1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết về tác giả, tác phẩm...(mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 12/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    ÂM NHẠC VỚI CHỦ ĐỀ ĐẤU TRANH, ANH HÙNG.
    (em rất khoái đề tài này, bác nào có cùng quan tâm thì cho biết với,nhạc cổ điển đâu chỉ có nhẹ nhàng sâu lắng chứ)
    Trong lịch sử âm nhạc, nhạc cổ điển là thứ âm nhạc có truyền thống lâu đời . đã được xây dựng vun đắp và phát triển bởi rất nhiều thế hệ nhạc sỹ qua nhiều thế kỷ,cho đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị và luôn được ưa chuộng, làm thoả mãn bất kỳ ai với tính cách như thế nào hay trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời. Rõ ràng chúng ta nghe nó trong mọi tâm trạng, khi vui lẫn khi buồn, sung sướng hạnh phúc hay chán nản tuyệt vọng... Một trong những lý do làm nên điều đó là vì nhạc cổ điển là một thế giới rộng lớn và sâu sắc có thể bao trùm lên (hầu như) tất cả các khía cạnh của đời sống con người, không chỉ là thứ âm nhạc làm thư giãn giải chí mà quan trọng hơn giúp con người vươn tới cái "đẹp", làm cho tâm hồn thêm phong phú tinh tế và có chiều sâu hơn. Nhưng thực tế trong cuộc sống của mổi người và cả trên toàn xã hội luôn luôn tồn tại những khó khăn gây ra bởi những nguyên nhân khách quan, chủ quan hay do những thế lực xấu làm cản trở ngăn bước. Chính vì thế các nhạc sỹ không chỉ làm nên cái tốt cái đẹp cho con người hướng đến mà (đồng thời) còn sáng tạo nên những tác phẩm thúc giục đấu tranh,chiến đấu chống lại cái ác cái xấu để vươn lên giành lấy hạnh phúc.
    Nếu xét cho cùng thì hầu hết các tác phẩm nhạc cổ điển chân chính bằng cách này hay cách khác, gián tiếp hay trực tiếp (quy mô lớn hay nhỏ...) đều kêu gọi đấu tranh, như CHOPIN từng nói "...cái đẹp bao giờ cũng gây xúc động, tự nó sẽ đào tạo các chiến sỹ, tôi luyện tâm hồn họ..." tuy nhiên trong phạm vi bài này tôi chỉ muốn nói đến những tác phẩm với chủ đề anh hùng, cổ vũ tranh đấu được làm ra với một sự chủ đích của nhạc sỹ.
    Rất nhiều người thường chỉ nghĩ đến nhạc cổ điển với những bản nhạc có giai điệu du dương sâu lắng và chủ đề lãng mạng, nhưng nếu nhớ tới các nhạc sỹ và những sáng tác của họ theo thời gian thì chủ đề đấu tranh anh hùng chiếm vị trí cũng rất lớn:
    HENDEL (1685-1759): Cũng giống như hầu hết các nhạc sỹ cùng thời ông rất ưa thích các đề tài trong kinh thánh, nó dược xem như một quyển sách lớn dạy đạo làm người, mà trong đó đức Jesu và mẹ Maria tượng trưng cho tất cả những gì cao quý và tốt đẹp nhất. Ông đã viết nhiều bản Ôratô lấy đề tài trong kinh thánh tiêu biểu là "Chúa cứu thế", "Judas Maccabcus", "người Ixraen ở Ai cập" và "Xamxon" nhằm ca ngợi chủ nghĩa anh hùng yêu nước,"thời cơ" kêu gọi nhân dân đứng dậy bảo vệ đất nước. Trong đó bản Ôratô "Xamxon" là nổi tiếng nhất, qua tác phẩm viết cho dàn hợp xướng với qui mô đồ sộ này tác giả đã ca ngợi lòng dũng cảm và sự hy sinh cao cả của vị anh hùng đã mang lại tự do cho nhân dân, độc lập cho xứ xở.
    MOZART: Nhìn chung nhạc của ông thật vui, trong sáng và tinh tế đồng thời cũng mang nhiều tư tưởng tiến bộ với lối châm biếm nhẹ nhàng, tuy nhiên cũng có những giao hưởng số 40, 41 duợc sáng tác vào lúc cuối đời lại mang tính kịch sâu sắc với những tương phản mạnh mẽ, những bản nhạc này được coi là dự báo cho những giao hưởng sau này của BEETHOVEN
    BEETHOVỂN (1770-1827): Là một người có tưởng rất tiến bộ, luôn coi thường tầng lớp quý tộc và vua chúa, nên khi cách mạng tư sản Pháp bùng nổ năm 1789, BEETHOVEN đã đón nhận nó với tất cả nhiệt tình háo hức. Hình ảnh quần chúng nhân dân phá ngục Batxti với tiếng thét lật đổ nền quân chủ cùng khẩu hiệu "Tự do-bình đẳng-bác ái" đã thôi thúc khơi dậy tiềm năng sáng tác của ông trong suốt cả cuộc đời. Ông đã viết nên những tác phẩm hiện thực lớn với mục tiêu đấu tranh cho tư tưởng nhân đạo, cho lý trí và sự giải phóng con người. Tiêu biểu nhất là các giao hưởng số 3 "Anh hùng" số 5 "Định mệnh" số 9 với chương cuối phổ thơ Sile, các khúc mở màn "Ecmông", "Êlêôno", côngxéctô số 5, xônát số 23 "Appasionata" tất cả như một lời kêu gọi hãy đi lên với chí khí "anh hùng" vượt qua "định mệnh" "hướng tới niềm vui"
    ROSSINI (1792-1868): Ông cũng có một vở nhạc kịch mang tính chất anh hùng đề cao tinh thần yêu nước là "William Tell" bên cạnh những tác phẩm opera đậm chất hài hước. Khúc mở màn "William Tell" cho đến ngày nay vẫn rất được ưa chuộng vì những âm thanh sôi nổi đầy thúc dục của nó.
    CHOPIN (1810-1849): Là một nhạc sỹ lãng mạng đồng thời cũng là một người yêu nước, luôn xúc động trước các cuộc cánh mạng nên bên cạnh những tác phẩm với đề tài quen thuộc (với các nhạc sỹ lãn mạng) đề cao thế giới nội tâm, thế giới tình cảm trữ tình CHOPIN còn có nhiều sáng tác thể hiện hình ảnh bất tử của tổ quốc với tính chất hào hùng. Các sáng tác này có quy mô nhỏ nhưng lại thể hiện vô cùng thành công (một cách tự nhiên và xúc động) không hề thua kém các nhạc sỹ tiền bối, đó là các bản Polonaise no.3 A flat major, no.5 F sharp minor, Mazurka no.4 op.17, no.1 op.33, Sonata B flat minor op.35...
