1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết tuyển chọn từ các báo!

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi lonesome, 24/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    ?~Thuyết Sashimi?T và sự thành công của Samsung​
    Viết cho tờ BusinessWeek, Giám đốc điều hành hãng Samsung, Yun Jong Yong, cho hay bí quyết thành công trên thị trường nằm ở chỗ biết cung ứng những sản phẩm ?onóng? để bán với giá cao, trước khi nó trở thành ?ocá chết?. Dưới đây là nguyên văn bài báo đang là tâm điểm của giới doanh nhân toàn cầu này.
    Khi những con cá đầu tiên được câu lên, nó rất đắt và được bán cho các nhà hàng sang trọng. Sau đó, lớp cá thứ hai có giá chỉ bằng một nửa và được nhiều nhà hàng sử dụng làm thực đơn hơn. Đến lần câu thứ ba, thứ tư thì nó sẽ được coi là ?ocá chết? vì chẳng được mấy người trả giá. Vì vậy, bí quyết thành công trong thị trường điện tử chính là việc liên tục tung ra các sản phẩm mới và hiện đại. Cách làm này sẽ giúp bạn liên tục bán được giá, được gọi là thuyết Sashimi.
    Thách thức lớn đầu tiên
    Sáu năm trước đây, châu Á trải qua một cơn bão tài chính. Samsung đứng trước sự lựa chọn có tiếp tục theo đuổi một chiến lược đầu tư trị giá nhiều tỷ USD cho sản phẩm chip điện tử hay không - dù vào lúc đó hãng đang dẫn đầu thế giới về mặt hàng này. Giá cả trượt dốc, nhiều đối thủ đã phải rời bỏ thị trường. Nếu theo chân họ, Samsung cũng sẽ mất thị phần, mất vị thế lãnh đạo công nghệ, còn ngược lại sẽ có nguy cơ phá sản.
    Samsung cũng như nhiều tập đoàn hàng đầu khác tại Hàn Quốc như Kia Motor trong năm 1997 đã cận kề vực thẳm. Hãng nợ tổng số 11 tỷ USD, lại bị nhiều ngân hàng cho vào danh sách "đen". Sự xuất hiện của Quỹ tiền tệ Quốc tế với các khoản tín dụng cũng không cải thiện được mấy tình hình. Chẳng người dân Seoul nào muốn bỏ tiền mua cổ phiếu của Samsung.
    Trước bối cảnh đó, cuộc họp kín của ban lãnh đạo Samsung trong vòng 5 giờ đồng hồ, với sự chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT Lee Kun Hee, đưa ra quyết định, hãng sẽ tiến lên phía trước. Cần nói thêm rằng trước đó, ông Lee đã có chuyến công du Nhật Bản và thấy rằng, nhiều công ty sản xuất chip tại nước này đã giải nghệ vì thua lỗ. Như vậy, nếu thành công, Samsung sẽ có một bước ngoặt lớn?
    Những biện pháp cứng rắn đầu tiên được Samsung vận dụng là giảm bớt 24.000 nhân viên, những người đang chiếm tới 30% tổng quỹ lương của hãng, đồng thời bán toàn bộ các tài sản có giá để thu về 2 tỷ USD làm vốn lưu động. Trước đây, vào thời hưng thịnh, cũng như các tập đoàn khác tại Hàn Quốc, Samsung có lượng hàng tồn kho lớn và trung bình kéo dài 4 tháng, chủ yếu là tivi, máy tính, linh kiện điện tử trị giá khoảng 2 tỷ USD. Chúng tôi quyết định không sản xuất thêm bất cứ sản phẩm nào cho đến khi số hàng này được bán hết.
    Trong giai đoạn đầu của cuộc cải tổ, Samsung đã chấp nhận lỗ lớn. Tuy nhiên, chúng tôi tính toán rằng sau này chỉ số hàng tồn được bán với giá tăng 10% thì sẽ thu được thêm 600 triệu USD lợi nhuận, thế nên bằng mọi giá phải giảm bớt vòng đời sản phẩm. Nếu để hàng ở kho càng lâu, giá trị của nó (và vì thế doanh thu) sẽ càng giảm sút. Cương lĩnh này đã giúp hãng chỉ mất 2 năm để có lãi trở lại: số linh kiện điện tử bán được năm 2002 gấp tới 5 lần so với năm 1996, trong khi chi phí nhân lực chỉ tăng 12%.
    Bộ mặt mới
    Đó chính là các sản phẩm TV. Ở một số nước châu Âu, khi Samsung chưa kịp tung vào các sản phẩm kỹ thuật số đắt tiền, hãng đã thu hồi toàn bộ số TV giá rẻ. Tại sao lại như vậy? Đó là vì nếu tiếp tục bán hàng chất lượng thấp, Samsung sẽ mất dần uy tín. Chúng tôi chấp nhận nhường mảnh đất hàng giá rẻ này cho các công ty khác tại Đông Nam Á.
    Đồng thời với quá trình này là việc Samsung liên tục tuyển mộ nhân tài tại khắp nơi trên thế giới. Từ thời điểm nổ ra khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đến nay, hãng đã thuê tới 800 tiến sĩ, 300 thạc sĩ quản lý (MBA) tốt nghiệp từ các trường đại học phương Tây. Đội ngũ nhân lực này đã giúp hãng thu hẹp và tiến tới lấn át về công nghệ so với các đối thủ hùng mạnh như Mitsubishi, Sony, Sharp hay Motorola?
    Kết quả cuối cùng của thuyết Sashimi được Samsung vận dụng là năm 2002 hãng đã đạt được doanh thu cao kỷ lục là 33,7 tỷ USD, lãi 5,9 tỷ USD.
    Trong các hoạt động quan trọng của Samsung, Chủ tịch HĐQT Lee luôn đóng vai trò sống còn. Ông ấy không tham gia vào công việc hàng ngày của mọi người, nhưng lại đích thân tuyển mộ các lãnh đạo cấp cao cho hãng và đặt bút ký vào các dự án đầu tư lớn. Con trai ông ấy giờ đây đã đảm nhận chức phó chủ tịch hãng, là nhân vật số một cho việc kế nhiệm vị trí chủ tịch tập đoàn sau khi ông Lee về hưu. Toàn bộ những điều này được công bố công khai cho cổ đông.
    Phong cách quản lý và cấu trúc của Samsung có vẻ xa lạ với lý thuyết kinh doanh tại châu Âu. Nhưng chẳng ai có thể phủ nhận một điều là hãng đang vững chân chèo con thuyền kinh doanh trong thế giới cạnh tranh.

    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa nhân gian
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Làm thế nào để đi đến một ý tưởng kinh doanh thắng lợi?​
    Phát triển một ý tưởng kinh doanh có nghĩa là phải xây dựng được một viễn cảnh, đánh giá các điểm mạnh của bạn và xác định được thị trường cần gì. Ba bước sau đây sẽ giúp bạn khởi động.
    1) Xây dựng một viễn cảnh
    2) Xác định những điểm mạnh của bạn và những việc bạn muốn làm
    3) Xác định các nhu cầu của thị trường
    .............................................................
    1/ Xây dựng viễn cảnh
    Bạn hãy nhắm mắt lại trong vòng một vài phút và tưởng tượng một hình ảnh chi tiết về những gì mà bạn muốn thấy trong cuộc sống của mình trong 5 năm tới. Hình ảnh càng chi tiết càng tốt.
    Bạn sẽ sống ở đâu?
    Bạn sẽ làm gì hàng ngày?
    Bạn sẽ làm công việc nào?
    Bạn sẽ làm việc một mình hay cùng với những người khác?
