1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết và tranh luận hay về VÕ THUẬT Việt Nam

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 19/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Những bài viết và tranh luận hay về VÕ THUẬT Việt Nam

    Tác giả - bút danh Chusalan

    Kính anh LucBinh,SoLưuHuong và các anh em trong trang Võ Thuật.

    Thú thật là tình cờ tôi đi lạc vào trang Võ Thuật. Thường thường tôi vào TVVN chỉ để check bài vở mình đã gữi tuy nhiên hôm nay nhân ngày lễ Giáng Sinh tôi có chút thời giờ nên đi dạo một vòng cho biết bạn bè hay bà con láng giềng. Thứ nhất cảm tưởng của tôi là vui mừng và thỉnh thoảng cũng có chút buồn phiền. Vui mừng vì các bài viết về võ thuật rất có giá trị của nhiều người như LucBinh,SoLưuHuong,Xula,Dông Son...:buồn phiền vì cũng có các bài viết chê bai hay ngộ nhận về võ VN hay võ ta của cậu gì đó jamebondz28.

    Tôi chỉ là một người viết văn hay đúng hơn viết tiểu thuyết kiếm hiệp VN. Lý do khiến tôi viết tiểu thuyết kiếm hiệp Việt Nam có nhiều lý do song lý do cá nhân là quan trọng nhất bởi vì dòng họ của tôi là những người mà trong các tiểu thuyết kiếm hiệp tôi gọi là vũ sĩ giang hồ hay nhân vật của giới giang hồ Đại Việt.Tôi quán ở Bến Tre,quê hương của nhóm Đông Sơn mà Đỗ Thành Nhân là lãnh tụ. Theo gia phả,ông cố tôi là một người thuộc nhóm Đông Sơn, từng lưu lạc giang hồ. Theo lời bà ngoại tôi kể thời ông rất giỏi võ,có thể đánh chết cả hổ báo. Ông sáu con trai của ông cố tôi là võ sĩ nổi tiếng của vùng Tam Phụ hay Ba Giồng Bến Tre.Tuy nhiên sanh nghề tử nghiếp ông bị người khác đầu độc chết vì đố kỵ tài ba của ông. Bản thân tôi vì thể chất yếu đuối bệnh hoạn lại thêm ham chơi hơn ham học nên không thích luyện võ mà chỉ ráng luyện nội công và ngồi Thiền để giữ gìn sức khoẻ. Tuy nhiên điều đó càng khiến cho tôi có ý tìm hiểu về nền võ thuật độc đáo của nước nhà, bởi vì phần nào nhờ vào nền võ thuật đó mà chúng ta mới đủ sức sinh tồn bên cạnh một lân bang lúc nào cũng ôm mộng đế quốc.Cũng nhờ vào nền võ thuật đặc thù,tân kỳ,mới lạ mà chúng ta mới có được những trang sử hào hùng của Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Quang Trung...

    Có người nói rằng Việt Nam không có một nền võ thuật. Nói như thế là sai lầm và thiển cận.Có người nói rằng võ Việt Nam phát xuất từ Tàu. Nói như thế là vọng ngoại. Có người nói võ Việt Nam không hay bằng võ Tàu. Nói như thế thứ nhất không biết gì về võ VN, thứ nhì là ếch ngồi đáy giếng. Viết tiểu thuyết kiếm hiệp Việt Nam tôi có ba mục tiêu. Thứ nhất là làm sống lại những trang sữ nhục vinh của dân tộc để cho con em của chúng ta không quên lịch sử nước nhà. hứ nhì là để xóa tan phần nào những ngộ nhận, dèm pha, chê bai, chỉ trích về võ ta hay võ VN. Thứ ba là để tôn vinh những vũ sĩ giang hồ, những võ sư cứu dân giúp nước như các võ sư mà anh em đề cập tới trong trang võ thuật. Họ là những người yêu thích võ nghệ, mang tâm nguyện thực thi tôn chỉ của vũ đạo là ?okiến nghĩa bất vi vô dũng giả?. Bên cạnh đó các võ sư, võ sĩ này là những nghệ sĩ sáng tạo đúng theo nghĩa của nó.

    Lúc còn ở VN trước năm 75 tôi lặn lội lên vùng Tân Khánh, Bà Trà để tìm hiểu, sưu tập tài liệu về võ ta. Tôi xuống Rạch Gíá, Cà Mau, chén trà chén rượu với các bô lão nghe họ kể về những nhân vật giang hồ phá sơn lâm đâm hà bá như trong truyện Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam. Tôi đi ra Bình Định, Phù Cát để dự lễ Đống Đa, thưởng thức tiếng trống trận Tây Sơn từng làm kinh hồn vỡ mật hai trăm ngàn binh lính nhà Thanh. Hình ảnh hào hùng của vua Quang Trung là một ám ảnh lớn nhất trong đời của Càn Long. Tuy nhiên điều khiến cho tôi hiểu rằng cái tinh túy,cái thực nhất của võ Bình Định nói riêng hay võ ta nói chung là hình ảnh mà một lần tôi đã gặp nơi làng Đề Di, huyện Phù Cát tỉnh Bình Định. Đây là một ngôi làng nằm sát đầm Trà Ổ. Dường như dân làng kể cả đàn bà, con gái, con nít đều biết võ. Một buổi sáng ngồi trong quán cà phê tôi chứng kiến cảnh tượng không bao giờ quên. Một bà lão già lắm rồi, tóc bạc phơ, lưng còng hai tay xách hai thùng nước từ dưới đầm nước đi lên xa mấy chục bước. Bà đi thoăn thoắt khi tới bồn chứa nước bà vặn cổ tay đổ một lúc hai thùng nước hai chục lít nước vào trong bồn lanh lẹ và dễ dàng như người khác đổ ly nước. Cái vặn cổ tay này là một công phu khổ luyện bởi vì tôi biết chính cá nhân mình ngay đang thời trai tráng cũng không làm được. Không phải một lần đâu mà mười lần, trăm lần y như vậy. Ai chê bai võ VN, võ Bình Định, thử làm như bà lão đó rồi mới có tư cách để chê. Tôi từng nghe kể vô số chuyện về sự tranh tài giữa dân Bình Định với các binh sĩ của Đại Hàn trong thời kỳ chiến tranh trước 75. Khi nào có nhiều thời giờ tôi sẽ đi sâu vào chi tiết hơn. Tôi đi Thất Sơn Châu Đốc để tìm hiểu và chứng kiến thuật phi thân nhảy lên nóc nhà của một vài người học võ từ trên vùng Thất Sơn huyền bí. Tôi cà kê dê ngỗng với một võ sư về hưu để ?obuộc? ông ta tiết lộ bí truyền về thế tấn, học đứng tấn; đứng làm sao mà năm bảy người xô không ngã bởi vì một người đứng tấn không vững thời còn đánh đấm ai được nữa. Luyện võ theo vị võ sư này không phải năm bảy ba mươi mốt ngày, năm ba năm, mỗi ngày một tiếng đồng hồ, mà phải luyện ngày luyện đêm và ít nhất mười năm trở lên mới có thể thành tựu được. Bởi vậy người ta mới gọi là công phu.

    Nói cho cùng tôi thành thật cám ơn các anh LB, SLH, DS, XuLa và rất nhiều anh em của trang võ thuật bởi vì tôi tìm được trong đó một vài ý kiến,tài liệu, tên tuổi mà tôi đã đánh mất hết khi rời nước năm 75. Lần nữa xin được cám ơn các anh em.


    Được thieulam_vietnam sửa chữa / chuyển vào 10:04 ngày 19/10/2005
  2. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Tác giả: bút danh chusalan
    RE: Kính gữi anh Thoi Di
    Sunday January 2, 2005 7:31 PM
    Trích dẫn từ anh Thoi Di
    ?oChusalan có thể viết 1 bài thật dài và rõ ràng về võ Việt Nam để chứng minh những gì mình nói ở trên không? Và để cho những người Chusalan nói ở trên được "mở con ngươi ra ".
    Kính thưa anh,
    Thể theo lời yêu cầu của anh đồng thời cũng làm sáng tỏ câu văn: ?o Có người nói rằng Việt Nam không có một nền võ thuật.Nói như thế là sai lầm và thiển cận. Có người nói rằng võ Việt Nam phát xuất từ Tàu. Nói như thế là vọng ngoại. Có người nói võ Việt Nam không hay bằng võ Tàu. Nói như thế thứ nhất không biết gì về võ VN, thứ nhì là ếch ngồi đáy giếng? mà tôi đã viết; tôi xin viết một bài với những dẫn chứng từ sử liệu và sách vở đó đây.

