1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết về tác giả, tác phẩm...(mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 12/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Mozart - Một thiên tài âm nhạc


    Wolfgang Amadeus Mozart (1756 - 1791) - nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo, đỉnh cao của trường phái cổ điển Viên thế kỷ 18, thiên tài lớn nhất trong nền văn hóa âm nhạc thế giới. Nếu nói về "thần đồng âm nhạc" thì từ cổ chí kim hiếm có một thần đồng nào sánh được với ông.
    1. Những biểu hiện thiên tài
    Cha của Mozart - Leopold Mozart - là một nhạc sĩ có tài. Chính ông là người đầu tiên chỉ dẫn cho Moza từng nốt nhạc. Mozart được học violon, đàn clavơ xanh, đàn oocgơ. Lên 3 tuổi ông đã tập lập những hợp âm trên đàn, ứng tác, đàn lại bằng trí nhớ những đoạn nhạc, giai điệu được nghe. 4 tuổi đã chơi clavơ xanh (một loại đàn tiền thân của đàn piano) thành thạo. Có lần ông bố và người bạn ông, Sacne, về nhà thấy Mozart đang ngồi ở bàn hí hoáy viết vào giấy chép nhạc. Mỗi lần chấm mực thì không chỉ có bút chấm mà cả ngón tay cũng chấm mực luôn! Khi bố hỏi: con đang viết gì thì Mozart trả lời đang viết concerto cho đàn Clavơ xanh. Ông bố cầm tờ giấy nhạc lên xem và quả có thấy những nốt nhạc và cả những vết mực giây vào. Thoạt đầu ông bố và ông Sacne cho là trò trẻ con, nhưng sau đó hai người cùng mừng rỡ vì thấy những câu nhạc viết đúng qui cách và có dụng ý hẳn hoi. Như vậy là mới lên bốn, Mozart đã sáng tác được một bản concerto. Lên 6 tuổi, Mozart đã cùng bố và người chị gái Maria - Anna lớn hơn Mozart 3 tuổi và cũng giỏi đàn piano đi lưu diễn tại nhiều thành phố lớn. Mozart còn chơi violon, đàn oocgan. Điều kỳ diệu nữa là không những sáng tác được giai điệu và phần đệm, Mozart còn rất giỏi ứng tác, tức là trong số khán giả, một người nào đó đề ra một giai điệu, căn cứ vào đó Mozart sáng tác ngay tại chỗ trên đàn một bài nhạc hoàn chỉnh, liền một mạch không hề phải sửa sang chút nào. Đó là phương pháp biến tấu tại chỗ một giai điệu có sẵn, biếnđổi nhưng làm sao giai điệu cho sẵn vẫn có mặt qua mọi lần thay đổi hình dạng và cấu trúc.
    Trí nhớ âm nhạc của Mozart cũng thật phi thường. Có một lần khi đến biểu diễn ở Rôma, được biết tại Nhà nguyện Sixtine trong tòa thánh người ta hát một bài hợp xướng 8 bè rất hay, nhưng không cho phép ai ghi chép bản nhạc để không phổ biến sang nơi khác, Mozart đến nghe chỉ một lần, về nhà ghi lại theo trí nhớ không sai một nốt nhạc nào.
    Những cuộc lưu diễn của Mozart với chị và bố ngày càng mở rộng sang Thụy Sĩ, Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ, Italia. Đâu đâu cũng được hoan nghênh nhiệt liệt, nhưng Mozart vẫn luôn luôn giản dị, hồn nhiên, vui tươi, chân thật. Có lần ở lâu đài Schonbrunn, khi bị trượt chân ngã trên sàn đánh xi bóng lộn của lâu đài và được một nàng công chúa trẻ tuổi đến nâng dạy, để cảm ơn Mozart đã hồn nhiên hứa lớn lên sẽ lấy nàng công chúa đó làm vợ.
    2. Nhạc sĩ tài ba với khả năng sáng tác dồi dào
    Năm 1767, vào lúc 11 tuổi, Mozart đã sáng tác vở opera "Apollo và Hiacinthus" - opera đầu tay của ông. Hai năm sau, chỉ trong hai tháng, Mozart đã hoàn thành opera hài hước "Cô gái giả ngây thơ", tiếp đó là opera theo phong cách dân gian - dân tộc "Bastien và Bastienne". Cho đến cuối cuộc đời quá ngắn ngủi 35 năm của ông, Mozart đã sáng tác hơn 20 vở opera, trong đó có những tuyệt tác có giá trị vĩnh vửu như "Đám cưới Figarô", "Đông Gioăng", "Cây sáo thần". Các opera thuộc nhiều thể loại: opera kiểu seria, kiểu hài hước (lauffa) và kiểu dân gian - dân tộc (như "Cây sáo thần"), nhưng ở loại nào ông cũng đổi mới và làm phong phú thêm bằng cách đưa vào những nhân tố của loại khác và những nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển Viên. Một trong những thành tựu to lớn của Mozart trong phương pháp cấu tạo kịch bằng âm nhạc là khắc họa được đậm nét những cá tính nhân vật, khiến các nhân vật của ông không còn là những mô hình xơ cứng, chung chung, mà trở nên sống động, gắn với cuộc đời.
    Trong lĩnh vực nhạc giao hưởng, thành tựu cao nhất của Mozart tập trung vào ba bản giao hưởng cuối: số 39, số 40 và số 41. Còn về nhạc thính phòng và nhạc cho piano, ông cũng phát huy đến cao nhất những thành tựu của những người đi trước ông, như I.X.Bach, I.Hayđơn trong các tác phẩm như "Făngtedi và xônát giọng Đô trưởng", "Xônát giọng La trưởng"...