    Xung quanh bạn sẽ là những ai?
    Bạn sẽ làm gì khi bạn không làm việc?
    Đừng tự giới hạn mình trong những câu hỏi này; bạn hãy sáng tạo một hình ảnh sống động của bản thân, hãy nghĩ đến những gì quan trọng đối với bạn. Đây là tất cả những vấn đề cá nhân sẽ có ảnh hưởng tới kiểu doanh nghiệp mà bạn sẽ theo đuổi - bạn sẽ muốn làm người thành thị hay người nông thôn; bạn muốn đi đây đó hay chỉ ngồi trước máy tính; bạn muốn gặp mọi người hay chỉ muốn làm việc qua điện thoại. Làm như vậy sẽ giúp bạn tạo được một nền tảng cho việc lựa chọn công việc kinh doanh, ra các quyết định kinh doanh, và đặt ra những mục tiêu rõ ràng.
    Tốt nhất là bạn hãy làm bài tập này cùng với một ai đó và chia sẻ hình dung của bạn. Nếu bạn không thể làm điều đó, hãy viết ra để việc hình dung của bạn được cụ thể hơn.
    2/ Xác định những điểm mạnh của bạn và những việc bạn muốn làm:
    Thường thì sẽ rất có ích nếu bạn nhìn lại bản thân để xem xem bạn thích gì và không thích gì, cũng như tài năng của bạn nằm ở đâu. Nó không chỉ giúp bạn đi đến một ý tưởng kinh doanh thắng lợi. Nó còn giúp bạn đi đến một ý tưởng kinh doanh phù hợp với các kỹ năng và sở thích của bạn. Công việc kinh doanh của bạn phải khiến bạn luôn cảm thấy hứng thú để bạn có thể phát triển trên con đường dài phía trước.
    Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là lên 3 danh sách riêng rẽ:
    Danh sách 1: Những điểm mạnh của bạn
    Mọi người đều có điểm mạnh trong một lĩnh vực nào đó và nhiều kỹ năng có thể sẽ là nền tảng cho một công việc kinh doanh cụ thể. Vốn dĩ bạn có thể có đầu óc tổ chức hoặc năng khiếu sửa chữa các đồ vật. Bạn có thể đã quen thuộc với những kỹ năng của mình đến mức chúng không thể ngay lập tức xuất hiện trong đầu bạn, vì vậy hãy lập danh sách này bằng cách tự quan sát bản thân bạn trong một vài tuần lễ để xem bạn có những năng khiếu gì và bằng cách hỏi những người hiểu rõ bạn để biết ấn tượng của họ về những gì họ thấy bạn vượt trội.
    Danh sách 2: Những kỹ năng bạn đã tích luỹ được trong những năm qua
    Cho dù bạn có làm việc trong một môi trường bình thường hay không, chắc chắn bạn đã tích luỹ được nhiều kỹ năng. Hãy viết ra tất cả những trách nhiệm công việc mà bạn đã từng đảm đương; hãy nghĩ đến những nhiệm vụ khác nhau mà bạn biết cách hoàn thành. Hãy bảo đảm là danh sách này hoàn chỉnh -- nghĩa là phải có ít nhất 10 mục khác nhau
    Danh sách 3: Những việc bạn muốn làm
    Hãy lên danh sách những việc bạn thích làm. Điều này có thể không dễ dàng như người ta tưởng. Danh sách đó phải gồm ít nhất 10 mục khác nhau. Hãy suy nghĩ mở rộng ra ngoài những sở thích và những mối quan tâm nảy sinh tức thì trong đầu bạn. Nếu bạn cảm thấy lúng túng, hãy hỏi ý kiến của những người đã biết bạn từ lâu -- đặc biệt là những người biết bạn từ khi bạn còn nhỏ -- để xem họ thấy bạn làm gì khi bạn vui sướng nhất.
    Hãy để ba danh sách này ở một chỗ dễ thấy (ví dụ trên bàn làm việc của bạn) trong một vài tuần, và mỗi khi bạn có một ý tưởng mới, hãy lập tức ghi nó vào một mục phù hợp. Hãy hỏi cả những người hiểu rõ bạn để qua câu chuyện của họ khơi dậy trí nhớ của bạn.
    3./ Xác định các nhu cầu của thị trường:
    Cho đến giờ thì bạn vẫn đang hướng nội để đi đến một ý tưởng kinh doanh của mình. Bây giờ là lúc bạn nên hướng ngoại để phát hiện xem trên thị trường có nhu cầu nào chưa được lấp đầy mà bạn có thể đáp ứng với sản phẩm hay dịch vụ của mình.
    Có rất nhiều các danh sách kinh doanh "Top 10" hay "Mới nguyên và Nóng hổi". Những danh sách này có thể khuyến khích một số ý tưởng, song ý tưởng kinh doanh tốt nhất sẽ đến từ chính bạn và dựa trên cơ sở bạn là ai và thị trường đang cần gì. Bởi vậy, trong khi bạn đang suy nghĩ để tìm kiếm và lập các danh sách, bạn cũng nên nghe ngóng bên ngoài xem có cơ hội kinh doanh nào không.
    Bảng liệt kê công việc sau có thể giúp bạn đi đến một ý tưởng kinh doanh thông qua việc xác định các nhu cầu của thị trường. Bạn đừng sợ sẽ trở nên kỳ quặc; có khi những ý tưởng tuyệt vời nhất lúc đầu lại nghe có vẻ điên rồ. Và nếu những ý tưởng của bạn có một số chỗ hổng thì hãy gác chúng sang một bên và tiếp tục tìm kiếm.
    Khi bạn đang suy nghĩ về các khả năng kinh doanh, hãy luôn nhớ rằng không phải bạn sẽ gắn cả đời mình với công việc kinh doanh mà bạn bắt đầu. Bạn có thể điều hành một doanh nghiệp trong một vài năm cho đến khi bạn có một ý tưởng phát sinh nào đó hay khi bạn ở vào một vị trí để có thể khởi sự một doanh nghiệp với số vốn lớn hơn.
    Hãy đánh thức giác quan kinh doanh của bạn, chú ý tìm xem có những cơ hội nào chưa được lấp đầy. Nghiên cứu thị trường bằng cách:
    Đọc các báo và tạp chí
    Xem Tivi
    Trò chuyện với mọi người
    Đến các khu phố buôn bán lớn
    Bạn muốn có những sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà bạn chưa thể tìm được trên thị trường?
    Có việc gì mà mọi người đều không thích làm mà bạn có thể làm cho họ không?
    Có sản phẩm hay dịch vụ nào có thể làm cho cuộc sống của
    những người bạn quen biết trở nên dễ dàng hơn không?
    Những xu hướng kinh doanh nào đang diễn ra mà bạn có thể tham gia vào... và sẽ thực sự nhóm lên sự nghiệp kinh doanh của bạn?
    Có những khoảng trống trên thị trường mà bạn có thể lấp đầy với tài năng của mình không? Chúng là gì? (Ví dụ, xu hướng thu hẹp quy mô công ty đã mở ra thị trường cho các dịch vụ như tư vấn, kỹ thuật chế bản điện tử, thiết kế đồ hoạ, dịch vụ nhân sự, và bảo trì máy tính).
    Bây giờ...
    Hãy viết ra một số ý tưởng kinh doanh tiềm năng. Hãy viết thật cụ thể... đừng viết những thứ như "nhập khẩu/xuất khẩu"; thay vào đó hãy viết "Nhập khẩu loại bánh bột ngô mỏng và nước sốt salsa kiểu Mexicô dành cho những người sành ăn".