    Viết về võ trước nhất ta phải có một định nghĩa rỏ ràng về điều này. Võ là gì? Sau khi ngừng chiến tranh, sau khi yên loạn lạc; võ là vỗ về, quay về với căn bản của con người là yêu thương, thân ái với kẻ địch; đó mới chính là cái gốc của võ. Người xưa đã định nghĩa võ như thế. Tuy nhiên võ còn có một định nghĩa khác hơn là kỹ thuật đấu tranh bằng sức lực. Dù được định nghĩa như thế nào đi chăng nữa, võ thuật vẫn là một thực thể quan trọng nhất trong sự tồn vọng của dân tộc Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung ngày xưa. Trong suốt dòng lịch sử đằng đẳng của dân ta từ thời Hùng Vương cho tới gần đây nếu không có một nền võ thuật đặc thù, riêng biệt chắc đã bị tiêu diệt bởi ngoại bang bởi vì một khi kẻ thù tràn sang đất nước chúng ta không thể dùng võ miệng để cản bước xâm lăng của chúng mà phải dùng tới đường đao thế kiếm. Điều này sẽ được minh chứng bởi những sự kiện lịch sử sau đây được trích dẫn từ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sĩ; Đại Việt Sử Ký Toàn Thư soạn bởi Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên; Đại Việt Sử Lược của Khuyết Danh; Lam Sơn Thực Lục của Nguyễn Trải, Lĩnh Nam Chích Quái;Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn, Đại Nam Nhất Thống Chí...
    - Theo truyền thuyết lưu lại Lý Thân, còn có tên Lý Ông Trọng, người ở xã Thụy Hương huyện Từ Liêm ?" Hà Nội ngày nay, là một võ tướng dưới triều An Dương Vương Thục Phán. Khi cầm đầu sứ bộ sang Trung Hoa vào thời Tần Thủy Hoàng ông đã dùng những ngón đòn Võ vật tuyệt luân của mình đánh ngã tất cả các vệ sĩ của Tần Thủy Hoàng khiến cho vị hoàng đế này khâm phục phong cho ông chức Tư Lệ Hiệu Úy, cầm quân trấn giữ đất Lâm Thao giáp biên giới với Hung Nô. Tại đây ông thi triển Võ thuật bí truyền của Việt Nam hàng phục dân Hung Nô khiến cho họ rất nể phục và kính trọng ông. Hung Nô là giống dân tổ tiên của người Mông Cổ, rất hiếu chiến, giỏi võ và có tài bắn cung cỡi ngựa. Sau khi Lý Ông Trọng chết rồi Tần Thủy Hoàng cho đúc tượng ông đặt tại cửa Tư Nã ở Hàm Dương khiến cho dân Hung Nô tưởng ông còn sống không dám tràn qua đánh Trung Hoa. Trong những lần về quê hương Lý Tướng Quân đã đem những hiểu biết của mình về võ thuật Hung Nô, Trung Hoa hoà hợp với võ thuật Việt Nam để thành hình Công Phu Võ vật và Đô vật vô cùng đặc sắc mà một ít còn lưu truyền tại vùng Sơn Tây và Hà Tây, Hà Nội cho tới tận ngày nay.

    - Khi Tô Định cai trị đất Giao Châu hắn sợ dân ta nổi lên chống báng nên cấm dân không được tụ họp,không được chứa khí giới trong nhà. Điều đó không cản được Hai Bà Trưng chỉ huy toàn dân Giao Chỉ quật khởi đánh đuổi hắn về Tàu. Ngoài tinh thần bất khuất dân ta chắc phải có một nền tảng võ thuật (ít nhất là căn bản) để xử dụng vào việc chiến trận.Trong số các vị tướng của Hai Bà Trưng có nữ tướng Lê Chân, Đô Dương, Đô Chinh đều là những người tinh thông võ thuật nhất là môn Đô vật,một bộ môn cỗ truyền của dân tộc ta. Nếu muốn biết thêm về nữ tướng Lê Chân và môn vật cỗ truyền này anh Thoi Di có thể tìm đọc tác phẫm Hội Hè Đình Đám và Phong Tục Việt-Nam của nhà văn Toan Ánh.

    - Trước khi phát động dân làng khởi nghĩa đánh giặc Đông Ngô do Lục Dận chỉ huy, Bà Triệu (năm 248) đã lên núi Nưa mở trường thi võ, đấu vật, luyện kiếm, bắn cung nỏ, huấn luyện nghĩa quân sao cho mỗi người vừa có thể lực dồi dào, vừa tinh thông các môn võ nghệ, chiến đấu chống giặc, khiến kẻ địch khiếp vía phải thốt lên:
    Hoành qua đương hổ dị
    Đối diện Bà vương nan!
    (Múa giáo chống hổ dễ,
    Giáp mặt với vua Bà thực khó!)
    - Phùng Hưng hay Bố Cái Đại Vương và em là Phùng Hải là một người rất giỏi võ nghệ có thể đánh chết cọp. Nếu muốn biết thêm về hai nhân vật này người ta có thể tìm đọc truyện Danh Nhân Việt Nam.
    Tất cả những nhân vật được nhắc ở trên đều hiện diện trong thời kỳ Bắc thuộc.Người Hán sang cai trị nước ta họ đâu có ngụ dại gì truyền dạy võ thuật cho dân ta để nổi lên chống lại họ.Sở dĩ dân ta biết võ là do ở nền võ thuật đã có từ trước chắc phải vào thời Hùng Vương lưu truyền lại. Sang tới thời kỳ tự chủ sau khi Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán tại Bạch Đằng Giang,nước ta bước vào thời kỳ hưng thịnh với các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý,Trần, Lê và Tây Sơn với những cuộc chống xâm lăng của phương bắc.

    - Vương An Thạch nhà Tống cầm quyền, tâu với vua Tống rằng Đại Tống bị Đại Việt đánh phá.Quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được.Vua Tống sai Thẩm Khởi,và Lưu Di làm tri huyện Quế Châu ngầm dấy binh người Man động,đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với nước ta. Vua Đại Việt biết tin, sai Lý Thường Kiệt,Tôn Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh.Quân thủy,quân bộ đều tiến.Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Đản vây châu Ưng. Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây của nhà Minh) phá tan được, chém Thủ Tiết tại trận.Tri phủ Ưng Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân ta đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bèn bị hạ. Giám cho gia thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. người trong thành cảm ân nghĩa của Giám, không một người nào chịu hàng, giết hết hơn 5 vạn 8 nghìn người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 10 vạn.( Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trang 110).Đoạn văn trích dẫn trên cho chúng ta thấy rằng Lý Thường Kiệt phải giỏi võ mới chém đầu được địch thủ. Ông học võ từ đâu không lẽ từ Trung Hoa,một kẻ thù của ông.

    - Mùa thu, tháng 8, lập Giảng võ đường.( ĐVSKTT trang 171)
    - Bấy giờ các vương hầu phần nhiều coi việc đánh nhau bằng tay không và một mình đi cướp là dũng cảm. Vũ Uy vương Duy (con Thái Tông) cũng làm thế. Một hôm, Vũ Uy Vương đánh nhau tay không ở Đông Bộ Đầu, vua vi hành qua đấy trông thấy hỏi rằng:"Người béo và trắng kia là ai, bắt lại đây để sai bảo".Vũ Uy Vương nghe thế trốn mất. ( Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trang 171))
    - Thượng hoàng lúc còn hàn vi, có lấy một người con gái ở thôn Bà Liệt, huyện Tây Chân, khi đã có thai thì bỏ, sau sinh con trai, Thượng hoàng không nhìn nhận gì đến. Người con trai ấy lúc lớn lên,mặt mũi khôi ngô, giỏi nghề võ, sung vào đội đánh vật. Một hôm, cùng với người trong đội đánh cầu, rồi lại cùng nhau đánh vật, người kia vật người con trai ấy ngã, chẹn lấy cổ, gần tắt thở. Thượng hoàng tự nhiên quát to lên rằng: "Nó là con ta đấy!". Anh kia sợ, buông ra, nhân thế gọi tên là Bà Liệt. Nay có lệnh phong tước cho.(KDVSTGCM trang 194)

    - Tháng 3, mùa xuân. Tuyển người có sức khỏe, am hiểu võ nghệ, bổ sung vào quân túc vê - Cấm vệ quân.(KDVSTGCM trang 198).

    - Tuyển người có sức khoẻ và am hiểu võ nghệ để làm lính bởi vậy các vị quan võ đời Trần như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Phạm Ngủ Lão phải cực giỏi võ thuật mới chỉ huy được một đạo quân vốn là những người am hiểu võ nghệ. Cũng nhờ vào nền võ thuật đặc thù và khởi sắc mà nhà Trần đã ba lần đánh bại quân Mông Cổ, một dân tộc mà trước đó hơn ngàn năm Lý Ông Trọng đã từng phô diễn võ nghệ Việt Nam để hàng phục Hung Nô.