    3. Một nhân cách lớn
    Tài cao như vậy, nhưng Mozart luôn chịu những sự hành hạ của những kẻ có quyền thế, phải ở vào thế những người nô bộc. Thời gian còn ở Danxbuốc, hàng ngày ông phải ngồi chầu chực vài giờ liền trong tiền sảnh nhà vị ************* giáo phận để chờ sai phái, viết nhạc chiều theo ý của ngài ************* và khách khứa của ông. Làm không đúng là bị chửi mắng nhục nhã. Bản chất bộc trực, đầy lòng tự trọng của Mozart không chịu được sự lăng nhục ấy, nên có lần ông viết thư bộc lộ sự phẫn nộ của mình: "...Với tôi, chuyện có được mọi thứ huân chương còn dễ dàng hơn nhiều so với điều ông có thể làm như tôi, cho dù ông có hai lần chết đi sống lại cũng vậy...!". Trong một bức thư cho bố ông, Mozart viết: "... Trái tim nâng cao phẩm giá con người, và mặc dù con không phải là bá tước, nhưng có lẽ phẩm giá con người ở trong con còn nhiều hơn ở một lão bá tước nào đó...".
    Sau này khi bỏ Danxbuốc để về Viên tự kiểm sống quyết không dựa dẫm vào miếng ăn ở các nhà quí tộc, Mozart đã rơi vào cảnh khó khăn, túng quẫn. Lớn lên rồi, ông không còn được người ta quan tâm đến như khi còn nhỏ, khi còn là một "thần đồng". Những tác phẩm đẹp nhất của ông như "Đám cưới Figarô", "Đông Gioăng" ít được sự tán thưởng. Có những kẻ đố kỵ lên tiếng chê bai, những ca sĩ vì không ưa ông mà bóp méo âm nhạc của ông khi biểu diễn.
    Mozart không làm sao xin được việc làm ở Viện mặc dù ở cái thủ đô âm nhạc này không thiếu chỗ làm cho các nhạc trưởng, người đàn oocgan, người sáng tác nhạc. Mozart buộc phải làm công việc soạn nhạc, chuyên soạn nhạc thuê cho người khác, sáng tác nhạc cho những vở balê loại rẻ tiền, dạy nhạc tư với giá quá bèo bọt.
    Ông ngày càng tụt xuống thấp trong nấc thang xã hội, nhà ở ngày thu hẹp lại, những lo nghĩ về cuộc sống ngày càng tăng... và âm nhạc ông viết ra ngày càng hay, càng đẹp. Năm 35 tuổi ông bị ốm nặng. Ngay gần nhà ông, có nhà hát diễn vở "Cây sáo thần" của ông. Những người bạn trung thành với ông cứ tôi tối đến thăm, kể cho ông nghe những đoạn nào trong vở được vỗ tay nhiều nhất. Họ thấy ông nằm trên giường, tay run vì sốt vẫn hối hả sáng tác.
    Tác phẩm này dường nhơ cuốn hút ông muốn hoàn thành sớm, vì theo Mozart có một người mặc toàn đồ đen đến đặt ông viết một bản kịch cầu hồn. Ông linh cảm thấy đó là triệu chứng của cái chết của ông đang đến nên cố gắng hoàn thành, không muốn bỏ lại tác phẩm dở dang khi giã biệt cuộc đời. Tuy vậy ông đã đi trước khi viết xong - di chúc lại cho một người học trò ông viết tiếp trên cơ sở những chỉ dẫn cụ thể của ông.
    Thiên tài Mozart - cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại đã trở thành bất hủ.
    Theo Giáo dục - Thời đại
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Mấy cái này thì cũng không có gì mới. Nhưng dù sao nó cũng là những bài báo mới đăng. nên Home post lên.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  3. Edea

    Edea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    ÂM NHẠC TRƯỜNG PHÁI LÃNG MẠN​


    Giống như trong văn học, trường phái lãng mạn trong âm nhạc là dòng thống trị ở thế kỷ 19. Đến năm 1810, Beethoven tiếp cận phong trào này, nhưng hầu như phải đến năm 1821 với Freischutz của Carl Maria von Weber rồi với các tác phẩm cho piano hay âm nhạc thính phòng của Schubert thì trường phái lãng mạng trong âm nhạc mới định hình. Về sau nữa, các tiểu phẩm của Berlioz, Listz, Schuman, Wagner đã làm cho trường phái lãng mạn mới có ảnh hưởng thống trị trong âm nhạc giữa thế kỷ 19 . Rồi Brams, Bruckner, Tchaikovski rồi Malrler làm dòng âm nhạc này kéo dài đến tận thế kỷ 20.
    Âm nhạc lãng mạn không chỉ cố nhiên được cảm nhận để làm xoa dịu tâm hồn. Mặt khác, tất cả nhằm gây xúc động một cách sâu sắc. Việc piano thay thế clavecin về sau này cho phép khai thác những tương phản mạnh mẽ một cách năng động. Đó là yếu tố được Beethoven khai thác nhiều (ví dụ trong Hammerklavier) và cả Chopin (rất nhiều ở cuối Revolutionnaire). Cũng với cách thức tương tự, các tác phẩm cho dàn nhạc càng ngày càng táo bạo và nặng về kỹ thuật biểu diễn. Điều này có thể thấy ở Marler, và xuât hiện rõ ràng trong những giao hưởng No 9 của Beethoven và ?oHoang tưởng? của Berlioz. Những âm thanh được phát hiện của âm nhạc lãng mạn có mầu sắc và gợi nhớ một cách nhìn đặc biệt, nhiều hơn trong các tác phẩm âm nhạc cổ điển như của Haydn hay Mozart.
    Với Âm nhạc lãng mạn những hình thức kế thừa của thế kỷ 18 (nhiều thể loại sonate) bị phá vỡ, gần giống như thời kỳ bi kịch tương tự ở sân khấu. Vấn đề liên kết của tác phẩm được phân loại cùng với nét đặc trưng riêng biệt. một vài nhà soạn nhạc ví dụ như Schumanm trong các tác phẩm cho piano (các Kindaszenen, Kreisleriana và Carnaval) chú trọng trực tiếp đến sự phá cách. Các tác phẩm được sáng tác gồm nhiều đoạn nhỏ hay bước phát triển ở Wagner, trái lại nhạc kịch không còn được chia ra những đoạn có quan hệ với nhau như ở Mozart hay Rossini. Thay vào đó những tác phẩm của ông được trải dài và tiếp nối phù hợp với việc làm người nghe cảm nhận tăng thêm sự hấp dẫn của nhân vật và không phải bằng sự trở lại của một chủ đề âm nhạc mà tác phẩm duy trì tính liên kết được dựa trên sự tương đồng đầy đủ, Berlioz cho giai điệu trở lại theo cách liên tục và xung quanh một chủ đề chính như cách mà ông đã dùng để viết giao hưởng ?oẢo tưởng.?
