1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết tuyển chọn từ các báo!

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi lonesome, 24/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Những bài viết tuyển chọn từ các báo!

    Từ hôm nay, tôi sẽ cố gắng sưu tập các bài viết mang tính định hướng nghề nghiệp hoặc có tính chất tham khảo về các vấn đề có liên quan tới chuyên môn của Sinh viên Kinh Tế để các bạn cùng tham khảo.

    Mong các bạn tiếp sức cùng tôi để chủ đề này sống thọ 1 tý.

    Bài viết đầu tiên về nghề kiểm toán, rất tiếc lại đã không còn là tin nóng nữa, xin lỗi các bạn nhé. Thôi thì coi như cho các khoá sau tham khảo vậy.


    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa TTVNOL
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Kiểm toán: nghề nhiều thử thách​
    Hàng năm cứ đến những ngày vào đầu hè là các công ty kiểm toán nước ngoài lại bung ra chiến dịch săn tìm nhân tài từ những cử nhân vừa tốt nghiệp. Ðây là một ngành không những thu hút được sự quan tâm của các sinh viên ngành kinh tế mà còn cả các sinh viên ngành luật, ngoại ngữ.
    Nghề nhiều hấp dẫn
    Cứ hãy nhìn các bạn trẻ, sinh viên cố chen nhau tiếp cận cho bằng được một kiểm toán viên của công ty kiểm toán KPMG trong ngày Open Day diễn ra vào cuối tuần qua (bài này viết hôm 07/06/2003) để hỏi về môi trường làm việc và tìm kiếm một cơ hội "chen chân" vào công ty mới thấy được sự quan tâm như thế nào của các bạn đến ngành nghề này. Trước đó một tuần, nhiều bạn trẻ như thế cũng đã đến với một ngày hội việc làm tương tự của công ty kiểm toán PriceWaterCooperHouse (PWC). Theo bạn Nguyên Vũ, Ðại học Kinh tế TP.HCM thì kiểm toán viên đang là một nghề "thời thượng", và đích nhắm của các bạn là các công ty kiểm toán nước ngoài.
    Ông Craig McDonald, trưởng phòng kiểm toán công ty KPMG, cho biết các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, họ bắt buộc phải kiểm toán nên nhu cầu cần kiểm toán viên cũng tăng theo. Năm ngoái, mức lương khởi điểm dành cho một nhân viên mới vào nghề của KPMG là 2,8 triệu đồng/tháng. Mức lương này gần như được tăng lên hàng năm theo thâm niên và hiệu quả công việc. Yêu cầu tuyển dụng của công ty này đưa ra có vẻ khá hấp dẫn: không đòi hỏi có kinh nghiệm làm việc 3,4 năm gì về nghề này mà chỉ cần có một kiến thức chung chung về kế toán, kiểm toán, bảo hiểm, ngoại thương và tiếng Anh khá. Bởi các công ty kiểm toán nước ngoài đều có một khóa đào tạo về kế toán - kiểm toán cơ bản cho những nhân viên mới nhận vào, trong quá trình làm việc các bạn sẽ học hỏi qua thực tế công việc. Sau đó có thể được đưa đi học nâng cao nghiệp vụ để lấy các chứng chỉ kế toán ACCA, chứng chỉ kiểm toán quốc tế CPA. Do đó các công ty này ?osăn tìm" nhân viên không chỉ ở các trường đại học Kinh tế, Ngoại thương, Ngân hàng mà còn ở các trường Luật, Ngoại ngữ.
    Bạn Lê Ðức Phong làm việc ở công ty KPMG đã được 7 năm cho biết, làm việc ở đây bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến. Khi mới vào, Phong được gọi là trợ lý kế toán, sau 3 năm làm việc bạn được thăng cấp lên làm trưởng nhóm (senior), rồi supervisor (nhân viên giám sát) và bây giờ là phó phòng kiểm toán của công ty. Bên cạnh đó, môi trường làm việc bằng tiếng Anh và làm việc ở nhiều công ty khách hàng ở nhiều địa phương sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội trau dồi tiếng Anh, được đi đây đi đó (kể cả nước ngoài) học hỏi được nhiều thứ.
    Nhưng cũng là nghề đầy thách thức
    Công việc của một kiểm toán viên trong công ty kiểm toán nước ngoài có thể diễn tả nôm na là kiểm soát kế toán, chứng từ, báo cáo tài chính của công ty khách hàng xem đã đúng chưa dựa trên những chuẩn mực về kế toán - kiểm toán của Việt Nam và quốc tế. Nếu chưa đúng thì kiểm toán viên phải có trách nhiệm cùng công ty khách hàng làm lại cho đúng. Mà khách hàng thì không chỉ có một và không phải chỉ ở một lĩnh vực. Một kiểm toán viên sẽ làm việc trong nhiều nhóm với nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau: ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ, sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp? Chính vì thế ngoài việc phải nắm chắc, nắm kỹ các chuẩn mực kế toán - kiểm toán Việt Nam và quốc tế, kiểm toán viên còn phải thường xuyên cập nhập các thông tư, nghị định, văn bản về pháp luật và kế toán - kiểm toán cũng như tự trang bị cho mình một vốn kiến thức, background khá về các ngành kinh tế, tài chính, diễn biến thị trường? để có thể tự tin ăn nói, làm việc với các khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, một yêu cầu khác không thể không có ở nghề này là kỹ năng giao tiếp của kiểm toán viên.
    Ngoài ra, vào mùa cao điểm kiểm toán từ tháng 9 đến tháng 3 hàng năm, các kiểm toán viên phải làm việc rất cật lực và căng thẳng từ 8 giờ sáng đến 8, 9 giờ tối, thậm chí 10, 11 giờ đêm mỗi ngày. Chính vì thế, nếu không có một sức khỏe tốt, một "thần kinh thép", chịu được áp lực công việc cao thì kiểm toán viên cũng rất dễ bị stress hoặc đào thải.
    Thời hạn nộp hồ sơ ứng tuyển của công ty KPMG là đến ngày 15.6, còn của công ty PWC là 10.6.2003. Theo ông Craig McDonald, năm ngoái KPMG nhận hơn 500 hồ sơ dự tuyển trong khi công ty chỉ cần tuyển 15 người cho cả hai chức danh kiểm toán và tư vấn thuế. Công ty PWC cũng tương tự như thế.