    WAGNER](1813-1883): Nhắc đến ông người ta nghĩ ngay đến một con người cánh mạng thiên tài nhưng cũng rất kiêu ngạo với nhiều vở nhạc kịch đồ sộ về những câu truyện truyền thuyết anh hùng lấy từ trong dân gian, mà nổi bật nhất là "Chiếc nhẫn của Nibelung" (Der ring des Nibehgen) và câu truyên về hiệp sỹ nhà trời "Lôengrin". "Chiếc nhẫn của Nibelung" là tổ hợp 4 vở opera: "Vàng ở sông Ranh" (Das Rheingold), "Vankiari" (Die Walkure), "Dinfrit" (Siegfried) và "Sự diệt vong của các thần" (Gotterdammerung) nội dung kể về người anh hùng nhân dân Dinfrit dũng cảm và trung thực đã chiến đấu tiêu diệt các thế lực đen tối mở ra kỷ nguyên mới do con người ngự trị. Ngoài ra có thể kể đến "Tannhauser" vở nhạc kịch với khúc mở màn nổi tiếng hoàn chỉnh như một giao hưởng thơ lớn.
    VERDI (1813-1901): Vào thời kỳ đầu, ông là một người tham gia rất tích cực vào những hoạt động chính trị xã hội, xúc động trước những cuộc đấu tranh của nhân dân Italia chống lại ách thống trị của đế quốc Áo ông đã sáng tác những tác phẩm như opera "Nabucco", "Những người Lômbácđi" thể hiện tư tưởng dân tộc, "Tiếng kèn Trombét" là 1 bài ca cách mạng và vở nhạc kịch anh hùng "Trận đánh ở Lênianô".Các sáng tác này tuy rất giàu nhiệt huyết và tình cảm nhưng còn có nhiều hạn chế, chưa đạt đến tầm cao nghệ thuật như những tác phẩm thời kỳ sau .
    SMETANA (1824-1884): Là nhạc sỹ Séc được biết đến nhiều nhất trên thế giới, người đã mở ra con đường hiện thực trong nghệ thuật của đất nước này, suốt cuộc đời ông đã viết rất nhiều về đề tài yêu nước, khi còn trẻ là các tác phẩm "hành khúc cách mạng" cho piano, "hành khúc cận vệ", hợp xướng "khúc hát tự do", giao hưởng "huy hoàng" và sau này là giao hưởng thơ "Mặt trận Valentina","Tổ quốc tôi"..Trong đó liên khúc giao hưởng thơ "Tổ quốc tôi" chiếm vị trí trung tâm trong di sản nghệ thuật của ông.Tác phẩm gồm 6 chương lớn độc lập về nội dung nhưng thống nhất bởi tất cả đều có chung một mục đích ca ngợi tổ quốc anh hùng. Số 1:"Thượng thành" Số 2 "Vltava" Số 3 "Sarka" Số 4 "Từ những dải đất và rừng xanh " Số 5 "Thành Tabo" và Số 6 "Blaních". (Phổ biến nhất cho đến ngày nay là chương 2 "Vltava"-thường được biểu diễn trong những buổi hoà nhạc lớn bởi nhiều nhạc trưởng tên tuổi)
  2. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    BORODIN (1833-1887): Số lượng tác phẩm của ông không nhiều nhưng đều được đánh giá cao, có 1 sáng tác có thể xếp trong chủ đề này là giao hưởng số 2 "Dũng sĩ" gợi nên những hình tượng của các chiến binh Nga thời cổ trong các sử thi anh hùng .
    HONEGGER (1892-1955): Ông được biết đến như là một trong những nhà soan nhạc xuất sắc của âm nhạc hiện đại Pháp bên cạnh DEBUSSY và RAVEL, có thể kể đến các tác phẩm "David", "Joan of arc" ca ngợi con người, "khúc ca giải phóng", những giao hưởng chiến tranh (gh số 2,3) thể hiện những cảm xúc bi kịch về chiến tranh thế giới.
    SIBELIUS (1865-1957): Các câu truyện truyền thuyết dân gian về những người anh hùng vĩ đại mà giản dị luôn gây nhiều cảm hứng cho các nghệ sỹ có khuynh hướng dân tộc, SIBELIUS cũng là 1 người như vậy, các tác phẩm nổi tiếng của ông thường dựa trên các câu truyện cổ như gh thơ "Can-le-vo" (nói về nhân vật trong thiên anh hùng ca "Ca-le-va-la"-người báo thù cho sự bất bình gồm 5 chương:1_Mở đầu. 2_Tuổi trẻ của Can-le-vo. 3_Can-le-vo và em gái. 4_Can-le-vo đi chiến đấu. 5_Cái chết của Can-le-vo), tác phẩm "Những khúc thần thoại" (gồm 4 gh thơ kể về nhân vật Lem-min-cây-nen cũng trong trường ca "Ca-le-va-la". Số1_Lem-min-cây-nen và cô gái xứ Xa-a-ri. Số2_Con thiên nga ở Tu-o-nen. (bản nhạc này là thường gặp hơn cả) Số3_Lem-min-cây-nen ở Tu-o-nen. Số4_Lem-min-cây-nen trở về.) và 2gh thơ "Tapiola" op.112, "Cô gái xứ Pakhola" op.49. Ngoài ra có thể nhắc thêm đến bản đại hợp xướng "Tổ quốc chúng ta" kỷ niệm ngày độc lập đầu tiên của Phần Lan.
    PROKOFIEV (1891-1953): Được Maiacốpxki gọi là "Puskin trong âm nhạc" nhưng PROKOFIEV lại không có mấy những tác phẩm bi kịch bởi vì Puskin-nhạc sỹ sống trong một thời đại hoàn toàn khác, quay trở về quê hương (sau 15 năm chu du nước ngoài) sống dưới chế độ Xôviết ông đã có những bước ngoặt lớn, sáng tác nên nhiều tác phẩm lạc quan mang tính chất sử thi như giao hưởng số 7, can-tat "Alexander Nevsky" 7chương, nhạc kịch theo tiểu thuyết cùng tên của Lép Tôn-xtôi "Chiến tranh và hoà bình" hay vũ kịch "Romeo và Juliet"...