    Ở Liszt, các giao hưởng thơ dựa theo các tác phẩm văn học. có thể chỉ ra đây ba ví dụ. ?oNhững gì nghe ở trên núi? và ?oMazeppa? của Hugo, cũng như ?oLes préludes? của Lamartine đã tạo ra cho Liszt những nền tảng của tác phẩm một cách quy mô. Ngôn ngữ văn học trong cả ba trường hợp trên minh hoạ tuyệt vời cho sự hoà hợp nhạc và thơ mà hầu như tất cả các nghệ sĩ trường phái lãng mạn đều yêu thích khai thác.
    Nếu tác phẩm văn học đã chiếm ưu thế đáng kể trong nửa đầu thế ki 19, cũng cần phải công nhận rằng các bản nhạc sáng tác dựa trên chúng có thể còn có tầm quan trọng lớn hơn cả nguyên bản văn học.
    Bonjour le monde
  4. soirrab

    soirrab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Vũ điệu Flamenco - nghệ thuật dân gian Tây Ban Nha
    Âm nhạc và vũ điệu flamenco mang đậm phong cách đặc trưng của nền văn hóa Tây Ban Nha hơn bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác. Vẻ đẹp hình thể gợi cảm của những người vũ nữ được bộc lộ qua những động tác gõ nhịp chân xuống sàn và quay tít những lớp váy bồng bềnh theo tiếng nhạc réo rắt bên đống lửa trong bóng đêm, người nghệ sĩ ghi ta da ngăm đen ngồi trầm tư đệm đàn... Đó là tất cả những nét làm người ta dễ dàng liên tưởng đến chất Tây Ban Nha.
    Nếu không nghe quen có thể rất dễ lầm tưởng làn điệu Flamenco là tiếng than khóc nỉ non từ thế giới bên kia vọng về, lẩn khuất đâu đó giữa những vũ nữ trong bộ váy xòe nhiều lớp và chiếc quần ôm sát người, nhưng thật sự đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo và tràn đầy rung cảm nghệ thuật, một trong những khía cạnh phong phú nhất của văn hóa truyền thống Tây Ban Nha.
    Ngay tại quê hương Tây Ban Nha, Flamenco thực ra chưa bao giờ được coi là dòng nhạc chính thống. Tuy nhiên, hiện nay, thể loại này đang đi vào thời kỳ phục hưng và góp phần đáng kể vào những thành công của thể loại nhạc pop Tây Ban Nha.
    Đã bén rễ, ăn sâu trong tiềm thức cộng đồng người Di gan ở mảnh đất nghèo khó Andalusia của miền nam Tây Ban Nha, âm nhạc và vũ điệu Flamenco mang đậm phong cách đặc trưng của nền văn hóa Tây Ban Nha hơn bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác. Giá trị văn hóa của vũ điệu Flamenco lớn hơn người ta nghĩ về nó rất nhiều. Theo Carmen Linares, một nghệ sĩ flamenco được kính trọng và rất nổi tiếng ở của Tây Ban Nha thì: "Để hiểu thấu đáo về nó là điều không dễ, thế nhưng vũ điệu này lại giúp con người ta tìm được sự đồng cảm. Khi đi biểu diễn nước ngoài, tôi biết có những người không hiểu lời ca tôi đang hát, nhưng họ có thể rung cảm với giai điệu và cảm nhận được mối liên hệ trong tâm hồn với những người xung quanh. Flamenco giống như chính cuộc sống vậy, chúng tôi hát về tình yêu, hạnh phúc, nỗi thống khổ..., về tất cả những gì con người từng trải qua trong cuộc đời mình".
    Những ca khúc Flamenco đều có chung một số giai điệu cơ bản, tuy nhiên một phần không thể thiếu để tạo nên tố chất riêng là đàn ghi ta, tiếng vỗ tay hoặc tiếng gõ nhẹ vào hộp đàn... Tất cả đều mang màu sắc nguyên thủy, hoang sơ của dân ca miền Nam. Người hát được gọi là cantaor hay cantaora, được đệm nhạc bởi một người chơi ghi ta và một hoặc hai người vỗ tay điểm nhịp trở thành một bộ hoàn chỉnh khi biểu diễn Flamenco. Các chủ thể thông thường hướng đến tình yêu, sự mất mát, nỗi luyến tiếc quá khứ hay ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
    Làm nền cho bài hát có thể có một hoặc hai vũ công dậm chân theo nhịp nhạc. Nếu vũ công là nữ thì họ sẽ cầm vạt váy ken nhiều lớp lót, hua hua trước ngực nhằm phô diễn sức sống, nét gợi cảm của phái nữ. Cái làm người xem thích thú nhất là những nhịp vỗ tay rộn ràng theo điệu nhạc dễ lôi cuốn mọi người cùng tham gia. Đôi khi họ hét lên những tiếng đầy phấn khích để khuyến khích hoặc tán dương người biểu diễn.
    Vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX, loại hình nhạc hội Flamenco bị mai một và dần rơi vào quên lãng. Thể loại nhạc này chỉ thực sự nở rộ trong một vài năm gần đây. Nó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến dòng nhạc pop của Tây Ban Nha cũng giống như ngôn ngữ La ting trở thành chủ thể trong thế giới Anh ngữ.
    Flamenco là một sự tái tạo nghệ thuật âm nhạc truyền thống cổ xưa của người Di gan xứ Andalusia... đã được kết tinh vào cuối thế kỷ 19 nhờ các danh ca, nhà soạn nhạc dân gian. Họ đã phát triển những vở ca kịch cổ thành cuốn sử ca mô tả lại cuộc nội chiến thời kỳ đầu công nguyên.