    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa TTVNOL

    Được lonesome sửa chữa / chuyển vào 11:33 ngày 24/06/2003
  3. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Một chiêu tung sản phẩm ra thị trường "đúng sách"
    ------------------------------------------------------------------------
    Cách độc đáo giới thiệu sản phẩm
    Một lễ hội mì vừa diễn ra tại Tp.HCM hôm 25/5/2003 nhằm giới thiệu sự ra đời của loại mì ăn liền nhãn hiệu Vua Bếp. Ðây là cách giới thiệu sản phẩm được giới kinh doanh tại Tp.HCM đánh giá là rất độc đáo.
    Trước khi có lễ hội này diễn ra, công ty Uni President , nhà sản xuất loại mì này đã cho đưa hàng loạt quảng cáo với hình ảnh khá hấp dẫn của hàng chồng bát đĩa trắng phau nhảy nhót và sau đó là một dấu hỏi lớn giành cho người tiêu dùng. Và giờ đây, đã tới lúc bật mí bí mật của quảng cáo - đó là việc tung ra sản phẩm mì Vua Bếp.
    Lễ hội mì kéo dài từ 9 giờ sáng đến 9 giờ 30 phút buổi tối tại Nhà thi đấu quận 1 - Tp.HCM. Người tiêu dùng tha hồ vào cửa tự do để tham gia một ngày hội vui tươi. Trong đó có các tiết mục như thời trang, tấu hài, múa rồng, các trò chơi dân gian, với nhiều trò chơi có thưởng hấp dẫn. Một màn trình diễn các con rối mì của các em thiếu thi nhà văn hóa quận 1 cũng làm cho lễ hội thêm vui tươi.
    Và điều mà người tiêu dùng chờ đợi nhất trong lễ hội này chính là tiết mục Rước Vua Bếp. Vua Bếp ở đây chính là Yan Can Cook, nhân vật truyền hình nổi tíêng thế giới về ẩm thực hiện đang là Thạcsĩ Khoa học thực phẩm của Mỹ và là cố vấn của Viện ẩm thực châu Mỹ. Ông được coi là vua bếp vì vận dụng một cách tài hoa sự phong phú tinh tế của nền ẩm thực phương Ðông giàu truyền thống để sáng tạo ra một trường phái ẩnm thực độc đáo.
    Qua lễ Rước Vua Bếp mà Yan là nhân vật chính này, Yan cùng các đầu bếp nổi tiếng của Việt Nam biểu diễn qua cách chế biến nhiều món ăn độc đáo. Ðồng thời những người tham gia lễ hội với tư cách là khán giả cũng sẽ có dịp thử tài qua việc trình bày tô mì của mình sao cho đẹp mắt. Cũng cần phải nói thêm rằng Yan chính là người mẫu quảng cáo của loại mì Vua Bếp này và hình ảnh quảng cáo của ông ta đã được Uni President tung ra khắp nơi tại Việt Nam cho sản phẩm mới của mình.
    Khi Uni President bắt đầu đầu tư tại Việt Nam với việc xây dựng 4 nhà máy sản xuất thực phẩm và thức ăn gia súc tại Bình Dương với tổng vốn là 151 triệu USD vào năm 2000, nhiều quan chức trong các ngành kế hoạch đầu tư và thực phẩm đã khuyên các nhà lãnh đạo của công ty này là có thể đầu tư vào nhiều lĩnh vực, riêng lĩnh vực mì ăn liền thì phải suy xét kỹ vì nó sẽ rất khó khăn do cạnh tranh cao. Tuy nhiên, công ty này đã không nản chí.
    Ông Cheng Wen Chin, Tổng giám đốc Uni President tại Việt Nam nói: Chúng tôi đã đi nhiều nơi tại Việt Nam để tham qua các dây chuyền chế biến mì ăn liền và đồng thời cũng đã thưởng thức qua tất cả các loại mì ăn liền có trên thị trường. Qua đó có thể thấy rằng mì ăn liền của Việt Nam đang có nhược điểm là có tất cả các mùi vị đều giống nhau, ví như mì tôm, mì heo, mì gà chỉ khác nhau bằng tên gọi chứ mùi vị thì na ná. Ngoài ra sợi mì còn hôi mùi dầu chao và có chất lượng chưa cao.
    Qua cách tiếp cận sản phẩm mì Vua Bếp của công ty này có thể thấy rằng thị trường Việt Nam giờ đây đang có những bước phát triển mới ngày càng mạnh mẽ và sôi động hơn. Tính cạnh tranh cao của thị trường cũng như những yêu cầu ngày càng nhiều của người tiêu dùng làm cho các nhà sản xuất và hệ thống phân phối không thể ngồi yên được nữa. Họ buộc phải suy nghĩ ra nhiều cách thức mới, độc đáo, hấp dẫn để có thể đưa một sản phẩm vào thị trường và tìm cách lôi cuốn người tiêu dùng.
    Giờ đây, các nhà lãnh đạo của Uni President đang hồi hộp chờ đợi những phản ứng của thị trường Việt Nam trước sản phẩm mì Vua Bếp.

