1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết sưu tầm được và muốn chia sẻ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi arien, 01/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Nguyên lý Bất phân tranh trong Võ đạo
    Khi nói tới võ, người ta nghĩ ngay tới một nghệ thuật chiến đấu, nghĩa là phải có giao tranh. Vì vậy, nói tới bất phân tranh trong võ thuật có vẻ như một nghịch lý.
    Tuy nhiên, võ thuật không đơn thuần là một nghệ thuật chiến đấu, mà còn là đạo, là một triết lý sống. Điểm khởi đầu và kết thúc của võ đạo chân chính là nguyên lý bất phân tranh.
    Để tìm hiểu nguyên lý này, ta cần xem xét tới căn nguyên của các môn võ cổ Đông phương: lý thuyết nhất nguyên phân cực của thuyết Âm-Dương. Theo thuyết này, vũ trụ và mọi vật bên trong nó đều phát sinh từ một thể thống nhất mà người Trung hoa gọi là Thái cực, người Ấn độ gọi là Cũnyatâ, người Nhật gọi là Kù (AiKi), dịch theo nghĩa Triết học là "vũ trụ tinh khí tiền phân cực". Ngày nay, vật lý học hiện đại cũng giả định rằng vũ trụ được phát sinh từ một vụ nổ lớn (Big Bang) của một thể thống nhất. Triết học Đông phương quan niệm rằng Thái cực là một thể thống nhất, trong đó không có khái niệm nóng-lạnh, không có độ xa-gần không gian, không có sự lâu-mau thời gian, không có đứng yên, không có chuyển động... Thái cực là một uy lực uyên nguyên tự tại, vô thủy, vô chung. Chỉ sau khi phân cực tạo thành vũ trụ, các khái niệm nhị nguyên nóng-lạnh, xa-gần, lâu-mau, tĩnh-động mới hình thành.
    Ngày nay, bị giam hãm trong một thế giới nhị nguyên,con người thường cho rằng tranh đấu là lẽ đương nhiên, muốn tồn tại phải tranh đấu, mà họ quên đi mất bản chất, hình thể của vũ trụ. Chính điều này đã làm cho con người dần dần tách rời mối liên hệ giưã mình và vũ trụ, nghĩa là dần dần đánh mất đi sức mạnh đích thực của mình.
    Mục đích tối hậu của võ đạo là đưa con người tìm về với căn nguyên bản thể của mình, từ đó phát lộ được sức mạnh chân chính và đích thực của mình.Vì vậy, trong võ đạo phải trừ tuyệt mọi ý nghĩ nhị nguyên về giao đấu, hơn-kém để giác ngộ được sự thống nhất giữa vạn vật, giác ngộ được cội nguồn của vạn vật là Thái cực. Điều này giải thích vì sao võ đạo lại khởi đầu và kết thúc bởi nguyên lý bất phân tranh.
    Nguyên lý bất phân tranh phát biểu rằng bởi vì vũ trụ và mọi sự vật bên trong nó đều phát sinh từ một nguồn gốc,nên mọi hình thức giao tranh đều là phi lý và đi ngược lại quy luật của vũ trụ. Đây là nguyên lý chính yếu của võ đạo Đông phương, và có ghi trong Bushido- bộ luật võ sĩ đạo của các chiến binh samourai Nhật bản.
    Có một số bạn trẻ có luyện võ nói:"Đồng ý! Nghe thì hay lắm! Nhưng khi có một kẻ lăm lăm nắm đấm xông vào ta, thì áp dụng nguyên lý bất phân tranh thế naò đây?".
    Thực ra, nguyên lý bất phân tranh, cũng như nhiều nguyên lý khác, có nhiều tầm mức và phạm vi áp dụng khác nhau.
    Ở mức thấp nhất, là khi ta bị đưa đẩy tới một trận chiến đấu không thể tránh khỏi. Trong đời sống, cũng có khi bắt gặp tình huống này, ví dụ như ta gặp trộm cướp hay côn đồ. Trong một trận chiến đấu, ta chỉ có thể bị bại nếu như ta trúng đòn của đối phương. Mà ta chỉ có thể trúng đòn của đối phương khi ta chịu lãnh đòn đó, tức là lấy lực của mình chọi với lực của hắn. Trong trường hợp này, nguyên lý bất phân tranh được biểu lộ bằng cách dùng lực của đối phương, nương theo lực của đối phương để chế ngự đối phương, nói cách khác là ta để cho hắn sử dụng lực của hắn theo ý của ta, và bị đánh bại do lực của hắn.Võ sư Jigoro Kano, người sáng lập ra môn Nhu đạo, nói: "Ta có ba lực, địch thủ có bảy lực. Nếu ta đem ba lực của ta chọi với bảy lực của địch thủ, nhất định ta sẽ bị thua. Nếu ta biết lợi dụng lực của địch thủ, ta có mười lực, còn hắn chỉ có bảy. Phần thắng chắc chắn thuộc về ta vậy".
    Nguyên lý bất phân tranh đã nâng võ thuật thoát khỏi lẽ tầm thường "mạnh được, yếu thua". Thực ra,nếu cứ khỏe là thắng thì chả cần tới võ thuật để làm gì.
    Nhưng đó mới là nguyên lý bất phân tranh ở mức độ thấp nhất, nghĩa là dùng trong chiến đấu. Một qui tắc trong chiến tranh, mà bất kỳ một samourai nào tại Nhật cũng phải học, có nói về các mức độ chiến thắng:
    ? Mức thấp nhất là thắng trận sau khi giao tranh, tức là ta giành chiến thắng bằng cách đánh bại đối thủ của ta.
    ? Mức trung bình là giao tranh sau khi thắng trận, tức là ta dẫn dụ đối thủ vào những điều kiện tất yếu dẫn tới thất bại, rồi mới đánh bại hắn.
    ? Mức cao nhất là thắng trận mà không cần giao tranh, nghĩa là ta khuất phục địch thủ bằng lẽ phải và tinh thần yêu thương.
    Nếu phải thắng trận,tại sao ta lại không thắng theo lối cao thủ nhất ? Thật thà mà nói, đó còn là lối chắc chắn và an toàn nhất, vì chả cần đấm đá gì cả.
    Trong đời sống, trừ ra một vài trường hợp cực kỳ hãn hữu, ta có thể tránh được mọi vụ cãi lộn, miễn là ta luôn giữ được điềm tĩnh và diệt bỏ được tư tưởng về chiến đấu trong tim ta.
    Điều này đòi hỏi một tinh thần mạnh mẽ và một ý chí kiên định.
    Những kẻ yếu đuối, hay khóc lóc than van, chẳng chống cự ai và cảm thấy yên ổn khi mình không chống lại ai, thì không phải là những người thấm nhuần nguyên lý bất phân tranh.
    Đem nhốt mọi lời nói và hành động của đối thủ vào trong lòng ta, đó cũng không phải là bất phân tranh thực sự ; đó là sự chịu đựng. Cho dù miệng ta không nói ra, nhưng trong lòng ta rất đau đớn và sôi sục muốn trả thù. Đó cũng là một hình thức đấu tranh.
