1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết tuyển chọn từ các báo!

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi lonesome, 24/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kookai

    kookai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    suýt nhầm sang 4P
    Marketing của ngày mai
    Sự nhanh nhạy và thích ứng sẽ là những nguồn chủ lực cho marketing trong tương lai. Thông tin phân phối trong thời gian hiện tại sẽ cho phép xã hội dự đóan trước những nhu câu của khách hàng và sự tiến triển của thị trường thế giới trong tương lai để có thể chiếm được lợi thế cạnh tranh.
    PHILIP KOTLER
    Tôi thật sự hạnh phúc khi được mời tới đây để sọan thảo lời giới thiệu cho những bài viết về những khuynh hướng hiện thời và trong tương lai của ngành tiếp thị . Tôi tin rằng , ngành tiếp thị luôn đóng một vai trò nền tảng trong dự thích ứng và khả năng sinh lợi của mỗi công ty. Thị trường tiến triển không ngừng với tốc độ chóng mặt , ranh giới giữa các lãnh vực thì dần trở nên mờ nhạt đi, và ngay kể từ lúc này như chưa bao giờ , các công ty phải chứng minh sự thông minh và sự nhanh nhạy dối với khách hàng của họ , đối với đối thủ cạnh tranh, những nhà phân phối cũng như sản phẩm được tạo thành . Họ sẽ thấy được rằng ngày hôm nay Philip Kotler không chỉ thiên đóan « khách hàng là trái tim của chúng ta ( côngty) ».
    Tôi sé tranh thủ giới thiệu với các bạn một số khuynh hướng đáng lưu ý trong hàng nghìn năm tới. Để làm được điều này , xin cho phép tôi được gọi chủ đề hôm nay là « sự trở lại phía sau tương lai »
    Hãy tưởng tượng chúng ta đang ở vào năm 2005. Điều gì sẽ xảy ra trong thị trường ?
    - Thương mại điện tử sẽ phá hủy vai trò trung gian giữa những người bán sỉ và những người bán lẻ . Họ có thể mua được mọi thứ mà không cần di chuyển . Internet sẽ cho phép thấy được hình ảnh và các tính chất của sản phẩm , cho phép lựa chọn giữa những người bán hàng xem ai đề xuất ra giá bán rẻ nhất cũng những những điều kiện tốt nhất , sau đó chỉ việc « click » và nút đặt hàng và trả tiền cùng dưới một hệ thống (internet)
    - Những catalog với phí tổn sản xuất cao sẽ biến mất , thay vào đó sự trao dổi « business-to- business » thông qua hệ thống internet sẽ tăng nhanh cùng với sự mua hàng trên mạng của các cá thể (cá nhân).Trong xã hội, người mua sẽ thực hiện sự trao đổi thông thường qua internet bằng cách đăng những đơn đặt hàng và chỉ việc ngồi chờ những nhà cung cấp , hoặc đơn giản hơn chỉ việc tham khảo những web site rồi đăng kí vào danh sách khách hàng của những web site này.
    - Sự buôn bán thương mại tại các cửa hàng sẽ giảm thiểu. Để đối mặt với vấn đề này, nhưng nhà phân phối của các công ty sẽ tạo ra những không gian mới kết hợp như sẽ có nhiều hơn các nhà sách, cửa hàng thực phẩm ,cửa hàng thời trang bao gồm luôn những tiệm cà phê , những cuộc họp báo , giới thiệu những họat động văn hóa. Và hiển nhiên , những cửa hàng này bán sự « thành thạo , khéo léo » hơn là sản phẩm của họ.
    - Phần lớn các công ty sẽ phát triển những nền tảng thông tin , dữ kiện vững chắc trên sở thích và nhu cầu của khách hàng của họ. Và họ sẽ sử dụng những dữ kiện này như một công cụ cá thể hóa sản phẩm của họ ( làm cho sản phẩm cua mình khác biệt nhưng vẫn đáp ứng với sự lựa chọn của khách hàng).
    - Khuynh hướng tạo nên môt nền tảng cho sản phẩm trên mạng, điều này cho phépkhách hàng thích ứng với phương tiện thương mại điện tử trở thành một đòi hỏi , yêu cầu cá nhân.Cũng như vậy , phần lớn các nhà máy , công ty trong lánh vực xe hơi , máy tính , máy điện gia dụng hoặc ngành chế biến nông sản thực phẩm sẽ mời khách hàng của họ xem những trang web của công ty và tham gia về khái niệm về dịch vụ cung cấp( sản phẩm , dịch vụ , hệ thống và chuong trình) bằng cách trả lời các câu khác nhau .Sau đó sản phẩm mà họ mong muốn sẽ hiện ra trên màn hình.

    - Các công ty sẽ cải thiện mỗi quan hệ của họ đối với khách hàng bằng cách tifm ra những phương cách mới nhằm tiếp cận ngày càng gần với nhữung nhu cầu ( cũng như nhu cầu tiềm ẩn) của khách hàng. Sự có được những khách hàng mới luôn luôn khó khăn và điều chủ yếu vẫn là tìm ra những phải pháp để bán được nhiều hơn cho các khách hàng sẵn có.
    - Những công ty này đang gắng sức làm tăng lượng khách hàng hơn là thị phần trên thị trường. Họ lựa chọn trong những ?odata warehouse? của họ những thông tin về thị trường và khách hàng của họ rồi áp dụng những kỹ thuật mới để ?odata mining? (khai phái dữ liệu đó) một cách có hiệu quả hơn.
    Cầm lòng bán cái vàng điĐể mua những cái nhiều khi không vàng.
  2. kookai

    kookai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Tìm cơ hội vào thị trường châu Âu

    Có 3 nguyên tắc trước khi đi tìm thị trường mới: tiếp cận, nghiên cứu kỹ thị trường, tìm kênh phân phối, tìm phương thức thanh toán an toàn... Những điều kiện này cũng không ngoại lệ với thị trường châu Âu.