    SHOSTAKOVICH (1906-1975): Khác với PROKOFIEV thực sự sống với chế độ mới khi đã trưởng thành trong sáng tác, những bước đầu tiên trên con đường nghệ thuật của SHOSTAKOVICH cũng trùng với những bước đi đầu tiên của đất nước Sôviết non trẻ. Ông đã sống và trưởng thành lên trong sáng tác cùng với đất nước. Thời kỳ đầu nhạc sỹ đã cho ra đời các giao hưởng số 2 "Tháng mười"-năm 1917, số 3 "1 tháng 5" và các vở vũ kịch"Chiếc bu-long", "Dòng suối thép" nhằm thể hiện những vấn đề thời đại nhưng chưa thành công, chỉ bắt đầu từ những năm 30 trở đi các sáng tác của ông mới thật sự có giá trị đó là những bản nhạc cho phim như "Mac-xim trở về", "Người cầm súng", "Người công dân lớn"... trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc và sau này những tác phẩm vĩ đại đã ra đời gồm gh số 7 "Leningrad", gh số 11 "Năm 1905", số 12 "Năm 1917" hồi tưởng lại cuộc cách mạng lịch sử Tháng mười, và gh-thanh xướng "Cuộc xử giảo Xtê-pan Ra-din" về lãnh tụ nhân dân Nga TK 17.Cách mạng đã thực sự gây cho ông cảm hứng suốt cả cuộc đời giúp ông trở thành một trong những nhạc sỹ danh tiếng nhất của âm nhạc hiện đại Xôviết cũng như toàn thế giới
  3. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Bản dịch phần 2 và 3 của lá thư. Lưu ý : Một số từ ở trang 3 ( phần Milou dịch ) bị chính Beethoven gạch xoá. Một số chữ ở trang 7 ( phần blanchechate dịch ) rất có khả năng là do Shildler gạch xoá nhằm đem lại cho bức thư lối diễn tả ít thực thể hơn và hạn chế mối liên hệ ở khía cạnh tâm linh thuần tuý ( theo cuốn BEETHOVEN NHƯ TÔI BIẾT ) và những gạch ngang tương đương với dấu lặng tròn theo lối viết của Beethoven.Đọc xong thư này, rất nên tìm nghe tập tình ca vùng Giec-măng ( Cycle de Lieder ) : DÀNH TẶNG NGƯỜI YÊU PHƯƠNG XA Op 98, sáng tác 1815-1816. Beethoven đề tặng Prince Lobkowitz. Chắc chắn nó sẽ xoa dịu nhưng trái tim đang phải chịu đựng sự cách xa ; còn những người khác sẽ thấy mình thật sung sướng xiết bao !!!
    Trang 5
    Tối thứ hai, 06/07
    Em đang phải chịu đựng, người thân thiết nhất của tôi - chỉ lúc này tôi mới biết rằng thư từ cần phải được gửi vào sáng thứ 2 - thứ 3 - chỉ những ngày này xe thư mới đi từ đây đến K - Em đang phải chịu đựng - À , bất cứ nơi nào có tôi, em cũng ở đó với tôi, với tôi và với em tôi nói và làm những gì để có thể sống với em, ôi cuộc đời !!!! Như thế đó !!!!không có em - theo đuổi không phải là lòng độ lượng của con người ở đây đó, mà tôi trân trọng cũng ít ỏi như mong muốn đạt được những gì mình xứng đáng - sự hạ mình của con người trước con người - điều này làm tôi đau đớn - và khi tôi tự xét mình
    Trang 6 :
    khi so sánh với mọi người, tôi là gì và người ta là gì - người ta gọi là người vĩ đại nhất và tuy thế - Điều đó vẫn còn đấy - Chúa nhân từ ở trong lòng - tôi khóc khi nghĩ rằng có thể em phải đợi những tin tức đầu tiên về tôi đến thứ 7 - cũng như em có thể yêu tôi - tôi vẫn yêu em còn mãnh liệt hơn - Dù không bao giờ có được em
    Trang 7 :
    bên tôi - chúc em ngon giấc - cũng như những người chữa bệnh bằng nưóc khoáng nóng, tôi cần phải đi ngủ - ( Những từ bị gạch xoá : Ôi hãy tới cùng, hãy tới cùng ) - ôi Chúa ơi, thật gần thật xa ! Tình yêu của chúng ta không phải là toà lâu đài thần tiên thực sự sao - Nhưng cũng thật vững chắc như vòm trời -
    Chào buổi sáng 7/7
    Khi còn ở trên giường, những ý nghĩ của tôi đã hướng về em, người yêu bất diệt của tôi, đôi khi niềm vui tiếp theo các tin buồn, trong lúc chờ đợi số phận để xem liệu nó có chiều ta không - liệu tôi sống trọn cho em hoặc không sống chút nào.
    Trang 8 :
    Đúng, tôi đã quyết định phiêu bạt phương xa cho tới khi nào có thể lao vào vòng tay em và tự nhủ mình ở nơi em , thật gần em, rằng tôi có thể gửi gắm lòng mình nơi em trong thế giới tâm linh - than ôi, dúng là cần phải thế - em sẽ hiểu điều đó cũng rõ như em hiểu sự chung thuỷ của tôi với em, không đời nào có ai khác chiếm được trái tim tôi, không đời nào - không đời nào - ôi Chúa ơi, sao cứ phải chia rẽ những con người yêu nhau như thế và bởi, cuộc sống của tôi ở V, giờ đây là một cuộc sống khốn khổ biết bao - tình yêu của em làm tôi trở thành nguời hạnh phúc nhất và đồng thời cũng là người bất hạnh nhất - ở tuổi tôi, giờ đây tôi cần một trạng thái cân bằng trong cuộc sống - điều này
    Trang 9 :
    có thể có được không với mối liên hệ của chúng ta. Thiên thần ơi, vào lúc này tôi được biết rằng xe thư đi tất cả các ngày - và tôi cần phải dừng bút một cách hợp lý để em có thể nhận được thư ngay lập tức - Hãy bình tâm, chỉ xem xét tình trạng của chúng ta trong sự bình tâm thì chúng ta mới có thể đạt đưọc mục đích sống cùng nhau - Hãy bình tâm - hãy yêu tôi - hôm nay - hôm qua - ôi mong ước biết bao được đắm mình trong nước mắt của tôi dành cho em - em - em -cuộc đời tôi
    Trang 10 :
    - than ôi - hãy tiếp tục yêu tôi - đừng bao giờ đánh giá sai con tim chung thuỷ dến thế của người yêu em .
    L
    Mãi mãi của em
    Mãi mãi của tôi
    Mãi mãi của đôi ta
    Je voudrais maintenant vider jusqu'à la lie
    Ce calice mêlé de nectar et de fiel !
    Au fond de cette coupe où je buvais la vie,
    Peut-être restait-il une goutte de miel ?
  4. ninja_in_mask

    ninja_in_mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    0
    Buổi sáng tháng 6 ngày mùng 6 .
    Thiên thần của tôi , tất cả cuộc đời tôi và cả bản thân tôi nữa !
    Chỉ một vài dòng thôi cho ngày hôm nay và bằng chính cây bút chì của em đấy. Tôi không thể đợi đến mai , khi mà chỗ ở của tôi được ấn định ?" đó là sự phí phạm thời gian một cách vô ích . Tại sao cứ đớn đau như thế khi cần phải nói ra đây , rằng ---làm sao tình yêu đôi ta có thể tồn tại bền lâu nếu như không có một tấm lòng biết hy sinh , biết vượt qua mọi đòi hỏi từ nhau ; làm sao em có thể thay đổi được sư thật , rằng em không thuộc về tôi nữa ,còn tôi cũng chẳng thuộc về mình . Ôi Chúa ơi ,làm ơn hãy để ý đến vẻ đẹp của thiên nhiên và làm khuây khoả trái tim em .Tình yêu đòi hỏi mọi thứ và công bằng lắm ?" vì thế nó đòi hỏi bản thân em đối với tôi và bản thân tôi đối với em . Nhưng em đã quên đi quá dễ dàng , rằng tôi phải sống cho tôi và cả cho em nữa ; ước gì chúng ta hoà vào làm một , để em có thể cảm thấy nỗi đau tôi dù chỉ là một phần ít ỏi .
