1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết rất đáng chú ý của YT & ST!

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi Thien-than-nho, 19/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Đây là các kí hiệu viết tắt trong Tiếng Anh mà Vinaphôn khuyên bạn sử dụng , mình cũng có thể dùng ...sao lại ko nhỉ...
    Khi đã làm quen với cách viết này, bạn sẽ thấy cực kì hứng thú và bạn cũng có thẻ tự tạo ra các từ viết tắt khác hoặc kí hiệu khác để tạo niềm vui chung bạn bè....Nào chúng ta hãy bắt đầu :
    >:-( ....... Tức giận
    ;-) ........ Nháy mắt
    :- ...... Lưỡng lự
    :-p ....... Thè lưỡi
    (((( Tên )))) ..Ôm
    :-( ..... Buồn
    : -@ ... Kêu
    :''-( .... Khóc vì buồn
    l -O ...... Ngáp ngủ
    \_/ ......... Cạn chén
    d;-) ...... Đội mũ
    ;-@ .... Thề
    :-O ..........Ngạc nhiên
    :-[ ............thẹn thùng
    :--) ........Cười
    :-D ..........Rất hạnh phúc
    ( O ):-** ........Ôm hôn
    -o.............. buồn chán
    %-) ............lẫn lộn
    :-* ..........Hôn
    :''-) ...........Khóc vì vui
    ~/ ...........Đầy ly
    * ) .........Say
    : () .......Không thể ngừng nói
    :-# ...........Tôi bị bịt miệng
    ......
    .......
  2. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    / / một kí hiwwụ đặc biệt của tui mới nghĩ ra , và tui địn giwũ làm của rieng nhưng bầy giờ đố các bác nào giải được ý nghĩa của nó đó , hãy chứng tỏ khả năng sấng tạo đi các bác xem có bác nào đoán chúng ý tưỏng của tui o nào , hơi bị hay đó , chắc chắn khi tôi nói ra sẽ có o ít ngưòi sẽ áp dụng nó đâu !!
  3. ttvnol_01