    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa TTVNOL

    Được lonesome sửa chữa / chuyển vào 12:23 ngày 24/06/2003
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    5 công cụ để xây dựng thuơng hiệu
    Xây dựng một thuơng hiệu mạnh, ngoài việc xây dựng và thực hiện một chiến luợc quảng bá hiệu quả, bạn đừng quên sử dụng tối đa 5 công cụ khác là: logo, hình tuợng, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì.
    Không đặt tên có dấu
    Tên của nhãn hiệu sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định huớng cho khách hàng tìm đến mua và sử dụng sản phẩm của công ty. Tên gọi của một thuơng hiệu cần phải đáp ứng đuợc những yếu tố nhu đơn giản, dễ nhớ, dễ đọc và mang tính quốc tế do vậy tên gọi không nên có dấu của địa phuơng để có thể phát âm dễ dàng qua mọi thứ tiếng.
    Logo dễ liên tuởng sản phẩm.
    Logo đuợc thể hiện qua hình vẽ, hoa văn, kiểu chữ hoặc một dấu hiệu đặc biệt để tạo sự nhận biết qua mắt nhìn của khách hàng. Logo cần phải tạo đuợc sự khác biệt, dễ nhận biết và phân biệt với các logo khác, có khả năng làm cho nguời xem nhớ đến nó và liên tuởng đến sản phẩm của công ty. Logo cần đuợc thiết kế đơn giản để dễ tái tạo chính xác trên các hình thức in ấn, bảng hiệu, băng rôn, biểu tuợng khác nhau. Khác với tên gọi của nhãn hiệu, logo có thể đuợc thay đổi theo thời gian để phù hợp hơn với thời đại.
    Hình tuợng tạo thiện cảm
    Hình tuợng của một nhãn hiệu là cách sử dụng một nhân vật hoặc con vật nào đó (con nai của Vĩnh Tiến, su tử của nuớc tăng lực Đuờng Quảng Ngãi) để diễn tả tính cách riêng biệt của nhãn hiệu. Hình tuợng của nhãn hiệu có thể là nguời thật, vật thật (chú hề Mc Donald, ông thợ sửa chữa của máy giặt Maytag, anh chàng Sony) hoặc là một hình vẽ (con su tử của kem Wall, chú bé Bino). Hình tuợng của nhãn hiệu thuờng đuợc sử dụng nhiều trong các chuơng trình quảng cáo và khuyến mãi hoặc trong các hoạt động giới thiệu sản phẩm mới để tạo chú ý, sinh động, gợi nhớ, và tạo sự khác biệt. Mục tiêu sử dụng hình tuợng nhãn hiệu thuờng là để tạo thiện cảm của khách hàng đối với nhãn hiệu qua tính cách gần gũi của nguời thật, vật thật hoặc tính cách dễ thuơng, thú vị của nhân vật hoạt hình.
    Đừng chọn những khẩu hiệu chung chung
    Khẩu hiệu là một lời văn ngắn gọn diễn tả cô đọng về lợi ích sản phẩm và gợi nhớ. Khẩu hiệu phải lột tả đuợc cái tinh túy của nhãn hiệu và sản phẩm và mang tính đặc trung cho loại sản phẩm đó. Một lỗi thuờng vấp của các câu khẩu hiệu là rất tổng quát nhu "chất luợng cao, phục vụ tốt, giá cả phải chăng, sử dụng hiệu quả". Những câu khẩu hiệu loại này không lột tả đuợc đặc tính và lợi ích riêng biệt của sản phẩm, không tạo đuợc sự khác biệt và đặt vào loại sản phẩm nào cũng đúng; dẫn tới kết quả là khách hàng sẽ không chú ý và không nhớ tới nhãn hiệu khi nghe những câu khẩu hiệu loại này.
    Nhạc hiệu ngắn, dễ nhớ
    Nhạc hiệu là một đoạn nhạc hoặc một bài hát ngắn dễ nhớ, dễ lặp lại, đuợc sáng tác dựa trên giá trị cốt lõi của nhãn hiệu và sản phẩm. Nhạc hiệu thuờng mang giai điệu nhanh hoặc chậm, vui tuơi hoặc trang trọng tùy thuộc vào tính cách của nhãn hiệu và sản phẩm. Nếu là sản phẩm dành cho trẻ em thì điệu nhạc cần vui tuơi sinh động, nếu là sản phẩm làm đẹp dành cho phái nữ thì nhạc điệu cần nhẹ nhàng, quyến rũ. Nhạc hiệu thuờng in sâu vào trí nhớ của khách hàng rất lâu nếu đuợc nghe thuờng xuyên trong một giai đoạn. Nhạc hiệu thuờng khó đổi hơn các yếu tố khác trong thuơng hiệu nên cần phải đuợc chọn lựa kỹ càng.
    Bao bì nổi bật
    Bao bì đuợc thiết kế cần đạt những tiêu chuẩn nhu tạo nhận biết cho nhãn hiệu qua hình thức, màu sắc, thiết kế, kiểu dáng. Bao bì phải cung cấp những thông tin cần thiết và thuyết phục về lợi ích của sản phẩm cũng nhu cách thức sử dụng và tạo sự tiện lợi cho việc di chuyển và bảo vệ sản phẩm không bị hu hại.
    Bao bì cần tạo tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm nhu dễ mở, dễ đóng, dễ cầm, dễ cất, dễ lấy sản phẩm ra.
    Ngoài những tiêu chuẩn về kỹ thuật, bao bì sản phẩm cần có một thiết kế nổi bật có thể đuợc khách hàng nhận biết nhanh khi cùng đuợc trung bày trên một vị trí với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể đuợc thực hiện qua hình dáng, kích thuớc hoặc màu sắc, hình ảnh bắt mắt của bao bì.
    Để có một nhãn hiệu đuợc nhận biết nhanh, rộng rãi và trở thành quen thuộc đối với khách hàng, những yếu tố trên cần phải đuợc xây dựng một cách đồng bộ dựa trên gía trị và tính cách cốt lõi của nhãn hiệu đuợc định huớng qua việc xây dựng một chiến luợc nhãn hiệu.
    Nguyễn Trần Quang
    (StormEye)
    ---------------------------------------------------------------------------
    Tài liệu cho môn Marketing Thương Mại hoặc phần Branding trong Marketing Mix