    Xuất khẩu vào EU đang là thời cơ
    Ông Phillipe Serene ?" đại diện EUROCHAM (phòng thương mại công nghiệp châu Âu) tại thành phố Hồ Chí Minh nhận định đây là thời điểm thuận lợi để xuất khẩu hàng vào EU. Tỷ giá đồng euro đang cao, là một lợi thế cho hàng Việt Nam xuất khẩu. EU sắp ban hành chủ trương hạn chế đánh bắt hải sản trên Đại Tây Dương, nhu cầu nhập khẩu sẽ nhiều hơn trong khi Việt Nam vốn có thế mạnh về hàng thủy sản chế biến và đang có nhu cầu lớn về đầu ra. Lý do thứ ba để nhanh chóng "tiến công" mạnh hơn vào thị trường EU: đây là thị trường rộng lớn với nhu cầu nhập khẩu đa dạng, trong đó hàng giày dép, thủy sản, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là những mặt hàng có ưu thế. Lời khuyên từ EUROCHAM là các doanh nghiệp Việt Nam nên tiến nhanh vào EU và muốn xuất được hàng vào năm 2004 thì phải bắt đầu kế hoạch xúc tiến ngay từ bây giờ!
    Lúng túng của nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn là thông tin: nên xuất gì và xuất như thế nào? Kết quả nghiên cứu thị trường từ CBI (tổ chức xúc tiến nhập khẩu Hà Lan) cho thấy, EU có đến 15 quốc gia và mỗi nước là một thị trường với những yêu cầu khác nhau. Các doanh nghiệp làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu nên chú ý đến các thị trường tiêu thụ mạnh loại hàng này là UK, Hà Lan, Đức. Ở Hà Lan, nhà nào cũng có một mảnh vườn nho nhỏ và dân Hà Lan rất thích trang trí mảnh vườn của mình như một phòng khách thứ hai bằng các sản phẩm trang trí nội thất gốm sứ, ghế đá, đĩa đá, giá để nến, lọ thủy tinh, giỏ cói... Và vì là những mặt hàng dễ vỡ nên thị trường hàng thay thế bán mạnh hơn thị trường hàng mới. Các loại bàn ghế gỗ tự lắp ráp sử dụng ngay cũng rất được ưa chuộng. Riêng mặt hàng da giày, có đến 70% hàng xuất vào EU là hàng xuất xứ từ Việt Nam và Việt Nam hiện đang nổi lên ở EU về mặt hàng dép đi trong nhà. Tuy nhiên, theo EUROCHAM, hàng dệt may Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc hiện tràn ngập EU, khi đưa hàng dệt may vào cần chú ý điều kiện khí hậu, thị hiếu từng vùng để có hàng hóa thích hợp, ví dụ người Italia thường thích màu sắc sặc sỡ nhưng người Pháp lại không...

    Nên tận dụng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu

    Mỗi năm, EU nhập khẩu đến 13 tỷ USD hàng lưu niệm, trang trí, 12 tỷ USD hàng thủy tinh, gốm sứ, nhựa, trong đó hơn 50% hàng đến từ Trung Quốc. Do vậy, hàng Việt Nam vào đây không chỉ cạnh tranh về chất lượng, còn phải cạnh tranh về giá cả. Vì vậy, theo chuyên gia CBI, hàng muốn bán được phải có những ưu điểm hơn các sản phẩm cùng loại. EUROCHAM cũng khuyến cáo, do thị trường EU đa dạng, nên muốn đánh hàng vào nước nào, cách tốt nhất là nên đi hội chợ, gặp gỡ trực tiếp đối tác, điều nghiên thực tế thị hiếu và hàng hóa cạnh tranh. Ví dụ cùng là hải sản chế biến nhưng có vùng thích ăn cá có da, có vùng lại không, có nơi lại thích miếng cá phải có màu đỏ hồng. Các nhà xuất khẩu hải sản cũng nên chú ý đừng đưa vào đây những loại cá có xương, và cũng đừng lặp lại tên gọi "catfish" sau cuộc tranh chấp trên thị trường Mỹ vừa qua.
    Vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là làm sao tiếp cận được kênh phân phối, tìm được người đại diện bán hàng tốt vào từng thị trường của EU. Giải quyết vấn đề này, ngoài thường xuyên cập nhật mạng, theo EUROCHAM, các doanh nghiệp nên tận dụng các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn xuất khẩu như EUROCHAM, CBI, cục xúc tiến thương mại, VietEuro. Tại các đơn vị này đều có những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đi hội chợ, gặp gỡ đối tác, giới thiệu địa chỉ giao dịch... VietEuro còn mở các dịch vụ giới thiệu bán hàng qua catalogue, qua mạng, cho thuê kho ngoại quan, thuê gian hàng trưng bày với mức phí khoảng 10 - 20 USD/m2 mỗi tháng (thuê 2 m2 cũng được), nhận tư vấn và đảm nhận các thủ tục về xác lập quyền sở hữu thương hiệu trên 15 nước thuộc EU, làm các dịch vụ kiểm hóa, giao hàng xuất khẩu... Tận dụng những dịch vụ này, doanh nghiệp sẽ tránh được tình trạng do không am hiểu quy định có thể đầu tư thừa, không hiệu quả cho các thủ tục chứng nhận chất lượng hoặc kiểm hóa xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp cũng có thể "mua" dịch vụ chào hàng giúp, thu thập thông tin, tìm đối tác từ các công ty tư vấn với mức phí hoa hồng chỉ tính khi xuất được hàng...
    Giám đốc VietEuro đưa ra thông tin: hiện nay, trên thị trường EU, các công ty Trung Quốc có người đại diện rong xe đi chào hàng khắp nơi, họ có thể cung cấp hàng ngay sau 7 ngày, trả lời mọi thông tin đặt hàng qua điện thoại trong 8 giờ, và nhờ vậy, thông tin thị trường từ những đầu mối này cũng cập nhật trở lại nhà sản xuất nhanh chóng. Do đó, để vào EU thuận lợi, ngoài cạnh tranh ráo riết về giá thành, chi phí, các doanh nghiệp còn phải tăng tốc hơn nữa trong lĩnh vực tiếp thị, đầu tư nhân sự đủ khả năng giao dịch trực tiếp, tìm các đầu mối và chân hàng trực tiếp v.v...
    Theo SGGP
    Cầm lòng bán cái vàng điĐể mua những cái nhiều khi không vàng.
  3. kookai