    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa nhân gian
  3. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Nguyên tắc 80-20 trong thương mại điện tử​
    Bạn đã bao giờ nghe nói tới "Nguyên tắc Pareto" hay còn gọi là nguyên tắc 80-20 chưa? Nếu chưa, bạn đã bỏ lỡ mất một trong những cách hiệu quả nhất để thu lời lớn hơn.
    "Nguyên tắc Pareto" được đặt tên theo một nhà kinh tế học người Italia, Vilfredo Pareto. Vào năm 1906, ông Pareto đã quan sát thấy 20% dân số Italia đang nắm trong tay 80% tài sản của nước này. Sau đó, ông cũng nhận thấy rằng 20% số lạc củ trong vườn nhà ông đóng góp tới 80 lượng lạc ông thu hoạch mỗi năm. Liệu đây có phải sự trùng lặp ngẫu nhiên không? Nó khiến ông suy nghĩ. Vilfredo Pareto áp dụng nguyên tắc 80-20 này vào rất nhiều lĩnh vực. Đồng ý hay không là quyền của bạn nhưng trong lĩnh vực thương mại điện tử, bạn sẽ để tuột khỏi tay khá nhiều lợi nhuận nếu bạn bỏ qua nguyên tắc này.
    20% khách hàng đóng góp 80% doanh thu
    Với nhiều ứng dụng của nguyên tắc Pareto, thường là không thể khẳng định được sự chính xác của tỷ lệ 80-20 (ví dụ như 20% thực phẩm mà bạn ăn đóng góp 80% năng lượng cho sức khỏe của bạn). Nhưng trong thương mại điện tử, bạn có thể dễ dàng kiểm chứng được khách hàng nào là khách mua thực sự. Rất ít người nhận ra rằng có ít nhất 20% số người đã từng mua hàng của bạn một lần sẽ tiếp tục quay lại mua hàng của bạn - nhưng tất nhiên là chỉ khi bạn tiếp tục giữ mối liên hệ với họ. 1/5 số khách hàng của bạn chỉ chờ bạn mời chào thứ gì đó mới mẻ. Bởi vậy, nếu bạn không tiếp tục theo đuổi khách hàng, bạn có thể sẽ mất đi 80% lợi nhuận tiềm năng.
    Thực tế là nếu một người đã tin tưởng ở bạn và thích các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến độ quyết định mua hàng của bạn một lần, họ có thể sẽ lại mua tiếp những lần sau nữa. "Giá trị lâu dài" của những khách hàng này là một trong những tài sản lớn nhất mà doanh nghiệp bạn có.
    Cái hay của việc theo đuổi khách hàng là ở chỗ bạn chẳng phải tốn đồng trinh nào. Nhưng tất nhiên, bạn phải chắc chắn rằng bạn cung cấp cho khách hàng cái mà họ quan tâm.
    Thứ nhất, những mặt hàng này phải bổ sung cho mặt hàng mà bạn đã bán trước đây. Ví dụ, nếu bạn bán dụng cụ chơi golf, bạn có thể mời họ mua tiếp các loại túi đựng đồ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp các mặt hàng cũng không nhất thiết có mối liên hệ chặt chẽ đến thế. Ví dụ, nếu bạn bán thẻ hội viên câu lạc bộ thể dục thể thao, bạn có thể bán quần áo tập, sách về thể thao...
    Thứ hai, bán các mặt hàng giống như lần trước với mức giá thấp hơn. Hãy bày tỏ thiện chí với khách hàng bằng cách cho họ hưởng quyền được giảm giá trên những sản phẩm họ đã từng mua. Với chiêu này, bạn sẽ giữ được khách hàng trong một thời gian dài và có lý do hợp lý để liên hệ với họ theo từng chu kỳ thời gian. Bạn cũng có thể mời chào khách hàng những phiên bản sản phẩm mới hơn, các mẫu mã mới hoặc các phụ tùng kèm theo.
    Thứ ba, gửi các bản tin cho khách hàng để giữ liên lạc. Các bản tin ngắn cũng là cách rất hay để giữ kênh thông tin với khách hàng, trả lời những câu hỏi của họ, đáp lại sự quan tâm và cung cấp kiến thức mà họ cần khi họ sử dụng sản phẩm của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ tự biến mình trở thành chuyên gia trong ngành của bạn và trở thành một nguồn thông tin đáng tin cậy.
    Thứ tư, cố gắng tách sản phẩm hiện tại của bạn và bán chúng thành những phần riêng biệt. Ví dụ, nếu bạn đang bán sách viết về các phương pháp nghiên cứu trên mạng internet. Bạn có thể bán phiên bản đầu tiên với giá 9,95 USD để bán được doanh số lớn với giá rẻ. Sau đó 1 tháng, bạn có thể bán tiếp những phiên bản nâng cao với giá 29,95 USD hay thậm chí 39,95 USD để tăng mạnh doanh thu. Bạn có thể bán từng phần sản phẩm của mình hoặc bán gộp lại trọn gói nhưng với giá hạ hơn chút ít.
    Thứ năm, bán cho khách hàng các sản phẩm nâng cấp. Nếu họ đã sử dụng và thích sản phẩm cũ của bạn, họ sẽ đón nhận những sản phẩm mới hơn.
    Thứ sáu, bán sản phẩm của người khác. Cách này nghe có vẻ vô lý nhưng nó hoàn toàn tốt nếu những dòng sản phẩm này không trực tiếp cạnh tranh với sản phẩm của bạn, nó có thể giúp bạn tăng doanh thu đáng kể và tăng cả lòng tin đối với khách hàng. Bạn có thể tận dụng sản phẩm của người khác để bán hàng lấy lời.
    Trên thực tế, nhiều người kiếm khá nhiều tiền trên mạng bằng cách bán sản phẩm của người khác. Tuy nhiên bạn phải nghiên cứu thật kỹ và chỉ bán những mặt hàng đáng tin cậy và tập trung vào phạm vi hẹp.
    Theo Diễn đàn Kinh Doanh

    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa nhân gian
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Thương mại điện tử: Lần đầu tiên tổ chức đào tạo tại Việt Nam
    Tuần qua (bài viết gửi lúc 2003-01-20 09:45:07), Hội đồng thương mại điện tử (EC Council) Mỹ và tổ chức Giáo dục quốc tế Learning Singapore, đã tổ chức buổi giới thiệu chương trình đào tạo chuyên nghiệp về thương mại điện tử (E-Business) lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Đây là một nỗ lực để phát triển mô hình quản lý doanh nghiệp và kinh doanh hiện đại phổ biến trên thế giới, nhưng tại Việt Nam hiện còn rất xa lạ.
    Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu là chúng ta thiếu đội ngũ được đào tạo bài bản và am hiểu về công việc này. Sinh viên học quản trị kinh doanh thì không được học chuyên sâu về tin học, ngược lại các cử nhân công nghệ thông tin thường lại hướng về chuyên ngành phần mềm hoặc thuần tuý về kỹ thuật, hệ thống mạng
    Chương trình đào tạo (E-Business) được chuyển giao cho Trung tâm tin học quốc tế của trường Cán bộ quản lý doanh nghiệp (25 Hồ Xuân Hương, quận 3, TP HCM) tổ chức quản lý. Chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, với lực lượng giảng viên nước ngoài.
    Ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Trung tâm cho biết, việc đào tạo được phân thành 11 học phần, mỗi học phần gồm 8 giờ học/ngày và được học liên tục trong 5 ngày. Khối lượng kiến thức rất mới so với các chương trình đào tạo hiện nay trong nước, như về marketing trực tuyến, quản lý tri thức, quản lý dây chuyền cung ứng? Học viên phải tham dự một kỳ thi trực tuyến để lấy chứng chỉ tốt nghiệp của EC Council. Đối với những học phần riêng biệt, người học có thể chỉ cần mua tài liệu tự học để dự thi nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.
