt và tinh tế của những người Hà Lan và bắt đầu mon men tìm hiểu. May mắn thay, cha tôi cũng từng đi du học 7 năm tại đất nước Hungary. Thời kỳ ông du học chính là thời kỳ của tướng quân Rinus Michels, của Johan Cruyff... và ông cũng mang trong mình 1 tình yêu lớn với Ajax và những người Hà Lan.
    Với tất cả những ai yêu mến đội tuyển màu da cam đều vì lý do đơn giản: Họ là những người đá cống hiến bậc nhất trên thế gian này. Những Cruyff, Nesskens, Rud Krol... của thập niên 70 đã khiến đối thủ run sợ và khuất phục, đã làm say mê hàng triệu triệu trái tim trên toàn thế giới. Dường như họ không đá bóng, họ không chạy mà họ lướt đi trên những thảm cỏ xanh. Họ đã bắt trái bóng chạy theo mình và tiếng của những bình luận viên chỉ kịp đuổi theo những bước chạy của những người Hà Lan bay...
    Trận chung kết WC 1974 - nơi khơi nguồn của những nỗi đau..!
    Cùng với huyền thoại Rinus Michels, cha tôi xem đội tuyển Hungary của Ferenc Puskas với sự linh hoạt phi thường, trong đầu ông đã hình thành nên 1 khái niệm mà thế giới gọi là "tổng lực" . Những tư duy ấy được hiện thực hóa bởi một Ajax hào hoa trên đôi chân của những thiên thần hippy, điển hình như Johan Cruyff. Họ đã chinh phục và cuốn phăng tất cả những vật cản khó chịu trên đường đến vinh quang bằng thứ quyền năng tối thượng. Ajax đã lừng lững tiến vào 3 chiếc cúp C1 Châu Âu bằng cách không thể thuyết phục hơn: họ mê hoặc ngay cả đối thủ của mình.
    Năm 1974, nơi diễn ra giải đấu lớn nhất hành tinh: Fifa World Cup trên nước Đức. Đáp lại sự kỳ vọng của những fans cuồng nhiệt nhất, Cơn lốc màu Da cam đã khiến tất cả các đội bóng khác nằm rạp dưới chân mình. Cả thế giới tung hô lối chơi mê đắm của những người Hà Lan, còn các đội tuyển khác trở thành khán giả... cho đến khi gặp Đức...
    Không ai hiểu vì sao Hà Lan thất bại, những người hùng mệnh bạc của tôi!
    Họ đã lần lượt đánh bại Argentina 4-0, Brazil 2-0 và trở thành ứng viên số một cho chức vô địch. Điều đó càng chắc chắn hơn khi Neeskens đưa Hà lan vươn lên dẫn trước bằng cú sút phạt penalty ngay ở giây 60. Một quả penalty mang theo biết bao nhiêu hy vọng, cả sân động như nín thở, vợ các cầu thủ Hà Lan cũng không dám nhìn bởi trái tim những người phụ nữ run lên vì lo lắng... Nhưng lúc mở mắt ra họ đã vỡ òa theo tiếng reo hò vang dội của sắc mầu da cam.
    Song bàn thắng gỡ hòa của Paul Breitner và bàn thắng thứ 14 trong các lần tham dự World Cup của Gerd Muller đã giúp Đức lên ngôi vô địch.
    Ôi cay đắng dù chỉ là xem lại, sự chặt chẽ và lạnh lùng của người Đức đã giết chết những nhà thơ ..! Đội tuyển của những niềm hy vọng lầm lì đi về nước với hành lý mang theo là những niềm đau
    Năm 1978: Cáo chung cho bóng đá tổng lực của người Hà Lan
    Hơn 100 quốc gia đã tham dự vòng loại giải 1978, và cuối cùng 15 đội bóng xuất sắc nhất đã góp mặt tại ngày hội ở Argentina. Dù không có ngôi sao Johann Cruyff do mâu thuẫn với LĐBĐ của chính quê hương, nhưng Hà Lan vẫn được là ứng viên số 1 cho chức vô địch. Trong những câu chuyện tôi được nghe kể lại thì LĐBĐ nước này định âm mưu bắt cóc thánh Johan sang tham dự World Cup tại đất nước Nam Mỹ xinh đẹp và xa xôi, dĩ nhiên điều đó không thành hiện thực
    Hà Lan của Rob Rensenbrink đã trả hận được trước ĐKVĐ Tây Đức, đả bại Italia và tiến đến trận đấu cuối cùng với chính đội chủ nhà. Biết bao nhiêu niềm hy vọng lại được thắp lên, cả 1 dân tộc lại đứng trước cơ hội đi vào lịch sử. Chiếc cúp vàng đầu tiên sắp được chạm tay vào nhưng...