    kookai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Logo và thiết kế logo trong kinh doanh
    Hệ thống cửa hàng ăn nhanh McDonald''s có một logo với chữ M cong rất độc đáo
    Một logo tốt đưa công ty vượt ra khỏi sự im lặng, nó phô trương sức mạnh và giá trị của công ty. Một công ty phát đạt luôn quan tâm tới tiếp thị và một công ty quan tâm tới tiếp thị không bao giờ chấp nhận một logo mờ nhạt.
    Một logo tốt thường là sự kết hợp giữa tính đơn giản và tính độc đáo. Trong bất kì trường hợp nào, logo cần được thiết kế để có thể gây ấn tượng ở ngay cái nhìn đầu tiên. Mục đích là chỉ sau một vài lần nhìn, người ta có thể cảm thấy quen với logo đó và có thể phân biệt giữa hàng trăm logo khác vẫn thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.
    Logo phải diễn tả được một số đặc trưng của công ty như hình ảnh đại bản doanh, sản phẩm, màu sắc, và những chữ cái xuất phát từ tên của công ty. Thông thường một logo ấn tượng khi nó có khả năng đứng độc lập. Nghĩa là chỉ cần nhìn vào logo, người ta cũng có thể đọc được tên của công ty có logo đó.
    Logo là tài sản chính của công ty
    Logo cũng giống như nhãn hiệu, chúng là tài sản riêng của công ty. Nhưng logo khác nhãn hiệu là nó dễ bảo vệ hơn. Một logo tốt khiến khách hàng nhớ đến sản phẩm của công ty nhanh hơn và bền lâu hơn. Con người thông thường ưa thích tiếp nhận thông tin qua mắt hơn, thích tiếp nhận hình ảnh hơn là con chữ. Nhiều công ty có tên dài dằng dặc rất khó nhớ. Những công ty như thế nhất thiết cần đến mộtlogo thực sự hấp dẫn và dễ nhớ.
    Bên cạnh đó, trong thời buổi hội nhập quốc tế, logo tốt sẽ giúp các công ty đến với khách hàng mà không phải mất quá nhiều thời gian giải quyết trở ngại bất đồng ngôn ngữ. Người ta có thế không biết "shell" có nghĩa là gì, nhưng logo hình vỏ sò nổi tiếng của công ty này được biết tới ở khắp nơi trên thế giới.
    Logo nào dễ được nhận ra nhất?
    Các chuyên gia thiết kế cho rằng, logo có tên hoặc một phần tên của công ty dễ được nhận ra nhất và chúng cũng được nhớ lâu nhất. Theo kĩ thuật này, ở Việt Nam, công ty Biti''s có một logo tuyệt vời ở tầm quốc tế, hệ thống cửa hàng ăn nhanh McDonald''s có một logo với chữ M cong rất độc đáo.
    Mỗi sản phẩm đều có mối liên hệ nhất định với màu sắc nào đó. Nhất là những sản phẩm nổi tiếng thường được nhớ tới và nhận ra qua dấu hiệu chủ yếu là màu sắc. Ở Hà Lan, có một thời gian dài, các hãng bia đua nhau chọn màu xanh làm biểu tượng, gắn với màu sản phẩm của công ty mình. Nhưng đó chính là lí do khiến họ trở nên mờ nhạt, vì Heineiken một hãng bia hàng đầu thế giới đã nổi tiếng với màu xanh biểu tượng.
    Việc thay đổi mẫu mã hàng hóa là rất cần thiết. Nhưng những công ty giàu kinh nghiệm tối kị thay đổi đột ngột màu sắc trên bao bì, nhãn mác hay màu sắc sản phẩm. Duy trì việc sử dụng một loại màu sắc nhất định để trang trí, thông tin trên sản phẩm có liên hệ mật thiết với lòng tin của khách hàng đối với công ty.
    Màu sắc logo của các công ty hầu hết xuất phát từ màu sắc của sản phẩm công ty sản xuất. Màu sắc của logo có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian mà người tiêu dùng nhận ra nó. Các chuyên gia thiết kế cho rằng, logo càng ít màu càng tốt. Tuy rằng trong thực tế vẫn có những logo rất nhiều màu sắc nhưng vẫn hiệu quả vì chúng được kết hợp một cách khéo léo để tạo nên một ấn tượng đặc biệt nào đó.
    Bên cạnh màu sắc, hình dáng, đường nét của logo cũng rất quan trọng. Nó có ảnh hưởng rất lớn tới thời gian mà logo được nhận ra và ghi nhớ trong đầu khách hàng. Những logo quá trừu tượng thường không ấn tượng và rất dễ bị lãng quên. Những logo có hình dáng lấy cảm hứng từ những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
    Richard Moore, chuyên gia tiếp thị và là người đã tham gia một số khóa huấn luyện tiếp thị tại Việt Nam khẳng định: "Các logo thành công nhất khi nhà thiết kế sử dụng màu sắc, kiểu chữ một cách nhất quán và thậm chí có một công thức thiết kế nhất quán với các yếu tố khác nhau của thông tin tiếp thị". Cũng theo ông Moore, một logo tối kết hợp với cách thức tiếp thị hiệu quả sẽ tạo ra "một hình ảnh vô hình nhưng lại là tài sản quan trọng của công ty, đôi khi còn có giá trị hơn cả những tài sản hữu hình".
    Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
    Cầm lòng bán cái vàng điĐể mua những cái nhiều khi không vàng.
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Mô hình thương mại điện tử