    - Sang tới thời kỳ Lê Lợi đánh quân Minh tướng Lê Sát đã chém bay đầu Liễu Thăng tại ải Chi Lăng( Lam Sơn Thực Lục của Nguyễn Trải trang 18 và Đại Nam Nhất Thống Chí (trang 384).
    - Hay tin Trà Long đã mất, thượng thư Minh, Trần Hiệp, liền đem tình hình tâu lên triều đình. Vua Minh hạ sắc chỉ nghiêm trách bọn Trần Trí và Phương Chính, ra lệnh cho chúng phải mau dẹp cho yên.Bọn chúng sợ hãi, vội kéo quân thủy và quân bộ đi tấn công.Được tin báo về việc quân này, Vương sai các tướng Đinh Liệt đem hơn nghìn quân, đi đường tắt đến đóng giữ huyện Đỗ Gia để chiếm trước lấy ưu thế. Còn Vương thì tự đốc suất các tướng sĩ, kế tiếp tiến lên mạn thượng du cửa ải Khả Lưu, chiếm giữ nơi hiểm yếu để chờ đợi địch. Sau đó vài hôm, người Minh quả nhiên kéo đến, đóng đồn ở mạn hạ lưu cửa ải Khả Lưu. Vương làm kế nghi binh: ban ngày cho quân mở cờ khua trống, ban đêm cho đốt lửa làm như thổi nấu, nhưng ngầm sai quân và voi lặng lẽ qua sông, mai phục. Mờ sớm hôm sau, địch tiến quân để bức bách ta, gặp quân mai phục nổi dậy, chúng thua thiệt nặng nề, phải lui giữ mạn hạ lưu. Rồi chúng lựa theo thế núi, đắp đồn, lập lũy, cậy có nhiều lương thực, chực đóng cửa đồn, cố thủ kéo dài. Vương đặt quân phục khắp cả bốn bề ở mặt thượng lưu, rồi đốt doanh trại, giả vờ làm như lẩn trốn. Địch kéo đến chiếm cứ: phục binh của ta thình lình nổi dậy, xung kích. Các tướng Lê Sát và Đinh Lễ đua nhau xung phong, đi đầu sĩ tốt, đánh phá trận địch: bắt sống được Đô Ti Minh, Chu Kiệt, chém tướng tiền phong của quân Minh là Hoàng Thành. Ngoài ra, giết chết và bắt được vô kể. Khí giới của địch quân quăng bỏ bừa bãi ở núi và ở hang. Bọn Trần Trí thu lượm những quân còn sót, kéo về Nghệ An.(KDVSTGCM trang 363)

    - Thi Minh Kinh.
    Trước kia, vua Lê Thái Tổ sắc sai các quan văn võ trong kinh đô và ngoài các lộ từ tứ phẩm trở xuống, văn thì thông kinh sử, võ thì thông Vũ kinh: đến tháng 5, năm sau, tất cả đều họp tập đông đủ ở Đông Kinh để dự kỳ khảo thí theo môn học của mình. Đến đây, nhà vua mở khoa minh kinh, lại sắc sai quân nhân các lộ và những người ẩn dật ở rừng núi hễ có ai thông kinh sử và giỏi văn nghệ thì đều đến đô sảnh đường,chờ đợi quan trên cùng sát hạch một thể (KĐVSTGCM trang 403).
    Tính từ thời Hùng Vương cho tới khi Ngô Quyền dựng nghiệp, người Hán đô hộ nước ta hơn một ngàn năm. Với ý đồ đồng hóa dân Giao Chỉ thành người Hán họ dạy ta về phong tục,tập quán, văn chương chữ nghĩa hay bất cứ điều gì có lợi cho họ, nhưng tuyệt nhiên họ không hề đem võ nghệ để dạy cho ta vì một lý do dễ hiểu là họ không muốn dân ta có sức mạnh để nổi lên đòi lại tự chủ.
    Tôi không phủ nhận một điều là nền võ thuật của nước ta có liên hệ hoặc chịu ảnh hưởng của võ thuật Trung Hoa.Điều này có thể xảy ra do các thiền sư Trung Hoa sang Giao Chỉ truyền đạo. Người đầu tiên sang nước ta truyền đạo chính là Tỳ Ni Đà Lưu Chi khoảng năm 574. Đọc Thiền Uyển Tập Anh ta sẽ thấy vị thiền sư này là người Ấn sang Trung Hoa trong khoảng thời gian mà chùa Thiếu Lâm còn trong thời kỳ phôi thai vả lại ông ta cũng lưu lại trong quãng thời gian rất ngắn do đó ta có thể nói ông ta không học được võ của chùa Thiếu Lâm. Mãi cho tới khoảng năm 825 thiền sư Vô Ngôn Thông người khai sáng ra dòng thiền Kiến Sơ ở Việt Nam mới bắt đầu bước chân vào địa phân Giao Châu. Tuy nhiên Thiền Uyển Tập Anh không hề đả động tới chuyện ông ta truyền thụ võ thuật cho các đồ đệ hay sư sãi trong chùa.
    Võ Việt Nam nếu có chịu ảnh hưởng của võ Tàu phải đợi tới tời kỳ Phản Thanh phục Minh của dân Trung Hoa. Các nhóm di dân như Thiên Địa Hội vì không chịu thần phục Mãn Thanh nên tới sinh sống ở nước ta và không ít thời nhiều họ cũng dạy võ cho dân ta. Tuy nhiên dù có học võ Tàu dân ta cũng đã chế biến thay đổi hoặc pha trộn thành thứ võ thuật đặc thù mang nặng tính chất dân tộc.
    Võ Việt Nam hay võ Tàu,Nhật, Đại Hàn hay bất cứ của nước nào đều có cái hay cái dở của nó,cũng đều có sở trường và sở đoản. Do đó nếu phê bình võ này hay hơn võ kia là thiển cận.Ta có thể nói là võ nào cũng hay nhưng giỏi hay dở còn tùy thuộc rất nhiều vào người thi triển,xử dụng.
    Được thieulam_vietnam sửa chữa / chuyển vào 10:11 ngày 19/10/2005
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    RE: Kính gữi anh Thoi Di
    Wednesday January 5, 2005 2:38 AM
    ~::Trích Dẫn từ chusalan::~
    Võ Việt Nam nếu có chịu ảnh hưởng của võ Tàu phải đợi tới tời kỳ Phản Thanh phục Minh của dân Trung Hoa.Các nhóm di dân như Thiên Địa Hội vì không chịu thần phục Mãn Thanh nên tới sinh sống ở nước ta và không ít thời nhiều họ cũng dạy võ cho dân ta.Tuy nhiên dù có học võ Tàu dân ta cũng đã chế biến thay đổi hoặc pha trộn thành thứ võ thuật đặc thù mang nặng tính chất dân tộc.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Câu này không biết đúng hay sai, có điều cụ Tàu Sáu ở Bình Định đã đi "du học" võ Tàu ở bên Tàu sau thời phản Thanh phục Minh, và về Bình Định đạt được danh "quyền An Thái" rõ ràng ra đó. Võ đường của cụ còn được truyền cho tới bây giờ.
    RE: Kính gữi anh SLH và LB
    Wednesday January 5, 2005 8:59 AM

    ~::Trích Dẫn từ thoidi::~
    Chusalan có thể cho biết các tác phẩm của mình được không?
    --------------------------------------------------------------------------------
    Nhà văn Chu Sa Lan đã tặng bản quyền toàn bộ tác phẩm của ông cho TVVN lưu trữ và in bán lấy tiền gây quỹ, hội viên thoidi có thể đọc tại Phòng Đọc Sách.
    Kính
    RE: Kính gữi anh Thoi Di
    Tuesday January 11, 2005 12:25 AM
    ~::Trích Dẫn từ chusalan::~
    Sau khi Lý Ông Trọng chết rồi Tần Thủy Hoàng cho đúc tượng ông đặt tại cửa Tư Nã ở Hàm Dương khiến cho dân Hung Nô tưởng ông còn sống không dám tràn qua đánh Trung Hoa. Trong lúc ià sông nơi quê hương Lý Tướng Quân đã đem những hiểu biết của mình về võ thuật Hung Nô, Trung Hoa hoà hợp với võ thuật VN để thành hình môn công phu Võ vật mà một ít còn lưu truyền tại Sơn Tây ?" Hà Tây ?" Hà Nội cho tới ngày nay.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Đúng là truyền thuyết, chắc mỗi ngày phải cho người dời tượng Lý Tướng Quân chỗ này, chỗ nọ, nếu để đứng yên 1 chỗ thì Hung Nô thế nào cũng biết. Không biết mật thám Hung Nô đâu mà không biết ông chết? Có lừa được Hung Nô thì cũng vài chục năm thôi bởi vì có ai sống mãi mà không già, không chết?
    Vovinam phát xuất từ võ vật mà nhiều đại đấng vào trong TVVN cứ bai bải chê Vovinam không phải võ cổ truyền VN !!!!!
    ~::Trích Dẫn từ chusalan::~
    Khi Tô Định cai trị đất Giao Châu hắn sợ dân ta nổi lên chống báng nên cấm dân không được tụ họp,không được chứa khí giới trong nhà. Điều đó không cản được Hai Bà Trưng chỉ huy toàn dân Giao Châu quật khởi đánh đuổi hắn về Tàu.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bây giờ đang có thuyết cho rằng Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở bên Tàu, chứ không phải ở bên VN đâu. Đọc bài " Thử tìm biên giới cổ của VN qua hệ thống DNA " do BS Trần Đại Sĩ viết thì biết.
    RE: Kính gữi anh Thoi Di
    Tuesday January 11, 2005 1:05 AM