    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa TTVNOL
  5. Peace_do

    Peace_do Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    1.899
    Đã được thích:
    0
    Người ta gọi tôi là lái buôn, còn tôi thì thích buôn....
    Thương vợ nhớ con thèm thịt chó
    Vợ thì chưa có, chó chưa nuôi
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Phán quyết của trọng tài ngang với bản án
    Đương sự trong vụ việc tranh chấp đưa ra trọng tài thương mại giải quyết có quyền yêu cầu Toà án dùng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài thương mại. Đây là những điểm mới trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại bắt đầu có hiệu lực từ 1/7 tới.
    Không cưỡng chế, nói ai nghe!
    Nghị định 116/CP của Chính phủ ban hành năm 1994 quy định tổ chức và hoạt động của Trọng tài thương mại đã được 9 năm. Tuy nhiên, thống kê cho thấy lực lượng trọng tài đang còn mỏng và những vụ việc tranh chấp ''gõ cửa'' trọng tài quá ít mặc dù hầu hết các hợp đồng kinh tế đều có thoả thuận trọng tài. Hiện nay, với hơn 80 triệu dân, cả nước chỉ có 90 trọng tài thương mại. Nhiệm kỳ 1998-2001, Trung tâm Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam thụ lý 74 vụ kiện, trong đó 67% vụ có giá trị tranh chấp dưới 100.000 USD. Trong khi đó, trung bình một năm Tòa kinh tế cả nước thụ lý gần 1.000 vụ, nhiều vụ giá trị hàng chục triệu USD.
    Sau 8 năm thực hiện Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài, đến nay, vẫn chưa có bất kỳ trường hợp nào được công nhận và thi hành tại Việt Nam. Gần đây, có một vụ tranh chấp liên quan đến yếu tố nước ngoài ở TP.HCM nhưng hai bên lập luận giằng co nhau giữa việc đưa ra trọng tài thương mại hay toà án. Hợp đồng ký kết giữa hai bên có thoả thuận trọng tài nhưng một bên cho rằng, vụ việc không thuộc phạm vi trọng tài thương mại giải quyết theo quy định của pháp luật.
    Đa số các chuyên gia cho rằng, cơ chế trọng tài giải quyết tranh chấp kinh tế chưa phổ biến do phán quyết của trọng tài chỉ dựa trên cơ sở tự nguyện, không có hiệu lực cưỡng chế như của quyết định hay bản án của toà án có hiệu lực pháp luật. Vì thế, các tổ chức cá nhân, đặc biệt là các DN không tin tưởng qua trọng tài có thể ''đòi lại'' công bằng.
    Hậu thuẫn của cơ quan thi hành án
    Theo Điều 57, Pháp lệnh Trọng tài thương mại, sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài. Bằng quy định này, ông Nguyễn Minh Chí, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, đánh giá ''quyết định của trọng tài giờ đây không khác mấy so với bản án kinh tế, dân sự đã có hiệu lực pháp luật''.
    Không những thế, Điều 33, Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định: ''Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, các bên có quyền làm đơn đến Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây''. Cụ thể, đương sự có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp như kê biên, phong tỏa tài sản tranh chấp, bảo toàn chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp qua kênh trọng tài... Tuy nhiên, một chuyên gia pháp luật lo ngại rằng, nếu chưa có biện pháp bảo đảm thì Toà án có thể gây khó dễ cho việc ra các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
    DN sẽ chọn trọng tài?
    Theo TS. Dương Đăng Huệ, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều điểm lợi so với việc đưa nhau ra toà. Với cơ chế trọng tài, các bên có quyền chủ động lựa chọn cơ quan phán quyết ngay cả trước và sau khi tranh chấp phát sinh, không chịu ràng buộc vào nơi phát sinh tranh chấp hay nơi các bên có trụ sở chính như quy định đối với việc giải quyết các tranh chấp tại Toà án. Thủ tục giải quyết thông qua trọng tài khá đơn giản, nhanh gọn, phán quyết của trọng tài là chung thẩm; trọng tài xét xử kín nên các bên có thể đảm bảo được bí mật kinh doanh. Trong khi đó, giải quyết thông qua Toà án, các bên có thể phải qua tới 6 cấp giải quyết tranh chấp, từ sơ thẩm đến chung thẩm...
    Pháp lệnh Trọng tài mới cũng thể hiện tôn trọng DN lựa chọn trọng tài và coi trọng tài như một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập bên cạnh Toà án. Theo Khoản 4, Điều 53, Pháp lệnh Trọng tài thương mại, khi có khiếu nại, Toà án không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ xem xét về trình tự và thủ tục trọng tài. Trong trường hợp hai bên đã có thoả thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện, thì Toà án cũng không có quyền thụ lý hồ sơ, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu.
    Đối tượng áp dụng của Pháp lệnh Trọng tài thương mại cũng đã vượt qua giới hạn của hai chữ ''thương mại'' để mở rộng giải quyết tranh chấp hầu hết các quan hệ kinh tế, thương mại, rộng hơn 14 hành vi mà Luật Thương mại hiện hành quy định. Chẳng hạn, các tranh chấp về tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm... cũng có thể được giải quyết ổn thỏa bởi các trọng tài viên.
    Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, các tranh chấp thương mại tất yếu phát sinh và tập quán kinh doanh quốc tế thường chọn cơ chế trọng tài để giải quyết tranh chấp. Do đó, theo các chuyên gia pháp luật, khung pháp lý về trọng tài thương mại sẽ phải được củng cố, tuân thủ các quy định chung của quốc tế. Tuy nhiên, các DN cần phải tỉnh táo hơn trong ký kết hợp đồng và ghi rõ điều khoản thoả thuận giải quyết khi có tranh chấp.
    -----------------------------------------------------
    Tài liệu tham khảo môn Luật Kinh Tế