    Khi người ta nói về thương mại điện tử, là hầu hết người ta nói về kiểu kinh doanh buôn bán các sản phẩm, hay các kiểu dịch vụ trên mạng Internet. Nhưng thực tế thì thương mại điện tử có ý nghĩa rộng hơn.
    Thông thường có hai loại thương mại điện tử, business-to-business (B2B) and business to customer (B2C):
    Business-to-business E-Commerce
    Thương mại điện tử B2B là một khái niệm chỉ các hoạt động thương mại từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp trong thương mại điện tử trên Internet.
    Business-to-Customer E-Commerce
    Thương mại điện tử B2C là một khái niệm chỉ các hoạt dộng thượng mại từ các doanh nghiệp bán các sản phẩm hay các dịch vụ tới cho các khách hàng sử dụng tron thương mại điện tử trên Internet.
    Trong đa số các Websitre hiện nay giao dịch thương mại chủ yếu là B2C, trong đó hoạt động doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào hàng hoá và dịch vụ cho người tiêu thụ thông qua các Catalog hàng hoá và các giỏ hàng (Shopping Cart).
    Dĩ nhiên lượng giao dịch thương mại lớn nhất trong thương mại giữa các doanh nghiệp hoặc là dưới đạng buôn bán (Wholesale) hoặc là mua theo yêu cầu để vận hành doanh nghiệp.
    Dưới đây là mô hình xử lý một giao dịch thương mại điện tử.


    [​IMG]


    Trong đó:
    Market products and services
          Là một siêu thị " ảo " trên Internet, trong đó chứa các thông tin đầy về các sản phẩm và dịch vụ.
    Sell & Deliver products and service
         Là một hình thức mua bán hay trao đổi, phân phối hàng hoá, dịch vụ.
    Process payment
         Là bước xử lý các kiểu thanh toán trên Internet. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách thanh toán khác nhau như: sử dụng digital cash, electronic cash card, cre*** card and Financial Electronic Data Interchange (FEDI)
    Manage relationships
         Là bước củng cố các mối quan hệ đã có và mở rộng thêm các mối quan hệ mới. Bao gồm các hành động như: cung cấp các thông tin về sản phẩm, các dịch vụ hỗ trợ, quản lý sự đặt hàng, quản lý các thông tin khách hàng, chăm sóc khách hàng.
    Dưới đây là mô hình cơ sở hạ tầng thương mại điện tử


    [​IMG]


    Trong đó:
    Electronic Commerce Environment: Đây là các nguyên tắc, là các công việc được thiết kế sẵn trong môi trường thương mại điện tử. Môi trường thương mại điện tử bao gồm các công nghệ chuẩn, pháp lý và các thao tác thống nhất, và các lược đồ thúc đẩy phát triển.
    Infrastructure Services: Đây là các dịch vụ cung cấp các chức năng xác định của thương mại điện tử. Như là cách xác định người sử dụng và các xử lý thanh toán bằng các thẻ tín dụng,..Các dịch vụ cơ sở hạ tầng: Dịch vụ mạng, dịch vụ thư viện, dịch vụ bảo vệ, và dịch vụ thanh toán.
    Commerce Solution Providers: Đây là một tổ chức cung cấp các giải pháp đầu cuối (end to end), các giải pháp đóng gói các thành phần.
    Dưới đây là một ví dụ về cơ sở hạ tầng thương mại điện tử


    [​IMG]
  5. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11


    ?oLạm phát? thương hiệu Việt


    VNECONOMY cập nhật: 10/03/2004



    Hai năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nhãn hiệu và thương hiệu của sản phẩm. Điều đó cũng nằm trong xu thế phát triển chung của khu vực.
    Sau hàng thập niên phát triển mạnh mẽ của mô hình kinh tế các nước Đông Nam Á, những con rồng của ngày hôm qua ngỡ ngàng nhận ra có điều gì đó không ổn đang xảy ra. Với sự xuất hiện của công xưởng lớn nhất thế giới ?" Trung Quốc - thời của các nhà máy sản xuất tại Đông Nam Á, cạnh tranh chủ yếu bằng giá cả và nhân công rẻ, đã chính thức chấm dứt.
    Những công ty nào không có chiến lược phát triển nhãn hiệu sẽ không thể tính giá trị gia tăng cho các sản phẩm của mình, và do đó, hoàn toàn bất lực khi cạnh tranh với Trung Quốc.



    Những công ty nào không có chiến lược phát triển nhãn hiệu sẽ không thể tính giá trị gia tăng cho các sản phẩm của mình.



    Để tránh nguy cơ trở thành một "châu Mỹ Latinh? ở Đông Á, các nước Đông Nam Á không còn con đường nào khác là phải tăng cường khả năng cạnh tranh và gia tăng giá trị cho các sản phẩm của mình, đặc biệt thông qua xây dựng và phát triển các nhãn hiệu có giá trị toàn cầu.

    Ý tưởng xây dựng thương hiệu Việt Nam có lẽ cũng bắt đầu từ mong muốn đó ?" mong muốn xây dựng một nhãn hiệu đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới

    Vậy quảng bá "thương hiệu Việt" ra thị trường thế giới sẽ gặp những thách thức gì? Giống như bất cứ một nhãn hiệu châu Á nào tìm đường ra với thế giới, các nhãn hiệu Việt Nam gặp phải những cản trở khách quan như sức tiêu thụ của thị trường nội địa, tính định hướng chiến lược và khả năng tài chính của việc quảng bá nhãn hiệu.

    Một thị trường nội địa không đủ lớn sẽ cản trở một nhãn hiệu có khả năng ?otrưởng thành? để có được uy tín về chất lượng sản phẩm của mình. Tuy vậy, một tầng lớp trung lưu của châu Á cũng như Việt Nam đang hình thành và phát triển, và sức tiêu thụ các nhãn hiệu có uy tín sẽ dần tăng lên.