    ttvnol_01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Sưu tầm ạ
    Quan niệm của người VN về kinh doanh
    Người dân bây giờ có suy nghĩ như thế nào về nghề kinh doanh? Về nhà doanh nghiệp? Thành kiến còn hay không ? Nếu còn thì tại sao? Bài viết dưới đây thử trả lời mấy câu hỏi này dựa vào kết quả của một cuộc điều tra xã hội học tại TPHCM vào tháng 5-2003.
    Muốn thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, có hai điều kiện quan trọng. Một là môi trường định chế pháp lý và chính sách của Nhà nước phải minh bạch và nhất quán; Và hai là môi trường vZn hóa-xã hội phải thuận lợi, nhất là trong tâm thức và ứng xứ của các tầng lớp dân cư. Nhằm khảo sát về thứ hai này, một cuộc điều tra về nhận thức và thái độ xã hội đối với kinh doanh và doanh nhân đã được tiến hành vào tháng 5-2003 tại TP.HCM trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu xã hội học mang tên "Hoàn thiện và nêu cao hệ giá trị Việt Nam trong vZn hóa kinh doanh như một lợi thế của cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế" do Trung tâm khoa học Xã hội và Nhân vZn TP.HCM chủ trì (đề tài do ông Nguyễn Quang Vinh, nghiên cứu viên cao cấp xã hội học, làm chủ nhiệm) cùng với sự phối hợp của Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Dưới đây là một số nhận định và phân tích rút ra từ cuộc điều tra này.
    Nghề kinh doanh được nhìn nhận và người giàu không còn bị đố kỵ
    Kết quả cuộc điều tra cho phép xác nhận rằng tâm lý nhìn nhận vai trò cần thiết và chính đáng của hoạt động kinh doanh đã được khẳng định mạnh mẽ trong ý thức người dân hiện nay, khác hẳn so với thời kỳ chưa đổi mới. Đại đa số những người được hỏi đều cho rằng "kinh doanh là một nghề có ích cho xã hội" (94%), và "kinh doanh cũng là một thứ lao động" (97%). Tâm lý đố kỵ đối với người giàu, vốn phổ biến trong xã hội Việt Nam cổ truyền lẫn trong thời bao cấp trước đây cũng đã bị đẩy lùi rõ rệt: 74% trả lời đồng ý với mệnh đề cho rằng "người biết làm giàu là người đáng quý trọng", và 77% phản đối ý kiến cho rằng "người giàu chẳng bao giờ tốt với người khác".
    Cái nhìn đối với doanh nhân: vẫn còn thành kiến
    Tuy nhiên, mặc dù đại đa số đã công nhận vai trò của nghề kinh doanh, nhưng một bộ phận dân cư (chiếm khoảng hai phần nZm mẫu điều tra) vẫn còn cái nhìn tiêu cực về nhà kinh doanh tư nhân. Chỉ có 59% nhận xét rằng nhà kinh doanh tư nhân hiện nay "nói chung được nhiều người tôn trọng". Vẫn còn 42% cho rằng công ty tư nhân là nơi thường buôn lậu, đút lót, trốn thuế... 35% cho rằng "đa số những người làm Zn bây giờ không biết trọng chữ tín". Vậy nguyên nhân của tâm lý thành kiến này đối với nhà kinh doanh là do đâu? Không phải do quan niệm "sĩ nông công thương". Cho đến nay, nhiều người thường lý giải rằng một trong những cản trở của kinh doanh trong xã hội Việt Nam là do quan niệm "sĩ nông công thương" cổ truyền. Chúng tôi nghĩ rằng không đơn giản như thế.
    Nói đến trật tự nông công thương thì mặc dù mặc nhiên bao hàm ý tưởng đưa "sĩ" lên hàng đầu và coi "thương" là ở hạng chót, nhưng trong xã hội Việt Nam cổ truyền, cái trật tự này không mang tính chất đẳng cấp nặng nề như trong các xã hội Â''n Độ hay Nhật chẳng hạn cũng vào thời ấy. Do đó người ta thường nói "trọng nông, ức thương", chứ không nghe ai nói là "trọng sĩ, ức thương" bao giờ! Cũng chính vì thế mà chúng ta mới có những câu nói tương tự như "Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông... nhất nông nhì sĩ". Một hệ thống đẳng cấp xã hội chặt chẽ không bao giờ cho phép xuất hiện những câu như thế. Người Việt vốn coi trọng kẻ sĩ, điều này đúng. Nhưng coi trọng kẻ sĩ, coi trọng học vấn, không có nghĩa là đương nhiên coi khinh công thương. Kết quả điều tra cho biết những người muốn cho con cái đi theo những nghề lao động trí óc không hề có tỉ lệ đánh giá tiêu cực về doanh nhân nhiều hơn so với những người có học vấn thấp (các hệ số tương quan gamma đều không đạt mức ý nghĩa thống kê). Như vậy, quan niệm trọng kẻ sĩ không phải là nguồn gốc của thành kiến miệt thị kinh doanh.
    Hậu quả của thời bao cấp
    Theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân dẫn đến thành kiến đối với nhà kinh doanh tư nhân chính là di sản tâm lý xã hội của thời kỳ quan liêu bao cấp. Xét về mặt kinh tế, một trong những đặc điểm của thời kỳ này là hạn chế các quan hệ tiền tệ. Trên thực tế, người ta đã chuyển từ phương thức trao đổi bằng tiền tệ trở lại phương thức trở lại phương phức trao đổi bằng hiện vật. Ba cuộc đổi tiền trong vòng 10 nZm (1975, 1978 và 1985) là một trong những biện pháp điển hình theo hướng đó, gây chấn động về tâm lý và đời sống của người dân vốn đã quen với kinh tế thị trường. Thương nghiệp hồi đó chủ yếu chỉ bao gồm hợp tác xã và thương nghiệp quốc doanh, không có chỗ cho tư nhân. Chức nZng của thương nghiệp là "phân phối", và trong kinh doanh, phải lấy phục vụ là chính, chứ không thể "chạy theo lợi nhuận đơn thuần". Nguyên tắc "tiền đẻ ra tiền" bị kết án gay gắt.
    Người làm Zn buôn bán tư nhân lúc ấy trở thành đối tượng của những đợt cải tạo. Và kinh doanh không còn được coi là một nghề chính đáng. Hệ quả là triệt tiêu động cơ sinh lời trong xã hội, vì không ai dám nghĩ đến việc sử dụng đồng tiền như một phương tiện sinh lợi, và lại càng không dám làm giàu.