    Theo ban tổ chức đã có khoảng gần 200 doanh nghiệp tỏ vẻ quan tâm để có kế hoạch cử người đi đào tạo. Riêng với các bạn trẻ quan tâm đến lĩnh vực còn rất mới mẻ này ở Việt Nam, thì đây có thể xem là một cơ hội để tham gia vào đội ngũ chuyên gia làm thương mại điện tử trong tương lai.

    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa nhân gian
  5. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Bí quyết thành công của Sony
    Ông Morita năm nay đã 82 tuổi nhưng vẫn là thần tượng của nhiều doanh nhân Nhật Bản.
    Tháng 1/1958, Akio Morita quyết định đổi tên Công ty kỹ thuật truyền thông Totsuko thành Sony - một sự kiện bất thường trong giới kinh doanh Nhật Bản bởi trước đó, chưa có một công ty nào tại nước này được đặt tên theo chữ Latin. Chỉ ít năm sau đó, Morita đã trở nên nổi tiếng, là thần tượng của giới trẻ.

    Sự nghiệp kinh doanh của ông chủ Sony được bắt đầu khi ông tròn 25 tuổi. Lúc đó, Morita tốt nghiệp khoa vật lý Đại học Osaka. Nhưng ông không theo nghề truyền thống của gia đình mà 14 thế hệ trước ông đã theo đuổi, đó là nghề sản xuất rượu Sake. Năm 1946, Akio Morita cùng người bạn là kỹ sư Masaru lbuka sáng lập ra Công ty kỹ thuật truyền thông Totsuko với vỏn vẹn 20 nhân viên và số vốn 190.000 yên.
    Morita kể lại: "Động lực đầu tiên và quan trọng nhất giúp tôi thành lập công ty là ước muốn mang đến cho bạn bè và những nhân viên của mình một môi trường làm việc ổn định, nơi mà họ có thể dành hết bầu nhiệt huyết, khối óc và con tim mình để cống hiến cho sự phát triển của xã hội, khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh".
    Sau Thế chiến thứ hai, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, ít ai tin rằng hàng hóa Nhật Bản lại có thể cạnh tranh được với hàng hóa Mỹ. Công trình đầu tiên của Công ty Totsuko là mua một máy quay đĩa của Đức nặng tới 50 kg về tháo ra, nghiên cứu cải tiến thành máy quay đĩa của hãng gọn nhẹ hơn và bán rất chạy. Nhưng công việc của toàn hãng lúc bấy giờ chưa tiến triển. Morita bèn quyết định thành lập một mạng lưới buôn bán rộng khắp và nhờ đó, thâu tóm được những lĩnh vực còn chưa có đối thủ. Năm 1950, công ty của ông tung ra thị trường loại máy ghi âm đầu tiên ở Nhật Bản mang nhãn hiệu G-Type, 5 năm sau là chiếc radio bán dẫn đầu tiên với tên gọi TR-55.
    Sau khi được đổi tên thành Sony năm 1958, công ty đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Mỹ, không thông qua khâu trung gian. Sony đã ngày càng ăn nên làm ra không chỉ nhờ đưa ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm có chất lượng cao mà còn nhờ các phát minh kỹ thuật. Năm 1960, Sony tung ra chiếc TV bán dẫn đầu tiên trên thế giới, 3 năm sau đó là đầu VCR bán dẫn đầu tiên.
    Ngày 6/6/1961, Sony trở thành công ty Nhật Bản đầu tiên có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán New York với giá mỗi cổ phiếu là 17,5 USD. Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, 2 triệu cổ phiếu đã được bán hết, giá đóng cửa ngày hôm đó tăng vọt lên tới 24 USD. Năm 1979, chiếc máy nghe nhạc bỏ túi hiệu Walkman ra đời đã chinh phục cả thế giới. Cuối năm 1989, Sony mua lại Colombia Pictures (một hãng phim lớn của Mỹ được sáng lập từ năm 1924) với giá 4,8 tỷ USD. Sự kiện này làm rung chuyển giới kinh doanh Mỹ và thế giới.
    Khi được hỏi về bí quyết thành công của Sony, ông Morita đã nêu 6 điểm chính sau đây:
    1. Ứng dụng robot trong dây chuyền sản xuất:
    "Nhiều người cho rằng Nhật Bản là nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới và cũng là nước có vốn cho vay nhiều nhất thế giới là do họ làm việc nhiều hơn người phương Tây. Sự thực không phải như thế, chúng tôi làm việc nhiều nhất là khoảng 1.800-1.900 giờ/năm. Chúng tôi nghỉ ba tuần lễ trong một năm.
    Chính hãng Sony lần đầu tiên thực hiện chế độ nghỉ này và hầu như mọi xí nghiệp, công ty của Nhật Bản đều áp dụng như vậy. Ngày nay đa số người Nhật có từ 2 tới 3 tuần nghỉ việc, họ dành thời gian ấy để đi du lịch, chơi thể thao, học hỏi thêm văn hóa, nghệ thuật...
    Vấn đề tại sao người Nhật chúng tôi thành công không nằm ở chỗ chúng tôi làm việc nhiều giờ, cũng không phải các dân tộc khác làm việc không hiệu quả mà là do chúng tôi đã robot hóa trong mọi khâu của dây chuyền sản xuất. Chẳng hạn như tại một nhà máy của chúng tôi đặt tại Bayonne (Pháp), công việc sản xuất luôn chạy liên tục 7 ngày/tuần, 24 giờ/ngày, thế nhưng khách đến đây tham quan sẽ thấy rất vắng vẻ vì người máy đã làm hết mọi việc. Lợi nhuận và mức sản xuất tăng nhanh là nhờ đó".
    2. Không sa thải công nhân:
    "Hiện nay hãng Sony là chuyên gia hàng đầu của thế giới về sản xuất robot. Chúng tôi đã làm robot bán cả cho người Mỹ, Anh, Pháp và các nước châu Á nữa. Điều đáng mừng là tuy đẩy mạnh robot hóa trong sản xuất nhưng trong số trên 60.000 công nhân của hãng Sony, không một ai bị sa thải.
    Phương thức đặt nhà máy tại nước khác đã có từ lâu nhằm mục đích bám sát thị trường hơn chứ không nhằm giảm chi phí sản xuất. Chúng tôi có nhà máy vô tuyến truyền hình ở San Diego (Mỹ) từ năm 1970, nhà máy ở Anh từ năm 1974. Và chúng tôi có nhiều nhà máy ở các nước trên thế giới: 8 nhà máy ở châu Âu, 5 ở Mỹ và 4 ở các nước Nam Mỹ".
    3. Sản phẩm mới, lạ, đẹp dù giá cao vẫn tiêu thụ đượ:
    "Trước đà vươn lên ngày càng mạnh mẽ của các con rồng châu Á, Nhật Bản không có gì phải lo lắng cả. Chúng tôi đã có một đoạn đường dài đi trước thế giới về kỹ thuật điện tử, tin học. Chúng tôi cũng là nước hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghiệp. Nhiều người đã phạm sai lầm khi nghĩ rằng Nhật Bản sẽ thua khi giá hàng của Nhật Bản tăng cao trên thị trường. Sản phẩm mới lạ, đẹp sẽ luôn luôn là yếu tố kích thích trí tò mò của người tiêu dùng, dù có bị sức ép phải bán với giá cao cũng vẫn sẽ được tiêu thụ nhanh chóng với số lượng nhiều".