    Theo truyền thống, phương Tây là thị trường có sức tiêu thụ mạnh nhất. Do đó, phương Tây định đoạt các giá trị về nhãn hiệu cho nó. Nhưng thực tế cho thấy các nhãn hiệu toàn cầu không nhất thiết chỉ sinh ra ở các nước lớn.
    Nokia đã chứng tỏ rằng, một nhãn hiệu đươc phát triển tốt có thể vượt xa khôi biên giới Phần Lan. Acer cũng đã có một sự thay đổi ngoạn mục từ vị thế của một nhãn hiệu Đài Loan trở thành một nhãn hiệu toàn cầu.

    Thách thức lớn nhất của "thương hiệu Việt? thực ra, chính nằm trong sự không rõ ràng của cách hiểu chữ "Việt", và một cách hiểu không rõ ràng sẽ dẫn đến những chiến lược phát triển nhãn hiệu sai lệch.



    Thách thức lớn nhất của "thương hiệu Việt? thực ra, chính nằm trong sự không rõ ràng của cách hiểu chữ ?oViệt?.



    "Một nhãn hiệu thành công là một nhãn hiệu có thể khêu gợi được cảm xúc của người tiêu dùng. Một sản phẩm tốt là điều chưa phải là điều kiện đủ. Các công ty cần phải tự hỏi, mình muốn khách hàng của mình cảm thấy thế nào về sản phẩm của mình và hướng các hoạt động tiếp thị của mình để đánh thức xúc cảm đó ớ khách hàng. Quảng cáo đơn thuần không thể làm được điều đó, phần quan trọng nhất của một nhãn hiệu thành công là tổng hòa của ấn tượng và trải nghiệm của khách hàng khi tiếp xúc với sản phẩm?. Đó là quan điểm của Ho Khan Ping, người đã thành công trong việc biến một nhãn hiệu Malaysia, Banyan Treo Hotelsand Resorts, thành một trong những nhãn hiệu khách sạn và nhà nghỉ sang trọng nhất.

    Trong việc quảng bá cho "thương hiệu Việt" như một trải nghiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm, các công ty Việt Nam thường mắc những sai lầm sau:

    Thứ nhất, các công ty Việt Nam thường không muốn rời xa cái nôi ấm cúng của thị trường trong nước để chấp nhận một cuộc chơi lớn, và ngay cả khi đã chấp nhận vào cuộc, họ cũng không tìm hiểu một cách thấu đáo và chấp nhận luật chơi ở thị trường thế giới.

    Thứ hai, các công ty Việt Nam không có chính sách hoặc e ngại trong việc thuê nhân công nước ngoài. Không chấp nhận tính đa dạng của một đội ngũ lao động thuộc các nền văn hóa khác, chỉ dựa vào những người có chung một gốc rễ văn hóa như mình, phân biệt đối xử với lực lượng lao động dựa trên nguồn gốc văn hóa và chủng tộc sẽ kìm hãm sự phát triển của cả công ty và nhãn hiệu mà nó sản xuất.

    Thứ ba, quan trọng hơn cả, các công ty Việt Nam thường không xác định được ranh giới của yếu tố gìn giữ "bản sắc văn hóa" của một nhãn hiệu với sự đa dạng trong toàn cầu hóa. Nhãn hiệu "châu Á" hay "Việt" với tính exotic (lạ) có thể thành công ngắn hạn, nhưng khi trở thành một chiến lược dập khuôn, được áp dụng ở bất cứ đâu, sẽ thất bại về mặt dài hạn. Một nhãn hiệu thành công là một nhãn hiệu tìm ra được bản sắc của mình, một bản sắc có giá trị ở mọi thị trường, mọi nền văn hóa. Khẩu hiệu "Nâng niu bàn chân Việt? sẽ phải biến đổi ra sao nếu Bitis muốn trực tiếp thâm nhập thị trường tiêu dùng của Trung Quốc, châu Âu hay Mỹ.


    Một nhãn hiệu thành công là một nhãn hiệu tìm ra được bản sắc của mình.



    Giải quyết thế nào cho thị trường Mỹ, khi có lẽ đối với 80% người tiêu dùng ở đây vẫn nghĩ rằng nhãn hiệu "Việt" liên quan đến một cuộc chiến tranh, đến một đất nước xa xôi và lạc hậu. Còn tìm cách dùng những khẩu hiệu khác nhau, những giá trị khác nhau cho từng thị trường khác nhau chắc chắn sẽ dẫn đến việc người tiêu dùng lẫn lộn và cản trở một nhãn hiệu trở thành một nhãn hiệu toàn cầu đích thực.

    Thứ tư, phải hiểu được ranh giới linh hoạt của giá cả. Một công ty cung cấp các hàng hóa và dịch vụ giá rẻ không hẳn đã là một công ty thành công.

    Thứ năm, các công ty Việt Nam chưa hiểu rằng, trong việc xây dựng nhãn hiệu, ngoài những yếu tố như chất lượng, giá cả, nhãn mác, một trong những yếu tố cạnh tranh hàng đầu hiện nay trên thị trường thế giới là yếu tố sáng tạo.

    Các công ty châu Á, với nguồn lao động được giáo dục theo truyền thống của Khổng giáo cũng như đề cao thái quá tầm quan trọng của khoa học cơ bản và khoa học chính xác, đã đánh mất lợi thế về "chất sáng tạo" trong sản phẩm của mình. Các sản phẩm của châu Á, hoặc là bản sao ý tưởng sáng tạo của phương Tây, hoặc nghèo tính sáng tạo, đã đánh mất đi lợi thế hàng đầu trong cạnh tranh hiện nay.