    ~::Trích Dẫn từ chusalan::~
    Tất cả những nhân vật được nhắc ở trên đều hiện diện trong thời kỳ Bắc thuộc.Người Hán sang cai trị nước ta họ đâu có ngụ dại gì truyền dạy võ thuật cho dân ta để nổi lên chống lại họ.Sở dĩ dân ta biết võ là do ở nền võ thuật đã có từ trước chắc phải vào thời Hùng Vương lưu truyền lại
    --------------------------------------------------------------------------------
    Lý do này đã có nhiều người nói tới rồi, tuy nhiên võ Tàu có thể còn truyền vào VN bằng nhiều đường khác nữa, như: qua Tàu học văn và võ,các người Tàu qua VN làm ăn vì lý do sinh kế, phải dạy võ để sống, điều này ta có thể thấy tới nay vẫn còn, hoặc vì ơn nghĩa nên dạy võ lại để cám ơn. Hoặc vì lấy vợ VN rồi truyền cho con cháu, lâu ngày cũng truyền ra ngoài.v.v.v. Nếu nói võ Tàu không truyền vào VN ít nhiều thời Bắc thuộc là điều hoàn toàn vô lý.
    Người Hán phải gọi là "chính phủ Hán" sang cai trị nước ta họ đâu có ngụ dại gì truyền dạy võ thuật cho dân ta để nổi lên chống lại họ. Điều này rất đúng. Nhưng hãy nhìn lại thời Pháp thuộc, chính phủ Pháp cũng dùng chính sách ngu dân để cai trị VN, để đè đầu dân VN, để dân VN không nổi lên chống lại được, nhưng VN vẫn có những Bác Sĩ, Kỹ Sư, và những người "Tây học" khác v.v. do Pháp đào tạo hoặc do gia đình người Việt hoặc Pháp gởi đi học.
    Chỉ sau 100 năm đô hộ giặc Tây mà VN đã có biết bao nhiêu là "Tây học", ngay như xã hội cũng thay đổi phần nào, còn dưới 1000 năm đô hộ giặc Tàu mà VN không có 1 tí "Tàu học" nào thì là một điều rất vô lý.
    RE: Kính gữi anh Thoi Di
    Wednesday January 12, 2005 11:40 AM
    ~::Trích Dẫn từ thoidi::~

    ~::Trích Dẫn từ chusalan::~
    Khi Tô Định cai trị đất Giao Châu hắn sợ dân ta nổi lên chống báng nên cấm dân không được tụ họp,không được chứa khí giới trong nhà. Điều đó không cản được Hai Bà Trưng chỉ huy toàn dân Giao Châu quật khởi đánh đuổi hắn về Tàu.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bây giờ đang có thuyết cho rằng Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở bên Tàu, chứ không phải ở bên VN đâu. Đọc bài " Thử tìm biên giới cổ của VN qua hệ thống DNA " do BS Trần Đại Sĩ viết thì biết.
    --------------------------------------------------------------------------------
    BS Trần Đại Sỹ là bậc trí giả có kiến thức uyên bác, SLH rất kính phục.
    Trong cuốn sách "History of the World Atlas" (xuất bản ở Mỹ) có một bản đồ cổ cho thấy phía Nam của Trung Quốc là đất của Viêt Nam (Giao Châu), nhưng vào cái thời đó việc xâm chiếm phân tranh, mạnh được yếu thua, giành dân lấn đất xảy ra rất thường xuyên, vì vậy đất đai của Việt Nam về sau bị mất dần và buộc phải dời sâu về phía Nam.... Đó là chưa kể thời gian Việt Nam bị người Tàu đô hộ, rồi họ sửa đổi biên giới của Vietnam, cũng như cố đồng hóa dân Việt để dể bề cai trị...
    RE: Kính gữi anh SLH và LB
    Wednesday January 12, 2005 9:1
    5 PM
    Kính chào anh ChuLansa,
    Đầu năm được dịp đọc những bài biên khảo về võ thuật của anh cùng bài viết về Các Võ Phái Cận Đại của huynh SLH thật lấy làm thú vị. Xula thật rất vô cùng cảm kích cảm kích các công trình biên khảo, lược dịch, về đủ các bộ môn từ võ cổ truyền VN, đến Hồng Gia, Thiếu Lâm, Dịch Cân Kinh (bản dịch của bác sĩ Trần Đại Sỹ), Vịnh Xuân, Aikido, Judo, Teakwondo v.v... mà các huynh đệ bốn phương đóng góp cho quán võ thuật (đặc biệt ngón '' Đả Tự Thần Công'' thì huynh Lục Bình xứng đáng là cao thủ chiếm giải quán quân trong này :) ).
    Rất mong được đọc nhiều loạt bài kế tiếp của anh ChuLansa.
    Kính,
    Xula
  4. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Chusalan
    RE: Kính gữi anh Thoi Di
    Thursday January 13, 2005 12:37 AM​

    ~::Trích Dẫn từ SoLuuHuong::~
    BS Trần Đại Sỹ là bậc trí giả có kiến thức uyên bác, SLH rất kính phục.
    Trong cuốn sách "History of the World Atlas" (xuất bản ở Mỹ) có một bản đồ cổ cho thấy phía Nam của Trung Quốc là đất của Viêt Nam (Giao Châu), nhưng vào cái thời đó việc xâm chiếm phân tranh, mạnh được yếu thua, giành dân lấn đất xảy ra rất thường xuyên, vì vậy đất đai của Việt Nam về sau bị mất dần và buộc phải dời sâu về phía Nam.... Đó là chưa kể thời gian Việt Nam bị người Tàu đô hộ, rồi họ sửa đổi biên giới của Vietnam, cũng như cố đồng hóa dân Việt để dể bề cai trị...
    --------------------------------------------------------------------------------
    Hy vọng rằng sau này con cháu VN sẽ anh dũng vẽ lại bản đồ. Ải Nam Quan của VN sẽ nằm tại 20 dặm về phía Bắc Động Đình Hồ ( để dân VN trọn quyền đánh cá ở Động Đình Hồ, khỏi phải cãi nhau lôi thôi với dân Hán ); còn Mũi Cà Mau sẽ nằm tại Nam Dương ( người ta nói rằng vài ngàn năm nữa đất bồi tại Mũi Cà Mau bây giờ sẽ chạm vào Nam Dương, như thế này là ý trời, còn ý người là VN ta Tây tiến, rồi Nam tiến, rồi Đông tiến thì tới Nam Dương, còn sức nữa thì lại vượt biển Nam tiến nữa đến Úc Đại Lợi???? )

    RE: Kính gữi anh Thoi Di
    Friday January 14, 2005 10:18 AM
    Tôi nghĩ thời xưa người ta không phân biệt võ Tàu, võ Việt, mà chỉ võ nào dùng được thì dùng. Người nào giỏi võ hơn thì thắng. Khi nói tới một sự thật nào, người có học thức ít khi dám khẳng định tuyệt đối, vì chỉ có vài cái tạm gọi là tuyệt đối như vận tốc ánh sáng, v.v., còn hầu hết là tương đối. Lấy thí dụ trong 100 người đàn ông có mười người không có dê còn hầu hết thì dê, như vậy tôi có thể nói hầu hết đàn ông đều dê, được không ạ? Không lẽ chỉ vì vài người không dê mà tôi không thể nói đàn ông thường có máu dê? Nếu người nào nói ngược thì người đó gàn, dỡ hơi.
    Trở lại vấn đề, có thể nào võ Việt bị ảnh hưởng võ Tàu không? Đố ai dám nói rằng tuyệt đối không. Nhưng lai qua lai lại thì nhìn làm sao biết võ nào Việt, võ nào Tàu? Cũng như làm sao biết môn nào aikido, môn nào jujutsu, hay môn nào karate, môn nào aikido đây? Mỗi môn có đường nét đặc biệt giúp người biết nhận được. Nhưng vấn đề ở đây là phải biết. Nhưng thử nghĩ khi đó võ là một cái nghề thì hiếm người chịu truyền cái tinh hoa của họ cho người khác. Ngay cả thầy với trò nhiều khi cũng phải dấu những thế hiểm, không truyền. Có nhiều gia đình người Hoa có bí quyết nấu hủ tíu hay tương họ còn không truyền cho con dâu, chứ đừng nói là người ngoài.