    Quan niệm về đồng tiền
    Ngoài nguyên nhân vừa nêu, cuộc điều tra đã khám phá ra một nguyên nhân nhận thức dẫn tới thành kiến nói trên, đó là quan niệm khinh miệt đồng tiền. Phần lớn những người còn thành kiến với nhà kinh doanh tư nhân đều cho rằng "người kinh doanh là người chỉ biết chạy theo đồng tiền", và "sống theo nhân nghĩa thì khó mà làm giàu được". Có đến 51% trong mẫu điều tra cho rằng "đồng tiền là nguồn gốc sinh ra tội lỗi". Thực ra, suy nghĩ này không có nghĩa là coi khinh bản thân đồng tiền, mà là e sợ và khinh miệt những hậu quả xấu về mặt xã hội mà quan hệ tiền tệ có thể gây ra.
    Trong cuộc sống hàng ngày, nói chung người Việt Nam vốn có một đặc điểm là thường ngại nói chuyện tiền bạc, tất nhiên trừ những lúc giao dịch mua bán. Quan hệ trong gia đình thân thuộc hoặc bạn hữu thân thiết được coi là những quan hệ tình nghĩa, và vì thế ở đây không có chỗ cho chuyện tiền bạc. Khi nói ai làm điều gì đó vì tiền, là nói người đó chẳng màng gì tới tình nghĩa hay đạo lý. Người ta thường coi chuyện tính toán tiền bạc là phàm tục, có cái gì đó thực dụng, không cao quý, đến mức nó có thể đi đôi với tội lỗi. Xét về mặt nhận thức, thái độ khinh miệt đồng tiền xuất phát từ quan niệm đề cao chữ "nhân", chữ "nghĩa", và coi khinh chữ "lợi" trong tư tưởng đạo đức Nho giáo. Mạnh tử từng nói rằng "Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân", nghĩa là muốn giữ đức nhân thì đừng ham giàu, mà hễ làm giàu thì coi như bỏ đức nhân. Thái độ này trong chừng mực nào đó cũng tồn tại trong cả tư tưởng Lão giáo và Phật giáo, cũng như một số tôn giáo khác.
    Thực ra, quan niệm khinh miệt đồng tiền cũng có cơ sở lịch sử kinh tế xã hội của nó. Đó là bối cảnh của một xã hội cổ truyền tự cấp tự túc trong qúa trình bị xâm chiếm và từng bước bị giải thể bởi sự tác động của các quan hệ tiền tệ của nền kinh tế thị trường mà Karl Marx và nhà xã hội học Georg Simmel đã phân tích. Trong qúa trình tiền tệ hoá này, người ta cảm thấy các giá trị bị đảo lộn, quan hệ xã hội bị thay đổi, kể cả những quan hệ thân thuộc như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò, giữa xóm giềng với nhau... không còn như trước. Vì không hiểu và không thích ứng kịp với quá trình chuyển động xã hội này, nên người ta dễ đi đến chỗ coi đồng tiền chính là thủ phạm của tình trạng rối ren và đảo lộn này. Trong khi đó, đại biểu đầu tiên dễ thấy nhất của quá trình này lại chính là nhà thương buôn. Do đó, cái nhìn về đồng tiền đi đôi với tội lỗi và đối lập với nhân nghĩa đã tất yếu dẫn tới thái độ miệt thị người thương buôn, cũng như thái độ nghi kỵ nghề kinh doanh và doanh lợi phát sinh từ kinh doanh.
    Nguyên nhân trực tiếp
    Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở những nguyên nhân trên đây thì vẫn chưa đủ để giải thích vì sao một mẫu điều tra dân cư ở ngay chính một thủ phủ kinh tế như TP.HCM gần 20 nZm sau khi đổi mới vẫn còn một bộ phận mang thành kiến đối với kinh doanh và doanh nhân. Chúng tôi cho rằng còn phải đề cập đến một nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này, đó là điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay.
    Môi trường và thể chế pháp lý hiện thời ở Việt Nam chưa phải đã dễ dàng cho hoạt động kinh doanh. Hai phần ba mẫu điều tra cho rằng những người kinh doanh tư nhân hiện nay vẫn đang gặp khó khZn, và loại khó khZn mà nhiều người đề cập nhất không phải là vốn liếng, kỹ thuật hay kinh nghiệm, mà là chính sách và cách quản lý của Nhà nước.
    Môi trường kinh doanh hiện nay không thực sự thuận lợi cho những người có tài, có khả nZng, mà chỉ khuyến khích những người "quan hệ" giỏi. Có 57% cho rằng "trong kinh doanh, quen biết rộng nhiều khi quan trọng hơn là nZng lực", và 41% cho rằng "không biết nhờ vả, chạy chọt thì chẳng làm được gì hết". Điều không bình thường và cũng không lành mạnh là sự thành công của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế - xã hội này đang phụ thuộc nặng nề vào khả nZng nhờ vả, chạy chọt, chứ không phải vào tài nZng của nhà kinh doanh và nội lực của doanh nghiệp. Xoay xở vất vả nhất đối với doanh nghiệp không phải là trong quan hệ giao dịch trên thương trường, mà lại là trong quan hệ với chính các cơ quan quản lý nhà nước.
    Cũng vì môi trường khách quan còn nhiều bất trắc do chính sách không ổn định, không minh bạch, gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh tư nhân, nên phần lớn những người được hỏi trong cuộc điều tra vẫn còn tâm lý muốn cho con cái đi làm cho khu vực nhà nước hơn là tư nhân, và mong cho chúng đi theo những nghề lao động trí óc hơn là những nghề kinh doanh, buôn bán. Chính môi trường ấy là cơ sở kinh tế - xã hội tiếp tục nuôi dưỡng và củng cố thành kiến của người dân đối với kinh doanh.
    Vì thế, theo chúng tôi, không phải là nhận thức của người dân, mà chính là các định chế và chính sách của Nhà nước mới đóng vai trò quyết định đối với ứng xử kinh tế và tinh thần khởi nghiệp của người dân, cũng như đối với công cuộc canh tân và khuếch trương kinh tế.
  4. tu_hus