    Cụộc hành trình của tôi thật kinh khủng , tôi không thể tới được đây cho đến tận 4 giờ sáng hôm qua . Vì thiếu ngựa nên xe trạm phải chọn một con đường khác , nhưng sao mà nó khinh khủng thế ; trước trạm cuối tôi đã được cảnh báo không nên tiếp tục đi khi đêm xuống , đã được cho biết sự đáng sợ của rừng già , nhưng điều đó chỉ làm tôi thêm hăm hở ra đi ?" và tôi đã sai lầm .
    Chiếc xe ngựa lẽ ra đã phải vỡ tan tành trên con đường thảm hại với một lớp bùn tưởng như sâu vô tận . Không có các phu trạm ở đó có lẽ giờ nay tôi vẫn còn kẹt trên đường . Etsterhay đi qua con đường này thường xuyên và chịu chung số phận đó dù với tám ngựa , trong khi tôi lại chỉ có bốn con . Tuy nhiên tôi cũng có được một vài điều thú vị từ chuyện đó , giống như tôi luôn làm thế mỗi lần khắc phục thành công những khó khăn .
    Giờ đây có vài điều cần phải thay đổi nhanh lên ,cái bản chất bên trong nó từ những biểu hiện bên ngoài . Chúng ta chắc rằng sẽ sớm gặp lại nhau ,vả lại ngay hôm nay thì tôi không thể sẻ chia với em những suy nghĩ mà tôi có trong suốt những ngày cuối liên quan tới cuộc đời của riêng tôi . Nếu như trái tim chúng ta đã luôn gần bên nhau , thì tôi đâu có những ý nghĩ đó . Trái tim tôi tràn ngập quá nhiều điều để noí hết được với em ?"ôi chao- có những khoảnh khắc tôi cảm thấy ngôn từ rốt cuộc có ý nghĩa gì đâu . Hãy vui lên đi nào , hãy vẫn là thực tại của tôi , người thương duy nhất của tôi , tất cả đời tôi, như tôi đang thuộc về em
    .Chúa sẽ gửi tới cho chúng ta sự yên bình , điều đó hẳn dành cho chúng ta và sẽ là như thế.
    LUGWID chân thành của em
    ........................................................
    Buổi tối ngày thứ hai , tháng sáu ngày mùng 6
    Em đang đau đớn , con người thân thương nhất của tôi - chỉ đến giờ tôi mới biết rằng thư từ phải được gửi đi rất sớm vào buổi sáng từ Thứ hai đến Thứ ba -chỉ trong những ngày nay xe thư mới đi từ đây đến K .
    Em đang đau đớn . Chao ôi , bất cứ nơi nào có tôi đều có em ở đó . Tôi sẽ thu xếp điều đó với cả em và tôi để tôi có thể sống cùng em . Ôi cuộc sống !!! Như thế nay sao !!! Không có em -bị đeo đuổi bởi lòng hào hiệp của con người ở nơi này hay nơi khác -điều đó cũng khiến tôi mong mỏi chút ít rằng mình xứng đáng với những điều có được. Sự hạ mình của con người với con người ?" nó làm tôi đau đớn ?"và khi tôi xem bản thân trong mối liên hệ với vạn vật ?"tôi là gì đây và Người nữa ??"con người mà chúng ta gọi là Người vĩ đại nhất - và như thế - ở đâu đó trong mỗi chúng ta đều đang ẩn chứa những điều thần diệu .
    Tôi ứa nước mắt khi nghĩ rằng có lẽ em sẽ không nhận được lá thư đầu tiên của tôi cho tới tận Thứ bảy . Dù em có yêu tôi nhiều đến thế nào ?" tôi vẫn yêu em nhiều hơn thế . Nhưng hãy đừng bao giờ che giấu bản thân em với tôi -tạm biệt em . ??.
    Ôi Chúa trời, Người ở gần quá mà cũng xa vời quá . Phải chăng tình yêu của chúng con không thực sự được như cấu trúc của thiên đường , và vững chắc như vòm trời kia của Chúa
    .....................................................
    Ngày mùng 7 tháng 7 , chúc em một buổi sáng tốt lành .
    Vẫn nằm trên giường nhưng ý nghĩ của tôi hướng cả về em , người yêu dấu muôn đời của tôi . Có lúc hân hoan , có lúc đau buồn , chờ đợi để biết rằng số phận có lắng nghe chúng ta không . Tôi chỉ có thể sống có em hoặc chẳng cần gì cả. Đúng rồi, tôi đã quyết định đi thật xa , rời khỏi em cho đến khi tôi có thể bay đến với đôi tay em và nói rằng tôi đang thực sự ở dưới một mái nhà cùng em và có thể gửi trọn tâm hồn tôi dành cho riêng em với một tinh thần trọn vẹn . Như thế đó em , thật không may rằng mọi việc lẽ ra đã phải là như thế . Em sẽ hiểu được điều đó nhiều hơn khi em biết lòng thuỷ chung của tôi dành cho em . Không còn ai khác nữa có thể níu giữ được trái tim tôi ?"chưa bao giờ -chẳng bao giờ . Ôi Chúa ơi , tại sao phải chia lìa những con người yêu nhau đến thế.Và ngay cả khi cuộc sống của tôi tại Vcó là một cuộc sống cùng khổ chăng nữa-thì tình yêu của em biến tôi thành người hạnh phúc nhất và cũng là kẻ bất hạnh nhất . Ở tuổi tôi , tôi cần một cuộc sống yên bình và trầm lặng ?"có thể như thế được không em với mối liên hệ hiện tại của chúng ta ?
    Thiên thần của tôi , tôi vừa được cho biết rằng xe chở thư ra đi hàng ngày ?"vì vậy tôi phải viết xong ngay để em có thể nhận được thư lập tức .
    Hãy bình tâm em nhé , chỉ khi bình tâm để suy xét về thực trạng của chúng ta thì chúng ta mới có thể đạt tới mục đích là được ở bên nhau . Hãy bình tâm lại đi em ?"hãy yêu tôi -- như thực tại hôm nay --như quá khứ đã qua. Những khát khao mong đợi đầy tràn lệ tôi dành cho em , chỉ riêng em , và duy nhất , cuộc sống của tôi , tất cả của tôi . Tạm biệt em . Ôi em , xin cứ yêu tôi , xin đừng bao giờ trách lầm một trái tim yêu em và thuỷ chung đến thế .
    Mãi mãi của em
    Mãi mãi của tôi
    Mãi mãi của đôi ta .
    Được ninja_in_mask sửa chữa / chuyển vào 15:26 ngày 01/05/2003
  5. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    "Vltava" dòng chảy dân tộc.
    ( Em đảm bảo các bác sẽ nhớ đến thời h/s cấp 3 sau khi đọc xong bài này, bởi vì nó gợi lại ... những bài tập làm "văn" ôn thi tốt nghiệp.)