    RE: Kính gữi anh Thoi Di
    Sunday January 16, 2005 1:05 AM​

    ~::Trích Dẫn từ copran69::~
    Nhưng thử nghĩ khi đó võ là một cái nghề thì hiếm người chịu truyền cái tinh hoa của họ cho người khác. Ngay cả thầy với trò nhiều khi cũng phải dấu những thế hiểm, không truyền. Có nhiều gia đình người Hoa có bí quyết nấu hủ tíu hay tương họ còn không truyền cho con dâu, chứ đừng nói là người ngoài.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Điều này cũng đúng, nhưng ngày xưa quyền lực rất mạnh bạo. Nói ví dụ ông quan Huyện, Tổng nói anh người Hoa dậy cách nấu anh hủ tíu cho người nhà của quan, anh người Hoa có dám nói không, không? Nói không thì coi chừng quan "thiến" cái chỗ đội nón của anh Hoa đó.
    Vua phong quan tước cho võ sư Tàu giỏi võ, mời về Kinh để dạy võ cho vua và Hoàng tộc, võ sư Tàu có dám nói không nhận? Dạy rồi có dám giấu nghề không? Nếu vua biết được thì mất đầu như chơi.
    Đời nhà Trần, gia đình Hoàng Bính và thân nhân, sang VN xin ở. Hoàng Bính dâng con gái 16 tuổi cho vua, rồi dâng cả Bộ Tử Vi của nhà Tống (bộ Tử Vi được coi là bí mật quốc phòng, vì chỉ truyền trong hoàng tộc Tống, không truyền cho dân chúng Tàu), thế là Nhà Trần VN ta rất giỏi về tử vi.
    Truyện kể rằng, cụ Tả Ao là vua địa lý của VN, nhờ chữa mắt cho ông thày địa lý người Tàu khỏi bị mù, thày địa lý Tàu trả ơn bằng cách dẫn cụ Tả Ao về Tàu và dạy cho hết tuyệt kỷ về địa lý cho cụ Tả Ao. Sau khi thử tài cụ Tả Ao, thày địa lý Tàu than rằng: tất cả tinh hoa về môn địa của Tàu đã truyền sang phương Nam rồi.

    Sunday January 16, 2005 4:59 PM​

    ~::Trích Dẫn từ chusalan::~
    Thượng hoàng lúc còn hàn vi, có lấy một người con gái ở thôn Bà Liệt, huyện Tây Chân, khi đã có thai thì bỏ, sau sinh con trai, Thượng hoàng không nhìn nhận gì đến. Người con trai ấy lúc lớn lên,mặt mũi khôi ngô, giỏi nghề võ, sung vào đội đánh vật. Một hôm, cùng với người trong đội đánh cầu, rồi lại cùng nhau đánh vật, người kia vật người con trai ấy ngã, chẹn lấy cổ, gần tắt thở. Thượng hoàng tự nhiên quát to lên rằng: "Nó là con ta đấy!". Anh kia sợ, buông ra, nhân thế gọi tên là Bà Liệt. Nay có lệnh phong tước cho.(KDVSTGCM trang 194)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Thời này võ vật thịnh quá thì võ cổ truyền Bình Định chưa thành hình vào thời vua này, chỉ thành hình sau thời vua này và trước thời vua Quang Trung. Vì thời nhà Nguyễn Gia Long đã dùng võ Bình Định vào thi cử và tranh tài, không dùng võ vật. Có thể võ Bình Định thành hình vào thời VN xâm lăng Chân Lạp và Chiêm Thành.
    Tần Thủy Hoàng biết mời Lý Ông Trọng của VN để huấn luyện cho võ sĩ của mình, thì các vua, quan và võ nhân VN thế nào cũng biết tìm tòi, học hỏi võ thuật của Chân Lạp và Chiêm Thành. Do đó võ cổ truyền Bình Định là kết tinh của võ VN , Chân Lạp và Chiêm Thành. Điều này BS Trần Đại Sĩ cũng có nói Võ Bình Định là xuất phát từ võ VN và Chiêm Thành.
  5. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1

    RE: Kính gữi anh Thoi Di
    Wednesday January 19, 2005 4:23 PM
    võ củ mì. Kính (võ sư diêp trương Phát)
    ************************************************************
    kình anh thôi di , trước thơi Tàu Sáu mảnh dất An Thái dã có mạch võ Viêt va dã làm nên dòng lịch sử.
    Tàu sáu về VN năm 28 tuổi mở võ đường và tiệm thuốc bắc thâu nhận rất dông võ sinh da số là người việt gốc hoa. ông dã dược dắc nhâm tâm ơ an thái qua lẻ hội dồ giang (tranh heo). giơi võ thuật thời bây giờ kính nể ông qua cách cư sư và giao lưu không ỷ tài và kiêu căng
    Nêu tàu sáu tuyên bô võ học vn còn phải học võ tàu , ông dã nói lên ông không biết gì về võ việt. và ông sẻ không nổi tiêng như ngày hôm nay
    1: ngươi vướng vào nghiệp ,võ môn phái là tôn giáo thư hai. hơn nưa dã dụng chạm tới tinh thần dân tộc.
    Lúc bây giờ Tàu sáu sẻ bận rộn việc thách dấu của những võ sỉ làng thi làm sao có thời gian dạy võ dể nổi tiếng như ngày nay .
    Câu roi thuận truyền quyền an thái dã dược xửa lại bởi những người không quên cọi nguồn tàu ở năm 1972 trong cuốn võ thuật chân truyền bình dịnh do diệp bảo sanh viết va bị hội võ thuật bình dịnh kiên , buộc phải thu hòi nhưng số sách dã phát hành.
    Sách sử Việt, Tàu đều nói ngày xưa dân Việt có tục xâm mình.
    Ngày xưa, viết vẽ trên cát là xâm cát, khắc trên gỗ là xâm gỗ, khắc viết trên đá là xâm đá, viết vẽ trên người là xâm mình. Bởi vì xâm cát thì mau phai, tàn. Xâm gỗ, đá thì lâu, nên dân Việt phát minh ra xâm mình. Những gì xâm trên mình đều là những bài học về văn chương, thiên văn, địa lý, võ học,v.v., nói nôm na là viết trên mình như ta viết trên sách bây giờ.Như thế, những người xâm mình là những quyển sách sống, biết đi. Tự học thì ngồi nhìn các hình trên đùi, chân, tay, bụng mình rồi học. Học chung thì cứ nhìn các hình xâm trên các người khác rồi học. Đi chỗ nào cũng có sách để học. Do đó, dân Việt xưa rất là thông minh, văn minh, học cao hiểu rộng.
    Thời đó, nước Việt rất là huy hoàng, nhưng than ôi, vì giàu có quá nên sinh ra ăn chơi, hưởng thụ, ỷ y, không lo an toàn cho đất nước. Không lo học hỏi, nên nhiều điều trong các hình xâm bị thất truyền.Thời này, người Hán còn đang săn bắn trong rừng để kiếm ăn, sống đời di động , còn Việt thì đã biết định cư rồi. Thế rồi Hán mạnh, nổi lên lấn chiếm Việt lúc đang yếu, thế là Việt thua, bị tiêu diệt , chỉ còn lại một nhóm ở phía Nam là VN bây giờ. Người Hán học nhiều điều trên các hình xâm của Việt nên mới thông hiểu như bây giờ.
    VN có sự tích bánh dầy (tròn), bánh chưng (vuông) đã có từ xưa, và hay nói "mẹ tròn con vuông". Hình tròn sinh thái cực, bát quái v.v. Vuông là tứ trụ, 4 phương, 2 hình vuông chồng xéo lên nhau là 4 phương 8 hướng, nhiều hình vuông chồng lên nhau thành ra la bàn đi biển 360 độ bây giờ.
    VN đã biết trái đất tròn từ lâu rồi, không phải đợi đến thời Kha Luân Bố (Columbus) mới biết, qua câu : trời đất quỷ thần ơi. Ngày xưa gọi mặt trời là mặt tròn, lâu ngày nói trại đi tròn thành trời, trời đất là tròn, đối với quỷ thần là vuông, quỷ thần không ai thấy, nhưng các bài vi, thờ cúng trên bàn thờ là vuông hay chữ nhật.
    Con nít VN hay vẽ sao 5 cánh; 3,4,6,7, sao không vẽ, lại vẽ 5? Vì sao 5 cánh là Ngũ hành trong tiềm thức.
    Người Tàu nhờ nhìn những hình xâm mình của Việt nên học được văn minh Việt.
    RE: Kính gữi anh Thoi Di
    Thursday January 20, 2005 12:24 AM
    ~::Trích Dẫn từ vocumi::~
    trước thơi tàu sáu mảnh dất an thái dã có mạch võ viêt va dã làm nên dòng lịch sử
    --------------------------------------------------------------------------------
    Đương nhiên rồi, thời này được gọi là "quyền gì gì đó", chứ không phải quyền An Thái. Chỉ sau khi cụ Tàu Sáu tỉ thí võ với dân Bình Định thì không biết vì nể, hay vì sợ (ngày xưa giao đấu có đánh cho bể mặt, học máu, uống thuốc hậu) thì cũng không thưa kiện ai được. Cho nên thời bấy giờ tặng cụ danh quyền An Thái (chỗ cụ ở).
    Nên nhớ quyền An Thái đây chỉ là danh dự cho cụ thôi, danh này không đời đời kiếp kiếp là của cụ. Giống như Lê Cung là vô địch môn gì đó, nhưng nếu ai đánh bại Lê Cung thì chức vô địch sẽ về người khác, không còn là của Lê Cung nữa. Không giống như danh tiếng Lý Thường Kiệt là muôn đời của Lý Thường Kiệt.
    Ông cha ta xưa ở tỉnh Bình Định tặng danh quyền An Thái cho cụ, (không có lửa làm sao có khói?). Con cháu bây giờ bai bải chối là không có, chỉ làm ông cha ta mang tiếng lật lọng, xảo trá thôi.
    Muốn đổi lại danh quyền An Thái dễ lắm. Chỉ cần đến Bình Định, thách đấu với con cháu, đệ tử cụ Tàu Sáu nói riêng và cả tỉnh Bình Định nói chung, thắng được là danh "quyền vô địch Bình Định" về mình. Ai không phục cứ việc lên võ đài thách đấu, ăn một trận nhừ tử là phục ngay. Còn không phục nữa thì cho nó ra nghĩa trang nằm chờ ngày tái đấu. Cần gì chối bai bải làm mang tiếng ông cha và người VN là " thua rồi chối "
    Nói ví dụ, võ củ mì thách đấu và thắng thì có thể gọi là "quyền củ mì", nếu củ mì ở Mỹ thì có thể gọi là quyền USA (chổ ở), hay quyền Úc Đại Lợi.
    ~::Trích Dẫn từ vocumi::~
    Lúc bây giờ Tàu sáu sẻ bận rộn việc thách dấu của những võ sỉ làng thi làm sao có thời gian dạy võ dể nổi tiếng như ngày nay .--------------------------------------------------------------------
    Cần gì phải dạy võ để nổi tiếng, chỉ cần ngồi 1 chỗ nói : "tôi mới du học võ bên Tàu về" và đánh bại vài người thì cả tỉnh Bình Định sẽ ào ào kéo đến để thử đấu võ, đuổi đi không hết, mà có đuổi cũng không đi. Chỉ đến khi nào vỡ mặt, bò lê bò lết dưới đất thì chắc lúc đó mới chịu....bò đi.
    Một điều nữa, cụ Tàu Sáu 75% là Việt, 25% là Tàu đó.
  6. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1