    Theo TBKTSG
    I am a poor lonesome cowboy I have a long long way from home And this poor lonesome cowboy Has got a long long way to home
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Chủ Nhật, 14/03/2004, 08:00 (GMT+7)
    Kỹ năng xã hội dành cho bạn trẻ:
    Nghe làm sao để cho người ta nói

    [​IMG]
    TTCN - Để truyền thông có hiệu quả ta không chỉ cần ?obiết ăn nói" ?ohay nói sao cho người ta nghe? mà còn phải ?obiết nghe sao cho người ta nói?, vì đó là một tiến trình hai chiều nhằm tạo sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau. Trong câu chuyện, phải làm sao cho người kia tự cởi mở mình mới biết họ nghĩ gì, cần gì để đáp ứng một cách phù hợp.
    Ta hay chê ai đó sống khép kín, ít chịu cởi mở. Còn không ít cha mẹ than rằng con mình lúc chơi với bạn thì nói líu lo nhưng về tới nhà thì im thin thít. Đó một phần do tâm lý lứa tuổi nhưng phần lớn các em cảm nhận rằng cha mẹ ít hiểu mình.
    Trong lớp học, chúng tôi thường cho sinh viên làm một trắc nghiệm nhỏ với câu hỏi: ?oBạn thích nói chuyện với người như thế nào??. Nhiều đặc tính được liệt kê như vui vẻ, hoạt bát... nhưng trong hầu hết các câu trả lời đều có ghi ?ongười đó phải biết lắng nghe?, ?ongười đó phải hiểu được tôi?. Ta cũng vậy thôi vì ta luôn muốn người khác hiểu mình. Vậy mà trong giao tiếp ta quên suy bụng ta ra bụng người ở điểm này nên thích nói hơn thích nghe.
    Khi tiếp chuyện, chưa kịp hiểu người kia trọn vẹn thì ta đã giải thích, an ủi, khuyên lơn, đưa ra giải pháp? Trong các buổi họp nhóm, một nhóm viên đang phát biểu thì ta cướp lời, giơ tay đòi phát biểu. Trí óc ta rộn ràng với những suy nghĩ riêng tư để chuẩn bị phát biểu, lấy đâu mà tập trung nghe người kia. Điều này dễ hiểu vì ta có xu hướng tự nhiên là nghĩ về mình, hướng về mình.
    Lắng nghe tốt khó hơn nói hay rất nhiều vì nó đòi hỏi một cố gắng sâu sắc từ phía ta để tạm thời nén mình, quên mình đi để tập trung sự chú ý vào người đối thoại. Phải đặt mình hoàn toàn vào vị trí của người kia để cố hiểu câu chuyện như chính họ hiểu. Nếu không ta sẽ lý giải theo kiểu của ta. Theo các nhà tâm lý, để người kia tự bộc lộ với mình, người nghe phải có một thái độ trung thực, tôn trọng và chấp nhận cũng như không phê phán họ.
    Nhiều bạn trẻ cho biết họ không dám phát biểu trong nhóm vì sợ bị chê cười, chỉ trích, đánh giá. Không phê phán không có nghĩa là không phân biệt rạch ròi giữa tốt và xấu mà là một sự tôn trọng tuyệt đối người đang đối diện với mình vì họ là một con người, và ta phân biệt con người và hành động của họ. Việc phê phán, nhận xét thuộc về người có chức năng, ngoại trừ khi chính đối tượng yêu cầu ta góp ý cho họ. Ở đây các bài lên lớp dạy đời sẽ phản tác dụng.
    Tiếng Việt chúng ta chỉ có một từ nghe trong khi tiếng Pháp và tiếng Anh phân biệt hai động tác khác nhau. Nghe dịch từ  ?oentendre? hay ?ohear? là một phản ứng vật lý ghi nhận âm thanh, tiếng ồn... Còn nghe theo nghĩa ?oécouter? hay? ?olisten? là một thái độ và hành động tích cực để tiếp thu ý nghĩa. Như thế, ta không chỉ nghe bằng tai mà bằng cả khối óc. Tiếng Ý, nghe là ?osentire? là cảm nhận. Nghĩa là ta nghe bằng con tim nữa để cảm nhận được cảm xúc của người kia. Nghe bằng mắt có nghĩa là giải mã truyền thông không bằng lời qua nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người đối thoại. Có rất nhiều cảm xúc, ý tưởng được diễn tả bằng sự thinh lặng. Nếu ta không quan sát kỹ thì không ?onghe? được những gì đang ?othay lời muốn nói?.
    Được biết, trong tiếng Hungary một từ được dùng chung cho nghe và im lặng. Ta phải im lặng người kia mới có thể nói. Quan trọng hơn là sự thinh lặng bên trong ta, có nghĩa là tâm tư ta hoàn toàn thuộc về người đang nói. Tiếng Việt ta có chữ ?olắng nghe? có nghĩa là tâm hồn người nghe phải lắng đọng mới nghe tốt.
    Biết bao lần ta bị ức chế vì không được lắng nghe. Vì nghe không chỉ là một sự  im lặng thụ động mà là một thái độ tích cực có chức năng gợi mở, khuyến khích để người kia dám nói và chịu nói. Nói ra được lòng họ mới vơi và ta thì hiểu họ tốt hơn. Chính thái độ tôn trọng, chấp nhận, không phê phán kể trên giúp cho lắng nghe trở thành tích cực. Người được góp ý không chịu lắng nghe cũng khổ. Bà T không có bạn vì bà rất khó tính. Bà luôn cho mình đúng và không bao giờ chấp nhận ý kiến của người khác. Riết rồi ai cũng xa lánh bà.
    Câu chuyện dân gian dưới đây sẽ giúp bạn luôn nhớ ý nghĩa quan trọng của lắng nghe: - Alice hỏi: ?oBà ơi, sao con người có hai tay, hai chân, hai mắt, hai tai mà chỉ có một miệng và một mũi hở bà??. Và bà trả lời: ?oHai tay để con lao động cật lực, hai chân để con đi xa học rộng, hai mắt để con học hỏi tìm tòi. Còn hai tai mà chỉ một mũi, một miệng là để con không xỏ mũi vào chuyện của người khác, nói ít đi và nghe thật nhiều!?.
    Lắng nghe là kỹ năng quan trọng cho các nhà quản lý, lãnh đạo và những nghề nghiệp mà đối tượng là con người. Vậy mà ta lo ghi danh theo các lớp dạy nói hơn là các lớp dạy nghe! Lắng nghe cũng là một triết lý, một nghệ thuật sống giúp ta thành công trong mối quan hệ giữa người và người cũng như trong công tác.
    I am a poor lonesome cowboy I have a long long way from home And this poor lonesome cowboy Has got a long long way to home
  7. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Luật về sở hữu nhãn hiệu thương mại
    Việt nam chưa ban hành Luật riêng về nhãn hiệu thương mại nhưng nhãn hiệu thương mại đã được quy định trong các vZn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam từ rất sớm. Hiện tại trong Bộ luật Dân sự Nhãn hiệu hàng hoá được coi là đối tượng của sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ được quy định cùng các đối tượng khác như: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nhiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá. Cụ thể tại điều 780 chương II phần thứ sáu Bộ luật Dân sự quy định: "Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do luật pháp quy định".