    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa TTVNOL
  7. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Những nội dung cơ bản của Luật Kế toán
    Luật Kế toán vừa được Quốc hội thông qua ngày 19-05-2003. Đây là luật chuyên ngành nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh tế nói chung. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Đặng Văn Thanh giới thiệu những nội dung đổi mới của luật này.
    Trước hết, về đối tượng áp dụng: Về nguyên tắc, ở đâu có hoạt động kinh tế, tài chính thì ở đó có kế toán. Sự khác nhau chỉ là cách thức và mức độ, cũng như mục đích của thông tin kế toán. Luật Kế toán điều chỉnh nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động kế toán của các tổ chức và cá nhân có tổ chức hoạt động kinh doanh, có trách nhiệm quản lý và thụ hưởng ngân quỹ công (trong đó có ngân quỹ nhà nước).
    Thứ hai, về chuẩn mực kế toán: Chuẩn mực kế toán là căn cứ, là mực thước và khuôn khổ mang tính nguyên tắc, phương pháp cho thực hiện công tác kế toán. Để bảo đảm kế toán Việt Nam hội nhập với kế toán các nước trong khu vực và thế giới, phù hợp dần với nguyên tắc và thông lệ quốc tế về kế toán, đòi hỏi chuẩn mực kế toán của Việt Nam cần được xây dựng, ban hành trên cơ sở có lựa chọn chuẩn mực quốc tế về kế toán và phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam.
    Từ năm 1996, được sự trợ giúp của Liên minh châu Âu, Việt Nam đã xúc tiến nhiều công việc chuẩn bị cho việc xây dựng và tạo lập khuôn khổ pháp lý về kế toán, trong đó có chuẩn mực kế toán. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đang được soạn thảo trên cơ sở xem xét vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Chuẩn mực kế toán thường thay đổi theo cơ chế, theo yêu cầu quản lý. Do đó, luật giao cho Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng và công bố chuẩn mực kế toán.
    Thứ ba, về kế toán quản trị và kế toán tài chính: Đã là kế toán thì dù là kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán chi tiết hay kế toán tổng hợp cũng phải tuân thủ những quy định có tính nguyên tắc và chịu sự điều chỉnh của Luật Kế toán. Luật Kế toán quy định cho mọi hoạt động kế toán như chứng từ kế toán, đơn vị đo lường kỳ hạn kế toán, mở và ghi sổ kế toán, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán, kiểm tra, kiểm kê.
    Việc phân chia kế toán tài chính và kế toán quản trị là dựa vào phương pháp thực hiện, mức độ tổng hợp, chi tiết, mục đích và đối tượng cung cấp, sử dụng thông tin của mỗi loại kế toán. Kế toán tài chính cung cấp thông tin kinh tế, tài chính về hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị bằng các báo cáo tài chính cho mọi đối tượng cả trong và ngoài đơn vị có nhu cầu sử dụng thông tin, có quan hệ hoặc có lợi ích kinh tế ở các đơn vị kế toán. Thông tin tài chính kế toán cần và hoàn toàn có thể công bố công khai dưới các hình thức. Kế toán quản trị được dùng chủ yếu để phục vụ cho việc quản trị, điều hành nội bộ của đơn vị kế toán. Mức độ chi tiết, phương pháp kế toán quản trị của mỗi đơn vị không hoàn toàn giống nhau, mà phụ thuộc yêu cầu và năng lực quản lý của từng đơn vị. Các đơn vị không bắt buộc phải công bố công khai các thông tin của kế toán quản trị mà có quyền giữ bí mật để bảo vệ lợi ích kinh tế của chủ sở hữu. Do vậy, Luật Kế toán quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc về kế toán quản trị và giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn đối với từng lĩnh vực hoạt động, phù hợp với yêu cầu quản lý và năng lực quản lý của từng đơn vị.
    Thứ tư, về nguyên tắc kế toán: Luật quy định những nguyên tắc này phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Đó là các nguyên tắc như đánh giá tài sản, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc hoạt động liên tục, các quy định về kỳ hạn kế toán, về ngôn ngữ đơn vị tính sử dụng trong kế toán, quy định về giá trị của thông tin kế toán cũng như việc sử dụng và công bố thông tin kế toán.
    Đặc biệt, Luật đã có một điều quy định về các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động kế toán trong đó nhấn mạnh các hành vi cố ý, thông đồng, ép buộc làm sai lệch, xuyên tạc thông tin kế toán, vi phạm các quy định về phương pháp kế toán. Đây là những chế tài quan trọng cho sự lành mạnh tin cậy của hoạt động kế toán.
    Thứ năm, về nội dung và phương pháp kế toán: Luật dành hẳn 1 chương để quy định về nội dung này, cụ thể là các quy định về chứng từ, sổ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính, quy định về kiểm kê, đánh giá, về kiểm toán, báo cáo tài chính, về công khai thông tin, về sử dụng thông tin kế toán. Trong đó có ba vấn đề cần quan tâm:
    - Về chứng từ điện tử: Xu thế tất yếu của việc mở rộng và phát triển thương mại điện tử trên thế giới đã đem lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, cho người tiêu dùng và Chính phủ. Việt Nam đã cam kết trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM phấn đấu thực hiện "thương mại phi giấy tờ" vào năm 2010. Ở Việt Nam về pháp lý, các hình thức thông tin điện tử mới chỉ đề cập ở Luật Thương mại (Điều 49) quy định về điện báo, telex, fax. Nghị định 44/2002/NĐ-CP ngày 21-3-2002 của Chính phủ thừa nhận các yếu tố chứng từ của điện tử và thanh toán điện tử trong công tác kế toán cũng chỉ là một phần mới của một yếu tố thương mại điện tử. Đây cũng là vấn đề còn rất mới mẻ ở Việt Nam, việc triển khai ứng dụng đang vừa là nghiên cứu, vừa là thử nghiệm. Do vậy, Luật Kế toán chỉ quy định nguyên tắc về lập, ký chứng từ điện tử. Các quy định về thương mại điện tử (bao gồm cả nội dung chứng từ điện tử) sẽ được quy định trong Pháp lệnh Thương mại điện tử.
    - Về chứng từ kế toán, hóa đơn bán hàng: Hóa đơn bán hàng của các đơn vị kinh doanh cũng như các phiếu thu, phiếu chi tiền của một đơn vị kế toán, đặc biệt là các cơ quan quản lý và thụ hưởng ngân quỹ nhà nước là những chứng từ kế toán rất cơ bản (còn được gọi là chứng từ gốc).
    Nguyên tắc mang tính pháp lý cao và cũng là đặc trưng riêng của kế toán là: mọi số liệu ghi trong sổ kế toán, trong báo cáo tài chính phải căn cứ chứng từ kế toán và phải có chứng từ kế toán để chứng minh. Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý quan trọng, là bằng chứng chứng minh cho hoạt động kinh tế phát sinh đã diễn ra, đã kết thúc, đã hoàn thành. Về nguyên tắc mọi hoạt động kinh tế đều phải lập chứng từ, mọi hành vi mua, bán hàng, cung cấp dịch vụ phải lập chứng từ hóa đơn. Các luật thuế đã quy định hóa đơn bán hàng là căn cứ để xác nhận quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ; là căn cứ để tính, kê khai khấu trừ thuế và quyết toán thuế. Do vậy, việc quy định chi tiết các loại hóa đơn bán hàng là hết sức cần thiết, nhưng sẽ không phù hợp với biến động của thị trường hàng hóa, dịch vụ. Do đó Luật Kế toán chỉ quy định nguyên tắc về lập và giao hóa đơn bán hàng cho khách hàng. Trường hợp không lập hóa đơn bán hàng theo mức tiền bán hàng từng lần hoặc theo từng trường hợp bán hàng giao cho Chính phủ quy định.
    - Về báo cáo tài chính và thời hạn nộp báo cáo tài chính: Lập và nộp báo cáo tài chính là nghĩa vụ bắt buộc của mọi đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính năm phải được lập theo quy định, theo chuẩn mực kế toán và trình bày thuyết minh về tình hình tài chính, tình hình kết quả hoạt động của đơn vị. Trong thực tế, có nhiều cấp quản lý và nhiều lĩnh vực hoạt động rất khác nhau. Do vậy, luật chỉ quy định khung thời hạn tối đa là 90 ngày, còn đối với từng lĩnh vực hoạt động, Chính phủ sẽ quy định cụ thể chi tiết.
    Thứ sáu, về hành nghề kế toán: Luật đã đề cập đến nhiều quy định mới về vấn đề này, trong đó quy định cụ thể về điều kiện và tiêu chuẩn hành nghề kế toán, phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường ở Việt Nam.
    Là luật chuyên ngành về kế toán, Luật Kế toán là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về kế toán ở Việt Nam được xây dựng và ban hành trong bối cảnh nền kinh tế đang đổi mới sâu sắc và toàn diện, đang tích cực hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Việc đưa Luật Kế toán sớm đi vào cuộc sống sẽ góp phần nâng cao vị thế tiếp tục phát triển và hoàn thiện kế toán Việt Nam, góp phần tích cực vào sự lành mạnh nền tài chính quốc gia, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động kinh tế tài chính.
    Phó giáo sư, Tiến sĩ ĐẶNG VĂN THANH