    4. Phải chú ý đến khách hàng
    "Các nhà sản xuất Nhật Bản đã chú ý đến khách hàng, luôn tạo được sự tin tưởng cho khách hàng và do đó người tiêu dùng, dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng thích dùng hàng của Nhật Bản hơn".
    5. Muốn sản phẩm tốt phải biết dùng hàng ngoại tốt:
    "Là chủ một hãng có danh tiếng của Nhật Bản, lại là người Nhật nhưng tôi không chỉ dùng hàng Nhật Bản. Phương châm của chúng tôi là muốn sản xuất được hàng tốt thì phải dùng hàng tốt. Cứ hàng tốt thì mua dùng, không cần phân biệt hàng nước nào sản xuất. Bản thân tôi có một máy bay trực thăng của Pháp, một chiếc ôtô Mercedes của Đức. Vợt bóng, túi chơi quần vợt của tôi mang nhãn La Coste, túi đựng hành lý của tôi là sản phẩm của hãng Wilton".
    6. Luôn luôn có thế mạnh trong việc đi đầu đưa ra sản phẩm mới:
    "Muốn trụ vững được trong những thị trường cạnh tranh gay gắt phải có thế mạnh riêng của mình. Thế mạnh của chúng tôi là luôn luôn đi đầu trong việc đưa ra sản phẩm mới. Ngoài những mặt hàng như dàn máy hifi, video, chúng tôi còn phát triển mạnh trong lĩnh vực các sản phẩm truyền hình, video, tin học, chất bán dẫn, radio cassette, đồ điện tử dành cho đại chúng và cho giới chuyên nghiệp".

    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa nhân gian
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Chiến thuật làm giảm giá thành
    Nhiều doanh nghiệp nhỏ tự cảm thấy có áp lực buộc phải giảm giá thành. Điều đó có thể xảy ra khi đối thủ cạnh tranh có giá thấp hơn can thiệp vào thị trường của bạn hay khi khó khăn của nền kinh tế tác động vào ngành. Tuy nhiên rất ít doanh nghiệp nhỏ có đủ khả năng tham gia vào cuộc chiến giá cả này.
    Có rất nhiều lần giảm giá có tác dụng; ví dụ khi chi phí hoạt động kinh doanh của bạn giảm xuống và bạn muốn kéo dài việc tiết kiệm đó. Nhưng giá sản phẩm của bạn được tính trên cơ sở trang trải toàn bộ chi phí và có một phần lợi nhuận cần thiết, giảm giá có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận thu được. Câu trả lời là gì? Xem xét sử dụng những chiến lược này để thu hút và duy trì khách hàng mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận.
    Tập trung vào dịch vụ khách hàng
    Bằng cách này các giá trị gia tăng bạn giành cho khách hàng, bạn có thể điều chỉnh giá cao hơn mà vẫn giữ không cho đối thủ cạnh tranh nhảy vào. Bạn có thể đưa ra dich vụ khách hàng nổi trội bằng các dịch vụ trả lại hàng dễ dàng, thời gian bảo hành dài hơn, giao hàng miễn phí, đặt hàng nhanh cho khách hàng thông thường, và các kỹ thuật chăm sóc khách hàng khác. Biện pháp này mang tính sách lược hơn là tham gia vào cuộc chiến giá cả với các đối thủ cạnh tranh vì nó sẽ khuyến khích quan hệ lâu dài với khách hàng. Cạnh tranh về giá buộc công ty phải cung cấp sản phẩm cho các khách hàng không trung thành, họ có thể có hay không quay lại với công ty trong tương lai.
    Kết hợp sản phẩm và dịch vụ với nhau
    Bạn có thể tạo ra nhiều lợi ích hơn cho khách hàng bằng cách gộp các sản phẩm có liên quan lại với nhau và bán chúng với giá cao hơn giá ghi trên mỗi sản phẩm trong đó nhưng rẻ hơn tổng số tiền khách phải trả khi mua rời từng sản phẩm. Ví dụ, một quầy sách có thể bán kèm chiếc bút thanh nhã với quyển tạp chí hay quyển từ điển với tập bản đồ và từ điển đồng nghĩa. Biện pháp này có thể giúp bạn chống giảm giá với từng sản phẩm đơn lẻ trong khi tăng tổng bán hàng.
    Giảm khối lượng hàng hoá đi kèm với giá
    Nếu bạn thấy thị trường có yêu cầu giá thấp hơn, xem xét liệu có cách nào bán sản phẩm với số lượng ít hơn không. Ví dụ, nếu bạn là nhà thiết kế mạng, liệu bạn có thể áp dụng những yếu tố hiệu quả vào quá trình phát triển dự án cho phép bạn bán dịch vụ với giá thấp hơn không? Nếu bạn bán các sản phẩm mỹ phẩm, bạn có thể đóng gói sản phẩm vào hộp 6.5 ounce thay vì 8 ounce? Biện pháp này có thể giúp khách hàng biết rằng bạn đã giảm giá sản phẩm trong khi vẫn quản lý được chi phí.
    Đưa thêm dịch vụ
    Thay vì giảm giá,hãy giữ giá và đưa thêm dịch vụ cho cùng khối lượng sản phẩm. Ví dụ, người chủ cửa hàng sách có thể có dịch vụ gói quà miễn phí cho mỗi đơn đặt hàng, hay huấn luyện viên có thể đưa ra lời khuyên về dinh dưỡng miễn phí trong vòng 1 giờ nếu tham gia 10 buổi học.

    Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
    không mong được sớm tối bên nhau.
    Chỉ mong được bình thản
    Nắm tay nàng đi giữa nhân gian
  7. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    10 bí quyết để tZng doanh thu trên mạng (Phần 1)
    Chúng ta luôn muốn tìm hiểu xem bí quyết kỳ diệu nào khiến các công ty thương mại điện tử hàng đầu tạo được những thành công ấn tượng đến vậy. Hãy đọc và suy nghĩ về những chỉ dẫn thực tế dưới đây để tạo nên sự thành công của riêng bạn.
    Đây là những biện pháp dành riêng cho các hoạt động kinh doanh trên mạng. Chúng ta sẽ xem xét tất cả các quy mô kinh doanh trên mạng và tìm hiểu xem điều gì là yếu tố thực sự đem lại doanh thu. Một vài trang web sử dụng các kỹ thuật đã phổ biến, chẳng hạn như gửi newsletter, tìm kiếm đối tác, một vài trang khác phát triển các công nghệ mới để hỗ trợ bán hàng như Web chat. Dù bán gì trên mạng đi nữa, bạn cũng sẽ tìm thấy trong bài này những chỉ dẫn hiệu quả và dễ dàng ứng dụng trên website.
    1. Quá trình mua sắm dễ dàng
    Để kiếm được tiền từ khách hàng, điều đầu tiên cần nhớ là phải làm sao cho quá trình mua sắm thật thuận tiện và dễ hiểu đối với khách hàng (tính khả dụng)
    Internet Cameras Direct (ICD) là một ví dụ điển hình về sự thành công của quan điểm này. Sau khi đầu tư thiết kế lại website để tZng tính khả dụng, doanh số công ty này đã tZng 20%.