    tu_hus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Shuttler - Phong cách làm báo của thế hệ 8X

    ?o9h sáng, một vụ scandal diễn ra, 4h chiều bạn đã có bài cho báo ngày mai. Thế là nhanh ư? Đó là kiểu làm báo của thế kỷ trước, chúng tôi đã chán kiểu chạy tin này lâu lắm rồi?! Đó là câu nói của một nhà báo kỳ cựu ư? Không, đó là câu nói của chàng nhà báo thuộc thế hệ 8X - Tức là sinh vào thập niên 80.
    Shuttler - hình mẫu nhà báo mới

    Shuttler là tiếng lóng được đặt cho những nhà báo kiểu mới. Shuttler gồm toàn những nhà báo mới ra trường, độ tuổi chỉ dao động trong tầm 27 trở xuống, cá biệt, có những người dưới 20 tuổi. Tìm việc làm là một công việc khó khăn, để có một vị trí trong một toà soạn, các nhà báo tương lai phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh vô cùng quyết liệt, chính điều đó đã dẫn đến sự hình thành của Shuttler.

    "Trong thời buổi này, bằng cấp đã không còn là một tấm vé bảo đảm việc làm, chỉ có chứng tỏ năng lực, bạn mới có thể thuyết phục chúng tôi"! Lời nói chắc như đinh đóng cột của hầu hết các Tổng Biên tập luôn hằn sâu trong tâm niệm của Shuttler, họ hiểu rằng, họ phải làm một cái gì đó khác biệt, trên tầm để khiến mình "nổi bật trong đám đông", có thể chen vào các trang vốn chỉ có những cây bút lão làng độc chiếm.

    Các Shuttler đều có một đặc điểm chung là rất năng động và cần cù bởi họ có sức trẻ và muốn khẳng định mình. Họ sẵn sàng đi hàng trăm, hàng ngàn cây số chỉ để lấy một đoạn tin vài chục chữ dù nhuận bút thậm chí chưa đủ tiền mua vé tàu.

    Ndaus (người Hungary), một Shuttler kể lại: "Hồi Euro 2000, tôi đã tự túc tiền để sang biên giới Hà Lan và Bỉ làm một phóng sự với ý tưởng là tình hữu nghị giữa hai nước, bởi ở đấy họ có những ngôi nhà mà phòng này thuộc Hà Lan, phòng kia thuộc Bỉ. Đến khi bài được đăng tôi vui đến độ mất ăn mất ngủ vài ngày. Tôi mong rằng các toà soạn hãy kiên nhẫn và quan tâm đến những sinh viên mới ra trường như chúng tôi".