    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa TTVNOL
  8. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Tác động của quảng cáo đối với người tiêu dùng VN
    Theo kết quả điều tra của các công ty nghiên cứu thị trường, một quảng cáo hay, gây ấn tượng có thể đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận gấp vài chục lần so với mẫu quảng cáo thông thường, chính vì vậy mà các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc người tiêu dùng nhận xét như thế nào, nghĩ gì về mẫu quảng cáo sản phẩm của họ.
    Một nghiên cứu mới nhất về sự lĩnh hội quảng cáo ở Việt Nam mang tên Ad Savvy 2003 vừa được công bố của công ty Leo Burnett Việt Nam và công ty NFO Việt Nam đã cho chúng ta thấy: Các nhà quảng cáo có thể đang đánh giá chưa chính xác về người tiêu dùng Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên các quảng cáo TV trên khắp thế giới cũng như tại Việt Nam, nhằm đánh giá tác động của chúng lên người tiêu dùng Việt Nam.
    Phương pháp nghiên cứu này bao gồm các nghiên cứu định lượng và định tính với các bà nội trợ, các nam nữ công nhân viên và lao động phổ thông từ thành thị đến nông thôn Việt Nam. Hàng loạt các quảng cáo tivi được chiếu bao gồm những quảng cáo sản xuất tại Việt Nam cho các nhãn hiệu Việt Nam và cả nước ngoài, các quảng cáo được sản xuất ở nước ngoài cho thị trường Việt Nam cũng như rất nhiều các quảng cáo đoạt giải thưởng trên thế giới.
    Sau khi phỏng vấn gần 1.100 người trên khắp mọi miền đất nước và thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, nghiên cứu này chỉ ra rằng khả nZng những nhà quảng cáo đánh giá sai lầm về người tiêu dùng Việt Nam trong việc giải mã các thể loại khác nhau về quảng cáo là có thật. Nghiên cứu này cũng nhận định rằng khả nZng lĩnh hội quảng cáo của một vài nhóm người tiêu dùng Việt Nam có thể tương đương với người tiêu dùng ở các nước làng giềng phát triển hơn như Malaysia, Thái Lan. Cứ 10 người được nghiên cứu thì có tối thiểu 06 người không hề gặp khó khZn gì trong việc hiểu các cấp độ của quảng cáo hiện đại.
    Ông Richard Burrage, Tổng Giám đốc công ty NFO Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi đã sử dụng nhiều mẫu quảng cáo từ khắp thế giới trong đó có cả những quảng cáo đoạt các giải thưởng cao trên thế giới hoặc được sản xuất tại các nước có công nghệ quảng cáo phát triển như Mỹ, Anh, U'c, Thái Lan, Â'n Độ và thực tế đã trả lời rằng, người tiêu dùng Việt Nam lĩnh hội rất tốt những mẫu quảng cáo đó. Những quảng cáo đã từng được sử dùng ở Việt Nam lĩnh hội rất tốt những mẫu quảng cáo đó. Những quảng cáo đã từng được sử dụng ở Việt Nam và đã được đánh giá cao trong nghiên cứu này là: "Nhà hàng Sushi" của Heineken, "Cuộc hành trình" của Tiger, Nescafe, "Buổi hoà nhạc" của Ericsson và "Dã ngoại" của Yomost.
    Đồng tình với quan điểm trên của Richard, ông Phil McDonald - Tổng Giám đốc Leo Burnett Việt Nam - nói, "Nghiên cứu này cũng chỉ ra cho chúng tôi (từ góc nhìn của công ty quảng cáo) rằng: Thời đại đánh đồng quan điểm về người tiêu dùng Việt Nam đã qua. Nay họ thực sự thích thú quảng cáo và có khả nZng hiểu bất cứ quảng cáo thuộc cơ cấu sáng tạo nào".
    "Những phát hiện này không có nghĩa rằng tất cả mọi người đều đã sẵn sàng với những mẫu quảng cáo kiểu "liên hoan phim Cannes". Nghiên cứu cũng thể hiện rõ rằng khi những người tiêu dùng ở miền quê có thể hiểu được các thể loại quảng cáo sáng tạo thiên về thể hiện những hình ảnh cuộc sống sinh động cũng như các góc độ tình cảm, họ cũng dễ dàng nhận ra những lời giải đáp, những câu trả lời cho các tính nZng hữu hình của sản phẩm. Điều này đặc biệt đúng hơn với các nhóm sản phẩm mới", ông MacDonald nói thêm.
    Với sự phát triển nhanh chóng về tâm lý và nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam như vậy, các nhà quảng cáo và tiếp thị cần phải luôn theo sát những xu hướng tâm lý này để biết người tiêu dùng Việt Nam đang thật sự nghĩ gì. Bên cạnh tốc độ thay đổi tâm lý nhanh chóng, nghiên cứu này còn nêu rõ những điểm khác nhau giữa các nhóm người tiêu dùng Việt Nam.
    Ông Burrage cho biết "Nghiên cứu này đi sâu vào từng nhóm người tiêu dùng khác nhau để tìm những loại hình quảng cáo nào họ thực sự thích thú cho các loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ như phần lớn những người tiêu dùng thuộc nhóm công nhân viên chức và giới trẻ thành phố có thiện cảm rõ ràng với các thể loại quảng cáo có tính chất sáng tạo và đột phá cũng như các quảng cáo có cơ cấu câu chuyện nối tiếp nhiều kỳ. Thực tế này làm thay đổi rất nhiều các quan niệm về quảng cáo tại Việt Nam", ông Burrage nói.
    Nghiên cứu này cũng cho thấy rất ít sự khác nhau trong nhận thức quảng cáo giữa Hà Nội và TpHCM. Cụ thể theo như lời phát biểu của một nam công nhân viên ở Tp.HCM thì "những quảng cáo TV như của Heineken mặc dù rất ít lời nhưng thật là thú vị, nó lôi cuốn và làm cho tôi phải suy nghĩ", và một nữ khán giả truyền hình ở Hà Nội lại bộc bạch, "quá nhiều thuyết minh như những quảng cáo của VN làm tôi chán và khó chịu. Họ phóng đại quá mức về sản phẩm của họ".
    Theo ông Burrage, nghiên cứu này làm ngạc nhiên rất nhiều người, bởi vì khi xây dựng các chiếc dịch quảng cáo với khách hàng, NFO đã thường xuyên gặp phải những tranh cãi gay gắt về sự khác nhau giữa người tiêu dùng phía Bắc và người tiêu dùng phía Nam.
    Theo ý kiến của ông Frank Ngan, chuyên gia tư vấn từ công ty Advantage Sarl, một công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm nhập từ Pháp, "Thật là thích thú khi hiểu rõ những phản ứng hay thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Kết quả nghiên cứu Ad Savvy 2003 sẽ hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong các chiến dịch quảng cáo của chúng tôi trong tương lai. Kết quả nghiên cứu này cũng cho tôi thấy được mặc dầu ngành công nghiệp quảng cáo ở Việt Nam vẫn còn có một khoảng cách 15 nZm phát triển so với các nước khác trong khu vực và thị trường Việt Nam cũng vẫn còn là thị trường mới nổi nhưng người tiêu dùng Việt Nam lại có khả nZng lĩnh hội quảng cáo khá cao".
    Sau khi thành công trong nghiên cứu này, Leo Burnet và NFO dự định sẽ công bố kết quả nghiên cứu của Ad Savvy lần 2 vào vào cuối nZm 2003.