    Cái bất phân tranh mà chúng ta đang nói đến chỉ hình thành nếu ta không ôm ấp một mối căm thù nào với bất cứ ai, với một lòng khoan dung như biển cả, thu nhận được mọi con sông, ta vẫn giữ được sự bình tĩnh trong tâm hồn ta.
    Mỗi khi có sự việc gì xảy tới, ta nên giữ sự điềm tĩnh, xem xét sự việc với lòng khoan dung và lẽ công bằng. Khi ta đã xem xét sự việc một cách tỉnh táo, với tinh thần thiện chí, lẽ dĩ nhiên người cũng đem thiện chí đối đãi với ta, hành động của ta và người sẽ tìm ra con đường đúng. Đó chính là giải pháp dẫn tới tinh thần yêu thương và hòa hảo.
    Bạn bè trong võ lâm thắc mắc :"Hay lắm.Nhưng điều này chỉ áp dụng được khi người cũng điềm tĩnh và công bằng như ta. Mà đã xô xát thì ít người biết điều lắm.".
    Thực ra, lòng khoan dung cảm hóa được cả thú dữ. Chuyện xưa có kể rằng một võ sư có một môn đệ rất tài giỏi. Một ngày kia, khi đi chơi với bè bạn, bất ngờ bị một con ngựa dữ đá, anh đã lẹ làng tránh khỏi. Bạn bè phục lắm, và về kể lại cho vị võ sư. Ông chỉ lắc đầu mà bảo rằng chả có gì là tài giỏi hết. Mấy người học trò liền lập mưu lừa cho vị võ sư cho đứng gần con ngựa kia. Suốt cả buổi ông ung dung đứng đó trò chuyện với các môn đệ mà không có gì xảy ra.Về sau, trong buổi tập, ông giảng một câu :"Chính thái độ hòa nhã và tinh thần yêu thương làm cho người mất tinh thần chiến đấu với ta.".
    Đó chính là nguyên lý bất phân tranh áp dụng ở mức độ cao nhất vậy. Muốn đạt tới trình độ này, người luyện võ phải khổ luyện từng phút, từng giây không lơi lỏng, phải giữ cho mình một tinh thần trong sáng, một sự khoan dung, một tình yêu thương rộng lớn và luôn theo lẽ công bằng.
    Vì nguyên lý bất phân tranh dẫn dắt con người đi theo con đuờng đúng, với tinh thần yêu thương và hòa hảo,nên nó là đỉnh cao, là điểm kết thúc của võ đạo.
    Thấu triệt nguyên lý này, người với người cùng có một tinh thần mạnh mẽ, một tâm hồn cao thượng, và cuộc sống sẽ tràn đầy hòa bình cùng tình yêu thương.
    Nguồn: Thanh niên xa mẹ.
  2. helenham

    helenham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    675
    Đã được thích:
    0
    Cổ tích loài ****
    Xưa lắm rồi, khi đó những chú **** đêm cũng có màu sắc rực rỡ như những loài **** khác, thậm chí còn lộng lẫy hơn những chú **** bây giờ.
    Một ngày nọ, những thiên thần thấy buồn bã vì mây đen che phủ bầu trời khiến họ không còn nhìn thấy loài người ở chốn trần gian. Họ khóc - nước mắt thiên thần rơi xuống tạo nên những giọt mưa trắng xoá. Những chú **** đêm hào hiệp vốn ghét nhìn thấy mọi người buồn phiền. Vì thế chúng rủ nhau làm một chiếc cầu vồng.
    **** đêm nghĩ rằng nếu nhờ những loài **** khác giúp sức thì chúng chỉ cần cho đi một ít màu sắc của mình là có thể tạo ra một chiếc cầu vồng tuyệt đẹp. Thế là một chú **** đêm tìm đến nữ hoàng của những loài **** khác để nhờ giúp đỡ. Nhưng những loài **** khác quá đỗi ích kỷ và tự phụ nên không muốn cho đi màu sắc của mình, dù chỉ một chút. Những chú **** đêm quyết định làm việc đó một mình. Chúng vỗ cánh thật mạnh làm bột phấn trên cách tơi rắc trong không trung tạo thành những đám mây ngũ sắc lung linh như thuỷ tinh. Những đám mây dần dần giãn ra tạo thành một đường viền dài. Nhưng chiếc cầu vồng chưa đủ lớn, vì thế những chú **** đêm cứ tiếp tục cho đi màu sắc của mình, cứ thêm vào từng chút một cho đến khi chiếc cầu vồng kéo dài đến tận chân trời. Những thiên thần trông thấy cầu vồng trở nên vui sướng. Họ mỉm cười, nụ cười ấm áp chiếu rọi xuống trần gian làm nên những tia nắng rạng rỡ.
    Và những chú **** đêm ấy chỉ còn lại duy nhất một màu nâu thô mộc bởi chúng đã cho đi tất cả những sắc màu lộng lẫy nhất để dệt nên chiếc cầu vồng tuyệt diệu...".
    Đừng chăm chăm nhìn vào diện mạo, hãy soi rọi để tìm thấy những điểm sáng bên trong một con người. Có ai đó đã nói: "Nhân cách là ngọc quý, nó có thể cắt rời những ngọc quý khác
  3. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Quả đấm miền sơn cước
    Một buổi chiều cuối đông khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, trên dãy Hoàng Liên Sơn, trong ánh nắng chiều vàng nhạt, một gã thanh niên vóc người tầm thước, trạc 18, 19 tuổi, quần dõng, áo ga, chân đi giày vải, loay hoay chỉnh chỉnh, ngắm ngắm với một chiếc máy ảnh Praktica bên sườn đồi. Đối tượng trước ống kính của gã là một tốp khoảng chục người đàn ông đủ mọi lứa tuổi đang xoay trần cặm cụi đào bới trong một hố đất sâu cách đó vài ba chục mét, hì hục đổ từng xẻng đất vào một cái máng gỗ có nước chảy qua bên dòng suối. Họ là những kẻ đào vàng.
    Một thanh niên trong đám đào vàng ngừng tay, ngẩng đầu lên quệt mồ hôi trán. Bỗng hắn nhận thấy có kẻ đang chĩa ống kính máy ảnh về phía mình, liền hét lớn "Đ.m., có đứa chụp ảnh." Cả đám đào vàng ngừng phắt công việc, sững lại một giây nhìn kẻ quấy rối, rồi những tiếng hô hào, chửi bới đua nhau vang lên:"Thằng này khéo là nhà báo", "Có khi nó chụp về báo cớm cũng nên", "Đánh bỏ me nó đi anh em ơi", "Đánh", "Giết" ... Tiếp ngay sau những tiếng thét, đám đào vàng ào ào nhảy lên khỏi hố, cuốc xẻng lăm lăm, xông thẳng về phía gã thanh niên cầm máy ảnh.
    Gã thanh niên bừng tỉnh khỏi cơn mê nhiếp ảnh, đảo mắt nhìn quanh. Sườn đồi hoang vắng với mấy bụi cây lưa thưa, địa hình trống trải kéo dài hàng km, không biết khả năng chạy nhảy của đối phương ra sao, nếu bỏ chạy thì trước sau gì cũng bị chúng bắt kịp. Lúc đó đã mệt thì chắc chắn là ốm đòn, có khi bỏ mạng. Âu là hãy chiến đấu khi còn sung sức. Đút vội chiếc máy ảnh vào chiếc túi vải nhỏ đeo bên hông, gã thanh niên quay đầu rảo bước, tay xua xua vẻ sợ hãi "Em không làm gì. Các anh cho em xin".