    Theo nhà nghiên cứu flamenco học Nunez thì Flamenco đã trải qua một sự cải tiến lớn trong suốt chế độ độc tài của Francisco Franco (1939-1975) khi nó được tái hư cấu và phổ biến trong một phiên bản hợp nhất có tên là "lo folclorico". Mục đích của Franco là thống nhất hoá các dòng Flamenco.
    Khi Franco mất, mối quan tâm đến thể loại nhạc này cũng chìm vào quên lãng. Thế vào đó là các trào lưu nhạc mới tràn vào từ các nước Mỹ và Anh và không còn ai muốn biết về Flamenco nữa.
    Thật lạ là sau đó, trong thập kỷ 70 và đầu những năm 80, ở Tây Ban Nha đã nổi lên những tài năng lớn như nghệ sĩ ghi ta Paco de Lucia, một nhạc sĩ có tầm cỡ quốc tế của Tây Ban Nha, và ca sĩ Camaron de la Isla, hình ảnh thu nhỏ của nghệ thuật dân gian Tây Ban Nha đối với giới hâm mộ nghệ thuật Flamenco.
    Ông Nunez cho biết: "Hôm nay, Flamenco đã lại trở thành một phần không thể thiếu của nền văn hóa truyền thống Tây Ban Nha. Dòng nhạc này đã được hồi sinh nhờ chính sức mạnh văn hóa tiềm ẩn trong nó.
    By Phan Thanh Bình
    Sói Ráp
  5. JBond

    JBond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Co bac nao tot bung, vui long giang giai cho em noi dung cua 1 so ban nhac co dien nhu Phien cho Batu, Danuyp xanh, ... hoac cho em dia chi trang web nao co bai viet ve nhung tac pham tren thi mach ho em voi! Tai trau nghe nhac co dien thay hay nhung chang hieu noi dung nhu the nao, chan qua.
    Mong duoc chi giao, xin da ta, da ta !!!
  6. Ludwig65

    Ludwig65 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    RACHMANINOV - MỘT THIÊN TÀI
    Sergey Vasilyevich Rachmaninov sinh ngày 1/4/1873 trong một gia đình quý tộc lâu đời ở vùng Semyonovo, nước Nga. Alexander Siloti - người học trò yêu của nhà soạn nhạc Hungary vĩ đại F.Liszt ?" là anh em họ của Rachmaninov, đã đưa cậu bé 12 tuổi này vào Nhạc viện Moscow. Rachmaninov có một trí nhớ âm nhạc kỳ lạ khiến giáo sư Taneyev, một nhà soạn nhạc tên tuổi, phải thốt lên rằng : ?oChẳng kém Mozart !?. Rachmaninov vượt qua rất dễ dàng các kỳ thi của Nhạc viện với điểm 5+ và là trường hợp duy nhất trong lịch sử Nhạc viện Moscow được công nhận tốt nghiệp khoa Piano mà không cần thi. Chỉ mất 1 năm Rachmaninov đã hoàn thành giáo trình ?osáng tác? 2 năm của Nhạc viện bằng opera 1 hồi Aleko phổ từ thơ Những người Digan của Puskin. Tác phầm này được công chúng trong Nhà hát lớn Moscow nồng nhiệt tung hô tại đêm công diễn đầu tiên.
    Mùa xuân năm 1897, thảm hoạ bất ngờ đổ xuống đầu nhà soạn nhạc trẻ đang thăng hoa. A.R.Glazunov với tình yêu và lòng mến mộ Rachmaninov đã trình bày Giao hưởng số 1 của ông trước công chúng St.Petesburg. Cần phải nói rằng nghệ thuật chỉ huy không phải là ưu điểm nổi trội của nhà soạn nhạc lỗi lạc này, nên giao hưởng của Rachmaninov bị đổ. Các nhà phê bình, đặc biệt là Cesar Cui, con ngựa đầu đàn trong lĩnh vực âm nhạc, xúm lại chê bai không tiếc lời. Rachmaninov mất tinh thần. Gần 3 năm trời ông gác bút không viết. Người kéo Rachmaninov ra khỏi ?ovũng lầy hờ hững? này là một nhân vật rất độc đáo ?" S. Mamontov - một nhà tư bản tài chính, một Mạnh Thường Quân của các hoạ sĩ, nhạc sĩ. Mùa đông năm 1898, ông mời Rachmaninov chỉ huy các vở opera trong nhà hát của ông. Rachmaninov trở thành một chỉ huy dàn nhạc kiệt xuất. Đến nỗi sau này thành danh, ông vẫn không biết gọi mình là gì - một nhà soạn nhạc vĩ đại, một nghệ sĩ piano tài hoa hay một nhà chỉ huy dàn nhạc lỗi lạc ? Lịch sử thì rất công bằng, nó ghi tên Rachmaninov vào sách vàng với cả 3 ?onhà? như vậy. Nghệ thuật chỉ huy của ông không có nhiều những động tác ?osân khấu? đẹp mắt, mà ?otiết kiệm? đến mức tưởng như Rachmaninov chỉ đếm nhịp. Song quyền lực của ông trước dàn nhạc, trước khán giả là sự thống trị tuyệt đối.
    Ngày 27/10/1901, Rachmaninov đã đánh dấu sự ?otrở lại? của mình trong đêm công diễn tại Moscow bằng Concerto số 2 viết cho piano được dành tặng cho nhà thôi miên Nikolay Dahl, người đã nâng đỡ tâm hồn Rachmaninov trong thời gian khó vừa qua. Cùng với Concerto số 3 viết cho piano (viết năm 1909), một concerto đầy chất thơ tinh tế quyến rũ, kiệt tác này đã đưa Rachmaninov lên đài cao vinh quang thế giới như Concerto số 1 của Tchaikovsky, hay Concerto cho piano của E. Grieg.