    Bây giờ Ndaus đã là một nhà báo chính thức, ở mặt sau của tấm thẻ nhà báo, anh vẫn kẹp bài viết đầu tiên của mình làm kỷ niệm.

    Makosti, anh chàng nhà báo 26 tuổi là một Shuttler có máu mặt ở Hungary, rất nhiều tờ báo muốn có anh, nhưng Makosti vẫn thích làm một phóng viên tự do. "Các bạn tôi đều muốn vào biên chế của một tờ báo nào đó rồi làm Shuttler, nhưng tôi cho rằng Shuttler đầu tiên phải gắn với tự do trước đã".

    Nói vậy không có nghĩa là Makosti không có việc làm, anh chỉ viết bài theo đặt hàng từ các tạp chí lớn và những bài của anh thì trên cả tuyệt vời bởi nó nhanh hơn tất cả những gì người ta có thể biết. Cuối năm 2002, Makosti đã viết một bài để đời và cũng là bài viết đánh bóng hình ảnh của anh.

    Số là Makosti theo dõi tình hình tài chính của các công ty dầu mỏ trên thị trường chứng khoán thấy có nhiều điểm đáng ngờ. Đầu tiên, một công ty ở Budapest liên tục báo lỗ trong khi lượng dầu bán ra tăng mỗi tháng 10%. Makosti lập tức nhảy vào điều tra quan hệ xem công ty này bán cho ai, với mức giá là bao nhiêu. Thì ra công ty nọ đã móc ngoặc với một công ty tư nhân, lợi dụng chính sách ưu đãi giá dầu của nhà nước tuồn ra ngoài để bán với giá cao, còn bán cho "đối tác" với giá rẻ, dẫn đến lỗ liên tục.

    Chưa thoả mãn, Makosti tiếp tục điều tra và biết công ty này còn có một đường dây tuồn dầu ra nước ngoài cũng với thủ đoạn trên. Và sau nửa tháng phục kích ở biên giới, Makosti có tất cả ảnh, ghi âm của các nhân vật liên quan làm nên một vụ án lớn, cùng một bài báo gây chấn động. Cần biết rằng, lúc đó không phải người dân Hungary nào cũng biết chính sách ưu đãi giá dầu của nhà nước, vậy mà Makosti đã điều tra ra hết gốc rễ vấn đề.

    Yêu nghề bằng cả trái tim

    Shuttler hiểu rõ nhiệm vụ của một nhà báo chân chính. Họ làm việc chính xác, nhiệt tình bất kể khó khăn. Ndaus tâm sự: "Chúng tôi luôn phải tìm tòi, sáng tạo, phát hiện những cái mới, lạ. Đó là cách ban đầu chúng tôi thuyết phục các Tổng Biên tập, lâu dần nó "ngấm" vào máu mình đến mức chỉ thích làm Shuttler. Chúng tôi không thích những gì có sẵn, mình ngồi tô vẽ nó, đó không phải là cách làm việc của Shuttler"!

    Shuttler đều hy sinh cuộc sống riêng cho công việc, phần lớn họ không nghĩ đến chuyện tìm bạn gái, bạn trai vì không có thời gian và cũng vì yêu nghề quá rồi. Họ phải sống một cuộc sống trên cả mức tạm bợ, không nhà cửa (vì di chuyển liên tục), không biết thế nào là ăn tối cùng gia đình.

    Đối với họ, máy tính và Internet là người bạn tri kỷ nhất, giải trí thì đến các quán bar, uống cùng đồng nghiệp... "Các bạn đừng nghĩ chúng tôi mệt mỏi, trái lại, chúng tôi rất say mê công việc, được chinh phục khó khăn, phát hiện vấn đề mới, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng tôi".

    Các Shuttler được các báo cực kỳ trọng dụng, với những người như Ndaus hay Makosti, họ sẵn sàng đề nghị vào biên chế với mức lương ít nhất là cao gấp 3 lần một biên chế thông thường, bởi chỉ cần biết có bài của họ là báo bán chạy còn hơn cả tôm tươi. Đỉnh điểm là bài của Makosti bán đến gần 500.000 bản, bằng thu nhập của toà soạn cả năm đó!

    Nhuận bút của họ thường không được tiết lộ để tránh những tiền lệ xấu khi các Shuttler cảm thấy bị phân biệt đối xử nếu bị trả thấp hơn. Những bài viết càng độc thì càng đáng giá, nếu báo bán vượt mức, họ sẽ còn được chia phần trăm.