    Một lần nữa ?oCơn lốc màu Da cam? thất bại!
    Những chiếc huy chương bạc không ai muốn nhận được đeo hững hờ trên cổ. Kempes và Argentina đã gióng tiếng chuông cuối cùng cho cho một thế hệ vàng son của đất nước Hà Lan. Những chàng trai tóc dài này không còn bay nữa.
    Câu chuyện của họ lại tiếp tục với những niềm đau...
    Sau bao thăng trầm thì niềm vui tột đỉnh cũng đến như 1 sự bù đắp nhỏ nhoi với Hà Lan cùng 3 chàng ngự lâm pháo thủ. Euro 1988 năm của Van Basten - Gullit và Riijkaard, năm mà họ đã phủ mầu da cam lên khắp Châu Âu. Hình ảnh không thể nào quên khi số 9 huyền thoại Marcel Van Basten tung cú volley kinh điển tung lưới con nhện Dasaev, cầu trường bùng nổ trong một niềm vui điên cuồng. Và đây là sự thật, người Hà Lan đã không mơ... Họ đã khóc nhưng khác rồi giọt nước mắt của những niềm vui tưởng như bất tận, "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" vì bóng đá đẹp lên ngôi và vì công lý đã được thực thi.
    Giá như tôi cũng được chứng kiến cái thời khắc vinh quang ấy vì nó đã đến chỉ 1 lần rồi lại ra đi mãi mãi... để rồi lại điệp khúc: chung sống với những niềm đau...
    Tứ kết, Hà Lan gặp Argentina tại World Cup năm 1998 trong 1 trận đấu nghẹt thở, một trận đấu của biết bao cảm xúc với 2 thẻ đỏ của Arthur Numan và Ortega. Tưởng chừng như tôi vỡ tung ***g ngực khi thi sĩ Bergkamp khống chế trái bóng từ đường chuyền xa đến hơn 50m của Frank De Boer và kết thúc gọn gàng vào Argen. Một vẻ đẹp Hà Lan - chính xác và tinh tế đến từng chi tiết!
    Nhưng cũng chỉ bấy nhiêu thôi, lại bán kết, lại cân não với những loạt sút luân lưu và lại nước mắt từ hết những người Brazil đến Italia lạnh lùng và tàn nhẫn. Euro 2000 khi mà người ta kỳ vọng nhất sau chiến thắng kinh hồn 6-1 trước Nam Tư, ai cũng khấp khởi Euro của Hà Lan và Kluivert... cho đến Euro 2008 toàn thắng trước cả vô địch TG lẫn đội đứng thứ 2.
    ... Cho đến bao giờ những hình ảnh này mới không tái hiện?
    Cơn lốc lại nổi lên... nhưng (lại cái từ ?onhưng? ma ám) như một quy luật, như một giới hạn mà người Hà Lan không thể vượt qua. Tôi tự hỏi những bức tường vô hình từ sự tự tôn và kiêu hãnh cá nhân đã giết chết giấc mơ của người Hà Lan hay trong dòng máu của họ không có ADN của nhà vô địch...!?
    Và cho đến tận bây giờ tôi mới hiểu sự "cay đắng tuyệt vời" khi người ta đã trót yêu... chẳng có gì là vô lý hết. Hà Lan chưa một lần nâng cúp vàng Thế giới, nhưng trong trái tim tôi và biết bao người hâm mộ từ lâu họ đã là nhà vô địch. Bởi những cống hiến và sáng tạo không ngừng, những con người sinh ra để tôn vinh nghệ thuật và cái đẹp! Họ đã cho tôi biết yêu và biết khóc..!
    Một lần thôi Hà Lan: Xin đừng để giọt lệ vĩnh hằng!
    Cái nhịp sống đơn điệu lặp đi lặp lại với chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể gõ nhịp hàng ngày khiến tôi nhàm chán. Cảm xúc chỉ bùng lên dữ dội khi tôi nhìn thấy mầu Đỏ - Xanh, nhìn thấy những sắc áo Da cam. Bất kể họ thế nào đi chăng nữa, dù vinh quang hay thất bại, miễn sao họ luôn lao mình về phía trước như đóa hoa hướng về phía mặt trời. Dù họ làm tôi cười hay lại rên xiết quằn quại trong đau đớn và thất vọng, nhưng Hà Lan không khuất phục. Tôi vẫn mơ một lần và cũng chỉ cần đến thế thôi, một lần được khóc khi thấy Hà Lan đứng trên tột đỉnh vinh quang... rồi sao cũng được...
    http://diendan.baobongda.com.vn/showthread.php?t=22614