    RE: Kính gữi anh Thoi Di
    Thursday January 20, 2005 10:47 AM
    Tôi thấy ông anh nói có điều không ổn. Không lẽ cái nguyên cái miệt An Thái trước khi cụ Tàu Sáu đến không có ai giỏi võ ư? Đành rằng môn phái của cụ có cái hay riêng chớ không phải không có, nhưng mà theo tôi nghĩ cái tên quyền An Thái nổi tiếng vì nhiều yếu tố mà mình chỉ suy đoán chứ biết đâu là chắc? Có thể vì lò võ cụ Tàu Sáu vượt trội hơn các võ khác ở trong vùng. Có thể họ giỏi quảng cáo, tuyên truyền. Có thể họ có tiền. Có thể vì họ được chính quyền bảo kê vì chính quyền bấy giờ không khuyến khích dạy võ VN. Cũng có thể cụ Tàu Sáu cũng làm thuốc giúp người nên người ta quí cái đức mà nể lây. Cũng có thể con cháu hoặc người ngoài vì muốn hưởng chút hương lây mà đặt ra điều này nọ. Ai biết? Chỉ có ông anh là biết chắc thôi.
    Văn hoá Việt mình có hay có dỡ, không phải cái gì cũng hay. Người tập võ, phần nhiều tôi nghiệm, không có mồm năm miệng mười. Có lẽ vì vậy mà nhiều người giỏi nhưng không ai biết đến.
  7. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    phai cong nhan rat thuc rang tinh hoa cua vo THIEU LAM noi rieng va vo TAU noi chung tu xua cho den nay va mai mai ve sau se khong bao gio nhung mon vo khac co the sanh duoc.
  8. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Không biết mấy cái bài này lấy ở Website nào ra mà toàn là cao thủ không à ??? Cần phải dịch ra tiếng Tàu cho báo HongKong đăng lai. Coi như tất cả tuyệt kỹ của Kim Dung đã bị truyền về phương Nam rồi .
    Quả thật có 1 dòng sông đã bị ô nhiễm nặng nề !.
  9. unrepeat