    Cuối nZm 2001, ICD đã mời chuyên gia tư vấn từ Công ty Usability để thiết kế lại website. Các chuyên gia này đã chỉ ra một số vấn đề khá nghiêm trọng trên website. Thứ nhất, ICD đã làm mất khách hàng vì họ đã đặt đường kết nối đến một số trang về dịch vụ in ấn trên mạng, và sau đó rất khó để quay trở lại trang của ICD. Việc có thêm nhiều banner quảng cáo và đường link có thể khiến các khách hàng "thóat" ra khỏi trang web của bạn rất nhanh. Thứ hai, thiếu các công cụ định hướng trong mục giỏ hàng. Vì thế ICD đã đặt tất cả các công cụ định hướng trong phần còn lại của trang web vào trong trang giỏ hàng. Và cuối cùng, cải tiến quan trọng nhất của ICD là về tư vấn khách hàng. Trước đây ICD có một công cụ tư vấn so sánh hàng hoá, nhưng theo nghiên cứu khả dụng, ICD đã nâng cấp tính nZng này và thêm vào đó một nhân viên tư vấn mua hàng ảo, được gọi là cô Pixel.
    Giám đốc ICD, ông Appleby rất thích thú với quan điểm về tính khả dụng. Ông cho biết "Quá trình nâng cấp về tính khả dụng chỉ mất khoảng 2 đến 3 tuần và là khoản chi phí rất xứng đáng. Tôi tin rằng tất cả các công ty dotcom rồi cũng sẽ rất chú trọng đến tính khả dụng".
    Marty Carroll, giám đốc Công ty Usability, đã từng tư vấn cho khá nhiều các DN vừa và nhỏ trên mạng. Ông đã chỉ ra 3 phần quan trọng mà các công ty thương mại điện tử thường mắc sai lầm. Đầu tiên là việc đZng ký, như ông Carroll nói "Quá trình đZng ký thường rất cồng kềnh. Khách hàng có thể không ngại cung cấp thông tin cho các công ty đã có tên tuổi, nhưng họ sẽ nghi ngại khi làm việc với các công ty nhỏ, nhất là công ty trên mạng".
    Tính nZng tìm kiếm cũng là một trở ngại tiềm nZng. Ông Carroll cho biết "Ban đầu, ICD khẳng định với chúng tôi rằng chức nZng tìm kiếm trên web của họ rất tốt vì có rất nhiều người đã sử dụng và kiểm chứng. Khi kiểm tra kỹ hơn, chúng tôi phát hiện ra rằng 93% khách hàng đã thóat khỏi trang ngay ở trong phần liệt kê kết quả tìm kiếm".
    Điều này cho thấy công cụ tìm kiếm đã không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, cho dù các món hàng mà họ cần có thể rất sẵn có trên website. ICD đã sửa đổi theo sự tư vấn của Carroll và tỷ lệ khách hàng rời khỏi website ở trang kết quả tìm kiếm đã giảm xuống còn 22%.
    Mục quan trọng thứ 3 là quá trình thanh toán. Carroll cảnh báo rằng khách hàng rất dễ bị "lạc đường" ở các khâu trong quá trình này. Ông nói "Chúng tôi đã làm việc với một công ty mà ở quá trình thanh toán của họ có đến 3 sự lựa chọn khác nhau: vào thanh toán, tiếp tục mua hàng, và huỷ bỏ giỏ hàng. Khách hàng thường nhìn thấy từ "tiếp tục" và nghĩ rằng click vào đây tức là họ đang tiến hành thủ tục thanh toán. Thế nhưng thực ra họ lại quay trở lại trang mua hàng và điều này khiến họ rất lúng túng".
    2. Cung cấp dịch vụ qua đối tác khác
    Nếu bạn đang phát triển một hoạt động kinh doanh khá đặc biệt với những thông tin ấn tượng, bạn nên đưa sản phẩm của mình lên một website khác và lợi dụng chi phí marketing của họ. Leisure Estates International (LEI), công ty đang điều hành một số trang web về du lịch trượt tuyết, trong đó có trang www.snow-line.co.uk và www.ski-holidays.com, đã thành công nhờ phương pháp này.
    LEI đã đầu tư lớn cho hệ thống quản lý hạ tầng trang web (back-office), và nhờ đó họ có thể chào bán dịch vụ du lịch trượt tuyết trọn gói qua trang web của công ty khác. LEI đã hợp tác với nhiều công ty nhưng họ đặc biệt thành công với Expedia. LEI hiện đang thực hiện đa số các đơn đặt chuyến du lịch trượt tuyết của Expedia.
    Tất cả các khâu trong quá trình đặt hàng được thực hiện dưới tên miền và nhãn hiệu của Expedia, nhưng thực chất LEI nắm các số liệu và xử lý giao dịch đó. Đây một quá trình mà giới kinh doanh gọi là "gắn mác trắng". Chủ tịch của LEI John Neilson giải thích "Khách hàng không nhận ra là họ đang giao dịch với một công ty khác. Đây là một hệ thống mượn danh hoàn toàn, mọi giao dịch đều mang nhãn hiệu Expedia". Khả nZng làm việc trên các hệ thống khác nhau này cho phép dịch vụ du lịch trượt tuyết của LEI phát triển mạnh mà không cần đến khoản phí marketing khổng lồ để quảng bá cho website của mình. Hiện LEI là đại lý du lịch trượt tuyết lớn nhất tại Anh nhờ có sự tận dụng nhiều thương hiệu và công ty khác nhau.
    Một trong những ông vua về kiểu kinh doanh "gắn mác trắng" trên Internet là công ty MoneySupermarket. Các dịch vụ tài chính của công ty này xuất hiện ở rất nhiều trang chủ lớn, chẳng hạn như Yahoo, Freeserve..., dưới hình thức "gắn mác trắng" hoặc là cùng chung thương hiệu. Giám đốc của MoneySupermarket, ông Simon Nixon rất ưa chuộng kiểu kinh doanh này. Theo ông, nên tìm cách hợp tác với các trang chủ lớn bởi tại các trang này, việc sắp xếp, phân loại các dịch vụ rất thuận tiện và được nhiều người biết đến. Nhờ liên kết với nhiều đối tác, MoneySupermarket hiện nay đã có số lượng giao dịch tài chính mỗi tuần tương đương với Ngân hàng Barclays.
    3. Đừng quên điện thoại
    Nhiều công ty dotcom thành công đều có một đường dây nóng (hay một trung tâm xử lý cuộc gọi) hoạt động rất hiệu quả, hỗ trợ cho các giao dịch trên mạng. Ngoài việc hỗ trợ bán hàng, các đường điện thoại này đem lại cho các khách hàng tiềm nZng một cảm giác thân thiện và gần gũi với cửa hàng trên mạng.
    Dinesh Dhamija, giám đốc một đại lý đặt chuyến du lịch qua mạng, khẳng định rằng một trong những lý do thành công của ông là nhờ các đường dây nóng. Dhamija cho biết "Chúng tôi nhận được những đơn đặt hàng lớn thường là qua điện thoại chứ không phải trên web. Trong ngành du lịch, mọi người thường thích tìm hiểu chi tiết trên web và sau đó đặt chỗ qua điện thoại.
    Prashant Shah, đồng sáng lập trang web về quà tặng Surpriseyourwoman.com và Surpriseyourman.com, cũng là một trong những người tin tưởng vào tính hiệu quả của việc liên hệ khách hàng qua điện thoại. Ông nói "Nếu chỉ giao dịch kinh doanh qua Internet, bạn vẫn có những khoảng cách nhất định với khách hàng. Cách tốt nhất để giữ liên hệ chặt chẽ với khách hàng và với các nhu cầu của họ là ở đầu dây điện thoại. Qua điện thoại, bạn có thể giải quyết các rắc rối dễ dàng hơn qua email và bạn còn có thể tìm ra những vấn đề mà giao dịch trên mạng chưa bộc lộ.
    4. Đa nhãn hiệu
    Một cách marketing "kín đáo" để thúc đẩy doanh số là thiết lập nhiều nhãn hiệu khác nhau.