    ------Trong festival âm nhạc thường niên tổ chức vào mùa xuân ở Prague, một trong những tác phẩm luôn có trong các chương trình biểu diễn đó là Liên khúc giao hưởng thơ "Tổ quốc tôi" của BEDRIC SMETANA, vì nó đã gần như 1 thứ quốc ca của dân tộc Séc. Tác phẩm gồm 6 giao hưởng thơ (ght) có nội dung độc lập nhưng gần gũi nhau về điệu tính và hình tượng, đã tạo nên h/ả tổ quốc thật toàn vẹn với tất cả vẻ đẹp và giá trị của nó.
    ------"Vltava" là ght thứ 2 (trong toàn bộ tổ khúc) kể về hành trình của dòng sông Vltava từ đầu nguồn xuôi về thượng thành rồi đổ ra biển lớn, trôi qua nhiều vùng đất quê hương mang trong mình những giá trị truyền thống như tượng trưng cho hành trình lịch sử của dân tộc đi từ quá khứ tới hiện tại và tương lai. Khúc nhạc được tg viết theo hình thức Rondo với nhiều đoạn nhạc mang những tiêu đề khác nhau tương ứng những chặng trên hành trình xuôi về biển. Đầu tiên là " 2nguồn của sông Vltava" tiếp đến là "Rừng và cuộc săn bắn", "Đám cưới nơi thôn dã", "Điệu nhảy của các nàng tiên cá dưới ánh trăng" và cuối cùng là "Những ghềnh thác hiểm trở" kết thúc chương nhạc. Tuy nhiên khi nghe tôi đã quên đi sự phân chia này mà tưởng tượng mình như mình đang được dẫn dắt bởi một con đại bàng dũng mãnh đã cùng dòng sông chu du qua khắp các miền đất, tham gia vào một một chuyến đi ko nghỉ cho tới khi đạt được mục đích cuối cùng.
    ------Sông Vltava phát sinh từ hai nguồn nước nóng và lạnh, 2 dòng chảy nhỏ dược mô tả bằng sáo diễn tấu đan xen cùng 2 clarinet, Alto và cả bộ giây, âm thanh vang lên như thể lời dẫn dắt vào một câu truyện cổ xa xưa đưa ta về với thuở ban đầu của lịch sử, rồi 2 nguồn nước hoà vào làm một trong một giai điệu du dương tuyệt đẹp, giai điệu lấy từ mô típ "đất nước" ở chương đầu gợi nên hình ảnh dòng sông đang trôi về phía trước, trong khung cảnh thiên nhiên tươi sáng thanh bình, bên trên con đại bàng đang rang rộng đôi cánh bay cao dưới ánh mặt trời, hướng theo dòng sông tiềm ẩn trong dòng chảy những giá trị truyền thống của dân tộc, tiết tấu âm nhạc ngày càng sôi nổi thể hiện sức mạnh đang tuôn chảy rồi sau đó lại dần đi xuống, lúc này đại bàng ngiêng đôi cánh tạm thời tách khỏi dòng sông bay qua một cánh rừng lớn, tiếng sóng nước lùi về đằng xa nhỏ dần rồi biến mất, bên dưới lấp ló trong rừng cây một nhóm người đang đi săn thổi lên những hồi tù và thúc dục, tiếng tù và nổi lên rồi vụt tắt thay vào đó là những âm thanh vui nhộn tưng bừng của một đám cưới nơi thôn giã, âm nhạc đọan này được xây dựng trên tiết tấu và dáng dấp của vũ khúc Pônka cho ta cảm giác về cuộc sống thanh bình gần gũi thiên nhiên và tràn đầy lạc quan của con người Séc. Tiếng nhạc vui tượi rồi cũng lùi lại đằng sau và tan biến trong không trung dưới đôi cánh đại bàng lướt đi trên gió.
    ------Một hồi kèn Fagốt kéo dài diễn tả màn đêm buông xuống, ánh trăng mờ ảo lan toả khắp nơi ánh lên trên những con sóng, phủ lên núi rừng một màu xanh thẫm, dòng V trôi đi trong khung cảnh lung linh huyền ảo với một vẻ đẹp mới khác hẳn ban ngày, trong không gian vang lên những giai điệu trữ tình thơ mộng -đó là các nàng tiên cá đang gẩy đàn hạc và hát dưới ánh trăng (đoạn này được thể hiện bằng sáo trên nền nhạc êm đềm của bộ dây và đàn hạc), tiếng hát trong trẻo thiết tha đầy mê hoặc làm khung cảnh thiên nhiên càng thêm diệu kỳ mang đậm sắc màu cổ tích (nếu chúng ta đi thuyền trên sông trong đêm trăng sáng mà được nghe khúc nhạc này thì chắc hẳn phải tuyệt vời lắm lắm!!). Trời bắt đầu dần sáng, tiếng Trômbét cùng tiếng sáo kéo dài réo rắt nổi lên ngày một rõ trên giai điệu mền mại mơ hồ của cảnh đêm trăng báo hiệu ngày mới đang đến với nhiều thử thách, rồi sông Vltava lại trở lại với dáng vẻ quen thuộc của nó, ta lại nghe thấy chủ đề "dòng sông" (lấy từ môtíp "đất nước") vang lên (như điệp khúc của thể Rondo), giai điệu vẫn du dương tuyệt đẹp nhưng có phần hào hùng hơn, . Thử thách trước khi tới đích là đoạn ghềnh thác Xviatôian hiểm trở, âm nhạc lúc này sôi sục như dòng nước đang cuộn sóng nỗ lực vượt qua khó khăn, tiếng kèn đồng vang lên liên tục xen với những hồi trống cái đổ dồn làm tăng thêm sự căng thẳng, cả giàn nhạc như tập trung hết tất cả nỗ lực để diễn tả đoạn nhạc này, đúng hơn là lúc đó tôi dường như quên mất rằng những âm thanh mình đang nghe là do 1giàn nhạc, do con người tạo ra, ko phải vì những âm thanh đó mô phỏng nguyên si tự nhiên - chúng vẫn là tiếng kèn tiếng trống...quen thuộc trong một giàn nhạc nhưng tiêng kèn tiếng trống... đó được nsỹ kết hợp một cánh thần kỳ đã gây cho người ta những cảm xúc mãnh liệt y như khi đứng trước một quang cảnh thực-hùng vĩ và dữ dội như thế. Bỗng nhiên tất cả đều ngưng lại, chỉ có bộ dây diễn tấu 1 giai điệu day dứt rồi đột ngột giàn nhạc lại bùng lên- dòng sông đã đổ ra biển lớn, tôi thấy như con đại bàng vừa cùng dòng sông qua những mỏm đá bất chợt dang cánh vút lên trên cao cúi nhìn sông Vltava đổ ra biển trong một không gian mênh mông khoáng đạt, âm nhạc như được giải phóng, dâng trào hào hùng mãnh liệt đón mừng thắng lợi, nó hoàn toàn như một bản hùng ca ca ngợi đất nước ca ngợi tổ quốc được hát lên bởi tất cả nhân dân với niềm hân hoan. Khi nghe phần cuối của bản nhạc này nếu những ai đã từng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và đã nhiều lần nỗ lực vượt qua thì chắc hẳn sẽ nhớ lại những kỷ niệm đó với t/c đầy xúc động, còn với tôi một người chưa bị nhiều vấp váp thì ko nhớ về quá khứ mà lại nghĩ đến tương lai, nghĩ đến những khó khăn (có thể) sẽ gặp với niềm lạc quan tin tưởng, cuộc sống quá đẹp và có nhiều điều thật lớn lao

    Chỉ có duy nhất 1 bầu trời


    EVERYONE! LET BE FRIEND!!!