    Năm 1906, Rachmaninov sang Đức, sống 5 năm ở Dresden, trong một ngôi nhà ven rừng gọi là Gartenvila. Tại đây ông viết Giao hưởng số 2 op.27 - một trong những tác phẩm đậm chất dân gian Nga nhất của Rachmaninov và giao hưởng thơ Đảo chết (The Isle of the Dead). Cũng giống nhiều nhà soạn nhạc vĩ đại, Rachmaninov thường băn khoăn suy tư về số phận con người, cuộc sống ?" cái chết. Năm 1913, Rachmaninov viết giao hưởng thơ Những quả chuông (Bells) cho dàn nhạc, hợp xướng và người lĩnh xướng theo lời thơ của Edgar Poe, thể hiện tất cả ánh sáng và bóng tối, niềm vui và nỗi dày vò. Tiếng chuông bạc trong trẻo của mùa xuân, tiếng chiêng vàng trong hôn lễ, tiếng chuông đồng ầm ĩ lo âu và tiếng chuông sắt rền rĩ đau thương của tang lễ. Những quả chuông là một trong những đỉnh cao sáng tạo của nhà soạn nhạc Nga.
    Sau Cáchmạng tháng 10, Rachmaninov và gia đình sang Thuỵ Điển, Đan Mạch và sau đó là Mỹ. Ở đây suốt 10 năm ròng Rachmaninov ra mắt dân Mỹ như một nghệ sĩ piano hàng đầu thế giới. Mỗi buổi biểu diễn của ông là một sự kiện, Rachmaninov là một trong những người ?otrình bày? Liszt tinh tế nhất, lãng mạn nhất. Trở nên giàu có, song nỗi nhớ quê hương luôn day dứt, Rachmaninov - nhà soạn nhạc ?" im lặng trong 10 năm trường. Mãi năm 1927, Rachmaninov mới hoàn thành bản Concerto số 4 viết cho piano từ các phác thảo hồi còn ở Nga, 3 năm sau đó Rhapsody theo chủ đề của Paganini viết cho piano và dàn nhạc - một trong những kiệt tác của Rachmaninov ?" ra đời. Rhapsody gồm 24 biến tấu theo một giai điệu rất nổi tiếng trong Caprice cung La thứ của Paganini này có thể được xem như bản ?oConcerto số 5 viết cho piano? của Rachmaninov hoặc như một giao hưởng thơ. Rhapsody này có 3 chương. Chương đầu ?" 2 nhóm biến tấu. Nhóm 1 là sự phát triển chủ đề Paganini gợi hình tượng cây đàn violin huyền thoại. Tầm vóc khổng lồ của ông mỗi lúc một nổi bật hơn từ nơi thời gian xa xăm. Nhóm 2 dựa theo chủ đề về ngày phán xử cuối cùng Dies Irae của Kinh thánh. Hình tượng cái chết được thể hiện đơn giản mà độc đáo, không có nét bề ngoài nào làm kinh sợ, gắn liền với chất lãng mạn thần bí của những khái niệm trung cổ về ?oNgày phán xử?. Chương 3, chủ đề Paganini phát triển mỗi lúc một năng động hơn và mang phong mạo anh hùng. Sự xuất hiện ở đoạn kết với chủ đề Dies Irae mạnh mẽ và hăm doạ, nhưng vẫn không thể ngăn được dòng chuyển động vùn vụt này. Rachmaninov khẳng định nghệ thuật và cuộc sống không thể bị huỷ hoại bởi sức mạnh của bóng tối.
    Những năm cuối đời, Rachmaninov còn bùng nổ với một loạt những kiệt tác khác : Biến tấu theo chủ đề của Corelli viết cho đàn piano solo, Giao hưởng số 3 ?" mang nặng nỗi buồn xa xứ của nhà soạn nhạc vĩ đại ?" và ?okhúc hát con thiên nga? của Rachmaninov ?" Những điệu nhảy giao hưởng (Symphonic Dances). Cũng giống như các tác phẩm cuối đời khác, Những điệu nhảy giao hưởng mang tính bi kịch sâu sắc. Khi thế chiến 2 bắt đầu, Rachmaninov tổ chức những buổi hoà nhạc gây quỹ cho Hội Chữ thập đỏ. Ông mang tới Sứ quán Liên Xô (cũ) tại New York ủng hộ những món tiền lớn. Vài ngày trước lễ kỷ niệm ngày sinh thứ 70 của mình (1943), Rachmaninov đã từ trần tại Beverly Hills, Carlifornia vì bệnh ung thư ./.
    (Sưu tầm)

    Cuộc đời như giấc mộng
    Hạnh phúc được là bao
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    CLAUDE DEBUSSY - Nhà Soạn Nhạc Pháp Và Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam

    Văn hào người Anh RUDYARD KIPLING từng có câu nói: "Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây chẳng bao giờ gặp nhau". Trong thời kỳ hậu đệ nhị thế chiến, quan niệm trục Đông Tây đã được người ta dùng để tượng trưng cho 2 khối cách biệt đối đầu với nhau về ảnh hưởng chính trị, văn hóa và trình độ phát triển kinh tế trong thời gian khá dài kể như 44 năm tính ra từ 1945 đến 1989 khi bức tường ô nhục Bá Linh bị sụp đổ. Do đó, nói về tình trạng địa cầu hiện nay, các nhà phân tích chiến lược đã không còn quan niệm Đông Tây cách biệt nữa, mà bắt đầu nói đến cái trục Bắc Nam trong việc phân chia các quốc gia theo ảnh hưởng về địa lý chính trị cũng như kinh tế văn hóa.
    Trong lãnh vực văn hóa, nói riêng về âm nhạc, các nhà nghiên cứu âm nhạc (Musicology) đã chỉ đơn thuần nhìn dưới nhãn quan của âm nhạc Tây Phương. Vì thế qua những cuốn sách viết về quá trình lịch sử âm nhạc thế giới, họ hoàn toàn chỉ đưa ra những nhạc sĩ của từng quốc gia đã soạn tác phẩm theo khuôn mẫu giao hưởng (Symphonic music) hay nhạc thính phòng (Chamber music) để trình diễn dưới dạng độc tấu (Solo), nhị tấu (Duo), tam tấu (Trio), tứ tấu (Quartet), hòa tấu khúc (Concerto music) v.v...