  3. ThongLyPaTra

    ThongLyPaTra Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/06/2002
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    0
    Mình không đồng ý lắm. Cái thời Hà Lan là hạng 1 có lẽ đã qua lâu rồi cùng với Gulit, Rijkard, Van Basten, và muộn hơn 1 tí là Bergkamp. Thời của Seadorf, Kluivert, Overmars chỉ là hạng 1.5. Còn thế hệ Van de Vaart, Hunterlaar, Van Persi bây giờ chỉ đáng xếp hạng 2 của bóng đá thế giới.
  4. thangio_Argentina

    thangio_Argentina Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    1.294
    Đã được thích:
    0
    Hạng 1 là thời Cruff đó bác. Lúc đó có thể nói HL giống như Barca bây giờ.Đá hừng hực và đè bẹp mọi đối thủ. Hiện tại mình cũng rất ngán HL. Nhưng đúng là họ đang bị thiếu hụt nhân sự do chấn thương và không đoàn kết nội bộ. Nếu ko chấn thương, Robben sẽ là đối thủ nặng ký nhất với Messi anh Ben này đá hay hơn C.Ronaldo nhiều. Rất tiếc là có đôi chân pha lê.
  5. GIA_CAT_LUONG

    GIA_CAT_LUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    1.220
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì chẳng biết cái thời Cruyff nó đá thế nào, lối chơi tổng lực chắc cũng chỉ như dân gian truyền miệng mà thôi. Không thích Hà Lan, nhưng nghiêm túc theo quan điểm riêng thì có thể nhận định rằng Hà Lan của VCK 98 là Hà Lan hay nhất mọi thời đại luôn, và cũng là 1 trong những đội hình xuất sắc của thập kỷ. Cái khung của Hà Lan năm đấy cũng từ Ajax 94-95 - mà có lẽ theo đánh giá cá nhân cũng là đội vô địch CL hay nhất cái thập kỷ 90. Đội hình 98 năm đấy của Arg cũng toàn hổ báo cả mà vẫn bị bọn nó lấn lướt đa phần. Xem Hà Lan giải đấy, nhất là trận bán kết gặp Bò, bọn nó đá hiệp phụ gần như chẳng biết sợ gì cả, cứ ào thẳng lên tấn công
  6. thangio_Argentina

    thangio_Argentina Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    1.294
    Đã được thích:
    0
    Người hùng thầm lặng Mascherano: Chào mừng anh gia nhập Barca


    Chỉ có một Barca
    Số liệu thống kê trận Barcelona - Arsenal: Chủ nhà áp đảo
    Guardiola: Barca đã chơi một trận đấu hoàn hảo
    Barca-Arsenal 3-1: Messi đưa Barca vào tứ kết Champions League



    (TT&VH)- Suốt hơn nửa mùa giải đầu tiên ở Camp Nou, Mascherano đã luôn phải sống trong những ánh mắt nghi kỵ. Nhiều người thậm chí còn thẳng thừng đặt câu hỏi, tại sao Barca lại đổ ra cả đống tiền cho một cầu thủ không hề biết thế nào gọi là chơi bóng như Mascherano. Nhưng cuối cùng thì đồng tiền đã lên tiếng đúng lúc. Không, đẳng cấp của Mascherano đã lên tiếng đúng lúc, trong những thời điểm mà Barca cần anh nhất.