    Như vậy, theo quy định pháp luật thì nếu công ty khách hàng nộp đơn yêu cầu cấp vZn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá thì sẽ được pháp luật bảo hộ và có các quyền được pháp luật quy định đối với chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá đó.
    Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam còn ban hành Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 nZm 1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp và Nghị định của Chính phủ Số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 nZm 2001 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 nZm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp có các quy định về vấn đề nêu trên. Theo quy định pháp luật thì khách hàng muốn được bảo hộ thì phải có đơn xin cấp vZn bằng bảo hộ.
    Điều 15 Nghị định 63/CP quy định về việc thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp VZn bằng bảo hộ:
    1/ Muốn được hưởng quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể có quyền nộp đơn quy định tại Điều 14 Nghị định này phải nộp đơn yêu cầu cấp VZn bằng bảo hộ cho Cục Sở hữu công nghiệp. Đơn yêu cầu cấp VZn bằng bảo hộ được Cục Sở hữu công nghiệp xét nghiệp theo trình tự và thủ tục quy định trong Chương này. VZn bằng bảo hộ được cấp trên cơ sở kết quả xét nghiệm đơn yêu cầu cấp VZn bằng bảo hộ. Phạm vi, nội dung, thời hạn quyền sở hữu công nghiệp tương ứng được xác định theo VZn bằng bảo hộ được cấp.
    2/ Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác của Việt Nam có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành việc nộp đơn yêu cầu cấp VZn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan.
    3/ Cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên Công ước Paris hoặc các nước ký kết với Việt Nam các thoả thuận bảo hộ lẫn nhau hoặc cùng chấp nhận nguyên tắc có đi có lại trong việc bảo hộ sở hữu công nghiệp thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp VZn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan như sau:
    a) Cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài có đại diện hợp pháp tại Việt Nam hoặc có cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thực thụ tại Việt Nam có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn yêu cầu cấp VZn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan;
    b) Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài không có đại diện hợp pháp và không có cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thực thụ tại Việt Nam chỉ có thể nộp đơn yêu cầu cấp VZn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan thông qua việc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện;
    4/ Người nộp đơn phải bảo đảm sự trung thực của các thông tin về quyền nộp đơn yêu cầu cấp VZn bằng bảo hộ, về người nộp đơn và về tác giả khai trong đơn. Khi VZn bằng bảo hộ bị huỷ bỏ hiệu lực vì lý do các thông tin nói trên không trung thực thì chủ VZn bằng bảo hộ phải chịu trách nhiệm do hậu quả của việc sử dụng quyền gây ra.
    Như vậy công ty khách hàng là công ty nước ngoài do đó phải uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn yêu cầu cấp VZn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan và khi có tranh chấp hoặc có sự xâm phạm đến quyền sở hữu về nhãn hiệu thương mại thì quý khách hàng có thể thuê luật sư của chúng tôi tư vấn và tiến hành các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp (ví dụ khởi kiện tại toà án).
    (Công ty Luật Hoàng Long)
  8. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Cadbury Schweppes - một CEO mới với những phương pháp quản lý mới
    Được thành lập từ những năm 1800, Cadbury Schweppes là hãng sản xuất bánh kẹo lâu đời và được ưa thích tại Anh. Trải qua một thời kỳ khó khăn kéo dài, Tổng giám đốc điều hành (CEO) mới của hãng là Todd Stitzer đang cải tổ lại toàn bộ hãng với công nghệ hiện đại và các sản phẩm mới.