    unrepeat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    !?1?1?!?!?1?1?!?!?1?1?!?!?1?1?!?!?1?1?!?!?1?1?!?
  10. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    LỊCH SỬ VÕ HỌC VIỆT NAM
    Bài viết của Giáo sư Vũ Đức:
    Phần 1:
    Kể từ ngày Hồng Bàng lập quốc cho đến nay, nước Việt Nam đã có gần năm ngàn năm lịch sử (kể từ năm Nhâm Tuất) 2879 trước Thiên Chúa), trải qua mười tám đời vua Hùng Vương cho đến các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý Trần, Nguyễn,... nước Việt Nam đã chịu biết bao nỗi thăng trầm lịch sử của các thời thịnh trị và loạn lac. Để giữ vững đất nước, tự vệ chống ngoại xâm từ phương bắc và mở mang bờ cõi lấn chiếm về phương nam, tổ tiên Việt Nam cũng đã khéo léo phối hợp trong việc xử "VĂN" dùng "VÕ", để tạo nên được một dãy giang san cẩm tú như ngày hôm nay. Do đó, người xưa đã có câu:
    Văn quan cầm bút an thiên hạ,
    Võ tướng đề đao định thái bình.
    Qua hai câu trên, chứng tỏ rằng người xưa chẳng những học văn mà còn chú trọng đến việc rèn luyện võ thuật để chống giặc, dẹp loạn, ngõ hầu mang lại thanh bình cho xứ sở. Nhìn chung vào toàn bộ lịch sư tranh đấu của dân tộc Việt Nam, nền võ học Việt Nam đã đóng một vai trò rất quan trọng, trong vận mạng thịnh suy của đất nước. Bởi vì, những vị anh hùng dân tộc, phần lớn đều xuất thân từ giới võ học, đã tiên phong mang tài thao lược võ dũng và võ trí để góp công vào cuộc lập quốc và kiến quốc. Do đó, để tìm hiểu lịch sử võ học Việt Nam, chúng tôi xin được căn cứ trên bối cảnh lịch sử và thứ tự thời gian, trong bộ "Việt Nam sử lược", của học giả Trần Trọng Kim làm căn bản, để phân chia lịch sử võ học Việt Nam ra làm bốn thời kỳ chính yếu như sau: Thượng cổ thời đại, Bắc thuộc thời đại, Tự chủ thời đại, và Cận kim thời đại.
    Thượng cổ thời đại (2879 ?" 110 trước Thiên Chúa)
    Căn cứ vào lịch sử tiến hóa của nhân loại, võ học đã có một nguồn gốc sâu xa trong quá khứ, từ khi con người còn sống trong các hang động, chỉ biết ăn sống thịt thú rừng, cây cỏ, và sự sinh hoạt còn quá phôi thai, rời rạc. Đó là thời tiền sử, theo các nhà khảo cổ học, thời tiền sử được chia ra làm bốn thời kỳ chính: Thời cựu thạch (thời đá đẽo), thời trung thạch (thời đá mài), và thời kim khí.
    Trong thời cựu thạch (đá đẽo), khởi đầu vì bản năng sinh tồn, trong cảnh sống chống chọi với thiên nhiên, mà con người đã biết vận dụng sức mạnh lao động của thể xác để tự vệ và tranh đấu với các loại vật sống chung quanh mình. Từ đó, các động tác và các dụng cụ thô sơ dùng làm khí giới, để chiến đấu của thời khai nguyên đã được chớm nở. Mặc dù, trong thời tiền sử con người chưa biết dùng chữ viết để ghi chép lại những biến cố xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, nhưng các nhà khảo cổ cũng đã tìm hiểu được sự sinh hoạt của nhân loại vào thời xa xưa qua những di tích còn để lại.
    Riêng tại Việt Nam, những di tích thuộc vào thời cựu thạch (đá đẽo) như các món binh khí: búa, rìu, dao, nạo, dùi, cào, ... làm bằng loại đá đẽo đã được các nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy tại các vùng đất Thanh hóa, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, thuộc miền Bắc Việt Nam. Ở hang Thượng Phú thuộc miền Trung Việt Nam, nhà khảo cổ M. Colani đã tìm thấy được những hình ảnh khắc vẽ trên vách đá, giống như một người thợ săn tay đang cầm cây lao để nhắm hướng lên một con chim đang bay lượn trên không trung, trong khi ở bên dưới là hình ảnh của những chiếc đầu thú vật có sừng. Ngoài ra, xuyên qua những bức tranh họa trên da thú rừng hoặc được khắc trên những phiến đá được lưu trữ tại các viện bảo tàng Việt Nam, chúng ta còn nhận thấy được hình ảnh của những chiếc thạch côn trong thời đại đá đẽo. Với những di tích vừa kể trên cũng đã nói lên được một phần nào sự liên quan đến khoa chiến đấu của tổ tiên Việt Nam trong thời đó.
    Đến thời đại trung thạch (đá mài) con người vẫn nhờ vào võ công của mình để làm phương tiện mưu sinh căn bản cho cá nhân và gia đình, rồi dần dần với đà tiến bộ biết cách trồng trọt, nuôi thú vật, con người đã tạo được sự bảo đảm về mặt thực phẩm, rồi sự sinh sản gia tăng, con người mới bắt đầu sống định cư, thành tập đoàn dưới hình thức bộ lạc. Theo quan điểm của các nhà khảo cổ học đã ghi nhận, đây là thời kỳ tân thạch, con người bắt đầu biết sống tập đoàn và có chút ít sống văn minh, tiến bộ lần tới thời đại kim khí.
    Theo các sử gia và các nhà khảo cổ học Việt Nam, vào đời vua Hùng Vương chính là thời đại kim khí cực thịnh, tổ tiên người Lạc Việt đạt được một sự tiến bộ lớn lao về phương diện kỹ thuật và mỹ thuật. Tổ tiên Việt Nam đã tìm được các quặng mỏ đồng, sắt, ... và biết cách áp dụng phương pháp luyện kim (những kỹ thuật pha chế thành hợp kim) để sản xuất ra các dụng cụ và binh khí sắt bén như: rìu đồng, trống đồng, đồng côn, thiết côn, dao, búa, cào bằng sắt cho các vị Lạc tướng và binh sĩ dùng để đánh giặc.
    Trong những di tích đào được ở các vùng đất núi Việt Nam, người ta nhận thấy có những món binh khí bằng kim loại rất là mỹ thuật như rìu đồng và trống đồng.
    Rìu đồng là một dụng cụ để chặt chém, và cũng là một loại binhkhí dùng để đánh giặc. Trên những rìu đồng này, phần lớn đều được trạm trổ hình kỷ hà, hoặc là những hình ảnh sinh hoạt của con người thời đó. Những hình vẽ thường là hình ảnh bơi thuyền, nhảy múa, săn bắn thú vật, và những động tác đấu võ.
    Trống đồng là một loại nhạc cụ dùng để tạo ra những âm thanh hòa tấu trong những buổi lễ, đặc biệt trong thời vua Hùng Vương đã biết dùng trống đồng làm một loại binh khí bằng âm thanh, để khích động tinh thần tướng sĩ, cũng như ra hiệu lệnh cho binh sĩ trong lúc đánh nhau. Loại trống đồng này đã được tìm thấy rất nhiều tại các vùng đất thuộc các tỉnh miền Bắc Việt Nam như Thanh Hóa, Hà Đông, Bắc Ninh, Cao bằng, Hà Nam, Hà Nội, Hòa Bình, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, ... Trên mặt trống đồng có trạm vẽ hình ảnh và sự sinh hoạt của thời đó rất là đẹp đẽ. Điều này đã chứng tỏ được tinh thần mỹ thuật của tổ tiên Việt Nam đã bước tiến rất cao xa.
    Một di tích khác mà hiện nay còn lưu lại tại tỉnh Phúc Yên (Bắc Việt) đó là thành Cổ Loa, với kiến trúc cổ kính đầy tính cách quân sự, vòng thành xoắn theo hình trôn ốc, với sự bố trí rất thuận lợi cho việc phòng thủ, chống giặc từ bên ngoài. Đây cũng là một di tích đã nói lên được một khoa võ học quân sự có tổ chức trong triều đại An Dương Vương (257 ?" 207 trước Thiên Chúa), với năm mươi năm làm vua, sau khi Thục Phán đã đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 để đổi tiên nước từ Văn Lang thành nước Âu Lạc.
    Bắc thuộc thời đại (207 trước Thiên Chúa đến 939 sau Thiên Chúa)
    Sau khi đánh bại được vua An Dương Vương, Triệu Đà là một vị quan úy ở quận Nam Hải liền sát nhập Nam Hải vào nước Âu Lạc lập thành một nước tự chủ, đặt tên là Nam Việt, làm vua được năm đời. Đến năm 111 trước Thiên Chúa, nhà Hán bên Tàu đánh chiếm nước Nam Việt rồi đổi thành Giao Chỉ Bộ (Giao Châu) đặt quan cai trị như các châu quận của nước Trung Hoa.
    Vào năm 40 sau Thiên Chúa, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị người huyện Yên lăng, tỉnh Phúc Yên, đầu tiên cầm gươm cỡi bạch tượng, điều khiển nghĩa quân đánh đuổi quan quân Thái Thú Tô Định, và chiếm được sáu mươi lăm thành trì, rồi hai bà lên làm vua dành quyền độc lập, giải phóng nước nhà ra khỏi ách đô hộ của người Tàu được ba năm. Sự kiện này đã viết lên được một trang võ sử oai hùng cho dân tộc Việt Nam nói chung, và cho nữ giới Việt Nam nói riêng.
    Mãi đến năm 248 sau Thiên Chúa, noi gương hai bà Trưng, bà Triệu Ẩu, người huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa cỡi bạch tương mặc áo giáp vàng, cùng với một ngàn nghĩa quân đứng lên chống với quân Thái Thú Lục Dận, cầm cự một thời gian ngắn, quân của bà chống cự không lại, bà đành tự tử. Đây là một điểm son thứ hai cho nữ giới trong lịch sử Việt Nam.