  6. huytroc

    huytroc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2002
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Úi chà!!!!!!!!
    Lâu ngày không vào thấy có nhìu bài hay wá. Định post một bài lên nhưng lại có bác post trước mất rùi. Tiếc wá. Đành đi kiếm bài khác vậy
  7. habkpro

    habkpro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Đúnh nhữg thứ mình đang cần, cảm ơn mọi người

    Rockman
    Chi Nhan Thang So
  8. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Vài chuyện "dưa lê" về BEETHOVEN.
    Trên thị trường có rất nhiều dưa lê, với nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau (khi mua bán trao đổi các bác phải để ý nếu ko là đau bụng đấy), còn trong bài này em chỉ bán dưa lê ngon và bổ. Mua đê!! Mua đê!!
    1---I'm the only one!
    Hoàng thân Lích-nốp-ky là người bảo trợ của B trong một thời gian dài, vào đầu thu năm 1806, khi ông đi Gơ-rát hoàng thân đã mời ông về chơi 1 thời gian.
    Vào một buổi tối, rất nhiều sỹ quan pháp đã đến dự tiệc tại lâu đài của Lich-nốp-ky. Phát cáu vì những câu hỏi ngu ngốc của một thiếu tá, B đã từ chối ko chịu ngồi vào đàn khi được yêu cầu. Người ta van nài mãi nhưng ông nhất định ko nghe và tỏ vẻ khó chịu, đến nỗi ông hoàng mất bình tĩnh đã doạ bỏ tù ông. B nổi cơn thịnh nộ, bỏ về phòng rồi khoá trái cửa lại. Ông hoàng cũng tức giận không kém cho phá toang cánh cửa và kết cục là 2 người suýt ẩu đả, và đến đêm thì B bỏ trốn. Vừa về đến nhà, ông chụp ngay lấy tượng nửa người của Lich-nôp-ky đang để trên lò sưởi ném xuống đất vỡ tan, rồi cầm bút viết một mạch:
    " Ông hoàng! Nhờ sự ngẫu nhiên của sinh đẻ mà ông trở thành ông như bây giờ. Còn tôi trở thành tôi ngày nay là do tự tôi làm nên. Hoàng thân, hiện có và rồi luôn luôn sẽ có hàng nghìn. BEETHOVEN, chỉ có một"
    2--- Con bò vĩ đại!Vào năm 1806 các tác phẩm chủ yếu của B là bản gh số 4 với chương adagio u buồn tuyệt diệu, công-xéc-tô duy nhất cho viôlông op.61
    và bản 32 biến tấu đô thứ cho pianô. Trong đó B cho bản biến tấu này là một trong những tác phẩm kém nhất của mình. Một hôm đến thăm bà S'Tay-khơ, vợ một người bán đàn pianô thì tình cờ cũng là lúc bà ta đang say sưa đàn bản này. Ông hỏi:
    -Bài này của ai nhỉ?
    -Chính là của ngài, nhạc sư thân mến! Bà Tay-khơ trả lời với vẻ kính phục.
    Rất ngạc nhiên B nói:
    -Của tôi? Của tôi à? Một sự đần độn ko tha thứ được! Ôi BEETHOVEN! BEETHOVEN! Sao mày lại ngu như bò vậy!.
    3---Người giàu nhất.
    B có hai người em ruột, một là Cat-pa đã qua đời khoảng năm 1806 vì bệnh phổi, người còn lại là Ni-cô-lai trong những năm này làm ăn rất khấm khá và đã có những điệu bộ của kẻ mới giàu sang. Dĩ nhiên điều này làm cho ông anh cả rất khó chịu. Khi ông em viết một bức thư gửi nhạc sỹ bên dưới ký "Ni-cô-lai Bết-thô-ven, người chủ của nhiều bấtđộng sản" thì B đã viết lại " LUDWIG BEETHOVEN, người chủ của một bộ óc".
    4---Giấy lộn.
    B thường hay túng tiền, phải dời nhà liên tục. Một phần là do chi tiêu tốn kém phần là do ông hay giúp đỡ những người gặp cơn túng bẫn. Đôi khi nhạc sỹ có than phiền với ông bạn A-man-đa những khó khăn về tiền bạc. Một hôm ông này nghĩ ra một mẹo rất hay.
    Đến chơi vào lúc B và ông chủ cho thuê nhà cãi nhau kịch liệt, A-man-đa xin đứng ra giàn xếp mọi việc.
    -Anh hãy ngồi vào bàn, ông nói với Lút-vích, tệp giấy nhạc đây, cây bút lông đã được gọt rất đẹp đây, anh hãy viết cho tôi sáu biến tấu theo chủ đề này!
    Và, giả câm giả điếc trước những những lời phản đối của B, ông bỏ ra về khoá chặt cửa lại.
    2 giờ sau, khi ông trở lại, Lút-vích mặt mày cau có, hầm hầm đưa cho ông mấy tờ giấy.
    -Mớ giấy lộn đây!
    A-man-da cầm lấy, mang đến cho ông chủ nhà và, mặc dầu ông này ko chịu nghe, ông vẫn bảo nên đưa đến cho một nhà xuất bản âm nhạc nào đấy.
    Một hồi sau ông chủ nhà trở về, trên môi nở nụ cười toe toét.
    -Tôi có thể có thêm ít "giấy lộn" như thế nữa ko?- ông ta hỏi.
    5---Gặp Su-be.
    Người ta thường hay kể rằng Su-be rất mến mộ B nhưng 2 người chưa từng thực sự gặp nhau, thế mà lại có câu chuyện ntn:
    Thường lệ hàng tuần B đến nhà xuất bản S'tai 1 lần. Ông lật xem những bản nhạc vừa mới in ra và thường ông lẩm bẩm:
    -Sao nghèo nàn thế! Cũng may mà mình điếc!
    Nhưng một hôm ông giở một tập bài hát và xem rất kỹ.
    -Ông thích à? S'tai hỏi.
    -Tên Su-be này ở đâu? B hỏi thay cho câu trả lời.
    Tình cờ Su-be đang đứng đấy. Một chàng thanh niên tóc vàng, đeo kính cận, đang thẹn đỏ mặt. B cầm lấy 2 tay Su-be, nhìn anh 1 lúc rồi nói:
    -Anh ko phải là người thường đâu.
    Cảm động Su-be cầm 2 tay B đưa lên hôn (ghê quá!).
    -Nhạc sư kính mến! Nếu tôi theo được nhạc sư ... dù ở đằng sau xa ...