    LEI cũng đang thực hiện kiểu marketing này và đã khá thành công. Công ty có 4 trang web khác nhau về du lịch trượt tuyết (gồm snow-line.co.uk, skiers-travel.co.uk, ski-holidays.com và chaletconnections.co.uk). Chủ tịch của LEI John Neilson giải thích "Chúng tôi thực hiện chiến lược marketing đa nhãn hiệu. Mỗi nhãn hiệu đều có vị trí riêng biệt và có thể thu hút mọi tầng lớp trên thị trường. Trang Snow-line dành cho thị trường bình dân và đại trà, trong khi trang Skier''s Travel dành cho thị trường cao cấp hơn, tuy nhiên tất cả các trang này đều lấy thông tin từ một cơ sở dữ liệu như nhau và đó chính là điều quyết định".
    Theo ông Neilson, cách quảng bá này rất hiệu quả với LEI và giúp công ty đối phó với hội chứng "đứng núi này trông núi nọ" trong ngành du lịch. Ông Neilson giải thích :"Khách hàng thường không hài lòng nếu chỉ xem mỗi một website về dịch vụ du lịch và đặt chỗ ngay. Người ta thường nghĩ rằng có thể có các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hấp dẫn và giá cả phải chZng hơn ở các website khác. Và sau đó, nếu thấy rằng các nhà cung cấp khác cũng đưa ra mức giá tương tự như website đầu tiên họ xem, thì họ sẽ nghĩ rằng website đó chính là nơi cung cấp dịch vụ hợp lý, tin cậy".
    5. Chương trình điểm thưởng trên mạng
    Đây là cách khuyến mãi bằng việc tặng điểm thưởng cho khách hàng sau mỗi hành vi họ thực hiện trên site của bạn. Và họ sẽ được nhận những phần thưởng, hay quà tặng... khi đạt đến một số điểm nhất định. Có rất nhiều việc có thể cho khách hàng điểm thưởng, chẳng hạn như khi họ mua bất kỳ mặt hàng nào trên trang bạn, hay mua một sản phẩm đặc biệt nào đó, khi họ đọc newsletter, hay thậm chí chỉ là khi họ đZng ký vào trang web của bạn. MyPoints hay ipoints là một trong những công ty cung cấp dịch vụ này cho các cửa hàng trên mạng.
    David Brosse, giám đốc tiếp thị tại châu Âu của công ty MyPoints cho biết "Các công ty đối tác thường sử dụng dịch vụ của chúng tôi để khuyến mãi bán các loại hàng hoá đặc biệt và để tZng lượt khách hàng truy cập vào website". Đây cũng là một biện pháp thu hút khách hàng rất hiệu quả, đặc biệt là đối với các công ty cung cấp hàng hoá tiêu dùng.
    (Còn tiếp)
    -----------------------------
    Dành cho những người có ý thích kinh doanh tren mạng hoặc những tân sinh viên ngành Thương Mại.

    Ai bảo Xuân qua hoa rụng hết
    Đêm qua sân trước một cành mai
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi nghĩ nếu ai muốn nâng cao năng lực cá nhân trong công việc nên tìm mua quyển
    "7 bí quyết của người thành đạt". Tác giả Stephan R. Covey. Quyển này là một cẩm nang rất tuyệt vời cho mọi người trong mọi lĩnh vực.
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]
  9. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn @luuthuy đã ghé thăm topic này. Tuy nhiên cũng xin nhắc lại tiêu chí của topic là collect các bài báo có liên quan tới chuyên môn của 1 số bạn trong trường Kinh Tế để các bạn ấy tham khảo. Tớ chẳng hy vọng thay thế sách GK đâu bạn ạ.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bài tiếp:
    Quảng cáo phải dễ tiếp nhận
    Sau khi đăng bài viết ?oBom quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su sẽ tắt?? trên số báo tuần trước, SGTT nhận được nhiều ý kiến đồng tình của bạn đọc. Bạn Bùi Quang Phổ nêu ý kiến: "Ðây là nỗi bức xúc của nhiều người mà đến nay tôi mới đọc được một bài báo tương đối đầy đủ, ghi nhận cả ý kiến công chúng?. Ðồng ý với ý kiến trên, bạn đọc còn đề cập những mẫu quảng cáo khác mà các bạn cho là "khó tiếp nhận". SGTT lược đăng ý kiến của một bạn đọc về vấn đề này.
    Giám đốc một công ty quảng cáo nói: "Chúng tôi là những người luôn ủng hộ, luôn thích thú với những ý tưởng mới lạ để làm quảng cáo. Nhưng quả thực có nhiều quảng cáo gần đây đã đi quá trớn và thể hiện nhiều điều không hay?. Một trong những ví dụ được vị giám đốc này đề cập đến là cách giới thiệu hình ảnh về người Việt Nam quá thờ ơ, quá vô trách nhiệm trong quảng cáo bột giặt đang chiếu trên truyền hình hiện nay. Ði từ mẫu phim đầu tiên xây dựng hình ảnh cô gái xinh xắn làm rơi chiếc nón trắng, đến một chuỗi những hành động vô tình làm bẩn chiếc nón được xem là một cách giới thiệu dạng câu chuyện có nội dung. Nhưng đến quảng cáo kế tiếp, một chiếc áo rơi từ phía trên xuống một căn hộ chung cư và người này thản nhiên quăng nó ra xa cho thấy chân dung của người Việt Nam hiện nay có vẻ như sống không có tình làng nghĩa xóm, không có sự gắn bó và quan tâm gì đến những người chung quanh mình. Bởi lẽ chắc chắn một điều, khi đã ở trên lầu của một chung cư và có chiếc áo từ trên cao rơi xuống thì ai cũng biết nó thuộc về một gia đình nào đó trên lầu. Tương tự như vậy là kiểu quảng cáo tốc độ tốt, mạnh mẽ, độ bền của một loại xe hơi mới nhưng lại bất chấp trật tự an toàn giao thông, vượt lên phiá trước để lại hậu quả cho người khác.
    Khuynh hướng mới của những quảng cáo hiện nay là cố tình gây sốc hoặc cố tìm ra những tình tiết kịch bản gây bất ngờ cho khán giả. Nhưng không vì thế mà các nhà sản xuất quên đi yếu tố rất quan trọng: ?ovăn hoá trong quảng cáo?. Hình ảnh những chàng trai, cô gái hôn nhau say đắm; hay những kiểu làm quen trên bãi biển tạo sự thu hút bằng thể hình hấp dẫn của chàng trai, cô gái; những cảnh sinh hoạt tập thể toàn mặc quần áo tắm của tuổi mới lớn... dường như chỉ thích hợp với nhịp sống của xã hội phương Tây. Một phụ huynh quen với tôi ở quận Tân Bình có con gái học lớp 10 kể: ?oCon tôi đòi mua quần áo tắm 2 mảnh, tôi không đồng ý thì nó nói mẹ chẳng hiểu gì về tuổi trẻ bây giờ. Và nó lấy dẫn chứng về cô gái ở độ tuổi nó mặc áo tắm, uống nước ngọt thoải mái cùng đám bạn trai ở biển".
    Nội dung quảng cáo của hãng điện tử S. về thế giới tiện nghi đến độ ngôi nhà nào cũng giống nhà nào và một chàng trai có thể tự do mở khoá vào nhà người khác sử dụng các vật dụng, nội dung mới nhưng vẫn chưa hợp với cách tiếp nhận của người Việt Nam. Mong các nhà quảng cáo xem lại kẻo mất tiền mà lại mua được sự ác cảm thì đúng là "xôi hỏng, bỏng không".