    Năm 542, Lý Bôn, một vị anh hùng dân tộc đã đứng lên đánh đuổi quân Tàu để làm vua, dựng nên nghiệp nhà Tiền Lý. Đến năm 602, Lý Phật Tử thuộc hậu Lý Nam Đế vì thế yếu nên xin hàng phục vua nhà Tùy. Kể từ đó, Giao Châu lại lệ thuộc nước Tàu lần thứ ba. Mãi cho đến năm 939 sau Thiên Chúa, người Việt mới dành lại được quyền tự chủ.
    Vào thế kỷ thứ hai, song song với việc du nhập các tôn giáo Phật, Khổng, Lão và Việt Nam, ngành võ học từ Ấn Độ và Trung Hoa cũng được các vị thiền sư, đạo sĩ mang đến qua hai con đường thủy và đường bộ do hai cách được ghi nhận như sau:
    _ Do các đạo sĩ Trung Hoa sang đất Giao Châu (Bắc Việt Nam) để lánh nạn vì năm 189 sau Thiên Chúa, sau khi vua Hán Linh Đế mất, nước Trung Hoa có nhiều loạn lạc. Nhân cơ hội này các vị đạo sĩ đã giới thiệu đạo Khổng và Lão cũng như các phương pháp thể dục dưỡng sinh, thổ nạp chân khí (tức là cách luyện khí). Trong số đó có ngài Mâu Bác (Meou-Po) rất tinh thông tam giáo, về sau ngài phát tâm theo Phật giáo.
    _ Do các vị thiền sư Ấn Độ sang đất Giao Châu (Bắc Việt Nam) để truyền báo đạo Phật, hoặc có một số ghé ngang qua Giao Châu, trước khi sang Tàu vào thế kỷ thứ ba. Trong số các vị thiền sư Ấn Độ được ghi nhận như Chí Cương Lương (Tche-Kiang Leang), Khương Tăng Hội (K''ang Seng Houei), Ma Ha kỳ Vực (Marjivaka ha La Jivaka)... Vào năm 247, vua Ngô Tôn Quyền thấy ngài Khương Tăng Hội thi triển nhiều phép lạ đem lòng tín phục và xây chùa ở thành Kiến Nghiệp (Nam Kinh bây giờ) để ngài tu trì và giảng dạy Phật học. Trong sách "Cao Tăng Truyện" có ghi: "Ông Ma Ha Kỳ Vực gốc ở Ấn Độ, đi du lịch các nước, đến Founan theo đường Giao Châu và Quảng Châu (bắc Việt và Quảng Đông bây giờ), đến nơi nào ngài cũng làm phép lạ. Khi đến Tương Dương, ngài muốn qua đò nhưng người lái đò thấy ngài quần áo rách rưới không cho xuống. Nhưng đến khi đò ngang cập bến, mọi người đều lấy làm lạ vì thấy ngài đã ở bên này sông rồi."
    Vào thời kỳ này, mặc dù võ học đã được mang đến do các vị thiền sư, đạo sĩ nhưng vẫn chưa được phổ biến sâu rộng trong dân gian.
    Mãi đến năm 580, vị thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) từ Tây Trúc đã chánh thức mang đến Việt Nam ngành đạo thiền tông đầu tiên ở nước Việt Nam, tại chùa Pháp Vân (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), truyền được 19 đời (580 ?" 1216). Năm 820, vị sư Trung Hoa là ngài Vô Ngôn Thông đến chùa Kiến Sơ (Bắc Ninh) lập nên thiền phái thứ hai, truyền được 14 đời (820 ?" 1221).
    Kể từ đó, các môn võ lâm cổ truyền từ Ấn Độ cũng như các môn Thiếu Lâm nam và Bắc phái của ngài Bồ Đề Đạt Ma từ Trung Hoa bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam.
    III. TỰ CHỦ THỜI ĐẠI (939-1802 SAU THIÊN CHÚA)
    Năm 939, sau khi Ngô Quyền thắng trận Bạch Đằng Giang, đánh đuổi được quân Nam Hán và giết được Thái Tử Hoằng Thao, Ngô Quyền đã thật sự giải phóng cho dân Việt khỏi ách ngàn năm đô hộ của người Tàu, và cũng mở đường cho các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn về sau được tự chủ ở phương Nam.
    Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp xong lạon thập nhị sứ quân, lên ngôi vua đạt lại quốc hiệu là Đại Cồ Việt, ngài lo việc tổ chức binh bị và chỉ thị cho binh sĩ tập trận đánh Trường Tiên, mà sau này dân Việt gọi là Trung Bình Tiên hay roi Quang Trường, để áp dụng vào việc chống giặc, giữ gìn bờ cõi. Về binh đội, ngài phân chia ra làm Đạo, Quân, Lữ, Tốt, Ngũ. Mỗi Đạo quân có 10 Quân, mỗi Quân có 10 Lữ, mỗi Lữ có 10 Tốt, mỗi Tốt có 10 Ngũ, mỗi Ngũ có 10 người.
    Năm 980, vua Lê Đại Hành nhờ vào việc tổ chức binh bị hùng mạnh của nhà Đinh để lại mà đã tạo được nhiều chiến công hiển hách trong việc dẹp nội loạn, cũng như phá được dại quân Tống ở phương Bắc, bình được Chiêm Thành ở phương Nam. Do đó vua Lê đã tạo được thanh thế rất lừng lẫy.
    Năm 1010, Lý Công uẩn tiếp nối nghiệp đế của nhà Lê để sáng lập ra nhà Tiền Lý, truyền ngôi được chín đời. Lý Công Uẩn là vị vua rất giỏi võ lâm, xuất thân từ cửa thiền ngay từ nhỏ đã theo nhà sư Lý Khánh Vân làm con nuôi, được học võ lâm và đạo thiền tại chùa Cổ Pháp. Khi lớn lên nờ tài văn võ mà được nhà tiền Lê bổ nhiệm chức Quân Tả Thần Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ. Khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ rất trọng đãi giới tu hành, Phật giáo cũng được chọn làm quốc giáo, song song với thiền tông, nhà vua cũng phát động việc huấn luyện môn võ lâm cổ truyền cho các quan viên, quân sĩ, cũng như các hoàng tử đều phải luyện tập võ lâm ngay từ thuở nhỏ. Khi lớn lên, các hoàng tử đều giỏi võ lâm và cách dùng binh. Muốn được phong vương các hoàng tử đều phải đích thân cầm binh đánh giặc để lập chiến công.
    Năm 1054 ?" 1072, để gia tăng hiệu quả về binh bị, vua Lý Thánh Tông lo việc định quân hiệu, chia phân quân đội ra làm Tả, Hữu, Tiền, Hậu. Tất cả là bốn bộ, hợp lại là một trăm đội, mỗi đội đều có lính kỵ và lính bắn đá còn những phiên binh thì lập ra thành đội riêng biệt, không cho lẫn lộn với nhau. Binh pháp nhà Lý vào lúc bấy giờ có tiếng là giỏi, nhà Tống bên Tàu đã phải bắt chước. Điều này cũng làm vẻ vang cho con dân đất Việt.
    Năm 1072 ?" 1127, vua Lý Nhân Tông còn chia võ ban ra làm chín phẩm. Quan đại thần có Thái Sư, Thái Phó, Thái úy, Thiều Sư, Thiếu Phó, Thiếu Úy. Còn phái dưới có Đô Thống, Nguyên Súy, Tổng Quản Khu mật Sứ, Khu Mật Tả Hữu Sứ, Kim Ngô Thượng Tướng, Đại Tướng, Đô Tướng, Chu vệ Tướng Quân, ... Vào thời này, cũng nên kể đến danh tướng Lý Thường Kiệt, một võ tướng tài ba thao lược cũng đã lập được nhiều chiến công rực rỡ trong cuộc dẹp nội loạn, bên ngoài phá Tống bình Chiêm Thành.
    Năm 1125 ?" 1400, tiếp nối nhà Lý các vua nhà Trần chú trọng đến việc chỉnh đốn binh bị. Vua Trần Thái Tông ra luật tổng động viên, tất cả những dân trai tráng đều phải đi lính. Ngài cho mở nhiều "Giảng Võ Đường" để huấn luyện võ lâm cho dân chúng. Để trông nom binh bị tại triều đình, vua đặt ra các chức: Phiêu Kỵ Thượng Tướng Quân, Cẩm Vệ Thượng Tướng Quân, Kim Ngô Đại Tướng Quân, Võ vệ Đại Tướng Quân, Phó Đô Tướng Quân, ... và ở ngoài, có các chức Kinh Lược Sứ, Phòng Ngự Sử, Thứ Ngự Sử, Quan Sát Sử, Đô Hộ, Đô Thống, Tổng Quản, ... Binh lính được chia thành Quân và Đô, mỗi Quân có ba chục Đô, mỗi Đô có tám chục người được xếp vào Quân và Đô. Binh lính phải luôn luôn luyện tập võ lâm, sẵn sàng trong tình trạng chiến đầu. Binh lực của nhà Trần lúc này rất hùng mạnh, ba quân tướng sũ rất là thương yêu lẫn nhau. Vì vậy, đã hơn ba lần thắng được giặc nhà Nguyên, đánh đuổi hơn năm chục vạn quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi vào năm 1284 ?" 1288, dưới sự lãnh đạo của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, cùng với sự hợp lực của các võ tướng như Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão đã chiến thắng trận Chương Dương Đô.
    Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão, Hưng Võ Vương Nguyên, Hưng Hiếu Vương Úy cùng với Hưng Đạo Vương đã đánh thắng quân Nguyên tại trận Vạn Kiếp, đến nổi tướng Mông Cổ là Thoát Hoan thua phải bỏ chạy về nước. Trần Khánh Dư cướp lương thực của quân Nguyên tại trận Vân Đồn. Tại trận Bạch Đằng Giang, Hưng Đạo Vương đại thắng bắt được Ô Mã Nhi và Trần Nhật Duật đã phá quân của Toa Đô ở trận Hàm Tử Quan.
    Đây là những chiến công rất hiển hách, vẻ vang nhất trong lịch sử vì với một đế quốc Mông Cổ lớn mạnh nhất vào thời bấy giờ, có một binh lực viễn chinh hùng mạnh, đã từng làm mưa làm gió tại các chiến trường lớn trên thế giới, đã chiến thắng thôn tính được nhiều dân tộc lớn trên thế giới như đã thôn tính được nước Trung Hoa, chiếm được Tây Bá Lợi Á, xâm lăng Trung Âu, uy hiếp được Áo và Đức... Thế mà khi đến bờ cõi Việt Nam, họ phải nếm mùi thật trận hơn ba lần. Hơn ba lần chiến thắng vinh quang của dân tộc Việt đối với kẻ thù số 1 của loài người trong thời đó, đã chứng tỏ được dân tộc Việt là một dân tộc oanh liệt đứng hàng đầu trên thế giới.

Chia sẻ trang này