    Trước sự e dè của chàng trai trẻ B nói đầy tin tưởng:
    -Anh sẽ đi sát tôi!.

    Chỉ có duy nhất 1 bầu trời.

  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Johann Strauss và những vũ khúc mùa xuân


    Khi Johann Strauss qua đời năm 1849 ở tuổi 45, cả thành phố Vienna đã để tang ông, thương xót cho một nhân vật vĩ đại phải ra đi quá sớm. Năm mươi năm sau, với Johann Strauss con, không có nhiều người ủng hộ thể loại nhạc Valse của ông, họ không coi trọng những bản nhạc của ông như các thể loại nhạc giao hưởng khác. Những người hâm mộ gia đình Strauss đã phải đối mặt với những cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn để thuyết phục mọi người rằng âm nhạc của họ lành mạnh hơn ngàn lần những trò giải trí vô bổ của giới quý tộc trong xã hội thượng lưu. Tuy nhiên đó cũng là một sai sót khi bảo vệ một tài năng, những đoản khúc ấn tượng trong khi vẫn tồn tại một lượng lớn giới hạn về kĩ thuật trong nhạc Valse. Những sáng tác đầu tiên của Strauss vẫn nằm trong phạm vi của những quy ước, ví dụ trong Radetzky March rất tráng lệ, rực rỡ, Strauss đã tạo ra biểu tượng của lực lượng quân đội Habsburg, còn Blue Danube của Strauss con thì được ví như hình ảnh thu nhỏ của chủ nghĩa khoái lạc lộng lẫy và rực rỡ của một thành phố Vienna tráng lệ.

    Nhạc khiêu vũ
    Những giai điệu tưng bừng và lộng lẫy trong nhạc khiêu vũ của Strauss là một phần không thể thiếu trong những buổi lễ hội mừng năm mới. Trong những buổi hoà nhạc đầu xuân, dàn nhạc chơi trên một sân khấu được bao phủ bởi rực rỡ các loài hoa, và nhạc của Strauss mang đến cho người thưởng thức niềm vui, niềm hạnh phúc và sự hứng khởi trong giây phút khởi đầu một năm mới. Trong những gian phòng khiêu vũ của giới quý tộc, các đôi trai gái say sưa hoà mình cùng giai điệu Valse của Strauss. Người ta không chỉ khiêu vũ vào buổi tối, trong gian phòng rực rỡ ánh đèn, mà các buổi dạ tiệc còn được tổ chức ngoài vườn, âm nhạc của Strauss ?okhiêu vũ? cùng tiếng chim...

    Radetzky March của Strauss bố đã được biểu diễn hàng năm vào buổi hoà nhạc mừng năm mới ở nhà hát thành phố Vienna, đây là một bước tiến vượt bậc, mang đến lễ hội Kỉ niệm những ông vua nhạc khiêu vũ của thành phố một không khí mới vui nhộn hơn, tưng bừng và hạnh phúc hơn. Sau này, Johann Strauss con đã có những bản Valse chiếm vị trí hàng đầu trong số các tác phẩm phục vụ triều đình. Có thể kể đến Thunder and Lightning, Vienna Blood, Acceleration, Talé from the Vienna Woods, và đặc biệt là Blue Danube ?" một trong những bản nhạc hay nhất của thế kỉ 19. (Bản nhạc này tính cho đến nay đã được thu thanh hơn 70 lần, nằm trong danh mục cùng với những bản giao hưởng của Beethoven). Một lần, Strauss đã tâm sự, rằng ông kế tục thể loại Valse của bố mình, và thực vậy cấu trúc trong các bản Valse của Strauss con có những nét rất giống với những tác phẩm trước đây của Strauss bố: phần dạo đầu chầm chậm, 5 lần tái diễn của điệu Valse và phần kết nhanh gọn. Ngoài ra, ông đã phát triển, mở rộng phần giữa, giới thiệu những ý nghĩa rộng lớn hơn của sự thống nhất từ đầu đến cuối tác phẩm, làm nổi bật sự biến hoá muôn màu của kết cấu, điều làm những điệu Valse của ông trở nên tráng lệ hơn. Tuy nhiên, đây là thể loại âm nhạc dành cho sự di chuyển, dành cho khiêu vũ, dành cho sự bay bổng và sức sống của mùa xuân tươi trẻ. Nếu bạn không có một phòng khiêu vũ, chỉ có thể lắng nghe những điệu Valse qua CDs thì hãy thử tưởng tượng ra mình trong một khu vườn mùa xuân tràn ngập tiếng chim và hương hoa thơm ngát cùng với những giai điệu tuyệt vời sảng khoái của Strauss. Hãy luôn mang theo mình một vài đĩa nhạc Valse, chúng sẽ làm bạn vui trong mọi hoàn cảnh, ở bất cứ nơi đâu trong những ngày đầu năm mới.
    Một số đĩa nhạc được ưa thích nhất:
    - New Year's Day Concert 1989 Vienna Phiharmonic Orchestra; Kleiber.
    - Strauss Waltzes and Polkas Vienna Phiharmonic Ochestra; Krauss.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Schubert - Nhà trữ tình vĩ đại


    Nếu như gọi Beethoven là người anh hùng, là nhà cách mạng vĩ đại trong lĩnh vực âm nhạc, thì phải gọi Schubert là nhà trữ tình vĩ đại. Mọi vấn đề của cuộc sống, quan hệ giữa con người với con người và với hiện thực bao quanh, Schubert đều nhìn nhận và thể hiện bằng những cảm xúc trữ tình.
    1. Tuổi thơ nghèo khó
    Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 trong một gia đình bố là nhà giáo có nề nếp. Nhà Schubert nghèo, chỉ là một căn nhà nhỏ bé ở ngoại ô thành Vienna. Schubert cất tiếng khóc chào đời và vĩnh biệt cuộc đời cũng ở dưới mái nhà này.
    Trong căn nhà nhỏ bé này luôn có tiếng đàn, tiếng hát vì bố và hai anh lớn của Schubert đều là giáo học, mà thời đó dạy học văn hóa phải kiêm luôn dạy nhạc cho học sinh, cho nên làm thầy là phải biết nhạc lý cơ bản, biết hát và chơi được một thứ nhạc cụ nào đó. Sống trong môi trường đó, ngay từ nhỏ Schubert đã rất yêu nhạc và có năng khiếu khác thường về âm nhạc. Cũng là một thần đồng âm nhạc như Mozart, chỉ khác là bố Schubert không có trình độ nhạc giỏi như ông Leopold - bố của Mozart, để đào tạo được Schubert thành một "Mozart" thứ hai. Không có tiền thuê thầy dạy, cho nên Schubert được học nhạc muộn hơn so với Mozart.
    Tuy vậy Schubert cũng được bố dạy chơi đàn violon, và cha cố Holxero dạy lý thuyết âm nhạc và chơi đàn organ. Ông Holxero nhớ lại: "Khi tôi muốn giới thiệu cho Franz (Schubert) một cái gì mới thì hóa ra cậu ta đã biết rồi... Do đó không phải tôi dạy, mà là nói chuyện với anh ta để rồi ngạc nhiên vì sự hiểu biết của cậu ấy..."