    Đây là một chiến thuật mà người chiến binh lừng lẫy trong lịch sử Nhật bản Miyamoto Musashi đã áp dụng hơn 300 năm trước, trong một trận chiến một chọi tám mươi mốt kẻ thù. Trong tai gã thanh niên còn văng vẳng lời dặn dò của sư phụ, vốn là một giáo viên võ thuật của Cục Cảnh vệ K10 (*) : "Trong một trận đấu với nhiều địch thủ, nếu không có địa hình địa vật để lợi dụng, thì phải giả vờ bỏ chạy. Đối phương đuổi theo sẽ có kẻ nhanh người chậm, như vậy ta có thể chia nhỏ lực lượng của chúng thành từng nhóm nhỏ để tiêu diệt. Những kẻ nhanh nhất thường là hung hăng nhất, đánh gục những đứa này là bọn còn lại rét hết. Phải ra đòn dứt khoát và tàn độc cho bọn kia sợ hãi".
    Bọn đào vàng thấy thái độ hoảng hốt của gã thanh niên càng hung hăng xông tới. Gã thanh niên rảo bước chạy loanh quanh khu đồi được một đoạn ngắn, liếc mắt nhìn lại phía sau thấy hai tên hung hăng nhất đã tới rất gần, cách bọn phía sau một khoảng cách kha khá, gã liền tạt sang phải một bước, bất ngờ dừng lại. Hai tên đuổi theo hơi bất ngờ vì con thú săn đã rời khỏi đường chạy và đột nhiên dừng bước. Chúng khựng lại một phần giây đồng hồ, rồi vung cuốc, xẻng lên ... Nhưng đã quá muộn. Ngay khi vừa tạt sang phải, dừng lại, vẫn quay lưng về phía địch thủ, chân trái của gã thanh niên đã giơ thẳng lên, người quay nửa vòng, vung chân thành một đường vòng cung, bổ một đòn Lôi phong cước sấm sét vào đầu tên đào vàng phía trái gã. Chỉ nghe một tiếng khục ghê rợn, xương hàm của tên đào vàng vỡ vụn bởi cạnh bàn chân đi giày vải và hắn gục xuống không kịp kêu một tiếng. Tay của tên bên phải chưa kịp vươn hết đà chuẩn bị cho một cú vụt cuốc, thì hắn đã lãnh trọn một đòn Kim tiêu cước vào hạ bộ, lăn ra giãy đành đạch. Cách ra đòn Kim tiêu cước của gã thanh niên gia dĩ cũng có chỗ độc đáo. Trong Thiếu lâm chính tông, khi ra đòn Kim tiêu cước, người đá co đầu gối lên, lợi dụng sức bật của hông, đùi, đầu gối và cổ chân để tung ức bàn chân hoặc mũi bàn chân hoặc mu bàn chân đá thẳng ra phía trước. Gã thanh niên không co đầu gối, mà ngay khi chân trái gã kết thúc đòn Lôi phong cước, bàn chân vừa chạm đất, gã đã bật chân lên tung thẳng đòn Kim tiêu cước vào đối thủ thứ hai. Tất nhiên, lối đá này có suy giảm chút ít về lực do không tận dụng được tối đa sức bật của đầu gối, nhưng gã đã có gần một chục năm rèn luyện ròng rã, mỗi ngày đá hàng trăm ngọn cước vào bao cát, gốc cây, cột đá và đủ các loại mục tiêu, nên sự suy giảm về lực là không đáng kể. Trong khi đó, tốc độ chớp nhoáng của lối đá này là điều cực kỳ quan trọng trong những trận đấu sinh tử với nhiều địch thủ, khi mà khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết chỉ là một phần giây đồng hồ.
    Hai tên bị hạ bằng hai ngọn cước không làm giảm sự hung hãn của bọn đào vàng say máu. Ba tên ở tốp tiếp theo đang đà chạy vẫn ào ào xông lại. Gã thanh niên lạng mình về phía trái, rút chân trái về phía sau, hơi nghiêng người chuẩn bị tung ra một đòn đá. Bỗng một thanh âm đơn điệu, buồn tẻ cách đó một đoạn cất lên: "Coi chừng Lưu vân cước". Gã thanh niên nhếch mép cười khẩy : "Quá muộn", chữ "muộn" chưa dứt, ức bàn chân phải của gã đi theo một đường vòng cầu đã giáng một đòn Lưu vân cước chí tử vào xương cạnh sườn của tên chạy đầu tiên. Chỉ nghe tiếng xương gãy rắc, rồi tên này gục xuống, miệng hộc ra một búng máu. Chân phải vừa chạm đất, gã thanh niên xoay người tung tiếp một đòn Hổ vĩ cước, gót chân trái tống thẳng vào giữa ức tên thứ hai, làm tên này văng ngược về sau mấy mét, xương ức gãy nát, nằm bẹp một đống. Tên thứ ba lúc này xông lại quá gần, thấy nguy hiểm nhưng chưa kịp phản ứng thì gã thanh niên đã dùng tay trái chạm nhẹ vào tay hắn làm cản đà vung của cán xẻng, tay phải tung một đòn Nanamé Shuto Uchi chém chéo cạnh bàn tay cứng như thép nguội vào hàm đối phương. Đòn Nanamé Shuto Uchi của gã thanh niên cũng không phải là một cú chém cạnh bàn tay thông thường của Karate, mà là một đòn sát thủ. Khi cạnh bàn tay phải của gã thanh niên chặt gãy hàm đối phương, thì ngón tay cái đang chĩa ra của gã cũng móc thẳng vào mi mắt hắn làm máu chảy ròng ròng. Lòng bàn tay trái của gã thanh niên vừa tì nhẹ vào cùi chỏ của tên đào vàng để chặn đà vung của cán xẻng, giờ vuốt ngược lên phía vai hắn, kết hợp bàn tay, cánh tay trước và khuỷu tay thành một đòn Atémi hiểm ác bẻ gãy tay phải tên đào vàng thành hai đoạn. Tay phải của gã thanh niên vừa rời khỏi hàm tên đào vàng liền tóm lấy tóc hắn kéo vào gần, tay trái của gã vẫn tiếp tục khóa cánh tay đã gãy của địch thủ, gã quay lưng đánh gót phải vào hạ bộ của kẻ xấu số, tiếp tục đà xoay kê hông vào ném hắn ra xa hai mét bằng một thế Uchi Mata của môn Nhu đạo.
    Đám còn lại là lũ a dua, theo đóm ăn tàn, thấy tình trạng thê thảm của bọn cầm đầu, bỏ chạy thì dở, đứng lại cũng không xong, ngần ngừ chưa quyết, thì gã thanh niên đã nhảy vọt mấy bước lùi lại phía sau thật xa, phẩy tay về phía năm thân thể đang lăn lộn, rên rỉ trên mặt đất, cất giọng khinh bỉ : "Khiêng chúng nó đi cho khỏi bẩn mắt ông!".