    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa nhân gian
  9. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Xác định hợp đồng kinh tế bị vô hiệu khi không có đăng ký kinh doanh​
    Tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (Pháp lệnh HĐKT) quy định khi một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì hợp đồng kinh tế bị vô hiệu toàn bộ. Thực tiễn áp dụng quy định này trong việc giải quyết các vụ án kinh tế tại Tòa án trong thời gian vừa qua chưa được thống nhất, chưa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
    Một vấn đề còn nhiều tranh luận là nếu khi ký kết hợp đồng kinh tế, một trong các bên chưa có đăng ký kinh doanh, nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các bên có phát sinh tranh chấp và đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp, bên chưa có đăng ký kinh doanh khi ký kết hợp đồng đã có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, thì khi giải quyết vụ án kinh tế này Tòa án có coi hợp đồng kinh tế trong trường hợp này bị vô hiệu toàn bộ hay không?
    Nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay, ngày 27-5-2003 TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế". Theo hướng dẫn tại Nghị quyết này, thì khi áp dụng quy định về hợp đồng kinh tế bị vô hiệu toàn bộ tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT, các Tòa án cần phân biệt:
    Nếu khi ký kết hợp đồng kinh tế mà một trong các bên chưa có đăng ký kinh doanh, trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các bên có phát sinh tranh chấp và đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp, bên chưa có đăng ký kinh doanh khi ký kết hợp đồng kinh tế vẫn chưa có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, thì hợp đồng kinh tế này thuộc trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT và bị coi là hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ.
    Thí dụ: Trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty A chưa có đăng ký ngành nghề xây dựng công nghiệp, nhưng Công ty A đã ký hợp đồng kinh tế về việc nhận thầu thi công xây dựng nhà xưởng cho Công ty B. Trong quá trình thi công, giữa các bên có phát sinh tranh chấp từ việc thực hiện hợp đồng và một trong các bên khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi giải quyết vụ án này, nếu có đủ căn cứ cho thấy đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp, Công ty A vẫn chưa được đăng ký bổ sung ngành nghề xây dựng công nghiệp, thì Tòa án áp dụng điểm b khoản 1, Điều 8 Pháp lệnh HĐKT tuyên bố hợp đồng kinh tế này vô hiệu toàn bộ và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu theo quy định tại Điều 39 Pháp lệnh HĐKT.
    Nếu khi ký kết hợp đồng kinh tế mà một trong các bên chưa có đăng ký kinh doanh, nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các bên có phát sinh tranh chấp và đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp, bên chưa có đăng ký kinh doanh khi ký kết hợp đồng đã có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, thì hợp đồng kinh tế này không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT và do đó hợp đồng kinh tế này không bị coi là vô hiệu toàn bộ. Thí dụ: Cũng như thí dụ trên đây, thì khi giải quyết vụ án, nếu có đủ căn cứ cho thấy đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp, Công ty A đã được đăng ký bổ sung ngành nghề xây dựng công nghiệp thì hợp đồng kinh tế này không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT và không bị coi là hợp đồng kinh tế bị vô hiệu toàn bộ.
    Hy vọng sau khi Nghị quyết có hiệu lực pháp luật, các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án kinh tế sẽ được bảo vệ, khắc phục được những vấn đề mà trong xã hội còn nhiều tranh luận chưa được giải quyết thỏa đáng.