    Một vài năm trước, nếu một ai đó đến thăm nhà máy sản xuất chính của Công ty Cadbury Schweppes tại vùng ngoại ô Birmingham, họ có thể nghĩ rằng mình đang trở về quá khứ. Những người công nhân mặc áo khoác trắng vẫn đang đặt từng quả trứng Phục sinh nổi tiếng của Cadbury vào hộp bằng tay. Thậm chí cho đến bây giờ vẫn còn một loạt những người phụ nữ trung niên chuyên làm việc quấn lớp bọc ngoài mạ thiếc cho Cadbury Roses, một loại kẹo khá nổi tiếng. Tất cả đang thay đổi. Nhờ vào số tiền 56 triệu đô la đầu tư vào thiết bị mới, những quả trứng Phục sinh đã được đóng hộp bằng máy, và những người chuyên quấn giấy kẹo cũng sẽ sớm bị sa thải. Hiện tại, Cadbury đang có kế hoạch cắt giảm nhân công tại Anh xuống còn 500 người trong vòng hai năm tới.
    Những thay đổi đang diễn ra trong hãng sản xuất bánh kẹo được ưa thích tại nước Anh này là kết quả của một cuộc cải tổ mạnh mẽ trên toàn thế giới. Ông Todd Stitzer, năm nay 51 tuổi, đã tốt nghiệp Đại học Harvard của Mỹ, một nhân viên lâu năm của hãng và trở thành CEO của công ty vào tháng 5 năm 2003, đã cam kết sẽ đưa Cadbury tiến vào thế kỷ 21. Stitzer dự kiến cho đóng cửa hơn 20 nhà máy trên khắp thế giới trong vòng 3 năm tới, tương đương 20% số nhà máy, và cắt giảm nhân công trên toàn thế giới xuống còn khoảng 5.500 người, bằng 10% số nhân công của Cadbury. Ông hy vọng có thể cắt giảm chi phí trên toàn thế giới xuống còn 750 triệu đô la một năm. Chỉ tính riêng trong năm nay, Cadbury hy vọng sẽ tiết kiệm được 141 triệu đô la.
    Những nỗ lực của Stitzer đã thực sự gây được sự chú ý. Ngày 17 tháng 2 vừa qua, Berkshire Hathaway Inc., hãng đại diện đầu tư của Warren E. Buffett, đã cho biết hãng hiện nắm giữ 10 triệu cổ phiếu của Cadbury với trị giá 73,3 triệu đô la. Stitzer cho biết thông tin này, được đưa ra trước ngày Cadbury công bố về những kết quả trong năm 2003, là một điều khá bất ngờ.
    Trong khi các nhà phân tích không xem Cadbury là một mục tiêu tiếp quản thì việc đầu tư của Buffett là một sự cổ vũ, tăng thêm sự tự tin cho một công ty đã gặp phải nhiều khó khăn trong năm 2003. Đúng như vậy, Cadbury có một vị thế khá tốt trong số những nhãn hiệu toàn cầu, bao gồm cả những nhãn hiệu như Snapple, Dr Pepper, và 7Up. Nhưng công ty đã phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Tại châu Mỹ, nơi chiếm tới một nửa công việc kinh doanh của công ty, doanh số bán hàng sản phẩm đồ uống có ga giảm mạnh 9% trong những mùa lạnh ở Mỹ và hiện đang có thay đổi lớn trong nhu cầu sản phẩm nước uống đóng trai này. Nhãn hiệu Snapple đã thất bại khi các hãng Coca-Cola Co. và PepsiCo Inc. đưa ra sản phẩm trà đá Ice-tea mới. Sự sụt giá của đồng đô la Mỹ đã khiến thu nhập ròng mất đi 3%. Kết quả là lợi nhuận trước thuế giảm 32%, xuống còn 1,1 tỷ đô la mặc dù doanh thu tăng 22%, lên đến 12,1 tỷ đô la.
    Sản phẩm kẹo Cadbury Roses
    Stitzer đã gọi năm 2003 là "một năm quá độ". Cùng với những điều kiện thị trường không thuận lợi, công ty đã phải trải qua một cuộc cải tổ lớn; 9 đơn vị kinh doanh đã hợp nhất lại chỉ còn 5. Về mặt quản lý, Stitzer đã thay ông John M. Sunderland lên giữ chức CEO. Và công ty đã mua lại hãng bánh kẹo Adams tại Parsippany là N.J. Adams, trước đây thuộc sở hữu của tập đoàn Pfizer Inc. với giá 4,2 tỷ đô la, bổ sung vào danh sách rất nhiều nhãn hiệu của Cadbury; bao gồm cả Trident, kẹo cao su Bubbas, kẹo làm mát họng Halls và Dentyne. Hãng đã đưa ra một loạt các sản phẩm mới thông qua hệ thống phân phối. Doanh thu của Halls tại Anh đã tăng 4% kể từ tháng 3 năm trước và hãng đã giới thiệu nhãn hiệu Halls tại Đan Mạch, Ba lan và Nga.
    Sản xuất sôcôla cũng đang được đổi mới. Trong năm trước, Cadbury đã mở rộng dây chuyền sản xuất Dairy Milk bao gồm những miếng dạng thanh với các thành phần như caramen, bạc hà? Tiếp đó hãng cho trang trí lại bao bì sao cho màu tím đặc trưng của Cadbury nổi bật lên và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Doanh số bán hàng của các sản phẩm Dairy Milk tăng 13% trong năm 2003, khiến thị phần của Cadbury tại Anh tăng lên đến 30,1%, dẫn đầu thị trường.
    Ông Stitze vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Thị trường đồ uống tại Mỹ vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Đồng đô la có thể tiếp tục giảm và các nhà phân tích tại J.P. Morgan dự đoán doanh thu và lợi nhuận trong năm nay chỉ đạt mức cực biên. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tỏ ra khá lạc quan. Cổ phiếu của Cadbury đã tăng 29%, lên đến 8,5 đô la kể từ khi ông Stitze lên nhậm chức.
    (Theo Business Week)
    I am a poor lonesome cowboy I have a long long way from home And this poor lonesome cowboy Has got a long long way to home
  9. pik

    pik Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Những mẩu tin có thể thu nhận được từ các mục tuyển chọn trên các báo có thể có một mức ý nghĩa nào đó,nhưng trong giới hạn thông tin mà người viết đã trình bày cho độc giả thì những thứ quan trọng lại dường như không có, như vậy có nên tổng hợp lại những thông tin cần thiết hơn là việc chỉ đơn giản thực hiện thao tác past cần mẫn như bạn không?
  10. Peace_do

    Peace_do Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    1.899
    Đã được thích:
    0
    việc đó thì không đúng rồi, mỗi người có một mức độ hiểu biết khác nhau. Việc post các bài này dành cho những người quan tâm và có ý muốn tìm hiểu. Việc chắt lọc thông tin cũng là một điều rất đáng khen ngợi. Tuy vậy có ai rảnh thời gian mà viết lên, do vậy phải dùng phương pháp copy - paste cho nhanh. Những kiến thức này vô cùng có ích với những người thích nghiên cứu, tìm tòi. Còn những người làm biếng, lo chơi bời thì đây chẳng qua là một mớ rác. Không biết bạn thuộc tuýp người nào.


    Trước mặt em anh là chàng hai lúa
    Sau lưng em anh là chúa giang hồ
    Trên đường đời anh sang bằng tất cả
    Trên đường tình anh gục ngã dưới chân em

Chia sẻ trang này