    Nhóm đào vàng xúm lại khiêng đồng bọn líu ríu chuồn mất.
    Gã thanh niên nghĩ thầm "Giờ mình cũng phải chuồn, không bọn nó về lôi thêm cha con họ hàng ra đây là bỏ cụ." Gã quay bước định đi về phía đường cái để vẫy xe bus về thị trấn, thì lại thanh âm đơn điệu, buồn tẻ khi nãy cất lên "Khá lắm." Gã thanh niên giờ đây mới nhận ra tiếng nói cảnh báo về đòn Lưu vân cước của gã không phải phát ra từ bọn đào vàng. Nhìn về phía phải cách đó vài chục thước, gã thấy một người dân tộc trạc gần 30 tuổi nằm khuất dưới tán một bụi cây dại ven đồi, chân tay duỗi thoải mái, có vẻ như đang ngái ngủ. Mặc dù đang tìm cách chuồn cho sớm, thói hài hước của gã thanh niên cũng buộc hắn phải buột ra một đoạn giễu gã vẫn quen dùng: "Cảm ơn bác đã có lời khen. Vừa nãy nhà em có làm điều gì không phải, bác làm ơn bác niệm tình bỏ quá cho, em cảm ơn. Giờ kính bác ở lại, em ngược."
    - Mày định đi đâu ?
    Gã thanh niên nhíu mày "việc quái gì đến nó?", nhưng rồi cũng đáp:
    - Em định đi bộ ra đường cái rồi vẫy xe bus về thị trấn.
    - Đây ra đường cái cũng phải 6, 7 cây số, mày đi chưa được nửa đường thì xe Minxk của bọn đào vàng đã vây kín đường ra rồi.
    Hùng tâm tráng chí của gã thanh niên bồng bột nổi lên:
    - Ở lại thì chắc chắn chết. Ra đi thì may ra không chết. Ai mà chả có một lần, để em đi cho sớm chợ. Nếu có làm sao, ít nhất là hai chục mạng nữa cũng sẽ theo em.
    - Đồ ngu. Bây giờ mày đi theo tao về nhà cho qua tối nay, rồi mai sớm tao dẫn mày theo đường mòn ra khỏi núi ở phía bên kia, khi đó mày tha hồ mà vẫy xe đi đâu tùy thích.
    Vẫn quen chửi bới người khác là đồ ngu, nhưng do tính tình hào sảng, nên khi bị chửi, gã thanh niên cũng không lấy đó làm điều. Ngẫm nghĩ mấy giây, gã gật đầu:
    - Em đi theo bác.
    Nguồn Thanh niên xa mẹ
  4. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Hai người lầm lũi đi xuyên qua mấy vạt đồi về phía dãy núi, đến một căn lều tranh cô độc nằm trên lưng chừng dốc của một vách đá. Người dân tộc lẳng lặng thổi lửa, nấu cơm, hâm nồi thịt lợn bắc sẵn trên bếp, luộc qua quít một ít rau trong vườn nhà rồi dọn tất cả ra một ván gỗ. Gã quơ tay vào góc cột lôi ra một vò rượu, rót ra hai chiếc bát sành, bảo gã thanh niên:
    - Ngồi vào đây ăn cơm với tao.
    Gã thanh niên vốn quen cảnh sống lang bạt kỳ hồ, nay đây mai đó nên cũng không khách sáo:
    - Vâng, em xin bác.
    Họ ăn uống trong im lặng.
    Được một lúc, sau một bát rượu xá nùng (**), gã thanh niên bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn, lân la bắt chuyện:
    - Sao hồi chiều bác nhận ra là em sắp tung ra đòn Lưu vân cước? Sự việc xảy ra chỉ trong chớp mắt, và từ trước đến nay, đối thủ của em chỉ nhận ra Lưu vân cước khi ngọn cước đã chạm vào người.
    Người dân tộc chỉ mỉm cười, lắc đầu, rót thêm rượu vào hai chiếc bát. Sau khi hai người nhấm nháp một lúc lâu, người dân tộc mới lên tiếng:
    - Mày khá lắm. Chỉ tiếc cái khí của mày còn hăng quá.
    Gã thanh niên giật mình, hỏi:
    - Sao bác nói thế ?
    Ánh mắt người dân tộc mơ màng:
    - Khi ra đòn, mày muốn nuốt sống người ta.
    - Trong chiến đấu, chúng nó không chết thì em chết.
    - Đành rằng là thế. Nhưng cái khí của mày có thể hăng thì cũng có thể nhụt. Mày để người khác nhìn thấy cái khí của mày, thì người ta cũng có thể dùng nó để làm hại mày.
    Gã thanh niên giật mình thêm lần nữa :"Vẫn biết rằng trên vùng núi phía bắc có nhiều cao thủ võ lâm, tưởng chỉ về quyền cước, không ngờ lại có người uyên bác đến bậc này.". Gã mon men gạ gẫm:
    - Thế bác có lời khuyên gì cho em không? Hay bác cho em xem vài đường quyền cước cho em học hỏi?
    Người dân tộc lại im lặng uống rượu. Đêm về khuya. Bỗng người dân tộc từ từ đứng dậy:
    - Tao mến mày, không muốn cái khí hăng của mày cản đường tiến bộ. Tao sẽ cho mày xem một quả đấm.
    Gã thanh niên vẫn còn cái bồng bột của thanh niên 18, nghĩ thầm :"Tưởng gì, một kẻ rèn luyện gần chục năm trời, qua toàn bộ bộ tay của Karate, Thiếu lâm Nam phái, 108 thế biến hóa của Vĩnh Xuân,các quả đấm của môn Quyền Anh và các thế tay của võ thuật công an thì còn lạ quái gì quả đấm." Tuy nghĩ thế, nhưng bề ngoài gã vẫn lạnh lùng, ung dung đứng dậy.
    Trong căn lều chật hẹp, hai người đứng cách nhau khoảng trên hai mét. Người dân tộc lên tiếng:
    - Bây giờ mày có thể dùng bất kỳ đòn thế gì tùy thích để đỡ, tao chỉ đấm mày một quả vào mặt.
    Gã thanh niên mỉm cười, nghĩ thầm "Mình đã biết trước cả mục tiêu thế này thì còn gì mà đánh nữa.". Tuy thế, gã vẫn cẩn thận:
    - Bác nhẹ tay cho.
    Đoạn gã rút chân phải về phía sau, hai chân hơi chùng xuống, hai tay thủ phía trước theo thế tấn Trắc thân kiềm dương mã của môn Vĩnh Xuân. Người dân tộc cũng vào một thế đứng hơi chùng người, mộc mạc, trông có vẻ không ra một tư thế gì cả. Gã thanh niên nhìn thẳng vào mắt đối thủ, nghĩ thầm :" Hiện giờ mình còn ở ngoài cả tầm đá. Hắn muốn đấm tất phải tiến lại gần. Dù phản xạ của hắn nhanh đến mấy, thì mình cũng thừa thời gian dùng đòn Nami Gaeshi chặn cạnh bàn chân vào đầu gối làm hắn không tiến sát vào được, hoặc dùng một ngọn cước đá thẳng vào hắn khi hắn chưa tới tầm đấm. Hắn nói chỉ đấm một lần, mình đẩy lui hắn một lần là ổn."