    Đặc biệt với các tác giả soạn nhạc Âu Châu, những nhà viết lịch sử âm nhạc cũng đã phân tích các sắc thái đặc thù của âm nhạc từng địa phương như SCHUBERT ở Áo, CHOPIN ở Ba Lan, BRAHMS với những vũ điệu dân tộc Hungary, BARTOK ở Tiệp Khắc, GRIEG ở Phần Lan, TCHAIKOVSKY ở Nga, v.v... coi đó như những chất liệu căn bản để sử dụng khi sáng tác. Nhưng đối với âm nhạc ở những nước trong phần còn lại của thế giới, phải nói rằng chẳng có một nhà viết lịch sử âm nhạc nào nói đến những nét đặc thù dân ca, dân vũ hay dân nhạc của mỗi dân tộc . Đây là một sự bất công và thiếu sót lớn lao cần phải chú ý bổ khuyết cho đầy đủ hơn . Riêng ở nước ta trải qua gần 5 ngàn năm văn hiến, âm nhạc dân tộc Việt Nam đã có một kho tàng rất quí báu do tổ tiên để lại gồm phần QUAN NHẠC (Musique mandarinale) (một số nhà biên khảo gọi là ?onhạc cung đình?, NS Nguyễn Hiền dùng cả từ ngữ Pháp lẫn Anh trong bài này) với lễ nhạc triều đình và phần DÂN NHẠC (Music populaire) phổ biến trong dân gian gồm nhiều làn điệu rất phong phú lưu truyền từ các thế hệ tiếp nối ở nông thôn.
    Trong triều đình, âm nhạc được tổ chức theo qui củ với những bài bản do giàn nhạc cung đình hòa tấu trong các dịp lễ lạc chính thức với những nhạc cụ cổ truyền từ các thời Lý, Trần, Lê để lại. Dưới triều đại vua Lê Thái Tông năm Thiệu Bình (1438) đã ra lệnh cho Nguyễn Trải cùng với giám sự Lương Đăng Thảo ra định chế nhã nhạc trong triều đường gồm có 8 âm thanh cơ bản gọi là BÁT ÂM. Những nhạc cụ được sử dụng thời đó có trống lớn (Đại cổ), bộ phận khánh và bộ phận chương, theo nguyên văn bộ Lễ Định Quốc Nhạc và Tục Nhạc chép được gọi là ?obiên khánh? và ?obiên chung? gồm các loại khánh và chuông lớn nhỏ phát ra những thanh âm trong đục khác nhau. Về nhạc cụ có đàn cầm xưa gồm 5 dây về sau thêm 2 dây là 7 tất cả, đàn sắt xưa có 50 dây sau đổi lại còn 25 dây, mỗi dây có một cái trụ, khi tấu lên làm di động trụ trên hay dưới để tạo ra thanh âm cao hoặc thấp . Lại có nhạc cụ Sinh, Dung, Quản, Thược, Chúc, Ngữ, Huyên, Trì, nếu theo cách xếp loại ngày nay thuộc nhạc khí thổi (Wind Instruments) tựa như các loại kèn hay sáo vậy . Sinh ngày xưa làm bằng vỏ trái bầu, có 13 ống để thổi, Dung là cái chuông lớn, khi tấu nhạc thì người nhạc công thổi ống Sinh trong khi một người khác đánh chuông phụ họa. Sinh lấy nghĩa sinh trưởng tượng trưng cho phương Đông, còn Dung có nghĩa thành công, tượng trưng cho phương Tây. Quản là một nhạc khí xưa, đến nay đã thất truyền. Thược hình giống cái sáo nhưng kích thước ngắn và nhỏ hơn . Chúc làm bằng gỗ, hình chiếc đấu vuông, ở giữa ván gỗ lồi lên để dùng đập bằng tay lúc bắt đầu cử nhạc, còn Ngữ khi khúc nhạc gần xong. Huyên là nhạc khí nặn bằng đất, trên thót dưới bằng, ở giữa rỗng, ở miệng có lỗ để thổi, Trì là nhạc cụ chế bằng tre, khi cử nhạc thì Huyên và Trì cùng thổi để hòa với nhau . Nhạc triều đường có Phương hưởng, Không hầu, đàn Tì bà, quản cổ và quản dịch . Phương hưởng theo sử chép là nhạc khí chế bằng đồng, hình chữ nhật gồm 16 phiến dày mỏng khác nhau treo chung trên một chiếc giá và đánh bằng dùi nhỏ, tạo thanh âm cao thấp . Không hầu là tên gọi một loại đàn cổ sau đã thất truyền ngày nay không tìm ra, còn đàn Tì bà chế từ gỗ cây ngô đồng, cổ dài, mặt đàn phẳng, bụng trên thót, bụng dưới phình, ngày trước có 4 dây, về sau phần nhiều dùng 6 dây theo giải thích của các sách Từ Nguyên và Từ Hải.
    Trên đây, người viết đã trình bày về thành phần giàn nhạc triều đình cùng những nhạc khí cổ truyền bát âm gồm cấu trúc chế tạo theo ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là 5 chất liệu cơ bản của thiên nhiên . Theo suy luận của văn hóa Đông phương, từ quan niệm đó chúng ta nhận thấy âm nhạc cổ truyền được dựa trên hệ thống Ngũ cung (The Pentatonic system) gồm 5 cung chính là: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ, tương đương với ngũ sắc là 5 màu: Xanh, Đỏ, Trắng, Tím, Vàng, khác hẳn với âm nhạc Tây phương gồm 7 nốt chính và lối phân chia màu sắc 7 màu theo sự phân tích ánh sáng cầu vòng (cầu mống) gồm Tím, Chàm, Xanh dương, Xanh lá cây, Vàng, Cam, Đỏ của khoa học thực nghiệm Tây phương. Có sự ngẫu nhiên lạ lùng là âm nhạc Tây phương dùng 7 âm chính, cũng như về màu sắc họ chia ra 7 màu, trong khi đó âm nhạc cổ truyền Việt Nam gồm ngũ âm (5 âm) và màu sắc cũng có ngũ sắc (5 màu).