    Năng khiếu trời phú đã giúp Schubert được nhận vào học trường dạy nhạc nội trú của nhà thờ, gọi là "Cônvích", trường dạy giỏi nhất ở Vienna, nơi vốn chỉ nhận con em các gia đình quí tộc. Schubert đến trường xin học, dáng dấp rụt rè vì thấy tòa nhà của trường quá đồ sộ, lại bị học sinh nhà trường chế giễu vì quần áo quá nghèo nàn. Nhưng nhờ có giọng hát tốt và khả năng đọc nhạc nhanh nên Schubert đã được nhận học. Đó là vào năm 1808 khi Schubert đã 11 tuổi.
    Học ở trường, Schubert đau đầu nhất với môn toán, ngoài ra ăn không đủ no, vì chế độ ăn nội trú quá tồi tàn, thường gia đình phải tiếp tế thêm mà gia đình Schubert không có điều kiện vì quá đông con. Nhưng âm nhạc thì rất được nhà trường chú trọng. Trường có dàn nhạc học sinh, những tứ tấu và tứ ca của học sinh và dàn hợp xướng. Tối nào dàn nhạc cũng phải hòa nhạc nhiều loại tác phẩm. Schubert chơi violon trong dàn nhạc, do đó có điều kiện làm quen với nhiều tác phẩm, tác giả. Chính nhờ đó mà ông học được kỹ thuật sáng tác, và đã sáng tác rất nhiều. Tính từ sáng tác đầu tay của ông năm 1810, cho đến năm 1813 là khi ông rời ghế nhà trường, Schubert đã viết hàng loạt ca khúc, balat, tứ tấu đàn dây, hợp xướng và nhiều bản giao hưởng
    2. Khát vọng nghệ thuật
    Ra khỏi trường, ông buộc phải đi dạy học, làm phụ giảng tại trường nơi bố ông dạy, vì nếu không sẽ bị gọi và phục vụ trong quân đội 14 năm liền (nghĩa vụ quân sự ở nước Áo thời đó là 14 năm). Việc dạy học chiếm nhiều thời gian, lương thấp, Schubert phải nhận dạy thêm để kiếm sống. Nhưng chính thời gian này sức sáng tác của ông thật dồi dào và ở một số lĩnh vực đã đạt đến độ chín, có bản lĩnh cao.
    Có lần trong một ngày ông viết 8 ca khúc. Chỉ trong một năm 1815, vừa đi dạy học, kể cả dạy tư, Schubert đã sáng tác 144 ca khúc, 4 opera, 2 bản giao hưởng một tứ tấu đàn dây, hai bản sonata cho piano và hàng loạt tác phẩm khác nữa. Sáng tác của ông thật phong phú về thể loại, đến năm 1817, ông đã có hơn 300 ca khúc, trong đó có những bài nổi tiếng cho đến tận ngày nay, như: "Con cá Phoren", "Thần rừng", "Người lữ hành", "Cô gái quay xa".v.v... 5 bản giao hưởng (ông viết tất cả 9 bản). 7 trong số 15 sonata và nhiều tác phẩm lớn khác.
    Schubert vốn chán nghề dạy học do bị mất quá nhiều thời gian sáng tác âm nhạc, nên sau khi dạy đủ số năm qui định, ông thôi việc để tập trung vào sáng tác. Nhưng vì không còn lương để sống, lại bị bố cắt đứt quan hệ do giận ông không theo nghề truyền thống của gia đình, nên Schubert lâm vào cảnh túng quẫn. Dạy đàn tư thì tiền thu được nhiều khi không đủ tiền thuê đàn (không có tiền mua đàn, phải thuê). Trong khi đó, vì lòng tự trọng, ông khước từ không đến diễn tại các phòng khách của những gia đình quí tộc giàu có, một công việc có thể giúp ông vượt qua cảnh đói nghèo, nghèo đến mức không đủ tiền mua đủ giấy nhạc để ghi lại các tác phẩm của mình.
    Bản "Serenata" nổi tiếng của ông chính là đã ra đời trên một thực đơn của nhà hàng, Schubert viết ở mọi nơi có thể, dường như trong đầu ông chen chúc nhiều giai điệu, chỉ chờ có dịp là tuôn trào ra như thác lũ (trong cuộc đời ngắn ngủi 31 năm Schubert đã viết hàng ngàn tác phẩm trong đó có hơn 600 ca khúc).
    3. Bản giao hưởng bỏ dở...
    Schubert sống thêm được sau cái chết của Beethoven - người nhạc sĩ mà ông yêu quí và khâm phục nhất - hơn một năm. Ông ra đi vào ngày 19 tháng 11 năm 1828, vì thiếu thốn, bệnh tật, kiệt sức. Bi kịch trong đời người nghệ sĩ này là cho đến khi chết hầu như không được dự một cuộc trình diễn nào những tác phẩm lớn của mình. Bản "Giao hưởng bỏ dở" nổi tiếng của ông viết năm 1822. Khi ông còn sống, tổng phổ bị thất lạc. Người ta chỉ tìm lại được sau khi ông chết mấy chục năm.
    Cuộc đời của ông thể hiện tính bi kịch nội tâm của người sẽ nhận biết được sự xấu xa của hiện thực thời gian ấy nhưng không nhìn ra những con đường và phương thức khắc phục. Ông thu mình trong những suy tư của mình, chao đảo giữa tuyệt vọng và hy vọng, giữa bóng tối và ánh sáng. "Giờ đây không còn thời kỳ hạnh phúc mà mỗi thứ tưởng chừng như được bao bọc trong ánh hào quang của tuổi thanh xuân, thay vào đó là điều bất hạnh khi nhìn thấy hiện thực đau buồn mà nhờ trời, tôi cố tô điểm bằng trí tưởng tượng của mình cho nó đẹp lên...". Đó là những dòng nhật ký ảo não của chính Schubert viết trong mấy năm cuối đời.
    Đời sống của Schubert giản dị và ngắn ngủi, hầu như chỉ ở thành phố Vienna, không phải trong những tòa lâu đài lộng lẫy nơi Mozart được đón tiếp khi đang là một thần đồng, nơi Haydn được hoan nghênh nồng nhiệt và Beethoven còn tìm được những người hâm mộ. Schubert chỉ sống tại vùng ngoại ô Viên, nơi những căn nhà nhỏ bé và lụp xụp, dân chúng nghèo. Ông không biết được sự thành công rực rỡ nào, không đóng một vai trò gì đáng kể trong đời sống âm nhạc thời ấy. Nhưng hậu thế biết đến ông và đã đánh giá đúng cống hiến to lớn của ông cho kho tàng âm nhạc của nhân loại. Bia mộ của ông ghi dòng chữ: "Ở đây, cái chết đã chôn vùi một kho báu và cả những niềm hy vọng còn quí báu hơn".
    Theo Giáo dục & Thời đại
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.

Chia sẻ trang này