    Giác quan gã thanh niên cảnh giác cực độ, tinh thần tỉnh táo, thân thể thả lỏng, hơi thở điều hòa. Không gian vắng lặng,chỉ có tiếng côn trùng kêu rả rích trong đêm. Không rõ do trời đêm hay điều gì, gã thanh niên bỗng thấy nôn nao một phần giây đồng hồ, rồi gã nhận ra người dân tộc đang di chuyển vào trong tầm đấm. Một quả đấm tay phải từ từ tung ra bay thẳng vào mặt gã. Gã thanh niên nhìn thấy quả đấm từ từ tiến tới khuôn mặt mình, nhưng không kịp đỡ. Bộp một tiếng, quả đấm đập khẽ vào mặt gã. Gã thanh niên bàng hoàng sửng sốt. Đành rằng nếu quả đấm nhanh như chớp giật, gã không kịp đỡ thì ra một nhẽ. Đằng này gã thấy quả đấm bay lại từ từ, đến lúc muốn phản ứng thì lại không kịp.
    Người dân tộc lui ra, bật cười thành tiếng:
    - Tự nhiên như cây cỏ, như đá, như nước, như mây, thì đối thủ không thấy mày làm gì, không biết mày ở đâu, không có cách nào tránh được.
    Hai người uống thêm một vài bát rượu rồi mỗi người một góc ngủ say như chết. Sáng hôm sau, người dân tộc đưa gã thanh niên xuống núi.
    HẾT.
    -----------------------------------------------------------------
    Chú thích
    (*) Cục cảnh vệ K10 là đơn vị bảo vệ lãnh tụ của Việt nam. Các giáo viên võ thuật của đơn vị này hàng năm thường được gửi đi Trung quốc, Triều tiên, Nhật bản, Nga để tu nghiệp về võ thuật, chủ yếu là các đòn thế sát thủ, giết người trong nháy mắt và kỹ thuật chiến đấu cận chiến. Ngoài võ thuật và kỹ thuật sử dụng vũ khí, các giáo viên còn phải học tập về chiến thuật chiến đấu trong các địa hình khác nhau trong thành phố cũng như ở nông thôn, rừng núi ...
    (**) Rượu xá nùng, có nơi còn gọi là rượu sắn lùng, sá lùng ..., tác giả truyện ngắn này đã từng lang thang khắp vùng rừng núi Tây Bắc Việt nam, thấy nhiều nơi gọi tên khác nhau, nên không biết tên nào chính xác, là loại rượu của người dân tộc được nấu bằng gạo nếp hoa vàng.
    Các tình tiết khác có thể là bốc phét, nhưng riêng chi tiết về quả đấm chậm của người dân tộc, chính tác giả của truyện ngắn này đã chứng kiến vào khoảng hơn 13 năm về trước trong vùng núi rừng Hoàng Liên Sơn.
    Nguồn Thanh niên xa mẹ
  5. helenham

    helenham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    675
    Đã được thích:
    0
    Ai cũng có thể bay
    Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim. Mọi lời giải thích đều chẳng có nghĩa lý gì với cậu bé.
    Cậu ta hay thắc mắc rằng tại sao cậu lại không thể bay cơ chứ trong khi trong vườn thú còn có những con chim to hơn cậu ta, vậy mà chúng vẫn bay được.
    Có một cậu bé khác bị liệt từ nhỏ, ước mơ duy nhất của cậy bé là có thể đi đứng và chạy được giống các cô cậu bé khác. Cậu bé cũng luôn hỏi bố mình lý do tại sao cậu lại không thể đi được.
    Một hôm, cậu bé sống ở trại trẻ mồ côi được ra ngoài. Cậu ta đến công viên và nhìn thấy cậu bé bị liệt đang chơi trong hố cát. Cậu bé chạy lại hỏi xem cậu bé trong hố cát kia đã bao giờ mơ ước được bay chưa.
    - Tớ chưa bao giờ mơ như thế ?" Cậu bé bị liệt trả lời ?" Nhưng tớ luôn ước rằng tớ có thể đi lại bình thường như cậu.
    - Tớ xin lỗi, chuyện của cậu thật đáng buồn. Này, chúng ta có thể làm bạn với nhau được chứ?
    - Tất nhiên rồi!
    Hai đứa trẻ chơi với nhau rất vui vẻ cho đến khi bố cậu bé bị liệt mang chiếc xe lăn ra đón con trai mình về. Cậu bé có mơ ước được bay ra nói thầm điều gì đó vào tai bố bạn mình.
    - Được thôi, nếu cháu muốn ?" Người bố vui vẻ đáp.
    Cậu bé tiến lại chỗ bạn mình và nói:
    - Cậu là người bạn duy nhất của tớ. Tớ ước gì có một điều kỳ diệu sẽ làm cho bạn có thể đi lại được. Tớ chỉ có thể làm được cho bạn một điều nhỏ này.
    Nói rồi cậu bé cõng ngay người bạn bị liệt của mình lên lưng và đi. Lúc đấu, cậu đi từ từ, rồi dần dần cậu chạy, chạy nhanh hơn. Cậu bé bị liệt hứng thú reo lên:
    - Cảm ơn cậu, đây là lần đầu tiên tớ không cần xe lăn.
    Cậu bé muốn được bay càng chạy nhanh hơn nữa dù mặt cậu đỏ bừng và áo thì ướt sũng mồ hôi. Người cha hạnh phúc nhìn hai đứa trẻ chạy vòng vòng quanh thảm cỏ. Cậu bé bị liệt giơ hai tay lên trời hét to:
    - Bố ơi! Nhìn này, con có thể bay được rồi, con đang bay này!
    Câu chuyện cảm động của hai cậu bé nhắc nhở chúng ta rằng: Nếu bạn không thể bay, bạn vẫn có thể giúp người khác bay. Cũng giống như là nếu bạn không thực hiện được ước mơ của mình thì bạn vẫn có thể giúp người khác thực hiện được ước mơ của họ. Cho dù ước mơ đó có giống hệt ước mơ của bạn. Và bạn vẫn hạnh phúc.
    Được helenham sửa chữa / chuyển vào 00:32 ngày 09/06/2007
  6. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Chia tay người Hà Nội
    Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa
    Cái rét đầu đông giật mình bật khóc
    Hoa sữa thôi rơi mỗi chiều tan học
    Cổ Ngư xưa lặng lẽ dấu chân buồn
    Trúc Bạch giận hờn phía cuối hoàng hôn
    Để con nước thả trôi câu lục bát
    Quán cóc vẹo xiêu dăm ba tiếng nhạc
    Phía Hồ Tây vọng lại một câu Kiều
    Hà Nội trời buồn nhớ mắt người yêu
    Nhớ góc phố nhớ hàng me kỷ niệm
    Nhớ buổi chia tay mắt đầy hoa tím
    Ngõ hoa giờ hút dấu gót hài xưa
    Hà Nội mùa này nhớ những cơn mưa?
    Bùi Thanh Tuấn
    xa lắm, nhưng bài thơ chỉ một lần đọc như in sâu vào trí nhớ. Hà Nội chớm lạnh. Cái lạnh đầu mùa bao giờ cũng thế - gợi nhớ và buồn. Có lẽ Chia tay người Hà Nội ra đời trong khoảnh khắc như vậy?