    Nếu chưa tìm hiểu sâu xa, nhiều người sẽ cho rằng âm nhạc của ta nghèo nàn hơn nhạc Tây phương, nhưng thật ra ngoài 5 cung chính: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ, còn những biên cung nằm giữa nữa nên có nhiều thanh âm màu sắc phong phú không kém khi ta nghiên cứu so sánh đôi bên . Tiếc rằng các nhà viết sử âm nhạc thế giới vì không đủ điều kiện và phương tiện nên chưa có dịp đi sâu vào kho tàng âm nhạc các dân tộc trong đó có nhạc cổ truyền Việt Nam . Người viết bài này nhân dịp sưu tầm tài liệu từ vài chục năm nay do một cơ duyên sắp đặt may mắn đã tìm ra những sử liệu chứng minh rằng nhà soạn nhạc người Pháp nổi tiếng khắp thế giới CLAUDE DEBUSSY nhờ ông chịu ảnh hưởng âm nhạc cổ truyền Việt Nam . Điều đó là sự thật chẳng phải nói ngoa mà sau đây xin trích dẫn tài liệu có thực cũng như đã xuất bản và phổ biến . Thiết tưởng nhân đây chúng ta cũng cần biết sơ qua vài giòng về CLAUDE DEBUSSY để thêm niềm hãnh diện về âm nhạc cổ truyền dân tộc mà chúng ta được thừa hưởng từ các vị tiền nhân để lại sau gần 5 ngàn năm văn hiến của giòng giống Lạc Hồng . Ông ra dời năm 1862 tại Saint Germain-en-Laye và mất năm 1918 tại Paris (Pháp) . Tên tuổi của DEBUSSY đánh dấu giai đoạn mở đầu của trường phái âm nhạc hiện đại (Mordern music) trên thế giới, tiếp nối các trường phái lãng mạn (Romantism) và cổ điển (Classicism) . Theo các nhà viết nhạc sử, ông đứng hàng đầu trong 3 khuôn mặt soạn nhạc lớn khác là SCHONBERG người Áo và STRAVINSKI người gốc Nga sau định cư ở Hoa Kỳ . Chính nhờ họ mới tạo được một sắc thái độc đáo nổi bật cho nền âm nhạc thế kỷ 20 trên thế giới trong đó nảy sinh một đường lối quan niệm mới của chức năng âm nhạc cũng như cho nghệ thuật thưởng thức âm thanh .

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ngôn ngữ âm nhạc (Musical language) DEBUSSY mang nhiều tính sáng tạo để thay thế cho ngôn ngữ biểu hiện của các lớp đi trước . Tính chất chủ yếu trong âm nhạc không chỉ nằm trong nội dung hay hình thức của nó, mà trong nhạc ngữ đích thực vươn lên tới đỉnh tận cùng của sức sáng tạo . Được học dương cầm từ nhỏ, sau thụ giáo bà MOUTÉ DE FLEURVILLE đệ tử CHOPIN và là mẹ vợ của thi sĩ VERLAINE, tuy tốt nghiệp từ trường Quốc Gia Âm Nhạc Paris, nhưng DEBUSSY vẫn mang trong tâm trí hoài vọng cải cách và tự ông chối bỏ những khuôn sáo có tính cách bác học mà mọi người thường ca tụng . Ông đi du lịch khắp Âu Châu, tìm hiểu âm nhạc WAGNER năm 1879 và MOUSSORSKI rồi đi vào ngành thi ca và hội họa . Năm 1884, ông đoạt giải thưởng ROME với nhạc phẩm đánh dấu bước đầu của trường phái ấn tượng (Impressionism) trong âm nhạc hiện đại qua bản ?oNhững gửi gấm từ ROME?, rồi tiếp đến tác phẩm ?oLa Damoiselle Élue? phản ảnh chiều hướng nghiêng về trường phái biểu tượng (Symbolism) của ông . Năm 1888 - 1889, ông đi sang Beyreuth viết các nhạc phẩm soạn theo ý thơ của BAUDELAIRE và VERLAINE với tên gọi ?oLES ARIETTES OUBLIÉES? mang tính chất độc đáo DEBUSSY . Sau đó ông soạn bản ?oTứ tấu cho đàn giây?, rồi năm 1894 ra đời bản ?oPRÉLUDE à l''après midi d''un faune? mở đầu kỷ nguyên mới của âm nhạc hiện đại dựa trên giai điệu Đông Phương (Orientalism) mà mọi người đều ghi nhận như một hiện tượng biện chứng âm nhạc của thế kỷ 20 vừa qua . Tìm hiểu những động lực nào đã khiến DEBUSSY chuyển hướng sáng tác độc đáo như vậy, đó là ở năm 1890 nhờ ông tham dự Hội chợ toàn cầu tại thủ đô Pháp (Exposition universelle de Paris) và được thưởng thức âm nhạc cổ truyền Việt Nam do giàn nhạc Đại Nội Triều Đình Huế sang đây trình tấu .
    Ở thời kỳ hậu bán thế kỷ 20 ấy, (có lẽ nhà in đã in lộn 19 thành 20) đã đánh dấu sự mở đầu của nền cai trị của người Pháp tại các xứ Đông Dương trong đó có đất nước ta và kể từ năm 1885 khi vua Tự Đức băng hà, chủ quyền dân tộc coi như đã mất vào tay thực dân Pháp . Năm 1890 nói ở đây theo tài liệu sử sách ghi thì triều đình Huế được Pháp giao cho vua Đồng Khánh để có nhiệm vụ thi hành chính sách cai trị của họ mà chủ yếu lúc đó là công việc bình định đối phó với phong trào Cần Vương còn hoạt động chống Pháp . Nói chung tình hình đã tạm ổn định trên các xứ Đông Dương và bên chính quốc có tổ chức một Hội chợ Quốc Tế tại thủ đô Paris nhằm phô trương với thế giới những sản phẩm tiểu công nghệ địa phương . Nhân dịp này, vua Đồng Khánh được họ cho qua Pháp cùng với giàn nhạc đại nội trình tấu âm nhạc cổ truyền Việt Nam . Nhà soạn nhạc nổi tiếng DEBUSSY năm đó mới 28 tuổi đã được nghe những bản nhạc triều đường của chúng ta cùng với ban nhạc đảo JAVA thuộc Nam Dương quần đảo mang tính chất Á Đông lúc ấy rất mới lạ và độc đáo đối với thế giới .