    Ai có thể làm Shuttler

    Để làm một Shuttler tầm cỡ là điều cực khó, người này phải có kiến thức toàn diện và phải loại bỏ tư tưởng "ăn sẵn". Chỉ tìm tòi họ mới xứng đáng được coi là Shuttler.

    Makosti nói: "Để dễ hình dung bạn hãy nghĩ thế này: Shuttler = Thám tử + nhà báo + chuyên viên tư vấn tài chính + vận động viên điền kinh. Chỉ khi hội đủ 4 điều kiện ấy, một Shuttler sẽ xuất hiện".

    Shuttler là một cơn sốt mới trong giới sinh viên báo chí ở nhiều nước châu Âu, các sinh viên trẻ bị hấp dẫn bởi sự nổi tiếng, thử thách và những khoản nhuận bút khổng lồ. Đây có thể coi là một trào lưu tốt thúc đẩy sinh viên quyết tâm và ra sức tìm tòi.

    Tuy nhiên, giới báo chí đã lên tiếng cảnh báo các Shuttler không nên quá sa đà, tham quyền lợi, họ có thể đánh mất chính mình. Chẳng hạn như Makosti có trong tay những bằng chứng quan trọng, nếu là người tham tiền, rất có thể đem đi tống tiền lấy được một khoản gấp trăm lần nhuận bút.

    Thêm vào đó, bản chất của Shuttler là trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm, nếu sai lầm, họ có thể làm những vụ động trời mang ý nghĩa tiêu cực. Đến lúc đó, họ có thể mất việc, báo có thể xin lỗi, nhưng ai sẽ đền bù cho hàng trăm ngàn độc giả đã đọc những thông tin sai lạc đó?

    Shuttler vẫn còn nhiều việc phải làm...

    Thành Trung
    Báo Sinh viên Việt Nam

  5. tu_hus

    tu_hus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điện thoại di động giết tinh tru?ng?


    Giới khoa học đưa ra nhận định la? điện thoại di động mang the?o ngươ?i có thê? gây hại đáng kê? đến kha? năng sinh sa?n cu?a đa?n ông.
    Các nha? nghiên cứu tư? trươ?ng đại học Szeged cu?a Hungary nói sóng điện tư? cu?a điện thoại có thê? la?m gia?m số tinh tru?ng ơ? đa?n ông đi bớt một phâ?n ba.
    Nghiên cứu na?y được tri?nh ba?y tại phiên họp cu?a ESHRE (Hiệp hội sinh sa?n va? thai nhi) được tô? chức ơ? Berlin, cho biết kha?o sát trên nhóm 200 đa?n ông.
    Các chuyên gia khác chi? trích nghiên cứu na?y, cho ră?ng nhóm nghiên cứu chưa xét đến các khía cạnh khác trong cuộc sống cu?a nhưfng ngươ?i đa?n ông đó.
    Du? vậy, đây la? nghiên cứu đâ?u tiên xét đến a?nh hươ?ng cu?a sóng điện tư? lên tinh tru?ng.
    Ngoa?i chuyện chi? ra ră?ng đa?n ông mang điện thoại thươ?ng trực bị gia?m mất một phâ?n ba số tinh tru?ng, báo cáo co?n nói thêm la? số tinh tru?ng co?n lại đa số không bơi như bi?nh thươ?ng, la?m gia?m cơ hội thụ thai.
    Thế nhưng giáo sư Hans Evers, vốn tư?ng la? chu? tịch cu?a ESHRE, thi? cho ră?ng nghiên cứu na?y "đặt ra nhiê?u câu ho?i hơn la? câu tra? lơ?i", vi? theo ông ngươ?i ta có thê? gia?i thích hiện tượng đó bă?ng nhưfng cách hoa?n toa?n khác hơn la? do du?ng điện thoại câ?m tay.

  6. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Vậy có nghiên cứu nào về noãn không nhỉ ....mà theo mình nghiên cứu có 200 thì ít quá ....
    vả lại như trên cũng nêu là có thể giải thích bằng lí do khác ...Có thể các ông bạn mình nhận liên lạc để chơi bời cũng nên ...mà quái lạ ... [xoá]có khi phải đi thử xem sao [/xoá]....
  7. EatCarotte

    EatCarotte Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này