    Mùa thu làm cây cầu để mùa đông là nơi hội tụ những cơn gió se lạnh mang hơi thở chứa nỗi buồn vắng lặng. Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa, lời mở đầu Cái rét đầu đông
    Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa
    Cái rét đầu đông khăn em hiu hiu gió lạnh...
    Ai xui chi sáng nay, quán cà phê tôi vẫn thường ngồi nhìn ra phía Hồ Tây lại mở băng nhạc hát về Hà Nội. Tiếng hát cứ réo rắt kéo hồn người vào một nỗi buồn ảm đạm, kéo tôi về một ngày thật xa - ngày tôi đọc bài Chia tay người Hà Nội của Bùi Thanh Tuấn. Ngày ấy bài thơ bình thường nhưng ẩn chứa một điều gì đó buồn man mác. Chữ ?ovắng? làm trọng tâm cho hồn người đọng lại.
    Chiều Hà Nội, bên bờ Hồ Tây lạnh buốt trong mưa bay, ai nỡ lòng chạy trốn! Lãng mạn để rồi ?ogiật mình bật khóc? trước "cái rét đầu đông?. Cô quạnh và bàng hoàng. Có lẽ cái rét thiếu những hạt mưa đầu mùa làm cho con người lay lắt, kỷ niệm chợt về kết thành cái giật mình đâu phải khách quan. Mỗi chiều tan học, hoa sữa trong con mắt đầy tâm trạng không còn rơi nữa mà chỉ lặng lẽ đếm bước chân dọc chiều đông buồn hun hút. Trúc Bạch giận hờn, chút giận hờn để con nước thả trôi câu lục bát; từ quán cóc vẹo xiêu dăm ba tiếng nhạc đến Hồ Tây với một câu Kiều... tất cả như rời rạc, mà dồn dập chồng chất cho nỗi buồn càng quắt quay trong cái rét đầu mùa - nỗi buồn vây bủa phủ kín Hà Nội.
    Đằng sau cái giật mình bật khóc của cái rét đầu đông là sự giận hờn chồng chất những hình ảnh ?ocâu lục bát?, ?odăm ba tiếng nhạc?, ?omột câu Kiều?... Chồng chất nhưng tẻ nhạt. Các số từ cố diễn tả cụ thể lại càng làm mơ hồ, khó xác định - có phải đó chính là cảm giác chơi vơi của người có tâm trạng? Chắc chắn Hà Nội không thể tẻ nhạt, có chăng trước mắt là lăng kính tâm trạng, một tâm trạng chứa đầy kỷ niệm. Kỷ niệm bây giờ như dấu chấm tròn nằm lặng lẽ để khi vô tình động đến là ?ogiật mình bật khóc?; để khi gom nhặt lại làm thành một tiếng buồn vọng mãi, dồn nén cho đến khi thốt thành lời: ?oHà Nội trời buồn nhớ mắt người yêu?.
    Vì sao con nước thả trôi câu lục bát; vì sao hoa sữa thôi rơi... đến đây mới vỡ òa nhận ra. Cái nỗi niềm không thể tâm sự này làm sao giấu nổi! Cái gì làm cho con người ta không thể chạy trốn cái rét đầu mùa; cái gì làm cho ?odấu chân buồn? lặng lẽ bước hoài trong chiều đông lạnh buốt... Phải chăng đó là nỗi nhớ?
    Tám câu đầu mở ra để đi tới tận cùng, dồn vào bốn câu cuối mà trung tâm là chữ ?oNHỚ?. À, không! Tám câu đầu như cố phong toả tâm trạng nhưng ?ocàng lắc càng đầy? - đầy mãi, để rồi sự chịu đựng không còn kiềm chế được, để ba chữ nhớ liên tiếp thốt ra mong làm vơi chút nỗi niềm. Bài thơ như dẫn người đọc bước mãi lên những bật tam cấp, nơi ấy chứa đựng một nỗi niềm tâm sự ?ongõ hoa giờ hút dấu gót hài xưa?. Giờ xa lắc nhưng gót hài xưa vẫn in lại nguyên hình để hiện tại chỉ còn là sự tồn tại vô nghĩa lý.
    Nỗi nhớ cứ níu kéo tơi tả hồn người trở về với quá khứ, về cái ?obuổi chia tay mắt đầy hoa tím? - buổi chia tay mà cảnh vật như được thâu gọn trong đôi mắt đượm một màu hoa. Chia tay, gót hài chấm mãi lên ngõ hoa, xa dần... chỉ còn lại mùa đông lạnh vắng! Trong trống vắng ấy của Hà Nội, một mình lần theo dấu hài xưa đi tìm lại dáng dấp của người yêu trong từng quán cóc vẹo xiêu, từng hàng me giờ đã thành kỷ niệm, để nỗi nhớ chảy ngược về tim gõ nhịp theo bước chân buồn lặng lẽ. Cái thoáng se lạnh chớm đông càng làm cho hồn người rét buốt, gợi cho ?oHà Nội mùa này nhớ những cơn mưa? ! Vì vắng nên Hà Nội nhớ, nỗi nhớ cứ dài ra như tiếng vọng một câu Kiều.
    Ngoài kia gió đã chuyển mùa. Đọc bài thơ ngắn của Bùi Thanh Tuấn làm nỗi buồn cứ len lỏi, giọt cà phê cùng tiếng nhạc như giọt buồn, giọt nhớ rơi giữa Hồ Tây.
    NGỌC OANH
    Báo Tuổi Trẻ.
  7. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    From me to you...(Tinyhuong)
    Nhiều khi quan sát bạn bè xung quanh và những người lớn tuổi hơn cũng như những người nhỏ tuổi hơn sống, tôi ngậm ngùi mà kết luận rằng tất cả chúng ta đều đáng thương và hình như cái động cơ cuối cùng đẩy thế giới này quay, cái xoáy duy nhất khiến chúng ta làm những gì chúng ta đang làm chính là sự cô đơn (hiểu theo nghĩa rộng). Ta cô đơn lúc ở một mình, ta cô đơn ngay cả khi đứng giữa đám đông bạn bè; ngay cả khi ta cười rất tươi, vui cực điểm thì hình như vẫn có sự cô đơn hiện hữu như cái nam châm ở phía xa - nó kéo ta gắng níu thêm khoảnh khắc vui vẻ này và cố hoàn thiện mình để được ở cùng đồng loại, để không bị ruồng bỏ. Nếu bạn tin vào Kinh Thánh thì lập luận này có thể được hỗ trợ bằng ngay những gì xảy ra trong chương đầu tiên - Sáng Thế Ký - của Kinh Cựu Ước. Khi Adam phạm tội và bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, hình phạt của Adam là xa rời Chúa - sự bắt đầu của nỗi cô đơn thuộc về bản thể. Và nếu bạn tin rằng chúng ta đều là con cháu của Adam và Eva sau khi hai người bị đuổi khỏi vườn địa đàng, bạn sẽ hiểu vì sao chúng ta quay cuồng tìm cách lấp những lỗ hổng tâm hồn.