    Trong cuốn ?oTự điển âm nhạc hiện đại? (Dictionaire de la Musique Contemporaine) do nhà xuất bản LAROUSSE của Pháp ấn hành năm 1976, khi viết về DEBUSSY có đoạn ghi rõ ràng những chi tiết nêu trên, theo đó đã khẳng định động lực khiến ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiều hướng sáng tác của ông trong việc khai phá âm nhạc Đông Phương để mở đầu cho trường phái ORIENTALISM trong thế kỷ 20 vừa qua . Ngoài ra, trong cuốn sách mang tựa đề ?oNhạc giao hưởng? (Symphonic music) do nhóm nghiên cứu trường Đại Học CORNELL xuất bản cũng có nhận xét tương tự về những chất liệu sáng tác của DEBUSSY đã chịu ảnh hưởng sâu xa sau khi ông được thưởng thức các bản nhạc do giàn nhạc triều đường Việt Nam cũng như JAVA trình tấu tại Hội chợ quốc tế Paris năm 1980 (nhà in đã in lộn 1890 thành 1980) ở cuối thế kỷ 19 . Điều quan trọng ở đây là nội dung cuốn ?oTự điển âm nhạc hiện đại? của nhà xuất bản LAROUSSE ấn hành nói trên do CLAUDE ROSTAND nhà phê bình âm nhạc nổi tiếng thế giới phụ trách phần biên soạn, cho nên những nhận định của ông về DEBUSSY mang tính vô tư đáng tin cậy và đem lại một dữ kiện tôn vinh âm nhạc cổ truyền Việt Nam mà ít người được biết đến .
    Trong cuốn ?oTự Điển âm nhạc hiện đại? Larousse đó, có in bức hí họa vẽ chân dung DEBUSSY mô tả ông như một chiến sĩ cách mạng về âm nhạc có công lao phá ngục BASTILLE là thành trì của truyền thống nhạc cổ điển thường dùng làm khuôn mẫu sáng tác . Bức hí họa do GEORGES VILLA vẽ phác bằng bút chì và được tô màu lưu giữ trong sưu tập của A. MAYER hiện nay . Điểm đặc biệt đáng chú ý không ai ngờ tới là cuộc cách mạng âm nhạc trong thập niên cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 do DEBUSSY đề xướng lại bắt nguồn từ động lực ông được nghe âm nhạc cổ truyền Á Đông của Việt Nam và JAVA trình tấu khiến ông chuyển hướng sáng tác .
    Để kết thúc bài này, người viết liên tưởng đến lớp nhà nho xã hội ta dưới thời Pháp thuộc thường quan tâm lo lắng trước ảnh hưởng văn minh Âu Tây xâm nhập trên đất nước ta, điển hình là nhà thơ TÚ XƯƠNG ở đầu thế kỷ 20 từng than vãn:
    ?Văn minh Đông Á trời thâu sạch,
    Này lúc cương thường đảo ngược ru ??
    Đến ngày nay, qua bao biến thiên lịch sử, nền văn hóa giòng giống Lạc Hồng vẫn còn tồn tại sau gần 5 ngàn năm Đức Tổ Hùng Vương dựng nước và mãi mãi vẫn sáng ngời trong cõi trời Á Đông cũng như trên khắp năm châu thế giới vậy .
    Nguyễn Hiền
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ôi trời, đọc , mò mãi , Mới tìm được cái nhạc sĩ mà bác class post còn thiếu. hicccc, các bác mau nhanh nhanh làm cái mục lục các bài viết ở topic này cho em nhờ. Để biết đường mà post nhé
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Claude Debussy
    (St. Germain-en-Laye, August 22, 1862 - Paris, March 25, 1918)
    French composer of the early 20th century

    Thân thế và sự nghiệp: Claude Debussy là một trong những nhạc sĩ có ảnh hưởng lớn nhất ở thế kỷ XX. Mối quan tâm về phát triển nghệ thuật nhãn quan và văn học đã ảnh hưởng mạnh đến tác phẩm của ông.Chủ nghĩa ấn tượng của các hoạ sĩ Claude Monet (1840-1926) và thể loại thơ mới của Stephane Mallarmo và Paul Verlaine rất dễ nhận thấy trong nhạc của ông.
    Tài năng của ông được biết đến rất sớm khi ông vừa mới vào học ở nhạc viện Paris nổi tiếng vào năm 11 tuổi. Do được đào tạo một cách nghiêm túc nên sáng tác của ông mang đậm nét truyền thống và ngày càng được hoàn thiện hơn qua các chuyến lưu diễn. Bên cạnh đó ông cũng tiếp nhận những ảnh hưởng của các nhạc sĩ Nga Borodin và Mussorrgsky. Ông rất có ấn tượng về việc kết hợp các thể loại âm nhạc thiêng liêng và duy cảm từ vở nhạc kịch Parsifal của Wagner mà ông đã được xem ở Bayreuth. Có lẽ điều phi thường hơn cả là âm điệu huyền diệu gamelan của người Java (dàn nhạc sử dụng bộ gõ bằng kim loại ở Indonesia) mà Debussy đã gặp tại cuộc triển lãm thế giới ở Paris năm 1889. Những âm thanh kỳ lạ này đã đốt cháy trí tưởng tượng của Debussy cho phép ông tạo ra nhiều kết cấu và âm sắc mới trong tác phẩm của mình.
    Kiệt tác đầu tay của Debussy là bức tranh thanh âm ngắn cho dàn nhạc Prộlude l''aprốs-midi d''un faune (Prelude to the Afternoon of a Faun) (1894)( Khúc nhạc đầu cho buổi chiều của thần đồng áng) dựa trên bài thơ tình tuyệt diệu của Mallarmo. Sự tiến bộ của những ý tưởng âm nhạc, cấu trúc bài nhạc là thứ yếu so với ngữ cảnh và âm sắc. Những ấn tượng về thơ trong các tác phẩm nhạc của Debussy vừa mờ ảo vừa ngất ngây. Các tác phẩm đó của Debussy như bản giao hưởng nhịp đơn La Mer (Ðại dương) (1905) đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong dòng nhạc cổ điển mà chưa ai gây được tiếng vang lớn trong giới nhạc sĩ như ông.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.

Chia sẻ trang này