    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa nhân gian
  10. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Đổi mới hình ảnh nhãn hiệu
    Ðổi mới hình ảnh nhãn hiệu chính là việc đem lại cho nó sức mạnh mới, một sức hấp dẫn mới để khuyến khích người tiêu dùng chọn lựa. Làm mới lại hình ảnh của nhãn hiệu có thể có nhiều cách nhưng tất cả đều hướng đến một mục đích là đem lại sự tăng trưởng cho doanh nghiệp.
    Có nhiều biện pháp khác nhau để cách tân một nhãn hiệu sản phẩm, kể cả từ những thay đổi nhỏ nhất.
    Ðó có thể là những biến cách khác nhau về một loại sản phẩm đã quen thuộc hoặc đơn giản hơn là việc thay đổi đóng gói của bao bì sản phẩm. Chẳng hạn như việc tung ra thi trường loại kẹo cao su hương vị chuối và táo của Holywood Chewing Gum hay như việc tạo ra loại bao bì mới rất thẩm mĩ cùng với việc bổ sung thêm lượng can xi đối với sữa Hilo của Nestlé - hai hoạt động đã kích hoạt đáng kể hình ảnh của hai nhãn hiệu này.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Người tiêu dùng thường né tránh những sản phẩm quá mới và các lợi ích chưa được chứng tỏ rõ ràng.
    Trên thực tế, việc đổi mới sản phẩm sẽ đảm bảo hiệu quả cao hơn khi doanh nghiệp tạo ra những nét mới cho sản phẩm kết hợp với những cải tiến về chất lượng sản phẩm. Trường hợp Pamryl là một bằng chứng về việc đổi mới đã đem lại tăng trưởng và khả năng sinh lợi. Bộ phận nước quả thuộc Pernod Ricạrd của Pháp đã thực hiện được một sự chuyển biến ngoạn mục trong sự nghiệp đang suy thoái của mình nhờ một số đổi mới quan trọng, thoạt tiên là ở bao bì và sau đó là chất lượng nước quả.
    Là một doanh nghiệp truyền thống luôn đứng ở vị trí hàng đầu trong ngành chế biến thực phẩm, thế nhưng Pamryl đã bị rớt xuống vị trí thứ 4, chủ yếu do sự xâm nhập của những nhãn hiệu có giá cả thấp và nhãn hiệu của công ty đã phải chiến đấu sống còn để giành lại vị trí của mình. Hãng đã chọn công nghệ bao bì nhựa trong mới, giúp ngăn cản quá trình ô xi hoá nước quả đã được tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur và kéo dài được thời gian bày bán lên đến 12 tháng. Bước cải tiến này được nối tiếp bằng những điều chỉnh về chất lượng nước quả Pamryl. Họ hứa với người tiêu dùng rằng đây là hương vị nướcquả thực sự chứ không phải loại nước cô đặc được pha loãng. Qua đó, người tiêu dùng đã có một loại nước quả chất lượng cao với bao bì nhẹ hấp dẫn mà lại không cần phải bảo quản lạnh.
    Chỉ trong có hai năm, với việc kết hợp hai cải tiến này, Pamryl đã đứng ở vị trí thứ nhì trong thị trường nước quả cạnh tranh khốc liệt của Pháp. Những cải tiến mang tính kỹ thuật mặc đù mất nhiều thời gian và tốn kém nhưng khi đã được thi trường chấp nhận thì nó lại có được lòng tin của khách hàng về chất lượng cũng như hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp. Và đó cũng là một cách để làm sống lại hình ảnh nhãn hiệu của sản phẩm.
    Nhưng cũng cần lưu ý, tất cả những doanh nghiệp khi đổi mới hình ảnh của mình cũng đổi kèm theo đó một phần nguy cơ rủi ro. Do quá nôn nóng muốn thay đổi triệt để, doanh nghiệp có thể mất đi bản chất của mình và làm mất những khách hàng trung thành nhất. Bởi vì người tiêu dùng thường né tránh những sản phẩm quá mới và các lợi ích chưa được chứng tỏ rõ ràng.
    Trường hợp sản phẩm Paintmate của hãng ICI là một bằng chứng điển hình. Paintmate được ICI phát triển cùng với Black and Deck để dùng với loại sơn Dulux "Once" chỉ cần sơn một lần duy nhất. Do quá tập trung vào công nghệ mà hãng đã không thể truyền đạt cho người tiêu dùng giá trị gia tăng của Paintmate và đảm bảo đủ lượng bán hàng. Hình ảnh của Paintmate không được khách hàng ghi nhớ, họ không chấp nhận sản phẩm, cuối cùng nó đã phải ngậm ngùi rút khỏi thị trường.
    Bài học của Paintmate cho thấy những cải tiến về nhãn hiệu phải đi đôi với việc phải làm cho người tiêu dùng nhận biết được giá trị của việc cải thiện đó.
    Thời báo Kinh tế Việt Nam
    P.H - (27/06/2003)

    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa nhân gian

Chia sẻ trang này