    Sẽ có người cho tôi là "sến" khi viết những dòng trên. Cũng như sẽ có người cho tôi là dư nước mắt đau buồn cho George Harrison(thành viên Beatles mới ra đi) - một người hoàn toàn xa lạ. Nhưng George và sự cô đơn mà tôi nói ở trên có liên hệ chặt với nhau lắm. Quay lại một chút với Kinh Thánh: Khi đuổi Adam khỏi vườn địa đàng chịu hình phạt, Chúa vẫn mở cho Adam một con đường chuộc lại tội lỗi: đức tin. Và khi đó, cái chết thực ra là một tặng phẩm của Chúa cho con ngườì vì sau khi chết những linh hồn Cơ đốc sẽ lên thiên đường, đoàn tụ với Chúa - chấm dứt cái nỗi cô đơn dài và không thể tránh khỏi trong chặng đường dài trên dương thế. Đấy là Kinh Thánh nói thế.
    Tôi bắt đầu nghe Beatles lúc tôi học lớp 8, 9 gì đó nhưng chỉ thật sự bắt đầu nghe khi tôi vào cấp III. Trí óc con trẻ lúc đó còn nhiều mơ ước - mơ được đi khắp thế giới, được đến săn sư tử ở châu Phi, được đứng trên đỉnh Tây Tạng hét vang, được đến sống với những chị phụ nữ da đen ở châu Phi hay Nam Mỹ giống như trong Túp lều bác Tôm, được biết đến đồng hoang nước Anh của Đồi gió hú, biết đến những trang viên đầy hoa ở Pháp trong thơ của Hugo, vv...và vv...Lúc đó thì mơ hồ cảm thấy rằng nhạc của Beatles gần và giản dị như cuộc sống, nó ngăn ngắn, vui vui, nó reo lên và thì thầm kể chuyện. Lúc đó mới chỉ võ vẽ một hai chữ tiếng Anh nên đoán bừa lời, nghe bập bõm một số từ rồi tự bịa ra ý tưởng bài hát theo ý mình.
    Lần đầu nghe Here comes the Sun, có đoạn "Little darling, I feel like ice is slowly melting. Here comes the Sun. And I say it is alright" tôi cứ nghĩ là có hai người bạn chơi với nhau từ lúc bé tí, rồi một bạn bảo với bạn kia là tuyết tan rồi, trời lại ấm, giống như là nghe "Này mùa xuân ơi, đến mau đây, để cho thêm xanh lá cây rừng". Lúc đó hay tự nghĩ như thế - cảm nhận của trẻ con - mỗi một sự tự phiên dịch và đặt lời thực ra đều là một câu chuyện tự mình kể cho mình, tự mình xây dựng nên cho mình. Có điều là khi xây dựng những câu chuyện như thế, nhờ có âm nhạc nên ta thường chỉ nhớ những gì tốt đẹp, những gì ăn rất sâu vào tâm hồn, những thứ làm nền cho cả tư tưởng và nhân cách sống của ta. Beatles sống với tôi theo kiểu như thế.
    Sau này tôi nghe lại Here comes the Sun nhiều lần lắm. Mỗi lần một khác. Nhưng có hai trạng thái cơ bản nhất: lúc còn một mình, cảm thấy ta là tất cả nhưng cũng vẫn biết rằng ta còn có thể và sẽ chia sẻ cuộc sống của ta với một ai đó; và lúc đã thấy người đó. Hai trạng thái nghe rất khác nhau - trạng thái đầu tiên là tự nói với mình, tự nhóm lửa cho mình và chia cho mọi người xung quanh để cùng nhau ấm, còn trạng thái thứ hai là trạng thái thấy niềm vui trong mọi thứ bên ngoài và bên trong, vui rộn ràng cả lên, không còn phải gắng an ủi mình nữa. Nhưng dù ở trạng thái nào, câu chuyện cũng vẫn quay về bản chất cô đơn, hướng thiện của mỗi chúng ta.
    Tôi yêu nhạc của Beatles vì nhiều lí do...nhưng mà cái lí do cơ bản nhất có lẽ là vì âm nhạc của Beat giữ gìn, khơi gợi và đẩy đến tận cùng các sắc thái cảm giác tốt đẹp nhất của con người mà tôi lúc nào cũng cố gắng đi tìm. Đấy là niềm vui sống, tình yêu cuộc sống, nghị lực sống, là sự yêu thương nói chung với con người, là tình yêu đôi lứa, là sự độ lượng với chính bản thân mình, là sống giản dị, là đi tìm tri thức để khai sáng con người. Nhiều, nhiều lắm...
    Là bởi vì sao?
    "Living is easy with eyes closed, misunderstanding all you see. It is getting hard to be SOMEONE but it all works out. It doesn''''t matter much to me" (Strawberry fields forever)
    Những dòng trên viết để tribute cho George, cho John..cũng là như một lời nhắc cho mình về cái ngày mới nghe Beatles và biết rằng "Living is easy with eyes closed..."!
    [​IMG]
    Ta nguyện làm đôi cánh chim câu
    Nâng tình yêu dâng cho đời tất cả.

    Được Arien sửa chữa / chuyển vào 12:13 ngày 12/06/2007
  8. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Cô đơn ơi - tên mi có nghĩa là nghị lực(Tinyhuong)
    Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18-25 tuổi, lúc mà bạn còn có cả sức khoẻ lẫn sự dẻo dai; cả hưng phấn lẫn thất vọng; cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng; cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc. Lúc ấy là lúc có cả một tiềm năng - cái năng lực tiềm ẩn trong từng cử động, từng quyết định nhỏ; cái khả năng có thể nhảy rất dài, vuợt rất xa, thay đổi cả thế giới; hoặc là cái nguy cơ trượt xa khôn cùng xuống vực sâu của tăm tối, kiệt quệ, u uất và rệu rã.
    Tuổi trẻ - tự bản thân nó là một tài sản; tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc; khi bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn toả sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi. Lúc đó là lúc phép thử vẫn còn màu nhiệm; con tốt đỏ trong tay có thể còn có thể phong Hậu; bạn có thời gian làm hậu thuẫn và chân trời vẫn còn gợi nhiều thôi thúc. Còn khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại, nếu bạn bị dúi xuống bùn thì rất có thể bạn sẽ tặc lưỡi nằm đó một mình, hoặc sẽ cố gắng vùng vẫy sao cho người khác cũng vấy bẩn lem luốc giống với bạn.
    Tuổi trẻ có một thứ vốn ngầm rất đáng quý mà không phải ai cũng biết: sự cô đơn. Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức. Hạnh phúc làm cho con người ta mềm yếu, người ta vui tươi với mọi thứ, người ta quên mất việc phải làm; người ta bắt đầu tặc lưỡi nhiều hơn với những thói quen xấu. Tình yêu là một giống dây leo khó chiều. Nó cần được thử thách và bị tấn công. Nếu bạn mớm cơm cho nó hàng ngày, chăm sóc nó quá no đủ, nó sẽ chết yểu.