    I am a poor lonesome cowboy
    I have a long long way from home
    And this poor lonesome cowboy
    Has got a long long way to home
  10. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Nghề làm PR​
    Cũng như phát ngôn viên của cơ quan ngoại giao hay đại diện báo chí cho các tổ chức khác, những người làm công tác PR (giao tế đối ngoại) ở các doanh nghiệp là người phát đi các tin tức của doanh nghiệp đến công chúng và báo giới.
    Nhiệm vụ chính của họ là biên soạn thông cáo báo chí (press release), thực hiện bản tin phân phối nội bộ hoặc dành cho nhà đầu tư, rồi quan hệ với báo chí để cung cấp thông tin... Ngoài hiểu biết về sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp, họ còn là người có khả năng viết lách, phải thật sự hiểu được báo chí chờ đợi những thông tin gì.
    Nhu cầu tuyển dụng nhân viên làm PR ở các doanh nghiệp hiện nay là rất lớn. Gần đây, một ngân hàng thương mại đã rao tuyển nhân viên báo chí, thực ra đây là người trợ lý về báo chí: ra thông cáo báo chí, soạn thảo các bài phát biểu cho ban giám đốc, quan hệ với báo giới. Còn một công ty liên doanh xây dựng địa ốc ra thông báo tuyển dụng biên tập viên, người này chịu trách nhiệm tổ chức thông tin cho các tập gấp, brochure, trang web, quảng cáo báo, phim tự giới thiệu. Công việc này bao gồm cả biên tập thông tin, hình ảnh tuyên truyền cho báo in, truyền hình và trang mạng điện tử. Yêu cầu tuyển dụng là tốt nghiệp đại học, có khả năng viết lách, ưu tiên người tốt nghiệp đại học kinh tế hoặc khoa học xã hội nhân văn.
    Cơ hội đã mở...
    Về nguồn cung cấp nhân lực, theo ông Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc Công ty Max Communication, PR gồm nhiều hoạt động nhưng trong quan hệ báo chí theo lý thuyết thì khả năng làm công việc này của người tốt nghiệp từ trường khoa học xã hội nhân văn tốt hơn, tuy nhiên trong thực tiễn những người tốt nghiệp chuyên ngành marketing ở trường kinh tế có vẻ ?onhỉnh? hơn, họ hiểu biết về kinh doanh, tiếp thị, nắm chắc được người đối thoại để xây dựng thông điệp trong khi đó người tốt nghiệp ngành khoa học xã hội có khả năng hơn về diễn đạt ngôn ngữ. Thực tế, chẳng hạn viết một thông cáo báo chí, đòi hỏi về ngôn ngữ không nhiều, vì khi gửi đi các tòa soạn đều xử lý theo yêu cầu của tờ báo, điểm nổi bật của thông cáo báo chí là tin tức của các sự kiện.
    Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có các lớp chuyên đề về PR do các trường đại học kinh tế tổ chức, còn tại chính khoá ngay cả sinh viên kinh tế cũng không được trang bị đầy đủ kiến thức về PR. ?oNhững người làm công việc này thường phải tự trang bị kiến thức cho mình, người học kinh tế thì đọc báo, theo dõi tin tức để biết cách viết tin, người học khoa học xã hội thì trau dồi thêm kiến thức về kinh doanh, càng hiểu biết nhiều lĩnh vực càng giúp cho họ dễ dàng khi tìm kiếm ý tưởng?, ông Tường nói thêm.
    Tại Tp.HCM, khoa Thương mại du lịch trường Ðại học kinh tế là nơi đã tổ chức nhiều khóa đào tạo chuyên nghiệp về PR. Ðánh giá về xu hướng ứng dụng môn khoa học giao tế trong kinh doanh, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, phụ trách lớp chuyên đề ?oPR in business? cho biết, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã nhận thức được vai trò của PR trong kinh doanh nên đã không ngần ngại cử các nhân viên của họ đến tham dự các lớp đào tạo về PR. Tuy nhiên, số doanh nghiệp trong nước còn rất ít, chủ yếu là các công ty liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ðiều đặc biệt là trong các doanh nghiệp trong nước phần lớn lại là các doanh nghiệp trẻ, chiếm đến gần một nửa học viên.
    Tới đây, do yêu cầu các cơ quan thuộc chính phủ, mỗi bộ, cơ quan ngang bộ đều phải cử ra người phụ trách về công tác báo chí. Ðiều này cho thấy không chỉ trong các tổ chức nhà nước mà ngay trong các đơn vị kinh doanh, sự cần thiết phải có bộ phận chuyên trách để tiếp xúc với báo chí. Ðây là tin vui cho báo giới cũng như cơ hội đã mở cho nghề PR còn mới mẻ này.
    Nghề hấp dẫn?
    Khi nói về những áp lực của công việc, trợ lý giám đốc về PR cho một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cho hay, khi công ty đầu tư tiền bạc và bỏ ra công sức làm sự kiện, theo yêu cầu của ban lãnh đạo công ty là phải có tin xuất hiện trên mặt báo hay cả truyền hình, nhưng đâu phải phóng viên cứ tiếp xúc với doanh nghiệp là người quyết định được bài đăng hay không. ?oĐừng nên ép buộc họ bằng cách mua chuộc hay bằng cách nào khác mà hãy nên tạo các sự kiện độc đáo, khi đó chính các tin tức mới dễ được phát đi?, anh lý giải thêm.
    Tâm lý chung của các nhà báo là muốn có tin. Những người làm giao tế giỏi biết rõ tâm lý này sẽ cung cấp cho giới truyền thông những tư liệu lý thú, kịp thời và mang nhiều tin tức. Họ phải biết tìm và tạo ra những tin tức có lợi cho doanh nghiệp, sản phẩm lẫn người làm việc trong doanh nghiệp đó.
    Người làm PR có được niềm vui là tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau, qua đó giúp họ hiểu biết, làm giàu thêm vốn sống. Với nghề này công việc đòi hỏi sự sáng tạo, lương bổng được trả hậu hỉnh hơn các ngành khác. Chức vụ giám đốc đối ngoại cho công ty đa quốc gia có lương đến 20 triệu, còn nhân viên PR thông thường cũng phải 5 triệu đồng. Ở một số doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm đặc thù như thuốc lá, rượu nặng... không được phép quảng cáo, vì thế những người làm PR trong các công ty này phải luôn năng động, nỗ lực tận dụng tối đa kênh truyền thông để xây dựng tốt hình ảnh của doanh nghiệp, qua đó làm cho người tiêu dùng biết tới sản phẩm. Giao tế ở các đơn vị này có sắc thái riêng biệt không giống như các công ty khác, các thông điệp chuyển đi không kèm theo lời mời mua hàng.
    Nhiều doanh nghiệp đã từng cất công ?osăn lùng? mời các nhà báo chuyển ngành làm công tác PR. Họ cho rằng những người này có nhiều mối quan hệ hiểu biết, trong đó kể cả giới ca sĩ, người mẫu nổi tiếng là những người có khả năng ?oquảng giao? tốt. Anh H.T. là phóng viên của một tờ báo ở Hà Nội, nay nghỉ việc sang làm PR cho một công ty chuyên về giao tế cho hay, nhờ mối quan hệ đã có lâu nay trong nay làm báo cộng với khả năng ?othạo tin?, anh đã đề xuất nhiều giải pháp xử lý khủng hoảng hiệu quả giúp khách hàng vượt qua các sự cố khi gặp phải.
    Thời báo Kinh tế Việt Nam
    Nguyễn Hoàng Sinh

Chia sẻ trang này