    Messi tiếp tục là nỗi ám ảnh của riêng thủ thành Almunia, với bàn thắng thứ 6 trong 3 lần đối đầu (lượt đi mùa này Szczesny là người bắt chính). Xavi đã hoàn thành xuất sắc vai trò ông chủ ở tuyến giữa, và anh thậm chí, trong một dịp hiếm hoi, còn trực tiếp góp công vào chiến thắng của đội nhà với bàn nâng tỉ số lên 2-1. Iniesta thì đơn giản là quá tuyệt, với những động tác xử lý vừa đẹp mắt lại vừa hợp lý. Ở Camp Nou, bộ ba bóng Vàng ấy vẫn là những người đóng vai chính trong chiến thắng của đội chủ nhà. Họ đang nhận được những lời tung hô bất tận, và xứng đáng với những lời tung hô ấy. Nhưng sau những tràng pháo tay, trong một khoảng lặng cho lý trí lên tiếng, hãy nhớ đến Mascherano. Người dọn rác trong xưởng vẽ.

    [​IMG]Thành công của Barca có sự đóng góp không nhỏ của Mascherano (áo số 18)- Ảnh Getty
    Camp Nou không quen cổ vũ cho những hành vi chặt chém, và tất nhiên là cả những người thực thi công lý theo cách ấy. Nhưng khi Mascherano rời sân vì chấn thương, gần 95 nghìn cule có mặt lúc ấy đã đứng hết cả dậy để dành cho anh những tràng pháo tay. Những tràng pháo tay của sự tán thưởng, và cả của sự biết ơn. Nếu không có cú xoạc bóng chính xác của Masche ở những phút cuối trận, Niclas Bendtner có thể đã có cơ hội hạ gục Valdes. Khi đó, tỉ số sẽ là 2-3, và Arsenal chứ không phải Barca mới là đội đi tiếp. Chỉ bằng pha xoạc bóng ấy, Mashe đã "xứng đáng tới từng xu" trong 24 triệu euro mà Barca trả cho Liverpool để có anh. Nhưng những gì anh đã làm được trong 87 phút có mặt trên sân không chỉ có thế.


    Barca đã chơi một trận đấu gần như hoàn hảo trước Arsenal. Nhưng những sai số không phải không có. Và chính Mascherano là người đã dọn dẹp để đội bóng của anh không phải trả giá đắt vì những sai số ấy. Mỗi khi các cầu thủ Arsenal định tổ chức phản công, Mascherano chính là người đầu tiên có mặt ở điểm nóng để dập tắt ý định ấy từ trong trứng nước. Bằng những cú xoạc bóng đã thành thương hiệu, hoặc bằng việc gây sức ép liên tục trong khi chờ sự hỗ trợ từ đồng đội. Nhưng tiền vệ người Argentina không chỉ biết mỗi phá bóng. Anh còn tham gia một cách đầy tích cực vào tiqui-taca. Trước Arsenal, Mascherano là người có số đường chuyền nhiều thứ tư, chỉ sau Xavi, Iniesta và Alves, và không phải tất cả đều là những đường chuyền ngang ở cự ly 5 mét.

    Tám tháng có thể là quá nhiều cho một quá trình thích nghi. Và thường thì người ta không có nhiều thời gian đến thế. Nếu ở môi trường khác, Mascherano có thể đã bị thải loại. Nhưng thật may là anh đã tới Camp Nou, nơi tất cả đều là những người tốt, và là nơi người ta sẵn sàng chờ đợi anh đến khi nào cũng được, miễn là anh có thiện chí. Nhiều người, Ibra chẳng hạn, không có cái thiện chí ấy, và rốt cuộc đã phải ra đi trong tư thế một kẻ thất bại. Mascherano không muốn là kẻ thất bại, anh đã ở lại, chiến đấu, chờ đợi, để bây giờ, đại gia đình tiqui-taca đã có thêm một thành viên mới.
    V.C
    (trích Thể thao & văn hoá)

Chia sẻ trang này