    Cô đơn ơi, tên của mi hàm chứa nghị lực. Nhưng sự cô đơn này không đơn thuần là ?omột mình? theo nghĩa đen của đúng từ này. Cô đơn là một trạng thái tổng hoà rất đặc trưng của tuổi trẻ. Cô đơn vì thấy mình quá bé nhỏ và ngộp thở trước sự rộng lớn của vũ trụ, của hằng hà tinh tú trên đầu mỗi đêm hè ta ngẩng lên. Cô đơn vì thấy mình bất lực trước một sinh vật ngang bằng mình, tồn tại cạnh mình, cần cho mình mà mình không sao sở hữu nổi nó. Cô đơn vì thấy có quá nhiều tiếng gọi mà không biết sẽ đi đâu. Cô đơn vì sự giằng xé giữa những ước mơ thời bé và những thực tế vừa mới đến. Cô đơn vì vừa buồn bã, vừa kiêu hãnh và khoái trá đi lại tung tăng, ngạo ngược trong thế giới của riêng mình, chỉ thỉnh thoảng hào phóng mời vào một hai người khách rồi lại mời họ ra ngoài để ta đóng cửa lại.
    [​IMG]
    Ta nguyện làm đôi cánh chim câu
    Nâng tình yêu dâng cho đời tất cả.

    Được Arien sửa chữa / chuyển vào 12:15 ngày 12/06/2007
  9. helenham

    helenham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    675
    Đã được thích:
    0
    Người cha trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi với tâm trạng bực dọc. Cậu con trai 5 tuổi ngồi ngay thềm nhà, hôn cha và hỏi:
    - Con trai: Cha ơi! Con hỏi cha câu này nhé?
    - Cha: Thế con muốn hỏi gì nào?
    - Con trai: Cha kiếm được bao nhiêu tiền trong một giờ ạh?
    - Cha: Đó không phải việc của con, mà tại sao con lại quan tâm đến chuyện đó? (người cha tức giận hỏi)
    - Con trai: Con chỉ đơn giản muốn biết thế thôi ạh, mà cha ơi nói cho con nghe cha kiếm được bao nhiêu tiền trong một giời đi cha!!! (cậu bé năn nỉ)
    - Cha: Nếu như con thực sự muốn biết đến vậy thì ta nói cho con nghe, ta kiếm được 10$ trong một giờ
    - Con trai: Oh???! (cậu bé hơi thất vọng trong một phút rồi ngẩng lên hỏi cha) Con mượn cha 5$ được ko ạh?
    - Cha (cáu gắt): Nếu như con chỉ hỏi để sau đó mượn tiền mua những thứ đồ chơi vớ vẩn hay những thứ linh tinh khác thì con hãy bỏ ý nghĩ đó và đi về phòng, suy nghĩ về sự ích kỷ của con đi! Ta làm việc cực nhọc cả ngày ko phải chờ đợi khoảnh khắc con vòi vĩnh như thế này!
    Cậu bé đi về phòng với tâm trạng buồn bã???..
    Người cha ngồi phịch xuống ghế và bắt đầu tức tối về câu hỏi của đứa con trai ?oSao nó lại dám hỏi ta như thế để muợn tiền chứ??.
    Một giờ sau, người cha lấy lại bình tĩnh và nghĩ ?oCó lẽ ta hơi nghiêm khắc với nó quá! Có thể có thứ nó thực sự cần mua, mà nó cũng ko hay vòi tiền ta bao giờ????. Ông gõ cửa phòng con trai:
    - Cha: Con đã ngủ chưa?
    - Con trai: Chưa ạh, con vẫn còn thức?
    - Cha: Cha đã suy nghĩ, có lẽ ta hơi vội khi quát con như vậy. Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, ta lại đổ hết lên người con, con cầm đi, 5$ của con đây.
    - Con trai: Cảm ơn cha (vừa nói cậu bé vừa nhảy cẫng lên)
    Sau đó, cậu bé lấy trong túi ra vài đồng lẻ????
    Người cha thấy vậy lại giận sôi người lên, cậu bé cẩn thận đếm tiền trong tay rồi ngước nhìn cha mình???..
    - Cha: Sao con lại muốn có nhiều hơn trong khi con đã có một ít rồi?
    - Con trai: Bởi vì lúc nãy con chưa có đủ số cần thiết, nhưng giờ thì đủ rồi ạh! Cha ơi, con đã có đủ 10$ rồi, bây giờ con có thể mua một giờ làm việc của cha không ạh? Nếu cha đồng ý, mai cha hãy về sớm cùng ăn tối với con nhé!
    Hãy chia sẽ câu chuyện này với những người bạn than hoặc tốt hơn nữa, hãy chia sẻ 10$ giá trị thời gian với những người bạn yêu mến???..
    Đây chỉ là một thông điệp nhỏ gửi đến những ai quá bận rộn trong công việc :
    Chúng ta ko nên để thời gian lướt nhanh qua tầm tay mà không dành cho những người thực sự có ý nghĩa với chúng ta những khoảnh khắc ấm cúng, gần gũi?..
    (St va` dich)
    Được helenham sửa chữa / chuyển vào 23:11 ngày 14/06/2007
  10. helenham

    helenham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    675
    Đã được thích:
    0
    Người bạn
    Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán Chó Con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó, đã có một cậu bé xuất hiện. "Chú bán mấy con chó này với giá bao nhiêu vậy?" cậu bé hỏi.
    Ông chủ trả lời "Khoảng từ $30 cho tới $50."
    Cậu bé móc trong túi ra một ít tiền lẻ. "Cháu có $2.37," cậu nói, "cháu có thể coi chúng được không?"
    Người chủ tiệm mỉm cười và huýt sáo. Từ trong cũi chạy ra chó mẹ Lady cùng với năm cái nắm lông be bé xinh xinh chạy theo. Một con chó con chạy cà nhắc lết theo sau.
    Ngay lập tức, cậu bé chỉ vào con chó nhỏ bị liệt chân đó "Con chó con này bị làm sao vậy?"
    Người chủ giải thích rằng bác sĩ thú y đã coi và nói rằng con chó con bị tật ở phần hông. Nó sẽ bị đi khập khiễng mãi mãi. Nó sẽ bị què mãi mãi.
    Đứa bé rất xúc động. "Cháu muốn mua con chó con đó."
    Người chủ nói rằng "Chắc là cháu không muốn mua con chó đó đâu, còn nếu cháu muốn nó thì chú sẽ cho cháu luôn."
    Cậu bé nổi giận. Cậu nhìn thẳng vào mắt của người chủ, và nói rằng "Cháu không muốn chú cho cháu con chó con đó. Nó xứng đáng như bất kỳ con nào khác và cháu sẽ trả cho chú đủ giá tiền cho nó. Thật ra, cháu sẽ đưa cho chú $2.37 bây giờ và 50cent mỗi tháng cho đến khi cháu trả đủ số tiền."
    Người chủ phản đối "Cháu đâu có muốn mua con chó đó. Nó sẽ chẳng bao giờ có thể chạy được và chơi với cháu như những con chó con khác."
    Nghe vậy, cậu bé cúi xuống và kéo ống quần lên để lộ ra một chân bị vặn vẹo, teo quắt và chắc chắn là phải có hệ thống thanh giằng chống đỡ đó thì cậu mới đứng vững được. Cậu nhìn lên người chủ và nói rất khẽ "Vâng, cháu cũng không có chạy được, và con chó nhỏ đó cần một người có thể hiểu được nó!"

Chia sẻ trang này